You are on page 1of 1

Khó khăn, thuận lợi và thách thức của khí hậu ở Tây Nguyên

 Khó khăn: Mùa khô kéo dài 4 -5 tháng, mực nước ngầm hạ thấp vì thế
việc làm thủy lợi khó khăn và tốn kém, gây trở ngại lớn cho sản xuất và sinh
hoạt rừng dễ bị cháy, nhiều hồ, đập thủy lợi bị cạn kiệt nguồn nước, không còn
khả năng phục vụ tưới tiêu. Vào mùa mưa đất ba dan vụn bở dễ bị xói mòn, rửa
trôi.

Hình ảnh hạn hán ở Tây Nguyên.


 Thuận lợi: Nhưng mùa khô kéo dài thuận lợi để phơi sấy, bảo quản thực
phẩm, Do ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400-500m
khí hậu khá nóng, thì ở cac cao nguyên cao trên 1000m khí hậu lại rất mát mẻ.
Vì thế thuận lợi cho việc trồng cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ
tiêu) và các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè). Những nơi có khí hậu cao
nguyên mát mẻ, phong cảnh đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái (điển
hình là Đà Lạt) và có nhiều đồng cỏ thuận tiện cho việc chăn nuôi gia súc lớn.
Nhờ có khí hậu thuận lợi nên Lâm Đồng của Tây Nguyên có một số cây trồng
vật nuôi đặc biệt như cá tầm, hoa lavender…Tây Nguyên là nơi ít bị ảnh hưởng
bởi bão,
 Thách thức: Các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài,
mưa trái mùa, mưa cường độ cao đã gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng,
phát triển cũng như tính năng ra hoa, đậu quả của tất cả các loại cây trồng. Biến
đổi khí hậu còn làm suy thoái tài nguyên đất và nước, giảm hiệu quả sản xuất,
ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động.

You might also like