You are on page 1of 1

Ngày 29 tháng 6 năm 1946 được coi là ngày thành lập Binh chủng Pháo binh.

Vào ngày này, tại sân Vệ


quốc đoàn Trung ương Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam Hoàng Văn Thái đọc Quyết
định thành lập Đoàn Pháo binh Thủ đô, gồm 3 trung đội: Pháo đài Láng, Pháo đài Xuân Tảo và Pháo đài
Xuân Canh.

+ Năm 1948, lực lượng pháo binh phát triển tới cấp tiểu đoàn

+ Năm 1950 pháo binh phát triển tới cấp trung đoàn.

+ Ngày 31 tháng 7 năm 1949, Cục Pháo binh được thành lập với nhiệm vụ nghiên cứu chế tạo, sửa chữa
các loại pháo, đạn và mở lớp đào tạo cán bộ chỉ huy pháo binh và thợ pháo, do Trần Đại Nghĩa làm Cục
trưởng.

+ Năm 1951, đại đoàn công pháo (công binh–pháo binh) 351 được thành lập, gồm 3 trung đoàn: trung
đoàn pháo 675, trung đoàn pháo 45 và trung đoàn công binh 151.

+ Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, bộ đội pháo binh có 2 trung đoàn pháo, 4 tiểu đoàn pháo
phản lực và súng cối

+ Ngày 7 tháng 9 năm 1954, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Pháo binh, đến ngày 28
tháng 5 năm 1956 Binh chủng Pháo binh chính thức được thành lập với cơ quan đầu não là Bộ Tư lệnh
Pháo binh.

+ Ngày 16 tháng 9 năm 1954, thành lập 2 đại đoàn pháo 675 và 349.

+ Ngày 21 tháng 9 năm 1954, thành lập đại đoàn pháo phòng không 367, đến năm 1958 tách khỏi Bộ
Tư lệnh Pháo binh để đặt dưới quyền Bộ Tư lệnh Phòng không mới được thành lập.

+ Ngày 15 tháng 10 năm 1965, thành lập Đoàn pháo binh 69 (còn gọi là Đoàn pháo binh Biên Hòa),
thuộc Bộ Tư lệnh Miền (chiến trường B2)

Nhiệm vụ:

Binh chủng pháo binh của Quân đội nhân dân Việt Nam là binh chủng chiến đấu, là hỏa lực chủ yếu của
lục quân; có thể tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hoặc độc lập tác chiến. Chi viện hỏa lực trong tác
chiến hiệp đồng quân, binh chủng. Chi viện hỏa lực cho các lực lượng đánh nhỏ lẻ, phân tán, rộng khắp
trong địa bàn tác chiến. Kiềm chế, chế áp trận địa pháo binh, súng cối, tên lửa, sở chỉ huy của địch. Chế
áp, phá hoại, khống chế các mục tiêu quan trọng sâu trong đội hình địch như sở chỉ huy (vị trí chỉ huy),
trung tâm thông tin, sân bay, kho, bến cảng... và hậu phương của địch. Dùng hỏa lực pháo binh bắn tiêu
diệt, gây tổn thất làm địch mất sức chiến đấu. Bắn phá các mục tiêu công sự, công trình phòng ngự của
địch... gây mất tác dụng. Bắn chế áp gây tổn thất cho các mục tiêu của địch, tạm thời mất sức chiến đấu,
cơ động hạn chế, chỉ huy rối loạn. Bắn kiềm chế gây tổn thất và tác động về tinh thần, tâm lý để hạn chế
và ngăn chặn hoạt động của địch một cách tạm thời.

You might also like