You are on page 1of 6

Họ và tên: Phan Ái Nhân

MSSV: B1810823

BÀI THI CUỐI KÌ HỌC PHẦN TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN TRUNG QUỐC

Đề

Câu 1: Các giai đoạn phát triển của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

Câu 2: Phân loại tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.

Câu 3: Hãy trình bày đặc điểm nội dung hoặc nghệ thuật một tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc mà em tâm đắc.

Bài làm

Câu 1:

Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc đã trải qua sáu giai đoạn phát triển:

 Thời kỳ chuẩn bị (từ viễn cổ đến Tiên Tần, Lưỡng Hán): Trong giai đoạn này văn
học tự sự phát triển sớm các dạng thần thoại, truyền thuyết, truyện ngụ ngôn..., tuy
không phải là tiểu thuyết nhưng xét các phương diện tư tưởng, đề tài, ngôn ngữ
nghệ thuật, phương pháp biểu hiện thì có thể nói đây là sự chuẩn bị cho tiểu thuyết
phát triển sau này.
 Thời kỳ thành thục (Ngụy Tấn đến Đường): Thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc triều loại
hình tiểu thuyết chí quái chí nhân tuy nhiên vẫn chưa thoát khỏi trạng thái sáng tác
dựa trên lịch sử. Cho đến thời Đường người ta mới bắt đầu có ý thức viết tiểu
thuyết, tuy còn sưu tầm chuyện kỳ lạ, ghi chép lại việc bỏ rơi nhưng lời văn đã
uyển chuyển hoa mỹ hơn so với thời Lục Triều. Đến thời Đường tiểu thuyết mới
bắt đầu có ý viết tiểu thuyết, tiểu thuyết truyền kỳ thời Đường là một đỉnh cao, ảnh
hưởng nhiều đến tiểu thuyết văn ngôn và bạch thoại sau này.
 Thời kỳ chuyển biến (Tống Nguyên): Thoại bản thời Tống Nguyên là sự kế thừa
tiếp theo của lịch sử phát triển tiểu thuyết Trung Quốc, đánh dấu sự chuyển biến
phát triển từ văn ngôn đến bạch thoại, đoản thiên, đến trường thiên, từ thể sử truyện
sang thuyết xướng. Lực lượng sáng tác đông đảo, đề tài mở rộng, hai bộ tiểu thuyết

1
trường thiên Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử truyện chính là những thoại bản thời
Tống Nguyên qua nhiều thế hệ được văn nhân gia công tạo thành.
 Thời kỳ phồn vinh (thời Minh): Từ những năm Gia Tĩnh, Vạn Lịch cho đến Minh
Mạt, tiểu thuyết đi vào giai đoạn phồn vinh, các tác phẩm như Tây du Ký, Kim
Bình Mai... đặc biệt là tiểu thuyết về thần ma, nhân tình thế thái. Ở giai đoạn này
thì tác giả chuyển từ miêu tả anh hùng lịch sử sang bình yêu diệt ma, thế tình thư
(sách về thói đời) nhân vật loại hình chuyển thành nhân vật điển hình, kết cấu
chuyện cũng chuyển từ đơn tuyến sang đa tuyến, phong cách tác giả rõ ràng. Đây là
giai đoạn phát triển phồn vinh trong lịch sử phát triển tiểu thuyết cổ điển Trung
Quốc.
 Thời kỳ phát triển đỉnh cao (từ đầu đến giữa thời Thanh): Thời kỳ này tác giả đưa
cuộc sống của mình vào xây dựng nên tác phẩm nghệ thuật, từ những phê phán xã
hội phong kiến hắc ám, chuyển sang phản tư, nhìn lại hình thái nhận thức phong
kiến, hình tượng nhân vật đạt đến mức cá tính hoá cao độ, xuất hiện nhân vật mới
có tư tưởng giải phóng cá tính, thất vọng xã hội phong kiến, làm cho tác phẩm
mang tinh thần thương cảm, khốn khó. Các tác phẩm tiêu biểu như: Liêu trai chí dị,
Nho lâm ngoại sử, Hồng Lâu mộng... đã đưa tiểu thuyết Trung Quốc đạt đến đỉnh
cao. Từ chiến tranh Nha phiến 1840 rồi đến 1894 kháng chiến Trung – Nhật thời kỳ
này tiểu thuyết hiệp công án, tiểu thuyết hiệp tà cũng là dư ba của tiểu thuyết cổ
đại.
 Thời kỳ diễn tiến (1895 – 1911): Tiểu thuyết cổ điển đi dần đến giai đoạn cận đại,
trở thành một trong những phương tiện đấu tranh của giai cấp tư sản cách mạng, số
lượng tiểu thuyết thời kỳ này nhiều, nội dung tập trung phản ánh cuộc đấu tranh
chống phong kiến, đề xướng chủ nghĩa cải lương hoặc cách mạng dân chủ tư sản về
nghệ thuật thì nó vừa kế thừa tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc vừa tiếp thu những
cái mới từ tiểu thuyết phương Tây, các phương diện nhân vật, ngôn ngữ, kết cấu có
sự thay đổi lớn

Câu 2:

Các loại tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc:

2
 Thần thoại: Theo Nghệ Văn Chí của Hán thư thì các nhà tiểu thuyết từ các bài quan
mà ra, hiện nay nhiều người cho rằng tiểu thuyết bắt nguồn từ thần thoại. Khi lao
động người ta thường ca ngâm cho quên đi cực khổ thì đến lúc nghỉ ngơi người ta
sẽ tìm một cái gì đó để tiêu khiển người này người kia kể, bàn, trao đổi với nhau
chuyện cũ đó chính là khởi nguyên của tiểu thuyết. Nhìn chung thần thoại truyền
thuyết là sự chuẩn bị thai nghén bước đầu cơ sở nhất cho tiểu thuyết. Phương pháp
sáng tác theo chủ nghĩa lãng mạn của thần thoại, truyền thuyết ảnh hưởng lớn đến
nghệ thuật tiểu thuyết sau này. Đề tài, cốt truyện cũng được hậu thế tiếp thu và phát
triển.
 Tiểu thuyết chí nhân, chí quái: Từ thời Tần sách chí quái đặc biệt nhiều những sách
ký thuật chuyện thần tiên, phương thuật, yêu ma, quỷ quái... tuy mang màu sắc tôn
giáo nhưng vẫn có ý giáo dục tích cực trong dân gian. Sách chí nhân là những sách
chép về giai thoại hay những lời bàn suông (thanh đàm) về lẽ huyền diệu này khác.
Việc bàn suông hay thanh đàm này có từ thời Hán. Cuối thời Hán, chính trị đen tối
nhưng do chính sách hà khắc nên kẻ sĩ không dán bàn chính trị mà đàm luận lẽ
huyền, thanh đàm. Nội dung tư tưởng chủ yếu của các tác phẩm là sự phản kháng
của người dân chống lại sự tàn bạo, hung ác của chế độ phong kiến. Phản ánh
người dân sống trong chiến tranh khốc liệt nhưng hướng đến ước mơ cuộc sống tốt
đẹp. Đấu tranh để có hôn nhân tự do dưới chế độ phong kiến. Những câu chuyện
đấu tranh chống quỷ thần, tuyên truyền tư tưởng không sợ quỷ thần. Về thành tựu
nghệ thuật thì cốt truyện phong phú và hoàn chỉnh, vận dụng nhiều thủ đoạn để
nâng cao tính nghệ thuật một số đoạn bắt đầu chú ý miêu tả hình tượng nhân vật.
 Truyền kỳ thời Đường: Đây là thể loại văn học mới phát triển vào thời Đường,
người viết tiểu thuyết đã có ý thức làm tiểu thuyết, chuyện viết dài, miêu tả khúc
chiết, hình tượng rõ ràng sinh động, có thể xem là bước tiến bộ lớn, nhưng người
làm cổ văn xem thấy rất không vừa ý gọi đó là văn truyền kỳ.
 Thuyết thoại thời Tống Nguyên: Thuyết thoại là kể miệng chuyện xưa nay nghe ra
kinh lạ, không bình thường, cách kể miệng có từ thời Đường. Thuyết thoại gọi là
biện thiệt hay dùng lưỡi để biện bác, biện luận. Đến thời Tống, tuy còn người viết
truyền kỳ nhưng không như trước. Người thời Tống thường nói chuyện xưa. Tiểu
thuyết của người Đường ít khi có lời dạy bảo mà của người Tống thì nhiều. Thời

3
Đường tự do hơn còn thời Tống thì sự kiêng kỵ ngày càng nhiều thêm, các nhà văn
tránh né, thường chỉ kể chuyện xưa.
 Tiểu thuyết thời Minh Thanh: Văn học Minh Thanh có một vị trí rất quan trọng
trong lịch sử phát triển văn học Trung Quốc nói chung. Đó là giai đoạn cuối cùng
của quá trình phát triển văn học cổ điển, cũng là giai đoạn dài nhất và có nội dung
phong phú nhất, là giai đoạn đánh dấu sự chuyển mình sang hướng hiện đại. Đặc
điểm nổi bật của giai đoạn này là sự suy tàn của văn học chính thống và sự trỗi dậy
mạnh mẽ của văn học dân chủ và tiến bộ phản ánh những yêu cầu của nhân dân và
tầng lớp thị dân. Được coi là văn học chính thống là hàng loạt thơ, từ, tản văn mà
nội dung chỉ nhằm ca tụng công đức các đế vương hoặc bộc bạch tâm tư riêng lẻ
của các sĩ phu quyền cao chức trọng còn hình thức thì toàn bắt chước người xưa:
“Văn như Tần Hán, thi tất Thịnh Đường”.

Đề tài tác phẩm tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc tương đối tập trung, đại thể có
thể quy thành 6 loại: lịch sử diễn nghĩa, anh hùng truyền kỳ, công án hiệp nghĩa, nhân
tình thế thái, phúng thứ khiển trách (châm biếm), linh quái thần ma. Hay có thể chia
thành 3 loại: giảng sử lịch sử (gồm anh hùng truyền kỳ và công án hiệp nghĩa), thế
tình (nhân tình và phúng thứ), thần ma (chí quái và thần ma).

Câu 3:

Tây du ký là một trong những tác phẩm kinh điển trong văn học Trung Hoa. Tác
giả đã rất tập trung khắc họa tính cách của từng nhân vật trong tác phẩm trên đường đi
thỉnh kinh. Tác phẩm gồm có bốn thầy trò Đường Tăng cùng với Bạch Long Mã được
ví là nhân vật thứ năm cùng bốn thầy trò Đường Tăng đi lấy chân kinh và mỗi nhân
vật trong truyện đại diện cho một nhân cách, một tính cách, một hạng người trong xã
hội.

Khi nhắc đến Tây du ký thì ta phải nói đến nhân vật Đường Tăng đây là một hòa
thượng có tri thức và sùng bái đạo Phật tuy có ý chí quyết tâm đi lấy chân kinh nhưng
lại là người khá yếu đuối, thường lúng túng và bó tay trước khó khăn. Tuy là người
dẫn đầu quyết tâm lấy được chân kinh nhưng lại không có gì quá nổi bật. Khi miêu tả
đến nhân vật Tôn Ngộ Không đây được xem như một anh hùng nổi loạn, dễ mất kiểm
soát, thích tự do. Vậy nên hành động luôn có tính chât bộc phát và manh động thường
4
chiến đấu riêng lẻ nên khó tránh khỏi thất bại. Trong xã hội cũ thì những hành động
đó được xem như phũ nhận hiện thực, kêu gọi phản kháng. Mặt khác Tôn Ngộ Không
cũng được xem như là tâm trí của con người dễ xáo động, tư tưởng có thể qua lại giữa
thiên đường và địa ngục. Sau khi học được 72 phép thần thông thì liền xuống long
cung lấy gậy như ý, xuống địa ngục bắt Diêm Vương xóa tên họ để được trường sinh
bất tử và sau đó là đánh lên thiên đình để bắt Ngọc Hoàng nhường ngôi. Hình ảnh
nhân vật này đại diện cho vai phản nghịch dám thách thức cả những người thống trị
tối cao. Về khách quan hình tượng này phản ánh tinh thần phản kháng vĩ đại của nhân
dân. Đôi lúc những hành động này chỉ để thỏa mãn nổi tức giận cá nhân. Nhưng sau
đó Ngộ Không quy y Phật pháp và lấy việc bảo vệ Đường Tăng đi thỉnh kinh là sự
nghiệp, ngay lúc này Ngộ Không đã có hướng đi đúng đắn không bạo loạn, không còn
cái tôi cá nhân của mình nữa. Trong những lần chiến đấu với yêu quái thì Tôn Ngộ
Không luôn dẻo dai, bền bỉ gặp khó khăn thì luôn lạc quan, không còn ngang tàn như
trước. Hình ảnh chiếc vòng kim cô tượng trưng cho giáo lý nhà Phật. Còn nhân vật
Trư Bát Giới có hình hài nửa người nửa lợn luôn đẩy những người đồng hành cùng
mình vào rắc rối bởi sự lười biếng và ham ăn ở nhân vật này luôn có đủ những cái
bình thường thậm chí là hèn mọn của một con người, vũ khí là cái cào cỏ mang dáng
dấp của một người nông dân. Tác giả luôn xây dựng Trư Bát Giới xuất hiện như một
nhân vật hài kịch với những suy nghĩ đơn thuần, thích an nhàn và dễ bị cám dỗ bởi vật
chất. Tiếp đến nhân vật Sa Tăng là một thành viên siêng năng cần mẫn nhưng không
dám đấu tranh chống lại những thói xấu do Bát Giới gây ra. Cuối cùng là Bạch Long
Mã thể hiện ý chí quyết tâm không lùi lại phía sau mà chỉ hướng về phía trước.

Cả năm nhân vật dù cho hình hài tính cách có khác nhau mỗi người một vẻ
nhưng cả năm đã đồng lòng để lấy được chân kinh để làm được điều đó thì cả năm
phải trải qua vô vàng khó khăn vất vả vừa phải chiến thắng những thế lực thù địch,
những yêu quái đầy lợi hại và mưu mô, vừa phải chiến thắng bản thân trước những
cám dỗ. Bên cạch đó tác phẩm còn phản kháng mạnh mẽ hiện thực đen tối, những bất
công ngang trái, hủ bại và tàn bạo ở trên trời, dưới đất và trần gian mà cụ thể đó chính
là hiện thực xã hội thời Minh, xã hội đầy bất công ngang trái mà chính tác giả là nạn
nhân.

5
6

You might also like