You are on page 1of 78

Thông tin di động

Chương 5: Mạng 3G-3.5G- 4G và các thế hệ tiếp theo


Các thành tựu hiện tại ở thế giới và Việt Nam:
- Mục tiêu tăng tốc độ truyền dữ liệu cho mạng thông tin di động
là hiển nhiên nếu muốn truyền multimedia trên thiết bị di động và
đáp ứng công nghệ AI, Big data,…
- 3GPP liên tục đưa ra những công nghệ, kỹ thuật mới để đáp
ứng các yêu cầu trên của người dùng
- Hiện nay, mạng thông tin di động đã trải qua mạng 3G,đang ở
mức 4G với tốc độ truyền dữ liệu cho kết nối vô tuyến đạt
khoảng 42Mbps downlink và 22Mbps cho uplink.
- Một số quốc gia đã thử nghiệm và vận hành mạng 5G với tốc độ
nhanh gấp 100 lần so với 4G
- Việt Nam thử nghiệm từ 5/2019, báo cáo thử nghiệm 9/8/2019
đạt tốc độ 1.7Gbps tại TP. HCM
Thông tin di động
Mạng 3G - UMTS
- Trong những năm 1990, mạng GSM được thương mại hóa

- ETSI (European Telecommunication Standards Institute) ở Châu Âu bắt


đầu nghiên cứu một chuẩn mới cho mạng di động thế hệ tiếp theo

- UMTS (Universal Mobile Telecommunication System – Hệ thống viễn


thông di động toàn cầu) 3G

- Cùng với Châu Âu, cũng có nhiều chương trình nghiên cứu về 3G diễn
ra tại Mỹ, Nhật và Hàn Quốc

- Năm 1998, ETSI và ARIB (Association in Radio Industries and Bussiness)


đã lựa chọn WCDMA (Wideband CDMA) làm công nghệ cho hệ thống
UMTS
Thông tin di động
Quá trình phát triển thông tin di động
Thông tin di động
Mạng 3G - UMTS
- Quá trình phát triển lên mạng di động 3G và hiện tại là 4G LTE với các
bản phát hành khác nhau mà bản phát hành sau thường là nâng cấp
và mở rộng của bản phát hành trước.

- Đối với mạng truy cập vô tuyến WCDMA bản phát hành R99 sử dụng
cả chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói cho các dịch vụ thoại,
video, dịch vụ dữ liệu với tốc độ dữ liệu đường xuống dữ liệu tối đa
cho phép là 2 Mbps ở môi trường trong nhà và đạt 384Kbps trong
trường hợp máy di động di chuyển ở tốc độ thấp.

- Bản phát hành R5 bổ sung thêm nhiều đặc tính quan trọng cho
WCDMA với truy cập gói đường xuống tốc độ cao (HSDPA – High
Speed Downlink Packet Access)

- Bản phát hành R6 cải thiện tốc độ kênh đường lên của mạng đi động tới
tốc độ 5.76Mbps.
Thông tin di động
Mạng 3G - UMTS
- Phổ tần số của 3G được đề nghị trong dải tần 1885 -2025 và 2110-2200
MHz.
- Trong phổ 230 MHz, UTRA của bản R99 gồm 2 x 60 MHz cho kỹ thuật
FDD và 20 +15 MHz cho UTRA TDD
- Giải pháp FDD sử dụng hai băng thông 5 MHz với hai sóng mang
phân cách nhau 190 MHz
- Đường lên có băng tần nằm trong dải phổ từ 1920 MHz đến 1980
MHz
- Đường xuống có băng tần nằm trong dải phổ từ 2110 MHz đến 2170
Mhz. Mặc dù 5 MHz là độ rộng băng danh định, ta cũng có thể chọn
độ rộng băng từ 4,4 đến 5 MHz với nấc tăng là 200 KHz
- Việc chọn độ rộng băng đúng đắn cho phép ta tránh được nhiễu giao
thoa nhất là khi khối 5 MHz tiếp theo thuộc nhà khai thác khác
- Giải pháp TDD sử dụng các tần số nằm trong dải 1900 đến 1920 MHz
và từ 2010 MHz đến 2025 MHz
- Đường lên và đường xuống sử dụng chung một băng tần
Thông tin di động
Mạng 3G - UMTS
-
Thông tin di động
Kiến trúc mạng 3G - UMTS
- Mạng 3G ban đầu kết hợp chuyển mạch gói (Packet Switch) và chuyển
mạch kênh (Ciruit Switch) để truyền số liệu gói và tiếng.
-Các trung tâm chuyển mạch gói sẽ là các chuyển mạch sử dụng công
nghệ ATM.
- Quá trình phát triển đến mạng toàn IP, chuyển mạch kênh dần được thay
thế bằng chuyển mạch gói.
-Các dịch vụ kể cả số liệu lẫn thời gian thực (như tiếng và video) được
thực hiện bằng phương thức chuyển mạch gói.
-Kiến trúc của mạng di động 3G kết hợp cả chuyển mạch kênh và chuyển
mạch gói trong mạng lõi. Một nhóm các đơn vị chức năng logic
được đặt vào các thiết bị và các nút vật lý.
Chức năng chuyển mạch kênh (MSC/GMSC) và chức năng chuyển mạch
gói (SGSN/GGSN) được thực hiện trong một nút duy nhất để được
một hệ thống tích hợp cho phép chuyển mạch và truyền dẫn các kiểu
phương tiện khác nhau: từ lưu lượng tiếng đến lưu lượng số liệu
dung lượng lớn.
Thông tin di động
Mạng 3G - UMTS
-
Thông tin di động
Kiến trúc mạng 3G - UMTS
RAN: Radio Access Network - Mạng truy cập vô tuyến

BTS: Base Transceiver Station - Trạm thu phát gốc

BSC: Base Station Controller - Bộ điều khiển trạm gốc

RNC: Rado Network Controller - Bộ điều khiển trạm gốc

CS: Circuit Switch- Chuyển mạch kênh

PS: Packet Switch - Chuyển mạch gói

SMS: Short Message Servive - Dịch vụ nhắn tin


Server: Máy chủ

PSTN: Public Switched Telephone Network - Mạng điện thoại chuyển


mạch công cộng
PLMN: Public Land Mobile Network - Mang di động công cộng mặt đất
Thông tin di động
Kiến trúc mạng 3G - UMTS
3G UMTS có thể sử dụng hai kiểu mạng truy cập vô tuyến RAN

- Công nghệ đa truy nhập WCDMA (Wide Band Code Devision


Multiple Acces: đa truy nhập phân chia theo mã băng rộng) được gọi
là UTRAN (UMTS Terrestrial Radio Network: mạng truy nhập vô tuyến
mặt đất của UMTS)

- Công nghệ đa truy nhập TDMA được gọi là GERAN (GSM EDGE
Radio Access Network: mạng truy nhập vô tuyến dưa trên công nghệ
EDGE của GSM)

Chúng ta đề cập và tìm hiểu công nghệ 3G WCDMA UMTS.


Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
WCDMA có kiến trúc phân tầng với các nút và các giao diện khác nhau
Một mạng UMTS bao gồm ba phần:
+/ Thiết bị di động (UE: User Equipment)
UE bao gồm ba thiết bị: thiết bị đầu cuối (TE), thiết bị di động (ME) và
module nhận dạng thuê bao UMTS (USIM: UMTS Subscriber Identity
Module)
+/ Mạng truy nhập vô tuyến mặt đất UMTS (UTRAN: UMTS Terrestrial
Radio Access Network)
UTRAN gồm các hệ thống mạng vô tuyến (RNS: Radio Network
System) và mỗi RNS bao gồm RNC (Radio Network Controller: bộ
điều khiển mạng vô tuyến) và các Nút B nối với nó.
+/ Mạng lõi (CN: Core Network).. Mạng lõi CN bao gồm miền chuyển
mạch kênh, chuyển mạch gói và HE (Home Environment: Môi trường
nhà). HE bao gồm các cơ sở dữ liệu: AuC (Authentication Center:
Trung tâm nhận thực), HLR (Home Location Register: Bộ ghi định vị
thường trú) và EIR (Equipment Identity Register: Bộ ghi nhận dạng
thiết bị).
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
UTRAN là liên kết giữa người sử dụng và CN

- Gồm các phần tử đảm bảo các cuộc truyền thông UMTS trên vô
tuyến và điều khiển chúng

- UTRAN được định nghĩa giữa hai giao diện: Giao diện Iu giữa
UTRAN và CN (IuPS cho miền chuyển mạch gói và IuCS cho miền
chuyển mạch kênh). Giao diện Uu giữa UTRAN và thiết bị người sử
dụng.

- Giữa hai giao diện này là hai nút, RNC và Nút B.

RNC (Radio Network Controller)Trạm điều khiển mạng vô tuyến RNC

- Chịu trách nhiệm điều khiển một hay nhiều trạm gốc Nút B và điều
khiển các tài nguyên của chúng
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
- Số lượng Nút B được nối tới một RNC có thể lên tới vài trăm trạm.

- RNC đảm nhiệm việc thiết lập cuộc gọi, quản lý chất lượng dich vụ
QoS và phân bổ tài nguyên vô tuyến tới các ô phủ sóng mà nó phụ
trách

- Đây cũng chính là điểm truy nhập dịch vụ mà UTRAN cung cấp cho
CN.

- Nó được nối đến CN bằng hai kết nối, một cho miền chuyển mạch
gói (đến GPRS) và một đến miền chuyển mạch kênh (MSC).

- RNC còn có nhiệm vụ quan trọng về bảo mật. Sau thủ tục nhận thực
và thỏa thuận khóa, các khoá bảo mật và toàn vẹn được đặt vào
RNC.
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
- RNC có nhiều chức năng logic tùy thuộc vào việc nó phục vụ
nút nào.

- Người sử dụng được kết nối vào một RNC phục vụ (SRNC:
Serving RNC). Khi người sử dụng chuyển giao (Handoff) đến
một RNC khác nhưng vẫn kết nối với RNC cũ.

- Một RNC trôi (DRNC: Drift RNC) sẽ cung cấp tài nguyên vô
tuyến cho người sử dụng, nhưng RNC phục vụ vẫn quản lý kết
nối của người sử dụng đến CN

- Khi UE trong chuyển giao mềm giữa các RNC, tồn tại nhiều kết
nối qua Iub và có ít nhất một kết nối qua Iur.
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
- Một trong số các RNC (SRNC) đảm bảo giao diện Iu kết nối với mạng lõi
còn các RNC khác (DRNC) làm nhiệm vụ định tuyến thông tin giữa các
Iub và Iur

- Chức năng cuối cùng của RNC là RNC điều khiển (CRNC: Control RNC)
- Mỗi Nút B có một RNC điều khiển chịu trách nhiệm cho các tài nguyên
vô tuyến của nó
- Với công nghệ của bản R99, hầu hết các chức năng “thông minh” trong
mạng truy cập vô tuyến đều nằm ở RNC trong khi các Nút B chủ yếu làm
việc như các modem.

- RNC kết nối tới mạng Internet và các mạng điện thoại có dây PSTN khác
thông qua mạng lõi CN
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
Nút B (NodeB)

- Ở UMTS trạm gốc được gọi là Nút B và nhiệm vụ của nó là thực hiện
kết nối vô tuyến vật lý giữa thiết bị đầu cuối di động với nó.

- Nó nhận tín hiệu trên giao diện Iub từ RNC và chuyển nó vào tín hiệu
vô tuyến trên giao diện Uu.

- Nút B cũng thực hiện một số thao tác quản lý tài nguyên vô tuyến cơ
sở như "điều khiển công suất vòng trong“phù hợp cự ly

- Nếu tất cả các thiết bị đầu cuối đều phát cùng một công suất, thì các
thiết bị ở gần nút nhất sẽ che lấp tín hiệu các thiết bị ở xa.

- Nút B kiểm tra công suất thu từ các thiết bị đầu cuối khác nhau và
thông báo cho chúng tự điều tiết công suất sao cho công suất mà
nút thu được như nhau không phụ thuộc cự ly
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
Mạng lõi CN

- Được chia thành ba phần


+/ Miền PS : Miền PS đảm bảo các dịch vụ số liệu cho người sử
dụng bằng các kết nối đến Internet và các mạng số liệu khác
+/ Miền CS: Đảm bảo các dịch vụ điện thoại đến các mạng khác bằng
các kết nối TDM.
+/ HE: lưu các hồ sơ thuê bao của nhà cung cấp dịch vụ

- Các Nút B trong CN được kết nối với nhau bằng đường trục của nhà
khai thác, thường sử dụng các công nghệ mạng tốc độ cao như ATM
và IP

- Mạng đường trục trong miền CS sử dụng TDM còn trong miền PS sử
dụng IP.
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
SGSN (SGSN): Serving GPRS Support Node: nút hỗ trợ GPRS
phục vụ)

- Là nút chính của miền chuyển mạch gói

- Nó nối đến UTRAN thông qua giao diện IuPS và đến GGSN
thông quan giao diện Gn

- SGSN chịu trách nhiệm cho tất cả kết nối PS của tất cả các
thuê bao

- SGSN lưu hai kiểu dữ liệu thuê bao: thông tin đăng ký thuê
bao và thông tin vị trí thuê bao
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
GGSN (Gateway GPRS Support Node: Nút hỗ trợ GPRS cổng)

- Là một SGSN kết nối với các mạng số liệu khác

- Tất cả các cuộc truyền thông số liệu từ thuê bao đến các mạng
ngoài đều qua GGSN

- Cũng như SGSN, GGSN lưu cả hai kiểu số liệu: thông tin thuê bao
và thông tin vị trí thuê bao

HE: (Home Environment)


- Lưu các hồ sơ thuê bao của nhà cung cấp dịch vụ

- Cung cấp các dịch vụ mạng (SN: Serving Network) các thông tin về
thuê bao và về cước cần thiết để nhận thực người sử dụng và tính
cước cho các dịch vụ được cung cấp
- Các dịch vụ được cung cấp và các dịch vụ bị cấm đều được liệt kê
và lưu trữ ở HE
Thông tin di động
Tổng quan về mạng WCDMA - UMTS
Các giao diện được sử dụng trong UMTS: Được định nghĩa chặt chẽ để các
nhà sản xuất có thể kết nối các phần cứng khác nhau của họ.
Giao diện Cu : Dành cho các card thông minh, kết nối giữa USIM và UE
Giao diện Uu : Giao diện vô tuyến của WCDMA trong UMTS,qua đó UE truy
nhập vào phần cố định của mạng. Nằm giữa Nút B và thiết bị đầu cuối
Giao diện Iu: Kết nối UTRAN và CN, gồm hai phần; IuPS cho miền chuyển
mạch gói; IuCS cho miền chuyển mạch kênh. CN có thể kết nối đến
nhiều UTRAN cho cả giao diện IuCS và IuPS. Nhưng một UTRAN chỉ có
thể kết nối đến một điểm truy nhập CN.
Giao diện Iur: Đây là giao diện RNC-RNC,được thiết kế để đảm bảo chuyển
giao mềm giữa các RNC. Quá trình phát triển đã bổ sung nhiều tính năng
mới,các tính năng nổi bật:
+/Di động giữa các RNC
+/Lưu thông kênh riêng
+/Lưu thông kênh chung
Quản lý tài nguyên toàn cục
Giao diện Iub. Giao diện Iub nối Nút B và RNC. Khác với GSM đây là giao diện
mở.
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• WCDMA UMTS là một trong các tiêu chuẩn của IMT-2000 nhằm phát triển
của GSM để cung cấp các khả năng cho thế hệ ba.

• WCDMA UMTS sử dụng mạng đa truy nhập vô tuyến trên cơ sở WCDMA


và mạng lõi được phát triển từ GSM/GPRS.

• WCDMA có thể có hai giải pháp cho giao diện vô tuyến:

- Ghép song công phân chia theo tần số (FDD: Frequency Division
Duplex)
- Ghép song công phân chia theo thời gian (TDD: Time Division
Duplex).
• Cả hai giao diện này đều sử dụng trải phổ chuỗi trực tiếp (DS-CDMA).
Giải pháp thứ nhất sẽ được triển khai rộng rãi còn giải pháp thứ hai chủ
yếu sẽ được triển khai cho các ô nhỏ (Micro và Pico cell).
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• Giao diện vô tuyến của WCDMA/FDD

- Hoàn toàn khác với GSM và GPRS, WCDMA sử dung phương thức
trải phổ chuỗi trực tiếp với tốc độ chip là 3,84 Mcps.
- Trong WCDMA mạng truy nhập vô tuyến được gọi là UTRAN. Các
phần tử của UTRAN rất khác với các phần tử ở mạng truy nhập vô
tuyến của GSM( Sự không tương thích trong quá trình nâng cấp)
- Khả năng sử dụng lại các BTS và BSC của GSM là rất hạn chế. Một
số phương án nâng cấp các GSM BTS cho WCDMA:
- Chỉ tháo ra một số bộ thu phát GSM từ BTS và thay vào đó
các bộ thu phát mới cho WCDMA.
- Chế tạo các BSC đồng thời cho cả GSM và WCDMA.
- GSM BSC bằng RNC mới cho WCDMA( Đa số)
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• Giao diện vô tuyến của WCDMA/FDD

• WCDMA sử dụng rất nhiều kiến trúc của mạng GSM, GPRS hiện
có cho mạng của mình. Các phần tử như MSC, HLR, SGSN,
GGSN có thể được nâng cấp từ mạng hiện có để hỗ trợ đồng
thời WCDMA và GSM.
• Giao diện vô tuyến của WCDMA được xây dựng trên ba kiểu
kênh: kênh logic, kênh vận chuyển và kênh vật lý.
- Kênh logic được hình thành trên cơ sở đóng gói các thông
tin từ lớp cao trước khi sắp xếp vào kênh vận chuyển.
- Nhiều kênh vận chuyển được ghép chung vào kênh vật lý.
- Kênh vật lý được xây dựng trên công nghệ đa truy nhập
CDMA kết hợp với FDMA/FDD. Mỗi kênh vật lý được đặc trưng bởi
một cặp tần số và một mã trải phổ. Ngoài ra kênh vật lý đường lên
còn được đặc trưng bởi góc pha.
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• Các lớp giao thức trong WCDMA
- Ngăn xếp giao thức bao gồm 3 lớp giao thức:
- Lớp vật lý (L1). Đặc tả các vấn đề liên quan đến giao diện vô
tuyến như điều chế và mã hóa, trải phổ v.v..
- Lớp liên kết số liệu (L2). Lập khuôn số liệu vào các khối và đảm
bảo truyền dẫn tin cậy giữa các nút lân cận hay đồng cấp
-Lớp mạng (L3). Đặc tả địa chỉ và định tuyến
- Mỗi khối thể hiện một trường hợp của giao thức tương ứng
- Giao diện điều khiển và đo lường
- Giao thức RRC điều khiển và lập cấu hình các lớp dưới.
- L3 và RLC chia thành 2 mặt phẳng: mặt điều khiển (C-Plane) và mặt
phẳng người sử dụng (U-Plane).
- PDCP và BMC chỉ có ở mặt phẳng U
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• Các lớp giao thức trong WCDMA
• - Trong mặt phẳng C lớp 3 bao gồm RRC (Radio Resource Control:
điều khiển tài nguyên vô tuyến) kết cuối tại RAN và các lớp con cao
hơn: MM (Mobility Management), CC (Connection Management),
GMM (GPRS Mobility Management), SM (Session Management) kết
cuối tại mạng lõi (CN).
• Lớp 2 chia thành các lớp con: MAC (Medium Access Control: Điều
khiển truy nhập môi trường) và RLC (Radio link Control: điều khiển
liên kết), PDCP (Packet Data Convergence Protocol: Giao thức hội
tụ số liệu gói) và BMC (Broadcast/Multicast Control: Điều khiển
quảng bá/đa phương ).
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• Các lớp giao thức trong WCDMA
• Dữ liệu thuê bao từ mạng lõi (dạng gói dữ liệu IP) đầu tiên được xử
lý bởi Giao thức hội tụ số liệu gói PDCP (Packet Data Convergence
Protocol) bằng cách nén tiêu đề header. Thông thường gói dữ liệu
IP có kích thước phần tiêu đề khá lớn: 40 byte đối với IPV4 và 60
byte đối với IPV6 nên để tiết kiệm tài nguyên vô tuyến, phần tiêu đề
thường được nén lại cho hiệu quả.
• Điều khiển liên kết RLC (Radio Link Control): Phân mảnh các gói IP
thành các gói kích thước nhỏ hơn với tên gọi Đơn vị dữ liệu giao
thức RLC (RLCPDU – RLC Protocol Data Unit). Tại phía thu, RLC
thực hiện công việc tương tự để lắp ghép lại các phân mảnh thu
được. Đối với các dịch vụ dữ liệu, RLC đồng thời thực hiện việc
yêu cầu truyền lại các RLC PDU bị lỗi. Với mỗi PDU nhận được
không chính xác, RLC đưa ra yêu cầu truyền lại. Nhu cầu truyền lại
này được chỉ thị bởi thực thể RLC tại phía thu đưa ra tới thực thể
RLC tương ứng tại phía phát dưới dạng các báo cáo trạng thái.
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• Các lớp giao thức trong WCDMA
• Lớp điều khiển truy cập kênh truyền MAC (Medium Access Control)
cung cấp dịch vụ cho lớp RLC thông qua các kênh logic.
• Lớp MAC có thể ghép dữ liệu từ nhiều kênh logic lại với nhau.
• MAC quyết định định dạng của dữ liệu trước khi được gửi tới lớp
tiếp theo - lớp vật lý.
• TTI (Transmission Time Interval), một hoặc vài khối vận chuyển
được đưa từ lớp MAC vào lớp vật lý để thực hiện mã hóa, xáo trộn,
ghép kênh, trải phổ .. trước khi dữ liệu được truyền đi.
• Ở WCDMA, TTI là khoảng thời gian thực hiện việc xáo trộn và
khoảng thời gian cần thiết để truyền khối vận chuyển qua giao diện
vô tuyến.
• Giá trị TTI càng lớn tức là thời gian phân tập càng lớn nhưng
ngược lại thời gian trễ lại dài hơn.
• Thế hệ R99, WCDMA có độ dài TTI là 10, 20,40 và 80ms. Nhưng kỹ
thuật HSPA sau này đã giảm TTI xuống còn 2ms nhằm làm giảm
thời gian trễ.
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• Các lớp giao thức trong WCDMA

• Lớp vật lý đảm trách việc mã hóa, trải phổ và điều chế dữ liệu cũng
như điều chế tần số vô tuyến sóng mang.
• PDCP, RLC MAC và lớp vật lý cấu hình nên giao thức điều khiển tài
nguyên vô tuyến RRC (Radio Resource Control).
• RRC thực thi kiểm soát đăng nhập mạng, các quyết định chuyển
giao và quản lý thiết lập hoạt động cho chuyển giao mềm (soft
handover)
• Bằng cách thiết lập các thông số ở các lớp RLC, MAC và lớp vật lý
một cách hợp lý, RRC có thể cung cấp các QoS theo các yêu cầu
được đưa ra từ mạng lõi cho từng dịch vụ cụ thể.
Thông tin di động
Cấu trúc của giao thức WCDMA
• Các loại kênh của WCDMA
- Kênh vật lý (Physical Channel): Kênh mang số liệu trên giao diện vô tuyến.
Mỗi kênh vật lý có một mã định kênh duy nhất để phân biệt với kênh khác.
- Kênh vận chuyển (Transport Channel): Kênh do lớp vật lý cung cấp cho
lớp 2 để truyền số liệu, sắp xếp lên các kênh vật lý
- Kênh Logic (Logical Channel): Được lớp con MAC của lớp 2 cung cấp cho
lớp cao hơn. Kênh logic được xác định bởi kiểu thông tin mà nó truyền.
- Kênh logic được chia thành hai nhóm: các kênh điều khiển (CCH: Control
Channel) truyền thông tin điều khiển và kênh lưu lượng (TCH: Traffic
Channel) để truyền thông tin của người sử dụng.
- Kênh vận chuyển : Các kênh lôgic được lớp MAC chuyển đổi thành các
kênh vận chuyển. 2 kiểu kênh vận chuyển là điều khiển kênh riêng và kênh
chung. Kênh chung là tài nguyên được chia sẻ cho tất cả hoặc một nhóm
các người sử dụng trong ô, kênh riêng được ấn định riêng cho một người
sử dụng duy nhất ( đọc thêm tài liệu của tác giả Phan Thanh Hòa)
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
• Quy trình cơ bản của lớp vật lý WCDMA
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
• Chức năng cơ bản là trải phổ dữ liệu thành các ký tự để truyền: Mã
hóa, ghép kênh vận chuyển và điều chế tần số sóng mang.
• Bên phát, bổ sung CRC cho từng khối vận chuyển để phát hiện lỗi
ở phía thu.
• Nếu bên thu phát hiện lỗi, giao thức RLC phía thu sẽ được thông
báo và yêu cầu truyền lại dữ liệu. Sau khi CRC được gắn thêm, dữ
liệu được mã hóa bởi mã Turbo với tốc độ 1/3
• Khối phù hợp tốc độ sử dụng kỹ thuật puncture hoặc lặp lại của các
bit được mã hóa, tinh chỉnh tốc độ mã
• Các kênh vận chuyển được xáo trộn có thể được ghép với nhau
thành một dòng duy nhất của các bit được trải phổ trước khi điều
chế
• Down link điều chế QPSK, Up link điều chế BPSK.
• Số liệu sau xáo trộn được thêm các bit TPC- Transmit Power
Control (điều khiển công suất phát), các bit này sắp xếp lên các
nhánh I và Q của QPSK và được trải phổ hai lớp (trải phổ và ngẫu
nhiên hoá).
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
- Chuỗi chip sau ngẫu nhiên được giới hạn băng tần 5 MHz bằng bộ lọc
Nyquist cosin (hệ số dốc bằng 0,22) và chuyển sang một kênh vật lý
- Biến đổi D/A để đưa tới điều chế vuông góc sóng mang.
- Mỗi kênh vật lý ứng với một mã trải phổ duy nhất và được sử dụng để
phân biệt việc truyền thông tin giữa các thuê bao khác nhau.
- Tín hiệu trung tần (IF) sau điều chế sẽ thành sóng (RF) 2 GHz, được
khuyếch đại và đưa tới anten phát bức xạ vào không gian.
- Tại phía thu, tín hiệu thu được khuyếch đại bằng LNA(khuyếch đại tạp
âm thấp), biến đổi trung tần (IF), AGC( automatic gain control - tự điều
khuyếch) rồi giải điều chế để được các thành phần I và Q
- Các tín hiệu tiếp tục được biến đổi A/D, lọc bởi bộ lọc Nyquist cosine
ghép kênh TDM vào đường truyền có trễ truyền sóng khác nhau.
- Máy thu RAKE chọn lọc tần số, giải trải phổ cho các thành phần này,
giải đan xen, giải mã kênh (giải mã sửa lỗi), phân kênh thành các khối
vận chuyển TB và phát hiện lỗi trước khi tới lớp cap hơn.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
- Sơ đồ khối thu phát 3G WCDMA
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
- Ở kênh down link, dữ liệu tới một thuê bao bao gồm cả các thông tin
điều khiển cần thiết được mang trên kênh DPCH,điều chế QPSK ứng với
mã OVSF.
- Thay đổi hệ số trải phổ, có thể có được các tốc độ khác nhau cho
kênh DPCH.
- Hệ số trải phổ xác định bởi định dạng vận chuyển lựa chọn bởi lớp
MAC.
- Một trong số các mã quan trọng nhất là mã dùng để truyền tín hiệu
tham chiếu trong WCDMA( Mã kênh Pilot chung CPICH- Common Pilot
Channel).
- Kênh CPICH chứa các thông tin đã biết và được các UE trong cùng
một ô phủ sóng sủ dụng như một tham chiếu cho mục đích ước lượng
kênh down link.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý

- Ngoài ra có thể ấn định trước các kênh điều khiển khi nó


chứa thông tin điều khiển của một ô phủ sóng cụ thể.
- Vì các kênh vật lý được phân biệt nhau bởi các mã OVSF nên
việc truyền trên các kênh vật lý khác nhau là trực giao và
không gây nhiễu với nhau.
- Kênh WCDMA down link thường được coi như là trực giao.
- Tính trực giao bị mất đi từng phần trong trường hợp kênh
chọn lọc tần số, làm cho tín hiệu thu bị mất, gây nhiễu giữa
các mã khác nhau dùng trên kênh down link
- Hiện tượng này có thể được khắc phục nhờ bộ cân bằng
equalizer.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
• WCDMA hỗ trợ chế độ truyền không đồng bộ khi việc truyền thông
tin từ các ô phủ sóng khác nhau không được đồng bộ về thời gian.
• Để phân biệt các ô phủ sóng khác nhau, scrambling được sử dụng
cho kênh đường xuống cho từng ô phủ sóng cụ thể.
• Một thuê bao đang trao đổi thông tin ở một ô phủ sóng sẽ bị gây
nhiễu bởi việc truyền phát ở các ô bên cạnh do chuỗi scrambling
không có tính trực giao.
• Nhiễu này sẽ bị triệt tiêu bởi thuê bao nhận với một hệ số tỷ lệ
thuận với tăng ích xử lý.
• Trong kênh đường lên, dữ liệu vật lý dành riêng DPDCH (Dedicated
Physical Data Channel) được điều chế BPSK.
• Giống như kênh đường xuống, tốc độ DPDCH có thể thay đổi khác
nhau tùy thuộc vào các hệ số trải phổ khác nhau.
• Thông tin của các thuê bao khác nhau sẽ gây nhiễu lẫn nhau.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
• Không giống kênh đường xuống nơi tín hiệu pilot chung
được sử dụng, truyền tín hiệu ở kênh đường lên lại bắt
nguồn từ các vị trí khác nhau.
• Tín hiệu pilot chung không thể dùng được và mỗi thuê
bao phải có một tín hiệu pilot riêng.
• Tín hiệu này được mang trên kênh điều khiển vật lý dành
riêng DPCCH (Dedicated Physical Control Channel).
• Kênh DPCCH cũng mang thông tin về định dạng vận
chuyển của dữ liệu cần truyền trên DPCCH.
• Thông tin này được yêu cầu bởi lớp vật lý trong Nút B
nhằm đảm bảo cho việc giải điều chế được chính xác.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
• Scrambling theo thuê bao cụ thể được sử dụng trong
WCDMA kênh đường lên và mã kênh chỉ được sử dụng
để phân biệt các kênh vật lý khác nhau từ cùng một đầu
cuối.

• Tập hợp giống nhau của các mã kênh có thể được sử


dụng bởi nhiều UE
• Vì việc truyền thông tin từ các đầu cuối không đồng bộ
về thời gian nên việc phân biệt các đầu cuối khác nhau
bằng cách sử dụng các mã OVSF là không thể. Vì vậy,
kênh được lên được cho là không trực giao và việc
truyền thông tin của các thuê bao khác nhau sẽ gây nhiễu
lẫn nhau.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
- Do kênh đường lên không trực giao nên việc điều khiển công
suất vòng kín nhanh là cần thiết trong WCDMA.
- Với điều khiển công suất vòng kín nhanh, Nút B đo tỷ lệ tín
hiệu trên nhiễu SIR thu được trên kênh DPCCH từ mỗi đầu
cuối và liên tục gửi yêu cầu với tần suất 1500 lần/s để điều
chỉnh công suất phát hợp lý.
- Điều khiển công suất nhằm đảm bảo rằng mức SIR thu được
trên kênh DPCCH có giá trị thích hợp cho từng thuê bao, SIR
được yêu cầu phụ thuộc vào tốc độ dữ liệu.
- Mục tiêu SIR này có thể là rất khác nhau đối với các thuê bao
- Nếu mức SIR thấp hơn mục tiêu làm cho giải điều chế không
chính xác thì Nút B yêu cầu UE tăng công suất phát.
- Nếu mức SIR vượt trên mức mục tiêu và cao không cần thiết
thì UE được hướng dẫn để giảm công suất phát.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
- Điều khiển công suất không hoạt động thì nhiễu giữa các
thuê bao có thể làm cho thông tin từ một số thuê bao có thể
không giải mã được.
- Điều khiển công suất vòng kín cũng được sử dụng ở kênh
đường xuống.
- Loại bỏ fading nhanh bằng cách thay đổi công suất phát: khi
điều kiện kênh truyền thuận lợi thì giảm công suất phát và
ngược lại.
- Điều khiển công suất giúp làm giảm công suất phát trung
bình đồng thời giảm nhiễu giữa các ô phủ sóng và cải thiện
dung lượng hệ thống.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
- Chuyển giao mềm: Một đầu cuối có thể kết nối với nhiều ô
phủ sóng, thường xảy ra với các đầu cuối ở gần rìa của các ô
phủ sóng để làm tăng chất lượng kết nối.
- Tập hợp các ô phủ sóng mà UE cùng kết nối được gọi là tập
hợp hoạt động (xác định bởi RNC dựa vào các giá trị đo đạc
từ UE).
- Trong kênh đường xuống, chuyển giao mềm thể hiện rằng
dữ liệu tới UE được truyền đồng thời từ nhiều ô phủ sóng.
- Chuyển giao mềm tạo ra sự phân tập chống lại fading
- Chuyển giao mềm kênh đường lên thể hiện rằng việc truyền
thông tin từ một UE sẽ được nhận tại nhiều ô phủ sóng. Các ô
phủ sóng có thể thuộc các Nút B khác nhau.
Thông tin di động
Hoạt động của lớp vật lý
- Việc nhận dữ liệu tại nhiều vị trí có một lợi ích cơ bản do nó
tạo ra sự phân tập chống lại fading.
- Trường hợp các ô phủ sóng nhận tín hiệu kênh đường lên
nằm trong cùng một Nút B thì tổng hợp các tín hiệu thu được
sẽ được xử lý bởi lớp vật lý của bên thu.
-Nếu các ô nằm trong các Nút B khác nhau, việc tổng hợp tín
hiệu sẽ không diễn ra tại bộ thu RAKE.
- Ít nhất có một Nút B nhận được dữ liệu chính xác thì thông
tin sẽ được nhận thành công và RNC sẽ loại bỏ các thông tin
trùng lặp
- Trong trường hợp không có Nút B nào nhận được dữ liệu
một cách chính xác thì RLC sẽ yêu cầu gửi lại. Chuyển giao
mềm là một trong những lý do chính giải thích tại sao RLC lại
được đặt ở RNC chứ không phải trong Nút B.
Thông tin di động
Phân bố tài nguyên giữ liệu gói
- Thời điểm thiết lập cuộc gọi khi một kết nối được thiết lập
giữa một UE và mạng truy cập vô tuyến, RNC kiểm tra lượng
tài nguyên mà UE cần cho một phiên dữ liệu.
- Ở down link, vì RNC đảm nhiệm việc ấn định tài nguyên nên
RNC biết được nhánh nào của mã hóa kênh đang chưa được
sử dụng cho bất cứ thuê bao nào. Các thông số đo được
trong Nút B cung cấp cho RNC thông tin về lượng công suất
phát trung bình khả thi.
- Ở up link, bản chất không trực giao nên không có giới hạn
cho mã hóa kênh. Tài nguyên trong trường hợp này là lượng
nhiễu tăng cường mà ô phủ sóng vẫn có thể chịu được.
Lượng nhiễu này thường được gọi là tăng tạp âm hay tăng
nhiệt:
• Tăng tạp âm = (I0 + N0)/N0,
• trong đó I0 là mật độ phổ công suất, N0 là tạp âm nền
Thông tin di động
Phân bố tài nguyên giữ liệu gói
• Nếu lượng tăng tạp âm lớn sẽ gây ra thiếu hụt phủ sóng
trên một số kênh.
• Điều khiển tài nguyên vô tuyến trong RNC phải giữ cho
việc tăng tạp âm trong một giới hạn nhất định.
• Để đảm bảo đủ tài nguyên cho kênh song công, RNC
chấp nhận cho UE kết nối ở trong ô phủ sóng và cung
cấp kênh vật lý dành riêng cho từng hướng kết nối. RNC
đảm bảo lượng tài nguyên tương đương với tốc độ dữ
liệu lớn nhất mà UE có thể truyền trong suốt cuộc gọi.
• Ở kênh down link, một nhánh của cây mã cần được giữ
lại ứng với hệ số trải phổ nhỏ nhất có thể được yêu cầu
trong suốt phiên.
• Ở kênh up link, RNC phải đảm bảo rằng nhiễu cực đại
trong một ô phủ sóng không được vượt quá giới hạn
ngay cả khi UE truyền ở tốc độ cao nhất.
Thông tin di động
Phân bố tài nguyên giữ liệu gói
• Toàn bộ thời gian của phiên truyền dữ liệu, tốc độ truyền
có thể thay đổi do phụ thuộc vào tình trạng lưu lượng.
Điều này dẫn tới công suất phát sẽ khác nhau phụ thuộc
vào tốc độ dữ liệu tức thời.
• Cây mã ấn định cho một thuê bao cụ thể cho kênh down
link là không đổi trong suốt phiên dữ liệu.
• Việc lựa chọn định dạng vận chuyển kênh đường xuống
là của RNC nên nó không có thông tin công suất tiêu thụ
tức thời của Nút B.
• RRC sử dụng một mức dự trữ cụ thể khi cho phép các
thuê bao kết nối để đảm bảo rằng công suất phát vừa đủ
là khả thi cho mội định dạng vận chuyển mà lớp MAC có
thể lựa chọn.
• Tài nguyên để dành cho một thuê bao là cố định trong
toàn bộ thời gian của phiên dữ liệu( phù hợp thoại, video
tương tác)
Thông tin di động
HSDPA – Truy cập gói đường xuống tốc độ cao 3.5G

- HSDPA (High-speed Downlink Packet Access ) giảm trễ và


tăng dung lượng mạng.
- Tốc độ đỉnh của kênh đường xuống có thể đạt tới 14 Mbps.
- Truyền dữ liệu trên kênh chia sẻ (một phần nhất định tài
nguyên vô tuyến của kênh đường xuống trong một ô bao gồm
mã hóa kênh, công suất phát có thể được chia sẻ một cách
linh hoạt cho các thuê bao).
- Ấn định nhanh một phần dung lượng của kênh đường xuống
cho một thuê bao cụ thể khi yêu cầu về dữ liệu thay đổi liên
tục tức thời.
- Điều chế bậc cao, truyền dẫn đa mã, điều khiển tốc độ, phân
bố tài nguyên kênh dựa trên điều kiện kênh và ARQ lai nhanh
dùng kết hợp mềm. Các đặc tính mới hơn là các kênh chia sẻ
đường xuống tốc độ cao HS-DSCH và giao thức MAC tốc độ
cao (MAC-hs) tại trạm thu phát gốc.
• Phân bố tài nguyên kênh là một thành phần quan trọng vì nó
điểu khiển việc thuê bao nào được sử dụng kênh chung tại
Thông tin di động
HSDPA – Truy cập gói đường xuống tốc độ cao 3.5G

- Phân bố tài nguyên kênh, điều khiển thuê bao nào được sử dụng
kênh chung tại một thời điểm nhất định
- Hoạt động này quyết định tới hiệu năng hoạt động của toàn bộ
mạng, đặc biệt trong điều kiện tải lớn.
- Kỹ thuật ARQ lai nhanh dùng kết hợp mềm cho phép TBĐC yêu
cầu truyền lại khối nhận được bị lỗi
-TBĐC kết hợp thông tin mềm từ các lần gắng truyền trước đó với
lần truyền lại hiện tại để tăng xác suất giải mã chính xác
- Điều khiển tốc độ phù hợp với điều kiện đường truyền vô tuyến
tức thời. Thay đổi phương pháp điều chế (QPSK hay 16QAM) và
tốc độ mã hóa kênh.
- HSPA+ được giới thiệu trong 3GPP version 7 điều chế 64QAM,
anten đa đầu vào đa đầu ra MIMO và HSDPS sóng mang kép có tốc
độ cao hơn
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Tổng quan:
- LTE (viết tắt của cụm từ Long Term Evolution) bước tiến dài
hạn được coi như công nghệ di động thế hệ thứ 4.
- 4G LTE là một chuẩn cho truyền thông không dây tốc độ dữ
liệu cao dành cho điện thoại di động và các thiết bị đầu cuối
dữ liệu.
- Mạng 4G - LTE cho phép vận chuyển dữ liệu với tốc độ tối
đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1- 1.5Gbps
-Điện thoại 4G có thể nhận dữ liệu với tốc độ 100 Mbps khi di
chuyển và tới 1 Gbps khi đứng yên
- Mạng 4G dùng kỹ thuật FDMA trực giao OFDM, nhiều tín
hiệu được gởi đi cùng một lúc nhưng trên những tần số
khác nhau.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Tổng quan:
-Trong kỹ thuật OFDM, một thiết bị truyền tín hiệu trên nhiều tần
số độc lập (từ vài chục cho đến vài ngàn tần số).
-Thiết bị 4G sử dụng máy thu vô tuyến xác nhận bởi phần mềm
SDR (Software - Defined Radio) cho phép sử dụng băng thông
hiệu quả hơn bằng cách dùng đa kênh đồng thời.
-Tổng đài chuyển mạch mạng 4G chỉ dùng chuyển mạch gói, do
đó, giảm trễ thời gian truyền và nhận dữ liệu
-Mạng di động 4G cung cấp QoS và tốc độ truyền cao hơn nhiều
so với mạng di động 3G, không chỉ là truy cập băng rộng, dịch
vụ tin nhắn đa phương tiện (MMS), chat video, TV di động mà
còn các dịch vụ HDTV, các dịch vụ tối thiểu như thoại, dữ liệu và
các dịch vụ khác.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Các yêu cầu của hệ thống LTE


•Băng thông linh hoạt 5 MHz - 20 MHz, có thể lên đến 40 MHz.
•Tốc độ 100Mbps khi di chuyển tốc độ cao và 1Gbps khi đứng yên.
•Giảm độ trễ, kể cả thiết lập kết nối và trễ truyền dẫn
•Tăng tốc độ bit ở rìa tế bào nhằm cung cấp dịch vụ một cách đồng
đều
•Giảm chi phí trên bít,cải thiện hiệu quả phổ, sử dụng phổ linh hoạt
•Chuyển giao liên tục (Smooth handoff) bao gồm cả di động giữa
các công nghệ truy cập vô tuyến khác nhau (giao tiếp với mạng 2G,
3G,3.5 G, WiMax…)
•Mạng lõi toàn IP
•Hiệu suất tối đa với vận tốc 0 -15km/h, hiệu suất giảm khi tốc độ
tang, 120km/h LTE vẫn được kết nối tốt.
• Tốc độ di chuyển tối đa 350km/h( cá biệt 500km/h)
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Chỉ tiêu kỹ thuật của 4G LTE


Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


•Mạng LTE bao gồm bốn phân hệ chính:
– phân hệ người dùng UE (User Equipment)
– phân hệ vô tuyến RAN (Radio Acsess Network)
– phân hệ mạng lõi CORE
– phân hệ giao tiếp với mạng bên ngoài Applications
•Mạng truy cập vô tuyến RAN
•Mạng truy cập vô tuyến RAN (Radio Access network) của LTE
được gọi là E-UTRAN tất cả các dịch vụ (bao gồm dịch vụ thời
gian thực) sẽ được hỗ trợ qua kênh, gói được chia sẻ.
•Phương pháp này sẽ tăng hiệu suất phổ, tăng dung lượng hệ
thống.
•Tích hợp cao hơn những dịch vụ đa phương tiện, dịch vụ cố
định và không dây.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


• LTE tối thiểu hóa số node bằng cấu trúc đơn node.
•Trạm gốc phức tạp hơn Nút B trong mạng truy nhập vô tuyến
CDMA/HSPA được gọi là eNodeB (Nút B mở rộng - Enhance Node
B).
• eNodeB có tất cả những chức năng cần thiết cho mạng truy
nhập vô tuyến LTE, kể cả những chức năng liên quan đến quản
lý tài nguyên vô tuyến.
•Giao diện vô tuyến sử dụng trong E-UTRAN bây giờ chỉ còn là
S1 và X2.
• S1 là giao diện vô tuyến kết nối giữa eNodeB và mạng lõi.
– S1 -U là giao diện giữa eNodeB và SAE –GW
– S1-MME là giao diện giữa eNodeB và ME.
•X2 là giao diện giữa các eNodeB với nhau.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


•Mạng lõi: là sự mở rộng hoàn toàn của mạng lõi trong hệ
thống 3G, và nó chỉ có duy nhất miền chuyển mạch gói.
• Còn gọi là mạng lõi gói tiến hóa EPC (Evolved Packet Core)
• Cùng một mục đích như E-UTRAN, số node trong EPC đã
được giảm.
•EPC chia luồng dữ liệu người dùng thành mặt phẳng người
dùng và mặt phẳng điều khiển.
•Một node cụ thể được định nghĩa cho mỗi mặt phẳng
•Gateway chung kết nối mạng LTE với internet và những hệ
thống khác
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


•EPC gồm có một vài thực thể chức năng sau đây:
•MME (Mobility Management Entity): chịu trách nhiệm xử lý
những chức năng điều khiển, liên quan đến quản lý thuê bao và
quản lý phiên:
– Truyền dẫn tín hiệu lớp không truy cập NAS (Non-access
stratum),truyền dẫn tín hiệu bảo mật NAS ;
– Kết nối với các mạng truy cập 3GPP,quán lý các thiết bị
truy cập trong vùng quản lý
– Quản lý UE, thiết lập các thông số về thời gian và múi giờ
cho UE, lựa chọn PDN GW và Serving GW,lựa chọn MME, thực
hiện chức năng chuyển giao
– Lựa chọn SGSN thực hiện chức năng chuyển giao đến các mạng 2G
hoặc 3G
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


•EPC :
•MME (Mobility Management Entity)
– Roaming (S6a chuyển tiếp đến home HSS);
– Chức năng nhận thực;
– Chức năng xác thực;
– Chức năng quản lý bao gồm cả thành lập mạng chuyên
dụng;
– Chức năng thông tin cảnh bảo( bao gồm cả thông báo lựa
chọn eNodeB thích hợp);
– Thủ tục đảm bảo truyền tin cậy đến UE;
– Hỗ trợ chức năng Relay (RN Attach/Detach)
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


•Gateway dịch vụ (Serving Gateway): là kết nối giao tiếp dữ liệu
gói với E-UTRAN, hoạt động như một node định tuyến đến
những kỹ thuật 3GPP khác. Các chức năng của Gateway gồm:
– Điểm truy cập kết nối giữa eNodeB với P-GW;
– Điển kết nối liên di động 3GPP kết nối đến mạng 2G/3G(
chuyển tiếp dữ liệu người dùng đến từ các mạng 2G/3G
sang mạng 4G);
– Hình thành 1 bộ đệm trên đường Downlink cho phép
chuyển tiếp dự liệu đến người dùng
– Chuyển tiếp và định tuyến gói tin
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


•P-Gateway (Packet Data Network Gateway): kết nối mạng dữ
liệu gói bên ngoài.
•P – Gateway cũng là Router đến mạng Internet.
•PCRF (Policyand Charging Rules Function): điều khiển tạo cấu
hình đa phương tiện IP IMS (the IP Multimedia Subsystem) cho
mỗi người dùng.
•HSS (Home Subscriber Server): là nơi lưu trữ dữ liệu của thuê
bao, tất cả dữ liệu của người dung ( giống HLR ở mạng GSM).
• Nó là cơ sở dữ liệu máy chủ của nhà khai thác và cung cấp
dịch vụ.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Cấu trúc mạng LTE


•Các miền dịch vụ:
- IMS (IP Multimedia Sub-system) dựa trên các nhà khai thác
- IMS không dựa trên các nhà khai thác và các dịch vụ khác.
IMS là một kiến trúc mạng nhằm tạo sự thuận tiện cho việc
phát triển và phân phối các dịch vụ đa phương tiện đến người
dùng, bất kể là họ đang kết nối thông qua mạng truy nhập
nào.
- IMS hỗ trợ nhiều phương thức truy nhập như GSM, UMTS,
CDMA2000, truy nhập hữu tuyến băng rộng như cáp xDSL,
cáp quang, cáp truyền hình, cũng như truy nhập vô tuyến
băng rộng WLAN, WiMAX.
- IMS tạo điều kiện cho các hệ thống mạng khác nhau có thể
tương thích với nhau
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Truy cập vô tuyến LTE


•Để tăng tốc độ truyền dữ liệu, LTE sử dụng kỹ thuật truyền dẫn
OFDM cho kênh đường xuống và SC-FDMA cho kênh đường lên
•OFDM cung cấp độ ổn định, hạn chế fading chọn lọc tần số
•Độ dài của ký tự OFDM gắn với tiền tố lặp là tương đối dài.
•Ấn định băng thông linh hoạt bằng cách thay đổi số lượng sóng
mang con mặc dù yêu cầu có thêm các bộ lọc RF linh hoạt.
•Cho phép truyền broadcast/multicast trong đó thông tin giống
nhau được truyền từ nhóm các trạm thu phát gốc.
•Đối với kênh đường lên của LTE, truyền dẫn đơn sóng mang
dựa trên OFDM trải DFT được sử dụng.
•Điều chế đơn sóng mang cho kênh đường lên có tỷ lệ tín hiệu
phát đỉnh – trung bình thấp hơn so với truyền đa sóng mang như
OFDM.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Truy cập vô tuyến LTE


•Tỷ lệ tín hiệu phát đỉnh-trung bình càng thấp thì công suất phát
trung bình có thể đạt được càng cao đối với cùng một bộ
khuếch đại công suất cho trước.
•Truyền dẫn đơn sóng mang cho phép sử dụng khuếch đại công
suất hiệu quả hơn tức là tăng phạm vi phủ sóng.
• Điều này rất quan trọng với các máy di động bị hạn chế về công
suất.
•Ngược với kênh đường lên không trực giao của
WCDMA/HSDPA cũng dùng truyền dẫn đơn sóng mang, kênh
đường lên của LTE lại dựa vào trực giao để phân biệt các thuê
bao.
• Phân biệt thuê bao trực giao đem lại nhiều lợi ích do nó tránh
được nhiễu trong từng ô phủ sóng.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Truy cập vô tuyến LTE

•Việc ấn định một lượng lớn băng thông tức thời chỉ cho một
thuê bao không phải là một cách làm hiệu quả trong trường
hợp khi tốc độ dữ liệu bị hạn chế bởi công suất phát chứ
không phải do thiếu băng thông.
• Trong trường hợp này, một thuê bao thường được ấn định
một phần của toàn bộ băng thông truyền dẫn và phần còn lại
được dành cho thuê bao khác để có thể truyền đồng thời.
•Do đó, truyền dẫn kênh đường lên LTE được gọi là FDMA
đơn sóng mang SC-FDMA vì đường lên LTE chứa thành phần
đa truy cập trong miền tần số.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE
Truy cập vô tuyến LTE
•Việc phân bố tài nguyên phụ thuộc kênh và thích ứng tốc độ: LTE
chia sẻ kênh giữa các ME theo cả tần số và thời gian khi truyền
dẫn. Phân bố tài nguyên kênh điều khiển việc sử dụng tài nguyên
chia sẻ trong từng khoảng thời gian cụ thể cho từng ME. Có thể
lựa chọn thuê bao với điều kiện kênh tốt nhất trong từng vùng tần
số.
• Quyết định tốc độ truyền dữ liệu cho từng kết nối gọi là thích ứng
tốc độ. Cả kênh đường xuống và kênh đường lên đều được lập
lịch phân bố tài nguyên cho thuê bao.
•Ngoài việc phân bố tài nguyên kênh đường xuống cho mỗi thuê
bao theo thời gian dựa vào điều kiện kênh giống HSDPA, LTE còn
truy cập miền tần số nhờ việc sử dụng OFDM cho kênh đường
xuống và DFTS-OFDM cho kênh đường lên.
•LTE có thể thay đổi kênh ở cả miền thời gian và miền tần số.
• ARQ lai nhanh dùng kết hợp mềm tương tự HSDPA
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE
•Truy cập vô tuyến LTE Kỹ thuật đa anten
•LTE sử dụng đa anten cho cả trạm thu phát gốc và máy di động,
đa anten trong LTE phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau:
•Đa anten thu sử dụng cho mục đích phân tập thu, sử dụng cho cả
đường lên và đường xuống. Đa anten thu làm giảm fading cũng
như tăng độ tăng ích trong điều kiện làm việc giới hạn bởi nhiễu.
• Đa anten phát tại trạm thu phát gốc sử dụng cho phân tập phát và
nhiều loại định dạng búp sóng khác nhau. Mục đích chính của định
dạng búp sóng (beam-forming) là làm tăng SNR/SIR thu, cải thiện
dung lượng hệ thống và vùng phủ sóng.
•MIMO sử dụng đa anten ở cả phần phát và phần thu được hỗ trợ
bởi LTE. Nó làm tăng tốc độ dữ liệu, cho phép các điều kiện kênh
khác nhau trong trường hợp băng thông bị giới hạn bằng cách tạo
nên một vài kênh song song.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE
Truyền broadcast/multicast
•Phát quảng bá nhiều ô là truyền thông tin giống nhau từ nhiều ô
cùng một thời điểm.
•Do OFDM khắc phục được tác động của truyền sóng đa đường,
truyền quảng bá từ nhiều ô hay còn gọi là MBSFN (Multicast-
Broadcast Single-Frequency Network) không những cải thiện
cường độ tín hiệu thu mà còn loại trừ được nhiễu giữa các ô phủ
sóng.
Tính linh hoạt phổ
•Truy cập vô tuyến ở LTE có tính linh hoạt phổ ở mức cao
•Cho phép truy cập trong trường phổ đa dạng: Khác nhau cả về
phương pháp ghép kênh, dải tần và độ rộng băng thông
•Sử dụng cả hai phương pháp FDD và TDD trong một công nghệ
truy cập vô tuyến đơn, dải tần số hoạt động rộng 450 MHz - 2.6
GHz. Băng thông truyền dẫn 1 Mhz - 20 MHz, bước nhảy 180 KHz.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE
Giao diện vô tuyến
•Giao thức vô tuyến của LTE được phân chia thành cấu trúc mặt
phẳng điều khiển và cấu trúc mặt phẳng người dùng
•Mặt phẳng người dùng, ứng dụng tạo các gói dữ liệu được xử lý
bởi các giao thức như TCP, UDP và IP.
• Mặt phẳng điều khiển, giao thức điều khiển tài nguyên vô tuyến
(RRC) ghi các thông điệp báo hiệu được trao đổi giữa trạm gốc và
di động.
• Trong cả hai trường hợp, thông tin được xử lý bởi giao thức hội
tụ dữ liệu gói (PDCP), giao thức điều khiển liên kết vô tuyến (RLC)
và giao thức điều khiển truy cập trung bình (MAC), trước khi được
truyền đến lớp vật lý để truyền.
•Mặt phẳng người dùng: Ngăn xếp giao thức mặt phẳng người
dùng giữa e-Node B và UE gồm các lớp con:PDCP (Packet Data
Convergence Protocol);RLC (Radio Link Control);Medium Access
Control (MAC)
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

•Ở mặt phẳng người dùng, các gói trong mạng lõi (EPC)
được gói trong giao thức EPC cụ thể và tạo đường hầm
giữa P-GW và eNodeB.
•Các giao thức đường hầm khác nhau được sử dụng tùy
thuộc vào giao diện.
•Giao thức đường hầm GPRS (GTP) sử dụng trên giao diện
S1 giữa eNodeB và S-GW và trên giao diện S5 / S8 giữa S-
GW và P-GW.
•Các gói được nhận bởi một lớp được gọi là Đơn vị dữ liệu
dịch vụ (SDU) trong khi đầu ra gói của một lớp được tham
chiếu bởi đơn vị dữ liệu giao thức (PDU) và các gói IP ở mặt
phẳng người dùng từ lớp trên xuống
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

•Mặt phẳng điều khiển: bao gồm lớp điều khiển tài nguyên
vô tuyến (RRC) điều khiển việc cấu hình các lớp thấp hơn.
- Mặt phẳng điều khiển xử lý chức năng dành riêng cho vô
tuyến, tùy thuộc vào trạng thái ME( rỗi, bận).
•Trạng thái rỗi:
- Thuê bao đang neo vào một ô phủ sóng cụ thể sau quá
trình lựa chọn hoặc tái lựa chọn dựa vào việc đánh giá các
yếu tố như chất lượng liên kết vô tuyến, trạng thái ô phủ
sóng và công nghệ truy cập vô tuyến.
- UE giám sát một kênh nhắn gọi để phát hiện các cuộc
gọi đến và thu thập thông tin hệ thống
- Các giao thức mặt phẳng điều khiển bao gồm các quy
trình lựa chọn và khôi phục ô phủ sóng.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

•Trạng thái kết nối:


- UE cung cấp cho E-UTRAN chất lượng kênh đường
xuống và thông tin ô lân cận để cho phép E-UTRAN chọn
ô phù hợp nhất cho UE.
- Trong trường hợp này, giao thức mặt phẳng điều khiển
bao gồm giao thức Điều khiển liên kết vô tuyến (RRC).

-
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Ngăn xếp giao thức cho mặt phẳng điều khiển giữa UE và
MME được hiển thị như hình 5.10.

- Vùng màu xám của ngăn xếp biểu thị các giao thức tầng
truy cập (AS)

- Các lớp thấp hơn thực hiện các chức năng tương tự như
đối với mặt phẳng người dùng, ngoại trừ không có chức
năng nén tiêu đề cho mặt phẳng điều khiển.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Sơ đồ các ngăn xếp của giao thức E-UTRAN


Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

•Lớp vật lý (Lớp 1)


- Lớp vật lý mang tất cả thông tin từ các kênh vận chuyển
MAC qua giao diện không khí.
- Chăm sóc thích ứng liên kết (AMC),điều khiển công suất,
tìm kiếm tế bào (cho mục đích đồng bộ hóa và chuyển giao
ban đầu)
-Các phép đo khác (bên trong hệ thống LTE và giữa các hệ
thống) cho lớp RRC.
•Lớp truy cập kênh MAC : Lớp MAC chịu trách nhiệm ánh xạ
giữa các kênh logic và các kênh vận chuyển
-Ghép kênh MAC SDU từ một hoặc các kênh logic khác
nhau vào các khối vận chuyển (TB) để được chuyển đến
lớp vật lý trên các kênh truyền tải
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

- Tách ghép các SDU MAC từ một hoặc các kênh logic
khác nhau các kênh từ các khối vận chuyển (TB)
- Báo cáo các thông tin phân bố thời gian cho các QoS,
sửa lỗi thông qua HARQ
- Xử lý ưu tiên giữa các UE bằng cách lập phân bố thời
gian động
- Xử lý ưu tiên giữa các kênh logic của một UE, ưu tiên
kênh logic.
•Điều khiển liên kết vô tuyến RLC (Radio Link Control)
•Hoạt động ở ba chế độ: TM- Transparent Mode, UM-
Unacknowledged Mode và AM- Acknowledged Mode.
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

-Lớp RLC chịu trách nhiệm chuyển PDU lớp trên, sửa lỗi thông
qua ARQ (chỉ dành cho truyền dữ liệu AM), ghép, phân đoạn và
lắp ghép lại SDU RLC
- RLC cũng chịu trách nhiệm phân đoạn lại các PDU dữ liệu RLC,
sắp xếp lại các PDU dữ liệu RLC
-Phát hiện trùng lặp
-Loại bỏ RLC SDU ,thiết lập lại RLC và phát hiện lỗi giao thức
•Điều khiển tài nguyên vô tuyến RRC (Radio Resource Control)
-Các dịch vụ,chức năng của lớp con RRC bao gồm: Phát thông tin
hệ thống liên quan đến tầng không truy cập (NAS),thông tin hệ
thống liên quan đến tầng truy cập (AS)
Nhắn tin, thiết lập, bảo trì và giải phóng kết nối RRC giữa các
chức năng UE và E-UTRAN, chức năng bảo mật bao gồm quản lý
khóa, thiết lập, cấu hình, bảo trì và giải phóng các kết nối điểm tới
điểm của Radio Bear.

Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

Điều khiển hội tụ dữ liệu gói tin PDCP (Packet Data


Convergence Control)
•Lớp PDCP chịu trách nhiệm nén Tiêu đề và giải nén dữ liệu
IP
• Truyền dữ liệu (mặt phẳng người dùng hoặc mặt phẳng
điều khiển)
•Bảo trì số thứ tự PDCP (SNs), phân phối theo thứ tự các
PDU lớp trên khi thiết lập lại các lớp thấp hơn
• Sao chép loại bỏ SDU lớp thấp hơn khi thiết lập lại các lớp
thấp hơn cho các phần tử vô tuyến được ánh xạ trên RLC
AM
• Mã hóa,giải mã dữ liệu mặt phẳng người dùng và dữ liệu
điều khiển
• Bảo vệ tính toàn vẹn và xác minh tính toàn vẹn của dữ liệu
mặt phẳng điều khiển, loại bỏ dựa trên bộ định thời
Thông tin di động
MẠNG DI ĐỘNG THẾ HỆ THỨ 4 – 4G LTE

•Loại bỏ trùng lặp, PDCP được sử dụng cho các SRB và


DRB được ánh xạ trên loại kênh logic DCCH và DTCH.
Các giao thức lớp không truy cập NAS (Non-access stratum)
•Các giao thức không truy cập (NAS) tạo thành tầng cao
nhất của mặt phẳng điều khiển giữa thiết bị người dùng
(UE) và MME.
•Các giao thức NAS hỗ trợ tính di động của UE và các quy
trình quản lý phiên để thiết lập và duy trì kết nối IP giữa UE
và PDN GW

You might also like