You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Học phần: Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐỀ TÀI (SỐ 3): Em nói rõ hệ thống tổ chức trong QĐNDVN hiện nay, đồng thời
trình bày những hiểu biết của mình về quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của
Binh chủng Tăng thiết giáp. Trách nhiệm của cá nhân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc hiện nay.

Giảng viên hướng dẫn : Trần Lệ Thu


Sinh viên thực hiện : Trần Minh Nguyệt
Lớp : CNTT 13 - 03
Mã sinh viên : 1351020164

Hà nội, ngày 25 tháng 05 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

ĐIỀM:

NHÂN XÉT:
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
.......................................................
NGƯỜI CHẤM THI THỨ NHẤT NGƯỜI CHẤM THI THỨ HAI

Nguyễn Văn Tám Trần Lệ Thu

Hà Nội, tháng 10 năm 2021


Contents
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
PHẦN NÔI DUNG ................................................................................................... 2
I. Hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam .............................. 2
II. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Binh chủng
Tăng thiết giáp. ................................................................................................ 3
2.1. Ngày truyền thống của Binh chủng Tăng thiết giáp .............................. 3
2.2. Vị trí và nhiệm vụ của Binh chủng Tăng thiết giáp ............................... 5
2.3. Sử dụng Tăng thiết giáp trong chiến đấu ............................................... 6
III. Trách nhiệm cửa bản thân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 7
IV. Kết luận .................................................................................................... 8
1

LỜI MỞ ĐẦU
Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nguyên
tắc, yêu cầu khách quan. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp là phải
xây dựng được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Xây dựng
nền quốc phòng toàn dân là nhân tố cốt lõi, nền tảng để đất nước ta tăng cường sức
mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, đó cũng là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của
Đảng đối với cách mạng Việt Nam, được Nghị quyết Trung ương 8 ( khóa XI) quy
định và thực hiện.

Điều đó chỉ có được khi mọi công dân, mọi tổ chức, lực lượng cần phải có ý
thức, nghĩa vụ và trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân. Từ đó, vận dụng vào thực tế để thực hiện tốt trácg nhiện của mình
trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân để bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quân đội nhân
dân Việt Nam vững mạnh làm nòng cốt cho sự nghiệp quốc phòng toàn dân. Từ
nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, dựa vào dân, đoàn kết gắn bó máu thịt
với nhân dân là quy luật phát triển, cội nguồn sức mạnh chiến đấu và chiến thắng
của QĐND Việt Nam trong suốt 75 năm qua. Kế thừa, phát huy bản chất, truyền
thống tốt đẹp đó, cán bộ, chiến sĩ quân đội cần đề cao trách nhiệm, gương mẫu
trong lời nói, quyết liệt trong hành động, nhằm giữ gìn, phát triển mối quan hệ đoàn
kết gắn bó máu thịt với nhân dân. Hiện nay, các thế lực thù địch đang tìm mọi cách
chống phá, chia rẽ mối quan hệ đoàn kết gắn bó “máu-thịt”, “cá-nước” giữa quân
đội và nhân dân bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, thâm độc, nên cán bộ, chiến sĩ trong
toàn quân càng phải giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, chấp hành nghiêm kỷ
luật trong quan hệ quân dân, gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện
quân với dân một ý chí.

Để làm được điều đó mỗi công dân chúng ta cần phải trang bị cho mình
những thế phòng ngự, không những thế chúng ta cần phải rèn luyện về mặt thể xác
và tinh thần, kiên cường, mưu trí dũng cảm, chủ động trong mọi tính thế cũng nhữ
kiên quyết giữ vững tinh thần đến cùng khi trong chiến đấu. Dưới sự lãnh đạo của
Đảng về quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân trong điều kiện mới nhằm phát
huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân và hệ thống chính trị xây dựng bảo về vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chính vì nghĩa đó, để hiểu rõ hơn chúng
ta cần làm những gì? Cần có ý trí kiên cường dũng cảm như thế nào quyết tâm vững
ra sao nên em xin chọn đề tài “Em nói rõ hệ thống tổ chức trong QĐNDVN hiện
nay, đồng thời trình bày những hiểu biết của mình về quá trình xây dựng, chiến đấu
và trưởng thành của Binh chủng Tăng thiết giáp. Trách nhiệm của cá nhân trong
nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
2

PHẦN NÔI DUNG


I. Hệ thống tổ chức trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam, là đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, sẵn
sàng chiến đâu hy sinh “ vì độc lập tự do của Tổ Quốc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh
phúc của nhân dân”. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam
Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22
tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Tổ chức Quân đội nhân
dân Việt Nam được thể hiện thông qua Bộ Quốc phòng và Quân chủng Lục quân:

1.1. Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam.


Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam là một cơ quan trực thuộc
Chính phủ, quản lý và điều hành Quân đội nhân dân Việt Nam, thực hiện nhiệm
vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, phòng thủ quốc gia. Bộ
Quốc phòng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các cơ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục
Chính trị, Tổng cục 2, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc
phòng, Tổng cục Hậu cần. Các quân chủng, quân khu, quân đoàn trực thuộc
Bộ Quốc phòng: Quân chủng Lục quân, Quân chủng Hải quân, Quân chủng
Phòng không - Không quân, Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu
4, Quân khu 5, Quân khu 7, Quân khu 9, Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân
đoàn 3, Quân đoàn 4.
- Các Bộ Tư lệnh trực thuộc Bộ Quốc phòng: Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng,
Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.
Trong mỗi quân khu, quân đoàn có các đơn vị chiến đấu như sư đoàn, lữ
đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc. Riêng các quân khu, ngoài các đơn vị chủ
lực còn có các đơn vị trực thuộc bộ chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương...; ở từng lữ đoàn, trung đoàn có các tiểu đoàn (tiểu đoàn bộ binh, tiểu
đoàn pháo binh, tiểu đoàn công binh...); đại đội trực thuộc lữ đoàn, trung đoàn (đại
đội sửa chữa, đại đội xe...); tiểu đoàn có các đại đội bộ binh, hỏa lực, các trung đội
trực thuộc tiểu đoàn và tiểu đội trinh sát; đại đội có các trung đội bộ binh, tiểu đội
hỏa lực; trung đội có các tiểu đội bộ binh; tiểu đội là đơn vị biên chế nhỏ nhất trong
hệ thống tổ chức của QĐND Việt Nam. Hệ thống các học viện nhà trường trực
thuộc Bộ Quốc phòng như: các học viện, các trường đại học, trường sĩ quan, trường
dạy nghề; các cơ quan và đơn vị khác trực thuộc Bộ Quốc phòng (Ví dụ: Tập đoàn
viễn thông Quân đội Viettel, Thanh tra bộ, Cục tài chính, Cục đối ngoại quân sự, Bộ
3

Tư lệnh Cảnh sát biển, Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Cục cứu hộ cứu nạn, Cục
Điều tra hình sự, Cục thi hành án, Binh đoàn 15...)

1.2. Quân chủng Lục quân


Quân chủng Lục quân: Quân đội nhân dân Việt Nam không tổ chức Quân
chủng Lục quân thành Bộ tư lệnh riêng mà tổ chức thành các quân đoàn, các binh
chủng chuyên môn trực thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Tổng Tham mưu trực tiếp chỉ
huy, lãnh đạo.
Các binh chủng chiến đấu và các binh chủng bảo đảm gồm:
- Binh chủng Pháo binh
- Binh chủng Tăng thiết giáp
- Binh chủng Đặc công
- Binh chủng Thông tin
- Binh chủng Công binh
- Binh chủng Hóa học.
Trong đó có các binh chủng chiến đấu gồm: Bộ binh - Bộ binh cơ giới, Pháo
binh, Tăng thiết giáp, Đặc công.
Các binh chủng bảo đảm: Thông tin, Công binh, Hóa học. Ngoài ra còn có
các lực lượng chiến đấu và bảo đảm khác như: Ngành hậu cần, kỹ thuật, trinh sát,
phòng không của lục quân.

II. Quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Binh chủng
Tăng thiết giáp.
2.1. Ngày truyền thống của Binh chủng Tăng thiết giáp
Binh chủng Tăng – Thiết giáp Quân đội nhân dân Việt Nam là một binh
chủng trong tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam, chịu trách nhiệm tác chiến đột
kích trên bộ và đổ bộ, được trang bị các loại xe tăng, xe bọc thép, với hỏa lực mạnh
sức cơ động cao
Tăng thiết giáp là một binh chủng kỹ thuật, chiến đấu và là lực lượng đột
kích quan trọng của Lục quân Việt Nam. Từ giữa năm 1955, Bộ Tổng Tư lệnh Quân
đội Nhân dân Việt Nam đã tuyển chọn nhiều cán bộ chiến sĩ tập trung để đưa đi học
bổ túc văn hóa tại Trường Văn hóa Quân đội, với mục đích tạo nguồn để đào tạo
cán bộ sĩ quan cả về chỉ huy, tham mưu và các quân binh chủng kỹ thuật, trong đó
có binh chủng thiết giáp. Tháng 8 năm 1956, 2 đoàn cán bộ, chiến sĩ được tuyển
chọn cử đi Trung Quốc để đào tạo về tăng thiết giáp. Tháng 8 năm 1959, Bộ Quốc
phòng quyết định xây dựng một căn cứ huấn luyện xe tăng, lấy mật danh là Công
trường 92, tại khu vực núi Đanh thuộc xã Kim Long, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phú (nay thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc).
4

Ngày 5 tháng 10 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 449/NĐ về


việc thành lập Trung đoàn xe tăng 202 với biên chế 3 tiểu đoàn tăng, 5 đại đội
trực thuộc (Sửa chữa, Công binh, Thông tin, Huấn luyện, Vệ binh) và 4 phòng
(Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật). Sự ra đời của Trung đoàn xe tăng 202
đánh dấu bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trên con đường tiến lên chính qui,
hiện đại, là cơ sở quan trọng cho sự ra đời của Binh chủng Thiết giáp sau này. Từ đó
lấy ngày 5 tháng 10 trở thành ngày truyền thống của Binh chung Tăng – Thiết giáp
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Bộ tư lệnh Thiết giáp được thành lập đánh dấu giai đoạn phát triển mới
của bộ đội Tăng thiết Giáp. Đó là bước phát triển tất yếu của Quân đội ta trên con
đường tiến lên chính quy, hiện đại, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, bảo vệ
vững chắc miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc. Ngày
01/10/1966, Bộ tư lệnh Thiết giáp được lệnh của Bộ tổng Tham mưu tổ chức 11 đại
đội cao xạ 37 ly tăng cường cho Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân tham gia
chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm của miền Bắc
(sân bay Thủ đô Hà Nội, Hoà Lạc, cầu Việt Trì). Ngày 5/8/1967, Bộ tư lệnh Thiết
giáp được Bộ Quốc phòng thông báo, chuẩn bị 2 đại đội xe tăng vào chiến trường
miền Nam chiến đấu. Sau thời gian gấp rút chuẩn bị chiến đấu, ngày 01/10/1967,
Tiểu đoàn 198 (được thành lập từ Đại đội tăng 3 và Đại đội tăng 9 thuộc Tiểu
đoàn 3, Trung đoàn 203) bắt đầu hành quân từ Lương Sơn – Hòa Bình vào chiến
trường. Sau hơn 50 ngày đêm hành quân vượt hơn 1000km đường Trường Sơn với
nhiều địa hình phức tạp, trong điều kiện địch đánh phá ác liệt, toàn Tiểu đoàn đã đến
vị trí tập kết bảo đảm an toàn về người và trang bị chiến đấu. Đại đội tăng 3 hành
quân 931 km, ngày 21/12/1967 tới vị trí tập kết ở Nậm Khang trên đường số 9. Đại
đội tăng 9 vượt qua chặng đường dài gần 1500km tập kết tại Ha Xinh-Ta xinh ở
Nam đường 9 (đồng hồ hành trình trên các xe của Đại đội tăng 9 đã báo 1438,8 km
với 171,36 giờ máy nổ).
Đây là cuộc hành quân lịch sử bằng xích của xe tăng ta từ hậu phương vào
chiến trường, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng không chỉ đối với Binh chủng mà còn
có ý nghĩa chiến lược quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
của nhân dân ta. Cuộc hành quân thắng lợi đã khẳng định: Trong điều kiện địa
hình hiểm trở của tuyến đường chiến lược, không quân địch đánh phá ác liệt suốt
ngày đêm, nhưng với khả năng thực tế, ý chí quyết tâm cao và phương pháp tổ
chức, bảo đảm hành quân phù hợp ta vẫn có thể đưa được một lực lượng lớn xe
tăng vào chiến trường (gồm cả con người và đầy đủ vũ khí, trang bị) để tham gia
chiến đấu. Đây là mốc mở đầu cho quá trình triển khai lực lượng Tăng thiết giáp
ở các địa bàn chiến lược trên chiến trường, đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc
chiến tranh giải phóng. Ta đưa được xe tăng vào chiến trường là một bất ngờ lớn
đối với bộ máy chiến tranh xâm lược Mỹ và bè lũ tay sai của chúng.
Tháng 2 năm 1968, lực lượng tăng thiết giáp Quân đội Nhân dân Việt
Nam tham chiến lần đầu tiên tại Tà Mây - Làng Vây (Đường 9 - Khe Sanh).
Chiến thắng Tà Mây, Làng Vây đã góp phần phá vỡ một mảng tuyến phòng thủ
chiến lược của địch trên Đường 9, dồn địch vào thế phòng thủ, bị động đối phó,
đồng thời phối hợp kịp thời với các chiến trường, góp phần vào chiến công vang dội
của quân và dân cả nước trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968. Trận
đánh Tà Mây - Làng Vây là chiến công đầu tiên của bộ đội Tăng thiết giáp, khẳng
5

định sức mạnh của xe tăng trong chiến đấu hợp đồng binh chủng, góp phần làm
rạng rỡ lịch sử truyền thống của Quân đội ta, cổ vũ tinh thần quyết chiến, quyết
thắng của cán bộ, chiến sĩ Tăng thiết giáp trong suốt quá trình chiến đấu và xây
dựng sau này. Trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, Bộ đội Tăng thiết giáp
đã cùng với các Quân, Binh chủng bạn tiến công trên khắp các chiến trường miền
Nam, đánh bại địch ở nhiều vùng rộng lớn như Trị Thiên, Tây Nguyên, Đông Nam
bộ... ta thu và phá huỷ một khối lượng lớn vũ khí trang bị chiến tranh của địch, giải
phóng nhiều vùng đất rộng lớn, làm chuyển biến cục diện chiến tranh.
Một trong những trận đánh tiêu biểu, đạt hiệu suất chiến đấu cao trong giai
đoạn này là trận tiến công căn cứ Đắc Tô - Tân Cảnh của đại đội 7 thuộc Tiểu
đoàn 297 phối thuộc cho Trung đoàn bộ binh 66 ngày 24/4/1972. Đây là một căn
cứ then chốt nằm trên tuyến phòng thủ phía Bắc tỉnh Com Tum. Địch dựa vào thế
núi hiểm trở, sông suối bao quanh để tổ chức thành căn cứ phòng ngự mạnh, có
quân số đông, nhiều hỏa khí, hệ thống công sự, lô cốt vững chắc, vật cản dày, được
hỏa lực pháo binh, không quân chi viện. Từ năm 1968 cho đến hết năm 1975, tăng
thiết giáp đã tham gia chiến đấu hơn 200 trận, đặc biệt đã dẫn đầu 5 cánh quân
giải phóng Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh. Ngày 20 tháng 10 năm 1976,
Binh chủng Tăng thiết giáp được Quốc hội và Chính phủ Việt Nam tuyên dương
danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

2.2. Vị trí và nhiệm vụ của Binh chủng Tăng thiết giáp


Tăng thiết giáp là loại trang bị kỹ thuật hiện đại, có vỏ thép dày, hỏa lực
mạnh và sức cơ động cao, là lực lượng đột kích quan trọng của Quân đội nhân
dân Việt Nam trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng cùng với bộ binh là lực
lượng đột kích chủ yếu của chiến đấu chiến dịch; hiệp đồng với các binh chủng
tạo nên sức mạnh chiến đấu Binh chủng hợp thành.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc tương lai (nếu xảy ra) để đánh bại tiến
công quy mô lớn của địch trên nhiều hướng: trên bộ kết hợp với đổ bộ đường
không, đường biển với cường độ cao, nhịp độ lớn, liên tục bằng nhiều thê đội.
Bộ đội Tăng thiết giáp là một trong những thành phần lực lượng rất quan trọng
của Lục quân có thể được sử dụng ngay từ đầu với quy mô lực lượng thích hợp
cùng các lực lượng khác tiêu diệt lớn quân địch, đảm nhiệm nhiệm vụ đột kích
quan trọng (có trường hợp là chủ yếu trong chiến dịch hiệp đồng quân, binh
chủng). Trong chiến đấu phòng ngự tích cực tiêu diệt địch nhất là Tăng thiết giáp,
ngăn chặn đánh bại tiến công của chúng, cùng các lực lượng khác giữ vững khu vực
được giao.
Nhiệm vụ của Binh chủng Tăng thiết giáp: Trong chiến đấu bộ đội tăng thiết
giáp thường cùng với bộ binh và các quân, binh chủng khác chiến đấu hiệp đồng
quân, binh chủng hoặc đảm nhiệm một nhiệm vụ độc lập, thường đảm nhiệm các
nhiệm vụ sau:
- Trong tiến công: Đột phá trận địa phòng ngự của địch, thọc sâu, vu hồi đánh
vào mục tiêu chủ yếu bên trong như sở chỉ huy, trận địa hỏa lực, khu vực tập
trung cơ giới, trung tâm thông tin, sân bay, địa hình quan trọng để tạo điều
kiện chiến đấu, chiến dịch phát triển thuận lợi, nhanh chóng tiêu diệt toàn bộ
quân địch. Tiêu diệt địch cơ động ứng cứu giải tỏa đường bộ, ĐBĐK; tiêu diệt
6

địch rút chạy; có thể được sử dụng làm lực lượng dự bị để sẵn sàng xử trí các tình
huống quan trọng.
- Trong phòng ngự: Có thể thực hiện nhiệm vụ cùng bộ binh và các lực lượng
khác phòng ngự điểm tựa quan trọng, cố thủ mục tiêu chủ yếu, cùng các lực
lượng khác giữ vững khu vực phòng thủ then chốt. Làm lực lượng cơ động
tiến công thực hiện hành động tiến công trong phòng ngự cùng các lực lượng
khác thực hiện các lực lượng khác thực hiện các trận đánh quan trọng then
chốt tạo nên sự thay đổi đột biến thế lực và thời cơ cho trận chiến đấu chiến
dịch có lợi cho ta, cùng các lực lượng khác đánh bại tiến công của địch giữ
vững khu vực phòng ngự được giao. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của
TTG. Thực hiện được mục đích bản chất của phòng ngự đồng thời phát huy
được toàn bộ các yếu tố tạo nên sức mạnh của tăng thiết giáp.
- Trong thực hiện nhiệm vụ A2: Có thể thực hiện chốt giữ mục tiêu, tiến công
giành lại các mục tiêu đã bị đánh chiếm (các mục tiêu quan trọng như trụ sở
Đảng, chính quyền các cấp), ngăn chặn, chia cắt, giải tán, trấn áp tiêu diệt các lực
lượng bạo loạn lật đổ; cùng các lực lượng khác tiến công tiêu diệt địch ĐBĐK vào
các sân bay, bến cảng, hoặc khống chế các mục tiêu trên không cho địch đổ bộ hỗ
trợ các lực lượng bạo loạn lật đổ nội địa.

2.3. Sử dụng Tăng thiết giáp trong chiến đấu


Trên cơ sở quán triệt nguyên tắc chỉ đạo tác chiến của bộ đội Tăng thiết giáp
trong chiến đấu chiến dịch khi sử dụng tăng theo các nguyên tắc sau:
- Tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu, các trận then chốt vào thời cơ có lợi
- Tạo và nắm thời cơ bất ngờ tiêu diệt địch có cách đánh mưu trí táo bạo.
- Hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tham gia chiến đấu chiến dịch trước
hết là với bộ binh, pháo binh và các lực lượng khác, tạo nên sức mạnh chiến
đấu binh chủng hợp thành.
- Đánh có chuẩn bị, chu đáo, tỉ mỉ, bảo đảm các mặt chu đáo.
- Có lực lượng dự bị mạnh.
Trong những nguyên tắc trên sử dụng xe tăng tập trung có ý nghĩa quan trọng nhằm
không ngừng phát huy sức mạnh tổng hợp của Tăng thiết giáp vào thời cơ chiến
lược, chiến dịch quan trọng, hiệp đồng với các lực lượng khác, đánh những trận
then chốt trên hướng chủ yếu để giành thắng lợi, ngoài việc sử dụng Tăng thiết giáp
tập trung vào nhiệm vụ chủ yếu, hướng và mục tiêu chủ yếu khi cần thiết có thể sử
dụng một bộ phận Tăng thiết giáp vào các thời cơ khác tạo điều kiện cho trận then
chốt, cho hướng chủ yếu giành thắng lợi nhưng tuyệt đối không được giàn đều lực
lượng, sử dụng phân tán hoặc (nhỏ giọt), sử dụng tập trung không chỉ vào lực lượng
bố trí sẵn mà phải khôn khéo cơ động lực lượng để luôn có sức mạnh chiến đấu hơn
địch trên hướng và trận then chốt.
Quan niệm sử dụng tập trung không nhất thiết tập trung trên một chính diện xác
định mà có thể nhiều hướng sử dụng Tăng thiết giáp vào một mục tiêu. Hiệp đồng
chặt chẽ với các lực lượng tham gia chiến đấu chiến dịch trước hết là với bộ binh,
pháo binh và các lực lượng khác tạo nên sức mạnh chiến đấu BCHT. Tăng thiết
giáp là lực lượng đột kích quan trọng trong từng trận chiến đấu và chiến dịch nhưng
sức mạnh của nó chỉ được phát huy đầy đủ trong đội hình chiến đấu của BCHT.
7

Trên cơ sở đó làm tăng gấp bội sức chiến đấu hiệp đồng quân, binh chủng. Xe tăng,
bộ binh, pháo binh và các lực lượng khác vừa hỗ trợ chi viện, bảo vệ lẫn nhau nhằm
thực hiện thắng lợi mục đích của trận chiến đấu, chiến dịch, xe tăng được bảo vệ
trước hỏa lực trước hỏa lực bắn thẳng của địch ở gần là nhờ có bộ binh và các lực
lượng khác đi cùng. Mặt khác xe tăng chính là chỗ dựa tin cậy của bộ binh và các
lực lượng khác trong chiến đấu. Tăng thiết giáp phải hiệp đồng với các lực lượng ngay từ
đầu và chủ động điều chỉnh hiệp đồng trong suốt quá trình chiến đấu.
Trong từng trường hợp cụ thể Tăng thiết giáp có thể độc lập thực hiện 1 nhiệm vụ
(độc lập tương đối)

III. Trách nhiệm cửa bản thân trong nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, do đó mỗi
công dân phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng an ninh. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng an ninh quốc phòng đóng
vai trò hết sức qua trọng trong công ác giữ gìn và phát huy bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng.
Là một công dân, sinh viên đang còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần
phải nỗ lực học tập và rèn luyện tốt để cống hiến sức lựuc và tri thức cho đất nước.
Chúng ta đãn biết, Bác Hồ đã nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay
không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sáng vai với các cường
quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em”. Vậy nên, chúng ta cần phải tích cực họp tập, rèn luyện, xây dựng niềm tin, bồi
dưỡng lòng yêu nước, yêu chế độ, góp sức xây dựng đất nước. Tự giác, tích cự học
tặp, nắm vững những kiến thức, tham gia các hoạt động về quốc phòng an ninh.
Chấp hành nghiêm pháp luật va quy định của nhà trường. Nêu cao tinh thần cảnh
giác với các thế lực thù địch, không để những cám dỗ về vật chất tác động đến bản
thân, làm suy giảm lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Giữ vững ổn định về tư tưởng
chính trị, không để các thế lực thù địch có cơ hội dụ dỗ, lôi kéo. Thường xuyên
nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn và bản lĩnh chính trị, kiên định với đường
lỗi xã hội chủ nghĩa, với lý tưởng của Đảng với niềm tin nhân dân. Đóng góp hết
khả nằn của mình vào công cuộc phát triển, xây dựng đất nước trong thời đại mới,
hoàn thành tổ nhiệm cụ của công dân, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp
luật, tăng cường đoàn kết nhân dân, cảnh giác âm mưa, thủ đoạn của các thế lực thù
địch.
Bên cạnh đó Nhà trường, cũng như Đảng và Nhà nước phối hợp với gia đình
cũng cần nâng cao giáo dục, thực hiện tốt các công tác đề ra. Các cán bộ, đảng viên
và toàn dân cần nhận thức sâu sắc, đồng tâm hợp lực, không những thế còn cần
nhận thức đúng đắn, trách nhiệm cao để xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững
mạnh.
8

IV. Kết luận


Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam thống nhất chính qui có vị
trí ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Để nắm vững và
vận dụng linh hoạt trong hoạt động giáo dục quốc phòng cho thế hệ trẻ đòi hỏi
người học luôn không ngừng học tập và vận dụng linh hoạt trong biên chế các lớp
khi học tập thực hành và được vận dụng liên tục trong các hoạt động của lớp, của
nhà trường. Phát huy thành tích to lớn đã đạt được trong 70 năm qua, Quân đội
nhân dân Việt Nam tiếp tục xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
từng bước hiện đại; tham gia xây dựng kinh tế đất nước và thực hiện tốt hơn chức
năng làm nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, góp phần xây
dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; bảo vệ
hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực và trên thế giới, xứng đáng với tên gọi:
Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
9

Tài liệu tham khảo


- Giáo trình “ Đường lối quốc phòng và an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam
”. Cô Trần Lệ Thu.
- https://gdqp.hust.edu.vn/c/document_library/get_file?uuid=db58b007-465c-
420a-af90-5208cc09b23d&groupId=5266021

You might also like