You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

Khoa Điện – Điện tử – Viễn thông


--------------------

BÁO CÁO MÔN HỌC


CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO KHÁC

Giảng viên: Sinh viên thực hiện:


Ths. Nguyễn Văn Khấn Ngô Việt Tứ 1800188
Lê Hoàng Diễn 1800811
Nguyễn Minh Thuận 1800427
Đỗ Thanh Thiên 1800323
Khoa Điện – Điện tử – Viễn thông

Cần Thơ, Tháng 7 năm 2022


Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

LỜI CAM ĐOAN


Em xin cam đoan đồ án là công trình nghiên cứu của em không sao chép của ai do
em tự nghiên cứu, đọc, dịch tài liệu, tổng hợp và thực hiện. Nội dung lý thuyết trong đồ
án em có sử dụng một số tài liệu tham khảo như đã trình bày ở phần tài liệu tham khảo.
Có số liệu, chương trình phầm mềm và những kết quả trong đồ án là trung thực và chưa
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Người thực hiện đề tài

Nhóm 12

2
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

LỜI CẢM ƠN
Kính gửi thầy cô,

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong trường, đặc biệt là thầy
Nguyễn Văn Khấn đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức cũng như tạo điều kiện thuận
lợi cho em trong suốt quá trình học tập vừa qua.

Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập.

3
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT ....................................................................5

1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT............................5

1.1.Giới thiệu chung về năng lượng địa nhiệt ..........................................................5

1.2.Phân loại các nguồn năng lượng địa nhiệt ..........................................................6

CHƯƠNG 2 NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU .............................................................. 16

2. Đặc điểm và nguyên nhân của thủy triều ................................................................16

2.1.Đặc điểm ...........................................................................................................16

2.2.Nguyên nhân .....................................................................................................17

2.3.Mối liên hệ giữa con người và thủy triều .........................................................18

2.4.Sự tạo thành của năng lượng thủy triều ............................................................ 18

2.5.Các loại hình khai thác điện thủy triều ............................................................. 19

2.6.Các vấn đề trong khai thác thủy triều điện .......................................................22

2.7.Ưu và nhược điểm của năng lượng thủy triều ..................................................23

2.8.Dự án điện thuỷ triều ở Việt Nam ....................................................................24

CHƯƠNG 3 NĂNG LƯỢNG ĐẠI DƯƠNG ............................................................... 25

3. Tổng quan ...............................................................................................................25

3.1.Tạo năng lượng điện từ sóng biển bằng cột nước dao động (OWC) ...................26

3.2.Chuyển đổi năng lượng sóng biển dạng phao (OWAP) ......................................28

4
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

CHƯƠNG 1 NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT


1. CÁC VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LƯỢNG ĐỊA NHIỆT
1.1. Giới thiệu chung về năng lượng địa nhiệt
1.1.1. Năng lượng địa nhiệt là gì ?
Năng lượng địa nhiệt là dạng năng lượng tồn tại trong lòng đất ở dưới dạng nhiệt
năng . Năng lượng địa nhiệt, dạng nhiệt năng tự nhiên ở sâu trong lòng trái đất, phát
sinh từ nguồn nhiệt sơ khai trong lòng trái đất, từ nhiệt ma sát do các phiến lục địa
trượt lên nhau, và từ sự phân rã của các nguyên tố phóng xạ tồn tại tự nhiên với 1
lượng nhỏ trong đá.
❖ Năng lượng địa nhiệt được tạo ra do các quá trình phản ứng phóng xạ hạt
nhân của các nguyên tố phóng xạ nặng có trong lòng Quả Đất như Thori (Th),
Protactini (Pa), urani (U),…Đây là nguồn nhiệt chính.
❖ Nhiệt năng cũng có thể tích tụ dần thông qua sự hấp thụ năng lượng mặt trời của lớp
vỏ trái đất.
❖ Năng lượng địa nhiệt còn được tạo ra do ma sát khi hai mảnh vỏ Trái Đất dịch chuyển
mà một mảnh chuyển động dịch lên mảng kia.
Một phần trong tổng khối nhiệt lượng khổng lồ trong lòng Trái Đất này bắt
nguồn từ quá trình hình thành hành tinh trong khoảng 4,5 tỷ năm trước (Trái Đất hình
thành từ một khối cầu vật chất cực nóng, nguội dần từ trong ra ngoài qua quá trình
quay quanh trục), và phần còn lại là kết quả của quá trình phân rã của các nguyên tố
phóng xạ tồn tại trong lõi Trái Đất. Theo nguyên lý tuần hoàn nhiệt lượng từ nơi nhiệt
độ cao xuống nhiệt độ thấp, dòng nhiệt của Trái Đất di chuyển từ trong lõi ra ngoài vỏ.
Dưới tác động của một quá trình địa chất gọi là kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất được
phân ra thành 12 mảng lớn và được tái tạo (tái sinh) một cách chậm chạp qua hàng
triệu năm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau (phân tách hoặc hội tụ) với tốc
độ vài cm/năm. Khi hai mảng kiến tạo va chạm vào nhau, 1 mảng có thể hút chìm xuống
mảng còn lại, tạo nên các trũng đại dương và gây ra động đất. Đây chính là nơi vỏ Trái
Đất trở nên yếu hơn bình thường, cho phép vật chất nóng từ trong lòng đất dịch chuyển

5
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
lên mặt. Ở độ sâu lớn tại đới hội tụ, ngay bên dưới mảng sụp chìm, nhiệt
độ tăng lên đủ cao đến nung chảy đất đá và tạo ra magma (nham thạch). Do có mật độ
thấp hơn khối đất đá xung quanh, magma di chuyển lên phía trên vỏ Trái Đất và mang
theo nhiệt lượng cùng với nó. Đôi khi magma di chuyển lên tới bề mặt Trái Đất thông
qua các điểm yếu của vỏ Trái Đất và phun trào lava tại các miệng núi lửa. Tuy nhiên, đa
phần magma được giữ lại trong vỏ Trái Đất và nung nóng đất đá và các khối nước ngầm
(subterranean water).
Một phần khối nước nóng này có thể di chuyển lên mặt đất thông qua các đới đứt
gãy hoặc khe đá rạn (cracks), hình thành suối nước nóng (hay là geysers, mạch nước
nóng). Một khi khối nước nóng và hơi nước này bị “bẫy” do khối đất đá không thấm
(impermeable) ở phía bên trên và được giữ lại trong khối đất đá thấm (permeable), bồn
trũng địa nhiệt được hình thành. Các bồn trũng này chính là nguồn địa nhiệt có thể được
dùng trực tiếp hoặc để sản xuất điện qua hệ thống turbine hơi nước (steam turbine).
1.2. Phân loại các nguồn năng lượng địa nhiệt
Có 4 nguồn năng lượng địa nhiệt chính:
1.2.1. Nguồn nước nóng
Là nguồn nước bị nung nóng dưới áp suất cao , các nguồn hơi nước hay hỗn hợp
của chúng ở trong các tầng đá xốp rỗ , hoặc ở trong các khe nứt gãy của đá , nó bị
giữ lại bởi một lớp đá khác đặc kín và không thấm . những nguồn nước nóng chất
lượng cao là các nguồn chỉ chứa hơi nước có lẫn một ít nước hay chứa hoàn toàn hơi ở
nhiệt độ cao hơn 240°C.
1.2.2. Nguồn áp suất địa nhiệt
Là các nguồn chứa nước muối có nhiệt độ trung bình và chứa khí Metan (CH4)
hòa tan. Các nguồn này bị vỏ Trái Đất nén lại dưới áp suất rất cao dưới các tầng trầm
tích sâu và bị bao bọc bởi các lớp đất sét và trầm tích không thấm nước. Áp suất ở
các nguồn này nằm trong khoảng từ 34MPa đến 140MPa và ở độ sâu từ 1500m đến
15000m. Nhiệt độ của các nguồn áp suất địa nhiệt thường ở trong khoảng 90°C đến
200°C.
1.2.3. Nguồn đá nóng khô
Bao gồm các khối đá ở nhiệt độ cao , từ 90°C đến 650°C . Các nguồn đá này có
thể bị nứt gãy nên có thể chứa một ít hoặc không có nước nóng . Để khai thác nguồn
địa nhiệt này người ta khoan sâu đến tầng đá , tạo ra các nứt gãy nhân tạo , sau đó sử
6
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
dụng một chất lỏng nào đó làm chất vận chuyển nhiệt bơm qua tầng đá đã bị làm nứt
gãy để thu nhiệt . Tuy nhiên viêc khai thác năng lượng địa nhiệt từ các nguồn đá nóng
khô rất khó khăn và hiệu quả kinh tế không cao so với việc khai thác các nguồn địa
nhiệt khác.
1.2.4. Nguồn năng lượng địa nhiệt từ các núi lửa hoạt động
Năng lượng địa nhiệt ở các lỗ hổng núi lửa đang hoạt động có nhiều trên thế giới.
Magma là đá nóng chảy có nhiệt độ từ 700°C đến 1600°C . Khi còn nằm dưới vỏ
Quả Đất đá nóng chảy là một phần của vỏ Qủa Đất có độ dày khoảng 24 đến 48km .
Các nguồn magma chứa một nguồn năng lượng khổng lồ , lớn nhất trong các nguồn
địa nhiệt , nhưng nó ít khi ở gần mặt đất nên việc khai thác rất khó khăn.
1.3. Phân loại các nhà máy sản xuất năng lượng địa nhiệt
1.3.1. Nhà máy hơi nước nóng khô
Dry steam sử dụng hơi nước ở nhiệt độ cao (>235°C) và một ít nước nóng từ bể
địa nhiệt. Hơi nước sẽ được dẫn vào thẳng turbine qua ống dẫn để quay máy phát
điện.
Trong sơ đồ trực tiếp, hơi nóng với áp suất cao thổi trực tiếp làm quay tuốc bin
để sinh ra điện. Đây là kiểu nhà máy điện địa nhiệt lâu đời nhất, lần đầu tiên được thử
nghiệm ở Italia năm 1904, và vẫn được ứng dụng cho đến nay. Tại Callifornia có nhà
máy điện địa nhiệt lớn nhất thế giới hoạt động theo nguyên lý này.
1.3.2. Nhà máy hơi nước siêu lỏng
Flash steam là dạng kỹ thuật phổ biến nhất hiện nay. Nhà máy dạng flash steam
sử dụng nước nóng ở áp suất cao (>182°C) từ bể địa nhiệt. Nước nóng ở nhiệt độ cao
này tự phụt lên bề mặt thông qua giếng do chính áp suất của chúng. Trong quá trình
nước nóng được bơm vào máy phát điện, áp suất của nước giảm rất nhanh khi phụt
lên gần mặt đất. Chính sự giảm áp này khiến nước nóng bốc hơi hoàn toàn và hơi
nước sinh ra sẽ làm quay turbine phát điện. Lượng nước nóng không bốc thành hơi sẽ
được bơm xuống trở lại bể địa nhiệt thông qua giếng bơm xuyên (injection wells).
Trong sơ đồ gián tiếp, nước “siêu lỏng” từ tầng nước nóng bên dưới được đưa
lên mặt đất và được giữ ở độ nóng trên 182 °C. Hỗn hợp nước nóng và hơi nước này
được dẫn vào buồng hơi để hạ áp suất, do vậy phần lớn hỗn hợp được biến thành hơi
nước (nước nóng + hơi nước nóng). Hơi nước ở áp suất cao sẽ làm quay Tuarbin phát
điện.
7
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
1.3.3. Nhà máy hai chu trình
Các nhà máy địa nhiệt binary-cycle sử dụng nước nóng có nhiệt độ trung bình
dao động từ 107-182°C từ bể địa nhiệt. Tại các hệ thống binary, chất lỏng địa nhiệt
được dẫn qua một bên của hệ thống trao đổi nhiệt để nung nóng chất lỏng thứ cấp ở
ống dẫn bên cạnh. Chất lỏng thứ cấp thường là hợp chất hữu cơ có nhiệt độ sôi thấp
hơn nhiệt độ sôi của nước, ví dụ như Isobutane hoặc Iso-pentane. Chất lỏng thứ cấp
sau khi được đun sôi ở hệ thống trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi và được dẫn vào turbine.
Trong quá trình vận hành của bất kỳ nhà máy địa nhiệt điện nào, hệ thống làm
nguội đóng một vai trò hết sức quan trọng. Các tháp làm nguội (cooling towers) giúp
turbin không bị quá nóng và từ đó kéo dài thời gian sử dụng. Có hai dạng hệ thống
làm nguội chính yếu: dùng nước hoặc dùng không khí.
❖ Ưu điểm:
Lợi thế chủ yếu của hệ thống hai chu trình là chất lỏng thứ cấp có nhiệt độ sôi thấp
hơn nhiệt độ sôi của nước, do đó các bể địa nhiệt nhiệt độ thấp vẫn có thể được sử dụng.
Mặt khác, do hệ thống hai chu trình là một chu trình tương đối kín nên hầu như không
có khí thải nào được sinh ra. Vì những lý do kể trên mà các chuyên gia địa nhiệt dự đoán
rằng hệ thống hai chu trình sẽ là giải pháp kỹ thuật chủ đạo cho việc sản xuất điện địa
nhiệt trong tương lai.
❖ Nhược điểm:
Hệ thống dùng khí thì không có tính ổn định như hệ thống dùng nước do phụ thuộc
mật thiết vào nhiệt độ không khí. Hệ thống này tuy rất hữu dụng vào mùa đông khi nhiệt
độ xuống rất thấp nhưng hiệu suất của nó giảm đáng kể vào mùa hè khi chênh lệch nhiệt
độ giữa không khí không còn bao nhiêu, từ đó không khí không còn khả năng làm hạ
nhiệt các chất lỏng hữu cơ sử dụng trong các nhà máy. Tuy nhiên, hệ thống dùng nước
lại rất cần thiết ở những khu vực khan hiếm nguồn nước. Hệ thống này cũng hữu dụng
tại những nơi có các yêu cầu khắc khe về cảnh quan sinh thái do chúng không tạo ra các
cột hơi nước như ở hệ thống dùng nước. Hầu hết các hệ thống dùng khí được sử dụng
trong các nhà máy kỹ thuật binary.
1.4. Thực trạng việc ứng dụng năng lượng địa nhiệt trên thực tế
1.4.1. Sử dụng trực tiếp nguồn năng lượng địa nhiệt
1.4.1.1. Ứng dụng suối nước nóng
Trên thế giới:
8
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
Suối nước nóng đã được sử dụng cho mục đích tắm ít nhất từ thời kì đồ đá. Hồ
tắm khoáng cổ nhất là hồ đá ở núi Lisan được xây dựng vào thời nhà Tần thế kỉ thứ 3
TCN. Vào thế kỷ 1 CN , người La Mã xâm chiếm Aquae Sulis và sử dụng các suối
nước nóng ở đây để làm nơi tắm công cộng và sưởi ấm sàn nhà. Việc khai thác địa
nhiệt mục đích công nghiệp sớm nhất bắt đầu từ năm 1827, khi đó người ta sử dụng
hơi nước của các giếng tự phun để chiết tách axit boric từ bùn núi lửa ở Larderello, Ý.
1.4.1.2. Ứng dụng sưởi nhiệt và làm mát
Năm 1892 , hệ thống sưởi khu vực của Hoa Kì ở Boise , Idaho được cung cấp
trực tiếp từ năng lượng địa nhiệt , và sớm được triển khai ở Klamath Falls , Oregon
vào năm 1990. Một giếng địa nhiệt sâu được sử dụng để cung cấp nhiệt cho nhà kính
ở Boise năm 1926, và cùng thời gian đó các giếng tự phun được sử dụng cung cấp
nhiệt cho kính ở Iceland. Charlie Lieb đã phát triển máy chuyển nhiệt lỗ khoan đầu
tiên vào năm 1930 để sưởi cho nhà ông .Hơi nước và nước nóng từ các giếng tự phun
được sử dụng để sưởi trong nhà ở Iceland bắt đầu từ năm 1943.
Ngày nay , có khoảng 20 quốc gia sử dụng trực tiếp địa nhiệt để sưởi với tổng năng
lượng là 270 PJ (1PJ = 1015J ) trong năm 2004. Hơn phân nửa trong số đó ược dùng để
sưởi trong phòng và 1/3 thì dùng cho các hồ bơi nước nóng. Lượng còn lại được dùng
trong công nghiệp và nông nghiệp. Sản lượng toàn cầu đạt 28 GW, nhưng hệ số năng
suất có xu hướng giảm (khoảng 20%) khi mà nhu cầu sưởi chủ yếu sử dụng trong mùa
đông. Số liệu nêu trên bao gồm 88 PJ dùng cho sưởi trong phòng được tách ra từ các
máy bơm nhiệt địa nhiệt với tổng sản lượng 15 GW. Năng suất bơm nhiệt địa nhiệt toàn
cầu tăng khoảng 10% mỗi năm. Các ứng dụng trực tiếp của nhiệt địa nhiệt cho sưởi
trong phòng hơi khác so với sản xuất điện và có các yêu cầu về nhiệt độ thấp hơn. Nó
có thể từ nguồn nhiệt thải được cung cấp bởi co-generation từ một máy phát điện địa
nhiệt hoặc từ các giếng nhỏ hơn hoặc các thiết bị biến nhiệt lắp đặt dưới lòng đất ở độ
sâu nông. Ở những nơi có suối nước nóng tự nhiên, nước có thể được dẫn trực tiếp tới
lò sưởi. Nếu nguồn nhiệt gần mặt đất nóng nhưng khô, thì các ống chuyển đổi nhiệt
nông có thể được sử dụng mà không cần dùng bơm nhiệt. Nhưng thậm chí ở các khu
vực bên dưới mặt đất quá lạnh để cung cấp một cách trực tiếp, nó vẫn ấm hơn không khí
mùa đông. Sự thay đổi nhiệt độ mặt đất theo mùa là rất nhỏ hoặc không bị ảnh hưởng
bên dưới độ sâu 10m. Nhiệt độ đó có thể được chiết tách bằng bơm nhiệt địa nhiệt thì
hiệu quả hơn là nhiệt được tạo ra bởi các lò sưởi thông thường. Các bơm nhiệt địa nhiệt
9
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
có thể được sử dụng như là một nhu cầu thiết yếu ở bất kỳ nơi nào. Có nhiều ứng dụng
rộng rãi khác nhau của nhiệt địa nhiệt. Các ống nước nóng từ các nhà máy địa nhiệt bên
dưới các con đường và vỉa hè của các thành phố đường ống nước nóng để cung cấp nhiệt
cho các tòa nhà trong toàn khu vực. Reykjavík và Akureyri dùng để làm tan chảy tuyết.
Các ứng dụng sưởi trong phòng sử dụng mạng lưới Lọc nước biển bằng địa nhiệt cũng
đã được thử nghiệm.
1.4.1.3. Ứng dụng bơm địa nhiệt
Điều hòa nhiệt độ bằng địa nhiệt Hầu hết ở mọi nơi trên bề mặt Trái Đất, nhiệt độ
của lòng đất ở 30 cm trên cùng giữ một nhiệt độ tương đối ổn định vào khoảng 100-160
C. Hệ thống bơm địa nhiệt có thể tận dụng nguồn nhiệt này để điều hòa nhiệt độ các tòa
nhà. Hệ thống bơm gồm có một bơm nhiệt, một hệ thống dẫn khí, một hệ thống trao đổi
nhiệt (hệ thống ống đặt chìm trong lòng đất gần tòa nhà). Vào mùa đông, bơm nhiệt sẽ
"lấy" nhiệt từ hệ trao đổi nhiệt và bơm vào hệ thống dẫn nhiệt ở trong nhà. Vào mùa hè,
quá trình này được đảo ngược, bơm nhiệt sẽ "rút" nhiệt từ trong nhà và bơm vào hệ
thống trao đổi nhiệt. Mặt khác, nhiệt rút ra từ không khí trong nhà sẽ còn có thể được sử
dụng để đun nước ấm sử dụng trong mùa hè.
1.5. Năng lượng địa nhiệt trong sản xuất điện
1.5.1. Một số nhà máy địa nhiệt trên thế giới

Hình 2. 1. Nhà máy Hellisheidi – iceland


Nhà máy địa nhiệt Hellisheidi là dạng nhà máy hóa hơi (Flash steam) , nhà máy
này nằm ở vùng địa nhiệt rộng nhất ở Iceland. Kế hoạch mở rộng theo giai đoạn từ 2006
đến 2010 với sản lượng điện tối đa là 300MW đến 400MW, trở thành nhà máy điện lớn
nhất Iceland. Chủ sở hữu nhà máy là ông Reykjavik Energy Giai đoạn một gồm hai

10
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
turbines cao áp 45MW được vận hành vào tháng 10 năm 2006 và turbine áp suất thấp
33MW vận hành vào cuối năm 2007. Giai đoạn 2008 đưa vào khởi động turbine 45MW.
Giai đoạn năm 2010 đưa vào vận hành 2 turbine 45MW. Chi tiết quá trình hoạt động
nhà máy: Tổng công suất: 300MW và 400MW.

Hình 2. 2Nhà máy địa nhiệt Krafla – Iceland


Không ở đâu địa nhiệt lại có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp năng
lượng cho đảo quốc như ở Iceland. Khai thác sức nóng trong lòng đất không chỉ giúp
Iceland giải quyết được nhu cầu về năng lượng sạch và rẻ tiền mà còn giúp nước này
thu hút đầu tư nước ngoài, thậm chí hướng tới… xuất khẩu.
Iceland nằm giáp vòng Cực Bắc nên có khí hậu rất lạnh giá. Tuy nhiên đất nước
này lại nằm trên vành đai núi lửa Đại Tây Dương, nên có rất nhiều núi lửa, suối nước
nóng và nguồn địa nhiệt khổng lồ. Hiện trên đất nước Iceland, có 200 núi lửa và hơn
600 suối nước nóng. Trong đó, có trên 20 suối nước nóng có nhiệt độ cao 150°C và thậm
chí, ở nhiều suối, nhiệt độ còn đạt tới 250°C. Quá trình biến đổi địa chất của Iceland
khiến nước này đặc biệt thích hợp với việc tận thu năng lượng địa nhiệt.
Website thông tin khoa học và công nghệ Popular Science (Mỹ) đã mô tả cách
Iceland khai thác nước nóng từ dưới lòng đất như sau: Đảo quốc này về cơ bản là một
núi lửa lớn, được hình thành trong hàng triệu năm khi đá nóng chảy nổi lên từ lòng
biển. Lớp đá nhiều lỗ rỗng bên dưới đồng bằng trơ trụi hút nước mưa mỗi năm và làm
nóng lượng nước đó dưới lòng đất. Để sử dụng nguồn năng lượng này, cách đơn giản
là đào giếng, hút nước nóng lên bề mặt và xây dựng một nhà máy điện trên đó. Nhà
máy sẽ vận hành như sau: Hơi nóng làm turbine quay, vận hành máy phát và điện đi
11
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
ra ở đầu bên kia”. Hiện nay, hơn 90% căn hộ gia đình ở Iceland sưởi ấm bằng năng
lượng địa nhiệt – một tỉ lệ cao nhất thế giới. Ngoài ra, địa nhiệt còn được sử dụng trong
hồ bơi, làm nóng đất, nuôi cá, sấy gỗ, len và chăn nuôi…
1.5.2. Nguồn năng lượng địa nhiệt tại Việt Nam
Việt Nam cũng được đánh giá là có tiềm năng địa nhiệt trung bình so với thế
giới. Bên cạnh đó nguồn năng lượng này ở nước ta còn có ưu điểm là phân bố đều
trên khắp lãnh thổ cả nước nên cho phép sử dụng rộng rãi ở hầu hết các địa phương.
Hiện nay, Quảng Trị đã cấp phép cho xây dựng nhà máy địa nhiệt đầu tiên tại
Đakrông với công suất 25MW, mở ra hy vọng ngành điện sẽ có thêm một nguồn cung
cấp mới cho điện lưới quốc gia trong tương lai gần. Khí hậu Việt Nam thuộc vùng nhiệt
đới nóng ẩm, mùa hè kéo dài tới hơn 6 tháng trong năm nên nhu cầu điều hòa không khí
thường xuyên không chỉ trong sinh hoạt mà cả trong sản xuất, như việc bảo quản nông
thủy sản tiêu thụ năng lượng rất lớn, chi phí ước tính hàng tỷ đôla mỗi năm. Kết quả
nghiên cứu của Viện Địa chất ở vùng đồng bằng Sông Hồng cho thấy tầng trung hòa
nhiệt ổn định 25 - 26°C phân bố ở độ sâu dưới 10 -15 m, điều kiện địa chất rất thuận lợi
cho việc áp dụng công nghệ bơm nhiệt đất (GSHP). Các tính toán mô phỏng công nghệ
này với điều kiện thực tế ở Hà Nội cho phép tiết kiệm được 37% năng lượng điện tiêu
thụ so với hệ thống điều hòa không khí (RAC) hiện nay. Ngoài lợi ích về kinh tế, giải
pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả, bơm nhiệt đất còn hạn chế tối đa lượng khí xả ra
làm ô nhiễm môi trường xung quanh. Trên lãnh thổ Việt Nam tài liệu thực tế đã xác định
được dị thường dòng nhiệt cao ở nhiều nơi chứng tỏ các nguồn địa nhiệt phong phú, có
thể khai thác để phát điện.
Nguồn nhiệt đất có điều kiện áp dụng công nghệ bơm nhiệt đất để điều hòa
không khí. Tuy nhiên, các số liệu này còn sơ sài, cần có các đầu tư nghiên cứu triển
khai thí điểm để có đủ luận cứ cần thiết cho việc phổ biến rộng rãi các giải pháp khai
thác nguồn địa nhiệt cho phát triển năng lượng tái tạo. Ưu điểm của nguồn năng lượng
này là các nguồn nhiệt có nhiệt độ trung bình nên rất có triển vọng trong sử dụng trực
tiếp để sấy sản phẩm, phục vụ dưỡng bệnh, du lịch…Tuy nhiên, việc phát triển nguồn
năng lượng này ở Việt Nam dường như còn bị bỏ ngỏ. Đánh giá về tiềm năng địa nhiệt
của Việt Nam, TS Đoàn Văn Tuyến – Viện Địa chất – Viện Khoa học Việt Nam cho
biết: "Nước ta có tiềm năng địa nhiệt trung bình so với thế giới. Tuy nhiên lại có ưu
điểm là phân bố đều trên khắp lãnh thổ cả nước nên cho phép sử dụng rộng rãi ở hầu hết
12
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
các địa phương". Hiện nay, nước ta có khoảng trên 200 nguồn nước nóng có nhiệt độ từ
40 đến trên 100°C. Riêng tại đồng bằng sông Hồng, bồn địa nhiệt tại đây có trữ lượng
nhiệt có thể cung cấp lượng điện bằng 1,16% tổng sản lượng điện của cả nước. Riêng
tại Hà Nội, sản lượng điện thương phẩm hiện ước tính 5 tỷ kWh mỗi năm, phân nửa
trong số này dùng cho điều hòa. Nếu dùng công nghệ bơm nhiệt đất (giá tương đương
lắp điều hòa nhiệt độ) sẽ tiết kiệm được 0,8 tỷ kWh. Công nghệ này không chỉ giúp
tiết kiệm 800 tỷ đồng một năm mà còn giảm phát thải hơn 250.000 tấn CO2. Ngoài ra,
không giống như các nguồn năng lượng tái tạo khác, công nghệ để khai thác nguồn
năng lượng địa nhiệt không quá phức tạp. Để khai thác địa nhiệt ở vùng có nhiệt độ
khoảng 200°C, người ta khoan các giếng sâu từ 3-5km, rồi đưa nước xuống vùng này
để khiến nước sôi lên, theo ống dẫn lên làm quay tuabin máy phát điện. Đối với các
nguồn địa nhiệt từ 80oC đến dưới 200°C có thể dùng trực tiếp để sấy nông thủy sản,
sưởi ấm cho các căn hộ, nhà máy… Nguồn địa nhiệt dưới 80°C có thể dùng để dưỡng
bệnh, phục vụ du lịch…Bên cạnh tiềm năng lớn không hề thua kém so các nguồn năng
lượng tái tạo khác, năng lượng địa nhiệt còn không ảnh hưởng đến môi trường bởi các
thiệt bị nằm chủ yếu ở dưới đất. Nhưng còn bỏ ngỏ…Trong khi các nước đang tận dụng
rất tốt nguồn năng lượng địa nhiệt thì chúng ta vẫn chưa có cơ sở khoa học và có đánh
giá cụ thể về nguồn năng lượng này. Hiện nay, Philipines đang đứng đầu thế giới về
khai thác địa nhiệt; riêng Trung Quốc chỉ sử dụng nhiệt đất để điều hòa không khí nhưng
trong vòng 10 năm đã tiết kiệm được tổng năng lượng điện là 4000MW.
Theo GS. Nguyễn Lân Dũng: "Từ năm 2007, Viện Khoa học địa chất và tài nguyên Liên
bang Đức đã điều tra, khảo sát tiềm năng địa nhiệt ở sáu điểm nước nóng ở Tu Bông
(Khánh Hòa), Phú Sen (Phú Yên), Hội Vân (Bình Định), Nghĩa Thuận (Quảng Ngãi),
Thạch Trụ (Quảng Ngãi) và Kon Du (Kon Tum) và nghiên cứu phương án sử dụng hiệu
quả tùy mức độ chất lượng từng nguồn nước… Riêng Tập đoàn Ormat – Tập đoàn hàng
đầu của Mỹ về địa nhiệt đã xin giấy phép đầu tư xây dựng 5 nhà máy điện địa nhiệt tại
Lệ Thủy (Quảng Bình), Mộ Đức, Nghĩa Thắng (Quảng Ngãi), Hội Vân (Bình Định) và
Tu Bông (Khánh Hòa) từ năm 2008. Tổng công suất các nhà máy này dự kiến lên đến
150-200 MW. Tuy nhiên, tất cả đều chưa khởi công, nguyên nhân chủ yếu là do giá mua
điện của EVN thấp". Bên cạnh đó, hiện cơ chế hỗ trợ cho các nhà khoa học trong việc
nghiên cứu nguồn năng lượng này còn ở mức thấp nên chưa khuyến khích được họ tham
gia nghiên cứu. Mặc dù phát triển năng lượng địa nhiệt có ý nghĩa lớn đối với môi trường
13
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
nhưng để đạt được kết quả tốt cần phải có cơ sở khoa học đầy đủ, đầu tư từng bước để
đưa địa nhiệt trở thành một ngành công nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội./.
Hiện nay, Quảng Trị cũng được đánh giá là có tiềm năng địa nhiệt trung bình so với thế
giới. Bên cạnh đó nguồn năng lượng này ở nước ta còn có ưu điểm là phân bố đều trên
khắp lãnh thổ cả nước nên cho phép sử dụng rộng rãi ở hầu hết các địa phương. Hiện
nay, Quảng Trị đã cấp phép cho xây dựng nhà máy địa nhiệt đầu tiên tại Đakrông với
công suất 25MW, mở ra hy vọng ngành điện sẽ có thêm một nguồn cung cấp mới cho
điện lưới quốc gia trong tương lai gần. Thực tế cho thấy, nhà máy điện địa nhiệt có thể
hoạt động liên tục suốt ngày đêm, không phụ thuộc vào yếu tố khí hậu như năng lượng
mặt trời, gió hoặc sóng biển...Nguồn năng lượng địa nhiệt trong lòng đất vô cùng vô tận,
bảo đảm cho nhà máy điện địa nhiệt hoạt động bền vững, lâu dài. Đồng thời, xây dựng
nhà máy điện địa nhiệt cũng tốn rất ít diện tích. Các nhà máy điện nhiệt điện không đốt
bất cứ một loại nhiên liệu nào nên sạch cho môi trường hơn mọi nhà máy điện khác.
Cách khai thác nguồn năng lượng địa nhiệt theo cách hiểu đơn giản nhất là người ta chỉ
cần khoan các giếng sâu 4-5km. Sau đó, đưa nước xuống độ sâu này là tới vùng có nhiệt
độ khoảng 2.000 độ C. Nước khi đó sẽ được làm sôi lên và sẽ theo ống dẫn lên, làm
chạy máy phát điện. Hệ thống công nghệ này được gọi là Công nghệ HDR (Hot Dry
Rock).
1.5.3. Mức độ phát triển của ngành địa nhiệt tại Việt Nam
Việt Nam đang là một nước xuất khẩu năng lượng. Năm 2005 đã xuất khẩu
được khoảng 14,6 triệu TOE-tấn dầu tinh tương đương (18 triệu tấn dầu thô và 14,7
triệu tấn than) với kim ngạch xuất khẩu khoảng 8 tỷ USD. Năm 2006 cả nước làm ra
tới 46,8 triệu TOE (37 triệu tấn than sạch, 17,3 triệu tấn dầu thô, 7 tỷ m3 khí thiên
nhiên và 19,6 tỷ kWh thủy điện). Nhu cầu sơ cấp cung cấp điện trong nước là 29,8
triệu TOE (2005). Nhu cầu này chỉ mới bằng khoảng 20% mức bình quân chung của
thế giới. Hệ thống điện quốc gia vẫn tiềm ẩn khả năng thiếu hụt điện do nhu cầu điện
tăng bình quân trên 175/năm và do có những lúc thiếu nước (thủy điện chiếm40%
công suất của cả hệ thống). Nguồn nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu thô, khí thiên
nhiên) chỉ là nguồn nhiên liệu hữu hạn. Chính vì vậy rất cần sớm nghiên cứu về khả
năng khai thác các nguồn địa nhiệt. Nước ta là một quốc gia có hàng trăm điểm nước
khoáng đã được phát hiện, trong số này hơn một nửa là những suối nước nóng. Chúng
tập trung ở vùng Tây Bắc và vùng Nam Trung bộ. Có 72 nguồn nước có nhiệt độ
14
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
khoảng 41-60°C, 36 nguồn nước có nhiệt độ 61-100°C và 64 nguồn nước có nhiệt độ
30-40°C.
1.5.4. Hướng phát triển trong tương lai đối với ngành địa nhiệt ở Việt Nam
➢ Với tiềm năng vô cùng dồi dào về năng lượng địa nhiệt . Việt Nam nên
chú trọng nghiên cứu và đưa vào sử dụng nguồn năng lượng địa nhiệt .Giải
quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng như hiện nay.
➢ Việc đưa vào sử dụng nguồn năng lương địa nhiệt sẽ giải quyết được vấn
đề về điện lưới ở các vùng nông thôn , hẻo lánh.
➢ Đồng thời cung giải quyết được các vấn đề về môi trường do khí thải hay
các biến động về môi trường của các nguồn năng lượng.
➢ Các nhà khoa học đang kiến nghị Nhà nước ta cần đầu tư nhiều hơn cho
việc điều tra tài nguyên địa nhiệt và việc sản xuất , lắp đặt các mô hình
điều hòa không khí bằng địa nhiệt (HĐKĐ) bên cạnh việc kêu gọi các
công ty nước ngoài xây dựng các nhà máy điện địa nhiệt với các điều kiện
ưu tiên về giá bán điện

15
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

CHƯƠNG 2 NĂNG LƯỢNG THỦY TRIỀU


Khái niệm năng lượng thủy triều
Năng lượng thuỷ triều hay Điện thuỷ triều là một dạng của thủy năng có thể
chuyển đổi năng lượng thu được từ thuỷ triều thành các dạng năng lượng hữu ích khác,
chủ yếu là điện.
Mặc dù chưa được sử dụng rộng rãi, năng lượng thuỷ triều có tiềm năng cho
việc sản xuất điện năng trong tương lai. Thuỷ triều dễ dự đoán hơn gió và mặt trời.
Trong số các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng thuỷ có mức chi phí thực hiện
tương đối cao và chỉ thực hiện được ở những nơi có thuỷ triều đủ cao hoặc có vận tốc
dòng chảy lớn. Tuy nhiên, với nhiều sự cải tiến và phát triển về công nghệ hiện nay,
phát triển về mặt thiết kế (ví dụ như năng lượng thủy triều động, đầm phá thuỷ triều)
và công nghệ tua bin (như tua bin hướng trục, tua bin tạo dòng chảy chéo), cho thấy
tổng công suất của năng lượng thủy triều có thể cao hơn nhiều so với giả định trước
đây, nhờ đó chi phí kinh tế và môi trường có thể được đưa xuống mức cạnh tranh.
Vào thế kỷ 20, các kỹ sư đã phát triển nhiều cách để tận dụng chuyển động của
sóng biển cũng như hoạt động thủy triều để tạo ra điện năng. Các phương pháp đó đều
sử dụng một loại máy phát điện đặc biệt để chuyển đổi năng lượng thủy triều thành
điện năng.
Đã có nhiều kịch bản dự báo thiệt hại cho các quốc gia ven biển khi mực nước
biển dâng trong bối cảnh toàn cầu gây ngập lụt vùng đất thấp ven biển và hải đảo.
Đồng thời hiện nay nguồn nhiên liệu hóa thạch cạn kiệt dần làm giá cả xăng, dầu, khí,
than đá ngày càng gia tăng và nguồn dự trữ cũng đang cạn kiệt, và vì thế các quốc gia
trên thế giới trong đó có việt nam đã và đang quan tâm đến các nguồn năng lượng tái
tạo.
2. Đặc điểm và nguyên nhân của thủy triều
2.1. Đặc điểm
Những biến đổi thủy triều trải qua các giai đoạn sau:

16
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
❖ Triều dâng (flood tide): xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ, làm
ngập vùng gian triều.
❖ Triều cao (high tide): nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó.
❖ Triều xuống (ebb tide): mực nước biển hạ thấp trong vài giờ làm lộ ra vùng triều.
❖ Triều thấp (low tide): nước hạ thấp đến điểm thấp nhất của nó.
Thủy triều tạo ra các dòng chảy có tính dao động gọi là dòng triều hay triều lưu.
Thời điểm mà dòng triều ngừng chuyển động được gọi là nước chùng hoặc nước
đứng (Slack Water).
Sau đó, thủy triều đổi hướng, tạo ra sự biến đổi ngược lại. Nước đứng thường xuất
hiện gần lúc mực nước triều cao hoặc triều thấp; nhưng tại một số nơi, thời gian nước
đứng là khác biệt đáng kể so với thời gian triều cao hoặc triều thấp.
Hiện tượng thủy triều phổ biến nhất là bán nhật triều hoặc nhật triều, tức là hai lần
nước lớn trong ngày có đỉnh không bằng nhau; chúng bao gồm mực nước lớn
cao và mực nước lớn thấp trên đồ thị triều. Tương tự đối với hai lần nước ròng gồm nước
ròng cao và nước ròng thấp.
2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của thủy triều là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên
ở hai miền đối diện nhau tạo thành hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực
diện với Mặt Trăng - là miền nước lớn thứ nhất, do lực hấp dẫn của Mặt Trăng gây ra.
Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất,
do lực li tâm tạo ra. Giữa hai nước lớn liên tiếp là nước ròng. Một khi vận tốc góc (tốc
độ quay) của Trái Đất không đổi thì lực li tâm lớn nhất nằm ở nơi có bán kính quay lớn
nhất khi đó là miền xích đạo của Trái Đất. Tuy nhiên bán kính quay chưa hẳn là bán
kính Trái Đất tại xích đạo, vì Trái Đất không hoàn toàn quay quanh trục của nó, cũng
như Mặt Trăng không hoàn toàn quay quanh Trái Đất, mà là: Hệ Trái Đất-Mặt Trăng
quay xung quanh điểm trọng tâm của hệ này. Do khối lượng của Trái Đất lớn hơn của
Mặt Trăng rất nhiều nên trọng tâm của hệ Trái Đất-Mặt Trăng nằm trong lòng Trái Đất,
trên đường nối tâm của chúng ở khoảng cách 0.73 bán kính của Trái Đất (4650.83 km).
Tóm lại: Trái Đất vừa quay, vừa lắc.
Thủy triều đạt cực đại khi mà cả Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so
với Trái Đất, và mức triều phía đối diện lúc đó sẽ xuống điểm cực tiểu.

17
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
Khái niệm thủy triều được mở rộng trong vật lý học dành cho chênh lệch tương
tác hấp dẫn tác động lên các vật thể nằm trong tương tác hấp dẫn.
2.3. Mối liên hệ giữa con người và thủy triều
Người xưa, sống bao đời gần sông và biển. chủ yếu là họ tính theo con nước, theo
chu kì của nó (nước triều lên và nước triều xuống) và vì thế chính là nhờ vào hiện tượng
thủy triều, nên con người sống ở thời đó đã biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá...
Thủy triều còn đóng góp một phần lớn là làm nên các chiến thắng trên sông Bạch
Đằng vào năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán và năm 1288 của nhà
Trần trước quân Nguyên-Mông. Cho đến ngày nay thì con người đã biết sử dụng thủy
triều để phục vụ cho công nghiệp (như sản xuất điện), ngư nghiệp, như trong đánh
bắt hải sản, và khoa học, như nghiên cứu thủy văn. Hiện nay con người đang từng bước
khai thác thủy triều dưới dạng năng lượng và nổi bật nhất là năng lượng điện thủy triều.

2.4. Sự tạo thành của năng lượng thủy triều


Năng lượng thủy triều được lấy từ thủy triều đại dương của Trái Đất. Lực thủy
triều là các biến thiên định kỳ trong lực hút hấp dẫn do các thiên thể gây ra. Khi Trái
Đất quay,sự phình ra ở đại dương này gặp nước nông tiếp giáp với bờ biển và tạo ra một
thủy triều.
Năng lượng thủy triều là công nghệ duy nhất khai thác năng lượng vốn có trong
các đặc điểm quỹ đạo của hệ thống Trái Đất–Mặt Trăng, và ở mức độ thấp hơn trong hệ
thống Trái Đất–Mặt Trời. Các nguồn năng lượng tự nhiên khác được khai thác bằng
công nghệ của con người có nguồn gốc trực tiếp hoặc gián tiếp với Mặt trời, bao
gồm Nhiên liệu hoá thạch, Thuỷ điện thông thường, gió, Nhiên liệu sinh
học, sóng và Năng lượng Mặt Trời.
Một máy phát điện thủy triều chuyển đổi năng lượng của dòng thủy triều thành
điện năng. Biến thể thủy triều lớn hơn và vận tốc dòng triều cao hơn có thể làm tăng
đáng kể tiềm năng của một vị trí để phát ra điện thủy triều.
Bởi vì thủy triều của Trái Đất hình thành là do sự tương tác của lực hấp dẫn với
Mặt trăng và Mặt trời và sự di chuyển của Trái Đất, năng lượng thủy triều thực tế là vô
tận và được phân loại như là một nguồn Năng lượng tái tạo. Sự dịch chuyển thủy triều
làm tiêu hao năng lượng cơ học trong hệ thống Trái Đất - Mặt Trăng: đây là kết quả của
việc bơm nước qua các hạn chế tự nhiên xung quanh đường bờ biển và do đó xuất hiện
18
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
sự phân tán độ nhớt ở dưới Đáy đại dương và ở Dòng chảy rối. Sự tiêu hụt năng lượng
này đã làm cho sự di chuyển vòng của Trái Đất chậm lại trong 4,5 tỷ năm kể từ khi hình
thành. Trong suốt 620 triệu năm qua, thời gian quay của Trái Đất (chiều dài một ngày)
đã tăng từ 21,9 giờ lên 24 giờ;[8] trong giai đoạn này Trái Đất đã mất 17% năng lượng
quay của nó. Mặc dù thủy triều làm tiêu hao thêm năng lượng từ hệ thống, ảnh hưởng
của nó không đáng kể và sẽ chỉ được nhận thấy trong hàng triệu năm.
2.5. Các loại hình khai thác điện thủy triều
2.5.1. Máy phát thủy triều

Hình 2. 3 Máy phát điện thủy triều


Các máy phát điện thủy triều sử dụng động năng của các dòng chảy di chuyển tới
các tuabin điện, theo cách tương tự với tuabin gió sử dụng năng lượng gió cho các tuabin
điện một số máy phát điện thủy triều có thể được xây dựng thành các kết cấu của các
cây cầu hiện có hoặc bị chìm hoàn toàn, do đó tránh được những lo ngại về tác động đến
cảnh quan thiên nhiên. Các hạn chế về đất đai như eo biển hoặc cửa hút gió có thể tạo
ra vận tốc cao tại các địa điểm cụ thể, có thể thu được bằng việc sử dụng tuabin. Các
tuabin này có thể nằm ngang, thẳng đứng, mở, hoặc ngầm hóa.
Năng lượng dòng chảy có thể được sử dụng ở tốc độ cao hơn nhiều so với tuabin
gió do nước dày đặc hơn không khí. Sử dụng công nghệ tương tự như tua-bin gió, chuyển
đổi năng lượng trong năng lượng thủy triều sẽ hiệu quả hơn nhiều. Gần 10 mph (khoảng
8,6 hải lý) dòng thuỷ triều đại dương sẽ có công suất bằng hoặc lớn hơn tốc độ gió
90 mph cho hệ thống tuabin cùng một kích thước.

19
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

2.5.2. Đập thủy triều

Hình 2. 4 Đập thủy triều điện


Đập thuỷ triều tận dụng Thế năng trong sự khác biệt về chiều cao (hoặc đầu thuỷ
lực) giữa thủy triều cao và thấp. Khi sử dụng các đập thủy triều để tạo ra năng lượng,
thế năng từ thủy triều bị thu giữ thông qua việc bố trí các đập chuyên dụng. Khi mực
nước biển dâng lên và thủy triều bắt đầu nâng lên, sự gia tăng tạm thời về thủy triều
được đưa vào một lưu vực lớn phía sau đập, giữ một lượng lớn thế năng. Khi thủy triều
hạ xuống, năng lượng này sau đó được chuyển thành Cơ năng khi nước được giải phóng
qua các tuabin lớn tạo ra năng lượng điện thông qua việc sử dụng máy phát điện.
20
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
2.5.3. Đầm phá thủy triều

Hình 2. 5 Đầm phá thủy triều


Một lựa chọn mới trong việc thiết kế công trình khai thác năng lượng thủy triều
là xây dựng các bức tường chắn tròn được gắn với các tuabin có thể thu được năng
lượng tiềm năng của thủy triều. Các hồ chứa được tạo ra tương tự như hồ chứa thủy
triều(đập thuỷ triều), ngoại trừ nó là môi trường có kiểm soát. Các đầm phá cũng có
thể to gấp đôi (hoặc gấp ba) mà không cần bơm hoặc bơm để cân bằng sản lượng điện.
Năng lượng bơm có thể được cung cấp bởi nguồn năng lượng tái tạo dư từ lưới điện, ví
dụ như tuabin gió hoặc mảng quang điện mặt trời. Năng lượng tái tạo dư thay vì bị cắt
giảm có thể được sử dụng và lưu trữ trong một thời gian sau đó. Các đầm phá có bề
mặt địa hình bị phân rã sẽ có khoảng thời gian trễ giữa sản lượng cao điểm và đồng
thời cũng sẽ cân bằng sản lượng cao điểm đó về gần với sản lượng tải trọng cơ bản,
mặc dù phương pháp này sẽ có chi phí cao hơn một số giải pháp thay thế khác. Đầm
phá thủy triều Lagoonea được đề xuất ở Wales ở Vương quốc Anh sẽ là trạm đầm phá
thủy triều đầu tiên khi được xây dựng.

21
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
2.6. Các vấn đề trong khai thác thủy triều điện
2.6.1. Những mối quan ngại đối với môi trường
Việc xây dựng những nhà máy điện thủy triều có thể gây ảnh hưởng hưởng xấu
đến sự sống của các sinh vật biển. Những lưỡi quay trong các tua bin trong quá trình
hoạt động có thể giết chết các sinh vật biển sống gần khu vực đó. Một số loài cá có thể
rời bỏ những vùng biển này vì sự đe dọa của những vật thể quay nguy hiểm đến tính
mạng của chúng hoặc do những tiếng ồn liên tục. Đời sống của các sinh vật biển là sự
cân nhắc rất lớn khi đặt máy phát điện năng lượng thủy triều trong nước và các biện
pháp phòng ngừa được thực hiện nhằm đảm bảo giảm thiểu số lượng sinh vật biển bị
ảnh hưởng bởi việc khai thác nguồn năng lượng thủy triều.
2.6.2. Các tua bin thủy triều
Mối quan tâm chính về môi trường đối với năng lượng thủy triều có liên quan đến
sự tấn công của lưỡi quay và sự vướng víu của sinh vật biển khi nước tốc độ cao được
tạo ra làm tăng nguy cơ sinh vật bị đẩy gần lại hoặc thông qua các thiết bị này. Cũng
như tất cả các nguồn năng lượng khác có khả năng tái tạo từ đại dương, cũng có một vài
mối quan tâm về việc tạo ra Điện từ trường và âm thanh của các tua bin thủy triều có
thể ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật biển. Vì các thiết bị này nằm trong nước nên
đầu ra âm thanh có thể lớn hơn các thiết bị được tạo ra bằng năng lượng gió ngoài khơi.
Tùy thuộc vào tần số và biên độ của âm thanh được tạo ra bởi các thiết bị năng lượng
thủy triều, âm thanh này có thể có các hiệu ứng khác nhau trên động vật biển có vú (đặc
biệt là những loài có khả năng giao tiếp và điều hướng trong môi trường biển bằng tín
hiệu, chẳng hạn như cá heo và cá voi).
Việc khai thác năng lượng thủy triều cũng có thể gây ra những lo ngại về môi
trường như làm giảm chất lượng nước và phá vỡ các quá trình trầm tích. Tùy thuộc vào
quy mô của dự án, các ảnh hưởng này có thể dao động từ các dấu tích nhỏ của các lớp
trầm tích gần thiết bị thủy triều đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hệ sinh thái và quá
trình ven bờ.
2.6.3. Đập thủy triều
Việc xây dựng đập thủy triều có thể thay đổi bờ biển trong vịnh hoặc cửa sông,
ảnh hưởng đến một hệ sinh thái lớn phụ thuộc vào các bãi triều; gây ức chế dòng chảy
của nước trong và ngoài vịnh, cũng có thể có ứ đọng tại vịnh hoặc cửa sông, gây đục
cục bộ (chất rắn lơ lửng) và giảm nước mặn lưu thông vào, có thể dẫn đến cái chết của
22
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
cá- nguồn thực phẩm quan trọng cho chim và động vật có vú. Việc di cư cá cũng có thể
làm giảm khả năng sinh sản của đàn. Các mối quan tâm đến âm thanh cũng tương tự áp
dụng cho các rào chắn thủy triều. Việc xây dựng các đập thủy triều còn làm cản trở giao
thông qua các khu vực này. Đó có thể trở thành một vấn đề đối với kinh tế-xã hội, mặc
dù các âu tàu đã được xây dựng bổ sung nhằm cho phép giao thông qua lại nhưng vẫn
còn một vài hạn chế. Tuy nhiên,việc xây dựng đập có thể cải thiện nền kinh tế địa
phương. Vùng nước ấm hơn cũng có thể cho phép tái tạo vịnh hoặc cửa sông.
2.6.4. Đầm phá thủy triều
Về mặt môi trường, những mối quan tâm chính là việc các loài sinh vật biển cố
gắng đi vào đầm phá bị tổn thương bởi các cánh quạt, đầu ra âm thanh từ tuabin và
những thay đổi trong quá trình lắng đọng. Tuy nhiên, tất cả các ảnh hưởng này đều mang
tính cục bộ và không ảnh hưởng đến toàn bộ cửa sông hoặc vịnh.
2.6.5. Sự ăn mòn
Nước muối gây ăn mòn ở các bộ phận kim loại, điều này có thể cản trở việc duy
trì các máy hoạt động bình thường của các máy phát dòng thủy triều do kích thước và
chiều sâu của chúng trong nước. Việc sử dụng các vật liệu chống ăn mòn như thép không
gỉ, hợp kim niken hàm lượng cao, hợp kim đồng-niken, hợp kim niken-đồng và titan có
thể làm giảm đáng kể, hoặc loại bỏ, thiệt hại do ăn mòn gây ra. Ngoài ra, chất lỏng cơ
học, chẳng hạn như chất bôi trơn, có thể bị rò rỉ và gây hại cho sinh vật biển gần đó.
Việc bảo trì một cách phù hợp có thể giảm thiểu lượng hóa chất độc hại có thể xâm nhập
vào môi trường biển.
2.6.6. Chi phí
Năng lượng thủy triều có chi phí ban đầu rất đắt, điều này có thể là một trong
những lý do khiến năng lượng thủy triều không phải là nguồn năng lượng tái tạo phổ
biến. Điều quan trọng là việc nhận ra rằng các phương pháp tạo điện từ trường từ năng
lượng thủy triều là một công nghệ tương đối mới. Dự kiến năng lượng thủy triều sẽ
mang lại lợi nhuận thương mại trong nhưng năm tiếp theo với công nghệ tốt hơn và quy
mô lớn hơn.
2.7. Ưu và nhược điểm của năng lượng thủy triều
2.7.1. Ưu điểm
Ưu điểm của phương pháp khai thác nguồn điện từ dòng thủy triều là nguồn tài
nguyên tái tạo vô tận, sản xuất nhiều năng lượng và khi hoạt động không cản trở tàu
23
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
thuyền. Cánh quạt của tua bin có tốc độ quay chậm, không gây quá nhiều nguy hiểm đối
với các loài sinh vật sống dưới đại dương. Thiết kế tương tự tua bin gió, nhưng nước ổn
định và dễ điều khiển hơn nên lượng điện năng sản sinh ra từ nguồn năng lượng thủy
triều sẽ đều hơn. Là nguồn tài nguyên vô tận đồng thời trong bất kì hoàn cảnh thời tiết
như nào thiết bị vẫn vận hành được.
2.7.2. Nhược điểm
Tuy nhiên, việc lắp đặt tua bin này rất phức tạp. Hệ thống có kích thước lớn và có
khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Bên cạnh đó khó khăn nằm ở phần
trang thiết bị vì máy phát điện thường phải đặt chìm dưới nước sâu, không thuận tiện
cho việc vận hành, nước biển lại là môi trường ăn mòn mạnh mà cho tới nay vẫn chưa
có giải pháp khắc phục một cách triệt để. Chính vì thế, trang thiết bị đắt tiền, chi phí
hoạt động lớn.
Không chỉ vậy nhược điểm của năng lượng thủy triều là phải phụ thuộc vào sự lên
xuống của thủy triều. Ảnh hưởng những tác động từ thiên nhiên rất nhiều.
2.8. Dự án điện thuỷ triều ở Việt Nam
Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km và ven biển có nhiều vũng, vịnh, cửa sông,
đầm phá, là tiền đề để khai thác năng lượng thủy triều. Tại khu vực Quảng Ninh, mật độ
năng lượng thủy triều đạt khoảng 3,7 GWh/km2, Nghệ An khoảng 2,5 GWh/ km2 và
giảm dần đến khu vực Thừa Thiên Huế với 0,3 GWh/ km2. Về phía Nam, Phan Thiết là
2,1 GWh/ km2, Bà Rịa - Vũng Tàu với 5,2 GWh/ km2. Vùng biển Đông Bắc thuộc địa
phận tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng là khu vực có tiềm năng phát triển điện thủy
triều lớn nhất nước, với công suất lắp máy có thể lên đến 550MW, chiếm 96% tiềm năng
kỹ thuật nguồn điện thủy triều của Việt Nam.

24
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
CHƯƠNG 3 NĂNG LƯỢNG ĐẠI DƯƠNG
3. Tổng quan
Trong những năm gần đây thế giới đã quan tâm rộng rãi tới năng lượng của sóng
biển. Khai thác đại dương để sản xuất điện từ nguồn sóng biển mênh mông trong các
đại dương của thế giới là một phần lời giải cho vấn đề năng lượng của chúng ta. Sự
chuyển đổi chỉ riêng tài nguyên sóng biển có thể cung cấp một phần rất lớn yêu cầu về
điện năng của nhiều nước ở châu âu như Bắc Ai len, Đan mạch , Bồ đào nha, Tây ban
nha và các nước khác.
Bảng 3.1. Tiềm năng năng lượng đại dương
Khu vực Tiềm năng năng lượng sóng [TWh/năm]
Tây và Bắc Âu 2800
Vùng Địa Trung Hải và Đại Tây Dương 1300
Bắc Mỹ và Greenland 4000
Trung Mỹ 1500
Nam Mỹ 4600
Châu Phi 3500
Châu Á 6200
Khu vực Thái Bình Dương 5600
Tổng 29500
Một số nhà máy điện năng lượng đại dương

Hình 3. 1 AWS-3 nước Anh tổng công suất là 2MW

25
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

Hình 3. 2 Oceanlinx nước Úc, tổng công suất 2,5MW


Viện nghiên cứu năng lượng điện của Mỹ đã có tính toán về năng lượng điện sóng
biển dọc theo bờ biển của U.S. có thể sản xuất ra khoảng 2100TWh/năm. Sản lượng đó
chiếm một nửa yêu cầu sử dụng điện của nước Mỹ. Ở nước Anh, giới chuyên gia ước
tính rằng, nước biển có thể đảm bảo cho họ tới 25% nhu cầu năng lượng cần thiết.
3.1. Tạo năng lượng điện từ sóng biển bằng cột nước dao động (OWC)
Nó sử dụng nguyên lý cột nước dao động, nguồn cung cấp năng lượng cho công
nghệ này thường là 1 tuabin không khí, tuabin không khí được sử dụng phổ biến nhất
cho ứng dụng này là Tuabin Wells. Mực nước trong khoang sẽ lên xuống theo nhịp sóng
biển và hoạt động như một phích tông, không khí bị cưỡng bức chuyển động qua tuabin
và gây ra chuyển động quay của tuabin đều này tạo ra năng lượng cơ học để máy phát
điện chuyển đổi thành điện năng. Tuabin Wells có tính năng đặc biệt là nó luôn quay
chiều thành một hướng, bất kể là gió có luồng từ hướng nào.

Hình 3. 3 Nguyên lý cột nước dao động


26
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

Hình 3. 4 Hướng quay của Tuabin Wells


❖ Cấu tạo cánh của Tuabin Wells

Hình 3. 5 Cấu tạo cánh của tuabin Wells


Cánh quạt của tuabin Wells được cấu tạo theo một cách rất đặc biệt, được thiết kế
theo hình giọt nước nằm ngang giúp cho việc có thể nhận được hướng áp suất từ bên
trên xuống hay là từ bên dưới lên, dẫn đến cho tuabin Wells quay theo một hướng.

27
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

Hình 3. 6 Hướng gió nhận của Tuabin


Ưu điểm:
➢ Trạm phát điện thường được đặt trên bờ và có công suất rất lớn.
➢ Điện áp ra có thể điều chỉnh và có độ ổn định cao.
➢ Thuận tiện cho việc thử nghiệm, lắp đặt, vận hành và bảo trì sửa chữa
➢ Chi phí truyền tải cho trạm phát điện đến trạm phân phối và nơi tiêu thụ thấp.
Nhược điểm:
➢ Chi phí đầu tư cao.
➢ Ảnh hưởng đến nhiều cảnh quan, diện tích và môi trường bờ biển.
3.2. Chuyển đổi năng lượng sóng biển dạng phao (OWAP)
Năng lượng thường được chuyển đổi thành chuyển động của Piston tạo áp suất nén
lên chất lỏng hoặc chất khí, làm chúng di chuyển qua một ống dẫn rồi tác động làm quay
tuabin của máy phát tạo ra điện.

Hình 3. 7 Năng lượng đại dương dạng phao


28
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12
Ưu điểm:
➢ Nguyên lý hoạt động đơn giản dễ chế tạo, hiệu suất chuyển đổi khá cao, nhưng thường
có công suất nhỏ.
➢ Công suất lớn hơn và nguồn điện tạo ra ổn định hơn, có khả năng điều chỉnh.
Nhược điểm:
➢ Việc thử nghiệm, lắp đặt, vận hành và bảo trì sửa chữa gặp nhiều khó khăn.
➢ Ảnh hưởng nhiều đến giao thông đường biển.
➢ Tổn hao và chi phí truyền tải phân phối vào bờ là rất lớn.

29
Giảng viên: Ths. Nguyễn Văn Khấn Nhóm: 12

30

You might also like