You are on page 1of 1

HƯỚNG DẪN VIỆC ĐÀN HÁT TRONG PHỤNG VỤ

Lm. Nguyễn Duy


CÁC BÀI HÁT TRONG THÁNH LỄ:
Có thể chia những bài ca trong thánh lễ bằng nhiều cách:

 Những bài ca có tính cách nghi thức và những bài ca đi kèm một nghi thức.
 Hoặc những bài ca dành cho phần “thường lệ”, chung cho bất cứ ngày lễ nào, và “phần
riêng”, được thay đổi tùy mỗi ngày lễ.
Những cách chia này đều có những ưu điểm của nó. Tuy nhiên sự phân chia này có lẽ không còn
phù hợp mấy với Phụng vụ mới nữa. Bây giờ, mỗi bài hát đều có chức năng và tính chất riêng
của nó.
Theo J. Gélineau, chúng ta phải dựa vào sự trình bày của sách lễ Rôma, để hiểu ý nghĩa và chức
năng của mỗi bài hát trong thánh lễ, từ đó người ta sẽ có thể nghĩ đến những hình thức âm
nhạc, giọng hát và hình thể âm nhạc cho hợp với từng trường hợp. Người ta có thể chiếu theo
chức năng và tầm quan trọng của các bài hát đó mà chia ra như sau:
1. Các bài hát Thánh Kinh có thay đổi: Thánh vịnh và bài hát Alleluia.
2. Các bài hát không thay đổi: các câu đối thoại và các lời tung hô (gồm cả bài Thánh, Thánh,
Thánh: Sanctus).
3. Các bài hát thường xuyên: bài xin Chúa thương xót (Kyrie eleison) – Kinh Vinh Danh (Gloria)
– Lời cầu nguyện phổ quát – Bài Lạy Chiên Thiên Chúa (Agnus Dei) – và Kinh Tin Kính (nếu hát).
4. Các bài hát tùy mùa hoặc lễ đặc biệt: Tùy mùa Phụng vụ, tùy ngày lễ: Ca nhập lễ, Thánh thi
về Lời Chúa, – Bài ca rước lễ (ca hiệp lễ), – và thánh thi cảm tạ, sau cùng là bài ca kết lễ.

You might also like