You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG SINH LÝ HỌC THẦN KINH CẤP CAO VÀ GIÁC QUAN

Câu 1) Các loại hình thần kinh ở người và động vật:


- Loại thần kinh mạnh, cân bằng, linh hoạt
- Loại thần kinh mạnh, cân bằng, không linh hoạt
- Loại hình thần kinh mạnh, không cân bằng
- Loại hình thần kinh yếu

Câu 2) Phân biệt hoạt động thần kinh cấp thấp và hoạt động thần kinh cấp
cao:
Chỉ tiêu so sánh Hoạt động TKCT Hoạt động TKCC
Phối hợp và điều hòa chức năng của Đảm bảo mối quan hệ qua lại
Chức năng các bộ phận khác nhau trong cơ thể giữa cơ thể với môt trường bên
ngoài
Tủy sống và vùng dưới vỏ Hệ TKTW với sự tham gia của vỏ
Vùng đảm nhiệm
não
Cơ sở Phản xạ không điều kiện Phản xạ có điều kiện
Sự điều hòa hoạt động của các nội Tiết nước bọt khi ngửi thấy mùi
quan (co giãn mạch, tăng giảm hoạt thơm, tránh vào lề đường khi
Ví dụ động tim, phổi, dạ dày...); tiết mồ hôi, nghe thấy tiếng còi xe
nước mắt; tiết nước bọt

Câu 3) Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện, cho ví
dụ minh họa. Phân tích các điều kiện hình thành các phản xạ có điều kiện.
TT Đặc điểm của phản xạ không Đặc điểm của phản xạ có điều kiện
điều kiện
1 Có tính chất bẩm sinh, di truyền, Có tính chất tự tạo, đặc trưng cho cá thể
đặc trưng cho loài
2 Rất bền vững Không bền vững, dễ mất
3 Đòi hỏi tác nhân kích thích thích Đòi hỏi tác nhân khích thích bất kì
ứng
4 Trung khu của phản xạ không điều Trung khu của phản xạ có điều kiện nằm ở vỏ
kiện nằm ở dưới vỏ não não
5 Báo hiệu trực tiếp tác nhân kích Báo hiệu gián tiếp tác nhân kích thích gây ra
thích gây ra phản xạ phản xạ
6 Số lượng hạn chế Số lượng không hạn chế
7 Không cần luyện tập cũng có Phải rèn luyện tập mới có
Ví Dụ Phản xạ khóc, cười, chớp mắt… Qua ngã tư thấy đèn đỏ dừng xe trước vạch kẻ.

SUPERGIRL
Phân tích các điều kiện hình thành các phản xạ có điều kiện
1. Phải lấy một phản xạ không điều kiện hoặc một phản xạ có điều kiện đã được cũng cố
vững chắc làm cơ sở.
2. Phải có sự kết hợp nhiều lần giữa tác nhân kích thích có điều kiện với tác nhân kích
thích không điều kiện: Nếu chỉ kết hợp một vài lần giữa tác nhân kích thích có điều
kiện và tác nhân kích thích không điều kiện thì phản xạ có điều kiện không được hình
thành.
3. Tác nhân kích thích có điều kiện phải vô quan: Nghĩa là khi chúng tác động vào cơ
thể sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người.
4. Tác nhân kích thích có điều kiện phải tác động trước hoặc đồng thời với tác nhân kích
thích không điều kiện: đây là điều kiện thời gian đối với quá trình thành lập phản xạ
có điều kiện.
5. Vỏ não phải nguyên vẹn về mặt cấu tạo và khỏe khoắn về mặt sinh lý:Vì bản chất của
việc thành lập phản xạ có điều kiện là việc thành lập đường liên hệ thần kinh tạm thời
trên vỏ não, nên nếu vỏ não bị tổn thương hoặc ở trạng thái bị ức chế thì sẽ không
thành lập được phản xạ có điều kiện.

Câu 4) Đặc điểm của ức chế ngoài. Phân biệt các ức chế ngoại lai và ức chế
vượt hạn.
*Ức chế ngoài là: Loại ức chế mà nguyên nhân gây ra ức chế nằm ngoài cung phản xạ bị ức
chế, thường liên quan với sự xuất hiện một tiêu điểm hưng phấn mới.
*Đặc điểm:
 Tính chất bẩm sinh
 Đặc trưng cho tất cả các bộ phận của hệ thần kinh trung ương.
 Không trải qua luyện tập trước
* Phân biệt hai dạng của ức chế ngoài:
Ức chế ngoại lai Ức chế vượt hạn

SUPERGIRL
Xuất hiện khi có 1 tác nhân mới lạ + tác nhân - Xuất hiện khi tác nhân KT quá mạnh, lâu,
PXCĐK  PX yếu/mất dồn dập
Vd: -Học sinh khó ngồi yên trong lớp khi bền VD: -Hát ru nhẹ nhàng, bật nhạc nhỏ, êm
ngoài có tiếng đùa, ca nhạc bé ngủ
-Trong thi đấu thể thao, những điểm mới: - Hát ru gào thét, bật nhạc to  bé
sân bóng, trọng tài, cổ động viên ảnh hưởng đến không ngủ/ khóc
thành tích thi đấu - Các buổi sinh hoạt kéo dài 3-4
 Ức chế thường xuyên tiếng sinh viên mệt mỏi
- Phát sinh KT lạ  Ức chế không -Bảo vệ neuron tránh tổn hại dưới KT quá
ngừng mỗi khi nó xuất hiện. VD: ngưỡng
không thể học tập, làm việc khi đau
bụng dữ dội
- Tạo đk cho người, động vật ngừng
PX đang diễn ra  xử lí KT có hại
- Cơ sở của tính tò, phát minh, sáng
kiến khoa học
 Ức chế tạm thời:
- Phát sinh khi KT lạ  ức chế
PXCĐK vài lần đầu. VD: lúc đầu nhà
bên cạnh ồn ta không tập trung học
được muốn học phải tập trung cao
độ KT nhà hàng xóm không ảnh
hưởng nữa
- Giúp con vật tiếp nhận, đánh giá ý
nghĩa tín hiệu lạ xử lí thích hợp

5. Trình bày các dạng ức chế trong, muốn cho con người nhớ lâu thì phải
làm gì?
 Ức chế dập tắt: khi kích thích có điều kiện không được cũng cố, thì các phản xạ sẽ
dần yếu đi và có thể sẽ bị biến mất.
 Ức chế tắt dần là quá trình giúp cho cơ thể động vật và người quên đi những phản xạ cũ đã
lạc hậu, lỗi thời và không còn phù hợp, tạo điều kiện cho cơ thể hình thành và thích nghi với
các phản xạ mới phù hợp với điều kiện sống mới. Loại ức chế này góp phần làm cho bản thân
tiết kiệm được năng lượng của cơ thể.
Ví dụ: Con người sẽ bỏ đi những thói quen, hủ tục lỗi thời, lạc hậu.
Những kiến thức bài vở nếu không được cũng cố thì sẽ dễ dàng bị quên đi.
 Ức chế chậm( ức chế trì hoãn): xuất hiện khi tăng khoảng thời gian giữa kích thích
có điều kiện và kích thích không điều kiện. Ức chế chậm còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau:
+ Trạng thái sinh lý của các nơron ở vỏ não: khi các nơron ở trạng thái khỏe khoắn thì dễ
thành lập ức chế chậm. Còn khi vỏ não còn non, yếu.... thì rất khó hình thành ức chế trên. Ví
dụ:...

SUPERGIRL
+Các phản xạ có cường độ mạng, thường khó trì hoãn so với các phản xạ có điều kiện yếu.
Kích thích có điều kiện càng mạnh, thì PXCĐK càng khó trì hoãn. Ví dụ:...
+Nếu tăng dần thời gian trì hoãn phản xạ thì dễ thành lập ức chế chậm Ví dụ:...
+Trạng thái sinh lí,tâm lí và kiểu hình thần kinh cũng sẽ ảnh hưởng đến việc thành lập ức chế
chậm. Ví dụ:
Vai trò: Rất quan trọng,giúp phản xạ xảy ra đúng lúc, đúng chỗ, giúp cho hoạt động đạt
hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng và giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống. Là cơ sở sinh
lí của tính kiên trì, bình tĩnh của sự kiềm chế. Tạo điều kiện cho cơ thể con người định hướng
tốt trong môi trường, nhờ đó có thể chọn thời điểm, vị trí cách thức hoạt động đạt hiệu quả
cao.
 Ức chế phân biệt:phát sinh khi kích thích có điều kiện tác dụng xen kẽ với một tín
hiệu gần giống nó. Ức chế phân biệt dựa vào rất nhiều yếu tố:
+Tính chất của các tác nhân kích thích: ảnh hưởng rất rõ tới quá trình thành lập và củng cố cơ
chế phân biệt. Tác nhân phân biệt càng giống tác nhân dương tính thì càng khó thành lập ức
chế phân biệt. Các tác nhân phân biệt phải có cường độ tương đương với các tác nhân dương
tính thì ức chế phân biệt dễ dàng được thành lập.
Vai trò: Làm cho cơ thể phản ứng một cách chính xác với các tác nhân kích thích, giúp cơ
thể chọn đúng được kích thích đó để trả lời và chọn được cách phản ứng phù hợp nhất để trả
lời, giúp cơ thể thích nghi với điều kiện sống và là cơ sở sinh lí học của sự so sánh.
 Ức chế có điều kiện:một tác nhân kích thích vô quan nào đó tác động cùng lúc với
một phản xạ có điều kiện sẽ trở thành tác nhân kích thích có điều kiện. Nếu tác nhân
kích thích có điều kiện đó kết hợp với một kích thích vô quan khác mà không được
củng cố, sau nhiều lần sẽ làm xuất hiện ức chế có điều kiện. Ức chế có điều kiện phụ
thuộc vào các yếu tố:
+Tác nhân dương tính càng yếu, tác nhân ức chế càng mạnh  dễ thành lập ức chế có điều
kiện
+ Tác nhân ức chế tác động trước dễ gây ức chế có điều kiện
+ Tốc độ hình thành ức chế có điều kiện phụ thuôhc vào kiểu hình thần kinh.
Ví dụ:...
 Để con người ghi nhớ lâu, chúng ta cần phải:
Việc tiếp thu nguồn kiến thức mới nào đó vào não bộ của mình, chính là quá trình hình thành
nên các phản xạ có điều kiện trong não đó. Mà các phản xạ có điều kiện thì lại dễ dàng bị mất
đi nếu không được củng cố. Cộng thêm vào đó,nếu các kích thích có điều kiện không được
cũng cố thì sẽ hình thành nên ức chế dập tắt làm cho các phản xạ ấy yếu đi hoặc biến mất. Do
đó để chúng ta ghi nhớ lâu thì cần phải rèn luyện trí não của mình,thường xuyên lặp đi, lặp lại
nhiều lần những gì mà mình đã được tiếp nhận vào não bộ để có thể ghi nhớ các kiến thức ấy
được chắc chắn và tốt hơn. Ngoài ra chế độ ăn uống,nghĩ ngơi cũng là yếu tố hỗ trợ để chúng
ta rèn luyện trí nhớ dài hạn của mình.

SUPERGIRL
Câu 6

Cảm xúc được biến đổi qua các đặc điểm chức năng như thế nào?
 Biến đổi nét mặt.
 Biến đổi chức năng của hệ tuần hoàn như biến đổi nhịp tim, cường độ co tim, huyết
áp, sự co giãn của mạch máu...
 Biến đổi chức năng hô hấp như biến đổi nhịp thở, biến đổi dung tích khí thở và biến
đổi thời gian của các pha thở ra, hít vào...
 Biến đổi chức năng bài tiết, như biến đổi quá trình bài tiết mồ hôi, số lần tiểu tiện, số
lượng nước tiểu của mỗi lần thải loại, biến đổi tính chất của phản xạ tiểu tiện...
 Biến đổi chức năng tiêu hóa, trao đổi chất...
 Biến đổi trương lực và hoạt động của cơ, nhất là các cơ của vùng mặt...

Tại sao nói cảm xúc vừa mang tính chất sinh lí vừa mang tính chất tâm lí?
Vì nó bao gồm hai khía cạnh là sinh lí và tâm thần.
 Về mặt sinh lí, cảm xúc là các quá trình diễn ra trong hệ thần kinh và một số các hệ cơ
quan khác trong cơ thể.
 Về mặt tâm lí, cảm xúc bao gồm các quá trình cảm giác, tri giác, các quá trình nhận
thức và đáp lại lại các cảm giác, các tri giác đó.
*Có nhiều loại cảm xúc như hứng thú, vui sướng, ngạc nhiên, đau khổ...Trong đó có các cảm
xúc tăng cường hoạt động cơ thể của con người. Làm ta cảm thấy vui vẻ, ham muốn và tư
duy nhanh, thích hoạt động. Các loại cảm xúc trầm cảm làm giảm sút hoạt động của cơ thể,
làm ta cảm thấy buồn rầu, chán nản, giảm sự ham muốn, lười hoạt động.

Câu 7

Trí nhớ là gì?


 Góc độ sinh lí thần kinh: Trí nhớ là sự duy trì thông tin khi tín hiệu ngừng tác dụng.
Thông tin này có thể được sử dụng để tác động với các tính hiệu tiếp theo.
 Góc độ tâm lý: Trí nhớ là quá trình phản ánh kinh nghiệm, tri thức của con người
bằng cách ghi nhận, bảo tồn và tái hiện lại chúng dưới dạng biểu tượng, ý niệm và ý
tưởng.

Đặc điểm của các loại trí nhớ


*Phân loại trí nhớ:
- Dựa vào quá trình hình thành
Trí nhớ hình tượng
+ Cơ sở: biểu tượng, sự vật, các đối tượng cụ thể: bức tranh, con người, âm thanh, mùi vị.
+ Chưa nhìn thấy đối tượng  Đoán được một con vật nào đó xuất hiện, nếu nhận được âm
thanh hoặc mùi vị của nó
Trí nhớ vận động:

SUPERGIRL
+ Cơ sở: Thực hiện những động tác cụ thể (lái xe, cuốc đất, đánh đàn...)  Hình thành kỹ
xảo trong nhiều nghề nghiệp
Trí nhớ cảm xúc:
+ Cơ sở: Các KT có khả năng gây ra các phản ứng cảm xúc (vui, buồn, tức giận...)
+ Tác nhân gây ra: Tín hiệu cụ thể (tiếng nói)
Trí nhớ ngôn ngữ
+ Hình thành khi tiếp nhận ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết, ký hiệu)
Trí nhớ PXCĐK
+ Hình thành KT CĐK + KT KĐK
Trí nhớ ngôn ngữ và trí nhớ PXCĐK là trí nhớ chủ đạo, có vai trò chủ yếu trong lĩnh hội kiến
thức và tích lũy mọi kinh nghiệm.
Trí nhớ chủng loại phát sinh: di truyền qua các thế hệ
Trí nhớ cá thể phát sinh: chỉ được hình thành trong quá trình phát triển cá thể
- Dựa vào thời gian tồn tại của trí nhớ:
Trí nhớ dài hạn: Có thể duy trì trong nhiều năm hoặc suốt đời.
Trí nhớ ngắn hạn: Có thể duy trì vài ngày, vài tuần. VD: nhớ SĐT
Trí nhớ trung hạn: Có thể duy trì vài ngày, vài tuần. VD: nhớ CT hóa học

8. Bản chất của hệ thống tín hiệu thứ hai là gì? Vai trò của ngôn ngữ.
- Hệ thống tín hiệu thứ hai là những tín hiệu của tín hiệu thứ nhất và nó phản ánh sự vật, hiện
tượng một cách khái quát. Vì thế hệ thống tín hiệu thứ hai cũng chính là ngôn ngữ. Bản chất
của hệ thống tín hiệu thứ hai được thể hiện ở một số điểm cơ bản. Hệ thống tín hiệu thứ hai
cũng là một loại tác nhân kích thích có điều kiện nhưng nó là loại tác nhân kích thích đặc biệt
chỉ có ở người và là “tín hiệu của tín hiệu”. Có thể nói ngôn ngữ là chức năng quan trọng
nhất của con người.
- Trong quá trình phát tiễn của loài người, ngôn ngữ là một trong hai động lực chính thúc đẩy
quá trình vượn biến thành người. Chính vì vậy, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối
với con người.
Cụ thể là ngôn ngữ có những vai trò cơ bản sau:
+ Ngôn ngữ làm tăng tác nhân kích thích có điều kiện.
+ Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp.
+ Ngôn ngữ là công cụ quan trọng của nghệ thuật văn hóa và giáo dục.
+ Ngôn ngữ giúp con người trừu tượng hóa và khái quát hóa.
+ Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong y học và điều khiển học.

SUPERGIRL
9. Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với con người. Có những biến đổi gì
trong cơ thể con người khi ngủ?
- Ngủ rất cần thiết cho việc phục hồi khả năng làm việc của não cũng như cho sức khỏe của
động vật nói chung và đặc biệt là của con người.Ngủ là một trạng thái sinh lý của não và
cũng là một nhu cầu cơ bản của cơ thể. Ngủ còn cần hơn ăn. Một phần ba thời gian của đời
người là để ngủ. Nếu mất ngủ trong một thời gian nhất định thì trẻ chậm lớn, thần kinh chậm
phát triển, tâm thần bị rối loạn và nếu mất ngủ trong một thời gian dài thì trẻ có thể bị tử
vong.
- Những biến đổi của cơ thể người khi ngủ:
+ Khi trẻ ngủ, hoạt động của hệ thần kinh trung ương thay đổi hoàn toàn. Những cảm giác,
tri giác, phản ứng của cơ thể đối với các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài giảm đi
khá nhiều hoặc hầu như mất hoàn toàn. Mức độ giảm hoạt động của hệ thần kinh trung ương
phụ thuộc vào độ say của giấc ngủ, vào trình trạng sức khỏe và độ tuổi của con người.
+ Một trong những biểu hiện quan trọng của cơ thể khi ngủ là sự biến đổi hoạt động điện của
não, thể hiện qua sự thay đổi về hình ảnh của điện não.
+ Khi ngủ trương lực của các cơ giảm đi nhiều nên các bắp cơ giãn ra. Sự giảm trương lực
của các cơ khi ngủ diễn ra không đồng đều giữa các nhóm cơ khác nhau. Đầu tiên là giảm
trương lực của các cơ ở vùng đầu và vùng mặt. Sau là giảm trương lực lan dần xuống các cơ
ở vùng cổ, thân mình và tứ chi.
+ Cường độ hoạt động của các nội quan trung bình giảm đi khoảng 10 – 20%. Hoạt động của
hệ tuần hoàn thay đổi theo chiều hướng giảm xuống. Trong đó, nhịp tim giảm khoảng 20%,
huyết áp cũng giảm xuống khoảng 10% nhưng lượng máu được dồn về não, gan, thận lại
nhiều hơn so với các cơ quan khác và hệ thống mao mạch dưới da giản rộng hơn.
+ Cường độ và nhịp hô hấp giảm xuống nhưng nhịp hô hấp lại đểu hơn và thở sâu hơn. Sự
thông khí giảm đi khoảng 20%. Quá trình lọc nước tiểu diễn ra chậm hơn nên lượng nước
tiểu giảm. Nhưng sự bài tiết mồ hôi lại tăng rõ rệt.

SUPERGIRL

You might also like