You are on page 1of 5

TRƯỜNG THCS VÀ THPT ĐINH THIỆN LÝ

PHIẾU HỌC TẬP

VỊ TRÍ TƯƠNG ĐỐI CỦA ĐƯỜNG THẲNG VÀ ĐƯỜNG TRÒN.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TIẾP TUYẾN CỦA ĐƯỜNG TRÒN

1. Vị trí tương đối của đường thẳng và đường tròn:

Đường thẳng và đường tròn ……………………….

Hình 1

Đường thẳng acắt (O) tại …………… điểm ……………. và ……………….

Đường thẳng ađược gọi là ……………………….. của (O).

Hình 2

Đường thẳng a cắt (O) tại …………………………….điểm.

Đường thẳng a được gọi là …………………………………. của (O), điểm M được gọi là

…………………………...
Hình 3
2. Tiếp tuyến của đường tròn:
Định lý: a là tiếp tuyến của (O) ⇔ ………………………………………………….tại M.

Phương pháp dựng tiếp tuyến từ một điểm A nằm ngoài (O):

B1:
………………………………………………………………………………………………………

B2:
………………………………………………………………………………………………………

LUYỆN TẬP

Bài 1. Ở hình bên dưới, cho biết AB là tiếp tuyến tại B của đường tròn (O). Tính chiều

dài cạnh OA của tam giác ABO


Bài 2. Ở hình bên dưới, cho biết AB là tiếp tuyến tại B của đường tròn (O). Tính bán

kính r của đường tròn (O)

Bài 3. Ở hình bên dưới, biết MB, MC là hai tiếp tuyến của đường tròn (O) tại B, C,

COB  130o . Tính số đo góc CMB

Bài 4. Ở hình bên dưới, AB = 9, BC = 12, AC = 15 và BC là đường kính của đường tròn
(O). Chứng minh AB là tiếp tuyến của đường tròn (O).

Bài 5. Cho tam giác ABC có hai đường cao BD và CE cắt nhau tại H.

a) Chứng minh bốn điểm A, D, H, E cùng nằm trên một đường tròn. Gọi tâm của
đường tròn này là O.

b) Gọi M là trung điểm của BC. Chứng minh ME là tiếp tuyến của (O).

Bài 6. Cho tam giác ABC vuông tại A. Vẽ đường tròn (B; BA) và đường tròn (C;CA)
chúng cắt nhau tại D (D khác A). Chứng minh rằng CD là tiếp tuyến của (B).
Bài 7. Cho tam giác ABC cân tại A, các đường cao AD và BE cắt nhau tại H. Vẽ đường
tròn (O) có đường kính AH. Chứng minh:

a) điểm E thuộc (O).

b) DE là tiếp tuyến (O).

Bài 8. Cho đường tròn (O), A là một điểm nằm trên đường tròn. Dây CD vuông góc với
OA tại trung điểm của OA. Gọi M là điểm đối xứng với O qua A. Chứng minh rằng MC
là tiếp tuyến của (O).

Bài 9. Cho đường tròn (O) đường kính AB. Trên tiếp tuyến tại A của (O), lấy điểm M
bất kì. BM cắt (O) tại C. Vẽ OD vuông góc với BC (D thuộc BC).

a) Chứng minh D là trung điểm BC.

b) Gọi E là trung điểm của MA. Chứng minh EC là tiếp tuyến của (O).

You might also like