You are on page 1of 16

Lời Nói Đầu

Cuốn sách này được soạn thảo để giúp các bạn sinh viên trường đại học FPT – TP.Hồ Chí Minh sẽ và
đang học môn Toán (MAE101) sẽ dễ dàng làm được bài tập môn Toán hơn. Mục đích của cuốn sách này
giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất của môn Toán và phương pháp ứng dụng máy tính cầm tay casio
vào bộ môn Toán này.

Cảm ơn thầy Trần Trọng Huỳnh (HuynhTT) (giảng viên bộ môn Toán – trường đại học FPT – HCM) đã
tận tâm dạy tôi để tôi có thể viết được nên quyển sách điện tử này.
Cảm ơn ba mẹ đã nuôi dạy để tôi để tôi có thể học và nghiên cứu nhiều hơn về các môn học trong phạm
vi trường đại học FPT nói riêng và các bộ môn ngoài khác nói chung.
Cuốn sách điện tử này được viết dựa trên sách Exercise Book – MAE101 được giảng viên Trần Trọng
Huỳnh biên soạn và chỉnh sửa. Cuốn sách này do chính mình viết nên mọi sai sót có thể xảy ra nên mình
mong muốn có thêm một vài bạn chung tay hỗ trợ mình hoàn thiện cuốn sách này hơn. Những bài toán
mình đã lọc ra thường xuất hiện trong đề thi và quiz nên các bạn yên tâm.
Các bạn có thể tải cuốn Exercise Book – MAE101 gốc tại đây. Quyền lưu trữ thuộc về ĐH FPT-HCM.
Sau khi đọc và hiểu cuốn sách này, bạn sẽ biết cách sử dụng máy tính cầm tay CASIO hoặc VINACAL
một cách thành thạo và hiểu sâu về bộ môn Toán (MAE101) hơn. Mình không mong các bạn phụ thuộc
quá nhiều vào nó, mình khuyến cáo các bạn hãy hiểu bản chất tự luận của bài toán trước khi sử dụng
phương pháp giải trên máy tính cầm tay này. Nhưng mình tin chắc bạn sẽ qua môn này rất dễ dàng nếu
thông thạo theo những phương pháp bên dưới.
Mình viết trên tinh thần và tâm huyết của mình mong các bạn ủng hộ bằng việc đọc – hiểu – thi tốt là
được.
Lộ trình mỗi chương sẽ được viết trên từng cuốn sách điện tử khác nhau, bạn đang đọc về Chương 1:
Function and Limit (Hàm số và Giới hạn).
Cảm ơn các bạn đã đọc đến đây.
Liên hệ:
Tên: Ngô Nguyên Bằng (IA_14A)
E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn hoặc bangmapleproject@gmail.com
Ngoài ra nếu các bạn muốn ủng hộ mình thì các bạn có thể tham khảo và tải thử phần mềm của mình trên
website https://bangmaple.com/ nhé! Cảm ơn rất nhiều!
18/04/2019
2
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

CALCULUS
Chapter 1: Function and Limit

1. Find the domain of each function: (Tìm miền (tập xác định) của hàm số)

1 x
a. f ( x) = x+2 b. f ( x) = c. f ( x) = ln( x + 1) −
x −x
2
x −1
Phương pháp (1): Đối với bài toán yêu cầu tìm miền của hàm số, ta nhập hàm số vào màn hình máy tính.
Sau đó ta thực hiện nhấn nút CALC trên bàn phím máy tính. Để có thể sử dụng CALC cho hiệu quả ta
cần phải thuộc “thần chú”: “Hàm chứa mẫu phải sẽ có nghĩa khi x ≠ 0”, “Hàm chứa căn có nghĩa khi x ≥
0”, “Hàm chứa ln có nghĩa khi x > 0”.
Nhìn vào hình dưới, ta thấy hàm này là hàm chứa căn, ta nhanh trí có x + 2 ≥ 0 → x ≥ -2 .Ta có thể kiểm
tra bằng cách dùng nút CALC, khi máy tính hỏi ta CALC tại X bằng bao nhiêu, ta CALC tại x = -2 bằng
cách nhập số -2 vào màn hình máy tính. Sau đó ta nhấn dấu = để ra kết quả.

Tại x = -2 ta được f(x) = y = 0. Ta nói x = -2 thì hàm số trên xác định, có thể thử với vô hạn số ≥ -2 thì
hàm số luôn luôn xác định. Khi ta CALC tại x = 2 thì hàm số được f(x) = y = 2 (như hình bên phải dưới).

Ta sẽ thử CALC tại x = -3 xem nó ra kết quả như thế nào:


Tại x = -3. Hàm số f(x) không được xác định và sẽ báo lỗi “Math ERROR” như hình trên.

Vậy x  ( −; −2 ) sẽ làm hàm số không được xác định. Vậy nên đáp án là: x  [ −2; +)

Phương pháp (2): Ta sử dụng chức năng cái bảng (TABLE). Chức năng TABLE là gì ? Chức năng
TABLE rất mạnh mẽ để đối phó các loại bài toán liên quan đến hàm số, thay vì ta phải sử dụng chức
năng CALC nhiều lần sẽ tốn n thời gian. Chức năng TABLE được sinh ra để tiết kiệm lại số n thời gian
đó. Hãy tưởng tượng bạn muốn CALC từng số từ x = 1 đến x = 29 để dò hàm số có xác định hay không
hoặc để xem kết quả, bạn phải mất khoảng trung bình 29 giây để thực hiện thao tác đó (mình chưa chắc
nếu tâm trạng của bạn có tốt hay không). Chức năng TABLE sẽ khắc phục nhược điểm đó cho bạn, nói

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
3
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

khái quát thì TABLE sẽ CALC từ x = 1 đến x = 29 trong vòng chưa tới 0,5 – 1,0 (giây) tuỳ vào độ phức
tạp của hàm số. Bạn sẽ thu được rất nhiều kết quả khác nhau trong chớp mắt.
Nhưng TABLE mặc định sẽ có nhược điểm là chỉ cho phép bạn xem được 20 giá trị cột x và f(x) cho nên
mình sẽ làm như sau. Tại màn hình chính, các bạn nhấn nút SHIFT sau đó nhấn nút MODE sau đó chọn
nút mũi tên xuống ↓ , sau đó nhấn nút số 5 và sau đó nhấn nút số 1 là xong.

- Mục đích của việc này sẽ loại bỏ bước nhập hàm thứ 2 là hàm
g(x) điều đó đồng nghĩa sẽ tăng giá trị của bảng lên đến 30 thay vì
20. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát hàm f(x) hơn.

Ta lập tức ví dụ thử hàm f ( x) = x + 2 .Ta nhấn nút MODE sau


đó nhấn nút số 7 cũng chính là vào chế độ cái bảng (TABLE), nó sẽ bắt ta nhập hàm f(x) .Sau khi nhập
xong, ta nhấn dấu = để tiếp tục, máy tính sẽ hỏi ta Start (bắt đầu) từ x = bao nhiêu và nếu nhấn dấu = tiếp
sẽ hỏi ta End (kết thúc) đến x = bao nhiêu và khi nhấn tiếp dấu = sẽ hỏi ta bước nhảy là bao nhiêu. Trong
trường hợp ta đã tắt chức năng hàm thứ 2 là g(x) thì ta sẽ nhận được 30 giá trị, ta sẽ dễ dàng gõ Start là x
= -7 tiếp End là x = 7 sau đó Step = 0.5. Mục đích mình bôi đậm là thần chú dành cho đa số hàm số
không phức tạp. Sau đó nhấn dấu = là ta được cái bảng bao quát của hàm CALC từ giá trị x = -7 đến giá
trị x = 7 với bước nhảy là x = 0.5 có nghĩa là máy tính sẽ CALC giúp ta hàm số với giá trị x lần lượt là -
7, -6.5, -6, -5.5, -5, -4.5, -4, -3.5, -3, -2.5, -2, -1.5, -1, -0.5, 0, 0.5, 1, 1.5, 2, 2.5, 3, 3.5, 4, 4.5, 5, 5.5, 6, 6.5
và 7. Và sẽ được kết quả là cột f(x) bên phải lần lượt từng giá trị x bên trái.

- Ta dùng mũi tên xuống ↓ để dò giá trị xác định là những ô cột bên
phải không thông báo ERROR, ta dò xuống thấy cột f(x) không bị
ERROR nữa từ giá trị x = -2 có nghĩa là hàm số bắt đầu xác định từ x
= -2. Nếu ta nhanh trí chọn đáp án là: x   −2; + ) thì rất dễ “đi bụi”
nếu như không dò kĩ, sẽ có khả năng hàm số không xác định trong khoảng dưới nữa. Ta sẽ tiếp tục dò đến
cuối.

Sau khi đã dò đến cuối, ta thấy hàm số luôn xác định. Vậy đáp án: x   −2; + ) là đáp án đúng.

Nhưng… chờ đã, nếu như đề hỏi hàm số f ( x) = x − 8 thì cũng “đi bụi” nếu ta thụ động chọn cách
Start x = -7 và End x = 7.

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
4
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

Sau khi kéo xuống hết, ta thấy hàm số f(x) lúc nào cũng không xác định rồi suy ra hàm số không xác định
khi x  ( −; + ) là sai. Vì ở đây, ta nhìn vào hàm f(x) ta thấy f ( x) = x − 8 hãy thử giải theo cách tự
luận x – 8 ≥ 0 → x ≥ 8. Vậy hàm số sẽ xác định khi x  8; + ) .Vậy như trường hợp ta Start và End
theo cách thụ động là sai. Đơn giản nhất thì hãy nhìn vào hàm số cho dù nó phức tạp hay đơn giản thì ta
sẽ phải xét kĩ lưỡng, cụ thể là hàm số này ta sẽ Start từ x = -1 và End đến x = 13 đến Step ta có thể dễ
dàng tự suy ra được x = 0.5 và ta thấy từ x = 8 thì hàm số sẽ bắt đầu xác định đến dương vô cùng. Vậy
kết quả đúng nhất là: x  8; + ) .

- Vậy nếu như ta nhập End đến x = 14 thì máy tính sẽ báo lỗi thiếu
bộ nhớ, tại vì máy tính không đủ dàn trải hết hơn 30 giá trị ra
TABLE cho bạn xem được.
- Vậy cho nên cách khắc phục là bạn sẽ cần phải giảm giá trị x của
End xuống 1 đơn vị số hoặc ta có cách. Ở phần Step, ta sẽ dùng
công thức (End – Start)/29 để TABLE của bạn có thể trải dài đủ 29
giá trị f(x) ra cho bạn xem. Ở đây mình dùng Start x = -1, End x =
14, Step x = (14 + 1)/29 và ta sẽ tính được Step có giá trị xấp xỉ là ~0.5172 thay vì 0.5 như mặc định sẽ
bị báo lỗi.
Ta cũng thấy được tại x ~ 8.3103 thì hàm số sẽ bắt đầu xác định mà ở dưới đó một chút dưới 8 thì hàm số
sẽ không xác định thì ta nhanh trí suy ra x  8; + ) thì hàm số sẽ trở nên xác định.

x
Hãy thử với bài khác xem, ví dụ câu c. f ( x) = ln( x + 1) − . Ôi trời, nhiều bạn sẽ đọc vô thấy hàm
x −1
gì vừa có ln vừa có căn có thể bị rối, nhưng thấy số không lớn quá. Sau khi đã đọc thủ thuật trên thì bạn
có thể dễ dàng dùng thần chú -7, 7, 0.5 và ra được như sau. Hàm số sẽ được xác định: x  (1; + ) .
Nhưng có bạn sẽ nhìn ra x  1,5; + ) thì hàm số sẽ được xác định. Vậy ta hãy động não, cho Start và
End nhỏ lại thành x = 0.5 đến x = 2 và Step thì hãy sử dụng công thức: x = (2-0.5)/29 và ta được như
sau:
- Bạn có phải đang tự hỏi nếu x = 1 thì hàm số có xác định không?
Hãy thử nhé, lúc đó Step sẽ tròn thành x = 0.1 để TABLE có thể

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
5
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

nhảy tới x = 1. Và ta-đa, tại x = 1 thì hàm số không được xác định. Vậy đáp án sẽ là: x  (1; + ) .

Hãy thử vận dụng cao:

Ở đây ta thấy số 1/5 = 0.2 là số hữu tỉ và những đuôi khoảng xác


định là số nhỏ, ta nhanh trí chọn TABLE, Start x = -2.4, End x =
2.4, Step x = 0.2 và ta được bảng như sau:
- Ta thấy hàm số xác định từ
âm vô cùng đến khoảng 1/5 và
không xác định tại x = 1/5. Ta
lập tức loại đáp án B. và C.
Thử kéo xuống tiếp ta thấy hàm số sẽ xác định khi x > 2. Vậy ta đáp
án A. là đáp án chính xác.

Tổng kết: Sau khi đọc xong phương thức CALC và TABLE, ta sẽ thấy 2 cái đều có mục đích khác nhau
tuỳ vào cách bạn sử dụng. TABLE sẽ mất lợi thế nếu như bài vận dụng trên bạn cho từ x = -2.5 đến x =
2.5 mà Step x = 0.2. Lúc đó bạn sẽ không biết tại x = 1/5 hay x = 2 có xác định hay không, thì lúc đó
CALC sẽ làm phần còn lại giúp bạn. Không có phương thúc nào “phế”, chỉ tại mình “phế”. Nhiều bạn sẽ
ngứa tay sau khi làm xong sẽ xoá bộ nhớ tạm của máy tính, điều này mình không khuyến cáo. Bạn hãy
thoát ra màn hình chính bằng cách nhấn MODE rồi nhấn số 1. Nếu xoá bộ nhớ tạm thì bạn sẽ phải mất
công chỉnh lại TABLE 30 giá trị, khá là phiền phức.
2. Find the range of each function: (Tìm miền giá trị của từng hàm số)

a. f ( x) = x −1 b. f ( x) = x − 2 x c. f ( x) = sin x
2

Ở phần tìm miền giá trị này ngược lại cho với tìm miền của hàm số, ở đây ta tìm giá trị bắt đầu của hàm
số sau khi hàm số đó bắt đầu xác định. Ta sẽ TABLE với hàm số f ( x) = x − 1 . Thần chú -7, 7, 0.5 và
ta được một cái bảng và sau đó kéo xuống, ta thấy sau khi bắt đầu được xác định, giá trị bắt đầu của nó là
y = 0.
Cứ kéo xuống hết, ta thấy nó cứ xác định vậy suy ra đáp án là:
f ( x) = y =  0; + ) . Rất dễ phải không nào.

Bây giờ ta hãy thử với hàm số f ( x) = sin x nhé. Ta thấy, hàm số này là hàm lượng giác. Nếu ta cứ
TABLE theo cách thông thường thì kết quả của TABLE sẽ bị sai. Do đó, ta phải chuyển chế độ số sang

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
6
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

chế độ Radian bằng cách: Ở màn hình chính (nếu không vào được thì hãy thử nhấn nút MODE rồi nhấn
nút số 1), sau đó nhấn nút MODE sau đó nhấn số 4 để vào chế độ Radian.
Một số bạn sẽ thắc mắc nếu việc giữ nguyên chế độ Radian có gây
ảnh hưởng gì đến việc tính toán số không chứa lượng giác thì mình
cho là Không. Nếu bạn giữ nguyên “phong thái” SHIFT
MODE 5 1 và SHIFT MODE 4 thì rất tiện lợi cho việc
tính toán sau này.
Bạn sẽ để ý có biểu tượng chữ D sẽ được chuyển sang biểu tượng chữ R dành cho việc tính toán lượng
giác một cách chính xác. Quay lại vấn đề f ( x) = sin x . Lúc này, thần chú cũng sẽ trở nên khác hẳn,
không còn là -7, 7, 0.5 mà thay bằng x = -2  đến x = 2  và Step x =  /6. Nhìn chung Start, End, Step
của phần lượng giác nếu ghi vậy thì bạn tự hỏi tại sao lại như vậy thì bạn hãy tưởng tượng rằng: Một vòng
tròn của mình là 2  nên mình sẽ quét từ -2  đến 2  để có thể lấy tất cả giá trị trong vòng tròn đó và
bước nhảy là  /6 sẽ trở nên hợp lí nhất để có thể trải dài đến 30 giá trị. Và ta được bảng như sau:

- Ở phần lượng giác, giá trị của nó sẽ quay xung quanh 1 vòng tròn,
không phải theo tuần tự nhưng vẫn tuân thủ giá trị từ bé đến lớn.
Cho nên tập giá trị của hàm số f ( x) = sin x sẽ quét theo vòng tròn
từ f ( x) = y =  −1;1 . Vậy đó cũng chính là đáp án của bài.

Hãy thử vận dụng cao:

Ta cứ nhập vào TABLE như trên mình đã có giải thích. Thần chú -2  , 2  ,  /6 và thử ví dụ một bài

y = 3cos( x + ) + 2 và được bảng như sau:
3

Ta thấy quét một vòng tròn được miền giá trị cũng là đáp án là: f ( x) = y =  −1;5 . Thay vì theo một
cách thụ động như -2  , 2  ,  /6 thì bạn cũng có thể thử với -  ,  ,  /12 ,… Hãy tự nghiên cứu nhé!

Tổng kết: Tìm miền giá trị cũng khá giống với tìm miền xác định, nhưng tìm miền xác định là tìm giá trị
của x để thoả hàm số f(x) = y còn tìm miền giá trị thì ngược lại. Cách sử dụng phương pháp lượng giác
cũng giống y hệt. Đừng thụ động với giá trị Start, End, Step của TABLE nhé!
4. Explain how the following graphs are obtained from the graph of f(x): (Giải thích những đồ thị sau có
được từ đồ thị chính f(x) như thế nào ? )

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
7
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

a. f ( x − 4) b. f ( x ) + 3 c. f ( x − 2) − 3 d. f ( x + 5) − 4

Ở bài toán này, bạn không cần phải tính. Bạn cũng có thể dùng TABLE nhưng mất rất nhiều thời gian,
hãy thuộc thần chú này: (với f(x) là hàm số giả định, a là một hằng số giả định)
f(x)+a: Ta thấy hàm số đi lên a đơn vị. (up)
f(x)-a: Ta thấy hàm số đi xuống a đơn vị. (down)
f(x+a): Ta thấy hàm số dịch qua trái a đơn vị. (left)
f(x-a): Ta thấy hàm số dịch qua phải a đơn vị. (right)
-f(x): Ta thấy hàm số đối xứng qua trục tung (y). (y-axis)
f(-x): Ta thấy hàm số đối xứng qua trục hoành (x). (x-axis)
Nếu bạn thuộc được, bạn sẽ làm được rất nhiều bài toán dạng này.
Hãy thử với câu a. f ( x − 4) . Nhìn lên thần chú ở trên, bạn sẽ dễ dàng biết được hàm số sẽ dịch qua bên
phải 4 đơn vị.
b. f ( x ) + 3 .Bạn sẽ biết được hàm số sẽ đi lên 3 đơn vị.

c. f ( x − 2) − 3 .Nhìn khá rối nhưng vẫn nhận biết được bình thường là hàm số sẽ dịch qua phải 2 đơn vị
và đi xuống 3 đơn vị hoặc bạn không phải là tuýp người ưa khuôn khổ thì bạn có thể đọc hàm số sẽ dịch
xuống 3 đơn vị và đi qua phải 2 đơn vị cũng đúng luôn.
d. f ( x + 5) − 4 .Hàm số sẽ dịch qua trái 5 đơn vị và đi xuống 4 đơn vị.

Hãy thử vận dụng cao:

(Giả sử có đồ thị f ( x) = x . Hãy giải thích đồ thị của hàm số y = x − 1 + 2 có được từ đồ thị chính là
f(x) như thế nào.)

Đọc đến đây sẽ có bạn tự hỏi. Nhưng mình sẽ biết bạn hỏi gì, ở trong căn với trong ngoặc thì đơn vị dịch
chuyển cũng giống nhau, cách thức dịch chuyển cũng giống nhau, nên bạn cứ thoải mái làm bình thường.
Ta có đồ thị sẽ dịch chuyển qua phải 1 đơn vị và đi lên trên 2 đơn vị. Mình có thể mô phỏng cho các bạn
thấy.

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
8
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

Tổng kết: Các bài toán dạng này khá dễ, chỉ cần bạn thuộc thần chú là làm được nhanh gọn.

6. Let f ( x) = x and g ( x) = 2 − x . Find each function:

( Ta có hàm số f ( x) = x và g ( x) = 2 − x . Hãy tìm từng hàm số dưới đây: )

a. f o g b. g o f c. g o g d. f o f

Dạng bài này đề bài hỏi mình cách hợp hàm, ta có: f o g = f ( g ( x )) , g o f = g ( f ( x )) , g o g = g ( g ( x )) ,
f o f = f ( f ( x )) . Có nghĩa ta dùng phương pháp Cắt – Dán. Ví dụ:

Câu a. f o g = f ( g ( x )) = f ( 2 − x ) = 2 − x . Ta nhanh trí cắt g(x) rồi dán vào trong f(x) ta được
f ( 2 − x ) xong ta cũng nhanh trí dán f(x) vào trong x ta được kết quả cuối cùng cũng là đáp án là: f o g

= 2 − x . Nếu bạn không phải là người hướng “nội” thì hãy thử làm người hướng “ngoại” bằng cách:
x2 −1
f o g = f ( g ( x )) = g ( x) = lim . Có nghĩa là thay f(x) hoặc g(x) tương ứng vào x.
x →1 x −1

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
9
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

Hãy thử vận dụng cao:

Ta có f o g ( x ) = f ( g ( x )) = sin( g ( x)) = f ( x 2 + 6) = sin(x 2 + 6) .

Tổng kết: Hiểu được việc hợp hàm, ta sẽ dễ dàng hiểu được những dạng bài toán liên quan ở các bài sau.
Hợp hàm ban đầu đối với những bạn mới bắt đầu cũng có thể khó hiểu, hãy làm thử nhiều lần là sẽ quen.

x2 + x + 1 1
7. Let f ( x) = . Find: a. f ( x + ) b. f (2x − 1)
x x
Tổng kết: Không khác gì bài trên.

8. Use the table to evaluate each expression: (Sử dụng bảng dưới để tính các biểu thức)

x 1 2 3 4 5 6
f(x) 3 1 4 2 2 5
g(x) 6 3 2 1 2 3

a. f ( g (1)) b. g ( f (1)) c. f ( f (1)) d. g ( g (1)) e. g o f (3) f. g o f (6)

Cách thức làm bài dạng này cũng giống như 2 bài trên nhưng ở đây là có thêm hằng số. Hãy thử xem nhé!
f ( g (1)) . Nhìn lên bảng và nhìn vào hàm số, ta sẽ thử làm từ trong ra ngoài, ta có g(1) = 6 là ta được f(6)
tại gì g(1) = 6. Nhìn tiếp lên bảng ta thấy tại f(6) = 5. Vậy f ( g (1)) = 5

Tổng kết: Game là dễ.

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
10
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

9. Evaluate the following limits: (Tính các giới hạn)

x 2 + x − 12 x6 − 1 tan(3x) (3 + h) 2 − 9
a. lim b. lim c. lim d. lim
x →3 x −3 x →1 x10 − 1 x→0 tan(5x) h →0 h

t2 + 9 − 3 x 2 + x − 12 1 1  x2 −1
 x − x 
e. lim f. lim g. lim−  h. lim
t →0 t2 x →+ x 3 −3 x →0
 
x →1 x −1

Ở các bài toán dạng này, đề bài yêu cầu mình tính giới hạn. Có nhiều cách tính giới hạn:

- Nếu đề bài chỉ hỏi lim (với a là hằng số) thì ta sử dụng chức năng CALC tại x=a+0,000001 và x=a-
x →a

0,000001 để kiểm tra giới hạn 2 bên đầu mút của một điểm x như đề bài cho. Nếu một điểm bất kì báo
MATH ERROR là giới hạn đó không tồn tại. Phải thoả lim+ (lim phải) và lim− (lim trái) thì giới hạn của
x→a x →a
một hàm số mới có nghĩa.

- Nếu đề bài chỉ hỏi lim hoặc lim thì ta sử dụng chức năng CALC tại x= 106 hoặc nếu đề bài hỏi lim
x→ x→+ x→−

thì ta CALC tại x= -106 đối với những hàm phức tạp thì ta nên giảm bớt số mũ lại để hàm số không bị lỗi
thành số 0 hoặc bị báo lỗi.

- Nếu đề bài hỏi lim+ (lim phải) thì ta chỉ sử dụng chức năng CALC tại x=a+0,000001 để tìm kết quả
x→a

hoặc lim− (lim trái) thì ta chỉ sử dụng chức năng CALC tại x=a-0,000001 để tìm kết quả.
x →a

x 2 + x − 12
Ví dụ lim . Ta nhập hàm vào máy tính cầm tay:
x →3 x −3
Sau đó sử dụng chức năng CALC tại x = 3+0,000001 và x =
3-0,000001.

Sau khi CALC cả lim trái và lim phải, ta đều được kết quả f(x) = y = 7. Vậy đó là đáp án.

1 1 
Hãy thử thêm một bài nữa rồi chúng ta qua phần vận dụng cao hơn. Ví dụ lim− 
 − 
x →0
x x 
Ta vẫn nhập bình thường là CALC tại x = 0-0,000001 và ra kết quả f(x) = y = xấp xỉ âm vô cùng.

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
11
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

Nếu con số này chưa đủ làm bạn thoả mãn thì hãy con số thập phân 0 tiếp.

Ta được con số rất lớn dần về âm vô cùng, nếu bạn muốn âm lớn hơn thì cứ tăng số 0 sau dấu phẩy là
được. Ta nhanh trí khoanh đáp án lim f ( x) .
x→4

Hãy thử vận dụng cao:

Nhiều bạn sẽ hoảng hốt khi đọc đề là không biết a là số mấy. Ta nhanh trí đọc đề a là số thực khác không
thì ta sẽ cho a là một số nào đó đặc biệt ví dụ a là 1,111. Ta sẽ sử dụng chức năng lưu một số vào biến
như sau. Tại màn hình chính ta sẽ nhập số cần lưu là 1,111. Sau đó ta nhấn nút SHIFT rồi sau đó nhấn
nút STO (hoặc trên có ghi RCL) và nhấn nút có chữ đỏ trên là A, B, C, D, …, F tuỳ bạn, ở đây mình lưu
vào A nên chọn nút A. Sau đó giá trị của bạn đã được lưu vào biến A.

- Thì bạn sẽ được màn hình như sau, sau khi đã lưu vào
biến A thành công, tương tự như mấy biến khác. Mình
đã cho a là số 1,111 thì đương nhiên đáp án có a thì phải
tuân thủ a = 1,111 chứ không phải số nào khác được.
- Sau đó bạn cứ nhập hàm như bình thường:

- Sau đó ta sử dụng chức năng CALC, đề bảo giới hạn


dần về a nên ta CALC tại x = A+0,000001 và x = A-
0,000001 thì ta sẽ thu được kết quả chính xác.

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
12
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

- Máy tính sẽ hỏi bạn có phải biến A đang có giá trị là 1,111 đúng
không. Nếu bạn chấp nhận hãy tiếp tục nhấn nút =

- Ta thu được kết quả không dần về số nào cụ thể. Ta tiếp tục tăng
số 0 sau dấu phẩy lên tầm 3-4 số.

- Ta thu được con số cũng không


mấy khả quan nhưng còn có hi
vọng nó dần về f(x) = y = 5,5.
Ta tiếp tục tăng con số 0.

- Nếu tăng nhiều quá sẽ bị


MATH ERROR đó. Ta sẽ phải
sẽ giảm số 0 xuống một tí.

- Ta được kết quả là 5,48 xấp xỉ là 5,5. Đến đây ta không thể nào
làm cho nó tròn 5,5 được và ta sẽ dùng phép trừ cho từng đáp án.
Nếu đáp án của máy tính xấp xỉ về 0 là đáp án đó là đáp án chính
xác. Ta lưu giá trị của đáp án vào biến B.
Ta sẽ thử với đáp án A. 3a3 và
ta được đáp án của máy tính
không dần về 0.

- Ta sẽ thử tiếp đáp án D. 4a3 ta thấy nó gần xấp xỉ tiến về 0


Nên ta chọn đáp án D. Vì chỉ đáp án D. bị trừ với đáp án của kết quả
lim mới gần xấp xỉ bằng 0.

Tổng kết: Bài vận dụng cao này quả là hơi rối nhỉ, lệch một số 0 sau dấu phẩy cũng là “đi bụi”. Nên ta
hãy để ý về 0, 000001 và 106 là sẽ ổn. Mình cũng đã giới thiệu cho các bạn cách lưu một giá trị vào
một biến tạm, từ đó ta sẽ không cần phải nhớ lại giá trị đó. Limit cũng khá dễ nếu bạn chịu khó cẩn thận,
sai một bước là “đi bụi” như chơi.

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
13
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

Đề cho ta đồ thị như hình bên. Câu a. hỏi tìm giới hạn của mỗi điểm ở bên dưới và giải thích tại sao nó
không tồn tại. Câu b. hỏi tại (những) điểm nào thì hàm số không liên tục.
Đây là dạng bài nhìn đồ thị và suy luận, không cần tính toán. Các bạn hãy để ý những dấu chấm, có
những dấu chấm trắng và dấu chấm đen. Dấu chấm trắng tượng trưng cho điểm gián đoạn làm cho hàm số
không xác định thì ta lập tức làm được ngay câu b. Đó là tại điểm x = 0, x = 2, x = 4 thì hàm số bị gián
đoạn (discontinuous).

Quay trở về câu a.i. lim+ f ( x) là đề bài hỏi ta lim phải tại x = 0+0,000001, đề hỏi ta giá trị lim lúc đó
x →0

bằng mấy thì ta biết lúc đó lim+ f ( x) = 2 bằng cách nhìn đồ thị. Tiếp tục đề hỏi lim− f ( x) là hỏi lim trái
x →0 x →0

tại x = 0-0,000001 lúc đó lim− f ( x) = 0 bằng cách nhìn đồ thị. Cuối cùng đề hỏi lim f ( x) = ?. Tại đây
x →0 x →0

theo lý thuyết giá trị của lim+ f ( x) ≠ lim− f ( x) nên ta dễ dàng kết luận lim f ( x) không tồn tại giá trị
x →0 x →0 x →0

nào để thoả giới hạn đó cả.

Tiếp tục câu a.iii. lim f ( x) , ta đối chiếu từ x = 1 lên trên và chiếu qua chục Oy ta được giá trị lim f ( x)
x →1 x →1

= 1 vì tại đó lim trái bằng lim phải và cũng bằng một, tại nó không bị gián đoạn.

Với hàm số giới hạn lim f ( x) , ta đối chiếu từ x = 4 lên trên đụng đến điểm gián đoạn nên ta phải tính 2
x→4

bên lim và ta cũng được giá trị lim f ( x) = 4.


x→4

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
14
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

12. Determine where the function f ( x ) is continuous:

(Xác định hàm số f ( x ) liên tục tại đâu)

2 x2 + x −1 x −9
a. f ( x) = b. f ( x) = c. f ( x) = ln(2 x + 5)
x−2 4 x2 + 4 x + 1
Những bài toán dạng này ta đi tìm tập xác định của hàm số giống như ở bài (1), phương thức bấm máy
x −9
giống hệt. Ví dụ hàm số f ( x) = , ta dùng thần chú -2, 2, 0.15 và được bảng như sau:
4 x2 + 4 x + 1
- Vậy bạn sẽ tự hỏi tại sao
mình đặt Start, End, Step
khác biệt thế.

Đây là phương pháp không dùng TABLE: Như ở bài (1), để hàm số không xác định thì mẫu phải khác 0
4x 2 + 4x + 1  0 . Ta dùng phương pháp
→ Ta nhanh trí tìm nghiệm của mẫu và lập tức ta sẽ nghĩ ra:
1
SHIFT và CALC (SOLVE) để tìm nghiệm của biểu thức chứa căn và ta sẽ tìm ra nghiệm x  − và
2
 1 1 
cũng là đáp án là  −;    ; +  .
 2 2 

Tổng kết: Cách xác định hàm số liên tục cũng giống như cách tìm tập xác định (miền) của hàm số. Nhưng
ta đã tìm thêm được cách tìm nghiệm bằng phương pháp SHIFT + CALC (SOLVE). Nếu bạn tự hỏi
phương trình bậc 2, 3, 4,… thì mình tìm nghiệm như thế nào cho khỏi còn sót nghiệm thì mình sẽ giải
thích ở những bài sau.

13. Find the constant m that makes f continuous on R:


(Tìm hằng số m để hàm số f liên tục trên R)

 x 2 − m2 , x  4 mx 2 + 2x, x  2
a. f ( x) =  b. f ( x) = 
mx + 20, x  4  x − mx, x  2
3

 e 2x − 1  x2 −1
 ,x  0  ,x 1
c. f ( x) =  x d. f ( x) =  x − 1
 m, x = 0  mx + 1, x = 1
 

Ở những bài toán dạng này, ta làm nhanh như sau. Ví dụ câu a. ta thay x vào trong 2 nhánh ta được:

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
15
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

16 − m 2 , x  4
f ( x) =  . Sau đó ta cho 2 nhánh bằng nhau và giải tìm m:
4 m+ 20, x  4

 x 2 − m2 , x  4
16 − m 2 = 4m + 20 ↔ m = −2 . Vậy ta kết luận với m = −2 thì hàm số f ( x) =  liên
mx + 20, x  4
tục trên R. Tương tự ta làm câu b.

Đến câu c. ta thấy có sự khác biệt ở x  0 nhưng không sao, dấu ≠ đó nghĩa là ta phải tìm lim của nhánh
e2x − 1
đó. Vậy ta sẽ tìm giới hạn (limit) của hàm số và ta được giá trị là lim = 2 . Ta vẫn thế x vào nhánh
x →0 x
dưới nhưng nhánh dưới không có x nên thôi và ta cho 2 nhánh đó bằng nhau ta được: 2 = m và nếu ta còn
không thấy được kết quả nữa thì tập ra vườn lấy ít đất nhét vào túi quần cho quen mùi đất. Làm tương tự
với câu d.
Hãy thử vận dụng:

Đáp án: A

Hãy thử vận dụng cao:

9a − 2b − 12
Ta có nếu làm như cách bình thường: 12 = , nhận thấy được vế phải có mẫu = 0 → Ta
0
nhanh trí tính giới hạn (limit) 2 vế của nhánh dưới vì nhánh trên không có x để thế vào. Ta được:

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn
16
MAE101 (MATHEMATICS FOR ENGINEERING) TRUYỀN KÌ

lim ax − 2b − 12 9a − 2b − 12
12 = x →9
. Sau khi tính giới hạn ta vẫn được: 12 = . Lúc này các bạn sẽ khá
lim 3 x − 1 − 2 0
x →9

rối, nhưng không sao. Ta nhân dưới mẫu lên trên vế trái ta được: 9a − 2b − 12 = 0 . Đề hỏi tính giá trị
P = a + b (với P là đáp án), nhìn tổng quát ta có thể lập được một hệ phương trình 2 ẩn, ta được:

9a − 2b = 12
 . Ta giải tay hoặc vào máy giải hệ phương trình bằng cách nhấn nút MODE sau đó nhấn
 a + b = P
số 5 sau đó nhấn số 1 là ta vào được chức năng giải hệ phương trình 2 ẩn, còn 3 ẩn thì nút số 2. Ta được
màn hình như sau: - Sau đó ta nhập hệ phương trình vào máy, thế P là từng đáp án đề cho, ví dụ ta thế
đáp án A ta được:

Và nhấn dấu = để giải hệ phương trình:


- Ta được một số không hề đẹp đẽ. Ta
thử với đáp án B. P=5 ta được kết quả
ở 2 hình dưới:
- Ta thấy số khá đẹp, nhưng
chờ đã hãy ghi chú a=2, b=3
và thử các đáp án còn lại, với
đáp án D. P=-1/2 ta giải được:
- Với đáp án D. P=-1/2, ta thu
được số cũng khá đẹp, ta cũng
ghi chú lại a=1, b=-3/2. Ta có
cách để kiểm chứng như sau:
Hãy quay lại đề bài, ta thế thử đáp án D. mà ta đã giải ra là a=2, b=3 vào 2 nhánh ta thu được rồi tính lim
2x − 6 − 12
nhánh đó: lim = 24 , so sánh với nhánh trên 12, ta nhận ra tức khắc 12≠24 vậy đáp án B. P=5
x →9 3x −1 − 2
là đáp án sai vì 2 nhánh giới hạn (limit) không bằng sau. Vậy ta chứng minh đáp án còn lại mặc dù biết nó
 3
x − 2  −  − 12
là đáp án duy nhất cũng là đáp án đúng: lim
 2 = 12 , so sánh với nhánh trên 12, ta thấy 2
x →9 3
x −1 − 2
nhánh bằng nhau. Đáp án: D. P=-1/2
Tổng kết: Ta học thêm được cách giải hệ phương trình 2, 3 ẩn bằng máy tính cầm tay để tính những bài
toán khó về giới hạn. Giới hạn 2 nhánh cũng giống như giới hạn thường nhưng bị tách làm 2 là giới hạn
bên trái (x<a) và giới hạn bên phải (x≥a) (với a là hằng số cho trước) và nếu một nhánh cho (x≠a) thì ta
vẫn tính giới hạn của nó như thường.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!

E-mail: bangnnse140937@fpt.edu.vn

You might also like