You are on page 1of 22

Đại cương về virus

1. Định nghĩa
Virus là một đơn vi sinh học vô cùng nhỏ bé có khả năng
biểu thị những tính chất cơ bản của sự sống.
2. Tính chất của virus
+ Kích thước: 20 – 300nm (hầu hết chỉ nhìn thấy dưới
kính hiển vi điện tử)
+ Hình thể: có dạng hình que, hình khối, hình cầu, hình
xoắn, hình sợi…
Một số virus trong quá trình phát triển
hình thành trong tế bào mà chúng ký sinh
tập đoàn virus
Hình thể virus ổn định với từng loại.
Các kiểu đối xứng:
+ Đối xứng hình xoắn ốc: acid nucleic
và capsomer sắp xếp theo hình lò xo
+ Đối xứng hình khối: acid nucleic và
capsomer sắp xếp theo khối đa diện
3. Cấu trúc
Virus có cấu trúc đơn giản, cơ bản gồm hai
thành phần mà virus nào cũng có:
+ Acid nucleic
+ Võ capsid
Virus không có men hô hấp và men chuyển
hóa
a. Cấu trúc cơ bản
* Acid nucleic:
- ADN (sợi kép) hoặc ARN (sợi đơn), chiếm 1 – 2%
trọng lượng
- Chức năng của acid nucleic:
+ Chứa đựng thông tin di truyền của virus
+ Quyết định khả năng gây nhiễm trùng
của virus
+ Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của
virus
+ Quyết định chu kì nhân lân của virus
trong tế bào cảm thụ
* Vỏ capsid:
- Bao quanh acid nucleic
- Cấu tạo từ tiêu đơn vị cấu trúc (capsomer): là những phân tử protein
có cấu trúc giống hệt nhau, sắp xếp đặc trưng cho từng loại virus.
- Chức năng:
+ Bảo vệ acid nucleic bên trong
+ Giúp virus bám lên tế bào cảm thụ
+ Mang tính kháng nguyên đặc hiệu cho virus
+ Giữ cho virus có hình thái và kích thước ổn định
b. Cấu trúc riêng: chỉ có ở một số virus
* Bao ngoài (envelope):
- Bản chất là phức hợp protein, lipid và carbohydrat
- Chức năng:
 Tham gia vào sự bám của virus lên tế bào thụ
cảm
 Lắp ráp và giải phòng virus ra khỏi tế bào
 Giúp virus ổn định về hình thể và kích thước
 Tạo các kháng nguyên đặc hiệu trên bề mặt tế
bào virus.
* Enzym:
- Virus không có enzym chuyển hóa, hô
hấp, nhưng lại có emzym cấu trúc và
emzym sao chép ngược.
- Một số Emzym cấu trúc: Haemaglutinin,
Neuraminidase…
SINH LÝ VIRUS
1. Tính chất ký sinh
2. Sức đề kháng của virus
2. Sự nhân lên của virus

- Virus chỉ có thể nhân lên trong tế bào cảm


thụ, gồm các giai đoạn:
a. Giai đoạn hấp phụ:

- Virus gắn với tế bào cảm thụ nhờ các receptor có trên
bề mặt tế bào.

b. Giai đoạn xâm nhập:

- Virus xâm nhập vào tế bào cảm thụ bằng nhiều cách
(thực bào, hòa màng và emzym). Sau khi xâm nhập,
tiến hành cởi vỏ và giải phòng acid nucleic.
c. Giai đoạn tổng hợp

- Là giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất, virus sau khi acid

nucleic được giải phóng, nó sẽ gắn vào nhiễm sắc thể của tế

bào, nhờ đó các thành phần của virus mới sẽ được tổng hợp.
d. Giai đoạn lắp ráp
- Các thành phần của virus mới được lắp ráp theo khuôn mẫu
nhờ emzym cấu trúc của virus và emzym của tế bào cảm thụ.
e. Giai đoạn phóng thích
- Virus mới được tạo thành sẽ phóng thích ra khỏi tế bào theo
hai cách:
+ Phá vỡ tế bào
+ Nảy chồi
3. Hậu quả của sự nhân lên của virus trong tế bào
+ Phá hủy tế bào
+ Làm sai lạc nhiễm sắc thể
+ Tạo các tiểu thể nội bào
+ Tạo hạt virus không hoàn chỉnh
+ Gây chuyển thể tế bào
+ Tạo tế bào tiềm tan
+ Tạo Interferon
4. Phân loại:
Có nhiều các phân loại virus, nhưng chủ yếu là 4
phương pháp sau:
a. dựa trên acid nucleic (DNA hoặc RNA)
b. Trọng lượng phân tử acid nucleic
c. Hình thể virus, hình thể nucleocapsid
d. Vật chủ và không gian truyền bệnh
VIRUS VÀ BỆNH HỌC
Một virus có thể gây ra nhiều hội chứng khác nhau và ngược lại một hội
chứng có thể do nhiều virus khác nhau gây ra.
Để gây bệnh, virus phải xâm nhập vào vật chủ, nhân lên ở tế bào cảm thụ và
gây tổn thương tế bào.
Các giai đoạn của quá trình nhiễm virus:
- Virus phải bám và xâm nhập vào tế bào chủ.
- Virus xâm nhập sâu hơn hoặc lan tràn đi xa tới các cơ quan khác của cơ thể.
- Giai đoạn hồi phục sau nhiễm virus hoặc chuyển sang các thể nhiễm trùng khác.
Nhiễm virus có thể tự khỏi, tuy nhiên có những trường hợp virus tồn tại giai đoạn dài
trong cơ thể. Sự thải trừ virus ra ngoài cơ thể tuỳ thuộc từng loại virus và ở các giai
đoạn khác nhau của bệnh.
Một số virus gây bệnh thường gặp
- Các virus gây bệnh đường hô hấp: virus cúm, Coronavirus (như virus
SARS).
- Các virus gây bệnh hệ thống TK: virus bại liệt, virus dại, virus VNNB
- Các virus gây bệnh da, niêm mạc: Herpesvirus, virus sởi, virus thuỷ
đậu-zona.
- Các virus gây bệnh đường tiêu hoá: Rotavirus.
- Các virus gây bệnh viêm gan: virus viêm gan A, B, C, D,E.
- Các virus gây bệnh sốt xuất huyết: Dengue
- Các virus gây bệnh khác: virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch
(HIV)
Phòng bệnh
* Phòng bệnh không đặc hiệu
- Phát hiện sớm và cách ly bệnh nhân.
- Sử dụng các phương tiện phòng tránh lây lan, vệ
sinh cá nhân.
- Khử trùng, tiệt trùng dụng cụ, môi trường, các chất
thải của bệnh nhân.
- Diệt côn trùng truyền bệnh (muỗi, ve).
* Phòng bệnh đặc hiệu: vacxin
Điều trị
Để điều trị một nhiễm trùng do virus người ta cần lưu ý một
số điểm sau đây:
- Kháng sinh không có tác dụng ngăn cản quá trình nhân lên của
virus.
- Nhiễm trùng do virus dẫn đến một tình trạng suy giảm miễn dịch
tạm thời hoặc đôi khi vĩnh viễn (như đối với virus HIV).
- Thuốc kháng virus
- Interferon
- Globulin miễn dịch: globulin miễn dịch chống virus viêm gan B,
virus dại

You might also like