You are on page 1of 15

KỊCH BẢN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

NHÓM 4
CHỦ ĐỀ: TẾT 3 MIỀN
Hai MC: A và B
I. Chào hỏi, giới thiệu đại biểu, khởi động
SLIDE mở đầu
A: Tôi là Đỗ Lan Anh
B: Và tôi là Vũ Minh Huệ
A + B: Xin hân hoan chào đón các quý đại biểu và toàn thể các bạn lớp 11A1
(Có thể chèn tiếng vỗ tay)
B: Lời đầu tiên cho phép em và bạn Lan Anh xin được gửi lời kính chúc sức khỏe và
lời chào trân trọng nhất.
A: Kính thưa các quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn học sinh của lớp 11A1, trong
không khí rộn vang, náo nức của những ngày Tết cận kề, chúng ta ắt hẳn đều có cảm
giác hồi hộp, trông mong một ngày lễ lớn nhất trong những ngày lễ truyền thống hàng
năm của nước ta từ ngàn đời xưa. Đó chính là Tết Nguyên Đán.
B: Đúng là như Lan Anh nói. Mình cũng đang rất háo hức ngày Tết đến và cả háo hức
trước hết với HỘI THI của chúng ta ngày hôm nay. Kính thưa các quý vị đại biểu
cùng toàn thể các bạn học sinh của lớp 11A1, hòa chung với không khí Tết đến –
Xuân về, lớp 11A1 long trọng tổ chức HỘI THI “TẾT 3 MIỀN” (Nghỉ 5s) Nhằm
hướng tới những giá trị truyền thống cũng như nét đẹp trong sự đa dạng bản sắc văn
hóa dân tộc, HỘI THI hôm nay chính là dịp chúng ta được học hỏi, vui chơi cũng như
tích lũy cho mình những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
A: Về dự với HỘI THI TẾT 3 MIỀN ngày hôm nay, trân trọng giới thiệu:
SLIDE
Cô Trịnh Thị Ngọc Oanh, Phó hiệu trưởng nhà trường.
Cô Lò Thị Hiền, GVCN lớp 11A1
Cùng toàn thể các bạn HS lớp 11A1
Đề nghị chúng ta liệt nhiệt chào mừng!
B: Vâng, thay mặt Ban tổ chức, tôi xin phép được thông qua HOẠT ĐỘNG gồm
những nội dung sau:
1. Ổn định tổ chức.
2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu.
3. Khai mạc, khởi động HỘI THI.
4. HỘI THI: Sắc màu xuân, ẩm thực 3 miền, lễ hội đầu năm
5. Bế mạc
Trên đây là toàn bộ nội dung HOẠT ĐỘNG ngày hôm nay của lớp chúng ta. HOẠT
ĐỘNG xin phép được chính thức bắt đầu.
II. Hoạt động 1: Tiến hành trình chiếu video khởi động.
A: Kính thưa các quý vị đại biểu và toàn thể các bạn HS lớp 11A1, Chúng ta đều là
những công dân trên mảnh đất hình chữ S xinh đẹp và ít nhiều sẽ được đặt chân đến
những nơi khác nhau trên mọi miền tổ quốc. Mỗi dịp Tết đến - Xuân về, chúng ta vẫn
hay thấy mọi người bảo nhau rằng “Về quê ăn Tết”. Và đó sẽ là 1 cái “TẾT ĐONG
ĐẦY” khi chúng ta được ở bên nhau.
B: Vâng ạ, mình cũng nghĩ như vậy. Tết đơn giản chỉ là quây quần, vui vẻ bên nồi
bánh chưng hay phút giao thừa…. Đó là khoảng thời gian mà con người ta cảm thấy
thảnh thơi và yên bình nhất. Để hiểu hơn phần nào, xin mời quý vị đại biểu và các bạn
hãy hướng mắt lên màn hình
SLIDE Trình chiếu video
B: Video thật thú vị đúng không cả lớp? Các bạn đều sẽ nhận ra, đó chính là MV
“TẾT ĐONG ĐẦY” – gợi ra cho chúng ta một không khí náo nức cùng hình ảnh của
những đứa con xa quê trở về sum vầy, đoàn tụ cùng gia đình vào dịp lễ TẾT.
A: Vâng ạ,
SLIDE tết nguyên đán
Tết Nguyên Đán là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới; giữa một chu
kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Tết Nguyên Đán là thời khắc thiêng liêng,
cao quý và trang trọng nhất đối với người Việt chúng ta. Mỗi người dân Việt không ai
là không yêu và mong chờ ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Với những ý nghĩa quan
trọng, to lớn, Tết cổ truyền mãi là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người dân
Việt Nam. Nó sẽ mãi được lưu truyền và gìn giữ cho đến mãi sau.
Và cả lớp mình biết không, với đặc trưng của miền Bắc khi Tết đến không khí
se lạnh và có thể kèm theo mưa phùn (hay còn gọi là mưa xuân) còn miền Nam lại
ngập tràn trong ánh nắng. Ngoài những sự khác nhau cơ bản về khí hậu tự nhiên thì
giữa ba miền – Bắc Trung Nam còn có sự khác biệt như thế nào liên quan đặc biệt đến
phong tục ngày Tết thì xin mời cả lớp mình đến với HỘI THI rất đáng mong chờ sau
đây
B: Trước khi đến với HỘI THI, ban tổ chức sẽ tiến hành chia lớp thành 4 đội chơi
bằng hình thức Beakout Room.
SLIDE chia nhóm
Mình sẽ không giữ 4 tổ như cô giáo đã chia trong học tập, mà chúng mình chia
Random ngẫu nhiên lại để chúng ta sẽ có nhiều cơ hội được tiếp xúc và làm việc với
những bạn khác nữa
(Thực hiện random song song với MC)
Vậy là các bạn đã biết mình thuộc nhóm nào rồi đúng không ạ? Các bạn hãy nhớ
nhóm của mình để tham gia vào HỘI THI nhé
SLIDE giới thiệu tên 3 phần thi
A: Vâng, hội thi ngày hôm nay của chúng ta gồm 3 phần thi mang tên: Sắc màu xuân,
ẩm thực 3 miền và lễ hội đầu năm. Các phần thi đều đã được chúng mình lên ý tưởng
và bỏ rất nhiều tâm sức. Mong hội thi sẽ có được sự tham gia nhiệt tình, sôi nỗi và
hăng hái của các bạn!
Hoạt động 2: TRÒ CHƠI
Nội dung 1: Sắc màu xuân (Trang trí Tết) (10 phút)
(Nghỉ 5s)
SLIDE
B: Kính thưa các quý vị đại biểu và các bạn HS, dọn dẹp và trang trí lại nhà cửa là
một trong những nét văn hóa đặc trưng của người Việt nói riêng và người Châu Á nói
chung vào dịp Tết Nguyên Đán. Đây chính là dịp để mọi người cùng nhau dọn dẹp hết
những bừa bộn của năm cũ đã qua. Đồng thời, trang hoàng thêm những sắc màu tươi
mới cho một năm mới với nhiều may mắn và tài lộc hơn.
SLIDE nhà cửa có sạch
A: Đúng là như vậy, chính vì ý nghĩa đặc biệt của ngày Tết cổ truyền trong văn hóa
Á Đông, việc trang trí lại nhà cửa đã trở thành một phần không thể thiếu trong những
ngày giáp Tết.
Và các bạn ơi, việc này tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại thật sự mang lại
những ý nghĩa lớn. Chúng mình sẽ cùng thử tài trong một phần THI - SẮC MÀU
XUÂN để tìm thấy những bí ẩn trong sắc màu xuân nhé…!
B: Để bắt đầu cho phần thi này, trước hết mời các bạn đến với luật thi:
SLIDE
(ĐỌC SLIDE CHO KHỚP NHA)
Các bạn đã nhìn thấy trong phần chat, BTC có tạo cho mỗi nhóm một đường link zalo
để các bạn có thể thuận tiện trao đổi, hoạt động theo nhóm (có thể dưới hình thức gọi
zalo, tin nhắn zalo,…) Mỗi thành viên trong đội hoạt động sôi nổi chính là bước quyết
định đến CHIẾN THẮNG của đội.
(Lúc này, BTC sẽ gửi đường link các nhóm zalo vào chat song song với MC)
A: Bây giờ thì xin mời mỗi thành viên của 4 đội nhanh chóng tham gia vào nhóm zalo
để tiến hành trò chơi. Tôi đang rất hồi hộp là không biết đội nào sẽ thể hiện được tinh
thần gắn kết và sự linh động trong khi trực tuyến như thế này. Và trong lúc đó, tôi sẽ
phổ biến về cách tính điểm để các bạn hiểu hơn.
(Phần này nhìn trong slide)
SLIDE
B: Vâng ạ, BTC vừa báo đã đủ số lượng các thành viên trong nhóm zalo. Giờ các bạn
đã biết mình thuộc nhóm mấy nên xin mời các bạn TIẾN HÀNH ĐỔI TÊN của mình
ở zoom theo cú pháp: NHÓM A_TÊN. Ví dụ như BTC đã đổi tên trong phần chat
(BTC sẽ tiến hành đổi tên MẪU, MC mời cả lớp nhìn vào để đổi tên theo)
Các bạn ơi, các bạn đã hiểu rõ luật chơi chưa ạ? Nếu có điều gì chưa rõ thì các
bạn đừng ngại mà bật mic hỏi hai MC nhé ……. Và không để chờ lâu, mời các bạn
đến NGAY với những mảnh ghép của phần thi SẮC MÀU XUÂN.
SLIDE mảnh ghép + ô chữ
A: Xin mời những cánh tay của các bạn, chúng mình sẽ dùng biểu tượng “dơ tay”
trong zoom để thực hiện nhé.
B: Mời bạn…… chọn mảnh ghép. Xin hỏi bạn ở nhóm mấy ạ?
TH1: Câu trả lời chính xác  Đó là một câu trả lời chính xác. Cảm ơn bạn. Mời nhóm
tiếp theo chọn mảnh ghép.
TH2: Câu trả lời sai  Rất tiếc câu trả lời chưa chính xác, hẹn bạn ở mảnh ghép phía
sau. Mời bạn ……. trong nhóm sẽ trợ giúp cho bạn.

CÂU HỎI ĐỌC TRÊN SLIDE NHÉ, TỚ XÓA CHO KỊCH BẢN ĐỠ DÀI.
Phần này phụ thuộc rất lớn vào sự linh hoạt, ứng biến có các bạn MC. Cùng nhau đặt
mình về phía người chơi, động viên nhóm nếu trả lời sai và chúc mừng nhóm khi trả
lời đúng. Và hơn cả, là khuấy động cho các nhóm hăng hái tham gian hơn nữa.
A và B thay phiên nhau mời các nhóm chơi & linh động trong việc đọc câu hỏi.
Dẫn kết TỪ KHÓA:
A: Rất cảm ơn những câu trả lời của cả lớp, không biết có nhóm nào đã tìm ra TỪ
KHÓA ở bức tranh bí mật chưa?
(TH1:Sẽ có bạn sẽ tìm ra từ khóa ngay khi chưa trả lời hết câu hỏi nên phần này các
bạn MC linh động mời và KHÔNG dẫn ngay phần kết (hẹn đến cuối sẽ có đáp án để
đảm bảo thời gian ko bị thừa), những câu hỏi còn lại sẽ chủ động mời những bạn
khác trả lời.
TH2: Không có nhóm nào đoán ra thì mình GỢI Ý: Đây là từ khóa gồm 3 từ, thể hiện
ý nghĩa của TẾT đối với mỗi gia đình, là điều mà tất cả những người con xa quê đều
mong ngóng khi Tết đến.
B: Mời bạn………….. Bạn thuộc nhóm mấy?
A: Cảm ơn câu trả lời của bạn…. đến từ nhóm…..
Đúng là như vậy, từ khóa chính là …………….. TẾT SUM VẦY
SLIDE Tết sum vầy
(Dẫn dắt mang tính chất hồi hộp, ngắt nghỉ ở phần đọc kết quả từ khóa)
Như chúng mình đã biết, Tết nguyên đán là ngày lễ truyền thống của cả dân
tộc, quan trọng và ý nghĩa nhất trong năm đối với người dân Việt Nam. Dù có bận mải
công việc đến đâu, đi xa đến đâu, mọi người cũng đều cố gắng thu xếp công việc để
quây quần, SUM VẦY cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí, sửa soạn lại đồ đạc đón
Tết.
Đây là khoảng thời gian thiêng liêng, ấm áp, bình yên và đem đến trong mỗi người
một cảm xúc riêng biệ trong khoảng thời gian đặc biệt là TẾT NGUYÊN ĐÁN.
Chúc mừng bạn…. đại diện nhóm….. đã có câu trả lời chính xác. Xin chúc
mừng và tôi xin tổng kết điểm của mỗi nhóm sau: (thật là hồi hộp)
Nhóm 1:… điểm
Nhóm 2:….điểm
Nhóm 3:…điểm
Nhóm 4:….điểm
(Phần này sẽ chia ra 2 bạn để ghi điểm mỗi nhóm và báo vào nhóm zalo của nhóm
BẤT DIỆT để MC sẽ đọc……. Chú ý nhịp điệu hồi hộp, đọc điểm từ THẤP đến CAO)
B: Vâng ạ, xin chúc mừng tất cả các nhóm đã có phần thi vô cùng ấn tượng. Ở đó,
BTC chúng tôi thấy được khả năng làm việc nhóm của các bạn, thấy được tinh thần
của ngày Tết đến Xuân về. Và một lần nữa xin chúc mừng, NHÓM….. đã chiến thắng
phần thi SẮC MÀU XUÂN.
Nội dung 2: Ẩm thực 3 miền. (15 phút)
B: Các bạn ạ, có những khoảnh khắc mà có lẽ có một số bạn sẽ tiếc nuối vì chưa đưa
ra được những câu trả lời thật nhanh, thật chính xác. Nhưng chương trình của chúng
mình chưa dừng lại ở đây mà tiếp sau đây sẽ là một phần mà ở đó các bạn được thỏa
sức suy nghĩ, tìm tòi về một nội dung mà ai cũng thích. Lan Anh ơi, bạn nghĩ đó là gì?
A: Bây giờ là khoảng (giờ) cảm giác mà mình thích nhất sẽ là được thưởng thức một
món ăn. Và mình nghĩ ngay đến Tết 3 miền thì sẽ có những món ăn đặc biệt như thế
nào nhỉ?
B: A thật có tâm hồn ăn uống và….. mình cũng vậy…! Tết 3 miền sẽ có những món
ăn đặc biệt như thế nào thì xin mời cả lớp cùng đến với một phần thi mang tên:
ẨM THỰC 3 MIỀN
SLIDE
A: Nghe thật hấp dẫn? Không biết là đây sẽ là sở trưởng của bạn nào trong lớp 11A1
đây. Và để biết được điều đó, trước hết, mời các bạn đến với luật thi của phần thi này:
(Đọc slide cho khớp nha)
SLIDE
B: Và để có thể tìm ra được người thắng cuộc trong phần thi này, mình xin phép được
phổ biến cách tính điểm như sau:
(Đọc slide cho khớp nha)
SLIDE
A: Nghe luật chơi có vẻ “hơi dài” một chút, nhưng tôi nghĩ rằng điều đó sẽ thể hiện
khả năng ghi nhớ và ứng biến của các nhân tài lớp 11A1. Và lớp 11A1 ơi, các bạn đã
hiểu rõ luật chơi chưa ạ (có thể nhắc lại ngắn gọn)? ……….. Để bắt đầu cho phần thi
ẨM THỰC 3 MIỀN, mình xin mời cánh tay của những bạn muốn tham gia
Các bạn hay ấn vào biểu tượng “giơ tay” nếu muốn tham gia ngay phần thi hấp dẫn
này nhé
(Tôi thấy rất nhiều bạn hăng hái nhưng có lẽ hơi e ngại chưa kích vào biểu tượng giơ
tay, vậy thì BTC chúng tôi xin phép mời bạn……. (Lí do vì sao MC chọn bạn, có thể
nhìn bạn rất tươi tắn hay nhìn bạn hào hứng,…)
Khi chọn xong 3 người: Thật hồi hộp và không kém phần hào hứng để MC truyền lời
cho người quản trò, 3 bạn (tên 3 bạn)…. đã sẵn sàng chưa ạ? (Có thể mời 1-2 bạn
phát biểu cảm nghĩ hiện tại và kiểu như “bạn muốn gửi lời gì đến những người tham
gia cùng mình?”
A: Dạ vâng, xin cảm ơn những chia sẻ của các bạn. 2 MC xin phép để quản trò tiếp
tục chủ trì phần thi ạ

Người quản trò: Vâng ạ, xin cảm ơn 2 MC. Kính thưa các quý vị đại biểu và các bạn
HS lớp 11A1, tôi thật vinh hạnh khi được làm người quản trò của ẨM THỰC 3 MIỀN
– một chủ đề mà chắc hẳn chúng mình đều vô cùng hứng thú mỗi dịp TẾT đến xuân
về.
Cả 3 bạn chắc đã hiểu rõ luật chơi rồi, tôi xin phép quy định màu mực của bút vẽ như
sau:
SLIDE trắng
(Phần bút này, tớ nghĩ nên cho các b thử vẽ trước, để BTC kiểm soát được bạn đã
chọn đúng màu chưa và có thực hiện được không nữa)
+ Bạn A: xanh lá đậm
+ Bạn B: Đỏ
+ Bạn C: xanh nước biển đậm
Cả 3 bạn đã thực hiện thử và thực hiện rất tốt
Người quản trò: Vậy thì, giữa 3 miền Bắc – Trung – Nam, ẩm thực ngày TẾT sẽ có
điều gì thú vị đây? Mời cả lớp và đặc biệt là 3 bạn chơi hướng mắt lên màn hình, phần
thi ẨM THỰC 3 MIỀN xin được phép được bắt đầu. Xin mời 3 bạn quan sát và ghi
nhớ tên món ăn trong bức ảnh trong khoảng thời gian 10s. Xin mời BTC đưa ra hình
ảnh.
SLIDE
Vâng ạ, đã hết 10s, xin mời 3 bạn chơi dùng bút màu của mình đã chuẩn bị sẵn
trước đó. Tôi xin nhắc lại về màu mực………………., cả lớp hãy cùng theo dõi phần
thi của các bạn nhé
3 phút gạch tên món ăn có trong bức ảnh xin phép được bắt đầu.
SLIDE thiiiiiiiiiiiiii
(Phần trò chơi tớ xin nhờ bạn quản trò dẫn một cách chủ động những câu hỏi và
dùng ngôn ngữ thật tự nhiên và gần gũi, thêm nữa là cần gợi ý cho người chơi nữa)
Sau khi hết 3 phút, người quản trò có thể đi hỏi một số bạn để những bạn trong
nhóm tiến hành kiểm tra phần thi của các bạn.
Người quản trò: Thật gay cấn và hồi hộp vì tôi thấy rằng bạn nào trong 3 bạn chơi của
lớp 11A1 cũng nhanh mắt, nhanh tay. Và để xem rằng, các bạn sẽ có sự ghi nhớ như
thế nào về những món ăn đó nhé.
Sau đây, em xin kính mời CÔ PHÓ HIỆU TRƯỞNG cùng với em và các bạn trong
BTC kiểm tra và cho điểm phần thi của cả 3 bạn, dựa trên quy định luật chơi. Dạ vâng
ạ, em xin mời cô……
(Có thể chiếu lại slide luật cho điểm)
Cô hiệu trưởng: Chào các thầy cô và đặc biệt gửi lời chào đến lớp 11A1 và 3 bạn chơi.
THÚ VỊ VÀ KẾT NỐI là 2 từ cô dùng để miêu tả trò chơi ẨM THỰC 3 MIỀN nói
riêng và hội thi của lớp 11A1 nói chung. Trong bối cảnh trực tuyến, các em đã làm
việc cùng với nhau, một cách kết nối và đầy tính thú vị. Và cô cũng rất bất ngờ khi
được cùng với bạn quản trò kiểm tra và công bố kết quả của PHẦN THI. Sau thời gian
làm việc cùng với BTC, cô xin công bố những đáp án của trò chơi, trên mâm cỗ ngày
TẾT của lớp 11A1, gồm có:
SLIDE 26
 Bánh chưng
 Gà luộc
 Xôi gấc
 Nem rán
 Giò lụa
 Giò xào
 Thịt đông
 Canh măng
 Canh nấm đông cô xào rau củ
 Dưa hành
 Mứt hạt sen.
 Cơm tẻ.
Xin mời bạn quản trò tiếp lời cô để công bố những bạn đã xuất sắc giành được giải
thưởng của phần thi.
Người quản trò: Dạ vâng ạ, cảm ơn cô đã giao cho em một trọng trách không hề nhỏ.
Và………Xin chúc mừng, bạn ……… đã đúng……./12 đáp án, chúc mừng bạn đã
giành được giải “ẤN TƯỢNG ẨM THỰC”.
Xin chúc mừng bạn, xin gửi tặng bạn phần quà nhỏ của lớp khi được đi học trực tiếp.
Dạ vâng ạ, em thưa cô hiệu trưởng – cô………….., THÚ VỊ VÀ KẾT NỐI như cô
nói, xin chúc mừng bạn………. đã giảnh được giải “KẾT NỐI ẨM THỰC” với
…../12 câu trả lời chính xác.
Các bạn đều xuất sắc đúng không ạ, thưa cô?
Cô hiệu trưởng: Đúng là như vậy, bạn ….. và bạn….. đã cho cô thấy một tinh thần
năng động. Và còn bạn…. thì sao?................ Gửi lời chúc mừng đến bạn….. đã giành
giải ĐẶC BIỆT của phần chơi ẨM THỰC 3 MIỀN với……/12 đáp án đúng.
(Giọng điệu: To, rõ ràng, ngắt nghỉ tạo tính hồi hộp)
Người quản trò: Xin chúc mừng các bạn, xin hẹn cả 3 bạn những phần quà khi đi học
trực tiếp. Xin cảm ơn cô phó hiệu trưởng. Tiếp theo, Xin mời 2 MC tiếp tục HỘI Thi.
A: Xin cảm ơn cô và bạn quản trò. Cũng vì thời gian ko cho phép, nên tôi xin phép
được hỏi bạn….. – người có phần thể hiện xuất sắc nhất trong phần thi này có thể chia
sẻ đôi điều với mọi người được không ạ?
- Đầu tiên, xin gửi lời chúc mừng đến bạn. Không biết là cảm xúc hiện tại của bạn
đang như thế nào sau khi tham gia trò chơi này?
(Bạn… trả lời)
- Cảm ơn bạn, trong những món ăn đó, bạn thích nhất món nào? Và vì sao?
- Mâm cơm ngày Tết của gia đình bạn có gì khác với trong ảnh?
(Có thể thêm dẫn: Quê bạn ở đâu? Để dẫn phần tiếp theo)
A: Vâng ạ, cảm ơn phần chia sẻ vô cùng chân thật của bạn.
B: Vâng ạ, từ phần chia sẻ của bạn…., chúng ta thấy rằng điểm đặc trưng nhất trong
mâm cỗ tết ở Việt Nam chính là sự khác nhau theo vùng miền. Điều đó có nghĩa là
người ở địa phương nào thì có cách nấu cỗ Tết theo truyền thống của địa phương đó.
Chính điều này đã tạo nên màu sắc đa dạng cho ẩm thực Việt ngày Tết.
Ví dụ như: Bánh chưng: Nhắc đến Tết không thể không nói đến bánh chưng xanh.
Những tấm bánh vuông vức, được gói khéo léo, tài hoa ấy vừa tượng trưng cho đất
trời, vừa là biểu tượng cho ẩm thực ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Dù là tự tay gói
bánh, mua sẵn hay được biếu tặng, thì bánh chưng xanh cũng luôn là một món không
thể thiếu của mọi nhà.
A: Đó cũng phản ánh nét đặc trưng trong ẩm thực 3 miền ngày Tết. Nếu người miền
Bắc có bánh chưng thì đặc trưng trong mâm cỗ tết của người miền Trung và miền
Nam là bánh tét và thường là bánh tét chay nhân đỗ. Về cơ bản thì các nguyên liệu
làm bánh tét cũng tương tự như bánh chưng nhưng bánh Tét được gói bằng lá chuối
thay cho lá dong như ở miền Bắc.
Tùy từng nơi sẽ có những biến tấu khác nhau như một số gia đình sẽ làm bánh tét
nhân chuối hay bánh tét nhân đậu phộng và cả bánh chưng nhân cá hồi, …Hay như
người Tày (Lạng Sơn) có món bánh chưng đen là món ăn không thể thiếu trên mâm
cúng tổ tiên.
B: Hay là, những món ăn rất ngon nữa là: Gà luộc, giò lụa, giò xào, xôi gấc cũng là
những món ăn đặc trưng của cả 3 miền, riêng miền Trung còn có thêm giò bò và thịt
heo ngâm nước mắm. Người ta quan niệm rằng ăn thịt gà đầu năm sẽ giúp gia đình có
một sự khởi đầu tươi sáng, thuận lợi; màu đỏ từ xôi gấc sẽ mang lại nhiều may mắn
trong năm mới.
A: Còn có nem rán, thịt đông của miền Bắc; thịt kho tàu của người miền Nam, món bò
kho ngon tuyệt của miền Trung (đặc biệt ở xứ Huế); hay canh măng, canh rau củ ở
miền Bắc, canh khổ qua ở Miền Trung và miền Nam với ngụ ý mong “khổ” đã “qua”,
hy vọng năm mới sẽ bắt đầu bằng những may mắn, hạnh phúc.
B: Thật ý nghĩa Lan Anh ạ. Tìm hiểu thì mới thấy được trên mảnh đất hình chữ S, ba
miền bắc – Trung – Nam với những đặc trưng riêng biệt nhưng đâu cũng đậm đà bản
sắc văn hóa dân tộc Việt.
Và sau đây, xin mời các quý thầy cô và các bạn lớp 11A hướng mắt lên màn hình theo
dõi về thông tin của những món ăn độc đáo trong ngày TẾT ở các DÂN TỘC khác
nhau của đất nước ta. Đó cũng là kết quả làm việc hăng say của các bạn lớp 11A trong
dự án “KẾT NỐI ẨM THỰC TẾT CÁC DÂN TỘC VIỆT”
SLIDE
       1. Bánh Láo Khoải (Hà Giang)
Nguyên liệu chủ yếu là từ ngô, mỡ, mật ong.
Để chuẩn bị làm bánh để dành ăn Tết, các hộ sẽ thay phiên nhau làm cả ngày,
phân công mỗi người mỗi việc. Bột ngô đã chín nên bánh làm xong có thể ăn ngay.
Nếu chưa ăn, đồng bào sẽ bảo quản bằng cách thả vào ngâm trong nước lã, một tuần
thay nước một lần, để hàng tháng trời mà bánh vẫn không bị mốc, nứt hay vụn ra. Khi
nào cần sẽ vớt bánh láo khoải lên và chế biến để dùng. Bánh có thể thái mỏng và
nướng trên than củi, cũng có thể thái chỉ, nấu với đường ăn rất mát, nước dùng như
nước bánh trôi, hoặc nấu với quả đậu Hà Lan, cho thêm muối, mỡ động vật vào giống
như nấu canh.
A:
      2. Lá ngón (Mường So, Lai Châu)
Trong lễ hội Kin Lẩu Khẩu Mẩu (lễ hội ẩm thực) của người Thái Mường So
ngày xuân thì chắc chắn phải có lá ngón. Lá ngón đặc sản khác với lá ngón độc, cây lá
ngón ăn được cũng có thân leo, nhưng lá của nó tròn và ngắn hơn, bản lá to như bàn
tay. Thêm nữa, cây lá ngón độc thường nở hoa trong khoảng thời gian từ tháng 6 tới
tháng 10, còn cây lá ngón ăn được lại nở hoa vào dịp gần Tết Nguyên đán.
Đây là dịp để người dân tạ ơn thần linh, ông bà, tổ tiên đã ban phúc cho một vụ mùa
bội thu.
B:
3. Tré (Bình Định)
Tré là một loại đặc sản nổi tiếng tại các khu vực miền Trung.
Tùy theo khẩu vị và thói quen của người làm tré mà việc dùng các loại thịt
cũng như cách làm cũng rất khác nhau. Chẳng hạn, tré Bình Định, phần thịt đầu heo
được luộc chín rồi thái nhỏ và phần thịt ba chỉ được ram lên rồi sử dụng các gia vị để
trộn đều hỗn hợp như tiêu hạt, riềng, mè, bột nêm, muối, thính và tỏi. Hoặc tré Huế thì
thêm phần thịt bò được rim mắm đường và thêm gia vị gừng vào.
Thưởng thức: Phụ thuộc vào sở thích của mỗi người. Chẳng hạn, có người
dùng tré kèm với một ít tỏi muối chua (hoặc tỏi tươi), ăn như món khai vị. Hoặc dùng
tré ăn kèm với bánh đa và một số loại rau sống (dưa leo, đu đủ bào, chuối chát, ...) và
dưa món (hoặc dưa kiệu, dưa chua) rồi chấm với nước mắm tỏi ớt hoặc tương ớt.
Ngày nay, do sự giao thoa về văn hóa, mâm cỗ Tết mỗi miền có thể thêm sự
góp mặt của món ăn mới, biến hóa hơn tùy theo sở thích của gia đình. Tuy nhiên, dù
có thay đổi và hiện đại đến đâu, các món ăn cổ truyền đặc trưng mang linh hồn của
ngày Tết chắc chắn sẽ luôn hiện diện trong mâm cỗ Tết của người Việt, tượng trưng
cho những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp sẽ luôn nguyên vẹn trong trái tim, tinh
thần và nếp sống của mỗi người dân Việt Nam.
(Phần này, hai bạn MC thay phiên nhau đọc thông tin về 3 món ăn)
Nội dung 3: Lễ hội đầu năm. (10 phút).
A: Kính thưa,…. Chúng ta vừa được dạo quanh 3 miền với những món ăn thật độc
đáo và thật mới lạ. Sau đây, đã có ẩm thực thì ngày Tết sẽ gắn liền với một hoạt động
mà ai cũng thích – đó chính là đi LỄ HỘI
SLIDE
B: Cũng sẽ là một phần THI, đó các bạn sẽ được thăm thú những lễ hội đầu xuân khác
nhau trên 3 miền tổ quốc. Phần thi mang tên LỄ HỘI ĐẦU NĂM. Nghe rất quen
thuộc đúng ko ạ?
Xin mời Lan Anh phổ biển luật thi.
A: Xin cảm ơn Huệ, Luật thi của phần chơi này như sau:
SLIDE 32
(Đọc slide)
B: Rất đơn giản đúng không ạ? Xin hỏi cả lớp đã hiểu rõ về luật thi chưa ạ?.......
Vậy ngay sau đây, hội thi xin phép được………… bắt đầu…….
SLIDE thiiiiiiiiiiiiii
B: Xin mời bạn… và bạn………. Bạn đã sẵn sàng chưa ạ? Xin mời đến với câu hỏi
……..
(Phần trò chơi tớ xin nhờ 2 bạn MC dẫn một cách chủ động và thay phiên nhau
những câu hỏi và dùng ngôn ngữ thật tự nhiên và gần gũi, thêm nữa là cần gợi ý cho
người chơi nữa) Sau mỗi phần câu hỏi: có chốt đáp án và cung cấp thông tin về lễ
hội.
A: Vâng ạ, xin chúc mừng các bạn. đã có những câu trả lời đúng trong phần thi. Qua
phần thi vừa rồi, BTC cũng muốn giới thiệu đến cả lớp những lễ hội đầu năm khác
qua màn ảnh nhỏ.
SLIDE
+ Lễ hội Lồng Tồng, Tuyên Quang
+ Hội Cầu Ngư (Đà Nẵng) # Hội Cầu Ngư (Huế) trong phần trò chơi
+ Lễ đền miếu Bà Chúa Xứ, An Giang
B: Lễ hội Lồng Tồng, Tuyên Quang
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh
Tuyên Quang. Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với
mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm
no, hạnh phúc.
Trong ngày này, nhà nào cũng chuẩn bị các vật phẩm làm ra từ nông
nghiệp để dâng lên các vị thần linh, như bánh chưng, thịt lợn, trứng luộc, xôi
ngũ sắc. Ngoài phần lễ, phần hội gắn liền với các trò chơi dân gian luôn được
đồng bào và du khách đón đợi như ném còn, đi cà kheo, múa rối, chọi gà, đánh
đu, múa võ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ và hát then.

A: Hội Cầu Ngư (Đà Nẵng) # Hội Cầu Ngư (Huế) trong phần trò chơi
Lễ hội Cầu Ngư (còn được gọi là lễ tế Cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư
dân thành phố Đà Nẵng. Thờ phượng Cá Ông ở đây không chỉ được xem là sự
tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. ‘Ông’ là
tiếng gọi tôn kính của ngư dân dành riêng cho cá voi, loài cá thường giúp họ
vượt qua tai nạn khi lênh đênh trên biển cả.
Lễ hội được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Tuỳ
điều kiện, mỗi địa phương có một hình thức tổ chức riêng, nhưng cũng đều là
các trò chơi dân gian vùng biển: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, kéo co, đá
bóng… Về văn nghệ, ngoài hát tuồng, hát hò khoan, còn có một hình thức múa
hát đặc trưng của Lễ hội Cầu Ngư là múa hát bả trạo (bả: nắm, trạo: chèo đò)
diễn tả tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong một con thuyền, vượt qua
sóng to gió cả, mang về một mùa bội thu cho ngư dân.
Lễ hội Cầu Ngư bày tỏ khát vọng được bình yên trong cuộc sống của ngư
dân, những con người luôn phải đối mặt với nhiều bất trắc khi lênh đênh trên
biển cả.
B: Lễ đền miếu Bà Chúa Xứ, An Giang
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ là một trong những lễ hội lớn nhất miền tây nam bộ,
cũng là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính với Bà Chúa Xứ. Ngày hội tổ chức từ
đêm 23/4 đến 27/4 âm lịch tại miếu Bà Chúa Xứ thuộc phường Núi Sam, thành phố
Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi ngăm, ngày hội thu hút trên 2 triệu lượt khách về hành
hương. Đến với Hội Bà Chúa Xứ, du khách thập phương thường dâng hương cầu xin
tài lộc và du ngoạn thắng cảnh núi Sam.
Lễ hội Bà Chúa Xứ bao gồm năm lễ: Lễ tắm Bà, Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu
về Miếu Bà, Lễ Túc Yết, Lễ xây chầu, Lễ Chánh tế. Bên cạnh các nghi lễ còn có
những hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian cũng được biểu diễn như múa mâm
thao, múa đĩa chén, múa lân…
A: Như chúng ta thấy, lễ hội là một nét đặc trưng không thể thiếu trong ngày xuân và
mỗi lễ hội sẽ mang những nét văn hóa đặc sắc riêng của từng vùng miền dân tộc.
(Nếu đã quá thời gian, thì tớ nghĩ là sẽ giới thiệu kĩ 3 lễ hội, đến từ 3 vùng miền khác
nhau (Bắc – Trung – Nam) và giới thiệu qua một số tên các lễ hội còn lại.)
B: Vâng ạ, thật thú vị và đậm đà bản sắc dân tộc. Mọi miền tổ quốc đều có những bản
sắc văn hóa riêng biệt và điều đó, như muốn thúc dục mỗi chúng ta tìm hiểu về những
nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán.
SLIDE Tết
Tết là một dịp đặc biệt và mang nhiều ý nghĩa đặc trưng, mang những nét văn hóa đặc
sắc của từng vùng miền; là mỗi dịp để chúng ta quây quần bên nhau, quây quần bên
những người thân yêu của mình, một năm vất vả chỉ có một ngày tết đầy ý nghĩa bên
nhau. Vì thế mỗi người chũng ta cần quý trọng những giây phút đáng quý này để dành
thời gian sum họp bên những người mà ta yêu thương, đồng thời biết tự hào và gìn giữ
những bản sắc văn hóa dân tộc trong thời đại phát triển ngày nay.
Hoạt động 4: Bế mạc
SLIDE bế mạc
A: Kính thưa……., sau khoảng 60 phút với đầy ắp những cảm xúc khác nhau, chúng
ta đã có những trải nghiệm thật đáng nhớ về Hội thi TẾT 3 MIỀN. Như được phiêu
lưu đến mọi miền của tổ quốc trong một hoạt động cùng với những người bạn của
chúng ta, trong một không khí náo nức của Tết đến – Xuân về, thật là đặc biệt, đúng
không ạ? Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các quý vị đại biểu và toàn thể các
bạn HS lớp 11A1 đã tích cực tham gia HỘI THI TẾT 3 MIỀN ngày hôm nay.
B: Sau đây, xin mời cô giáo chủ nhiệm của chúng ta - cô Lò Thị Hiền, sẽ có đôi lời
chia sẻ và nhận xét về Hoạt động của lớp chúng ta ngày hôm nay
B: Và kính thưa các quý vị đại biểu cùng toàn thể các bạn HS lớp 11A1, để kết thúc
cho HỘI THI TẾT 3 MIỀN, một lần nữa, thay mặt cho Ban tổ chức cũng như các bạn
HS lớp 11A1 gửi lời chân thành cảm ơn các quý vị đại biểu đã đến dự với HỘI THI
của chúng ta ngày hôm nay.
Kính chúc các quý vị đại biểu nhiều sức khỏe! Chúc các bạn HS lớp 11A1 sẽ luôn tích
cực tham gia những buổi tổ chức hoạt động như thế này để cùng nhau tạo nên những
trải nghiệm thú vị, bổ ích cũng như những kỉ niệm đáng nhớ bên nhau.
A + B: Xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong những HOẠT ĐỘNG gần nhất!
SLIDE kết thúc
LƯU Ý NHỎ:
1. Kịch bản chỉ là yếu tố cần để hoàn thiện 1 chương trình theo đúng quy trình. Còn
yếu tố đủ và đặc biệt quan trọng chính là sự ỨNG BIẾN NHANH NHẠY của 2 bạn
MC.
2. Kịch bản sẽ không thể bao quát tất cả những tình huống xảy ra, vì thế tớ sẽ vẫn bổ
sung và chỉnh sửa cho đến ngày nhóm mình hoàn thiện đến bước cuối cùng.
3. Phân công thêm người quản trò, cô hiệu trưởng, cô GVCN nha.

You might also like