You are on page 1of 182

CHUYÊN ĐỀ 01

- Tên chuyên đề: Hướng dẫn thực hiện công tác Tham mưu HLCĐ; Hướng
dẫn thực hiện các nội dung xây dựng đơn vị VMTD “mẫu mực, tiêu biểu”
- Thời gian: 70 phút.
- Giáo viên: Thượng tá Trần Văn Thụ, Phó trưởng phòng QH-NT.
- Nội dung:
VĐHL1. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CÔNG TÁC THAM MƯU HUẤN
LUYỆN CHIẾN ĐẤU
Mở đầu
Ngày 15/11/2010, Bộ Quốc phòng đã có Thông tư số 165/2010/TT-BQP
ban hành Điều lệ Công tác TMHLCĐ thay thế Điều lệ công tác TMHLCĐ năm
1997; Ngày 22/3/2011 Cục Quân huấn/BTTM đã có Hướng dẫn số 334/HD-QH
về việc Hướng dẫn thực hiện Điều lệ công tác TMHLCĐ nhằm thống nhất văn
kiện TMHLCĐ; quy cách các kế hoạch, mệnh lệnh, hướng dẫn, tập huấn, hội
thi, hội thao, kiểm tra, phúc tra, thống kê báo cáo huấn luyện ở các cấp…. Sau
gần 10 năm thực hiện, các đơn vị trong Binh chủng đã triển khai thực hiện
nghiêm túc, tuy nhiên qua kiểm tra của cơ quan BTL vẫn còn một số đơn vị, một
số đồng chí cán bộ nắm chưa chắc, thực hiện chưa đúng theo quy định, chưa
thống nhất; trong VĐHL này, tôi nhấn mạnh lại một số nội dung các đơn vị còn
có sai sót trong quá trình triển khai thực hiện.
I. Một số quy định chung trong Điều lệ Công tác TMHLCĐ
1. Vai trò, vị trí huấn luyện chiến đấu (Điều 2, Chương 1)
- Huấn luyện chiến đấu là hoạt động của chỉ huy, chính ủy (chính trị
viên), cơ quan đơn vị nhằm giáo dục, truyền thụ kiến thức, rèn luyện cho bộ đội,
dân quân tự vệ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tri thức và kỹ năng cần thiết
về kỹ thuật, chiến thuật, có nếp sống chính quy, kỷ luật nghiêm, thể lực tốt để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, phục vụ chiến đấu và công tác.
- Huấn luyện được tiến hành cả trong thời bình và thời chiến. Trong thời
bình huấn luyện chiến đấu là nhiệm vụ trung tâm thường xuyên của các đơn vị
đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng do người chỉ huy, chính ủy (chính trị
viên) tổ chức thực hiện, cơ quan huấn luyện làm tham mưu.
2. Công tác TMHLCĐ (Điều 3, Chương 1)
Công tác tham mưu huấn luyện chiến đấu là hệ thống công việc, biện
pháp do cơ quan huấn luyện tiến hành nhằm giúp người chỉ huy, chính ủy (chính
trị viên) trong tổ chức chỉ huy, chỉ đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ huấn luyện
chiến đấu đối với bộ đội và dân quân tự vệ.
3. Đối tượng huấn luyện chiến đấu (Điều 4, Chương 1)
Đối tượng huấn luyện chiến đấu gồm: sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân viên chức quốc phòng; cơ quan, đơn vị trong
Quân đội (cả lực lượng thường trực và dự bị động viên), dân quân tự vệ.
4. Nội dung huấn luyện chiến đấu (Điều 5, Chương 1)
- Giáo dục chính trị, pháp luật và một số kiến thức về khoa học xã hội và
nhân văn.
- HL quân sự: kỹ thuật, chiến thuật, điều lệnh, thể lực, cứu hộ, cứu nạn.
- Huấn luyện công tác hậu cần.
- Huấn luyện công tác kỹ thuật.
5. Nội dung công tác TMHLCĐ (Điều 6, Chương 1)
- Quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chỉ lệnh, mệnh lệnh, chỉ thị, kế
hoạch của cấp trên về huấn luyện chiến đấu.
- Thu thập, đánh giá tình hình đơn vị, khả năng đảm bảo; lập, phê duyệt
kế hoạch; soạn thảo các văn kiện huấn luyện chiến đấu.
- Tổ chức chuẩn bị huấn luyện: Tập huấn, bội dưỡng cán bộ; soạn thảo,
thông qua giáo án; chuẩn bị vật chất, thao trường, phòng học, trang bị kỹ thuật
bảo đảm cho nhiệm vụ huấn luyện.
- Tổ chức huấn luyện, diễn tập cho các đối tượng.
- Tổ chức hội thi, hội thao huấn luyện.
- Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong huấn luyện.
- Tổ chức bảo đảm huấn luyện.
- Kiểm tra, phúc tra huấn luyện.
- Thống kê, báo cáo huấn luyện.
- Sơ kết, tổng kết huấn luyện.
II. Một số nội dung cần chú ý trong xây dựng Hướng dẫn thực hiện
KH HLCĐ cấp lữ đoàn; lịch huấn luyện tháng của cơ quan lữ đoàn, nhà
trường (trung tâm, kho); Kế hoạch tháng cấp d, tiến trình biểu huấn luyện
cấp đại đội
1. Hướng dẫn thực hiện KH HLCĐ giai đoạn 1 (2) cấp lữ đoàn
Sau khi có hướng dẫn thực hiện kế hoạch HLCĐ của Bộ tham mưu và Kế
hoạch HLCĐ giai đoạn 1 (2) của lữ đoàn được Thủ trưởng BTL phê duyệt, các lữ
đoàn xây dựng hướng dẫn thực hiện kế hoạch huấn luyện chiến đấu giai đoạn 1 (2):
Hướng dẫn thực hiện kế hoạch huấn luyện chiến đấu giai đoạn 1 (2) là
văn kiện của cơ quan tham mưu soạn thảo, Tham mưu trưởng ký để hướng dẫn
cơ quan, đơn vị thực hiện kế hoạch HLCĐ.
Văn kiện được trình bày trên khổ giấy A4, in dọc (quy định cụ thể trong
Hướng dẫn thực hiện điều lệ công tác TMHL chiến đấu ban hành năm 2011-
trang 83 đến trang 94).
Tuy nhiên: Trong quá trình xây dựng, có lữ đoàn còn nhầm lẫn xây dựng
hướng dẫn thực hiện kế hoạch huấn luyện chiến đấu cả năm; do vậy các đồng
chí chú ý: Theo quy định phải xây dựng Hướng dẫn thực hiện kế hoạch huấn
luyện chiến đấu theo giai đoạn: 1 (2), do vậy khi xây dựng các đơn vị bám vào
Kế hoạch HLCĐ giai đoạn 1 (2) của lữ đoàn để hướng dẫn cho sát nội dung
huấn luyện.
2. Kế hoạch, lịch huấn luyện chiến đấu tháng của cơ quan lữ đoàn

2
a) Quy định về thời gian, cơ quan soạn thảo, người ký chịu trách nhiệm
và người phê duyệt
- Kế hoạch huấn luyện chiến đấu tháng của cơ quan Lữ đoàn do phòng
tham mưu, phối hợp với các cơ quan khác có liên quan, soạn thảo từng
tháng; Lữ đoàn trưởng phê duyệt (thống nhất thời gian phê duyệt trước khi
huấn luyện 10-15 ngày - trong điều lệ không quy định), là cơ sở để tổ chức và
điều hành thực hiện nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu trong tháng.
- Kế hoạch trình bày trên khổ giấy A3, in ngang, trang bìa màu xanh da
trời, cách trình bày, kiểu cỡ chữ của trang bìa, nội dung của kế hoạch (quy định
cụ thể trong Hướng dẫn thực hiện điều lệ công tác TMHL chiến đấu ban hành
năm 2011- trang 105 đến trang 111).
b) Lịch huấn luyện chiến đấu tháng của cơ quan Lữ đoàn
Hàng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo kế hoạch (Phòng Tham mưu), căn
cứ Kế hoạch huấn luyện chiến đấu tháng đã được phê duyệt, xây dựng lịch huấn
luyện, gửi các phòng để triển khai thực hiện nhiệm huấn luyện trong tháng.
Lịch huấn luyện tháng được soạn thảo trên khổ giấy A4, in ngang, trình
bày theo mẫu sau:

3
LỮ ĐOÀN … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG THAM MƯU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa danh, ngày 25 tháng 02 năm 2020

LỊCH
Huấn luyện chiến đấu tháng 3 năm 2020 của cơ quan Lữ đoàn

Thứ Thời gian Cơ quan Thành phần Vật chất


Nội dung huấn luyện Địa điểm
Ngày/tháng (từ… đến…) phụ trách tham gia bảo đảm
Huấn luyện ĐLĐN từng người Sân chào cờ
07.00-09.00 Phòng TM SQ, QNCN
không có súng: Bài… CQ
Thứ 3 Học bắn súng K54 bài 1 súng K54 = 6
Phòng TM SQ Sân vđ
10/3 Buổi 1: ……… bia …
09.00-11.00
Học bắn súng AK bài 2 Bãi tập súng AK = 4
Phòng TM QNCN, HSQ-BS
Buổi 1: ………. KTCĐBB bia …
Thứ 5
…. ….
19/3
KT. THAM MƯU TRƯỞNG
Nơi nhận: PHÓ THAM MƯU TRƯỞNG
-
- Lưu: …. (ký)

Cấp bậc, họ và tên


* Chú ý: Căn cứ tình hình nhiệm vụ có thể bố trí thời gian HL tập trung vào một thời điểm nhất định (không nhất thiết
phải huấn luyện dàn trải trong tháng).
3. Kế hoạch, lịch huấn luyện tháng của nhà trường (trung tâm, kho)
a) Quy định về thời gian, cơ quan soạn thảo, người ký chịu trách nhiệm
và người phê duyệt Kế hoạch HLCĐ năm
- Cấp Cục, Nhà trường, Nhà máy, Trung tâm CNC: Lập Kế hoạch
HLCĐ năm, chia đến tháng; do cơ quan tham mưu (Đào tạo, kế hoạch, hành
chính) hoặc cơ quan được thủ trưởng giao nhiệm vụ, phối hợp với các cơ
quan khác có liên quan, soạn thảo. Kế hoạch cấp Cục do Cục trưởng ký chịu
trách nhiệm, Tư lệnh hoặc Phó Tư lệnh-TMT phê duyệt; Kế hoạch của các nhà
trường, nhà máy, Trung tâm do cơ quan chủ trì soạn thảo ký chịu trách nhiệm;
giám đốc (hiệu trưởng) phê duyệt. Hàng tháng lập lịch huấn luyện tháng.
- Kế hoạch Trung tâm KSvtđ, các kho/CKT do Chỉ huy trưởng (Chủ
nhiệm kho) ký chịu trách nhiệm; Thủ trưởng BTM (CKT) phê duyệt. Hàng
tháng lập lịch huấn luyện tháng (Trung tâm KSvtđ lập lịch huấn luyện tuần).
- Kế hoạch trình bày trên khổ giấy A3, in ngang, trang bìa màu xanh da
trời, cách trình bày, kiểu cỡ chữ của trang bìa, nội dung của kế hoạch (quy
định cụ thể trong Hướng dẫn thực hiện điều lệ công tác TMHL chiến đấu ban
hành năm 2011- trang 53 đến trang 63).
b) Lịch huấn luyện chiến đấu tháng
Hàng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo kế hoạch, căn cứ Kế hoạch huấn
luyện chiến đấu năm đã được phê duyệt và đặc điểm tình hình cụ thể từng
tháng xây dựng lịch huấn luyện, gửi các phòng, ban để triển khai thực hiện
nhiệm huấn luyện trong tháng.
Lịch huấn luyện tháng được soạn thảo trên khổ giấy A4, in ngang, trình
bày theo mẫu sau:
TRƯỜNG … CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa danh, ngày 25 tháng 02 năm 2020

LỊCH
Huấn luyện chiến đấu tháng 3 năm 2020

Thứ Thời gian Cơ quan Thành phần Vật chất


Nội dung huấn luyện Địa điểm
Ngày/tháng (từ… đến…) phụ trách tham gia bảo đảm
Huấn luyện ĐLĐN từng người Phòng Sân chào
07.00-09.00 SQ, QNCN
không có súng: Bài… TM-HC cờ CQ
Thứ 3 Học bắn súng K54 bài 1 Phòng súng K54 = 6
SQ Sân vđ
10/3 Buổi……… bia …
09.00-11.00
Học bắn súng AK bài 2 Phòng QNCN, Bãi tập súng AK = 4
Buổi………. TM-HC HSQ-BS KTCĐBB bia …
Thứ 5
…. ….
19/3

Nơi nhận: TRƯỞNG PHÒNG


-
- Lưu: …. (ký)

Cấp bậc, họ và tên

* Chú ý: Căn cứ tình hình nhiệm vụ có thể bố trí thời gian HL tập trung vào một thời điểm nhất định (không nhất thiết
phải huấn luyện dàn trải trong tháng).
4. Kế hoạch tháng cấp d, tiến trình biểu huấn luyện cấp đại đội
a) Kế hoạch huấn luyện tháng cấp tiểu đoàn
Việc phân chia thời gian, nội dung huấn luyện đến ngày, các đơn vị cần
nghiên cứu kỹ nội dung môn học, thao trường huấn luyện để bố trí lịch cho phù
hợp, khoa học (đặc biệt đối với các đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới). Không để
xảy ra tình trạng lẻ 01 giờ huấn luyện trong ngày (ngày huấn luyện 07 giờ, đã bố
trí 03 nội dung huấn luyện = 06 giờ, còn lại 01 giờ trong ngày), bố trí huấn luyện
nội dung bài mới; 01 bài Chiến thuật BCHT = 02 giờ lại bố trí lịch huấn luyện
trong 02 ngày (01 giờ/ngày), … ; thao trường huấn luyện cách xa nhau nhưng lại
bố trí 01 giờ huấn luyện (thời gian nghỉ giữa giờ không đủ để cơ động đến thao
trường mới) như vậy ảnh hưởng đến thời gian huấn luyện và luyện tập của bộ
đội (vì thời gian cơ động đến vị trí huấn luyện, thời gian lên lớp đã chiếm gần
hết thời gian của 01 giờ huấn luyện), bố trí như vậy là không khoa học.
b) Tiến trình biểu cấp đại đội
Địa điểm huấn luyện, căn cứ vào điều kiện thao trường, hội trường, bãi tập
hiện có của đơn vị để bố trí xoay vòng huấn luyện cho phù hợp, tránh trường
hợp bố trí nhiều trung đội cùng một giờ huấn luyện trên cùng 01 thao trường, bãi
tập (đơn vị chỉ có 01 thao trường hoặc bãi tập, nhưng diện tích hẹp, không đủ
không gian để huấn luyện với quân số đông); bố trí như vậy là không khoa học.
III. Một số nội dung cần lưu ý trong soạn, thông qua giáo án huấn luyện
1. Giáo án huấn luyện
a) Làm giáo án huấn luyện
Khi làm giáo án huấn luyện phải căn cứ vào kế hoạch (tiến trình) HLCĐ
của đơn vị; chỉ thị (nhiệm vụ), ý định huấn luyện của cấp trên; đối tượng huấn
luyện; khả năng bảo đảm thao trường, bãi tập và cơ sở vật chất hiện có của đơn
vị; giáo trình huấn luyện và tài liệu có liên quan. Làm giáo án phải thực hiện
theo 06 bước:
- Bước 1: Nghiên cứu, quán triệt chỉ thị cấp trên; nghiên cứu những vấn
đề có liên quan.
- Bước 2: Soạn giáo án huấn luyện.
- Bước 3: Thông qua giáo án huấn luyện.
- Bước 4: Thục luyện giáo án.
- Bước 5: Chuẩn bị thao trường, bãi tập và vật chất cần thiết.
- Bước 6: Bồi dưỡng cán bộ, đội mẫu và chuẩn bị phân đội.
(Nội dung cụ thể từng bước các đơn vị nghiên cứu tài liệu “Hướng dẫn
làm giáo án và phê duyệt giáo án huấn luyện quân sự”, nhà xuất bản QĐND
năm 2002, từ trang 14 đến trang 26).
b) Mẫu từng loại giáo án
- Các đơn vị sử dụng theo mẫu đã được quy định trong tài liệu “Hướng dẫn
làm giáo án và phê duyệt giáo án huấn luyện quân sự”, nhà xuất bản QĐND năm
2002, từ trang 33 đến trang 78 và mẫu được in kèm theo quyển giáo án đã cấp.
- Đối với giáo án huấn luyện các môn quân sự chung, chuyên ngành thông
tin, phần II: Thực hành huấn luyện từng vấn đề huấn luyện: Giáo án huấn luyện
điều lệnh (ĐLQLBĐ, ĐLĐN) viết dưới dạng văn xuôi; giáo án huấn luyện các
môn còn lại (KTCĐBB, CTBCHT, thể lực, chuyên ngành thông tin,…), thống
nhất viết dưới dạng kẻ ô.
- Thời gian ghi trong giáo án sử dụng giờ, phút; ví dụ: 02 giờ, 10 phút;
không dùng các ký hiệu khác thay thế, ví dụ: 5’; 05.00.
+ Thời gian dưới 07 giờ, ghi bằng phút (Ví dụ: 300 phút)
+ Từ 07 giờ (350 phút), ghi 07 giờ.
+ Phân chia thời gian trong từng bài giảng chia đến từng nội dung nhỏ của
từng vấn đề huấn luyện, ví dụ: Bài giảng có 02 VĐHL
I. Vấn đề huấn luyện 1: 50 phút
1. .........: 15 phút.
2. ..........: 20 phút
3. ..........: 15 phút
II. Vấn đề huấn luyện 2: 50 phút
(như trên)
- Giáo án từng môn học soạn chung vào 01 quyển, không soạn riêng mỗi
bài 01 quyển giáo án (trừ những môn học chỉ có 01 bài, ví dụ: Giáo án tập huấn).
2. Phương pháp thông qua giáo án huấn luyện
a) Chuẩn bị thông qua giáo án
- Để thực hành thông qua giáo án huấn luyện cho cấp dưới có chất lượng
và hiệu quả, yêu cầu cán bộ chủ trì phải làm tốt công tác chuẩn bị, nội dung
gồm:
+ Làm kế hoạch thông qua giáo án cho cấp dưới: Trên cơ sở kế hoạch đã
chuẩn bị, cán bộ chủ trì triển khai cho cán bộ trực tiếp huấn luyện nắm để chuẩn
bị thông qua có chất lượng, hiệu quả.
+ Nghiên cứu nắm vững nội dung, tổ chức phương pháp huấn luyện sẽ
phải thông qua.
+ Phân công nhiệm vụ cho đơn vị chuẩn bị vật chất bảo đảm thông qua
giáo án; quy định thời gian, địa điểm cán bộ tập trung tiến hành thông qua.
- Kế hoạch thông qua giáo án: Các đơn vị thực hiện theo mẫu trong
“Hướng dẫn làm giáo án và phê duyệt giáo án huấn luyện quân sự” (riêng kế
hoạch thông qua giáo án các môn: KTCĐBB, CTBCHT sử dụng mẫu theo tài
liệu của Cục Quân huấn/BTTM ban hành năm 2018); mỗi môn học sử dụng 01
quyển kế hoạch thông qua giáo án riêng, không viết chung tất cả các môn vào 01
quyển như hiện nay để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra.
b) Thực hành thông qua giáo án
Các đơn vị nghiên cứu tài liệu “Hướng dẫn làm giáo án và phê duyệt giáo
án huấn luyện quân sự”, nhà xuất bản QĐND năm 2002, từ trang 26 đến trang
30; trong đó cần lưu ý một số nội dung sau:
8
* Thông qua giáo án huấn luyện là một chế độ trong huấn luyện quân sự
của chỉ huy cấp trên đối với cấp dưới, nhằm kiểm tra kết quả công tác chuẩn bị
huấn luyện và bồi dưỡng nội dung, phương pháp huấn luyện cho cấp dưới trước
khi huấn luyện bộ đội. Thông qua phải được chuẩn bị chu đáo, tổ chức chặt chẽ
và nghiêm túc theo đúng kế hoạch, do cấp trên trực tiếp chủ trì, điều hành.
* Điều kiện thông qua giáo án
- Cấp dưới đã hoàn thành soạn thảo giáo án và một số công tác chuẩn bị chính.
- Đến thời gian quy định cho cấp dưới thông qua giáo án.
* Thành phần thông qua
- Cấp thông qua (trên một cấp trở lên): Gồm cấp trưởng và Chính trị viên
- Cấp báo cáo giáo án: Cấp trực tiếp huấn luyện, gồm các cán bộ đảm
nhiệm huấn luyện để thông qua và rút kinh nghiệm.
- Đội mẫu, quân xanh, người phục vụ.
* Nội dung báo cáo thông qua giáo án do cấp trên chủ trì quyết định:
Thông qua toàn bộ hoặc những nội dung trọng tâm của đề mục (bài) huấn luyện;
song cần tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Thông qua ý định của đề mục (bài) huấn luyện.
- Thông qua các vấn đề huấn luyện (VĐHL); tập trung vào 1÷ 2 VĐHL
trọng điểm của nội dung huấn luyện, còn những VĐHL khác căn cứ vào tình
hình thực tế để khêu gợi những điểm cần chú ý cho cán bộ về bổ sung, hoàn
chỉnh giáo án.
* Phương pháp thông qua giáo án
- Trường hợp 1. Các đơn vị huấn luyện cùng một nội dung trên cùng một
thao trường, bãi tập (đây là trường hợp phổ biến trong Binh chủng hiện nay), có
thể vận dụng các phương pháp:
+ Chỉ định 01 cán bộ huấn luyện trình bày toàn bài; các cán bộ khác tham
gia đóng góp ý kiến; người chủ trì rút kinh nghiệm, kết luận.
+ Chỉ định các cán bộ huấn luyện thay nhau trình bày từng VĐHL của bài
(ví dụ: Đ/c A trình bày VĐHL1; đ/c B trình bày VĐHL2); các cán bộ khác tham
gia đóng góp ý kiến; người chủ trì rút kinh nghiệm, kết luận.
- Trường hợp 2. Các đơn vị huấn luyện cùng một nội dung nhưng thao
trường, bãi tập huấn luyện của mỗi đơn vị khác nhau: Vận dụng phương pháp
thông qua lần lượt (có thể thông qua toàn bài hoặc 1 ÷ 2VĐHL), làm xong đơn
vị thứ nhất đến đơn vị thứ 2 và đến đơn vị cuối cùng ở tại thao trường của mỗi
đơn vị.
- Trường hợp 3. Các đơn vị huấn luyện các nội dung khác nhau: Vận dụng
phương pháp thông qua lần lượt (có thể thông qua toàn bài hoặc 1 ÷ 2VĐHL),
làm xong đơn vị thứ nhất đến đơn vị thứ 2 và đến đơn vị cuối cùng.
(Các bài huấn luyện trong Hội trường các đơn vị vận dụng trường hợp 1
và trường hợp 3)
* Khi thông qua từng nội dung, phương pháp tiến hành thường theo trình tự sau:
9
- Nêu tên nội dung và thời gian thông qua.
- Chỉ định cán bộ báo cáo nội dung cần thông qua và quy định thời gian.
- Nêu vấn đề khêu gợi cho cán bộ dự thông qua cần tập trung thảo luận.
- Duy trì thảo luận.
- Tóm tắt phân tích và kết luận.
VĐHL2: HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG TRỌNG TÂM XÂY DỰNG
ĐƠN VỊ VMTD ”MẪU MỰC TIÊU BIỂU”
- Để chỉ đạo thống nhất cuộc vận động xây dựng đơn vị VMTD, phù hợp
với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng Quân đội trong thời kỳ mới nhằm không ngừng
giữ vững và phát huy bản chất truyền thống của quân đội, thực hiện thắng lời
mọi nhiệm vụ được giao. Năm 1999, BQP đã ban hành Chỉ thị 917/1999/CT-QP
ngày 22/6/1999 về xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện trong toàn quân, Chỉ
thị xác định 05 tiêu chuẩn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
- Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 917, năm 2010 BQP tổ chức
tổng kết 10 năm thực hiện; sau tổng kết các cơ quan BQP tiếp tục ban hành các
Hướng dẫn tiếp hiện chỉ thị 917, cụ thể:
- BTTM có Quyết định số 814/QĐ-TM ngày 24/5/2010 về ban hành hướng
dẫn thực hiện tiêu chuẩn 2, tiêu chuẩn 3
- TCCT có Hướng dẫn số 824/HD-CT ngày 16/6/2010 về hướng dẫn thực
hiện tiêu chuẩn 1.
- TCHC có Hướng dẫn số 653/HD-HC ngày 07/6/2010 về hướng dẫn thực
hiện tiêu chuẩn 4.
- TCKT có Hướng dẫn số 2534/HD-KT ngày 30/6/2010 về hướng dẫn
thực hiện tiêu chuẩn 5.
Trong những năm qua việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện đều
bám vào các chỉ tiêu, tiêu chuẩn của các cơ quan Bộ ban hành năm 2010 để triển
khai thực hiện.
- Năm 2019, để tiếp tục xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện có chiều
sâu, vững chắc; Bộ đã có Chỉ thị giao nhiệm vụ cho 04 đơn vị (lưTT604/qk2;
lư242/qk3; e66/f10/qđ3;dSC79/CKT/qđ4) xây dựng đơn vị điểm ”Mẫu mực, tiêu
biểu” để rút kinh nghiệm và nhân rộng trong toàn quân. Ngày 14/11/2019 Bộ đã
tổng kết xây dựng đơn vị điểm VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”. Cùng với đó, các
cơ quan Bộ Quốc phòng: BTTM, TCTC, TCHC, TCKT đã ban hành Hướng dẫn
xây dựng đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” trên 05 tiêu chuẩn để thực hiện
trong toàn quân (BTM đã gửi cho các cơ quan chuyên ngành).
- Trên cơ sơ Hướng dẫn của các cơ quan BQP, Bộ Tham mưu ban hành
Hướng dẫn số 579/HD-BTM ngày 20 tháng 01 năm 2020 về việc xây dựng đơn
vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”.
I. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỈ THỊ 917
1. Tiêu chuẩn 1: Vững mạnh về chính trị
- Cán bộ, chiến sĩ có bản lĩnh chính trị vững vàng, quyết tâm chiến đấu
10
cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ; Cán bộ các cấp đều hoàn
thành nhiệm vụ (có 70% cán bộ chủ trì hoàn thành khác trở lên).
- Tổ chức đảng đạt trong sạch vững mạnh, không có đảng viên vi phạm kỷ
luật phải đưa ra khỏi Đảng. Các tổ chức quần chúng thường xuyên đạt tiêu
chuẩn vững mạnh; Nội bộ đoàn kết, thống nhất, dân chủ tốt...
2. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức biên chế đúng quy định, duy trì nghiêm các
chế độ SSCĐ cao, huấn luyện giỏi
- Tổ chức biên chế đúng, đủ theo quy định của Bộ; duy trì quản lý chặt
chẽ quân số, để bảo đảm huấn luyện và SSCĐ; Có phương án tác chiến đúng kế
hoạch của Bộ và phù hợp với nhiệm vụ của đơn vị.
- Chấp hành nghiêm Điều lệ công tác Tham mưu HLCĐ. Tổ chức huấn
luyện cho chỉ huy và cơ quan các cấp có năng lực chỉ huy, điều hành huấn luyện
và quản lý bộ đội tốt, bảo đảm 100% cán bộ huấn luyện được theo phân cấp, có
70% trở lên số cán bộ khá, giỏi, trong đó có 30% trở lên giỏi.
3. Tiêu chuẩn 3: Xây dựng chính quy và quản lý kỷ luật tốt
- Thực hiện nghiêm Điều lệnh quản lý bộ đội và các chế độ quy định của
Quân đội, pháp luật Nhà nước. Duy trì nền nếp chế độ chính quy tốt, tạo sự ổn
định vững chắc trong toàn đơn vị. Quản lý con người, quản lý vũ khí trang bị
chặt chẽ; không có vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng; các vụ việc vi phạm
kỷ luật phải xử lý dưới 1%, tỷ lệ dào bỏ ngũ cắt quân số không quá 1,5%,
không sử dụng bộ đội làm kinh tế sai quy định.
4. Tiêu chuẩn 4: Bảo đảm hậu cần, tài chính và đời sống bộ đội
- Tổ chức tốt các mặt bảo đảm Hậu cần, tài chính cho nhiệm vụ SSCĐ và
CĐ theo quy định; xây dựng và củng cố doanh trại chính quy; bảo đảm đời sống
vật chất, ăn ở, mặc, sinh hoạt cho bộ đội kịp thời, đúng chế độ quy định. Xây
dựng bếp nuôi quân giỏi, quản lý tốt, đạt tỷ lệ 75% trở lên; quản lý tài chính tốt,
TGSX giỏi, tích cực cải thiện đời sống bộ đội.
- Cơ sở quân y có đủ điều kiện khám, chữa bệnh theo phân cấp. Bảo đảm
quân số khỏe 98,5%, cơ quan và đơn vị đạt đơn vị quân y 5 tốt; thực hiện tốt nội
dung thi đua “Ngành hậu cần làm theo lời Bác Hồ dạy”.
5. Tiêu chuẩn 5: Bảo đảm tốt công tác kỹ thuật
- Quán triệt, thực hiện tốt Điều lệ CTKT, Điều lệ CTTMKT QĐNDVN,
các chỉ thị, hướng daanxquy định của ngành kỹ thuật.
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch CTKT định kỳ, đột
xuất, luôn duy trì hệ số trang bị (Kbđ), hệ số kỹ thuật (Kt) đúng quy định, tổ
chức tốt công tác huấn luyện cho mọi đối tượng.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả 4 mục tiêu của CVĐ “Quản lý, khai thác
vũ khí, trang bị kỹ thuật tốt, bền, an toàn, tiết kiệm và an toàn giao thông” trong
đơn vị.

11
II. HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐƠN VỊ VMTD ”MẪU MỰC, TIÊU BIỂU”
1. Tiêu chuẩn chung
Đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” trước hết phải đạt được 05 tiêu chuẩn
xây dựng đơn vị VMTD theo Chỉ thị số 917/1999/CT-QP ngày 22/6/1999 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng và Hướng dẫn của các cơ quan Bộ Quốc phòng (BQP):
BTTM, TCCT, TCHC, TCKT; ngoài ra phải đạt được nội dung chỉ tiêu theo các
tiêu chuẩn như sau:
2. Tiêu chuẩn 1: Vững mạnh về chính trị
a) Về chính trị tư tưởng
* Chỉ tiêu chung
- Các cơ quan, đơn vị phải là đầu mối dẫn đầu, thực hiện đạt và vượt các
chỉ tiêu PTTĐ Quyết thắng, PTTĐ của các ngành, các cuộc vận động và các
hoạt động khác; đạt danh hiệu “Đơn vị văn hóa”.
- Cán bộ, chiến sỹ tự giác học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh; không có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức
lối sống; thực hiện tốt 5 chuẩn mực xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới.
* Chỉ tiêu cụ thể
- Cán bộ cấp phân đội nắm vững và triển khai có hiệu quả quy trình 5
bước của công tác tư tưởng; đơn vị không có vi phạm kỷ luật từ nguyên nhân
nảy sinh từ tư tưởng.
- Các cơ quan, đơn vị trực thuộc Binh chủng đạt Cờ thi đua của Binh
chủng trở lên; các cơ quan, đơn vị cấp dưới thuộc các lữ đoàn, nhà trường và
tương đương đạt đơn vị Quyết thắng trở lên.
b) Xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng TSVM tiêu biểu, cơ quan chính trị
VMTD, cán bộ chính trị đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ
* Chỉ tiêu chung
- Các cấp ủy, tổ chức đảng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; có nhiều thành
tích nổi bật, là điển hình tiêu biểu để các tổ chức đảng khác học tập, noi theo.
- Chính ủy, chính trị viên (bí thư cấp ủy) phát huy tốt vai trò là người chủ
trì về chính trị, được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
* Chỉ tiêu cụ thể
Đảng bộ có 100% tổ chức đảng trực thuộc “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở
lên. Chi bộ có 100% đảng viên “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên; không có cấp
ủy viên cùng cấp và cấp dưới trực tiếp bị xử lý kỷ luật.
c) Xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng và cơ cấu hợp lý, đồng bộ; có
phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
* Chỉ tiêu chung
Chấp hành nghiêm nguyên tắc, quy trình công tác cán bộ; hoàn thành đạt
và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch về công tác cán bộ; kiện toàn, sắp xếp bố trí, sử
dụng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện tốt chế độ chính sách
đối với cán bộ.
12
* Chỉ tiêu cụ thể: 100% cán bộ hoàn thành chức trách, nhiệm vụ, trong đó
có từ 85% trở lên hoàn thành tốt và xuất sắc; không có cán bộ vi phạm pháp
luật, kỷ luật.
d) Xây dựng các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân vững mạnh
* Chỉ tiêu chung
Các tổ chức quần chúng và hội đồng quân nhân hoạt động đúng chức
năng, hiệu quả; có nhiều cách làm mới, sáng tạo để các tổ chức quần chúng khác
học tập, noi theo; thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu các Phong trào thi đua, các cuộc
vận động do Đoàn, Hội phát động; là đầu mối dẫn đầu trong thực hiện phong
trào thanh niên, phụ nữ của đơn vị.
* Chỉ tiêu cụ thể
- Trên 85% tổ chức đoàn đạt vững mạnh; 100% cán bộ đoàn hoàn thành
tốt chức trách, nhiệm vụ, có 30% trở lên hoàn thành xuất sắc; trên 90% đoàn
viên hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- 100% cán bộ, hội viên, công đoàn viên không vi phạm kỷ luật và an toàn
giao thông, an toàn lao động, không vi phạm chính sách DSKHHGĐ.
- 97% tổ chức hội phụ nữ, 97% số tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công
đoàn cơ sở trở lên hoàn thành tốt nhiệm vụ; trên 98% cán bộ, hội viên, đoàn viên
công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ, có từ 20% trở lên hoàn thành XSNV.
- 100% cán bộ, hội viên đạt tiêu chí “Bốn tốt” (Sức khỏe tốt, phẩm chất
tốt, chuyên môn tốt, xây dựng gia đình tốt”).
e) Thực hiện tốt công tác dân vận, tuyên truyền đặc biệt, công tác
chính sách
* Chỉ tiêu chung
Thực hiện tốt 5 tiêu chí “Đơn vị dân vận tốt”; hoàn thành đạt và vượt chỉ
tiêu các cuộc vận động do Đảng, Nhà nước, Quân đội, Binh chủng và địa
phương phát động. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền đặc biệt, Quy chế dân
chủ cơ sở, chính sách dân tộc, tôn giáo. Bảo đảm đúng, đủ, kịp thời, chu đáo
chính sách đối với Quân đội và hậu phương Quân đội.
* Chỉ tiêu cụ thể
Mỗi năm tổ chức từ 1÷2 hoạt động công tác dân vận có ý nghĩa tại địa
phương. Không có quân nhân, CN&VCQP tham gia các đạo lạ, tà đạo, vi phạm kỷ
luật dân vận; không có đơn thư khiếu nại, tố cáo, mạo danh, nặc danh, vượt cấp.
f) Thực hiện tốt công tác bảo vệ an ninh
* Chỉ tiêu chung
Thường xuyên nắm và quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ; duy trì
có chất lượng, hiệu quả nền nếp phân loại chất lượng chính trị nội bộ, hoạt động
của đội ngũ bí thư cấp ủy, chi bộ và chiến sĩ bảo vệ; cán bộ, chiến sĩ chấp hành
nghiêm quy chế, quy định về quản lý, sử dụng mạng xã hội. Không có quân
nhân, CN&VCQP bị cơ quan đặc biệt nước ngoài tác động, móc nối, lôi kéo;
không để xảy ra vụ việc lộ lọt, mất bí mật Nhà nước, bí mật quân sự và các vụ
việc nghiêm trọng.
13
* Chỉ tiêu cụ thể: 100% đầu mối trực thuộc an toàn tuyệt đối về chính trị.
g) Thực hiện CTĐ, CTCT trong các nhiệm vụ; chấp hành chế độ, nền
nếp CTĐ, CTCT
Chủ động, sáng tạo, triển khai thực hiện có hiệu quả hoạt động CTĐ,
CTCT trong các nhiệm vụ. Thực hiện nghiêm túc, có chất lượng Quy chế công
tác kế hoạch tổng hợp; chế độ, nền nếp báo cáo kết quả hoạt động CTĐ, CTCT
theo quy định.
3. Tiêu chuẩn 2: Tổ chức biên chế đúng quy định; SSCĐ cao, bảo
đảm tốt TTLL; huấn luyện giỏi và các nhiệm vụ khác
a) Tổ chức biên chế đúng quy định
* Chỉ tiêu chung
Thực hiện theo Chỉ thị giao nhiệm vụ năm của Tư lệnh Binh chủng.
* Chỉ tiêu cụ thể
- Thực hiện nghiêm việc thành lập, giải thể, tổ chức lại, điều chuyển tổ
chức, xếp đúng, đủ các chức danh theo biểu TCBC Bộ đã ban hành.
- Quân số chung đạt 95% trở lên so với biên chế (tính cả số đi học dưới 12
tháng), trong đó đơn vị làm nhiệm vụ SSCĐ đạt 100% quân số. Hằng năm thực
hiện giảm từ 7÷10% quân số dôi dư ở khối cơ quan các cấp so với biểu TCBC.
- 100% QNCN, CN&VCQP đủ điều kiện, được xét nâng lương, loại,
ngạch lương theo đúng quy định.
- Bảo đảm đủ 100% VKTBKT nhóm 1 cho nhiệm vụ huấn luyện, SSCĐ;
100% cấp tiểu đoàn và tương đương trở lên quản lý VKTBKT nhóm 1 bằng
phần mềm, khớp đúng với thực tế; thực hiện thanh xử lý 100% trang bị cấp 5,
trang bị ngoài quy hoạch theo đúng Quyết định của Bộ.
- Tỷ lệ sắp xếp QNDB đạt 95% trở lên; phương tiện kỹ thuật đạt 100%;
đúng chuyên nghiệp quân sự đạt 75% trở lên.
b) Sẵn sàng chiến đấu cao, bảo đảm tốt TTLL
* Sẵn sàng chiến đấu cao
+ Chỉ tiêu chung
- Quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ lệnh SSCĐ của Tư lệnh Binh chủng;
Hướng dẫn thực hiện Chỉ lệnh SSCĐ của BTM; Chỉ thị về việc quản lý sử dụng
vũ khí, đạn SSCĐ; các văn bản, hướng dẫn về dự trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật.
Duy trì nghiêm chế độ trực; nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ khi có lệnh.
- Xây dựng hệ thống văn kiện tác chiến TTLL và của các ngành đầy đủ,
đồng bộ theo Mệnh lệnh, Chỉ thị, đúng Điều lệ công tác tham mưu tác chiến
TTLL và Hướng dẫn của cấp trên; thường xuyên kiểm tra, rà soát, điều chỉnh,
bổ sung phù hợp với nhiệm vụ, tình hình thực tiễn; quản lý, sử dụng chặt chẽ
theo đúng Hướng dẫn của BTM.
- Luyện tập thuần thục các phương án triển khai, bảo đảm TTLL theo các
nhiệm vụ; phương án chiến đấu bảo vệ đơn vị, PCCN, cháy rừng, phòng chống
thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Phối hợp với các lực lượng thông tin toàn quân, đơn
vị bạn có liên quan tham gia luyện tập, diễn tập đạt kết quả cao.

14
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, cấp ủy, chính quyền, công an
trên địa bàn đóng quân theo Nghị định 03/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2019
của Chính phủ để nắm chắc tình hình mọi mặt, kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp
trên về phương án TTLL, SSCĐ của đơn vị. Thực hiện nghiêm Quy định của Luật
Đất đai; quản lý, sử dụng đất quốc phòng đúng quy định của BQP và Binh chủng.
+ Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, chiến sĩ, QNCN, CN&VCQP được quán triệt, nắm chắc
nhiệm vụ chính trị của đơn vị; thực hiện nghiêm Chỉ lệnh SSCĐ của Tư lệnh
Binh chủng và Hướng dẫn của các cơ quan BTL.
- 100% văn kiện tác chiến soạn thảo đầy đủ, đồng bộ, đúng quy định.
- 100% lực lượng, phương tiện, trang bị thông tin, tổ đài cơ động chất
lượng tốt, SSCĐ cao; khai thác thành thạo trang bị, thuần thục chiến thuật
chuyên ngành, có khả năng hoạt động độc lập.
- 100% cán bộ các cấp phải tiến hành đầy đủ thứ tự, nội dung các bước khi
chuyển trạng thái SSCĐ; bộ đội thuần thục động tác chuyển trạng thái SSCĐ.
- 100% cán bộ, chiến sĩ nắm chắc nhiệm vụ, xử trí kịp thời, hiệu quả tình
huống xảy ra theo nhiệm vụ, chức trách.
- Phối hợp với địa phương, đơn vị có liên quan giải quyết triệt để các vướng
mắc, tồn đọng trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, không để tranh chấp lấn chiếm.
* Bảo đảm tốt TTLL
+ Chỉ tiêu chung
Duy trì hệ thống TTLL thường xuyên hoạt động ổn định, thông suốt, vững
chắc và an toàn; có đầy đủ hồ sơ quản lý, số liệu hệ thống.
+ Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, chiến sĩ (theo chức trách, nhiệm vụ) nắm chắc và thực
hiện nghiêm “Quy định quản lý, điều hành, khai thác hệ thống TTLL quân sự”.
- Thông tin VTĐ: Tỷ lệ chung đạt 98% (mạng CH: 99%, mạng VC: 98%); tỷ lệ
canh và trả lời canh: 100%; tỷ lệ phát TBBĐ: 100%. Thời gian chuyển nhận điện: Điện
K ≤ 240 phút, TGK≤ 90 phút, TK ≤ 60 phút, TKzn ≤ 10 phút, tín hiệu TBBĐ ≤ 3 phút.
- VSAT: 99,8%; Trunking: 99,8% trở lên.
- Thông tin hữu tuyến điện:
/ Truyền dẫn quang: Đường trục và mạng chiến dịch 100%; tuyến nhánh
99,98%; truyền dẫn viba 99,8% trở lên.
/ Tổng đài quân sự: Tổng đài nút 100%; tổng đài còn lại 99,9%.
/ Cáp đồng: 99,7%; dây máy điện thoại 99,9% trở lên.
- Truyền số liệu quân sự 99,98%; truyền hình 99,9% trở lên.
- Thông tin Quân bưu: 100% các tuyến vận hành quân bưu bảo đảm an toàn
tuyệt đối, đúng thời gian quy định; không để mất an toàn giao thông, vũ khí, đạn
hoặc thất lạc tài liệu.
c) Huấn luyện giỏi
* Chỉ tiêu chung
Quán triệt và thực hiện nghiêm các nội dung theo Mệnh lệnh HLCĐ hằng
năm của Tư lệnh Binh chủng và Hướng dẫn của các cơ quan chức năng của BTL.
15
* Chỉ tiêu cụ thể
+ 100% cán bộ nắm chắc vùng mạng thông tin; làm chủ các TBKT do
đơn vị quản lý. 100% cán bộ tiểu đoàn, 90% cán bộ đại đội, 80% cán bộ trung
đội huấn luyện chuyên ngành thông tin đạt khá, giỏi (có 50% giỏi trở lên); cán
bộ chủ trì đạt trình độ huấn luyện giỏi.
+ 100% at, đt, trạm trưởng nắm chắc vùng mạng thông tin đơn vị quản lý;
khai thác thành thạo TBKT hiện có; có trình độ tin học cơ bản; 50% trở lên
hướng dẫn, điều hành luyện tập, huấn luyện các nội dung chuyên ngành, thể lực,
điều lệnh đạt khá, giỏi trở lên.
+ 100% NVCMKT có trình độ chuyên môn theo bậc thợ đạt khá trở lên;
sửa chữa, khai thác sử dụng thành thạo, làm chủ các TBKT hiện có của đơn vị.
+ 100% SQ, QNCN, HSQ-BS hoàn thành nội dung huấn luyện theo quy
định hằng năm; kiểm tra kết thúc huấn luyện năm 100% đạt yêu cầu, có 75%
khá, giỏi trở lên; cụ thể trên từng nội dung:
/ Chuyên ngành thông tin đạt Giỏi: 100% đạt yêu cầu; 80% khá, giỏi, có
50% giỏi trở lên; trong đó:
. Sĩ quan: 85% khá, giỏi (60% giỏi).
. NVCMKT: 90% khá, giỏi (55% giỏi).
. HSQ-BS: 70% khá, giỏi (40% giỏi).
/ Điều lệnh: 100% đạt yêu cầu; 65% khá, giỏi, có 40% giỏi; trong đó:
. Sĩ quan: 70% khá, giỏi (50% giỏi).
. QNCN: 65% khá, giỏi (40% giỏi).
. HSQ-BS: 60% khá, giỏi (30% giỏi).
/ Bắn súng:
. Bắn súng K54: 95% đạt yêu cầu, 60% khá, giỏi.
. Bắn súng AK bài 1: 95% đạt yêu cầu, 60% khá, giỏi; trong đó:
SQ: 100% đạt yêu cầu; 70% khá, giỏi.
QNCN: 95% đạt yêu cầu; 60% khá, giỏi.
HSQ-BS: 90% đạt yêu cầu; 50% khá, giỏi.
. Bắn súng AK bài 2: 95% đạt yêu cầu; 60% khá, giỏi; trong đó:
SQ: 100% đạt yêu cầu; 70% khá, giỏi.
QNCN: 95 % đạt yêu cầu; 60% khá, giỏi.
HSQ-BS: 90% đạt yêu cầu; 50% khá, giỏi.
/ Thể lực đạt “Đơn vị huấn luyện thể lực giỏi”: 100% đạt yêu cầu, 80%
khá, giỏi (Sĩ quan: 85%, QNCN: 80%, HSQ-BS: 75%), có 50% giỏi trở lên.
/ Giáo dục chính trị: 100% đạt yêu cầu, 75% khá, giỏi trở lên, có 15% giỏi trở lên .
/ Hậu cần: 100% đạt yêu cầu, có 75% trở lên khá, giỏi (SQ, QNCN, nhân
viên, chiến sĩ chuyên ngành hậu cần có 85% trở lên đạt khá, giỏi).
16
/ Kỹ thuật: 100% đạt yêu cầu trở lên, có từ 80% đạt khá, giỏi trở lên.
/ CHCN, Phòng hóa phổ thông: 100% đạt yêu cầu, 70% khá, giỏi trở lên.
+ 100% các phân đội thông tin cơ động triển khai, thu hồi theo định mức
đạt khá, giỏi (có 60% trở lên giỏi).
+ Kết quả thi nâng bậc thợ của QNCN, CN&VCQP:100% đạt yêu cầu,
trong đó có 75% đạt khá giỏi, 08÷10% giỏi.
+ Kết quả tham gia hội thi, hội thao do cấp trên tổ chức đạt giải Ba trở lên.
d) Công tác giáo dục đào tạo
* Chỉ tiêu chung
Quán triệt và thực hiện nghiêm các nội dung theo Chỉ thị giao nhiệm vụ
năm của Tư lệnh Binh chủng và Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác GDĐT
hằng năm của Cục Nhà trường.
* Chỉ tiêu cụ thể
+ Kết quả đào tạo: 100% các môn thi, kiểm tra đạt yêu cầu, có trên 80%
đạt khá, giỏi.
+ Kết quả tốt nghiệp của học viên (HV):
- Trường SQTT:
/ HV đào tạo sĩ quan CH-TM thông tin cấp phân đội, trình độ đại học:
100% đạt yêu cầu, có trên 75% khá, giỏi (2÷4% giỏi); Thi tốt nghiệp môn tiếng
Anh: 100% đạt yêu cầu, có trên 75% khá, giỏi (8÷10% giỏi).
/ Các đối tượng HV khác: 100% đạt yêu cầu, có trên 80% khá, giỏi (4÷5% giỏi).
- Trường CĐKTTT:
/ HV đào tạo Cao đẳng: 100% đạt yêu cầu, có trên 70% khá, giỏi (3÷5% giỏi).
/ HV đào tạo Trung cấp: 100% đạt yêu cầu, có trên 75% khá, giỏi (10÷12% giỏi).
/ HV đào tạo Sơ cấp: 100% đạt yêu cầu, có trên 70% khá, giỏi (8÷10% giỏi).
/ HV đào tạo Báo vụ: 100% đạt yêu cầu, có trên 80% khá, giỏi (15÷18% giỏi).
+ 100% cán bộ, giảng viên giảng dạy có đầy đủ các chứng chỉ cơ bản theo
quy định (tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ sư phạm, kỹ năng nghề); soạn và sử
dụng thành thạo bài giảng điện tử đối với các bài giảng dạy lý thuyết.
+ Trình độ giảng viên: Trường SQTT có 100% trình độ đại học, có 75%
trở lên trình độ sau đại học, 15% trở lên có trình độ tiến sĩ. Trường CĐKTTT có
95% trình độ đại học, có 30% trở lên có trình độ sau đại học.
+ Kết quả đánh giá chất lượng nhà trường: 80% tiêu chí đạt yêu cầu trở lên.
+ 100% chương trình, giáo trình được số hóa và tích hợp với thư viện điện
tử và phục vụ hiệu quả cho hoạt động đào tạo.
+ 100% các phòng học, phòng chức năng có hệ thống camera giám sát từ
Phòng điều hành huấn luyện.
e) Công tác Khoa học quân sự; CNTT và an toàn thông tin, an ninh mạng
* Công tác Khoa học quân sự
+ Chỉ tiêu chung
- Đầy đủ các Kế hoạch về công tác khoa học quân sự theo quy định hàng năm:
Kế hoạch nghiên cứu khoa học; Kế hoạch biên soạn, hoàn thiện giáo trình, tài liệu.
17
- Quản lý chặt chẽ, triển khai thực hiện đúng tiến độ các nhiệm vụ theo Kế
hoạch đã xác định. Sử dụng có hiệu quả kết quả nghiên cứu khoa học, giáo trình,
tài liệu trong huấn luyện và thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị. Chấp hành nghiêm
nền nếp chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.
- Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; phối hợp tham gia hoạt động
bảo vệ môi trường giữa đơn vị và địa phương nơi đóng quân hiệu quả.
- Thực hiện nghiêm Quy chế khai thác, sử dụng Cổng TTĐT Binh chủng,
Website của đơn vị. Tích cực viết bài gửi đăng Thông tin TTLLqs, Cổng TTĐT
Binh chủng và các tạp chí trong Quân đội. Làm tốt công tác cung cấp thông tin
KHQS cho bộ đội.
+ Chỉ tiêu cụ thể
- Đề tài sáng kiến:
/ Nhà trường: Hằng năm có 2÷3 đề tài, sáng kiến cấp Trường và 1÷2 đề
tài, sáng kiến cấp Ngành.
/ Các đơn vị: Hằng năm có 3÷5 đề tài hoặc sáng kiến trở lên tham gia giải
thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” cấp Binh chủng; trong đó ít nhất có 01 đề tài hoặc sáng
kiến thuộc lĩnh vực KHXH&NV quân sự và ít nhất có 01 sáng kiến, đề tài đạt giải.
- 100% đề tài, sáng kiến thực hiện đúng thời gian, chất lượng về nội dung,
được Hội đồng nghiệm thu các cấp đánh giá từ đạt yêu cầu trở lên;
- Hoàn thành 100% Kế hoạch biên soạn giáo trình, tài liệu; các giáo trình,
tài liệu được hội đồng nghiệm thu các cấp thông qua, không có giáo trình, tài
liệu phải biên soạn lại.
* Công nghệ thông tin và An toàn thông tin, an ninh mạng
+ Chỉ tiêu chung
Thực hiện nghiêm các nội dung theo Chỉ thị giao nhiệm vụ hằng năm của
Tư lệnh Binh chủng.
+ Chỉ tiêu cụ thể
- 100% cán bộ, chiến sĩ nắm vững và chấp hành nghiêm các quy định về
ATTT, an ninh mạng trong Quân đội và Binh chủng; quy định cung cấp, sử
dụng thông tin trên Internet, mạng xã hội.
- 100%, cán bộ, giảng viên được trang bị máy tính có kết nối mạng quân
sự và sử dụng thành thạo.
- 100% các máy tính truy cập mạng TSLqs được cài đặt phần mềm diệt
virus theo qui định; 80% các máy tính truy cập mạng Internet được cài đặt phần
mềm diệt virus; Không để xảy ra lộ lọt mất dữ liệu, có lỗ hổng bảo mật nghiêm
trọng bị phát hiện khai thác tại các máy tính của đơn vị.
- Nghiên cứu, phát triển, ứng dụng CNTT:
/ Trường SQTT, Trường CĐKTTT: Đầy đủ Kế hoạch và triển khai có
hiệu quả phát triển và ứng dụng CNTT theo mô hình “Nhà trường thông minh”
(Trường SQTT năm 2020, hoàn thành được một số nội dung cơ bản của 03/11
tiêu chí: hạ tầng CNTT; hệ thống ứng dụng CNTT thông minh; trung tâm học

18
liệu); các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý, điều hành GDĐT: quản lý cán bộ,
giảng viên, học viên; nội dung, chương trình đào tạo; lịch huấn luyện.
/ Trung tâm KTTTCNC: hằng năm có 1-2 ứng dụng CNTT phục vụ công
tác quản lý điều hành thông tin, nghiệp vụ chuyên ngành của Binh chủng.
+ 100% công văn, tài liệu không có độ mật chuyển, nhận qua mạng.
4. Tiêu chuẩn 3: Xây dựng nền nếp chính quy và quản lý kỷ luật tốt
a) Chỉ tiêu chung: Quán triệt và thực hiện nghiêm các nội dung theo Chỉ
thị của Tư lệnh binh chủng hằng năm; ngoài ra cần tập trung thực hiện tốt một số
nội dung sau đây:
- Người chỉ huy phải gương mẫu, nắm chắc và thực hiện đầy đủ các chế
độ công tác nhất là chế độ trách nhiệm; kiểm tra; chế độ quản lý quân nhân; chế
độ quản lý vật tư, tài sản, tài chính; chế độ hội họp.
- Quân nhân trong đơn vị nắm vững những quy định về công tác quản lý
kỷ luật; có ý thức tổ chức kỷ luật cao và tự giác chấp hành; có tác phong và thói
quen hành động theo Điều lệnh.
- Đơn vị có nền nếp XDCQ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; nền nếp chế
độ ngày, tuần duy trì chặt chẽ, đúng, đủ theo quy định; thực hiện tốt công tác
quản lý quân số, quản lý VKTB.
b) Chỉ tiêu cụ thể
- 100% SQ, QNCN, HSQCS, CNVCQP được quán triệt kịp thời và nắm vững
các Quy định cụ thể về xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn.
- 100% cán bộ các cấp nắm vững và thực hiện đúng chức trách, quyền hạn
được giao; thực hiện đúng quy định quản lý quân số, quản lý vũ khí trang bị.
- 100% đầu mối các đơn vị duy trì đúng, đủ các nền nếp chế độ ngày, tuần
theo quy định.
- 100% các đơn vị triển khai và duy trì hiệu quả chế độ kiểm tra, phúc tra
theo phân cấp.
- Tỷ lệ vi phạm kỷ luật phải xử lý dưới 0,2%; đào ngũ cắt quân số không
quá 0,1% so với quân số. Không có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, vi phạm pháp
luật Nhà nước; đơn vị an toàn tuyệt đối.
- 100% các loại biển, bảng, dây, giá nơi ăn, ở, làm việc, sinh hoạt bảo
đảm đầy đủ, chính quy, thống nhất, đúng quy định.
5. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện tốt công tác hậu cần, tài chính
a) Công tác hậu cần
* Chỉ tiêu chung: Theo Hướng dẫn số 878/HD-HC ngày 19/6/2018 của
Tổng cục Hậu cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 917/1999/CT-QP về xây dựng
đơn vị VMTD.
* Chỉ tiêu cụ thể
+ Công tác hậu cần SSCĐ

19
Duy trì đủ số lượng, chất lượng vật chất, trang bị hậu cần dự trữ SSCĐ theo
Chỉ thị số 870/CT-BTL của Tư lệnh Binh chủng và Chỉ lệnh số 1423/CL-CHC của
Chủ nhiệm Hậu cần Binh chủng.
+ Công tác hậu cần thường xuyên
- Công tác tham mưu hậu cần: Đủ hệ thống văn kiện hậu cần thường xuyên
và thực hiện tốt quản lý kế hoạch ở từng cấp theo Quyết định số 1427/QĐ-HC
ngày 30/12/2010 của TCHC và Hướng dẫn của các chuyên ngành hậu cần.
- Công tác quân nhu
/ 100% đơn vị thực hiện thực đơn tuần, ngày có cơ cấu ăn khoa học, đủ
định lượng theo quy định cho các đối tượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Tiết kiệm mức tiền chi chất đốt giảm từ 30% trở lên so với quy định.
/ 100% đơn vị từ cấp Đại đội trở lên đạt giỏi trong thực hiện PTTĐ xây
dựng “Đơn vị nuôi quân giỏi, quản lý quân nhu tốt”. 100% nhà ăn, nhà bếp
chính quy, an toàn, chất lượng; trang thiết bị, dụng cụ cấp dưỡng đồng bộ, thống
nhất, sạch sẽ; sử dụng bếp nấu, trang thiết bị, dụng cụ tốt, bền, an toàn, tiết
kiệm, hiệu quả.
/ Kết quả sản xuất, chế biến vượt chỉ tiêu được giao từ 10% trở lên. Giá các
sản phẩm TGSX, chế biến giảm hơn 20% đối với rau, củ, quả; giảm hơn 10% với
thịt, cá so với giá thị trường tại thời điểm chi ăn.
- Công tác quân y
/ Khám sức khỏe định kỳ đạt 100% quân số, quân số khỏe đạt từ 99% trở
lên. 100% các cán bộ cao cấp, trung cấp được theo dõi sức khỏe đầy đủ, đúng
qui định. Tỷ lệ bệnh ngoài da dưới 0,9%, lỏng lỵ dưới 1,4%, bệnh xá sử dụng
giường trên 52%, sử dụng thuốc nam trên 11%.
/ Làm tốt công tác khám tuyển quân, tuyển sinh quân sự theo quy định; tỷ
lệ sức khỏe loại 1, 2 trong tuyển quân đạt > 75% quân số. Thực hiện tốt việc
khám chữa bệnh cho quân nhân theo BHYT.
/ 100% cơ quan, đơn vị đạt nội dung, tiêu chí xây dựng đơn vị có nếp
sống VSKH; không có dịch bệnh và mất vệ sinh ATTP xảy ra trong đơn vị.
/ 100% quân nhân thực hiện thành thục 5 kỹ thuật cấp cứu và chuyển
thương hỏa tuyến; 100% nhân viên quân y xử trí thành thạo 1 số cấp cứu thường
gặp: Hồi sinh tổng hợp, say nắng - say nóng, sốc phản vệ,.…
- Công tác Doanh trại
/ 100% cơ sở doanh trại được quản lý chặt chẽ ranh giới, diện tích, không
để xảy ra tranh chấp, lấn chiếm.
/ 100% cơ sở doanh trại được sử dụng nước sạch sinh hoạt; các đơn vị ở
vùng rét có đủ hệ thống tắm nước nóng.
/ Quản lý, sử dụng điện nước tiết kiệm, tiết kiệm trên 10% chỉ tiêu điện
năng. Dồn dịch đồng bộ thống nhất doanh cụ đến từng phòng, từng nhà, từng
đơn vị.

20
- Công tác vận tải: 100% lái xe chấp hành nghiêm Luật GTĐB, Nghị định,
Nghị quyết của Chính phủ, Quy định của BQP về đảm bảo an toàn giao thông;
bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, phương tiện và hàng hóa.
- Công tác xăng dầu
/ 100% đầu mối có kế hoạch đăng ký tiếp nhận tháng, quý, năm phù hợp
sức chứa của kho.
/ Giảm tỷ lệ hao hụt xăng dầu trong cấp phát (xăng0,6%, diesel 0,28%);
tiếp nhận (xăng0,35%, diesel0,15%); dồn dịch, chuyển bể (xăng 0,2%,
diesel 0,0,08%); trong bảo quản: Bể trụ nằm tồn chứa dài ngày (xăng0,075%,
diesel0,0075%), tồn chứa ngắn ngày (xăng0,125%, diesel 0,0125%); phuy,
can (xăng 0,3%, diesel  0,03%).
+ Xây dựng Ngành hậu cần (đối với tất cả các Chuyên ngành hậu cần)
/ Xây dựng tổ chức, chính quy Hậu cần
/ 100% cán bộ, nhân viên, chiến sỹ hậu cần hoàn thành nhiệm vụ, trong
đó có 75% trở lên hoàn thành tốt, xuất sắc nhiệm vụ.
+ Thực hiện PTTĐ “Ngành HCQĐ làm theo lời Bác Hồ dạy” và PTTĐ
các Chuyên ngành thuộc hậu cần.
/ Ban chỉ đạo, Ban thường trực phong trào thi đua luôn được kiện toàn và
hoạt động có nền nếp; có đủ các Quy chế, Nghị quyết, Hướng dẫn, Kế hoạch,
Chương trình, ….
/ Đủ hồ sơ đăng ký, theo dõi, báo cáo, chấm điểm; kết quả ba mục tiêu
đều đạt khá, giỏi.
b) Công tác tài chính
* Chỉ tiêu chung
Thực hiện đúng, đủ 11 nội dung theo quy định tại Hướng dẫn 878/HD-HC
ngày 19/6/2018 của Tổng cục Hậu cần về thực hiện Tiêu chuẩn 4 của Chỉ thị
917/1999/CT-QP ngày 22/6/1999 về xây dựng đơn vị VMTD.
* Chỉ tiêu cụ thể
+ Công tác Kế hoạch ngân sách
- 100% dự toán ngân sách năm lập đúng với nhiệm vụ được giao, đúng
chế độ chính sách, đúng tiêu chuẩn, định mức của nhà nước và BQP.
- Phân bổ 100% dự toán ngân sách được giao đúng về tổng mức và chi tiết
theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ chi. Báo cáo đúng thời gian, mẫu biểu quy định.
+ Công tác bảo đảm tài chính
- Bảo đảm đúng, đủ, kịp thời tài chính cho nhiệm vụ thường xuyên, đột
xuất theo thứ tự ưu tiên, đúng dự toán ngân sách được giao.
- 100% dự án, công trình XDCB bảo đảm đúng tiến độ giải ngân, thanh
toán theo kế hoạch vốn được duyệt.
+ Công tác quản lý ngân sách
- 100% các khoản mục ngân sách chi đúng qui định của Nhà nước và BQP.
Quản lý chặt chẽ hiện vật, giá cả mua sắm trang bị, vật tư, hàng hoá; chấp hành
nghiêm nguyên tắc, kỷ luật tài chính; không để xảy ra tham ô, thất thoát, lãng phí.

21
- Quản lý chặt chẽ 100% khoản thu, chi BHXH, BHYT đúng chế độ, đúng
đối tượng.
+ Công tác kế toán; hoạt động có thu và thu, nộp
- Mở đúng, đủ hệ thống sổ kế toán, tài khoản kế toán; hạch toán các nghiệp
vụ kinh tế; hệ thống mẫu biểu, chứng từ kế toán; lập báo cáo kế toán và lưu trữ
chứng từ kế toán theo quy định.
- Thực hiện đúng quy định về quản lý tiền mặt và thanh toán không dùng
tiền mặt theo văn bản quy định của Cục Tài chính/BQP.
- 100% các hoạt động có thu chấp hành đúng Quy định của Nhà nước và Bộ
Quốc phòng; lấy thu bù chi và có lãi. Thu, nộp đúng, đủ các loại thuế, phí, lệ phí và
các khoản phải nộp khác cho ngân sách Nhà nước và ngân sách Quốc phòng.
+ Công tác kiểm tra tài chính, kế toán; chế độ công khai tài chính; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí
- Kiểm tra 100% đơn vị thuộc quyền theo Điều lệ công tác tài chính (tăng
cường kiểm tra đột xuất). Đơn vị không có vi phạm về tài chính, kế toán.
- Thực hiện đúng Hướng dẫn số 7584/HD-CTC ngày 11/12/2019 của
Cục Tài chính BQP về nội dung báo cáo của người chỉ huy về công tác tài
chính với cấp uỷ Đảng theo Quy chế 707-QC/QUTW ngày 16/10/2014 của
Quân uỷ Trung ương.
- Công khai ngân sách theo Thông tư số 57/2019/TT-BQP ngày 27/5/2019
và công khai tài sản công theo Thông tư số 26/2019/TT-BQP ngày 31/3/2019
của Bộ trưởng BQP.
- Hàng năm xây dựng, triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành
động về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
6. Tiêu chuẩn 5; Bảo đảm tốt về công tác kỹ thuật
a) Chỉ tiêu chung
Theo Chỉ thị giao nhiệm vụ hằng năm của Tư lệnh Binh chủng, ngoài ra
các đơn vị cần thực hiện tốt các nội dung sau:
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tham mưu, tham mưu đề xuất việc sử
dụng, quy hoạch sử dụng trang bị đạt hiệu quả cao;
- Thường xuyên nắm chắc số lượng, chất lượng và đồng bộ của VKTBKT. Tổ
chức tiếp nhận, cất giữ, cấp phát VKTBKT đúng quy định và an toàn tuyệt đối;
- Tổ chức tốt hội thi, hội thao kỹ thuật; kiểm tra đánh giá trình độ kỹ năng
nghề cho các đối tượng theo phân cấp bảo đảm chất lượng, đúng qui chế.
- Xây dựng CQKT, CSKT có nền nếp chính quy, hiệu quả làm việc cao;
thực hiện tốt việc đầu tư, củng cố, nâng cấp các CSKT đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ. Duy trì hoạt động có hiệu quả khu kỹ thuật và các cơ sở kỹ thuật; kỷ luật
công nghệ, vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ.
b) Chỉ tiêu cụ thể
* Bảo đảm kỹ thuật cho nhiệm vụ SSCĐ
Thường xuyên duy trì bảo đảm VKTBKT làm nhiệm vụ SSCĐ có hệ số
bảo đảm Kbđ ≥ 1,2; hệ số kỹ thuật Kt=1.
* Công tác kỹ thuật thường xuyên
22
+ Bảo đảm kỹ thuật cho trang bị
- Tổ chức bảo dưỡng cấp 1, 2 cho 100% các trạm thông tin được phân
công theo đúng quy định, quy trình kỹ thuật của từng loại trang bị; sau bảo
dưỡng khắc phục triệt để các lỗi phát sinh, trang bị hoạt động ổn định:
/ Đối với Trung tâm KTTTCNC: Bảo dưỡng 2 các hệ điều hành, máy chủ
đường trục truyền dẫn cáp quang, mạng TSL, mạng Trunking, Trung tâm điều
hành hệ thống thông tin quân sự…, sau bảo dưỡng nâng cao hiệu năng hoạt
động của hệ thống và đề xuất được các giải pháp dự đoán tình trạng hoạt động
của các mạng thông tin để có phương án BĐKT.
/ Đối với Lữ đoàn 205, 596, 132, 134: thường xuyên củng cố vững chắc
hệ thống an toàn, nguồn điện, môi trường các trạm thông tin nút chiến lược,
đường trục chiến lược.
/ Đối với Lữ đoàn 134, 596: Chủ trì tổ chức tốt bảo dưỡng 2 trạm HUB.
- Sửa chữa trang bị theo phân cấp đạt 100% theo Chỉ lệnh của BTL.
- 100% vật tư kỹ thuật cấp 5 và không có nhu cầu sử dụng được thu hồi,
thanh xử lý đúng quy định.
- 100% trang bị thông tin đưa vào sử dụng theo đúng quy trình, quy định và
luôn ở trạng thái tốt (chấp hành nghiêm quy định 9878/QĐ-BTL về quản lý chất
lượng vật tư kỹ thuật, quy cách lắp đặt trang bị, trạm máy thông tin quân sự).
+ Huấn luyện kỹ thuật, xây dựng ngành
- Đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật có năng lực chuyên môn tốt, 100% hoàn
thành nhiệm vụ, trong đó có trên 80% hoàn thành nhiệm vụ ở mức khá trở lên;
- Hằng năm mỗi chuyên ngành có thêm 2÷3 thợ giỏi làm lực lượng kế cận
bổ sung vào các tổ BĐKT.
- 100% các CSKT có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật và theo dõi cập nhật thường
xuyên; được đầu tư xây dựng, củng cố có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Quản lý, sử dụng tốt ngân sách, vật tư kỹ thuật.
+ Thực hiện CVĐ50: Ban chỉ đạo CVĐ50 hoạt động có hiệu quả, hằng
năm có chương trình hành động nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
BCĐ; 100% cán bộ, chiến sĩ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật nắm chắc mục
đích, yêu cầu, nội dung CVĐ50; 100% cơ quan, đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết
và thực hiện báo cáo theo đúng quy định; đơn vị không để xảy ra mất an toàn
giao thông, an toàn trong khai thác VKTBKT.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Các cơ quan, đơn vị phải thành lập Ban Chỉ đạo để chỉ đạo xây dựng đơn
vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” đối với các đơn vị thuộc quyền.
1. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp
Cấp ủy các cấp ra Nghị quyết chuyên đề về xây dựng đơn vị VMTD
“Mẫu mực, tiêu biểu”; xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp với yêu
cầu, nhiệm vụ trong từng giai đoạn. Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đơn vị
VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” với xây dựng đảng bộ, chi bộ hoàn thành tốt và
xuất sắc nhiệm vụ.
2. Quy cách làm kế hoạch
23
Kế hoạch xây dựng đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” của cơ quan, đơn
vị làm trên giấy khổ A3 ngang, bìa màu xanh. Kế hoạch phải cụ thể hóa các chỉ
tiêu, biện pháp tiến hành theo 5 tiêu chuẩn đến từng tháng, phù hợp với đặc
điểm và nhiệm vụ chính trị trung tâm của cơ quan, đơn vị mình và được cấp trên
trực tiếp phê duyệt (mẫu kế hoạch có phụ lục kèm theo).
3. Kiểm tra, xét công nhận đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu”
Hàng năm, Bộ Tư lệnh kiểm tra đánh giá kết quả, xét công nhận đơn vị
VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” vào cuối năm đối với các đơn vị trực thuộc; tổ
chức phúc tra kết quả xây dựng đơn vị VMTD “Mẫu mực, tiêu biểu” dưới một
cấp. Cấp Lữ đoàn và tương đương kiểm tra đến cấp tiểu đoàn, đại đội và đầu
mối tương đương thuộc quyền để đánh giá kết quả, xét công nhận đơn vị VMTD
“Mẫu mực, tiêu biểu”.
4. Sơ kết, tổng kết
Hàng tháng (cấp đại đội, tiểu đoàn và tương đương), hàng quý (cấp lữ
đoàn, nhà trường và tương đương) tổ chức rút kinh nghiệm; định kỳ 6 tháng, 1
năm phải sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả theo từng tiêu chuẩn làm cơ sở rút
kinh nghiệm, đồng thời điều chỉnh, bổ sung kịp thời các nội dung mới, phù hợp
với thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị.
* Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 3720/HD-BTM ngày 13/5/2019
của Bộ Tham mưu Binh chủng.

24
CHUYÊN ĐỀ 02
- Tên chuyên đề: Hướng dẫn thực hiện các văn bản về XDCQ, quản lý,
rèn luyện kỷ luật; Quy định về mang đeo trang bị của Tiểu đội BB.
- Thời gian: 100 phút (HL lý thuyết: 70 phút; tham quan: 30 phút).
- Giáo viên: Thượng tá Nguyễn Văn Đông, Trợ lý HLĐL, Phòng QH-NT.
- Nội dung:
VĐHL 1: HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ VĂN BẢN VỀ
XDCQ, CHẤP HÀNH KỶ LUẬT VÀ BẢO ĐẢM AN TOÀN CỦA BỘ,
BINH CHỦNG
A. VĂN BẢN VỀ XÂY DỰNG CHÍNH QUY
I. CHỈ THỊ SỐ 37/CT-ĐUQW, ngày 14/4/1993 của Thường vụ Đảng
ủy Quân sự Trung ương “Về đẩy mạnh xây dựng chính quy Quân đội nhân dân
Việt Nam lên một bước mới”.
1. Nâng cao trình độ thống nhất về trang phục.
2. Nâng cao trình độ về lễ tiết tác phong quân nhân.
3. Nâng cao trình độ tổ chức thực hiện chức trách, nền nếp, chế độ quy định.
4. Nâng cao trình độ quản lý bộ đội, quản lý trang bị.
Từ nội dung XDCQ và các Thông tư, Chỉ thị, Quy định, Hướng dẫn từ năm
1993 đến nay, chúng ta thống nhất thực hiện ở từng nội dung như sau:
Nội dung 1: Nâng cao trình độ thống nhất về trang phục
Hiện nay trang phục của quân đội xác định có 5 loại, gồm:
+ Quân phục dự lễ;
+ Quân phục thường dùng;
+ Quân phục dã chiến;
+ Quân phục nghiệp vụ;
+ Trang phục công.
Trang phục phải may thống nhất kiểu cách, màu sắc, với chất lượng tốt, mặc
quân phục, mang cấp hiệu, phù hiệu theo đúng màu sắc quân chủng, binh chủng.
1.1. Về mang mặc trang phục: Theo điều 42/mục 2/chương III/ĐLQLBĐ
QĐNDVN năm 2015 quy định
Quân nhân phải mang mặc trang phục theo đúng quy định của BQP. Các
loại trang phục dùng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ chỉ được mặc trong
khi làm nhiệm vụ. Sỹ quan và quân nhân chuyên nghiệp được mặc thường phục
ngoài giờ làm việc. Nữ quân nhân được mang mặc thường phục khi có thai.
1.2. Mang mặc trang phục theo từng mùa: Theo điều 43 mục 2 chương
III/ ĐLQLBĐ QĐNDVN năm 2015 quy định
Quân nhân mặc quân phục từng mùa, theo quy định thời gian làm việc mùa
nóng và mùa lạnh. Căn cứ vào thời tiết và sức khỏe, quân nhân được mặc quân

25
phục cả 2 mùa trong thời gian trước và sau 15 ngày so với thời gian làm việc quy
định cho từng mùa. Khi sinh hoạt tập trung phải mặc quân phục thống nhất.
Các đơn vị đóng quân từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam, căn cứ vào thời
tiết cụ thể từng nơi để mặc quân phục cho phù hợp, do người chỉ huy từ cấp sư
đoàn và tương đương trở lên quy định thống nhất trong đơn vị thuộc quyền.
* Về các loại huân, huy chương, biển tên được mang trên quân phục, gồm:
- Huân chương, huy chương, huy hiệu, kỷ niệm chương, biển tên, biểu
tương quân, binh chủng.
- Các loại băng, biển, phù hiệu công tác.
1.3 Việc mang đeo quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục; mang
mặc quân phục dự lễ: Thực hiện theo Nghị định số 82/2016/NĐ-CP ngày
01/7/2016 của Chính phủ quy định quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục
Quân đội nhân dân Việt Nam và Thông tư số 20/2018/TT-CP ngày 13/02/2018
của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng trang phục dự lễ của sĩ quan,
quân nhân chuyên nghiệp, học viên là sĩ quan, học viên đào tạo sĩ quan.
* Việc mang mặc quân phục dự lễ
Thứ nhất: Mặc Đại lễ không phân biệt theo mùa (Mùa Đông hay mùa Hè
được quy định mang mặc như nhau);
Thứ hai: Khi mặc Đại lễ đeo dải huân chương (Mặc Tiểu lễ đeo cuống
huân chương).
* Trường hợp sử dụng từng loại Lễ phục
a) Mặc Đại lễ: Đối với Nam, Nữ sĩ quan, QNCN, học viên là sĩ quan
- Dự các buổi lễ kỷ niệm: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 03
tháng 02; ngày Chiến thắng 30 tháng 4; ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam 02 tháng 9; ngày thành lập QĐND Việt Nam 22 tháng 12.
- Mặc trong ngày Quốc khánh 02 tháng 9; ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam 22 tháng 12.
- Đội trưởng Đội danh dự trong lễ đón tiếp của đơn vị;
- Sĩ quan trong Tổ Quân kỳ.
b) Mặc Tiểu lễ phục: Đối với Nam, Nữ sĩ quan, QNCN, học viên là sĩ quan
* Tiểu lễ phục mùa đông (Thực hiện trọng 2 trường hợp)
- Trong mùa lạnh
+ Dự các ngày lễ do Nhà nước, Bộ Quốc phòng, địa phương, đơn vị tổ
chức ngoài các ngày lễ quy định tại Điều 4 Thông tư 20/2016/TT-BQP và
một số lễ do Ban Tổ chức quy định;
+ Dự Đại hội thi đua quyết thắng, Đại hội Đảng, Đại hội các tổ chức quần
chúng do Ban Tổ chức hội nghị quy định;
+ Thành viên trong các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quân đội đi thăm
chính thức các nước công tác, học tập ở nước ngoài do Ban Tổ chức quy định;
+ Tùy viên Quốc phòng ở nước ngoài khi dự các buổi lễ nước sở tại;
+ Các ngày Tết Nguyên đán đối với các đơn vị từ Bắc đèo Hải Vân trở ra.
26
- Cả hai mùa nóng, lạnh
+ Trong lễ đón, tiếp, tiễn các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo
Đảng và Nhà nước theo nghi thức Quân đội (do Ban Tổ chức quy định);
+ Đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quân, Đại hội Đảng cấp tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương và Đại hội Đảng toàn quốc; dự phiên khai mạc và bế mạc
Kỳ họp của Quốc hội.
+ Làm nhiệm vụ phát thanh viên truyền hình
+ Thành viên ban Lễ tang, Ban Tổ chức Lễ tang (từ Lễ tang cấp cao trở
lên), thành viên các đoàn viếng trong Lễ Quốc tang, Lễ tang cấp Nhà nước, sĩ
quan túc trực và dẫn viếng trong Lễ tang cấp cao trở lên; thành viên các đoàn
viếng trong Lễ tang các cấp vào mùa đông.
* Tiểu lễ phục mùa hè
- Dự lễ đón, tiếp, tiễn các đoàn khách quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng
và Nhà nước theo nghi thức Quân đội do Ban Tổ chức quy định.
- Thành viên trong các đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước, Quân đội đi thăm
chính thức các nước do Ban tổ chức quy định.
- Tùy viên Quốc phòng ở nước ngoài khi dự các buổi lễ của nước sở tại.
- Dự các buổi lễ do đơn vị tổ chức, theo quy định tổ chức nghi lễ trong
Quân đội vào mùa hè.
- Dự Đại hội thi đua quyết thắng, Đại hội Đảng, Đại hội các tổ chức quần
chúng do đơn vị tổ chức theo quy định của Ban tổ chức.
- Thành viên BTC Lễ tang của đơn vị vào mùa hè trừ Lễ tang cấp cao trở lên.
- Mặc trong ngày Chiến thắng 30 tháng 4.
- Mặc trong các ngày Tết Nguyên đán đối với các đơn vị từ phía Nam
đèo Hải Vân trở vào.
Nội dung 2. Nâng cao trình độ về lễ tiết tác phong quân nhân
Lễ tiết tác phong quân nhân không những biểu hiện phong cách quân đội
cách mạng, là nếp sống văn minh, là mối quan hệ bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau
mà nó còn phản ánh nhân cách của những quân nhân cách mạng, do vậy:
- Quân nhân phải thực hiện đúng quy định về xưng hô, chào hỏi, không nói
năng thô tục, không uống rượu say, hành động càn quấy, không mê tín dị đoan...
- Quân nhân phải thể hiện đúng những động tác đội ngũ khi hành động, đi
đứng trong doanh trại cũng như khi ở nơi công cộng.
Mang mặc đúng quy định, trong quan hệ quân nhân mọi quân nhân phải
giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần
đoàn kết, tương trợ và có nếp sống văn minh, lành mạnh; tháỉ độ hòa nhã, khiêm
tốn; biết tự chủ và tự trọng trong lời nói cũng như trong hành động, cắt tóc phải
thực hiện theo Chi thị số 74/CT-BQP ngày 27/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng về quy định cắt tóc 3 phân đối với nam hạ sĩ quan, chiến sĩ và học viên
chưa phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp; đi, đứng phải giữ đúng tư thế,
tác phong quân nhân, chấp hành nghiêm, triệt để quy định sử dụng rượu, bia.
27
Như chúng ta đã biết, từ ngày 01/01/2020 luật phòng chống tác hại rượu,
bia có hiệu lực; tại Điều 5 của Luật, Quy định các hành vi bị nghiêm cấm;
1. Xúi dục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia;
2. Người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia;
3. Bán, cung cấp, khuyến mại rượu bia cho người chưa đủ 18 tuổi;
4. Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp tham gia vào việc
sản xuất, mua bàn rượu, bia;
5. Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ
chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc
trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay
trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập;
6. Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
7. Quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
8. Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu,
bia đối với sức khỏe;
9. Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có nồng độ cồn từ 15
độ trở lên; sử dụng rượu, bia có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại
dưới mọi hình thức;
10. Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không được phép dùng
trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ để sản xuất, pha chế
rượu, bia;
11. Kinh doanh rượu, bia không có giấy phép hoặc không đăng ký; bán
rượu, bia bằng máy bán hàng tự động;
12. Kinh doanh, tàng trữ, vân chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo
đảm chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia;
13. Các hành vi nghiêm cấm khác liên quan đến rượu, bia do luật định.
* Thực tế đối với nội dung 2 của Chỉ thị 37, về cơ bản các cơ quan, đơn vị
và từng cá nhân chấp hành nghiêm túc, đầy đủ, đúng quy định.
Tuy nhiên, tình hình quân nhân vi phạm điều lệnh, điều lệ và lễ tiết, tác
phong ở một số cơ quan, đơn vị vẫn còn xảy ra, chậm được khắc phục, cụ thể là:
- Việc mang mặc quân phục không đúng quy định; hiện tượng chiến sĩ đeo
quân hàm không đúng khá phổ biến (không đúng cấp bậc, gắn không đúng vị trí,
viết vẽ lên trang phục, mũ); đeo biển tên, biển biểu tượng quân, binh chủng không
ngay ngắn, không đúng vị trí quy định, một số đồng chí còn sử dụng loại biển tên
cũ; đầu tóc không gọn gàng (quân nhân nam còn để tóc, râu dài, quân nhân nữ
không búi tóc); đi giầy, tất không đúng quy định, còn sử dụng quân phục làm
trang phục thường dùng ra vào doanh trại ...;
- Việc xưng hô, chào hỏi không đúng điều lệnh, cá biệt có trường hợp phát
ngôn, hoặc có hành động thiếu văn hoá;

28
- Biển bảng chính quy tại một số đơn vị thực hiện không đúng Quyết định
1206/QĐ-TM và Hướng dẫn 1966/HD-TM (làm, gắn biển tên không đúng hướng
dẫn và quy cách);
- Thực hiện quy định tổ chức nghi lễ trong Quân đội còn nhiều sai sót do
không cập nhật nội dung tài liệu mới, không đọc kỹ tài liệu trước khi thực hiện,
chưa chủ động tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cơ quan nghiệp vụ; mà chỉ dựa vào
cảm tính, nếp cũ để thực hiện.
3. Nâng cao trình độ tổ chức thực hiện chức trách, nền nếp, chế độ quy định
- Người chỉ huy và cơ quan phải chấp hành đúng nền nếp, chế độ quy định,
thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ; làm đúng kế hoạch, đúng lịch công tác đã
được phê chuẩn, chấp hành đúng chế độ xin chỉ thị, báo cáo, kiểm tra...
Người chỉ huy các cấp phải luôn phát huy tinh thần trách nhiệm thực hiện
nghiêm chức trách, nhiệm vụ của mình, chịu trách nhiệm trước cấp trên và cấp
ủy cùng cấp về kết quả mọi hoạt động của đơn vị. Trong quá trình thực hiện
nhiệm vụ thực hiện nghiêm túc chế độ công tác của người chỉ huy theo đúng quy
định tại Mục 8, Chương IV Điều lệnh QLBĐ ban hành kèm theo Thông tư số
193/2011/TT-BQP ngày 23/l1/2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (ĐLQLBĐ).
- Tổ chức bộ đội thực hiện đúng chế độ sinh hoạt trong ngày, trong tuần.
Thực hiện nghiêm chỉnh về quản lý tình hình sẵn sàng chiến đấu; phương
hướng, phương châm, nhiệm vụ, tổ chức, phương pháp và các chế độ quy định
về huấn luyện; tổ chức quản lý, bảo đảm huấn luyện đạt kết quả cao.
4. Nâng cao trình độ quản lý bộ đội, quản lý trang bị
- Quản lý bộ đội chặt chẽ, có nền nếp là một biện pháp xây dựng chính quy
tốt nhất, có hiệu quả nhất. Quản lý bộ đội là chức trách của chỉ huy các cấp.
Quản lý bộ đội bao gồm quản lý cả về số lượng và chất lượng, cả tinh thần, tư
tưởng, trình độ, năng lực và sức khỏe…; phấn đấu chấm dứt đào bỏ ngũ.
Lãnh đạo, chỉ huy các cấp; cần quán triệt và nhận thức đúng, đầy đủ, chấp
hành nghiêm các chỉ thị, quy định của cấp trên và phải chịu trách nhiệm trước
Đảng ủy cấp mình và Đảng ủy, chỉ huy cấp trên về xây dựng chính quy, quản lý,
rèn luyện và chấp hành kỷ luật của đơn vị thuộc quyền trong tình hình hiện nay.
* Chỉ thị 103/CT-BQP ngày 28/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
1. Lãnh đạo, chỉ huy các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục
sâu rộng, nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật, kỷ
luật và bảo đảm an toàn; xây dựng động cơ, ý thức quyết tâm, tính tự giác để
thực sự làm chuyển biến vững chắc tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật và
bảo đảm an toàn ở từng cơ quan, đơn vị và trong toàn Binh chủng;
2. Tiếp tục quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ
thị, mệnh lệnh của BQP, BTL Binh chủng về công tác giáo dục chính trị, quản
lý tư tưởng, rèn luyện kỷ luật và bảo đảm an toàn; từng cơ quan, đơn vị phải coi
đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, xuyên suốt trong hoạt động của cơ quan,
đơn vị mình; thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-BQP ngày 09/02/2012 của Bộ
29
trưởng Bộ Quốc phòng, Chỉ thị số 773/CT-BTL ngày 22/02/2012 của Tư lệnh
Binh chủng về việc tăng cường quản lý, giáo dục chấp hành kỷ luật; phòng
ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật nghiêm trọng; Chỉ thị số
91/CT-BQP ngày 22/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Chỉ thị số 8170/CT-
BTL ngày 08/12/2016 của Tư lệnh Binh chủng về tăng cường công tác quản lý,
giáo dục và chấp hành kỷ luật; Chỉ thị số 110-CT/ĐU ngày 19/4/2016 của
Thường vụ Đảng ủy Binh chủng về tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác giáo dục, quản lý tư tưởng, kỷ luật và bảo đảm an toàn giao
thông; Chỉ thị số 3238/CT-BTL ngày 07/5/2018 của Tư lệnh Binh chủng về việc
tăng cường quản lý quân nhân trong Binh chủng TTLL; Hướng dẫn số 5663/HD-
BTM ngày 23/7/2019 của BTM Binh chủng, Hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số
22/CT-TM ngày 05/7/2019 của TTMT về việc tăng cường một số biện pháp trong
công tác giáo dục, quản lý chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và
bảo đảm an toàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam; các chỉ thị, quy định của
Bộ, Binh chủng về công tác quản lý kỷ luật và bảo đảm an toàn.
3. Chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải quản lý kỷ luật toàn diện đối với mọi
cấp, mọi ngành, mọi đơn vị; mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Đặc biệt cán bộ
phải làm gương cho chiến sĩ; cấp trên phải làm gương cho cấp dưới; cơ quan,
nhà trường phải làm gương cho đơn vị; giáo viên phải làm gương cho học viên;
chiến sĩ cũ làm gương cho chiến sĩ mới; đảng viên phải làm gương cho quần
chúng cả về lời nói và việc làm. Giữ nghiêm kỷ luật đối với việc chấp hành pháp
luật Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, nguyên tắc, chế độ quy định của Quân đội;
quy tắc sinh hoạt xã hội, quan hệ quân dân, quân hệ quân nhân; kết hợp chặt chẽ
giữa giáo dục với kiên quyết xử lý kịp thời, đúng quy định đối với những quân
nhân có thái độ, hành vi vi phạm và những cán bộ quản lý, lãnh đạo, chỉ huy
không làm tròn chức trách, nhiệm vụ để quân nhân của cơ quan, đơn vị thuộc
quyền vi phạm pháp luật, kỷ luật và mất an toàn. Thực hiện tốt các khâu, các
bước công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội, trong giáo dục pháp luật, kỷ luật;
rà soát, nắm bắt và quản lý tốt về con người, công việc, các mối quan hệ và diễn
biến tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền; khi phát hiện quân nhân có biểu
hiện bất thường về tâm lý, tình cảm phải có biện pháp quản lý, theo dõi, động
viên, xử lý triệt để, không nóng vội, áp đặt, quy chụp; kiên quyết chống biểu hiện
quân phiệt, xúc phạm danh dự, nhân phẩm cấp dưới.
4. Các cơ quan chức năng nghiên cứu, tham mưu giúp Thủ trưởng BTL rà
soát, bổ sung hoàn thiện quy chế, quy định về chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ
luật Quân đội, xây dựng nền nếp chính quy và việc phối hợp giữa các cơ quan
(ngành) quân huấn, tuyên huấn, ủy ban kiểm tra, thanh tra, điều tra hình sự, bảo
vệ an ninh, các tổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân trong tiến hành công
tác giáo dục, quản lý bộ đội. Tăng cường công tác kiểm tra, thực hiện đúng chức
trách, nhiệm vụ và chế độ công tác của người chỉ huy, cơ quan, trợ lý; đưa nội
dung kiểm tra thường xuyên, đột xuất vào nội dung đánh giá hàng tuần, tháng
của đơn vị và giao ban huấn luyện quý của Binh chủng; nêu cao tinh thần trách
nhiệm trong quản lý bộ đội, quản lý vũ khí đạn; thực hiện nghiêm quy định quản
30
lý, giao, nhận bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định; tổ chức kiểm điểm, xét kỷ luật
đối với cán bộ thực hiện không nghiêm quy định quản lý vũ khí, đạn. Thực hiện
nghiêm quy định bàn giao trực chỉ huy, bàn giao nhiệm vụ ở các cấp.
5. Tăng cường nâng cao chất lượng đầu vào đội ngũ học viên đào tạo tại
Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Thông tin; tập trung
lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ,
trách nhiệm của cán bộ, nhất là cán bộ cấp trung đội (lớp), đại đội, tiểu đoàn
trực tiếp quản lý bộ đội. Rà soát, đổi mới nội dung, chương trình, nâng cao
chất lượng giáo dục, đào tạo đối với đội ngũ học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội và hạ sĩ quan; tăng thời lượng, đẩy mạnh, đổi mới nội dung đào tạo
kỹ năng, phương pháp công tác quản lý bộ đội, công tác tư tưởng sát với tình
hình thực tế ở đơn vị cơ sở.
6. Người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên các cấp phải tăng cường công
tác bồi dưỡng cán bộ nâng cao năng lực về quản lý bộ đội và quản lý kỷ luật ở
đơn vị cơ sở; kết hợp nhiều biện pháp; tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch với trực
tiếp hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm, phương pháp, kỹ năng nắm, giải quyết
tư tưởng cho đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ phân đội, cán bộ mới ra
trường; nêu cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ phân đội; thực hiện tốt công
tác rà soát, đánh giá chính xác chất lượng cán bộ các cấp. Phân công, quy trách
nhiệm cụ thể cho cán bộ trong công tác xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật, bảo
đảm an toàn gắn với việc điều động, bổ nhiệm, đề bạt quân hàm, nâng lương.
Kiên quyết xử lý kỷ luật liên đới trách nhiệm đối với cán bộ để xảy ra các vụ
việc vi phạm kỷ luật do sự quan liêu, thiếu trách nhiệm trong quản lý bộ đội,
quản lý vũ khí trang bị và bảo đảm an toàn.
7. Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải xác định công tác quản lý kỷ
luật là một nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong xây dựng đơn vị vững mạnh
toàn diện. Nhân rộng xây dựng đơn vị “Mẫu mực, tiêu biểu” ở tất cả các loại
hình cơ quan, đơn vị. Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm công tác giáo
dục, quản lý tư tưởng, quản lý kỷ luật và bảo đảm an toàn trong cơ quan, đơn
vị mình. Tìm ra nguyên nhân yếu kém, khuyết điểm; xác định rõ trách nhiệm
của tập thể, cá nhân liên quan; chủ động dự báo, đề ra biện pháp khắc phục
triệt để, phòng ngừa, ngăn chặn không để tái diễn hoặc phát sinh các hình thức
tiêu cực mới.
* Chỉ thị số 22/CT-TM ngày 05/7/2019 của TTMT.
1. Tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục, tuyên
truyền, phổ biến giáo dục pháp luật
- Cấp ủy, chỉ huy các cấp tăng cường công tác giáo dục, quán triệt, thực
hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-BQP và Chỉ thị số 91/CT-BQP, tạo sự chuyển
biến rõ rệt về nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp, các tổ chức
trong từng cơ quan, đơn vị đối với việc phòng chống vi phạm pháp luật Nhà
nước, kỷ luật Quân đội và mất an toàn. Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, Hạ
sĩ quan-binh sĩ, Công nhân, Viên chức quốc phòng, Lao động hợp đồng “sau đây
31
gọi tắt là quân nhân” hiểu rõ ý nghĩa to lớn, sự cần thiết phải tự giác chấp hành
nghiêm pháp luật, kỷ luật bảo đảm an toàn trong huấn luyện, công tác, sinh hoạt
và trong tham gia giao thông.
- Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ
chủ trì các cấp trong lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn vị; cấp ủy, người chỉ huy,
chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị các cấp chịu trách nhiệm trước cấp
trên về kết quả giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tình hình tư tưởng
trong chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và chấp hành các quy
tắc, quy định bảo đảm an toàn của cơ quan đơn vị thuộc quyền.
- Chủ động nghiên cứu đổi mới tổ chức, phương pháp, nội dung trong
giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật; nâng cao nhận thức về mục tiêu, lý
tưởng, phẩm chất đạo đức, kỹ năng sống, gắn với chức trách, nhiệm vụ được
giao, giải quyết kịp thời mọi vướng mắc, bế tắc về tư tưởng. Tổ chức tốt các hoạt
động tuyên truyền giáo dục pháp luật, nâng cao chất lượng thực hiện các mô hình
“mỗi ngày một câu hỏi, mỗi tuần một điều luật, một quy tắc, quy định an toàn”.
Đẩy mạnh hoạt động của “Tổ tư vấn pháp lý, tâm lý quân nhân”; “Câu lạc bộ
pháp luật”; sinh hoạt “Tổ 3 người”, thông qua các phong trào thi đua, hội nghị,
sinh hoạt, học tập, văn hóa văn nghệ... nâng cao nhận thức và ý thức tự giác
trong chấp hành pháp luật, kỷ luật. Tập trung vào đối tượng HSQ-BS, QNCN, SQ
trẻ, những đơn vị đóng quân trên địa bàn khó khăn, bộ phận nhỏ, lẻ, độc lập.
Tăng cường quản lý bộ đội khi đơn vị hoạt động phân tán, ngoài doanh trại và
trong giờ nghỉ, ngày nghỉ, đặc biệt quan tâm giáo dục, quản lý những quân nhân
cá biệt, có hoàn cảnh khó khăn.
- Thực hiện thường xuyên, đồng bộ, toàn diện các biện pháp quản lý quân
nhân cả về trình độ, năng lực, tư tưởng, tình cảm và các mối quan hệ của quân
nhân; phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, đơn vị với gia đình, địa phương, các tổ
chức quần chúng nắm chắc diễn biến tư tưởng và các mâu thuẫn của quân nhân
thuộc quyền, kịp thời dự báo, động viên, giải quyết dứt điểm mâu thuẫn, tư
tưởng và các vướng mắc trong cơ quan, đơn vị và giữa các cá nhân quân nhân,
không để bị động bất ngờ, không để xảy ra hiện tượng bế tắc về tư tưởng dẫn tới
mất đoàn kết, vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội.
2. Duy trì nghiêm kỷ cương, kỷ luật
- Quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng quân nhân, vũ khí, khí tài trang
bị; duy trì chặt chẽ các chế độ, nền nếp sinh hoạt chính quy trong ngày, tuần
theo quy định. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong từng cơ quan, đơn vị; đổi
mới về tổ chức, phương pháp và nội dung kiểm tra; thông qua kiểm tra tổ chức
rút kinh nghiệm, khắc phục có thời hạn các mặt tồn tại.
- Mọi quân nhân phải thuộc và thực hiện nghiêm 10 Lời thề danh dự của
quân nhân, 12 Điều kỷ luật trong quan hệ với nhân dân và chức trách, nhiệm vụ,
chế độ công tác trên cương vị, chức trách được giao; cấp trên gương mẫu trước
cấp dưới, cán bộ gương mẫu trước chiến sĩ, cơ quan làm gương cho đơn vị.
Chống biểu hiện vô ý thức tổ chức, kỷ luật, tự do, tùy tiện, thiếu trách nhiệm.

32
Không làm điều gì trái với phong cách, đạo đức, phẩm chất tốt đẹp của người
quân nhân cách mạng.
- Xử lý công minh, khách quan các hành vi, vi phạm pháp luật, kỷ luật, quy
tắc, quy định bảo đảm an toàn, bảo đảm đánh giá đúng tính chất, mức độ vi phạm.
Nghiêm cấm mọi hành vi bao che cho các tổ chức, cá nhân vi phạm với bất kỳ động
cơ, mục đích nào.
- Trong các ngày nghỉ, giờ nghỉ cấp tiểu đoàn, đại đội và tương đương
phải có kế hoạch tổ chức các hoạt động, vui chơi giải trí tạo không khí vui tươi,
lành mạnh, tăng cường rèn luyện thể lực nâng cao sức khỏe cho bộ đội; chú
trọng tổ chức huấn luyện thuần thục, hướng dẫn cụ thể những hoạt động có nguy
cơ mất an toàn. Thực hiện giải quyết phép, tranh thủ đúng thẩm quyền, giảm
thiểu quân số ra ngoài không cần thiết; có biện pháp cụ thể quản lý chặt chẽ
quân nhân đi công tác lẻ, nghỉ phép, đi tranh thủ, ra ngoài doanh trại.
3. Bảo đảm an toàn trong huấn luyện
- Chỉ huy các cấp thường xuyên quán triệt, giáo dục cho các đối tượng, lực lượng
tham gia huấn luyện chấp hành nghiêm quy tắc bảo đảm an toàn trong huấn luyện; tổ
chức triển khai và kiểm tra việc thực hiện của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền, chủ
động hiệp đồng với các đơn vị, địa phương để có biện pháp bảo đảm an toàn. Kịp thời
phát hiện và xử lý các vụ mất an toàn xảy ra trong huấn luyện, thực hiện nghiêm quy
định báo cáo, thông báo, xử lý nghiêm đối với cá nhân, đơn vị vi phạm.
- Cơ quan các cấp chủ động tham mưu, đề xuất các biện pháp bảo đảm an
toàn; chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đơn vị thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ,
chịu trách nhiệm về chất lượng các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật và vật chất bảo
đảm cho huấn luyện; tổ chức tập huấn, huấn luyện thống nhất nội dung, kế
hoạch quy tắc bảo đảm an toàn cho đơn vị, cách xử lý tình huống có thể xảy ra.
- Đối với cán bộ (giáo viên) trực tiếp huấn luyện: Tổ chức thực hiện và
kiểm tra việc chấp hành quy tắc bảo đảm an toàn của các đối tượng, lực lượng
huấn luyện; giáo án huấn luyện trong mỗi nội dung phải có biện pháp bảo đảm
an toàn; có kế hoạch bồi dưỡng, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận,
từng người và được phổ biến đầy đủ các quy định, biện pháp bảo đảm an toàn
cho đơn vị trước, trong và sau huấn luyện. Tuyệt đối không được tùy tiện sửa
đổi, điều chỉnh, cắt xén kế hoạch huấn luyện khi chưa có ý kiến của cấp phê
duyệt (cả nội dung, thời gian, biện pháp huấn luyện).
- Đối với các đơn vị (phân đội), người phục vụ: Phải chấp hành nghiêm quy
định trong quy tắc bảo đảm an toàn, chuẩn bị đầy đủ và kiểm tra chặt chẽ cơ sở,
vật chất, vũ khí, trang thiết bị, phương tiện bảo đảm đủ tiêu chuẩn mới đưa vào
huấn luyện; tổ chức chặt chẽ việc phân công, người phục vụ, chuẩn bị thao trường
đúng ý định của người chỉ huy, kịp thời thông báo khi có dấu hiệu mất an toàn.
- Khi huấn luyện thể dục, thể thao phải thực hiện đúng nguyên tắc "Tự
giác, tích cực, trực quan, hệ thống, khoa học"; không huấn luyện, kiểm tra, thi
đấu khi sức khỏe không bảo đảm; trước khi huấn luyện phải tổ chức khởi động,
kết thúc huấn luyện phải tổ chức hồi tĩnh, thả lỏng. Quân y có trách nhiệm kiểm
tra nắm chắc tình hình sức khỏe của mọi quân nhân trước khi hoạt động thể
33
dục, thể thao, nếu không đủ điều kiện không cho tham gia, thường xuyên có mặt
trong quá trình hoạt động thể dục, thể thao với đầy đủ thuốc, dụng cụ và
phương tiện cấp cứu sẵn sàng xử lý tình huống có thể xảy ra.
4. Bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông
- Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 25/CT-TM
ngày 12/5/2003 của Tổng Tham mưu trưởng "Về việc quản lý, sử dụng xe mô
tô, xe gắn máy trong Quân đội".
- Thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử dụng phương tiện vận tải quân
sự; nghiêm cấm sử dụng xe không có thiết kế ghế ngồi, xe tự đổ (xe ben), xe không
mui, bạt để chở quân (trừ xe nghi lễ, xe chuyên dụng); tăng cường huấn luyện bổ
sung cho lái xe mới, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, bồi dưỡng kỹ năng an toàn
khi điều khiển xe ở địa hình rừng núi, đường đèo dốc, khu đông dân cư.
- Khi sử dụng xe vận tải chở bộ đội hành quân phải có kế hoạch tổ chức
hành quân và phân công cán bộ chỉ huy xe, chấp hành nghiêm quy định bảo
đảm an toàn.
- Quân nhân khi tham gia giao thông phải nghiêm chỉnh chấp hành quy
định của Luật giao thông đường bộ. Phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về
việc bảo đảm các điều kiện an toàn của phương tiện tham gia giao thông; khi
tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy phải có giấy phép lái xe đúng
với loại xe sử dụng, tình trạng kỹ thuật xe phải bảo đảm tốt và phải đội mũ bảo
hiểm đúng quy chuẩn (quy định trong Công văn số 412/BTM-T3, ngày
17/01/2018 của BTM Binh chủng). Trên mũ: bên phải ghi rõ họ tên người sử
dụng; bên trái ghi tên cơ quan, đơn vị mình và trên một cấp (theo phụ lục). Chỉ
huy đơn vị không được cho phương tiện và người điều khiển phương tiện tham
gia giao thông khi không đủ điều kiện theo quy định, khi người điều khiển
phương tiện đã sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
- Các đối tượng: HSQ-BS thuộc các đơn vị, học viên (chưa phải là sĩ quan)
thuộc các học viện, nhà trường trong Quân đội; bệnh nhân đang điều trị nội trú ở các
tuyến quân y không được sử dụng xe mô tô, xe gắn máy khi hoạt động ở ngoài đơn vị.
- Nghiêm cấm cán bộ các cấp sử dụng xe mô tô, xe gắn máy để chỉ huy
bộ đội trong huấn luyện, trong hành quân và trong công tác (trừ các đơn vị làm
nhiệm vụ đặc biệt).
- Nghiêm cấm chủ phương tiện xe ô tô, mô tô, xe gắn máy cho quân nhân
thuê, mượn xe; chỉ huy các cấp tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm
những trường hợp cố tình vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, nếu để
xảy ra tai nạn chủ phương tiện là quân nhân cho thuê, mượn phải xử lý kỷ luật
Quân đội và chịu trách nhiệm liên đới.
- Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị và cá nhân sử dụng xe mang biển số
quân sự để liên doanh, liên kết dưới bất kỳ hình thức nào với các tổ chức, cá
nhân ngoài Quân đội; cho thuê phương tiện, cho thuê hoặc mượn biển số quân
sự, cung cấp giấy tờ cho các phương tiện vận tải ngoài Quân đội để lưu hành trái
phép; tự động sản xuất biển để gắn cho xe quân sự. Chỉ được sử dụng biển số do
Cục Quản lý xe - máy phát ra để lưu hành.
34
- Khi có vụ việc mất an toàn xảy ra, chỉ huy cơ quan, đơn vị để xảy ra vụ
việc phải nhanh chóng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, địa
phương, gia đình giải quyết hậu quả, không để kéo dài, gây dư luận xấu.
5. Bảo đảm an toàn trong đóng quân canh phòng
- Thực hiện nghiêm quyết định số 2482/QĐ-BTTM ngày 17/12/2012 của
Tổng Tham mưu trưởng về việc Ban hành "Quy định Công tác canh phòng".
- Đóng quân trong bất kỳ trường hợp nào đều phải tổ chức tuần tra, canh gác
chặt chẽ bảo vệ an toàn các mục tiêu, tính mạng, trang bị, tài sản và duy trì kỷ luật,
trật tự khu vực đóng quân theo đúng quy định đóng quân, canh phòng.
- Trong khu vực đóng quân phải có biển cấm, biển báo hiệu những nơi
nguy hiểm, nguy cơ gây mất an toàn như sập; đổ; sạt lở; điện giật, đuối nước;
đường hẹp, đường quanh co..., những thời điểm cần thiết phải tổ chức canh gác.
- Chỉ huy các cơ quan, đơn vị quán triệt triển khai thực hiện nghiêm Công
văn số 1094/BTM-T3 ngày 07/02/2018 của Bộ Tham mưu Binh chủng về việc
thống nhất trang bị, vũ khí lực lượng làm nhiệm vụ canh phòng, phòng ngừa các
vụ việc tiêu cực trong canh gác.
- Quân nhân trong cơ quan, đơn vị khi qua cổng phải có giấy ra vào;
khách tới cơ quan, đơn vị phải có giấy giới thiệu liên hệ công tác và giấy tờ tùy
thân (chứng minh thư, thẻ căn cước), phải đăng ký nội dung công việc, người
giải quyết; khi được sự đồng ý của người có thẩm quyền mới cho vào; cơ quan,
đơn vị có khách phải cử người ra đón.
- Người làm nhiệm vụ tuần tra, canh gác phải kiểm tra chặt chẽ người,
phương tiện ra, vào mục tiêu theo đúng quy định, chấp hành nghiêm quy định sử
dụng vũ khí, đạn. Khi phát hiện có nguy cơ hoặc tình huống xảy ra mất an toàn,
mục tiêu bảo vệ bị đe dọa... phải nhanh chóng dùng tín hiệu đã quy định và
phương tiện thông tin để báo cáo cho chỉ huy đội canh phòng hoặc trực ban,
đồng thời thực hiện các biện pháp xử trí ngay, nhưng vẫn phải thực hiện nhiệm
vụ canh gác, tuyệt đối không được rời vị trí.
6. Quản lý sử dụng phương tiện thông tin liên lạc di động cá nhân
- Các cơ quan, đơn vị trong Binh chủng tiếp tục quán triệt và thực hiện
nghiêm túc Pháp lệnh Bảo vệ bí mật Nhà nước số 30/2000/PL-UBTVQH10 ngày
28/12/2000; Thông tư số 202/2016/TT-BQP ngày 12/12/2016 của Bộ Quốc phòng
quy định về bảo đảm an toàn thông tin trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Chỉ thị
số 02/CT-BQP ngày 29/01/2016 của Bộ Quốc phòng về việc tăng cường công tác
quản lý việc sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình trong Quân đội và Quyết định số
2663/QĐ-BTL ngày 10/4/2018 của Bộ Tư lệnh về việc Ban hành Quy chế bảo đảm
an toàn, an ninh thông tin trong Binh chủng Thông tin liên lạc.
- Căn cứ nhiệm vụ, tình hình cụ thể của từng Cơ quan, đơn vị, có quy định
cụ thể về việc quản lý, sử dụng phương tiện thông tin liên lạc di động của cá
nhân, đối với từng đối tượng, bảo đảm không ảnh hưởng tới nhiệm vụ chung của
đơn vị, chấp hành nghiêm luật an ninh mạng, pháp lệnh bảo vệ bí mật Nhà nước,
điều lệ bí mật chỉ huy và các chỉ thị, quy định bí mật trong Quân đội, Binh
chủng. Đối với cá nhân khi sử dụng phải chấp hành nghiêm pháp lệnh bảo vệ bí
35
mật Nhà nước, các chỉ thị quy định bí mật trong Quân đội, quy định của đơn vị;
tuyệt đối không sử dụng Điện thoại di động, Máy tính sai mục đích như: Sử
dụng để truy cập thông tin giải trí trong khi hội họp, đang thực hiện nhiệm vụ,
ghi âm, ghi hình, chụp ảnh, trao đổi thông tin nơi đang thực hiện nhiệm vụ quân
sự; lưu giữ, đưa lên mạng các nội dung tài liệu có liên quan tới bí mật quân sự,
bí mật an ninh Quốc gia, các nội dung hình ảnh có nội dung sai trái, phản cảm.
- Cấp ủy, chỉ huy các cấp tăng cường phát huy vai trò của các tổ chức, cá
nhân trong kiểm tra, phát hiện sơ hở, vi phạm trong quản lý, sử dụng Điện thoại
di động, Máy tính bảng để có biện pháp ngăn chặn. Mọi tổ chức, cá nhân vi
phạm, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả, để xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội.
7. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong Binh chủng
- Cấp ủy, chỉ huy các cấp tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền, gắn với phong trào thi đua trong giáo dục chấp hành pháp luật Nhà nước,
kỷ luật Quân đội và các quy định bảo đảm an toàn; kịp thời tuyên truyền, biểu
dương những tập thể, cá nhân điển hình người tốt, việc tốt; giám sát phát hiện,
đấu tranh phê phán những hành vi, vi phạm.
- Chỉ huy các cơ quan, đơn vị chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn, tổng hợp báo cáo
kịp thời, thực chất tình hình chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và
các quy tắc, quy định bảo đảm an toàn của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền theo
quy định trong Chỉ thị số 23/CT-TM ngày 12 tháng 10 năm 2013 của TTMT “Về
việc thống nhất quản lý số liệu báo cáo chấp hành kỷ luật trong toàn quân"; chịu
trách nhiệm trước cấp ủy cấp mình và cấp ủy, chỉ huy cấp trên về nội dung số liệu
báo cáo rà soát và tình hình chấp hành kỷ luật của đơn vị thuộc quyền.
- Số liệu báo cáo chấp hành kỷ luật của đơn vị phải thống nhất giữa các cơ
quan chức năng thuộc quyền. Cách tính vụ việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp
luật là tại thời điểm xảy ra vụ việc.
8. Quy định chế độ báo cáo
a) Thời gian tổng hợp số liệu báo cáo rà soát tổng hợp tình hình quản lý
tư tưởng, quản lý quân nhân (quản lý trong nội bộ Binh chủng).
- Chốt số liệu rà soát: Tính từ ngày 06 tháng cuối quý trước đến ngày 05
của tháng cuối quý sau.
- Thời gian báo cáo: Theo quý (trước ngày 10 của tháng cuối quý).
b) Thời gian tổng hợp số liệu, báo cáo chấp hành kỷ luật (Tổng hợp báo
cáo BTTM).
* Thời gian chốt số liệu:
- Báo cáo tháng: Tính từ ngày 20 tháng trước đến ngày 19 tháng sau.
- Báo cáo quý:
+ Quý I: Tính từ ngày 20/11 năm trước đến ngày 19/3 năm sau.
+ Quý II, III: Tổng hợp từ ngày 20 của tháng cuối quý trước đến ngày 19
của tháng cuối quý.
+ Quý IV: Tính từ ngày 20/9 đến 19/11 trong năm.
36
- Báo cáo 6 tháng đầu năm: Tổng hợp quý I và quý II.
- Báo cáo 9 tháng: Tổng hợp quý I, quý II và quý III.
- Báo cáo năm: Tổng hợp quý I, quý II, quý III và quý IV trong năm.
* Thời gian các cơ quan, đơn vị trực thuộc Binh chủng gửi báo cáo về Bộ
Tham mưu Binh chủng (qua Phòng QH-NT):
- Báo cáo tháng: Trước ngày 23 trong tháng.
- Báo cáo quý: Trước ngày 23 của tháng cuối quý.
- Báo cáo 6 tháng đầu năm: Trước ngày 23 tháng 6.
- Báo cáo 9 tháng: Trước ngày 23 tháng 9.
- Báo cáo năm: Trước ngày 23 tháng 11 trong năm.
Tháng 3, 6, 9, 11 trùng với báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng, năm không phải
báo cáo tháng.
Hàng tháng, quý, 6 tháng và năm các cơ quan, đơn vị, nhà trường, nhà
máy, Trung tâm Kỹ thuật Thông tin Công nghệ cao phải tổng hợp số liệu báo
cáo theo quy định ở trên; khi xảy ra vụ việc nghiêm trọng phải báo cáo ngay Bộ
Tham mưu Binh chủng (qua Phòng QH-NT) để tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng
Bộ Tư lệnh và phối hợp với các cơ quan chức năng Binh chủng để giải quyết.
II. THÔNG TƯ 192/2016/TT-BQP NGÀY 26/11/2016 CỦA BQP “QUY
ĐỊNH VIỆC ÁP DỤNG CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC,
THỜI HIỆU, THỜI HẠN VÀ THẨM QUYỀN XỬ LÝ KỶ LUẬT TRONG BQP”
Thông tư 192/2016/TT-BQP ngày 26/11/2016 của Bộ trưởng BQP: Quy
định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và
thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng gồm: 4 Chương, 46 Điều. Tài
liệu đã được cấp phát đến đầu mối cấp trung đội trong toàn Binh chủng từ năm
2017. Trong quá trình thực hiện nhiều cơ quan, đơn vị chúng ta còn chưa
nghiên cứu kỹ, vận dụng vào thực tế còn vướng mắc, lúng túng, nhất là một số
trường hợp đặc biệt.
Trong khuôn khổ bài giảng ngày hôm nay tôi xin đề cập đến 4 Điều (Điều
3, Điều 5, Điều 40 và Điều 41) trong Thông tư 192/2016/TT-BQP:
Tại Điều 3: Nguyên tắc xử lý kỷ luật quy định tại Thông tư 192/2016/TT-
BQP ngày 26/11/2016 của Bộ trường BQP, nêu rõ:
1. Mọi vi phạm kỷ luật phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị
xử lý nghiêm minh; hậu quả do vi phạm kỷ luật gây ra phải được khắc phục theo
đúng quy định của pháp luật.
2. Việc xử lý vi phạm kỷ luật được tiến hành nhanh chóng, chính xác,
công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định
của pháp luật.
3. Việc xử lý vi phạm kỷ luật phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả
vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng.
4. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của
quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ

37
luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được
pháp luật quy định.
5. Không áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu quân nhân và buộc
thôi việc đối với nữ quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng khi mang
thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
6. Không áp dụng hình thức kỷ luật giáng cấp bậc quân hàm đối với quân
nhân chuyên nghiệp đang giữ cấp bậc quân hàm thiếu úy; không áp dụng hình
thức kỷ luật hạ bậc lương đối với quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên
chức quốc phòng đang hưởng lương bậc 1.
7. Khi xử lý kỷ luật, ngoài hình thức kỷ luật đối với từng hành vi vi phạm,
nếu vi phạm gây thiệt hại về vật chất, người vi phạm còn phải bồi thường. Tài
sản, tiền, vật chất do hành vi vi phạm mà có, phải được xử lý theo đúng quy
định của pháp luật.
8. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật chỉ xử lý một hình thức kỷ luật. Nếu
cùng một lần vi phạm kỷ luật, người vi phạm có nhiều hành vi vi phạm khác
nhau thì phải xem xét, kết luận, làm rõ mức độ vi phạm và hình thức kỷ luật đối
với từng hành vi vi phạm, nhưng chỉ áp dụng hình thức kỷ luật chung cho các
hành vi vi phạm và không vượt quá hình thức kỷ luật của hành vi có mức xử
phạt cao nhất.
9. Người chỉ huy, chính ủy, chính trị viên (sau đây gọi chung là người chỉ
huy) các cấp phải chịu trách nhiệm về tình hình vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp
luật của quân nhân thuộc quyền; tùy tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả gây ra
của vụ việc và mức độ liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp và
trên một cấp để xác định hình thức kỷ luật theo quy định tại Thông tư này.
Tại Điều 5: Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm
kỷ luật quy định tại Thông tư 192/2016/TT-BQP, nêu rõ:
1. Những trường hợp chưa xem xét kỷ luật;
a) Trong thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng;
b) Trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ sở quân y hoặc cơ sở y tế;
c) Trong thời gian hưởng chế độ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng
tuổi;
d) Đang trong thời gian chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan có
thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
2. Những trường hợp miễn trách nhiệm kỷ luật
a) Mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm pháp luật nhà nước, điều lệnh,
điều lệ quân đội được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
b) Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm pháp luật nhà nước, điều
lệnh, điều lệ quân đội trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết
và do sự kiện bất ngờ;
c) Chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy cấp trên hoặc phân công nhiệm vụ
của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng.

38
Tại Điều 40. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật quy định tại Thông tư
192/2016/TT-BQP, nêu rõ:
1. Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản trước tập thể cơ quan,
đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật.
2. Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến vào việc vi
phạm và đề xuất hình thức kỷ luật.
3. Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp
có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến.
4. Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
5. Báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).
6. Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ
luật theo quyền hạn phân cấp.
7. Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.
Tại Điều 41. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong một số trường hợp đặc
biệt quy định tại Thông tư 192/2016/TT-BQP, nêu rõ:
1. Trường hợp người vi phạm thuộc quyền có hành vi chống mệnh lệnh
hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thì người chỉ huy phải có biện
pháp ngăn chặn kịp thời và báo cáo ngay lên cấp trên có thẩm quyền.
2. Trường hợp người vi phạm không chấp hành kiểm điểm xét kỷ luật thì
người chỉ huy căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, đề nghị của cấp
dưới và các tổ chức quần chúng để triệu tập họp chỉ huy, cấp ủy xem xét, quyết
định hình thức kỷ luật theo quyền hạn.
3. Trường hợp quân nhân bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân thì chỉ huy
đơn vị ra quyết định kỷ luật phải cử người đưa về bàn giao cho cơ quan quân sự
huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) nơi quân nhân
cư trú, cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan (trừ trường hợp đào ngũ không trở lại đơn
vị hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù và phải chấp hành hình phạt tại trại giam).
4. Trường hợp người vi phạm pháp luật bị khởi tố, truy tố, xét xử thì chỉ
huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên ra quyết định người vi phạm không
được mang mặc trang phục của Quân đội trong thời gian bị cơ quan tiến hành tố
tụng, điều tra, truy tố, xét xử.
5. Trường hợp người vi phạm đã chết thì chỉ xem xét, kết luận về hành vi
vi phạm kỷ luật.
6. Trường hợp quân nhân vi phạm kỷ luật trong thời gian biệt phái thì việc
xem xét, xử lý kỷ luật do cơ quan, tổ chức sử dụng quân nhân biệt phái tiến
hành. Sau đó gửi toàn bộ hồ sơ và quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị quản lý
quân nhân biệt phái để lưu vào hồ sơ quân nhân.
7. Trường hợp người vi phạm chuyển công tác về cơ quan, đơn vị khác
trong Bộ Quốc phòng mới phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật khi công tác ở cơ
quan, đơn vị cũ, thì do cơ quan, đơn vị cũ tiến hành xem xét kỷ luật. Sau đó gửi

39
toàn bộ hồ sơ và quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị đang quản lý người vi
phạm để lưu hồ sơ và theo dõi quản lý.
8. Trường hợp người vi phạm thôi phục vụ trong quân đội mới phát hiện
có hành vi vi phạm kỷ luật trong thời gian phục vụ trong quân đội, thì do cơ
quan đơn vị quân đội đã quản lý tiến hành xem xét xử lý kỷ luật.
III. THỨ TỰ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT BUỔI SINH HOẠT,
QUY TRÌNH XỬ LÝ MỘT VỤ VIỆC, VI PHẠM KỶ LUẬT
1. Thứ tự các bước tiến hành một buổi sinh hoạt.
a) Xác định hình thức sinh hoạt
- Sinh hoạt thường kỳ: Là sinh hoạt đơn vị theo quy định trong Điều lệnh
quản lý bộ đội trong một thời gian nhất định trong tháng, quý, năm.
- Sinh hoạt theo chủ điểm: Trong năm có các ngày Lễ, Kỷ niệm của đất
nước, dựa vào sự kiện đóa để xây dựng nội dung sinh hoạt.
- Sinh hoạt theo chuyên đề: Là buổi sinh hoạt được quy định trong kế
hoạch tháng hoặc năm của đơn vị. Nhằm giải quyết một vấn đề lớn được toàn
đơn vị quan tâm (vấn đề đạo đức, lối sống, chấp hành kỷ luật, giúp và bồi dưỡng
quân nhân ...).
- Sinh hoạt bất thường:
b) Thứ tự các bước tiến hành một buổi sinh hoạt.
- Chuẩn bị sinh hoạt: Đây là một trong những nội dung hết sức quan
trọng, quyết định đến chất lượng của một buổi sinh hoạt (mọi quân nhân trong
đơn vị nắm được nội dung, ý định của người chỉ huy; hăng hái phát biểu ý kiến
bàn biện pháp tổ chức thực hiện, tạo được sự đồng thuận, nhất trí cao của các
quân nhân trong đơn vị, các quân nhân thoải mái, tự giác thực hiện nhiệm vụ).
+ Chuẩn bị nội dung.
+ Xin ý kiến cấp trên (khi có vấn đề mới, vấn đề khó...).
+ Thông báo thành phần, thời gian, địa điểm và nội dung sinh hoạt.
- Tiến hành sinh hoạt
+ Ổn định tổ chức.
+ Kiểm tra quân số.
+ Giới thiệu chủ tọa, thư ký.
+ Trình bày nội dung sinh hoạt.
+ Thảo luận.
+ Tổng hợp ý kiến (thống nhất).
+ Thông qua.
2. Quy trình xử lý vụ việc, vi phạm kỷ luật.
Bước 1: Tiếp nhận, phân tích và xác định tính chính xác của thông tin,
đánh giá mức độ, tính chất sự việc; xác định biện pháp giải quyết ban đầu
- Xác định tính chất, mức độ vụ việc (cấp thiết hay thông thường);
- Người chỉ huy phải nhanh chóng triển khai các biện pháp xử lý ban đầu;
40
VD: Mất an toàn trong huấn luyện, kiểm tra, diễn tập
+ Dừng huấn luyện, kiểm tra, diễn tập.
+ Khẩn trương tổ chức sơ, cấp cứu (băng bó, cầm máu...) cho quân nhân
bị thương; trường hợp bị thương nhẹ đưa về đơn vị theo dõi, điều trị, trường hợp
bị thương nặng, phải đưa quân nhân đi cấp cứu tại cơ sở y tế nơi gần nhất để
kiểm tra xác định mức độ tổn thương và điều trị bước đầu, sau đó chuyển bệnh
viện theo tuyến điều trị.
+ Bảo vệ hiện trường, chụp ảnh, niêm phong, thu giữ tang vật, vật chứng có liên quan.
+ Niêm phong lô vật liệu nổ (thuốc nổ, kíp nổ) còn lại (cả ở tại hiện
trường và số còn trong kho đơn vị).
+ Nhận định tình hình, dự kiến biện pháp xử lý tiếp theo.
Bước 2: Hội ý cấp ủy, chỉ huy, phân công chỉ huy
- Thông báo triệu tập, hội ý cấp ủy, chỉ huy, báo cáo (thông báo) nội dung,
biện pháp đã triển khai, bàn và thống nhất biện pháp xử lý tiếp theo.
- Phân công chỉ huy trực tiếp nắm và giải quyết vụ việc.
Bước 3: Báo cáo cấp trên
- Báo cáo Thủ trưởng và cơ quan chức năng cấp trên xin ý kiến chỉ đạo
(báo cáo sơ bộ ban đầu theo phương pháp trực tiếp hoặc qua điện thoại), nội
dung báo cáo phải nêu rõ (không gian, thời gian, địa điểm, nguyên nhân và nhận
định của chỉ huy về tính chất, mức độ, hậu quả của vụ việc, những nội dung đã
triển khai, đề xuất hướng giải quyết tiếp theo).
- Chỉ đạo người chỉ huy được phân công và các cơ quan, đơn vị thuộc
quyền liên quan để giải quyết sự việc.
Bước 4: Tiếp tục giải quyết sự việc
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ, quân y đến bệnh viện nắm tình trạng sức
khỏe của quân nhân, thường xuyên báo cáo với người chỉ huy.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị và cá nhân liên quan lập biên bản sự
việc, biên bản hiện trường; điều tra, xác minh làm rõ nguyên nhân.
- Sơ bộ xác định nguyên nhân, ổn định tâm lý cho bộ đội.
- Kiểm tra, rà soát công tác tổ chức, thực hiện quy tắc bảo đảm an toàn trong thực
hành đánh, ném vật liệu nổ (thuốc nổ, kíp nổ) trong huấn luyện, kiểm tra, diễn tập...
- Khắc phục và giải quyết hậu quả theo kết luận của cấp trên theo đúng
chức năng, quyền hạn và điều kiện thực tế của đơn vị.
- Tổ chức sinh hoạt kiểm điểm, xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan.
- Ra quyết định hoặc đề nghị cấp trên có thẩm quyền ra quyết định xử lý
đúng quy định. Tổ chức công bố kết quả xử lý.
* Chú ý: Trong quá trình giải quyết phải thực hiện theo đúng trình tự,
nguyên tắc, nắm cụ thể từng tình tiết vụ việc, thường xuyên báo cáo xin ý kiến
chỉ đạo của cấp trên và cơ quan chuyên ngành để giải quyết.
Bước 5: Tổng hợp báo cáo cấp trên; rút kinh nghiệm trong đơn vị
- Tổng hợp báo cáo cấp trên bằng văn bản, nội dung báo cáo phải đầy đủ,
41
chính xác; xác định đúng nguyên nhân xảy ra vụ việc. Tình trạng sức khỏe hiện
tại của quân nhân; các biện pháp triển khai thực hiện tiếp theo; những kiến nghị,
đề nghị (nếu có).
- Tổ chức sinh hoạt rút kinh nghiệm (tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc
mà chỉ huy ra quyết định, chỉ đạo rút kinh nghiệm ở từng cấp).
VĐHL 2: THỐNG NHẤT MỘT SỐ NỘI DUNG XẮP ĐẶT TRẬT
TỰ NỘI VỤ
1. Hệ thống biển, bảng, dây, giá trong doanh trại
a) Hệ thống biển
Biển tên trong doanh trại, biển tên đặt trên bàn giao ban, bàn làm việc
thực hiện đúng quy định số 1206/QĐ-TM, ngày 22/10/2006 của BTTM, riêng
biển tên trên bàn giao ban và làm việc thực hiện theo thông báo số 1581/TB-QH,
ngày 20/6/2016 cảu Cục Quân huấn/BTTM, không bố trí các loại biển không có
trong quy định.
b) Bảng treo trong từng phòng làm việc, phòng giao ban, phòng ngủ của bộ đội
Thực hiện đúng quy định số 1206/QĐ-TM, ngày 22/10/2006 của BTTM.
Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng doanh trại để bố trí cho phù hợp và thống
nhất; đối với các bảng treo ở phòng giao ban, mép dưới của biển cách nền nhà
1,5m; đối với các bảng treo ở phòng ngủ của bộ đội, mép dưới hệ thống bảng
cao hơn thành giường tầng 2 (điểm cao nhất) 05cm, bảo đảm bộ đội khi nằm
chống chân không ảnh hưởng đến bảng treo. Đối với nhà ở bộ đội nằm giường
một tầng treo như ở phòng giao ban.
c) Dây, giá phơi
- Dây mắc màn: Sử dụng loại dây thép bộc nhựa mềm không gỉ 03 ly.
Giường một tầng mỗi hàng giường căng dây mắc màn cao 1,8m ((tinh từ nền
nhà lên dây) hoặc từng giường có thể dùng cọc màn thống nhất (tháo ra hoặc
gấp vào được) trong toàn đơn vị. Giường hai tầng căng dây mắc màn tầng trên
(đối với giường tầng không có cọc màn gấp), chiều cao của dây tùy thuộc vào
chiều cao của trần nhà để bố trí phù hợp do chỉ huy đơn vị thống nhất. Tùy
theo loại nhà để xác định chiều dài phù hợp.
- Dây phơi khăn mặt: Sử dụng loại dây thép bọc nhựa mềm không gỉ 03
ly, căng ở hiên nhà nghỉ của bộ đội, cách nần nhà 180 cm. Tùy theo loại nhà để
xác định độ dài phù hợp;
- Dây phơi quần áo ngoài trời (dây cứng): Sử dụng ống thép mạ kẽm
đường kính phi 21mm, có các móc chống trượt (sử dụng 02 dây, dùng móc
treo quần áo để phơi); cột và xà ngang sử dụng sắt hoặc thép. Bố trí sau hoặc
đầu nhà ở, người chỉ huy quy định thống nhất bảo đảm mỹ quan. Kích thước
cột cao 160 cm (không tính phần chôn dưới đất); khoảng cách giữa các cột đủ
phơi quần áo của một tiểu đội hoặc một đầu mối (người chỉ huy quy định
thống nhất); xà ngang dài 70 cm. Quy cách (theo mẫu đã thống nhất tại
Hướng dẫn 1083/HD-TM, ngày 12/7/2011 của BTTM);

42
- Giá đa năng (để mũ, giầy, móc quần áo dã chiến sau huấn luyện): Trong
điều kiện bộ đội huấn luyện ngoài thao trường nhiều, quần áo, giầy, mũ bị mưa
ướt hoặc mồ hôi, nếu treo trong nhà ngủ của bộ đội ảnh hưởng đến môi trường
vệ sinh. Thống nhất cấp tiểu đội làm 1 giá 3 tác dụng theo mẫu đã thống nhất tại
Hướng dẫn 1083/HD-TM, ngày 12/7/2011 của BTTM.
2. Xếp đặt trật tự nội vụ trong phòng ngủ của bộ đội
a) Gấp chăn
Chăn gấp nếp bằng nhau, vuông thành. Trong có màn, màn gấp hai đầu vào
giữa đầu màn thành một nếp phẳng bằng mép chăn, trên màn một nếp chăn, dưới
màn hai nếp chăn kích thước mùa nóng 25x35x10 cm. Mùa lạnh 35x45x25 cm.
b) Xếp đặt chăn, gối
- Mùa nóng: Xếp gối bên dưới, chăn bên trên, đặt chính giữa phía trên đầu
giường;
- Mùa lạnh: Xếp gối bên trên, chăn bên dưới, đặt chính giữa phía trên đầu
giường;
c) Xếp đặt giá ba lô
Ba lô đặt ngay ngắn chính giữa giá (nắp ba lô, túi cóc được cài, buộc đúng
quy định), lưng ba lô quay về phía giường. Trên nóc ba lô úp mũ keepi, quân hiệu
hướng về phía giường; trong mũ keepi để mũ mềm dã chiến. Sách vở xếp gọn gàng
trên giá ba lô phía bên ngoài (to bên dưới, nhỏ bên trên, gáy quay ra ngoài);
d) Treo quần áo thường dùng
Thống nhất dùng móc phơi để treo, quần bên trong, áo bên ngoài (quần
gấp đôi); mặt trước áo quay về cuối giường;
- Giường 1 tầng: Treo móc quần áo ở đầu giường phía ngoài, gipa lối ra
vào; bảo đảm thuận tiện, thống nhất trong đơn vị;
- Giường 2 tầng: Treo 2 móc quần áo song song ở đầu giường tầng 1 (01
móc phía trước, 01 móc phía sau), giáp lối ra vào giường. Người tầng 1 treo phía
trước, người tầng 2 treo phía sau, bảo đảm thuận tiện, thống nhất trong đơn vị.
e) Xếp đặt giá giày, dép
Xếp đặt theo nguyên tắc: Giường 1 tầng (giày bên trái, dép bên phải);
giường 2 tầng (giày ở giữa, dép 2 bên) thuận tiện sinh hoạt và cơ động.
- Giường 1 tầng: Để chính giữa giá, giày bên trái, dép bên phải;
- Giường 2 tầng: Chia giá giày, dép làm 2 nửa (giày để trong chính giữa
giá, dép để phía ngoài 2 bên; giường tầng 1để nửa bên ngoài (phía đường đi),
giường tầng 2 để nửa bên trong.
d) Xếp đặt trên giá đan năng
- Vị trí đặt giá: Hiên phía sau nhà theo vị trí của từng tiểu đội (người chỉ
huy quy định thống nhất, bảo đảm mỹ quan).
- Xắp đặt trên giá: Mũ cứng úp, quân hiệu hướng lên trên; giày sau huấn
luyện, mũi giày hướng lên trên; quần, áo (moi quần, mặt trước áo quay sang trái).

43
3. Thống nhất nội dung bảng thời gian biểu
THỜI GIAN BIỂU
THỜI MÙA
TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC MÙA HÈ
GIAN ĐÔNG
- Báo thức buổi sáng
- Thể dục sáng 00.20
- Vệ sinh cá nhân 00.20
- Ăn sáng 00.20
Sáng - Kiểm tra sáng 00.10
- Chuẩn bị học tập, công tác 00.15
- Học tập, công tác 04.30
- Ăn trưa 00.20
Trưa
- Nghỉ trưa
- Báo thức buổi chiều 00.15
- Học tập, công tác 02.30
- Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị 00.15
- Thể thao - Tăng gia sản xuất 00.45
- Vệ sinh cá nhân 00.30
Chiều
- Ăn chiều 00.30
- Sinh hoạt tổ đoàn kết 00.10
- Đọc báo, nghe tin 00.15
- Xem thời sự, sinh hoạt, học tập tối
- Điểm danh, điểm quân số
- Chuẩn bị mắc màn đi ngủ
Tối
- Nghe chương trình phát thanh QĐND
- Tắt đèn đi ngủ
Báo thức buổi sáng
Thể dục sáng
Vệ sinh cá nhân
Sáng Ăn sáng
thứ 2 Chuẩn bị chào cờ, Duyệt đội ngũ
Chào cờ, Duyệt đội ngũ, Thông báo
chính trị
Học tập, công tác

44
VĐHL 3: MANG ĐEO TRANG BỊ
1. Mang đeo trang bị trong huấn luyện (Tiểu đội bộ binh)
- Tiểu đội bộ binh được biên chế 09 người, trong đó có 01 tiểu đội trưởng.
- Vũ khí, trang bị của tiểu đội: 06 tiểu liên; 01 súng trung liên RPD; 01
súng B41 ; 01 súng M79; 09 xẻng (cuốc) con;
- Trang bị của từng người trong tiểu đội gồm có:
+ Đạn và lựu đạn tập (02 quả);
+ Bao đựng hộp tiếp đạn; ba lô đạn (đối với súng B41); dây túi đựng đạn
(đối với súng M79); bao đựng hộp dây băng đạn (đối với súng RPD);
+ Túi đựng lựu đạn (chiến sĩ giữ súng tiểu liên có ở bao đựng hộp tiếp đạn);
+ Cuốc con hoặc xẻng con;
+ Bi đông đựng nước (loại 01 lít;
+ Túi phòng hó;
+ Thắt lưng to;
+ Nilon.
* Mở rộng: Trên cơ sở tính năng kỹ, chiến thuật của từng loại vũ khí mà
việc bố trí lực lượng và trang bị cho tiểu đội và từng người có sự biên chế phù
hợp để bảo đảm cho việc cơ động, chiến đấu phù hợp.
- Đối với tiểu đội đại liên PKMS/cBB: Được biên chế 06 người, gồm 01
tiểu đội trưởng và 05 xạ thủ (02 số 1, 02 số 2 và 01 số 3); trang bị 02 súng đại
liên đồng bộ, 04 súng tiểu liên AK, 06 xẻng (cuốc) con;
- Đối với tiểu đội súng 60mm/cBB: Được biên chế 06 người, gồm 01 tiểu
đội trưởng và 05 xạ thủ (02 số 1, 02 số 2 và 01 số 3); trang bị 02 súng cối 60mm
đồng bộ và 04 súng tiểu liên AK, 06 xẻng (cuốc) con;
- Đối với khẩu đội súng cối 82mm: Được biên chế 06 người, gồm 01 tiểu đội
trưởng và 05 pháo thủ; trang bị 01 súng cối 82mm đồng bộ, đạn tập, 06 súng tiểu
liên, 01 ống nhòm, 01 địa bàn; 03 xẻng (cuốc) con, 01 xẻng to và 01 cuốc to;
- Đối với khẩu đội súng SPG-9/bSPG9/dBB: Được biên chế 06 người,
gồm 01 tiểu đội trưởng và 05 pháo thủ; trang bị 01 súng SPG-9 đồng bộ, đạn
tập, 04 súng tiểu liên, 02 xẻng (cuốc) con, 02 xẻng to và 01 cuốc to;
- Đối với khẩu đội SMPK 12,7mm/b12,7mm/dBB: Được biên chế 09
người, gồm 01 tiểu đội trưởng và 08 pháo thủ; trang bị 01 SMPK 12,7MM đồng
bộ, 05 súng tiểu liên, 03 xẻng (cuốc) con, 02 xẻng to và 01 cuốc to;
1.1. Chuẩn bị các trang bị (Tiểu đội bộ binh)
- Các loại dây đeo phải được kiểm tra, điều chỉnh phù hợp với cỡ từng người.
- Các loại trang bị: Hộp tiếp đạn AK, hộp dây băng RPD, lựu đạn tập, mặt nạ
phòng hóa, kính ngắm phải được sắp xếp gọn và buộc chặt, cài kỹ nắp túi đựng.
- Nilon gấp nhỏ lại có kích thước chiều dài 50 - 50cm, chiều rộng 7 -
10cm; sau đó gập đôi buộc chặt 2 đầu.
- Xẻng (cuốc) con: Buộc 2 dây

45
+ Dây 1: Một đầu buộc vào đốc xẻng (cuốc) đầu kia buộc vào óc xẻng
(cuốc), khi buộc phải điều chỉnh cho vừa cỡ người;
+ Dây 2: Dài khoảng 80cm, buộc một đầu vào óc xẻng (cuốc).
* Riêng xẻng con có thể dùng cách buộc 01 dây: Dây dài khoảng 1,5m, 01
đầu buộc vào đốc xẻng, 01 đầu luồn vào 02 lỗ ở vai xẻng (luồn lỗ bên phải
trước) luồn từ trước về sau sang lỗ trái.
- Luồn các trang bị vào thắt lưng to: Đặt các trang bị ở trước mặt, lắp túi
đựng hướng về trước, các đai đeo ở phía trên, luồn các trang bị vào thắt lưng
theo thứ tự từ phải qua trái.
+ Nilon;
+ Bi đông đựng nước.
1.2. Động tác mang đeo trang bị (Tiểu đội bộ binh)
a) Chiến sĩ giữ súng tiểu liên AK
- Phối hợp 2 tay mang thắt lưng to đã luồn các trang bị vào người (hai tay
nhấc 2 đầu thắt lưng lên đưa vào sát nhau, chuyển tay phải cầm 2 đầu đưa về sau
lưng; tay trái vòng qua sường trái về sau lưng nắm đầu thắt lưng bên trái, đưa về
trước, phối hợp 2 tay đóng khóa), khóa thắt lưng ở trước bụng, điều chỉnh các
trang bị đúng vị trí trên thắt lưng to (Nilon nằm chính giữa sau lưng, bình tông
nằm bên sườn phải phía sau);
- Đeo túi phòng hóa: Quàng dây đeo túi phòng hóa sang vai phải, túi
phòng hóa nằm bên sườn trái chếch về phía sau;
- Đeo bao đựng hộp tiếp đạn: Kết hợp 2 tay nâng 2 dây bao đựng hộp tiếp
đạn choàng qua đầu, 2 dây chéo nhau ở phía sau lưng. Hai tay vòng ra phía sau
kết hợp buộc 2 dây ở phia sau lưng (bao đựng nhộp tiếp đạn ôm trước ngực,
mép dưới bao ngang mép trên thắt lưng to);
Đeo xẻng (cuôc) con: Đeo dây 1 vào vai phải, day 2 luồn từ sau sang trái
về trước, buộc cố định vào dây 1; xẻng (cuốc) nằm chếch phía sau lưng, đốc
xẻng (cuốc) nằm ở phía sau vai phải.
- Súng vận dụng động tác mang, vác hoặc treo súng bảo đảm thống nhất.
b) Chiến sĩ giữ súng trung liên RPD
Động tác thực hiện như chiến sĩ giữ súng tiểu liên AK, chỉ khác: Sau khi
đeo túi phòng hóa:
- Đeo túi đựng lựu đạn: Quàng dây đeo túi đựng lựu đạn qua vai phải(túi
nằm bên sườn trái);
- Đeo túi đựng hộp dây băng: Quàng dây đeo qua vai trái (túi đựng hộp
dây băng nằm ở hông bên phải hơi chếch về phía trước);
- Đeo cuốc con;
- Vác súng trên vai phải, nòng súng hướng về trước.
c) Chiến sĩ giữ súng B41
Động tác thực hiện như chiến sĩ giữ súng tiểu liên AK, chỉ khác: Sau khi
đeo túi phòng hóa:
- Đeo túi đựng lựu đạn: Giống như chiến sĩ giữ súng trung liên;
46
- Đeo túi đựng kính ngắm: quàng dâytúi đựng kính ngắm qua vai trái, túi
đựng kính ngắm nằm ở hông phải hơi chếch về trước;
- Đeo cuốc con;
- Đeo ba lô đựng lựu đạn: Cúi người xuống, tay phải ngửa nắm quai ba lô
bên trái, lòng bàn tay quay sang trái, tay trái bắt chéo qua tay phải (trên tay
phải); lòng bàn tay ngửa quay về bên phải nắm quai ba lô bên pahir, phối hợp
hai tay và lực toàn thân nhấc ba lô lên vai, hai tay sửa ba lô sao cho ba lô nằm
chính giữa phái sau lưng, hai dây đeo quàng qua hai vai
- Súng, vác trên vai phải nòng súng hướng về sau.
* Khi đặt ba lô: Đặt súng, đưa hai tay lên nắm hai quai ba lô, lòng bàn tay
hướng về trước, tay trái luồn qua quai ba lô rời khỏi vai trái sau đó về nắm quai
ba lô bên phải. Phối hợp với tay phải nhấc ba lô ra khỏi vai phải, tay phải nắm
quai ba lô bên trái cúi người đặt ba lô xuống đất, quai ba lô hướng lên trên.
c) Chiến sĩ giữ súng M79
Động tác thực hiện như chiến sĩ giữ súng tiểu liên AK, chỉ khác: Sau khi
đeo túi phòng hóa:
- Đeo túi đựng lựu đạn: Giống như chiến sĩ giữ súng trung liên;
- Đeo bao đựng đạn kiểu ôm phía trước: Động tác như đeo bao đựng hộp
tiếp đạn của súng tiểu liên AK;
- Đeo cuốc con;
- Súng vận dụng động tác mang, vác hoặc treo súng bảo đảm thống nhất.
* Các vật chất huấn luyện khác tiểu đội trưởng căn cứ vào tình hình cụ thể
phân công mang vác cho phù hợp, thống nhất.
2. Mang đeo trang bị trong hành quân chiến đấu (Tiểu đội bộ binh)
2.1. Biên chế, trang bị
Biên chế, vũ khí, trang bị của tiểu đội bộ binh và cá nhân cơ bản như
trong huấn luyện chỉ khác:
- Đạn, lựu đạn được bổ sung đủ theo cơ số chiến đấu, thêm 01 dao tông,
01 tay cưa;
- Lương thực, thực phẩm, xoong, nồi… theo quy định;
- Từng người mang theo quân tư trang, tăng võng; túi cơm, dao găm, bông
băng cá nhân.
2.2. Chuẩn bị các trang bị (Tiểu đội bộ binh)
a) Chuẩn bị thắt lưng to
- Thay Nilon bằng tăng: gấp nhỏ lại có kích thước chiều dài 50-60cm,
chiều rộng 10-12cm; sau đó gập đôi buộc chặt hai đầu;
- Khi luồn các trang bị trên thắt lưng to túi cơm luồn vào thắt lưng to sau khi
đã luồn dao găm (khi deo thắt lưng to, túi cơm nằm chính giữa phía sau lưng);
b) Cách sắp xếp quân tư trang và các trang bị trong ba lô
- Trong ba lô: Trước khi sắp xếp quân tư trang, cho nilon vào túi yếm ba
lô, sau đó xếp quân tư trang và trang bị theo nguyên tắc: Thứ ít dùng xếp trước,
thứ thường dùng xếp sau, nặng xếp dưới, nhẹ xếp trên;
47
+ Dưới đáy ba lô xếp các sổ sách, giấy tờ (hoặc các thứ ít dùng đến), tiếp
đó xếp áo ấm (đối với mùa hè), quần áo dài, quần áo lót, chăn màn, võng, tăng.
- Túi ba lô:
+ Túi bên trái: Để bát và lương khô;
+ Túi bên phải: Để xà phòng, bàn chải, thuốc đánh răng, kim chỉ, khăn
mặt (trong quá trình hành quân khăn mặt có thể buộc ở quai ba lô bên trái);
+ Túi phía sau: Để thực phẩm;
+ Buộc chặt ba lô;
+ Chiến sĩ giữ súng B41 cho đạn vào ba lô đạn cuộn chặt lại đặt trên
miệng ba lô (đuôi đạn quay sang phải), cho dao tông vào bao, đặt lên trên ba lô
đạn, cán quay sang bên phải, lưỡi quay về sau;
+ Tổ trưởng tổ 3 cho tay cưa vào bao, đặt lên trên miệng ba lô, cán quay
sang bên phải, lưỡi quay về sau;
+ Cài chặt ba lô.
c) Cách sắp xếp các trang bị ngoài ba lô
- Dép (giày) buộc 2 bên sườn ba lô, mỗi bên buộc một chiếc (gót dép hoặc
giày quay lên trên, đế dép quay ra ngoài);
- Xẻng hoặc cuốc BB buộc dưới đáy ba lô (đốc xẻng, cuốc quay sang bên phải);
- Đũa cài ở lỗ 2 quai ba lô;
- Chiến sĩ giữ súng AK tổ 2 mang bộ xoong, buộc cố định xoong và nắp
xoong vào phía sau ba lô (lòng xoong quay vào ba lô); xoong to ngoài, bên trong
là xoong con và muôi canh, được bọc trong túi vải hoặc túi lưới ngụy trang.
2.3. Động tác mang đeo trang bị (Tiểu đội bộ binh)
Động tác mang đeo các trang bị của cá nhân như trong huấn luyện, chỉ khác:
- Bông băng cá nhân cho vào túi áo;
- Đeo ba lô: Cúi người xuống, tay phải ngửa nắm quai ba lô bên trái, lòng
bàn tay quay về bên trái; tay trái nắm dưới tay phải, phối hợp hai tay và lực toàn
thân nhấc ba lô lên, tay phải luồn vào quai ba lô đặt lên vai phải, tay trái luồn
vào quai ba lô bên trái, hai tay sửa quai ba lô sao cho ba lô nằm giữa lưng.
- Mang bao gạo: Vắt bao gạo lên vai trái 1 phần nằm trên nắp ba lô về bên
phải, một phần nằm ở trước ngực bên trái, hoặc đặt bao gạo lên nắp ba lô, hai
đầu bao gạo nằm dọc theo sường ba lô (khi xuống dốc).
- Mang, vác súng: Đối với súng trung liên và M79, vác súng trên vai phải.
đầu súng hướng về trước; súng B41 đầu nòng súng hướng về sau; súng tiểu liên
AK có thể vận dụng động tác treo súng trước ngực hoặc mang súng; vác súng
(đầu nòng súng hướng về phía trước).
* Khi đặt ba lô:
- Trước khi đặt ba lô phải đặt súng về phía bên phải;
- Đặt bao gạo: Hai tay đưa lên nắm bao gạo đưa qua đầu lấy ra đặt về phía bên trái;
- Đặt ba lô: Hai tay đưa lên nắm hai quai ba lô, lòng bàn tay hướng về
trước, tay trái luồn qua quai ba lô, đưa quai ba lô rời khỏi vai trái, sau đó về nắm
quai ba lô bên phải; phối hợp với tay phải nhấc ba lô ra khỏi vai phải, tay phải
48
nhanh chóng nắm lấy quai ba lô bên trái, cúi người xuống, hai tay đặt nhẹ ba lô
xuống đất, túi sau ba lô quay về trước, lưng ba lô cách 2 mũi bàn chân 30cm, hai
quai ba lô hướng về sau.
3. Mang đeo trang bị trong chiến đấu (Tiểu đội bộ binh)
3.1. Biên chế, trang bị (Tiểu đội bộ binh)
Biên chế, vũ khí, trang bị của tiểu đội bộ binh và cá nhân trong chiến đấu
như trong hành quân chiến đấu, chỉ khác, trong chiến đấu mang vật chất, trang
bị gọn, nhẹ.
Tiểu đội bộ binh: Từng người mang vũ khí, đạn, lựu đạn theo quy định,
bình tông đựng nước, tăng, bông băng cá nhân, túi cơm (đựng lương khô hoặc
cơm nắm), dao găm, phòng hóa, cuốc hoặc xẻng bộ binh.
3.2. Chuẩn bị trang bị (Tiểu đội bộ binh)
Đạn chiến đấu lắp đầy vào các hộp tiếp đạn (dây băng) sau đó cho vào
bao, hộp đựng, ba lô đựng đạn hoặc đầy túi đựng đạn đối với từng loại súng.
3.3. Động tác mang đeo trang bị (Tiểu đội bộ binh)
Động tác mang đeo trang bị trong chiến đấu giống như trong huấn luyện.
4. Mang đạn, trang bị của tổ phục vụ trong hành quân diễn tập
4.1. Mang đạn trong hành quân diễn tập (Tiểu đội bộ binh)
Thực hiện theo Chỉ thị số 33/CT-TM, ngày 22/9/2009 của Tổng Tham
mưu trưởng về việc quản lý, sử dụng vũ khí, đạn sẵn sàng chiến đấu. Trong diễn
tập, hành quân diễn tập các loại đạn phải để nguyên hòm. Các loại đạn nhọn
(AK, TK, 12,7) để trong hòm kẽm vác vai; các loại đạn cối 60, cối 82, SPG-9 để
nguyên hòm liên kết tổ chức khiêng.
4.2. Mang trang bị của tổ phục vụ trong hành quân diễn tập
Thực hiện theo Thông tư số 204/2016/TT-BQP, ngày 13/12/2016: Trong
diễn tập, hành quân diễn tập, thông thường tổ chức bếp ăn dã ngoại cấp trung
đội. Quân số tổ phục vụ là 2 đồng chí, trang bị cá nhân của từng đồng chí như
chiến sĩ bộ binh.
Vật chất mang theo: 02 xoong bi 45, 01 xoong bi 12; 01 chậu nhôm; 01
dao chặt; 01 dao thái; 01 thớt; 01 Ru mi nhê; 01 bạt bếp; 01 can nhựa; 01 rổ
nhôm; 01 rá nhôm; 01 xẻng đảo cơm; 01 gáo nhôm; 01 muôi nước mắm; 01
xẻng rán; 01 vợt vớt rau; 01 muôi nhà bếp; 01 đòn khiêng; 01 cân đồng hồ; 02
sọt sắt tiếp phẩm; 02 quang sắt; 01 xô xách nước; 01 đòn gánh; 01 đèn bão.
Sắp xếp các trang bị khi hành quân như sau: Theo thứ tự từ dưới lên trên
vung xoong bi 45, vung 12, chậu nhôm, xoong bi 45, quang sắt, sọt sắt tiếp
phẩm, xoong 12, trong xoong bi 12 có thớt, dao chặt, dao thái, cân. Ru mi nhê
nắm ngang trong đó có bạt bếp, xô xách nước, bên cạch ru mi nhê có 01 can
nhựa, ở giữa ru mi nhê và can để gáo múc nước, muôi nước mắm, xẻng đảo
cơm, xẻng rán, vợt vớt rau, muôi nhà bếp, đèn bão, rổ, rá ở trên cùng, buộc đòn
gánh cạch sọt.
Mang deo trang bị cá nhân như chiến sĩ bộ binh, khi hành quân 2 quân
nhân dùng đòn khiêng đi cùng đội hình đơn vị.
49
50
CHUYÊN ĐỀ 03
- Tên chuyên đề: Hướng dẫn triển khai hầm, hào, công sự trong diễn tập
và hoạt động dã ngoại
- Thời gian: 45 phút.
- Giáo viên: Thượng tá Tô Quốc Hoan - Trợ lý HLCT, Phòng QH-NT.
- Nội dung:
I. VĐHL 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HẦM HÀO, CÔNG SỰ
1. Khái niệm
- Hầm, hào, công sự là các công trình quân sự được xây dựng ở khu tập kết,
khu sơ tán, khu tập trung bí mật, khu vực tác chiến và vị trí trú quân nhằm bảo vệ
an toàn cho lực lượng của ta, tạo điều kiện thuận lợi để chỉ huy, hiệp đồng tác chiến
và cơ động lực lượng, phương tiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; hạn chế tác hại của
bom đạn đối với người, vũ khí, trang bị và các phương tiện chiến đấu.
Bao gồm: Công sự chiến đấu; Hào chiến đấu, hào giao thông; Công sự ẩn nấp
(Hầm chữ A, hầm lát ngang, hầm âm, hầm bán âm ...); Công sự bảo đảm cho chiến
đấu (Hầm xe, hầm phương tiện, khí tài thông tin, hầm bảo đảm Hậu cần, Kỹ thuật...).
2. Tác dụng
- Bảo đảm an toàn cho người và vũ khí trang bị.
- Bảo đảm cho chỉ huy thông suốt, tin cậy
- Tạo điều kiện phát huy hết khả năng trang bị khí tài
- Duy trì khả năng chiến đấu dài ngày, bảo đảm sinh hoạt cho bộ đội
thuận lợi.
3. Nguyên tắc khi xây dựng
- Phải căn cứ vào ý định tác chiến của người chỉ huy để triển khai công
sự, được thể hiện ở: Vị trí làm công sự, kết cấu công sự, sự liên hoàn thống nhất
thuận tiện trong sử dụng.
- Triệt để lợi dụng địa hình địa vật, nhân lực, vật liệu tại chỗ để xây dựng.
(Trong tài liệu này triệt để vận dụng yếu tố này để xây dựng)
4. Yêu cầu
- Bảo đảm tốt tính năng, công dụng của công sự.
- Đúng kỹ thuật, đúng kích thước, vừa thuận tiện cho khai thác sử dụng
vừa cơ động dễ dàng.
- Bảo đảm vững chắc, liên hoàn có thể hỗ trợ nhau.
- Ngụy trang tốt, bí mật, bất ngờ.
5. Phân loại công sự (07 loại):
- Theo công dụng
- Theo chức năng
- Theo cấu tạo
- Theo mức độ bảo vệ
51
- Thời gian sử dụng
- Điều kiện thi công
- Theo cách bảo vệ.
Tùy theo yêu cầu về thời gian triển khai, mục đích sử dụng hoặc hình thái
tác chiến là Phòng ngự hoặc Tiến công, để xác định nội dung triển khai cho phù
hợp. Thường trong chiến đấu Phòng ngự: Triển khai làm Công sự có nắp. Trong
chiến đấu Tiến công, do thời gian ngắn: thường triển khai làm công sự không có
nắp. Ngoài 2 loại công sự kể trên, một số đơn vị vận dụng nhà bạt có sẵn để
triển khai công sự.
II. VĐHL 2: NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG TÀI LIỆU QUY ĐỊNH “QUY
CÁCH HẦM HÀO CÔNG SỰ VÀ CÁCH BỐ TRÍ TRANG THIẾT BỊ TRONG
HẦM NHÀ BẠT CỦA CHỈ HUY VÀ CƠ QUAN CÁC CẤP”.
Ngày 04/6/2011 Bộ Tham mưu, Binh chủng Thông tin liên lạc đã có Quy
định số: 3058/BTM-T3 Quy định “Quy cách hầm hào công sự và bố trí trang, thiết
bị trong hầm nhà bạt chỉ huy”, từ đó đến nay các cơ quan, đơn vị đã vận dụng,
thực hiện khá tốt trong huấn luyện, hợp luyện, diễn tập và hoạt động dã ngoại.
Để bổ sung đầy đủ các thành phần và thống nhất về quy cách hầm hào
công sự, cách bố trí trang, thiết bị trong hầm nhà bạt của chỉ huy và cơ quan các
cấp (dùng cho bộ đội thông tin liên lạc) được chặt chẽ bảo đảm chính quy, thuận
tiện cho các cơ quan, đơn vị trong triển khai thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, hợp
luyện, diễn tập và hoạt động dã ngoại. Năm 2019, Bộ Tham mưu đã bổ sung, biên
soạn dự thảo Quy định “Quy cách hầm, hào, công sự và cách bố trí trang, thiết bị
trong hầm nhà bạt của chỉ huy và cơ quan các cấp; sau 1 năm triển khai thực
hiện và lấy ý kiến đóng góp của các đơn vị trực thuộc và thông tin toàn quân....
Quy định được biên soạn trên cơ sở tài liệu:
Quy định số: 3058/BTM-T3 ngày 04/6/2011 của Bộ Tham mưu, Binh
chủng Thông tin liên lạc Quy định “Quy cách hầm hào công sự và bố trí trang,
thiết bị trong hầm nhà bạt chỉ huy”.
Huấn luyện triển khai, khai thác các trang bị, khí tài thông tin của Binh
chủng Thông tin liên lạc ban hành từ năm 2016 đến 2019.
Huấn luyện công sự ngụy trang của Binh chủng Công binh ban hành 2017.
Huấn luyện hậu cần cho HSQ-BS của Tổng cục Hậu cần ban hành năm 2012.
Thực tế công tác chỉ đạo, triển khai hầm, hào, công sự, ngụy trang trong
các cuộc diễn tập những năm gần đây (diễn tập TNg-18, ĐK-18, PC-19, PT-19,
tập huấn quân sự toàn quân, hợp luyện TTLL nhiệm vụ A3 trên địa bàn qk5,
qk9, A2 trên địa bàn qk4…).
1. Nội dung cơ bản của Quy định “Quy cách hầm hào công sự và cách
bố trí trang thiết bị trong hầm nhà bạt của chỉ huy và cơ quan các cấp”
1.1. Kết cấu: gồm 4 phần, các nội dung hướng dẫn và 33 phụ lục

52
Phần 1. Quy cách hầm, hào, công sự chiến đấu; công sự cho trang bị, khí
tài thông tin; công sự bảo đảm cho sinh hoạt.
1. Quy cách hầm chỉ huy, hào, công sự chiến đấu (theo tài liệu của CQH/ BTTM).
2. Hầm xe thông tin (ngoài nguyên tắc chung, có qui định kích thước cụ thể của
10 chủng loại xe thông tin phổ biến hiện nay).
3. Công sự điện đài (Kích thước của 09 loại công sự điện đài), gồm công
sự có nắp và công sự không có nắp; đối với công sự không có nắp có hướng dẫn
triển khai mái cho công sự.
- Công sự điện đài VTĐscn (loại có máy phát điện quay tay)
- Công sự điện đài VTĐscn (loại không có máy phát điện quay tay)
- Công sự điện đài VTĐsn.
- Công sự Vsat mang vác.
- Công sự tổng đài.
- Công sự trạm nguồn điện (loại máy phát 5kw)
- Công sự trạm nguồn điện (loại máy phát 10kw)
- Công sự trạm nguồn điện (loại máy phát 20kw)
- Công sự cho lực lượng thông tin dự bị.
4. Quy định biển tên các vị trí trong khu dã ngoại.
5. Công sự bảo đảm sinh hoạt.
- Kho hàng kiểu nhà âm.
- Hầm ngủ của bộ đội.
+ Hầm ngủ kết hợp hầm làm việc (hầm kép).
+ Hầm ngủ âm.
+ Hầm ngủ bán âm.
+ Hầm ngủ mắc tăng võng.
+ Bếp Hoàng Cầm (cấp 1, 2, 3).
+ Các công trình phụ trợ (Hố chứa nước sạch; Hầm chia; Hầm chứa
LTTP; Hầm pha thái; Giếng nước, bể chứa nước; Bến tắm, nhà tắm; Nhà phơi
quần áo; Nhà vệ sinh; Hố rác).
- Trạm quân y (cấp Đại đội và cấp Tiểu đoàn).
- Kho xăng dầu dã chiến.
- Hướng dẫn kỹ thuật mắc tăng võng.
Phần 2. Quy định trang thiết bị CTĐ-CTCT trong hoạt động dã ngoại.
Phần 3. Mô hình bố trí trang, thiết bị trong hầm nhà bạt của chỉ huy và cơ
quan các cấp.
Phần 4. Quy định số lượng nhà bạt và thiết bị bảo đảm cho SCH các cấp
1.2 Những nội dung thống nhất về quy cách hầm hào, công sự
53
a) Hầm họp SCH
Quy cách: Là hầm có 4 cửa ra, vào; 2 cửa kết nối với hầm chữ A, 2 cửa kết
nối với hào chiến đấu hoặc hào cơ động.
Căn cứ vào các loại nhà bạt hiện đang sử dụng trong Binh chủng; trong tài
liệu hướng dẫn 3 loại hầm họp chỉ huy tương ứng với 3 loại nhà bạt chính: Nhà bạt
loại 60m2; Nhà bạt loại 24 m2 (loại vì kèo và loại chống giữa); Nhà bạt loại 16 m2
Nhà bạt loại 60 m2: Được vận dụng triển khai làm hầm họp SCH Binh
chủng và SCH Lữ đoàn.
Nhà bạt loại 24 m2: Được vận dụng triển khai làm hầm họp của các cơ quan
Binh chủng, cơ quan Lữ đoàn và VTCH cấp Tiểu đoàn.
Dù có sử dụng loại nhà bạt nào thì hầm họp chỉ huy vẫn là loại hầm có 4
cửa ra vào (như hình vẽ), không căn cứ vào thiết kế cửa nhà bạt để triển khai cửa
ra vào của hầm.

Hướng địch
3,2
4,8

- Hầm nhà bạt 24 m2 (loại vỉ kèo): 4,8 x 3,8 x 1,0


- Hầm nhà bạt 24 m2 (loại chống giữa): 4,65 x 4,65 x 1,0
- Hầm nhà bạt 60 m2 : 9,8 x 5,8 x 1,0
- Hầm chữ A: 3,0 x 1,6 x 1,6

Hầm họp SCH Binh chủng và SCH Lữ đoàn


54
b) Hầm xe thông tin:
Có 2 loại công sự: Công sự xe ở địa hình bằng phẳng và Công sự xe ở địa
hình sườn dốc.
- Phương pháp xác định kích thước hầm xe thông tin:
+ Chiều dài đáy hầm: Chiều dài của xe máy + 0,9 m (Hầm có 1 lối lên, xuống);
Chiều dài của xe máy (Hầm có 2 lối lên, xuống);
+ Chiều rộng đáy hầm: Chiều rộng của xe máy + 1,4 m (độ mở rộng của
hầm xe mỗi bên là 0,7 m);
+ Chiều sâu đáy hầm: 1/2 chiều cao của xe máy;
+ Chiều dài lối lên, xuống: 3 lần chiều sâu đáy hầm.
+ Độ dốc: không quá 15 độ.

Công sự xe ở địa hình bằng phẳng


55
Công sự xe ở địa hình sườn dốc
* Đối với các công sự điện đài VTĐ, trạm tổng đài, trạm Vsat mang vác
(Tài liệu được ban hành từ năm 2016 đến 2019, nằm trong các tài liệu
hướng dẫn khai thác sử dụng chưa được tổng hợp đưa vào tài liệu chung).
- Các công sự này theo tài liệu gốc là các công sự độc lập, không kết nối
với hầm chữ A và hệ thống hào chiến đấu, có công sự có cửa và bậc lên xuống,
có công sự không có cửa ra vào; thực tế triển khai trong các cuộc diễn tập thì các
đơn vị đều vận dụng nối liền với hệ thống hào chiến đấu.
- Trong tài liệu này cơ bản vẫn giữ nguyên theo kích thước của tài liệu gốc.
Ngoài ra có điều chỉnh bổ sung cho phù hợp: hầm có thể gắn với hệ thống hào
chiến đấu, hầm chữ A, cự ly giữa hầm đài và hầm chữ A, quy cách rãnh thoát
nước, ụ chắn đạn; hướng dẫn cách triển khai nhà bạt cho công sự.
- Thành phần chính của công sự (07 thành phần)
+ Phần đặt máy (hướng địch).
+ Phần đặt chân.
+ Phần bệ ngồi.
+ Bậc lên xuống hoặc hệ thống hào chiến đấu hào cơ động nối liền.
+ Nắp công sự hoặc mái.
+ Ụ chắn
+ Hệ thống thoát nước (rãnh thoát nước và hố tụ nước)
56
c) Đối với các máy VTĐsn
- Theo tài liệu cũ có 2 loại công sự kích thước khác nhau: VTĐsn công suất
nhỏ (102E, 71Silic..) và VTĐsn VRU-611, VRP-612 có 2 cửa ra vào (0,5m).
- Tài liệu mới điều chỉnh và thống nhất sử dụng chung 01 loại công sự có 2
cửa ra, vào (0,5m).

Công sự điện đài VTĐsn

57
d) Đối với các máy VTĐscn
- Theo tài liệu cũ có 3 loại công sự kích thước khác nhau: VTĐscn công
suất nhỏ (P105..); VTĐscn VRP-811/A, VRH-811/S và VTĐscn VRU-812/S,
đều là loại công sự độc lập không có cửa ra, vào.
- Tài liệu mới điều chỉnh và thống nhất sử dụng 02 loại công sự, đều có
01 cửa ra, vào cho VTĐscn (0,5m):
+ Công sự VTĐscn không có máy phát điện quay tay.
+ Công sự VTĐscn có máy phát điện quay tay.

Công sự điện đài VTĐscn (Không có máy phát điện quay tay)
58
0,8 0,3 0,4

0,8 0,3 0,4


0,7 x 0,3 x 1,2

Công sự điện đài VTĐscn (Có máy phát điện quay tay)

59
e) Đối với Tổng đài
- Theo tài liệu cũ có 02 loại công sự kích thước khác nhau: cấp Tiểu đoàn
BB, 1 cửa ra vào (0,4m) và cấp Trung đoàn BB có 2 cửa ra vào (0,4m, 0,6m).
- Tài liệu mới điều chỉnh và thống nhất sử dụng chung 01 loại công sự, có
2 cửa ra, vào (0,5m)

Công sự tổng đài


60
f) Đối với tổ đài Vsat mang vác
- Theo tài liệu cũ: công sự có 01 cửa ra, vào (0,6m).
- Tài liệu mới điều chỉnh và thống nhất sử dụng: công sự có 02 cửa ra, vào
(0,5m). Khi triển khai công sự cho tổ đài phải căn cứ vào hướng an ten để xác
định hướng công sự cho phù hợp.

Công sự Vsat mang vác


61
g) Hầm trạm nguồn điện
- Trước đây chưa có tài liệu nào qui định về kích thước hầm nguồn điện.
Bộ Tham mưu đã phối hợp với Cục Kỹ thuật binh chủng đề xuất mẫu này và
hướng dẫn lư139, thông tin qđ2 vận dụng triển khai trong các cuộc diễn tập
(ĐK-18..) rất phù hợp, được đánh giá cao.
- Tài liệu mới thống nhất sử dụng 3 loại công sự (theo công suất, kích
thước của tổ máy phát điện):
+ Hầm trạm nguồn điện (máy phát 5kw)
+ Hầm trạm nguồn điện (máy phát 10kw)
+ Hầm trạm nguồn điện (máy phát 20kw)

Hầm trạm nguồn điện (máy phát 5kw)


62
Hầm trạm nguồn điện (máy phát 10kw)
63
Hầm trạm nguồn điện (máy phát 20kw)

64
h) Hầm để trang bị khí tài của lực lượng thông tin dự bị

Hầm để trang bị, khí tài của lực lượng thông tin dự bị
65
i) Hầm kép
Hầm kép được sử dụng làm hầm chỉ huy tổng trạm, Hầm Trực ban TT,
Quân bưu, Điều độ công điện, Cơ yếu, Thu phát tín hiệu.

Hầm kép kết hợp chỉ huy tổng trạm


66
Hầm ngủ âm
67
Hầm ngủ bán âm
68
Hầm ngủ bán âm mắc võng
69
III. VĐHL 3: HƯỚNG DẪN TRIỂN KHAI HẦM HÀO CÔNG SỰ TRONG
DIỄN TẬP VÀ HOẠT ĐỘNG DÃ NGOẠI.
1. Tổ chức làm công sự cho khí tài thông tin (4 bước)
a) Phác họa công sự
- Xác định trục công sự
- Phác họa thân công sự
- Phác họa cửa công sự.
b) Đào công sự:
Chú ý: Xác định vị trí, kích thước bàn làm việc, bệ đặt máy, bệ ngồi (bằng
đất) lên khi thi công phải thận trọng, tránh vỡ đất các vị trí bệ.
c) Lát công sự hoặc làm mái cho công sự.
d) Ngụy trang và hoàn thiện công sự.
- Ngụy trang là công trình ngoài trời, nên trực tiếp chịu tác động của nắng
mưa, gió nên phải bảo đảm độ bền của màu sắc và sự vững chắc kết cấu công
sự, hầm hào.
- Trước khi đào hầm, hào, công sự phải có kế hoạch ngụy trang. Khi ngụy
trang phải tận dụng triệt để các nguyên vật liệu tại chỗ như: vầng cỏ, cây lá... để
ngụy trang, phù hợp với địa hình khu vực trú quân, kịp thời, bền, chắc. Vật liệu
tại chỗ dễ thích hợp với địa hình và thời tiết nơi đó, có khả năng tồn tại và phát
triển nhanh, màu sắc và hình dáng cũng dễ phù hợp với phông nền tự nhiên.
- Hoàn thiện công sự.
2. Hướng dẫn quy cách triển khai mái cho công sự
Mái công sự được vận dụng khi đơn vị không có điều kiện triển khai công
sự có nắp để bảo đảm cho bộ đội sinh hoạt dã ngoại dài ngày.
a) Sử dụng khung nhà bạt sẵn có: Loại 60 m2; 24 m2; 16 m2
Hiện nay quy cách hầm họp, hầm làm việc của chỉ huy các cấp được thực
hiện trên cơ sở kích thước của các loại nhà bạt này.
b) Sử dụng vật liệu sẵn có và trang bị của bộ đội (tăng, nilon, bạt) để triển khai:
- Khung mái kết cấu dạng vì kèo, được làm bằng kim loại, tre, nứa, gỗ....
mái được căng phủ bằng bạt hoặc tăng ni lon. Chiều cao của nhà bạt căn cứ vào
chiều sâu thực tế của công sự để triển khai cho phù hợp, bảo đảm kín đáo vừa
thoáng mát, không ảnh hưởng tới hoạt động của bộ đội và trang, bị, khí tài bên
trong khi trời mưa, vừa bảo đảm bí mật, an toàn.
- Chiều dài mái:
+ Đối với hầm Đài thông tin: Chiều dài của công sự + 0,6 m (mỗi bên 0,3 m);
+ Đối với hầm Kép, hầm ngủ: Chiều dài của công sự + độ rộng hào chiến
đấu + 0,6 m (mỗi bên 0,3 m);

70
- Chiều rộng mái: Chiều rộng của công sự + 0,6 m (mỗi bên 0,3 m).
- Chiều cao mái so với mặt đất: từ 0,6 - 0,8 m.
+ Từ mặt đất đến thanh văng ngang mái: 0,3 - 0,5 m.
+ Từ thanh văng ngang đến xà nóc nhà bạt: 0,3m.
+ Khoảng cách giữa các thanh nan ngang, dọc trên khung mái: 0,4 x 0,4 m.
+ Cột dọc: đường kính 0,05 - 0,08 m, chôn sâu: 0,3 m.

Mái công sự

4. Những nội dung cần chú ý khi triển khai hầm hào, công sự ở vùng
bãi cát ven biển và vùng đồng bằng sông nước.
4.1. Triển khai công sự vùng bãi cát ven biển.
a) Đặc điểm
- Công sự làm bằng bao cát xếp lại, làm nhanh, sức chịu đựng tốt.
- Dễ đào, dễ bị sụt lở và thấm nước, khi đào lên cát bị ẩm nhưng chóng ráo nước.
- Dễ bị mưa gió và bị chấn động của bom đạn làm sạt lở.
- Khi làm nổi dễ bị phát hiện.
b) Yêu cầu
- Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, để cấu trúc hệ thống công sự cho phù
hợp với tình hình cụ thể.
71
- Phải có vật liệu để chống sập, chống sạt lở tùy theo tính chất, yêu cầu
từng loại công sự để chuẩn bị như:
+ Bao tải, bao bì, túi nilon đựng cát.
+ Tre, gỗ để làm cọc ghim.
+ Phên bằng tre, nứa, rơm, rạ hoặc tấm ghi, tấm sắt để lát thành và nắp.
+ Khung để làm hầm (tre, gỗ, sắt)
+ Cành cây, cỏ, … để trải lên trên gỗ nắp hầm rồi đổ cát lên trên.
c) Cách làm
- Lát vách hào bằng tre, nứa cho các hào chiến đấu và hào cơ động, các
công sự bắn (hình ảnh)
- Dùng tre làm cọc, chân cọc chôn sâu 30 - 40 cm trong cát, đỉnh cọc có
dây căng, mỗi cọc tre cách nhau 30 - 40 cm. Nứa đập dập đan thành tấm phên có
chiều rộng 1,1 - 1,4m, theo chiều cao của vách hào.
4.2. Triển khai công sự ở vùng đồng bằng sông nước.
a) Đặc điểm
- Đất mềm, ướt, dễ đào và dễ thấm nước, nên khi làm chủ yếu là làm công
sự nổi và tạm thời trong thời gian ngắn.
- Các thành công sự dễ bị sạt lở khi bị chấn động mạnh.
- Làm công sự ở đồng nước khó ngụy trang hợp màu sắc, không nhìn rõ
chỗ đào nên khó đào đúng ý định.
b) Yêu cầu
- Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật, bờ ruộng, bờ sông ngòi, mương máng
để triển khai.
- Phải có phương tiện, vật liệu để lát 2 bên thành công sự để chống sập, chống
sạt lở tùy theo tính chất, yêu cầu từng loại công sự, chống lún cho người như:
+ Cọc và phên lát thành công sự.
+ Rơm rạ trộn với đất bùn để đắp thành công sự.
+ Nilon lót đáy công sự để chống thấm nước
c) Cách làm
- Công sự, hào chiến đấu và hào cơ động được xây dựng thành từng đoạn,
tùy theo mạch nước ngầm có thể làm nửa chìm, nửa nổi hoặc đắp hoàn toàn.
5. Thống nhất về quy cách và sử dụng tài liệu.
- Quan điểm: Trong huấn luyện, luyện tập, hợp luyện, diễn tập và thực hiện
các nhiệm vụ khác, tất cả các hầm hào, công sự dùng cho lực lượng và các phương
tiện thông tin thực hiện đúng theo Quy định của tài liệu này.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, trong quá trình triển khai các đơn vị có thể
vận dụng điều chỉnh cho phù hợp, linh hoạt, không cứng nhắc.

72
Trong thực tế luyện tập, diễn tập... có vận dụng sử dụng các trang thiết bị
khác loại, kích thước lớn hơn (tổng đài, máy vô tuyến..) thì cho phép điều chỉnh
lại kích thước bệ đặt máy, độ rộng cửa ra vào công sự cho phù hợp, nhưng phải
bảo đảm cao nhất yếu tố an toàn.

73
74
CHUYÊN ĐỀ 04
- Tên chuyên đề: Hướng dẫn, thống nhất xây dựng lịch tập thể dục
sáng, thể thao chiều; Kế hoạch hành quân rèn luyện thể lực cấp Đại đội,
Tiểu đoàn. Soạn giáo án huấn luyện thể lực
- Thời gian: 60 phút.
- Giáo viên: Thượng tá Trần Quốc Hải - Trợ lý HLTDTT, Phòng QH-NT.
- Nội dung:
VĐHL1: Tổ chức tập luyện thể dục sáng, thể thao chiều.
1. Tập luyện thể dục sáng.
- Mục đích, nhiệm vụ.
Thể dục buổi sáng có ý nghĩa thức tỉnh và khởi động cơ thể đáp ứng yêu
cầu của ngày làm việc mới, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển bình thường của
các cơ quan chức năng cơ thể con người, thúc đẩy sự hình thành kỹ năng vận
động và phát triển các tố chất thể lực
Thể dục buổi sáng còn là một hình thức tập luyện thể lực bắt buộc, một
chế độ trong ngày theo qui định.
Thông qua chế độ tập thể dục bộ đội hình thành một thói quen, tác phong
khẩn trương linh hoạt, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể, sẵn sàng nhận và
hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
- Nội dung:
+ Các bài tập thể dục tay không 24 động tác, từ bài 1 đến bài 4.
+ 16 động tác võ thể dục, bài liên quyền 35 động tác.
+ Chạy cự ly 3000m.
- Tổ chức, phương pháp tập luyện:
Để tiến hành buổi tập thể dục sáng chính qui, hiệu quả cần phải tổ chức
chặt chẽ, nghiêm túc đúng qui định:
+ Cán bộ được phân công tổ chức, theo dõi tập thể dục đơn vị cần
nắm vững kế hoạch HLCĐ của đơn vị mình để xây dựng Lịch tập thể dục sáng,
thường xuyên theo dõi kiểm tra đôn đốc, nhận xét hàng tuần, tháng.
+ Cán bộ trực tiếp điều hành duy trì đơn vị tập luyện thể dục sáng
phải nắm chắc Lịch, nội dung tập luyện, tập đúng kỹ thuật của động tác, chấp
hành thời gian tập phải đủ 20 phút theo quy định: Tập hợp, dàn đội hình, khởi
động, tập thể dục, thu đội hình, nhận xét, hô khẩu hiệu.
2. Tập luyện thể thao chiều.
- Mục đích, nhiệm vụ: Đây là một hình thức huấn luyện thể lực nhằm giải
quyết sự hạn chế về thời gian rèn luyện trong thời gian huấn luyện chính khóa,
nâng cao trình độ chuyên môn các môn thể thao, nâng cao sức khỏe của bộ đội.
- Nội dung: Xà đơn, xà kép; vượt vật cản, tạ; bơi, các môn bóng.
- Tổ chức, phương pháp tập luyện:
Cán bộ tổ chức duy trì điều hành chặt chẽ nghiêm túc và chịu trách
nhiệm về mọi mặt của buổi tập.
75
Căn cứ thời gian, nội dung buổi tập và điều kiện sân bãi để tổ chức
buổi tập đạt được hiệu quả cao.
Phân công tập luyện, xoay vòng đổi tập tận dụng tối đa hiệu quả sân bãi.
Tuân thủ đầy đủ trình tự, két cấu buổi tập từ khởi động đến tập
luyện và thả lỏng hồi tĩnh.
Trong quá trình luyện tập tích cực tự giác và chấp hành nghiêm qui
tắc an toàn, bảo hiểm giúp đỡ đối với những nội dung khó và dễ mất an toàn.
Thời gian qua, nhiều đơn vị, nhà trường chưa quan tâm đúng mức tới
nhiệm vụ tổ chức tập luyện thể dục sáng, thể thao chiều cho bộ đội. Tình trạng
giờ thể thao chiều không được tổ chức chặt chẽ, bộ đội tập luyện theo sở thích
hoặc không tập luyện còn khá phổ biến, vì vậy thể lực của một bộ phận cán bộ,
chiến sĩ chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Để thực hiện có chất lượng chế độ thể dục sáng, thể thao chiều trong Binh
chủng, Ban Tổ chức thống nhất nội dung tập luyện ở cấp tiểu đoàn và đại đội cụ
thể như sau:

76
Lịch tập luyện cấp tiểu đoàn:
LỮ ĐOÀN...(TRƯỜNG...) LỊCH TẬP LUYỆN THỂ DỤC SÁNG, THỂ THAO CHIỀU
TIỂU ĐOÀN..............
Thứ Người phụ Địa Vật chất
Đơn vị Buổi Nội dung
Ngày trách điểm bảo đảm
Thể dục sáng, bài 1,
Sáng Đ/c A bt’/b1 Sân ....
2; 35 thế liên quyền
C1
Co tay xà đơn, chống đẩy Bãi xà xẻng, giẻ lau,
Chiều Đ/c H bt’/b2
xà kép .. ghế nhựa
Thể dục sáng, bài 1,
Sáng Đ/c C bt’/b3 Sân ....
2; 35 thế liên quyền
C2 Bãi tập, vũ
Hai
Chiều Vượt vật cản (tạ) Đ/c D bt’/b4 Bãi ...... khí, trang bị,
đồng hồ
Thể dục sáng, bài 1,
Sáng Đ/c M bt’/b6 Sân....
2; 35 thế liên quyền
C3 Dây phao,
Chiều Bơi Đ/c T bt’/b5 Bể bơi sào, phao cứu
đuối, phao tập
Đường
Sáng Chạy 3000m Đ/c A bt’/b1 Đồng hồ
nội bộ..
C1 Dây phao,
Chiều Bơi Đ/c H bt’/b2 Bể bơi sào, phao cứu
đuối, phao tập
Đường
Sáng Chạy 3000m Đ/c C bt’/b3
nội bộ..
Ba C2 Xẻng, giẻ
Co tay xà đơn, chống Bãi
Chiều Đ/c D bt’/b4 lau, ghế
đẩy xà kép xà...
nhựa
Đường
Sáng Chạy 3000m Đ/c M bt’/b6 Đồng hồ
nội bộ..
C3 Bãi tập, vũ
Chiều Vượt vật cản (tạ) Đ/c T bt’/b5 Bãi ... khí, trang bị,
đồng hồ
Tư ..... ....... ...................... .................. ............ ...........
Năm ...... .......... ......................... .................. ............ ............
Sáu ...... ........... ........................ .................. ............ ............
Bảy
Hoạt động thể thao ngày nghỉ
CN

Ngày.......tháng......năm 202..
TIỂU ĐOÀN TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên)

77
Lịch tập luyện cấp đại đội độc lập:
TIỂU ĐOÀN...... LỊCH TẬP LUYỆN THỂ DỤC SÁNG, THỂ THAO CHIỀU
ĐẠI ĐỘI......
Thứ Người phụ Địa Vật chất
Đơn vị Buổi Nội dung
Ngày trách điểm bảo đảm
Thể dục sáng, bài 1, 2;
Sáng Đ/c A bt’/b1 Sân ....
35 thế liên quyền
B1
Co tay xà đơn, chống xẻng, giẻ lau,
Chiều Đ/c H bt’/b2 Bãi xà
đẩy xà kép ghế nhựa
Thể dục sáng, bài 1, 2;
Sáng Đ/c C bt’/b3 Sân ....
35 thế liên quyền
B2 Bãi tập, vũ khí,
Hai
Chiều Vượt vật cản (tạ) Đ/c D bt’/b4 Bãi ...... trang bị, đồng
hồ
Thể dục sáng, bài 1, 2;
Sáng Đ/c M bt’/b6 Sân....
35 thế liên quyền
B3 dây phao, sào,
Chiều Bơi Đ/c T bt’/b5 Bể bơi phao cứu đuối,
phao tập
Đường
Sáng Chạy 3000m Đ/c A bt’/b1 Đồng hồ
nội bộ.
B1 dây phao, sào,
Chiều Bơi Đ/c H bt’/b2 Bể bơi phao cứu đuối,
phao tập
Đường
Sáng Chạy 3000m Đ/c C bt’/b3
Ba nội bộ.
B2
Co tay xà đơn, chống xẻng, giẻ lau,
Chiều Đ/c D bt’/b4 Bãi xà.
đẩy xà kép ghế nhựa
Đường
Sáng Chạy 3000m Đ/c M bt’/b6 Đồng hồ
nội bộ.
B3
Bãi tập, vũ khí,
Chiều Vượt vật cản (tạ) Đ/c T bt’/b5 Bãi ...
trang bị, đồng hồ
Tư .....
Năm ......
Sáu ......
Bảy
CN Hoạt động thể thao ngày nghỉ

Ngày.......tháng......năm 202..
ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ và tên)

78
VĐHL2: Kế hoạch hành quân rèn luyện thể lực cấp Đại đội, Tiểu đoàn
Để thống nhất trong toàn Binh chủng tổ chức hành quân rèn luyện thể lực
đi vào thực chất và đạt được hiệu quả cụ thể như sau (áp dụng với 05 lữ đoàn và
02 nhà trường):
- Đối với các đơn vị, nhà trường đóng quân tập trung và huấn luyện
thường xuyên thì thực hiện đúng qui định của Bộ (cấp đại đội 3 lần/tháng trong
đó có 1 lần đi cùng tiểu đoàn; cấp tiểu đoàn thực hiện 01 lần/tháng), thời gian tổ
chức vào tối thứ bảy hoặc sáng chủ nhật hàng tuần.
- Đối với các đơn vị đóng quân phân tán và đơn vị cơ động SSCĐ thì căn cứ
vào tình hình đơn vị và thời gian tổ chức cấp đại đội 01 tháng 01 lần, cấp tiểu đoàn
01 quý 01 lần; thời gian tổ chức hành quân vào tối thứ bảy hoặc sáng chủ nhật.
a) Xây dựng Lịch huấn luyện hành quân rèn luyện thể lực cấp Lữ đoàn
(Nhà trường).

LỮ ĐOÀN....(TRƯỜNG...) LỊCH HUẤN LUYỆN HÀNH QUÂN RÈN LUYỆN THỂ LỰC
(Giai đoạn huấn luyện.....năm 202....)

Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5


Tuần 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4 1 2 3 4
Cấp tổ
chức
c D c c d c c d c c d c c d c
hành
quân
N N N N N
Cự ly 1
4 6 8 g 6 8 8 g 8 8 g 10 10 12 g 10 12 15 g
(km) 0
h h h h h
Đường
hành Đ1 Đ2 Đ3
ỉ Đ2 Đ3 Đ3
ỉ Đ3 Đ3 Đ4 ỉ Đ4 Đ4 Đ5
ỉ Đ4 Đ5 Đ6

quân
Trọng (15) (15) (15) (18) (18) (18) (22) (22) (22) (25) (25) (25) (30) (30) (30)
lượng 25 25 25 25 25 25 30 30 30 30 30 30 30 30 30
Số km
trong 18 km 22 km 28 km 32 km 37 km
tháng

b) Kế hoạch hành quân rèn luyện thể lực cấp Đại đội, Tiểu đoàn.
- Căn cứ lập kế hoạch:
+ Căn cứ Lịch huấn luyện hàng quân rèn luyện thể lực của Lữ đoàn
(nhà trường) để lập kế hoạch của đơn vị mình.
+ Căn cứ tình hình thực tế của đơn vị để lập KH.
- Mục đích:
+ Rèn luyện phát triển sức bền dẻo dai nang cao thể lực của bộ đội
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương.
+ Rèn luyện ý chí, tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau.
79
- Yêu cầu:
+ Cá nhân mang theo trang bị, vũ khí được biên chế. Trọng lượng
mang vác theo qui định, nếu không đủ trọng lượng mang thêm bao cát.
+ Thực hiện việc sắp xếp thứ tự trong ba lô đúng qui định,
+ Chấp hành nghiêm các qui định trong hành quân, giữ vững đội
hình, cự ly và tốc độ hành quân, bảo đảm an toàn về người và vũ khí trang bị.
- Đối tượng hành quân: Chiến sĩ mới, chiến sỹ năm thứ nhất, thứ 2, học
viên, cán bộ, sĩ quan, nhân viên của đơn vị (cần xác định rõ)
- Thời gian hành quân: 02 giờ 30 phút, từ .....đến.... ngày....tháng
....năm....
- Đường hành quân: Đường Đ1...., Xuất phát từ .....đến... (diễn tả cung
đường mà đơn vị hành quân)
- Tổ chức hành quân.
+ Chỉ huy hành quân: (ghi rõ cấp bậc, họ và tên chức vụ), chỉ huy
chung là ai, đi cùng trung đội 1 là đ/c nào, Chính trị viên đi cùng đơn vị nào
(thường đi cuối đội hình để làm công tác động viên bộ đội.
+ Cán bộ trung đội theo trung đội mình trực tiếp đôn đốc, kiểm tra
trang bị, vũ khí và trọng lượng mang vác của chiến sỹ , duy trì hành quân theo
đội hình của đại đội.
+ Cự ly hành quân (ghi theo buổi đã xác định trọng Lịch của
đơn vị).
+ Đội hình hành quân: Đội hình 01 hàng dọc, khoảng cách người
với người từ 1,5m – 2m, Trung đội cách trung đội từ 15m – 20m
+ Thứ tự hành quân: B1, Chỉ huy, B2, B3.
+ Chặng nghỉ ngắn: Hành quân được 01 giờ00, nghỉ 15 phút.
- Công tác bảo đảm:
+ Hậu cần bảo đảm nước uống 0,5 lít/người (các trung đội lấy nước
về cho vào bi đông.
+ Các cá nhân chuẩn bị ba lô, quân tư trang, trang bị, vũ khí, khí
tài, võng và đòn khiêng.
+ Quân y bảo đảm thuốc men, dụng cụ y tế cấp cứu (nẹp, băng gạc..)
- Dự kiến tình huống:
+ Trong quá trình hành quân gặp thời tiết mưa (cách xử lý).
+ Có quân nhân bị ốm, đau, chất thương (cách xử lý) ở đơn vị nào
thì đơn vị đó phối hợp với quân y để xử lý.
- Một số qui định:
+ Vị trí tập kết trước và sau khi kết thúc hành quân.
+ Trong hành quân không được đùa nghịch, chấp hành nghiêm túc.

80
+ Giữ vững cự ly, tốc độ hành quân, khi nghỉ giải lao không được
đi xa, phải ngồi tại chỗ giữ nguyên đội hình, không làm mất vệ sịnh tại khu vực
nghỉ dừng chân, các trung đội nắm tình hình đơn vị báo cáo chỉ huy hành quân.
VĐHL3: Soạn giáo án huấn luyện thể lực
1. Cách ghi phần Ý định huấn luyện (giáo án mẫu)
Phải được thể hiện rõ ràng gắn với thực tiễn của một buổi huấn luyện,
không soạn chung chung; nhất là phần tổ chức và phương pháp huấn luyện cần
được thể hiện rõ cán bộ huấn luyện làm gì... và người học (tập) làm gì.... để đạt
được mục đích, yêu cầu trong buổi huấn luyện.
2. Phương pháp soạn phần Thực hành huấn luyện (giáo án mẫu).
- Phần chuẩn bị: Nhận lớp, nắm quân số, qui định thao trường, phổ biến mục
đích, yêu cầu, nội dung, thời gian. tổ chức và phương pháp, thời gian, địa điểm và bảo
đảm cho buổi huấn luyện.
- Phần cơ bản:
+ Giới thiệu bài mới: Nội dung, thời gian, đội hình nghe và quan sát,
phương pháp của cán bộ (giáo viên), người học (người tập).
+ Tổ chức luyện tập: Nội dung luyện tập, thời gian và số lần tập, đội hình
tập, phương pháp tập (theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp),
cán bộ (giáo viên) theo dõi sửa tập, người học tự nghiên cứu tư duy động tác....
- Phần kết thúc: Tập hợp đội hình, thả lỏng, nhận xét.
3. Phương pháp soạn phần Kiểm tra kết thúc huấn luyện.
- Phổ biến mục đích yêu cầu, nội dung, tổ chức phương pháp kiểm tra.
- Đánh giá, nhật xét.

Kết quả kiểm tra


Kết quả kiểm tra
Ghi
Họ và tên Cấp Chức Nội dung kiểm tra Xếp loại
TT Điểm chú
bậc vụ

81
82
CHUYÊN ĐỀ 05
- Tên chuyên đề: Huấn luyện chạy vũ trang 3000m vượt chướng ngại
vật và bãi tập thể lực cấp đại đội (gần nhà ở bộ đội)
- Thời gian: 80 phút.
- Giáo viên: Thượng tá Nguyễn Đình Thảo - Trợ lý Phòng TDTT, Cục
Quân huấn.
- Nội dung:
VĐHL1: Giới thiệu bài tập chạy 3000m vượt chướng ngại vật
I. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, HUẤN LUYỆN THỬ NGHIỆM
Thực hiện Nghị quyết số 765 của Quân ủy Trung ương về việc “Nâng cao
chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 - 2020 và những năm tiếp theo”, thời gian
qua Cục Quân huấn đã tích cực nghiên cứu đổi mới một số nội dung huấn luyện
nâng cao thể lực cho bộ đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới như:
Vượt vật cản, Hướng dẫn tổ chức luyện tập trên bãi tập thể lực tổng hợp, võ chiến
đấu tay không, bơi mang súng bằng bao gói nilon vượt sông…
Riêng đối với nội dung chạy 3000m vũ trang vượt chướng ngại vật với mục
đích nhằm nâng cao sức bền bỉ, dẻo dai và khả năng cơ động đường dài trong
điều kiện phức tạp, đồng thời tận dụng tốt thao trường hiện có của các đơn vị;
năm 2016, 2018 Cục Quân huấn đã nghiên cứu, huấn luyện thử nghiệm tại Trung
tâm Huấn luyện Miếu Môn và Sư đoàn 312/QĐ1.
1. Về đối tượng thử nghiệm: Gồm các đồng chí Sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp dưới 36 tuổi và hạ sỹ quan - chiến sỹ năm thứ 2.
2. Về điều kiện bài tập: Thực hiện liên hoàn một số nội dung thể thao quân
sự, gồm: Vượt vật cản, chạy vũ trang và bơi 50m. Tổng cự ly bài tập là 3.000m,
theo 3 phương án, gồm:
- Phương án 1: Vượt vật cản 200m, chạy vũ trang khoảng 2000m, bơi qua hồ
khoảng 50m, tiếp tục chạy khoảng 750m về đích.
- Phương án 2: Bơi qua hồ khoảng 50m, sau đó chạy vũ trang khoảng
2000m, vượt vật cản 200m, tiếp tục chạy khoảng 750m về đích.
- Phương án 3: Vượt vật cản 200m, chạy vũ trang 2.750m và bơi qua hồ 50m
về đích.
3. Trang phục, trang bị luyện tập: Người tập mặc quân phục dã chiến,
đội mũ mềm, đi giày vải, mang súng tiểu liên AK, lắp 1 hộp tiếp đạn không có
đạn. Đeo thắt lưng to và mang 01 bao đựng hộp tiếp đạn, có 3 hộp tiếp đạn
không có đạn.
Từ kết quả huấn luyện thử nghiệm và ý kiến đóng góp của các đồng chí cán
bộ TDTT toàn quân, các đồng chí trực tiếp tham gia luyện tập thử nghiệm cơ bản
nhất trí với phương án 1, qua đó chúng tôi quyết định lựa chọn phương án 1: Đó
là “Vượt vật cản 200m, chạy vũ trang khoảng 2.000m, bơi mang súng vượt hồ
50m, tiếp tục chạy khoảng 750m về đích (Toàn bộ bài tập là 3.000m). Để thực

83
hiện hoàn thành bài tập này một đ/c mất khoảng 20 - 22 phút; một trung đội luyện
tập theo phương pháp gối nhau và xoay vòng đổi tập mất khoảng 100 phút.
Bài tập này được huấn luyện 12 giờ, trong 05 buổi là bộ đội hoàn thành
tốt bài tập này, cụ thể:
- Buổi 1: Huấn luyện củng cố kỹ thuật vượt vật cản, bơi mang súng và
cách xoay vòng luyện tập, bảo hiểm: 02 giờ;
- Buổi 2, 3, 4: Huấn luyện hoàn thiện bài tập: 06 giờ (mỗi buổi 02 giờ;
- Buổi 5: Kiểm tra đánh giá kết quả: 04 giờ.
Việc tổ chức huấn luyện bài tập này có các ưu điểm, tồn tại sau:
- Ưu điểm:
+ Một là, bài tập tận dụng được vật chất, thao trường hiện có của các đơn
vị và tích hợp được các nội dung trọng tâm trong chương trình huấn luyện thể
lực cơ bản cho các đối tượng;
+ Hai là, huấn luyện phát triển được toàn diện các tố chất thể lực và ý chí,
đặc biệt là rèn luyện được sức bền bỉ, dẻo dai, khả năng cơ động đường dài với
cường độ lớn trong điều kiện khắc nghiệt cho bộ đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới;
+ Ba là, rèn luyện khả năng tổ chức, phương pháp huấn luyện chặt chẽ,
khoa học cho cán bộ và tính tự giác, kỷ luật của bộ đội.
- Tồn tại: Bài tập thực hiện trên thao trường rộng, yêu cầu vận động phức
tạp, đòi hỏi cán bộ huấn luyện phải có trình độ tổ chức, phương pháp chặt chẽ,
khoa học, bộ đội phải có tính tự giác, kỷ luật cao.
* Đánh giá chung: Bài tập chạy vũ trang 30000m vượt chướng ngại vật là
một nội dung rèn luyện thể lực tổng hợp, phát triển toàn diện các tố chất thể lực,
đặc biệt là rèn luyện được sức bền bỉ, dẻo dai, khả năng cơ động với cường độ lớn
trong điều kiện phức tạp cho bộ đội, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình
hình mới.
II. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP HUẤN LUYỆN CHẠY VŨ TRANG
3000M VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT
Căn cứ kết quả nghiên cứu, huấn luyện thử nghiệm năm 2016, 2018 và ý
kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ TDTT các đơn vị. Ngày 19/02/2019 Cục
Quân huấn đã gửi văn bản Hướng dẫn huấn luyện chạy vũ trang 3000m vượt
chướng ngại vật đến các đơn vị để tổ chức huấn luyện nâng cao thể lực cho bộ đội.
Để tiếp tục thống nhất, chúng tôi xin giới thiệu: Tổ chức, phương pháp
huấn luyện bài tập này làm cơ sở để các đơn vị xây dựng kế hoạch, biên soạn
giáo án, huấn luyện nâng cao thể lực cho bộ đội, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ
được giao.
Lưu ý: Khi xây dựng kế hoạch huấn luyện, nên bố trí vào cuối buổi chiều
để không làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập các nội dung khác, vì thực hiện
xong bài tập này bộ đội sẽ rất mệt mỏi;

84
1. Chuẩn bị thao trường: Chọn vị trí xuất phát và đích ở gần nhau; đường
chạy trong sân vận động của đơn vị hoặc địa hình thông thoáng tiện cho việc giám
sát bộ đội chạy; cự ly từ bể bơi đến đích khoảng từ khoảng 160m để tổ chức huấn
luyện được chặt chẽ, hiệu quả.
Tại lữ đoàn 139 chúng tôi chọn thao trường như sau (chỉ trên sơ đồ và thực địa):
- Tại vị trí tham quan 1: Ngay phía trước các đồng chí là vị trí xuất phát và
vượt vật cản 260m, sau đó chạy 06 vòng sân vận động, tiếp tục chạy đến bể bơi
(khoảng 2.530m), bơi vượt bể 50m (Tại vị trí tham quan 2), sau đó chạy về đích
160m: Toàn bộ bài tập là 3.000m.
2. Tổ chức, phương pháp huấn luyện
Trên cơ sở người tập đã được huấn luyện vượt vật cản, chạy vũ trang
3000m, bơi mang súng từ năm thứ nhất theo Chương trình HL cơ bản, có nền
tảng thể lực đáp ứng được yêu cầu của bài tập, do đó chúng tôi không giới thiệu
về tổ chức phương pháp huấn luyện từng nội dung mà tôi chỉ tập chung giới
thiệu tổ chức phương pháp huấn luyện hoàn chỉnh bài tập này.
a) Về tổ chức: Lấy đầu mối trung đội hoặc đại đội, có quân số dưới 50
đồng chí để tổ chức huấn luyện (do cán bộ đại đội huấn luyện), cụ thể như sau:
- Cán bộ đại đội điều hành chung;
- Trung đội trưởng bấm giờ và giám sát trên đường chạy;
- Đồng chí quân y trực ở khu vực bể bơi và sẵn sàng cơ động đến các vị
trí luyện tập khi có tình huống mất an toàn sảy ra.
- Phân chia đơn vị thành 03 bộ phận: a1 luyện tập; a2 bảo hiểm trên bãi vật
cản; a3 bảo hiểm ở bơi. Sau mỗi khoảng thời gian 30 phút, tiến hành đổi tập giữa
các tiểu đội;
b)Về phương pháp huấn luyện
- Thứ nhất là, phổ biến kế hoạch, ký tín hiệu huấn luyện và khởi động: 10 phút;
- Thứ hai là, tổ chức luyện tập (100 phút):
+ Tiểu đội luyện tập: Mỗi đợt 02 đồng chí chạy; đợt thứ nhất vượt qua
dây leo ngang thì đợt thứ hai bắt đầu xuất phát; cứ như vậy tiểu đội trưởng duy
trì và là người tập sau cùng. Trường hợp đơn vị chỉ có 01 bãi vật cản thì mỗi đợt
01 đồng chí vượt;
+ Tiểu đội bảo hiểm trên bãi vật cản: Tổ chức 06 đồng chí bảo hiểm trên
02/bãi vật cản (02 đ/c tường 1,1m và 1,8m; 02 đ/c dây leo đứng, cầu độc mộc;
02 đ/c dây leo ngang). Trường hợp đơn vị chỉ có 01 bãi vật cản thì cắt cử ½ tiểu
đội đi bảo hiểm trên đường chạy. Lưu ý, ngay sau khi luyện tập xong từng người
phải tự thả lỏng tích cực;
+ Tiểu đội bảo hiểm ở bể bơi: Tổ chức 06 đ/c mặc áo phao, mang sào và phao
cứu đuối; 02 đ/c bảo hiểm ở hai đầu bể; 04 đ/c bảo biểm ở hai bên thành bể).
Chú ý: Tiểu đội bảo hiểm trên đường bơi quan sát thấy tiểu đội luyện tập
đã vượt qua hết bể, nhanh chóng mặc quần, áo, mang đeo trang bị và chạy về
phía trước bãi vật cản lấy súng để chuẩn bị luyện tập. khi tổ chức xoay vòng, đổi
85
tập phải nhanh chóng, chặt chẽ để đảm bảo cho tất cả các tiểu đội đều được
luyện tập và bảo hiểm trong thời gian 100 phút.
- Thứ ba là, tập trung đơn vị thả lỏng, hồi tĩnh, nhận xét buổi tập: 10 phút
Trong điều kiện tập huấn, để đảm bảo thời gian, kính mời Thủ trưởng và các
đồng chí tham quan Trung đội mẫu tổ chức huấn luyện hoàn thiện bài tập Chạy vũ
trang 3000m vượt chướng ngại vật “Đội mẫu, bắt đầu thực hiện”.
Đội mẫu thực hiện, kết hợp thuyết minh:
Sau khi khởi động xong cán bộ đại đội phân công luyện tập và phổ biến ký tín
hiệu. Lệnh cho các bộ phận về các vị trí được phân công.
+ Tiểu đội 1: Luyện tập;
+ Tiểu đội 2: Bảo hiểm trên bãi vượt vật cản;
+ Tiểu đội 3: Bảo hiểm trên hồ bơi.
Đến vị trí được phân công, Tiểu đội trưởng phổ biến kế hoạch tập luyện
của tiểu đội tại vị trí và phân công nhiệm vụ cho từng chiến sỹ. Lệnh cho từng
chiến sỹ vào vị trí chuẩn bị.
Khi các vị trí đã sẵn sàng, cán bộ đại đội phát khẩu lệnh bắt đầu tập. Các
tiểu đội trưởng duy trì tiểu đội luyện tập, phục vụ. Tiểu đội 1 (Tiểu đội luyện
tập) tập theo đội hình nước chảy, đợt thứ nhất vượt qua dây ngang, đợt sau bắt
đầu xuất phát.
Khi luyện tập luyện tập hết khoảng 30 phút, Cán bộ đại đội phát khẩu lệnh
“Dừng tập, chuẩn bị đổi tập”, các tiểu đội trưởng phát khẩu lệnh với tiểu đội
“dừng tập, về vị trí tập trung”.
Đổi tập lần 1: Tiểu đội 1 chạy được khoảng 2 đợt, giáo viên phát lệnh “Đội
mẫu chú ý, dừng tập, đổi tập”
Đội mẫu thực hiên, kết hợp thuyết minh:
Cán bộ đại đội phát khẩu lệnh “Dừng tập, chuẩn bị đổi tập”, các tiểu đội
trưởng phát khẩu lệnh với tiểu đội “dừng tập, về vị trí tập trung”.
Khi các tiểu đội đã ổn định đội hình, cán bộ đại đội phát khẩu lệnh “Đổi tập”
Tiểu đội trưởng chỉ huy tiểu đội về các vị trí đã được thống nhất.
+ Tiểu đội luyện tập (Tiểu đội 1) chuyển sang bảo hiểm vật cản;
+ Tiểu đội bảo hiểm trên bãi vượt vật cản (tiểu đội 2) chuyển sang bảo hiểm
bơi vũ trang;
+ Tiểu đội bảo hiểm khu vực bơi vũ trang (tiểu đội 3) chuyển về luyện tập.
Đến vị trí được phân công, Tiểu đội trưởng phổ biến kế hoạch tập luyện
của tiểu đội tại vị trí và phân công nhiệm vụ cho từng chiến sỹ. Lệnh cho từng
chiến sỹ vào vị trí chuẩn bị.
Khi các vị trí đã sẵn sàng, cán bộ đại đội phát khẩu lệnh bắt đầu tập. Các
tiểu đội trưởng duy trì tiểu đội luyện tập, phục vụ. Tiểu đội 3 (Tiểu đội luyện
tập, tập theo đội hình nước chảy, đợt thứ nhất vượt qua dây ngang, đợt sau bắt
đầu xuất phát.
Đổi tập lần 2:
Đội mẫu, kết hợp thuyết minh:

86
Cán bộ đại dội phát khẩu lệnh “Dừng tập, chuẩn bị đổi tập”, các tiểu đội
trưởng phát khẩu lệnh với tiểu đội “dừng tập, về vị trí tập trung”.
Khi các tiểu đội đã ổn định đội hình, cán bộ đại đội phát khẩu lệnh “Đổi tập”
Tiểu đội trưởng chỉ huy tiểu đội về các vị trí đã được thống nhất.
+ Tiểu đội bảo hiểm vật cản (Tiểu đội 1) chuyển sang bảo hiểm bơi vũ trang;
+ Tiểu đội bảo hiểm bơi vũ trang (tiểu đội 2) chuyển về luyện tập
+ Tiểu đội luyện tập (tiểu đội 3) chuyển về bảo hiểm bãi vật cản.
Đến vị trí được phân công, Tiểu đội trưởng phổ biến kế hoạch tập luyện
của tiểu đội tại vị trí và phân công nhiệm vụ cho từng chiến sỹ. Lệnh cho từng
chiến sỹ vào vị trí chuẩn bị.
Khi các vị trí đã sẵn sàng, cán bộ đại đội phát khẩu lệnh tiếp tục tập. Các
tiểu đội trưởng duy trì tiểu đội luyện tập, phục vụ. Tiểu đội 2 (Tiểu đội luyện
tập) tập theo đội hình gối nhau, đợt thứ nhất vượt qua dây ngang, đợt sau bắt
đầu xuất phát.
Khi toàn bộ tiểu đội 2 vượt qua bãi vật cản (4 đợt), triển khai cho trực
ban lớp cơ động Đội hình lớp tập huấn về vị trí tham quan 2
- Khi 04 đợt của tiểu đội 2 vượt qua bãi vật cản, điều hành lớp tập huấn
đứng dậy, bước lên trước 5 bước, quay bên phải, cơ động về trước bể bơi (vị trí
tham quan 2) để quan sát hành động của bộ đội bơi vượt bể và lên bờ tiếp tục
chạy về đích.
Giới thiệu tại vị trí tham quan 2:
Tại vị trí tham quan thứ 2, phía trước mặt các đồng chí là khu vực bơi
mang súng vượt bể; khu vực này được bố trí dây phao ngăn giữa đường bơi, bảo
đảm an toàn cho bộ đội khi bơi; khu vực này bố trí 01 tiểu đội bảo hiểm cứu đuối,
gồm 06 đ/c mặc áo phao, mang sào và phao cứu đuối (04 đ/c ở giữa hai bên
đường bơi, 02 đ/c ở cuối đường bơi).
Đội mẫu thực hiện kết hợp với thuyết minh:
Khi chạy đến bể bơi bộ đội nhanh chóng cởi giày, tất, mũ dắt vào thắt
lưng, sắn ống quần, áo qua khớp khuỷu và xuống nước thực hiện động tác bơi
vượt hồ; lên bờ, đi tất, giày và đội mũ tiếp tục chạy về đích.
Để bảo đảm thời gian luyện tập, khi các tiểu đội bảo hiểm trên đường bơi
quan sát thấy tiểu đội luyện tập đã vượt qua hết bể, nhanh chóng mặc quần, áo,
đi giầy mang đeo trang bị và chạy về trước bãi vật cản lấy súng chuẩn bị luyện tập.
Vấn đề HL2: Gới thiệu bãi tập thể lực cấp đại đội gần nhà ở của bộ đội
Bãi tập thể lực cấp đại đội, gồm 06 dụng cụ cơ bản đủ để đáp ứng nhu cầu tự
rèn luyện nâng cao thể lực của bộ đội. Bãi tập gồm các dụng cụ như sau:
I. QUY CÁCH DỤNG CỤ, SÂN BÃI
Bãi tập thể lực cấp đại đội và tương đương, gồm 06 dụng cụ:
1. Xà đơn: 01 cái (bằng thép);
2. Xà kép: 01 cái (bằng thép);
3. Tạ 25 kg: 03 cái (có thể làm làm bằng bê tông);

87
4. Tạ tay 5 kg: 03 đôi (có thể làm làm bằng bê tông);
5. Ghế tập tạ nằm: 02 cái (có thể làm làm bằng bê tông);
6. Ghế tập cơ lưng, bụng (bằng bê tông, cốt thép).
Các dụng cụ trên được bố trí trên bãi cát có diện tích khoảng 50 đến 70 m2 gần
nhà ở của bộ đội theo 03 phương án:
- Phương án 1: Bố trí thành một hàng ngang;
- Phương án 2: Bố trí thành hai hàng ngang;
- Phương án 3: Bố trí thành hình chữ U.
(đã có sơ đồ trong tài liệu)
Tùy theo diện tích đất của từng đơn vị để lựa chọn phương án bố trí cho
phù hợp. Bãi tập thể lực này có thể cùng một lúc luyện tập được 10 người.
Trang phục luyện tập theo mùa, bảo đảm an toàn, thoáng mát cho luyện tập.
I. HÌNH THỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP
1. Hình thức luyện tập
Tự luyện tập ngoài giờ hành chính; thời gian mỗi lần tập tuy thuộc vào
điều kiện của mỗi người, ngoài ra còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe để lựa
chọn các bài tập cho phù hợp.
2. Phương pháp luyện tập
- Cá nhân tự tập luyện hoặc tập luyện theo nhóm để gây hứng thú, đồng
thời thuận tiện cho việc trao đổi kinh nghiệm luyện tập nâng cao sức khỏe, giúp
người tập thêm tự tin, tích cực tập luyện hơn. Trường hợp có từ 02 người trở lên
cùng luyện tập, khi tập xà đơn, xà kép thì một người tập, một người bảo hiểm.
Nếu chỉ có một người tập thì không tập xà đơn, xà kép để bảo đảm an toàn.
- Trước khi luyện tập phải khởi động làm nóng các cơ thể, các khớp; đây
là yêu cầu bắt buộc để tránh chấn thương và các tác động có hại cho cơ thể,
đồng thời giúp người tập nhanh chóng thích ứng với lượng vận động lớn.
- Luyện tập thường xuyên, nâng dần lượng vận động từ thấp đến cao;
không luyện tập quá sức; tự điều chỉnh lượng vận động phù hợp; thực hiện đúng
kỹ thuật động tác của từng loại dụng cụ; luyện tập phát triển toàn diện thể lực.
Sau đây kính mời Thủ trưởng và các đ/c tham quan đội mẫu luyện tập.
III. KỸ THUẬT ĐỘNG TÁC LUYỆN TẬP CƠ BẢN
A. TẬP XÀ ĐƠN
1. Động tác co duỗi tay
a) Tư thế chuẩn bị: Đứng giữa xà, hai mũi bàn chân sát vạch nối giữa hai
cột xà, 2 gối chùng, 2 tay đưa về sau, lòng bàn tay mở hướng vào trong các ngón
khép lại, đầu ngửa, mắt nhìn lên tay xà.
b) Kỹ thuật động tác:
- Cử động 1 (Nhảy bắt xà thành treo thẳng): Dùng sức của 2 chân kết hợp
đánh tay từ sau ra trước lên cao bật người lên theo phương thẳng đứng, hai tay

88
bắt vào xà thành tư thế treo (tay nắm sấp, các ngón con ở phía trên, ngón cái
phía dưới); kết thúc cử động 1: tay thẳng, thân người và chân thẳng tự nhiên.
- Cử động 2 (Co duỗi tay): Dùng sức kéo của 2 tay đưa người lên cằm cao
hơn xà, sau đó duỗi tay hạ người xuống về cử động 1, cứ như vậy thực hiện liên
tục nhiều lần để luyện tập sức mạnh của tay.
- Cử động 3 (xuống xà): Hai tay rời xà thả người xuống, 2 chân tiếp đất
chùng gối hoãn xung, 2 tay chếch chữ V phía trước, mắt nhìn thẳng, sau đó về tư
thế đứng nghiêm.
2. Động tác treo sau
a) Tư thế chuẩn bị:Đứng giữa xà, hai mũi bàn chân sát vạch nối giữa hai
cột xà, 2 gối chùng, 2 tay đưa về sau, lòng bàn tay mở hướng vào trong các ngón
khép lại, đầu ngửa, mắt nhìn lên tay xà.
b) Kỹ thuật động tác:
- Cử động 1 (Nhảy bắt xà thành treo thẳng): Dùng sức của 2 chân kết hợp
đánh tay từ sau ra trước lên cao bật người lên theo phương thẳng đứng, hai tay
bắt vào xà thành tư thế treo (tay nắm sấp, các ngón con ở trên, ngón cái phía
dưới); kết thúc cử động 1: tay thẳng, thân người và chân thẳng tự nhiên;
- Cử động 2 (Lộn người, treo sau): Dùng sức của hai tay và cơ bụng co đùi
và gối lên sát ngực, đồng thời luồn qua dưới xà ra sau. Sau đó duỗi hông và chân
thành tư thế treo sau, kết thúc động tác: người thẳng tự nhiên, đầu gối, mũi chân
thẳng, mắt nhìn phía trước;
- Cử động 3 (xuống xà): Hai tay rời xà thả người xuống, 2 chân tiếp đất
chùng gối hoãn xung, 2 tay chếch chữ V phía trước, mắt nhìn thẳng, sau đó về tư
thế đứng nghiêm.
Thực hiện liên tục gắng sức, số lần theo khả năng của từng người.
B. TẬP XÀ KÉP
Phát triển sức mạnh, sức bền của tay, cơ lưng, bụng và khả năng phối hợp
giữa các nhóm cơ.
1. Động tác chống co duỗi tay
a) Tư thế chuẩn bị: Đứng ở đầu xà (vai cách đầu xà 5 cm) mặt hướng vào xà,
2 gối chùng, 2 tay nắm đầu xà.
b) Kỹ thuật động tác:
- Cử động 1 (Lên xà thành chống thẳng): Dùng sức của chân kết hợp vít tay
bật người lên thành tư thế chống thẳng tay, thân người căng, đầu gối, mũi chân
thẳng, mắt nhìn thẳng;
- Cử động 2 (Co duỗi tay): Gấp 2 tay khủy tay hạ thân người xuống thành tư
thế co tay, hai nách sát với tay xà, thân người và chân thẳng tự nhiên, sau đó đẩy
người lên thành tư thế chống thẳng tay. Cứ như vậy thực hiện liên tục nhiều lần để
rèn luyện lực đẩy của tay;
- Cử động 3 (Xuống xà): Đẩy người ra khỏi xà và hạ người xuống, hai chân
tiếp đất gối chùng, 2 tay nắm xà, mắt nhìn thẳng, sau đó về tư thế đứng nghiêm.

89
2. Động tác chống nách lăng gập thân
a) Tư thế chuẩn bị: Đứng trong xà (1/3 tính từ đầu xà), gối chùng, 2 tay thẳng
nắm sấp vào xà, mắt nhìn dọc theo xà.
b) Kỹ thuật động tác:
- Cử động 1: Dùng sức của 2 chân kết hợp vít tay bật người lên xà thành tư thế
chống nách. Kết thúc cử động 1: tay nắm xà cách vai khoảng 25 cm, ngực căng đầu
gối, mũi chân thẳng, mắt nhìn thẳng.
- Cử động 2: Nâng chân về trước tạo đà lăng về sau ra trước lên cao; khi
thân tạo với xà 1 góc 450 gập hông, sau đó dưỗi hông lăng về sau. Cứ như vậy
lăng và gập duỗi liên tục nhiều lần để rèn luyện cơ lưng, bụng và khả năng phối
hợp vận động toàn thân.
- Cử động 3: Gìm giữ thân người trở về tư thế chống nách ban đầu, duỗi
tay, hạ nách và thân người xuống về tư thế chuẩn bị.
C. TẬP TẠ ĐÒN 25 KG
Dùng để luyện tập sức mạnh của các nhóm cơ tay, chân, lưng, bụng và sự
phối hợp nhịp nhàng của toàn thân.
1. Động tác cử tạ
a) Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân mở rộng bằng hoặc hơn vai, hai bàn
chân gần song song với nhau, mũi bàn chân đặt dưới đòn tạ, cúi người, hai tay
nắm lấy đòn tạ, ngón cái bên trong, bốn ngón kia bên ngoài.
b) Kỹ thuật động tác:
- Cử động 1: Dùng sức giật của hai tay và toàn thân kéo tạ lên ngang vai,
đồng thời đứng thẳng, xoay cổ tay đỡ tạ trên ngực, người hơi ưỡn lưng, khuỷu
tay đẩy ra phía trước.
- Cử động 2: Nhún chân lấy đà dùng sức của toàn thân và 2 tay đẩy tạ theo
phương thẳng đứng lên trên đầu, hai tay thẳng
- Cử động 3: Hạ tạ xuống trước ngực, hai khuỷu tay gấp lại đẩy ra phía trước như
cử động 2.
- Cử động 4: Hạ tiếp tạ xuống sát mặt đất, trước mũi bàn chân, hai tay
thẳng lòng bàn tay quay ra phía sau, người cúi gập như tư thế chuẩn bị
Cứ như vậy thực hiện liên tục, nhiều lần để rèn luyện sức mạnh của tay và toàn thân.
2. Động tác gánh tạ
a) Tư thế chuẩn bị: Đứng hai chân rộng bằng hoặc hơn vai, hai bàn chân
gần song song với nhau, mũi bàn chân đặt dưới đòn tạ, cúi người, hai tay nắm
lấy đòn tạ, ngón cái bên trong, bốn ngón kia bên ngoài; dùng sức nâng tạ lên và
hạ xuống vai, hai tay giữ tạ trên hai vai, người đứng thẳng tự nhiên.
b) Động tác:
- Cử động 1: Ngồi xuống (gấp khớp gối hết cỡ), thân người thẳng, hai tay
vẫn giữ tay đòn tạ.
- Cử động 2: Dùng sức của hai chân và toàn thân đứng thẳng người lên trở
về tư thế ban đầu
Cứ như vậy thực hiện ngồi xuống, đứng lên liên tục để rèn luyện sức mạnh
của chân và sức chịu đựng của lưng.
90
3. Động tác đẩy tạ
- Tư thế chuẩn bị: Nằm ngửa trên nghế, hai chân co tự nhiên, bàn chân
tiếp súc mặt đất 2 bên ghế; hai tay nắm đòn tạ (lòng bàn tay úp) với khoảng cách
rộng bằng vai, tạ để trên ngực;
- Đẩy tạ: Dùng sức của 2 đẩy tạ lên cao theo phương thẳng đứng, khuỷu tay
thẳng, sau đó đưa trở về tư thế chuẩn bị, cứ như vậy thực hiện nhiều lần, liên tục
(theo khả năng nỗ lực của từng người).
- Kết thúc: Khi thấy mỏi, 2 tay đẩy tạ lên trên tựa vào giá để tạ phía trên đầu
rồi từ để tạ vào giá; đứng dậy thả lỏng cơ thể.
D. TẬP TẠ 5 KG
1. Đẩy tạ
a) Tư thế chuẩn bị tập: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai hai tay cầm
nắm lấy đòn tạ để dọc theo thân người, lòng bàn tay quay vào trong.
b) Kỹ thuật động tác:
- Cử động 1: Giữ nguyên tư thế thân người, dùng lực hai tay nâng tạ lên ngang
vai, khuỷu tay gập, tạ gần như song song với thân người.
- Cử động 2: Đẩy tạ lên trên đầu, hai tay thẳng lòng bàn tay hướng vào
nhau, mắt nhìn theo tay.
- Cử động 3: Hạ tạ xuống ngang vai về tư thế của cử động 1.
- Cử động 4: Hạ tạ tiếp xuống dưới hông về tư thế chuẩn bị.
c) Chú ý: Khi tập phải thực hiện đúng 4 cử động; khi đưa tạ lên vai (cử
động 1) không được tạo đà.
2. Nâng tạ
a) Tư thế chuẩn bị tập: Đứng thẳng, hai chân rộng bằng vai hai tay cầm
nắm lấy đòn tạ để dọc theo thân người, lòng bàn tay quay vào trong.
b) Kỹ thuật động tác:
- Cử động 1: Dùng lực hai tay nâng tạ lên ngang vai theo trục ngang của
thân người, hai tay thẳng chếch chữ V, lòng bàn tay hướng xuống dưới.
- Cử động 2: Giữ nguyên tư thế của tay hạ tạ xuống ngang hông về tư thế
chuẩn bị.
c) Chú ý: Khi nâng tạ lên và hạ xuống tay phải thẳng và giữ nguyên tư thế
tay úp xuống dưới.
E. TẬP CƠ LƯNG, BỤNG
1. Động tác gập duỗi cơ bụng
a) Tư thế chuẩn bị: Người ngồi trên ghế, hai chân duỗi thẳng và móc 2 mu bàn
chân vào thanh ngang phía trước, hai tay đặt sau gáy, các ngón tay đan vào nhau.
b) Động tác:
- Cử động 1: Ngả lưng ra phía sau hết cỡ, đầu thẳng sát với mặt cát, hai tay
giữ nguyên.
- Cử động 2: Gập cơ bụng nâng người lên phía trước về tư thế chuẩn bị. Hết
động tác.
2. Động tác gập, duỗi cơ lưng

91
a) Tư thể chuẩn bị: Người nằm sấp trên ghế, hai chân duỗi thẳng và móc
hai gót bàn chân vào thanh ngang phía trước, hai tay đặt sau gáy, các ngón đan
vào nhau, thân người thẳng.
b) Động tác:
- Cử động 1: Ghấp bụng, hai tay giữ nguyên sau gáy, đầu thẳng sát mặt cát.
- Cử động 2: Gấp lưng lên hết cỡ, đầu ngẩng cao, thân người cong hình
cánh cung, hai tay giữ nguyên.
c) Chú ý: Khi thực hiện động tác, hai tay phải giữ nguyên sau gáy để tăng
trọng lượng, khi gấp lưng lên phải gấp hết cỡ.
IV. TỔ CHỨC, PHƯƠNG PHÁP
1. Tổ chức: Sử dụng 08 đồng chí luyện tập/bãi; 01 đồng chí tập xà đơn, 01
đồng chí tập xà kép, 02 đồng chí tập tạ nằm, 02 đồng chí tập tạ đứng và 02 đồng
chí tập cơ lưng, bụng.
2. Phương pháp
- Giáo viên: Giới thiệu kết hợp sử dụng đội mẫu thực hiện động tác đồng
thời thuyết minh quy cách sân bãi, dụng cụ và các bài tập xà, tạ.
- Đội mẫu: Tập tất cả các động tác của từng dụng cụ theo phương pháp
đồng loạt, xoay vòng đổi tập các dụng cụ.

92
CHUYÊN ĐỀ 06
- Tên chuyên đề: "Hệ thống văn kiện tác chiến TTLL các cấp; Hướng dẫn
soạn thảo một số loại văn kiện SSCĐ"
- Thời gian giới thiệu: 45 phút
- Giáo viên: Thượng tá Lê Quang Quyền, Phó trưởng Phòng Tác chiến.
- Nội dung:
VĐHL 1: CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ
1. Điều lệ công tác Tham mưu tác chiến TTLL của Bộ Quốc phòng ban
hành năm 2014.
2. Hướng dẫn soạn thảo văn kiện tác chiến TTLL của BTTM ban hành năm 2005.
3. Hướng dẫn số 5511/HD-BTM ngày 11/8/2017 của Bộ Tham mưu Binh
chủng về việc thực hiện Chỉ lệnh SSCĐ của Binh chủng.
4. Công văn số 3032/BTM-T1 ngày 16/4/2019 của Bộ Tham mưu Binh
chủng về việc hướng dẫn, thống nhất nội dung, quy cách xây dựng Kế hoạch
TTLL nhiệm vụ A, A3; Công văn số 9615/BTM-T1 ngày 09/12/2019 của Bộ
Tham mưu Binh chủng về việc điều chỉnh văn kiện chuyển trạng thái SSCĐ.
VĐHL 2: HỆ THỐNG VĂN KIỆN TÁC CHIẾN TTLL CÁC CẤP
I. HỆ THỐNG VĂN KIỆN TÁC CHIẾN THÔNG TIN LIÊN LẠC
A. Hệ thống văn kiện tác chiến TTLL cơ bản, dài hạn (theo Điều 172,
Điều lệ công tác TMTC TTLL)
1. Cơ quan thông tin
a) Kế hoạch và chỉ lệnh thông tin liên lạc tác chiến bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
b) Kế hoạch và chỉ lệnh thông tin liên lạc tác chiến phòng thủ của khu vực
phòng thủ địa phương.
c) Kế hoạch và chỉ lệnh thông tin liên lạc bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ
chế độ xã hội chủ nghĩa (A2).
d) Kế hoạch và chỉ lệnh thông tin liên lạc bảo vệ biên giới, vùng biển, vùng
trời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (A3).
đ) Kế hoạch và chỉ lệnh thông tin liên lạc đánh trả địch tiến công hỏa lực,
bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (A4).
e) Kế hoạch và chỉ lệnh thông tin liên lạc chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
g) Kế hoạch động viên, tiếp nhận lực lượng, phương tiện Bưu chính Viễn
thông bảo đảm thông tin liên lạc năm đầu chiến tranh (kế hoạch B).
2. Đơn vị thông tin:Căn cứ vào kế hoạch của cơ quan thông tin, đơn vị
thông tin trực thuộc soạn thảo:
a) Kế hoạch, mệnh lệnh tác chiến thông tin liên lạc (đi kèm kế hoạch TTLL
tác chiến bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; kế hoạch A2, A3, A4).
b) Kế hoạch, Mệnh lệnh tác chiến thông tin liên lạc trong chuyển trạng
thái sẵn sàng chiến đấu.
c) Kế hoạch động viên khôi phục và kiện toàn lực lượng; kế hoạch tiếp
nhận lực lượng, phương tiện Bưu chính viễn thông.

93
d) Các kế hoạch bảo đảm khác (đi kèm) gồm: Kế hoạch trinh sát thực địa
thông tin; kế hoạch cơ động lực lượng; kế hoạch bảo đảm hậu cần, kỹ thuật; kế
hoạch công tác đảng, công tác chính trị.
3. Tùy theo tính chất, đặc điểm nhiệm vụ (A, A2, A3, A4), khi soạn thảo
văn kiện tác chiến thông tin liên lạc cơ bản dài hạn các cấp vận dụng theo quy
định tại các điều từ Điều 195 đến Điều 202 của Điều lệ công tác tham mưu tác
chiến Quân đội nhân dân Việt Nam, xuất bản năm 2011 và chỉ thể hiện những
nội dung liên quan đến tổ chức, bảo đảm thông tin liên lạc.
B. Hệ thống văn kiện tác chiến TTLL chiến lược, chiến dịch (đợt hoạt
động) hoặc từng trận chiến đấu (theo Điều 173, Điều lệ công tác TMTC TTLL)
Hệ thống văn kiện thông tin liên lạc tác chiến chiến lược, chiến dịch (đợt
hoạt động tác chiến) hoặc từng trận chiến đấu, được chuẩn bị khi xảy ra chiến
tranh; trên cơ sở văn kiện thông tin liên lạc tác chiến cơ bản, dài hạn, được điều
chỉnh hoặc làm mới cho phù hợp với nhiệm vụ và diễn biến thực tế của tình hình.
(Chi tiết được quy định tại Điều 173, Điều lệ công tác TMTC TTLL của
Bộ Quốc phòng ban hành năm 2014)
II. HỆ THỐNG VĂN KIỆN TÁC CHIẾN THÔNG TIN LIÊN LẠC Ở CÁC
CẤP TRONG BINH CHỦNG TTLL HIỆN NAY
1. Hệ thống văn kiện tác chiến TTLL cơ bản, dài hạn
a) Cấp Binh chủng
- Kế hoạch thông tin liên lạc tác chiến bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa (kèm theo Chỉ lệnh gửi các đơn vị toàn quân; Mệnh lệnh gửi các đơn
vị trực thuộc).
- Kế hoạch thông tin liên lạc bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ chế độ xã
hội chủ nghĩa (A2) (kèm theo Mệnh lệnh gửi các đơn vị trực thuộc).
- Kế hoạch thông tin liên lạc bảo vệ biên giới, vùng biển, vùng trời trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (A3) (kèm theo Chỉ lệnh gửi các đơn vị
toàn quân; Mệnh lệnh gửi các đơn vị trực thuộc).
- Kế hoạch TTLL tác chiến chiến lược bảo vệ biển đảo (kèm theo Chỉ
lệnh gửi các đơn vị toàn quân; Mệnh lệnh gửi các đơn vị trực thuộc).
- Kế hoạch và chỉ lệnh thông tin liên lạc chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
(Kèm theo các Kế hoạch trung tâm nêu trên, có kế hoạch bảo đảm của
các ngành đi kèm).
* Các kế hoạch chưa xây dựng:
- Kế hoạch thông tin liên lạc đánh trả địch tiến công hỏa lực, bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (A4); chưa có Mệnh lệnh của Bộ.
- Kế hoạch động viên, tiếp nhận lực lượng, phương tiện Bưu chính Viễn
thông bảo đảm thông tin liên lạc năm đầu chiến tranh (kế hoạch B).
- Kế hoạch TTLL trong chuyển trạng thái SSCĐ.
b) Các đơn vị trực thuộc Binh chủng
- Kế hoạch triển khai, bảo đảm TTLL bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa.

94
- Kế hoạch triển khai, bảo đảm TTLL bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa (A2) (Theo địa bàn vùng miền, các Lữ đoàn xây dựng kế
hoạch theo ML).
- Kế hoạch triển khai, bảo đảm TTLL bảo vệ biên giới, vùng biển, vùng
trời trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (A3).
- Kế hoạch triển khai, bảo đảm TTLL tác chiến chiến lược bảo vệ biển
đảo (Lư205, 134, 596, 132, V7, Z755).
- Bộ văn kiện chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
- Kế hoạch thông tin liên lạc chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (hiện
các đơn vị chưa xây dựng).
Kèm theo các Kế hoạch trung tâm nêu trên, có kế hoạch bảo đảm của các
ngành đi kèm.
c) Cấp Tiểu đoàn
Bộ văn kiện chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu (theo HD số 5511/HD-
BTM của Bộ Tham mưu Binh chủng).
d) Cấp Đại đội
Kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
2. Hệ thống văn kiện tác chiến TTLL ngắn hạn
- Kế hoạch diễn tập CH-TM của các đơn vị.
- Kế hoạch triển khai, bảo đảm TTLL, SSCĐ trong các dịp trực bảo vệ an
toàn các sự kiện chính trị, các hội nghị, các dịp Lễ, Tết …và các kế hoạch bảo
đảm đi kèm.
- Kế hoạch triển khai, bảo đảm TTLL, truyền hình phục vụ các cuộc diễn
tập, các nhiệm vụ của Bộ, Binh chủng giao, các Hội nghị, tập huấn…
- Các văn kiện nghiệp vụ để chỉ huy, chỉ đạo thông tin liên lạc như: Bảng
tên sóng liên lạc, mật danh điện thoại, mật ngữ chỉ huy…
VĐHL 3: HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO VĂN KIỆN SSCĐ
I. HỆ THỐNG VĂN KIỆN TÁC CHIẾN TTLL
Văn kiện tác chiến TTLL được trình bày trên bản đồ, sơ đồ, biểu đồ,
thống kê, bảng kẻ, viết thành văn bản…
Soạn thảo văn kiện tác chiến TTLL được quy định chi tiết trong Điều lệ
công tác Tham mưu tác chiến TTLL của Bộ Quốc phòng ban hành năm 2014
(Từ Điều 178 đến Điều 200) và Hướng dẫn soạn thảo văn kiện tác chiến TTLL
của Bộ Tổng Tham mưu ban hành năm 2005.
Trong những năm gần đây việc soạn thảo văn kiện của các đơn vị: Cán bộ tham
gia xây dựng chưa nghiên cứu kỹ các văn bản, hướng dẫn của trên do vậy trong quá
trình xây dựng văn kiện chưa đúng hướng dẫn, chỉnh sửa nhiều lần; phần viết vẽ
trên bản đồ còn sai ký hiệu quân sự, đệm màu chưa phù hợp…, thuyết minh hạn chế
như: một số nội dung thể hiện không đầy đủ, có nội dung còn nêu chung chung, chưa
sát nhiệm vụ của đơn vị, các bảng kẻ chưa đúng mẫu quy định…

95
II. HƯỚNG DẪN SOẠN THẢO MỘT SỐ VĂN KIỆN SSCĐ
A. VĂN KIỆN A, A3
Theo Công văn số 3032/BTM-T1 ngày 16/4/2020 của Bộ Tham mưu Binh
chủng về việc hướng dẫn, thống nhất nội dung, quy cách xây dựng Kế hoạch TTLL
nhiệm vụ A, A3.
1. Bản đồ
- Vẽ, viết về địch:
Đội hình bố trí và triển khai, vị trí sở chỉ huy của đối tượng tác chiến, các
trung tâm (trạm, đài) trinh sát, gây nhiễu VTĐ, các hành động và thủ đoạn tác
chiến có ảnh hưởng đến TTLL (Chỉ thể hiện những nội dung liên quan đến
nhiệm vụ được giao của đơn vị; viết, vẽ cân đối với tỷ lệ bản đồ).
- Vẽ, viết về ta:
+ BCHT: Bố trí lực lượng, hành động tác chiến và sở chỉ huy của các đơn
vị bộ binh, quân chủng, binh chủng và các SCH của Bộ (Thể hiện đầy đủ các
đơn vị liên quan đến nhiệm vụ, địa bàn đơn vị bảo đảm TTLL).
+ TTLL: Thể hiện đầy đủ hiện trạng hệ thống TTLL trên địa bàn bảo đảm
TTLL, bao gồm hệ thống TTLLqs và các doanh nghiệp viễn thông (chú ý viết,
vẽ, chú thích phải đồng bộ và phân biệt rõ hạ tầng công trình thông tin đã có và
triển khai mới; với tuyến cáp triển khai mới vẽ nét đứt); trích, phóng làm rõ vị
trí triển khai các T4 SCH/Bộ.
- Đệm màu:
+ Sử dụng màu phù hợp để thể hiện địch, ta, các qk, qđ, qbc, các tình
huống, nhiệm vụ.
+ Đệm màu hệ thống TTLL: Tuyến cáp quang đường trục 1A đệm màu
vàng, tuyến QB đệm màu hồng, tuyến QC đệm màu ghi; hạ tầng TTLL của
Viettel không đệm màu, EVN đệm màu cam, VTN đệm màu tím. Các khu vực
triển khai hệ thống thông tin khác màu đệm thể hiện rõ khu vực triển khai mới,
khu vực dự kiến triển khai, không được trùng lặp.
- Các sơ đồ, bảng kẻ: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao cân đối tỷ lệ cho phù hợp.
2. Thuyết minh
a) Căn cứ để làm kế hoạch
- Căn cứ vào Mệnh lệnh của Binh chủng.
- Căn cứ vào tổ chức, biên chế, nhiệm vụ của đơn vị.
b) Kết luận đánh giá tình hình các mặt ảnh hưởng đến triển khai, bảo đảm TTLL
- Phần đánh giá tình hình địch: Phải rút ra những ảnh hưởng trực tiếp đến
hệ thống TTLL do Lữ đoàn triển khai, bảo đảm.
- Tình hình ta:
+ Tổ chức, biên chế thời bình, thời chiến.
+ Hệ thống TTLL do đơn vị quản lý.
+ Hệ thống TTLL đơn vị bạn có liên quan và thông tin của các doanh nghiệp:
Chỉ đánh giá những nội dung liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ của Lữ đoàn.
- Địa hình thời tiết.
* Chú ý: Nội dung trình bày ngắn gọn, cô đọng; đánh giá thuận lợi, khó
khăn sát với tình hình nhiệm vụ của đơn vị; đặc biệt chú ý đến lực lượng triển
96
khai hệ thống TTLL (nhiệm vụ mới, địa bàn…). Sau mỗi nội dung đặc điểm về
địch, ta, địa hình thời tiết phải rút ra những nội dung ảnh hưởng đến TTLL.
c) Nhiệm vụ triển khai bảo đảm thông tin liên lạc (viết theo Mệnh lệnh
của Binh chủng)
d) Sử dụng, bố trí triển khai lực lượng, phương tiện TT
- Trình bày theo thứ tự: Tổng trạm, trạm, đường thông tin (thứ tự theo
phương tiện VTĐ, HTĐ, QB).
- Nội dung trình bày ngắn gọn, tổng thể nhiệm vụ triển khai. Nội dung chi
tiết trình bày tại mục e (nhiệm vụ các đơn vị thông tin thuộc quyền).
đ) Biện pháp triển khai, giữ vững thông tin liên lạc
Tập trung làm rõ những biện pháp gắn với nhiệm vụ, trang thiết bị, địa
bàn do đơn vị triển khai để giữ vững thông tin liên lạc.
e) Nhiệm vụ các đơn vị thông tin thuộc quyền
Trình bày chi tiết theo nội dung nhiệm vụ đã trình bày trong phần (d); tập
trung làm rõ nội dung về phương pháp triển khai, lực lượng triển khai, thời gian
hoàn thành (đến cấp Tiểu đội, người phụ trách). Nội dung trình bày gồm phần
khái quát chung và phần nhiệm vụ chi tiết.
* Chú ý: Không nêu cụ thể tên trang thiết bị triển khai bảo đảm TTLL; chỉ nêu
dung lượng, giao diện (Máy phát VTĐsn công suất 125W, 150W, 500W; máy thu
phát VTĐscn công suất 10W, 50W; thiết bị viba 4 E1, 1 FE; 10 E1, 2 FE).
f) Những vấn đề chính về hiệp đồng, bảo đảm
- Làm rõ nội dung hiệp đồng; đơn vị hiệp đồng; địa điểm.
- Làm rõ nội dung bảo đảm và biện pháp thực hiện nội dung bảo đảm như
thế nào ?.
g) Tổ chức chỉ huy
- Thể hiện đầy đủ SCH cấp trên, cấp mình, VTCH cấp dưới hai cấp.
- Tăng cường chỉ huy ở các khu vực theo nhiệm vụ.
h) Các mốc thời gian
i) Các bảng kẻ
- Phụ lục biên chế thời bình, thời chiến.
- Bảng sử dụng lực lượng, phương tiện: Theo mẫu trong tài liệu “Hướng
dẫn soạn thảo văn kiện tác chiến TTLL”. Nội dung trình bày theo hàng (cột);
trong đó tập trung làm rõ lực lượng, trang bị từng khu vực triển khai hệ thống
TTLL; cụ thể:
+ Lực lượng, phương tiện của đơn vị phải triển khai.
+ Lực lượng, phương tiện của đơn vị (Hiện có; được tăng cường; lực
lượng DBĐV…).
+ So sánh; kiến nghị, đề nghị (nếu có).
- Sơ đồ kết nối các phương tiện thông tin.
- Sơ đồ tổ chức kỹ thuật và bố trí bảo vệ T4 (nếu có).
- Lịch vận hành QB.
Ngoài ra, tùy theo nhiệm vụ của từng đơn vị, có thể bổ sung một số phụ lục để
thuận tiện cho chỉ huy, điều hành đơn vị.

97
B. VĂN KIỆN SSCĐ
1. Nội dung kế hoạch CTT SSCĐ của Lữ đoàn, Nhà trường, Nhà máy,
các cơ quan BTL và các đầu mối trực thuộc
Về cơ bản các nội dung thực hiện theo Hướng dẫn số 4148/HD-TC ngày
09/8/2017 của Cục Tác chiến và Hướng dẫn số 5511/HD-BTM ngày 11/8/2017 của
Bộ Tham mưu Binh chủng; chỉ có điều chỉnh, bổ sung ở một số mục như sau:
- Thời gian chuyển trạng thái SSCĐ: Năm 2017 thực hiện một trang A3
thể hiện 4 nhiệm vụ, nay thống nhất một trang làm hai nhiệm vụ: A, A2; A3, A4
để cho rõ ràng.
- Nội dung, biện pháp của chỉ huy, cơ quan, đơn vị khi chuyển trạng thái SSCĐ:
+ Thống nhất trình tự: Chỉ huy (Lữ đoàn, Nhà trường, Nhà máy, Trung
tâm), từng cơ quan, các đơn vị.
(Ví dụ: Lữ đoàn 205 theo trình tự: Lữ đoàn trưởng, Chính ủy, Phó lưt…;
PTM, PCT…; các đơn vị).
+ Với nhiệm vụ A2, A3, A4: Bổ sung các đơn vị làm nhiệm vụ A2, A3, A4.
- Thời gian thực hiện các nội dung chuyển trạng thái SSCĐ của chỉ huy, cơ
quan, đơn vị: Thống nhất kẻ gạch thời gian thực hiện bằng màu đen (điều chỉnh
hướng dẫn 5511/HD-BTM quy định công việc của Chỉ huy trưởng kẻ gạch thời
gian thực hiện màu đỏ).
- Bản đồ vị trí đóng quân thường xuyên, khu sơ tán gần (chính thức và dự
bị), khu sơ tán (chính thức và dự bị), khu tập kết A2 (nếu có), khu tập trung bí
mật (chính thức và dự bị).
Làm mỗi đầu mối 1 tờ riêng, ghi rõ từng khu vực trong chuyển trạng thái,
chỉ vẽ các khu vực, không vẽ đường cơ động
Ví dụ: Đối với Lữ đoàn
+ Vị trí đóng quân thường xuyên: …
Bản đồ vị trí đóng quân thường xuyên của LưTT….
Bản đồ vị trí đóng quân thường xuyên của Tiểu đoàn …
+ Khu sơ tán gần:
Bản đồ khu sơ tán gần của LưTT….
Bản đồ khu sơ tán gần của Tiểu đoàn …
+ Khu sơ tán: …
Khu Tập trung bí mật: …
Khu tập kết (những đơn vị làm nhiệm vụ A2): …
Các đầu mối khác (tương tự như trên).
2. Kế hoạch cơ động lực lượng trong CTT SSCĐ
a) Cấp làm và phê chuẩn
Các Tiểu đoàn đóng quân độc lập, Kho, TTKS VTĐ, cấp Lữ đoàn và
tương đương trở lên phải soạn thảo Kế hoạch Cơ động lực lượng trong chuyển
trạng thái SSCĐ. Kế hoạch do cơ quan tác chiến (tác huấn) soạn thảo, có sự
tham gia của cơ quan chuyên ngành liên quan; Tham mưu trưởng ký chịu trách
nhiệm, người chỉ huy trực tiếp phê chuẩn (đối với 02 Nhà trường do Trưởng
Phòng TM-HC ký chịu trách nhiệm, Hiệu trưởng phê duyệt; đối với Nhà máy
98
Z755 do Trưởng Phòng HC-HC ký chịu trách nhiệm, Giám đốc phê chuẩn; đối
với TT KTTT CNC do Trưởng Phòng TM-KH ký chịu trách nhiệm, Giám đốc
phê chuẩn); trước khi phê chuẩn phải gửi lên cơ quan tác chiến (tham mưu) cấp
trên thẩm định (Các Lữ đoàn, Nhà trường, Nhà máy, TT KTTT CNC gửi về
BTM Binh chủng, qua Phòng Tác chiến thẩm định). Kế hoạch được soạn thảo
thành 02 bộ, sau khi được phê chuẩn, 01 bộ để tại đơn vị soạn thảo để thực hiện;
01 bộ gửi lưu tại cơ quan, đơn vị cấp trên trực tiếp để theo dõi, chỉ đạo.
b) Bản đồ
* Tỷ lệ bản đồ
Tùy theo cự ly từ vị trí đóng quân thường xuyên đến khu sơ tán, khu tập kết,
khu tập trung bí mật để xác định tỷ lệ bản đồ cho phù hợp, thông thường:
- Cấp lữ đoàn và tương đương soạn thảo trên bản đồ địa hình tỷ lệ
1:100.000 (những đơn vị đóng quân trên địa bàn rộng có thể làm trên bản đồ tỷ
lệ 1:250.000);
- Cấp Binh chủng soạn thảo trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 250.000; 1:
500.000.
* Viết, vẽ trên bản đồ
- Phần viết
+ Thủ tục văn kiện: Theo đúng quy định của Điều lệ công tác tham mưu tác
chiến năm 2010;
+ Bảng chú dẫn, gồm:
Khu vực đóng quân thường xuyên;
Khu sơ tán gần;
Khu sơ tán;
Khu tập trung bí mật;
Khu tập kết (nếu có).
+ Bảng kẻ, gồm:
Tuyến xuất phát, tuyến triển khai, trạm điều chỉnh, Thời gian cơ động
- Phần vẽ
Khu vực đóng quân thường xuyên của các đơn vị thuộc quyền; các khu vực
trong chuyển trạng thái SSCĐ (khu sơ tán gần, khu sơ tán, khu tập trung bí mật,
khu tập kết A2), các khu vực có chính thức và dự bị; đường cơ động của các cơ
quan, đơn vị thuộc quyền (cấp mình và cấp dưới trực tiếp); đội hình cơ động, tuyến
xuất phát, các trạm điều chỉnh; khu kiểm tra kỹ thuật (khi cơ động bằng cơ giới),
tuyến triển khai; dự kiến tình huống và cách xử trí của lực lượng cơ động.
c) Thuyết minh kế hoạch
Thuyết minh Kế hoạch Cơ động lực lượng trong chuyển trạng thái SSCĐ
soạn thảo trên giấy A4, bìa màu đỏ, chữ đen; nội dung gồm: Đánh giá, kết luận
tình hình; nhiệm vụ cơ động; ý định cơ động (đường cơ động, tuyến xuất phát,
các trạm điều chỉnh, khu kiểm tra kỹ thuật (khi cơ động bằng cơ giới), tuyến triển
khai, tổ chức lực lượng cơ động, phương pháp cơ động, tốc độ hành quân, thời
gian cơ động); nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị thuộc quyền; các biện pháp hiệp

99
đồng, bảo đảm; dự kiến tình huống và cách xử trí; tổ chức chỉ huy; các mốc thời
gian. Cụ thể như sau:
I. ĐÁNH GIÁ KẾT LUẬN TÌNH HÌNH
1. Tình hình địch
Đánh giá địch trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình cơ động, triển khai trú
quân: Hoạt động trinh sát, tập kích đường không, biểu tình bạo loạn…
2.Tình hình ta
Tình hình đơn vị (Lữ đoàn, Nhà trường,…) với nhiệm vụ cơ động lực lượng;
tình hình địa bàn, an ninh chính trị trên đường cơ động và các khu vực trong chuyển
trạng thái SSCĐ.
3. Tình hình địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn
Tình hình đường xá, sông suối, hệ thống cầu, phà bến vượt (nếu có); khí hậu,
thời tiết ảnh hưởng đến việc cơ động, trú quân trong chuyển trạng thái SSCĐ.
II. NHIỆM VỤ CƠ ĐỘNG
Nêu cụ thể nhiệm vụ cơ động của đơn vị (ngắn gọn).
III. Ý ĐỊNH CƠ ĐỘNG
1. Đường cơ động
a) Từ vị trí thường xuyên đến khu sơ tán gần
- Chỉ huy Lữ đoàn, các cơ quan,…: Cơ động theo các trục đường …cụ thể:
+ Đường Đ1: Cự ly…km, lộ trình: ……………
+ Đường Đ2: Cự ly…km, lộ trình: ……………
- Các Tiểu đoàn:
+ Tiểu đoàn 1: Cơ động theo các trục đường, cụ thể…
+ Tiểu đoàn 2: Cơ động theo các trục đường, cụ thể…
……………………………………………………….
b) Từ khu sơ tán gần đến khu sơ tán: Tương tự các đơn vị tại Điểm a.
c) Từ khu sơ tán đến khu tập trung bí mật: Tương tự các đơn vị tại Điểm a;
những đơn vị làm nhiệm vụ A2 bổ sung thêm đường cơ động ra khu tập kết.
2. Tuyến xuất phát, trạm điều chỉnh, tuyến triển khai, khu kiểm tra kỹ
thuật (khi cơ động bằng cơ giới)
- Đường Đ1: Tuyến xuất phát ở…; trạm điều chỉnh ở…; khu kiểm tra kỹ
thuật ở…; tuyến triển khai ở…
- Đường Đ2: Tương tự như trên…
- Đường Đ3: Tương tự như trên…
3. Tổ chức lực lượng cơ động
Làm rõ tổ chức thành bao nhiêu lực lượng
- Lực lượng đi trước.
- Lực lượng cơ động chính.
- Lực lượng khác (vận chuyển vật chất, xăng dầu, kho trạm,…)...
4. Phương pháp cơ động
Hành quân bộ, cơ giới, tàu xuồng hoặc kết hợp.
5. Tốc độ hành quân (theo thời gian quy định trong Chỉ lệnh 2896/CL-BTL)
- Hành quân bộ: 3-4km/h; ban đêm 2,5-3,5km/h.
100
- Cơ giới: 25-30km/h; ban đêm: 20-25km/h.
6. Thời gian cơ động
Kẻ bảng như mẫu ở mục 2, phần B.
IV. NHIỆM VỤ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ
Theo thứ tự từ cơ quan đến đơn vị.
1. Phòng Tham mưu…
2. Phòng Chính trị…
3. Phòng Hậu cần…

V. CÁC BIỆN PHÁP HIỆP ĐỒNG, BẢO ĐẢM
1. Hiệp đồng
Theo các giai đoạn
- Trước khi cơ động: …
- Khi cơ động: ………
- Giai đoạn trú quân:
+ Trước khi vào trú quân: …
+ Khi vào chiếm lĩnh, triển khai trú quân: …
2. Bảo đảm
- Bảo đảm trinh sát nắm địch: …
- Bảo đảm thông tin liên lạc: …
- Bảo đảm cơ động (chỉ dẫn đường, phòng không, bến vượt…).
- Bảo đảm ngụy trang, nghi binh, giữ bí mật: …
- Bảo đảm phòng hóa: …
- Bảo đảm hậu cần, kỹ thuật: …
VI. DỰ KIẾN TÌNH HUỐNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ
(Kẻ bảng theo HD 5511/HD-BTM)
* Tình huống:
- Biểu tình, bạo loạn trên đường cơ động.
- Hỏa lực địch tập kích.
- Biệt kích thám báo phục kích trên đường cơ động, trong khu vực trú quân.
Ngoài ra tùy theo tình hình thực tế từng đơn vị để xác định thêm các tình
huống như gặp bão lụt, cháy rừng…
VII. TỔ CHỨC CHỈ HUY
- Sở chỉ huy thường xuyên: …
- Sở chỉ huy sơ tán gần……...
- Sở chỉ huy khu sơ tán: …….
- Sở chỉ khu khu tập trung bí mật: …
VIII. CÁC MỐC THỜI GIAN
3. Kế hoạch TTLL trong chuyển trạng thái SSCĐ
Theo Công văn số 2500/BTM-T1 ngày 28/3/2019 về việc hướng dẫn xây
dựng Kế hoạch TTLL trong CTT SSCĐ; tập trung vào một số nội dung sau:
a) Vẽ, viết trên bản đồ, sơ đồ
- Vẽ, viết về địch: Thể hiện các dự kiến khu vực xảy ra bạo loạn, khu vực
101
bị địch phá hoại (đường xá, cầu cống…); các trung tâm (trạm, đài) trinh sát, gây
nhiễu, khả năng TCĐT của địch.
- Vẽ, viết về ta
+ Thể hiện đầy đủ SCH (VTCH) các cấp tại khu vực chính thức, dự bị
trong các trạng thái SSCĐ (khu thường xuyên; khu sơ tán; khu tập trung bí mật).
+ Các trục đường cơ động (chính thức, dự bị) từ SCH (VTCH) thường
xuyên ra khu sơ tán; từ khu sơ tán ra khu tập trung bí mật.
+ Đội hình cơ động.
+ Bảng chú dẫn.
- Vẽ, viết về tổ chức TTLL
+ Hệ thống thông tin liên lạc quân sự và thông tin đơn vị bạn có liên quan
đến chuyển trạng thái SSCĐ.
+ Hệ thống TTLL sử dụng trong chuyển trạng thái SSCĐ triển khai tại
SCH (VTCH) thường xuyên, sơ tán, tập trung bí mật (dự bị, chính thức); bao
gồm: TTLL bảo đảm cho cấp trên (nếu có nhiệm vụ) và đơn vị trong nhận,
truyền lệnh chuyển trạng thái SSCĐ.
+ TTLL bảo đảm cho cấp trên (nếu có nhiệm vụ) và đơn vị cơ động lực
lượng, di chuyển sở chỉ huy; bao gồm: Thông tin liên lạc cho lực lượng đi trước;
thông tin liên lạc cho cơ động lực lượng chính.
* Chú ý:
- TTLL cho cơ động lực lượng bao gồm: TTLL trong đội hình hành quân,
TTLL giữa người chỉ huy hành quân với SCH các khu vực (Thường xuyên, sơ
tán, tập trung bí mật).
- Thông tin cho chuyển trạng thái SSCĐ, gồm: VTĐ, HTĐ và QB;
Trunking, viba, Vsat (nếu có).
- Từ cấp chiến dịch trở lên, sơ đồ tổ chức vô tuyến điện viết, vẽ trên khổ giấy
có tỷ lệ cân đối với tỷ lệ bản đồ Kế hoạch TTLL trong chuyển trạng thái SSCĐ.
b) Bản thuyết minh (Kế hoạch của đơn vị thông tin)
Bản thuyết minh trình bày trên khổ giấy A4 theo chiều dọc, các phụ lục có
thể theo chiều ngang của trang giấy (tùy theo từng phụ lục cho phù hợp); gồm
10 nội dung trình bày như của cơ quan thông tin, chỉ khác một số nội dung sau:
- Kết luận đánh giá tình hình các mặt ảnh hưởng đến triển khai, bảo đảm
thông tin liên lạc.
- Nhiệm vụ triển khai bảo đảm thông tin liên lạc: Theo Chỉ lệnh thông tin
của cơ quan thông tin, bổ sung nhiệm vụ “Bảo đảm TTLL cho đơn vị chuyển
trạng thái SSCĐ; cơ động lực lượng và di chuyển sở chỉ huy (VTCH) ”.
- Sử dụng, bố trí triển khai lực lượng, phương tiện thông tin: Chú ý làm rõ
về số lượng, chủng loại trang bị; quân số, đơn vị triển khai hệ thống thông tin.
+ Triển khai TTLL cho cấp trên chuyển trạng thái SSCĐ; cơ động lực
lượng và di chuyển sở chỉ huy.
+ Triển khai TTLL cho đơn vị chuyển trạng thái SSCĐ; cơ động lực
lượng và di chuyển sở chỉ huy (VTCH).
- Nhiệm vụ các đơn vị thông tin thuộc quyền: Nêu ngắn gọn, không trùng
lặp với nhiệm vụ đã trình bày trong phần “Sử dụng, bố trí triển khai lực lượng,
phương tiện thông tin”.
102
* Các bảng kẻ:
- Phân chia sử dụng lực lượng, phương tiện.
- Sơ đồ kết nối các phương tiện thông tin.
- Sơ đồ kết nối luồng truyền dẫn, kết nối tổng đài (nếu có).
- Lịch vận hành TTQB.

103
104
CHUYÊN ĐỀ 07
- Tên chuyên đề: “Một số nội dung công tác tư tưởng trong quản lý bộ
đội ở đơn vị cơ sở”
- Thời gian giới thiệu: 90 phút
- Giáo viên: Đại tá Phạm Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyên huấn.
- Nội dung:
VĐHL 1: CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG QUẢN LÝ BỘ ĐỘI Ở ĐƠN
VỊ CƠ SỞ
1. Một số vấn đề chung về công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội
Công tác tư tưởng trong quản lý và giải quyết tư tưởng của bộ đội là tổng
thể những cách thức, biện pháp của cấp ủy, chỉ huy và đội ngũ cán bộ, đảng
viên trong đơn vị nhằm nắm chắc, đánh giá chính xác, dự báo kịp thời tình hình
tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, đề xuất các biệp pháp sát hợp, khả
thi, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý bộ đội, đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Mục đích của công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội là nắm, đánh giá
chính xác tình hình tư tưởng của đơn vị, dự báo được những diễn biến tư tưởng,
đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý
bộ đội đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ và xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
Chủ thể công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội là các cấp ủy, chỉ huy và
toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên, các tổ chức quần chúng trong đơn vị.
Nội dung công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội diễn ra toàn diện trên tất
cả các nội dung quản lý theo điều lệnh quân sự. Trước hết là nâng cao nhận thức
cho cán bộ, chiến sĩ; tham gia xây dựng các tổ chức trong đơn vị vững mạnh;
góp phần xây dựng đời sống văn hóa, môi trường văn hóa lành mạnh và kịp thời
đấu tranh, phê phán các tư tưởng sai trái lệch lạc trong đơn vị; tăng cường hiệu
lực chỉ huy, nâng cao chất lượng quản lý bộ đội.
Lực lượng tham gia công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội là toàn thể cán bộ,
chiến sĩ trong đơn vị, các tổ chức, lực lượng ngoài xã hội và gia đình quân nhân.
Công tác tư tưởng có vai trò quan trọng trong quản lý bộ đội:
- Công tác tư tưởng trực tiếp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức,
định hướng hành động cho cán bộ, chiến sĩ về yêu cầu, nội dung quản lý bộ độị.
- Công tác tư tưởng trực tiếp góp phần xây dựng tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy và
các tổ chức quần chúng vững mạnh, tăng cường khả năng quản lý bộ đội ở đơn vị.
- Công tác tư tưởng góp phần đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của bộ
đội, xây dựng môi trường văn hóa trong đơn vị, tạo điều kiện phát huy hiệu quả
công tác quản lý bộ đội.
- Công tác tư tưởng góp phần đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ và
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của
Đảng; làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, âm mưu “phi chính trị hóa”
quân đội của các thế lực thù địch.

105
- Trong giai đoạn hiện nay, công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội càng
quan trọng. Ngày nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước đang có những
diễn biến hết sức phức tạp, thời cơ và thách thức luôn đan xen, biến động không
ngừng, các thế lực thù địch đang đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” với
nhiều âm mưu, thủ đoạn tinh vi, thâm độc. Yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc
đặt ra nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu, làm rõ. Để xây dựng quân đội cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tất yếu phải tăng cường quản lý
bộ đội. Để tạo được sự đồng thuận cao trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển quân đội, đáp ứng với yêu cầu nhiệm
vụ cách mạng hiện nay, công tác tư tưởng cần “Tăng cường nghiên cứu lý luận,
tổng kết thực tiễn, làm sáng tỏ một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa
xã hội, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta và những vấn đề mới nảy
sinh trong quá trình đổi mới”1; đồng thời phải “Chủ động phòng ngừa, đấu
tranh, phê phán những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trong nội bộ
ta; khắc phục sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng,
sự đồng thuận trong xã hội”. Công tác tư tưởng càng trở nên quan trọng, góp
phần tăng cường quản lý bộ đội, xây dựng quân đội vững mạnh trong giai đoạn
cách mạng mới.
2. Quy trình công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội
Quy trình công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội gồm 5 bước: (1) Công tác
định hướng tư tưởng; (2) Công tác quản lý tư tưởng; (3) Công tác dự báo tư
tưởng; (4) Đấu tranh tư tưởng; (5) Giải quyết tư tưởng nảy sinh. Cụ thể:
(1) Công tác định hướng tư tưởng:
Đây là vấn đề mang tính mấu chốt, xuyên suốt của công tác tư tưởng
trong quản lý bộ đội. Do vậy cấp ủy, chỉ huy các cấp phải thường xuyên làm tốt
việc giáo dục định hướng tư tưởng cho các đối tượng, nhất là đối tượng học
viên, chiến sĩ mới, cán bộ trẻ mới ra trường trước những biến động phức tạp của
tình hình và sự phát triển của yêu cầu nhiệm vụ. Nội dung định hướng tập trung
vào giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các chủ trương,
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; yêu cầu bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới; nhiệm vụ của Quân đội, Binh chủng, đơn vị và bản thân, cả
nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài; giáo dục, quán triệt, làm rõ âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch, các biểu hiện tiêu cực, lệch lạc trong đơn vị;
xây dựng, củng cố niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thành công của sự nghiệp
đổi mới đất nước, khả năng chiến đấu, chiến thắng của Quân đội và khả năng
hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Công tác giáo dục định hướng tư tưởng tiến hành bằng nhiều hình thức,
biện pháp linh hoạt, hiệu quả; kết hợp giữa giáo dục, định hướng chung với giáo
dục riêng, giữa gia đình và tổ chức, giữa tập thể với cá nhân; kết hợp giữa giáo
dục với xử lý bằng điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định và động viên từng cán bộ,
đảng viên, quần chúng tự học tập, tự nghiên cứu.

106
(2) Công tác quản lý tư tưởng:
Quản lý tư tưởng là một khâu quan trọng của công tác tư tưởng, đồng thời
là một lĩnh vực quản lý trong công tác quản lý bộ đội. Quản lý tốt tư tưởng không
chỉ giúp cho việc tiến hành công tác tư tưởng được thuận lợi mà còn góp phần
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý bộ đội. Nội dung quản lý tư tưởng
phải được tiến hành tương đối toàn diện, phạm vi quản lý rộng, đến mọi đối tượng
và bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, trong đó tập trung vào
quản lý về lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức, tâm tư, tình cảm, nguyện
vọng, các mối quan hệ trong và ngoài đơn vị, các mối quan hệ chính thức và
không chính thức của bộ đội; quản lý về thành phần xuất thân, trình độ, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ; quản lý về động cơ, thái độ, trách nhiệm trong học tập,
rèn luyện và công tác, nhất là khi có sự kiện quan trọng, trước và sau khi thực
hiện các nhiệm vụ khó khăn, phức tạp. Kết hợp chặt chẽ giữa việc quản lý cán bộ
với quản lý đảng viên; quản lý nơi làm việc cũng như nơi cư trú; quản lý tư tưởng
thông qua các buổi sinh hoạt dân chủ; quản lý dựa trên các nguồn thông tin, thông
qua các biểu hiện hàng ngày của bộ đội. Quá trình quản lý phải phát vai trò, trách
nhiệm của các tổ chức lực lượng trong đơn vị, đặc biệt là cơ quan chính trị, cán bộ
chính trị và đội ngũ cấp ủy, chiến sĩ bảo vệ an ninh; phối hợp với cấp ủy, chính
quyền địa phương, với gia đình, anh em, bạn bè, đồng chí đồng đội để quản lý tư
tưởng. Phát huy dân chủ, động viên cán bộ, đảng viên, quần chúng làm tốt công
tác quản lý, tự quản lý và quản lý lẫn nhau. Nghiêm túc trong đánh giá, phân loại
tư tưởng của từng đối tượng theo tháng, quý, học kỳ, năm.
(3) Công tác dự báo tư tưởng:
Cùng với công tác quản lý, thì việc làm tốt công tác dự báo chính là thể
hiện sự chủ động, nhạy bén của công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội. Chính vì
vậy, cấp ủy, người chỉ huy các cấp phải thường xuyên nắm vững đặc điểm tình
hình nhiệm vụ, đối tượng quản lý, các yếu tố có tác động đến tư tưởng và công tác
tư tưởng của đơn vị như: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh - quốc phòng
của thế giới, khu vực, trong nước và địa bàn đóng quân; chất lượng chính trị tư
tưởng của bộ đội; trước mỗi sự kiện, nhiệm vụ mới, khó khăn như: diễn tập, huấn
luyện dã ngoại, trước và sau khi các dịp lễ, tết...vv để dự báo khả năng diễn biến
tư tưởng của bộ đội. Công tác dự báo tư tưởng phải được đưa vào nghị quyết lãnh
đạo, thường xuyên đưa ra bàn bạc, trao đổi, thảo luận trong các hội nghị giao ban,
hội ý, việc dự báo được thực hiện một cách toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng
điểm, giúp cấp ủy, người chỉ huy dự báo chính xác, kịp thời diễn biến tư tưởng
của bộ đội, chủ động đề ra phương hướng, biện pháp quản lý, định hướng phù
hợp, hạn chế tối đa các trường hợp bị bất ngờ về tư tưởng.
(4) Đấu tranh tư tưởng:
Việc tiến hành có hiệu quả công tác đấu tranh tư tưởng đã góp phần quan
trọng trong việc bảo vệ, động viên, nhân rộng các luồng tư tưởng tiến bộ, tích
cực; phê phán các quan điểm sai trái, tiêu cực, lạc hậu như: biểu hiện thoái thác
nhiệm vụ; tư tưởng trung bình chủ nghĩa; thiếu ý chí, nghị lực trước khó khăn,
thử thách; ngại rèn luyện, trông chờ, ỷ lại; phản bác, đấu tranh trước các biểu
107
hiện nhận thức lệch lạc, các luận điệu xuyên tạc, chống phá của kẻ thù. Hình
thức, biện pháp đấu tranh được tiến hành đa dạng, trong đó chủ yếu tập trung
vào việc đấu tranh thông qua sinh hoạt tập trung dân chủ; sinh hoạt tự phê bình
và phê bình; thông qua giáo dục tuyên truyền, các buổi diễn đàn, giao lưu, thi
tìm hiểu; thông qua giáo dục chung và gặp gỡ giáo dục riêng, đóng góp của
đồng chí đồng đội và thông qua phân loại, đánh giá, nhận xét kết quả hoàn thành
nhiệm vụ của từng cá nhân, tổ chức.
(5) Giải quyết tư tưởng nảy sinh:
Việc giải quyết tư tưởng nảy sinh được căn cứ vào chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định
của Quân đội; kết hợp chặt chẽ giữa đơn vị, gia đình, chính quyền địa phương;
giữa gặp gỡ, giáo dục động viên khơi dậy những phẩm chất tốt đẹp của người cán
bộ, đảng viên, quần chúng với xử lý theo Điều lệnh, điều lệ. Các vụ việc, biểu
hiện tư tưởng nảy sinh phải được xử lý nghiêm túc, kịp thời theo đúng phân cấp,
đúng quan điểm, phương pháp, quy trình; thực hiện đầy đủ các khâu, các bước;
đúng người, đúng việc và hợp tình hợp lý, theo phương châm: được người, được
tổ chức, không để gây ra bức xúc, kéo dài, tạo dư luận tiêu cực hoặc tiền lệ xấu,
đặc biệt là các vấn đề nảy sinh trong quá trình phân công, giao nhiệm vụ, luân
chuyển công tác. Sau mỗi vụ việc vi phạm kỷ luật, các sai phạm trong thực hiện
nhiệm vụ, tùy theo phân cấp, lãnh đạo chỉ huy đã nghiêm túc phân tích làm rõ
nguyên nhân, hậu quả, những tác động đến tư tưởng của bộ đội; tổ chức sinh hoạt
rút kinh nghiệm, giải quyết thỏa đáng những vướng mắc trong cán bộ, đảng viên,
quần chúng, vừa giáo dục, răn đe để các quân nhân trong đơn vị rút kinh nghiệm,
vừa giáo dục, động viên, giúp đỡ các tập thể cá nhân vi phạm có điều kiện phấn
đấu vươn lên.
* Phương pháp nắm tư tưởng.
- Phương pháp trực tiếp:
+ Trực tiếp gặp gỡ tọa đàm, trò chuyện, trao đổi thẳng thắn, thân tình, dân chủ, cởi mở.
+ Quan sát các hành vi, cử chỉ, thái độ, lời nói, lễ tiết, tác phong…
+ Thực nghiệm (thử thách) thông qua hoạt động thực tiễn của quân nhân.
+ Điều tra thăm dò ý kiến qua các phiếu điều tra.
- Phương pháp gián tiếp:
+ Thông qua hồ sơ lý lịch để biết tiểu sử của quân nhân.
+ Thông qua phản ánh báo cáo của các tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, tổ
chức quần chúng, Hội đồng quân nhân; của cán bộ, đảng viên, những đoàn viên,
chiến sĩ ưu tú; của bạn bè, người thân, gia đình và cấp ủy, chính quyền, các đoàn
thể và nhân dân địa phương.
Tóm lại, phương pháp nắm tư tưởng quân nhân và tập thể quân nhân rất
đa dạng, phong phú. Mỗi phương pháp có tính độc lập và những ưu điểm, hạn
chế của nó. Để nắm tư tưởng có hiệu quả, tùy theo điều kiện cụ thể sử dụng
những phương pháp thích hợp và kết hợp chặt chẽ nhiều phương pháp khác
nhau để có những thông tin chính xác, độ tin cậy cao.

108
VĐHL 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG TRONG QUẢN
LÝ BỘ ĐỘI HIỆN NAY
1. Toàn quân
Tình hình chấp hành kỷ luật của toàn quân trong những năm qua, nhất là
trong năm 2019 mặc dù đã có những chuyển biến (giảm cả về số vụ, số người vi
phạm) nhưng chưa nhiều, chưa vững chắc, đặc biệt các vụ việc nghiêm trọng có
chiều hướng gia tưng, diễn biến phức tạp đến mức báo động như: Tự tử, tự sát, giết
người, bắn giết đồng đội, cố ý gây thương tích; tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma
túy; tình trạng vay mượn không có khả năng chi trả, lô đề, cá độ chưa chấm dứt.
Các vụ việc vi phạm trái với bản chất truyền thống của Quân đội không những gây
tổn thất về tình mạng và tài sản còn ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Quân đội, làm
giảm lòng tin của nhân dân đối với Quân đội cách mạng, tạo cớ cho các thế lực thù
địch chống phá ta.
Ví dụ một số vụ việc trong tháng 12/2019 (có liên quan đến công tác tư tưởng):
- Vụ việc của Binh nhất Nguyễn Thanh Tùng, học viên d1/Trường QS
Quân đoàn 2. Do trầm cảm, có biểu hiện buồn chán, học tiếp thu kém và có nói
ra “muốn chết”, nhưng việc nắm, xử lý của cán bộ quản lý không tốt, dẫn đến
đ/c Tùng đã treo cổ tự tử.
- Binh nhất Trần Văn Quang, Chiến sĩ Vệ binh Kho K889/Cục Quân khí.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gác, phát hiện quân nhân Quang đã tử vong;
sơ bộ nghi vấn bị đạn bắn xuyên thủng. Nhưng trong quá trình công tác quân
nhân Quang luôn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ (Như vậu, công tác nắm,
phân loại tư tưởng của các cấp chưa chính xác......).
- Thiếu úy QNCN Đặng Quang Huy, Nhân viên Máy tàu thuộc
Xuồng/BTL Vùng CSB3; cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc do tác động khó
khăn từ gia đình, nhưng đơn vị vẫn điều động quân nhân Huy tăng cường sang
Tàu CSB để chuẩn bị thực hiện nhiệm vụ trên biển và quân nhân Huy vắng mặt
không có lý do. Dự đoán, quân nhân Huy cố tình vắng mặt trái phép để sớm
được xuất ngũ (Việc xử lý khi phát hiện quân nhân có biểu hiện vi phạm kỷ luật
không tốt; chưa có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn..... ).
Nguyên nhân của các vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng có cả khách
quan và chủ quan; song nguyên nhân chủ yếu vẫn là:
- Đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu gương mẫu; thực hiện chức trách, nhiệm vụ
còn hạn chế, có biểu hiện xa rời bộ đội; chưa thực sự là tấm gương, chỗ dựa tinh
thần vững chắc, tin cậy của cấp dưới và đơn vị; công tác nắm, đánh giá, phân tích,
giải quyết các vấn đề nảy sinh còn thiếu kinh nghiệm, chưa khoa học, còn nặng về
mệnh lệnh hành chính. Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ việc quán triệt các chỉ thị,
quy định chưa nghiêm, chưa sâu, chưa kỹ; duy trì các chế độ nền nếp chính quy
trong ngày, tuần còn lỏng lẻo, hình thức; quản lý vũ khí, trang bị chưa chặt chẽ,
chưa đúng quy định;
- Chỉ huy, cơ quan cấp trên kiểm tra, bồi dưỡng, hướng dẫn cấp dưới chưa
cụ thể; kiểm tra nhiều nhưng chưa phát hiện, chỉ ra và giúp đõ cấp dưới khắc phục

109
hạn chế, khuyết điểm; kiểm tra chưa gắn với phúc tra; phân công, phân nhiệm chưa
rõ ràng, không dám chịu trách nhiệm; khi có vụ việc xảy ra không báo cáo kịp thời,
không trung thực, còn dấu diếm khuyết điểm sợ ảnh hưởng đến thành tích của đơn
vị và cá nhân;
- Cấp ủy các cấp chưa có nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, quyết liệt,
hiệu quả để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm những khâu yếu, mặt
yếu, tồn tại, hạn chế của đơn vị.
2. Binh chủng
a) Ưu điểm:
Công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội cơ bản được tiến hành có nền nếp,
hiệu quả. Tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sĩ an tâm tư tưởng, xác định tốt nhiệm
vụ; nội bộ đoàn kết, quyết tâm cao...
b) Khuyết điểm, hạn chế:
- Nhận thức của một số cán bộ, chiến sĩ về nhiệm vụ của đơn vị, nhiệm vụ
bản thân chưa sâu sắc; ý thức xây dựng tập thể không cao...
- Một số cán bộ, nhân viên, chiến sĩ có biểu hiện thiếu ý thức tu dưỡng, rèn
luyện; trung bình chủ nghĩa, thiếu ý chí phấn đấu; thích hưởng thụ; ngại công việc
khó, công tác ở vùng sâu, vùng xa...
- Chấp hành mệnh lệnh cấp trên của một số cán bộ, chiến sĩ không nghiêm;
chất lượng thực hiện nhiệm vụ thấp...
- Còn nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật có nguyên nhân từ công tác quản lý tư
tưởng bộ đội
Lấy ví dụ các vụ việc liên quan đến công tác tư tưởng trong Binh chủng
những năm vừa qua:
c) Nguyên nhân khuyết điểm, hạn chế:
- Cấp ủy, chỉ huy các cấp chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo (nhận
thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tư tưởng chưa đầy đủ; lãnh đạo,
chỉ đạo tiến hành công tác tư tưởng không kiên quyết, thiếu chủ động; công tác
kiểm tra, đôn đốc thiếu sâu sát...).
- Công tác quán triệt, thực hiện các văn bản, hướng dẫn cấp trên không
nghiêm túc, hiệu quả chưa cao (quán triệt sơ sài, không cụ thể, tì mỉ; vận dụng
không sát điều kiện đơn vị...).
- Đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều mặt hạn chế (trình độ, năng lực, trách
nhiệm hạn chế; thiếu gương mẫu; có biểu hiện xa rời bộ đội...).
- Duy trì chế độ nền nếp công tác tư tưởng chưa tốt (phân loại không chính
xác, không thực chất, còn để sót đối tượng; dự báo không kịp thời; nắm, quản lý
không chặt chẽ; giải quyết không dứt điểm; tiến hành công tác tư tưởng rập khuôn,
máy móc, thiếu sáng tạo, nhạy bén...).
- Công tác giáo dục chính trị, phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế
(hình thức, đối phó; chất lượng thấp; đánh giá không thực chất; trình độ, năng lực
cán bộ hạn chế... đề cập sâu ở Chuyên đề 2).
3. Xu hướng tư tưởng của bộ đội hiện nay
* Binh chủng:
110
Đặc điểm: Đội hình đóng quân của Binh chủng vừa tập trung vưa phân
tán trên 152 điểm, thuộc 37 tỉnh (Tp), vùng, miền cả nước (trong đó có 70 tổ,
trạm lẻ đóng quân độc lập). Điều kiện cơ sở vật chất bảo đảm còn khó khăn;
bảm bảo TTLL thường xuyên 24/24h và làm việc theo ca, kíp. Những năm vừa
qua, cùng với nhiệm vụ xây dựng, phát triển hệ thống TTLL tiến thẳng lên hiện
đại theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, Binh chủng TTLL
đã tập trung quán triệt, thực hiện nghiêm túc các chỉ thị của QUTW, BQP về
công tác quản lý kỷ luật, xác định công tác quản lý kỷ luật là một nhiệm vụ
trọng tâm, xuyên suốt trong xây dựng Binh chủng vững mạnh toàn diện.
* Những yếu tố tác động đến tư tưởng của bộ đội
Những năm tới, dự báo tình hình thế giới, khu vực và Biển Đông tiếp tục
có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo; tranh chấp chủ quyền
lãnh thổ, biển, đảo sẽ diễn ra căng thẳng, phức tạp hơn, có thể xảy ra đột biến
dẫn tới xung đột; các thách thức an ninh phi truyền thống ngày càng hiện hữu.
Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tác động toàn diện, sâu sắc, tạo ra sự
phát triển bùng nổ trên thế giới, trong đó có lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Trong nước, kinh tế, chính trị, xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng - an ninh được
củng cố, tăng cường. Tuy nhiên, nước ta đứng trước nhiều thách thức lớn, đan
xen nhau, tác động tổng hợp và diễn biến phức tạp, không thể coi thường thách
thức nào. Như tụt hậu xa về kinh tế; tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan
liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân
dân vào Đảng và Nhà nước. Các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị
tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hoà bình”, chống phá cách mạng với âm
mưu, thủ đoạn ngày càng công khai, trực diện hơn; thiên tai, dịch bệnh diễn biến
phức tạp; đời sống của một bộ phận nhân dân và bộ đội còn khó khăn.
Quân đội tiếp tục được đầu tư về mọi mặt, tập trung xây dựng theo hướng
cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số lực lượng tiến
thẳng lên hiện đại. Binh chủng tiếp tục được Đảng, Nhà nước, QUTW, BQP
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư để xây dựng lực lượng thông tin quân sự theo
hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; tiếp tục thực hiện Chiến lược
giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong điều kiện bảo đảm ngân
sách quốc phòng còn hạn hẹp, việc đầu tư mua sắm trang bị kỹ thuật mới, hiện
đại còn khó khăn; công nghệ viễn thông phát triển nhanh, vòng đời công nghệ
ngắn, năng lực sản xuất, sửa chữa trang bị khí tài mới còn hạn chế.
Những nhân tố trên sẽ tác động tư tưởng bộ đội, kể cả về xu hướng tích cực
và tiêu cực.
a) Xu hướng tích cực:
Phần đa cán bộ, chiến sĩ nhất quán mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, ngày càng nhận thức đầy đủ chính xác hơn về các vấn đề xã hội, niềm tin vào
chế độ, vào con đường đi của dân tộc được củng cố, nhận thức rõ trách nhiệm đối
với đất nước, cộng đồng, có ý thức tự giác rèn luyện, phấn đấu.
111
b) Xu hướng tiêu cực:
Một bộ phận cán bộ, chiến sĩ băn khoăn, thậm chí hoài nghi, dẫn đến suy
giảm lòng tin đối với con đường và tương lai tiền đồ phát triển của đất nước, dân
tộc, chưa coi trọng đúng mức các giá trị truyền thống, mơ hồ trước các thủ đoạn,
âm mưu của kẻ thù.
Trong cán bộ, chiến sỹ có biểu hiện chán nản, dao động, không yên tâm
công tác trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của xã hội; xuất hiện lối sống
tuyệt đối hoá giá trị vật chất kinh tế, lấy đồng tiền để đo giá trị của con người; suy
giảm tình đồng chí, đồng đội, thiếu chia sẻ cảm thông, thờ ơ, bàng quan trước khó
khăn của đồng đội, đồng bào; lối sống buông thả, thoả mãn ham muốn trước mắt,
không cần biết hậu quả.
Một bộ phận cán bộ cấp phân đội có sự so sánh thiệt hơn, tâm tư, băn khoăn
về vị thế của người sĩ quan trong xã hội hiện nay…; những suy nghĩ, tâm tư của
những cán bộ không phát triển được, không có trần quân hàm…
Những xu hướng tiêu cực trong tư tưởng của quân nhân là lực cản đến quá
trình quản lý bộ đội, đặt ra yêu cầu cho công tác tư tưởng cần quan tâm giải quyết
để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý bộ đội thời gian tới.
VĐHL 3: MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TƯ TƯỞNG CÓ THỂ NẢY SINH
Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ VÀ GỢI Ý BIỆN PHÁP XỬ LÝ
(Lựa chọn các tình huống khác nhau trong 2 tập “100 tình huống tư tưởng
có thể nảy sinh ở đơn vị cơ sở và gợi ý biện pháp xử lý của cán bộ cơ sở; giáo viên
đặt ra các tình huống, gợi ý cho học viên thảo luận đưa ra các biện pháp xử lý, sau
đó thống nhất nội dung xử lý tình huống)
VĐHL4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC TƯ TƯỞNG TRONG QUẢN LÝ BỘ ĐỘI
Để thực hiện có hiệu quả công tác tư tưởng trong quản lý bộ đội cần có sự
vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của các tổ chức, các lực lượng với nhiều nội dung,
biện pháp đồng bộ, thiết thực, trong đó tập trung vào:
1. Đối với cấp ủy, chỉ huy các cấp: Tăng cường quán triệt, triển khai thực
hiện nghiêm các nghị quyết chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên về công tác lãnh đạo tư
tưởng, quản lý, rèn luyện kỷ luật và xây dựng chính quy. Tập trung vào Chỉ thị
103/CT-BQP về việc tiếp tục tăng cường quản lý, giáo dục, chấp hành kỷ luật và
bảo đảm an toàn trong QĐNDVN và Kết luận của Tư lệnh Binh chủng trong Hội
nghị rút kinh nghiệm công tác quản lý tư tưởng, quản lý bộ đội và bảo đảm an toàn.
- Thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, kiên quyết, có trọng
tâm, trọng điểm, sát với tình hình, nhiệm vụ. Tăng cường công tác giáo dục lý bộ
đội khi đơn vị hoạt động phân tán, ngoài doanh trại và giờ nghỉ, ngày nghỉ; quân
nhân cá biệt; quân nhân có mối quan hệ phức tạp, vay nợ...; các đợt điều động, bổ
nhiệm cán bộ, luân chuyển công tác; quân ra, quân vào...
- Kết hợp quản lý tư tưởng với quản lý kỷ luật, công tác chính sách; chủ
động phòng ngừa những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống

112
và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Quản lý chặt chẽ quân nhân tham
gia mạng xã hội.
- Đề cao trách nhiệm, tính gương mẫu của đội ngũ cán bộ các cấp; mỗi cán
bộ phải thực sự tiêu biểu về đạo đức, lối sống, có tinh thần đoàn kết, tình thương
yêu đồng đội, thương yêu chiến sĩ quyết chống biểu hiện quân phiệt, xúc phạm
danh dự nhân phẩm chiến sĩ và cấp dưới.
- Vận dụng sáng tạo quy trình 5 bước trong quản lý tư tưởng bộ đội... Tập
trung vào việc nắm và giải quyết tình hình tư tưởng (nội dung nắm, phương pháp
nắm, yêu cầu cần đạt được trong nắm tình hình tư tưởng...). Chủ động đấu tranh
phòng, chống các quan điểm tiêu cực, sai trái, không để lây lan, tác động xấu đến
tâm lý chung của đơn vị...
- Khi phát hiện những vấn đề mới nảy sinh về tư tưởng cần lãnh đạo, chỉ đạo
chặt chẽ, xử lý đúng quy trình, đúng phân cấp, bình tĩnh, khéo léo, hợp tình, hợp lý,
tránh nóng vội, áp đặt, quy chụp, hạn chế thấp nhất các tác động xấu đến đơn vị.
- Khi có vụ việc xảy ra phải kịp thời báo cáo theo quy định; tuyệt đối không
dấu diếm hoặc báo cáo sai sự thật. Kịp thời xử lý nghiêm túc, hiệu quả, nhanh
chóng ổn định tư tưởng. Chấp hành nghiêm các quy định về phát ngôn; tránh để
nhiễu loạn thông tin, làm ảnh hưởng đến đơn vị và qúa trình xử lý vụ việc.
2. Các cơ quan: Phối hợp chặt chẽ, thống nhất, phân rõ chức năng, nhiệm
vụ; nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo, chỉ huy điều chỉnh, bổ sung, xây
dựng quy chế làm việc và các chủ trương, giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo; ban hành
văn bản, hướng dẫn phải cụ thể, phù hợp, có tính khả thi cao. Tăng cường bám cơ
sở, làm tốt công tác kiểm tra, đôn đốc; tăng cường kiểm tra đột xuất...
3. Công tác bồi dưỡng, tập huấn: Tổ chức tập huấn ở các cấp phải đi vào
thực chất, cầm tay chỉ việc, phát hiện chính xác những hạn chế để tập huấn, không
làm hình thức, đối phó; sau tập huấn kiểm tra, đánh giá, phân loại cụ thể. Thực hiện
tốt việc cấp trên bồi dưỡng cấp dưới, nhất là đối với cán bộ mới ra trường, mới về
nhận công tác, cán bộ có năng lực công tác còn hạn chế...
4. Công tác giáo dục chính trị, phổ biến, giáo dục pháp luật: Bám sát
Quy chế Giáo dục chính trị; thực hiện tốt 6 hình thức giáo dục chính trị, chú trọng
việc học tập chính trị (vị trí, vai trò, nội dung, hình thức, đánh giá, phân loại, quy
cách bài giảng, phê duyệt, các bước tiến hành...).
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Đổi mới công tác giáo dục
chính trị tại đơn vị trong giai đoạn mới” (cụ thể hóa các nội dung, biện pháp xác
định trong Đề án phù hợp với cơ quan, đơn vị, nhà trường, nhà máy...).
Kết hợp giữa giáo dục chính trị với huấn luyện quân sự, xây dựng chính quy,
quản lý kỷ luật và bảo đảm an toàn.
Kiểm tra, đánh giá, phân loại thực chất công tác giáo dục, chính trị.
5. Thực hành dân chủ, nâng cao chất lượng Ngày sinh hoạt chính trị và
văn hóa tinh thần ở cơ sở: Xây dựng môi trường dân chủ thực chất; thẳng thắn
trong phê bình và tự phê bình; tạo điều kiện thuận lợi để bộ đội bày tỏ tâm tư, tình
cảm, nguyện vọng chính đáng...;

113
6. Giao ban công tác tư tưởng, dự luận hàng tháng: Duy trì nghiêm chế
độ nền nếp; nắm, quản lý, phản ánh thực chất tình hình tư tưởng của đơn vị (cấp
ủy, chính ủy, chính trị viên chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo, phản ánh tình
hình tư tưởng đơn vị...); khi phát hiện tư tưởng nảy sinh phải báo cáo ngay theo
phân cấp để phối hợp xử lý...
7. Sử dụng “200 tình huống tư tưởng có thể nảy sinh và gợi ý biện pháp
xử lý của cán bộ cơ sở”: Đây được coi như một cẩm nang trong quản lý bộ đội;
200 tình huống được biên soạn đề cập tương đối toàn diện trên các mặt hoạt động,
công tác của bộ đội (các vụ việc vi phạm trong Binh chủng thời gian vừa cơ bản
được đề cập trong các tình huống này...). Do vậy, cán bộ quản lý các cấp, nhất là
cấp phân đội phải nghiên cứu kỹ, vận dụng sáng tạo, đúc rút kinh nghiệm cho bản
thân trong tiến hành công tác tư tưởng ở đơn vị.
* Kết luận:
Tiến hành công tác tư tưởng là khoa học và nghệ thuật về xây dựng con
người. Vì vậy, công tác tư tưởng phải là hoạt động trung tâm của toàn bộ công
tác huấn luyện, giáo dục của các tổ chức đảng, cán bộ chỉ huy, chính uỷ, chính
trị viên, cán bộ chính trị, cơ quan chính trị và các tổ chức quần chúng.
Suy cho cùng, hiệu quả công tác giáo dục ở đơn vị phụ thuộc phần lớn vào
trình độ công tác tư tưởng của cán bộ chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên, cán bộ chính
trị, các tổ chức đảng và quần chúng ở đơn vị.
Đặc biệt đối với đại đội, là nơi trực tiếp thực hiện các quá trình giáo dục,
rèn luyện tư tưởng, bổi dưỡng toàn diện tư tưởng, phẩm chất chính trị, đạo đức,
tâm lý, phẩm chất chiến đấu cao cho bộ đội; là nơi có đầy đủ các điều kiện để
tiến hành sáng tạo các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức và các
phương tiện công tác tư tưởng.
Do vậy, việc thường xuyên học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực và
trách nhiệm tiến hành công tác tư tưởng là trách nhiệm của cấp uỷ, chỉ huy các
cấp, của mọi cấp, mọi ngành, nhất là đội ngũ cán bộ chính trị ở cơ sở.

114
CHUYÊN ĐỀ 08
- Tên chuyên đề: “Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục chính trị, phổ biến
giáo dục pháp luật ở đơn vị cơ sở”
- Thời gian giới thiệu: 60 phút
- Giáo viên: Đại tá Phạm Trung Kiên, Trưởng phòng Tuyên huấn.
- Nội dung:
VĐHL 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIÁO DỤC
CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Vị trí, vai trò
a) Vị trí
- Công tác GDCT là một hình thức cơ bản của công tác tư tưởng, văn hóa;
một nội dung cơ bản của nhiệm vụ huấn luyện bộ đội; là khâu căn bản, trung
tâm, có ý nghĩa quyết định đến việc củng cố trận địa tư tưởng của Đảng trong
Quân đội và lực lượng Dân quân tự vệ.
- Công tác PBGDPL là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng; góp phần quan trọng tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn
trọng pháp luật, kỷ luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, kỷ luật của cán
bộ, chiến sĩ trong Quân đội.
b) Vai trò
Thực hiện tốt công tác GDCT, Phổ biến GDPL sẽ góp phần bồi dưỡng, rèn
luyện cho cán bộ, chiến sĩ bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức, lối
sống, ý thức chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, nhằm phát huy
phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ” trong thời kỳ mới. Đồng thời, làm cho mọi cán
bộ, chiến sĩ quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, nhận rõ âm mưu, thủ đoạn phá hoại của
các thế lực thù địch, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, đấu tranh chống
quan điểm, tư tưởng và hành động sai trái, góp phần nâng cao chất lượng tổng
hợp và sức mạnh chiến đấu của Quân đội.
2. Nội dung
a) Nội dung giáo dục chính trị
- Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm,
đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;
- Tình hình nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, nhiệm
vụ của Quân đội, đơn vị và địa phương;
- Giáo dục làm rõ về đối tác, đối tượng của cách mạng Việt Nam, bản chất,
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, ý thức cảnh giác cách mạng;
- Giáo dục chủ nghĩa yêu nước XHCN, lịch sử, truyền thống, bản sắc văn
hoá của dân tộc, truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, Quân đội, đơn vị
và địa phương;
- Giáo dục pháp luật của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội, nội dung xứng
danh “Bộ đội Cụ Hồ”;

115
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, dân chủ, phẩm chất đạo đức, lối sống của
người quân nhân cách mạng; đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết về
kinh tế, khoa học, văn hoá, xã hội và kỹ năng sống.
b) Nội dung PBGDPL
- Chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển
kinh tế - xã hội, hợp tác và hội nhập quốc tế, quyền con người, quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân, quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Quy định của Hiến pháp, pháp luật; trọng tâm là các văn bản quy phạm
pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng, an ninh và liên quan trực tiếp đến
tiêu chuẩn chính trị, vật chất, hậu cần, sinh hoạt, học tập, công tác của quân
nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, người lao động hợp đồng
trong Quân đội.
- Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên hoặc công nhận, các thỏa thuận quốc tế.
- Điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội và quy định về giáo dục, rèn luyện,
quản lý bộ đội, chuyên môn nghiệp vụ không chứa thông tin bí mật.
- Các nội dung nhằm xây dựng ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật
của Nhà nước, kỷ luật của Quân đội; ý thức bảo vệ pháp luật, kỷ luật; lợi ích
của việc chấp hành pháp luật, kỷ luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện
pháp luật, kỷ luật.
- Các nội dung giáo dục về nhà nước và pháp luật trong các cơ sở giáo dục
thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Hình thức
a) Hình thức GDCT
- Một là, Học tập chính trị.
- Hai là, Nghiên cứu chuyên đề của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp.
- Ba là, Sinh hoạt chính trị, tư tưởng.
- Bốn là, Thông báo chính trị - thời sự; đọc báo, nghe đài, xem truyền hình.
- Năm là, Ngày chính trị và văn hoá tinh thần ở cơ sở.
- Sáu là, Học tập chính trị qua mạng máy tính nội bộ.
- Ngoài các hình thức cơ bản nêu trên, giáo dục chính trị còn được tiến
hành thông qua hoạt động thực hiện nhiệm vụ, phong trào thi đua, các cuộc vận
động, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, của Đảng, của quân đội, ngày truyền
thống của đơn vị và địa phương; hoạt động văn hoá, văn nghệ và các thiết chế
văn hoá, thiết chế dân chủ trong Quân đội.
b) Hình thức PBGDPL
Một là, Tổ chức lên lớp tập trung trực tiếp; nói chuyện pháp luật; tư vấn,
hướng dẫn tìm hiểu pháp luật; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật.
Hai là, Thông qua phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin
116
nội bộ, mạng thông tin điện tử toàn cầu, bảng, biển, biểu ngữ, tranh cổ động;
niêm yết tại cơ quan, đơn vị; tủ sách pháp luật, túi sách pháp luật, bảng tin, bản
tin của cơ quan, đơn vị, khu dân cư.
Ba là, Thi tìm hiểu pháp luật, diễn đàn, tọa đàm, sân khấu hóa, Ngày Pháp luật.
Bốn là, Thông qua thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày của quân
nhân, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng trong
Quân đội; công tác điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hánh án, tiếp công dân, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ pháp lý, hòa giải ở cơ sở; công
tác dân vận và hoạt động khác của cơ quan, đơn vị.
Năm là, Lồng ghép trong giao ban, sinh hoạt tập trung, thông báo thời sự,
giáo dục chính trị; hoạt động văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt của tổ chức đoàn thể,
hội đồng quân nhân, câu lạc bộ và các thiết chế văn hóa khác ở cơ sở.
Sáu là, Thông qua chương trình giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo
dục đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện của Quân đội.
Bảy là, Họp báo, thông cáo báo chí.
Tám là, Các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác phù hợp với từng
đối tượng và không trái quy định của Nhà nước, Quân đội, thuần phong mỹ tục
của dân tộc.
VĐHL2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, PHỔ
BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở CÁC ĐƠN VỊ TRONG BINH CHỦNG
THỜI GIAN QUA
1. Ưu điểm
Những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công
tác GDCT; PBGDPL toàn diện, đồng bộ, có chiều sâu, đã đi vào nền nếp; có sự
đổi mới cả nội dung và hình thức; trình độ, năng lực sư phạm của đội ngũ cán bộ
giảng dạy chính trị và PBGDPL được nâng lên. Tuyệt đại đa số cán bộ, chiến sỹ
có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống trong sạch, lành
mạnh, chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật; góp phần giữ vững sự ổn định chính
trị tư tưởng trong đơn vị, xây dựng tổ chức Đảng TSVM, đơn vị VMTD.
2. Hạn chế
Qua kiểm tra thực tế công tác GDCT, PBGDPL trong năm 2019 của các
đơn vị trong Binh chủng còn bộc lộ một số hạn chế sau:
- Việc xây dựng Kế hoạch GDCT: Cấp tiểu đoàn chưa cụ thể đến từng
tuần; cấp đại đội chưa lồng nội dung, chương trình GDCT, PBGDPL vào KH
CTĐ, CTCT năm.
- Nội dung biên soạn các chuyên đề GDCT, PBGDPL do đơn vị tự xác
định còn chưa nhiều, chưa sát với thực tế đơn vị; chất lượng bài giảng chính trị,
GDPL cấp tiểu đoàn, đại đội vẫn còn hạn chế (chủ yếu là sao chép tài liệu của
trên, ít lấy dẫn chứng minh họa, phần liên hệ, định hướng còn chung chung,
không sát với thực tiễn và đơn vị);

117
- Đội ngũ cán bộ giảng dạy chính trị, PBGDPL nhất là cấp phân đội vốn
kiến thức chính trị, xã hội, pháp luật chưa rộng, chưa sâu; quá trình chuẩn bị bài
giảng còn hiện tượng sao chép tài liệu, giáo trình của trên; việc truyền thụ nội
dung bài giảng còn mang tính giáo điều, máy móc; khả năng diễn giải, phân tích
không sâu sắc, liên hệ thực tiễn chưa sát; kỹ năng ứng dụng, khai thác công nghệ
thông tin trong quá trình giảng dạy chính trị có đồng chí còn hạn chế.
- Nền nếp thông qua phê duyệt giáo án còn biểu hiện hình thức.
- Việc thành lập tổ học tập chính trị cho các đối tượng chưa đúng quy
định hoặc chưa tổ chức thành lập tổ học tập chính trị cho các đối tượng theo Quy
chế GDCT. Việc theo dõi quân số học tập chưa chặt chẽ (các cấp).
- Việc tổ chức học tập chính trị qua mạng máy tính nội bộ (Cổng TTĐT
của Binh chủng, trang Web) của các đơn vị hiệu quả chưa cao.
- Kết quả kiểm tra nhận thức chính trị còn biểu hiện thành tích, đánh giá
không đúng thực chất.
3. Nguyên nhân
- Nhận thức của một số cấp ủy, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị về vị trí, vai
trò công tác GDCT, PBGDPL chưa thật sâu sắc, chưa quan tâm đúng mức tới việc
tổ chức, triển khai thực hiện công tác GDCT, PBGDPL tại đơn vị.
- Công tác tham mưu, đề xuất, hướng dẫn của một số cơ quan chính trị
trong xây dựng kế hoạch, xác định nội dung GDCT, PBGDPL còn chưa sát với
đặc điểm, nhiệm vụ đơn vị; việc chỉ đạo duy trì nền nếp thông qua giáo án, bình
giảng, dự giờ, kiểm tra đánh giá có đơn vị tiến hành chưa thường xuyên, còn
mang tính hình thức.
- Một số cán bộ giảng dạy chính trị, PBGDPL chưa thực sự tâm huyết với
công việc, chưa tự giác học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ, năng lực, phương
pháp sư phạm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
- Công tác kiểm tra theo dõi nắm tình hình và đánh giá kết quả GDCT,
PBGDPL của một số đơn vị chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện và có biện
pháp khắc phục dứt điểm những hạn chế trong công tác GDCT, PBGDPL; vẫn còn
biểu hiện bệnh thành tích trong kiểm tra nhận thức chính trị.
VĐHL3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở
ĐƠN VỊ CƠ SỞ
- Một là, đề cao trách nhiệm của cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người
chỉ huy, cơ quan chính trị và cán bộ chính trị, của các tổ chức, đội ngũ cán bộ,
đảng viên đối với công tác GDCT; phổ biến GDPL.
- Hai là, thực hiện nghiêm quy định xây dựng, triển khai kế hoạch công
tác GDCT, PBGDPL
Về thẩm quyền ban hành kế hoạch GDCT
Từ năm 2017 đến năm 2019, chúng ta xây dựng kế hoạch công tác GDCT
theo Điều 13 của Quy chế GDCT như sau:
+ Cấp lữ đoàn, tiểu đoàn và tương đương lập kế hoạch giáo dục chính trị
năm, cụ thể đến từng tuần.
118
+ Cấp đại đội và tương đương không lập kế hoạch giáo dục chính trị riêng
mà được lồng ghép vào kế hoạch CTĐ, CTCT năm.
+ Cấp tiểu đoàn, đại đội và tương đương, chính trị viên thống nhất với
người chỉ huy đưa nội dung giáo dục chính trị vào kế hoạch huấn luyện tuần,
tiến trình biểu huấn luyện ngày của đơn vị, đồng thời phải được thể hiện trong
chương trình hoạt động CTĐ, CTCT, lịch công tác tuần.
Tuy nhiên, theo Hướng dẫn số 72/HD-TH, ngày 09/01/2020 của Cục
Tuyên huấn về Công tác giáo dục chính trị năm 2020: Để phù hợp với thực tiễn
và phân cấp lập kế hoạch huấn luyện tại Điều 17 Điều lệnh công tác tham mưu
huấn luyện chiến đấu, phân cấp lập kế hoạch cụ thể như sau:
- Cấp lữ đoàn, nhà trường, nhà máy, Trung tâm KTTT CNC lập kế hoạch
giáo dục chính trị 6 tháng, chia đến tháng.
- Cấp tiểu đoàn, đại đội và tương đương không lập kế hoạch giáo dục
chính trị riêng: Đối với những nội dung, định hướng chung được đưa vào kế
hoạch CTĐ, CTCT năm; những nội dung, chuyên đề, tên bài cụ thể được đưa vào
chương trình hoạt động CTĐ, CTCT tháng, lịch hoạt động CTĐ, CTCT tuần.
Về việc xây dựng các chuyên đề GDCT do đơn vị tự xác định
- Đối tượng SQ, QNCN (tổng thời gian 45 giờ)
Năm 2020, CCT xác định 05 chuyên đề (tổng thời gian 20 giờ, mỗi
chuyên đề là 04 giờ):
+ Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý tư tưởng, quản
lý kỷ luật của bộ đội ở đơn vị cơ sở
+ Một số biện pháp phòng, chống vi phạm kỷ luật nghiêm trọng trong
Binh chủng TTLL
+ Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình theo tư tưởng Hồ Chí Minh, góp
phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII
+ Phát huy truyền thống 75 năm chiến đấu và trưởng thành của Bộ đội TTLL,
xây dựng Binh chủng tiến thẳng lên hiện đại
+ Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của quân nhân trong tham gia đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội
Còn lại 25 giờ, các đơn vị, nhà trường, nhà máy tự xác định, xây dựng các
chuyên đề GDCT cho đối tượng SQ, QNCN.
- Đối tượng HSQ-BS
+ Đối tượng huấn luyện 16 ngày/tháng (tổng 36 giờ, các đơn vị tự xác
định chuyên đề)
+ Đối tượng huấn luyện 16 ngày/tháng (các đơn vị tự xác định chuyên đề
và thời gian huấn luyện cho phù hợp)
Yêu cầu: Nội dung chuyên đề do các đơn vị tự xác định phải được báo
cáo thông qua CCT (trực tiếp là Phòng Tuyên huấn), sau đó mới được đưa vào
kế hoạch ban hành chính thức.
- Đối với việc xây dựng Kế hoạch PBGDPL

119
Trên cơ sở KH của Binh chủng, cấp lữ đoàn, nhà trường, nhà máy xây
dựng KH PBGDPL.
- Lưu ý: Đối với nội dung giáo dục thường xuyên: Nội dung nhiều (Bao
gồm 51 Luật, Pháp lệnh, 32 Nghị định và 53 thông tư). Vì vậy, đề nghị các đơn
vị lựa chọn những nội dung phù hợp, sát với tình hình thực tiễn để tổ chức tuyên
truyền, giáo dục với nhiều hình thức như: Thông qua trang Web, mạng truyền
thanh nội bộ, các thiết chế văn hóa ở đơn vị cơ sở và mô hình “Mỗi tuần học 1
điều luật” để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của bộ đội.
Ba là, nâng chất lượng chuẩn bị, thông qua và phê duyệt bài giảng chính trị
và bài giảng về pháp luật
Việc tổ chức chuẩn bị, thông qua và phê duyệt bài giảng chính trị, bài giảng
GDPL phải được thực hiện nghiêm túc; kết hợp chặt chẽ, vận dụng linh hoạt các
hình thức, phương pháp, gắn với đặc điểm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Vì
vậy đề nghị các đồng chí thực hiện tốt một số nội dung sau
Thứ nhất, phương pháp chuẩn bị bài giảng
1. Yêu cầu của bài giảng
- Nội dung bài giảng có định hướng chính trị, tư tưởng rõ ràng; phải đảm
bảo tính khoa học, hệ thống và tính thực tiễn, tính chiến đấu phê phán những
quan điểm, tư tưởng, nhận thức và hành động sai trái.
- Nội dung bài giảng phải tuân thủ nội dung cơ bản tài liệu cấp trên cung
cấp, đồng thời cập nhật các tài liệu mới, những thông tin tư liệu thực tế; tham
khảo các tài liệu, văn bản có nguồn gốc cung cấp chính thống, rõ ràng.
- Bài giảng được xây dựng theo bố cục từng phần, từng mục trên cơ sở
nội dung của tài liệu; thể hiện khái quát, cô đọng theo ý định, mục đích, yêu cầu
của bài; có trọng tâm, trọng điểm, nhấn mạnh những nội dung bộ đội cần nhớ,
những chi tiết cần phân tích làm rõ, các số liệu, ví dụ chứng minh, những vấn đề
cần vận dụng liên hệ ở đơn vị, tranh ảnh, tài liệu, mô hình sử dụng khi lên lớp.
Bài giảng cần rõ ràng, dễ hiểu, dễ giảng, tránh việc sao chép máy móc tài liệu
giáo dục chính trị.
- Bài giảng phải xác định phương pháp, phương tiện, địa điểm và hoạt
động bổ trợ giáo dục, nội dung hướng dẫn thảo luận nhằm củng cố nâng cao
nhận thức.
2. Quy cách bài giảng chính trị, sổ theo dõi kết quả học tập chính trị
- Quy cách bài giảng chính trị thống nhất theo quy định hệ thống văn kiện
CTĐ, CTCT trong QĐND Việt Nam. Hình thức trình bày bằng văn xuôi hoặc kẻ
bảng, ở dạng đánh máy có kèm theo giáo án điện tử (nếu ứng dụng công nghệ
thông tin).
- Bài giảng chính trị cho HSQ-BS, công nhân viên quốc phòng ở đại đội,
tiểu đoàn và tương đương đóng thành quyển; bài giảng cho các đối tượng khác,
120
giới thiệu chuyên đề, nghị quyết chuẩn bị theo từng chuyên đề, cuối giai đoạn,
năm huấn luyện đóng lại thành tập để lưu.
Lưu ý: Mẫu sổ giáo án chính trị, theo dõi quân số, kết quả học tập chính trị theo
Hướng dẫn số 2895/CCT-C1 ngày 16/5/2016 của Cục Chính trị về thực hiện nền nếp
chế độ báo cáo và ghi chép sổ sách công tác Tuyên huấn trong Binh chủng.
3. Quy trình chuẩn bị bài giảng
Bước 1: Nghiên cứu tổng quát chủ đề bài giảng và đối tượng người học
- Nghiên cứu kế hoạch, nội dung, chương trình GDCT của đơn vị.
- Xác định đối tượng, phạm vi của chủ đề bài giảng.
- Xác định vị trí, mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, trọng điểm của
bài giảng; những vấn đề liên quan như nhiệm vụ của đơn vị, điều kiện bảo đảm,
tài liệu, tư liệu tham khảo, bổ trợ...
- Thâm nhập thực tế, tìm hiểu các điều kiện sư phạm và đặc điểm nhận
thức của người học.
Bước 2: Nghiên cứu tài liệu, xử lý thông tin phục vụ bài giảng.
- Lựa chọn, thu thập tài liệu.
- Nghiên cứu tài liệu, ghi chép tóm tắt các nội dung có liên quan đến bài giảng.
- Tổng hợp, xử lý và phân loại thông tin, sắp xếp các thông tin đã thu thập
theo mục đích sư phạm.
Bước 3: Soạn bài giảng.
- Xây dựng đề cương bài giảng; lập tiêu đề các phần, các mục.
- Xây dựng dàn ý nội dung của từng phần, từng mục.
- Dự kiến nội dung sẽ trình bày trên lớp, liều lượng và thời gian trình bày
từng nội dung.
- Xác định phương pháp, phương tiện, dự kiến tình huống sư phạm theo
từng nội dung, phần mục.
- Dự kiến hoạt động của cán bộ giảng dạy và người học trong quá trình lên lớp.
- Xử lý chuyển hoá nội dung theo ý định phương pháp dạy học.
- Viết bài giảng đầy đủ.
- Chuẩn bị sơ đồ, tranh ảnh, bảng kẻ, tư liệu minh họa.
- Xây dựng giáo án điện tử (đối với bài giảng có ứng dụng CNTT).
Bước 4: Thông qua và phê duyệt bài giảng
Bước 5: Thục luyện và hoàn thiện bài giảng.
- Sau khi thông qua và phê duyệt bài giảng, cán bộ giảng dạy phải thục
luyện bằng cách tự giảng thử. Thông qua thục luyện để kiểm định lại nội dung,
điều chỉnh thời gian, tập dượt sử dụng phương pháp, phương tiện kỹ thuật dạy
học, rèn luyện kỹ năng sư phạm, củng cố niềm tin cho bài giảng chính thức.
- Kiểm tra lần cuối mọi công tác chuẩn bị để giảng bài theo KH đã xác định.
Thứ hai, thông qua và phê duyệt bài giảng
* Thông qua bài giảng
- Bài giảng phải được thông qua tổ cán bộ giảng dạy chính trị. Đề cương
giới thiệu chỉ thị, nghị quyết của Đảng phải thông qua cấp ủy (thường vụ).
121
- Tổ chức thông qua bài giảng chủ yếu bằng giảng thử ở tổ để thống nhất
nội dung và phương pháp giảng bài. Có thể thông qua toàn bộ hoặc một phần bài
giảng. Nếu cùng nội dung bài giảng có thể một đồng chí thông qua hoặc mỗi
đồng chí thông qua một phần của bài giảng.
- Đối với bài giảng có ứng dụng công nghệ thông tin thì nội dung giáo án
điện tử phải được thông qua tổ cán bộ giảng dạy chính trị.
- Thứ tự các bước thông qua bài giảng ở tổ
+ Tổ trưởng quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp thông
qua bài giảng.
+ Điều hành thứ tự từng đồng chí thông qua.
+ Tổ tham gia góp ý về nội dung, phương pháp và tác phong giảng bài của
cán bộ thực hành giảng.
+ Tổ trưởng kết luận thống nhất những vấn đề cần sửa chữa, bổ sung;
hướng dẫn hoàn thiện bài giảng về nội dung, phương pháp, phương tiện; quy
định thời gian phê duyệt bài giảng.
+ Sau khi thông qua ở tổ, từng cán bộ giảng dạy phải sửa chữa, bổ sung
hoàn chỉnh bài giảng để phê duyệt theo quy định.
+ Ngoài ra, đối với bài giảng chưa có tài liệu chuẩn do trên cung cấp hoặc
chủ đề do đơn vị tự xác định, phải tiến hành thông qua đề cương bài giảng trước
khi viết bài giảng đầy đủ. Hình thức thông qua do chính ủy, chính trị viên (chỉ
huy phụ trách CTĐ, CTCT) phê duyệt quyết định.
* Phê duyệt bài giảng
- Phê duyệt bài giảng là một chế độ công tác của cán bộ cấp trên đối với
cấp dưới trong giáo dục chính trị, nhằm chỉ đạo, quản lý chặt chẽ nội dung giảng
dạy chính trị ở đơn vị.
- Phê duyệt bài giảng được tiến hành sau khi thông qua và được chỉnh sửa
hoàn thiện. Việc ký duyệt bài giảng thực hiện theo từng bài, từng chuyên đề và
được ký duyệt ít nhất 1 tuần trước khi cán bộ thực hành giảng dạy.
- Bài giảng chính trị chỉ được sử dụng để giảng dạy khi đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt. Chính ủy, chính trị viên, chủ nhiệm chính trị phải thông
qua, phê duyệt bài giảng của cấp dưới trực tiếp và chịu trách nhiệm về nội dung
mình đã phê duyệt.
- Các nội dung giảng dạy được quy định do cấp ủy, chỉ huy các cấp đảm nhiệm
phải thông qua cấp ủy (thường vụ) cùng cấp; chính ủy, chính trị viên, chỉ huy phụ trách
CTĐ, CTCT (hoặc ủy quyền chủ nhiệm chính trị) cấp trên trực tiếp phê duyệt.
Thứ ba, tổ chức giảng bài giảng chính trị và pháp luật
Cách giảng từng phần của bài giảng chính trị và pháp luật như sau:
- Giảng phần mở đầu
Giáo viên chỉ giới thiệu ngắn gọn không phân tích (khoảng 5 phút), cần
sử dụng các thủ pháp sư phạm tạo ra bầu không khí thoải mái, dân chủ, kích
thích sự hưng phấn, chú ý của người học ngay từ đầu.
- Giảng phần nội dung chính
122
Giáo viên phải trung thành với giáo án, bám sát mục đích, yêu cầu, trọng
tâm, trọng điểm, vừa xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống sư phạm xảy ra
trong quá trình giảng bài.
+ Nêu và lý giải nội dung từng phần, từng điểm, tập trung làm rõ trọng
tâm, trọng điểm. Hết từng phần có tóm tắt, chuyển ý.
+ Biểu lộ thái độ tình cảm của mình đối với từng nội dung, từng vấn đề
trình bày. Khi phê phán các quan điểm phản diện, các hiện tượng sai trái phải có
thái độ kiên quyết nhưng khách quan, trích dẫn phải chính xác, ví dụ, liên hệ
thực tiễn phải phù hợp với nội dung và có tính giáo dục cao.
+ Chú ý quan sát, theo dõi lớp học, nắm được thông tin ngược để xử lý
linh hoạt, kịp thời.
+ Diễn đạt truyền cảm, không quá lệ thuộc vào giáo án hoặc chỉ đọc giáo
án cho bộ đội ghi mà phải trình bày bằng ngôn ngữ sinh động, gợi cảm, có hình
tượng, trong sáng rõ ràng. Cường độ bảo đảm cho người cuối lớp nghe rõ,
không quá to hoặc quá nhỏ. Ngữ điệu nói không đều đều, phải biết nhấn giọng,
hạ giọng cho phù hợp với nội dung và ngữ cảnh. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lời
nói, cử chỉ và sắc thái. Sử dụng nội dung trình chiếu đúng lúc.
- Phần kết luận
+ Tóm tắt, nhấn mạnh những nội dung cơ bản của bài, rút ra những nhận
định đánh giá chung.
+ Khêu gợi những vấn đề lý luận và thực tiễn đang đặt ra cần giải quyết.
+ Động viên ý thức trách nhiệm của mỗi quân nhân gắn những điều đã
học vào thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ, học đi đôi với hành, với rèn luyện bản
thân, xây dựng đơn vị.
Thứ tư, tổ chức thảo luận ở tổ học tập
Thảo luận là hình thức quân nhân trao đổi, tranh luận các vấn đề đã được
học tập theo các câu hỏi đã được xác định. Thảo luận thường được tiến hành theo
từng bài giảng và được tổ chức ở trung đội, do trung đội trưởng trực tiếp điều
khiển. Để buổi thào luận có chất lượng tốt cần làm tốt các bước sau:
- Chuẩn bị thảo luận:
+ Giáo viên phổ biến câu hỏi thảo luận và định hướng nội dung cần tập trung thảo luận.
+ Bồi dưỡng cho tổ trưởng, tổ phó nội dung và phương pháp duy trì thảo luận.
- Tiến hành thảo luận
Trình tự tiến hành một buổi thảo luận thường theo các phần cơ bản sau:
+ Kiểm tra quân số;
+ Tổ trưởng quán triệt mục đích, yêu cầu của buổi thảo luận;
+ Phổ biến các câu hỏi thảo luận;
+ Công bố tiến trình, thời gian thảo luận;
+ Tiến hành duy trì thảo luận.

123
Trong quá trình duy trì thảo luận, tổ trưởng phải gợi ý, định hướng những vấn
đề trọng tâm, trọng điểm cần tập trung. Kết hợp chặt chẽ những đồng chí tích cực
xung phong phát biểu với chỉ định những đồng chí ít tham gia phát biểu. Chú ý
những vấn đề mâu thuẫn và đặt ra những câu hỏi để bộ đội thảo luận làm rõ. Sau
từng ý kiến có nhận xét, động viên bộ đội chủ động, tự giác tham gia thảo luận.
+ Nhận xét đánh giá buổi thảo luận, biểu dương những cá nhân, tiểu đội
có ý kiến tốt và tích cực phát biểu. Nêu những vấn đề còn vướng mắc để bộ đội
tiếp tục nghiên cứu trong quá trình học tập tiếp theo.
Thứ năm, hình thức, phương pháp kiểm tra GDCT (Đối với cá nhân)
- Sĩ quan cấp tá chủ yếu bằng viết chuyên đề hoặc thu hoạch (viết tay
hoặc đánh máy).
- Đối với sĩ quan cấp úy, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc
phòng, lao động hợp đồng kiểm tra viết hoặc trắc nghiệm.
- Hạ sĩ quan - binh sĩ kiểm tra vấn đáp hoặc trắc nghiệm.
- Kết quả kiểm tra cho điểm theo thang điểm 10.
+ Loại giỏi: Từ 8 đến 10 điểm.
+ Loại khá: Từ 6,6 đến dưới 8 điểm.
+ Loại đạt yêu cầu: Từ 5 đến dưới 6,6 điểm.
+ Không đạt yêu cầu: Dưới 5 điểm.
=> Lấy kết quả kiểm tra nhận thức là một trong những nội dung để đánh
giá chất lượng cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ
hàng năm của đơn vị.
Năm là, đẩy mạnh đổi mới và vận dụng sáng tạo, linh hoạt nhiều hình
thức, phương pháp GDCT, phổ biến GDPL. Tích cực ứng dụng công nghệ thông
tin, sử dụng có hiệu quả mạng Internet, Cổng TTĐT Binh chủng, trang Web của
các đơn vị và hệ thống truyền hình giao ban trong GDCT, phổ biến, giáo dục
pháp luật. Kết hợp chặt chẽ giữa GDCT, phổ biến GDPL với hoạt động huấn
luyện, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; đẩy mạnh học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; các phong trào thi đua, các cuộc vận
động, hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn; giữa GDCT, phổ biến GDPL với tổ
chức thông báo chính trị - thời sự, sinh hoạt ngày chính trị và văn hóa tinh thần,
xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh để tác động vào nhận thức, tình cảm,
trách nhiệm, xây dựng bản lĩnh chính trị cho bộ đội.
Sáu là, thường xuyên kiện toàn đội ngũ cán bộ chính trị ở đơn vị đúng
biên chế; làm tốt công tác tập huấn, tổ chức Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị
giỏi, thi báo cáo viên nhằm bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao phẩm chất chính trị,
kiến thức, trình độ năng lực kinh nghiệm, phương pháp sư phạm cho đội ngũ cán
bộ giảng dạy chính trị, GDPL. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích, động viên
cán bộ tự nghiên cứu, học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình
độ, năng lực GDCT, GDPL. Phát huy vai trò của các tổ chức đảng, tổ chức quần
chúng trong giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên.
124
CHUYÊN ĐỀ 09
- Tên chuyên đề: “Nội dung phương pháp hoạt động của Bí thư, cấp ủy
phụ trách công tác bảo vệ an ninh và chiến sỹ bảo vệ”
- Thời gian giới thiệu: 60 phút
- Giáo viên: Thượng tá Đào Trọng Toàn, Phó Trưởng phòng Bảo vệ an ninh.
- Nội dung:
VĐHL1: VỊ TRÍ, VAI TRÒ, NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG CHÂM TIẾN
HÀNH CÔNG TÁC BẢO VỆ AN NINH
* Theo Điều lệ công tác Bảo vệ an ninh QĐND Việt Nam, 2015
1. Vị trí, vai trò
- Công tác bảo vệ an ninh là một mặt quan trọng trong công tác xây dựng
Đảng, một nội dung công tác đảng, công tác chính trị trong cơ quan, đơn vị
nhằm bảo vệ tổ chức, bảo vệ con người, góp phần bảo đảm cho cơ quan đơn vị
trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.
- Công tác bảo vệ an ninh phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và
luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.
- Công tác bảo vệ an ninh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường
xuyên của cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị các cấp,
các ngành với sự tham gia của mọi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng.
2. Nguyên tắc tiến hành
- Công tác bảo vệ an ninh phải đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp
ủy đảng, sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện của người chỉ huy, chính ủy, chính trị
viên, cơ quan, chính trị các cấp và hướng dẫn của cơ quan nghiệp vụ cấp trên.
- Phải phát huy trách nhiệm của các tổ chức, của mọi quân nhân công
nhân viên chức quốc phòng đối với công tác bảo vệ an ninh.
- Thường xuyên phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan
chức năng trong công tác bảo vệ an ninh.
- Cơ quan chính trị các cấp làm nòng cốt trong công tác bảo vệ an ninh
của cơ quan, đơn vị mình
3. Phương châm tiến hành
Trong công tác đấu tranh chống địch và phần tử xấu phá hoại nội bộ
Đảng, nội bộ quân đội, bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn quân đội, phải
luôn quán triệt và thực hiện tốt các phương châm chủ yếu sau:
- Tích cực, chủ động phòng ngừa, lấy tự bảo vệ mình là chính.
Đối với nội bộ ta cần nắm chắc chỗ mạnh, chỗ yếu, phải tập trung vào những
đơn vị, cơ quan trọng yếu, người trọng điểm để có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.
Đối với địa bàn ngoài xã hội cần nắm vững diễn biến, biểu hiện xấu có thể
tác động vào nội bộ quân đội, để kiến nghị với lãnh đạo, chỉ huy cơ quan, đơn
vị, địa phương... Có biện pháp khắc phục tích cực xây dựng vành đai chính trị an
toàn và địa bàn an toàn.
125
Lấy “tự bảo vệ mình”, là chính, là phương châm cơ bản của công tác bảo vệ
chính trị nội bộ. Không chủ quan mất cảnh giác, không sở hở để kẻ địch và phần tử
xấu hoạt động phá hoại nội bộ. Nghiêm cấm việc “ nuôi địch trong nội bộ, hoặc
chờ đợ mai phục bắt quả tang, để kẻ địch và phần tử xấu gây ra những vụ việc
nghiêm trọng, phức tạp, gây hậu quả xấu rồi mới điều tra, kết luận, xử lý”.
- Kiên quyết, thận trọng, khách quan, toàn diện, chính xác, kịp thời.
- Giữ nghiêm kỷ luật và chế độ công tác.
VĐHL2: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH TRỊ
VIÊN ĐẠI ĐỘI, TIỂU ĐOÀN
CTBVANQĐ: Làm tốt công tác phòng gian giữ bí mật, chống các hiện
tượng tiết lộ bí mật, làm mất tài liệu mật. Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội
bộ ở đơn vị. Bảo vệ an toàn đơn vị.
1. Nội dung tiến hành công tác bảo vệ an ninh:
a) Thực hiện công tác phòng gian, giữ bí mật, chống các hiện tượng tiết lộ
bí mật ,làm mất tài liệu
Việc giữ gìn bí mật của Đảng, của Nhà nước và của Quân đội chống các
hoạt động điều tra thu thập tình báo của các thế lực thù địch, bảo vệ con người,
bảo vệ cơ sở vật chất, vũ khí, trang bị kỹ thuật, bảo đảm an toàn cho đơn vị là
vấn đề quan trọng có ý nghĩa to lớn trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn
vị, của Quân đội.
Cấp ủy đảng, người chỉ huy phải thường xuyên và bằng mọi biện pháp kịp
thời phổ biến, hướng dẫn những quy định về phòng gian, giữ bí mật trong đơn
vị, phấn đấu đơn vị đạt tiêu chuẩn đơn vị an toàn. Cụ thể là: không để tiết lộ
nhiệm vụ của đơn vị, kế hoạch hành quân, trú quân, kế hoạch huán luyện chiến
đấu của đơn vị; giữ bí mật tình hình chính trị tư tưởng, tổ chức biên chế, trang bị
của đơn vị; giữ gìn tốt công văn, tài liệu, sổ sách, phương tiện thông tin liên lạc;
chấp hành nghiêm túc quy định trong quan hệ giao tiếp và phát ngôn quân nhân.
Để thực hiện tốt công tác phòng gian, giữ bí mật cần thực hiện tốt một số
nội dung công việc cụ thể sau:
- Quán triệt thực hiện nghiêm các chế độ, quy định về phòng gian, giữ bí mật.
- Chấp hành nghiêm các quy định về công tác quản lý công văn tài liệu,
sử dụng internet, các trang mạng xã hội, các vật mạng tin điện tử, các phương
tiện thông tin liên lạc, điện thoại di động, kỷ luật phát ngôn...không để tiết lộ
nhiệm vụ, tổ chức biên chế, trang bị, hình chính trị tư tưởng của cơ quan.
- Kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn; tham mưu, đề xuất xử lý
nghiêm các biểu hiện vi phạm quy định về phòng gian, bảo mật.
b) Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ:
* Công tác bảo vệ chính trị nội bộ là gì ?
Trả lời: CTBVCTNB là Bảo vệ trận địa chính trị, tư tưởng của Đảng
trong Quân đội, chống mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế
lực thù địch, bảo đảm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với chế độ
126
xã hội chủ nghĩa, luôn luôn sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được
Đảng và nhân dân giao cho. Bảo vệ tổ chức, bảo vệ con người, bảo vệ sinh mệnh
chính trị của mọi quân nhân, CNVCQP; bảo vệ danh dự, uy tín của các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Quân đội. Kịp thời phát hiện, kiên quyết đấu tranh
ngăn chặn và làm vô hiệu hóa mọi âm mưu, thủ đoạn họat động tác động móc
nối, lôi kéo, cài cắm nội gián; phá hoạt nội bộ Quân đội của các thế lực thù địch
và cơ quan đặc biệt nước ngoài. Bảo vệ bí mật của Đảng, Nhà nước và Quân
đội, chấp hành nghiêm các chỉ thị, quy chế, quy định về công tác bảo vệ bí mật,
phòng chống lộ, lọt, mất cắp bí mật.
Để bảo vệ tốt chính trị nội bộ phải thực hiện thường xuyên, liên tục, có
trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều biện pháp khác nhau (xong chủ yếu sử dụng
phương pháp quan sát, tiếp cận). Chú ý qua tổ chức Đảng, hệ thống chỉ huy, tổ
chức quần chúng, nắm bắt qua các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận nội
bộ, qua các mối quan hệ tích cực, các trạng mạng xã hội... Phải thường xuyên
quán triệt sâu sắc quan điểm “thận trọng, khách quan, toàn diện” với phương
châm “lấy chủ động phòng ngừa là chính, kịp thời phát hiện, ngăn chặn không
để xảy ra vi phạm trong cơ quan, đơn vị”.
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ cần thực hiện tốt một số
nội dung công việc cụ thể sau:
+ Luôn nêu cao tình thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn, hoạt động
cài cắm móc nối, thu thập tin tức, phá hoại nội bộ...của các thế lực thù địch,
phần tử xấu; kiên định lập trường chủ nghĩa Mác - Lênin, tư trưởng Hồ Chí
Minh, ý thức bảo vệ Đảng, quân đội, cơ quan và tự bảo vệ mình.
+ Quán triệt thực hiện nghiêm ngặt các chế độ, quy định về quản lý nội
bộ, thường xuyên nắm và quản lý chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ.
+ Thực hiện nền nếp phân loại chất lượng chính trị nội; rà soát, xét duyệt
tiêu chuẩn chính trị trong tuyển dụng, sử dụng, phát triển Đảng, đề bạt bổ nhiệm
(để cập một số nội dung mới được ban hành về tiêu chuẩn chính trị ).
- Tình hình chính trị nội bộ cần phải nắm: Các biểu hiện cần nắm như: bè
phái, cục bộ gây mất đoàn kết nội bộ và các biểu hiện tiêu cực xã hội khác (gió
chiều nào, che chiều đấy; nói một đằng làm một nẻo....), nắm tình hình tư tưởng,
các mối quan hệ, các dấu hiệu, biểu hiện vi phạm của cá nhân trong tiểu đội,
trung đội, đại đội (bộ phận được phân công theo dõi) hay các dấu hiệu vay nợ
ngân hàng với lãi xuất cao, mục đích không rõ ràng; sinh hoạt bất thường như ăn
chơi chi tiêu quá mức thu nhập của bản thân, có biểu hiện buồn phiền, chấp hành
pháp luật Nhà nước, quy định đơn vị không nghiêm túc....
Lấy một số vụ việc xảy ra trong Binh chủng, toàn quân thời gian gần
đây để minh họa.
c) Bảo vệ an toàn cơ quan, đơn vị
* Tiêu chí, cách bình xét đơn vị an toàn (có 3 mức)
Mức thứ nhất là: Đơn vị an toàn tuyệt đối.
127
- Về tiêu chí đánh giá đơn vị an toàn tuyệt đối:
+ Quản lý tình hình chính trị nội bộ chặt chẽ, không có quân nhân, công
nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thoái hoá, biến chất về chính trị
hoặc bị cơ quan đặc biệt nước ngoài tác động, móc nối, lôi kéo; không để xảy ra vụ
việc lộ lọt, mất bí mật Nhà nước, bí mật quân sự thuộc độ “Tối Mật”, “Tuyệt mật”.
+ Không để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự, vụ
việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng. Các vụ việc vi phạm kỷ luật thông thường
phải xử lý không quá 0,3%.
- Cách bình xét
Đơn vị có 100% đầu mối đạt an toàn, trong đó có từ 2/3 số đầu mối trực
thuộc trở lên đạt an toàn tuyệt đối.
Mức thứ hai là: Đơn vị an toàn
- Về tiêu chí đánh giá đơn vị an toàn
+ Quản lý tình hình chính trị nội bộ chặt chẽ, không có quân nhân, công
nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thoái hoá, biến chất về chính trị
hoặc bị cơ quan đặc biệt nước ngoài tác động, móc nối, lôi kéo; không để xảy ra vụ
việc lộ lọt, mất bí mật Nhà nước, bí mật quân sự thuộc độ “Tối Mật”, “Tuyệt mật”.
+ Không để xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự; vụ
việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng đã kịp thời điều tra, xác
minh, xử lý và khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại, không ảnh hướng đến
nhiệm vụ của đơn vị. Các vụ việc vi phạm kỷ luật thông thường phải xử lý từ
trên 0,3% đến 1,2%.
(Về vụ việc vi phạm nghiêm trọng có thể xảy ra nhưng đã kịp thời điều
tra, xác minh, xử lý và khắc phục hậu quả, hạn chế thiệt hại, không ảnh hưởng
đến nhiệm vụ của đơn vị. Ví dụ: Đơn vị xảy ra vụ việc mất súng, đạn nhưng đã
kịp thời phát hiện, báo cáo với các cơ quan chức năng điều tra, xác minh, truy
tìm, thu lại được số sung, đạn đã bị mất. Xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm,
xử lý kỷ luật đối với tổ chức và cá nhân có trách nhiệm liên quan).
- Cách bình xét
Đơn vị có từ 2/3 số đầu mối trực thuộc đạt an toàn trở lên.
Mức thứ ba là: Đơn vị không đạt an toàn
- Về tiêu chí đánh giá đơn vị không đạt an toàn.
+ Tổ chức triển khai thực hiện công tác xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn
an toàn không thiết thực hiệu quả.
+ Có quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng
thoái hoá, biến chất về chính trị hoặc bị cơ quan đặc biệt nước ngoài tác động,
móc nối, lôi kéo; đơn vị để xảy ra vụ việc lộ lọt, mất bí mật Nhà nước, bí mật
quân sự thuộc độ “Tối mật”, “Tuyệt mật”.
+ Để xảy ra vụ việc vi phạm pháp luật phải xử lý hình sự; vụ việc vi phạm
kỷ luật nghiêm trọng xảy ra nhưng chưa có biện pháp khắc phục triệt để. Các vụ
việc vi phạm kỷ luật thông thường phải xử lý trên 1,2%.
- Cách bình xét
128
Đơn vị có trên 1/3 số đầu mối trực thuộc không đạt an toàn.
Bảo vệ an toàn là một nội dung quan trọng của công tác bảo vệ an ninh
của đơn vị. Nội dung chính là phải bảo vệ an toàn doanh trại, kho tàng vũ khí,
trang bị kỹ thuật, phòng chống kẻ địch và phần tử xấu phá hoại, phòng chống
cháy nổ, phòng độc, phòng tai nạn, phòng gian giữ bí mật trong hành quân, trú
quân, chiến đấu, ngụy trang công sự, đi lại..., trong huấn luyện CSM; chuyển
loại binh chủng và trong thi công các công trình thông tin. Phải thường xuyên
quan tâm đến công tác xây dựng đơn vị an toàn về mọi mặt gắn với xây dựng
địa bàn chính trị an toàn.
Xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn là một trong những biện pháp
quan trọng để tiến hành công tác bảo vệ an ninh ở đơn vị cơ sở. Xây dựng đơn
vị an toàn, địa bàn chính trị an toàn có tác dụng tích cực để giữ gìn sức chiến
đấu cho đơn vị, bảo đảm cho đơn vị luôn đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ
được giao. Để đối phó với âm mưu thủ đoạn hoạt động phá hoại của kẻ địch, ở
đơn vị cơ sở phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành với sự
tham gia tích cực của quần chúng ở cơ sở thực hiện công tác bảo vệ an ninh.
+ Trong giai đoạn hiện nay, xuất phát từ quan điểm “lấy dân làm gốc” nên
thực chất xây dựng đơn vị an toàn gắn với xây dựng địa bàn an toàn là cuộc vận
động quần chúng tham gia bảo vệ quân đội và đơn vị, đồng thời góp phần tham
gia tích cực vào việc giữ gìn an toàn chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Thực hiện tốt xây dựng đơn vị an toàn gắn với địa bàn an toàn là thực hiện
phương châm “lấy xây trong để hỗ trợ bên ngoài và lấy xây ngoài để củng cố
bên trong”.
+ Xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn nhằm đảm bảo sức chiến đấu
cho đơn vị, khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao; phòng ngừa, đấu
tranh có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn hoạt động phá hoại của các thế lực thù
địch và phần tử xấu; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành với sự
tham gia tích cực của mọi quân nhân, công nhân viên cức quốc phòng trogn đơn
vị và quần chúng nhân dân địa phương.
+ Xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn chính trị an toàn là một nội dung
trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện theo tiêu chuẩn xây dựng đơn vị
vững mạnh toàn diện của Bộ Quốc phòng.
* Để bảo đảm an toàn tuyệt đối mọi hoạt động của cơ quan cần thực hiện
tốt một số nội dung công việc cụ thể sau:
- Chấp hành nghiêm nền nếp chế độ đóng quân canh phòng, chế độ trực ban,
trực chiến, trực chỉ huy, trực nghiệp vụ; quản lý chặt chẽ vũ khí, khí tài, trang bị,
phòng chống cháy nổ; Nắm và quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của cán bộ, nhân
viên ở mọi lúc mọi nơi, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các vi phạm; thường
xuyên kiểm tra phát hiện các sơ hở để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm bảo
đảm an toàn tuyệt đối về người, vũ khí trang bị, cơ sở vật chất kỹ thuật.
- Thường xuyên phối hợp cấp ủy, chính quyền, nhân dân, cơ quan, đơn vị
bạn trên địa bàn đóng quân, nơi cư trú nắm chắc tình hình an ninh chính trị, trật
129
tự an toàn xã hội, tham gia giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hoá xã hội...
tham gia giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng vành đai đóng quân an toàn.
2. Phương pháp tiến hành công tác bảo vệ an ninh ở đại đội, tiểu đoàn
a) Phương pháp thực hiện công tác phòng gian, giữ bí mật; bảo vệ an toàn cơ quan:
- Thường xuyên nghiên cứu nắm vững các nghị quyết, chỉ thị, quy định về
công tác bảo vệ an ninh; làm tốt công tác giáo dục cảnh giác trong đơn vị.
- Duy trì nghiêm và thực hiện nghiêm túc các quy định về phòng gian, bảo
mật và các biện pháp bảo vệ doanh trại, kho tàng, vũ khí trang bị và mọi hoạt
động của đơn vị
- Thường xuyên quan hệ với cấp ủy, chính quyền địa phương, thống nhất
kế hoạch phối hợp các hoạt động xây dựng cơ sở chính trị địa phương, tham gia
giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội địa bàn nơi đóng quân.
- Thường xuyên tham gia tuyên truyền giáo dục ý thức cảnh giác, tinh
thần trách nhiệm trong nhân dân đối với việc bảo vệ an toàn cho hoạt động của
các đơn vị, phát hiện những biểu hiện tiêu cực tác động vào đơn vị để có biện
pháp chủ động phòng ngừa, ngăn chặn. Giáo dục cho quân nhân, công nhân viên
chức quốc phòng về tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhân dân địa phương; làm tốt
công tác dân vận ở địa bàn đóng quân.
- Tổ chức quản lý, bồi dưỡng, hướng dẫn về nhiệm vụ, cách tiến hành
công tác bảo vệ an ninh đối với chiến sĩ bảo vệ ở tiểu đội...
- Kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng đơn vị an toàn với xây dựng đại bàn an
toàn, gắn với phong trào xây dựng môi trường văn hóa và các phong trào khác
của đơn vị, địa phương. Các cơ quan đơn vị trong Binh chủng phải chủ động
phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, công an địa phương, nhà máy, xí
nghiệp và nhân dân nơi đóng quân thành lập cụm liên kết an ninh khu vực, đề ra
những quy chế, quy định cụ thể để kịp thời giải quyết khi xảy ra vụ việc, xác
định trách nhiệm của dươn vị, địa phương và cá nhân trong công tác xây dựng
đơn vị an toàn, địa bàn an toàn
- Duy trì nghiêm chế độ giao ban, nắm tình hình an ninh, chính trị, trật tự
an toàn xã hội. 6 tháng, 01 năm các đơn vị đóng quân độc lập phải tiến hành lập
Hồ sơ địa bàn đóng quân và phải bổ sung, cập nhật thường xuyên. Khi có sự
thay đổi về cơ cấu tổ chức, địa điểm đóng quân, phiên hiệu đơn vị cần phải có
thống kê báo cáo kịp thời.
Nội dung cần nắm về địa bàn
* Tổ chức Đảng:
* Tổ chức chính quyền:
- Chủ tịch HĐND: ; sinh năm: ; ĐT: ;
- Chủ tịch UBND: ; sinh năm:
- Phó chủ tịch UBND:
* Tổ chức chính trị xã hội:
a) Công an Phường (xã): Số điện thoại:
b) Ban chỉ huy QS Phường:
130
c) Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Bí thư Đoàn cơ sở
d) Tổ chức Hội Phụ nữ Phường (xã):
e) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam của Phường:
g) Hội Cựu chiến binh của Phường(xã):
* Tình hình kinh tế:
- Ngành nghề chủ yếu
- Đời sống của nhân dân
* Tình hình xã hội:
- Dân tộc:
- Phong tục tập quán của địa phương
- Tôn giáo (địa chỉ của nơi có; số lượng người tham gia)
- Hội đoàn: (có phép và không phép).
- Những vấn đề nẩy sinh trong nhân dân địa phương (tình hình khiếu kiện,
tranh chấp đất đai, các tệ nạn xã hội…)
- Phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tình hình chấp hành
Pháp luật Nhà nước, chấp hành các quy định của địa phương bảo đảm tốt
phong trào toàn dân bảo vệ Tổ quốc hoạt động có nền nếp.
* Các đối tượng hình sự:
- Đối tượng hình sự:
- Những loại tội phạm thường xảy ra trên địa bàn
- Những vụ liên quan đến sử dụng vũ khí, chất nổ
- Tệ nạn xã hội hiện nay thường xảy ra tại địa phương
* Vấn đề khác về an ninh chính trị:
- Khẩu hiệu, tờ rơi phản động, tài liệu ngoài luồng
- Những vụ khác có màu sắc chính trị: Không có.
- Mối quan hệ với người nước ngoài, người Việt Nam sinh sống, định cư ở
nước ngoài
- Những vấn đề có thể tác động, ảnh hưởng đến đơn vị.
b) Phương pháp nắm tình hình chính trị nội bộ:
- Căn cứ vào các quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội về công tác bảo
vệ chính trị nội bộ; tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa bàn đóng quân để
ra các nghị quyết, chỉ thị, quy chế… lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị
nội bộ của cơ quan, đơn vị mình.
- Giáo dục cho mọi quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng nâng cao
tinh thần cảnh giác cách mạng, ý thức bảo vệ Đảng, bảo vệ quân đội và tự bảo
vệ mình chống những biêu hiện sai trái về quan điểm, tư tưởng, sự thoái hóa về
phẩm chất đạo đức lối sống.
- Chấp hành nghiêm các chỉ thị, tiêu chuẩn chế độ, nguyên tắc, thủ tục của
Đảng, Nhà nước và quân đội về tuyển dụng, sử dụng người vào làm việc; kiên
quyết không để người không đủ tiêu chuẩn chính trị, đạo đức vào phục vụ trong
cơ quan, đơn vị.

131
- Thực hiện nghiêm các quy chế, quy định quản lý cán bộ, đảng viên,
trong phát triển Đảng, đề bạt, bổ nhiệm, điều động, tuyển chọn người vào cơ
quan, đơn vị và vị trí trọng yếu, cơ mật; tuyển sinh quân sự; kết nạp đảng; điều
động bổ nhiệm; xét duyệt ra nước ngoài, quan hệ và tiếp xúc với tổ chức, cá
nhân người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài…
- Thường xuyên nắm và quản lý chặt chặt chẽ tình hình chính trị nội bộ;
thẩm tra, rà soát nội bộ cơ quan, đơn vị; phát hiện và xử lý kịp thời những
trường hợp vi phạm tiêu chuẩn chính trị trong tuyển dụng, sử dụng; những người
có biểu hiện quan điểm chính trị trái với quan điểm, đường lối của Đảng, vi
phạm phẩm chất đạo đức, lối sống, bảo đảm nội bộ trong sạch về chính trị.
- Phát huy vai trò của các cấp, các ngành, mọi quân nhân, công nhân viên
chức quốc phòng và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong và ngoài quân đội
trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ.
- Định kỳ, đột xuất cấp ủy, chỉ huy, chính ủy, chính trị viên nghe cơ quan
chức năng báo cáo về tình hình chính trị nội bộ, sơ tống kết để kịp thời rút kinh
nghiệm về công tác bảo vệ chính trị nội bộ
c) Phương pháp giao nhiệm vụ của bí thư cấp ủy, chi bộ phụ trách công
tác bảo vệ an ninh cho chiến sĩ bảo vệ
* Cấp ủy, chỉ huy các cơ quan, đơn vị phải quán triệt và hiểu rõ về công
tác bảo vệ an ninh. Đây là lực lượng hoạt động công khai giúp cho cấp ủy, chỉ
huy nắm tình hình của đơn vị. Lực lượng chiến sĩ bảo vệ phải do trực tiếp Chính
trị viên đại đội, tiểu đoàn chỉ đạo, lãnh đạo.
- Giao nhiệm vụ phải thực tế đúng với khả năng của chiến sĩ bảo vệ, tập
trung vào nắm tình hình chính trị nội bộ, nắm các cá nhân trong đơn vị có biểu
hiện nghi vấn cụ thể như sau:
+ Không chấp hành hoặc chấp hành không nghiêm các chủ trương đường lối,
nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của Đảng, Nhà nước, Quân đội và cấp trên.
+ Mất đoàn kết nội bộ, bè phái, cục bộ, lợi ích nhóm…
+ Dao động về chính trị, tư tưởng; tha hóa, biến chất về phẩm chất đạo
đức, lối sống; tiêu cực, lạc hậu, cơ hội chính trị; rèn luyện yếu, chấp hành pháp
luật, kỷ luật không nghiêm.
+ Lơ là mất cảnh giác, chấp hành không nghiêm các quy định phòng gian,
giữ gìn bí mật, kỷ luật phát ngôn.
+ Những dấu hiệu, biểu hiện sinh hoạt bất thường, mối quan hệ phức
tạp… của quân nhân.
+ Tình hình kinh tế, chính trị, quan hệ xã hội, điều kiện hoàn cảnh hiện
nay của gia đình tác động, ảnh hưởng đến quân nhân.
- Khi tiếp nhận thông tin của chiến sĩ bảo vệ có thể công khai hoặc bí mật
phải ngụy trang thông tin; bảo đảm an toàn cho người cấp tin, không được chỉ
đích danh người cấp tin…

132
VĐHL 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG CỦA CHIẾN SĨ BẢO VỆ
Điều 20. Nhiệm vụ, quyền hạn của bí thư cấp ủy, chi bộ phụ trách
công tác bảo vệ an ninh.
1. Nghiên cứ nắm vững các chỉ thị, nghị quyết và hướng dẫn của cấp trên,
nắm chắc tình hình của đơn vị về công tác bảo vệ an ninh; đề xuất với cấp ủy và
thống nhất với người chỉ huy về các chủ trương, kế hoạch, biện pháp thực hiện
nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quân đội của đơn vị.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức đảng, tổ chức quần chúng,
cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong đơn vị triển khai thực hiện các quy định của
Đảng, Nhà nước, quân đội và của cấp trên về công tác bảo vệ an ninh quân đội.
3. Kịp thời phát hiện những sơ hở thiếu sót, tham gia ý kiến với tập thể
cấp ủy, người chỉ huy cơ quan, đơn vị ra nghị quyết lãnh đạo về coogn tác bảo
vệ chính trị nội bộ, phòng gian bảo mật, bảo đảm an toàn đơn vị.
4. Ở cấp tiểu đoàn, đại đội và tương đương, đồng chí bí thư cấp ủy, chi bộ
là người trực tiếp tổ chức thực hiện nội dung công tác bảo vệ chính trị nội bộ,
công tác phòng gian, bảo mật và xây dựng đơn vị an toàn gắn với xây dựng địa
bàn an toàn; đồng thời trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo và quản lý đội ngũ chiến sĩ
bảo vệ của đơn vị hoạt động có nền nếp, hiệu quả.
Điều 21. Chiến sĩ bảo bảo vệ ở tiểu đội và tương đương
Là người được cấp tiểu đội và tương đương bầu ra hoặc được cấp trên chỉ
định làm công tác bảo vệ an toàn ở đơn vị, hoạt động theo sự hướng dẫn của đồng
chí bí thư cấp ủy, chi bộ phụ trách công tác bảo vệ an ninh; có nhiệm vụ nắm tình
hình việc thực hiện các chế độ, quy định về giữ gìn bí mật, đảm bảo an toàn ở cấp
mình; kịp thời phát hiện những sơ hở thiếu sót, đề xuất các biện pháp khắc phục.
1. Tiêu chuẩn lựa chọn CSBV
“Đối với những đơn vị huấn luyện chiến sĩ mới nên chọn chiến sĩ bảo
vệ là những chiến sĩ mới cùng nhập ngũ”.
- CSBV phải là quân nhân có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần cảnh giác
cách mạng, phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng nắm bắt tình hình.
- Luôn gương mẫu chấp hành các chế độ phòng gian giữ bí mật, bảo đảm
an toàn trong đơn vị.
- Quan hệ tốt với mọi người, được đồng đội tin yêu, biết tham gia ý kiến
giúp đồng đội làm những việc tốt, khuyên ngăn những việc làm sai trái.
2. Phương pháp hoạt động, thực hiện chế độ báo cáo, phản ánh, xin ý
kiến thỉnh thị:
a) Phương pháp hoạt động:
- Hoạt động theo sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí bí thư cấp ủy, chi bộ
phụ trách công tác bảo vệ an ninh ở đại đội hoặc Tiểu đoàn.
- Tiếp cận mục tiêu, quan sát, thu thập thông tin nắm bắt tình hình tư
tưởng thông qua các dấu hiệu, biểu hiện của cá nhân.

133
- Phát hiện những sơ hở thiếu sót trong quản lý chỉ huy, duy trì kỷ luật.
b) Cách thức hoạt động:
- Hoạt động theo phương pháp đơn tuyến: Một người nắm nhiều người,
một người nắm nhiều hiện tượng (hoạt động độc lập)
- Hoạt động theo phương pháp đa tuyến: Nhiều người nắm một người;
nhiều người nắm một sự việc, hiện tượng; từ những thông tin thu được bí thư
cấp ủy phụ trcahs công tác bảo vệ an ninh có sự so sánh kiểm chứng, xác định
được sự chính xác của thông tin cần thu thập để từ đó có các biện pháp giáo dục
chung, riêng cho phù hợp..
c) Nội dung hoạt động:
- Có thể giao nhiệm vụ tập trung cho đội ngũ CSBV (c,d) nếu xét thấy nội
dung giao nhiệm vụ không ảnh hưởng đến việc hoạt động của đội ngũ CSBV.
- Có thể giao nhiệm vụ riêng (gặp từng chiến sĩ giao nhiệm vụ). Căn cứ đặc
điểm nhiệm vụ của đươn vị để giao nhiệm vụ cho CSBV hoạt động cho phù hợp.
* Đơn vị huấn luyện tân binh (chọn CSBV là chiến sĩ mới hoặc theo vùng
miền, không chọn những đồng chí là tiểu đội trưởng)
Ngoài việc nắm tân binh qua hồ sơ, qua thực tiễn hoạt động tại đơn vị,
qua phiếu khảo sát. Có thể giao nhiệm vụ cho chiến sĩ nắm các nội dung sau:
- Nắm sau khi học PTTH hoặc PTCS làm gì? ở đâu? Quan hệ bạn bè thế nào?
- Ý thức tổ chức kỷ luật, lối sống.
- Tập trung vào các quân nhân có hoàn cảnh gia đình khó khăn phức tạp
(bố mẹ ly hôn, có người yêu...)
- Ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ...
- Các biểu hiện tự kỷ, trầm cảm, tâm thần, có biểu hiện đào bỏ ngũ, bế tắc
về tâm lý khó giải quyết.
- Các biểu hiện sử dụng chất gây nghiện (cỏ mỹ, các loại ma túy, nghiệm
game, nghiện rượu).
- Mối quan hệ CSM với chiến sĩ cũ cùng đơn vị, CSM với CSM, chiến sĩ
khác quê, các nhóm chiến sĩ thường hay chơi với nhau để phát hiện nguy cơ mất
đoàn kết.
- Những chiến sĩ cá biệt: Thoái thác nhiệm vụ; chấp hành các chế độ nền nếp
không nghiêm (đã nhắc nhở nhiều lần); tính tình nóng nảy, lập dị, nghiện xem
phim...; các quân nhân theo đạo; có mối quan hệ xã hội phức tạp chưa được làm rõ.
- Quân nhân không trung thực, tắt mắt.
Lấy các vụ việc xảy ra trong Binh chủng để minh họa và rút kinh nghiệm
* Đơn vị huấn luyện chuyển loại binh chủng
Bí thư cấp ủy cần phải nắm chắc lịch sử gia đình và bản thân của quân
nhân sau khi huấn luyện tân binh, nhận bàn giao phải có nhận xét cụ thể từ đơn

134
vị huấn luyện tân binh. Trong quá trình huấn luyện chuyển Binh chủng cần tập
chung nắm chắc các nội dung
- Quan hệ chiến sĩ cũ với chiến sĩ mới; CSM với nhau; mối quan hệ cán
bộ với chiến sĩ.
- Cục bộ địa phương, bè phái trong đơn vị.
- Các quân nhân ngại học, ngại rèn, chấp hành các chế độ nền nếp không nghiêm.
- Phát ngôn không đúng nơi, đúng chỗ, bừa bãi....
* Đối với loại hình đơn vị bảo đảm Thông tin thường xuyên và SSCĐ
Nội dung cần giao cho chiến sĩ nắm (nắm theo con người hoặc nắm theo
sự việc).
- Chấp hành các quy định giữ bí mật quân sự không nghiêm, đơn giản...
- Có những biểu hiện chi tiêu ngoài khả năng thu nhập..., quan hệ với
những người cho vay nặng lãi. Có biểu hiện cờ bạc (lô đề, cá độ, chơi cờ bạc
qua mạng, chơi hụi, chơi bát họ, kinh doanh hàng cấm, các hành vi mờ ám....)
chạy viêc; môi giới, cuồng tín, theo tà đạo lạ...
- Gia đình khó khăn, vợ chồng không chung thủy.
- Ý thức tổ chức kỷ luật kém, nhiều năm liền phân loại kém chưa có sự
tiến bộ, hay đi chơi về muộn.
- Sử dụng các chất gây nghiện, uống rượu bia say không kiểm soát được
bản thân.
- Những sơ hở trong đóng quân canh phòng, quản lý vũ khí đạn, quản lý trang
bị khí tài thông tin, quản lý quân nhân, mất an toàn trong phòng chống cháy nổ.
- Những tiêu cực như mất dân chủ trong đơn vị
- Các nghiên cứ viên có trình độ cao (có tư tưởng chân trong, chân ngoài)
không thiết tha với đơn vị
- Các quân nhân tham gia giao thông đi nhanh, đi ẩu...
* Các thời điểm cần giao nhiệm vụ:
- Tân binh sau khi vào đơn vị huấn luyện CSM (gia đình, người yêu, bạn
bè lên thăm; tiền sử bệnh lý)
- Sau huấn luyện CSM được điều động về đơn vị mới
- Chiến sĩ chuẩn bị xuất ngũ
- Các dịp lễ, tết hoặc các sựu kiện thể thao như WorldCup, seagame, c1...
- Các dịp có các chủ trương, chiến sĩ có ảnh hưởng trực tiếp huấn luyện...
.........
* Những điểm chú ý khi giao nhiệm vụ cho CSBV.
- Bí thư cấp ủy, chi bộ phụ trách công tác bảo vệ an ninh phải đặt câu hỏi
cho CSBV, dự kiến diễn ra như thế nào? Để CSBV thực hiện
- Giao nhiệm vụ cho CSBV phải ngắn gọn; không quá sức, bảo đảm hoàn
thành nhiệm vụ.
135
- Tạo điều kiện cho CSBV về thời gian, hoàn cảnh để CSBV hoạt động
tiếp cận, thu thập
- Khi sử dụng nguồn tin do CSBV cung cấp phải khôn khéo, không để lộ
nguồn tin, không làm CSBV bị cô lập; giữ bí mật nguồn tin
d) Thực hiện chế độ báo cáo, phản ánh, thỉnh thị
- Phản ánh theo tuần (chiều thứ 5) hoặc theo nhiệm vụ, theo công việc.
- CSBV xin ý kiến Bí thư cấp ủy (phương pháp này bí thư cấp ủy căn cứ
vào nhiệm vụ thực tiễn để bồi dưỡng)
- Từng CSBV phản ánh nội dung
- Không gọi CSBV lên phản ánh ngay sau đó gọi quân nhân bị theo dõi
lên để giáo dục...
- Việc phản ánh của chiến sĩ bảo vệ bí thư cấp ủy phải báo cáo với bí thư
cấp ủy phụ trách công tác bảo vệ cấp trên và trợ lý bảo vệ an ninh cấp trên
(TLBV Phòng chính trị).
e) Tổ chức rút kinh nghiệm; Thường xuyên rút kinh nghiệm hoạt động của
CSBV một tháng hai lần.
g) Chế độ trách nhiệm đối với chiến sĩ bảo vệ
gắn phân loại, bình xét Đảng, đoàn, QNCN, CNVCQP với việc hoàn
thành nhiệm vụ của CSBV. Thường xuyên động viên khích lệ chiến sĩ bảo vệ
tham gia vào việc nắm và phản ánh bảo đảm tính trung thực của tin tức và chiều
sâu, toàn diện.

136
CHUYÊN ĐỀ 10
- Tên chuyên đề: Những vấn đề chung về công tác an toàn vệ sinh lao
động. Một số nội dung công tác an toàn trong bảo đảm thông tin liên lạc
- Thời gian giới thiệu: 60 phút
- Giáo viên: Đại tá Trần Dũng, Phó Cục trưởng, Cục Kỹ thuật.
- Nội dung:
VĐHL1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC ATVSLĐ
1. Một số khái niệm cơ bản
a) Điều kiện lao động:
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ
thuật, tự nhiên thể hiện qua quy trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao
động, môi trường lao động, người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo
điều kiện cho hoạt động của con người trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
b) Các yếu tố nguy hiểm có hại
Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật
chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp
cho người lao động, ta gọi đó là các yếu tố nguy hiểm và có hại. Cụ thể là:
- Các yếu tố vật lý như phát xạ sóng điện từ của anten, phát xạ la-de trong
sợi quang, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ổn, rung động, các bức xạ có hại, bụi...
- Các yếu tố hóa học như axit, xút trong ắc quy, chất độc, các loại hơi,
khí, bụi độc, các chất phóng xạ...
- Các yếu tố sinh vật, vi sinh vật như các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký
sinh trùng, côn trùng...
- Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi do không gian chỗ
làm việc, trạm xưởng chật hẹp, mất vệ sinh.
- Các yếu tố về tâm lý không thuận lợi... đều là những yếu tố nguy hiểm và
có hại.
c) Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn xảy ra trong quá trình lao động, do bị tác động
đột ngột, làm chết người hay làm tổn thương, hoặc phá hủy chức năng hoạt động
bình thường của một bộ phận nào đó của cơ thể. Nhiễm độc đột ngột cũng là tai
nạn lao động.
- Phân loại TNLĐ:
+ Tai nạn lao động làm chết người lao động là tai nạn lao động mà người lao
động bị chết thuộc một trong những trường hợp sau đây: Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu; Chết trong thời gian điều
trị hoặc do tái phát của chấn thương do tai nạn lao động gấy ra theo kết luận tại
biên bản giám định pháp y; Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của
tòa án đối với trường hợp mất tích.

137
+ Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (tai nạn lao động
nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn
thương nặng.
+ Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (tai nạn lao động nhẹ)
là tai nạn lao động làm người lao động bị chấn thương nhẹ.
- Khi xảy ra sự cố, TNLĐ chỉ huy đơn vị phải:
+Tiến hành ngay việc sơ cứu, cấp cứu người bị nạn, dừng ngay hoạt động.
+ Bảo vệ hiện trường, báo cáo cấp trên, cơ quan AT BHLĐ, cơ quan có
thẩm quyền để tổ chức điều tra, kết luận.
+ Tất cả các sự cố, TNLĐ đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản,
thống kê và báo cáo theo quy định của Nhà nước và quân đội. Nghiêm cấm mọi
hành vi che giấu hoặc khai báo, báo cáo sai sự thật về các sự cố, TNLĐ.
d) Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là sự suy yếu dần sức khỏe của người lao động gây nên
bệnh tật, do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình lao động lên
cơ thể người lao động.
2. Những vấn đề chung của công tác ATVSLĐ
a) Mục đích, ý nghĩa
Mục tiêu của công tác ATVSLĐ là thông qua các biện pháp về khoa học kỹ
thuật, tổ chức, kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh
trong sản xuất, tạo nên một điều kiện lao động thuận lợi và ngày càng được cải
thiện tốt hơn, để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau,
giảm sút sức khỏe cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm bảo
đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe và tính mạng người lao động, trực tiếp góp phần bảo
vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
Bảo hộ lao động trước hết là một phạm trù sản xuất, nhằm bảo vệ yếu tố
năng động nhất của lực lượng sản xuất là người lao động. Mặt khác, bảo hộ lao
động còn chăm lo sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản
thân và gia đình họ, do vậy bảo hộ lao động còn có ý nghĩa nhân đạo.
Bảo hộ lao động được thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả to lớn về chính
trị, kinh tế và xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển đất nước nói chung và
khả năng hoàn thành nhiệm vụ Quân đội, Binh chủng Thông tin nói riêng.
b) Khái niệm vệ ATVSLĐ
- Công tác an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là hệ thống các biện pháp
và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật để phòng ngừa sự tác động của các yếu tố
nguy hiểm, có hại trong các hoạt động sản xuất, quản lý, khai thác VKTBKT...
nhằm bảo đảm an toàn và sức khỏe cho người lao động, bảo vệ tài sản của Nhà
nước và quân đội.
- Trong sản xuất, quản lý, khai thác VKTBKT phải tuân theo các quy định
về ATVSLĐ, phòng chống cháy, nổ của Nhà nước và quân đội. Từng chuyên
ngành kỹ thuật phải có các quy định cụ thể và các hướng dẫn để mọi quân nhân,
công nhân viên quốc phòng thực hiện đúng các tiêu chuẩn, quy rình, quy phạm
138
về ATLĐ, không để xảy ra sự cố, tai nạn lao động gây thiệt hại về người, tài sản
của Nhà nước và quân đội.
c) Trách nhiệm của đơn vị
- Chỉ huy đơn vị có trách nhiệm:
+ Khi xây dựng kế hoạch sản xuất, công tác hàng năm đồng thời phải xây
dựng kế hoạch công tác ATVSLĐ;
+ Xây dựng các quy định về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho từng
ngành nghề công việc, từng loại VKTBKT, từng dây chuyền công nghệ phù hợp
với các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm ATLĐ của Nhà nước và quân đội;
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn người lao động chấp hành những quy
định, biện pháp làm việc an toàn liên quan tới nhiệm vụ, công việc được giao;
+ Tổ chức kiểm tra định kỳ công tác ATVSLĐ. Kịp thời đề ra những biện
pháp loại trừ các nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tổ
chức khai báo, điều tra, lập biên bản các sự cố, TNLĐ và có phương án xử lý khi
xảy ra sự cố, TNLĐ.
- Chủ nhiệm Kỹ thuật có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Giúp người chỉ huy xây dựng các quy định, đề xuất các biện pháp an
toàn trong sản xuất, quản lý, khai thác VKTBKT phù hợp với các tiêu chuẩn,
quy trình, quy phạm ATVSLĐ của Nhà nước và quân đội;
+ Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn, kiểm tra người lao động chấp hành
những quy định, quy trình công nghệ, biện pháp làm việc an toàn trong sản xuất,
quản lý, khai thác VKTBKT. Phối hợp với các cơ quan liên quan đề ra những
biện pháp phòng ngừa sự cố, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và phương án xử lý khi
xảy ra sự cố, TNLĐ;
+ Tạm đình chỉ việc sản xuất, khai thác VKTBKT, các công việc có nguy
cơ gây sự cố, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp, ô nhiễm nghiêm trong môi trường lao
động và kịp thời báo cáo người chỉ huy để có biện pháp khắc phục; tham gia
điều tra sự cố, TNLĐ xảy ra trong đơn vị.
- Trợ lý ATLĐ có trách nhiệm và quyền hạn:
+ Giúp Chủ nhiệm Kỹ thuật nắm tình hình và chỉ đạo thực hiện các nội
dung công tác ATVSLĐ ở đơn vị;
+ Nắm vững nghiệp vụ công tác ATVSLĐ. Phối hợp với các cơ quan liên
quan xây dựng nội dung, quy chế, kế hoạch công tác ATVSLĐ ở đơn vị mình.
Phổ biến các chính sách, chế độ tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm về ATVSLĐ
của Nhà nước và quân đội tới người lao động; tổ chức huấn luyện, hướng dẫn và
khu dân cư các đơn vị thực hiện;
+ Phối hợp với các cơ quan có chức năng liên quan tổ chức kiểm tra, xác định
các yếu tố có hại trong môi trường lao động; theo dõi tình hình bệnh nghề nghiệp,
TNLĐ; đề xuất với Chủ nhiệm Kỹ thuật các biện pháp quản lý, chăm sóc sức khỏe
người lao động; thống kê báo cáo các sự cố, TNLĐ xảy ra trong đơn vị;
+ Trực tiếp quản lý, đăng ký và theo dõi việc kiểm định đối với các loại
máy, thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo danh mục quy
139
định của Nhà nước và quân đội trong phạm vi đơn vị quản lý. Tạm đình chỉ việc
sản xuất, khai thác VKTBKT, các công việc có nguy cơ gây sự cố, TNLĐ, bệnh
nghề nghiệp, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường lao động và kịp thời báo cáo
Chủ nhiệm Kỹ thuật để có biện pháp khắc phục. Tham gia điều tra sự cố, TNLĐ;
+ Giúp Chủ nhiệm Kỹ thuật sơ kết, tổng kết, báo cáo chỉ huy và cơ quan
quản lý nghiệp vụ cấp trên theo quy định.
3. Giới thiệu một số văn bản QPPL về công tác ATVSLĐ
a) Thông tư số 02/2017/TT-BQP ngày 05/01/2017 của Bộ Quốc phòng
Quy định về hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong BQP.
(Tự tham khảo)
b) Thông tư số 142/2017/TT-BQP ngày 29/5/2017 của Bộ Quốc phòng
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị thực hiện công
tác an toàn, vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng.
(Tự tham khảo)
c) Thông tư số 03/2017/TT-BQP ngày 06/01/2017 của Bộ Quốc phòng
Quy định Quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư
có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng.
(Tự tham khảo)
d) Thông tư số 01/2017/TT-BQP ngày 04/01/2017 của Bộ Quốc phòng
quy định việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động trong
Bộ Quốc phòng.
(Tự tham khảo)
VĐHL 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CÔNG TÁC AN TOÀN TRONG BẢO ĐẢM
THÔNG TIN LIÊN LẠC
1. Công tác chỉ huy, chỉ đạo trong xây dựng CTTT
Công trình thông tin là toàn bộ hệ thống cấu trúc công trình liên quan hệ
thống thông tin liên lạc, là sản phẩm được tạo thành bởi sức lao động của con
người, vật liệu xây dựng, vật liệu thông tin, thiết bị lắp đặt vào công trình, được
liên kết định vị với địa hình địa lý cụ thể, có thể bao gồm phần vật tư trang bị
dưới mặt đất, trên mặt đất, dưới mặt nước, phần trên mặt nước, trên không, nhà
trạm, đường trục thông tin được thi công xây dựng theo thiết kế.
Binh chủng TTLL có nhiệm vụ Bảo đảm Thông tin liên lạc (TTLL) cho
Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ huy, chỉ
đạo các lực lượng, đơn vị toàn quân làm nhiệm vụ SSCĐ và các nhiệm vụ khác.
Trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương xây dựng lực lượng TTLL tiến
thẳng lên hiện đại và "Chiến lược phát triển hệ thống TTLL quân sự giai đoạn
2011 - 2020”. Cùng với nhiệm vụ bảo đảm TTLL thường xuyên, SSCĐ... Binh
chủng đã chỉ đạo các đơn vị, giao nhiệm vụ triển khai thi công nhiều công trình
thông tin trọng điểm nhằm bổ sung kết nối, vu hồi tạo tính liên kết vững chắc
của hệ thống TTLL quân sự ở ba cấp (chiến lược, chiến dịch và chiến thuật).
Từ năm 2016 đến nay, Binh chủng và toàn quân hoàn thành triển khai thi
công hàng trăm công trình thông tin trên khắp vùng miền, bảo đảm đúng tiến độ,
140
chất lượng và an toàn. Tiêu biểu là thi công hàng ngàn ki - lô -mét cáp quang
khu vực Tây Nam Bộ, Đông Bắc, QR-1. Hàng chục công trình tổng đài - truyền
dẫn, hệ thống thông tin tại Sở chỉ huy thường xuyên của Bộ chỉ huy quân sự các
tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Quân chủng Hải Quân;
Bộ Tư lệnh 86; Binh chủng Tăng - Thiết giáp... Chỉ đạo lắp đặt gần 90 thiết bị
VG310 cho Ban chỉ huy quân sự các huyện biên giới trên địa bàn Tây Nguyên, Tây
Nam Bộ, Tây Bắc và phía Bắc. Củng cố hàng trăm điểm xung yếu trên tuyến cáp
quang 1A, QB; QC; lắp đặt, thay thế, di chuyển hơn 300 trạm tổng đài, truyền dẫn
và nhiều công trình khác, góp phần quan trọng nâng cao sự ổn định, tính vững chắc
của hệ thống thông tin đường trục, các tuyến nhánh đáp ứng yêu cầu bảo đảm
TTLL“kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn” trong mọi tình huống.
Để thực hiện tốt việc xây dựng các Công trình thông tin cần thực hiện tốt
một số nội dung sau:
a) Quán triệt, thực hiện tốt các văn bản pháp luật; các chỉ thị, quyết định,
đề án của Bộ Quốc phòng và “Chiến lược phát triển hệ thống TTLLqs giai đoạn
2011- 2020” của Binh Chủng, thực hiện chỉ đạo của Thủ trưởng BTL, Bộ Tham
mưu sát với yêu cầu nhiệm vụ.
Đây là yếu tố xuyên suốt, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng, hiệu quả
các khâu, các bước trong tư vấn và thẩm định, chỉ đạo triển khai thi công công
trình thông tin. Là cơ sở để hướng dẫn đơn vị từ việc xây dựng kế hoạch, phối
hợp hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giải quyết các vấn đề
như: Mặt bằng thi công, sử dụng hạ tầng kỹ thuật, kết nối hệ thống. Hướng đẫn
các đơn vị tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thống nhất phân công chỉ huy phụ
trách, dự kiến các lực lượng tham gia và các nội dung công việc cần làm ngay.
Đồng thời chỉ đạo các cơ quan, đơn vị làm tốt các khâu từ khảo sát, xây dựng kế
hoạch, tổ chức hiệp đồng với các cơ quan, đơn vị bạn, chính quyền địa phương
có liên quan và dự kiến một số nội dung, những tình huống có thể xảy ra.
Chỉ đạo các đơn vị lựa chọn những đồng chí có trách nhiệm cao, nhiệt
tình, có trình độ quản lý, chỉ huy hoạt động độc lập tốt, năng lực tổ chức triển
khai trong điều kiện thực hiện nhiệm vụ trên tuyến dài ngày, nhạy bén, linh hoạt.
Quan tâm và làm tốt công tác giáo dục, quán triệt, phổ biến nhiệm vụ cho cán
bộ, chiến sĩ trong đơn vị và lực lượng trực tiếp thi công. Nhằm nâng cao ý thức
trách nhiệm, tinh thần khắc phục khó khăn, quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao. Lực lượng ở đơn vị cố gắng phấn đấu để hoàn thành nội dung phần
công việc của người đi thi công công trình. Nếu khó khăn vướng mắc phải kịp
thời xin ý kiến chỉ đạo. Lực lượng đi thi công luôn nỗ lực, quyết tâm cao để
hoàn thành công trình đúng tiến độ, chất lượng và an toàn, tất cả cho việc hoàn
thành nhiệm vụ chung của đơn vị mà cấp trên giao cho.
b) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch cụ thể, tỉ mỉ, đồng thời có sự điều chỉnh kịp
thời cho phù hợp thực tiễn triển khai công trình và chủ động làm tốt công tác chỉ
huy điều hành thi công, phối hợp, hiệp đồng
Khâu xây dựng kế hoạch là yếu tố rất quan trọng, là cơ sở pháp lý để các
đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện. Để xây dựng kế hoạch thi công
công trình thông tin sát, đúng và có tính khả thi cao. Trước hết phải quán triệt
141
sâu sắc kế hoạch, hướng dẫn, sự chỉ đạo của cấp trên; nghiên cứu kỹ hồ sơ thiết
kế bản vẽ thi công và thuyết minh hướng dẫn, tổ chức khảo sát thực địa tỉ mỉ,
chính xác; tiến hành nắm tình hình, hiệp đồng chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền
địa phương và các cơ quan, đơn vị bạn có liên quan và công tác bảo đảm trong
quá trình thi công.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thi công công trình sẽ có rất
nhiều yếu tố phát sinh ngoài kế hoạch. Căn cứ vào điều kiện thực tiễn, những
thuận lợi, khó khăn, để đề nghị bổ sung, điều chỉnh kế hoạch bảo đảm việc triển
khai thi công chất lượng, đúng kỹ thuật, đúng tiến độ và an toàn.
Bên cạnh đó, công tác phối hợp, hiệp đồng giữa các cơ quan và đơn vị;
giữa các đơn vị thi công với nhau và giữa đơn vị với cấp ủy, chính quyền, đơn vị
liên quan là một nội dung quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc triển khai
công trình thông tin. Với đặc thù phạm vi triển khai các công trình thông tin trải
dài trên nhiều địa bàn tỉnh thành, nhiều loại địa hình phức tạp - hiểm trở, lực
lượng tham gia bố trí ở các vị trí khác nhau xa sự quán xuyến của chỉ huy,
phương tiện vật tư kỹ thuật mang theo nhiều, nguy cơ mất an toàn cao. Do vậy,
công tác phối hợp, hiệp đồng phải tiến hành song song từ khâu chuẩn bị thi công
- trong thi công và từ lúc khảo sát xây dựng kế hoạch, đến khi hoàn thiện công
trình nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác sử dụng, phải luôn luôn chú trọng
chỉ huy chặt chẽ liên tục, tỉ mỉ.
Thực tiễn trong triển khai thi công các công trình, việc phối hợp hiệp
đồng với cấp ủy, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị bạn có liên
quan đóng một vai trò quan trọng. Các đơn vị trong Binh chủng quan tâm, lựa
chọn và giao nhiệm vụ cho những đồng chí có kinh nghiệm, linh hoạt và có kỹ
năng giao thiệp trong quan hệ phối hợp hiệp đồng để thực hiện nhiệm vụ, bảo
đảm các khâu, các bước công trình được triển khai đúng tiến độ, chất lượng, an
toàn và không bị gián đoạn thi công xây dựng công trình.
c) Bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thi công
Trước khi hành quân cơ động lực lượng - phương tiện vật tư kỹ thuật đi
thi công công trình, chỉ huy đơn vị cần tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn thi công xây dựng công trình cho toàn đơn vị, tập trung thực hiện
kế hoạch, công tác kỹ thuật, công tác an toàn lao động trong thi công cho người
và trang bị vật tư kỹ thuật, theo tài liệu “Hướng dẫn bảo đảm an toàn thi công
công trình Thông tin” Binh chủng TTLL biên soạn năm 2019, chủ biên là Đại
tá Lê Dũng - Phó Tư lệnh,kiêm Tham mưu trưởng Binh chủng và tài liệu “Kỹ
thuật an toàn lao động trong TTLL” của Binh chủng TTLL do Cục Kỹ thuật
biên soạn năm 2013, cùng những quy chuẩn hiệu lực hiện hành.
Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ thi công các công trình thông tin, các
đơn vị thường xuyên quan tâm nắm tình hình địa bàn nơi đơn vị tổ chức triển
khai thực hiện nhiệm vụ, tất cả điều kiện địa hình - thời tiết (sông nước, mưa
bão, núi cao, đá đất sạt lở, điện lực, đường và phường tiện tham gia giao thông),
thiết bị vật tư thi công có nguy cơ xảy ra mất an toàn..., kịp thời thông báo, quán
triệt và định hướng cho bộ đội trong việc chấp hành nghiêm quy định về an toàn
trên công trường thi công, duy trì chấp hành nghiêm pháp luật, kỷ luật quân đội,
kỷ luật công trường và các phong tục, tập quán của nhân dân, nhất là vùng đồng
142
bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn thi công. Kịp thời chấn chỉnh và xử
lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không để làm ảnh hưởng đến tinh thần của
cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ. Kiểm tra kỹ mọi mặt cho công tác
trước thi công từ công tác chỉ huy, nhân lực từng khâu từng vị trí, vật tư, thiết bị,
dụng cụ thi công, thiết bị hỗ trợ, công tác cảnh giới giao thông, công tác phân
loại quản lý chính trị tư tưởng, hậu cần kỹ thuật đời sống... trong thi công người
chỉ huy phải biết sử dụng đúng sở trường của người thi công, hiểu trạng thái tâm
lý khi thời tiết nóng, cuối ngày, ngày lễ tết, công việc sắp hoàn thành... để siết
chặt chỉ huy và công tác tư tưởng động viên khích lệ tinh thần tự giác, nhiệt tình,
cố gắng của bộ đội, nhằm phát huy hiệu quả thi công và bảo đảm an toàn.
d) Thường xuyên quan tâm chăm lo bảo đảm tốt đời sống vật chất, tinh
thần cho bộ đội thi công công trình
Là lực lượng trực tiếp triển khai thi công trên tuyến (trên công trường),
trong điều kiện thi công dã ngoại, xa đơn vị, dài ngày, cấp ủy, chỉ huy cơ quan,
đơn vị luôn quan tâm, chăm lo bảo đảm đầy đủ đời sống vật chất, tinh thần cho
bộ đội; bảo đảm đầy đủ chế độ, tiêu chuẩn dã ngoại, từ quân trang nghiệp vụ
đến bảo đảm ăn uống, vệ sinh, ngủ nghỉ, đọc báo, xem tivi...
Trong quá trình triển khai thi công công trình, lãnh đạo, chỉ huy tổ chức
quần chúng, thường xuyên công tác kiểm tra, thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến
sĩ. Thông qua đó làm khơi dậy tình cảm, trách nhiệm, quyết tâm cho lực lượng
đang thi công trên tuyến, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
e) Tổ chức nghiệm thu, bàn giao chặt chẽ sau khi hoàn thành công trình.
Trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch đã xác định, ngay sau khi các lực lượng thi
công hoàn thành các nội dung công việc. Các cơ quan Bộ tư lệnh và đơn vị trực
tiếp thi công tổ chức đoàn kiểm tra, tiến hành nghiệm thu kỹ thuật chất lượng
công trình. Kịp thời phát hiện các vấn đề còn tồn tại, khuyết điểm và chỉ đạo
đơn vị hoàn thành việc khắc phục theo đúng yêu cầu đề ra. Tiến hành vẽ hồ sơ
hoàn công công trình, lưu giữ tại cơ quan và đơn vị, để thuận lợi trong quá trình
chỉ huy điều hành bảo đảm kỹ thuật thông tin liên lạc sau này. Sau đó báo cáo cơ
quan nghiệp vụ thiết kế công trình để BTL thành lập đoàn công tác thực hiện:
“Nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào sử dụng” đúng quy định.
2. Kỹ thuật an toàn trong lĩnh vực Thông tin liên lạc.
a) An toàn lao động trong thiết kế, thi công
- Nguyên nhân mất an toàn trong thi công công trình thông tin: Những
nguyên nhân chấn thương trong xây dựng phụ thuộc vào các trường hợp tai nạn
xảy ra, có thể phân loại như sau:
+ Đi lại va vấp, ngã, sa hố, giẫm phải đinh và các vật liệu sắc nhọn khác.
+ Người ngã từ trên cao xuống.
+ Vật liệu, dụng cụ rơi từ trên cao vào người ở dưới.
+ Bị va đập, kẹp tay, chân khi mang, vác, vận chuyển vật liệu nặng, cồng
kềnh bằng thủ công hay cơ giới.
+ Một phần nhà hoặc công trình đang xây dựng bị sụp đổ.
+ Bị bỏng nhiệt hay bỏng hóa học (khi làm việc với bi - tum, hơi đốt, tôi vôi…).
143
+ Tai nạn gây ra do máy móc xây dựng (cần trục bị lật do mất ổn định
thiếu bao che an toàn ở các vùng nguy hiểm của máy v.v.).
+ Tai nạn điện.
+ Giàn giáo bị hư hỏng, đổ gãy.
+ Chiếu sáng chỗ làm việc không đầy đủ.
+ Sự hư hỏng của các dụng cụ cầm tay.
+ Thiếu các dụng cụ phòng hộ cá nhân.
+ Do các nguyên nhân khác.
- Các biện pháp đảm bảo ATLĐ khi lập tiến độ thi công: Để đảm bảo an
toàn trong quá trình thi công, khi lập tiến độ cần phải chú trọng những điểm sau:
+ Khi xác định trình tự và thời gian thi công, phải tuân theo các điều kiện
kỹ thuật để đảm bảo sự ổn định của từng bộ phận hoặc toàn bộ công trình trong
bất kỳ lúc nào. Ví dụ, khi lắp tháp anten đồng thời phải quyết định đặt thang
giằng cho các đốt, đảm bảo sự ổn định cho các đốt đó; khi đổ bê tông trụ, sau
khi bê tông đã được cường độ cho phép mới được tiến hành tháo dỡ cốp pha.
+ Khi tổ chức thi công song song xen kẽ (tức là trên cùng một khu vực,
trong cùng một thời gian, tập trung thi công nhiều công việc khác nhau), để đảm
bảo sự làm việc nhịp nhàng giữa các bộ phận, tránh chồng chéo lên nhau, đảm
bảo an toàn lao động, hiện nay người ta đã áp dụng rộng rãi phương pháp tổ
chức thi công theo phương pháp dây chuyền trên các đoạn công tác trong một
công trình hoặc thi công dây chuyền giữa nhiều công trình với nhau. Trong tiến
độ không cho phép bố trí người làm việc ở các tầng hoặc ở độ cao khác nhau
trên cùng một phương thẳng đứng khi không có sàn che bảo vệ chắc chắn tạm
thời hay vĩnh cửu.
+ Khi xác định kích thước các tuyến, đoạn, khu công tác cho các bộ phận
phải chú ý sao cho họ ít di chuyển chỗ làm việc từ nơi này đến nơi khác.
+ Ở mặt bằng thi công, phải bố trí như thế nào đó để đảm bảo các điều
kiện an toàn, không gây cản trở và tai nạn giữa các công việc với nhau, tránh bố
trí công việc làm trong vùng nguy hiểm của cần trục.
+ Những công việc như san phẳng đất, làm đường, đặt đường ống tạm
thời, phải bố trí vào thời gian chuẩn bị thi công, tức là trước khi tiến hành những
công tác chống sét.
Cần đặc biệt chú ý đến những ngày thi công căng thẳng, tập trung nhiều
công việc nhất đến thi công xen kẽ giữa phần xây dựng và lắp ráp thiết bị, giữa
các công việc do nhiều đơn vị khác nhau phụ trách.
b) An toàn lao động trong xây dựng, BDSC công trình ngoại vi
* Công tác khảo sát, đo đạc, thiết kế công trình
- Trách nhiệm cơ quan đo đạc thiết kế công trình
+ Đơn vị có trách nhiệm khảo sát, thiết kế các công trình thông tin, ngoài
việc bảo đảm an toàn kỹ thuật cho công trình, còn phải đề ra các phương án đảm
bảo kỹ thuật an toàn lao động cho thi công trên công trình.
+ Khi tiến hành nghiên cứu khảo sát, đo đạc, thiết kế xây dựng và lập kế
hoạch bảo dưỡng công trình đường dây, cán bộ thiết kế phải khảo sát nắm vững
144
những nơi nguy hiểm trên công trình như đi qua khu vực có điện lực, truyền
thanh, rừng núi hiểm trở, đầm lầy, hồ ao, khe suối, sông ngòi và các công trình
ẩn giấu khác v.v…
- Khảo sát, thiết kế công trình qua các địa hình
+ Khi khảo sát thiết kế công trình đi qua thị trấn, thành phố phải nắm
vững các công trình ẩn giấu như: Ống dẫn nước, đường cáp điện lực, cống rãnh,
điện đèn, truyền thanh, tường nhà và các công trình ẩn giấu khác... để có phương
án đảm bảo an toàn cụ thể cho từng nơi, có chỉ dẫn cho thi công và bảo dưỡng
như chỉ dẫn về độ cao, khoảng cách trên không, dưới đất...
+ Đường dây đi qua khu vực quân sự, kho tàng, sân bay phải được sự
đồng ý và hướng dẫn của cơ quan chịu trách nhiệm tại nơi đó.
+ Đường dây đi qua vùng rừng núi, biên giới, hải đạo v.v... phải quan hệ chặt
chẽ với chính quyền địa phương để nắm vững tình hình an ninh chính trị, tình hình
thú dữ và đề ra phương án đảm bảo an toàn cụ thể cho từng nơi thi công.
+ Đường dây đi qua sông, suối, thung lũng ngoài việc xác định khoảng rộng
của sông, độ sâu của sông, suối, tốc độ nước chảy và khoảng cách đường dây với
mặt nước... phải đề cập trong kế hoạch thi công, bảo dưỡng trên sông, dưới nước và
thi công vào thời tiết nào, bằng phương tiện gì và cả phương pháp cấp cứu khi xảy ra
bất trắc để đảm bảo an toàn lao động trên sông nước được tốt nhất.
- Phương án thi công
+ Các công trình ngoại vi bất kể công trình lớn, nhỏ, đều phải có phương
án thi công, đề xuất đầy đủ những điều kiện và biện pháp thi công an toàn trên
công trình.
+ Phương án thi công ngoài việc bảo đảm kỹ thuật còn phải chấp hành
nghiêm chỉnh kỹ thuật an toàn trong thi công.
+ Phương án phải nêu đầy đủ tình hình đặc điểm công trình, thuyết minh
cụ thể những chướng ngại, điều kiện khó khăn và biện pháp khắc phục để thi
công qua những nơi khó khăn đó.
+ Trên công trình đường dây có những đoạn đặc biệt như: Vượt cầu, vượt
sông, suối, thành phố, thị xã phải có phương án thi công riêng và đề xuất cụ thể
về mặt tổ chức và phương tiện, dụng cụ thi công tại nơi đó để đảm bảo an toàn.
* Tổ chức an toàn lao động trên công trình
- Trước khi thi công
+ Các công trình tiến hành thi công phải có đủ thủ tục về xây dựng cơ bản
theo quy định của Nhà nước, Bộ Quốc phòng và Binh chủng. Thủ trưởng Bộ Tư
lệnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị giao nhiệm vụ xây lắp, bảo quản, sửa
chữa công trình cho các đơn vị thi công hay ban chỉ huy công trình phải có đầy
đủ thủ tục xây lắp, phương án thi công và phương án bảo đảm an toàn lao động.
+ Các đơn vị khi nhận công trình tổ chức thi công phải khảo sát nắm vững
các yêu cầu về kỹ thuật xây lắp trên công trình, về địa hình và việc bố trí kho
tàng, phân rải nguyên vật liệu, nơi ăn, ở cho cán bộ, chiến sĩ.

145
+ Đơn vị thi công phải tổ chức phổ biến đầy đủ về yêu cầu xây lắp,
phương án thi công, biện pháp làm việc an toàn cho cán bộ,chiến sĩ nắm vững
đặc điểm công trình trước khi thi công.
+ Việc tổ chức phân công giao việc của người chỉ huy cho các bộ phận
làm việc trên công trình phải rõ ràng, có sổ ghi chép, theo trình độ yêu cầu kỹ
thuật và sức khỏe của người lao động, có biện pháp đảm bảo an toàn, trang bị
dụng cụ và phòng hộ cá nhân đầy đủ.
+ Không bố trí phụ nữ, người có bệnh thần kinh, yếu tim làm việc trên
cao và trên sông nước.
+ Đối với chiến sĩ mới nhập ngũ, nhân công thuê mướn, đơn vị sử dụng
phải tổ chức huấn luyện về kỹ thuật an toàn và phổ biến đầy đủ yêu cầu công
việc phải làm trên công trình mới phân công giao việc.
+ Bố trí lán trại, nơi ăn ở cho người lao động trên công trình phải được
thuận tiện cho đi lại, làm việc và có kế hoạch đảm bảo an toàn vệ sinh, phòng
hỏa, phòng dịch, chống mưa bão trên công trình.
- Trong khi thi công
+ Người lao động hàng ngày khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra chất
lượng, độ bền vững của vật liệu dụng cụ thi công, trang bị bảo hộ lao động, chú
ý loại bỏ những cái hư hỏng.
+ Người lao động trước khi bắt tay vào làm việc phải kiểm tra lại công
việc được phân công có đảm bảo an toàn không, nếu thấy công việc mình được
phân công mà vi phạm kỹ thuật an toàn, có nguy cơ gây tai nạn thì phải báo cáo
với người chỉ huy về công việc được giao và có biện pháp an toàn mới làm việc.
- Những công việc nặng nhọc cần nhiều người làm việc trong một thời
gian thì người chỉ huy thi công phải bố trí số người cân xứng với vật nặng, sắp
xếp vị trí phù hợp với sức khỏe người lao động và nhất thiết phải có người phụ
trách, có an toàn viên (nếu có) đôn đốc nhắc nhở chấp hành nội quy, quy phạm
kỹ thuật an toàn.
+ Trên công trình, những nơi thi công đặc biệt, yêu cầu kỹ thuật phức tạp,
phải có phương án thi công cụ thể, người chỉ huy thi công, cán bộ kỹ thuật phải
trực tiếp hướng dẫn cho người lao động làm việc.
+ Trên công trình thi công, lúc cần huy động đông người làm việc khẩn
trương, cần đặc biệt chú ý kỹ thuật an toàn. Người chỉ huy, cán bộ kỹ thuật, an
toàn viên phải tăng cường việc giám sát, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành
nghiêm chỉnh kỹ thuật an toàn.
+ Công trình đang thi công, nếu có thay đổi phương án thi công, kỹ thuật lắp
ghép, kể cả dụng cụ thi công, thì đơn vị thi công phải tổ chức phổ biến cho cán bộ,
chiến sĩ nắm vững yêu cầu thay đổi rồi mới cho người lao động làm việc.
- Sau khi thi công
+ Sau một ca làm việc, người lao động phải kiểm tra lại công việc đang
làm dở, các dụng cụ làm việc có hư hỏng không, những chướng ngại trên công
trình phải được ghi chú bàn giao lại cho ca sau đầy đủ.

146
+ Sau một tuần làm việc, tổ chức giao ban kiểm điểm công tác đồng thời
kiểm điểm việc chấp hành nội quy, quy phạm kỹ thuật an toàn để rút kinh
nghiệm cho tuần sau.
+ Công tác thu dọn trên công trình phải được tổ chức phân công bố trí lao động
chặt chẽ, không khoán trắng cho người lao động làm việc tùy tiện dễ gây ra tai nạn.
* An toàn lao động trong xây dựng,bảo dưỡng mạng ngoại vi, cột cao
- An toàn trong đào lỗ cột và rãnh cáp:
+ Các dụng cụ đào lỗ, đào rãnh cáp (cuốc, thuổng, xẻng, xà beng, máy
đào, v.v...) giữa cán và lưỡi phải đảm bảo vững chắc, trước khi sử dụng phải
kiểm tra lại và sử dụng đúng thao tác. Máy đào phải có nội quy vận hành.
+ Đào lỗ cột, rãnh cáp trong thành phố, thị xã phải nắm vững đăng ký,
thiết kế để tránh nhầm lẫn.
+ Đào trên đường phố, nhà dân, nơi đông người qua lại, phải đổ đất đào
lên gọn gàng thành đống, phải có biển cấm và rào chắn. Ban đêm phải có đèn
báo hiệu tại hố cột hoặc rãnh cáp để đảm bảo an toàn cho người qua lại.
+ Khi đào gặp chướng ngại như ống dẫn nước, cáp điện lực v.v... người
lao động phải ngừng ngay và báo cáo với cán bộ kỹ thuật để hướng dẫn mới
được đào tiếp.
+ Đào gần tường nhà phải có ván chống sập để chống đỡ tường vách vững
chắc mới đào. Khi đào ở ruộng nước, đầm lầy phải có thùng hoặc ván chống sập.
+ Đào rãnh cáp ở vực sông, trồng cột cao vượt sông, rãnh cáp nhập đài
v.v... có độ sâu từ 2m trở lên phải có phương tiện chống sập và đào theo từng
bậc trên rộng dưới hẹp (theo kích thước) đề phòng sạt lở gây tai nạn cho người
đào và người làm việc xung quanh.
- An toàn trong dựng cột:
+ Người phụ trách công việc lắp dựng cột phải khảo sát kỹ vị trí từng hố
móng cột: Tiến hành giải phóng, chuẩn bị mặt bằng, chọn phương pháp dựng cột
và phương tiện, dụng cụ thao tác cho người lao động. Toàn bộ phương án phải
được phổ biến cụ thể cho người lao động, phân công rõ nhiệm vụ cho từng
người kèm theo các biện pháp an toàn cụ thể. Kiên quyết bắt người lao động
phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cá nhân và thực hiện những quy
định an toàn khi dựng cột.
+ Người lao động phải được huấn luyện và nắm được các phương pháp
vận chuyển cột, các chi tiết cấu thành cột; biết cách lắp nối cột ly tâm, cột sắt...
Biết được tính năng, tác dụng của các dụng cụ, phương tiện dùng để dựng cột;
nắm được các quy định an toàn và biết cách xử lý các sự cố khi dựng cột.
+ Khi dựng cột ở nơi có người qua lại, gần đường ô tô, tàu hỏa phải có
biện pháp cảnh giới, rào chắn, biển cáo để ngăn người và phương tiện giao
thông từ khi triển khai dựng cột cho đến khi xong. Cấm để người không có
nhiệm vụ đi vào khu vực thi công; người lao động cũng không được đứng, đi lại
dưới các tải trọng và phương tiện cẩu nâng. Nếu phải bắn bẩy, dịch chuyển tải
trọng, người lao động phải thận trọng, thao tác nhẹ nhàng, có người giám sát.

147
+ Cấm không được để dây tời, dây chằng néo vắt qua đường đi hoặc chui
luồn dưới các đường dây đang có điện. Nếu vì địa hình bắt buộc, dây chằng néo
phải chui dưới đường dây điện thì phải đảm bảo được khoảng cách sau:
Bảng 5.1. Khoảng cách an toàn giữa cáp điện và dây chằng néo thông tin
Cáp điện Khoảng cách an toàn
Hạ thế 0,4 kV Không nhỏ hơn 1m
Trung thế điện áp đến 15 kV Không nhỏ hơn 2,5m
Trung thế điện áp đến 35 kV Không nhỏ hơn 3,5m
Cao thế điện áp 110 kV Không nhỏ hơn 4m
Cao thế 220 kV Không nhỏ hơn 5m
Đồng thời phải dùng dây thừng vắt qua dây chằng néo; hai đầu dây thừng
buộc vào cọc đủ căng đề phòng dây chằng néo bật lên đường dây trên không
(ĐDK) đang có điện. Khi cột lên hoặc khi di chuyển có trụ kéo leo lên phía trên
phải quan sát đề phòng các dây chằng néo bị dâng lên, thu ngắn khoảng cách an
toàn dẫn đến chạm chập, phóng điện từ ĐDK vào dụng cụ, phương tiện. Nếu
không thỏa mãn được các điều kiện trên, bắt buộc phải đăng ký xin cắt điện
trước khi triển khai dụng cụ dựng cột.
Nếu khoảng cách từ tim hố móng cột sắp dựng hoặc từ các phương tiện
dụng cụ dựng cột (ô tô, cần cẩu, tó, dây tời, dây chằng néo...) đến pha ngoài
cùng của đường dây có điện nhỏ hơn hoặc bằng chiều dài của cột sắp dựng thì
bắt buộc phải xin cắt điện, làm tiếp địa hai đầu của đoạn đường dây đó rồi mới
được tiến hành việc dựng hay hạ cột. Cấm ô tô cần cẩu làm việc dưới đường dây
có điện. Nếu đứng dọc hành lang ĐDK, phải đảm bảo khoảng cách an toàn từ
điểmbất kỳ của cần cẩu hoặc tải trọng đến pha ngoài cùng của đường dây đang
mang điện, được quy định như sau:
Bảng 5.2. Khoảng cách an toàn giữa cáp điện ĐDK và cần cẩu, tải trọng
Cáp điện áp của ĐDK Khoảng cách an toàn nhỏ nhất cho phép
Điện áp đến 1000 V 1,5 m
Điện áp từ 1 kV đến 20 kV 2,0 m
Điện áp từ 35 kV đến 110 kV 4,0 m
Điện áp từ 150 kV đến 220 kV 5,0 m
Điện áp đến 330 kV 6,0 m
Điện áp đến 500 kV 9,0 m

Những quy định trong mục này nhằm đề phòng người, vật, phương tiện
giao thông đi qua bị vướng dây, kéo đổ cột, đổ tó gây sự cố. Khoảng cách từ hố
móng đến dây pha nhỏ hơn chiều dài cột, lại không cắt điện; khi đứt dây cáp,
hay sự cố chạm, đổ cột vào đường dây cũng gây ra tai nạn, sự cố chết người do
phóng điện. Đã xảy ra nhiều trường hợp điện cao thế phóng điện cháy xe cần
cẩu, điện hạ thế chạm vào cần, cáp cẩu gây tai nạn điện giật do không đảm bảo
kỹ khoảng cách an toàn đã quy định ở trên.

148
+ Cấm người tham gia dựng cột rời bỏ vị trí, nô đùa, khi đang dựng cột.
Cấm giao việc cho lao động phụ khi họ chưa được huấn luyện kỹ thuật an toàn
về dựng cột.
+ Ngoài việc bố trí người chỉ huy, điều hành thao tác, còn phải bố trí một
người giám sát, kiểm tra an toàn lao động tất cả mọi trang thiết bị, dụng cụ và
việc chấp hành, thực hiện các biện pháp an toàn theo phương án dựng cột đã đề
ra. Nhắc nhở mọi người sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cá nhân, thao
tác đúng kỹ thuật, đúng lệnh...
+ Nếu dựng cột sắt bằng phương pháp cất vó thì khi ngọn cột lên cách
mặt đất 1,5m phải dừng lại để kiểm tra các dây chằng néo, cáp thép, tời, tó, cọc
hãm, hố thế, các nút buộc, kẹp cáp...có đảm bảo không. Nếu không an toàn, phải
xử lý ngay, kể cả việc phải hạ cột xuống đất. Nghĩa là các mối buộc, kẹp cáp
không bị tuột, giãn; dây cáp, thừng không bị nổ, sờn đứt các tao; các vị trí cọc
hãm tời, tó, dây chằng néo, hố thế không bị dịch chuyển, cắt đất; tời không bị
nhổ; hố thế không bị sạt lở, nhổ néo; tó không bị biến dạng; pa-lăng không bị
kẹt hoặc quá tải v.v... Chỉ khi nào thấy đảm bảo mới được tiếp tục lên cột.
+ Khi cột đang lên, hoặc đứng thẳng nhưng chưa chằng néo, chưa bắt chặt
các bu lông neo chân cột, cấm không ai được trèo lên cột, lên tó để làm bất cứ
việc gì. Chỉ trèo lên xử lý sự cố khi tình thế bắt buộc nhưng phải tuân thủ các biện
pháp sau: Biện pháp xử lý sự cố phải được bàn bạc kỹ, được người có thẩm quyền
quyết định; Phải có biện pháp an toàn hiệu quả, gia cố, chằng néo, chống đỡ cột
và tó chắn, ổn định. Người được cử thực hiện các thao tác xử lý sự cố phải là
người có nhiều kinh nghiệm và thành thạo, phải nắm chắc ý đồ, biện pháp xử lý,
thao tác chính xác; có đủ trang bị an toàn cá nhân, dụng cụ cần thiết...
+ Phải đeo dây lưng an toàn, dùng chân trèo cột ly tâm trèo lên cột để tháo
móc cẩu, cáp tời, cáp quai khi cột đã được bắt chặt các bu lông chân cột hoặc
các bu lông mặt bích nốicác đoạn cột, cột đã được chằng néo chắc chắn. Không
được bỏ dây chằng néo cột trong khi có người đang làm trên cao.
+ Cấm, không được buộc dây chằng néo cột, tó, tời vào các mô đá, cành
cây; gốc cây nhỏ, cây có rễ chùm ăn nông, ống máng, chấn song cửa… nghĩa là
các vật không chắc chắn nhằm đề phòng gãy đổ, nhổ néo, đổ cột, sập tó… Cấm
buộc hai dây chằng néo (dây tách tời, cột hoặc dây hãm gốc…) vào chung một
cọc hãm. Vì buộc như vậy, sẽ gây khó khăn khi điều chỉnh vào ra dây, sợi này
đè chặt sợi kia; hoặc khi quá tải cọc hãm cắt đất sẽ không xử lý kịp, dẫn đến đổ
cột, sập tó gây tai nạn.
+ Khi dựng cột bằng thang và cọc chống, phải dùng thang hoặc cọc có
chạc tốt bằng gỗ, tre, kim loại. Phải kiểm tra thật kỹ trước khi dùng, bố trí đủ
thang, có cỡ dài khác nhau (2,5; 3; 4; 5 m) phù hợp, tiện lợi cho công việc dựng
cột. Tuyệt đối cấm dùng thang dập, gãy, nối, bị mục, mọt, mất gióng, chưa đai
dây thép. Ngoài thang để chống, dựng cột, còn phải dựng thêm đòn tre, ván gỗ
dày để chống đỡ cột trong quá trình ngọn cột mới rời mặt đất. Phải có đủ dây
thừng nilông tốt để chằng néo, hãm cột tránh cột đổ sang hai bên, hoặc lật quá

149
về phía trước. Cần bố trí hãm giữ định vị gốc cột, có dây hãm gốc để trong quá
trình dựng, gốc cột không bị trượt.
+ Khi dựng cột sắt, các bu-lông dùng để lắp nối các chi tiết của cột phải
dùng đúng chủng loại, quy cách theo thiết kế. Cấmdùng bu-lông quá dài, đệm
nhiều rông đen hoặc bắt không hết ren; cũng không được dùng bu-lông quá
ngắn, khi xiết chặt đầu bu-lông không thừa ren khỏi mặt ê-cu thứ nhất; không
dùng bu-lông quá nhỏ so với lỗ khoan trên chi tiết... Tất cả dụng cụ cầm tay, các
bu-lông, ê-cu, rông-đen dự phòng đều phải đựng trong túi dụng cụ; tất cả mọi
người đều phải sử dụng đầy đủ trang bị bảo hộ lao động cá nhân, đặc biệt là dây
lưng an toàn và mũ nhựa cứng. Không bố trí hai nhóm trở lên làm trên cùng
phương thẳng đứng nhưng khác độ cao, đề phòng các chi tiết cột, hoặc dụng cụ
rơi vào đầu những người ở dưới. Khi cột sắt đã dựng đến độ cao 6 m từ mặt đất
trở lên, phải lắp ngay tiếp địa vào gốc thân cột nhằm đề phòng sét đánh. Nếu
dựng cột sắt ở trên đỉnh hay sườn đồi núi, thì ngay khi bắt đầu dựng đã phải lắp
ngay tiếp địa cho các chi tiết của phần gốc cột.
+ Nghiêm cấm việc dựng cột (loại cột đứng bằng hệ thống dây co, dây
néo) dở dang, để cách đêm, cách buổi, nghỉ giải lao giữa chừng cho dù có chằng
néo tạm. Nếu các chi tiết cột bị rạn nứt, biến dạng dư quá tiêu chuẩn cho phép
hoặc gãy hỏng thì phải loại bỏ ngay, thay bằng chi tiết khác đúng chủng loại quy
cách chất lượng.
+ Khi lắp nối cột đứng bằng hệ thống dây co, phải chọn địa hình rộng rãi,
bằng phẳng; có đủ gỗ tà vẹt hoặc các đoạn sắt U, I... để kê lấy mặt bằng lắp ráp
cột. Các mặt bích nối cột phải được cạo sạch đất, gỉ; sơn chống gỉ trước khi bắt
bu lông. Cần chú ý kiểm tra ngắm độ thẳng của cột, đảm bảo độ thẳng trục tim
cột. Có thể dùng sắt dẹt dày từ 3 đến 5 mm để làm tấm căn mặt bích; các miếng
căn này cũng phải đánh sạch gỉ, sơn chống gỉ. Cấm không được căn chồng hai
mang căn ở cùng một vị trí. Bu-lông mặt bích đút từ trên phía ngọn cột xuống
góc và phải có đủ hai ê-cu. Chỉ sau khi cân chỉnh, cột thẳng, xiết chặt tất cả các
bu-lông, mới bắt xiết nốt các ê-cu công.
+ Khi dựng cột phải có đầy đủ dụng cụ như dây thừng, ván đỡ chân cột,
thang, nạng chống theo từng loại cột dài ngắn, trọng lượng khác nhau. Số người
dựng cột phải thích hợp để bảo đảm an toàn.
+ Dựng cột có trọng lượng lớn phải dùng tời và các dụng cụ khác như:
Cần cẩu, ròng rọc, dây cáp. Phải kiểm tra độ bền vững của dụng cụ trước khi
đưa ra sử dụng và trong thời gian thi công.
+ Dựng cột bằng thủ công hay cơ giới đều phải có chỉ huy, ra hiệu lệnh
thống nhất động tác trong lúc dựng.
+ Dựng cột anten, cột cao vượt sông (dựng toàn bộ hay kéo lắp từng
đoạn) phải ghép dựng cột giả trước khi dựng cột chính, nhất là việc sử dụng ròng
rọc, dây cáp, tời quấn, cần cẩu phải phổ biến kỹ các động tác và thống nhất chỉ huy.
+ Dựng cột nơi đầm lầy, đất thụt phải có ván chống thụt cho người lao
động đứng làm việc và bố trí số người gấp đôi nơi dựng cột khô ráo.

150
+ Dù bất kỳ địa hình nào, sau khi dựng cột nếu chân cột chưa đầm chặt,
hoặc đổ bê tông gốc, cột chưa đảm bảo kỹ thuật thì tuyệt đối không để người lao
động leo lên cột.
- An toàn lao động khi lắp ráp trên cột
+ Lắp ráp trên cột, trên mái nhà, trên cao phải chấp hành những điều quy
định ở mục 7 (làm việc trên cao trong phần B. nói trên).
+ Trước khi lắp ghép trên cột phải kiểm tra lại chân cột, dây co (cũ và
mới) đảm bảo vững chắc mới lên làm việc.
+ Những lắp ghép phức tạp như: Trang bị cột vượt, nối cột vượt, ra dây,
kết cuối v.v… phải kiểm tra tốt mọi việc chuẩn bị. Khi làm việc trên cao phải có
người quan sát, điều khiển, khi thấy những hiện tượng không an toàn phải chỉ
đạo kịp thời.
+ Khi chỉnh cột góc đã căng dây phải có dây co giả, dây co giả không
được buộc vào đầu xà gỉ hay chân chống xà đề phòng bị long chân chống, gẫy
đổ cột gây tai nạn.
+ Khi thay xà, chữa dây trên đường cột đang liên lạc không để chập dây,
chạm người điện giật nguy hiểm.
+ Nối cột phải có đủ dụng cụ, những đoạn nối dài từ 2,5m trở lên phải có
cột giả, dây co phụ và ròng rọc dây thừng kéo lên để nối, không được vừa mang
vừa leo gây nguy hiểm.
+ Khi làm việc trên cột, trên mái nhà, hay khu vực có điện đèn, truyền
thanh người lao động phải kiểm tra lại độ cao, khoảng cách giữa dây điện đèn,
truyền thanh với dây thông tin và mái nhà nơi đang làm việc có đảm bảo an toàn
không? Nếu vi phạm khoảng cách an toàn, người lao động phải kiến nghị có
biện pháp đảm bảo an toàn thì mới làm.
+ Các cột vượt, cột rẽ dây cáp nhập đài và hộp đầu dây từ 50 đôi trở lên
đều phải trang bị thang trèo, ghế ngồi tạo điều kiện cho người lao động lên
xuống làm việc an toàn.
* An toàn lao động trong thi công cáp
- An toàn trong tổ chức thi công
+ Đơn vị tổ chức thi công hay bảo quản đường dây cáp ngầm phải quan
hệ với chính quyền thành phố, thị xã… nắm vững đặc điểm công trình đường
cáp đi, đối chiếu đăng ký, thiết kế để nắm vững các công trình ẩn giấu khác và
có phương án đảm bảo an toàn thi công.
+ Đơn vị tổ chức thi công phải phổ biến cho người lao động nắm vững
yêu cầu kỹ thuật, đặc điểm công trình, biện pháp đảm bảo an toàn khi thi công,
an toàn cho người và xe cộ đi lại làm việc trên công trường.
+ Khi bắc cống ngang qua đường tàu hay đặt cống trên cầu tàu, ô tô, đơn
vị thi công phải nắm vững giờ tàu qua lại và bố trí người gác báo hiệu cho người
lao động ngừng làm việc để đảm bảo an toàn khi có tàu sắp đến.
+ Khi đặt ống cáp xuống rãnh phải dùng dây và đòn vững chắc. Giữa
người đặt cống và người thả cống xuống phải phối hợp nhịp nhàng đề phòng
trượt ngã rơi cống gây tai nạn.
151
- An toàn khi ra cáp và kéo cáp xuống đường ống
+ Khi ra cáp phải có đủ dụng cụ, việc đưa cáp xuống ô tô, lăn lên giá đỡ
phải dùng các phương tiện như xe cẩu, cầu lăn giá đỡ, kích cáp để đảm bảo vững
chắc và an toàn.
+ Đường kéo cáp đi qua phải được chuẩn bị trước không còn chướng
ngại. Phải có người hướng dẫn báo hiệu để đảm bảo an toàn cho người lao động
trong lúc kéo cáp, an toàn cho người và tàu xe qua lại.
+ Dùng xe cẩu bốc dỡ cáp, xe ô tô kéo cáp phải kiểm tra xác định sức bền
như quy định hiện hành.
+ Người lao động kéo cáp trên đường phố phải chấp hành luật lệ giao
thông. Các dụng cụ kéo cáp phải sắp đặt gọn gàng không để ngổn ngang trên
đường phố. Trong khi làm phải chú ý bảo vệ tốt các công trình khác trên đường
cáp đi qua.
+ Người lao động kéo cáp phải có găng tay, đệm vai, kéo thống nhất cùng
vai, đề phòng lúc kéo dây cáp gạt người ngã xuống rãnh cáp.
+ Khi ra cáp, người giữ cuộn cáp phải thống nhất hiệu lệnh để xử lý khi
có chướng ngại, buộc mọi người kéo cáp dừng lại. Người giữ cáp không dùng
găng tay sợi mà phải dùng găng tay vải bạt.
+ Dụng cụ đóng mở bể cáp phải vững chắc. Khi đóng mở động tác nhịp
nhàng. Nắp bể cáp để bên miệng hố phải kê vững đề phòng rơi, sập gây tai nạn
và có biển báo hiệu có người làm việc dưới cống bể.
+ Người lao động làm việc dưới đường cống bể cáp phải đeo khẩu trang,
đi ủng. Khi mở nắp cáp phải có thời gian từ 05 đến 10 phút mới xuống làm việc,
đề phòng nhiễm hơi độc dưới ống bể xông lên.
- An toàn trong hàn nối cáp
+ Người hàn cáp phải có khẩu trang, kính bảo hộ lao động, giầy hoặc ủng.
+ Trước khi làm việc hàn dưới cống bể trên đường phố, người lao động
phải chuẩn bị đủ các điều kiện an toàn như: Biển chắn đường, tấm che nắng,
mưa, quạt giảm hơi độc để bảo vệ sức khỏe trong lúc hàn.
+ Xăng dầu, đèn hàn, lò hàn, thiếc hàn, pa-ra-phin v.v... phải sắp đặt đặt
ngăn nắp, xăng dầu để cách xa ngọn lửa. Chú ý chống đổ vỡ gây cháy bỏng
trong lúc hàn, nấu thiếc hàn, nấu pa-ra-phin.
+ Không dùng xăng để nấu thiếc hàn, khi thiếc hàn đang nóng chảy,
không để nước lã rơi vào gây nổ thiếc hàn vắn vào người.
+ Hàn cáp trên sông phải có người phụ hàn, thuyền phải neo đúng vị trí
vững chắc cho người lao động làm việc, phải chú ý khi tàu thuyền qua lại trên
sông gây sóng lớn hay nước chảy xiết gây ra lật thuyền.
- Đặt hộp đầu cáp
+ Đặt hộp đầu cáp trên cột, trên tường phải chú ý kiểm tra lại tường vách,
cột trồng vững chắc mới kéo cáp.
+ Nơi đặt hộp đầu dây phải thuận tiện cho việc kiểm tra nên phải được
trang bị vững chắc. Các hộp đầu cáp từ 50 đôi trở lên đặt cách mặt đất từ trên
3m phải bố trí thang trèo, ghế ngồi để lên xuống làm việc được thuận tiện.
152
+ Khi hàn nối ở hộp đầu cáp phải đề phòng pa-ra-phin, thiếc hàn nóng
chảy rơi vào người gây cháy bỏng.
+ Trong lúc trời có mưa giông, sấm sét, người lao động không được đấu dây trần
vào dây cáp ở hộp đầu dây. Cột và vỏ hộp đầu cáp đều phải tiếp đất chống sét.
3. Bảo đảm giao thông và an toàn giao thông khi thi công trong phạm
vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đang khai thác.
a) Trước khi thi công
* Xin Giấy phép thi công công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng
đường bộ đang khai thác
- Việc thi công trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
chỉ được thực hiện sau khi có Giấy phép thi công do Cục Quản lý đường bộ
hoặc Sở Giao thông vận tải.
- Chủ đầu tư dự án công trình hoặc nhà thầu thi công gửi hồ sơ đề nghị
được cấp phép thi công xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ đến cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền để được
xem xét giải quyết theo quy định.
* Nhận bàn giao mặt bằng, hiện trường để thi công
- Tổ chức, cá nhân đã được cấp phép thi công hoặc có văn bản thỏa thuận
thi công phải làm thủ tục nhận bàn giao hiện trường, mặt bằng để thi công với
đơn vị quản lý đường bộ.
- Tổ chức, cá nhân thi công phải chịu trách nhiệm quản lý và bảo đảm
giao thông thông suốt, an toàn; đồng thời, chịu mọi trách nhiệm nếu không thực
hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông để xảy ra tai nạn giao
thông kể từ ngày nhận bàn giao mặt bằng, hiện trường.
b) Trong khi thi công
* Biện pháp và thời gian thi công
- Trong suốt quá trình thi công, tổ chức, cá nhân phải thực hiện đúng biện
pháp, thời gian thi công đã được thống nhất, phải bảo đảm giao thông thông
suốt, an toàn theo quy định và không được gây hư hại các công trình đường bộ
hiện có, trong trường hợp không thể tránh được, phải được sự chấp thuận bằng
văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền về biện pháp bảo vệ hoặc
tạm thời tháo dỡ, di dời và thi công hoàn trả hoặc bồi thường thiệt hại theo quy
định của pháp luật.
- Tổ chức, cá nhân thi công phải chịu sự kiểm tra, giám sát của đơn vị
quản lý đường bộ và thanh tra giao thông đường bộ trong việc thực hiện các quy
định bảo đảm an toàn giao thông khi thi công; đồng thời chịu mọi trách nhiệm
về sự mất an toàn giao thông do thi công gây ra.
* Thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường bộ
- Tổ chức, cá nhân thi công công trình trong phạm vi đất dành cho đường
bộ phải thực hiện các quy định sau đây:
+ Không để vật liệu, phương tiện thi công che khuất tầm nhìn của người
tham gia giao thông trên đường bộ đang khai thác;

153
+ Không để khói, bụi gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến an toàn
giao thông trên đường bộ đang khai thác;
+ Khi thi công lắp đặt các thiết bị có kích thước lớn phải có biện pháp bảo
đảm an toàn; không được để rơi, đổ vào đường bộ đang khai thác;
+ Không ảnh hưởng đến kết cấu và an toàn của công trình đường bộ hiện có.
- Không san, đổ, ủi đất trong phạm vi đất dành cho đường bộ mà không
phục vụ việc thi công công trình hợp pháp.
* Hệ thống báo hiệu đường bộ:
- Hệ thống báo hiệu bảo đảm an toàn giao thông phải được hoàn thành
trước khi thi công công trình chính theo đúng quy định của Điều lệ báo hiệu
đường bộ hiện hành (QCVN 41:2016/BGTVT)
- Quá trình thi công bố trí đầy đủ rào chắn, biển báo hiệu, đèn xoay, biển
báo hướng dẫn từ xa cho các phương tiện. Bố trí đầy đủ người hướng dẫn để
cảnh báo, phân luồng thi công.
Cụ thể như sau:
+ Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn
tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển số "Giao
nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.
+ Vị trí đặt biển báo nguy hiểm: Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được
đặt cách nơi định báo một khoảng cách theo Bảng. Trường hợp cần thiết có thể
điều chỉnh theo thực tế cho phù hợp.
+ Cọc tiêu cảnh báo (Chóp nón) phân làn giao thông khu vực thi công
cách nhau 5m

+ Bố trí đèn xoay cảnh báo dọc khu vực thi công, mỗi đèn xoay cách nhau
100m.
Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ định báo
Tốc độ vận hành trung bình của xe trong Khoảng cách từ nơi đặt biển đến chỗ
khoảng 10 km ở vùng đặt biển định báo
- Dưới 20 km/h - Dưới 50 m
- Từ 20 km/h đến dưới 35 km/h - Từ 50 m đến dưới 100 m
- Từ 35 km/h đến dưới 50 km/h - Từ 100 m đến dưới 150 m
- Từ 50 km/h trở lên - Từ 150 m đến 250 m

154
* Người cảnh giới
- Trong thời gian thi công phải có người cảnh giới, hướng dẫn giao thông;
khi ngừng thi công phải có báo hiệu an toàn theo quy định như: biển chỉ dẫn, cờ
và đèn đỏ vào ban đêm.
- Người cảnh giới hướng dẫn giao thông phải đeo băng đỏ bên cánh tay
trái, được trang bị cờ, còi và đèn và mặc áo có phản quang vào ban đêm.
* Biển hiệu, phù hiệu, trang phục khi thi công
- Tổ chức, cá nhân khi thi công phải có biển hiệu ở hai đầu đoạn đường
thi công ghi rõ tên của cơ quan quản lý dự án hoặc chủ quản; tên đơn vị thi
công, lý trình thi công, địa chỉ văn phòng công trường, số điện thoại liên hệ và
tên của người chỉ huy trưởng công trường.
- Người chỉ huy công trường phải có phù hiệu riêng để nhận biết, người
làm việc trên đường phải mặc trang phục bảo hộ lao động theo quy định (mặc áo
có phản quang vào ban đêm).

155
* Phương tiện thi công
- Phương tiện thi công trên đường phải có đầy đủ thiết bị an toàn và đăng
ký biển số theo quy định của pháp luật.
- Ngoài giờ thi công, phương tiện thi công phải được tập kết vào bãi. Trường
hợp không có bãi tập kết, phải đưa vào sát lề đường, tại những nơi dễ phát hiện và có
biển báo hiệu cho người tham gia giao thông trên đường nhận biết.
- Phương tiện thi công hư hỏng phải tìm mọi cách đưa sát vào lề đường và
phải có báo hiệu theo quy định.
* Thi công có ngăn đường, cấm đường
- Không được kéo dài quá 01 giờ và phải cách nhau ít nhất 04 giờ để bảo
đảm giao thông thông suốt;
- Phải bố trí thời gian cấm đường vào giờ thấp điểm;
- Trường hợp quá thời gian quy định tại điểm a khoản này phải được
Tổng cục Đường bộ Việt Nam chấp thuận đối với quốc lộ, Sở Giao thông vận tải
chấp thuận đối với đường địa phương.
* Thi công chặt cây ven đường
- Việc chặt cây ven đường phải có báo hiệu, tổ chức gác hai đầu và bảo
đảm khoảng cách an toàn.
- Không cho cây đổ vào lòng đường gây cản trở giao thông. Trường hợp bắt
buộc phải cho cây đổ vào lòng đường phải nhanh chóng đưa cây ra sát lề đường.
- Không lao cành cây, các vật từ trên cao xuống nền, mặt đường.
c) Sau khi thi công:
* Thu dọn mặt bằng, hiện trường và tiếp nhận bàn giao

156
- Sau khi hoàn thành việc thi công một đoạn tuyến dài không quá 01 km
hoặc 01 cầu, 01 cống, tổ chức, cá nhân thi công phải thu dọn toàn bộ các chướng
ngại vật, hoàn trả lại mặt đường để giao thông được thông suốt, an toàn.
- Trước khi nghiệm thu, bàn giao công trình, tổ chức, cá nhân thi công phải
thu dọn, di chuyển máy móc, thiết bị, vật liệu; thanh thải các chướng ngại vật và
sửa chữa các hư hỏng (nếu có) của công trình đường bộ do thi công gây ra.
- Sau khi hoàn thành các công việc quy định, tổ chức, cá nhân thi công
báo cáo chủ đầu tư tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành đưa vào
khai thác, sử dụng theo quy định; bàn giao lại hiện trường, mặt bằng thi công
cho đơn vị quản lý đường bộ; việc bàn giao phải được lập thành biên bản.
- Đơn vị quản lý đường bộ phải kiểm tra thực tế hiện trường, nếu phát
hiện thấy hiện trường chưa được thu dọn, công trình đường bộ bị hư hỏng do
việc thi công gây ra mà không được sửa chữa, trả lại nguyên trạng có quyền từ
chối nhận bàn giao hoặc yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật.

157
158
CHUYÊN ĐỀ 11
- Tên chuyên đề: “Một số nội dung cơ bản Luật Phòng chống tác hại của
rượu bia và Luật Tiếp công dân”.
- Thời gian giới thiệu: 60 phút
- Giáo viên: Đại tá Chu Hoàng Thiêm, Chánh Thanh tra Binh chủng
- Nội dung:
VĐHL1: Nội dung cơ bản Luật Phòng chống tác hại của rượu bia
Ngày 14/6/2019, tại kỳ họp thứ 7, QH nước CHXHCNVN khóa 14 đã
thông qua Luật Phòng chống tác hại của rượu bia số 44/2019/QH14 (viết tắt:
LPCTHCRB). Sau đây là những nội dung cơ bản của LPCTHCRB năm 2019.
I. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH LUẬT
1. Ngày 25/10/2017, Ban chấp hành Trung ương khóa XII đã thông qua
Nghị quyết số 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó nhấn mạnh việc "Thực hiện
đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tiêu thụ rượu, bia, thuốc lá", "Tăng thuế tiêu
thụ đặc biệt đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như đồ uống có cồn, có
ga, thuốc lá để hạn chế tiêu dùng".
2. Rượu, bia ngày càng gia tăng ảnh hưởng bất lợi đối với sức khỏe, xã hội,
kinh tế và cần có cơ chế quản lý khác với các hàng hóa thông thường theo hướng
phòng ngừa, hạn chế tác hại ngay từ khi con người tiếp cận sản phẩm này.
3. Các kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình sử dụng rượu, bia ở Việt
Nam đang ở mức cao và có xu hướng gia tăng nhanh, thể hiện qua 3 tiêu chí: (1)
mức tiêu thụ lít cồn nguyên chất bình quân đầu người và ở nam giới; (2) tỷ lệ
người dân có uống rượu, bia; (3) tỷ lệ người uống rượu, bia ở mức nguy hại cần
được kiểm soát để giảm mức tiêu thụ.
4. Về thực trạng sản xuất, kinh doanh và quản lý sản xuất, kinh doanh
rượu, bia, tại Việt Nam, rượu, bia là hai sản phẩm đồ uống có cồn phổ biến,
chiếm khoảng 99,7% thị phần, 0,3% còn lại là đồ uống có cồn khác được sản
xuất, nhập khẩu hoặc nước giải khát pha chế thêm rượu, bia. Tuy nhiên, vẫn còn
lượng rượu sản xuất thủ công chưa quản lý được.
5. Pháp luật hiện hành chủ yếu quy định về quản lý sản xuất, kinh doanh
rượu, bia, có rất ít quy định về phòng, chống tác hại của rượu, bia, các văn bản
pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia còn tản mạn, hiệu lực pháp lý
thấp, chủ yếu là nghị định, thông tư, chỉ thị, còn có sự chồng chéo, chưa đồng
bộ; chưa có luật điều chỉnh trực tiếp về phòng, chống tác hại của rượu, bia. Mặc
dù Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày
12/02/2014 về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống
có cồn nhưng cần được thể chế thành luật để có giá trị bắt buộc áp dụng.
Như vậy, việc sử dụng rượu, bia nhiều và thường xuyên tại Việt Nam
đang ở mức báo động, tác hại do sử dụng rượu, bia gây ra đối với sức khỏe và xã
hội, kinh tế đang ngày càng trầm trọng, gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng
tiêu thụ rượu, bia. Đó thực sự là trở ngại lớn đối với việc thực hiện mục tiêu và
159
chỉ tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, gánh nặng này ngày càng gia tăng
nếu thiếu đáp ứng kịp thời về chính sách, pháp luật, do đó, việc ban hành Luật
Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 là cần thiết.
II. BỐ CỤC VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
A. BỐ CỤC CỦA LUẬT
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 gồm có 07 chương, 36
điều, cụ thể như sau:
- Chương I. Những quy định chung
Gồm 05 điều (từ Điều 1 đến Điều 5), quy định về phạm vi điều chỉnh;
giải thích từ ngữ; chính sách của Nhà nước trong phòng, chống tác hại của rượu,
bia; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong phòng, chống tác hại của
rượu, bia; các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chương II. Biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia
Gồm 09 điều (từ Điều 6 đến Điều 14), quy định về mục đích, yêu cầu
trong thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia;
nội dung; hình thức; trách nhiệm trong thông tin, giáo dục, truyền thông về
phòng, chống tác hại của rượu, bia; địa điểm không uống rượu, bia; quản lý việc
khuyến mại, quản lý việc quảng cáo; quản lý việc tài trợ của tổ chức, cá nhân
kinh doanh rượu, bia.
- Chương III. Biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia
Gồm 06 điều (từ Điều 15 đến Điều 20), quy định về quản lý kinh doanh
rượu; điều kiện bán rượu, bia theo hình thức thương mại điện tử; biện pháp quản
lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh; bảo đảm
chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia; địa điểm không bán rượu, bia;
phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, an toàn thực
phẩm; rượu, bia nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
- Chương IV. Biện pháp giảm tác hại của rượu, bia
Gồm 05 điều (từ Điều 21 đến Điều 25), quy định về phòng ngừa tai nạn
giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia; phòng ngừa, can thiệp và giảm tác
hại của việc uống rượu, bia đối với sức khỏe; tư vấn về phòng, chống tác hại của
rượu, bia; biện pháp phòng ngừa tác hại của rượu, bia tại cộng đồng; chăm sóc,
hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng yếu thế khác để phòng ngừa,
giảm tác hại của rượu, bia.
- Chương V. Điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia
Gồm 03 điều (từ Điều 26 đến Điều 28), quy định về kinh phí cho hoạt
động phòng, chống tác hại của rượu, bia; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên
môn, nghiệp vụ cho người làm công tác phòng, chống tác hại của rượu, bia; xử
lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chương VI. Quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia
Gồm 06 điều (từ Điều 29 đến Điều 34), quy định về nội dung quản lý nhà
nước về phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm quản lý nhà nước về
phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,
160
các tổ chức thành viên của Mặt trận và tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội; trách nhiệm của cơ sở kinh doanh rượu, bia; trách nhiệm của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia; trách nhiệm của
gia đình trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Chương VII. Điều khoản thi hành
Gồm 02 điều (Điều 35 và Điều 36), quy định về sửa đổi, bổ sung quy định
của một số luật khác; hiệu lực thi hành.
B. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT
Ở phần này, do điều kiện thời gian, chỉ giới thiệu, làm rõ một số nội dung
cơ bản để các đồng chí nắm trực tiếp tại lớp học; các nội dung còn lại, tự
nghiên cứu trong tài liệu.
1. Phạm vi điều chỉnh (Điều 1)
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định các biện
pháp, cách thức cụ thể để phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu tác hại của rượu, bia
đối với sức khỏe và các hệ lụy xã hội khác trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh, sử dụng rượu, bia; tập trung quy định các biện pháp giảm cầu, giảm
cung, giảm tác hại của rượu, bia; chú trọng biện pháp quản lý toàn diện đối với
sản xuất rượu thủ công theo hướng: bên cạnh các quy định chung cho cả sản
xuất rượu thủ công và sản xuất rượu công nghiệp, còn có thêm các quy định đặc
thù cho sản xuất rượu thủ công. Ngoài ra, còn có một số quy định về khuyến
mại, quảng cáo, sản xuất, mua bán rượu, bia trong Luật, có tách riêng rượu và
bia để quản lý trên cơ sở nồng độ cồn trong sản phẩm, cụ thể:
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định biện pháp
giảm mức tiêu thụ rượu, bia; biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; biện
pháp giảm tác hại của rượu, bia; điều kiện bảo đảm cho hoạt động phòng, chống
tác hại của rượu, bia; quản lý nhà nước và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.
2. Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu,
bia (Điều 5)
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định các hành vi
bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia nhằm hạn chế về đối
tượng, độ tuổi, thời gian uống rượu, bia; hạn chế mức độ tiếp cận của rượu,
bia; hạn chế tình trạng rượu, bia giả, kém chất lượng, nhập lậu; hướng đến làm
giảm tỷ lệ và mức tiêu thụ rượu, bia trong cán bộ, công chức, viên chức, người
lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên
nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh,
sinh viên, trẻ em, người chưa thành niên, người tham gia giao thông; góp phần
cải thiện và bảo đảm sức khỏe cộng đồng, giúp Nhà nước tiết kiệm một phần chi
phí dự phòng dùng để chăm sóc, khắc phục sức khỏe cho nhân dân do sử dụng
rượu, bia, giảm chi phí phòng ngừa và giải quyết hậu quả của tai nạn giao
thông, tăng năng suất lao động, tạo môi trường làm việc văn minh, hiệu quả, kỷ
cương, kỷ luật, bảo đảm an toàn lao động, cụ thể:
161
Các hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống tác hại của rượu, bia gồm:
(1) Xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; (2) Người
chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; (3) Bán, cung cấp, khuyến mại rượu, bia cho
người chưa đủ 18 tuổi; (4) Sử dụng lao động là người chưa đủ 18 tuổi trực tiếp
tham gia vào việc sản xuất, mua bán rượu, bia; (5) Cán bộ, công chức, viên
chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học
sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ
giữa giờ làm việc, học tập; (6) Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn; (7) Quảng cáo rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên; (8)
Cung cấp thông tin không chính xác, sai sự thật về ảnh hưởng của rượu, bia đối
với sức khỏe; (9) Khuyến mại trong hoạt động kinh doanh rượu, bia có độ cồn từ
15 độ trở lên; sử dụng rượu, bia có độ cồn từ 15 độ trở lên để khuyến mại dưới
mọi hình thức; (10) Sử dụng nguyên liệu, phụ gia, chất hỗ trợ chế biến không
được phép dùng trong thực phẩm; nguyên liệu, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ
chế biến thực phẩm không bảo đảm chất lượng và không rõ nguồn gốc, xuất xứ
để sản xuất, pha chế rượu, bia; (11) Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc
không đăng ký; bán rượu, bia bằng máy bán hàng tự động; (12) Kinh doanh,
tàng trữ, vận chuyển rượu, bia giả, nhập lậu, không bảo đảm chất lượng, không
rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhập lậu rượu, bia; (13) Các hành vi bị nghiêm cấm khác
liên quan đến rượu, bia do luật định.
3. Địa điểm không uống rượu, bia (Điều 10)
Địa điểm không uống rượu, bia là các địa điểm mà việc sử dụng rượu, bia
có thể tác động đến cộng đồng, ảnh hưởng trực tiếp đến các nhóm đối tượng cần
được bảo vệ như: người dưới 18 tuổi, người bệnh, học sinh, sinh viên và gây
ảnh hưởng đến chất lượng lao động, nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng đến thế
hệ tương lai của đất nước, cụ thể:
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định các địa điểm
không uống rượu, bia, gồm: (1) Cơ sở y tế; (2) Cơ sở giáo dục trong thời gian
giảng dạy, học tập, làm việc; (3) Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui
chơi, giải trí dành cho người chưa đủ 18 tuổi; (4) Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo
dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ
khác; (5) Cơ sở bảo trợ xã hội; (6) Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị
sự nghiệp công lập trong thời gian làm việc, trừ địa điểm được phép kinh doanh
rượu, bia; (7) Các địa điểm công cộng theo quy định của Chính phủ.
4. Biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục
đích kinh doanh (Điều 17)
Biện pháp quản lý đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích
kinh doanh gồm: (1) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công không nhằm
mục đích kinh doanh phải có bản kê khai gửi UBND cấp xã về lượng rượu được
sản xuất, phạm vi sử dụng, cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm và không bán
rượu ra thị trường theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định. Việc kê
162
khai không phải nộp phí, lệ phí; (2) UBND các cấp hướng dẫn việc thực hiện
các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm; báo cáo sản lượng và tình
hình bảo đảm an toàn thực phẩm đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm
mục đích kinh doanh trên địa bàn.
5. Địa điểm không bán rượu, bia (Điều 19)
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 đã quy định về các đối
tượng, trường hợp bị cấm uống rượu, bia tại Điều 5; quy định về địa điểm
không uống rượu, bia tại Điều 10. Tiếp theo đó, Luật quy định về:
Các địa điểm không bán rượu, bia, gồm: (1) Cơ sở y tế; (2) Cơ sở giáo
dục; (3) Cơ sở, khu vực chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành cho người
chưa đủ 18 tuổi; (4) Cơ sở cai nghiện, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo
dưỡng, cơ sở giam giữ phạm nhân và cơ sở giam giữ khác; (5) Cơ sở bảo trợ xã
hội; (6) Nơi làm việc của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -
xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, trừ địa
điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
6. Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia (Điều 21)
Nhằm giảm tỷ lệ tai nạn giao thông liên quan đến rượu, bia, Luật Phòng,
chống tác hại của rượu, bia năm 2019 quy định hành vi "Điều khiển phương tiện
giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn" là bị nghiêm cấm (khoản
6 Điều 5); đồng thời, quy định các biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên
quan đến sử dụng rượu, bia như sau: Người điều khiển phương tiện giao thông
không uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông.
7. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia (Điều 28)
Vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia bị xử lý như sau:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của
rượu, bia thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi
phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật; Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành nghị định NĐ số 100/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ Quy định xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, theo
đó: tại Điều 5 và Điều 6 chương II của Nghị định quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô
tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25
miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25
miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
163
10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền
sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 8 Điều này bị tước quyền
sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
h) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 10 Điều này bị tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy
điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi
phạm quy tắc giao thông đường bộ
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25
miligam/1 lít khí thở.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25
miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều
khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn
vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm
còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 6 Điều này bị tước quyền
sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 7 Điều này bị tước quyền
sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 8
Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.
8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng,
chống tác hại của rượu, bia (Điều 33)
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của
rượu, bia; tổ chức thực hiện nghiêm quy định không uống rượu, bia trong thời
gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức.
164
Người đứng đầu, người quản lý, điều hành địa điểm quy định tại Điều 10
và Điều 19 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 có trách
nhiệm sau đây: (1) Nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm quy định tại
Điều 10 và Điều 19 của Luật này; từ chối cung cấp dịch vụ nếu người vi phạm
tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở, yêu cầu; (2) Tổ chức thực hiện,
hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về không được
uống, không được bán rượu, bia tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
9. Điều khoản thi hành
9.1. Sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác (Điều 35)
Để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật liên quan đến phòng,
chống tác hại của rượu, bia, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019
sửa đổi, bổ sung quy định của một số luật khác như sau:
- Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường bộ số
23/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
35/2018/QH14 như sau:
“8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu
hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 8 của Luật Giao thông đường thủy nội
địa số 23/2004/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
48/2014/QH13, Luật số 97/2015/QH13 và Luật số 35/2018/QH14 như sau:
“8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà
trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà
luật cấm sử dụng.”.
- Thay thế một số cụm từ tại một số điều của Luật Thương mại số
36/2005/QH11 đã dược sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số
05/2017/QH14 như sau:
+ Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu,
bia có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 100;
+ Thay thế cụm từ “rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên” bằng cụm từ “rượu
có độ cồn từ 15 độ trở lên” tại khoản 4 Điều 109.
9.2. Hiệu lực thi hành
Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/01/2020. Kể từ ngày Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019
có hiệu lực đến ngày 01/01/2022, việc cấp phép sản xuất rượu thủ công quy định
tại khoản 2 Điều 15 của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 và
việc đăng ký sản xuất rượu thủ công quy định tại khoản 3 Điều 15 của Luật
Phòng, chống tác hại của rượu, bia năm 2019 không phải nộp phí, lệ phí.
VĐHL2: Nội dung cơ bản Luật Tiếp công dân - 2013
1. Ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tiếp công dân
Tiếp công dân là công tác quan trọng trong các hoạt động của Đảng, Nhà
nước và các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ở nước ta. Thông qua việc
tiếp công dân, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức tiếp nhận được các khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân liên quan đến việc thực hiện chủ
165
trương, đường lối, chính sách, pháp luật để có các biện pháp xử lý, khắc phục
kịp thời. Làm tốt công tác tiếp công dân là thể hiện bản chất Nhà nước của dân,
do dân và vì dân, tăng cường mối quan hệ giữa nhân dân với Đảng và Nhà
nước. Mặt khác, thông qua công tác tiếp công dân giúp cho Đảng và Nhà nước
tiếp nhận được những thông tin phản hồi từ thực tế, những vấn đề nảy sinh từ
cuộc sống, từ đó đề ra những chủ trương, quyết sách đúng đắn, hợp lòng dân.
2. Những hạn chế, bất cập trong công tác tiếp công dân thời gian qua
Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác tiếp công dân của các cấp, các
ngành và Trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước còn có
những hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu, cụ thể là:
a) Lãnh đạo một số cơ quan, tổ chức chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa, tầm
quan trọng của công tác tiếp công dân, chưa quan tâm đúng mức đến công tác
này, chưa đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc
tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
b) Việc tiếp công dân còn hình thức, chưa hiệu quả; có nơi còn biểu hiện
thiếu tinh thần trách nhiệm, thái độ không đúng mực đối với người dân đến
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; tình trạng né tránh trách nhiệm, hướng
dẫn công dân không đúng quy định vẫn còn xảy ra;
c) Trong hoạt động tiếp công dân, chưa phân định rõ việc tiếp công dân
đến khiếu nại, tố cáo với kiến nghị, phản ánh; chưa quy định rõ việc tiếp công
dân của người đứng đầu với việc tiếp công dân của công chức, giữa việc tiếp
công dân thường xuyên với việc tiếp công dân theo yêu cầu khẩn thiết đối với vụ
việc phức tạp, có nhiều người tham gia;
d) Đội ngũ công chức làm công tác tiếp công dân nhiều nơi chưa đáp ứng yêu
cầu, còn hạn chế về hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm quản lý, khả năng giao tiếp,
phương pháp vận động, thuyết phục quần chúng. Công tác đào tạo chuyên môn cho
công chức làm công tác tiếp công dân chưa được quan tâm đúng mức; chế độ, chính
sách đãi ngộ đối với công chức làm công tác tiếp công dân còn nhiều bất cập.
Những tồn tại trên có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu
là chưa có văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao để điều chỉnh các quan hệ
xã hội trong lĩnh vực tiếp công dân.
II. BỐ CỤC VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TCD
A. BỐ CỤC CỦA LUẬT TCD
Luật gồm 9 chương với tổng số 36 điều, cụ thể như sau:
Chương I: “Quy định chung”, gồm 9 điều, từ Điều 1 đến Điều 6. Chương này
quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ, nguyên tắc tiếp công dân, trách
nhiệm tiếp công dân, quản lý công tác tiếp công dân và các hành vi bị nghiêm cấm.
Chương II: “Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân”, gồm 3 điều, từ Điều 7
đến Điều 9. Chương này quy định về quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của người tiếp công dân và những
trường hợp được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân.

166
Chương III: “Tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương, Trụ sở
tiếp công dân cấp tỉnh, Trụ sở tiếp công dân cấp huyện; việc tiếp công dân cấp
xã” (gồm 6 điều, từ Điều 10 đến Điều 15). Chương này quy định về Trụ sở tiếp
công dân, tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân ở Trung ương; tiếp công dân
tại Trụ sở tiếp công dân cấp tỉnh; tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân cấp
huyện; nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Ban tiếp công dân; việc tiếp công dân ở
xã, phường, thị trấn.
Chương IV: “Tiếp công dân tại cơ quan hành chính nhà nước; tại Tòa án
nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước” gồm 4 điều, từ Điều
16 đến Điều 19.Chương này quy định về việc tổ chức tiếp công dân tại cơ quan
hành chính nhà nước, tại Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán
Nhà nước, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân,
địa điểm tiếp công dân.
Chương V: “Tiếp công dân của các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc
hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, gồm 4
điều, từ Điều 20 đến Điều 23. Chương này quy định về việc tiếp công dân của
các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, của Hội đồng nhân dân và đại biểu
Hội đồng nhân dân các cấp, đồng thời giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định chi tiết các vấn đề này.
Chương VI: “Hoạt động tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá
nhân”, gồm 5 điều, từ Điều 24 đến Điều 28, trong đó quy định về công bố thông
tin về việc tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân; tiếp và xử lý
bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; phân loại, chuyển nội dung
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến cơ quan, người có thẩm quyền thụ lý,
giải quyết; trách nhiệm thông báo cho Ban tiếp công dân, người tiếp công dân về
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được chuyển đến; thông
báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Chương VII: “Trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung”, gồm 4 điều, từ Điều 29
đến Điều 32. Chương này quy định về trách nhiệm tiếp và xử lý trường hợp
nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung; tiếp và
xử lý trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một
nội dung tại nơi tiếp công dân; trách nhiệm phối hợp của người đứng đầu cơ
quan, tổ chức, đơn vị trong việc tiếp và xử lý trường hợp nhiều người cùng
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; trách nhiệm của Tổng Thanh tra Chính
phủ, Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh.
Chương VIII: “Điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp công dân”, gồm 2 điều,
từ Điều 33 đến Điều 34, trong đó quy định về điều kiện đảm bảo cho hoạt động tiếp
công dân và tiêu chuẩn, chế độ, chính sách đối với người tiếp công dân.
Chương IX: “Điều khoản thi hành”, gồm 2 điều, Điều 35 quy định về hiệu
lực thi hành và Điều 36 quy định về hướng dẫn thi hành Luật tiếp công dân.

167
B. Nội dung cơ bản của Luật tiếp công dân
Tương tự như ở phần A, ở phần này cũng chỉ giới thiệu những nội dung
chính có liên quan trực tiếp, thường xuyên phải vận dụng trong hoạt động thực
tiễn tại đơn vị.
1. Phạm vi điều chỉnh
Khoản 1 Điều 1 Luật tiếp công dân quy định:
“Luật này quy định về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của
người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp
công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức,
đơn vị và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân”.
Ngoài ra, Luật cũng quy định việc tiếp đại diện của cơ quan, tổ chức đến
khiếu nại, kiến nghị, phản ánh, tiếp người nước ngoài đến khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh được thực hiện như đối với tiếp công dân.
2. Nguyên tắc tiếp công dân
- Việc tiếp công dân phải được tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ
quan, tổ chức, đơn vị.
- Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục
đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho người tố cáo theo quy
định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử
trong khi tiếp công dân.
- Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
3. Trách nhiệm tiếp công dân
Điều 4 của Luật đã quy định một cách đầy đủ về các cơ quan, tổ chức, đơn
vị có trách nhiệm tiếp công dân. Theo đó, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm
tổ chức tiếp công dân bao gồm:
- Chính phủ;
- Bộ, cơ quan ngang bộ; tổng cục và tổ chức tương đương; cục;
- Ủy ban nhân dân các cấp;
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh;
- Các cơ quan của Quốc hội;
- Hội đồng nhân dân các cấp;
- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm toán Nhà nước.
Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm
tiếp công dân theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật
khác có liên quan.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức chính
trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan thuộc
Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức việc tiếp công dân phù hợp với
yêu cầu, quy mô, tính chất hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

168
4. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Gây phiền hà, sách nhiễu hoặc cản trở người đến khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh.
- Thiếu trách nhiệm trong việc tiếp công dân; làm mất hoặc làm sai lệch
thông tin, tài liệu do người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cung cấp.
- Phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
- Lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh để gây rối trật tự
công cộng.
- Xuyên tạc, vu khống, gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp công dân, người
thi hành công vụ.
- Kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, lôi kéo, mua chuộc người khác tập trung
đông người tại nơi tiếp công dân.
- Vi phạm các quy định khác trong nội quy, quy chế tiếp công dân.
5. Quyền và nghĩa vụ của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản
ánh (Điều 7)
a) Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
có các quyền sau đây:
- Trình bày về nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Được hướng dẫn, giải thích về nội dung liên quan đến khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh của mình;
- Khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật của người tiếp công dân;
- Nhận thông báo về việc tiếp nhận, kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị, phản ánh;
- Trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh không sử dụng
thông thạo tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
b) Khi đến nơi tiếp công dân, người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến
nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận
những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về
một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
6. Trách nhiệm của người tiếp công dân
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh
tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.

169
- Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên,
địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc
trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông
tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
- Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu
nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà
người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày.
- Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết
đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố
cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
- Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền
xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân.
- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi
phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ
quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
7. Những trường hợp được từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được từ chối tiếp người đến nơi tiếp công dân trong
các trường hợp sau đây:
(1) Người trong tình trạng say do dùng chất kích thích, người mắc bệnh
tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình;
(2) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người
tiếp công dân, người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi phạm nội quy nơi
tiếp công dân;
(3) Người khiếu nại, tố cáo về vụ việc đã giải quyết đúng chính sách, pháp luật,
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã
được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài;
(4) Những trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
8. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan trong việc tiếp công dân (Điều 18).
(1) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức công tác tiếp công dân của cơ quan mình:
a) Ban hành nội quy, quy chế tiếp công dân;
b) Bố trí địa điểm thuận lợi cho việc tiếp công dân; bảo đảm cơ sở vật chất
phục vụ việc tiếp công dân;
c) Phân công cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân thường xuyên;
d) Phối hợp chặt chẽ với cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tiếp công
dân và xử lý vụ việc nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về
một nội dung;
đ) Kiểm tra, đôn đốc cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có trách nhiệm thuộc
quyền quản lý của mình thực hiện các quy định của pháp luật trong việc tiếp công dân;
e) Có trách nhiệm bảo đảm an toàn, trật tự cho hoạt động tiếp công dân;

170
g) Báo cáo tình hình, kết quả công tác tiếp công dân với cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền.
(2) Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân ít nhất 01 ngày trong 01 tháng
tại địa điểm tiếp công dân của cơ quan mình.
(3) Thực hiện tiếp công dân đột xuất trong các trường hợp sau đây:
a) Vụ việc gay gắt, phức tạp, có nhiều người tham gia, liên quan đến trách
nhiệm của nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ý kiến của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị còn khác nhau;
b) Vụ việc nếu không chỉ đạo, xem xét kịp thời có thể gây ra hậu quả
nghiêm trọng hoặc có thể dẫn đến hủy hoại tài sản của Nhà nước, của tập thể,
xâm hại đến tính mạng, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng đến an ninh, chính trị,
trật tự, an toàn xã hội.
(4) Khi tiếp công dân, người đứng đầu cơ quan phải có ý kiến trả lời về
việc giải quyết vụ việc cho công dân. Trường hợp chưa trả lời ngay được thì chỉ
đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý của
mình kịp thời xem xét, giải quyết và thông báo thời gian trả lời cho công dân.
9. Địa điểm tiếp công dân (Điều 19)
- Địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị phải được bố trí tại
vị trí thuận tiện, bảo đảm các điều kiện vật chất cần thiết để công dân đến trình
bày khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh được dễ dàng, thuận lợi.
- Tại địa điểm tiếp công dân, phải niêm yết rõ ràng nội quy tiếp công dân
của cơ quan, đơn vị, hướng dẫn về quy trình tiếp công dân, quy trình giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật và các thông
tin quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
10. Điều khoản thi hành (Chương IX)
10.1. Hiệu lực thi hành
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2014.
10.2. Quy định chi tiết
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức khác có
thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2013.
VĐHL3: Quy trình tiếp công dân ở đơn vị
I. Đăng ký vào sổ đăng ký tiếp công dân
Đăng ký vào “ SỔ ĐĂNG KÝ TIẾP CÔNG DÂN ” là thủ tục đầu tiên
của quy trình tiếp công dân với mục đích là:
- Kiểm tra, xác định tư cách pháp nhân của công dân; họ tên, địa chỉ, xuất
trình giấy tờ tùy thân, giấy giới thiệu, giấy ủy quyền (nếu có).
- Nội dung công dân đến Trụ sở tiếp công dân hoặc địa điểm tiếp công dân
(gọi chung là nơi tiếp công dân) để khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị, phản ánh...
- Phân loại, hướng dẫn công dân đến cơ quan chức năng tiếp công dân
(cán bộ tiếp công dân) theo nội dung của công dân.

171
II. Tiếp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (làm rõ tiếp
người tố cáo; các trường hợp khác tự nghiên cứu).
* Tiếp người tố cáo
1. Xác định nhân thân, giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo
a) Xác định nhân thân của người tố cáo
Khi tiếp người tố cáo, người tiếp công dân yêu cầu người tố cáo nêu rõ họ
tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân.
Khi công dân xuất trình giấy tờ tùy thân thì người tiếp công dân kiểm tra
tính hợp lệ của giấy tờ đó.
b) Giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo, người thân thích của người tố cáo
Trong quá trình tiếp người tố cáo, người tiếp công dân phải giữ bí mật họ
tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo trừ khi người tố cáo đồng ý công khai; không
được tiết lộ những thông tin có hại cho người tố cáo; nếu thấy cần thiết hoặc khi
người tố cáo yêu cầu thì người tiếp công dân áp dụng những biện pháp cần thiết
hoặc kiến nghị áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ người tố cáo, người
thân thích của người tố cáo. Đơn yêu cầu bảo vệ được thực hiện theo Mẫu số 07-
TCD ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-TTCP.
2. Nghe, ghi chép nội dung tố cáo, tiếp nhận thông tin tài liệu
a) Nghe ghi chép nội dung tố cáo
- Khi người tố cáo có đơn trình bày nội dung rõ ràng, đầy đủ theo Quy
định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo thì người tiếp công dân cần xác định nội
dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo để xử lý cho phù hợp. Nếu nội dung đơn
tố cáo không rõ ràng, chưa đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người tố cáo
viết lại đơn hoặc viết bổ sung vào đơn những nội dung chưa rõ, còn thiếu.
- Trường hợp không có đơn tố cáo thì người tiếp công dân hướng dẫn
người tố cáo viết đơn tố cáo theo các nội dung Quy định tại khoản 2 Điều 23
Luật Tố cáo. Nếu công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp công dân ghi chép
đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung tố cáo; nội dung nào chưa rõ thì đề nghị
người tố cáo trình bày thêm, sau đó đọc lại cho người tố cáo nghe và đề nghị họ
ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo Quy
định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo.
- Trường hợp nhiều người đến tố cáo về cùng một nội dung thì người tiếp
công dân hướng dẫn người tố cáo cử người đại diện viết đơn tố cáo hoặc ghi lại
nội dung tố cáo bằng văn bản theo Quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Tố cáo.
- Trường hợp đơn tố cáo có nội dung khiếu nại hoặc kiến nghị, phản ánh thì
người tiếp công dân hướng dẫn công dân viết thành đơn tố cáo riêng để thực hiện việc
tố cáo đến cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
b) Tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp
Khi tiếp nhận thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp thì
người tiếp công dân phải làm Giấy biên nhận, thực hiện theo Mẫu số 02-TCD
ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-TTCP, trong đó ghi rõ từng loại
thông tin, tài liệu, bằng chứng, tình trạng thông tin, tài liệu, bằng chứng, xác

172
nhận của người cung cấp. Giấy biên nhận được lập thành 03 bản, 01 bản giao
cho người tố cáo, 01 bản lưu vào hồ sơ, 01 bản cán bộ tiếp công dân lưu.
3. Phân loại, xử lý tố cáo
a) Xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người tố cáo
Sau khi nghe, ghi chép nội dung tố cáo, nghiên cứu sơ bộ đơn tố cáo và
các thông tin, tài liệu, bằng chứng do người tố cáo cung cấp, người tiếp công
dân phải xác định được những nội dung sau:
- Địa điểm, thời gian phát sinh vụ việc.
- Người bị tố cáo là cá nhân, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào.
- Nội dung tố cáo, thẩm quyền giải quyết.
- Quá trình xem xét, giải quyết, xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
quyền (nếu có): cơ quan, tổ chức, đơn vị đã giải quyết, kết quả giải quyết, hình thức
văn bản giải quyết, quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền.
- Yêu cầu của người tố cáo; lý do tố cáo tiếp và những thông tin, tình tiết,
bằng chứng mới mà người tố cáo cung cấp trong trường hợp tố cáo tiếp.
b) Xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền, không thuộc thẩm quyền
- Nếu tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị
mình thì người tiếp công dân (bộ phận xử lý đơn, thư) báo cáo thủ trưởng cơ
quan, tổ chức, đơn vị để thụ lý giải quyết theo Quy định tại khoản 1 Điều 24
Luật Tố cáo. Việc đề xuất thụ lý đơn tố cáo được thực hiện theo Mẫu số 03-
TCD ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-TTCP. Việc tiếp nhận đơn và
các thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan (nếu có) thực hiện theo Quy định
tại Điều 20 Thông tư số 06/2014/TT-TTCP.
- Trường hợp tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ
chức, đơn vị thì người tiếp công dân hướng dẫn người tố cáo đến tố cáo với cơ
quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết, thực hiện theo Mẫu số 08-TCD
ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-TTCP.
- Trường hợp tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức,
đơn vị cấp dưới trực tiếp nhưng quá thời gian quy định mà chưa được giải quyết
thì người tiếp công dân báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để ra văn
bản yêu cầu cấp dưới giải quyết, thực hiện theo Mẫu số 09-TCD ban hành kèm
theo Thông tư số 06/2014/TT-TTCP.
- Trường hợp tố cáo về hành vi phạm tội thì người tiếp công dân (bộ phận xử lý
đơn, thư) báo cáo thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị để làm thủ tục chuyển đơn và các
tài liệu liên quan đến cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết.
c) Xử lý tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân
Trường hợp vụ, việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích Nhà nước, cơ quan, tổ chức, quyền
và lợi ích hợp pháp của công dân thì người tiếp công dân (bộ phận xử lý đơn,
thư) phải kịp thời báo cáo, tham mưu, đề xuất để thủ trưởng cơ quan, tổ chức,

173
đơn vị áp dụng biện pháp theo thẩm quyền nhằm ngăn chặn hoặc thông báo cho
cơ quan chức năng để có biện pháp ngăn chặn xử lý kịp thời.
d) Xử lý tố cáo đối với đảng viên
Trường hợp tố cáo đối với đảng viên vi phạm quy định, điều lệ của Đảng được
thực hiện theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương và hướng dẫn của Ủy ban
Kiểm tra Trung ương; Quân ủy Trung ương; Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.
đ) Xử lý tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích
Đối với tố cáo xuất phát từ việc khiếu nại không đạt được mục đích, công dân
chuyển sang tố cáo đối với người giải quyết khiếu nại nhưng không cung cấp được
thông tin, tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho việc tố cáo của mình thì người tiếp công
dân giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại theo quy định của Luật
Khiếu nại; không tiếp nhận hoặc không đề xuất thụ lý để giải quyết tố cáo. Nếu công
dân không chấp hành thì ra thông báo từ chối tiếp công dân, việc thông báo được thực
hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-TTCP.
e) Theo dõi, quản lý việc tiếp người tố cáo
Sau khi kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ cần thiết đối với trường hợp tố cáo
và căn cứ vào trình bày của người tố cáo, những thông tin, tài liệu, bằng chứng
mà họ cung cấp, người tiếp công dân phải nhập thông tin vào phần mềm quản lý
công tác tiếp công dân hoặc ghi vào “Sổ nhật ký tiếp công dân”, để ghi chép đầy
đủ các nội dung theo những tiêu chí đã xác định trên vào các mục như: ngày
tiếp, họ tên, địa chỉ người tố cáo, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết
của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có) và những yêu cầu, đề nghị
của người tố cáo, tóm tắt kết quả tiếp và việc xử lý.
III. Từ chối tiếp công dân; lập biên bản công dân vi phạm quy định về
tiếp công dân gửi cơ quan chức năng xử lý
1. Từ chối tiếp công dân
Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp khi công dân vi phạm các
Quy định tại Điều 9 Luật Tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân
được biết lý do từ chối tiếp.
Đối với những vụ, việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách,
pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng
văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng công dân vẫn cố tình khiếu nại,
tố cáo kéo dài thì người tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân, thực hiện
theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư số 06/2014/TT-TTCP.
2. Lập biên bản công dân vi phạm quy định về tiếp công dân gửi cơ
quan chức năng xử lý
a) Người có hành vi đe dọa, xúc phạm cơ quan, tổ chức, đơn vị, người tiếp
công dân, người thi hành công vụ; có hành vi cản trở các hoạt động bình thường
của Trụ sở Tiếp công dân, của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác vi
phạm Nội quy Trụ sở Tiếp công dân;
b) Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, xúi giục, kích
động người khác nhằm gây rối, nói xấu, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
174
CHUYÊN ĐỀ 12
- Tên chuyên đề: “Một số nội dung phòng ngừa vi phạm kỷ luật, tội
phạm; phương pháp xử lý ban đầu một số loại vụ việc xảy ra ở đơn vị”
- Thời gian giới thiệu: 60 phút
- Giáo viên: Trung tá Nguyễn Quốc Quang, Trưởng phòng ĐTHS
- Nội dung:
VĐHL 1: Khái niệm, dấu hiệu nhận biết vi phạm kỷ luật và tội phạm
1. Khái niệm
- Khái niệm vi phạm kỷ luật: Vi phạm kỷ luật là vi phạm quy tắc hay
nghĩa vụ trong hoạt động công vụ hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy
cứu trách nhiệm hình sự.
- Khái niệm tội phạm (Điều 8 - BLHS)
1) Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật
hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự … thực hiện một cách cố ý
hoặc vô ý, xâm phạm đến các quan hệ xã hội mà theo quy định của Bộ luật này
phải bị xử lý hình sự.
2) Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm
cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các
biện pháp khác.
2. Dấu hiệu nhận biết
Một hành vi phạm tội có một số dấu hiệu cơ bản sau đây:
+ Tội phạm là hành vi có tính nguy hiểm cao hơn (nguy hiểm đáng kể).
Nhìn chung, các hành vi vi phạm pháp luật đều nguy hiểm cho xã hội,
nhưng với quan điểm không “hình sự hóa” những vi phạm đơn giản, những lỗi
phạm ít nguy hiểm nên chỉ những hành vi vi phạm có tính chất nguy hiểm cao
mới bị coi là tội phạm.
+ Tội phạm là hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự.
Hành vi vi phạm các quy định diễn ra nhiều trong thực tế, nhưng những
hành vi phạm tội phải là những hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự.
Nghĩa là hành vi phạm tội đó phải chỉ rõ được quy định ở khoản nào, Điều nào
trong BLHS. Các hành vi vi phạm khác không được quy định trong BLHS
không bị coi là tội phạm và xử lý bởi các quy định khác.
+ Tội phạm phải là hành vi có lỗi: Lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm.
Trong thực tế, có những hành vi gây ra hậu quả nhưng không do lỗi của
chủ thể gây ra thì chủ thể đó không phạm tội.
Từ những dấu hiệu tội phạm như trên có thể thấy, giữa vi phạm kỷ luật và tội
phạm là một ranh giới rất nhỏ; vi phạm kỷ luật là tiền đề của tội phạm, một số
trường hợp vi phạm kỷ luật gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc tái phạm sẽ chuyển
hóa thành tội phạm. Vì vậy, người cán bộ cần sâu sát, bám nắm đơn vị kịp thời phát
hiện và xử lý dứt điểm những nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật.

175
Ví dụ: hành vi đánh bạc nếu đã bị xử lý kỷ luật mà còn tái phạm sẽ trở
thành tội phạm; việc quản lý vũ khí của cán bộ sai quy định để quân nhân chiếm
đoạt, sử dụng súng đạn trái phép thì cán bộ được giao quản lý vũ khí trở thành
tội phạm (vụ án c12/d78/l205),…
Kết luận: Một hành vi phạm tội có đủ 3 dấu hiệu cơ bản trên, trong một số
loại tội phạm khác còn có các dấu hiệu đặc thù như chức vụ, quyền hạn, chuyên
môn nghiệp vụ,… nếu thiếu 1 trong 3 dấu hiệu thì không phải là tội phạm mà
thuộc các vi phạm khác.
VĐHL 2: Dấu hiệu nhận biết và cách giải quyết các quân nhân có
nguy cơ vi phạm kỷ luật, tội phạm
1. Nhóm hành vi liên quan đến nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân
a) Các hành vi cụ thể: Chống mệnh lệnh; chấp hành không nghiêm mệnh
lệnh; làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên; làm nhục hoặc dùng
nhục hình đối với cấp dưới; làm nhục, hành hung đồng đội; vắng mặt trái phép;
đào ngũ; trốn tránh nhiệm vụ; vi phạm phong cách quân nhân…
b) Phương pháp nắm bắt, làm rõ nguy cơ vi phạm
- Chủ thể: Đối với nhóm hành vi này, thường rơi vào những quân nhân có
chất lượng thực hiện nhiệm vụ hạn chế, ý thức tự giác không cao, chây lười, ỷ
lại. Trong một vài trường hợp, những quân nhân có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình
bố mẹ chia tay, ly thân; trình độ văn hóa thấp, trục trặc về tình cảm nam nữ,...),
chiến sĩ cũ, cán bộ có tư tưởng bất mãn hoặc thường bị nhắc nhở trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ,...
- Phân tích làm rõ nguy cơ: Người chỉ huy cần nhanh chóng nắm chắc mọi
vấn đề liên quan đến những đối tượng như trên; phát huy các tổ chức, cán bộ,
chiến sĩ trong đơn vị và vận dụng kinh nghiệm trong quản lý của bản thân để
nắm thông tin chính xác về những vi phạm cụ thể. Để làm tốt điều này, cán bộ
cần xây dựng một số quân nhân tin cậy trong đơn vị để kịp thời báo cáo những
biểu hiện có nguy cơ dẫn đến vi phạm.
c) Biện pháp ngăn chặn
Với mỗi đối tượng cụ thể cần có biện pháp giải quyết cho phù hợp.
- Với cán bộ có tư tưởng bất mãn, chất lượng công tác thấp
+ Nắm nguyên nhân, phân tích những nguyên nhân đó do chủ quan hay
khách quan. Cùng với cấp ủy, chỉ huy đơn vị đưa ra hướng giải quyết. Gặp gỡ
quân nhân trao đổi, làm rõ những vướng mắc để cân nhắc vấn gì giải quyết
trước, giải quyết sau và tìm cách giải quyết triệt để những vướng mắc đó giúp
cho cán bộ yên tâm và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ.
+ Phối hợp với gia đình, người thân để động viên, giúp đỡ cán bộ phấn
đấu, vươn lên hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Với những quân nhân là chiến sĩ vi phạm
+ Kịp thời khoanh vùng những vi phạm, không để ảnh hưởng tới tình hình chung
của đơn vị. Xác định nguyên nhân, hậu quả của vi phạm (nếu có hoặc có thể gây ra).

176
+ Nắm chắc người và lỗi phạm, việc nắm phải cụ thể, tỉ mỉ, rõ ràng. Giải
quyết nhanh, dứt điểm các vi phạm, phải nghiêm minh và tính răn đe cao, đặc
biệt các trường hợp gây mất đoàn kết giữa chiến sĩ cũ - mới, giữa các vùng miền
(nếu cần có thể điều chuyển đi các đơn vị khác).
2. Nhóm hành vi liên quan đến kinh tế
a) Các hành vi cụ thể: Kinh doanh, bán hàng trái pháp luật và quy định của
Binh chủng; trộm cắp tài sản; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản; vay, cho vay nặng lãi; chi tiêu trên mức thu nhập; vay nợ quá khả năng
chi trả, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao…
b) Phương pháp nắm bắt, làm rõ nguy cơ vi phạm
- Chủ thể: Hiện nay, có một số ít cán bộ trực tiếp làm kinh tế hoặc tham
gia góp vốn làm kinh tế cùng người thân, bạn bè, việc quản lý những quân nhân
này còn gặp nhiều khó khăn. Các đơn vị quản lý chủ yếu bằng việc quản lý hành
chính hoặc tự giác báo cáo của các quân nhân. Nguy cơ xảy ra vi phạm cũng khá
cao (Ví dụ: Cô Mai dạy tiếng Anh ở trường SQTT, ....), việc làm ăn thua lỗ
thường kèm theo các hành vi vi phạm như: lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lạm dụng
tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;...
- Phân tích, làm rõ nguy cơ: Thường xuyên quan tâm, nắm bắt số quân nhân này
thông qua các tổ chức và cá nhân có quan hệ thân thiết; có thể thông qua người thân,
bạn bè của họ. Quản lý chất lượng công tác, các khoản nợ (nếu có) với ngân hàng và
những người khác. Những quân nhân vi phạm thuộc nhóm này thường chi tiêu nhiều
hơn so với tiền lương, như mua nhà, xe hay mua sắm những đồ đắt tiền,...
c) Biện pháp giải quyết khi có nguy cơ làm ăn thua lỗ
- Gặp gỡ quân nhân tham gia làm kinh tế để trao đổi, định hướng cách
giải quyết phù hợp giữa bản thân, nhiệm vụ và các quan hệ làm ăn.
- Nắm chắc các biểu hiện thường thể hiện ra bên ngoài của nhóm quân
nhân này để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Có biện pháp quản lý số quân nhân (chiến sĩ) nghỉ phép tại các địa
phương, bởi không ít trường hợp để vi phạm pháp luật trong thời gian này.
3. Nhóm hành vi liên quan đến tệ nạn xã hội
a) Các hành vi cụ thể: Các hành vi liên quan đến tệ nạn, tội phạm ma túy, mại
dâm; các hành vi liên quan đến cờ bạc (đánh bạc dưới mọi hình thức; tổ chức đánh
bạc hoặc gá bạc); tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, mê tín dị đoan...
b) Phương pháp nắm bắt, làm rõ nguy cơ vi phạm
- Chủ thể: Hiện nay, số quân nhân vi phạm thường là chiến sĩ, học viên
của các trường; một số quân nhân chuyên nghiệp có thể tham gia đánh bạc.
- Phân tích, làm rõ nguy cơ: Những hành vi liên quan đến nhóm này
thường diễn ra với những quân nhân cá biệt, hoạt động kín đáo khó phát hiện.
Để nắm được những vi phạm phải xây dựng được những quân nhân tin cậy, thời
gian diễn ra thường vào những lúc cán bộ sơ hở: giờ thao binh, buổi trưa hay
những lúc cán bộ họp, liên hoan,... Hậu quả của những vi phạm này thường ảnh
hưởng lớn đến bản thân người vi phạm và đơn vị.
177
c) Biện pháp ngăn chặn
- Cán bộ phải thực sự sâu sát, phát huy tối đa việc nắm bắt và phân tích
các nhóm quân nhân có nguy cơ vi phạm. Tăng cường biện pháp xây dựng và
nắm thông tin thông qua các quân nhân tin cậy, phối hợp với địa phương khu
vực đóng quân để nắm tình hình quân nhân của đơn vị.
- Phân công, phối hợp đội ngũ cán bộ để quản lý chặt chẽ đơn vị; có các
biện pháp tăng cường, hỗ trợ nhau mỗi khi có người vắng mặt ở đơn vị.
- Gần gũi, quan tâm đến cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Có thể thông qua
các biểu hiện hàng ngày để phán đoán, nắm bắt được vi phạm.
4. Nhóm hành vi liên quan đến phẩm chất đạo đức, lối sống
a) Các hành vi cụ thể: Các hành vi vi phạm phẩm chất đạo đức lối sống của
người cán bộ đảng viên, của người quân nhân cách mạng, vi phạm chuẩn mực đạo
đức xã hội, như quan hệ nam nữ bất chính, lối sống buông thả, đua đòi…
b) Phương pháp nắm bắt, làm rõ nguy cơ vi phạm
- Chủ thể: Những quân nhân vi phạm về nhóm hành vi này không nhiều,
chủ yếu rơi vào cán bộ, đảng viên trong đơn vị. Tuy nhiên việc phát hiện, ngăn
chặn không hề đơn giản bởi những hành vi diễn ra rất kín đáo, ít người biết.
- Phân tích, làm rõ nguy cơ: Đối với cán bộ có biểu hiện này thường lơ là
trong thực hiện nhiệm vụ, hiệu quả công tác thấp hoặc có những phát ngôn
không chuẩn mực. Ảnh hưởng của những vi phạm này thường làm cho người
cán bộ mất uy tín trong đơn vị; cán bộ, chiến sĩ cấp dưới coi thường và dẫn đến
nguy cơ vi phạm kỷ luật, pháp luật cao.
c) Biện pháp ngăn chặn
- Phát huy vai trò các tổ chức để nắm bắt nguyên nhân vi phạm. Rà soát các mối
quan hệ của quân nhân xem có bị đối tượng xấu lợi dụng, đả kích, mua chuộc hay không.
- Củng cố các chứng cứ về lỗi phạm, trực tiếp gặp gỡ quân nhân để nắm
tình hình, xác định động cơ, mục đích dẫn đến các hành vi vi phạm.
- Triệt để giải quyết những nguyên nhân khách quan dẫn đến hành vi vi
phạm, động viên, giúp đỡ và định hướng mục tiêu trong thực hiện nhiệm vụ để
những quân nhân trên khắc phục, phấn đấu vươn lên.
5. Nhóm hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn
a) Các hành vi cụ thể: các quân nhân tham gia giao thông, huấn luyện thao
trường hoặc các nội dung có khả năng mất an toàn, trong công tác, lao động,...
b) Phương pháp nắm bắt, làm rõ nguy cơ vi phạm
- Nắm chắc kế hoạch công tác của đơn vị, của các bộ phận được phân
công theo từng nhóm nhiệm vụ. Quản lý, kiểm tra hệ số kỹ thuật của các phương
tiện tham gia giao thông.
- Có biện pháp quản lý số quân nhân nghỉ phép, công tác xa đơn vị để
luôn bảo đảm số quân nhân này luôn giữ đúng tác phong quân nhân, không vi
phạm quy định ở địa phương và pháp luật Nhà nước.
c) Biện pháp ngăn chặn

178
- Tổ chức giao nhiệm vụ chặt chẽ, nhất là công tác bảo đảm an toàn.
Người chỉ huy phải kiên quyết không vì thời gian mà làm cẩu thả; những công
việc dễ xảy ra mất an toàn phải được giao cho những người có chuyên môn sâu,
cẩn thận, chắc chắn. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, người chỉ huy phải sâu sát,
chặt chẽ không được đơn giản, lơ là, nhất là công tác bảo đảm an toàn.
- Yêu cầu mọi quân nhân chấp hành nghiêm quy định khi tham gia giao
thông, đặc biệt triệt để chấp hành quy định đã uống rượu bia thì không lái xe.
6. Nhóm hành vi vi phạm khác: Là các hành vi phạm không thuộc 5
nhóm hành vi đã nêu ở trên.
Trong thực tế, có vi phạm không thuộc 5 nhóm đã phân tích ở trên. Vì
vậy, đội ngũ cán bộ cần nhạy bén nắm và phân tích tình hình, nếu những trường
hợp có nguy cơ mất an toàn đều phải nghiên cứu và giải quyết triệt để. Những
vấn đề đó cần kịp thời báo cáo và xin ý chỉ đạo của chỉ huy cấp trên để thống
nhất hướng giải quyết, không giải quyết vội vàng, sai quy định.
Thực trạng hiện nay, nhiều cán bộ cơ sở, cán bộ mới ra trường chưa đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ, nhất là công tác quản lý đơn vị. Vì vậy, cán bộ các cấp phải
động viên, bồi dưỡng để cấp dưới theo kịp nhiệm vụ và phấn đấu vươn lên.
VĐHL 3: Phương pháp giải quyết ban đầu một số loại vụ việc xảy ra ở đơn vị
1. Vụ việc liên quan đến con người
* Vụ việc chết người xảy ra trong doanh trại
- Nhanh chóng báo cáo sơ bộ với cấp trên;
- Tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường, bảo vệ tử thi, thu thập bảo quản
chặt chẽ các vật chứng phát hiện được; tiến hành kiểm nghiệm, niêm phong
quân tư trang cá nhân (có biên bản thống kê chi tiết).
- Triển khai làm báo cáo, tường trình của những người liên quan, biết
việc. Nắm diễn biến tư tưởng chung của bộ đội và các biểu hiện bất thường nếu
có của quân nhân hoặc những người khác có liên quan.
Lưu ý: Chỉ được mai táng tử thi sau khi cơ quan pháp luật đã khám
nghiệm, làm các thủ tục pháp lý xong và bàn giao tử thi cho đơn vị hoặc gia
đình để mai táng.
* Đối với các vụ gây thương tích và tương tự
- Nếu có người bị thương phải nhanh chóng cấp cứu nạn nhân, với những
trường hợp thương tích nặng có thể tranh thủ lấy lời khai bằng nhiều cách, như hỏi ghi
chép lại có người chứng kiến hoặc ghi âm lại (có thể ghi âm bằng ĐTDĐ)…
- Thu giữ tang vật, tạm giữ người vi phạm nếu phát hiện được, bằng mọi
biện pháp phải ngăn chặn không để xảy ra hậu quả tiếp theo.
- Nếu có hiện trường để lại, tổ chức lực lượng bảo vệ hiện trường.
- Triển khai làm tường trình của những người liên quan, biết việc.
* Đối với những vụ tai nạn giao thông xảy ra ở ngoài doanh trại
Liên hệ ngay với công an (cảnh sát giao thông) nơi có vụ việc xảy ra, nắm
bắt tình hình, phối hợp xử lý, khắc phục hậu quả ban đầu (nếu có) theo sự chỉ
179
đạo của lực lượng cảnh sát giao thông và báo ngay cho cho chỉ huy cấp trên để
báo cáo đến Cơ quan ĐTHS Binh chủng biết, chỉ đạo và phối hợp giải quyết
theo quy định của pháp luật.
Chú ý bảo vệ hiện trường, tránh để bị tác động gây bất lợi cho quá trình
giải quyết sau này; tham gia cùng cơ quan Công an khám nghiệm hiện trường,
chú ý các số đo, vị trí xe bị tai nạn, người bị nạn và các dấu vết trên hiện
trường…; Tham gia khám nghiệm xe, phương tiện liên quan tai nạn…
2. Vụ việc liên quan đến tài sản
a) Vụ đứt cáp quân sự
* Cán bộ ở gần nơi xảy ra nhất phải nhanh chóng có mặt tổ chức lực
lượng bảo vệ hiện trường, dừng ngay hoạt động của phương tiện có nghi vấn,
liên hệ với công an, chính quyền địa phương nơi xảy ra nhờ can thiệp giúp đỡ
giải quyết; đồng thời tiến hành xác minh khu vực lân cận tìm nguyên nhân,
người, công cụ, phương tiện, gây ra sự việc.
* Nếu phát hiện và khẳng định được người, phương tiện gây ra sự việc còn
đang ở hiện trường nơi xảy ra (sự việc quả tang) thì yêu cầu người điều khiển phương
tiện dừng ngay hoạt động, giữ nguyên hiện trường để tiến hành giải quyết.
* Lập biên bản, vẽ sơ đồ hiện trường. Trong BB hiện trường phải có đầy
đủ thành phần như: Đại diện đơn vị; người điều khiển phương tiện, chủ phương
tiện (nếu có); đại diện chính quyền địa phương (nếu có); người làm chứng. Các
thành phần trên đều phải ký vào biên bản.
Nội dung BB hiện trường phải thể hiện được:
- Thời gian, địa điểm xảy ra và phát hiện; thời gian khám nghiệm.
- Tình trạng hiện trường khi tiến hành lập biên bản (có bị xáo trộn gì so
với khi phát hiện không).
- Mô tả khu vực hiện trường chung: Khu vực xảy ra sự việc là nơi nào;
các hướng Đông, Tây, Nam, bắc giáp đâu. Tuyến cáp bị đứt là tuyến nào, đi từ
đâu đến đâu, bao nhiêu sợi, sử dụng bao nhiêu, dự phòng bao nhiêu…
- Mô tả hiện trường cụ thể: Trước khi mô tả hiện trường cụ thể phải xác
định được các vật chuẩn cần thiết như tính từ điểm đứt cáp đến các mép đường,
cột điện, bờ tường, nhà dân, cầu…, sau đó đo đạc cụ thể để ghi vào biên bản. Tại
nơi cáp bị đứt, đo đạc cụ thể các kích thước đào bới (nếu là cáp chôn) hoặc độ
cao, khoảng cách đến các cột (nếu là cáp treo); mô tả chi tiết các dấu vết phát
hiện được tại hiện trường (dấu vết bánh xe, đào bới, vỏ cáp…); phương tiện phát
hiện gây ra sự việc nằm ở vị trí nào. Mô tả kỹ dấu vết 2 đầu dây cáp bị đứt ở
dạng nào (dấu vết cắt gọn hay nham nhở…).
Lưu ý:
+ Nếu có điều kiện thì chụp ảnh, vẽ sơ đồ hiện trường kèm theo biên bản.
+ Nếu do yêu cầu bảo đảm TTLL mà phải đào bới tìm cáp để hàn nối,
trước khi thực hiện việc này nên chụp lại một số kiểu ảnh nếu điều kiện cho

180
phép; Cắt 02 đoạn đầu cáp bị đứt, lập biên bản thu giữ và mô tả kỹ trước khi nối
thông liên lạc.
* Lập “Biên bản sự việc quả tang” với các thành phần như trên.
Nội dung phải thể hiện được:
- Thời gian, địa điểm phát hiện sự việc.
- Tóm tắt tình hình sự việc (tại thời điểm phát hiện đã thấy những gì), như:
+ Đường cáp bị làm đứt như thế nào
+ Có những phương tiện gì làm việc ở đó
+ Nguyên nhân gây ra đứt cáp (do ai cung cấp hay do người điều khiển
phương tiện thừa nhận; nếu đã rõ đối tượng vi phạm thì ghi tóm tắt lời khai báo
thừa nhận của đối tượng).
+ Những công việc đã tiến hành giải quyết
+ Thời gian và những công việc các bên thống nhất giải quyết tiếp theo.
Nếu người điều khiển phương tiện xuất trình giấy tờ xe, giấy phép điều
khiển… thì có thể giữ lại bằng cách lập biên bản giao nhận và ghi rõ do người điều
khiển tự nguyện giao cho đại diện đơn vị giữ để làm cơ sở giải quyết tiếp theo.
* Quá trình làm việc giải quyết hậu quả của vụ việc phải lập thành “Biên
bản làm việc”, biên bản phải thể hiện được tối thiểu các nội dung sau:
- Thời gian, địa điểm làm việc, thành phần tham gia…
- Ý kiến của đại diện đơn vị quản lý tuyến cáp, gồm:
+ Việc làm đứt cáp quân sự là hành vi vi phạm pháp luật vì đã xâm hại đến sự
an toàn của công trình TTLL được pháp luật quy định bảo vệ, do vậy người gây ra sự
việc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi do mình gây ra.
+ Trong quá trình gián đoạn TTLL do việc đứt cáp, nếu có hậu quả sự cố gì
trong việc chỉ huy điều hành của Bộ QP đến các đơn vị trong toàn quân qua tuyến
thông tin này, người gây ra việc phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
+ Yêu cầu bên gây ra thiệt hại phải có trách nhiệm khắc phục và bồi thường
thiệt hại cho đơn vị chủ quản. Trong quá trình thi công tiếp theo và thi công các
công trình khác có liên quan đến khu vực các công trình thông tin do đơn vị quản
lý phải chủ động liên hệ, hiệp đồng với đơn vị để có biện pháp bảo đảm an toàn,
không để xảy ra vụ việc tương tự tái diễn.
+ Đề nghị chính quyền địa phương (nếu có) hoặc cơ quan, đơn vị có công trình
triển khai nơi tuyến TTLL quân sự đi qua, thường xuyên quan tâm thông tin trao đổi kịp
thời, tạo điều kiện giúp đỡ đơn vị bảo đảm an toàn cho hệ thống thông tin.
- Ý kiến của chủ phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc người
gây ra việc (phải thể hiện được ý thức chủ quan của họ do lỗi cố ý hay vô ý và
buộc phải nhận thức được hành vi của mình là vi phạm pháp luật.
- Ý kiến của đại diện chính quyền địa phương (nếu có).
- Thống nhất những nội dung trao đổi giải quyết
Lưu ý: Riêng các vụ cắt phá đường dây TT liên lạc thì phải báo cáo ngay
với cơ quan công an nơi gần nhất; đồng thời báo cáo Cơ quan ĐTHS Binh
chủng để có biện pháp điều tra xác minh làm rõ và xử lý theo pháp luật.

181
b) Xử lý, giải quyết các vụ việc khác liên quan đến mất an toàn về tài sản,
cơ sở vật chất
- Ngoài việc tiến hành các biện pháp ban đầu như tổ chức lực lượng bảo
vệ hiện trường, cho những người có liên quan, người biết việc viết tường trình,
tổng hợp báo cáo sơ bộ…, cần:
+ Bí mật tổ chức xác minh sơ bộ tại đơn vị,
+ Áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của Điều lệnh QLBĐ như kiểm
tra quân số, kiểm nghiệm quân tư trang cá nhân, kiểm tra quân số ra vào doanh trại, cấm
trại, xác minh thời gian quân nhân vắng mặt tại đơn vị hoặc thời gian có người lạ xuất
hiện tại đơn vị, tổ chức lực lượng tuần tra truy tìm đối tượng, tang vật…
+ Tổ chức hòm thư bí mật tố giác tội phạm.
+ Nắm diễn biến tư tưởng của bộ đội, nghiên cứu xem xét tổ chức quần chúng
phát hiện những đối tượng hay người liên quan có những biểu hiện bất minh, không
bình thường trong thời gian trước, trong và sau khi sự việc xảy ra, nhằm cung cấp
những thông tin có liên quan phục vụ cho cơ quan điều tra làm rõ sự việc.
+ Liên hệ ngay với cơ quan chức năng để được hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ.
- Nếu vụ việc xảy ra ở ngoài đơn vị, phải nhanh chóng liên hệ với công
an, chính quyền địa phương và đơn vị bạn để được hỗ trợ giải quyết.
KẾT LUẬN
Duy trì nghiêm kỷ luật, pháp luật trong Quân đội là một yêu cầu khách
quan, cấp thiết để tạo ra sức mạnh chiến đấu cho Quân đội. Đây là một tiêu chí
trong đánh giá đơn vị an toàn và hoàn thành nhiệm vụ. Đặc biệt giai đoạn hiện
nay, khi xã hội xuất hiện ngày càng nhiều vi phạm, tội phạm nhất là trong giới
trẻ, cùng với đó là các thế lực thù địch gia tăng chống phá cách mạng nước ta
trên tất cả các lĩnh vực. Quân đội là một xã hội thu nhỏ, do đó duy trì nghiêm kỷ
luật, pháp luật là đòi hỏi cấp thiết hơn bao giờ hết. Để làm tốt được điều đó, mỗi
người cán bộ cần phải nghiêm túc hơn trong thực hiện nhiệm vụ; luôn nêu cao ý
thức tự giác, sâu sát bám nắm đơn vị, nhiệt huyết trong công tác. Mỗi đồng chí
cần có phương pháp, phong cách làm việc phù hợp để đạt hiệu quả cao. Đối với
cán bộ cấp trên cần tăng cường kiểm tra cấp dưới, kiên quyết xử lý nghiêm các
vi phạm, không dĩ hòa vi quý. Tăng cường tính đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau để
hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ được giao./.

182

You might also like