You are on page 1of 3

Ôn tập chương 1

1. Các slide quan trọng cần hx kĩ: 5, 7, 8, 11, 13, 15, 18, 19, 21, 23, 24, 27 định nghĩa
thioester và tất cả các slide trong phần quá trình oxy hóa khử sinh học
2. Hx các phương trình đồng hóa, dị hóa và phương trình hô hấp tế bào
3. Phân biệt sự đối lập giữa phương trình đồng hóa và phương trình dị hóa
Cơ chất vs sản phẩm của quá trình dị hóa và đồng hóa thì ngược nhau (slide 7,8)
Tóm tắt slide 9
Di hóa thì sinh ra năng lượng dưới dạng các chất trung gian như ATP và các chất
khử NADH, NADPH, FADH2, FMNH2
còn đồng hóa thì lại cần năng lượng từ ATP và các chất khử đó; và sinh ra các chất
trung gian như ADP+ và các chất oxh NAD+, NADP+, FAD, FMN
và các chất này cần cho việc nhận năng lượng sinh ra từ quá trình dị hóa
4. Slide 23
Slide 23 tương tự slide 9 nhưng nó chỉ nói về các phản ứng oxy hóa khử hoàn
toàn, tức là k sinh ra các chất mang điện tử trung gian như NADH, NADPH,
FADH2, FMNH2
Mà chất dùng để cung cấp và nhận năng lượng ở đây chỉ có ATP
Các phản ứng tự phát sinh ra ATP cung cấp năng lượng cho các phản ứng cần
năng lượng
Các phản ứng cần năng lượng sau khi xảy ra sẽ sinh ra ADP và ADP tham gia vào
các phản ứng tự phát để nhận lượng năng lượng đó

5. 3 con đường trao đổi chất không tuyến tính bao gồm
Con đường dị hóa là con đường hội tụ
Con đường đồng hóa là con đường trao đổi chất phân kì
và chu trình acid citric
6. Phân biệt sv hô hấp hiếu khí và sv hô hấp yếm khí
7. Phân biệt được nơi xảy ra quá trình tổng hợp ATP ở TB eukaryote (nhân thực)
quang hợp, không quang hợp và vi khuẩn
8. Sự thay đổi năng lượng tự do khi thủy phân ATP lớn và âm (large and negative)
(delta G có giá trị lớn và <0)
9. Sự thủy phân ATP là sự chuyển nhóm phosphoryl, pyrophosphoryl hoặc
adenylyl từ ATP đến một cơ chất hoặc enzyme đi kèm với sự truyền năng lượng
cho sự chuyển hóa của các cơ chất
10. Chất oxy hóa hay dạng oxy hóa của 1 chất là giống nhau. Tương tự chất khử hay
dạng khử của 1 chất là giống nhau.
Chất có số oxh cao hơn trong cặp oxy hóa khử là chất oxh vì có thể nhận e để
giảm số oxh
Ví dụ 2 cặp NADP+/ NADPH và NAD+/NADh thì chất oxh là NADP+ và NAD+,
còn chất khử là NADPH và NADH
NADPH và NADH cho e còn NADP+ và NAD+ nhận e ở dạng 1 ion hydride
(:H-): chuyển 2e- và 1H+
còn FMN, FAD nhận 1 hoặc 2 e- dưới dạng 1 hoặc 2 nguyên tử hydro, tức là FMN và
FAD nhận đồng thời 1H+ và 1e- hoặc là 2H+ và 2e-
Cặp oxh khử thì chất oxh ghi trc, chất khử ghi sau
Với FMN, FAD thì cặp oxh khử là FMN/FMNH, FMN/FMNH2 và FAD/FADH,
FAD/FADH2
Nhớ là FMNH với FADH có dấu chấm đằng sau H
11. Phân biệt công thức cấu tạo (CTCT) của NADH, NADPH, FADH2, FMNH2
NADPH thì có thêm 1 gốc phosphate gắn với đường ribose mà gắn với gốc
adenine so với NADH
Còn FAD cũng giống FMN mà có thêm phần phía dưới
Câu 1. Thành phần của adenosine triphosphat (ATP) là:
a. deoxiribose, cytosine, trịhosphate
b. deoxiribose, adenine, trihosphate
c. ribose, cytosine, triphosphate
c. Ribose, adenine, triphosphate
Câu 2: Phản ứng oxi hoá-khử không bao giờ liên quan đến:
a. Vận chuyển electron từ phân tử này sang phân tử khác
b. Hình thành electron tự do
c. Vận chuyển H+ từ phân tử này sang phân tử khác
d. Hình thành H+ tự do
e. Không có câu nào đúng

Câu 3. C6H8O6 chất chống oxy hóa phổ biến, phản ứng trong dạ dày hợp chất nào.
Cặp khử, oxy hóa
C6H8O6 + 2H+ + 2 NO2- => C6H6O6 + 2H2O + 2NO
a. C6H8O6 và NO2-
b. H+ và NO2-
c. C6H8O6 và H+
d. NO2- và C6H8O6
Câu 4. Cấu trúc NAD+ không bao gồm
a. 1 adenine nucleotide
b. liên kết pyrophosphate
c. flavin nucleotide
d. nicotinamide
e. 2 đường ribose

You might also like