You are on page 1of 98

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


BIỆN THỊ THU THỦY

BIỆN THỊ THU THỦY

BIỆN PHÁP TẠM GIỮ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI


NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


KHÓA IX

Hà Nội, năm 2020

HÀ NỘI - năm
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BIỆN THỊ THU THỦY

BIỆN PHÁP TẠM GIỮ ĐỐI VỚI NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI


PHẠM TỘI TỪ THỰC TIỄN QUẬN TÂN BÌNH

Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sự


Mã số: 8.38.01.04

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHÙNG THẾ VẮC

Hà Nội, năm 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong
bất cứ công trình nào.

Người cam đoan

Biện Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU……………………………..……………………….................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIỮ
NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI................................................................................
1.1. Nhận thức chung về biện pháp tạm giữ người ……………………….. 8
1.2. Thủ tục tố tụng đặc biệt tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi……….… 13
1.3. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi……… 20
1.4. Khái quát lịch sử quy định pháp luật về biện pháp tạm giữ người dưới
18 tuổi đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015……….………………………………………………………………… 24
Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM
2015 VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIỮ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VÀ THỰC
TIỄN THI HÀNH TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.............................................................................................................. 31
2.1. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến thi hành quy định pháp luật tố tụng
hình sự về biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn quận
Tân Bình......................................................................................................... 31
2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp tạm giữ
người dưới 18 tuổi........................................................................................... 36
2.3. Thực trạng thi hành quy định pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp
tạm giữ người dưới 18 tuổi từ thực tiễn của quận Tân Bình, thành phố Hồ
Chí Minh.......................................................................................................... 47
2.4. Nhận xét, đánh giá.................................................................................... 53
Chương 3: YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
ÁP DỤNG TẠM GIỮ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TẠI QUẬN TÂN
BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH........................................................ 59
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18
tuổi................................................................................................................... 59
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tạm giữ người dưới 18 tuổi.... 62
KẾT LUẬN ………………………………………………………………… 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
PHỤ LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS : Bộ luật hình sự


BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự
CSTHAHS : Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
CQĐT : Cơ quan điều tra
HTTP : Hỗ trợ tư pháp
TTHS : Tố tụng hình sự
VKS : Viện kiểm sát
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Thống kê lực lượng trực tiếp áp dụng biện pháp tạm giữ
người thuộc Công an quận Tân Bình
Bảng 2.2. Phân tích trình độ cán bộ thuộc Đội CSTHAHS và HTTP
Công an quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
(tổng số 44 – tính đến tháng 06/2020)
Bảng 2.3. Tổng số phòng giam, giữ Đội CSTHAHS và HTTP hiện
đang quản lý tại Công an quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh
Bảng 2.4. Công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giam giữ tại Đội
CSTHAHS và HTTP Công an quận Tân Bình
Bảng 2.5. Bảng thống kê số người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp
tạm giữ trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm được
Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những công tác hết sức quan trọng
có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống chính trị xã hội và đã được Đảng, Nhà
nước ta đưa vào các Nghị quyết. Trong cuộc đấu tranh đó, để đạt được hiệu
quả cao, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài, đảm bảo hài hoà giữa
lợi ích của cá nhân và lợi ích của xã hội. Nhà nước đã đưa ra nhiều cách thức,
biện pháp, một trong những biện pháp được áp dụng hiện nay đó là các biện
pháp ngăn chặn. Theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự hiện nay, biện
pháp ngăn chặn được áp dụng với đối tượng trong trường hợp khẩn cấp, phạm
tội quả tang, người phạm tội đầu thú, tự thú hoặc đối với người bị bắt theo
quyết định truy nã nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn người bị bắt trốn việc điều
tra, xác minh và để quyết định khởi tố bị can, tạm giam hoặc trả tự do cho
người bị bắt. Trong các biện pháp ngăn chặn, tạm giữ được xem là biện pháp
hết sức nghiêm khắc vì đã hạn chế các quyền tự do cơ bản của công dân đã
được hiến pháp, pháp luật quy định và bảo vệ.
Biện pháp tạm giữ được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự (gọi tắt
là BLTTHS) năm 2015. Đây là kết quả của sự kế thừa, bổ sung và phát triển
trải qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước kể từ sau cách mạng tháng tám
thành công năm 1945 cho tới nay. Trải qua quá trình áp dụng, biện pháp tạm
giữ đã đạt được nhiều kết quả khả quan, thể hiện được những mặt tích cực,
góp phần không nhỏ trong việc phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, hạn chế việc
người bị bắt bỏ trốn ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xác minh và đưa ra các
quyết định khởi tố bị can, tạm giam hoặc trả tự do cho người bị bắt. Tuy
nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được biện pháp tạm giữ nói chung và biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi nói riêng vẫn còn một số tồn tại, hạn

1
chế nhất định về căn cứ, trình tự thủ tục, thẩm quyền hay thời hạn quyết định
tạm giữ. Một trong những nguyên nhân hiện nay dẫn đến sự bất cập, hạn chế
trên là do quy định của pháp luật vẫn còn chồng chéo, chưa hoàn chỉnh, gây
cho cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng trong quá trình áp dụng gặp khó
khăn, trở ngại khi phân công, phân cấp áp dụng chế định tạm giữ. Ví dụ như:
Luật quy định căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
vẫn còn chung chung, chưa cụ thể, rõ ràng; thẩm quyền áp dụng biện pháp
tạm giữ còn nhiều điểm chưa hợp lý ví như tại khoản 2 Điều 117 quy định:
những người có thẩm quyền ra lệnh giữ người, trong đó “người chỉ huy tàu
bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, biến cảng”, quy định
này không tương thích với quy định tại khoản 2, 4 Điều 110 BLTTHS năm
2015 vì người chỉ huy tàu bay, tàu biển không thể có thẩm quyền ra lệnh tạm
giữ do họ phải giải người bị giữ khẩn cấp đến Cơ quan điều tra (gọi tắt là
CQĐT), Cơ quan điều tra mới có quyền ra lệnh tạm giữ.
Mặt khác, theo quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ người chưa thành
niên bị tước bỏ quyền tự do (ban hành bởi Nghị quyết số 45/113 ngày
14/12/1990 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, điểm b, Điều 11) [29] và Luật
Trẻ em năm 2016 (số 102/2016/QH13 ngày 05/4/2016) [49] cần có những
quy định riêng về thủ tục, thời hạn tạm giữ đối với trẻ em, nhưng hiện nay
luật pháp nước ta chưa quy định cụ thể, chi tiết về thủ tục, thời hạn tạm giữ
đối với người dưới 18 tuổi, đó cũng là hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến
quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi. Với những
tồn tại và hạn chế nêu trên đã gây ra không ít khó khăn, vướng mắc cho các
cơ quan, người có thẩm quyền trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ đối
với người dưới 18 tuổi. Mặt khác, trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ,
một số cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn chủ quan, chưa
thực sự nêu cao tinh thần, trách nhiệm, còn sai sót ảnh hưởng không nhỏ đến

2
quyền lợi của người bị tạm giữ, làm giảm hiệu quả của quá trình điều tra, giải
quyết vụ án hình sự.
Để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đáp ứng yêu cầu thực tiễn
đặt ra, Nhà nước ta đã ban hành nhiều kế hoạch, chương trình, Nghị quyết,
một trong số đó là “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” theo tinh thần
Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/06/2005 [8] và chiến lược
quốc gia phòng chống tội phạm nhằm thúc đẩy việc phòng ngừa, xử lý đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định
của pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định đó về tạm giữ người dưới 18
tuổi phạm tội có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần sáng tỏ về mặt khoa
học lẫn thực tiễn đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện
pháp luật và tổ chức thực hiện biện pháp này trong cuộc sống. Vì những lý do
trên, tác giả đã chọn đề tài “Biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội từ thực tiễn quận Tân Bình” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc
sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
- Về giáo trình, sách chuyên khảo có các công trình như:
Nguyễn Vạn Nguyên (1995) Một trăm câu hỏi đáp về bắt, giam, giữ và
khám xét đúng pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; Thế Liên Hoàng
(1996) Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
Trần Quang Tiệp (2004) Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế trong tố
tụng hình sự, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Võ Khánh Vinh (2004) Bình
luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội;
Nguyễn Ngọc Anh (2012) Sổ tay pháp luật của Điều tra viên, Nxb Tư pháp,
Hà Nội; Đại học quốc gia (2014) Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam,
Nxb. Đại học quốc gia.

3
- Về luận văn: Trần Thế Linh (2014) Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi
hành án hình sự, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội; Nguyễn
Trung Thắng (2017) Biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi trong
Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh;
- Về bài báo khoa học: Nguyễn Mai Bộ (2001) “Một số ý kiến về chính
sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự
năm 1999”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4; Hoàng Thị Minh Sơn
(2007) “Một số bấp cập trong quy định của bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
và những kiến nghị sửa đổi bổ sung”, hội thảo khoa học, Hà Nội; Đặng
Thanh Nga (2008) “Một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành niên phạm
tội”, Tạp chí Luật học, số 1; Trần Văn Độ (2010) “Hoàn thiện quyền và
nghĩa vụ tố tụng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đáp ứng yêu cầu cải
cách tư pháp”, Tài liệu Hội thảo quốc tế về quyền con người trong tố tụng
hình sự; Dương Tuyết Miên (2015) “Một số ý kiến về tuổi chịu trách nhiệm
hình sự và biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành
niên phạm tội được quy định trong dự thảo bộ luật hình sự sửa đổi”, Tạp chí
Tòa án nhân dân, số 16.
Tuy nhiên các tài liệu, bài báo khoa học, luận văn trên chỉ phân tích,
bình luận, giải thích một số vấn đề về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp
ngăn chặn hoặc việc quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự và biện pháp thay
thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội được quy
định trong bộ luật hình sự, BLTTHS mà chưa có tài liệu nào đề cập trực tiếp
đến việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên
địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc nghiên cứu biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn quận Tân Bình

4
là cần thiết và phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện nay
trên địa bàn quận Tân Bình nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp
luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự (gọi tắt là TTHS) và thực tiễn áp dụng
các quy định về tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó, phát hiện những khó khăn,
vướng mắc, thiếu sót trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người
dưới 18 tuổi. Từ đó đề xuất một số giải pháp cụ thể góp phần hoàn thiện các
quy định của pháp luật hình sự, tố tụng hình sự về áp dụng biện pháp tạm giữ
đối với người dưới 18 tuổi và nâng cao hiệu quả việc áp dụng biện pháp này
trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở những mục đích đã nêu, luận văn đề ra một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về tạm giữ người và tạm giữ
người dưới 18 tuổi trong BLTTHS năm 2015.
- Khảo sát, đánh giá việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới
18 tuổi phạm tội trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá những kết quả đạt được những tồn tại, thiếu sót, khó khăn,
vướng mắc khi thực hiện các quy định của BLTTHS về áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đồng thời đưa ra các giải pháp
khắc phục tồn tại đó và nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giữ đối với
người dưới 18 tuổi từ thực tiễn quận Tân Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

5
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, các quy định của
pháp luật tố tụng hình sự hiện hành bao gồm: Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015, các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan và thực tiễn áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Từ đầu năm 2015 đến tháng 06 năm 2020.
Về không gian: Nghiên cứu người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực tiễn
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Quá trình nghiên cứu tác giả dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quy định của Đảng và Nhà
nước ta về pháp luật hình sự, TTHS, về quá trình cải cách tư pháp và chiến
lược quốc gia phòng chống tội phạm.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, học viên đã sử dụng các phương pháp
cụ thể và đặc thù như: phương pháp phân tích và tổng hợp; phương pháp so
sánh, đối chiếu; phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp; nghiên cứu
tâm lý lứa tuổi, phương pháp thống kê và nghiên cứu án điển hình được sử
dụng để nhận xét, đánh giá thực trạng việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Giúp các cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn
cũng như trách nhiệm của mỗi cán bộ chiến sĩ trong công tác đấu tranh phòng
chống tội phạm, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao
niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và lực lượng Cảnh sát nhân dân.

6
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Qua việc phân tích các quy định của pháp luật TTHS, chỉ ra những bất
cập, tồn tại góp phần giải quyết những khó khăn vướng mắc phát sinh trong
thực tiễn công tác. Từ đó giúp các cơ quan tiến hành tố tụng thuận lợi hơn
trong việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn.
6.3. Ý nghĩa về mặt lập pháp
Từ những ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. Luận văn có ý nghĩa quan
trọng về mặt lập pháp. Đây sẽ là một tài liệu quan trọng, có giá trị cao dành
cho những cán bộ trực tiếp thực thi pháp luật trong việc nắm bắt được những
đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người dưới 18, đồng thời qua đó giúp cán
bộ thực thi pháp luật cẩn trọng trong công tác áp dụng biện pháp tạm giữ đối
với nhóm đối tượng là người dưới 18 tuổi. Mặt khác, luận văn sẽ là tài liệu
tham khảo hữu ích dành cho học viên và giảng viên chuyên ngành luật hình
sự trong quá trình nghiên cứu lý luận tại các cơ sở đào tạo luật. Kết quả
nghiên cứu của luận văn còn phục vụ cho việc trang bị những kiến thức
chuyên sâu cho các cán bộ thực tiễn đang công tác tại các Cơ quan điều tra,
Viện kiểm sát, Cơ quan quản lý giam giữ trong quá trình áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được chính xác, khách quan.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia làm 03 chương như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận về biện pháp tạm giữ người dưới 18
tuổi.
Chương 2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ
người dưới 18 tuổi và thực tiễn thi hành tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh.
Chương 3. Yêu cầu và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tạm giữ
người dưới 18 tuổi tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.

7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIỮ NGƯỜI
DƯỚI 18 TUỔI
1.1. Nhận thức chung về biện pháp tạm giữ người
1.1.1. Khái niệm
Tạm giữ là biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với người bị bắt trong
trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang để cách li họ với xã hội trong
một thời gian cần thiết nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục phạm tội, cản trở
điều tra và xác định sự liên quan của người này đối với tội phạm. Để có thể
làm rõ được khái niệm tạm giữ người theo thủ tục TTHS cần xác định và làm
rõ được những nội dung cơ bản sau:
- Mục đích tạm giữ người: Nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội trốn tránh

pháp luật; cản trở hoạt động điều tra; tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động
điều tra thu thập tài liệu, chứng cứ, bước đầu xác định tính chất của hành vi
phạm tội.
- Đối tượng bị áp dụng:

Tại khoản 1 Điều 117 BLTTHS năm 2015, quy định tạm giữ có thể áp
dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong
trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với
người bị bắt theo quyết định truy nã [46, tr.52].
- Thẩm quyền ra lệnh tạm giữ:

Những người có quyền ra lệnh tạm giữ được quy định cụ thể tại khoản 2
Điều 110 BLTTHS năm 2015. Bao gồm những người sau đây:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng
Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng
Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục

8
trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy
và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống
ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển,
Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn
trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát
biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
+ Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân
bay, bến cảng [46, tr.48].
- Thủ tục tạm giữ: BLTTHS năm 2015 quy định cụ thể thủ tục tạm giữ,

việc tạm giữ phải có lệnh tạm giữ của người có thẩm quyền. Pháp luật cũng
quy định chặt chẽ việc phải ghi rõ họ và tên, địa chỉ cụ thể của người bị tạm
giữ, lý do vì sao tạm giữ họ, thời gian hết hạn tạm giữ và lệnh tạm giữ phải
giao cho người bị tạm giữ một bản. Nếu việc tạm giữ không có lệnh tạm giữ
của người có thẩm quyền, người bị tạm giữ có quyền yêu cầu trả tự do cho họ.
- Thời hạn tạm giữ: Theo quy định của luật TTHS về thời hạn áp dụng

biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi được thể hiện tại Điều 118
BLTTHS năm 2015 như sau:
“1. Thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị
giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình
hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú,
đầu thú.
2. Trường hợp cần thiết, người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm
giữ nhưng không quá 03 ngày. Trường hợp đặc biệt, người ra quyết định tạm
giữ có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.
Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp
hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi

9
nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ, Viện kiểm sát phải ra quyết định phê
chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn”.
3. Trong khi tạm giữ, nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì
Viện kiểm sát phải trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.
4. Thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm
giữ được tính bằng một ngày tạm giam” [46, tr.52].
Trên cơ sở đó có thể đưa ra khái niệm về tạm giữ người theo thủ tục
TTHS như sau: Tạm giữ người theo thủ tục TTHS là biện pháp ngăn chặn
được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự, do người có thẩm quyền áp dụng
đối với người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người
phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã
nhằm ngăn chặn tội phạm, ngăn chặn người bị bắt trốn tránh việc điều tra;
để xác minh tội phạm và để quyết định việc truy cứu trách nhiệm hình sự
(khởi tố bị can) đối với họ.
1.1.2. Đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi
Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của người dưới 18 tuổi là không
thể thiếu được đối với cơ quan và người tiến hành tố tụng hình sự.
Lứa tuổi này có thể phân chia thành 2 nhóm cơ bản sau:
Nhóm thứ nhất, người đủ 14 tuổi tròn đến dưới 16 tuổi
Các em vừa vượt qua giai đoạn trẻ con, sống phụ thuộc vào gia đình,
nhưng có sự phát triển mạnh mẽ về tính cách. Ở lứa tuổi này nhân cách của
các em có sự phát triển mạnh mẽ, các quan niệm về cuộc sống rõ ràng hơn và
các quan hệ xã hội bước đầu được mở rộng. Hoạt động chủ đạo của trẻ lúc
này là học tập, tuy nhiên cũng cần tránh tạo gánh nặng trí tuệ và tránh thúc ép
các em học quá sức, cả về văn hóa, thể thao, âm nhạc, hội họa…

10
Mặc khác, trẻ vẫn có những khủng hoảng tâm lý đi kèm với những biến
đổi mạnh mẽ về sinh lý. Đối với trẻ em gái, nếu không được chuẩn bị chu đáo
về tâm lý cho lần thấy kinh nguyệt đầu tiên các em dễ bị những mặc cảm
nặng nề, ở trẻ em trai sự phát triển tâm lý giới tính cũng chuyển sang thời kỳ
mới. Nếu các em bị những tác động xấu của video đen, phim ảnh đồi trụy...
thì rất dễ có những hành vi chống đối xã hội, phi đạo đức.
Nhóm thứ hai, người từ 16 tuổi tròn đến dưới 18 tuổi
Đang ở giai đoạn sắp bước vào tuổi người lớn, nhận thức xã hội khá
hơn nhóm thứ nhất nhưng vẫn chưa tách khỏi gia đình, vẫn phụ thuộc vào
kinh tế từ gia đình. Ở giai đoạn này các em có những thay đổi về tâm lý cũng
như biến đổi mạnh mẽ về thể chất, xuất hiện nhiều cung bậc cảm xúc trái
ngược. Chính sự thay đổi mạnh mẽ về cảm xúc dẫn đến việc nhiều em có
những hành động bộc phát, những hành vi không kiềm chế được, nhiều khi
chỉ là mâu thuẫn nhỏ cũng dẫn đến xô xát và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Từ những phân tích trên cho thấy, người dưới 18 tuổi có một số đặc
điểm cơ bản như sau:
+ Có sự thay đổi mạnh mẽ về thể chất và tinh thần, sự biến đổi sâu sắc
về đời sống tâm sinh lý. Các em có xu hướng muốn độc lập trong nhiều lĩnh
vực, không muốn bị gò ép theo một khuôn mẫu, không nghe theo sự sắp xếp,
sắp đặt, chỉ bảo quá cụ thể từ cha mẹ, ông bà hay thầy cô. Điều này có ý nghĩa
rất quan trọng và cần thiết đối với các em trong quá trình hình thành nhân
cách, giúp các em phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tuy nhiên, nếu quá trình trưởng thành đó có sự quan sát, chỉ bảo, động viên,
giúp đỡ của những người xung quanh thì các em sẽ phát triển theo hướng tích
cực và hình thành nhân cách tốt, ngược lại nếu nó phát triển theo hướng thái
quá thì dễ dẫn đến hình thành những nhân cách sai lệch. Vì vậy, qua nghiên
cứu đặc điểm này sẽ giúp các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng và gia đình,

11
nhà trường nói chung nắm bắt được đặc điểm, tâm sinh lý lứa tuổi của các em
từ đó có cách thức, biện pháp phù hợp trong việc quản lý, giáo dục các em
nhằm ngăn ngừa tình trạng các em vi phạm pháp luật.
+ Dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài. Tính cách của các em
thường phát triển theo khuynh hướng thích chứng tỏ mình đã là người lớn và
mong muốn người xung quanh thừa nhận. Do đó các em thường có những
hành động mất kiểm soát, đôi lúc hùa theo bạn bè tụ tập, ăn chơi, rồi dẫn đến
bỏ học, nghiện hút hay vi phạm pháp luật… Một số em do tác động từ những
môi trường bên ngoài gia đình, tiếp cận những thói hư tật xấu, cũng như ảnh
hưởng bởi những suy nghĩ lệch chuẫn mà dần dần đánh mất bản thân và hành
động theo nhu cầu, sở thích hoặc đôi khi là hành động theo sự chỉ đạo, hướng
dẫn của một số đối tượng xấu dẫn đến hành vi phạm tội.
+ Nhận thức pháp luật còn hạn chế. Đây là giai đoạn các em còn thiếu
kinh nghiệm sống, đặc biệt là khả năng nhận thức về pháp luật còn nhiều hạn
chế, đôi khi hành động theo cảm tính hoặc đua đòi theo bạn bè. Chẳng hạn,
khi đi xe đạp thì dăng thành hàng ba, hàng tư trên đường phố, gây cản trở giao
thông; đi xe máy thì đèo ba, đèo bốn, phóng nhanh, vượt ẩu gây nguy hiểm
cho chính các em và đặc biệt là cho những người tham gia giao thông khác.
Mặt khác, trong nhiều trường hợp người chưa thành niên thực hiện hành vi
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại không biết rằng mình phạm tội,
không thấy được hết tính nguy hiểm đối với xã hội của hành vi đó mà lại cho
rằng hành vi của mình là hợp pháp, là tự vệ hoặc bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của mình. Chính vì vậy, ý thức về các chuẩn mực xã hội nói chung và các
chuẩn mực pháp luật nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát
triển nhân cách của các em. Nó giúp các em phát triển nhân cách một cách
đúng đắn và trở thành công dân tốt cho xã hội. Khi các em có ý thức pháp luật
đúng đắn thì đây chính là biểu hiện của cái “siêu tôi”, là sự hạn chế, ngăn

12
ngừa những nhu cầu, hành vi mang tính vô thức, những khẳng định của nhu
cầu độc lập không hợp lý của các em.
+ Luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá cái mới. Các em muốn tiếp thu,
học hỏi kinh nghiệm sống, các kiến thức, tri thức từ những người khác. Đặc
biệt trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay thì nhu cầu tìm
hiểu của các em không chỉ gói gọn trong phạm vi gia đình, nhà trường mà các
em còn học hỏi, tiếp thu từ nhiều nguồn thông tin trên các mạng viễn thông
của nhiều nước khác trên thế giới. Việc tiếp thu, học hỏi cái mới sẽ giúp các
em có nhận thức, hiểu biết hơn. Đây là điều hết sức quan trọng giúp các em
phát triển nhân cách của mình. Tuy nhiên, các em không chỉ có nhu cầu khám
phá cái mới mà còn tìm tòi, thử nghiệm cái mới, trong đó có cả những cái
thiếu lành mạnh, trái với các chuẩn mực xã hội. Đây chính là một trong những
nguyên nhân dẫn tới hành vi phạm tội của các em. Các em có xu hướng tìm
kiếm, khám phá những cái mới lạ hay bắt chước nên rất dễ bị lôi cuốn vào
những hoạt động tiêu cực.
Như vậy, qua nghiên cứu những đặc điểm nổi bật của người dưới 18 tuổi
để có cơ sở nền tảng đánh giá quá trình hình thành nhân cách của các em.
Đồng thời qua đó giúp gia đình, nhà trường và xã hội chủ động cùng nhau
phối hợp trong việc giáo dục, rèn luyện cũng như quản lý, răn đe các em phù
hợp với đặc điểm lứa tuổi cũng như nắm bắt được những biến đổi tâm lý của
các em để có biện pháp theo dõi, giám sát phù hợp.
1.2. Thủ tục tố tụng đặc biệt tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
Do tính chất đặc biệt của người dưới 18 tuổi nên BLTTHS năm 2015
quy định tại phần 7 thủ tục đặc biệt và chương XXVIII thủ tục tố tụng đối với
người dưới 18 tuổi.
1.2.1. Khái niệm

13
Tạm giữ là một trong những biện pháp ngăn chặn trong TTHS, hạn chế
quyền tự do đi lại của cá nhân, quyền con người. Do đó, khi áp dụng biện
pháp tạm giữ phải tạo mọi điều kiện, phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm
lý cũng như lứa tuổi của người bị tạm giữ; đồng thời quá trình tiến hành phải
đáp ứng thủ tục tố tụng thân thiện, đảm bảo đúng với yêu cầu, mức độ trưởng
thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; ngoài ra cũng cần bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi, cũng như góp phần đem lại
những lợi ích tốt nhất cho người dưới 18 tuổi” [46, Điều 414].
Trên thực tế ở nhóm trẻ dưới 18 tuổi các em vẫn còn những nhận thức
chưa đầy đủ về mức độ nguy hiểm do hành vi mình gây ra, cũng không lường
trước được hậu quả do hành vi đó đem lại. Vì vậy chính sách hình của Nhà
nước ta đối với người dưới 18 tuổi chủ yếu là giáo dục, giúp đỡ họ sữa chữa
những sai lầm, phát triển lành mạnh để trở thành người có ích cho xã hội. Do
vậy, thủ tục tố tụng càng phải được quy định phù hợp với lứa tuổi của người
dưới 18 tuổi.
Theo BLTTHS của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện
hành, thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi được tiến hành theo một trình
tự đặc biệt quy định tại phần 7, chương XXVIII từ Điều 413 đến Điều 430.
- Mục đích: Kịp thời ngăn chặn tội phạm, để tiếp tục điều tra, xác minh
làm rõ hành vi, nội dung vụ việc; đảm bảo an toàn cho họ tránh được sự trả
thù của bị hại và các đồng phạm khác hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị
buộc tội sẽ tiếp tục gây khó khăn cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ
tiếp tục phạm tội; cũng như bảo đảm cho quá trình thi hành án hình sự.
- Chủ thể áp dụng: Trên thực tế pháp luật không có quy định riêng về
chủ thế áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi nên thẩm quyền
áp dụng biện pháp tạm giữ là những người được quy định tại khoản 2 Điều
110 BLTTHS năm 2015. Tuy nhiên, để phù hợp với thực tiễn đấu tranh

14
phòng, chống tội phạm, BLTTHS năm 2015 bổ sung thẩm quyền tạm giữ cho
một số chủ thể khác như: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Kiểm ngư, chỉ
huy tàu bay, tàu biển hay lực lượng hải quan...
- Đối tượng bị áp dụng: Đối tượng bị áp dụng biện pháp tạm giữ gồm
những người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người
phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Tuy nhiên, ở đây đối tượng bị tạm giữ là người dưới 18 tuổi, họ có những đặc
điểm riêng biệt so với người từ 18 tuổi trở lên. Chính vì vậy khi áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với họ ngoài việc tuân theo những quy định của pháp luật
cũng cần căn cứ vào độ tuổi và những đặc điểm riêng của lứa tuổi đó để đảm
bảo quyền lợi cho người dưới 18 tuổi.
- Thủ tục áp dụng: Pháp luật quy định thủ tục chung cho tất cả các vụ án
hình sự có người bị tạm giữ. Tuy nhiên, nếu vụ án đó có người dưới 18 tuổi
phạm tội bị tạm giữ thì phải áp dụng theo thủ tục tố tụng đặc biệt dành cho họ
để đảm bảo những quyền lợi riêng mà pháp luật dành cho người dưới 18 tuổi,
cũng như chính sách nhân đạo của Nhà nước ta áp dụng đối với họ.
- Thời hạn áp dụng: Cũng giống như các quy định về trình tự, thủ tục và
thẩm quyền, thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
vẫn không có quy định riêng, mà được áp dụng chung đối với người từ đủ 18
tuổi trở lên. Tuy nhiên, do những đặc điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi
có sự khác biệt vì vậy trước khi áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ cần
phải xem xét, đánh giá từng khía cạnh cụ thể như độ tuổi, đặc điểm điều kiện
sống, nhận thức của bản thân từng nhóm tuổi để có sự điều chỉnh cũng như
cân nhắc cho phù hợp trước khi áp dụng.
Với những cách tiếp cận khái niệm chung về biện pháp tạm giữ như trên,
những vấn đề thủ tục tố tụng đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi chúng ta có
thể đi đến khái niệm biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi như sau:

15
Biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi là biện pháp ngăn chặn
trong tố tụng hình sự do cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng đối với người
dưới 18 tuổi trong các trường hợp bắt người bị tạm giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt trong các trường hợp phạm tội quả tang, người phạm
tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Ngoài những quy định chung đối với người bị tạm giữ như: Mục đích
đối tượng áp dụng, thẩm quyền ra lệnh bắt, thủ tục tạm giữ và thời hạn tạm
giữ… Tạm giữ người dưới 18 tuổi phải áp dụng theo những quy định tại Điều
413 BLTTHS và nguyên tắc tiến hành tố tụng tại Điều 414 BLTTHS.
1.2.2. Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ
Theo quy định tại Điều 419 BLTTHS năm 2015 để có thể áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phải thỏa mãn các căn cứ như sau:
1.2.2.1. Để kịp thời ngăn chặn tội phạm
Trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm việc tạm giữ người
phạm tội sẽ góp phần quan trọng giúp các cơ quan tiến hành tố tụng kịp thời
ngăn chặn hành vi phạm tội tiếp tục xảy ra, phục vụ tốt cho công tác điều tra,
xử lý tội phạm có hiệu quả. Việc áp dụng biện pháp tạm giữ nói chung và tạm
giữ người dưới 18 tuổi nói riêng là hết sức cần thiết, đây cũng được xem là sự
lựa chọn cuối cùng của các cơ quan tiến hành tố tụng và “chỉ áp dụng biện
pháp tạm giữ, tạm giam đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi khi có
căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn chặn
khác không hiệu quả”[46, Điều 419].
Như vậy, có thể thấy rằng trước khi quyết định áp dụng biện pháp tạm
giữ người dưới 18 tuổi, các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã xem xét, cân nhắc áp dụng biện pháp
giám sát quy định tại Điều 418 BLTTHS năm 2015 [46, tr.161] và các biện
pháp ngăn chặn khác. Các biện pháp ngăn chặn khác ở đây bao gồm: cấm đi

16
khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất cảnh quy định tại Điều 123, Điều 124
BLTTHS năm 2015 [46, tr.56]. Như vậy, có thể hiểu khi người dưới 18 tuổi
có đủ các điều kiện để áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp ngăn
chặn nêu trên thì phải được ưu tiên áp dụng, chỉ khi không có đủ điều kiện để
áp dụng các biện pháp này hoặc có cơ sở cho rằng việc áp dụng các biện pháp
này sẽ không đạt hiệu quả thì mới được áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ.
Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch số
06/2018/TTLT ngày 21/12/2018 trong phối hợp thực hiện một số quy định
của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi hướng dẫn cụ thể
hơn rằng: “Chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam theo quy định tại khoản
1 Điều 419 Bộ luật Tố tụng hình sự trong trường hợp người bị buộc tội là
người dưới 18 tuổi đã được áp dụng biện pháp giám sát, biện pháp ngăn chặn
khác quy định tại khoản 1 Điều này nhưng bỏ trốn và bị bắt theo quyết định
truy nã, có dấu hiệu bỏ trốn, tiếp tục phạm tội, có dấu hiệu tiếp tục phạm tội
hoặc có các hành vi khác quy định tại khoản 2 Điều 418 Bộ luật Tố tụng hình
sự” [52, tr.6].
1.2.2.2. Khi có căn cứ chứng tỏ người phạm tội gây khó khăn cho hoạt
động điều tra
Áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi được quy định
tại Điều 419 BLTTHS hiện hành. Qua đó việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối
với người dưới 18 tuổi được thực hiện trong trường hợp sau khi đã được áp
dụng các biện pháp giám sát, biện pháp ngăn chặn khác (cấm đi khỏi nơi cư
trú, tạm hoãn xuất cảnh) nhưng phát sinh một trong những căn cứ sau:
Căn cứ thứ nhất, người dưới 18 tuổi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định
truy nã. Đây là trường hợp người dưới 18 tuổi đang bị áp dụng biện pháp
giám sát, biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc tạm hoãn xuất
cảnh nhưng trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn này người bị

17
tạm giữ vẫn cố tình bỏ trốn khởi nơi cư trú gây khó khăn cho công tác điều
tra, truy tố, xét xử nên đã bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy nã. Sau
khi bị bắt theo quyết định truy nã thì người dưới 18 tuổi có thể bị áp dụng
biện pháp tạm giữ để đảm bảo hiệu quả các hoạt động tố tụng tiếp theo.
Căn cứ thứ hai, người dưới 18 tuổi có dấu hiệu bỏ trốn. Trên thực tế
việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi được xác định
trong trường hợp người này có các dấu hiệu của việc bỏ trốn, chứ không nhất
thiết người đó đã thực hiện hành vi bỏ trốn. Thực tế hiện nay trong các quy
định của pháp luật hiện hành, chưa có bất kỳ văn bản pháp luật nào hướng
dẫn cụ thể, phân tích làm rõ như thế nào là “có dấu hiệu bỏ trốn”. Do đó, dấu
hiệu bỏ trốn ở đây được hiểu một cách “tùy nghi”. Vì vậy, để xác định được
dấu hiệu bỏ trốn cần căn cứ vào tình hình cụ thể đối với từng trường hợp
người dưới 18 tuổi bị buộc tội mà xem xét cụ thể như: có sự chuẩn bị về công
cụ, phương tiện nhằm mục đích bỏ trốn; có hành vi lên kế hoạch để vượt biên;
mua vé tàu, vé xe nhằm mục đích trốn sang địa phương khác mà không trình
báo với chính quyền địa phương hoặc cơ quan đang tiến hành tố tụng; có hành
vi móc nối, liên lạc với các cá nhân, tổ chức khác nhằm được hỗ trợ cho việc
bỏ trốn.
Như vậy, “có dấu hiệu bỏ trốn” đối với người dưới 18 tuổi được hiểu là
khi người này đã thực hiện một hoặc một số hành vi nhằm mục đích đi khỏi
nơi cư trú hiện tại của mình, trốn tránh việc điều tra, truy tố, xét xử của các cơ
quan có thẩm quyền đang tiến hành tố tụng.
1.2.2.3. Khi có căn cứ chứng tỏ người dưới 18 tuổi tiếp tục phạm tội
Sau khi đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, người dưới 18 tuổi
đã bị áp dụng biện pháp giám sát, biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú
hoặc tạm hoãn xuất cảnh nhưng người dưới 18 tuổi vẫn có các dấu hiệu tiếp
tục thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS.

18
Trong trường hợp này, việc để người dưới 18 tuổi bị buộc tội tiếp tục tự do sẽ
ảnh hưởng đến an ninh trật tự nên việc áp dụng biện pháp tạm giữ là cần thiết
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử cũng như ngăn
ngừa khả năng người dưới 18 tuổi lại tiếp tục phạm tội.
Đối với trường hợp “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội” cũng tương tự như
căn cứ “có dấu hiệu bỏ trốn”, tức chỉ mới dừng lại ở việc có các dấu hiệu cho
rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện một hành vi phạm tội khác mà không nhất thiết
rằng hành vi đó đã được thực hiện. Qua so sánh, đối chiếu với các giai đoạn
phạm tội trong quy định của BLHS cho thấy rằng dấu hiệu của việc phạm tội
được xác định tại giai đoạn “chuẩn bị phạm tội”, còn tại giai đoạn phạm tội
chưa đạt, phạm tội đã hoàn thành hoặc tự ý nửa chừng chấm dứt hành vi
phạm tội thì không được xem là có dấu hiệu nữa mà hành vi phạm tội đó đã
được thực hiện. Dấu hiệu này có thể được xác định thông qua các hoạt động
như: tìm kiếm, sửa soạn thiết bị, công cụ, dụng cụ, tài liệu, phương tiện hoặc
trực tiếp xây dựng, tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc
kêu gọi thành lập, tham gia tạo ra nhóm tội phạm.
1.2.2.4. Để đảm bảo cho các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử
Để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình tiến hành các hoạt động
điều tra, truy tố, xét xử việc áp dụng biện pháp tạm giữ như thế nào, áp dụng
ra sao cũng là một trong những vấn đề được các cơ quan tiến hành tố tụng hết
sức quan tâm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 418 BLTTHS năm 2015 khi
người dưới 18 tuổi phạm tội có một trong các dấu hiệu như: Bỏ trốn hoặc có
hành vi nhằm mục đích mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo
gian dối, cung cấp các tài liệu, tư liệu sai sự thật; Có dấu hiệu nhằm mục đích
tiêu hủy, làm giả, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản
có liên quan đến vụ án; Có hành vi đe dọa, khống chế hay trả thù người làm
chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người

19
này hoặc tiếp tục phạm tội thì những người được giao nhiệm vụ giám sát,
quản lý những người này phải kịp thời thông báo và phối hợp với các cơ quan
có thẩm quyền trong việc áp dụng biện pháp phù hợp để kịp thời ngăn chặn,
xử lý khi xuất hiện những dấu hiệu trên.
Trên thực tế thông thường sau khi thực hiện hành vi phạm tội người
phạm tội nói chung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng thường có tâm lý
lo lắng, sợ hãi, dẫn đến hành vi xóa dấu vết, tiêu hủy tài liệu chứng cứ, tìm
cách đối phó với cơ quan điều tra và bỏ trốn. Các hành vi này của họ đa phần
diễn ra sau khi đã thực hiện tội phạm. Chính vì vậy, đối với người dưới 18
tuổi bị buộc tội đã thực hiện một trong những hành vi nhằm gây khó khăn cho
quá trình điều tra, truy tố, xét xử như: mua chuộc, đe dọa, cưỡng ép, xúi giục,
thông đồng với người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu
hủy chứng cứ, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên
quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố
giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này thì có thể sẽ bị áp
dụng biện pháp tạm giữ.
1.3. Các nguyên tắc áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi
Nguyên tắc trong TTHS là cơ sở giúp các cơ quan tiến hành tố tụng áp
dụng đúng các quy định của pháp luật. Do đó, việc áp dụng các biện pháp
ngăn chặn nói chung và áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
nói riêng cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc được quy định cụ thể tại Điều
414 BLTTHS như sau:
“1. Bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức
độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền
và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của
người dưới 18 tuổi.
2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi.

20
3. Bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới
18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm
lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
4. Tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18
tuổi.
5. Bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người
dưới 18 tuổi.
6. Bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với người dưới
18 tuổi phạm tội.
7. Bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến
người dưới 18 tuổi” [46, tr.160].
Qua đó có thể thấy những nguyên tắc này được đề ra nhằm đáp ứng yêu
cầu thực tế cũng như để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, tâm tư tình cảm
khác biệt đang trong giai đoạn phát triển mà chỉ người dưới 18 tuổi mới có,
đó là:
Thứ nhất, do đặc điểm của lứa tuổi chưa thành niên ít nhiều bị ảnh
hưởng chi phối bởi những tác động của xã hội, cho nên quy luật hình thành ý
thức phạm tội và hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi không thể giống
hoàn toàn với người đã thành niên. Vì vậy, khi tiến hành tạm giữ các cơ quan
tiến hành tố tụng cần đảm bảo tốt nhất lợi ích của họ và chủ yếu nhằm mục
đích giáo dục, giúp đỡ người dưới 18 tuổi phạm tội là trong mọi tình huống,
mọi trường hợp Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tạo
mọi điều kiện và áp dụng các biện pháp phi hình phạt đối với họ.
Do đó, việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi cũng phải thể
hiện sao cho bảo đảm việc giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, chứ không nhằm
trừng trị. Do đó ngay từ khi khởi tố, điều tra, CQĐT không chỉ áp dụng các
biện pháp pháp lý có lợi nhất, đồng thời phải quán triệt tinh thần là: Nếu

21
không cần thiết bắt giữ tạm giữ, tạm giam đối với họ thì không được áp dụng
các biện pháp này. Mặt khác, phải bảo đảm các quyền theo quy định của
BLTTHS đối với họ như: Phải có người bào chữa ngay từ khi bị bắt; nếu
trường hợp buộc phải bắt giữ để ngăn chặn hành vi nguy hiểm cho xã hội thì
sau khi bị bắt, nếu có người bảo lĩnh hoặc thấy việc cho tại ngoại không gây
ảnh hưởng cho xã hội thì cương quyết phải cho tại ngoại. Điều 414 BLTTHS
hiện hành quy định nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội là người dưới 18
tuổi với mục đích giáo dục là chính, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm là chủ yếu,
giúp họ trở thành công dân có ích cho xã hội.
Thứ hai, khi tiến hành các thủ tục xử lý đối với người dưới 18 tuổi phải
đảm bảo giữ bí mật cá nhân của họ. Việc giữ bí mật cá nhân vừa góp phần
phục vụ tốt cho các hoạt động tố tụng vừa thể hiện tính nhân đạo, nhân văn
của pháp luật Việt Nam dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội. Vì vậy, trong
quá trình tiến hành tố tụng, các cơ quan tố tụng cần có sự xem xét và cân nhắc
đối với từng trường hợp cụ thể, cũng như cần đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối về
đời tư cho người dưới 18 tuổi trong quá trình điều tra, truy tố hay xét xử đối
với họ, góp phần bảo vệ danh dự, nhân phẩm và tính mạng của nhóm người
dưới 18 tuổi.
Thứ ba, trong quá trình tiến hành tố tụng đối với những bị can, bị cáo là
người dưới 18 tuổi phải đảm bảo quyền tham gia tổ tụng của người đại diện
của người dưới 18 tuổi. Người đại diện ở đây cũng được pháp luật quy định
có thể là cha mẹ, ông bà, anh chị, nhà trường, đoàn thanh niên, những người
có kinh nghiệm, hiểu biết về các em, cũng như nắm bắt được đặc điểm tâm lý,
đặc điểm xã hội của các em trong quá trình các em sinh sống, học tập, lao
động và sinh hoạt tại cơ sở đó. Vì vậy cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần
tiếp xúc giữa người bị hại, người làm chứng là người chưa thành niên với bị

22
can, bị cáo và trong bất cứ hoàn cảnh nào người dưới 18 tuổi phải được đảm
bảo những quyền được bào chữa, được trợ giúp pháp lý.
Thứ tư, Mặc dù người dưới 18 tuổi cần sự giúp đỡ, tham gia của người
đại diện hợp pháp trong quá trình tiến hành hoạt động tố tụng nhưng vẫn phải
đảm bảo tôn trọng các quyền được tham gia, có ý kiến của người dưới 18 tuổi
khi họ muốn trình bày sự hiểu biết của mình về tính chất, mức độ, nguyên
nhân những vấn đề, nội dung sự việc có liên quan trong vụ án đang xảy ra mà
họ biết.
Thứ năm, trong các vụ án có bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phải có
người bào chữa tham gia tố tụng. Đây là nguyên tắc bắt buộc trong pháp luật
TTHS hiện hành. Vì vậy trong trường hợp không tìm được luật sư bào chữa,
các cơ quan liên quan phải tìm bằng được người bào chữa cho người bị buộc
tội, vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 422 BLTTHS năm 2015.
Thứ sáu, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có người dưới 18 tuổi
tham gia, các cơ quan tiến hành tố tụng phải bảo đảm các nguyên tắc xử lý
của BLHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội [48, tr.37]. Đây là cơ sở pháp
lý để xác định trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng.
Thứ bảy, khi tiến hành các hoạt động tố tụng có liên quan đến đối tượng
là người dưới 18 tuổi cần phải nhanh chóng, kịp thời tránh kéo dài sẽ tác động
lớn đến tâm lý của các em và gây khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng
của các em sau này.
Như vậy có thể thấy, việc quy định đầy đủ và cụ thể các nguyên tắc trên
thể hiện sự nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong việc áp dụng biện pháp
tạm giữ nói riêng và áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung đối với
người dưới 18 tuổi nhằm đảm bảo các quyền lợi tốt nhất cho họ, góp phần hạn
chế đến mức thấp nhất việc áp dụng hình phạt đối với người dưới 18 tuổi, qua

23
đó thể hiện tính nhân đạo cũng như phù hợp với các quy định của pháp luật
quốc tế về quyền trẻ em mà Việt Nam có ký kết hay tham gia.
1.4. Khái quát lịch sử quy định pháp luật về biện pháp tạm giữ
người dưới 18 tuổi đến trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm
2015
1.4.1. Quy định biện pháp tạm giữ nói chung và tạm giữ đối với người
dưới 18 tuổi giai đoạn trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm
1988
Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công đến trước khi ban hành
BLTTHS năm 1988 là thời kỳ mà Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa (sau
này là Nhà nước Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) vừa phải tiến hành
hai cuộc kháng chiến trường kỳ nhằm bảo vệ độc lập dân tộc, vừa phải tiến
hành công cuộc xây dựng đất nước. Trong tình hình ấy, công tác xây dựng
pháp luật nói chung cũng như pháp luật TTHS nói riêng vẫn luôn được quan
tâm và chú trọng.
Ngày 09/11/1946 Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa được Quốc hội thông qua [36], trong đó tại Điều 11của Hiến pháp quy
định về quyền tự do, dân chủ của công dân được pháp luật bảo vệ. Đồng thời,
nêu rõ công dân không bị bắt giam giữ khi chưa có quyết định của Tòa án.
Ngoài ra, cũng tại chương II của Sắc Luật số 103 – SL/L005 ngày 24/01/1957
do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quy định về “đảm bảo quyền tự do thân thể và
quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân” cũng
quy định cụ thể các biện pháp bắt người phạm pháp và chương III quy định về
tạm giữ, tạm giam, tạm tha [37]. Trên cơ sở đó có thể thấy các văn bản được
ban hành từ hiến pháp cho đến các sắc luật đều thể hiện việc xây dựng, ban
hành có chọn lọc và không ngừng hoàn thiện các quy định về biện pháp tạm

24
giữ nói chung và tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng của Đảng và Nhà nước
ta qua các giai đoạn lịch sử.
Như vậy, từ khi Cách mạng tháng Tám thành công cho đến khi BLTTHS
năm 1988 được ban hành, dù trong hoàn cảnh kinh tế, xã hội nào việc bảo
đảm áp dụng biện pháp tạm giữ người đúng quy định trong TTHS cũng được
nhà nước ta thể hiện nhất quán. Đó là cơ sở quan trọng cho việc tiếp tục hoàn
thiện pháp luật của Nhà nước về áp dụng biện pháp tạm giữ người nói chung
và áp dụng tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng.
1.4.2. Quy định tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi từ năm 1988 đến
trước khi ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
1.4.2.1. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988
Sự ra đời của BLTTHS năm 1988 có ý nghĩa hết sức quan trọng, đánh
dấu bước phát triển mới của khoa học luật hình sự ở nước ta [39]. Bằng việc
ban hành bộ luật này, lần đầu tiên pháp luật TTHS được pháp điển hóa hệ
thống trong một văn bản thống nhất với các quy định như sau:
Về căn cứ áp dụng: Tại Điều 271 BLTTHS năm 1988 quy định: “Thủ tục
tố tụng với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên thì được
áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác
của Bộ luật này không trái với những quy định chương này”[39, tr.60]. Về
quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội Điều 273 quy định: “Nếu có đủ
căn cứ quy định tại các Điều 62, 63, 64, 68 và 71 Bộ luật này thì có thể bắt,
tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên, nhưng chỉ trong những trường hợp
phạm tội nghiêm trọng và theo quy định tại Điều 58 Bộ luật hình sự”
[39,tr.60]. Như vậy, những trường hợp người chưa thành niên phạm tội ít
nghiêm trọng sẽ không bị áp dụng các biện pháp ngăn chặn là bắt, tạm giữ,
tạm giam vì có thể dễ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý của người chưa thành niên.

25
Về thẩm quyền áp dụng: Tại Điều 68 BLTTHS năm 1988 quy định
những người có thẩm quyền tạm giữ bao gồm Trưởng công an, Phó trưởng
công an cấp huyện, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp và
cấp quân khu trở lên. Đây là quy định chung, được áp dụng cho cả người dưới
18 tuổi và người từ 18 tuổi trở lên. Tuy nhiên, Khoản 1, Điều 272 thuộc
chương 31 thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên
quy định về điều tra, truy tố, xét xử nêu rõ: Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm
phán tiến hành tố tụng về những vụ án có người chưa thành niên phạm tội
phải có những hiểu biết cần thiết về tâm lý học, về khoa học giáo dục cũng
như về hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm của người chưa thành
niên. Việc quy định như trên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt và có những
quy định dành riêng cho người chưa thành niên phạm tội khi quy định người
có thẩm quyền tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên.
Về thủ tục áp dụng: Việc tạm giữ người chưa thành niên phải có lệnh của
người có thẩm quyền, có người chứng kiến, không được tạm giữ vào ban đêm
trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang; khi tạm giữ người chưa
thành niên phạm tội phải tạm giữ riêng, không được giam giữ chung với
người đã thành niên.
Trong một số trường hợp hoặc căn cứ vào tính chất, mức độ của vụ án
nếu xét thấy việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người chưa thành
niên là không cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố
tụng có thể giao người chưa thành niên trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám
hộ của họ quản lý để đảm bảo sự có mặt của họ khi được triệu tập. Những
người được giao nhiệm vụ quản lý, giám sát phải đảm bảo các điều kiện an
toàn cũng như theo dõi đầy đủ các hoạt động, hành vi của người chưa thành
niên trong thời gian tiến hành tố tụng.

26
Về thời hạn áp dụng: Thời hạn tạm giữ cũng được quy định cụ thể tại
khoản 1, khoản 2 Điều 69 BLTTHS năm 1988 tính từ khi cơ quan điều tra
nhận người bị bắt không được quá ba ngày đêm, trong một số trường hợp cần
thiết cơ quan tiến hành tố tụng có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá ba
ngày đêm. Đồng thời cũng quy định rõ thời gian tạm giữ sẽ được trừ vào thời
hạn tạm giam.
Như vậy qua việc quy định một cách đầy đủ và chi tiết ở từng chương và
dành riêng một chương áp dụng cho người chưa thành niên phạm tội đã thể
hiện rõ sự đổi mới, khác biệt giữa BLTTHS năm 1988 so với các văn bản
pháp luật TTHS trước đây. Các chế định khác nhau của BLTTHS năm 1988
đều thể hiện rõ điều đó. Tuy nhiên, qua hơn 15 năm thực hiện và trước yêu
cầu của công cuộc đổi mới, cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở nước ta
hiện nay, nhiều quy định của BLTTHS năm 1988 đã không còn phù hợp như:
BLTTHS quy định còn chung chung, không có những quy định riêng về việc
áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội, về căn cứ
áp dụng, thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ chưa cụ thể rõ ràng gây khó
khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng vào thực tiễn.
Chính vì vậy để khắc phục những bất cập và thiếu sót này việc xây dựng,
hoàn chỉnh tiến tới ban hành bộ luật mới là yêu cầu đặt ra trong điều kiện đất
nước có nhiều thay đổi, cũng như tình hình tội phạm có nhiều diễn biến ngày
càng phức tạp.
1.4.2.2. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
BLTTHS năm 2003 có sự thay đổi để đảm bảo phù hợp với tình hình cụ
thể của đất nước. Theo đó, việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn nói chung
và biện pháp tạm giữ nói riêng được quy định tại Chương VI từ Điều 79 đến
Điều 94 [41] và Chương XXXII “Thủ tục đối với người chưa thành niên”

27
gồm 10 Điều từ Điều 301 đến Điều 310. Như vậy, so với BLTTHS năm 1988,
BLTTHS năm 2003 có sự mở rộng về đối tượng áp dụng khi quy định về thủ
tục đối với người chưa thành niên không chỉ có bị can, bị cáo mà còn có cả
người bị tạm giữ (Chương XXXI Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988). Về
phạm vi áp dụng cũng có quy định phải tuân theo các quy định tại Chương
XXXII BLTTHS năm 2003, ngoài ra các cơ quan khi tiến hành tố tụng còn
phải chú ý áp dụng những quy định khác của bộ luật hiện hành nhưng không
được trái với quy định của chương XXXII BLTTHS năm 2003.
Về căn cứ áp dụng: Theo Điều 86 BLTTHS năm 2003 đối tượng có thể
bị áp dụng biện pháp tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp hoặc
phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt
theo lệnh truy nã. Qua đó có thể thấy việc quy định như trên đã thể hiện rõ đối
tượng có thể bị tạm giữ trong BLTTHS năm 2003 rộng hơn rất nhiều so với
quy định tại Điều 68 BLTTHS năm 1988. Ngoài ra, khi áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội còn phải tuân theo quy định
tại Điều 303 BLTTHS năm 2003.
Về thẩm quyền ra lệnh tạm giữ: Người có thẩm quyền ra lệnh tạm giữ là
thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp; người chỉ huy quân đội
độc lập cấp trung đoàn và tương đương, người chỉ huy đồn biên phòng ở hải
đảo và biên giới; người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời
khỏi sân bay, bến cảng; chỉ huy trưởng vùng cảng sát biển. Ngoài những chủ
thể này, trong quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ mà đối tượng là người
chưa thành niên thì phải tuân thủ theo quy định tại khoản 1 Điều 302
BLTTHS năm 2003. Như vậy, thẩm quyền ra lệnh tạm giữ của BLTTHS năm
2003 cũng tương tự so với những quy định tại BLTTHS năm 1988.
Về thủ tục tạm giữ bao gồm: Thủ tục tạm giữ được quy định tại khoản 3
Điều 86 BLTTHS năm 2003 [41, tr.28]. Việc tạm giữ phải có lệnh viết của

28
người có thẩm quyền. Lệnh tạm giữ phải nêu lí do tạm giữ, thời hạn tạm giữ,
ngày tháng hết tạm giữ và giao cho người tạm giữ một bản. Ngoài ra, khi tiến
hành biện pháp tạm giữ đối với người chưa thành niên phạm tội cơ quan tiến
hành tố tụng phải thông báo ngay cho gia đình hoặc người đại diện của họ
biết. Việc quy định này xuất phát từ yêu cầu bảo đảm các quyền cơ bản của
người chưa thành niên, đồng thời thể hiện thái độ của Nhà nước khi áp dụng
biện pháp cưỡng chế tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, việc thông báo được
tiến hành “ngay sau khi bắt, tạm giữ, tạm giam” đối với người dưới 18 tuổi
(Điều 303).
Ngoài ra, khi tiến hành thủ tục tạm giữ còn phải tuân thủ: biên bản bắt
giữ phải có chữ ký của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, người nuôi dưỡng họ; tạm
giữ riêng không giam, giữ chung phòng người chưa thành niên với người
thành niên.
Về thời hạn áp dụng: Cũng không có quy định nào dành riêng cho người
dưới 18 tuổi phạm tội về thời hạn tạm giữ. Vì vậy khi tiến hành tạm giữ các
chủ thể tiến hành tố tụng phải áp dụng theo những quy định chung, ngoài
những quy định tại Điều 87 và Điều 120 BLTTHS năm 2003. Như vậy, về cơ
bản nội dung không có nhiều thay đổi so với BLTTHS năm 1988.
Thời hạn tạm giữ tại Điều 87 BLTTHS năm 2003, không được quá 03
ngày kể từ khi Cơ quan điều tra nhận người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp,
người ra quyết định tạm giữ có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 3 ngày.
Ngoài ra, nếu xét thấy đặc biệt cần thiết có thể gia hạn để phục vụ cho công
tác điều tra, xác minh có thể gia hạn thêm 03 ngày. Như vậy, tổng thời hạn
tạm giữ là không quá 09 ngày. BLTTHS cũng quy định rõ “Trong khi tạm giữ
nếu không đủ căn cứ khởi tố bị can thì Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải trả tự do ngay cho người
bị tạm giữ; trường hợp đã gia hạn tạm giữ thì Việm kiểm sát phải trả tự do

29
ngay cho người bị tạm giữ”[41, tr.28]. Quy định chặt chẽ như vậy để đảm bảo
quyền lợi cho người bị tạm giữ, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người có
thẩm quyền tạm giữ và VKS trong việc áp dụng biện pháp này.
Như vậy, rõ ràng việc quy định biện pháp tạm giữ nói chung và biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi nói riêng đã có sự thay đổi theo thời
gian, với các quy định ngày càng chi tiết, chặt chẽ phù hợp với thực tế và đặc
điểm tâm sinh lý của người dưới 18 tuổi.
Tiểu kết chương 1
Biện pháp tạm giữ có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giải quyết vụ
án hình sự, góp phần ngăn chặn hành vi phạm tội, tạo điều kiện thuận lợi cho
cơ quan điều tra tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ, bước đầu xác định được
tính chất, mức độ của hành vi phạm tội. Và dù thời hạn tạm giữ không dài
như tạm giam nhưng người dưới 18 tuổi bị tạm giữ vẫn bị cách li khỏi xã hội
trong khoảng một thời gian theo luật định, bị hạn chế tự do đi lại… Do đó, tất
cả các vấn đề có liên quan như căn cứ, thẩm quyền, thủ tục tố tụng, thời hạn
tạm giữ và các nguyên tắc áp dụng tạm giữ người dưới 18 tuổi được pháp luật
TTHS quy định khá chặt chẽ.
Vì vậy, việc làm rõ các khái niệm về biện pháp tạm giữ nói chung và tạm
giữ người dưới 18 tuổi nói riêng sẽ là tiền đề để nghiên cứu thực tiễn áp dụng
các biện pháp đó đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trong chương tiếp theo.
Qua đó có thể thấy được việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới
18 tuổi phạm tội có phù hợp hay không và ảnh hưởng như thế nào trong việc
thực thi pháp luật, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp
mà Đảng và Nhà nước ta đang đề ra, tạo nền tảng xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện quản lý và điều chỉnh đất nước bằng pháp
luật.

30
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ NĂM 2015
VỀ BIỆN PHÁP TẠM GIỮ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI VÀ THỰC TIỄN
THI HÀNH TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Một số đặc điểm có ảnh hưởng đến thi hành quy định pháp luật
tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi phạm tội từ thực
tiễn quận Tân Bình
2.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Tân Bình
có ảnh hưởng đến thi hành biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi phạm tội
Quận Tân Bình được điều chỉnh địa giới, tách ra thành lập theo Nghị
định số 130/2003/NĐ – CP ngày 5/11/2003 của Chính phủ. Phía Đông giáp
Quận Phú Nhuận, Quận 3, Quận 10; Bắc giáp Quận 12, Quận Gò Vấp; Tây
giáp Huyện Bình Chánh; Nam giáp Quận 6, Quận 11. Quận Tân Bình có 2
cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước đó là Cụm cảng hàng không sân
bay quốc tế Tân Sơn Nhất và quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Là
một trong những quận có nền kinh tế phát triển mạnh và luôn đáp ứng nhu
cầu phát triển của các thành phần kinh tế cần thiết. Mỗi năm dịch vụ và giá
trị sản xuất công nghiệp của quận đạt mức tăng trưởng 29,68%, vượt chỉ tiêu
so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận đề xuất từ 20-25%. Ngoài thuận lợi
trong phát triển kinh tế, các lĩnh vực khác cũng được quan tâm và chú trọng
đầu tư. Chính vì vậy có thể thấy Quận Tân Bình có rất nhiều thuận lợi về địa
lý kinh tế, về giao thông đường bộ đường hàng không, về du lịch và các hoạt
động thương mại dịch vụ, lại có lực lượng sản xuất đông. Luôn mở cửa tiếp
đón những nhà doanh nhân, nhà du lịch lữ hành và nhà đầu tư đến hoạt động
trên địa bàn Quận Tân Bình; làm giàu cho dân, cho nước và cho mình, thực
hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ và văn minh”.

31
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được về các lĩnh vực kinh tế,
chính trị cũng kéo theo sự phức tạp về an ninh trật tự, tình hình tội phạm và vi
phạm pháp luật ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng gia tăng, tính
chất ngày càng nguy hiểm và tinh vi hơn, điều đó đặt ra yêu cầu các cơ quan
chức năng phải áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn tội phạm, hạn chế tình
trạng vi phạm pháp luật xảy ra, một trong những biện pháp ngăn chặn hiện
nay là tạm giữ người. Trong số các nhóm đối tượng bị tạm giữ, người dưới 18
tuổi là nhóm đối tượng được quan tâm nhất vì yêu cầu thực tế đảm bảo an
ninh trật tự đặt ra cũng như đặc điểm tâm sinh lý khác biệt của nhóm người
dưới 18 tuổi.
Trong quá trình triển khai thực hiện, các cơ quan ban ngành trên địa bàn
quận Tân Bình đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ đúng theo sự chỉ đạo của
Nhà nước, các cơ quan ban ngành cấp trên trong việc nâng cao trách nhiệm và
tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và
bảo vệ Đảng, trong công tác phòng chống tội phạm. Qua đó đã thể hiện rõ
tinh thần trách nhiệm và thái độ nghiêm túc của các ban ngành đoàn thể nói
chung và cán bộ chiến sĩ làm công tác tiến hành tố tụng nói riêng trong áp
dụng các quy định pháp luật và vận dụng trong thực tiễn công tác.
Trong quá trình triển khai thực hiện đã đạt được nhiều kết quả khả quan
và đáng ghi nhận góp phần không nhỏ vào công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm nói chung và công tác tạm giữ người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng.
2.1.2. Lực lượng trực tiếp thực hiện các hoạt động tố tụng hình sự liên
quan đến việc thi hành biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi
2.1.2.1. Về lực lượng
Lực lượng trực tiếp tiến hành hoạt động quản lý và giáo dục cải tạo ở cơ
sở giam giữ đối với người dưới 18 tuổi là cán bộ chiến sĩ thuộc Đội Cảnh sát
thi hành án hình sự (gọi tắt là CSTHAHS) và hỗ trợ tư pháp (gọi tắt là

32
HTTP). Theo thống kê đến cuối tháng 06/2020, tổng số cán bộ chiến sỹ thuộc
Đội CSTHAHS và HTTP Công an quận Tân Bình có 44 đồng chí, trong đó:
01 đồng chí Đội trưởng và 02 đồng chí Phó Đội trưởng.
Về cấp bậc hàm: cấp tá 08 đồng chí chiếm tỷ lệ 18,1%; cấp uý 17 đồng
chí chiếm tỷ lệ 38,7%; hạ sỹ quan 04 đồng chí chiếm tỷ lệ 9,1%; chiến sĩ
nghĩa vụ 15 đồng chí, chiếm tỷ lệ 34,1%.
Về giới tính: Có 41 đồng chí nam, chiếm tỷ lệ 93,1%; 03 đồng chí nữ
chiếm tỷ lệ 6,9%.
Trong đó chia làm 04 tổ: Tổ tổng hợp, quản trị, quản lý kho vật chứng có
06 đồng chí; tổ quản giáo có 08 đồng chí; tổ THAHS và HTTP có 08 đồng
chí; tổ Cảnh sát bảo vệ có 19 đồng chí [Xem bảng 2.1, phụ lục].
Về trình độ nghiệp vụ: 01 đồng chí có trình độ thạc sĩ, chiếm tỷ lệ 2,3%;
12 đồng chí có trình độ trung cấp, chiếm tỷ lệ 27,3%; 12 đồng chí có trình độ
đại học, chiếm tỷ lệ 27,3%; 19 đồng chí có trình độ sơ cấp, chiếm 43,1%.
Về lý luận chính trị: cao cấp lý luận chính trị có 04 đồng chí, chiếm tỷ lệ
9,1%; trung cấp lý luận chính trị 14 đồng chí, chiếm tỷ lệ 31,8%; sơ cấp và
chưa học 26 đồng chí, chiếm tỷ lệ 59,1% [Xem bảng 2.2, phụ lục].
Như vậy, qua phân tích tình hình cơ cấu, tổ chức của Đội CSTHAHS và
HTTP Công an quận Tân Bình cho thấy:
Cán bộ Đội CSTHAHS và HTTP là những người trực tiếp thực hiện việc
tạm giữ người dưới 18 tuổi. Đây là lực lượng hết sức quan trọng, trực tiếp tiếp
xúc với người bị tạm giữ. Với tổng số 44 cán bộ chiến sĩ của Đội như hiện
nay đã phần nào đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác tạm giữ, tạm giam
nói chung và tạm giữ người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng. Tuy nhiên, với
quân số hiện nay cho thấy vẫn còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất
lượng, trong khi đòi hỏi về nghiệp vụ và yêu cầu cho công tác chuyên môn
của Đội CSTHAHS và HTTP ngày càng cao để vừa đảm bảo tuân theo quy

33
định của pháp luật tố tụng về áp dụng biện pháp tạm giữ, tạm giam vừa tuyên
truyền, giáo dục, cảm hóa các đối tượng trong quá trình tạm giữ, tạm giam
chấp hành quy định tại nơi giam, giữ. Vì thế, trong thời gian tới cần xem xét,
bổ sung thêm lực lượng, tăng cường thêm biên chế cho đội ngũ cán bộ trực
tiếp quản lý các buồng giam giữ. Mặt khác hiện nay do số lượng cán bộ thiếu
nên một cán bộ quản giáo phải quản lý nhiều buồng giam giữ khác nhau, chưa
quy định cán bộ quản lý riêng đối với người dưới 18 tuổi bị tạm giữ mà phân
công 01 cán bộ có thể vừa quản lý nhóm người thành niên vừa quản lý nhóm
người dưới 18 tuổi cùng lúc. Vì vậy, đây cũng là một trong những khó khăn
không nhỏ đối với công tác tạm giữ người nói chung và tạm giữ người dưới
18 tuổi nói riêng.
2.1.2.2. Về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ công tác
Hiện nay với tổng số 44 cán bộ chiến sĩ, chỉ có 06 phòng làm việc, tính
trung bình mỗi phòng với 07 người làm việc chung, các phòng làm việc của
cán bộ Đội CSTHAHS và HTTP đã xuống cấp, phòng ốc hư hỏng, rạn nứt,
xập xệ.. không đáp ứng yêu cầu công tác của cán bộ chiến sĩ nói chung và cán
bộ quản giáo nói riêng. Đặt ra yêu cầu cần được sữa chữa, khắc phục để phục
vụ tốt cho công tác giam giữ người nói chung và tạm giữ người dưới 18 tuổi
nói riêng. Vì vậy, trong thời gian tới cần sớm đề xuất, kiến nghị để ngành
Công an có biện pháp sửa chữa, xây dựng lại phục vụ tốt trong công tác quản
lý giam giữ và thi hành án phạt tù.
Về phòng phục vụ công tác giam, giữ: là một trong những yếu tố quan
trọng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của công tác tạm giữ người nói
chung cũng như công tác tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng tại Đội
CSTHAHS và HTTP Công an quận Tân Bình. Qua kết quả khảo sát thực tế
tại Đội CSTHAHS và HTTP cho thấy:

34
Về buồng giam: Hiện nay nhà tạm giữ thuộc Công an quận Tân Bình có 13
phòng giam, giữ (07 buồng giam giữ nam; 02 buồng giam giữ nữ; 01 buồng
giam phạm nhân lao động; 03 buồng kỷ luật, hiện nay 03 buồng kỹ luật đã bị hư
hỏng, không còn sử dụng được. Diện tích cụ thể:
Phòng giam số 01 (phòng tạm giam nam) có diện tích 29,04m2, diện tích bệ
nằm 24m2; phòng giam số 02 (phòng tạm giam nam), diện tích 33,60m2, diện
tích bệ nằm 28m2; phòng giam số 03 (phòng tạm giam nam đã xét xử), diện tích
39,52m2, diện tích bệ nằm 34m2; phòng giam số 04 (Phòng tạm giam nam), diện
tích 37,44m2, diện tích bệ nằm 32m2; phòng giam số 05 (phòng tạm giam nam),
diện tích 61,60m2, diện tích bệ nằm 50m2; phòng giam số 06 (phòng tạm giữ
nam), diện tích 12,80m2, diện tích bệ nằm 08m2; phòng giam số 07 (phòng tạm
giam nam chưa thành niên), diện tích 12,80m2, diện tích bệ nằm 08m2; phòng
giam số 08 có diện tích 04,20m2 (buồng kỷ luật); phòng giam số 09 có diện tích
04,20m2 (buồng kỷ luật); phòng giam số 10 có diện tích 04,20m2 (buồng kỷ
luật); phòng giam số 11 (phòng phạm nhân chấp hành án), diện tích 14,40m2,
diện tích bệ nằm 10m2; phòng giam số 12 (phòng tạm giam nữ), diện tích
13,60m2, diện tích bệ nằm 08m2; phòng giam số 13 (phòng tạm giam nữ), diện
tích 19,20m2, diện tích bệ nằm 12m2[Xem bảng 2.3, phụ lục].
Về phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ được trang bị phục vụ công tác
quản lý giam giữ hiện nay gồm có: 15 súng bắn đạn cao su, hơi cay, đạn nổ, đạn
nhựa; 595 viên đạn sử dụng cho các loại súng K59, AK, đạn cao su, đạn cay; 14
bình xịt hơi cay; 06 dùi cui điện; 24 dùi cui cao su, trong đó 18 cái còn tốt, 06 cái
hư hỏng; khóa số 8 có 48 cái trong đó 15 cái hư hỏng; áo giáp chống đâm có 03
cái; áo giáp chống đạn có 04 cái; găng tay bắt giao có 02 bộ; lá chắn có 02 cái;
mũ bảo hiểm chống bạo loạn có 02 cái; áo mang công cụ hỗ trợ có 02 cái; ốp bảo
vệ ống chân có 02 cái [Xem bảng 2.4, phụ lục].

35
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế tại Đội CSTHAHS và
HTTP cho thấy việc trang bị phương tiện phục vụ cho các công tác giam giữ nói
chung và công tác tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng còn rất thiếu, chưa đáp
ứng được yêu cầu của thực tiễn. Việc thiếu các phương tiện nghiệp vụ và kinh
phí đã ảnh hưởng trực tiếp, làm giảm hiệu quả công tác nghiệp vụ nói chung
và công tác tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng của lực lượng CSTHAHS và
HTTP tại quận Tân Bình trong thời gian qua.
2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về biện pháp
tạm giữ người dưới 18 tuổi
2.2.1. Quy định về các căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người
dưới 18 tuổi
Trong quá trình triển khai các quy định của pháp luật, Đảng và Nhà nước
ta luôn thể hiện nhất quán nguyên tắc nhân đạo trong áp dụng cho các đối
tượng nói chung và áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi nói
riêng. Vì vậy trong những trường hợp thật sự cần thiết, không thể áp dụng
biện pháp nào khác mới áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội. Ngoài ra còn căn cứ vào độ tuổi của người dưới 18 tuổi có thể bị
tạm giữ và những quy định tương ứng trong BLTTHS, trong đó chia thành hai
nhóm tuổi đó là:
Nhóm thứ nhất: Gồm những người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi
Theo quy định tại khoản 2 Điều 419 BLTTHS năm 2015: Người từ đủ
14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt, tạm
giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12 của BLHS (tội giết
người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng với một số tội

36
danh cụ thể) nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111, 112, các điểm a, b,
c, d và đ khoản 2 Điều 119 của BLTTHS năm 2015.
Như vậy chỉ áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi khi đáp ứng đủ các yêu cầu, điều kiện sau đây:
Thứ nhất, những người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại
khoản 2 Điều 12 của BLHS phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, đồng thời họ có thể bị áp dụng
biện pháp tạm giữ nếu được quy định tại một trong các điều 123, 134, 141,
142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251,
252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của BLTTHS hiện hành.
Thứ hai, khi có đủ căn cứ để tạm giữ người theo quy định tại các Điều
110 (giữ người trong trường hợp khẩn cấp), Điều 111 (bắt người phạm tội quả
tang), Điều 112 (bắt người đang bị truy nã) tại BLTTHS năm 2015.
Thứ ba, khi có căn cứ cho rằng người đó đã bị áp dụng các biện pháp
ngăn chặn khác như cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh…nhưng không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ mà người phạm tội phải thực hiện.
Trong trường hợp người dưới 18 tuổi không có nơi cư trú rõ ràng hoặc
không xác định được lý lịch của bị can quy định tại điểm b khoản 2 Điều 119
có thể áp dụng như sau:
- Đối với trường hợp không có nơi cư trú rõ ràng: Áp dụng theo Điều 12,
Điều 13 Luật Cư trú năm 2006, sửa đổi, bổ sung năm 2013. Trên cơ sở đó để
xác định một công dân có nơi cư trú rõ ràng cần phải căn cứ vào nơi họ
thường sinh sống (nơi thường trú, nơi tạm trú) tức là chỗ ở hợp pháp. Còn nơi
tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký
tạm trú. Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo
quy định tại khoản 1 điều luật hiện hành thì nơi cư trú của công dân là nơi
người đó đang sinh sống.

37
Như vậy, đối với người dưới 18 tuổi không có nơi cưu trú rõ ràng được
hiểu là không xác định được nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú của
người đó và người đó thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định;
người có nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú nhưng không sinh sống
tại đó mà thường xuyên đi lang thang, không có nơi ở cố định.
- Đối với trường hợp không xác định được lý lịch bị can: Trong trường
hợp này các cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được họ và tên, ngày
tháng năm sinh, dân tộc, tôn giáo, quốc tịch, trình độ học vấn… và các thông
tin khác về người dưới 18 tuổi bị buộc tội theo mẫu số 192 - Lý lịch bị can
ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ
Công an [13].
Nhóm thứ hai: Gồm những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi
Đối với nhóm tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi cũng được quy định rất cụ thể
và chi tiết tại khoản 3 Điều 419 BLTTHS năm 2015 [46, tr.186].
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định: “Đối với
bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy
định hình phạt tù đến 02 năm thì có thể bị bắt, tạm giữ, tạm giam nếu họ tiếp
tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã” [46, tr.186]. Trong nội
dung này đã thể hiện rất rõ ngoài việc người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị
điều tra, truy tố, xét xử về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội
đặc biệt nghiêm trọng còn kèm theo điều kiện đó là người từ đủ 16 tuổi đến
dưới 18 tuổi vẫn có thể bị áp dụng biện pháp tạm giữ khi thực hiện hành vi
phạm tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy
định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ vẫn tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt
theo quyết định truy nã.

38
Như vậy, từ những quy định của pháp luật TTHS về căn cứ áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi có thể đưa ra một số trường hợp các
cơ quan tiến hành tố tụng không được áp dụng biện pháp tạm giữ đối với
người dưới 18 tuổi trong những trường hợp như sau:
Một là, Khi có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp giám sát và các biện
pháp ngăn chặn khác nhưng không được áp dụng trước khi áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với họ.
Hai là, Đối với quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 Bộ
luật Tố tụng hình sự và quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch số
06/2018/TTLT phải có đầy đủ chứng cứ chứng minh người dưới 18 tuổi phạm
tội mới được áp dụng quy định này.
Ba là, không được áp dụng biện pháp tạm giữ quy định tại khoản 2 Điều
12 Bộ luật Hình sự đối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.
Bốn là, không áp dụng biện pháp tạm giữ người từ đủ 16 đến dưới 18
tuổi phạm các tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật Hình
sự quy định hình phạt tù đến 02 năm mà không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 4 Điều 419 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
2.2.2. Quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
Trên thực tế BLTTHS năm 2015 chỉ quy định về biện pháp tạm giữ đối
với người dưới 18 tuổi trong thủ tục đặc biệt tại chương XXVIII “thủ tục tố
tụng đối với người dưới 18 tuổi”, còn lại tất cả các quy định đều phải tuân
theo thủ tục chung được áp dụng cho tất cả người phạm tội đã thành niên. Vì
vậy việc xác định thẩm quyền của người tiến hành tố tụng để áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi được thực hiện theo quy định chung
về tạm giữ tại Điều 110 BLTTHS năm 2015.

39
Qua nghiên cứu quy định trên của BLTTHS năm 2015 về thẩm quyền áp
dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, người viết cho
rằng vẫn còn một vài điểm bất hợp lý như sau:
Thứ nhất, đối với quy định cho phép người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi
tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng có thẩm quyền ra lệnh giữ
người (tại điểm c khoản 2 Điều 110 BLTTHS). Tuy nhiên, những chủ thể này
không thuộc những chủ thể được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều
tra theo Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015 [47]. Mặt khác, nếu
như BLTTHS đặc cách cho các chủ thể này có quyền ra lệnh tạm giữ thì
những chủ thể này ra lệnh tạm giữ trong trường hợp nào? Bởi vì theo quy
định tại Điều 117 thì khi rơi vào những trường hợp sau mới được giữ người
đó là “Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn
cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú,
đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”[46, tr.60].
Đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, tại khoản 4 Điều 110
quy định: “Sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, những người quy
định tại điểm c khoản 2 Điều này phải giải ngay người bị giữ kèm theo tài
liệu liên quan đến việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp đến Cơ quan
điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về”[46, tr.56]. Nếu
những chủ thể tại điểm c khoản 2 phải giải người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp ngay sau khi cập bến thì không thể ra quyết định tạm giữ được.
Nếu như những chủ thể tại điểm c khoản 2 Điều 110 có quyền ra lệnh
giữ người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hay người bị bắt theo
quyết định truy nã thì lại mâu thuẫn với Điều 111 và Điều 112. Bởi vì theo
khoản 1 Điều 111 BLTTHS hiện hành quy định thì bất kỳ người nào cũng có
quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc

40
Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi phát hiện người đó đang thực hiện tội phạm
hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm.
Còn tại khoản 1 Điều 112 cũng quy định bất kỳ người nào cũng có
quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc
Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi phát hiện người đó đang bị truy nã. Các cơ
quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo
ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền”. Như vậy, công việc đầu tiên khi
bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang là giải ngay người bị bắt đến
cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất chứ
không quy định được phép tạm giữ trong trường hợp này. Còn đối với trường
hợp người phạm tội tự thú hoặc đầu thú với những chủ thể quy định tại điểm c
khoản 2 cũng không phải là những cơ quan, tổ chức để người phạm tội đến tự
nguyện khai báo hành vi của mình. Nên quy định tất cả những chủ thể tại
điểm c khoản 2 Điều 110 được quyền ra lệnh tạm giữ là không hợp lý.
Thứ hai, đối với trường hợp khẩn cấp cũng quy định khi giữ người phải
có lệnh, lệnh giữ người phải được ghi rõ họ tên, địa chỉ của người bị giữ, lý
do vì sao giữ họ, căn cứ giữ người được quy định tại khoản 1 Điều 110
BLTTHS hiện hành và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ
luật này. Việc thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải theo
đúng quy định tại khoản 2 Điều 113 của BLTTHS năm 2015. Riêng đối với
người dưới 18 tuổi tại khoản 5 Điều 419 BLTTHS năm 2015 còn quy định:
“Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt,
tạm giữ, tạm giam, người ra lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm
giam người dưới 18 tuổi phải thông báo cho người đại diện của họ biết”. Với
quy định “trong thời hạn 24 giờ kể từ khi giữ người” mới thông báo cho
người đại diện của người bị tạm giữ biết là chưa phù hợp, bởi vì theo quy
định tại khoản 2 Điều 420 như sau: “Người đại diện của người dưới 18 tuổi

41
được tham gia việc lấy lời khai, hỏi cung người dưới 18 tuổi; đưa ra chứng
cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, khiếu nại, tố cáo; đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu
liên quan đến việc buộc tội người dưới 18 tuổi trong hồ sơ vụ án sau khi kết
thúc điều tra” [46, tr.187] và tại khoản 1, khoản 2 Điều 421:“Khi lấy lời khai
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ,
người bị hại, người làm chứng, hỏi cung bị can là người dưới 18 tuổi, cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa
điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường
hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can phải có mặt người
bào chữa hoặc người đại diện của họ” [46, tr.187].
Như vậy, theo các quy định trên người đại diện người bị tạm giữ phải
được tham gia ngay từ đầu, tức ngay khi người đó bị cơ quan tiến hành tố
tụng tạm giữ chứ không thể chờ sau 24 giờ mới được thông báo. Qua đó có
thể thấy giữa các quy định nêu trên vẫn còn chồng chéo, có sự mâu thuẫn với
nhau và ảnh hưởng đến quyền con người của người dưới 18 tuổi.
Thứ ba, về thẩm quyền hủy quyết định tạm giữ cũng chưa được quy định
rõ ràng. Bởi vì theo quy định tại khoản 4 Điều 117 BLTTHS năm 2015 kể từ
khi có quyết định tạm giữ trong khoảng 12 giờ thì quyết định tạm giữ đó phải
được gửi cho VKS cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền kèm theo những tài
liệu khác có liên quan. Trong quá trình tạm giữ nếu xác định việc tạm giữ
không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện kiểm sát ra quyết định tạm giữ
phải hủy bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do
ngay cho người bị tạm giữ. Như vậy, theo quy định này thì quyền hủy quyết
định tạm giữ thuộc về Viện kiểm sát, bởi vì: Sau khi nhận được quyết định
tạm giữ kèm các tài liệu làm căn cứ tạm giữ thì Viện kiểm sát cùng cấp hoặc
Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét các điều kiện để xác định có áp

42
dụng biện pháp tạm giữ hay không. Tuy nhiên, tại khoản 3 Điều 118
BLTTHS năm 2015 lại chưa nêu rõ việc Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong khi tạm giữ, nếu không đủ
căn cứ khởi tố bị can thì có quyền hủy quyết định tạm giữ hay không?
Trên thực tế hiện nay vẫn còn những quan điểm khác nhau, có quan
điểm cho rằng: Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra không có quyền hủy quyết định tạm giữ. Nhưng cũng có
quan điểm ngược lại cho rằng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền hủy quyết định tạm giữ. Trong
trường hợp này người viết cho rằng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có quyền hủy quyết định tạm
giữ, bởi theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 BLTTHS thì Thủ trưởng,
Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra có quyền: “Quyết định áp dụng, thay đổi,
hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp điều tra tố tụng
đặc biệt theo quy định của Bộ luật này”[46, tr.13]. Do đó, quan điểm cho rằng
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra không có quyền hủy quyết định tạm giữ là chưa phù hợp.
Như vậy, có thể thấy rằng hiện nay các quy định của pháp luật TTHS về
căn cứ, thủ tục tiến hành trong tố tụng vẫn còn những bất cập, chưa hợp lý
dẫn đến việc áp dụng các quy định đó vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc. Tuy nhiên, việc tạm giữ người ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con
người, quyền tự do cơ bản của công dân vì vậy trong quá trình tiến hành tạm
giữ các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét đảm bảo chính xác, khách quan
và thận trọng.

43
2.2.3. Quy định của luật Tố tụng hình sự về thời hạn áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
Đối với thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ cũng được quy định tại
khoản 1 Điều 118 BLTTHS năm 2015 [46, tr.52].
Qua những nội dung được quy định như trên có thể thấy thời hạn tạm
giữ đối với người dưới 18 tuổi hiện nay vẫn được áp dụng theo phần thủ tục
chung dành cho người đủ 18 tuổi. Điều này đã cho thấy những bất cập và
không hợp lý bởi vì người dưới 18 tuổi là người có những đặc điểm tâm sinh
lý chưa hoàn thiện, cũng như nhận thức về hành vi và kiến thức pháp luật hạn
chế. Vì vậy, nếu áp dụng thời hạn đối với họ giống với người đã thành niên sẽ
không đảm bảo những quyền lợi mà người dưới 18 tuổi cần được bảo vệ theo
tinh thần của luật pháp và công ước quốc tế về quyền trẻ em.
2.2.4. Một số hạn chế của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm
giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Qua nghiên cứu các quy định của pháp luật TTHS về áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, có thể đưa ra một số quan điểm
về những bất cập, hạn chế như sau:
Một là, trường hợp người dưới 18 tuổi phạm tội ra đầu thú, tự thú. Vậy
trong trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng sẽ giải quyết như thế nào? có
áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ hay không? Trong thực tế đối với vấn
đề này cũng có những ý kiến không đồng nhất với nhau, trong đó nêu rõ:
Ý kiến thứ nhất: Theo quy định chung về áp dụng biện pháp tạm giữ tại
khoản 1 Điều 117 BLTTHS năm 2015 đó là tạm giữ có thể áp dụng đối với
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm
tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo
quyết định truy nã thì người dưới 18 tuổi phạm tội đầu thú, tự thú vẫn có thể
áp dụng biện pháp tạm giữ.

44
Ý kiến thứ hai: Quy định tại khoản 1 Điều 117 BLTTHS năm 2015 chỉ
áp dụng cho các đối tượng là người từ đủ 18 tuổi trở lên, tức ta có thể hiểu
trong trường hợp này người dưới 18 tuổi phạm tội đầu thú, tự thú sẽ không bị
áp dụng biện pháp tạm giữ vì BLTTHS đã dành một chương riêng đối với họ.
Trong trường hợp giữa các quy định chung của pháp luật và các quy định
dành riêng cho người dưới 18 tuổi có sự mâu thuẫn thì phải ưu tiên áp dụng
các quy định đặc thù dành riêng cho người dưới 18 tuổi.
Qua hai ý kiến trên có thể thấy rằng ý kiến thứ hai phù hợp hơn bởi vì
người dưới 18 tuổi là nhóm người chưa phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn
tinh thần, nên Nhà nước ta mới có quy định riêng đối với họ. Vì vậy, việc áp
dụng các quy định này là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật quốc
tế về quyền trẻ em, phù hợp với pháp luật Việt Nam, cũng như việc áp dụng
các nguyên tắc nhân đạo trong bảo đảm quyền con người cho người dưới 18
tuổi đã được pháp luật Nhà nước ta quy định và bảo vệ.
Hai là, qua nghiên cứu việc áp dụng biện pháp tạm giữ trong BLHS quy
định đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội khi họ bị khởi tố,
điều tra, truy tố, xét xử về tội ít nghiêm trọng mà khung hình phạt tù đến 02
năm thì có thể bị tạm giữ nếu họ tiếp tục phạm tội, bỏ trốn và bị bắt theo
quyết định truy nã. Theo căn cứ trên, có thể đưa ra những cách hiểu không
giống nhau như sau:
- Cách hiểu thứ nhất: Theo cách hiểu này người đó phải đáp ứng, thõa
mãn đủ ba điều kiện đó là: điều kiện thứ nhất, đã thực hiện hành vi phạm tội
đã bị khởi tố nhưng vẫn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội; điều kiện thứ hai
là ngay sau đó bỏ trốn và điều kiện thứ ba là bị bắt theo quyết định truy nã thì
mới có thể áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ. Nhưng nếu họ chỉ “tiếp tục
phạm tội” mà không “bỏ trốn” thì sao? Hoặc không “tiếp tục phạm tội” mà

45
“bỏ trốn” đồng thời không bị bắt theo quyết định truy nã thì không áp dụng
biện pháp tạm giữ đối với họ theo khoản 4 Điều 419 BLTTHS năm 2015.
- Cách hiểu thứ hai: Ở cách hiểu này chỉ cần người dưới 18 tuổi phạm tội
thõa mãn một trong hai điều kiện đặt ra là có thể áp dụng biện pháp tạm giữ
đối với họ. Tức là họ “tiếp tục phạm tội” hoặc “bỏ trốn và bị bắt theo quyết
định truy nã” chứ không nhất thiết phải thỏa mãn cả hai điều kiện “tiếp tục
phạm tội, bỏ trốn” và “bị bắt theo quyết định truy nã” nêu trên.
Cả hai cách tiếp cận trên cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa cụm từ chỉ
cách nhau dấu “phẩy” và cụm từ “hoặc”. Với những phân tích trên theo quan
điểm của người viết cách tiếp cận thứ hai phù hợp hơn bởi vì: Tại khoản 2
Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT nêu rõ: “Chỉ áp dụng biện pháp
tạm giữ, tạm giam theo quy định tại khoản 1 Điều 419 Bộ luật Tố tụng hình
sự… nhưng bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã, có dấu hiệu bỏ trốn,
tiếp tục phạm tội,…” [52, tr.6]. Qua đó có thể thấy để áp dụng biện pháp tạm
giữ theo khoản 4 Điều 419 BLTTHS năm 2015 đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi phạm tội về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà
BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm phải thỏa mãn một trong hai điều
kiện đó là: tiếp tục phạm tội hoặc bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã thì
mới áp dụng biện pháp tạm giữ đối với họ.
Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu người viết cho rằng vẫn chưa có sự
thống nhất giữa khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT với
khoản 4 Điều 419 BLTTHS năm 2015 bởi vì: Tại khoản 4 Điều 419 BLTTHS
năm 2015 quy định người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội bắt buộc đã
bỏ trốn và đã thực hiện hành vi phạm tội mới thì sẽ áp dụng biện pháp tạm giữ
đối với họ, còn nếu chỉ có dấu hiệu bỏ trốn hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội
thì không được áp dụng biện pháp tạm giữ. Nhưng ngược lại theo quy định tại
khoản 2 Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT cho rằng các cơ quan

46
tiến hành tố tụng vẫn có thể áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18
tuổi nếu họ có hành vi bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã, có dấu hiệu
bỏ trốn, tiếp tục phạm tội, có dấu hiệu tiếp tục phạm tội.
Mặt khác, theo quan điểm của người viết đối với người dưới 18 tuổi
phạm tội đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử mà còn tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội mới, điều này cho thấy việc để
họ tiếp tục ở ngoài xã hội có thể gây ra những nguy hiểm cho an ninh trật tự
nói riêng và gây ra các hậu quả nguy hiểm khác cho xã hội nói chung. Vì vậy,
việc tạm giữ đối với họ là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo pháp luật được
thực thi một cách hiệu quả và đảm bảo tính chất răn đe. Do đó, việc thực hiện
hành vi phạm tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù đến 02 năm
là chưa phù hợp.
Ba là, Hiện nay thực tế vẫn chưa có sự thống nhất giữa các văn bản pháp
luật gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi. Ví dụ như trong luật TTHS hay một
số thông tư hướng dẫn thi hành chưa phân tích làm rõ thế nào là “có dấu hiệu
bỏ trốn”; thế nào là “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội’; thế nào là “không có nơi
cư trú rõ ràng”; “không xác định được lý lịch của bị can”. Vì vậy, hiện nay
việc áp dụng các quy định này vẫn còn chung chung, mỗi cơ quan tiến hành tố
tụng hiểu theo một cách khác nhau, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình áp
dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.
2.3. Thực trạng thi hành quy định pháp luật tố tụng hình sự về biện
pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi từ thực tiễn của quận Tân Bình, thành
phố Hồ Chí Minh
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.1.1. Những kết quả chung đạt được trong việc áp dụng biện pháp tạm
giữ đối với người dưới 18 tuổi

47
Trong những năm qua công tác quản lý giam giữ luôn được các cấp các
ngành đặc biệt quan tâm. Trong đó việc quản lý công tác giam giữ tại Nhà
tạm giữ Công an quận Tân Bình luôn được Đảng ủy, Ủy ban nhân dân quận,
Công an quận chú trọng nhằm đảm bảo đúng các quyền và lợi ích của người
bị tạm giữ nói chung và người dưới 18 tuổi bị tạm giữ nói riêng. Bởi vì trên
thực tế tạm giữ là biện pháp có tính chất tương đối nghiêm khắc, ảnh hưởng
không nhỏ đến tâm lý cũng như hạn chế các quyền lợi của người bị tạm giữ,
bởi thế khi áp dụng biện pháp tạm giữ các cơ quan tố tụng phải xem xét, cân
nhắc kỹ các quy định của pháp luật, cũng như tuân thủ đúng Luật thi hành
tạm giữ, tạm giam năm 2015.
Trên thực tế người dưới 18 tuổi hiện nay bị tạm giữ có xu hướng ngày
càng gia tăng, một phần do ảnh hưởng của lối sống thực dụng quen hưởng thụ
và tâm lý ỷ lại. Họ được sống trong môi trường mới, tiếp cận nhiều nguồn
thông tin, đặc biệt với thời kỳ công nghệ 4.0 đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm
lý, ý thức cũng như hình thành nhiều thói quen xấu, dẫn đến những suy nghĩ
lệch lạc và xuất hiện các hành vi phạm tội. Vì vậy tội phạm ngày càng có xu
hướng trẻ hóa.
Qua đó đặt ra cho các cơ quan quản lý cần có sự nghiên cứu kỹ càng về
nhóm người dưới 18 tuổi để thấy được những bất cập hiện nay, từ đó có
những cách thức giải quyết phù hợp nhằm hạn chế nhóm người dưới 18 tuổi
phạm tội. Trên cơ sở đó, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người viết sử
dụng kết quả khảo sát từ thực tiễn việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với
người dưới 18 tuổi trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh.
Qua báo cáo tổng kết từ năm 2015 đến 06 tháng đầu năm 2020 của Đội
CSTHAHS và HTTP Công an quận Tân Bình về tạm giữ người dưới 18 tuổi
cho thấy: Tổng số đối tượng bị tạm giữ trên địa bàn quận Tân Bình thay đổi
liên tục theo từng năm, có năm tăng cao với 461 người, trong đó có 71 người

48
dưới 18 tuổi, nhưng cũng có năm giảm còn 167 người, trong đó có 06 người
dưới 18 tuổi. Tính riêng 06 tháng đầu năm 2020 số người bị tạm giữ là 585
người, trong đó, số người dưới 18 tuổi bị tạm giữ là 16 trường hợp (chiếm
3,65% tổng số người bị tạm giữ). [Xem bảng 2.5, phụ lục]
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy trong những năm qua việc áp dụng biện
pháp tạm giữ người của cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Tân Bình,
Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những kết quả khả quan và đáng ghi
nhận. Các cơ quan thực thi pháp luật luôn chấp hành nghiêm túc các quy định
về tạm giữ tạm giam cũng như theo dõi, giám sát, quản lý, kiểm sát tốt hoạt
động tạm giữ, tránh để xảy ra tình trạng vi phạm và hạn chế oan, sai. Những
người có thẩm quyền đã nhận thức đầy đủ hơn về tính nhân đạo, yêu cầu chặt
chẽ của pháp luật đối với người dưới 18 tuổi nên đã cẩn trọng hơn trong việc
quyết định áp dụng biện pháp tạm giữ.
Trên cơ sở đối chiếu các trường hợp tạm giữ nói chung và tạm giữ người
dưới 18 tuổi nói riêng cho thấy số người dưới 18 tuổi bị tạm giữ chiếm tỷ lệ
thấp. Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng tạm giữ là một biện pháp ngăn chặn
tương đối nghiêm khắc, người bị tạm giữ sẽ bị hạn chế quyền đi lại, tự do
thân thể… Do đó, trong quá trình áp dụng biện pháp này đối với người dưới
18 tuổi phạm tội, cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng lấy lời khai, xác
minh các tình tiết có liên quan đến hành vi phạm tội, nhân thân của người
phạm tội để làm căn cứ ra quyết định khởi tố bị can áp dụng biện pháp ngăn
chặn khác hoặc trả tự do, xử lý hành chính đối với can phạm trong thời gian
sớm nhất.
2.3.1.2. Những kết quả cụ thể đạt được trong việc áp dụng quy định của
luật tố tụng hình sự về thủ tục và thời hạn tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
Qua kết quả khảo sát thực tế tại Công an quận Tân Bình cho thấy, trong
những năm qua lực lượng tiến hành tố tụng trên địa bàn quận đã tuân thủ

49
nghiêm ngặt các quy định của pháp luật tố tụng hình sự, các văn bản hướng
dẫn thi hành về áp dụng biện pháp tạm giữ nói chung và áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi nói riêng đảm bảo đáp ứng yêu cầu đặt ra,
quá trình thực hiện khá chặt chẽ về thẩm quyền, thủ tục và thời hạn. Các vụ
án khi xảy ra đều được tiến hành đảm bảo tính minh bạch cũng như thực hiện
đúng quy trình trước khi tạm giữ người có hành vi vi phạm. Điều đó được lý
giải qua những vụ án cụ thể sau đây:
Nội dung vụ án thứ nhất: Ngày 15/10/2019 Trần Văn Ất (sinh năm 2003)
và Trần Văn Tuấn (sinh năm 2004) là hai anh em ruột, cư ngụ tại 21/3/4 Bành
Văn Trân, phường 6, quận Tân Bình, trên đường đi học về có xảy ra xô xát và
cải vả với Nguyễn Hữu Tú (sinh năm 2003) vì Tú đụng phải xe của Tuấn.
Trong lúc cãi vả Ất đã nhặt 01 viên gạch ống ven đường ném về phía Tú,
trúng vào đầu Tú làm Tú té ngã, tiếp đó hai anh em Ất và Tuấn tiến tới đánh
liên tiếp vào người Tú, làm Tú bị thương và bất tỉnh. Kết quả giám định, Tú
bị thương tích 45%. Trong vụ án trên Cơ quan điều tra Công an quận Tân
Bình đã áp dụng biện pháp tạm giữ 03 ngày để tiến hành hoạt động điều tra
đối với Ất và Tuấn là đúng quy định pháp luật.
Nội dung vụ án thứ hai: Đặng Thành Lợi sinh 12/04/2002 có hộ khẩu
thường trú tại 18/1, Tân Khai, Phường 4, Tân Bình. Hiện đang tạm trú tại
phòng trọ A2, khu phố 2, phường 15, Tân Bình.
Vào tháng 05/ 2017 Đặng Thành Lợi, sinh năm 1995, cùng mẹ thuê trọ
tại phòng trọ A2, khu phố 2, phường 15, Tân Bình. Khoảng tháng 12/2017
Lợi có quen em Nguyễn Thị Hồng My sinh 15/05/2005, sau đó cả hai nảy
sinh tình cảm. Khoảng 15 giờ vào một ngày cuối tháng 12/2017, Lợi rủ My đi
chơi tới quán cà phê Tiến (1/8 đường số 12, khu phố 2, phường 15, Tân Bình)
vào 01 chòi có 01 bàn, 2 ghế nhựa và 01 võng. Lúc này Lợi và My nằm trên
võng quan hệ tình dục, Lợi xuất tinh trong âm đạo của My. Đến ngày

50
08/02/2018 My bỏ nhà đi, ông Nguyễn Văn Tý là cha của My tìm thấy My ở
Trà Vinh vào ngày 20/02/2018 và đưa về nhà, lúc này My cho biết việc Lợi
có quan hệ tình dục với My tại quán cà phê. Sau khi nghe con gái nói vậy ông
Tý đã tới Công an phường trình báo sự việc.
Ngay sau đó cơ quan Cảnh sát điều tra đã tiến hành các thủ tục và ra
quyết định tạm giữ đối với Đặng Thành Lợi để điều tra về tội “hiếp dâm
người dưới 16 tuổi” là đúng thẩm quyền, trình tự tạm giữ tuân thủ các quy
định pháp luật.
2.3.2. Thực trạng trong việc áp dụng quy định của pháp luật tố tụng
hình sự về biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi
Trong việc áp dụng quy định của pháp luật tố tụng hình sự về biện pháp
tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi BLTTHS năm 2015 có nhiều sửa đổi, bổ
sung đáp ứng yêu cầu mới của tình hình cũng như đảm bảo áp dụng phù hợp
với hành vi phạm tội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được việc áp
dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi phạm tội còn một số hạn chế, bất
cập như sau:
Thứ nhất, vẫn còn tình trạng áp dụng biện pháp tạm giữ không đúng quy
định của pháp luật
Theo quy định của pháp luật hiện hành, không phải cứ bị bắt trong các
trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc
đối với người bị bắt theo quyết định truy nã đều tiến hành tạm giữ. Mặt khác,
riêng đối với người dưới 18 tuổi pháp luật cũng quy định rõ tại Điều 419
BLTTHS năm 2015, Điều 12 Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT, việc áp
dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi chỉ được xem xét áp dụng
là lựa chọn sau cùng, khi đã áp dụng biện pháp giám sát và các biện pháp
ngăn chặn khác không hiệu quả. Đồng thời, còn phải xem xét các căn cứ khác
phụ thuộc vào từng nhóm tuổi của người dưới 18 tuổi là từ đủ 14 tuổi đến

51
dưới 16 tuổi hay từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, trong quá trình tiến
hành tố tụng, cơ quan có thẩm quyền vẫn lạm dụng việc tạm giữ người trong
một số trường hợp như: người phạm tội thực hiện tội phạm bị bắt khẩn cấp
hoặc bắt quả tang nhưng họ không có dấu hiệu bỏ trốn, không cản trở hoạt
động điều tra, có nơi cư trú rõ ràng, tình tiết phạm tội đơn giản, hành vi phạm
tội ít nghiêm trọng, thiệt hại không lớn có thể chỉ bị xử phạt hành chính, căn
cứ xác định tội phạm đã đầy đủ. Có thể nêu một ví dụ điển hình sau:
Ngày 05/02/2017, Hoàng Anh Tài lợi dụng lúc gia đình bà Hoàng Thị
Xuân đi vắng, lẻn vào nhà trộm cắp tài sản tổng giá trị 3.520.000 đồng (gồm
01 điện thoại sam sung đã qua sử dụng, 2.500.000 đồng tiền Việt Nam). Cơ
quan điều tra đã ra quyết định tạm giữ đối với Tài và khởi tố vụ án, khởi tố bị
can về hành vi trộm cắp tài sản. Theo kết luận giám định thì khi phạm tội Tài
có độ tuổi từ 16 tuổi 01 tháng đến 16 tuổi 07 tháng.
Trong vụ án trên Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ đối với Tài là
chưa phù hợp với quy định pháp luật. Bởi vì, theo quy định tại khoản 3 Điều
419 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi có thể bị tạm giữ về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất nghiêm trọng, tội
đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các Điều 110, 111 và 112,
các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này. Trường hợp này
theo Điều 173 BLHS năm 2015 thì mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao
nhất là 03 năm tù (thuộc trường hợp tội phạm ít nghiêm trọng).
Thứ hai, việc tạm giữ hình sự nhưng sau đó phải trả tự do vì không có
căn cứ chứng minh tội phạm hoặc phải chuyển xử lý hành chính vẫn còn xảy
ra
Trên thực tế việc xác định cụ thể, rõ ràng nên áp dụng tạm giữ theo thủ
tục hành chính với áp dụng tạm giữ theo thủ tục TTHS trong một số trường
hợp ở một số vụ án vẫn còn là một vấn đề bất cập, đòi hỏi phải xem xét cụ

52
thể, cũng như áp dụng các biện pháp nhằm thu thập tài liệu, xác minh, đánh
giá chứng cứ và vận dụng pháp luật một cách đúng đắn. Vì vậy, trong quá
trình áp dụng tạm giữ hành chính và tạm giữ tố tụng hình sự còn lẫn lộn, thậm
chí có một số trường hợp còn có biểu hiện hình sự hóa vi phạm hành chính từ
khâu giữ, bắt, tạm giữ. Điều đó được thể hiện trong vụ án cụ thể sau:
Ngày 10/04/2017 nhóm 03 người gồm: Tý, Hùng, Quốc uống bia tại
quán Cây Sung nằm trên đường Trường Chinh, thuộc phường 12, quận Tân
Bình. Sau khi uống đến 23 giờ cả 3 rủ nhau đi uống tiếp. Tuy nhiên, khi đang
trên đường đi tiếp thì Tý chở Hùng có va chạm với xe của Trần Quốc Thảo,
sau đó hai bên xảy ra xô xát đánh nhau gây thương tích. Cơ quan Cảnh sát
điều tra tiến hành lập biên bản, đưa về trụ sở làm việc và ra quyết định tạm
giữ.
Với vụ việc trên rất khó để xác định ngay là áp dụng tạm giữ theo thủ tục
hành chính hay tạm giữ theo thủ tục TTHS, bởi vì với tình tiết trên chưa xác
định được mức độ thương tật là bao nhiêu phần trăm và có đủ căn cứ để khởi
tố hình sự không? Do đó, trong quá trình áp dụng các biện pháp tạm giữ,
người tiến hành tố tụng cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc từ chính việc
quy định chưa đầy đủ, chưa cụ thể các căn cứ áp dụng. Đây cũng là rào cản
ảnh hưởng không nhỏ đối với các cơ quan tiến hành tố tụng ngay từ khi tiếp
nhận vụ việc nhằm xác định cần áp dụng biện pháp tạm giữ nào cho phù hợp
đối với người vi phạm.
2.4. Nhận xét, đánh giá
2.4.1. Những ưu, nhược điểm trong thi hành quy định của luật tố tụng
hình sự về biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi
2.4.1.1. Những ưu điểm
- Thông qua việc áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi góp
phần ngăn chặn các hành vi phạm tội tiếp tục diễn ra, phục vụ cho công tác

53
điều tra, xử lý đúng người đúng tội. Đồng thời qua đó giúp các cán bộ trực
tiếp làm công tác TTHS phát hiện ra những bất cập, sơ hở, thiếu sót trong thủ
tục tố tụng hình sự, tìm ra những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc thực
hiện hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi. Từ đó đề ra những phương
hướng, kế hoạch phù hợp nhằm chấn chỉnh, giải quyết kịp thời, góp phần cho
công tác giữ gìn an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.
- Thông qua việc áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi giúp cho
các cơ quan chức năng nói riêng và gia đình, nhà trường nói chung nắm được
đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi chưa thành niên để đề ra cách thức, biện
pháp quản lý, giáo dục vừa thấu tình đạt lý, phục vụ nhiệm vụ chính trị địa
phương; song quan trọng hơn giúp các em hiểu rõ các quy định của pháp luật
tránh được các vi phạm đáng tiếc xảy ra, giúp các em sửa chữa lỗi lầm trở
thành công dân có ích cho gia đình và xã hội, góp phần quan trọng trong công
tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phục vụ nhiệm vụ chính trị.
- Thông qua biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi có thể thấy rõ sự nhất
quán, đồng lòng giữa các cấp các ngành, các tổ chức và toàn thể xã hội trong
việc quy định những biện pháp ngăn chặn phù hợp với lứa tuổi, cũng như thể
hiện sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam dành riêng cho người dưới 18
tuổi bị tạm giữ.
2.4.1.2. Những tồn tại, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc áp dụng biện pháp tạm giữ
người dưới 18 tuổi của các cơ quan tiến hành tố tụng thời gian qua trên địa
bàn quận Tân Bình vẫn còn những tồn tại, hạn chế sau:
- Một số cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động TTHS chưa nhận thức đầy
đủ, đúng đắn vai trò, vị trí, nhiệm vụ của mình trong việc áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi, chưa thực hiện nhiệm vụ với tinh thần
trách nhiệm cao.

54
- Về cơ sở vật chất phục vụ công tác tạm giữ nói chung: Hiện nay buồng
giam còn thiếu nên có những vụ án đông đối tượng tham gia trong giai đoạn
tạm giữ, để tách riêng nhà tạm giữ phải giam chung với người có lệnh tạm
giam, người đã thành án, người chưa thành niên; chỉ có 02 buồng dành riêng
cho phụ nữ và 01 buồng giam dành riêng cho người chưa thành niên, nên việc
quản lý người bị tạm giữ, tạm giam, thành án là nữ đều phải giam chung.
Trường hợp vụ án có 02 người là người chưa thành niên trở lên cùng chung
01 vụ án có yêu cầu giam riêng thì buộc phải giam chung người chưa thành
niên với người đã thành niên, người bị tạm giữ với người bị tạm giam; không
có buồng giam dành riêng cho người mắc bệnh truyền nhiễm, không có phòng
để làm công tác y tế nên khi khám bệnh cho người bị tạm giữ phải thực hiện
tại buồng tạm giam, giữ hoặc ngoài sân.
- Quan hệ phối hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng với các cơ quan khác
trong quá trình thực hiện biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi vẫn còn những
vướng mắc, bất cập.
2.4.2. Nguyên nhân của những tồn tại trong thi hành quy định của
luật tố tụng hình sự về biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi
Trong quá trình thi hành quy định của luật tố tụng hình sự về biện pháp
tạm giữ người dưới 18 tuổi vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định, xuất
phát từ những nguyên nhân sau:
Nguyên nhân khách quan
- Xuất phát từ các quy định của BLTTHS còn nhiều vấn đề chưa đồng

bộ, chưa thống nhất, còn chồng chéo, chậm sửa đổi, bổ sung, có những chế
định không rõ ràng, thiếu phân tích, giải thích dẫn đến những khó khăn, hạn
chế nhất định cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc áp dụng biện pháp
tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi.

55
- Trong giai đoạn hiện nay, về cơ sở vật chất, phương tiện, trang bị kỹ

thuật phục vụ cho công tác giam giữ người nói chung, giam giữ người dưới
18 tuổi nói riêng còn thiếu, các công cụ hỗ trợ phần lớn hư hỏng hoặc đã cũ
kỹ, ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả công tác. Về chế độ chính sách, phụ
cấp dành riêng cho các cán bộ làm công tác điều tra, quản lý nơi giam giữ
chưa được quan tâm đúng mức ít nhiều làm ảnh hưởng đến năng lực hoàn
thành nhiệm vụ, chất lượng công tác.
- Về kinh phí chung phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên

môn nghiệp vụ cho các cán bộ trực tiếp tiến hành hoạt động tố tụng, trực tiếp
áp dụng biện phạp tạm giữ chưa được đầu tư đầy đủ và phù hợp. Điều đó ít
nhiều ảnh hưởng đến năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ của một bộ
phận cán bộ chiến sĩ, làm cho chất lượng, hiệu quả công tác chưa đáp ứng
yêu cầu thực tiễn đặt ra.
- Bên cạnh những mặt tác động tích cực, sự phát triển của công nghệ

thông tin trong thời đại 4.0 cũng gây ra hàng loạt những hiện tượng tiêu cực
ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, lối sống của giới trẻ trong đó có nhóm
người dưới 18 tuổi.
Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những nguyên nhân khách quan vừa nêu trên còn xuất phát từ
những nguyên nhân chủ quan sau:
- Một bộ phận cơ quan, tổ chức, cá nhân trực tiếp thực thi pháp luật còn
chủ quan, áp dụng pháp luật còn thiếu chính xác, dẫn đến những hoạt động
tùy tiện trái pháp luật xâm phạm đến quyền con người, quyền tự do thân thể
của công dân. Trình độ cán bộ chiến sĩ trực tiếp quản lý giam giữ tại nhà tạm
giữ chưa đồng đều, nhiều cán bộ Công an trực tiếp làm công tác tạm giữ, tạm
giam, điều tra viên không nắm vững, không đầy đủ kiến thức cần thiết, do vậy
mà các quy định về tạm giữ, tạm giam không được chấp hành một cách triệt

56
để. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng tạm giữ
người dưới 18 tuổi không đúng trình tự, thủ tục luật định.
- Công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình áp dụng biện pháp tạm
giữ, tạm giam đã được thực hiện nhưng vẫn chưa đồng bộ, đôi lúc còn lỏng
lẻo, ảnh hưởng đến chất lượng, kết quả công tác.
- Trong quá trình thực hiện công tác, việc phối kết hợp giữa các cơ quan
tố tụng đã được tiến hành nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định, trong một
số trường hợp ở một số vụ án các cơ quan tố tụng chưa đồng nhất quan điểm,
chưa thống nhất cách thức giải quyết vụ án dẫn đến việc đưa ra quyết định về
định khung hình phạt không tương đồng nhau, điều đó ít nhiều ảnh hưởng đến
thời gian tiến độ cũng như kết quả vụ án.
Như vậy có thể thấy rằng bên cạnh những nguyên nhân khách quan, còn
xuất phát từ những nguyên nhân chủ quan, làm cho công tác tạm giữ người
dưới 18 tuổi ít nhiều bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến chất lượng cũng như kết quả
áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội trên địa bàn
quận trong thời gian qua chưa cao.
Tiểu kết chương 2
Qua nghiên cứu một số đặc điểm có ảnh hưởng đến việc áp dụng biện
pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi cũng như những kết quả mà công tác tạm giữ
đã đạt được cho thấy trong những năm qua công tác tạm giữ người dưới 18
tuổi trên địa bàn quận Tân Bình đã đạt được những kết quả khả quan và đáng
ghi nhận. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đó cũng cho thấy những hạn chế,
thiếu sót mà quá trình áp dụng biện pháp tạm giữ còn gặp phải như: Số lượng
cán bộ chiến sĩ phục vụ công tác theo dõi, quản lý người bị tạm giữ hiện nay
vẫn còn thiếu, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ công tác chưa đủ đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, các tác động ảnh hưởng từ thực tế tình hình tội phạm
cũng như công cuộc cải cách tư pháp đặt ra yêu cầu cần sớm đưa ra các giải

57
pháp cụ thể góp phần hoàn thiện cũng như nâng cao hơn nữa công tác tạm giữ
người nói chung, tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng trên địa bàn quận Tân
Bình trong thời gian tới.

58
Chương 3
YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG
TẠM GIỮ NGƯỜI DƯỚI 18 TUỔI TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
3.1. Yêu cầu nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giữ người
dưới 18 tuổi
Cùng với xu thế phát triển chung của cả nước, tốc độ phát triển kinh tế, xã
hội tại quận Tân Bình nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung có sự
tăng trưởng đáng kể, cơ sở vật chất kĩ thuật đạt được những bước tiến dài, đời
sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, kim ngạch
xuất khẩu tăng nhanh, bộ mặt kinh tế đa dạng, trình độ nhận thức pháp luật
của người dân cũng được cải thiện hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động
tích cực nói trên, mặt trái của nền cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống của đại bộ phận nhân dân. Sự phân hoá giàu nghèo càng nới
rộng khoảng cách, lối sống thực dụng ích kỷ, coi giá trị vật chất là trên hết
xem thường các giá trị đạo đức thuần phong mỹ tục… với những mặt trái đó
ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Việc triển
khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn đấu tranh xử lý tấn công trấn áp tội
phạm, công tác quản lý xã hội, quản lý văn hoá, quản lý con người còn gặp
nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao.
Trước những đòi hỏi và thách thức đặt ra, các cấp có thẩm quyền trên địa
bàn quận Tân Bình đã triển khai thực hiện nhiều chủ trương, Nghị quyết của
nhà nước, một trong những nội dung đó là triển khai thực hiện chiến lược cải
cách tư pháp và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm phù hợp với quá
trình đổi mới công tác lập pháp và chương trình cải cách hành chính. Trong
đó đề cao quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, với nhiều giải
pháp đặc biệt là “phát huy cao độ nội lực, tích cực, chủ động hội nhập quốc

59
tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế”, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm
của các địa phương khác về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật phù hợp
với điều kiện trên địa bàn.
Để quá trình tiến hành tạm giữ người dưới 18 tuổi đạt hiệu quả cao cần
xuất phát từ những yêu cầu cơ bản sau:
- Yêu cầu cần bảo vệ quyền con người, quyền công dân đối với người bị

tạm giữ dưới 18 tuổi


Trên thực tế người dưới 18 tuổi là những người chưa phát triển hoàn
thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Họ trở thành nhóm người dễ bị ảnh hưởng
và cần được bảo vệ bởi những yếu tố bên ngoài, cũng như dễ bị tổn thương
sau khi bị áp dụng biện pháp tạm giữ. Do đó, trong quá trình tiến hành tố tụng
các cơ quan có thẩm quyền cần hết sức lưu ý, đặc biệt quan tâm đến đặc điểm
tâm sinh lý cũng như những ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển thể chất
lẫn tinh thần của người dưới 18 tuổi sau khi bị áp dụng biện pháp tạm giữ.
Chính vì vậy trong quá trình thực hiện cần nghiên cứu đảm bảo áp dụng đúng
người, đúng trường hợp đối với người dưới 18 tuổi. Đây cũng là yêu cầu đặt ra
hiện nay trong thực tiễn áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người đủ 18 tuổi
nói chung và người dưới 18 tuổi nói riêng đúng theo tinh thần của Đảng và Nhà
nước ta nhằm đảm bảo quyền công dân được hiến pháp và pháp luật bảo vệ.
- Từ những bất cập trong quy định của pháp luật TTHS

Không thể phủ nhận những sửa đổi, bổ sung của các quy định pháp luật
như BLHS, BLTTHS năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành các điều
luật trên có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra các quy định cụ thể,
phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên,
bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình triển khai áp dụng BLTTHS
năm 2015 đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Chính vì vậy, yêu cầu hoàn thiện quy

60
định pháp luật TTHS nói chung và quy định về tạm giữ người dưới 18 tuổi nói
riêng là yêu cầu tất yếu, khách quan.
- Xuất phát từ chính thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống tội phạm

trong giai đoạn hiện nay cũng như yêu cầu cải cách tư pháp trong thời gian tới
Trong giai đoạn hiện nay, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói
chung và áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng vẫn
còn những khó khăn, hạn chế nhất định như: cán bộ điều tra vừa được phân
công trực tiếp thụ lý đối với vụ án có người thành niên phạm tội và những vụ
án do người dưới 18 tuổi phạm tội, cho nên đôi khi họ không thể nắm riêng đặc
điểm tâm lý đối với người dưới 18 tuổi để có biện pháp áp dụng cho phù hợp;
quá trình quản lý giam giữ còn gặp nhiều khó khăn vì buồng giam giữ xuống
cấp, số buồng không đủ dẫn đến việc phải giam giữ chung người dưới 18 tuổi
với người đã thành niên; Việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng ở
một số vụ án, một số trường hợp chưa nhất quán trong xử lý, đôi lúc còn chồng
chéo, ảnh hưởng đến quá trình điều tra, xử lý vụ án. Chính vì vậy, cần nâng cao
năng lực nghiệp vụ, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ
trực tiếp áp dụng biện pháp tạm giữ nhằm đạt được những kết quả khả quan
trong thực tiễn công tác.
Để công tác đấu tranh phòng chống tội phạm đạt hiệu quả, ngoài việc áp
dụng đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật, cần thực hiện nghiêm túc
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược
cải cách tư pháp đến năm 2020” là một nội dung quan trọng trong đường lối
đổi mới toàn diện đất nước của Đảng. Chiến lược cải cách tư pháp đưa ra định
hướng rất rõ ràng về việc hạn chế các biện pháp giam giữ như tạm giam, phạt
tù, tăng cường áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối
với một số loại tội phạm. Chiến lược cũng đòi hòi tăng cường tính chủ động
trong thực thi nhiệm vụ, nâng cao tính độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp

61
luật của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, tăng cường tính công khai,
minh bạch trong hoạt động xét xử thông qua việc từng bước thực hiện việc
công khai hoá các bản án, trừ những bản án hình sự về tội xâm phạm an ninh
quốc gia hoặc liên quan đến thuần phong mỹ tục.
Do vậy, có thể nói, đảm bảo việc áp dụng đúng biện pháp tạm giữ đối với
người dưới 18 tuổi là nhu cầu đặt ra cho tất cả chúng ta trong giai đoạn hiện
nay nhằm thực hiện tốt “chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” theo tinh
thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và chiến lược quốc gia phòng
chống tội phạm nhằm thúc đẩy việc phòng ngừa, xử lý đối với người dưới 18
tuổi phạm tội.
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tạm giữ người dưới 18
tuổi
3.2.1. Không ngừng hoàn thiện pháp luật hình sự và Tố tụng hình sự
3.2.1.1. Kiến nghị tiếp tục hoàn thiện quy định của luật hình sự về quy
định biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
Hiện nay các quy định của pháp luật hình sự về người dưới 18 tuổi phạm
tội đã thể hiện tính chất dân chủ và nhân đạo phù hợp với lứa tuổi cũng như
những đặc điểm tâm sinh lý của họ. Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp tạm giữ
đối với người dưới 18 tuổi đạt hiệu quả cao hơn trong thực tiễn, pháp luật
hình sự về lĩnh vực này cần phải tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện. Những
giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật hình sự đối với biện pháp tạm giữ người
dưới 18 tuổi bao gồm:
Thứ nhất, cần mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng hoặc tập huấn về tâm lý
học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi cho cán bộ tại các cơ quan
tiến hành tố tụng như điều tra viên, Kiểm sát viên, cán bộ quản giáo tại Nhà
tạm giữ, tạm giam.

62
Thứ hai, cần nhanh chóng ban hành các văn bản chi tiết và hướng dẫn thi
hành cụ thể đối với một số quy định liên quan đến việc tạm giữ người dưới 18
tuổi phạm tội. Hiện nay nhìn chung vẫn chưa có một văn bản cụ thể nào để
hướng dẫn thi hành chi tiết BLHS năm 2015 nói chung và chương người dưới
18 tuổi phạm tội bị áp dụng biện pháp tạm giữ nói riêng.
Thứ ba, luôn tiến hành đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm từ thực tiễn áp
dụng. Qua đó tiếp thu ý kiến đóng góp của các cơ quan tố tụng trong thực tiễn
thực thi pháp luật, cũng như các ý kiến đóng góp của nhân dân đối với những
văn bản này. Với việc tiến hành thường xuyên, liên tục, nghiêm túc, sẽ góp
phần quan trọng, đáp ứng yêu cầu và nâng cao chất lượng hiệu quả quá trình
áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, nhất là trong
giai đoạn hiện nay khi tỷ lệ người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng có xu
hướng gia tăng với những diễn biến hết sức phức tạp về tính chất, mức độ và
phương thức thực hiện.
Thông qua việc đánh giá rút kinh nghiệm giúp các cơ quan tiến hành tố
tụng nắm được những hạn chế, thiếu sót trong quá trình thực thi pháp luật;
những quy định nào của pháp luật còn bất cập, khó áp dụng hay chưa được áp
dụng thống nhất.
3.2.1.2. Kiến nghị hoàn thiện quy định của luật tố tụng hình sự về tạm
giữ đối với người dưới 18 tuổi
- Về căn cứ tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
Với những tồn tại, hạn chế về căn cứ được quy định trong BLTTHS năm
2015 đã trình bày ở các phần trước của luận văn, người viết đề xuất một số
nội dung như sau:
Thứ nhất, trên cơ sở quy định tại khoản 4 Điều 419 BLTTHS năm 2015,
theo đó người viết bổ sung thêm các trường hợp “…có dấu hiệu bỏ trốn và có
dấu hiệu tiếp tục phạm tội…” như sau: “Có thể bắt, tạm giữ, tạm giam đối với

63
bị can, bị cáo từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét
xử về tội nghiêm trọng do vô ý, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy
định hình phạt tù đến 02 năm nếu họ tiếp tục phạm tội, có dấu hiệu bỏ trốn và
có dấu hiệu tiếp tục phạm tội, bị bắt theo quyết định truy nã”.
Thứ hai, từ thực tiễn thi hành Thông tư liên tịch số 06/2018/TTLT ngày
21/12/2018 cho thấy, vẫn còn một số quy định của Thông tư chưa phù hợp
với thực tiễn, gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc xác
định, cũng như bảo vệ quyền lợi cho người dưới 18 tuổi, trong đó cần làm rõ
một số từ ngữ, thuật ngữ có liên quan được quy định tại Điều 3 của Thông tư
như: “có dấu hiệu bỏ trốn” là gì? “có dấu hiệu tiếp tục phạm tội”, “không có
nơi cư trú rõ ràng”; “không xác định được lý lịch của bị can” được hiểu như
thế nào là phù hợp?
- Về thủ tục và thời hạn tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
Qua nghiên cứu quy định của pháp luật TTHS, những kết quả đạt được
trong quá trình tổ chức thực hiện biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi phạm
tội, người viết đề xuất về thủ tục và thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ đối
với người dưới 18 tuổi như sau:
+ Hiện tại điều luật chưa quy định trình tự, thủ tục riêng dành cho người
dưới 18 tuổi, mà vẫn áp dụng theo thủ tục chung đối với người đã thành niên
với thủ tục đặc biệt đối với người dưới 18 tuổi tại chương XXVIII. Vì vậy,
quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn chưa thống nhất, đôi lúc
còn chồng chéo do quá trình vận dụng, áp dụng chưa đồng nhất quan điểm
với nhau.
+ Về thẩm quyền quyết định tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp:
Tại điểm c khoản 2 Điều 110 quy định: “Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi
tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng” được quyền ra lệnh tạm giữ
là không hợp lý. Bởi vì:

64
Thứ nhất, những chủ thể này không thuộc những chủ thể được giao
nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra theo Luật Tổ chức cơ quan điều tra
hình sự năm 2015.
Thứ hai, nếu như BLTTHS đặc cách cho các chủ thể này có quyền ra
lệnh tạm giữ thì những chủ thể này ra lệnh tạm giữ trong trường hợp nào? Bởi
vì theo quy định tại Điều 117 khi rơi vào những trường hợp sau mới được giữ
người đó là “Tạm giữ có thể áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội
tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã”[46, tr.52].
Theo quy định tại khoản 4 Điều 110 BLTTHS hiện hành áp dụng đối với
người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp được hiểu là ngay sau khi giữ người,
những người có thẩm quyền được quy định tại điểm c khoản 2 điều này phải
giải ngay người bị giữ kèm theo các tài liệu có liên quan đến việc giữ người
đến Cơ quan điều tra nơi có sân bay hoặc bến cảng đầu tiên tàu trở về. Tuy
nhiên nếu những chủ thể được quy định tại điểm c khoản 2 phải giải người bị
giữ trong trường hợp khẩn cấp ngay sau khi cập bến thì không thể ra quyết
định tạm giữ được.
Nếu như những chủ thể tại điểm c khoản 2 Điều 110 có quyền ra lệnh
giữ người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hay người bị bắt theo
quyết định truy nã thì lại mâu thuẫn với Điều 111 và Điều 112. Khoản 1 Điều
111 bộ luật hiện hành quy định: “Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc
ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ
người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an,
Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập
biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều
tra có thẩm quyền”. Còn tại khoản 1 Điều 112 quy định: “Đối với người đang
bị truy nã bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến

65
cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ
quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo
ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền” [46, tr.50]. Như vậy, công việc
đầu tiên khi bắt người đang bị truy nã hoặc phạm tội quả tang là giải ngay
người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi
gần nhất chứ không quy định được phép tạm giữ trong trường hợp này. Nên
quy định tất cả những chủ thể tại điểm c khoản 2 Điều 110 được quyền ra
lệnh tạm giữ là không hợp lý. Theo tác giả, nên sửa đổi lại quy định ở khoản 2
Điều 117 theo hướng như sau: “Những người có thẩm quyền ra lệnh giữ
người quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có
quyền ra quyết định tạm giữ”.
+ Đối với quy định về việc thông báo cho người đại diện của người bị
tạm giữ khi áp dụng biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm
giữ, tạm giam.
Tại khoản 5 Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy định việc thông báo cho
người đại diện của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm
giam là người dưới 18 tuổi thực hiện “trong thời hạn 24 giờ” thay vì “thông
báo ngay” như quy định trong BLTTHS năm 2003. Trong khi nếu các biện
pháp ngăn chặn này được áp dụng đối với người đủ 18 tuổi thì theo quy định
tại Điều 116, Điều 119 BLTTHS năm 2015, cơ quan áp dụng vẫn phải “thông
báo ngay”.
Như vậy, việc tiến hành thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp
của người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tạm giữ theo quy định tại Khoản
5 Điều 419 được tiến hành không sớm hơn so với thủ tục chung. Quy định
này chưa được bảo đảm với chính các nguyên tắc tố tụng đã đặt ra trong Điều
414 BLTTHS năm 2015.

66
Vì vậy, chúng tôi đề xuất sửa Khoản 5 Điều 419 như sau: “Ngay sau
khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam, người ra
lệnh giữ, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam người dưới 18 tuổi phải
thông báo cho người đại diện của họ biết”.
+ Một vấn đề nữa, đó là tại khoản 1 Điều 419 BLTTHS năm 2015 quy
định thời hạn áp dụng biện pháp tạm giam đối với người dưới 18 tuổi. Nhưng
lại không quy định thời hạn áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18
tuổi. Chính vì vậy, theo người viết nên bổ sung vào khoản 2 Điều 419 cụm từ:
“Thời hạn tạm giữ bằng một phần hai thời hạn đã được áp dụng tương xứng
đối với người đủ 18 tuổi và không gia hạn tạm giữ. Qua đó khoản 2 Điều 419
BLTTHS năm 2015 có thể sửa đổi bổ sung như sau:
“1. ………………………………
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội phạm quy định tại khoản 2 Điều 12
của Bộ luật hình sự nếu có căn cứ quy định tại các điều 110, 111 và 112, các
điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này. Thời hạn tạm giữ
bằng một phần hai thời hạn đã được áp dụng tương xứng đối với người đủ
18 tuổi và không gia hạn tạm giữ.
3. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi có thể bị giữ trong trường hợp
khẩn cấp, bị bắt, tạm giữ, tạm giam về tội nghiêm trọng do cố ý, tội rất
nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng nếu có căn cứ quy định tại các Điều
110, 111 và 112, các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 119 của Bộ luật này”.
Như vậy, có thể thấy tạm giữ là hình phạt tương đối nghiêm khắc, trong
khi người dưới 18 tuổi chưa thực sự phát triển hoàn thiện về thể chất lẫn tinh
thần cho nên, không nên gia hạn tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi. Nhằm
đảm bảo quyền lợi cũng như bảo vệ người dưới 18 tuổi theo đúng quy định
của công ước quốc tế về quyền trẻ em, đồng thời nhằm tạo điều kiện cho

67
người dưới 18 tuổi có những điều kiện tốt nhất sau khi áp dụng biện pháp tạm
giữ đối với họ.
3.2.2. Nâng cao chất lượng và kỹ năng thực tiễn cho đội ngũ cán bộ có
thẩm quyền áp dụng biện pháp tạm giữ nói chung và cán bộ trực tiếp quản
lý công tác giam giữ người nói riêng
3.2.2.1. Về cơ quan và đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động tố tụng
Thứ nhất, đối với cơ quan điều tra và điều tra viên
Cơ quan điều tra là cơ quan trực tiếp áp dụng biện pháp tạm giữ đối với
người dưới 18 tuổi. Vì vậy, trước hết cần nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán
bộ chiến sĩ tại cơ quan điều tra trong việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với
người dưới 18 tuổi, để họ thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc áp
dụng biện pháp tạm giữ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyền lợi của người bị
tạm giữ nói chung cũng như sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý, ý thức của người
dưới 18 tuổi bị tạm giữ nói riêng. Từ đó cán bộ điều tra sẽ không ngừng học
hỏi, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn để nâng cao trình độ chuyên môn, kiến
thức pháp luật, cũng như đạo đức nghề nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả
của hoạt động tố tụng nói chung và áp dụng biện pháp tạm giữ nói riêng.
Để nâng cao chất lượng cho đội ngũ Điều tra viên, cán bộ điều tra, trong
thời gian tới cần đề xuất mở các lớp tập huấn, thường xuyên học tập bồi
dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, ý thức chính trị, đề cao ý thức tổ chức
kỷ luật; nắm chắc các quy định của pháp luật về căn cứ, thủ tục và thời hạn
tạm giữ. Mặt khác, tổ chức xét tiêu chuẩn để bổ nhiệm chức danh Điều tra
viên theo đúng quy trình, đảm bảo lựa chọn được những cán bộ có năng lực,
có trình độ, đồng thời giao nhiệm vụ cho Điều tra viên thụ lý các vụ án có
người dưới 18 tuổi phạm tội riêng để cán bộ điều tra ngoài việc tuân thủ quy
định của pháp luật, phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý, ý thức của người
dưới 18 tuổi, để có thể áp dụng cho từng trường hợp được chính xác, khách

68
quan và đúng đắn. Tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người
bị tạm giữ bởi vì họ chưa phải là người đã có tội, họ chỉ bị hạn chế một số
quyền theo luật định, những quyền khác vẫn phải được đảm bảo và được tôn
trọng chẳng hạn quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được bảo hộ về
tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…. Phối hợp và tạo điều kiện thuận
lợi cho người bào chữa, người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi tham
gia ngay trong quá trình tạm giữ khi giải quyết vụ án.
Thứ hai, đối với Viện kiểm sát và cán bộ Kiểm sát viên
Viện kiểm sát có vai trò hết sức quan trọng trong việc áp dụng, quản lý,
thực hiện chế độ tạm giữ, đảm bảo cho chế độ tạm giữ được thực hiện nghiêm
chỉnh theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật tổ chức VKS
nhân dân, Bộ luật Hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự nhằm bảo đảm việc tạm
giữ, chế độ tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi được thực hiện theo đúng quy
định của pháp luật; bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tạm giữ.
Vì vậy, để đảm bảo các quyền cơ bản của người bị tạm giữ dưới 18 tuổi VKS
cần phải nêu cao trách nhiệm trong công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam,
đảm bảo quá trình đó không có các hành vi thông cung, trốn, vi phạm kỹ luật
và phạm tội mới của người bị tạm giữ.
Để công tác kiểm sát đạt kết quả tốt cần lựa chọn các kiểm sát viên có
năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác, nghiệp vụ chắc chắn, có hiểu
biết tâm lý học và khoa học giáo dục để giải quyết các vụ án hình sự liên quan
đến người dưới 18 tuổi đảm bảo tuân theo quy định pháp luật. Trong quá trình
kiểm sát, chỉ phê chuẩn quyết định tạm giữ khi đã xác định rõ các căn cứ
chứng minh người phạm tội là người dưới 18 tuổi sẽ gây khó khăn cho hoạt
động tố tụng. Trong quá trình thực hiện công việc phải thường xuyên kiểm tra
định kỳ hoặc đột xuất việc áp dụng biện pháp tạm giữ của các cơ quan tiến

69
hành tố tụng để qua đó kịp thời phát hiện những thiếu sót, hạn chế, kịp thời
sửa chữa, khắc phục.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để nắm
tình hình, phối hợp cùng nhau trong việc tạm giữ người nói chung và tạm giữ
người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng đạt kết quả.
3.2.2.2. Lực lượng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp trực
tiếp quản lý, cải tạo, giáo dục người dưới 18 tuổi phạm tội
Trong những năm qua công tác quản lý và giáo dục, cải tạo người bị tạm
giam, tạm giữ tại nhà tạm giữ của lực lượng CSTHAHS và HTTP đã đạt được
những kết quả khả quan và đáng ghi nhận, trong đó góp phần không nhỏ vào
công tác quản lý giam giữ người nói chung và tạm giữ người dưới 18 tuổi nói
riêng được thực thi theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật, phục vụ tốt cho
các cơ quan tiến hành tố tụng tiếp tục quá trình điều tra, truy tố và xét xử có
hiệu quả. Đồng thời qua công tác quản lý giam, giữ đã trực tiếp giáo dục cảm
hóa người dưới 18 tuổi, giúp họ nhận ra những sai lầm, khắc phục sữa chữa,
không tái phạm và trở thành công dân có ích cho xã hội.
Để công tác tạm giữ người nói chung và tạm giữ người dưới 18 tuổi nói
riêng đạt kết quả cao hơn nữa, trong thời gian tới cần tập trung vào một số
vấn đề sau:
- Về việc tiếp nhận người bị tạm giữ và hồ sơ quản lý tạm giữ
+ Khi tiếp nhận người bị tạm giữ đều phải có lệnh hợp pháp của cơ quan
có thẩm quyền. Duy trì việc kiểm tra hồ sơ và sức khỏe người bị tạm giữ
trước khi tiếp nhận đưa vào buồng giam, giữ theo đúng quy định của Thông
tư số 33/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định
về tiếp nhận, quản lý giam giữ người bị tạm giữ, tạm giam [14].
+ Ngay khi tiếp nhận người bị tạm giữ phải được lập hồ sơ để theo dõi,
quản lý theo đúng quy định của chế độ hồ sơ nghiệp vụ quy định tại Thông tư

70
số 32/2013/TT-BCA-C41 ngày 12/06/2013 của Bộ trưởng Bộ Công an quy
định chế độ công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát [10], có phân công
cán bộ trực tiếp theo dõi, quản lý chặt chẽ, sắp xếp theo thứ tự thời gian.
- Về việc theo dõi, quản lý giam giữ đối với người bị tạm giữ

+ Cần phân công cán bộ chiến sỹ trực gác, tuần tra, bảo vệ an toàn 24/24
giờ theo đúng quy định của Thông tư số 27/2016/TT-BCA ngày 28/06/2016
của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về công tác vũ trang bảo vệ cơ sở giam
giữ [12], có lịch phân công ứng trực và thực hiện các nhiệm vụ công tác hàng
ngày, tuần.
Việc kiểm tra buồng giam, khu vực giam giữ phải được trưởng Nhà tạm
giữ phê duyệt kế hoạch và phân công cán bộ quản giáo phụ trách buồng giam
tổ chức thực hiện thường xuyên ít nhất 1 lần/1 tuần, duy trì tổ chức kiểm tra
đột xuất khu vực giam giữ thường xuyên trong tuần.
+ Việc giam giữ phải được phân loại theo Điều 18 Luật Thi hành tạm giữ,
tạm giam. Nhà tạm giữ bố trí mỗi buồng giam có 01 bảng nội quy cơ sở giam
giữ Ban hành kèm theo Thông tư số 36/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của
Bộ trưởng Bộ Công an để sinh hoạt cho người bị tạm giữ khi mới bị bắt vào
Nhà tạm giữ và thường xuyên trong suốt quá trình giam giữ [15]. Việc phổ
biến và quán triệt cho người bị tạm giữ trước khi đưa vào buồng giam giữ biết
về Quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ được quy định tại Điều 9 Luật Thi
hành tạm giữ, tạm giam, Nội quy cơ sở giam giữ, quyền và nghĩa vụ trợ giúp
pháp lý và các văn bản hướng dẫn thi hành phải thực hiện đúng quy định,
đồng thời có lập biên bản làm việc.
+ Nhà tạm giữ thường xuyên duy trì việc tổ chức cho người bị tạm giữ
làm vệ sinh buồng giam hàng tuần, thực hiện đầy đủ các chế độ tiêu chuẩn
của người bị tạm giữ theo quy định như tắm nắng, tập thể dục buổi sáng, được
uống nước lọc... Định kỳ hàng tháng, Cán bộ Quản giáo phụ trách buồng

71
giam tiến hành sinh hoạt với người bị tạm giữ để nhắc nhở việc chấp hành nội
quy, lắng nghe các phản ánh, yêu cầu về tiêu chuẩn chế độ chính sách của
người bị tạm giữ. Từ đó, Nhà tạm giữ khắc phục thiếu sót hoặc đáp ứng các
yêu cầu chính đáng cho người bị tạm giữ.
+ Người bị tạm giữ phải được giải quyết làm việc với Luật sư, gặp mặt
thân nhân gia đình theo đúng quy định tại Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm
giam và Thông tư số 34/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 của Bộ trưởng Bộ
Công an quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ gặp thân nhân; nhận quà;
gửi, nhận thư, sách, báo, tài liệu [16].
- Về việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ
Phải đảm bảo tiêu chuẩn, chế độ chính sách cho người bị tạm giữ theo
đúng quy định của Nghị định số 120/2017/NĐ-CP ngày 06/11/2017 của Thủ
tướng Chính phủ [21] và Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCA của Bộ Công
an ngày 16/12/2015 Nghị định quy định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế
độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân [11].
Như vậy trong thời gian qua, Đội CSTHAHS và HTTP Công an quận
Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều nỗ lực thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định của Luật tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, qua đó nâng
cao vị thế của cán bộ trực tiếp thực hiện biện pháp tạm giữ người trong hoạt
động tố tụng của ngành. Qua áp dụng biện pháp tạm giữ cho thấy việc tạm giữ
người dưới 18 tuổi cơ bản thực hiện đúng quy định của pháp luật. Công tác
phân loại và tổ chức giam giữ, công tác giáo dục và thực hiện các chế độ,
chính sách đối với người bị tạm giữ cơ bản đã được ngành Công an thực hiện
đúng quy định của pháp luật góp phần đảm bảo an ninh trật tự, tính mạng, sức
khỏe, tài sản và các quyền về nhân thân của người bị tạm giữ.
Bên cạnh đó, Cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Công an quận Tân
Bình đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định tại khoản 3

72
Điều 12 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam. Tham mưu cho Ban chỉ huy Công
an quận trong việc chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các quy định
của pháp luật có liên quan đến công tác thi hành án hình sự trên địa bàn quận
Tân Bình, kịp thời hướng dẫn Ủy ban nhân dân 15 phường thuộc quận tổ chức
thực hiện các quy định, văn bản hướng dẫn về công tác thi hành án hình sự,
việc quản lý, giám sát, giáo dục người chấp hành án tại địa phương theo quy
định của Luật Thi hành án hình sự năm 2019. Đảm bảo việc tiếp nhận, phối
hợp giải quyết các yêu cầu công tác Thi hành án hình sự, các trường hợp bản
án, quyết định thi hành án khi tiếp nhận đều được cập nhật vào sổ theo dõi
đồng thời lập hồ sơ chuyển giao cho Ủy ban nhân dân phường thực hiện việc
thi hành án.
Như vậy, có thể thấy áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18
tuổi phạm tội là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định
của pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp
pháp của các chủ thể áp dụng. Hoạt động áp dụng biện pháp tạm giữ nói
chung và hoạt động áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi nói
riêng chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi chính những người thực hiện công tác
tạm giữ. Vì vậy, cần có những chính sách, những hỗ trợ về vật chất cũng như
tạo các điều kiện về tinh thần giúp người thực hiện công tác tạm giữ giảm bớt
những khó khăn, gánh nặng về kinh tế từ đó họ có thể tận tâm dồn hết thời
gian, sức lực, trí tuệ cho công việc, không bị mua chuộc về vật chất, giữ thái
độ vô tư, khách quan trong khi làm nhiệm vụ, từ đó hiệu quả trong công tác
của họ sẽ được nâng cao, sẽ giảm thiểu được tình trạng vi phạm trong quy chế
giam giữ, tránh những hành vi trái pháp luật xảy ra đối với cán bộ quản giáo
nói riêng và cán bộ trực tiếp thực hiện các hoạt động tố tụng nói chung.

73
3.2.3. Tăng cường cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện khi áp dụng
biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi, nhất là chính sách đãi ngộ đối với
cán bộ trực tiếp áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi
Hiện nay tại nhà tạm giữ Công an quận Tân Bình nói riêng và hệ thống
các nhà tạm giữ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung về cơ bản vẫn
còn rất nhiều khó khăn và thiếu thốn. Điều này thể hiện rõ ngay từ chính cơ
sở phòng làm việc, cũng như các trang thiết bị vật dụng phục vụ cho công tác
chuyên môn nói chung, công tác quản lý giam giữ nói riêng đã không còn đủ
đáp ứng yêu cầu công tác.
Vì vậy trong thời gian tới cần đầu tư trang bị thêm cho Nhà tạm giữ các
máy móc, trang thiết bị hiện đại như máy tính, máy in, máy scan, máy ảnh…
các công cụ hỗ trợ phù hợp vì hiện nay phần lớn các máy móc, công cụ hỗ trợ
đã cũ, hư hỏng không sử dụng được. Mặt khác, do đặc thù công tác quản lý
giam, giữ rất vất vả, khó khăn, phức tạp, chịu nhiều áp lực, có khi còn gặp
những nguy hiểm cho bản thân. Vì vậy, cần có những chế độ, chính sách đãi
ngộ thích hợp đối với cán bộ quản giáo, trực tiếp tiếp xúc với người bị tạm
giữ. Vì thực tế cho thấy, người bị tạm giữ là những người đủ các thành phần
khác nhau, họ có thể bị nghiện ma túy, đôi khi họ còn có thể mắc các căn
bệnh truyền nhiễm, bệnh thế kỷ như HIV, AIDS… Khi tiếp xúc với những
đối tượng tạm giữ, tạm giam cán bộ quản giáo cũng có nguy cơ mắc các loại
bệnh, căn bệnh nói trên rất cao. Cho nên, bên cạnh việc trang bị cho cán bộ
chiến sĩ quản giáo những dụng cụ, vật dụng bảo hộ đảm bảo an toàn tính
mạng, cũng cần có sự quan tâm phù hợp, có chính sách đãi ngộ về vật chất để
động viên họ tích cực thực hiện tốt công tác của mình, tránh những vi phạm
không đáng do bị mua chuộc, bị ảnh hưởng của vật chất trong quá trình tiếp
xúc với những đối tượng bị tạm giữ.

74
3.2.4. Tăng cường quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng với các ban ngành đoàn thể nhằm thực hiện tốt việc áp dụng biện
pháp tạm giữ đối với người dưới 18 tuổi
Các cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa
quyết định đến kết quả các hoạt động tố tụng nói chung và việc áp dụng biện
pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng. Trên thực tế hiện nay, giữa các cơ
quan đó đã có sự phối hợp với nhau trong các hoạt động tố tụng nhằm hỗ trợ
nhau trong quá trình điều tra vụ án. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt
được trong quan hệ phối hợp giữa các cơ quan vẫn còn những bất cập, hạn
chế. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế, thiếu sót đó, yêu cầu đặt ra hiện
nay là các cơ quan tiến hành tố tụng cần tăng cường hơn nữa quan hệ phối
hợp nhằm thực hiện tốt việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người dưới 18
tuổi phạm tội.
Cần tăng cường hơn nữa mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm
quyền như Viện kiểm sát, Cơ quan Công an, các cơ quan nhà nước, các đoàn
thể, tổ chức xã hội và gia đình trong việc nêu cao công tác phòng ngừa đối với
tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện. Đặc biệt cần có quy chế phối hợp
giữa Công an cơ sở như Cảnh sát khu vực, Công an phường với Đoàn thanh
niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Mặt trận tổ quốc để thu thập thông tin,
nắm tình hình một cách nhanh chóng cũng như những trường hợp trên địa bàn
có biểu hiện vi phạm, hành vi trái pháp luật, lệch chuẩn cần theo dõi, quản lý,
giáo dục tránh tội phạm xảy ra hoặc những hành vi phạm tội xảy ra cũng
nhanh chóng biết được tính chất, mức độ… để từ đó có biện pháp ngăn chặn,
hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng và tài sản.
Bên cạnh đó, trong quá trình phối hợp áp dụng biện pháp tạm giữ đối với
người dưới 18 tuổi các cơ quan tiến hành tố tụng cần xem xét, cân nhắc để
thống nhất cách thực hiện trong thực tiễn. Bên cạnh đó thường xuyên tổng

75
kết, rút kinh nghiệm và có hướng dẫn kịp thời những điểm chưa rõ ràng, còn
có nhận thức chưa thống nhất trong việc áp dụng pháp luật TTHS về áp dụng
biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi để từ đó có hướng vận dụng vào thực
tiễn được chính xác và hiệu quả.
3.2.5. Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho quần chúng nhân dân,
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật là điều kiện để đảm bảo việc áp dụng
biện pháp tạm giữ được thực hiện tốt
Trong giai đoạn hiện nay công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp
luật về các biện pháp ngăn chặn nói chung và biện pháp tạm giữ nói riêng có
ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần truyền đạt thông tin một cách rộng rãi
đến mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, nhất là trẻ dưới 18 tuổi, giúp các em
nắm được các quy định của pháp luật, vận động nhân dân tuân thủ pháp luật,
góp phần giáo dục con em tại gia đình, tránh các hành vi vi phạm xảy ra. Vì
vậy, đây được xem là biện pháp thường xuyên của các cấp các ngành nói
chung và lực lượng Công an nói riêng.
Để đạt được kết quả cao trong công tác tuyên truyền vấn đề đặt ra là cần
có sự phối hợp, tạo điều kiện cho nhau trong cung cấp và truyền đạt thông tin
từ các cơ quan báo chí truyền thông, đến các cơ quan ở từng cấp, từng ngành
tại các phường xã, thị trấn, thành phố… Thông qua các hình thức tuyên truyền
khác nhau từ trực tiếp hoặc gián tiếp để cùng chung tay phối hợp nhằm giúp
người dân hiểu được những quy định của pháp luật, những hành vi vi phạm,
những cách thức phòng tránh.
Chính vì vậy, sự kết hợp giữa gia đình – nhà trường – xã hội có ý nghĩa
hết sức quan trọng, góp phần tuyên truyền để các em dưới 18 tuổi nhận thức
và hiểu đúng pháp luật, khi đó mới có những hành vi, cử chỉ, hành động đúng
và không vi phạm pháp luật.

76
Tiểu kết chương 3
Trước những yêu cầu thực tiễn đặt ra trong thời gian tới góp phần nâng
cao hiệu quả áp dụng biện pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi, người viết đã
nhận xét, đánh giá cả về lý luận và thực tiễn quá trình áp dụng biện pháp tạm
giữ đối với người dưới 18 tuổi trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh thời gian qua. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu của mình, tác giả mạnh
dạn nêu ra một số kiến nghị về hoàn thiện pháp luật, đổi mới tổ chức, nâng
cao năng lực, trình độ của cán bộ tham gia hoạt động TTHS, cán bộ trực tiếp
thực hiện công tác quản lý giam giữ và giáo dục cải tạo người bị tạm giữ dưới
18 tuổi, đề xuất tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị cho các cơ
quan tiến hành tố tụng; … nhằm hướng đến mục đích là nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác áp dụng biện pháp tạm giữ trong thời gian tới trên địa bàn
quận Tân Bình nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung, góp phần thực
hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp mà Đảng và Nhà nước ta đang đề
ra, tạo nền tảng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực hiện
quản lý và điều chỉnh đất nước bằng pháp luật.

77
KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy rằng, do những nguyên nhân chủ quan và khách
quan khác nhau mà tình hình tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện có xu
hướng ngày càng gia tăng, trong khi đó việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối
với họ vẫn còn những khó khăn, bất cập. Điều đó đặt ra yêu cầu và thách thức
rất lớn cho các cơ quan tiến hành tố tụng là phải làm sao để áp dụng biện pháp
tạm giữ đạt hiệu quả cao nhất trên thực tế mà vẫn đảm bảo đúng yêu cầu của
pháp luật và quyền lợi của người dưới 18 tuổi. Người dưới 18 tuổi là những
người mà sự phát triển về nhận thức, tâm sinh lý chưa hoàn thiện, sự nhận
biết pháp luật đang còn kém, vì vậy đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng và
cán bộ trực tiếp thực hiện hoạt động tố tụng cần phải nghiên cứu kỹ càng, đưa
ra quy định đúng đắn, áp dụng một cách khách quan. Không phải trường hợp
nào người dưới 18 tuổi phạm tội cũng đều áp dụng biện pháp tạm giữ.
Thông qua luận văn, người viết đã cố gắng nghiên cứu và trình bày một
cách tổng thể từ những quy định chung của BLTTHS đến những quy định
riêng về tạm giữ dành riêng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Với quá
trình đó luận văn đã đạt được một số kết quả khiêm tốn sau:
- Góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lí luận về biện pháp tạm giữ

người nói chung, tạm giữ người dưới 18 tuổi nói riêng trong TTHS. Trong đó
phân tích các khái niệm, căn cứ, trình tự thủ tục, thẩm quyền, thời hạn tạm
giữ, cũng như lược sử biện pháp tạm giữ theo luật TTHS từ trước khi ban
hành BLTTHS năm 1988 cho đến khi ban hành BLTTHS năm 2015.
- Đánh giá tình hình thực tiễn trên địa bàn quận Tân Bình. Qua đó phân

tích làm rõ có hệ thống các quy định của BLTTHS hiện hành về áp dụng biện
pháp tạm giữ người dưới 18 tuổi. Qua đó đánh giá được những ưu, nhược
điểm cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn
chế đó trong quá trình áp dụng BLTTHS năm 2015 trong giai đoạn hiện nay.

78
- Trên cơ sở những bất cập và hạn chế còn tồn tại, người viết mạnh dạn

đưa ra những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật
hình sự, TTHS trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đưa ra một số giải pháp
góp phần nâng cao hiệu qảu việc áp dụng biện pháp tạm giữ đối với người
dưới 18 tuổi trong thời gian tới.

79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh (2012) Sổ tay pháp luật của Điều tra viên, Nxb Tư
pháp, Hà Nội.
2. Ban Thường vụ Thành ủy (2010) Chương trình hành động số 04-CTr/TU
về thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, ban
hành ngày 31/12/2010, thành phố Hồ Chí Minh.
3. Ban Bí thư (2011) Chỉ thị số 09-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương về
“Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an
ninh Tổ quốc trong tình hình mới, ban hành ngày 01/12/2011, Hà Nội.
4. Trần Duy Bình (2017) “Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của
Bộ luật tố tụng hình sự về biện pháp ngăn chặn tạm giữ”,
<http://toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/baiviet?p_page_id=1754190&p
_cateid=1751909&item_id=18316812&article_details=1> (10/07/2017).
5. Nguyễn Mai Bộ (2001) “Một số ý kiến về chính sách hình sự đối với
người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 1999”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 4.
6. Bộ Chính trị (2002) Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 khoá IX về
một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, ban hành
ngày 02/01/2002, Hà Nội.
7. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết số 48-NQ/TW về Chiến lược xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020 khoá IX, về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày
25/04/2005, Hà Nội.
8. Bộ Chính trị (2005) Nghị quyết 49-NQ/TW khóa IX về chiến lược cải cách
tư pháp đến năm 2020, ban hành ngày 02/06/2005, Hà Nội.
9. Bộ chính trị (2010) Chỉ thị số 48-CT/TW của Bộ chính trị về “Tăng cường
sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình
mới”, ban hành ngày 22/10/2010, Hà Nội.
10. Bộ Công an (2013) Thông tư số 32/2013/TT-BCA-C41 quy định chế độ
công tác hồ sơ, thống kê nghiệp vụ Cảnh sát, ban hành ngày12/06/2013, Hà
Nội.
11. Bộ Công an (2015) Nghị định số 05/VBHN-BCA quy định về tổ chức
quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với
phạm nhân, ban hành ngày 16/12/2015, Hà Nội.
12. Bộ Công an (2016) Thông tư số 27/2016/TT-BCA quy định về công tác vũ
trang bảo vệ cơ sở giam giữ, ban hành ngày 28/06/2016, Hà Nội.
13. Bộ Công an (2017) Thông tư số 61/2017/TT-BCA quy định biểu mẫu,
giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự, ban hành ngày 14/12/2017, Hà Nội.
14. Bộ Công an (2017) Thông tư số 33/2017/TT-BCA ngày 19/09/2017 quy
định về tiếp nhận, quản lý giam giữ người bị tạm giữ, tạm giam, ban hành
ngày 19/09/2017, Hà Nội.
15. Bộ Công an (2017) Thông tư số 36/2017/TT-BCA Nội quy cơ sở giam
giữ, ban hành ngày 19/09/2017, Hà Nội.
16. Bộ Công an (2017) Thông tư số 34/2017/TT-BCA quy định việc tổ chức
cho người bị tạm giữ gặp thân nhân; nhận quà; gửi, nhận thư, sách, báo, tài
liệu, ban hành ngày 19/09/2017, Hà Nội.
17. Bộ Công an (2019) Thông tư số 81/2019/TT-BCA quy định về thực hiện
dân chủ trong thi hành tạm giữ, tạm giam của lực lượng Công an nhân dân,
ban hành ngày 27/12/2019, Hà Nội.
18. Chính phủ (1976) Sắc lệnh số 02 quy định việc bắt, giam, khám người,
khám nhà ở, khám đồ vật, ban hành ngày 15/3/1976, Hà Nội.
19. Chính phủ (1998) Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP của Chính phủ về
“Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”, ban hành
ngày 31/7/1998, Hà Nội.
20. Chính phủ (2000) Nghị định số 60/2000/NĐ-CP quy định về thi hành
hình phạt cải tạo không giam giữ, ban hành ngày 3/10/2000, Hà Nội.
21. Chính phủ (2017) Nghị định số 120/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số
điều của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, ban hành ngày 06/11/2017, Hà
Nội.
22. Đại học quốc gia (2014) Giáo trình luật Tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb.
Đại học quốc gia, Hà Nội.
23. Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (2020) Báo cáo tổng kết
công tác từ năm 2015 đến tháng 06 năm 2020, Tp. Hồ Chí Minh.
24. Đội Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (2015-2020) Báo cáo
tổng kết công tác từ năm 2015 đến tháng 06 năm 2020, Tp. Hồ Chí Minh.
25. Trần Văn Độ (2010) “Hoàn thiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp”, Tài liệu Hội thảo
quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự.
26. Thế Liên Hoàng (1996) Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Liên hợp quốc (1989) Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, ban
hành ngày 20/11/1989.
28. Liên hợp quốc (1990) Quy tắc Riyath về phòng ngừa phạm pháp ở người
chưa thành niên, ban hành ngày 14/12/1990.
29. Liên hợp quốc (1990) Nghị quyết số 45/113 của Đại hội đồng Liên hợp
quốc, ban hành ngày 14/12/1990.
30. Liên hợp quốc (1992) Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu của Liên hợp quốc về
hoạt động tư pháp đối với người vị thành niên, 1985 (Quy tắc Bắc Kinh), ban
hành ngày 29/11/1985.
31. Liên hợp quốc (2001) Báo cáo của Ủy ban quyền trẻ em Liên hợp quốc
về công tác dự án tư pháp người chưa thành niên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
32. Trần Thế Linh (2014) Kiểm sát tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình
sự, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
33. Dương Tuyết Miên (2015) “Một số ý kiến về tuổi chịu trách nhiệm hình
sự và biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên
phạm tội được quy định trong dự thảo bộ luật hình sự sửa đổi”, Tạp chí Tòa
án nhân dân, số 16.
34. Đặng Thanh Nga (2008) “Một số đặc điểm tâm lí của người chưa thành
niên phạm tội”, Tạp chí Luật học, số 1.
35. Nguyễn Vạn Nguyên (1995) Một trăm câu hỏi đáp về bắt, giam, giữ và
khám xét đúng pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Quốc hội (1946) Hiến pháp, ban hành ngày 9/11/1946, Hà Nội.
37. Quốc hội (1957) Luật số 103 - SL.005 về “đảm bảo quyền tự do thân thể
và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân”, ban
hành ngày 20/05/1957, Hà Nội.
38. Quốc hội (1957) Sắc lệnh 002 quy định những trường hợp phạm pháp
quả tang và những trường hợp khẩn cấp và bổ sung Điều 10 của Luật số
103/SL-l5 ngày 20/05/1957 về việc khám người phạm pháp quả tang, ban
hành ngày 18/6/1957, Hà Nội.
39. Quốc hội (1988) Bộ luật tố tụng hình sự, ban hành ngày 28/06/1988, Hà
Nội.
40. Quốc hội (1992) Hiến pháp, ban hành ngày 15/04/1992, Hà Nội.
41. Quốc hội (2003) Bộ luật tố tụng hình sự, ban hành ngày 26/11/2003, Hà
Nội.
42. Quốc hội (2004) Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ban hành
ngày 15/06/2004, Hà Nội.
43. Quốc hội (2006) Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung năm 2013, ban hành ngày
29/11/2006, Hà Nội.
44. Quốc hội (2013) Hiến pháp, ban hành ngày 28/11/2013, Hà Nội.
45. Quốc hội (2015) Luật thi hành tạm giữ, tạm giam, ban hành ngày
25/11/2015, Hà Nội.
46. Quốc hội (2015) Bộ luật tố tụng hình sự, ban hành ngày 27/11/2015, Hà
Nội.
47. Quốc hội (2015) Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, ban hành ngày
26/11/2015, Hà Nội.
48. Quốc hội (2015) Bộ luật hình sự, ban hành ngày 27/11/2015, Hà Nội.
49. Quốc hội (2016) Luật Trẻ em, ban hành ngày 05/4/2016, Hà Nội.
50. Hoàng Thị Minh Sơn (2007) “Một số bấp cập trong quy định của bộ luật
tố tụng hình sự năm 2003 và những kiến nghị sửa đổi bổ sung”, hội thảo khoa
học, Hà Nội.
51. Nguyễn Trung Thắng (2017) Biện pháp tạm giam đối với người dưới 18
tuổi trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam, khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại
học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
52. Thông tư liên tịch (2016) Số 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-
BTP-BLĐTBXH về phối hợp thực hiện một số quy định của BLTTHS về thủ
tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi, ban hành ngày 21/12/2018, Hà Nội.
53. Thủ tướng Chính phủ (1998) Quyết định số 138/1998/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ về “Phê duyệt Chương trình quốc gia phòng, chống tội
phạm và thành lập Ban chỉ đạo chương trình quốc gia phòng chống tội
phạm”, ban hành ngày 31/7/1998, Hà Nội.
54. Trần Quang Tiệp (2004) Về tự do cá nhân và biện pháp cưỡng chế trong
tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Viện kiểm sát (2013) Quyết định số 35/QĐ-VKSTC-V4 của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao về ban hành quy chế công tác kiểm sát việc
tạm giữ, tạm giam và thi hành án hình sự, ban hành ngày 29/01/2013, Hà Nội.
56. Viện kiểm sát (2017) Quyết định số 501QĐ-VKSTC ngày 12/12/2017 của
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc ban hành quy chế công
tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự. ban hành ngày
12/12/2017, Hà Nội.
57. Võ Khánh Vinh (2004) Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb
Công an nhân dân, Hà Nội.
58. Báo pháp luật điện tử (2012) “Giải pháp nào hạn chế việc lạm dụng giam
giữ?”,<http://baophapluat.vn/thoi-su/giai-phap-nao-han-che-viec-lam-dung-
giamgiu-140806.html>(21/6/2012).
PHỤ LỤC
Bảng 2.1. Thống kê lực lượng trực tiếp áp dụng biện pháp tạm giữ người thuộc Công an quận Tân
Bình
Tổn Tổng Nam Nữ Chia làm các tổ Cấp bậc hàm
g số
cộng Tổ Tổ Tổ Tổ Cấp Cấp Hạ sĩ Lính
tổng quản THA CSBV tá úy quan nghĩa
hợp giáo HS và vụ
HTTP

44 41 03 06 09 10 19 08 17 04 15

Tỷ lệ 100% 93,1% 6,9% 13,7% 20,4% 22,8% 43,1% 18,1 38,7 9,1% 34,1%
% % %

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm 2015 đến tháng 06 năm 2020 của Đội CSTHAHS và HTTP Công an
quận Tân Bình
Bảng 2.2. Phân tích trình độ cán bộ thuộc Đội CSTHAHS và HTTP Công an quận Tân Bình, thành
phố Hồ Chí Minh
(tổng số 44 – tính đến tháng 06/2020)
Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%)

Trình độ Sau đại học 01 2,3

Đại học 12 27,3

Trung cấp 12 43,1

Sơ cấp 19 27,3

Lý luận chính trị Cao cấp 04 9,1

Trung cấp 14 31,8

Sơ cấp và chưa học 26 59,1

Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác năm của Đội CSTHAHS và HTTP Công an quận Tân Bình, thành phố Hồ
Chí Minh
Bảng 2.3. Tổng số phòng giam, giữ Đội CSTHAHS và HTTP hiện đang quản lý tại Công an
quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Số TT Diện tích Tình trạng sử dụng Diện tích bệ nằm

1 29,04 m2 Đang sử dụng 24m2


2 33,60m2 Đang sử dụng 28 m2
3 39,52m2 Đang sử dụng 34 m2
4 37,44m2 Đang sử dụng 32 m22
28m
5 61,60m2 Đang sử dụng 50m2
6 12,80m2 Đang sử dụng 08m22
34m2
7 12,80m2 Đang sử dụng 08m2
32m
8 04,20m2 Đã hư hỏng
9 04,20m2 Đã hư hỏng
10 04,20m2 Đã hư hỏng
11 14,40m2 Đang sử dụng 10m2
12 13,60m2 Đang sử dụng 08m2
13 19,20m2 Đang sử dụng 12m2
(Nguồn: Báo cáo tình hình chấp hành pháp luật tại Nhà tạm giữ Công an quận Tân Bình, tính đến
tháng 06/2020)
Bảng 2.4. Công cụ hỗ trợ phục vụ công tác quản lý giam giữ tại Đội CSTHAHS và HTTP công an quận Tân Bình

Súng Đạn Bình Dùi Dùi Khóa Áo Áo Găng Lá Mũ Áo Ốp bảo


bắn dùng xịt cui cui số 08 giáp giáp tay chắn bảo mang vệ ống
đạn cho hơi điện cao chống chống bắt hiểm công chân
cao súng cay su đâm đạn dao chống cụ hỗ
Tên su, K54, bạo trợ
hơi AK loạn
cay,
đạn
nổ,
đạn
nhựa

Số lượng 15 595 14 06 24 48 03 04 02 02 02 02 02

Tình Còn 15 595 14 06 18 33 03 04 02 02 02 02 02


trạng sử
sử dụng
dụng Đã 0 0 0 0 06 15 0 0 0 0 0 0 0

hỏng

Nguồn: Báo cáo tổng hợp công cụ hỗ trợ tính đến tháng 06 năm 2020
Bảng 2.5. Bảng thống kê số người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tạm giữ trên địa bàn quận
Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

Tổng số người bị Số lượng Các trường hợp tạm giữ


Năm tạm giữ người dưới 18
tuổi bị tạm Khẩn cấp Qủa tang Truy nã

giữ
2015 461 71 09 61 01

2016 288 10 0 10 0

2017 167 06 0 06 01

2018 194 21 01 06 0

2019 287 66 03 53 01

06 tháng 2020 585 16 01 15 0

Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của Đội CSTHAHS và HTTP Công an quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí
Minh từ năm 2015 đến tháng 06 năm 2020

You might also like