You are on page 1of 10

I.

QUÂN KHU 5
1. Lịch sử hình thành
- Quân khu 5 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam là một trong 7 quân khu
của Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng,
quản lý và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng căn cứ Tây Nguyên và cứ
điểm Nam Trung Bộ.
- Được thành lập vào: Ngày 27 tháng 07 năm 1961
 Ngày 16 tháng 10 năm 1945, thành lập Chiến khu 5 và Chiến khu 6.
1. Chiến khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai,
Kon Tum do ông Cao Văn Khánh làm Khu trưởng và ông Nguyễn Chánh
làm Chính ủy.
2. Chiến khu 6 gồm các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận,
Đắc Lắc, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng do ông Trần Công Khanh, sau đó
là ông Nguyễn Tế Lâm làm Khu trưởng và ông Trịnh Huy Khang làm Chính
ủy.
 Ngày 26 tháng 10 năm 1948, Khu 5, Khu 6, Khu 15 sáp nhập thành Liên
khu 5. Bộ chỉ huy Liên khu gồm: đồng chí Nguyễn Thế Lâm giữ quyền Tư
lệnh, ông Nguyễn Chánh – Chính trị ủy viên, đến cuối năm 1948 bổ sung
ông Đàm Quang Trung làm Phó Tư lệnh. Địa bàn Khu 5 từ đèo Hải Vân đến
Hàm Tân, Bình Thuận.
 Ngày 25 tháng 1 năm 1955, Bộ Chính trị quyết định sáp nhập 2 tỉnh Quảng
Trị (từ nam sông Bến Hải vào) và tỉnh Thừa Thiên vào Liên khu 5 và thành
lập 4 liên tỉnh trực thuộc Liên khu 5 gồm: Liên tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên,
Quảng Nam; Liên tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên; Liên tỉnh Khánh
Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Viên và Đồng Nai Thượng (Lâm
Đồng); Liên tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc. Ngày 25 tháng 1 năm 1956,
Bộ Chính trị quyết định sáp nhập Liên tỉnh Quảng Trị, Liên tỉnh Thừa
Thiên, Liên khu 5 vào tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên (nay là tỉnh Thừa Thiên –
Huế) thành Quân khu 5 và Quân khu 6.
 Ngày 27 tháng 7 năm 1961, thành lập Bộ Tư lệnh Quân khu 5 và Bộ Tư lệnh
Quân khu 6.
- Quân khu 5 gồm các tỉnh: Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Đà, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Gia Lai do ông Nguyễn Đôn
làm Tư lệnh kiêm Chính ủy.
- Quân khu 6 gồm các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắc Lắc,
Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng do ông Y Blốc Êban làm quyền Tư lệnh.
- Ngày 27 tháng 4 năm 1965, Quân khu Trị Thiên Huế thành lập tách ra từ
Quân khu 5.
- Quân khu đã thành lập thêm 3 sư đoàn bộ binh: Sư đoàn 307 (3 tháng 7 năm
1978), Sư đoàn 309 (6 tháng 9 năm 1978) và Sư đoàn 315 (29 tháng 2 năm
1979), đồng thời thành lập Mặt trận 579.
Hiện nay, phạm vi bảo vệ của Quân khu 5 bao gồm toàn bộ vùng Tây Nguyên và
duyên hải Nam Trung Bộ (trừ Bình Thuận và Lâm Đồng), gồm thành phố Đà Nẵng,
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon
Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
2. Chức năng và nhiệm vụ
- Chức năng:
1 - Làm tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh tổ chức thực hiện công tác
quân sự địa phương, quốc phòng toàn dân ở địa phương.
2 - Quản lý Nhà nước về mặt quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Tổ chức xây dựng
lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và hoàn thành
các nhiệm vụ khác được giao.
3 - Trực tiếp quản lý, chỉ huy, điều hành lực lượng vũ trang nhân dân địa
phương dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của  Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng ;
Đảng uỷ,Bộ tư lệnh Quân Khu 5 , Tỉnh uỷ, HĐND, UBND. 
- Nhiệm vụ:
1. Tổ chức xây dựng, bảo vệ tiềm lực quốc phòng của địa phương, xây dựng lực
lượng vũ trang địa phương (Bao gồm bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị
động viên), xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân trong khu vực phòng thủ; quản lý, huy động nền kinh tế quốc dân đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng của địa phương và cả nước trong mọi tình huống.
2 - Triển khai thực hiện công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu,
công tác tuyển quân, tuyển sinh quân sự, hoạt động phong trào thi đua quyết
thắng trong lực lượng vũ trang.
3 - Xây dựng quyết tâm, kế hoạch phòng thủ, quyết tâm bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, kế hoạch xây dựng lực lượng vũ trang địa phương.
4 - Tổ chức, chỉ đạo lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động
viên phối hợp với bộ đội biên phòng, cảnh sát biển, công an nhân dân và các lực
lượng khác giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; làm công tác vận
động quần chúng và tổ chức huy động các lực lượng thực hiện công tác phòng
thủ dân sự ở địa phương.
5 - Thực hiện công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, bồi dưỡng kiến thức quốc
phòng cho cán bộ các cấp và giáo dục quốc phòng cho học sinh, sinh viên theo
quy định của pháp luật.
6 - Tổ chức tuyên truyền quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
và pháp luật của Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết, văn bản quy định của địa
phương về công tác quốc phòng, giải đáp chế độ, chính sách có liên quan đến
lĩnh vực quân sự - Quốc phòng địa phương.
7 - Thực hiện phối kết hợp phát triển quốc phòng an ninh với phát triển kinh tế,
văn hoá, xã hội, đối ngoại; gắn quốc phòng - an ninh với kinh tế; xây dựng cơ sở
chính trị vững mạnh toàn diện làm nòng cốt để xây dựng khu vực phòng thủ
vững chắc; quản lý, bảo vệ các công trình quốc phòng và các khu vực quân sự ở
địa phương.
8 - Xây dựng và bảo đảm hậu cần, kỹ thuật tại chỗ, đề xuất bảo đảm ngân sách
cho công tác quốc phòng địa phương. Thi hành mọi chủ trương, chính sách về
củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, dự bị động
viên theo quy định của pháp luật. Thực hiện chính sách hậu phương quân đội,
động viên sức người, sức của ở địa phương cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
9 - Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về công
tác quân sự, quốc phòng địa phương.
3. Biên chế tổ chức
Tổ chức chung

- Từ năm 2006 thực hiện chế độ Chính ủy, Chính trị viên trong Quân đội. Tổ
chức Đảng bộ trong Quân khu 5 theo phân cấp như sau:

 Đảng bộ Quân khu 5 là cao nhất.


 Đảng bộ Bộ Tham mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật, các Sư
đoàn, Lữ đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (tương đương cấp Sư đoàn)
 Đảng bộ các đơn vị cơ sở trực thuộc các Cục, Sư đoàn (tương đương cấp
Tiểu đoàn và Trung đoàn)
 Chi bộ các cơ quan đơn vị trực thuộc các đơn vị cơ sở (tương đương cấp Đại
đội)
- Về thành phần của Đảng bộ Quân khu 5 thường bao gồm như sau:

1. Bí thư: Chính ủy Quân khu 5


2. Phó Bí thư: Tư lệnh Quân khu 5
Ban Thường vụ
1. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng
2. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về động viên
3. Ủy viên Thường vụ: Phó Tư lệnh về quân sự, chính sách
Ban Chấp hành Đảng bộ

1. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh


2. Đảng ủy viên: Phó Tư lệnh
3. Đảng ủy viên: Phó Chính ủy
4. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Chính trị
5. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
6. Đảng ủy viên: Phó Tham mưu trưởng
7. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 315
8. Đảng ủy viên: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 305 hoặc Sư đoàn 307
9. Đảng ủy viên: Cục trưởng Cục Hậu cần hoặc Cục trưởng Cục Kỹ thuật
10. Đảng ủy viên: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
11. Đảng ủy viên: Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh
12. Đảng ủy viên: Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Công Binh 270
- Cơ quan trực thuộc

 Văn phòng.
 Thanh tra.
 Phòng Tài chính TP Trung tá: Nguyễn Thành Nhơn
 Phòng Khoa học Quân sự Tp Đại Tá: Nguyễn Hoài Tân
 Phòng Thông tin Khoa học quân sự
 Phòng Điều tra hình sự
 Phòng Thi hành án dân sự
 Phòng Cứu hộ cứu nạn
 Phòng Kinh tế
 Tòa án Quân sự Quân khu 5
 Viện Kiểm sát Quân sự Quân khu 5
Bộ Tham mưu

 Tham mưu trưởngː Đại tá Lê Ngọc Hải.


 Phó Tham mưu trưởngː Thiếu tướng Trương Hồng Quang.
 Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Tống Phú.
 Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Đoàn Văn Tâm.
 Phó Tham mưu trưởngː Đại tá Trương Quang Nhạn.
 Phó tham mưu trưởng: Đại tá Đỗ Anh Tuấn
Cục Chính trị

 Chủ nhiệm: Thiếu tướng Võ Văn Hưng.


 Phó Chủ nhiệm: Đại tá Đỗ Thanh Xuân
 Phó Chủ nhiệm: Bí thư Đại tá Đoàn Văn Nhất.
 Phó Chủ nhiệm: Đại tá Dương Hoàng Toán.
 Phó Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Thanh Xuân
Cục Hậu cần

 Chủ nhiệm: Đại tá Ngô Tiến Sỹ.


 Chính uỷ: Đại tá Bùi Tá Tuân
Cục Kỹ thuật

 Chủ nhiệm: Đại tá Nguyễn Ngọc Bâng.


 Chính ủy: Đại tá Trần Đình Đang.
Đơn vị trực thuộc Quân khu

 Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng


 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hoà
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông
 Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận
 Sư đoàn Bộ Binh 2
 Sư đoàn Bộ Binh 305
 Sư đoàn Bộ Binh 315
 Sư đoàn Bộ Binh 307
 Lữ đoàn Pháo Binh 572
 Lữ đoàn Pháo Binh 368
 Lữ đoàn Công Binh 270
 Lữ đoàn Công Binh 280
 Lữ đoàn Thông tin 575
 Lữ đoàn Tăng Thiết Giáp 574
 Lữ đoàn Phòng Không 573
 Trường Quân sự quân khu 5: Hiệu Trưởng Đại tá Huỳnh Phước Lượng
 Trường Cao đẳng nghề số 5
 Đoàn Kinh tế Quốc phòng 206
 Đoàn Kinh tế Quốc phòng 516
 Công ty Cà phê 15
 Công ty Đầu tư xây dựng Vạn Tường
 Đoàn Kinh tế Quốc phòng 737 (Ea Súp, Đắk Lắk).
Đơn vị trực thuộc Cục

 Tiểu đoàn Đặc Công 409, Bộ Tham mưu


 Tiểu đoàn Phòng Hóa 78, Bộ Tham mưu
 Tiểu đoàn Trinh Sát 32, Bộ Tham mưu
 Tiểu đoàn Vệ Binh 8, Bộ Tham mưu
 Tiểu đoàn Tác Chiến Điện Tử 97, Bộ Tham mưu
 Xưởng Công Binh X340, Bộ Tham mưu
 Trại Giam Khu Vực Miền Trung (T10), Bộ Tham mưu
 Trại Tạm Giam B14, Bộ Tham mưu
 Báo Quân khu 5, Cục Chính trị
 Bảo tàng Quân khu 5, Cục Chính trị
 Xưởng in Quân khu 5, Cục Chính trị
 Bệnh viện Quân y 13, Cục Hậu cần
 Bệnh viện Quân y 17, Cục Hậu cần
 Tiểu đoàn 6, Cục Hậu cần
 Kho K52, Cục Kỹ thuật
 Kho K55, Cục Kỹ thuật
 Xưởng Ô tô X387, Cục Kỹ thuật
 Xưởng Thông tin

4. Vũ khí trang bị
- Cục kỹ thuật Quân khu 5 chuyên bảo dưỡng, sửa chữa súng, pháo, khí tài,
gia công chi tiết vũ khí, trang thiết bị bảo đảm kỹ thuật cho các đơn vị:
• Thiết kế, chế tạo súng, đạn B41 HL phục vụ huấn luyện
• Thiết kế, chế tạo bộ khuôn đúc tay cầm súng tiểu liên AK bằng vật liệu
composit, bộ dụng cụ chuyên dùng tháo trục đầu càng các loại pháo mặt đất
• Xưởng 38 sản xuất được đạn DKB (mỗi quả nặng 90 kg, có 50 kg thuốc nổ,
tầm bắn hiệu quả 3.000m) và hàng vạn quả mìn phá rào cỡ lớn (có thể quét
sạch hàng rào dây kẽm gai, bãi mìn dài 12-13m)
• Sửa chữa, bảo dưỡng trên 1.000 khí tài quang học, 4.273 súng, các loại pháo
37mm và pháo mặt đất 105mm, 85mm.
II. QUÂN ĐOÀN 4
1. Lịch sử hình thành
- Quân đoàn 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, còn gọi là Binh đoàn Cửu
Long, là một trong 4 quân đoàn chủ lực cơ động của Quân đội nhân dân Việt
Nam 
- Được thành lập vào ngày 20 tháng 7 năm 1974 là Tiền thân của đơn vị là lực
lượng "đoàn 301" ở Campuchia năm 1971 bao gồm 3 sư đoàn 5 ,7 ,9. Chủ
yếu huấn luyện bộ đội người Việt và đào tạo cả những du kích Campuchia.
- Địa điểm thành lập tại “ khu vực Suối Bà chiêm sau khi đơn vị giải phóng
chi khu Đồng xoài rút về”.Chiến dịch giải phóng chi khu Đồng xoài lần đầu
tiên lực lượng pháo binh của quân đoàn (Cụ thể là Tiểu đoàn 60 lúc bấy giờ
Tiểu đoàn trưởng là đồng chí Mạo, Tham mưu trưởng tiểu đoàn là đồng chí
Ngô quang Chư tham chiến bằng Cối 160mmm đã làm cho quân ngụy
choáng váng vì lần đầu tiên quân địch nhìn thấy quả đạn cối 160mm bị lép
không nổ nặng 47 Kg) với các sư đoàn trụ cột 5, 7, 9.
- Sau chiến dịch Đường 14 - Phước Long, đơn vị giải phóng tỉnh Phước
Long (tháng 1 năm 1975), cùng lực lượng vũ trang địa phương giải
phóng Dầu Tiếng, Chơn Thành, Định Quán. Trong lúc củng cố quân, đơn vị
tách làm 2 để bao vây Sài Gòn theo 2 hướng Đông - Tây.

- Lần lượt sư đoàn 5 và 9 dời sang miền tây, cùng sư đoàn Phước Long và sư 8
tạo thành đoàn 232 (Binh Đoàn Cửu Long). Sư đoàn 7 và bộ chỉ huy dời
sang hướng đông, phối thuộc sư đoàn 6 và sư 341 đánh Xuân Lộc. Sau khi
đánh Lâm Đồng, Xuân Lộc; giải phóng Biên Hòa, đánh chiếm Biệt khu Thủ
Đô và một số mục tiêu quan trọng ở nội thành Sài Gòn (trong chiến dịch Hồ
Chí Minh). Sau ngày 30/4, đơn vị làm nhiệm vụ quân quản thành phố Sài
Gòn - Gia Định.

- Năm 1978, quân đoàn 4 có 3 sư đoàn chủ lực: 7, 9, 302 chiến đấu bảo
vệ biên giới Tây Nam và đánh Khmer đỏ ở Campuchia (1977-1979). Sau giai
đoạn này, được phong tặng danh hiệu "Bức tường thép miền đông nam bộ"

2. Chức năng và nhiệm vụ

- Chức năng
• Để đáp ứng yêu cầu trong cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, Quân đoàn 4
được thành lập ngày 20/7/1974. Với chức năng là quân chủ lực, cán bộ,
chiến sỹ Quân đoàn luôn đoàn kết, không tiếc máu xương, không ngại hy
sinh, gian khổ đã cùng các cánh quân tiến vào giải phóng Sài Gòn, giải
phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.
• Với chức năng là quả đấm chủ lực mạnh, lực lượng cơ động của Bộ ở chiến
trường B2, nhiệm vụ của Quân đoàn 4 là tiêu diệt quân địch, giải phóng nhân
dân, làm nòng cốt cho lực lượng vũ trang 3 thứ quân, làm chỗ dựa vững chắc
cho lực lượng đấu tranh chính trị của quần chúng, đảm nhận một hướng
chiến lược, một khu vực chiến trường, mục tiêu cuối cùng là giải phóng Sài
Gòn.
- Nhiệm vụ
• Quân đoàn 4 làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới Tây Nam, làm nghĩa vụ Quốc tế
cao cả, đó là giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng của bọn
phản động Pôn Pốt- Iêng Xari. Viết tiếp trang sử hào hùng đó, với cán bộ,
chiến sĩ trẻ quân đoàn hôm nay luôn cảm thấy rất tự hào, đặc biệt khi được
làm người lính trong Binh đoàn Cửu Long Anh hùng.
• Ngày nay, trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN,
Quân đoàn 4 đang tập trung huấn luyện, nâng cao chất lượng tổng hợp và
trình độ sẵn sàng chiến đấu, đảm bảo cho Quân đoàn có đủ khả năng hoàn
thành nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
• Xây dựng quân đoàn chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, xây dựng
đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện, đảm bảo tốt công tác hậu cần, kỹ
thuật, chăm lo cho đời sống bộ đội và tích cực xây dựng cơ sở chính trị ở địa
phương vững mạnh, xứng đáng là quân đoàn cơ động, chủ lực của Bộ đóng ở
phía Nam của Tổ quốc, phát huy truyền thống 'Trung thành, đoàn kết, anh
dũng, sáng tạo, tự lực, quyết thắng'.
3. Biên chế tổ chức
- Cơ quan trực thuộc

 Văn phòng
 Thanh tra
 Phòng Tài chính
 Phòng Khoa học Quân sự
 Phòng Thông tin KHQS
 Phòng Điều tra hình sự
 Phòng Cứu hộ cứu nạn
 Phòng Kinh tế
 Bộ Tham mưu
 Cục Chính trị
 Cục Hậu cần
 Cục Kỹ thuật
- Đơn vị trực thuộc Quân đoàn

 Sư đoàn bộ binh 9
 Sư đoàn bộ binh 7
 Sư đoàn bộ binh 309
 Lữ đoàn Pháo binh 434
 Lữ đoàn Phòng không 71
 Lữ đoàn Công binh 550
 Lữ đoàn Tăng thiết giáp 22
 Trường Cao đẳng nghề số 22
 Trường Quân sự quân đoàn 4
- Đơn vị trực thuộc Cục

 Tiểu đoàn Hóa học 38, Bộ Tham mưu


 Tiểu đoàn Đặc công, Bộ Tham mưu
 Tiểu đoàn Vệ binh 100, Bộ Tham mưu
 Tiểu đoàn Trinh sát 46, Bộ Tham mưu
 Tiểu đoàn Thông tin 26, Bộ Tham mưu
 Bảo tàng Quân đoàn, Cục Chính trị
 Xưởng In, Cục Chính trị
 Viện Kiểm sát, Cục Chính trị
 Tiểu đoàn Vận tải 6, Cục Hậu cần
 Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần
 Tiểu đoàn Sửa chữa 79, Cục Kỹ thuật
 Kho K174, Cục Kỹ thuật
4. Vũ khí trang bị
- Nhiệm vụ của Quân đoàn 4 trong giai đoạn mới đòi hỏi rất cao ở khả năng
bảo đảm kỹ thuật. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quân đoàn chủ lực làm
nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cơ động chiến đấu. Những năm
qua, Quân đoàn 4 đã không ngừng đổi mới, chú trọng bồi dưỡng nâng cao
trình độ công tác tham mưu tác chiến, huấn luyện, phương pháp tổ chức chỉ
đạo, diễn tập, đồng bộ hóa chất lượng công tác kỹ thuật. Địa bàn Quân đoàn
4 phức tạp, đa dạng, bao gồm các đô thị lớn, các khu công nghiệp, khu chế
xuất và sông rạch, miệt vườn, rừng núi, cao nguyên… Chính vì vậy, nội
dung huấn luyện của các đơn vị là tập trung rèn khả năng cơ động đa dạng,
linh hoạt, nhanh chóng thích ứng với mọi điều kiện địa hình, hệ thống
phương tiện kỹ thuật luôn trong trạng thái sẵn sàng cơ động.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, những năm qua, Quân đoàn 4 đã tích cực
nâng cao chất lượng công tác bảo đảm kỹ thuật, hậu cần, chủ động làm tốt
công tác tham mưu, triển khai thực hiện các nội dung về công tác kỹ thuật;
bảo đảm kịp thời, đồng bộ cả về số lượng và chất lượng hệ thống phương
tiện kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ huấn luyện, cơ động sẵn sàng chiến đấu. Đặc
biệt, trong nhiệm vụ diễn tập chiến đấu hằng năm, ngành kỹ thuật đã bảo
đảm hàng nghìn lượt khẩu súng, pháo và phương tiện kỹ thuật; hàng trăm tấn
đạn dược với hệ số kỹ thuật tốt. Tại cuộc diễn tập tổng hợp, Quân đoàn 4 đã
đưa vào sử dụng một số lượng lớn vũ khí trang bị và phương tiện kỹ thuật
quân sự hành quân cơ động đường dài, tổ chức cho các loại hỏa lực hạng
nặng vượt sông (trước đây được vận chuyển bằng đường bộ), bắn đạn thật.
Đây là một thách thức lớn đối với ngành kỹ thuật song với sự chuẩn bị chu
đáo, công tác kỹ thuật đã góp phần giúp Quân đoàn 4 hoàn thành tốt mọi
nhiệm vụ.

You might also like