You are on page 1of 11

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG CẢ 2 BÀI

I. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.


Trả lời câu 1 (trang 55 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Từ “kinh tế” trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng
Đông cảm tác là hình thức nói tắt của kinh bang tế
thế, có nghĩa là trị nước cứu đời (có cách nói khác
là kinh thế tế dân, nghĩa là trị đời cứu dân).
- Ngày nay ta không còn dùng từ “kinh tế” theo
nghĩa như vậy nữa mà theo nghĩa: toàn bộ hoạt động
của con người trong lao động sản xuất, trao đổi,
phân phối và sử dụng của cải, vật chất làm ra.
- Nghĩa của từ không phải bất biến. Nó có thể thay
đổi theo thời gian. Có những nghĩa cũ bị mất đi và
có những nghĩa mới được hình thành.
Trả lời câu 2 (trang 55 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
a. - Xuân (thứ nhất): nghĩa gốc.
- Xuân (thứ hai): nghĩa chuyển
=> Xuân: chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ
(Ngụ ý chỉ tuổi trẻ của người thiếu nữ đẹp đẽ như
mùa xuân của đất trời).
b. - Tay (thứ nhất): nghĩa gốc
- Tay (thứ hai): nghĩa chuyển.
=> Tay: chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
(Trong trường hợp này là lấy tên bộ phận để chỉ toàn
thể).

II.LUYỆN TẬP
Trả lời câu 1 (trang 56 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
a. Từ chân được dùng với nghĩa gốc.
b. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo
phương thức hoán dụ.
c. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương
thức ẩn dụ.
d. Từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo
phương thức ẩn dụ.
Câu 2

Trả lời câu 2 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1):


- Từ trà trong định nghĩa của Từ điển tiếng Việt là
nghĩa gốc.
- Từ trà trong những cách dùng như trà a-ti-sô, trà
hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi,… là nghĩa chuyển. Nó
chỉ còn giữ nét nghĩa “sản phẩm thực vật, đã sao, đã
chế biến thành dạng khô, để pha nước uống”.

Trả lời câu 3 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1):


Trong những cách dùng như đồng hồ điện, đồng hồ
nước, đồng hồ xăng,… từ đồng hồ được dùng với
nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ những khí
cụ dùng để đo có bề ngoài giống đồng hồ.

Trả lời câu 4 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1):


a. Hội chứng
 + Nghĩa gốc: tập hợp nhiều triệu chứng cùng xuất
hiện của bệnh.
VD: Hội chứng viêm đường hô hấp cấp rất phức tạp.
+ Nghĩa chuyển: tập hợp nhiều hiện tượng, sự kiện
biểu hiện một tình trạng, một vấn đề xã hội, cùng
xuất hiện ở nhiều nơi.
VD: Lạm phát, thất nghiệp là hội chứng của tình
trạng suy thoái kinh tế.
b. Ngân hàng
 + Nghĩa gốc: tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ tiền tệ, tín
dụng.
VD: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt
Nam…
+ Nghĩa chuyển: kho lưu trữ những thành phần, bộ
phận của cơ thể để sử dụng khi cần như trong ngân
hàng máu, ngân hàng gen,… hay tập hợp các dữ liệu
liên quan tới một lĩnh vực, được tổ chức để tiện tra
cứu, sử dụng như trong ngân hàng dữ liệu, ngân
hàng đề thi… Trong những kết hợp này, nét nghĩa
“tiền bạc” trong nghĩa gốc bị mất đi, chỉ còn nét
nghĩa “tập hợp, lưu giữ, bảo quản”.
c. Sốt
+ Nghĩa gốc: tăng nhiệt độ cơ thể lên quá mức bình
thường do bị bênh.
VD: Cô ấy bị sốt đến 40 độ.
+ Nghĩa chuyển: ở trạng thái tăng đột ngột về nhu
cầu, khiến hàng trở nên khan hiếm giá tăng nhanh.
VD: cơn sốt đất, cơn sốt vàng…
d. Vua
+ Nghĩa gốc: người đứng đầu nhà nước quân chủ.
VD: Năm 1010 vua Lí Thái Tổ dời đô về Thăng
Long.
+ Nghĩa chuyển: người được coi là nhất trong một
lĩnh vực nhất định, thường là sản xuất, kinh doanh,
thể thao, nghệ thuật.
VD: vua dầu hỏa, vua ô tô, vua bóng đá, vua nhạc
pop…
Danh hiệu này thường chỉ dùng cho phái nam, đối
với phái nữ người ta thường dùng từ nữ hoàng (VD:
nữ hoàng nhạc nhẹ, nữ hoàng sắc đẹp…)
Câu 5
Trả lời câu 5 (trang 57 SGK Ngữ văn 9, tập 1):
- Trong hai câu thơ: Ngày ngày mặt trời đi qua trên
lăng – Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ, từ mặt
trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép ẩn
dụ tu từ. Tác giả gọi Bác Hồ là mặt trời dựa trên mối
quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được hình
thành theo cảm nhận của nhà thơ.
- Đây không phải là hiện tượng phát triển nghĩa của
từ, bởi vì sự chuyển nghĩa của từ mặt trời trong câu
thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có
thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích
trong từ điển.
Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
TẠO TỪ NGỮ MỚI
Trả lời câu 1 (trang 72 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Hãy cho biết trong thời gian gần đây có những từ
ngữ mới nào được tạo nên từ cơ sở các từ sau: "điện
thoại, kinh tế, di động, sỡ hữu, tri thức, đặc khu, trí
tuệ". Giải thích nghĩa của những từ ngữ mới cấu tạo
đó
Trả lời:
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang
theo người sử dụng trong vùng phủ sóng của cơ sở
cho thuê bao.
- Kinh tế tri thức: nền kinh tế dựa chủ yếu vào việc
sản xuất, lưu thông, phân phối các sản phẩm có hàm
lượng tri thức cao.
- Đặc khu kinh tế: khu vực dành riêng đế thu hút vốn
và công nghê nước ngoài, với những chính sách có
ưu đãi.
- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đôi với sản phẩm do
hoạt động trí tuệ mang lại, được pháp luật bảo hộ
như quyền tác giả, quyền phát minh, sáng chế,...
 
Trả lời câu 2 (trang 73 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Những từ ngữ mới được cấu tạo theo mô hình tặc
như không tặc, hải tặc. Có thế dẫn đến những từ ngữ
mới xuất hiện theo mô hình đó.
Trả lời:
- Lâm tặc: kẻ cướp tài nguyên rừng.
- Tin tặc: kẻ dùng kĩ thuật thâm nhập trái phép vào
dữ liệu trên máy tính của người khác đế khai thác
hoặc phá hoại.

MƯỢN Từ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI


Trả lời câu 1 (trang 73 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích
Trả lời:
Có những từ Hán Việt sau:
a) Thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến
anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
b) Bạc mệnh, duyèn, phận, thần, linh, chứng giám,
thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể
tên riêng trong đoạn trích).
 
Trả lời câu 2 (trang 73 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Tiếng Việt dùng những từ ngữ nào để chỉ những
khái niệm sau.
Trả lời:
a) Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong: Bệnh
AIDS.
b) Nghiên cứu một cách có hệ thông những điều
kiện để tiêu thụ hàng hóa, chẳng hạn nghiên cứu nhu
cầu, thị hiếu của khách hàng,..: Ma-két-ting.
AIDS (a) và Ma-két-ting (b) là những từ mượn của
tiếng nước ngoài. Trong nhiều trường hợp, mượn từ
của tiếng nước ngoài để biểu thị những khái niệm
mới xuất hiện trong đời sống của người bản ngữ là
cách thức tốt nhất.
Phần III
LUYỆN TẬP

Trả lời câu 1 (trang 74 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)


Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ
mới theo kiểu x + tă ̣c ở trên.
Lời giải chi tiết:
“x + hóa”: lão hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, công
nghiệp hóa, ôxi hóa..
“x + trường”: nông trường, công trường, ngư trường,
thương trường, chiến trường...

Trả lời câu 2 (trang 74 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)


Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và
giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.
Lời giải chi tiết:
- Bàn tay vàng: bàn tay khéo léo, tài giỏi hiếm có
trong việc thực hiện một thao tác lao động, kĩ thuật
nào đó đạt hiệu quả xuất sắc.
- Cơm bụi: cơm giá rẻ, thường bán trong các quán
cơm nhỏ, tạm bợ.
- Công nghệ cao: công nghệ dựa trên cơ sở khoa học
kĩ thuật hiện đại, có độ chính xác và hiệu quả kinh tế
cao 
- Hiệp định khung: hiệp định có tính chất nguyên tắc
chung về một vấn đề lớn, được kí kết thường là giữa
hai chính phủ, có thể dựa vào đc triển khai và kí kết
những vấn đề cụ thể.
- Đa dạng sinh học: phong phú, đa dang về nguồn
gien, về giống loài sinh vật trong tự nhiên.
Câu 3
Trả lời câu 3 (trang 74 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)
Dựa vào kiến thức đã học chỉ rõ các từ sau từ nào
mượn Hán, từ nào mượn Ấn Âu: mãng xà, xà phòng,
biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra-đi-ô, ô xi, cà
phê, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ.
Lời giải chi tiết:
- Các từ mượn tiếng Hán: mãng xà, biên phòng,
tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
- Các từ mượn của ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô
tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.

Trả lời câu 4 (trang 74 SGK Ngữ Văn 9 Tập 1)


Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo
luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể thay
đổi được hay không?
Lời giải chi tiết:
* Những hình thức phát triển của từ vựng là phát
triển về nghĩa của từ ngữ và phát triển về số lượng từ
ngữ. Sự phát triển về số lượng từ ngữ có thế diễn ra
bằng hai cách: cấu tạo từ ngữ mới và mượn từ ngữ
của tiếng nước ngoài (xem lại phần Tiếng Việt - Bài
5, 6).
* Thảo luận vấn đề: từ vựng của một ngôn ngữ có
thể thay đổi hay không?
- Cần khẳng định: từ vựng cùa một ngôn ngữ luôn
luôn thay đổi.
- Vì sao? Các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã
hội luôn luôn thay đổi, phát triển. Nhận thức của con
người cũng vận động, thay đổi và phát triển theo. Từ
vựng thay đổi và phát triển để đáp ứng nhu cầu phát
triển của xã hội, đáp ứng nhu cầu giao tiếp của con
người trong xã hội. Chẳng hạn khi khoa học kĩ thuật
phát triển, đạt độ chính xác và hiệu quả kinh tế cao;
công nghệ dựa trên cơ sở đó được gọi là công nghệ
cao...

You might also like