You are on page 1of 5

BÀI TOÁN CƠ BẢN

Pp:
1.VIẾT SƠ ĐỒ.
2.DÙNG BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG, BẢO TOÀN NGUYÊN TỐ
VD1. Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Mg và Fe vào dung dịch axit HCl dư thấy có 11,2 lít khí thoát ra ở đktc và
dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 55,5g. B. 91,0g. C. 90,0g. D. 71,0g.
VD2. Cho 2,8g hỗn hợp CuO, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 50 ml dd H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch sau phản
ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 4,5g        B. 7,6g        C. 6,8g        D. 7,4g
VD3. Cho 115g hỗn hợp ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít CO2(đkc).
Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng
A. 120g. B. 115,44g. C. 110g. D. 116,22g
VD4. Đốt cháy hết 2,86 gam hỗn hợp kim loại gồm Al, Fe, Cu được 4,14 gam hỗn hợp 3 oxit . Để hoà tan hết
hỗn hợp oxit này, phải dùng đúng 0,4 lít dung dịch HCl và thu được dung dịch X. Cô cạn dung dich X thì khối
lượng muối khan là bao nhêu ? .
A. 9,45 gam B.7,49 gam C. 8,54 gam D. 6,45 gam
VD5. Hòa tan 2,9 gam hỗn hợp X gồm Ba và BaO vào nước dư, thu được 224 ml khí H2 (đo ở đktc) và dung
dịch Y. Trung hòa một nửa lượng dung dịch Y cần dùng V ml dung dịch HCl 0,2M. Giá trị của V là
A. 50 ml. B. 100 ml. C. 200 ml. D. 150 ml
VD6. Cho 0,2 mol Na2CO3 tác dụng 100 gam dung dịch Ba(NO3)2 26,1 % thu được m gam kết tủa. Tính m
A. 19,7 gam B.35,4 gam C. 18,4 gam D. 16,5 gam
VD7. Cho 0,2 mol CuSO4 tác dụng 100 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1 % thu được m gam kết tủa. Tính m
A. 23,3 gam B.33,1 gam C. 18,4 gam D. 16,5 gam

Bài tập vận dụng


Câu 1: . Hòa tan 9,14g hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 7,84 lít khí X
(đktc) và 2,54g chất rắn Y và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được m(g) muối, m có giá trị là
A. 31,45g. B. 33,25g. C. 3,99g. D. 35,58g.
Câu 2: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu
được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:
A. 38,93 g B. 25,95 g C. 103,85 g D.77,86 g
Câu 3: Hòa tan hết 2,925 gam kim loại M trong dung dịch HBr dư, sau phản ứng thu được 1,008 lít (đktc). Xác
định kim loại M.
A. Fe B. Zn C. Al D. Mg
Câu 4: Hòa tan 7,84 gam Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp hai acid HCl 0,15M và H2SO4 0,25M thấy thoát ra
V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,456 lít B. 0,45 lít C. 0,75 lít D. 0,55 lít
Câu 5: Cho 11,3 gam hỗn hợp Mg và Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 2M dư thì thu được 6,72 lít khí (đktc).
Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là:
A. 40,1g B. 41,1g C. 41,2g D. 14,2g
Câu 6: Cho x gam hỗn hợp gồm MgO, Fe2O3, ZnO, CuO tác dụng vừa đủ với 50g dd H2SO4 11,76%. Cô cạn dd
sau phản ứng thu được 8,41 g muối khan. Giá trị của m là:
A. 3,2g        B. 3,5g        C. 3,61g        D. 4,2g
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 3,61g hỗn hợp gồm ZnO, CuO, MgO và Fe2O3 cần 150 ml dd H2SO4 0,4M. Cô cạn
dd sau phản ứng thu được lượng muối sunfat là:
A. 8,41 g        B. 8,14g        C. 4,18g        D. 4,81g
Câu 8: Cho 5g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, MgO tác dụng vừa hết với 200ml dd
HCl 0,4M thu được dd X. Lượng muối trong dd X là:
A. 9,2g        B. 8,4g        C. 7,2g        D. 7,9g
Câu 9: Cho 2,84g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672ml khí CO2
(đktc). Phần trăm khối lượng của 2 muối (CaCO3, MgCO3) trong hỗn hợp là
A. 35,2% và 64,8% B. 70,4% và 29,6% C. 85,49% và 14,51% D. 17,6% và 82,4%

Nguyễn Xuân Dũng Trang 1/5


Câu 10: Cho 18,4g hỗn hợp 2 muối cacbonat của kim loại thuộc nhóm IIA ở 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với
dung dịch HCl. Cô cạn dung dịch sau khi phản ứng thu được 20,6g muối khan. Hai kim loại đó là
A. Be và Mg B. Mg và Ca C. Ca và Sr D. Sr và Ba
Câu 11: Cho 11,5g hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3, R2CO3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2,24 lít CO2(đktc).
Khối lượng muối clorua tạo thành là?
A. 16,2g B. 12,6g C. 13,2g D. 12,3g
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn 10 gam hỗn hợp hai muối XCO3 và Y2(CO3)3 bằng dung dịch HCl ta thu được dung
dịch A và 0,672 lít khí bay ra ở đktc. Cô cạn dung dịch A thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 1,033 gam. B. 10,33 gam. C. 9,265 gam. D. 92,65 gam.
Câu 13: Hoà tan hoàn toàn 19,2 hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3 trong dung dịch HCl dư thấy thoát ra V (lít)
CO2 (đktc) và dung dịch có chứa 21,4 gam hỗn hợp muối. Xác định V.
A. V = 3,36 lít C. V = 3,92 lít C. V = 4,48 lít D.V = 5,6 lít
Câu 14: Nung 3,92 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, FeO, CuO với một lượng khí CO dư, sau phản ứng thu
được m gam chất rắn và 1,344 lít khí CO2 ở đktc. Giá trị của m là
A. 2,96. B. 5,60. C. 4,88. D. 6,56
Câu 15: Nung 40,3 gam hỗn hợp X gồm CuO, ZnO, FeO, Fe2O3, MgO trong CO dư , sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y và 13,44 lít khí CO2. Khối lượng kim loại trong Y là
A. 29,7. B. 30,7. C. 31,7. D. 32,7.
Câu 16: Hòa tan hoàn toàn 8,9g hỗn hợp hai kim loại đứng trước hiđro bằng dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít
khí (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được lượng muối khan là:
A. 46,2 gam B. 70,4 gam C. 32,1 gam D. 23,1 gam
Câu 17: Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được m gam hỗn hợp
X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần 400 ml dung dịch HCl 2M (không có H2 bay ra). Tính
khối lượng m.
A. 46,4 gam B. 44,6 gam C. 52,8 gam D. 58,2 gam
Câu 18: Cho 40 gam hỗn hợp vàng, bạc, đồng, sắt, kẽm tác dụng với O2 dư nung nóng thu được 46,4 gam hỗn
hợp X. Cho hỗn hợp X này tác dụng vừa đủ dung dịch HCl cần V lít dung dịch HCl 2M.Tính V.
A. 400 ml B. 200ml C. 800 ml D. Giá trị khác.
Câu 19:Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hoà 100ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M

A. 100ml. B. 250ml C. 150ml D. 200ml
Câu 20: Để trung hòa 500ml dung dịch X chứa hỗn hợp HCl 0,1M và H2SO4 0,3M cần bao nhiêu ml dung dịch
hỗn hợp gồm NaOH 0,3M và Ba(OH)2 0,2M?
A. 750. B. 250. C. 125. D. 500.
Câu 21: Cho 2,24 lít khí CO (đktc) phản ứng vừa đủ với 10 gam hỗn hợp X gồm CuO và MgO. Phần trăm khối
lượng của MgO trong X là 
A. 20%.     B.    40%.     C.    60%.     D.  80%.
Câu 22: Hòa tan 16,8gam NaHCO3 vào 100ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 19,7gam B. 29,55gam C. 39,4gam D. 59,1gam
Câu 23: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 200 ml dung dịch chứa H2SO4 0,2M Sau khi kết thúc
các phản ứng, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 36,51 gam B. 33,41 gam C. 34,97 gam D. Đáp án khác
Câu 24: Cho V lít dung dịch Ba(OH)2 2 M vừa đủ vào 500 ml dung dịch chứa CuSO4 0,1 M và H2SO4 0,05 M .
Giá trị của V là A. 0,375. B. 0,0375. C. 0,05. D. 0,25
Câu 25: Cho 15,0 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu vào dung dịch HCl loãng dư, thu được 0,12 mol khí H2 và còn lại
m gam rắn không tan. Giá trị của m là.
A. 4,92 gam B. 8,28 gam C. 9,96 gam D. 10,52 gam
Câu 26: Hòa tan hoàn toàn 29,7 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba (tỉ lệ mol 1 : 2) bằng nước dư, thu được V lít khí
hidro (điều kiện tiêu chuẩn). Giá trị của V là
A. 3,36 lít. B. 5,6 lít. C. 4,48 lít. D. 6,72 lít
Câu 27: Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu có tỉ lệ mol 1 : 1 vào dung dịch HCl loãng dư, thu được V lít khí
H2 (đktc). Giá trị của V là.
A. 4,032 lít. B. 5,376 lít. C. 6,720 lít. D. 2,688 lít.

Nguyễn Xuân Dũng Trang 2/5


Câu 28: Nung nóng 7,2 gam bột Al với 19,2 gam Fe2O3 trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch NaOH loãng, dư thu được a mol khí H2. Giá trị của a là.
A. 0,06. B. 0,04. C. 0,12. C. 0,08.
Câu 29: Hòa tan hết 3,24 gam kim loại M trong dung dịch H2SO4 loãng dư, thấy thoát ra 3,024 lít khí H2 (đktc).
Kim loại M là.
A. Al. B. Fe. C. Na. D. Mg
Câu 30: Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 9,6 gam Fe2O3, nung nóng. Kết thúc phản ứng lấy phần rắn
trong ống sứ cho vào dung dịch HCl loãng dư, thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là.
A. 1,344 lít. B. 2,016 lít. C. 2,688 lít. D. 4,032 lít
Câu 31: Nhúng thanh Fe vào 250 ml dung dịch CuSO4 1M. Kết thúc phản ứng, lấy thanh Fe ra thấy khối lượng
tăng m gam. Giả sử lượng Cu thoát ra bám hoàn toàn vào thanh Fe. Giá trị m là.
A. 4,0 gam. B. 6,0 gam. C. 8,0 gam. D. 2,0 gam.
Câu 32: Cho m gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và
dung dịch X chứa 26,56 gam muối. Giá trị của m là.
A. 7,36 gam. B. 6,84 gam. C. 8,64 gam. D. 7,63 gam
Câu 33: Cho 0,05 mol Na2CO3 tác dụng 100 gam dung dịch Ba(NO3)2 26,1 % thu được m gam kết tủa. Tính m
A. 9,85 gam B.15,4 gam C. 18,4 gam D. 16,5 gam
Câu 34: Cho 0,05 mol CuSO4 tác dụng 100 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1 % thu được m gam kết tủa. Tính m
A. 23,3 gam B.33,1 gam C. 16,55 gam D. Đáp án khác.
Câu 35: Cho 0,05 mol (NH4)2SO4 tác dụng 100 gam dung dịch Ba(OH)2 17,1 % thu được m gam gồm kết tủa
và khí. Tính m
A. 23,3 gam B.33,1 gam C. 16,55 gam D. Đáp án khác.

SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN


1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng
2. Bán kính nguyên tử:
3. Năng lượng ion hóa: Là năng lượng cần thiết tối thiểu để tách một electron ra khỏi nguyên tử.
4. Độ âm điện: Đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.
5. Tính kim loại:Trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần.
6. Tính phi kim:
7. Hóa tri cao nhất của nguyên tố nhóm A với oxi, hỉdro
8. Tính bazo, tính axit của oxit và hidroxit tương ứng
BÀI TẬP VẬN DỤNG( 40 phút)
Câu 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn nào sau đây là sai ?
A. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng.
D. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.
Câu 2: Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn do Men- đê - lê - ép công bố được sắp xếp theo chiều tăng dần
A. khối lượng nguyên. B. bán kính nguyên tử. C. số hiệu nguyên tử. D. độ âm điện của nguyên tử.
Câu 3: Chọn phát biểu không đúng:
A. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng chu kì đều có số lớp e bằng nhau.
B. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong chu kì không hoàn toàn giống nhau.
C. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng phân nhóm có số e lớp ngoài cùng bằng nhau.
D. Tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng nhóm bao giờ cũng giống nhau.
Câu 4: Trong cùng một phân nhóm chính (nhóm A), khi số hiệu nguyên tử tăng dần thì:
A. năng lượng ion hoá giảm dần. B. nguyên tử khối giảm dần.
C. tính kim loại giảm dần. D. bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 5: Chu kì là dãy nguyên tố có cùng:
A. số lớp e. B. số e hóa trị. C. số p. D. số điện tích hạt nhân.
Câu 6: Trong bảng HTTH hiện nay, số chu kì nhỏ (ngắn) và chu kì lớn (dài) là:
A. 3 và 3. B. 3 và 4. C. 4 và 3. D. 3 và 6.
Câu 7: Chu kì chứa nhiều nguyên tố nhất trong bảng HTTH hiện nay với số lượng nguyên tố là:
A. 18. B. 28. C. 32. D. 24.

Nguyễn Xuân Dũng Trang 3/5


Câu 8: Tính chất nào sau đây của các nguyên tố giảm dần từ trái sang phải trong một chu kì
A. độ âm điện. B. tính kim loại. C. tính phi kim. D. số oxi hoá trong oxit.
Câu 9: Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng của nguyên tử:
A. hút e khi tạo liên kết hoá học. B. đẩy e khi tạo thành liên kết hoá học.
C. tham gia các phản ứng hóa học D. nhường hoặc nhận e khi tạo liên kết
Câu 10: Halogen có độ âm điện lớn nhất là: A. flo(Z=9). B. clo(Z=17). C. brom.(Z=35) D. iot(Z=53).
Câu 11: Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì
A. Phi kim mạnh nhất là iot. B. Kim loại mạnh nhất là Li.
C. Phi kim mạnh nhất là oxi. D. Phi kim mạnh nhất là flo..
Câu 12: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm:
A. Li< Na< K< Rb< Cs. B. Cs< Rb <K < Na< Li. C. Li< K< Na< Rb< Cs. D. Li< Na< K< Cs< Rb.
Câu 13: Xếp Al, Si, Na, K, Mg theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần:
A. K, Na, Mg, Al, Si. B. Si, Al, Mg, Na, K. C. Na, K, Mg, Si, Al. D. Si, Al, Na, Mg, K.
Câu 14: Các ion hoặc các nguyên tử sau Cl-, Ar, Ca2+ (ZAr=18, ZCl=17 ZCa=20). Dãy sắp xếp chúng theo chiều
bán kính giảm dần là
A. Ar, Ca2+, Cl-. B. Cl-, Ca2+, Ar . C. Cl-, Ar, Ca2+. D. Ca2+, Ar, Cl-.
Câu 15: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần của bán kính nguyên tử và ion? Chọn đáp án đúng
A. K+ > Ca2+ > Ar. B. Ar > Ca2+ > K+. C. Ar> K+> Ca2+. D. Ca2+> K+> Ar.
Câu 16: Nguyên tố nào sau đây có kim loại mạnh nhất ? A. Na. B. Mg. C. Al. D. K.
Câu 17: Dãy các nguyên tố nào sau đây được xếp theo chiều tính kim loại tăng dần:
A. Al, Mg, Na, K. B. Mg, Al, Na, K. C. K, Na, Mg, Al. D. Na, K, Mg,Al.
Câu 18: Cấu hình electron nguyên tử của ba nguyên tố X, Y, Z lần lượt là: 1s22s22p63s1; 1s22s22p63s23p64s1;
1s22s1. Nếu xếp theo chiều tăng dần tính kim loại thì cách sắp xếp nào sau đây đúng ?
A. Z < X < Y. B. Y < Z < X. C. Z < Y < X. D. X=Y=Z.
Câu 19: Nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất ? A. I. B. Cl. C. F. D. Br.
Câu 20: Chọn oxit có tính bazơ mạnh nhất: A. BeO. B. CO2. C. BaO. D. Al2O3.
Câu 21: Cho oxit các nguyên tố thuộc chu kì 3: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.
Theo trật tự trên, các oxit có:
A. tính axit tăng dần. B. tính bazơ tăng dần.
C. % khối lượng oxi giảm dần. D. tính cộng hoá trị giảm dần.
Câu 22: Trong các hiđroxit sau, chất nào có tính chất bazơ mạnh nhất ?
A. Be(OH)2. B. Ba(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Ca(OH)2.
Câu 23: Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit : NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3 biến đổi theo chiều nào sau đây ?
A. Tăng. B. Giảm. C. Không thay đổi. D. Vừa giảm vừa tăng.
Câu 24: Tính axit của các oxit axit thuộc phân nhóm chính V(VA) theo trật tự giảm dần là:
A. H3SbO4, H3AsO4, H3PO4, HNO3. B. HNO3, H3PO4, H3SbO4, H3AsO4.
C. HNO3, H3PO4, H3AsO4, H3SbO4. D. H3AsO4, H3PO4,H3SbO4, HNO3.
Câu 25: Tính khử và tính axit của các HX (X: F, Cl, Br, I) tăng dần theo dãy nào sau đây?
A. HF < HCl < HBr < HI. B. HCl < HF < HBr < HI.
C. HF < HI < HBr < HF. D. HI < HBr < HCl < HF.
Câu 26: Dãy chất nào sau đây được sắp xếp đúng theo thứ tự tính axit giảm dần?
A. H2SiO3, HAlO2, H3PO4, H2SO4, HClO4. B. HClO4, H3PO4, H2SO4, HAlO2, H2SiO3.
C. HClO4, H2SO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2. D. H2SO4, HClO4, H3PO4, H2SiO3, HAlO2.
2- 2-
Câu 27: Các ion A và B đều có cấu hình bền của khí hiếm. Số hiệu nguyên tử hơn kém nhau 8 đơn vị, thuộc 2
chu kì liên tiếp. Avà B là:
A. C và Si. B. N và P. C. S và Se. D. O và S.
Câu 28: A, B đứng kế tiếp nhau trong một chu kì của bảng tuần hoàn có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.
A, B là
A. Li, Be. B. Mg, Al. C. K, Ca. D. Na, K.

Nguyễn Xuân Dũng Trang 4/5


Câu 29: Hai nguyên tố X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. X thuộc nhóm V. Ở trạng thái đơn chất
X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân của X và Y bằng 23. Hai nguyên tố X, Y là
A. N, O. B. N, S. C. P, O. D. P, S.
Câu 30: A, B là hai nguyên tố trong cùng một nhóm và ở hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt
proton trong hạt nhân của A và B là 32. Hai nguyên tố đó là
A. Mg và Ca. B. O và S. C. N và Si. D. C và Si.
Câu 31: Có các nhận định
(1) S2- < Cl- < Ar < K+ là dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử.
(2) Có 3 nguyên tố mà nguyên tử của nó ở trạng thái cơ bản có cấu hình electron ở lớp vỏ ngoài cùng là 4s1.
(3) Cacbon có hai đồng vị, Oxi có 3 đồng vị. Số phân tử CO2 được tạo ra từ các đồng vị trên là 12.
(4) Các nguyên tố: F, O, S, Cl đều là những nguyên tố p.
(5) Nguyên tố X tạo được hợp chất khí với hiđro có dạng HX. Vậy X tạo được oxit cao X2O7.
Số nhận định không chính xác là :
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 32: 8: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang
phải là :
A. Li, Na, O, F. B. F, Na, O, Li. C. F, O, Li, Na. D. F, Li, O, Na.
Câu 33: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Trong một chu kì, bán kính nguyên tử kim loại nhỏ hơn bán kính nguyên tử phi kim.
B. Các kim loại thường có ánh kim do các electron tự do phản xạ ánh sáng nhìn thấy được.
C. Nguyên tử kim loại thường có 1, 2 hoặc 3 electron ở lớp ngoài cùng.
D. Các nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p.
Câu 34: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo
chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là:
A. K, Mg, Si, N. B. Mg, K, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. N, Si, Mg, K.
Câu 35: Cho các hạt vi mô : O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy được xếp đúng thứ tự bán kính hạt ?
A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na. B. Al3+< Mg2+< Al < Mg < Na < O2-.
C. Na < Mg < Al < Al3+ < Mg2+ < O2-. D. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2-.

Nguyễn Xuân Dũng Trang 5/5

You might also like