You are on page 1of 5

II.

Hành động ý chí


Ý chí nó được thể hiện thông qua hành động ý chí
1) Khái niệm hành động ý chí
- Hành động ý chí là hành động có ý thức, có chủ tâm, đòi hỏi nỗ lực khắc
phục khó khăn thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra.

* Đặc điểm của hành động ý chí


 Mang tính mục đích.
Khi con người ta ý thức được mục đích và điều kiện thực hiện thì hành
động ý chí mới trở nên mạnh mẽ. Nếu mất đi đặc điểm này thì hành động ý
chí không thể thể tồn tại và không thể gọi đó là hành động ý chí.
 Xuất phát từ tâm lý chủ thể.
Chỉ khi chủ thể nhận thức được rằng mình phải hành động, mình phải
thực hiện vì nó là một hành động cần thiết và ý nghĩa thì hành động ý chí
mới có thể xuất hiện.
2) Các dạng hành động ý chí
- Hành động ý chí đơn giản: Có mục đích rõ ràng nhưng lựa chọn phương
tiện, biện pháp và sự nỗ lực thực hiện khó khăn không thể đầy đủ.
(Ví dụ: muốn có một cơ thể khỏe mạnh ta luôn tự nhủ với lòng rằng phải
tập thể dục thường xuyên lúc ấy ta đã có ý chí trong đầu nhưng ngày qua
ngày vì một số lí do chủ quan nào đó như lười biếng, quá bận không có
thời gian nên ta dần dần đánh mất đi sự quyết tâm cao độ để luyện tập)
- Hành động ý chí cấp bách: Xảy ra trong thời gian rất ngắn, quyết định và
thực hiện nhanh chóng. Mục đích, phương tiện và sự nỗ lực hòa quyện vào
nhau.
(ví dụ: các bạn sinh viên thường không chủ động ôn tập trước kì thi mà
thường để dồn đến những ngày cuối cùng. Đến giai đoạn nước rút này bắt

buộc các bạn ấy phải hành động ý chí một cách cấp bách thì mới đảm bảo
việc ôn tập kịp thời gian)

- Hành động ý chí phức tạp: Mục đích, phương tiện và sự nổ lực được thực
hiện một cách rõ ràng.
(Ví dụ: các bạn sinh viên học tốt thường xác định lộ trình một cách rất rõ
ràng, những mốc thời gian nào làm việc gì đều được lập ra cụ thể và họ
luôn quyết tâm cao độ, kiên trì thực hiện lộ trình đó để đạt được mục đích
đã đề ra)

3) Những giai đoạn của một hành động ý chí


a) Giai đoạn chuẩn bị: Đây là giai đoạn hành động trí tuệ, giai đoạn suy
nghĩ.
Giai đoạn này bao gồm:
- Đặt ra và ý thức rõ ràng về mục đích hành động.
- Lập kế hoạch và tìm ra phương pháp thực hiện.
- Quyết định hành động.

b) Giai đoạn quyết định thực hiện hoạt động:


Có các loại quyết định như sau:
- Quyết định thông thường.(được hình thành mà không cần có sự nỗ
lực nào của ý chí
- Quyết định không có đủ cơ sở. (quyết định này xảy ra với những
người thiếu kiên quyết, kém ý chí và không có lý tưởng sống rõ ràng)
- Quyết định có ý thức.(quyết định này gắn liền với sự nhận thức đầy
đủ của bản chất, tầm quan trọng và sự cần thiết của hành động cần
tiến hành)
- Nỗ lực ý chí. (thể hiện ở sự chú ý tập trung vào hoạt động cần thiết,
kích thích chủ thể hoạt động, mặc dù có những khó khăn sẽ nảy sinh
trên con đường đi tới mục đích)

c) Giai đoạn thực hiện: Giai đoạn này đòi hỏi sự nổ lực lớn lao và phải có
ý chí

d) Giai đoạn đánh giá:


- Đánh giá kết quả hành động là đối chiếu kết quả đạt được với mục
đích đã định
- Việc đánh giá hành vi ý chí có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn trong
hoạt động của con người, trở thành sự kích thích và động cơ cho hoạt
động tiếp theo.
 4 giai đoạn trên đây của hành động ý chí có liên quan mật thiết với nhau, tiếp nối nau
và bổ sung nhau. Tuy nhiên trong điều kiện thực tế nhất định có hành động ý chí rút
gọn, tức là không nhất thiết phải đầy đủ các giai đoạn trên
Tương tác với khán giả: đặt câu hỏi “Vậy theo bạn làm thế nào để có thể rèn luyện ý
chí?”

Đán án chiếu trên slide:


-Cố gắng xây dựng những thói quen tốt, chống lại những đam mê vô thức.
-Ý thức được chính mình, chống lại những cử chỉ máy móc
- Cố gắng cần bằng cuộc sống, mỗi ngày làm việc gì đó chứng tỏ mình mạnh hơn sự thúc
đẩy của bản năng
- Mạnh dạn thay đổi bản thân để luôn kiên kì
-Tập thái độ quyết chí và vượt qua những khó khăn trong học tập, làm việc

You might also like