You are on page 1of 19

Lời Mở Đầu

Dân tộc ta là một dân tộc anh hùng. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chúng
ta đã đi qua biết bao cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước; từ cuộc khởi
nghĩa của Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo ... chiến thắng
biết bao kẻ thù xâm lược. Và gần đây là hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp, Mỹ xâm lược. Từng ấy cuộc đấu tranh là từng ấy những vẻ vang
cho không chỉ với đất nước Việt Nam của chúng ta mà còn cho các bè bạn
năm châu biết đến một đất nưóc anh hùng ,một đất nước không chịu lùi bước
trước bất kì một khó khăn nào.

Nắm vững và vận dụng quy luật "Dựng nước đi đôi với giữ nước" của dân
tộc vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, Đảng ta khẳng định: Xây dựng chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là hai nhiệm vụ chiến
lược của cách mạng Việt Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó luôn được thực
hiện đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau.

Thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy: những thành tựu mà nhân dân ta
giành được trong sự nghiệp xây dựng đất nước luôn gắn liền với những
thành tựu đạt được trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đó là: bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; giữ vững vai
trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa, củng cố lòng tin của nhân
dân đối với Đảng, với chế độ; bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội,
môi trường hòa bình để phát triển; kinh tế liên tục tăng trưởng ở mức cao,
đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện; quan hệ đối ngoại được mở
rộng và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng; uy tín và vị thế của
nước ta ngày càng được nâng cao, góp phần tăng cường thế và lực mới của
đất nước.

Những thành tựu cơ bản trên đã khẳng định đường lối đổi mới đúng đắn,
sáng tạo của Đảng, tiềm năng to lớn của đất nước và sự nỗ lực của toàn dân.
Trong đó, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh được Đảng, Nhà nước chú
trọng thực hiện, đạt hiệu quả thiết thực. Đặc biệt, từ năm 2001 đến nay, quán
triệt Chỉ thị 62 - CT/TƯ của Bộ Chính trị và Nghị định 15/2001/NĐ-CP của
Chính phủ, công tác giáo dục quốc phòng - an ninh được triển khai sâu rộng
tới mọi đối tượng, thực hiện tương đối thống nhất, đồng bộ ở mọi cấp, mọi
ngành từ trung ương xuống đến cơ sở.

Học tập môn giáo dục quốc phòng, chúng ta được biết rất nhiều về công
cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước hào hùng của dân tộc, bết về những chiến
công xuất sắc của quân đội nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến
chống pháp và Mỹ, dưới sự tác động của các cuộc khoa học cách mang, với
sự ra đời của hàng loạt vũ khí hiện đại khả năng sát thương cao, đã được đưa
váo sử dụng và gây ra rất nhiều thiệt haị cho quân và dân Việt Nam. Đặc biệt
với lợi thế tiến bộ khoa học, chúng đã sử dụng các vũ khí hiện đại, các máy
bay ném bom, gây thiệt hại lớn cho quân dân Việt Nam. Để bảo vệ vùng trời
bình yên của Tổ Quốc, ngày 3 tháng 3 năm 1955, lực lượng phòng không
hkông quân được thành lập. Từ khi thành lập đến nay, lực lượng phòng
không không quân đã đạt được nhiều chiến công vẻ vang, trở thành một
trong những lực lượng quan trọng nòng cốt của Quân Đội Nhân Dân Việt
Nam, góp phần bảo vệ và giữ vững những thành tựu quan trọng của đất nước
trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.
Bài tiểu luận này em xin được viết về: “Lực lượng phòng không không quân
Việt Nam”

I.Lịch Sử Ra Đời
A. Lịch sử ra đời

Phòng không-Không quân Việt Nam là một trong ba Quân chủng của Quân đội
Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ
vùng trời trên lãnh thổ Việt Nam.

Trước yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc ,Quân chủng Phòng không-Không
quân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 10 năm 1963 trên cơ sở sáp nhập
Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân. Trước đó, Bộ Tư lệnh Phòng
không được thành lập theo Nghị định 047/NĐ ngày 21 tháng 3 năm 1958 và
Cục Không quân thuộc Bộ Tổng Tham mưu được thành lập ngày 24 tháng 1
năm 1959.

Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam có hai lực lượng chính là Bộ
đội Phòng không và Bộ đội Không quân.

 Bộ đội Phòng không có các binh chủng:

 Binh chủng tên lửa phòng không: Thành lập ngày 24 tháng 3 năm
1967. Ngày truyền thống: 24 tháng 7 năm 1965 (ngày ra quân bắn
rơi một tốp 3 chiếc máy bay F-4C của Mỹ).

o Sư đoàn: 361, 363, 367.


 Binh chủng rada phòng không: Được xây dựng từ năm 1956. Ngày
truyền thống: 1 tháng 3 năm 1959 (ngày phát sóng ra đa lần đầu
tiên)

 Binh chungr pháo phòng không

 Bộ đội Không quân có các binh chủng:

 Binh chủng không quân tiêm kích

o Sư đoàn 371 (Đoàn B71 hay Đoàn Thăng Long), thành lập
ngày 24 tháng 3 năm 1967.

o Sư đoàn 372 (Đoàn B72)

o Sư đoàn 370 (Đoàn B70) đóng quân tại sân bay Tân Sơn
Nhất - TPHCM

 Binh chủng không quân tiêm kích bom

 Binh chủng không quân vận tải

 Binh chủng không quân trinh sát

B. Sự hình thành các binh chủng

Ngày 21 tháng 3 năm 1958, thành lập Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân
đội Nhân dân Việt Nam với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260. Đến tháng 9
năm 1960 đổi thành Trung đoàn ra đa tình báo 300, từ tháng 5 năm 1961 mang tên
Trung đoàn ra đa 291 (còn gọi là "Đoàn Ba Bể"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không
365.

Ngày 22 tháng 6 năm 1958, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 230 ("Đoàn
Thống Nhất"), trang bị pháo 57 mm đầu tiên của quân đội. Nay thuộc Sư đoàn phòng
không 367.

Ngày 25 tháng 4 năm 1959, thành lập Trung đoàn pháo phòng không 280 ("Đoàn
Hồng Lĩnh"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361.
Ngày 1 tháng 5 năm 1959, thành lập Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên: Trung
đoàn 919.

Ngày 3 tháng 2 năm 1964, thành lập Trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên số
hiệu 921 ("Đoàn Sao Đỏ") với 32 chiếc máy bay chiến đấu MiG-17, 4 chiếc máy bay
MiG-15. Từ tháng 4 năm 1965 chuyển sang máy bay MiG-21.

Ngày 7 tháng 1 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên: Trung
đoàn 236 ("Đoàn Sông Đà"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 361.

Ngày 3 tháng 4 năm 1965, Không quân Nhân dân Việt Nam đánh thắng trận đầu, bắn
rơi 2 máy bay F-8 của Mỹ.

Ngày 22 tháng 4 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa tầm trung 238 ("Đoàn Hạ
Long"). Nay thuộc Sư đoàn phòng không 363.

Ngày 19 tháng 5 năm 1965, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội (từ tháng 3
năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 361) và Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng
(từ tháng 3 năm 1967 đổi là Sư đoàn phòng không 363).

Ngày 4 tháng 8 năm 1965, thành lập Trung đoàn Không quân tiêm kích 923 ("Đoàn
Yên Thế"), gồm 2 đại đội, 17 phi công, sử dụng máy bay MiG-17.

Ngày 13 tháng 11 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa 257 ("Đoàn Cờ Đỏ"). Nay
thuộc Sư đoàn phòng không 361.

Ngày 20 tháng 4 năm 1966, thành lập Trung đoàn ra đa 293, thuộc Bộ Tư lệnh Phòng
không.

Ngày 30 tháng 5 năm 1966, thành lập 3 trung đoàn tên lửa phòng không 261 ("Đoàn
Thành Loa"), 263, 267, thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng. Nay thuộc Sư đoàn phòng
không 367.

Ngày 15 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4.

Ngày 21 tháng 6 năm 1966, thành lập Sư đoàn phòng không 367. Tiền thân là trung
đoàn pháo cao xạ 367, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1953, chuyển thành Đại đoàn
pháo cao xạ 367 ngày 21 tháng 9 năm 1954, trước đây thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh,
sau này tách ra đặt dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không (1958).
Ngày 23 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Bắc, đến 16 tháng
3 năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn phòng không 365.

Ngày 23 tháng 3 năm 1967, thành lập các Binh chủng Ra-đa, Tên lửa Phòng không và
Không quân.

Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn
371) tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và
đoàn bay Z. Đây là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tháng 1 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 375 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu
4.

Ngày 27 tháng 5 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 377.

Tháng 3 năm 1972, thành lập Trung đoàn không quân thứ 3, Trung đoàn 927 ("Đoàn
Lam Sơn").

Ngày 29 tháng 3 năm 1973, thành lập Sư đoàn phòng không 673 tại Trị-Thiên.

Sau đây là thông tin về quân số và vũ khí của lực lượng phòng không không
quân Việt tính đến năm 2008
- 90 SU-22 fighter-bombers
- 36 SU-27 fighters-bombers
- 24 SU-30 fighters-bombers
- 124 MIG-21 Jetfighters
- 26 Mi-24 helicopter gunships
- 4 Be-12 MR aircraft
- 15 KA-25/28/32 ASW helicopters
- SAM: SA-2/-3/-6/-7/-9/-16/-20/-22
Lực lượng PKKQ VN có 3 vạn người,biên chế thành 2 sư đoàn. 2 đoàn công
kích,2 đoàn tiêm kích,3 đoàn vận tải,3 đoàn huấn luyện,4 lữ đoàn cao pháo,6 lữ
rada,hơn 100 trận địa rada,66 trận địa tên lửa đất đối không.
Máy bay công kích: 90 chiếc Su 22,36 chiếc Su27,12 chiếc Su 30 (tới 2010 là
24 )
Máy bay chiến đấu cơ: 124 Mig 21bis đã nâng cấp lên chuẩn mới hiện đại
Trực thăng vũ trang: 26 chiếc Mi 24
Trinh sát biển: 4 chiếc Be 12( không biết viết đúng không )+10 chiếc sắp mua
của Ba Lan
Chống ngầm: 3 chiếc Ka 25,10 chiếc Ka 28, 2 chiếc Ka 32
Trắc lường: 2 chiếc AN 30
Vận tải: 12 chiếc AN 2, 12 chiếc AN 26, 4 chiếc YAK 40, 4 chiếc Mi6, 30
chiếc Mi8,Mi17
Huấn luyện: 18 chiếc L39, 10 chiếc YAK18,10 chiếc BT6,và một vài chiếc Mig
21U

Tên lửa không đối không: AA-2,AA-8,AA-10, AA-12...


Tên lửa không đối đất: AS-9...
Tên lửa đất đối không:SA-2/-3/-6/-7/-9/-16/-22.. S300PMU
Pháo phòng không: 37mm,57mm,85mm,100mm,130mm...
Rada cảnh bị : khoảng 1000 bộ.

M114
Mig 21

AN 26
SA 7
Các sân bay quân sự chính của Việt Nam
Su 27

Cũng nói thêm là Việt Nam hiện là nước đứng đầu Đông Nam Á về tiềm năng
quân sự, hiện nay VN đã tự chế tạo được tên lửa phòng không Igla từ việc
chuyển giao công nghệ của Nga. Đây là tên lửa phòng không vác vai kiểu như
B40 mà ống phóng dài hơn. Ngoài ra, Việt Nam đã đang nghiên cứu cải tiến loại
tên lửa Shaddock ( SS-N-3) là loại tên lửa do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, dài 10
mét, nặng 4,5 tấn, có tầm bắn 460 km, tốc độ 1,5 lần vận tốc âm thanh, Việt
Nam sẽ cải tiến để nâng tầm bắn lên 550 km, đầu đạn nặng 1 tấn và có tốc độ
2,5 lần vận tốc âm thanh.
Dàn tên lửa đất đối không S300PMU mua của Nga là dàn tên lửa hiện đại nhất
tương đương với dàn Patriot của Mỹ nhưng khả năng còn cao hơn cả Patriot. Có
khả năng phòng không chống máy bay tàng hình, đảm bảo không một chiếc
may bay nào có thể vượt qua được khi một quả S300 được phóng lên, VN hiện
có 2 dàn phóng bảo vệ Hà Nội với 75 quả S300, mỗi quả trị giá 1tr dolar. Radar
của S300 đảm bảo quét một vùng rộng lớn nhằm bảo vệ bầu trời của VN. Tốc
độ bay của tên lửa S300 là 1800 -2000 m/s, tầm xa là 150km. Hiện chỉ có vài
nước được Nga bán cho dàn này, Nga cũng đã bán cho Iran dàn này bất chấp
phản đối của Mỹ. Tên lửa S300 bay thấp cách mặt đất 10m và chỉ tấn công khi
đến gần để tránh bị đánh chặn. Dàn này được coi là tiền thân của hệ thống
phòng thủ tên lửa
S 300pmu

VN cũng đã đặt mua số lượng SU 30 hiên đại có khả năng không chiến và oanh ích mục
tiêu, Số lượng SU 30 ở trên hiện VN nhận chưa đủ, có thể đến 2010 sẽ nhận đủ, giá SU
30 là 25 tr dolar một chiếc, khá là rẻ để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.

Su 30 MKI
II. Vai trò của lực lượng phòng không không quân
1. Trong kháng chiến chống Mỹ

Trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, Bộ
đội Phòng không của Quân chủng đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác
đánh thắng không quân hiện đại Mỹ, ngay khi chúng xâm phạm miền Bắc (ngày 5-
8-1964), bắn rơi 8 máy bay và bắt sống giặc lái. Không quân nhân dân Việt Nam
lần đầu tiên xuất kích (ngày 3-4-1965) đã bắn rơi 2 máy bay F.8U của Mỹ, giáng
đòn chí mạng vào “không lực Hoa Kỳ”. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh, bộ
đội PK-KQ vừa chiến đấu vừa xây dựng, càng đánh càng mạnh và liên tục đánh
thắng các cuộc tiến công bằng máy bay của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc XHCN,
mà đỉnh cao là chiến công đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược bằng
máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên cuối tháng 12 năm 1972. Để
cứu vớt cuộc chiến tại Việt Nam, đế quốc Mĩ quyết định leo thang đánh phá miền
bắc trọng tâm sẽ là các cuộc tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược
với mục đích là dùng sức mạnh và biện pháp không hạn chế đánh thẳng vào các
trung tâm đầu não của Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Tại chiến dịch này Hoa Kỳ đã
sử dụng lực lượng không quân chiến lược với B-52 làm nòng cốt ném bom rải
thảm huỷ diệt xuống Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên
tục. Trong chiến dịch phía Mỹ đã huy động 193 máy bay B-52 (50% số lượng loại
máy bay này của Mỹ) và khoảng 1.000 máy bay ném bom chiến thuật (trên 30%
lực lượng ném bom chiến thuật của Mỹ). Bộ đội PK-KQ VN đã hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ bảo vệ các mục tiêu trọng yếu, bảo vệ giao thông vận tải chiến lược
và tham gia tác chiến trong đội hình quân binh chủng hợp thành; đã bắn rơi 2.635
máy bay Mỹ các loại, trong đó có 64 chiếc B.52, 13 chiếc F.111… trong tổng số
4.181 máy bay bị quân và dân ta bắn rơi trên miền Bắc.
2. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quán triệt, thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng, Bộ đội PK-KQ ra sức xây dựng đơn vị vững mạnh toàn
diện, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ và khả năng sẵn sàng
chiến đấu (SSCĐ), phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Các lực
lượng trong toàn Quân chủng đã duy trì nghiêm chế độ trực SSCĐ ở các cấp;
thực hiện “bốn biết” trong quản lý vùng trời, quản lý bay; tăng cường công tác
rèn luyện kỷ luật, xây dựng nền nếp chính quy. Quân chủng đã làm tốt chức
năng tham mưu cho Bộ Quốc phòng trong chỉ đạo tác chiến, huấn luyện, phát
triển lực lượng Phòng không Lục quân, phòng không kiêm nhiệm tại các cơ
quan quân sự địa phương, Hải quân, bộ đội Biên phòng, góp phần xây dựng thế
trận phòng không nhân dân liên hoàn, vững chắc trong thế trận phòng thủ chung
của cả nước... Ghi nhận thành tích của Bộ đội PK-KQ, Nhà nước đã phong
tặng: Quân chủng Phòng không, Quân chủng Không quân, các Binh chủng Ra
đa, Tên lửa, Pháo Phòng không, cùng nhiều tập thể, cá nhân danh hiệu Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

III. Mục tiêu xây dựng và phat triển của lực lượng PKKQ

Trước yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ đẩy
mạnh CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, mỗi cán bộ, chiến sĩ Quân chủng
PK-KQ phải luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đập tan mọi
hành động tấn công xâm lược đường không của kẻ thù; chủ động đối phó có
hiệu quả với chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao; cùng các
lực lượng khác thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tác chiến bảo vệ chủ quyền biển,
đảo, thềm lục địa của Tổ quốc. Để thực hiện tốt vấn đề đó, phải tập trung xây
dựng Quân chủng vững mạnh toàn diện, không ngừng nâng cao trình độ SSCĐ
và sức mạnh chiến đấu, kiên quyết không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình
huống trên không; xây dựng Quân chủng thực sự là lực lượng nòng cốt trên mặt
trận đối không và thế trận phòng không nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Trước hết, tập trung xây dựng Quân chủng vững mạnh về chính trị và tổ
chức. Do tính chất, đặc điểm hoạt động của đơn vị là làm nhiệm vụ quản lý và
bảo vệ vùng trời của Tổ quốc, đòi hỏi đội ngũ cán bộ, chiến sĩ phải có lập
trường, quan điểm vững vàng, ý thức cảnh giác cách mạng cao; tích cực học
tập, rèn luyện nắm vững kỹ, chiến thuật, nâng cao phẩm chất nghề nghiệp, trình
độ và khả năng chiến đấu để giành thắng lợi. Để đáp ứng yêu cầu đó, công tác
giáo dục chính trị, tơư tưởng cần tập trung vào nâng cao nhận thức cho cán bộ,
chiến sĩ về chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tươ tơưởng Hồ Chí Minh, đươờng lối của
Đảng, nhiệm vụ của quân đội, của Quân chủng và của đơn vị trong tình hình
mới. Thông qua giáo dục, làm cho bộ đội nhận thức sâu sắc hơn về chiến tranh
hiện đại; về tiến công đường không bằng vũ khí công nghệ cao của kẻ địch và
yêu cầu phải chiến thắng ngay từ ngày đầu, giờ đầu của cuộc chiến tranh; đồng
thời, khắc phục mọi biểu hiện mơ hồ, chủ quan, mất cảnh giác, hoặc bi quan,
dao động, thiếu niềm tin vào sức mạnh của thế trận phòng không nhân dân khi
phải đối mặt với chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Từ đó, xây dựng
cho mọi cán bộ, chiến sĩ ý chí quyết tâm chiến đấu, dám đánh, biết đánh, quyết
thắng; niềm tin vào VKTBKT, luôn nỗ lực tìm tòi và sáng tạo nhiều cách đánh
hay, có hiệu quả để đánh thắng mọi cuộc tiến công đường không của kẻ thù.
Mặt khác, trươớc những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của các thế lực thù
địch, cấp uỷ và cán bộ chủ trì các đơn vị phải chủ động tăng cường giáo dục
nâng cao sức đề kháng cho toàn đơn vị; đồng thời, giải quyết tốt mọi vơướng
mắc riêng tơư để tập trung vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ. Các đơn vị chú ý
tăng cường giáo dục, nhất là truyền thống vẻ vang của Quân chủng PK-KQ; làm
cho mọi người nhận thức sâu sắc rằng, chiến đấu với kẻ thù, bộ đội PK-KQ
luôn phải lấy ít địch nhiều, lấy chất lơượng cao thắng số lượng đông, lấy trang
bị kém hiện đại đánh thắng kẻ địch có trang bị kỹ thuật hiện đại. Trên cơ sở đó,
các cấp uỷ và cán bộ chủ trì làm tốt công tác định hướng tư tưởng, động viên
cán bộ, chiến sĩ nâng cao ý thức tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao.
Cùng với xây dựng yếu tố con người, Quân chủng tập trung nâng cao chất
lượng các tổ chức trong đơn vị; gắn xây dựng tổ chức đảng với xây dựng tổ
chức chỉ huy và các tổ chức quần chúng. Theo đó, Quân chủng tập trung xây
dựng Đảng bộ vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức; không ngừng
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và phát huy
vai trò đội ngũ cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ. Mọi hoạt động của
cấp uỷ, tổ chức đảng đều thực hiện theo đúng quy chế hiện hành, giữ vững
nguyên tắc lãnh đạo, bảo đảm dân chủ, công khai, phát huy trí tuệ tập thể.
Trong từng thời gian, Đảng uỷ Quân chủng căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, tiêu
chuẩn xây dựng Quân chủng VMTD để xác định chủ trương, biện pháp lãnh
đạo cho phù hợp. Việc kiện toàn tổ chức đảng luôn bảo đảm đồng bộ, thống
nhất với sự điều chỉnh về tổ chức lực lơượng, biên chế trong Quân chủng; việc
duy trì nền nếp, chế độ công tác huấn luyện, SSCĐ, xây dựng nếp sống chính
quy luôn đi đôi với thực hiện tốt chế độ, nền nếp sinh hoạt Đảng, sinh hoạt của
các tổ chức quần chúng, nâng cao hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị
trong các nhiệm vụ. Các cấp uỷ tập trung lãnh đạo làm chuyển biến căn bản,
vững chắc tình hình kỷ luật, nếp sống chính quy; thực hiện nghiêm Quy chế dân
chủ ở cơ sở, tăng cường đoàn kết quân dân, giải quyết kịp thời những vấn đề
mới phát sinh, giữ vững ổn định đơn vị. Quân chủng tiếp tục đẩy mạnh thực
hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khoá X); đẩy mạnh phong trào thi
đua Quyết thắng, tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng đơn vị VMTD.
Phát huy truyền thống Quân chủng Anh hùng, Bộ đội PK-KQ tiếp tục nỗ lực
phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, thách thức, xây dựng đơn vị VMTD, không
ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp, trình độ và khả năng chiến đấu, bảo đảm
hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân giao phó, góp phần
quản lý và bảo vệ vững chắc vùng trời của Tổ quốc trong mọi tình huống.

KẾT LUẬN

Bộ môn Giáo dục Quốc phòng đã đem lại cho chúng em những kiến thức cơ bản về
quân sư, và hơn hết khơi dậy trong mỗi sinh viên lòng yêu nước và ý thức trách nhiệm
đối với Tổ quốc. Là sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội – một trường công nghệ với
những trang sử hào hùng mỗi sinh viên càng cần càng phải ý thức hơn về vai trò của
mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần phải biết tôn trọng và ghi nhớ
công lao ấy, phải phấn đấu học tập, nghiên cứu, sáng tạo để xứng đáng và phát huy
truyền thống vẻ vang của trường. Ngày nay dù được sống, học tập trong thời kỳ đất
nước hoà bình song cần phải luôn đề cao cảnh giác với nguy cơ diễn biến hoà bình,
âm mưu thâm độc của bọn phản động và các thế lực thù địch, phải tiếp tục trau dồi
kiến thức về quân sự, chính trị, khoa học để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh. Để
đáp ứng vơi nhu cầu thời đại mới chúng ta cần ra sức học hỏi, tiếp cận làm chủ công
nghệ mới, tham gia tích cực vào các khoá huấn luyện , luôn trau dồi kiến thức, nâng
cao trình độ về kỹ thuật và lý luận thời đại, thấm nhuần đường nối chính sách của
Đảng và Bác Hồ đã đề ra. Thanh niên phải luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, phát huy
trí tuệ, sẵn sàng lên đường đi theo tiếng gọi của Tổ quốc.

You might also like