You are on page 1of 3

Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, điện xuất

hiện ở mọi nơi, mọi


lúc trong cuộc sống, từ các vi mạch, bo mạch trong thiết bị điện tử, máy móc, hệ thống điện dân
dụng cho đến những hệ thống thông minh. Nó thực sự giúp thế giới hoạt động và đưa nền văn
minh loài người tiến đến những đỉnh cao mới. Với sự phụ thuộc vào điện và công nghệ ngày nay,
bằng cử nhân kĩ thuật điện có thể dẫn tới các cơ hội nghề nghiệp rất đa dạng.
Vậy, Kĩ sư điện là gì? Các lĩnh vực ứng dụng và cơ hội việc làm của ngành này như thế nào?
Làm sao để trở thành một kĩ sư điện giỏi? Chúng ta hãy cùng làm rõ trong bài viết này nhé.
Theo Wikipedia.org, Kỹ thuật điện là một ngành kỹ thuật liên quan đến việc nghiên cứu, thiết kế
và ứng dụng các thiết bị, dụng cụ và hệ thống sử dụng điện, điện tử và điện từ. Nó cũng là
nghiên cứu và ứng dụng của vật lý và toán học vào dòng chảy của các electron để tạo ra điện từ
trong một hệ thống khác để xử lý thông tin và truyền năng lượng. Kỹ sư điện là người có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao trong việc vận dụng những khía cạnh liên quan đến điện
năng, phụ trách nghiên cứu, thiết kế kiểm tra kỹ thuật các thiết bị có sử dụng điện, hệ thống
điện. Xử lý các sự cố, tình huống điện một cách tốt, nhanh hiệu quả nhất giúp hệ thống điện vận
hàng mức ổn định, an toàn cho hệ thống máy móc và người sử dụng. Do đó, kĩ sư điện thường là
những người lao động sáng tạo, tỉ mỉ và có trách nhiệm với công việc.
Ngày nay, điện xuất hiện trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống. Vì thế, lĩnh vực làm việc của
các kĩ sư điện cũng rất đa dạng. Chúng ta có thể thấy các kĩ sư điện dưới các chức danh chuyên
biệt như kĩ sư phần cứng máy tính, kĩ sư điện tử, kĩ sư cơ điện, kĩ sư điều khiển tự độn... Trong
đó, chúng ta có thể chia ra thành 3 mảng chính là: thiết bị điện, hệ thống điện và điều khiển tự
động hóa. Theo Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS), các kỹ sư điện thường:

 Thiết kế các cách mới để sử dụng năng lượng điện để phát triển hoặc cải tiến sản phẩm
 Xây dựng tiêu chuẩn sản xuất, xây dựng và lắp đặt
 Chỉ đạo sản xuất, lắp đặt và thử nghiệm thiết bị điện
 Quản lý sản xuất các dự án điện để đảm bảo công việc được hoàn thành tốt, đúng thời
hạn và ngân sách

Mỗi doanh nghiệp sở hữu quy mô hoạt động khác nhau, tùy theo yêu cầu thực
tế, nhiệm vụ của kỹ sư điện sẽ được bố trí khác nhau. Có rất nhiều sự đa dạng trong công
việc của một kỹ sư điện - từ nói chuyện với khách hàng về các yêu cầu của dự án, thiết kế sản
phẩm, phối hợp với sản xuất để hoàn thành sản phẩm, đảm bảo việc kiểm tra đảm bảo chất lượng
diễn ra tốt đẹp và đảm bảo sản phẩm được giao cho khách hàng đúng thời hạn “, ông Monali
Mujumdar , một kỹ sư điện cho E Nguồn . “Các kỹ sư điện cũng hỗ trợ kỹ thuật và dịch vụ sau
bán hàng cho khách hàng. Vì kỹ sư làm việc song song với một số dự án có thể thuộc các giai
đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm, nên một 'ngày trong đời' điển hình liên quan đến việc
đội một vài chiếc mũ, điều này giúp tăng thêm gia vị cho công việc.

Công việc của kỹ sư điện là không hề đơn giản, người ta thường nói "Kỹ sư điện: Nghề nguy
hiểm đòi hỏi nhiều kỹ năng" quả thật không sai bởi vì tính chất công việc nên nó cần phải đòi
hỏi rất khắt khe, yêu cầu trình độ và năng lực chuyên môn cực kì cao. Một kĩ sư điện sau khi tốt
nghiệp cần phải có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở kỹ thuật điện, kỹ thuật điều khiển, đo
lường, tự động hóa để hiểu các vấn đề, các sản phẩm, thiết bị kỹ thuật có liên quan đến những
ứng dụng của ngành kỹ thuật điện. Từ đó, biết áp dụng kiến thức của lĩnh vực rộng của ngành kỹ
thuật điện, kết hợp với sử dụng các phương pháp, công cụ tính toán hiện đại để tham gia thiết kế
các giải pháp, dây chuyền sản xuất và sản phẩm kỹ thuật trong lĩnh vực Kỹ thuật điện. Những
kiến thức chuyên môn đó góp phần tạo nên 3 kĩ năng nghề nghiệp chủ đạo là : Lên ý tưởng, giải
pháp/ thiết kế, chế tạo, triển khai/ vận hành, khai thác, sử dụng các sản phẩm có liên quan đến
điện. Bên cạnh các kĩ năng chuyên môn, một kĩ sư điện giỏi là người có khả năng giao tiếp, làm
việc nhóm hiệu quả trong môi trường đa ngành, sử dụng ngoại ngữ thành thạo và có tư duy hệ
thống, tư duy cầu tiến và có nhận thức về mối liên hệ mật thiết giữa giải pháp kỹ thuật với các
yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường trong thế giới toàn cầu hóa.

Kĩ thuật Điện là một ngành rất rộng, vì vậy, hiện nay các trường đại học đang cung cấp các
chương trình đào tạo theo những chuyên ngành riêng biệt của nó. Ví dụ, trường đại học Bách
Khoa Hà Nội hiện nay đang có 2 ngành chính là Kĩ thuật điện (EE1) và Tự động hóa (EE2) cùng
với một số ngành liên quan như kĩ thuật điện tử, kĩ thuật cơ điện tử, … Trong mỗi ngành này lại
chia ra thành những chuyên ngành hẹp như hệ thống điện, thiết bị điện, điều khiển tự động, tin
học đo lường, tự động hóa công nghiệp, … Vì vậy sinh viên có nhiều sự lựa chọn để có thể theo
học đúng như định hướng chuyên môn mà mình hướng đến. Đồng thời, trong chương trình đào
tạo cũng có những phần giao thoa với nhau, theo đó, một kĩ sư khi tốt nghiệp chuyên ngành này
vẫn có thể làm việc ở chuyên ngành kia với vốn kiến thức cơ sở của mình, miễn là họ có tư duy
tự học ở mức khá, tốt. Đây là một trong những điểm rất hay làm cho ngành Điện ngày càng trở
thành một lựa chọn rất đáng để học.

Đối với hầu hết kĩ sư Điện, chắc có lẽ ai cũng sẽ không thể quên được những môn học kinh điển
trong chương trình đào tạo này. Một vài trong số chúng có thể kể tên như: Lí thuyết mạch điện,
điện tử công suất, điện tử tương tự và số, máy điện, hệ thống cung cấp điện, vi xử lí, lưới điện, kĩ
thuật cao áp, … Một số trong đó khó đến nỗi mà cứ 10 người học thì chỉ có 5-6 người qua mà
thôi. Nhưng, không vì vậy mà chúng ta vội kết luận rằng kĩ thuật Điện chỉ học những môn tính
toán khô khan, hàn lâm và khó hiểu. Trong chương trình cũng có những môn học rất thú vị về kĩ
năng mềm như quản trị học, tâm lí học, … hay những môn bổ trợ kĩ năng khác như Technical
writing and presentation, kinh tế năng lượng, … Tất cả những môn học này như bổ trợ cho nhau
và cùng tôi rèn nên phẩm chất hoàn hảo của một người kĩ sư tài ba.

Để đào tạo nên những kĩ sư tài ba ấy, chúng ta không thể không nhắc đến một số cơ sở đào tạo
nổi tiếng. Hiện nay, ngành kĩ thuật Điện có ở hầu hết các trường đại học kĩ thuật trên toàn thế
giới. Nếu bạn muốn trở thành một kĩ sư hàng đầu, một điều chắc chắn là bạn nên tìm hiểu về
những nơi đào tạo ra những con người giỏi nhất. Theo một thống kê của diễn đàn
wolrdscholorshipforum, 5 trường đào tạo kĩ sư Điện lâu đời và chất lượng nhất trên thế giới lần
lượt là:

 Massachusetts Institute Of Technology


 Stanford University
 Harvard University
 Georgia Institute Of Technology
 California Institute of Technology 
Đây chắc chắn là những trường mà hầu hết sinh viên trên thế giới đều mong ước có thể được
theo học. Nhìn sang khu vực châu Á, chúng ta có thể chọn đại học Thanh Hoa, đại học Bắc Kinh
(China), đại học Nanyang (Singapore), … hay đại học Bách Khoa Hà Nội cũng đều là những lựa
chọn rất tốt.

Với sự phổ biến và tầm quan trọng của ngành Điện, thật không khó để chúng ta hình dung các kĩ
sư điện có cơ hội việc làm đa dạng cũng như được trả mức thu nhập hậu hĩnh đến nhường nào.
Theo thống kê của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ (BLS) năm 2020, có khoảng 313,200
Electrical and Electronics Engineers đang làm việc trên toàn nước Mỹ, trong đó, riêng đối với
kĩ sư Điện là hơn 200,000 người. Kĩ sư Điện được trả mức thu nhập trung bình 100,830 $/ năm.
Đây là một mức lương đáng mơ ước với rất nhiều người. Tại Úc công việc kỹ sư này là một
trong những ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất trong những năm qua với tỉ lệ lên
đến 47.4%. Còn ở thị trường Việt Nam, theo thống kê của trung tâm dự báo nhu cầu nhân
lực, hiện nay hàng loạt các ngành về cơ khí-điện tử: điện tử viễn thông, cơ điện tử, chế
tạo máy,… đang rất thiếu nhân lực. Tuy vậy nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu cho các
doanh nghiệp chỉ đạt mức 54.87%. Mức lương của kỹ sư điện tại Việt Nam có sự chênh lệch
tùy thuộc địa điểm làm việc. Bởi mức độ phát triển, nhu cầu sử dụng lao động sẽ ảnh hưởng đến
mức lương dành cho kỹ sư ngành điện. Tại các tỉnh/ thành phố lớn - nơi tập trung nhiều khu
công nghiệp hay nhà máy cung cấp điện thì mức lương trung bình khoảng 12-15 triệu đồng/
tháng. Với những địa phương khác, mức lương bình quân có thể sẽ thấp hơn, khoảng 9 - 10 triệu
đồng/ tháng.

Thu nhập của một người kĩ sư thường phụ thuộc vào trình độ của họ. Vậy, làm như thế nào để có
thể trở thành một kĩ sư điện giỏi? Đầu tiên, chúng ta cần lựa chọn một môi trường tốt để học tập.
Trong quá trình học tập, cần phải chú trọng vào những kiến thức cơ sở, nền tảng để có thể tiếp
thu tốt nhưng kiến thức chuyên ngành tốt hơn. Bên cạnh đó, việc học ở trường chỉ quyết định
50% đến mức độ thành công của bạn, hãy thực hành thật nhiều, làm nhiều dự án thực tế, tham
gia nghiên cứu tại các phòng TN hoặc LAB của trường, đi thực tập ở các công ty, ... Ngoài ra,
bạn cần phải trau dồi kĩ năng giao tiếp, ngoại ngữ, kĩ năng làm việc nhóm và xây dựng các
networking thật tốt cho mình. Ngành học này khá khó, vì vậy, bạn cũng cần bắt đầu nó với đam
mê và trách nhiệm. Những điều đó sẽ quyết định đến thành công trong sự nghiệp kĩ sư của bạn.

Bước vào lĩnh vực kỹ thuật điện có nghĩa là bạn không chỉ có thể đóng một vai trò quan trọng
trong sự phát triển của công nghệ mới sáng tạo mà còn có tác động sâu sắc đến các hệ thống điện
mà chúng ta dựa vào trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Kỹ thuật điện không giới hạn để
nghiên cứu khoa học và toán học. Nó cũng bao gồm các lĩnh vực như kinh tế, kinh doanh, đạo
đức và truyền thông. Vì vậy, có rất nhiều lí do chúng ta nên chọn ngành học thú vị này. Lý do
đầu tiên tại sao bạn nên học kỹ thuật điện là bạn sẽ học và thích nghi với các nhiệm vụ và quy
trình mới một cách nhanh chóng. Thứ hai, các con đường sự nghiệp EE sẽ đưa bạn đến với các
dự án và các ngành công nghiệp hàng đầu có lợi cho bạn. Ngoài ra, ngành Kỹ thuật điện giúp
xây dựng trí tuệ. Bạn sẽ trở thành một trong những mắt xích quan trọng cho sự vận hành và phát
triển của thế giới. Và hơn hết, nghề kĩ sư điện sẽ đem tới cho bạn uy tín và sự an toàn về tài
chính.

You might also like