You are on page 1of 10

UBND THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BÀI THU HOẠCH: QUỐC PHÒNG AN NINH III

Họ và tên: Lê Thị Khánh Bình


MSSV: 3120420063
Lớp: DTN1205

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng chính của Lực lượng vũ trang nhân dân
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Với
nền lịch sử về quân sự Việt Nam từ buổi đầu dựng nước và có quá trình phát triển liên tục.
Suốt chiều dài lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn nêu cao tinh thần bất khuất, tự lực, tự
cường, trí thông minh và tài thao lược; xây dựng nên truyền thống lịch sử quân sự độc
đáo. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn nỗ lực sáng tạo và giành được
những chiến công vang dội, lập nên những kỳ tích trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước.
Dân tộc Việt Nam luôn thực hiện “dựng nước đi đôi với giữ nước”, “giữ nước từ khi nước
chưa nguy”, bảo vệ đất nước bằng sức mạnh vô địch của toàn dân; kết hợp chặt chẽ chính
trị với kinh tế, văn hóa, quân sự, ngoại giao, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc
để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Thế nên, đối với thế hệ trẻ ngày nay việc nhận thức và có
hiểu biết về tổ chức và hệ thống tổ chức trong Quân đội Nhân dân Việt, về các chức năng
chính của một số cơ quan, đơn vị trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, Quân binh chủng -
vị trí, tổ chức, biên chế và nhiệm vụ của các Quân binh chủng trong Quân đội Nhân dân
Việt Nam là vô cùng quan trọng.
I. Quân chủng lục quân
Quân chủng lục quân là một quân chủng trong Quân đội hoạt
động chủ yếu trên mặt đất, thường có quân số đông nhất, có
trang bị và phương thức tác chến đa dạng, phong phú. Là một
trong những lực lượng chính quyết định kết cục chiến tranh. Lục
quân có quân số khoảng từ 400-500 ngàn người và lực lượng dự
bị khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của
Quân đội nhân dân Việt Nam. Lục quân chiếm vị thế hết sức Hình 1. Quân hiệu Lục quân

quan trọng trong quân đội, là bộ phận chính cấu thành nên Quân
đội Nhân dân Việt Nam.
Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có bộ binh là chính. Qua quá
trình xây dựng, Lục quân đã từng bước phát triển cả về quy mô tổ chức và lực lượng phù
hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt
Nam.
Lục quân Việt Nam được trang bị theo hướng gọn nhẹ, hiện đại, có khả năng cơ động
cao, có sức đột kích và hỏa lực mạnh, có khả năng tác chiến trong các điều kiện địa hình,
thời tiết, khí hậu phù hợp với chiến tranh nhân dân hiện đại.
Tổ chức của lục quân theo binh chủng gồm có bộ binh, bộ binh cơ giới, pháo binh, đặc
công, công binh, thông tin-liên lạc... Lục quân được phân làm hai lực lượng cơ bản.

I.1. Bộ binh
Khái niệm: Bộ binh là lực lượng chủ yếu của Lục quân, trực tiếp tiêu
diệt sinh lực của đối phương, đánh chiếm hoặc giữ đất, có thể tác chiến độc
lập hoặc hiệp đồng với các binh chủng, quân chủng và các lực lượng khác.
Vị trí: Binh chủng bộ binh là lực lượng đột kích chính của lục quân Hình 1.1. Quân
và là lực lượng chủ yếu của quân đội nhân dân Việt Nam, trực tiếp chiến hiệu bộ binh
đấu.
Nhiệm vụ: Bộ binh là lực lượng để chiếm giữ các vị trí và sự có mặt của bộ binh sẽ
giữ được lãnh thổ đó. Trong khi các chiến thuật sử dụng lực lượng trên chiến trường có
thể thay đổi thì nhiệm vụ cơ bản của bộ binh vẫn không thay đổi. Các hoạt động tấn công
có vai trò quan trọng nhất đối với lực lượng bộ binh, cùng với phòng vệ tạo nên phương
thức tác chiến chính trên chiến trường. Tuần tra cũng là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của bộ binh. Ngoài ra còn có nhiều nhiệm vụ khác như hộ tống, bảo vệ…
I.2. Đặc công
Khái niệm: Đặc công là Binh chủng được thành lập 19/03/1967
trong Quân đội nhân dân Việt Nam được tổ chức trang bị và huấn luyện
đặc biệt, phương pháp tác chiến đặc biệt để tiến công những mục tiêu hiểm
yếu, sâu trong hậu phương và đội hình của đối phương. Tuy ngày thành Hình 1.2. Quân
lập chính thức là năm 1967, nhưng từ Chiến tranh Đông Dương (1946 - hiệu đặc công
1954), cách đánh "công đồn đặc biệt" ở chiến trường Nam Bộ, cách đánh
và tổ chức đặc công đã phát triển nhanh chóng, hình thành ba loại lực lượng: Đặc công
bộ, đặc công nước, đặc công biệt động.
Vị trí: là binh chủng chuyên môn của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Nhiệm vụ: Sử dụng các phương pháp tác chiến đặt biệt, để tiến công những mục
tiêu hiểm yếu sâu trong hậu phương và trong đội hình địch. Tập trung nghiên cứu, tham
mưu cho Bộ Quốc phòng Việt Nam xây dựng và phát triển các lực lượng Đặc công theo
hướng tinh - gọn - chất lượng cao.
I.3. Pháo binh
Khái niệm: Pháo binh là lực lượng được thành lập 29/06/1965 của
Lục quân, trực tiếp tiêu diệt sinh lực của đối phương, đánh chiếm hoặc
giữ đất, có thể tác chiến độc lập hoặc hiệp đồng với các binh chủng,
quân chủng và các lực lượng khác.
Hình 1.3. Quân
Vị trí: binh chủng pháo binh là 1 binh chủng chiến đấu, hỏa lực hiệu pháo binh
chính của lục quân, đồng thời là hỏa lực chính ở mặt đất của Quân đội
Nhân dân Việt Nam được trang bị các loại pháo, tên lửa, súng cối.
Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ chung: dùng hỏa lực chi viện cho bộ binh, xe tăng và các binh chủng.
Có thể độc lập dùng hỏa lực đánh các mục tiêu khi được phân công như trận địa
cối, xe tăng.
- Nhiệm vụ cụ thể: chế áp và tiêu diệt các trận địa pháo, cối, trận địa tên lửa của
địch. Diệt xe tăng, xe cơ giới, các phương tiện đổ bộ đường biển, đường không.
Chế áp sát thương sinh lực, hỏa lực địch phá hủy có trọng điểm công trình
phòng ngự của địch. Chi viện cho bộ binh và xe tăng của ta trong chiền đấu
phòng ngự, tiến công và phản công. Đánh phá vào hậu phương, các đường giao
thông tiếp tế, căn cứ hậu cần, các mục tiêu hậu phương của địch.
Ngoài các mục tiêu trên mặt đất, binh chủng pháo binh còn đảm nhận nhiệm vụ sử
dụng các loại pháo, tên lửa và súng cối để chế áp, tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước.
I.4. Tăng thiết giáp
Khái niệm: Tăng thiết giáp là binh chủng được thành lập ngày
5/10/1965 của Lục quân được trang bị xe tăng, xe thiết giáp, pháo tự hành
có hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, đột kích mạnh, khả năng tự vệ tốt. Là
lực lượng đột kích quan trọng của Lục quân và Hải quân đánh bộ.
Hình 1.4. Quân
Vị trí: Là lực lượng đột kích quan trọng của lục quân và hải quân hiệu tăng thiết
giáp
đánh bộ, được trang bị xe tăng, xe thiết giáp là loại trang bị kỹ thuật hiện
đại, hỏa lực mạnh, sức cơ động cao, khả năng tự vệ tốt.
Nhiệm vụ:
- Nhiệm vụ chung: Kết hợp cùng các binh chủng khác tạo thành sức mạnh tổng
hợp kết thúc trận chiến đấu.
- Nhiệm vụ cụ thể:
+ Sử dụng hỏa lực, sức cơ động cao, tiêu diệt địch. Đột phá đánh chiếm địa
hình có giá trị chiến thuật.
+ Thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu bên trong các trận địa cối, pháo, tên lửa
của địch,.. hoặc tham gia bắn trực tiếp hoặc chở bộ đội vũ khí khí tài.
Bên cạnh đó các loại binh chủng như công binh, quân y, thông tin – liên lạc, vận
tải, kỹ thuật, hóa học, hậu cần, quân pháp, quân nhạc, văn công, thể công, bộ binh cơ giới
cũng là thành phần binh chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
II. Quân chủng hải quân
Hải quân ̣̣là một quân chủng trong quân đội thuộc lực lượng
vũ trang các nước có biển, thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường
biển, đại dương và sông nước. Hải quân hiện đại thường được
trang bị: tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, tên lửa,
pháo bờ biển và lính thủy đánh bộ (hay thủy quân lục chiến).
Vị trí: Quân chủng Hải quân là lực lượng tác chiến chủ yếu trên Hình
chiến trường
2. Quân biển
hiệu Hải và
quân
đại dương. Làm nòng cốt trong việc tiêu diệt địch ở hải phận và thềm lục địa, bảo vệ các
đảo, lãnh thổ Việt Nam.
Nhiệm vụ chung: Bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng biển và hải đảo của nước Cộng
hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Năm chống mọi hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền quốc
gia. Luôn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu đập tan âm mưu xâm lược của kẻ thù bảo
vệ vững chắc lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Nhiệm vụ cụ thể: Nắm chắc diễn biến tình hình trên biển, quản lý chặt chẽ khu vực
trọng điểm (vịnh Bắc Bộ, Trường Sa, Hoàng Sa, dầu khí, vùng biển Tây nam). Bảo vệ các
đảo, quần đảo, các khu đặc quyền kinh tế, các công trình khai thác tài nguyên, các tuyến
giao thông trên biển. Hợp đồng chặt chẽ với các lực lượng chức năng khác (cảnh sát
biển…) chống các hoạt động xâm nhập tàu thuyền, phá hoại của địch bảo vệ an ninh ninh
chủ quyền biển, đảo. Nếu có chiến tranh xảy ra cùng tham gia các chiến dịch tiến công,
phòng ngự của Bộ, hoặc các quân khu ven biển.
Hải quân có 6 binh chủng: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển,
Không quân Hải quân, Tàu ngầm, Đặc công Hải quân, ngoài ra còn có các đơn vị bảo
đảm, phục vụ như Thông tin, Rađa, Tác chiến điện tử, Công binh, Hóa học.
II.1. Binh chủng tàu ngầm
Khái niệm: Binh chủng Tàu ngầm là một binh chủng của Quân đội
nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Hải quân, có nhiệm vụ tiêu diệt các
loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiện thủy của đối phương, có
thể hoạt động độc lập hoặc hiệp đồng với các lực lượng khác theo các yêu
cầu nhiệm vụ khác nhau. Ngoài ra lực lượng còn có khả năng trinh sát, do Hình 2.1. Huy hiệu
thám các mục tiêu quân sự của đối phương bằng các thiết bị tác chiến điện binh chủng Tàu ngầm

tử và rải thủy lôi, ngăn cản hoạt động của các phương tiện đường biển.
Hiện nay, Lữ đoàn tàu ngầm 189 là đơn vị thuộc Binh chủng tàu ngầm,
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nhiệm vụ: Binh chủng tàu ngầm có nhiệm vụ phá hủy các mục tiêu trên lãnh thổ đối
phương, phát hiện và thả các loại chướng ngại thủy lôi, trinh sát và dẫn đường trên biển,
quan sát, cảnh giới trên biển và dưới mặt nước, bảo đảm hàng hải, khảo sát môi trường và
đáy biển…
II.2. Binh chủng Hải quân đánh bộ
Khái niệm: Lính Hải quân đánh bộ còn được gọi là đặc công Hải quân
– lực lượng tác chiến đặc biệt tinh nhuệ. Họ đều bơi rất giỏi, trang bị trên
người có thể lên đến 40kg hoặc ít hơn tùy nhiệm vụ, chiến đấu như bộ binh
nhưng lại phải thành thạo kỹ thuật đánh gần cũng như cách đánh các loại
mục tiêu kiên cố, độc lập tác chiến trong điều kiện chỉ huy thông tin hạn Hình 2.2. Huy hiệu
binh chủng Hải quân
chế. Khi có chiến tranh xảy ra mà chiến trường là đảo do ta quản lý bị đánh bộ
nước ngoài đánh chiếm thì hải quân đánh bộ phải lấy lại được đảo, không
lực lượng nào có thể thay thế.
Nhiệm vụ: Đóng quân bảo vệ các đảo, đá hoặc tấn công, đổ bộ bằng đường biển lên
đất liền hoặc lên các đảo bị nước ngoài chiếm đóng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải
của Việt Nam. Sử dụng đổ bộ và chống đổ bộ đường biển, đánh phá giao thông trên biển,
bảo đảm cho các phương tiện trên biển của ta, tham gia chống địch phong tỏa, chi viện
hỏa lực cho các lực lượng khác chiến đấu.
II.3. Binh chủng Không quân Hải quân
Khái niệm: Binh chủng Không quân Hải quân của Quân đội Nhân dân
Việt Nam là một binh chủng thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam có
chức năng thực hiện các nhiệm vụ trên biển hoặc ven bờ biển, hải đảo bằng
các phương tiện ban đầu của không quân đã từng bước xây dựng và phát
Hình 2.3. Huy hiệu
triển lực lượng đồng bộ với trang bị hiện đại như trực thăng săn ngầm, máy binh chủng Không
bay vận tải và tuần thám biển... Lực lượng không quân của Hải quân còn quân Hải quân
hiệp đồng với không quân của Quân chủng Phòng không Không quân
trong thực hiện tác chiến trên biển. Không quân Hải quân ngày nay đã trở
thành một binh chủng hiện đại trực thuộc Quân chủng Hải quân Việt Nam.
Nhiệm vụ: Tìm và diệt tàu ngầm, tàu mặt nước của đối phương, phá thủy lôi tiến công
và phòng ngự, đánh phá sân bay, bến cảng và các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ đối
phương (nếu có thể và theo yêu cầu của chiến tranh), yểm trợ hỏa lực cho quân đổ bộ,
trinh sát, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu cho tàu mặt nước, phòng không, vận tải, chi viện
đảo…
III. Quân chủng phòng không không quân
Quân chủng Phòng không – Không quân là một trong ba quân
chủng của Quân đội nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng,
có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ không phận, mặt đất và biển đảo Việt
Nam; cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác.
Vị trí: Có chức năng cơ bản là quản lý chặt chẽ vùng trời quốc
gia, thông báo tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang Hình 3. Quân hiệu Phòng
và nhân dân, đánh trả các cuộc tiến công đường không của đối không - Không quân
phương, bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa. Làm nòng cốt cho lực lượng
khác trong việc tiêu diệt các loại máy bay địch.
Quân chủng Phòng không – Không quân có nhiệm vụ bảo đảm quản lý vùng chặt chẽ
vùng trời quốc gia, thông báo tình hình địch trên không cho các lực lượng vũ trang nhân
dân và nhân dân. Sẵn sàng chiến đấu đánh trả các cuộc tiến công đường không của đối
phương, bảo vệ các trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của Tổ quốc. Đây là lực lượng
nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc gia, bảo vệ nhân
dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phòng không –
Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình
quân binh chủng hợp thành.
III.1. Binh chủng Tên lửa phòng không
Khái niệm: Binh chủng Tên lửa phòng không là một binh chủng của
Quân đội nhân dân Việt Nam, thuộc Quân chủng Phòng không-Không
quân. Binh chủng Tên lửa phòng không có thể tác chiến độc lập hoặc
hiệp đồng với các cụm lực lượng phòng không khác và không quân để Hình 3.1. Huy hiệu
binh chủng Tên lửa
bảo vệ các trung tâm chính trị, kinh tế, cụm lực lượng vũ trang và các phòng không
mục tiêu quan trọng khác của đất nước. Binh chủng đã được phong tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1973.
Vị trí: làm tốt vai trò nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên không, hiệp
đồng chặt chẽ với các lực lượng trong Quân chủng Phòng không-Không quân bảo vệ
vững chắc vùng trời, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Nhiệm vụ: sử dụng tổ hợp tên lửa để tiêu diệt các khí cụ bay của đối phương ở trên
không.
III.2. Binh chủng Pháo phòng không
Khái niệm: Binh chủng Pháo Phòng không là một binh chủng thuộc
Quân chủng Phòng không-Không quân, Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đây là binh chủng có bề dày lịch sử chiến đấu lớn nhất trong tất cả các
binh chủng thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân. Pháo phòng
Hình 3.2. Huy
không là bộ phận hợp thành của trang bị quân khí, gián tiếp dùng để tiêu hiệu binh chủng
diệt sinh lực, phương tiện kỹ thuật, phá hủy công trình trên mặt đất, trên Pháo phòng
không
không, trên biển
Nhiệm vụ: Các đơn vị thuộc binh chủng này có nhiệm vụ là sử dụng các vũ khí được
trang bị chủ yếu là các súng phòng không và pháo cao xạ phối hợp cùng các binh chủng
khác thuộc Quân chủng Phòng không-Không quân, tiêu diệt các phương tiện bay của đối
phương và bảo vệ vùng trời của Việt Nam cùng các mục tiêu, cụm mục tiêu kinh tế -
chính trị quan trọng trên vùng lãnh thổ, lãnh hải của Việt Nam.
III.3. Binh chủng radar
Khái niệm: Binh chủng Ra đa là một trong 7 binh chủng của Quân
chủng Phòng không-Không quân (Nhảy dù, Ra đa, tiêm kích, cường kích-
bom, vận tải, trinh sát, tên lửa phòng không và pháo phòng không) thuộc
Quân đội nhân dân Việt Nam. Thành lập ngày 23 tháng 3 năm 1967. Hình 3.3. Huy hiệu
binh chủng radar
Trong Chiến tranh Việt Nam, Binh chủng ra đa của Việt Nam được
trang bị khá hiện đại, các loại khí tài có nguồn gốc từ Liên Xô. Hệ thống radar cảnh giới
và dẫn đường cho không quân kết hợp với hệ thống tên lửa phòng không và không quân
tiêm kích. Tuy bị hơn hẳn về kinh nghiệm và chiến thuật, nhưng binh chủng Ra đa nói
riêng và các đơn vị phòng không - không quân đã chiến đấu khá sáng tạo, vô hiệu hóa
được các thủ thuật chiến tranh điện tử và chống trả quyết liệt với Không quân và Hải quân
Hoa Kỳ. Có khả năng vô hiệu hóa chiến thuật SEAD của phi công Mỹ dùng tên lửa chống
ra đa AGM-45 Shrike để tiêu diệt các ra đa cảnh giới dẫn đường, vô hiệu hóa chiến thuật
sử dụng máy phá sóng ALQ-71 nhằm ngăn chặn ra đa dẫn đường cho tên lửa SAM-2 của
phi công Mỹ
Nhiệm vụ: dò tìm các mục tiêu xâm phạm vùng trời, vùng biển - hải đảo và vùng lãnh
thổ Việt Nam để kịp thời thông báo cho các lực lượng phòng vệ như biên phòng, không
quân và hải quân ngăn chặn đúng lúc, bảo vệ lãnh thổ Việt Nam. Ngoài ra, binh chủng ra
đa còn có nhiệm vụ dẫn đường cho một số loại tên lửa phòng không tiêu diệt mục tiêu
bay.
LỜI KẾT
Trước tình thế đất nước luôn bị rình mò chống phá bởi các thế lực bên trong và cả bên
ngoài, chúng ta luôn phải trong tình thế chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu.Việc xây dựng quân
đội hiện đại, toàn dân đoàn kết luôn là môt trong những tiêu chí hàng đầu của Đảng và
Nhà nước. Việc tạo nên sức mạnh quốc phòng của một quốc gia cần phải nhận thức và
giải quyết tốt từ cả hai yếu tố cơ bản là con người và vũ khí trang bị. Trong đó, con người
là yếu tố quyết định, vũ khí, trang bị là yếu tố rất quan trọng. Về vũ khí, thực tiễn lịch sử
cách mạng Việt Nam đã chứng minh vai trò của ngành Công nghiệp quốc phòng trong sản
xuất, sửa chữa, cải tiến và nâng cấp nhiều loại vũ khí, trang bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu
của chiến tranh. Đồng thời, quan tâm, chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng và phát triển nhân
lực cho ngành Công nghiệp quốc phòng, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sôi động như hiện nay.
Bản thân với tư cách là sinh viên cũng như là một thanh niên của Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, ngoài việc cố gắng học tập thì việc không ngừng trau dòi, rèn
luyện, nâng cao trình độ kiến thức chính trị cũng là vô cùng cần thiết, để có thể đấu tranh,
tăng cường khả năng “miễn dịch”, nâng cao “sức đề kháng” trước những âm mưu, thủ
đoạn chống phá của các đối tượng xấu.

You might also like