You are on page 1of 3

BÀI TẬP CHUYÊN ĐỀ: HALOGEN VÀ HỢP CHẤT CỦA HALOGEN

Bài 1:
Cho m (g) muối halogen của một kim loại kiềm phản ứng với 200 ml dung dịch axít H2SO4
đặc, nóng (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí X và hỗn hợp sản phẩm Y.
Dẫn khí X qua dung dịch Pb(NO3)2 thu được 23,9 (g) kết tủa mầu đen. Làm bay hơi nước cẩn
thận hỗn hợp sản phẩm Y thu được 171,2 (g) chất rắn A. Nung A đến khối lượng không đổi thu
được muối duy nhất B có khối lượng 69,6(g). Nếu cho dung dịch BaCl2 lấy dư vào Y thì thu được
kết tủa Z có khối lượng gấp 1 ,674 lần khối lượng muối B.
1. Tính nồng độ mol/1ít của dung dịch H2SO4 và m (g) muối.
2. Xác định kim loại kiềm và halogen.
Bài 2:
a. Hãy hoàn thành các PTPƯ điều chế clo trong phòng thí nghiệm theo sơ đồ chuyển hoá sau:
(1) ... + ...   KCl + ... + Cl2
(2) ... + ...   PbCl2 + ... + Cl2
0
t
(3) ... + ...  ... + ... + Cl2
(4) ... + ...  ... + ... + ... + Cl2
0
t
(5) ... + ...  ... + ... + ... + Cl2
0
t
(6) ... + ... + ...  ... + MnSO4 + ... + ... + Cl2
b. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Ion I- trong KI bị oxi hóa thành I2 bởi FeCl3 còn O2 oxi hóa được Na2S2O3.
- Ion I- bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc, BrO3 trong môi trường axit còn Br2 lại oxi hóa được P thành axit
tương ứng.
- Sục clo đến dư vào dung dịch FeI2.
- Ion I- trong KI bị oxi hoá thành I2 bởi FeCl3, O3, CuSO4, H2SO4 đặc, Br2, IO3  ( trong môi trường
axít). Còn I2 oxy hóa được SO2, Na2S2O3, Na2S, Cu.
c. Sục Cl2 vào dung dịch KOH loãng thu được dung dịch A. Hòa tan I2 vào dung dịch KOH loãng
thu được dung dịch B (tiến hành ở nhiệt độ phòng).
c1.Viết phương trình hóa học xảy ra và giải thích.
c2.Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi cho lần lượt các dung dịch hỗn hợp
HCl và FeCl2, dung dịch Br2, H2O2 vào dung dịch A.
Bài 3:
Trong một bình cầu đựng 6,32 gam KMnO4 người ta cho vào bình dung dịch HCl đặc lấy dư,
kết thúc phản ứng dẫn toàn bộ lượng khí sinh ra vào bình A đựng
187,82 ml H2O và 5,08 gam Iot.
1. Hỏi khối lượng bình A tăng bao nhiêu? Giả thiết không có khí HCl và hơi nước kéo theo
sang bình A.
2. Tính nồng độ % các chất trong bình A sau thí nghiệm.
3. Tính thể tích dung dịch NaOH O,1M cần để trung hoà dung dịch A.
Bài 4: Nung hỗn hợp X gồm 4 muối natri A,B, C và D (cùng có a mol mỗi chất) đến 2000C thoát
ra khí E không duy trì sự cháy, khối lượng hỗn hợp giảm 12,5% và tạo thành hỗn hợp Y chứa
1,33a mol A; 1,67a mol C, a mol D. Nếu tăng nhiệt độ lên 4000C thu hỗn hợp Z chỉ chứa A và D,
còn nếu tăng nhiệt độ lên đến 6000C thì chỉ còn duy nhất chất A. Biết rằng A chỉ gốm hai nguyên
tố với phần trăm khối lượng của natri bé hơn phần trăm khối lượng của nguyên tố còn lại là 21,4%.
a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng và xác định A, B, C, D?
b) Xác định khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu?
Bài 5: Khi đun nóng một nguyên tố A trong không khí thì sinh ra oxit B. Phản ứng của B với dung
dịch kali bromat trong sự có mặt của axit nitric cho các hợp chất C, D và muối E (thành phần của
thuốc nổ đen). Ở đktc thì D là một chất lỏng màu đỏ. Hỗn hợp của C với axit clohiđric là một
Gv: Ng T Thanh Lê 1
trong số ít các hóa chất có thể hoà tan được kim loại F. Khi xảy ra phản ứng này thì sinh ra hợp
chất B và G và dung dịch có màu vàng sáng.
a) Xác định các chất từ A đến G, biết rằng trong G thì clo chiếm 41,77% về khối lựơng và từ
1,00 gam B cho 1,306 gam C.
b) Khi hợp chất A được đun sôi với dung dịch Na2SO3 thì một hợp chất mới H được hình
thành, H chứa 15,6% lưu huỳnh về khối lượng. Xác định thành phần hóa học và công thức
phân tử H.
Bài 6 : Cho hỗn hợp A gồm 3 muối MgCl2, NaBr và KI. Cho 93,4 gam hỗn hợp A tác dụng với
700 ml dd AgNO3 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho
22,4 gam bột sắt vào dd D. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn F và dd E. Cho F vào dd HCl
dư tạo được 4,48 lít H2 (đktc). Cho dd NaOH dư vào dd E thu được kết tủa, nung kết tủa trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn.
Hòa tan hỗn hợp A trên vào nước tạo dd X. Dẫn V lít clo sục vào dd X, cô cạn dd sau phản
ứng thu được 66,2 gam chất rắn. Tính khối lượng kết tủa B. Tính V (đktc)
Bài 7 : Nung nóng 24,5 gam muối (X) chứa oxi của clo (MnO2 làm xúc tác), thu được chất rắn A
và oxi. Lượng oxi này tác dụng vừa đủ với 0,3 mol kim loại Ba thu được chất rắn B. Hòa tan B vào
nước không thấy có khí thoát ra. Chất rắn A đem hòa tan vào nước, lọc bỏ kết tủa phần nước lọc
cho tác dụng với khí SO2 thì phải dùng hết 0,3 mol SO2. Thêm tiếp BaCO3 có dư vào dung dịch
sau phản ứng, lọc bỏ phần chất rắn không tan, sau cùng phải dùng 0,2 mol AgNO3 để làm kết tủa
hoàn toàn ion clorua có trong dung dịch.
a.Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân muối X.
b.Tìm công thức phân tử của muối X.
c. Điện phân dung dịch muối X thu được muối Y. Xác định muối Y và viết phương trình phản ứng.
Bài 8: Một hỗn hợp X gồm 3 muối halogenua của kim loại natri nặng 6,23 gam hòa tan hoàn toàn
trong nước được dung dịch A. Sục khí clo dư vào dung dịch A rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng
được 3,0525 gam muối khan B. Lấy một nửa lượng muối này hòa tan vào nước rồi cho phản ứng
với dung dịch AgNO3 dư thì thu được 3,22875 gam kết tủa.
Tìm công thức của các muối và tính % khối lượng mỗi muối trong X.
Bài 9: Một loại quặng chỉ chứa MnO2 và tạp chất trơ. Cân chính xác 0,5000 gam quặng trên rồi cho
vào bình cầu có nhánh. Thêm từ từ vào bình này khoảng 50 mL dung dịch HCl đặc. Đun nóng đến
khi mẫu quặng tan hết, chỉ còn lại tạp chất trơ. Hấp thụ hoàn toàn khí Cl2 thoát ra bằng lượng dư
dung dịch KI, thu được dung dịch X. Chuyển toàn bộ X vào bình định mức 250 mL, thêm nước cất
đến vạch mức, lắc đều. Chuẩn độ 25,00 mL dung dịch này bằng dung dịch chuẩn Na2S2O3 0,05 M
(chỉ thị hồ tinh bột) thì hết 22,50 mL.
a) Viết các phương trình hóa học xảy ra.
b) Tính hàm lượng % theo khối lượng của MnO2 trong quặng trên.
Bài 10: Cho hỗn hợp A gồm 3 muối MgCl2, NaBr và KI. Cho 93,4 gam hỗn hợp A tác dụng với
700 ml dd AgNO3 2M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dd D và kết tủa B. Lọc kết tủa B, cho
22,4 gam bột sắt vào dd D. Sau khi phản ứng xong thu được chất rắn F và dd E. Cho F vào dd HCl
dư tạo được 4,48 lít H2 (đktc). Cho dd NaOH dư vào dd E thu được kết tủa, nung kết tủa trong
không khí đến khối lượng không đổi thu được 24 gam chất rắn. Hòa tan hỗn hợp A trên vào nước
tạo dd X. Dẫn V lít clo sục vào dd X, cô cạn dd sau phản ứng thu được 66,2 gam chất rắn. Tính
khối lượng kết tủa B. Tính V (đktc)
Bài 11. Cho dung dịch X gồm MgCl2; CuCl2; FeCl3.
- Thí nghiệm 1: Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch Na2S thu được kết tủa A.

Gv: Ng T Thanh Lê 2
- Thí nghiệm 2: Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch H2S thu được kết tủa B ta có:
mA
 2 , 51 . Mặt khác cũng lấy cùng khối lượng với hỗn hợp MgCl2; CuCl2; FeCl3 và làm 2
mB
thí nghiệm tương tự trên ta 2 kết tủa D và E cã m D  3,36 .
mE
Xác định % khối lượng mỗi muối trong hốn hợp ban đầu
Bài 12: ClO2 là hoá chất được dùng phổ biến trong công nghiệp. Thực nghiệm cho biết:
a) Dung dịch loãng ClO2 trong nước khi gặp ánh sáng sẽ tạo ra HCl, HClO3.
b)Trong dd kiềm (như NaOH) ClO2 nhanh chóng tạo ra hỗn hợp muối clorit và clorat natri.
c) ClO2 được điều chế nhanh chóng bằng cách cho hỗn hợp KClO3, H2C2O4 tác dụng với H2SO4
loãng.
d)Trong công nghiệp ClO2 được điều chế bằng cách cho NaClO3 tác dụng với SO2 có mặt H2SO4
4M.
Hãy viết phương trình cho mỗi phản ứng trên .
Bài 13: X là muối có công thức NaIOx. Hoà tan X vào nước thu được dung dịch A. Cho khí SO2 đi
từ từ qua dung dịch A, thấy dung dịch xuất hiện màu nâu, tiếp tục sục SO2 vào thì mất màu nâu và
thu được dung dịch B.Thêm một ít dung dịch HNO3 vào dung dịch B và sau đó thêm lượng dư
dung dịch AgNO3, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.Thêm dung dịch H2SO4 loãng và KI vào dung
dịch A, thấy xuất hiện dung dịch màu nâu và màu nâu mất đi khi thêm dung dịch Na2S2O3 vào.
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion thu gọn.
2. Để xác định chính xác công thức của muối X người ta hoà tan 0,100g X vào nước, thêm lượng
dư KI và vài mililít dung dịch H2SO4 loãng, dung dịch có màu nâu. Chuẩn độ I2 sinh ra bằng dung
dịch Na2S2O3 0,1M với chất chỉ thị màu là hồ tinh bột cho tới khi mất màu, thấy tốn hết 37,4ml dd
Na2S2O3. Tìm công thức X.
Bài 14: Để xác định khối lượng nguyên tử (KLNT) của clo và kali người ta làm như sau: Nung a
gam kali clorat tinh khiết tới phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn có khối lượng b gam. Hòa tan
chất rắn đó vào nước rồi thêm lượng dư dung dịch AgNO3 vào, lọc lấy kết tủa, rửa sạch, sấy khô
cân nặng c gam.
a) Lập biểu thức tính KLNT của clo và kali theo a, b, c và M (KLNT của oxi), M’ (KLNT
của bạc).
b) Áp dụng bằng số: a = 24,5098 gam ; b = 14,9102 gam ;
c = 28,6642 gam; M = 15,9994u và M’ = 107,868u.
Bài 15:
1. Cho 50 gam dung dịch MX (M là kim loại kiềm , X là halogen) 35,6% tác dụng với 10 gam
dung dịch AgNO3 thu được kết tủa. Lọc kết tủa, được dung dịch nước lọc. Biết nồng độ MX trong
dung dịch sau thí nghiệm giảm 1,2 lần so với nồng độ ban đầu.
a. Xác định công thức muối MX.
b. Trong phòng thí nghiệm không khí bị nhiễm một lượng khí X2 rất độc, hãy tìm cách loại nó (
viết phương trình phản ứng).
2. Nung m gam hỗn hợp X gồm KClO3 và KMnO4 thu được chất rắn Y (KCl, K2MnO4, MnO2,
KMnO4) và O2. Trong Y có 1,49 gam KCl chiếm 19,893% theo khối lượng. Trộn lượng O2 ở trên
với không khí theo tỉ lệ thể tích tương ứng là 1:4 thu được hỗn hợp khí Z. Đốt cháy hết 0,528 gam
cacbon bằng hỗn hợp Z thu được hỗn hợp khí T gồm 3 khí O2, N2, CO2, trong đó CO2 chiếm 22%
về thể tích. Biết trong không khí có 80% N2 và 20% O2 theo thể tích. Tìm m .

Gv: Ng T Thanh Lê 3

You might also like