You are on page 1of 3

Tiêu cực:

 Những điểm tiêu cực trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam thời xưa:
- Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống được gắn kết bền chặt, người cha đóng vai
trò trụ cột kinh tế nên nhiều gia đình có biểu hiện tính gia trưởng, trọng nam, khinh nữ,
giáo dục con trai trọng trách nối dõi tông đường, con gái thường mang tính hướng nội;
quan hệ hôn nhân theo kiểu “Cha, mẹ đặt đâu, con ngồi đó”, giáo dục truyền thống gia
đình trên nền tảng “Gia đạo”, “Gia phong” và “Gia lễ”;

- Trong quan hệ ứng xử người Việt rất coi trọng danh dự danh tiếng hơn là vật chất, việc
quá coi trọng danh dự cho nên người Việt mắc “bệnh” sĩ diện.

“ Ở đời muôn sự của chung

Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi.”

- Người Việt rất sợ dư luận và dư luận nó trở thành một vũ khí lợi hại, ràng buộc cá nhân
với cộng đồng đôi khi cũng có thể giết chết một con người. Ví dụ như người phụ nữ thời
xưa xảy ra việc “ăn cơm trước kẻng” có thai thì gia đình rất là xấu hổ, làng xóm chỉ trích
không còn mặt mũi nào nhìn người đời.

- Người Việt luôn ăn nói tế nhị tạo nên lối giao tiếp vòng vo tam quốc, nói bóng gió
không biểu lộ trực tiếp không đi thẳng vào vấn đề => Thiếu quyết đoán “ Người khôn ăn
nói nửa chừng để cho người dại nửa mừng nửa lo”, “ Trăm dâu đổ một đầu tằm”,

- Chữ “tình” ấy khiến cho nhiều người làm việc cả nể, không dám hành động dứt khoát,
không coi trọng tình thân, lâu dần dễ trở nên hèn nhát, dễ bị lợi dụng bởi tính cả nể, hay
có thói dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, tâm lý xuề xòa, đại khái, tâm lý đám đông: “Nước trôi
thì bèo trôi”, “nước nổi thì thuyền nổi”. Tệ hại hơn nữa là tình trạng “Cha chung không
ai khóc”, “Lắm sãi không ai đóng cửa chùa”... Dù khó khăn hoạn nạn, có người cũng
hành xử theo tư duy “mặc kệ”: “Toét mắt là tại hướng đình/ Cả làng toét mắt, riêng mình
em đâu”.

 Những điểm tiêu cực trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam thời nay:
 Ứng xử cá nhân
- Trong bối cảnh nền công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ, con người quá mải mê
hưởng thụ cuộc sống, có lối sống buông thả và không được gia đình quan tâm rèn dạy
chính vì vậy trong xã hội hiện nay xuất hiện rất nhiều người hành xử một cách thiếu văn
hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những
số đó. Có thái độ bất kính với người lớn , phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử
thiếu tôn trọng người khác. Thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ
châm biếm, tung clip lên mạng xã hội, bị thầy cô nhắc nhở cũng đưa lên mạng xã hội nói
những điều không hay. Vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy, được tiếp xúc với một nền
văn hóa mới cởi mở hơn nên đã dần đánh mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta
để lại. Dù có ở xã hội nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không vì thế mà đánh mất đi
những giá trị văn hóa của dân tộc mình đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng
đạo….”.

 Ứng xử trong gia đình

- Sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống kinh tế gia
đình; sự phân hóa giàu, nghèo; tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng
không đăng ký kết hôn; mâu thuẫn giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống... phẩm chất
đạo đức và một số giá trị truyền thống gia đình có phần bị mai một như tổ chức gia đình
“tam đại, tứ đại đồng đường”, kéo theo một số chuyển dịch khác, như việc thực hành
chữ “hiếu”; một số gia đình chưa thật sự quan tâm đúng mức tới việc giáo dục những giá
trị truyền thống cho con em mình, làm cho mối quan hệ trong gia đình có nhiều rạn nứt
và tan vỡ..., không ít bậc cha mẹ sao lãng vai trò nêu gương, chưa coi gia đình là “bệ
phóng văn hóa” đưa con cái đến với xã hội. Cha mẹ lạm dụng vai trò trong gia đình để
tổng kết nên câu nói: “Muốn nói ngoa làm mẹ cha mà nói”. Đó là cảnh báo để khi dạy dỗ
con cái không tự đẩy vào tình thế “nói ngoa” (nói sai, không đúng sự thật, phóng đại tùy
tiện). Cha Mẹ vì quá coi trọng dạy dỗ ứng xử trên phương diện đạo đức, chưa coi trọng
dạy dỗ ứng xử trên phương diện pháp luật, nên hệ quả của sự phiến diện là lúc trưởng
thành, một số người con lại nhầm lẫn, sử dụng tiêu chí, chuẩn mực ứng xử duy tình trong
gia đình, họ hàng, làng phố để ứng xử với quan hệ pháp lý, dẫn tới vi phạp pháp luật, coi
thường các khuôn mẫu, chuẩn mực văn hóa trong khi ứng xử ở nơi công cộng

Ứng xử trong cộng đồng

Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm trọng hơn: “Một bồ cái lí
không bằng một tí cái tình”… Nó dẫn đến tệ “đi cửa sau” trong giải quyết công việc:
Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế… Hay hiện tượng “hôi của”, “đánh hội đồng”...
Cũng từ đó, một nhược điểm của họ là tâm lý cào bằng, đố kỵ, không muốn cho ai hơn
mình (để cho tất cả mọi người đồng nhất, như nhau) - Xấu đều hơn tốt lỏi (tục ngữ)

Những ứng xử văn hóa trong cộng đồng ở Việt Nam còn rất kém. Điển hình trong thời
gian đại dịch Covid 19 ở TP HCM. Mặc dù nhà nước chính quyền nói rất nhiều về sự
nguy hiểm của dịch bệnh trên thông tin đại chúng, đưa ra những văn bản chỉ thị, những
slogan, hình ảnh. Nhưng vẫn còn một số bộ phận người dân không tuân thủ và có hành vi
chống đối. VD: trốn khỏi khu cách ly, ra ngoài không đeo khẩu trang, tụ tập ở công viên,
chống đối người thi hành công vụ khi bị nhắc nhở.

- Và thời gian gần đây có những vấn đề nổi cộm lên là văn hóa ứng xử của các nghệ sĩ
trong giới showbiz, người có ảnh hưởng đến giới trẻ nhanh và nhiều nhất nhưng lại có
chuẩn mực không đúng. Qua sự việc này có rất nhiều nghệ sĩ đã mất đi sự yêu mến tín
nhiệm từ chính những người đã từng rất yêu mến họ. =>Sau khi Bộ quy tắc ứng xử trên
mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành thì Bộ Văn hóa thể thao và Du
lịch đang soạn thảo bộ quy tắc ứng xử của người hoạt động nghệ thuật để thấy được tầm
ảnh hưởng của nghệ sĩ tích cực cũng như tiêu cực đến cộng đồng đặc biệt là giới trẻ.

- Đặc biệt nhất có lẽ là cách ứng xử của thế hệ với cái tên là gen Z, hãy sống văn minh và
đừng mang một thế hệ gen Z ra làm “bia đỡ” cho những hành động thiếu văn hóa của
bạn.

You might also like