You are on page 1of 38

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


---------***--------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2020

Nghiên cứu về sự phân biệt giới tính trong tiếng Pháp

Thuộc nhóm ngành: Ngôn ngữ học

Hà Nội, 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


---------***--------

BÁO CÁO TỔNG KẾT

Nghiên cứu về sự phân biệt giới tính trong tiếng Pháp

ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT GIẢI THƯỞNG

SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2020

Sinh viên thực hiện: Hà Thị Trâm Anh Nam, nữ: Nữ

Dân tộc: Kinh

Lớp/Khoa:Pháp 1 Khoa Tiếng Pháp thương mại Năm thứ: 01/số năm đào tạo: 04

Ngành học: Tiếng Pháp thương mại

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thành Trung Nam, nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp/Khoa:Pháp 1 Khoa Tiếng Pháp thương mại Năm thứ: 01/số năm đào tạo: 04

Ngành học: Tiếng Pháp thương mại

Sinh viên thực hiện: Trần Đăng Thái Nam, nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp/Khoa:Pháp 1 Khoa Tiếng Pháp thương mại Năm thứ: 01/số năm đào tạo: 04

Ngành học: Tiếng Pháp thương mại

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức Mạnh Nam, nữ: Nam
Dân tộc: Kinh

Lớp/Khoa:Pháp 1 Khoa Tiếng Pháp thương mại Năm thứ: 01/số năm đào tạo: 04

Ngành học: Tiếng Pháp thương mại

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Đức An Nam, nữ: Nam

Dân tộc: Kinh

Lớp/Khoa:Pháp 1 Khoa Tiếng Pháp thương mại Năm thứ: 01/số năm đào tạo: 04

Ngành học: Tiếng Pháp thương mại

Nguời hướng dẫn chính: ThS. Nguyễn Thị Hương Thảo

Hà Nội, 2020
Lời mở đầu
Ngay từ thuở nguyên sơ của Trái Đất, vạn vật khi sinh ra đều có giới tính
sinh học riêng của mình, được phân chia rõ ràng qua những biểu hiện về bề
ngoài, về bộ phận, về đặc tính riêng. Không chỉ con người được phân chia giới
tính, mà kể cả động vật và thực vật cũng được phân chia như vậy. Mỗi loài, mỗi
giới đều có nghĩa vụ của riêng mình, rất bình đẳng và công bằng.

Ta đều biết rằng ngôn ngữ là phát minh vĩ đại nhất của con người. Qua
hàng thế kỉ, ta không thể phủ nhận rằng sự phát triển của ngôn ngữ đã mang lại
nhiều tích cực, tạo ra được mối liên kết giữa con người với nhau. Thế nhưng,
không phải mọi ngôn ngữ đều đối xử với các giới một cách công bằng và bình
đẳng. Hiện nay, vẫn còn nhiều ngôn ngữ trên thế giới chịu sự chi phối của
“giới”, mang lại sự bất bình đẳng trong chính ngôn ngữ của mình. Tiếng Pháp
không phải là một ngoại lệ.

Vậy thì sự bình bất bình đẳng trên được thể hiện trong tiếng Pháp như
thế nào? Câu hỏi đó sẽ được giải đáp phần nào qua đề tài này, bằng việc tìm
hiểu từ bất bình đẳng giới, những phương diện mà vấn đề này thể hiện trong xã
hội, về lịch sử, các biểu hiện mặt từ vựng về vấn đề này trong Tiếng Pháp ở các
thời kì qua đó cũng thể hiện phần nào góc nhìn của xã hội đối với chủ đề bình
đẳng giới.

Không chỉ nghiên cứu riêng về phân biệt giới tính trong tiếng Pháp, đề
tài này cũng mở rộng tìm hiểu vấn đề trên qua một số ngôn ngữ khác như Tiếng
Nga, Tiếng Trung,.. qua đó ta có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề bất bình đẳng
giới - một trong những chủ đề luôn được quan tâm ngày nay.

Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài này nên chúng tôi không tránh khỏi một vài
thiếu sót. Mong các bạn và thầy cô góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoàn
thiện hơn. Và chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Pháp, đặc
biệt là cô Nguyễn Thị Hương Thảo đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này.

Xin chân thành cảm ơn!


I.  Đối tượng nghiên cứu:

1. Đối tượng nghiên cứu: tài liệu tiếng Pháp bao gồm ngữ âm học, ngôn ngữ học,
phạm trù ngữ pháp của tiếng Pháp.

2. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứ được sử dụng trong đề tài
này là xuất phát từ thực tế các hiện tượng của ngôn ngữ nói chung để rút ra kết
luận. Các thủ pháp được sử dụng là: Quan sát, miêu tả, đối chiếu, tìm hiểu, rút ra
kết luận
 

II. Lý do lựa chọn đề tài:

Nhận thấy rằng sự phân chia giới tính trong tiếng Pháp, tuy được đề cập tới, thế nhưng
lại chưa được đào sâu để những người học về tiếng Pháp có thể hiểu rõ hơn. Hầu hết
các sách về Ngữ pháp tiếng Pháp cũng chỉ dừng lại ở mức phân biệt giống cái giống
đực qua sự nhận biết về đuôi của từ đó (đa số là danh từ). Vì vậy, việc đưa ra nghiên
cứu về giới tính trong tiếng Pháp sẽ phần nào giảm thiểu được khó khăn cho những
người mới bắt đầu làm quen và có hứng thú với tiếng Pháp.

Bằng cách tìm hiểu sâu hơn về giới tính trong tiếng Pháp, ta mới biết được mình nên
làm gì để giảm thiểu sự phân chia giới tính này, đang thể hiện rõ nhất trong ngôn ngữ -
phát minh gắn liền với sự văn minh của con người, để có thể hòa nhập cùng với xu thế
phát triển của xã hội ngày nay.

Việc tìm hiểu tiếng Pháp sẽ khiến bản thân có cái nhìn mới mẻ và cởi mở hơn, tạo tiền
đề để hiểu sâu hơn về phân chia giới tính ở các ngôn ngữ khác.

III. Mục tiêu của đề tài:

Xuất phát từ những lý do trên, đề tài được đặt ra những mục tiêu như sau:

- Góp thêm một phần nhận thức về sự phân biệt giới tính nói chung; một vấn đề nhức
nhối trong xã hội hiện đại ngày nay.

- Góp thêm một cách nhìn cụ thể về sự phân biệt giới tính trong tiếng Pháp. Cụ thể là:

   +Sự phân biệt trong cấu trúc nội tại của ngôn ngữ .

   +Những biểu hiện về sự kì thị giới tính xuấ hiện trong việc sử dụng ngôn ngữ.

   +Cung cấp được thêm thông tin về xu hướng nữ tính hóa ngôn ngữ trong tiếng
Pháp hiện nay.

Từ đó, để hoàn thành được đề tài nghiên cứu khoa học này, ta cần sử dụng kiến thức
đa ngành, cụ thể là:

- Ngôn ngữ học tiếng Pháp.

- Dẫn luận ngôn ngữ học.

- Ngữ âm từ vựng

  

 
 

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I. Khái niệm

1.1 Khái niệm về giống.

1.1.1 Dựa theo từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên), ta có được định
nghĩa giống như sau:

Nghĩa 7: Từ chỉ giới tính của động vật. Ví dụ: Động vật giống đực. Gà mái là gà thuộc
giống cái.

Nghĩa 8: Là phạm trù nghĩa pháp của danh từ, tính từ, đại từ trong một số ngôn ngữ,
dựa trên sự phân biệt của các giống trong tự nhiên hoặc theo quy ước.

Như vậy, ta có thể kết luận rằng trong ngôn ngữ tiếng Việt thì sự phân biệt giống đực
và cái chỉ xuất hiện trong tự nhiên, theo đặc điểm sinh học của từng loài. Bởi vì tiếng
Việt chúng ta không có sự phân biệt giới tính, thế nên chúng ta không coi đây là một
phạm trù ngôn ngữ.

Khái niệm trong từ điển tiếng Việt là tiền đề để ta so sánh với sự phân biệt giới tính
trong tiếng Pháp.

1.1.2 Trong từ điển tiếng Pháp Larousse, ta có định nghĩa về “genre” như sau:

Tiếng Pháp  Tiếng Việt 

Linguistique: Ngôn ngữ học: 

Catégorie grammaticale fondée sur la Phân chia ngữ pháp dựa theo việc
répartition des noms en deux ou trois phân biệt các danh từ thành hai hoặc
classes (masculin, féminin, neutre) selon un ba lớp (giống đực, giống cái, giống
certain nombre de propriétés formelles trung) theo một số tính chất chính
(genre grammatical) auxquelles on associe (giới tính trong ngữ pháp) mà chúng
le plus souvent des critères sémantiques ta thường liên kết các tiêu chí về mặt
relevant de la représentation des objets du ngữ nghĩa liên quan đến sự thể hiện
monde (genre naturel). của các cá thể tồn tại (giống tự nhiên)

Biologie Sinh học

Ensemble d'êtres vivants, situé, dans la  Là tập hợp các sinh vật sống, được
classification, entre la famille et l'espèce, et xác định, trong sự phân loại, giữa các
groupant des espèces très voisines désignées chủng loài và các loại, và nhóm các
par le même nom latin : nom générique loài rất giống nhau được chỉ định bởi
suivi d'un nom spécifique, propre à l'espèce. cùng một cái tên Latin: tên chung
được theo sau bởi một cái tên cụ thể
cho những giống loài: tên mang tính
“giới tính” tạo ra bởi một cái tên đặc
thù, cá nhân của loài.

Từ những dữ liệu trên, ta có thể phần nào xác định được rằng trong sự hình thành từ
vựng, giống (genre) đóng vai trò thứ yếu nhưng không thể thiếu. Vậy “giống” được
hình thành như thế nào? Về cơ bản, chúng ta có thể thiết lập như sau:

“Giống” không được hình thành một cách ngẫu nhiên nhưng cũng không theo một quy
chuẩn nào. Nó là kết quả của sự cân bằng giữa nhiều yếu tố: hình thức, âm học, âm vị
học, cú pháp, từ vựng, ngữ nghĩa, … - tùy theo thời đại và phương thức hình thành.
Chúng ta sẽ không bình luận về phương thức này ở đây, nhưng do vấn đề này được
dành cho sự hình thành từ vựng và hậu quả của chúng đối với việc cân bằng giới tính
trong ngôn ngữ. Vậy nên, dường như ta phải thừa nhận rằng, tiếng Pháp gần như cân
bằng giữa giống đực và giống cái.

1.2 Khái niệm về sự bất bình đẳng giới.

1.1.1 Theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền của Liên Hợp Quốc ngày 18 tháng
9 năm 1997, ta có khái niệm về Bình đẳng giới như sau:
“Đưa ra quan điểm về giới là quá trình đánh giá các tác động đối với phụ nữ và nam
giới trong bất kỳ hành động có kế hoạch nào, bao gồm luật pháp, chính sách hoặc
chương trình, trong tất cả các lĩnh vực và ở mọi cấp độ. Đó là một chiến lược để làm
cho các mối quan tâm và kinh nghiệm của nam giới và nữ giới một khía cạnh không
thể thiếu trong xây dựng, thực hiện, giám sát và đánh giá các chính sách và các chương
trình trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội để phụ nữ và nam giới được
hưởng lợi như nhau và hạn chế sự bất bình đẳng giới . Mục tiêu cuối cùng là đạt được
sự bình đẳng giới.”

1.1.3 Còn Từ điển tiếng Anh Oxford, tái bản lần thứ 6 có đưa ra khái niệm về
sự Phân biệt giới tính như sau (đã rút gọn):

“Phân biệt giới tính hay kỳ thị giới tính (tiếng Anh: sexism), một thuật ngữ xuất hiện
giữa thế kỷ 20,  là một dạng niềm tin hay thái độ cho rằng một giới là hạ đẳng, kém
khả năng và kém giá trị hơn giới còn lại. Thuật ngữ này hầu như được dùng để ám chỉ
sự thống trị của nam so với nữ. Cuộc đấu tranh chống lại sự phân biệt giới tính, mà
trung tâm là phong trào nữ quyền diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và không chỉ
dành riêng cho nữ.”

1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Ở Việt Nam, sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ cũng được đề cập. Xin nêu một số tác
giả: 

- Cẩm Tú Tài: Luâ ̣n văn thạc sĩ Nhìn nhâ ̣n văn hóa Trung Hoa qua biểu hiê ̣n bất bình
đẳng giới tính trong từ vựng tiếng Hán và chữ Hán, 2004.

- Hoàng Thị Yến: Bài viết Về nhóm danh từ chỉ quan hê ̣ thân tô ̣c trong tiếng Hàn đăng
trên tạp chí Ngôn ngữ số 12-2002.

- Đặc biệt phải kể tới bốn bài viết của tác giả Trần Xuân Điê ̣p trên tạp chí Ngôn ngữ số
6, 9 năm 2001 và số 3, 11 năm 2002. 

IV. Biểu hiện của bất bình đẳng giới trong tiếng Pháp:

1.1 Giống (ngữ pháp)

Là một dạng cụ thể của “lớp danh từ”, giống khía cạnh khác như tính từ, đại từ, động
từ. Hệ thống này được dùng trong ¼ của thế giới. Trong dạng này, các danh từ mang
“một giá trị của phạm trù ngữ pháp” gọi là giới tính. Theo định nghĩa: “giới tính là
các lớp danh từ được phản ánh trong hành vi của các từ liên quan”
Phân chia giới tính bao gồm nam tính, nữ tính trung tính, vô tri. Trong vài ngôn ngữ,
giới tính được xác định bởi mặt sinh học, nhân văn, hoặc hoạt hình. Tuy nhiên hầu hết
các ngôn ngữ sự phân chia này chỉ có một phần giá trị và nhiều danh từ có thể thuộc về
một loại giới tính trái ngược với nghĩa của chúng (ví dụ : tên của nam có thể mang giới
tính là nữ), trong trường hợp này, việc gán giới tính có thể bị ảnh hưởng tới hình thái
hoặc âm vị học của danh từ.

1.4 Biểu hiện

1.1.1 Trong cuộc sống

Theo chúng tôi, sự bất bình đẳng giới trong tiếng Pháp có được qua những biểu hiện
sau:

- Các từ ngữ chỉ nghề nghiệp thường chỉ có giống đực chứ không có giống cái. Dù
người làm nghề đó là nữ thì tên nghề nghiệp cũng không hề thay đổi, vẫn giữ nguyên
mà không đổi sang thành từ giống cái.

- Tính đại diện của giống đực.

- Tính ưu tiên của giống đực đối với ngôn ngữ.

- Trong hôn nhân, khi người nam và người nữ trở thành vợ chồng với nhau thì họ của
người vợ sẽ bị đổi thành họ của người chồng. Thậm chí nếu người chồng chấp nhận
mang họ của cả hai trong cùng tên của họ, nối bằng một dấu gạch ngang, thì người
chồng vẫn sẽ cảm thấy xấu hổ và bị hạ thấp.

- Có sự mập mờ trong cách dùng các từ chỉ đàn ông và đàn bà ở các độ tuổi khác nhau.
Ví dụ, từ “homme” chỉ đàn ông thì cũng có thể dùng để chỉ người nói chung (mang
tính đại diện). Xét về mặt từ nguyên, ta thấy “homme” thật ra được bắt nguồn từ homo
có nguồn gốc từ tiếng la-tinh, cũng mang nghĩa là “loài người”. Nhưng so với từ chỉ
giới tính nữ thì chỉ có femme. Chúng tôi cho rằng đó là sự mất cân đối trong giới tính
ngôn ngữ tiếng Pháp

Êtres humains Nom commun Adjectif Nom d’essence

(Người) (Danh từ chung) (tính từ) (Danh từ chỉ tính chất)

Tous Hommes/êtres humains Humain Humanité

(Tất cả)

Masculins Hommes Masculin Masculinité

(giống đực)

Féminins Femmes Féminin Féminité


(Giống cái)

1.1.4 Trong lịch sử:

Trong nhiều thế kỷ, nhiều nhà ngữ pháp đã đưa ra tuyên bố nhằm thiết lập ưu việt của
nam tính. Dưới đây là một số ví dụ nổi tiếng:

- Thomas Wilson, 1553 : "Chúng ta hãy giữ gìn trật tự tự nhiên bằng cách đặt người
đàn ông trước người phụ nữ, dưới danh xưng là một cách ứng xử đúng đắn.”

- John Brinsley, 1612 : “Danh từ nam tính cao quý hơn là danh từ nữ tính.”

- Claude Favre de Vaugelas, 1647 : "Vì một lý do dường như là phổ biến đối với tất cả
các ngôn ngữ mà giới tính nam cao quý nhất phải chiếm ưu thế khi nam tính và nữ tính
đặt cạnh nhau.”

- Dominique Bouhours, 1676 : "Khi hai giới gặp nhau, nam tính cao quý hơn và chiếm
ưu thế.”

- Nicolas Beauzée, 1767 : “Giống đực được coi là cao quý hơn giống cái, vì sự vượt
trội của nam so với nữ. "

Sự thống trị về mặt ngữ pháp của giống đực trong tiếng Pháp thường tạo ra xung đột.
Một Uỷ ban đã được thành lập vào năm 1984 để nữ hóa các chức danh nghề nghiệp
nhằm ghi nhận số lượng ngày càng tăng những người phụ nữ làm việc trong các ngành
nghề do nam giới thống trị theo truyền thống. Những khuyến nghị của nó bị phản đối
rộng rãi đến mức chính phủ Pháp đã không bắt buộc phải áp dụng việc nữ hóa các
chức danh nghề nghiệp mãi cho đến năm 1998.

Thế nhưng điều này dường như lại vấp phải sự phản đối không hề nhỏ từ các bộ phận
chính quyền và từ chính công dân Pháp. Học viện Pháp ngữ (bao gồm chủ yếu các
thành viên nam giới), được thành lập bởi Đức hồng y Richelieu năm 1635, đã cảnh báo
rằng “sự sai lạc” này sẽ tạo ra “một sự bối rối tới mức ngôn ngữ trở nên không thể đọc
nổi” và cho phép các ngôn ngữ khác “lợi dụng cơ hội để chiếm ưu thế” trước tiếng
Pháp. Thủ tướng Pháp Édouard Philippe đã phải lên tiếng yêu cầu các bộ trưởng
“không sử dụng cái được gọi là ngôn ngữ trung tính trong các văn bản chính thức”.
Chúng ta sẽ đi sâu hơn về vấn đề này trong phần sau.
 

CHƯƠNG 2:
TÌM HIỂU VỀ CÁCH THỨC DIỄN ĐẠT GIỐNG TRONG TIẾNG PHÁP
 
Như đã nói ở Chương 1, giống trong tiếng Pháp là một phạm trù ngôn ngữ quan trọng,
hoặc mang giống đực, hoặc mang giống cái. Thế nhưng ở đây, chúng tôi xin được
nhấn mạnh về việc giống đực chiếm ưu thế nhiều hơn so với giống cái.
Để làm rõ hơn nhận định này, chúng tôi sẽ nhận định ưu thế này tại chương 2.
 

I. Danh từ

1.1 Danh từ tiếng Pháp có hai giống:

- Giống đực (le masculin)

- Giống cái (la féminin)

Ngoài ra, ta có các mạo từ đi kèm

- Giống đực số ít: un, le

- Giống cái số ít: une, la

Tuy nhiên, những danh từ chỉ bất động vật hoặc khái niệm trừu tượng thường chỉ có
một giống.

Ví dụ:

Giống đực: Le visage (cái mặt)

                    Le chapeau (cái mũ)

Giống cái: Le valise (cái va- li)

                   La table (cái bàn)


 

Về mặt ý nghĩa, người ta phân biệt danh từ ra làm 4 loại:

- Nom commun (Danh từ chung) và Nom propre (Danh từ riêng)

- Nom concret (Danh từ cụ thể) và Nom abstrait (Danh từ trừu tượng)

- Nom individuel (Danh từ cá thể) và Nom collectif (Danh từ tập hợp)

- Nom comptable (Danh từ đếm được) và Nom non comptable (Danh từ không đếm
được)

1.2 Giống tự nhiên

Nhìn chung, giới của danh từ chỉ người sẽ tương ứng với giới tính của người đó.

Un cadidat (một nam thí sinh) Une candidate (một nữ thí sinh)

Un avocat (một nam luật sư) Une avocate (một nữ luật sư)

Un acheteur (người mua hàng nam) Une acheteuse (một người mua hàng nữ)

 
Quy tắc chung: Giống cái = giống đực + đuôi “e”
 
Quy tắc riêng: Khi chuyển sang giống cái, danh từ:
      1.  Thêm e và có thay đổi ít nhiều phần cuối từ.
a)  -er, -ier đổi thành -ère, -ière
                        Ví dụ : Un berger, une bergère => Một người chăn cừu
                                    Un ouvrier, une ouvrière => Một công nhân
b)  -en, -ien, -on đổi thành -enne, -ienne, -onne.
                       Ví dụ : Un lycéen, une lycéenne => Một học sinh trung học
                                   Un gardien, une gardienne => Một người coi giữ (gác)
                                   Un patron, une patronne => Một người chủ

Ghi chú: Danh từ tận cùng bằng an thì chỉ thêm e theo quy tắc chung, trừ hai từ là
Jean và paysan thì phải thêm ne.

                             Ví dụ : Un artisan, une artisane => một người thợ thủ công

                                         Un partisan, une partisane => một người du kích

                                         Un courtisan, une courtisane => một người cận thần

                     
c)   Et đổi thành ette:

       Ví dụ : Le cadette, la cadette => con thứ, em trai, em gái

Ngoại lệ:

   Un préfet, une préfète => Tỉnh trưởng (ở Pháp)

Ghi chú: Danh từ tận cùng bằng at, ot thì chỉ cần thêm e, theo quy tắc chung, trừ các
từ chat, sot, linot thì phải thêm te

Ví dụ : Un candidat, une candidate => một thí sinh

      Un avocat, une avocate => một luật sư

                                      Un chat, une chatte => một con mèo

       Un sot, une sotte => một người khờ dại

                         Un linot, une linotte => một con (chim) hồng tước

d)   -et, -eau đổi thành -elle:

Ví dụ : Le colonel, la colonelle => ông (bà) đại tá

                   Le jumeau, la jumelle => anh (chị) em sinh đôi

e)   -x đổi thành -se:

                              Ví dụ : Un veuf, une veuve => một người góa vợ, một người góa
chồng

f)    Đặc biệt

        Ví dụ : Un loup, une louve => một con chó sói đực, một con chó sói cái

Un métis, une métisse => một người lai

      2.  Thay đổi hẳn phần cuối từ

      a) -eur đổi thành -euse:

Ví dụ : Un vendeur, une vendeuse => một người bán hàng

Un danseur, une danseuse => một vũ công

Ngoại lệ: một số được đổi thành đuôi -ersse


Ví dụ : Un pécheur, une pécheresse => một người phạm tội

    Le vergeur, la vengersse => một người báo thù

       Ngoại lệ khác:

Un muneur, une mineur => một người vị thành niên

b) -teur đổi thành -teuse, -trice:

                   Ví dụ : Un acheteur, une acheteuse  một khách mua

        Le directeur, la directrice  Giám đốc, hiệu trưởng

                                     Un acteur, une actrice Một diễn viên

Ngoại lệ:

Un enchanteur, une enchanteresse : Một người quyến rũ

Trường hợp đặc biệt:

Un ambassadeur, une ambassadrice  Một ông (bà) đại sứ

                     Une chanteuse Một người ca hát

                           Un chanteur, Une chantrice: Một danh ca

c) Một số danh từ tận cùng bằng -e đổi thành -esse:

Un poète Une poétesse Một nhà thơ

La maître La maîtresse Ông (bà) chủ nhà, giáo viên

Un Une princess Một hoàng tử (công chúa)


prince

Un tigre Une tigresse Một con hổ đực (cái)

Une âne Une ânesse Một con lừa đực (cái)

 
Trường hợp đặc biệt:

Un Une abbesse Một tu viện trưởng


abbé

Un duc Un duchesse Một công tước

Un dieu Une déesse Một vị thần

Un pair Une pairesse Một đại thần; một nhà quý tộc

      3.  Hình thái đặc biệt: Khi danh từ chuyển sang giống cái:

      a)  Danh từ chỉ người

Un Une compagne Một người bạn đồng hành


compagnon

Un copain Une copine Một người bạn đời

Une favori Une favorite Một người được sủng ái

Un gouverneur Une gouvernante Một quản gia

Un héros Une héroïne Một anh hùng

Un neuve Une nièce Một người cháu

Le roi Le reine Vua, hoàng hậu


Un serviteur Une servante Người đầy tớ

Un speaker Une speakerine Phát thanh viên

         b)  Danh từ chỉ động vật

Le canard La cane Con vịt đực (cái)

Le La dine Con gà tây trống (mái)


dindon

Le mulet La mule Con la đực (cái)

          4. Danh từ giống đực sang giống cái dùng từ hoàn toàn khác: 

L’homme La femme Đàn ông, đàn bà

Le mari La femme Chồng, vợ

Le La bru Con rể, con dâu


gendre

Le coq La poule Gà trống, gà mái

Le cheval La jument Ngựa đực, ngựa cái

Le bouc La chèvre Dê đực, dê cái


Un jars Une oie Ngỗng đực, ngỗng cái

          5. Một số danh từ chỉ người chỉ có một giống

Ở phần này, chúng ta có thể thấy rằng sự đại diện của giống đực trong tiếng Pháp
chiếm phần lớn hơn cả

1. Danh từ giống đực (chỉ nam giới) nhưng có thể dùng cả cho phụ nữ:

Ministre Bộ trưởng

Auteur Tác giả

Écrivain Người chiến thắng

Vainqueur Người chiến thắng

Médecin Y sĩ, bác sĩ, thầy thuốc

Professeur Giáo sư, giáo viên

Témoin Người làm chứng

Successeur Người thừa kế

Đôi khi người ta viết: Une femme acteur: một nữ tác giả

1.5 Danh từ giống cái chỉ dùng cho phụ nữ (không dùng cho nam giới)
Une Phụ nữ làm nghề giặt quần áo
lavandière

Une modiste Người làm hoặc bán các loại mũ cho phụ nữ

 Một số danh từ có cả hai giống, nhưng với nghĩa khác nhau, ví dụ:

Danh từ Ở giống đực Ở giống cái

Aide Un aide = người giúp việc Une aide = sự giúp đỡ

Crêpe Le crêpe = hàng cờ rếp Une crêpe = bánh tráng,


bánh xèo

Manche Le manche = chuôi, cán La mance = ống tay áo

Mémoire Un mémoire = hồi ký La mémoire = ký ức, trí


nhớ

Vapeur Un vapeur = tàu biển chạy hơi nước La vapeur = hơi nước

Amour Amour = tình thương yêu nói chung (amour ở số  


ít và amours ở số nhiều đều thuộc giống đực)
 
Amour = tình yêu nam nữ (khi ở số ít thì thuộc
giống đực)  

Amours = tình yêu nam


nữ (khi ở số nhiều thì
thuộc giống cái)

Gens Những người (thường dùng ở số nhiều): ở giống Ở giống cái nếu đứng
đực nếu đứng trước một adjectif hoặc đứng sau ngay sau một adjectif
một adjectif nhưng có một từ khác chen vào giữa

Trên đây là những cách biến đổi danh từ từ giống đực sang giống cái được coi là phổ
biến trong tiếng Pháp. Để học thuộc được những quy tắc nêu trên là rất khó, cần có
một thời gian luyện và học tập lâu dài, thậm chí những quy tắc này còn khá khó đối
với người bản ngữ.

Ta dễ dàng thấy rằng với cấu tạo danh từ tiếng Pháp được tạo ra bởi một trong
ba yếu tố sau: hậu tố, chuyển loại, từ ghép. Trong số đó, danh từ hóa bằng hậu tố là
một cách làm rất thông dụng. Như đã nói ở trên, ta biết tiếng Pháp bắt nguồn từ tiếng
Latinh mà trong đó đại đa số danh từ phát sinh đều là giống cái. Giống cái vẫn thường
được coi như có sự ‘gắn bó’ với các khái niệm trừu tượng. Nhưng khi chuyển sang
tiếng Pháp thì lại có nhiều thay đổi cho phú hợp với tư tưởng và văn hóa của Pháp.
Michael Roché đã nhận xét: “Khó có thể tách ra được những từ phát sinh hoàn toàn
“trừu tượng” với cùng một hậu tố, và nhiều khi cùng một số từ, đều có khả năng diễn
tả hành động và kết quả của hành động, hoạt động và nơi xảy ra hoạt động đó, và nếu
xét tổng thể các từ phát sinh, người ta thấy rằng các từ giống đực vẫn chiếm ưu thế.”

V. Tính từ   

Tính từ chỉ phẩm chất

Tính từ chỉ phẩm chất là loại tính từ chỉ tính chất, trạng thái, đặc điểm của sự vật.
Tính từ bổ nghĩa cho danh từ nào thì theo giống của danh từ ấy

Quy tắc chung: Giống đực + e = Giống cái

Chú ý:

1. Nếu ở giống đực đã tận cùng bằng e thì chuyển sang giống cái không biến đổi

Une jeune étudiante Một nữ sinh viên trẻ

Une jeune fille    Một thiếu nữ

Ngoại lệ: traître (phản bội) =>   traîtresse

2. Nếu ở giống đực đã tận cùng bằng một nguyên âm (ngoài nguyên âm e) thì khi
chuyển sang giống cái, thêm e nhưng phát âm không thay đổi:

Un ciel bleu Bầu trời xanh


Un robe bleu Một chiếc áo dài xanh

3. Nếu giống đực đã tận cùng bằng một phụ âm thì khi chuyển sang giống cái thêm e
vào và:

a)       Phát âm không thay đổi:

Un conseil amical Một lời khuyên chân tình

Une lettre amical Một bức thư tình

b)      Phát âm thay đổi do phụ âm được đọc lên:

Un petit Một làng nhỏ


village

Une petite ville Một thành phố


nhỏ 

1.2            Quy tắc riêng:

Tính từ tận cùng bằng l, n, t, s, x, f, c, eur…

1. Tính từ tận cùng bằng l, n biến đổi bằng cách nhân đôi phụ âm tận cùng rồi thêm e

Cruel, cruelle                         Tàn ác

Pareil, pareille Giống nhau


Nul, nulle  Vô giá trị

Chú ý: Tính từ tận cùng bằng in, ain, ein, un, an thì vẫn theo quy tắc chung

Voisin, voisine  Láng giềng

Plein, pleine Đầy

Ngoại lệ: Malin, maligne =>   Tinh quái, ác tính

Chú ý: Các tính từ tận cùng bằng in, (ain, ein), un, an thi vẫn theo quy tắc chung:

Voisin, voisine Láng giềng

Plein, pleine Đầy

Africain, africaine  Thuộc châu Phi

Ngoại lệ: Các tính từ tận cùng bằng et đổi thành ette:

Muet, muette => Câm

Ngoại lệ: 9 tính từ sau dây đổi et thành ète:

Complet, complète Hoàn toàn

Incomplet, incomplète Không hoàn toàn


Concret, concrète  Cụ thể

Désuet, désuète Cũ rích

Discret, discrète  Kín đáo

Indiscret, indiscrète Thiếu kín đáo

Inquiet, inquiète Lo âu

Replet, replète Béo, mập

Secret, secrète Bí mật

Các tính từ tận cùng bằng at, ot thì vån theo quy tắc chung:

Délicat, délicate Tế nhị

Idiot, idiote Ngu ngốc

Trừ một số nhỏ tận cùng bằng ot đổi thành otte.

Sat, sotte Khờ dại

Pâlot, pâlotte  Hơi xanh xao

Maigriot, maigriotte Hơi gầy


Vieillot, vieillotte Hơi già, có vẻ già

 Các tính từ tận cùng bằng phụ âm s nói chung, theo quy tắc chung:

Mauvais, mauvaise  Xấu

 Nhưng có một số ít phải nhân đôi s rồi thêm e:

Bas, basse Thấp, thấp hèn

Las, lasse  Mệt mỏi

Épais, épaisse Dày 

2. Adjectif tận cùng bàng x, f, c thì biến đổi phụ âm cuối:

1. Đổi x thành se:

Heureux, Sung
heureuse  sướng

Jaloux, jalouse Ghen tị

Ngoại lệ: Roux, rousse =>               Hung đỏ

Doux, douce    =>              Dịu dàng

b)      Đổi f thành ve:

Neuf, neuve Mới


Bref, brève Ngắn, gọn

c)       Đổi c thành que:

Public, publique Công cộng

Caduc, caduque Già yếu

 Chú ý:

Grec, grecque Thuộc Hy


Lạp

Blanc, Trắng
blanche

Franc, franche Thẳng thắn

Sec, sèche  Khô, khô ráo

3. Một số tính từ chuyển sang giống cái bằng cách biến đổi âm tiết cuối của tính từ
giống đực

a)       er đổi thành ère:

léger, légère nhẹ

fier, fière        tự hào


      

b)       gu đổi thành guë:

Aigu, aiguë nhọn

ambigu, ambiguë mơ hồ, không rõ ràng

       

c)       eur đổi thành euse:

travailleur, travailleuse chăm chỉ

  

eur đổi thành eure:

antérieur, antérieure trước

         

eur đổi thành rice:

créateur, créatrice sáng tạo

 eur đổi thành eresse:


enchanteur, enchanteresse làm say đắm

             Ngoại lệ: 

sauveur, salvatrice (đôi khi sauveuse) cứu sống

vainqueur, victorieuse (không có từ vainqueuse)  chiến thắng

      

d)  Các tính từ beau (đẹp), nouveau (mới), jumeau (sinh đôi) fou (điên), mou
(mềm), vieux (già), đối sang giống cái thành belle, nouvelle, jumelle, folle,
molle, vieille. Những tính từ này ở giống đực cũng biến đổi khi đứng trước h
câm hoặc nguyên âm:

un bel avenir một tương lai đẹp đẽ

un nouvel habit một cái áo mới

un fol espoir một hy vọng điên cuồng

un mol oreiller một cái gối mềm

un vieil ami một người bạn lâu năm

   

Riêng jumeau bao giờ cũng đứng sau danh từ: un frère jumeau, une soeur jumelle
 

e)       Trường hợp cá biệt:

favori, favorite được yêu chuộng

coi, coite im, lặng thinh

1.6 Một số tính từ chỉ có một giống: 

1. Các tính từ chỉ dùng với danh từ giống đực:

un nez aquilin   mũi quặp, mũi diều hâu

un homme fat người hợm hĩnh

des yeux pers mắt màu xanh lục

les marais salants đổng muối

un hareng saur cá mòi xông khói

2. Các tính từ chỉ dùng với danh từ giống cái:

la soie grège  tơ sống

une porte cochère cổng chính


une accorte personne con người dễ thương

rester bouche bée há hốc miệng ra

ignorance crasse dốt đặc

un femme enceinte phụ nữ có thai

1.7 Các tính từ có một dạng viết cho cả hai giống:

Chic bảnh, tốt

Grognon    càu nhàu

Kaki màu kaki, vàng nâu

Châtain màu hung đỏ

Marron màu hạt dẻ

, v.v...

Tuy vậy, hiện nay grognon và châtain có thể biến đổi ở giống cái:

une humeur grognonne  =>      tỉnh khí nóng nảy

une barbe châtaine =>             bộ râu màu hung đỏ

Chú ý:
1. Grand (to, lớn) ở giống cái cũng viết và đọc như ở giống đực trong một số
trường hợp:

la grand-mère =>        bà (sinh ra bố, mẹ)

grand-route =>           đại lộ, đường lớn

2. Fort (khỏe, mạnh) có thể biến đổi hoặc không biến đổi trong câu tiếng Pháp
hiện đại.

VI. Động từ

Từ loại này có hai điều cần lưu ý:

1. Các động từ trong tiếng Pháp đều phải được chia theo đúng quy tắc đã nêu sẵn,
và điều này không có ngoại lệ. Hầu hết các sách giáo khoa tiếng Pháp hay sách dạy
tiếng Pháp đều có những động từ cụ thể để nêu lên ví dụ. Cách chia được thực hiện với
các đại từ nhân xưng je, tu, il/elle, nous, vous ils/elles. Nhưng từ năm 1980 trở về
trước thì hầu hết các sách và từ điển cho cách chia ở ngôi thứ ba với đại từ il và ils (hai
đại từ nhân xưng thuộc giống đực) , hai từ này coi như đại diện cho elle và elles (hai
đại từ nhân xưng thuộc giống cái). Ngày nay, trước sự đấu tranh đòi bình đẳng nam
nữ, các sách đã cho thêm đại từ giống cái, nhưng chúng vẫn luôn phải đi sau đại từ
giống đực.

2. Các câu nói mà chủ ngữ vô nhân xưng. Đặc biệt là trong tiếng Pháp thì động từ,
yếu tố nòng cốt của câu, chủ ngữ luôn phải được đi kèm theo nó, dù đó là chủ ngữ
thực hay ảo. Trong câu ví dụ sau:  “je travaille; le temps passe”, 'je', 'le temps' là chủ
ngữ thực bởi vì chúng chi hai thực thể đang tồn tại (tôi và thời gian). Thế nhưng, chủ
ngữ ảo lại tồn tại trong một loạt các cấu trúc vô nhân xưng:

- Nói về sự tồn tại:

 Il y a un chat derrière la poste => Có một con mèo phía sau bưu điện;

 - Nói về sự bắt buộc:

Il faut étudier =>  Phải học tập.

- Nói về thời tiết:

 Il pleut =>       Trời mưa;

Il fait chaud =>    Trời nóng.

- Nêu một hành động mà chủ thể không được nhắc tới cụ thể:
Il est conseillé de partir sans elle  =>           Nên đi không có nó

Trong các cấu trúc này, chủ ngữ đều là đại từ « il », giống đực ; các tính từ và
phân từ quá khứ (participe passé) cũng được dùng ở giống đực.

Như vậy sự nổi trội của giống đực không chi xuất hiện trong từ vựng mà còn chi
phối cả hệ thống ngữ Pháp.
CHƯƠNG 3:

NHỮNG CÁCH GIẢI QUYẾT SỰ PHÂN BIỆT GIỚI TÍNH TRONG TIẾNG
PHÁP TỪ XƯA TỚI NAY

Những cuộc đấu tranh trên giấy bút luôn tốn nhiều công sức và trí tuệ hơn, tuy nhiên,
điều gì đến cũng phải đến, cộng đồng nói tiếng Pháp bắt buộc phải cùng nhìn về một
hướng để giữ gìn sự ôn hoà đến từ cả hai giới tính. Mặc dù vậy, không phải ai cũng
ủng hộ những cải cách mới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

  

I. Ở Pháp

Ở Pháp, một hình thức mới về các từ đã được hình thành. Nó được gọi là VIẾT
GỘP. Như đa số các danh từ chỉ người tiếng Pháp, việc phân chia giới tính là có tồn
tại. Tuy nhiên, khi nói ở số nhiều, người ta lại sử dụng các danh từ giống đực nhiều
hơn cả. Ví dụ: Người Đọc sẽ là Lecteur (Giống đực), Lectrice (Giống cái) và Lecteurs
(Số nhiều thường gặp). Do đó, việc viết gộp ra đời để giải quyết vấn đề về giới tính
trên. Với ví dụ được nêu ra chúng ta sẽ có thêm từ  « lecteur·rice·s » được ngăn cách
bởi các dấu chấm để giải quyết sự cân bằng về giới tính.

Vào năm 2017, một nhà xuất bản tại Pháp đã phát hành một quyển sách giáo khoa
trung tính (cân bằng về giới tính) sự đưa vào hình thức viết gộp cho trẻ em lớp 3. Việc
này khiến nhiều nhà triết học và tri thức đã phản đối vì theo họ, đây gọi là phong trào
nữ quyền dưới lớp vỏ là khoa học về ngôn ngữ. Hơn nữa, việc sử dụng những đứa trẻ
như là chuột bạch cũng không được ủng hộ. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục Pháp
Jean Michel Blanquer cũng nhận định rằng: “Ngôn ngữ là sườn phát triển của trẻ em,
việc biến tấu nó với mọi lí do là điều không được khuyến khích.”

Viện hàn lâm Pháp, hội đồng cao nhất xử lý những vấn đề về tiếng Pháp, đã phát
biểu rằng việc thêm vào những cấu trúc phức tạp mới sẽ gây ra sự bất đồng trong ngôn
ngữ, gây ảnh hưởng đến cách ngôn ngữ thể hiện. Và quan trọng hơn là ảnh hưởng đến
sự liên kết trong Cộng đồng các nước nói tiếng Pháp. Nhưng thực tế rằng, “Pháp đứng
ngoài cuộc so với các nước khác với sự bảo thủ của mình về việc nữ hóa.” Giáo sư
Tiếng Pháp Elizabeth Dawes của Đại học Laurentian nhận định. Canada đã bắt đầu đặt
vấn đề về nữ hóa các từ nghề nghiệp từ đầu những năm 1979, và Thụy Sĩ và Bỉ cũng
theo sau lần lượt vào năm 1991 và năm 1994.

      Với những hành động không có được sự ủng hộ, việc biến đổi một ngôn ngữ về
mọi khía cạnh dường như là một điều không tưởng. Nếu Pháp nghiêm túc về vấn đề
bình đẳng giới tính, có lẽ đã có nhiều cách hiệu quả hơn so với việc viết gộp hiện tại.

VII. Ở Canada
 Từ tháng 6/2010 FQPN (Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Quebec) đã thông qua kế
hoạch 3 năm (2010-2013) nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ, cộng đồng LGBT trong
các vấn đề về sức khỏe, sinh sản và đặc biệt là trong tiếng Pháp mà người Quebec sử
dụng.

Theo kế hoạch này thì mọi bài báo, văn bản trên các phương tiện thông tin (báo
mạng, các văn bản trên web, báo facebook) đều phải tuân thủ các quy tắc. Ngoài ra
FQPN (Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Quebec) còn khuyến khích các tổ chức khác áp
dụng những quy tắc này để cùng chống lại sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ

Các quy tắc trong kế hoạch bao gồm: 

1.1 Sử dụng những cụm từ áp dụng được cho cả 2 giống

Đây là những cụm có thể dùng mà không cần phân biệt giống đực/cái,
giúp người đọc dễ dàng hiểu văn bản đặc biệt là các loại văn bản nói (radio, ..) 

VD: Thay vì dùng docteur (bác sĩ nam) và doctoresse (bác sĩ nữ) thì ta
dùng personnel soignant (nhân viên chăm sóc sức khỏe)

1.8 Sử dụng những dấu hiệu chỉ sự tiếp nối :

Điều này giúp tăng sự liền mạch cho bài viết bằng cách sử dụng dấu “ . ”
hay “*” thay vì sử dụng dấu ngoặc đơn “()”, dấu phẩy hay gạch ngăn cách

VD: le.la participant.e (nam/ nữ tham dự) thay vì le (la) participant(e) như
các văn bản tiếng Pháp ở Châu Âu

1.9 Hợp giống/ số theo vị trí

Trong lịch sử, tiếng Pháp có cho phép hợp giống/số của tính từ và trạng từ
theo danh từ gần nhất đứng trước. Nhưng tới thế kỷ 17 thì các viện ngôn ngữ
Pháp cho ra quy luật “masculin l’emporte’’ (giống đực chiếm ưu thế). Ngày
nay, cơ quan ngôn ngữ Pháp ở Quebec đã cho phép hợp giống theo vị trí
nhưng họ không khuyến khích làm điều này

VD: Gaston et Marie sont contentes d’avoir un enfant (Gaston và Marie rất vui
khi có con)

      Trong câu này, tính từ  “content’’ (vui)  hợp giống theo danh từ gấn nhất
“Marie’’ (tên phụ nữ) thành “ contentes “ thay vì “ contents ” theo tiếng Pháp
tiêu chuẩn

1.10 Nữ giới hóa các nghề nghiệp


Theo điều này, ta sử dụng các hậu tố chỉ giống cái (esse,ice,...) để tạo ra
các từ mới để chỉ người lao động nữ

VD: 

Maire Ông thị trưởng Mairesse Bà thị trưởng


Auteur Tác giả nam Autrice Tác giả nữ

Nếu có thể và phù hợp, tác giả có thể chỉ rõ rằng bài viết này chỉ dành cho độc
giả nữ hoặc dành cho phần lớn là độc giả nữ

 Ngoài ra còn có các quy luật về từ vựng chỉ giới tính hoặc từ bị phân giống mà
không thể được thay bằng cụm từ dễ hiểu

Đối với các nhóm từ này, FQPN(Tổ chức kế hoạch hóa gia đình Quebec)
khuyến khích sáng tạo ra các từ mới. 

Các từ ngữ chỉ bộ phận sinh dục có thể biến thành các từ không có giống, khái
niệm “sexe biologique” (giới tính sinh học) trên giấy tờ đục chuyển thành “sexe
assigné à la naissance’’ (giới tính lúc sinh ra)

Các điều luật ủng hộ bình đẳng giới trong tiếng Pháp

Trong cuốn “Le langage non sexiste: un autre pas vers l’égalité entre les femmes et
les hommes” của hội đồng Montreal, các luật đã được áp dụng để hạn chế sự phân biệt
giới tính trong tiếng Pháp bao gồm:

- Việc nữ tính hóa điển hình bao gồm cả việc tạo ra hình thức của giống cái cho các
danh từ chỉ nghề nghiệp (vốn trước kia chỉ sử dụng giống đực)

Ví dụ:

- Un aîné, une aînée (anh cả, chị cả)

- Un conseiller, une conseillère (cố vấn)

- Un superviseur, une superviseuse (giám sát viên)

- Un procureur, une procureure (người đại diện)

- Un administrateur, une administratrice (người quản lý)

Danh sách các từ nữ tính hóa phía trên được tổng hợp từ Titres et fonctions au féminin
(1986) và le guide Au féminin (1991)
Việc dùng giống cái ở các chức vụ trở nên khá phổ biến trong cuộc sống nghề nghiệp,
điều này dần trở nên rất phổ biến. Thế nhưng trong những văn bản chính thức, nhìn
chung người ta vẫn nhìn nhận sự đại diện của giống đực. Điển hình cho sự đòi hỏi bình
đẳng giới này là sự xuất hiện của từ mang giới tính chung (épicène).

VIII. Ở Bỉ

Sau cuộc Cách mạng tháng 9.1830, Nhà nước Bỉ độc lập đã thông qua Hiến pháp đầu
tiên, trong đó quy định quyền tự do sử dụng ngôn ngữ. Tuy nhiên, do những ảnh
hưởng và sự thịnh hành của nền văn hóa Pháp thời đó, tiếng Pháp đã được mặc nhận là
ngôn ngữ chính thức. Còn hiện tại, nước Bỉ đã có tập hợp của những cộng đồng nói
những ngôn ngữ khác nhau, nhưng Cộng đồng nói tiếng Pháp ở Bỉ vẫn vô cùng lớn
mạnh

Vào năm 1994, Nghị viện của cộng đồng pháp ngữ ở Bỉ đã thông qua một sắc lệnh về
việc nữ hóa các danh từ về nghề nghiệp, chức vụ, cấp bậc.

Mục đích của sắc lệnh này gồm 3 ý chính:

1) Khẳng định rõ hơn sự góp mặt của phụ nữ trong mọi nghề nghiệp trên thế giới –
Câu hỏi thường được đặt ra về vị trí của quyền lực, trách nhiệm và uy tín;

2) Thúc đẩy sự kết nối của phụ nữ với các chức năng trên;

3) Đóng góp vào sự sáp nhập thực tiễn của hình thức ngôn ngữ mà mang tính tôn trọng
với danh tính của phụ nữ hơn

Cùng với các nước trong cộng đồng Pháp ngữ khác, chủ trương xóa bỏ rào cản giới
tính của Bỉ tuy không phải quá sớm nhưng đã đóng góp một phần không hề nhỏ vào
công cuộc tìm lại sự bình đẳng giới tính trong tiếng Pháp cũng như lan tỏa sức ảnh
hưởng của nó lên các khu vực khác để nhận được sự công nhận như ngày hôm nay.

Dù là một nước thuộc khối Francophonie (cộng đồng nói tiếng Pháp) nhưng vấn đề về
phân biệt giới trong tiếng Pháp tại Việt Nam lại không có được sự quan tâm của các
nhà hoạt động nhân quyền cũng như những người sử dụng ngôn ngữ này. Lí do lớn
nhất dẫn tới điều này là do Việt Nam là một nước phương đông, có phong tục trọng
nam khinh nữ nên các phong trào nữ quyền – bình đẳng giới tập trung đấu tranh chống
lại các hủ tục này, Ngoài ra, là một nước đang phát triển nên việc đòi quyền bình đẳng
nam – nữ trong lao động được đặt lên hàng đầu tại Việt Nam và vai trò của nữ giới
hiện tại là góp công phát triển đất nước và tạo ra những ảnh hưởng tới mọi lĩnh vực
kinh tế - xã hội. Hơn nữa, chỉ có một bộ phận người Việt biết tiếng Pháp và một số ít
sử dụng tiếng Pháp như một ngôn ngữ để giao tiếp hàng ngày nên vấn đề phân biệt
giới trong ngôn ngữ này sẽ khó được mọi người đưa ra làm một vấn đề lớn để tranh
luận.

Tuy nhiên, chúng tôi xin nhấn mạnh rằng sự phân biệt giới tính không chỉ xuất hiện ở
tiếng Pháp, mà tương tự cũng có mặt ở nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy vậy nhưng do
sự phát triển của xã hội ngày nay thì đa số các nước đều đang tích cực chống lại sự bất
bình đẳng trong chính ngôn ngữ của mình. Chúng tôi xin đưa ra một số dẫn chứng sau:

IX. Tiếng Nga và nước Nga

Tại Nga, những người thợ mỏ chủ yếu là đàn ông, trong khi những giáo viên mầm
non lại chủ yếu là nữ. Vô hình chung, những danh từ về nghề nghiệp cũng bị phân chia
giới tính, trên cả thế giới nói chung và nước Nga nói riêng. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
sâu hơn về vấn đề này và xem cách người Nga phản ứng lại với nó.

+ Trước đây, một vài phụ nữ Nga từng đưa ra cách giải quyết vấn đề phân biệt giới
tính trong ngôn ngữ, bằng cách sáng tạo ra những từ mới hoặc tái sử dụng những danh
từ mang giống cái (trước đây chúng mang giống đực). Tuy nhiên, để chống lại việc
phân biệt giới tính trong ngôn ngữ quả thật là điều khó, đặc biệt là với tiếng Nga. Từ
xa xưa, mọi danh từ trong tiếng Nga đều mang giới tính (đực, cái, trung lập), và theo lẽ
dĩ nhiên, danh từ giống đực dần dần áp đảo, dù cho có 1 vài ngoại lệ như : Người nội
trợ (domokhoziaika), Y tá (medsestra), Bảo mẫu (niania) đều mang giống đực. Đôi
khi, từ “woman” (phụ nữ) có thể thêm vào trong danh từ giống đực, nhưng cũng giống
như tiếng Anh, điều này chỉ khiến cho người phụ nữ đó trở nên kỳ quặc hoặc là trường
hợp ngoại lệ của danh từ đó (ví dụ: woman-doctor hay zhenshchina-vrach). Sau 1
khoảng thời gian dài đấu tranh, cuối cùng, tiếng Nga cũng đã có sự thay đổi. Vài danh
từ giống cái xuất hiện dựa trên gốc giống đực, ví dụ : Bác sĩ (vrach thành vrachinia),
Luật sư (iurist thành iuristka), Giáo sư (professor thành professorka)

X. Tiếng Hán (Trung Quốc)

Nhìn vào các ngôn ngữ phương Đông như tiếng Hán cũng có tình hình tương tự. Nếu
trở về với những cách nói trước những năm 80 của thế kỉ XX có thể thấy rõ điều này:
Khi nhắc đến một chức danh nào đó người ta mặc nhiên hiểu đó là nam giới, còn nếu
dùng cho nữ giới thì phải thêm yếu tố nữ ở trước. So sánh:

Bác sĩ Nữ bác sĩ
大夫 女大夫

Nữ luật sư
律师 Luật sư 女律师

Nữ thẩm phán
审判 Thẩm phán 女审判

Diễn viên Nữ diễn viên


演员 女演员

Đại sứ Nữ đại sứ
大使 女大使
Anh hùng Nữ anh hùng
英雄 女英雄

 Rõ ràng, điều này phản ánh những nghề này "đương nhiên là của nam", nếu có nữ
tham gia là cá biệt. Trong khi đó, một số “nghề” nội trợ lại “đương nhiên là của nữ”,
nếu nam tham gia thì cũng là cá biệt. 

Tuy nhiên, hiện nay đã không còn thấy hoặc ít thấy yếu tố nữ xuất hiện trước các từ
chỉ nghề nghiệp (có chăng chỉ mang tính nhấn mạnh, cá biệt). Thực tế này không chỉ
phản ánh sự thay đổi quan niệm của xã hội mà phản ánh thực tế sự thay đổi về vị thế
xã hội của nữ giới, sự tiến bộ xã hội ở Trung Quốc.

 
KẾT LUẬN

Như chúng tôi đã nhận xét từ đầu, rằng ngôn ngữ là một biểu hiện của văn hóa, là
sự đúc kết của nhân loại qua hàng thế kỷ. Ngôn ngữ là phát minh vĩ đại nhất của nhân
loại. Vậy nên, theo chúng tôi, việc đối chiếu sự phân biệt giới tính cần phải được thực
hiện một cách đầy đủ và chính xác. Một mặt là để thể hiện sự tôn trọng với nền văn
hóa của nước đó, một mặt khác là do bản thân chúng tôi nhận thức được đây là một
vấn đề hàn lâm và mang tính giáo dục, vậy nên càng phải tìm hiểu sâu hơn và chắt lọc
kiến thức hơn.

Theo như cách nói của văn hóa phương Đông thì mọi vật trong vũ trụ này đều có
âm dương cân bằng, không thể nhìn cùng một hệ quy chiếu để đối xử với cả hai mặt
một cách công bằng. Vậy nên, khi đã có sự phân chia về giới tính rõ ràng thành hai
giới nam và nữ, thì chắc chắn cũng sẽ xuất hiện sự phân biệt giới tính, và điều đó đã
được thể hiện trong xã hội với những dẫn chứng chúng ta không thể tranh cãi được.
Cùng với đó kéo theo là sự hiện diện của tính nữ trong ngôn ngữ cũng bị hạ thấp và
xem nhẹ, được biểu hiện qua sự xuất hiện của tính nữ, sự đại diện chiếm đa số của tính
nam,… mà chúng tôi đã nêu ra ở trên.

Khi nghiên cứu về sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp, cần phải xác định mức độ
kỳ thị phái nữ được thể hiện như thế nào. Nếu là thuộc cấp độ cấu trúc sẵn có của ngôn
ngữ chữ viết thì thành ra rất khó để có được sự bình đẳng giới bởi nó đã tồn tại qua
nhiều thế kỉ và ăn sâu bén rễ với những hiện vật, chứng cứ rõ ràng mà hầu như ai cũng
có thể tìm được. Nhưng nếu là thuộc cấp độ của ngôn ngữ nói thì lại dễ dàng hơn bởi
ngôn ngữ nói luôn thay đổi theo thời gian. Vì vậy, chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ
là một lời đấu tranh cho việc giành sự bình đẳng trong tiếng Pháp nói riêng và tất cả
những nền ngôn ngữ khác nói chung.

    
Tài liệu tham khảo

I. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Hữu Thọ, 2004. Nghiên cứu cách diễn đạt giống và một số biểu hiện
của sự kỳ thị giới tính trong tiếng Pháp và tiếng Việt.

II. Tài liệu tiếng nước ngoài

2. Moreau, M.-L. & Dister, A., 2014. Mettre au féminin guide de


féminisationdes noms de métier,fonction,grade ou titre..

III. Tài liệu tham khảo từ Internet

3. A.C, 2017. Why the French are arguing over a small dot.

https://www.economist.com/the-economist-explains/2017/12/06/why-the-
french-are-arguing-over-a-small-dot

4. Conseil d’administration de Québec. Politique de rédaction inclusive de la


diversité des genres., 2018

https://www.fqpn.qc.ca/?attachment_id=4194

5. Viện ngôn ngữ học Việt Nam,, 2016. Xã hội học ngôn ngữ về giới: Sự kì thị
và sự chống kì thị đối với nữ giới trong sử dụng ngôn ngữ (Phần II).

http://vienngonnguhoc.gov.vn/bai-viet/xa-hoi-hoc-ngon-ngu-ve-gioi-su-ki-thi-
va-su-chong-ki-thi-doi-voi-nu-gioi-trong-su-dung-ngon-ngu-phan-ii_314.aspx

6. Sperling, V., 2019. How women are fighting sexist language in Russia

https://blog.oup.com/2019/08/how-women-are-fighting-sexist-language-in-
russia/

7. Timsit, A., 2017. The Push to Make French Gender-Neutral.

https://www.theatlantic.com/international/archive/2017/11/inclusive-writing-
france-feminism/545048/

You might also like