You are on page 1of 10

Câu 2: TRÌNH BÀY NGUYÊN LÍ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN

1. Khái niệm liên hệ, mối liên hệ


- Khái niệm liên hệ: Là quan hệ giữa hai đối tượng nếu sự thay đổi của một trong số chúng nhất định
làm đối tượng kia thay đổi; ngược lại, cô lập (tách rời) là trạng thái của các đối tượng, khi sự thay đổi
của đối tượng này không ảnh hưởng gì đến các đối tượng khác, không làm chúng thay đổi.
- Khái niệm mối liên hệ: Mối liên hệ là một phạm trù triết học dùng để chỉ các mối ràng buộc thương
hỗ, quy định và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các yếu tố, bộ phận trong một đối tượng hoặc giữa các đối
tượng với nhau.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa các cơ quan trong cơ thể con người, giữa đồng hóa và dị hóa; mối liên hệ
giữa các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa; giữa cung và cầu...Trong một quốc gia và giữa các quốc
gia với nhau...
+ Khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ, chỉ những mối liên
hệ tồn tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới hay nói cách khác mối liên hệ phổ biến được dùng
với hai nghĩa cơ bản đó là: dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ: dùng để chỉ sự khái quát
những mối liên hệ có tính chất phổ biến nhất.
Ví dụ mối liên hệ giữa cái riêng và cái chung; nguyên nhân và kết quả; nội dung và hình thức... lượng
và chất, các mặt đối lập...>Sự vật nào chẳng có mối liên hệ đó, những mối liên hệ đặc thủ dù đa
dạng, phong phú đến đâu thì cũng chỉ nằm trong những mối liên hệ phổ biến đỏ...
2. Tính chất của mối liên hệ phổ biến
+ Tính khách quan: Mối liên hệ là cái vốn có của bản thân sự vật, không phụ thuộc vào ý muốn chủ
quan của con người. Con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động
thực tiễn của mình.
Ví dụ: Mối liên hệ giữa con vật cụ thể (một cái riêng) với quá trình đồng hóa - dị hóa; biển dị - di
truyền; quy luật sinh học: sinh – trưởng thành - già – chết... -->(cái chung)->Cái vốn có của con vật
đỏ, tách rời khỏi mối liên hệ đó không còn là con vật, con vật đó sẽ chết... Mối liên hệ đó mang tính
khách quan, con người không thể sáng tạo ra được mối liên hệ đó, mà có thể nhận thức, tác
động...con vật đó sẽ chết... Mối liên hệ đó mang tính khách quan, con người không thể sáng tạo ra
được mối liên hệ đỏ, mà có thể nhận thức, tác động...
+ Tính phổ biến của các mối liên hệ thể hiện ở chỗ: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hóa lẫn
nhau không những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy, mà còn diễn ra giữa các
mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Không gian và thời gian; sự vật, hiện tượng; tự nhiên, xã hội, tư duy đề có mối liên hệ, chẳng
hạn quá khứ, hiện tại, trong lai liên hệ chặt chẽ với nhau...
+ Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau thì mối liên hệ khác nhau;
một sự vật hiện tượng có nhiều mối liên hệ khác nhau (bên trong – bên ngoài, chủ yếu – thử yếu, cơ
bản – không cơ bản...), chúng giữ vị trí, vai trò khác nhau đổi với sự tồn tại và phát triển của sự vật,
hiện tượng đó; một mối liên hệ trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau thì tính chất, vai trò cũng
khác nhau. 
Ví dụ: Mối liên hệ con người, con cá... với nước khác nhau, cùng con người nhưng mỗi giai đoạn
phát triển khác nhau nhu cầu về nước cũng khác, con người sống nơi lạnh, nơi nóng nhu cầu về nước
khác nhau; cây xanh có cây cần nhiều nước, ánh sáng, cây cần ít nước, ánh sáng...-> Đa dạng phong
phú của các mối liên hệ.
Cùng mối liên hệ thầy - trò; cha mẹ - con cái; chồng - vợ... giữa phương Đông và phương Tây;
phương Đông truyền thống và hiện nay; ở mỗi nước phương Đông cũng có biểu hiện khác nhau ->
Mối liên hệ rất đa dạng, phong phú...
3. Ý nghĩa phương pháp luận 
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ, tác động qua lại với nhau; do vậy , khi xem xét
đối tượng cụ thể cần tuân thủ nguyên tắc toàn diện.
+ Thứ nhất, khi nghiên cứu, xem xét đối tượng cụ thể, cần đặt nó trong chỉnh thể thống nhất của tất cả
các mặt, các bộ phận các yếu tố, các thuộc tính, các mối liên hệ của chỉnh thể đó.
Ví dụ khi đánh giá sinh viên phải xét nhiều mặt (thể lực, trí lực, phẩm chất; học tập; đoàn thể...;
nhiều mối liên hệ (thầy cô, nhân viên, bạn bè, chủ nhà trọ, gia đình...), mối liên hệ với tự nhiên, cơ sở
vật chất của nhà trường...--> Giữa các mặt, các mối liên hệ tác động qua lại  phải có cái nhìn bao
quát chỉnh thể đó rút ra sv là người như thế nào
+Thứ hai, chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và nhận thức
tromng sự thống nhất hữu cơ nội tại, bởi vì chỉ có như vậy, nhận thức mới có thể phản ánh được đầy
đủ sự tồn tại khách quan với nhiều thuộc tính, nhiều mối liên hệ, quan hệ và tác động qua lại của đối
tượng. 
Ví dụ: Khi đánh giá về công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, chúng ta phải đánh giá
toàn diện những thành tựu (kết cấu hạ tầng, thu nhập, mức sống, giáo dục, y tế... cùng những hạn chế
(mặt trái của những yếu tố trên, đặc biệt là tệ nạn xã hội) -> Rút ra được thành tựu là vẫn là cái cơ
bản. Trên cơ sở đó, chúng ta kết luận đổi mới là tất yếu khách quan, phải phân tích chi ra được
nguyên nhân dẫn tới hạn chế, nguyên nhân nào là cơ bản, chủ yếu -> Giải pháp khắc phục yếu kém
đó -> Mỗi người có niềm tin vào công cuộc đổi mới vào sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội.
+ Thứ ba, cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi trường xung
quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong không gian, thời gian nhất định,
tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương
lai của nó.
Ví dụ: Vẫn tiếp ví dụ trên, chúng ta khi đã chỉ ra những hạn chế như tham ô, tham nhũng, lãng phí;
con ông cháu cha, ma túy, cờ bạc,... -> Chúng ta phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả đó ->
Có cả nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu (đời sống kinh tế
hiện tại; do quan niệm truyền thống, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, thói tham lam, ích kỷ...; hệ thống
pháp luật chưa đồng bộ, còn kẽ hở, một số cán bộ thoái hóa biến chất tham ô, tham nhũng; công tác
giáo dục, tuyên truyền; giám sát, có lúc xử lý chia mạnh, tính răn đe chưa cao...)->Có phân tích
nguyên nhân cơ bản, trực tiếp, chủ yếu... dẫn đến kết quả đó -> Giải pháp phù hợp -> Tương lai
những hiện tượng tiêu cực đó mới có thể bị xóa bỏ.
+ Thứ tư, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, thuật nguỵ biện và chủ nghĩa chiết
trung.
Ví dụ: Đánh giá một sự vật, chỉ nhìn một vài mặt, vài mối liên hệ đã đi đến kết luận bản chất sự vật
(Phiến diện – Sai Lầm), chẳng hạn đánh giá con người; biến nguyên nhân cơ bản, chủ yếu thành thứ
yếu và ngược lại (Ngụy biện – Sai lầm), chẳng hạn kết quả học tập đạt kết quả kém đổ lỗi cho thầy
cô, nhà trường...
1. Khái niệm phát triển:
+ Quan điểm siêu hình, nói chung, phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật, hiện
tượng. Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại
mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới và nguồn gốc của sự
phát triển” đó nằm ngoài sự vật.
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình
tiến lên thông qua bước nhảy. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa có những bước nhảy vọt... làm
cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những bước thụt lủi tương đối trong sự tiến
lên. Nguồn gốc bện trong của sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự
vật, hiện tượng. Khuynh hướng chung của sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế
thừa, có sự dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn.
+ Khái niệm phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,
từ chất cũ đến chất mới ở trình độ cao hơn. 
Giải thích thêm: Quan điểm siêu hình chỉ đúng trong một phạm vi hẹp, bởi vì sự đứng im của sự vật
chỉ là tương đối (đặt trong một quan hệ nhất định), vận động là tuyệt đối, sự phát triển của một con
người rõ ràng không chỉ thay đổi về chiều cao, cân nặng, tuổi tác... (lượng) mà còn thay đổi về chất,
qua nhiều chất khác nhau ở những quan hệ khác nhau như Thơ ấu -> Thiếu niên -> Thanh niên ->
Trung niên; Tiểu học -> THCS > THPT... -> Nguồn gốc của sự phát triển phải nằm ở bên trong sự
vật...
+ Phân biệt sự khác nhau giữa khái niệm phát triển với khái niệm vận động: Khái niệm vận động có
nội hàm rộng hơn khái niệm phát triển, chi vận động nào theo khuynh hướng đi lên thì mới là phát
triển. Do đó, phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của vận động, nó chỉ khái quát xu hướng chung
của vận động là vận động đi lên của sự vật, hiện tượng mới trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng
cũ.
Lưu ý: Phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện tượng -> Điều đó không có nghĩa là tất cả
mọi sự vật, hiện tượng đều phát triển, chẳng hạn, các thành phần kinh tế ở Việt Nam những năm qua
khuynh hướng chung là phát triển nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả các thành phần kinh tế đều
phát triển đi lên, có thành phần, có doanh nghiệp đi lên, có thành phần, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ,
phá sản...
2. Tính chất của sự phát triển:
+ Phát triển có tính khách quan thể hiện ở chỗ: Nguồn gốc của sự phát triển nằm trong chính bản
thân sự vật, hiện tượng, chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệt không phụ thuộc vào
ý muốn chủ quan của con người.
Ví dụ: Để phát triển năng lực tiếng Anh (B2), trình độ... trước hết phải giải quyết mâu thuẫn
trong quá trình nhận thức, giữa cái biết ít (nghe, nói, đọc, viết) với yêu cầu rất cao của chứng chỉ
B2 -> Học, thực hành, giao tiếp -> Tích lũy về lượng -> Chất...; sự phát triển về trọng lượng của
một con người, giải quyết mâu thuẫn giữa động hóa (nạp năng lượng và dị hóa giải phóng năng
lượng)...
+ Phát triển có tính phổ biến: Sự phát triển diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và tư duy.
Ví dụ: Trong tự nhiên, sự phát triển thực vật -> động vật -> con người...; sự phát triển của các
hình thái kinh tế xã hội từ cộng sản nguyên thủy... -> Cộng sản chủ nghĩa; sự phát triển về thu
nhập bình quân đầu người ở Việt Nam...; từ nhận thức sự vật bề ngoài -> Nhận thức bên trong,
từ chỗ cho nguyên tử là nhỏ nhất -> điện tử ->hạt nhân...; từ nhận thức cái đơn giản (khi còn
nhỏ) đến nhận thức cái phức tạp, trừu tượng trưởng thành)...
+ Phát triển có tính kế thừa: Sự vật, hiện tượng mới ra đời từ sự vật, hiện tượng cũ, chứ không
phải ra đời từ hư vô, vì vậy trong sự vật, hiện tượng mới còn giữ lại, có chọn lọc và cải tạo các
yếu tố còn tác dụng, còn thích hợp với chúng, trong khi vẫn gạt bỏ mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu
của sự vật, hiện tượng cũ đang gây cản trở sự vật mới tiếp tục phát triển.
Ví dụ: Sự ra đời học thuyết Mác kế thừa 3 tiền đề lý luận; để hình thành tư tưởng HCM kế thừa
tinh hoa văn hóa phương Đông và phương Tây; sự ra đời của CNXH kế thừa thành tựu của các
chế độ đã có từ trước mà trực tiếp là của CNTB; việc xây dựng nền văn hóa VN hiện nay kế thừa
văn hóa truyền thống...
+ Phát triển có tính đa dạng, phong phú: Các sự vật, hiện tượng khác nhau có quá trình phát triển
không giống nhau. Một sự vật, hiện tượng trong những không gian, thời gian khác nhau, điều
kiện, hoàn cảnh khác nhau thì sự phát triển diễn ra khác nhau.
Ví dụ: Sự phát triển của thực vật khác động vật; cây đặt trong bóng tối sự phát triển khác với cây
để ngoài trời; sự phát triển của hai đứa trẻ sinh đôi (được tách ra 2 môi trường khác nhau, 2 nền
giáo dục khác nhau, sự phát triển khác nhau...); sự phát triển của mỗi quốc gia đang phát triển
hiện nay thế kỷ 20 khác với sự phát triển của các nước đang phát triển thế kỷ 19...
3. Ý nghĩa phương pháp luận
+ Muốn nắm được bản chất, nắm được khuynh hướng phát triển của sự vật, hiện tượng thì phải tự
giác tuân thủ nguyên tắc phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu:
Thứ nhất, khi nghiên cứu, cần đặt đối tượng vào sự vận động, phát hiện xu hướng biến đổi của nó
để không chỉ nhận thức nó ở trạng thái hiện tại, mà còn dự báo được khuynh hướng phát triển của
nó trong tương lai.
Ví dụ lựa chọn ngành nghề để học đại học của học sinh; việc xây dựng một chiến lược phát triển
kinh tế (địa phương, quốc gia) phải dự báo được khuynh hướng phát triển trước hiện tại nhiều
năm (căn cứ vào quá khứ, hiện tại) để dự báo tương lai...
Thứ hai, cần nhận thức được rằng, phát triển là quá trình trải qua nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn
có đặc điểm, tính chất, hình thức khác nhau nên cần tìm hình thức, phương pháp tác động phù hợp
để hoặc thúc đẩy, hoặc kìm hãm sự phát triển đó ->Quan điểm lịch sử - cụ thể.
Ví dụ: Sự phát triển về trình độ, bằng cấp... của học sinh tiểu học -> THCS ->THPT -> Đại
học... ứng nó là sự phát triển của học sinh – Sinh viên..., mỗi giai đoạn đó có đặc điểm, tính chất,
hình thức khác nhau, chẳng hạn học ở đại học đặc điểm kiến thức rộng, đồ sộ, người học chủ yếu
là tự nghiên cứu (thầy cô định hướng, gợi mở), người học làm trung tâm; hình thức học như thế
nào cho phù hợp học nhóm, thảo luận...
Thứ ba, phải sớm phát hiện và ủng hộ đối tượng mới hợp quy luật, tạo điều kiện cho nó phát triển;
chống lại quan điểm bảo thủ, trì trệ, định kiến.
Ví dụ: Mọi sự vật đều thay đổi, cái mới ra đời, phủ định cái cũ là tất yếu... sự ra đời của khoán
10 là kết quả của quá trình thai nghén từ khoán chui -> Nảy sinh từ việc canh tác trong hợp tác
xã không hiệu quả; một sáng kiến mới trong một tập thể để thay đổi cách làm, quản lý cũ chúng
ta cần trân trọng, ủng hộ; một người lầm lỡ mắc phải sai lầm thì tập thể, người quản lý cần phải
nhân văn, chỉ cho họ thấy sai...
Thứ tư, trong quá trình thay thế đối tượng cũ bằng đối tượng mới phải biết kể thừa các yếu tố tích
cực từ đối tượng cũ và phát triển sáng tạo chúng trong điều kiện mới.
Ví dụ sự ra đời của CNXH phải kế thừa thành tựu của CNTB; xây dựng nền văn hóa mới hiện nay
phải trân trọng cái truyền thống tích cực, phải đi lên hiện đại từ truyền thống...; sự thay thế của
thế hệ giá bằng thế hệ trẻ cũng là tất yếu, người trẻ được bổ nhiệm vào vị trí mới cần ứng xử như
thế nào với người tiền nhiệm (cậu thị, tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm...)
+ Từ hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tuân
theo nguyên tắc lịch sử - cụ thể.
Nguyên tắc lịch sử - cụ thể có đặc trưng cơ bản là muốn nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng
cần xem xét sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó vừa trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh
vừa trong quá trình lịch sử, vừa ở từng giai đoạn cụ thể của quá trình đó.
Ví dụ: Đánh giá về cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp... phải gắn với điều kiện,
giai đoạn cụ thể...; đánh giá, bổ nhiệm cán bộ cần quan tâm đến đặc thù của cán bộ nữ (sinh con,
nuôi con nhỏ, cơ hội học tập... khó hơn)...Nguyên tắc lịch sử - cụ thể không chỉ dừng lại ở chỗ liệt
kê những giai đoạn phát triển lịch sử mà khách thể nhận thức đã trải qua, mà còn đòi hỏi chủ thể
nhận thức phải vạch ra được tính tất yếu và các quy luật chi phối sự thay thế lẫn nhau của các
khách thể nhận thức.
Ví dụ: Khi phân tích về Việt Nam cần mô tả các giai đoạn của nó: Việt Nam trước đây là một
nước nông nghiệp lạc hậu (nước kém phát triển), hiện nay là một nước đang phát triển -> Tương
lai tất yếu sẽ là một nước phát triển -> Muốn vậy, chúng ta phải chỉ ra quy luật, yếu tố tác động,
nguồn lực; phân tích thời cơ, thách thức; điểm mạnh, điểm yếu của Việt Nam, khắc phục khó
khăn, vượt qua thách thức để trở thành một nước phát triển....
CÂU 3: PHÂN TÍCH QUY LUẬT CHUYỂN HOÁ TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƯỢNG
THÀNH NHỮNG THAY ĐỔI VỀ CHẤT VÀ NGƯỢC LẠI
Khái niệm chất và khái niệm lượng
Khái niệm chất: Khái niệm chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của các sự vật, hiện
tượng là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nỏ, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng
khác.
+ Tạo thành chất của sự vật, hiện tượng chính là các thuộc tính khách quan vốn có của nó. Mỗi sự
vật, hiện tượng đều có những thuộc tính cơ bản và không cơ bản, chỉ có thuộc tính cơ bản mới tạo
thành chất của sự vật, hiện tượng, khi những thuộc tỉnh cơ bản thay đổi thì chất của nó thay đổi.
Cùng một thuộc tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là khống cơ bản.
Ví dụ: Lênin đã đưa ra ví dụ về cái cốc, trong mối quan hệ với người uống nước thì cái đáy cốc
có lành hay không, đó là thuộc tính cơ bản. Trong mối quan hệ với người dùng cốc để úp con
bướm thì thuộc tính cơ bản là tính chất trong suốt của thủy tinh, vv..
Ví dụ: Tạo nên chất của đường (ăn) là sự thống nhất của nhiều thuộc tính như vị ngọt, tỉnh thể,
hòa tan trong nước... Hay tạo nên chất của con người (bản chất) so với loài vật gồm nhiều thuộc
tính như biết lao động, có ngôn ngữ, biết tư duy...
+ Sự phân biệt giữa chất và thuộc tính cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Một chất có nhiều thuộc
tính nhưng mỗi thuộc tính, với tư cách là một sự vật hay hiện tượng thì cũng được coi là một chất
vì nó lại bao gồm nhiều thuộc tính khác cấu thành nó.
Ví dụ, mỗi nguyên tố hóa học là một chất bao gồm nhiều loại nguyên tử khác nhau nhưng mỗi
nguyên tử lại được coi là một chất khác nhau, đi sâu vào kết cấu của các nguyên tử, những hạt có
diện tích khác nhau cũng là những chất khác nhau.
+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tổn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn
phát triển của sự của sự vật, hiện tượng lại có những chất khác. Mỗi sự vật, hiện tượng không phải
chỉ có một chất mà có nhiều chất.
Ví dụ: Những mức độ trưởng thành của cá nhân một con người: ấu thơ -> mầm non -> nhi đồng
-> thiếu niên -> thanh niên, v,v.. mỗi giai đoạn đó là một chất....
+Chất của sự vật, hiện tượng còn được xác định bởi cấu trúc và phương thức liên kết giữa các yếu
tố cấu thành sự vật đó, do đó, chất của sự vật không chỉ thay đổi khi thay đổi những yếu tố cấu
thành mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố đỏ.
Ví dụ, than chì và kim cương đều được cấu thành từ cacbon, phương thức liên kết khác nhau cho
ra chất khác nhau...
+ Chất là một tương đối ổn định (ít thay đổi).
Ví dụ: Trạng thái của nước rắn, lỏng, khí (chất), sự thay đổi về lượng của nhiệt độ (lượng) từ 40
đến 50 độ C chưa làm cho trạng thái lông của nước thay đổi.
- Khái niệm lượng: Khái niệm lượng dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật,
hiện tượng về các phương diện: số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp
điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
+ Lượng cũng mang tính quy định khách quan. Bởi vì, sự vật, hiện tượng nào cũng có lượng vì nó
là một dạng của vật chất chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tổn tại trong một thời
gian nhất định; và lượng do chất quy định.
+ Lượng có nhiều loại khác nhau, có những lượng được diễn tả bằng những con số chính xác có
thể do, đếm được. 
Ví dụ, chiều cao, cân nặng của một người, một vật, v,v.. có những lượng khó đo lường được bằng
những con số cụ thể mà chỉ có thể nhận thức được bằng khả năng trừu tượng hóa. Ví dụ, ý thức
tham gia giao thông của người Việt Nam kém, phong trào học tập, văn nghệ của một tập thể nào
đó cao, v,v...
+ Lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ, quá trình học tập môn triết mỗi tiết, mỗi buổi có sự gia tăng về lượng kiến thức, kỹ năng,
ứng xử, thải độ...
+ Sự phân biệt chất và lượng cũng chỉ là tương đối, cái trong mối quan hệ này được coi là chất thì
trong mối quan hệ khác được coi là lượng. 
Ví dụ, con số là một sự quy định về lượng nhưng những con số khác nhau lại là những chất khác
nhau, con số 7 chỉ sự phát triển của lượng từ 1 đến 7 nhưng 7 lại là một chất khác với 6, VV..
Quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất
+Chất và lượng của sự vật là hai mặt của cùng một sự vật, chúng tồn tại trong tinh quy định lẫn
nhau: tương ứng với một loại lượng nhất định thì cũng có một loại chất tương ứng và ngược lại.
Ví dụ, tương ứng với cấu tạo H – 0 – H (cấu tạo liên kết 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử ôxy)
thì một phân tử nước được hình thành với tập hợp các tính chất cơ bản, khách quan, vốn có của
nó là không màu, không mùi, không vị, có thể hòa tan muối, axít... Vì giữa chất và lượng có mối
quan hệ quy định lẫn nhau như vậy nên những biến đổi về lượng sẽ tất yếu có khả năng dẫn đến
thay đổi về chất và ngược lại.
Ví dụ, quy định nên trạng thái thể lỏng của nước chính là lượng nhiệt độ của nó (chứ không phải
là số lượng nguyên tử hyđrô và ôxy), do đó khi lượng nhiệt độ này biến thiên thi tất yếu có khả
năng dẫn đến sự biến đổi về trạng thái của nước sang thể rắn, lỏng, khí.
+ Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm thay đổi về chất
được gọi là độ. Nói cách khác, đó là phạm trù triết học chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là
khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chia làm thay đổi căn
bản về chất của sự vật.
Ví dụ, độ của chất sinh viên là 4 năm học đại học; độ của chất học sinh là 12 năm phổ thông...
+ Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, giới hạn đó
chính là điểm nút. Điểm nút dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về lượng đã đủ làm thay
đổi về chất của sự vật.
Vi dụ: Thời điểm sinh viên báo cáo xong, thành công đồ án tốt nghiệp, tích lũy đủ số tín chỉ, hoàn
thành hết nghĩa vụ với nhà trường...
+ Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là bước nhảy. Bước nhảy là
sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một sự vật. Giai đoạn phát
triển mới. Bước nhảy rất đa dạng (bước nhảy nhanh và chậm, lớn và nhỏ, toàn bộ và cục bộ...) tùy
theo mâu thuẫn, tính chất, điều kiện của mỗi
Ví dụ, bước nhảy từ chất học sinh sang chất sinh viên; từ chất sinh viên sang học viên cao học...
+ Lưu ý: “Độ", “điểm nút”, “bước nhảy” không phải là bất biến mà nó có thể thay đổi tùy từng sự
vật, hiện tượng, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể...
Ví dụ: Nước nguyên chất, trong điều kiện 1 atmosphe ở trạng thái thể lỏng (chất) được quy định
bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0 độ C đến 100 độ C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến đổi tùy từng sự
vật, hiện tượng, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể...
Ví dụ: Nước nguyên chất, trong điều kiện 1 atmosphe ở trạng thái thể lỏng (chất) được quy định
bởi lượng nhiệt độ (lượng) từ 0 độ C đến 100 độ C (độ). Khi lượng nhiệt độ biến thiên đến
ngưỡng 0 độ C hoặc 100 độ C đó (điểm nút) thì tất yếu xảy ra quá trình biến đổi trạng thái của
nước từ trạng thái lóng sang trạng thái rắn hoặc khi bước nhảy).
 Những thay đổi về chất dàn đèn những thay đổi về lượng: Chat mới ra đời sẽ tác động trở lại
tới sự thay đổi về lượng mới (làm thay đổi quy mô, nhịp điệu, tốc độ... phát triển của sự vật).
Như vậy, không chi sự thay đổi về lượng gây nên những thay đổi về chất mà cả sự thay đổi về
chất cũng gây nên những thay đổi về lượng.
Ví dụ, nhịp điệu vận động, phát triển của xã hội dưới cơ chế thị trưởng nhanh hơn nhịp điệu vận
động của xã hội dưới cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hay khi trở thành cử nhân thì tốc độ
đọc, hiểu, giải quyết một vấn đề sẽ tốt hơn khi còn là sinh viên, khi trở thành thạc sỹ nhận thức,
giải quyết vấn đề sẽ toàn diện, tốt hơn khi là cử nhân... Tóm lại, sự thống nhất giữa lượng và chất
trong sự vật tạo thành “độ” của sự vật, những thay đổi về lượng dân dẫn đến giới hạn nhất định
thi xảy ra “bước nhảy”, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới. Đó chính là cách
thức phát triển của sự vật, quá trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động,
biến đổi.
Ý nghĩa phương pháp luận
 Vì bất kỳ sự vật, hiện tượng nào đó cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tỉnh quy
định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong nhận thức và thực tiễn cần
phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng, từ đó mới nhận thức toàn
diện về sự vật, hiện tượng,
Ví dụ, là sinh viên phải rèn luyện để phát triển toàn diện nhiều mặt, nhiều chất như thể chất (sức
khỏe cơ bắp, trí tuệ...); học tập (kiến thức, kỹ năng, thải độ)...
 Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa thành
những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi
về chất; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng
của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ, là sinh viên phải rèn luyện để phát triển toàn diện nhiều mặt, nhiều chất như thể chất
(sức khỏe cơ bắp, trí tuệ...); học tập (kiến thức, kỹ năng, thái độ)...
 Vì những thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng có khả năng tất yếu chuyển hóa thành
những thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng và ngược lại, do đó, trong hoạt động nhận thức
và thực tiễn, tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi
về chất; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay đổi về lượng
của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Sinh viên phải các định được trong thời kỳ sinh viên phải tích lũy những gì... để thay
đổi về chất...
 Trong hoạt động thực tiễn cần tránh rơi vào “tà khuynh” – nhấn mạnh bước nhảy khi chưa đủ
sự tích luỹ về lượng; bởi lẽ, khi ấy rất dễ rơi vào phiêu lưu, mạo hiểm. Đồng thời, phải tránh
“hữu khuynh” – tuyệt đối hoả sự tích luỹ về lượng, không dám thực hiện bước nhảy khi đã
tích lũy đủ về lượng, khi ấy dễ rơi vào bảo thủ, trì trệ, ngại khó, Khi tích luỹ về lượng đã đủ
thì phải thực hiện bước nhảy.
Ví dụ: Muốn trở thành ông chủ tốt, trước hết chúng ta phải là một nhân viên tốt; khi mới ở quê
xuống Hà Nội học nhiều bạn còn bỡ ngỡ, kém về ngoại ngữ (giao tiếp)->Trong quá trình học tập,
tích lũy kiến thức...
 Vì bước nhảy của sự vật đa dạng, phong phú cho nên trong hoạt động nhận thức và thực tiễn
phải vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy cho phù hợp với từng điều kiện, lĩnh vực cụ
thể.
CÂU 4: PHÂN TÍCH QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐAU TRANH GIỮA CÁC MẶT ĐỐI
LẬP
* Khái niệm mâu thuẫn, mặt đối lập
- Khái niệm mặt đối lập dùng chỉ những mặt, những thuộc tỉnh, những khuynh hướng
vận động trái ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền để tồn tại của nhau.
Ví dụ, như điện tích âm và điện tích dương trong một nguyên tử, chân lý và sai lầm
trong quá trình phát triển nhận thức, v...
- Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập của mỗi sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau,
Ví dụ, mối liên hệ thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể sinh vật.
Đồng hóa là quá trình tổng hợp chất sống đặc trưng của cơ thể từ những chất đơn giản, đồng thời
tích lũy năng lượng (nhi quá trình làm mới lại, tái tạo lại các loại tế bào và mô của cơ thể đã bị phân
hủy trong quá trình sống). Dị hóa là quá trình phân hủy một phần các chất sống phức tạp trong cơ
thể thỉnh các sản phẩm đơn giản, đồng thời và giải phóng năng lượng như quy trình oxy hóa, chuyển
hóa các hợp chất hữu cơ phức tạp để sinh ra năng lượng, cung cấp cho tất cả các hoạt động sống của
cơ thể. Đồng hoá và dị hoá vừa thống nhất, đấu tranh và chuyển hóa với nhau trong quá trình trao
đổi chất của cơ thể.
Trong mỗi tế bào chúng xảy ra đồng thời và liên quan mật thiết với nhau. Nghĩa là trong tế bào vừa có
quá trình tổng hợp xây dựng cấu trúc tế bào, vừa có quá trình phân giải các chất để cung cấp năng
lượng cho hoạt động sống của tế bào. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng
trong quá trình tổng hợp. Không có đồng hoá thì không có dị hoá. Ngược lại không có dị hoá thì sẽ
không có năng lượng để thực hiện quá trình đồng hoá.
- Các tính chất chung của mâu thuẫn
+ Tính khách quan và tính phổ biến: Do mối liên hệ, sự chuyển hóa, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa
các mặt đối lập là cái vốn có của mỗi sự vật, hiện tượng và nó tồn tại phổ biến trong mỗi sự vật, hiện
tượng.
+ Tính đa dạng, phong phú: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có thể bao hàm nhiều loại mẫu thuẫn khác
nhau, biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau; mỗi mâu thuẫn giữ vị trí,
vai trò khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng; trong các lĩnh vực
khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau tạo nên tính phong phú trong
sự biểu hiện của mâu thuẫn.
* Quy trình vận động của mâu thuẫn
- Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau,
quy định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại. Sự thống nhất của các
mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất.
Ví dụ, trong sinh vật có quá trình đồng hóa thì phải có quá trình dị hóa, nếu chỉ có một quá trình thì
sinh vật sẽ chết, v,v..
Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ, phủ định
nhau của các mặt đối lập. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc và động lực của sự vận động
và phát triển. Lênin khẳng định, sự phát triển là một cuộc “đấu tranh" giữa các mặt đối lập".
Ví dụ, sự đấu tranh giữa các điện tích âm và dương trong nguyên tử, giữa giai cấp bị trị và giai cấp
thống trị trong xã hội có đối kháng giai cấp, v,v..; quá trình phát triển của các giong loài là quá trinh
làm phát sinh gióng loài mói tt gióng loài cũ nhờ két quà tát yéu cúa quá trinh thóng nhát, dáu tranh
và chuyén hóa của các mat dói lập: dòng hóa và di hóa, di truyen và bién di; gita cáe gióng loài vừa
nương tựa vào nhau để tồn tại, vừa đấu tranh sinh tôn khóc liêt vói nhau và dân dén sur loai bo tu
nhien dói với nhtng nhân tó không phù hop với hoàn cânh môi tnrong.
Quá trình thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tất yếu dẫn đến sự chuyển hóa của các mặt đối
lập. Tuy nhiên, sự chuyển hóa của các mặt đối lập thưởng không diễn ra đơn giản theo kiểu mặt đối
lập này chuyển thành mặt đối lập kia một cách trực tiếp và ngay lập tức. Mà sự chuyển hóa này diễn
ra rất phức tạp, trải qua nhiều khâu trung gian. Cũng không nên hiểu sự chuyển hóa của các mặt đối
lập là một mặt còn, một mặt mất. Vì các sự vật và hiện tượng trên thế giới muôn hình muôn vẻ, nên sự
chuyển hóa của các mặt đối lập cũng rất khác nhau.
- Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối, còn sự
thống nhất giữa chúng là tương đối, có điều kiện, tạm thời, trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh,
đấu tranh trong tính thống nhất của chúng.
- Các giai đoạn của quá trình vận động của mâu thuẫn: Khi mâu thuẫn mới xuất hiện, nó biểu hiện
ở sự khác biệt không bản chất, mâu thuẫn sau đó chuyển sang giai đoạn khác biệt bản chất. Những
khác biệt bản chất trong những điều kiện phù hợp đều phát triển thành sự đối lập. Tiếp tục phát triển,
chúng chuyển thành các thái cực xung đột với nhau trong mâu thuẫn, “chuyển hóa vào nhau”, và bằng
cách nào đó đòi hỏi được giải quyết. Sau sự giải quyết mâu thuẫn, đối tượng chuyển sang trạng thái
chất mới với các mâu thuẫn mới.
Ví dụ, mâu thuẫn giữa tự sản và vô sản đã nảy sinh từ thời kỳ hợp tác giản đơn, sản xuất công xưởng
và tồn tại ở đó lúc đầu dưới dạng khác biệt không bản chất, giữa một bên, là thợ cả và bên kia, là
những thợ bạn và người học việc. Trên thực tế, người học việc, khỉ trải qua thời gian học nhất định,
có thể trở thành thợ bạn, còn thợ bạn, sau khi tích lũy được kinh nghiệm nhất định, có thể trở thành
thợ cả - chủ xưởng. Nhưng trong quá trình phát triển của sản xuất công xưởng, trình tự quan hệ đó
giữa thợ cả vời thợ bạn không thể tự dựng thành thợ cả, mà luồn dừng lại ở địa vị của người phải
phục tùng, của người làm thuê.
Sự khác biệt không bản chất giữa thợ cả, thợ bạn và người học việc giờ đây chuyển thành sự khác biệt
bản chất. Tiếp theo, với sự thay thế sản xuất công xưởng bằng công trường thủ công, quan hệ đó đã
chuyển từ sự khác biệt bản chất sang sự đối lập. Nếu trước đó, trong công xưởng, chủ xưởng còn dích
thân làm việc cùng thì bạn và người học việc, thì công trường thủ công, chủ không trực tiếp tham gia
sản xuất nữa mà đã sống trên lao
động của công nhân làm thuê. Lợi ích của người chủ và công nhân làm thuê đã trực tiếp đối lập nhau.
Sản xuất TBCN càng phát triển, thì mâu thuẫn đó càng gia tăng gay gắt và đạt tới điểm chín muồi, đòi
hỏi được giải quyết thông qua cách mạng vô sản. Sau cách mạng, vô sản từ giai cấp bị áp bức trở
thành giai cấp nắm quyền, còn tư sản bị loại khỏi quyền lực và chuyển sang vị thể giai cấp phục tùng.
Kết quả là thủ tiêu trạng thái xã hội cũ, hình thành trạng thái mới và cùng với nó là những mâu thuẫn
mới".
* Một số loại mâu thuẫn
Dựa vào các căn cứ khác nhau, người ta chia ra thành các loại mâu thuẫn khác nhau
như mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài, mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản; mâu
thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn không chủ yếu; mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng, vv
Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì mâu thuẫn có tính khách quan, tính phổ biến và là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát
triển do đó trong nhận thức và thực tiễn cần phải tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện hiện mâu thuẫn, phân
tích đầy đủ các mặt đối lập, nắm được bản chất, nguồn gốc, khuynh hướng của sự vận động và phát
triển.
Ví dụ: giải thích nguyên nhân vận động của các hình tỉnh từ hai loại lực hút và lực đẩy giữa chúng;
giải thích quá trình xuất hiện dòng điện từ mối quan hệ giữa điện tích âm
và diện tích dương...
- Vì mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú do đó, trong việc nhận thức và giải quyết mâu thuẫn cần
phải có quan điểm lịch sử - cụ thể, tức là biết phân tích cụ thể từng loại mâu thuẫn và có phương pháp
giải quyết phù hợp.
Ví dụ: giải quyết mâu thuẫn trong nhân dân khác với giải quyết mâu thuẫn với kẻ thù;
giải quyết mâu thuẫn trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cũng khác nhau (chính sách lợi
dụng mâu thuẫn giữa Pháp và Nhật của Đảng ta trước cách mạng Thắng Tám năm 1945)
CÂU 5: PHÂN TÍCH QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH VÀ RÚT RA Ý NGHĨA.
• Các khái niệm
Phủ định là khái niệm chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát
triển.
- Có hai loại quan niệm khác nhau về phủ định, là phủ định siêu hình và phủ định biện chứng:
+ Phủ định siêu hình là sự phủ định chấm dứt sự phát triển.
+ Phủ định biện chứng là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát triển
của sự vật.
Ví dụ, quá trình “hạt giống nảy mầm", trong trường hợp này, cái mầm ra đời từ cáihạt, sự ra đời của
nó là sự phủ định biện chứng đối với cái hạt, nhờ đó giống loài này tiếp tục quá trình tồn tại và phát
triển.
Phủ định biện chứng có đặc điểm:
 Mang tính khách quan: vì nguyên nhân của phủ định nằm trong bản thân sự vật, hiện
tượng, đó là kết quả của quá trình đấu tranh giải quyết mâu thuẫn tất yếu, bên trong của
bản thân nó, tạo ra khả năng cái mới ra đời thay thế cái cũ. Vì thế phủ định biện chứng là sự tự thân
phủ định,
Ví dụ: Quả trứng đem ấp thì nở thành con gà, nên con gà đã phủ định quả trứng... hạtgiống gieo
xuống đất (đủ điều kiện) tất yếu nảy mầm thành cây non... (do sự tác động của các nhân tố bên trong
hạt thóc...)
 Mang tính kế thừa: Kế thừa những nhân tố hợp quy luật và loại bỏ nhân tố trái quy luật, cải
mới ra đời trên cơ sở những hạt nhân hợp lý của cái cũ tạo nên tính liên tục của sự phát triển.
Ví dụ, trong sinh vật, các giống loài phát triển theo quy luật di truyền, thế hệ con kể thừa
những yếu tố tích cực của thế hệ bố mẹ...
 Mang tính phổ biến: Phủ định biện chứng có ở mọi sự vật, hiện tượng, lĩnh vực của thế giới.
Ví dụ, trong tự nhiên, phủ định biện chứng của các giống loài; trong xã hội sự phủ định biện
chứng của các hình thái kinh tế - xã hội; trong tư duy, sự phủ định biện chứng của các học
thuyết khoa học (chủ nghĩa Mác với các tiền đề lý luận đã có từ trước...).
* Nội dung quy luật phủ định của phủ định
Tính chu kỳ của sự phát triển: Từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định, sự vật dường như
quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn.
+ Cơ chế của quá trình phủ định của phủ định:
Cái khẳng định Cái phủ định Phủ định của phủ định
A (PD lần 1) B (PÐ lån 2) A
Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể có thể khá nhau.
Phủ định lần thứ nhất: Làm cho sự vật trở thành cái đối lập với chính nó, tức là chuyển từ cái khẳng
định sang cái phủ định.
Phủ định lần thứ hai (phủ định cái phủ định): Sự vật mới ra đời, đối lập với cái dối lập nên sự vật
dường như quay lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn, đó là đặc điểm cơ bản Của quy luật phủ định của
phủ định.
Ví dụ: Ph. Ăngghen lấy ví dụ một hạt thóc, “Có hàng nghìn triệu hạt thóc giống nhau được xay ra,
nấu chín và đem làm rượu, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt thúc như thế gặp những điều kiện
bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào miếng đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ
ẩm, trong mình nó sẽ xảy ra một sự biến hóa riêng, nó nảy mầm: hạt thóc biến đi không còn là hạt
thóc nữa, nó, nó bị phủ định, bị thay thế bởi một cái cây do nó đẻ ra, dấy là sự phủ định hạt thóc.
Nhưng cuộc sống bình thường của cây này như thế nào? Nó lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng
sinh ra những hạt thóc mới, và khi hạt thóc đã chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết
quả của sự phủ định của phủ định này là chúng ta lại có hạt thóc ban đầu, nhưng không phải chỉ là
một hạt mà nhiều gấp murời, hai muri, ba muroi lan".
Qua ví dụ trên, quá trình phát triển của hạt thóc được khái quát lại bằng hai lần phủ định: Lần thứ
nhất: cây lúa phủ định hạt thóc; Lần thứ hai: những hạt thóc mới lại phủ định cây lúa. Như vậy thì lần
thứ nhất là sự phủ định, lần thứ hai là sự phủ định của phủ định.
- Nguyên lý tính chu kỳ của sự phát triển có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng, nếu nắm được chu
kỳ phát triển của sự vật, hiện tượng, tất yếu dự bảo được tương lai của nó.
- Khuynh hướng của sự phát triển (theo đường "xoáy ốc"): Vận động phát triển đi lên là xu hướng
chung của thế giới nhưng không diễn ra theo đường thẳng mà diễn ra theo đường "xoáy ốc" quanh co,
phức tạp. Lênin đã từng khẳng định: "Nếu quan niệm lịch sử thế giới phát triển đều đặn, không có vấp
váp quanh co, không có thụt lùi, là không biện chứng, không khoa học, không đúng về mặt lý luận",
sở dĩ như vậy là vì: trong điều kiện nhất định. Tại củ tuy đã cũ nhưng cần có những yếu tố, mặt, bộ
phận vẫn mạnh hơn cái mới. Cái mới vì là mới nên còn non nớt nên chưa có khả năng thẳng ngay cái
cũ. Do đó có lúc, có nơi cái mới hợp quy luật của sự phát triển nhưng vẫn bị cái cũ tác động trở lại
gây khó khăn, cản trở, cái mới phải tạm thời thụt lùi. Vì vậy, sự phát triển có tính quanh co, phức tạp
diễn ra theo đường "xoáy ốc".
Ví dụ: tỉnh chu kỳ của quá trình vận động, tăng trưởng, phát triển của một giống loài thực vật: Hạt –
Cây - Những hạt mới – Cây mới...
* Ý nghĩa phương pháp luận
Khi xem xét sự vận động phát triển của sự vật, phải xem xét nó trong quan hệ đối lập: cái mới ra đời
từ cái cũ, cái lạc hậu, cải phủ định ra đời từ cái khẳng định. Có như vậy, mới thấy được những nhân tố
tích cực ở cải củ mà cái mới cần phải kể thừa trong sự phát trien di len
Ví dụ, chủ nghĩa xã hội ra đời trên cơ sở kế thừa những cái cũ (cải tích cực của các xã hội trước...Sự
phát triển diễn ra theo đường "xoáy ốc", do vậy phải kiên trì, chờ đợi, không được nôn nóng, vội
vàng nhưng phải theo hướng bảo vệ cái mới, ủng hộ cái mới, tin tưởng cái mới, hợp quy luật nhất
định sẽ chiến thắng: cần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, giáo điều, kìm hãm sự phát triển của cái
mới.
Vi dụ: Trong quá trình đấu tranh cách mạng, cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đọa của Đảng cũng
trải qua nhiều bước quanh co, thậm chí thụt lùi nhưng cuối cùng đã thẳng lợi ve Vang...
- Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo nguyên tắc
kế thừa có phê phán; kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bò, vượt qua, cải tạo cải tiêu cực, trái
quy luật nhằm thúc đẩy sự vật, hiện tượng phát triển theo hướng tiến bộ,
Ví dụ: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện nay cần kế thừa những điểm tích cực của văn hóa truyền
thống..

You might also like