You are on page 1of 65

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA ĐIỆN

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
HỌC PHẦN: ĐỒ ÁN ĐIỀU KHIỂN LOGIC

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CHO


TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP
PHÚ BÀI

Ngành: Kỹ Thuật Điều Khiển Và Tự Động Hóa

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP........................4
1.1 Tổng quan về Tiêu chuẩn xử lý nước thải...................................................................4
1.2 Tổng hợp các phương pháp đã có trước đây................................................................7
1.2.1 Phương pháp xử lý cơ học.....................................................................................7
1.2.2 Phương pháp xử lý hóa học (trung hòa kết tủa).....................................................7
1.2.3 Phương pháp xử lý bằng quá trình sinh hóa..........................................................8
1.3 Phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển...................................................................9
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI..................................10
2.1 Yêu cầu công nghệ....................................................................................................10
2.2 Quy định kỹ thuật......................................................................................................10
2.3 Thực trạng hiện nay – Vấn đề khó khăn và hướng giải quyết....................................11
2.3.1 Bối cảnh đề tài.....................................................................................................11
2.3.2 Những vấn đề gặp phải........................................................................................12
2.3.3 Hướng giải quyết.................................................................................................13
2.4 Sơ đồ công nghệ........................................................................................................14
2.5 Lưu đồ thuật toán.......................................................................................................15
2.6 Nguyên lý làm việc....................................................................................................16
2.6.1 Mương lắng cát...................................................................................................16
2.6.2 Bể cân bằng.........................................................................................................17
2.6.3 Bồn định lượng...................................................................................................18
2.6.4 Bể trung hòa pH..................................................................................................19
2.6.5 Bể lắng................................................................................................................21
2.6.6 Bể chứa bùn........................................................................................................22
2.6.7 Bể vi sinh............................................................................................................23
2.6.8 Bể khử trùng........................................................................................................25
2.7 Kết luận chương........................................................................................................28
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÍNH CHỌN THIẾT BỊ..................................29
3.1 Các cảm biến và cơ cấu chấp hành trong hệ thống....................................................29
3.1.1 Cảm biến đo độ pH.............................................................................................29
3.1.2 Cảm biến đo độ bùn............................................................................................30

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung 2
3.1.3 Máy bơm chìm....................................................................................................31
3.1.4 Cảm biến đo độ đục.............................................................................................32
3.1.5 Công tắc phao......................................................................................................33
3.1.6 Van...................................................................................................................... 35
3.1.7 Bơm định lượng hóa chất....................................................................................36
3.1.8 Máy khuấy chìm..................................................................................................37
3.1.9 Máy thổi khí........................................................................................................39
3.1.10 Nút nhấn.............................................................................................................. 40
3.1.11 Đèn báo...............................................................................................................41
3.2 Lựa chọn bộ điều khiển PLC và thiết kế trang bị điện cho hệ thống..........................43
3.2.1 Giới thiệu PLC....................................................................................................43
3.2.2 Lựa chọn thiết bị cho hệ thống :..........................................................................51
3.2.3 Giới thiệu về bộ điều khiển dùng trong hệ thống................................................52
3.2.4 Phân chia kênh đầu vào và đầu ra.......................................................................58
3.2.5 Lựa chọn và tính toán thiết bị cho mạch động lực :.............................................60
CHƯƠNG 4: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TOÀN HỆ THỐNG...............................................65
4.1 Mạch điều khiển........................................................................................................65
4.2 Mạch động lực..........................................................................................................66
4.3 Mạch trung gian.........................................................................................................66

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP
1.1 Tổng quan về Tiêu chuẩn xử lý nước thải
Có 2 loại nước thải công nghiệp sau khi được xử lý:
- Nước thải công nghiệp loại A: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A
là chỉ số ở mức tối đa có thể cho phép của các chất gây ô nhiễm trong nước
thải công nghiệp vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt. 
- Nước thải công nghiệp loại B: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B là
chỉ số ở mức tối đa có thể cho phép của chất gây ô nhiễm trong nước thải
công nghiệp vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh
hoạt.
Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được
tính toán như sau:
C max=C . K q . K f

Trong đó:
- C max là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải, tính bằng mili gam trên lít
(mg/l)
- C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
- K q là hệ số lưu lượng/dung tích nguồn tiếp nhận nước thải
- K f là hệ số lưu lượng nguồn thải

Áp dụng giá trị tối đa cho phép C max=C (không áp dụng hệ số K q và K f ) đối với
các thông số: nhiệt độ, màu, pH, coliform, Tổng hoạt độ phóng xạ α, Tổng hoạt độ phóng
xạ β.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung 4
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung 5
Hình 1.1 Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

1.2 Tổng hợp các phương pháp đã có trước đây


1.2.1 Phương pháp xử lý cơ học
Xử lý cơ học là phương pháp lọc tạp chất cơ học, các chất lơ lửng lắng có kích
thước và trọng lượng lớn.
Quy trình xử lý cơ học cụ thể như sau: rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn
được giữ lại ở song chắn hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Tiếp theo, nước
thải sẽ được dẫn qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô đặc biệt là cát. Việc tách cát ra
khỏi nước cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo, giúp các chất
hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho quá trình xử lý sinh học ở bước tiếp theo. Quá
trình lắng cát và các chất vô cơ khác có thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo
công suất, mặt bằng, điều kiện địa chất công trình. 
 Ưu điểm: dễ lắp đặt và sử dụng, chi phí lắp đặt thấp
 Nhược điểm: chỉ là bước sơ lọc nước thải, không có tính làm sạch cao

Hình 1.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học

1.2.2 Phương pháp xử lý hóa học (trung hòa kết tủa)


Đối với phương pháp này, hóa chất được kiến nghị sử dụng để trung hòa hoặc kết
tủa là acid HCl, H 2 SO 4 , Bazơ CaO (vôi bột), Ca(OH )2 hoặc bất kỳ loại acid kiềm nào
khác mà khu công nghiệp có thể cung cấp. Sau khi trung hòa đến pH cho phép, nước thải
được xả vào hệ thống cống thải chung của toàn khu công nghiệp.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung 6
 Ưu điểm: hiệu quả cao, phổ biến với các hệ thống xử lý nước thải với quy
mô vừa và nhỏ
 Nhược điểm: chi phí xây dựng và lắp đặt khá tốn kém

Hình 1.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học

1.2.3 Phương pháp xử lý bằng quá trình sinh hóa


Phương pháp xử lý sinh hóa dùng để loại các chất phân tán nhỏ, keo và hòa tan
hữu cơ ra khỏi nước thải. Phương pháp này nhờ vào quá trình sống của vi sinh vật. Vi
sinh vật sử dụng các chất hữu cơ như nitơ, cacbon, photpho… có trong nước thải để làm
thức ăn. Từ đó loại bỏ được các chất thải hữu cơ có trong nước thải công nghiêp.
 Ưu điểm: tính ổn định cao, vận hành đơn giản, an toàn, chi phí xây dựng
lắp đặt thấp, không gây ô nhiễm thứ cấp và thích hợp với nhiều loại nước
thải
 Nhược điểm: không có khả năng điều khiển và kiểm soát sinh khối, tốc độ
làm sạch bị hạn chế bởi quá trình khuếch tán

Hình 1.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh hóa

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung 7
Kết luận: Dựa vào ưu và nhược điểm của các phương pháp trên, để có một hệ
thống xử lý nước thải công nghiệp hoàn chỉnh và ổn định, đảm bảo tiêu chuẩn nước thải
hiện nay, ta xây dựng một hệ thống kết hợp cả 3 phương pháp trên.
1.3 Phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển
Trong đồ án này chúng ta lựa chọn phương pháp điều khiển bằng PLC, một trong
những phương pháp điều khiển tự động phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay.
Ưu điểm:
- Phù hợp với tiêu chuẩn công nghiệp
- Vận hành, bảo trì sửa chữa dễ dàng
- Lập trình theo yêu cầu công nghệ, đáp ứng thời gian thực
- Đo lường và điều khiển chính xác, tiết kiệm chi phí hóa chất (Bơm định
lượng axit theo ngưỡng pH cài đặt,…)

Hình 1.5 Tủ điện PLC

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung 8
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung 9
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI
2.1 Yêu cầu công nghệ
Nước thải công nghiệp dệt nhuộm là nước thải công nghiệp thải ra từ nhà máy, cơ
sở sử dụng quy trình công nghệ gia công ướt để sản xuất ra các sản phẩm dệt may.
Do nguồn tiếp nhận nước thải là hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư, khu công
nghiệp, cụm công nghiệp; sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; hồ, ao, đầm; vùng nước
biển ven bờ có mục đích sử dụng xác định.
Nên quá trình xử lý nước thải cần có yêu cầu công nghệ rất khắt khe để đảm bảo
đúng theo quy định của pháp luật.
2.2 Quy định kỹ thuật

Hình 2.6 Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp dệt may

-Cột A Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
-Cột B Bảng 1 quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công
nghiệp dệt nhuộm khi xả ra nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
10
2.3 Thực trạng hiện nay – Vấn đề khó khăn và hướng giải quyết
2.3.1 Bối cảnh đề tài
Khu công nghiệp Phú Bài có tổng diện tích hơn 800 ha, nằm cách trung tâm thành
phố Huế khoảng 15 km; cạnh sân bay quốc tế Phú Bài; nằm dọc theo tuyến Quốc lộ 1A
và tuyến đường sắt Bắc – Nam; cách cảng biển nước sâu Chân Mây 40 km về phía Nam,
cách cảng biển Thuận An 15 km về phía Bắc.
     Tỉnh Thừa Thiên Huế khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất chế biến công
nghiệp thuộc các lĩnh vực: chế biến nông, lâm thuỷ sản, công nghiệp chế tạo máy, điện
tử, tin học, sợi, dệt may... và sản xuất các loại thiết bị, phụ tùng phục vụ các ngành nghề
nêu trên.

Hình 2.7 Bối cảnh khu công nghiệp Phú Bài

 Diện tích khu công nghiệp Phú Bài lớn, quy mô hoạt động lĩnh vực sản
xuất công nghiệp cao đòi hỏi việc xử lý nước thải đặc biệt chú ý và quan
trọng

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
11
2.3.2 Những vấn đề gặp phải
Khu công nghiệp Phú Bài nằm tại vị trí phần lớn giáp với diện tích của khu dân cư
nếu nguồn nước thải của khu dân cư này nếu không được xử lí một hợp lí sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt người dân.Hơn nữa nguồn nước ở đây sẽ ảnh hưởng
trực tiếp động thực vật ở ven sông và lòng sông Hương .
Khu công nghiệp có quy mô lớn nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau nên việc
đảm bảo vấn đề xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đồng bộ và không rò rỉ ra môi trường còn
gặp nhiều khó khăn

Hình 2.8 Vị trí địa lý của khu công nghiệp

KCN Phú Bài là KCN được thành lập đầu tiên (thành lập năm 1998) và sớm khai
thác hoạt động phát triển kinh tế xã hội như vậy đến nay năm 2020 đã 22 năm trôi qua
nhiều khả năng những hệ thống xử lý nước thải xuống cấp không còn đáp ứng đủ công
suất cho lượng nước thải công nghiệp ngày càng tăng cao khiến việc xử lý nước thải gặp
khó khăn dễ gây ra tình trạng xử lý không đạt tiêu chuẩn và ô nhiễm môi trường.
2.3.3 Hướng giải quyết
Về lâu dài, cần hướng tới việc thiết kế, xây dựng trạm xử lý nước thải tiên tiến,
thân thiện với môi trường và bền vững; áp dụng các biện pháp như chọn vị trí và bố trí
mặt bằng các công trình hợp lý, các giải pháp thay thế Clo để khử trùng nước thải sau xử

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
12
lý; quan tâm đặc biệt đến việc xử lý và thải bỏ bùn, tái sử dụng/tuần hoàn nước thải, tận
dụng nhiệt và các dòng năng lượng khác trong trạm xử lý nước thải và trong khu công
nghiệp; đầu tư mức cho phòng thí nghiệm hỗ trợ cho vận hành và kiểm soát xử lý nước
thải; chú trọng đến việc chuẩn bị, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực tiếp nhận và vận
hành trạm xử lý nước thải…
Xây dựng lại hệ thống xử lý nước thải để phù hợp với các thiết bị hiện đại và đạt
tiêu chuẩn của hệ thống xử lí nước mới.
Xử lý tại hệ thống xử lý nước thải của KCN đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường
trước khi thải ra môi trường
Xây dựng hệ thống dẫn nước thải và chuồng tu lại những đường ống vẫn có thể sử
dụng được.
Kết luận: Việc quan trọng nhất vẫn là xây dựng, tu sửa kiểm tra lại hệ thống xử
lý nước thải KCN Phú Bài đảm bảo tiêu chuẩn quy định của pháp luật về xử lý nước thải
đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay.
2.3.4 Các tiêu chí xử lý nước thải
Có 5 tiêu chí chính:

Hình 2.9 tiêu chí chính trong xử lý nước thải

 BOD:
BOD là chỉ số đánh giá về nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Denand),
là lượng ô xy cần cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ của VSV. Quá trình oxy
hóa này phụ thuộc vào chất hữu cơ và các chủng loại vi sinh vật và một phần ảnh
hưởng của nhiệt độ nước, đòi hỏi thời gian xử lý lên tới vài ngày

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
13
 COD:
COD là lượng oxy cần cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước
thành CO2 + H2O. Quá trình này đòi hỏi sử dụng một chất oxy hóa mạnh. Chỉ số
COD được biểu thị cho lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa được bằng phương pháp
hóa học.
 Độ pH của nước thải:
pH có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình xử lý nước thải. Dựa vào pH cửa
nước mà chúng ta có thể lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp, hoặc có thể dựa
vào đó để điều chỉnh lượng hóa chất châm vào trong quá trình xử lý nước. 
 Hàm lượng chất lơ lửng (TSS):
Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) là trọng lượng khô của đất bị giữ lại bởi lưới lọc. Nó
là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sử dụng để đo lường chất lượng nước thải
sau khi xử lý tại một nhà máy xử lý nước thải.
 Hàm lượng chất dinh dưỡng (N, P):

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
14
Nếu lượng lớn nitrat và photphat không được loại bỏ khỏi nước thải thì các thành
phần này xả ra môi trường làm cho mức BOD tăng thêm và dẫn tới sự phát triển
quá mức của cỏ dại, rong và thực vật phù du.
Về lâu dài, điều này dẫn đến các chất dinh dưỡng dư thừa quá mức và lấy hết ôxy
trong nước. Do đó sẽ giết chết các vi sinh vật và nguy cơ dẫn tới tình trạng thiếu ô
xy và hình thành vùng chết.

STT Thông số Đơn vị Giá trị C


1 BOD Mg/l 50
2 COD Mg/l 200
3 pH - 5,5-9
4 TSS Mg/l 100
5 N Mg/l 60
P Mg/l 6

Hình 2.5 các thông số trong các tiêu chí

Hình 2.6 Sơ đồ công nghệ

2.4 Sơ đồ công nghệ

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
15
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
16
2.5 Quy trình công nghệ

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
17
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
18
2.6 Lưu đồ thuật toán

- Đường nước :
- Đường hóa chất :
- Đường bùn

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
19
2.7 Nguyên lý làm việc
Nước thải ở mỗi dây chuyền sản xuất và nguồn nước phát sinh từ hoạt động sinh
hoạt của công nhân, sẽ được thu gom lại và xử lý trước khi thải ra môi trường. Dòng
nước thải này sẽ cho chảy tự nhiên vào bể chứa có bộ lọc rác thô, để giữ lại các rác thải
có kích thước lớn như: cát,đá vụn, gỗ, giẻ, nylon,… nhằm tránh gây ra các sự cố trong
quá trình vận hành lọc ở công đoạn sau và tránh làm hư hỏng thiết bị. Sau đó, dòng nước
thải này sẽ được làm sạch thông qua các công đoạn lọc rửa bùn đất, các hóa chất có hại
và cân bằng độ pH cho phù hợp trước khi thải ra môi trường.
2.7.1 Mương lắng cát
2.7.1.1 Khái niệm
Mương lắng cát là bể lọc được lắp đặt tấm đặt rác tinh, nhằm giữ lại các rác thải
có kích cỡ nhỏ hơn để hạn chế tối đa rác thải chảy theo vào ngăn bơm, tăng cường khả
năng bảo vệ bơm. Lượng rác tinh (bùn, cát, đất rụn...) này được vớt lên định kỳ để duy trì
tác dụng của tấm lọc rác.
2.7.1.2 Cấu tạo
Cấu tạo mương lắng cát gồm có:
- Van tự động V1.V1
- Tấm lọc rác thô, tinh
- Phao đo mức nước cao V1.P1

Hình 2.10

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
20
2.7.1.3 Nguyên lý làm việc
Ban đầu khi bắt đầu hoạt động thì trong mương lắng cát sẽ chưa có nước nên làm
cho phao V1.P1 trong bể hạ thấp xuống, làm cho mạch điện trong phao hở ra, từ đó sẽ
đưa tín hiệu đến van, để van mở cho nước chảy từ bên ngoải vào bể lắng cát.
Sau khi nước chảy vào bể và qua tấm lọc rác thô để loại bỏ các loại rác lớn từ bên
ngoài vào để đưa ra nước mịn hơn, thì dòng nước tiếp tục đi qua tấm lọc rác tinh dùng để
lọc các cặn bùn đất, rác nhỏ còn sót lại làm cho chất lượng nước tốt hơn trước khi đưa
vào bơm để bơm vào bể cân bằng. Bùn, đất sau khi được lọc, do trọng lực nên rơi xuống
đáy, ở phía đáy bể sẽ có bộ thu bùn thường xuyên để thải ra ở cổng khác.
Khi nước trong bể đầy thì phao V1.P1 sẽ được đẩy lên làm cho mạch điện trong
phao sẽ đóng lại, tín hiệu này sẽ được đưa tới V1.V1 làm cho van tự động đóng lại không
cho nước vào tránh trường hợp nước tràng ra ngoài.
Tức là:
Phao V1.P1 có nhiệm vụ điều khiển van tự động V1.V1 đưa nước thải vào mương
lắng cát, có một cảm biến đưa tín hiệu Digital 0 hoặc 1, khi tín hiệu ở mức 1 thì van tự
động mở, tín hiệu ở mức 0 thì van tự động đóng , có nghĩa là van sẽ tự động mở cho đến
khi mức nước trong mương lắng cát dâng lên làm phao V1.P1 nổi lên và làm kín mạch
dòng điện, lúc này cảm biến sẽ đưa tín hiệu tới V1.V1 làm van đóng lại.

2.7.2 Bể cân bằng


2.7.2.1 Khái niệm
Bể cân bằng là nơi hòa tan, khuấy trộn các cặn và hóa chất có trong nước thải dàn
đều ra thông qua các máy sục khí được đặt phía dưới đáy bể, với mục đích là giảm bớt sự
chênh lệch của hàm lượng các chất bẩn trong nước thải do tính chất nước thải thay đổi
theo từng giờ và công đoạn sản xuất, giúp tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các
công trình phía sau, tránh sự cố quá tải.
2.7.2.2 Cấu tạo
Cấu tạo bể cân bằng gồm có:
- Hai phao đo mực nước thấp (V2.P2) và mực nước cao (V2.P3)
- Hai máy bơm nước (V2.B1) và (V2.B2)

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
21
- Một Máy sục khí (V2.MSK1)

Hình 2.11

2.7.2.3Nguyên lý làm việc


Ban đầu khi chưa có nước vào bể, các thiết bị cơ cấu chấp hành như máy sục khí
V2. MSK1 và 2 máy bơm V2.MB1, V2.MB2 ngừng hoạt động.
Khi nước bắt đầu chuyển từ mương lắng cát sang bể cân bằng, thì đến khi mực
nước chạm vào phao đo mực nước thấp V2.P2 thì bộ cảm biến sẽ chuyển từ OFF sang
ON (tác động), lúc này bộ điều khiển sẽ nhận biết tín hiệu chuyển đổi này để thay đổi
trạng thái của các cơ cấu chấp hành tương ứng. Các máy V2. MSK1, V2.MB1 và
V2.MB2 bắt đầu hoạt động.
Máy sục khí V2. MSK1 sẽ là nhiệm vụ là trộn lẫn nước và các loại tạp chất có
trong nước để việc lọc ở các công đoạn sau dễ dàng hơn. Còn với 2 máy bơm V2.MB1 và
V2.MB2 sẽ đưa nước từ bể cân bằng lên bồn định lượng, 2 máy bơm này sẽ làm việc
luân phiên nhau khi có sự thay đổi giữa mực nước trung bình và mực nước cao. Khi mực
nước chạm vào phao V2.P3 thì cả 2 máy bơm này sẽ cùng thực hiện công việc để tránh
làm tràn nước trong bể, việc thay đổi luân phiên này sẽ làm tuổi thọ của 2 máy bơm được
kéo dài hơn.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
22
2.7.3 Bồn định lượng
2.7.3.1 Khái niệm
Bồn định lượng là nơi điều tiết nước chảy vào bể trung hòa pH, làm cho nước
chảy vào bể trung hòa không vượt quá ngưỡng cho phép.
2.7.3.2 Cấu tạo
Có 2 ngăn mục đích để ngăn không cho nước chảy vào bể trung hòa quá nhiều,
nước được bơm thừa lên sẽ tự động chảy về lại bể cân bằng.
2.7.3.3 Nguyên lý làm việc
Nước thải từ bể cân bằng sẽ được bơm lên bồn định lượng bởi một trong hai máy
bơm V2.B1 và V2.B2 rồi cho chảy tự nhiên xuống bể trung hòa pH. Nếu lượng nước
được bơm lên ngăn thứ nhất quá ngưỡng sẽ bị tràn qua ngăn thứ hai, từ ngăn thứ hai nước
sẽ tự động chảy về bể cân bằng.
2.7.4 Bể trung hòa pH
2.7.4.1 Tổng quan
Bể trung hòa pH là nơi xử lí cân bằng tính axit/bazo trong nước thải. Nước thải
chứa các axit vô cơ hoặc kiềm cần được trung hòa đưa độ pH về khoảng 7±0.2 trước khi
sử dụng cho công đoạn tiếp theo.
Để trung hòa trong công nghệ này người ta dùng các tác nhân hóa học là NaOH và
HCl. Khi pH vượt ngưỡng dưới thì người ta bổ sung thêm NaOh, khi pH vượt ngưỡng
trên thì bổ sung HCl vào bể và cho máy khuấy hoạt động. Máy khuấy tạo điều kiện thuận
lợi cho phản ứng trung hoà và làm đồng đều hoá chất bổ sung với nước thải.
2.7.4.2 Cấu tạo
Bể trung hòa pH bao gồm các thành phần chính sau:
- Bồn chứa axit: gồm có hai máy bơm axit (V3.AX1, V3.AX2), một máy
khuấy (V3.MK2), một phao đo mức axit có trong bồn (P7.AX).
- Bồn chứa bazo: gồm có hai máy bơm bazo (V3.BZ1, V3.BZ2), một máy
khuấy (V3.MK3), một phao đo mức bazo có trong bồn (P8.BZ).
- Một máy khuấy (V3.MK1) được đặt trong bể trung hòa.
- Phao để đo mức nước cao (V3.P5) và phao để đo mức nước thấp (V3.P4)
trong bể trung hòa.
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
23
- Sensors đo pH: kiểm tra độ pH trong bể.
- Một van tự động (V3.V2): dùng để đưa nước thải đã trung hòa sang bể
lắng.

Hình 2.12 Bể trung hòa pH

2.7.4.3 Nguyên lý làm việc


Phao để đo mức nước cao (V3.P5) và phao để đo mức nước thấp (V3.P4) có chức
năng điều khiển máy khuấy (V3.MK1) ở bể trung hòa, máy bơm (V2.B1) và máy bơm
(V2.B2) đặt ở bể cân bằng. Khi mực nước trong bể trung hoà xuống mức thấp hơn so với
phao V3.P4 (Cảm biến V3.P4 không tác động), thì 2 bơm V2.B1 và V2.B2 hoạt động
luân phiên bơm nước lên bồn định lượng, rồi sau đó nước chảy tự nhiên qua bể trung hoà.
Và lúc này van V3.V2 ở trạng thái đóng.
Còn khi mực nước lên bằng hoặc cao hơn phao V3.P5 (Cảm biến V3.V2 tác động)
thì sẽ cho ngưng hoạt động 2 bơm V2.B1 và V2.B2. Lúc này ta thực hiện quá trình trung
hoà pH. Phao V3.P5 kết hợp với thiết bị đo pH chuyên dụng với thang đo 14 để điều
khiển V3.MK1, V3.MK2 và V3.MK3 cũng như các bơm AX và BZ.
Nguyên tắc hoạt động cụ thể như sau:

pH V3. V3 V3. V3. V3. V3. V3. V3.


AX1 .AX2 BZ1 BZ2 V2 MK1 MK2 MK3
pH < 3.5 0 0 1 1 0 1 0 1
3.5 ≤ pH < 6.5 0 0 1 0 0 1 0 1
6.5 ≤ pH ≤ 7.5 0 0 0 0 1 0 0 0
7.5 < pH ≤ 1 0 0 0 0 1 1 0
10.5

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
24
pH > 10.5 1 1 0 0 0 1 1 0
Bảng 2.1

Kí hiệu: 1 là hoạt động, 0 là không hoạt động.


Nước sau khi xử lí trong sẽ được xả qua bể lắng. Sau khi lượng nước được xả hết
qua bể lắng (lúc này mực nước sẽ thấp hơn so với phao đó V3.P4) thì van V3.V2 sẽ đóng
lại. Quá trình lại lại như ban đầu.
2.7.5 Bể lắng
2.7.5.1 Khái niệm
Bể lắng dùng để tách những tạp chất lơ lửng ra khỏi nước thải và lắng xuống đáy
bể. Sau đó, bơm vào bể một lượng PAC nhất định để kết tủa lượng tạp chất này tạo thành
bùn. Bùn được đưa ra bể chứa bùn còn phần nước ở trên sẽ chảy tiếp vào bể vi sinh.
2.7.5.2 Cấu tạo
Trong đồ án này ta chọn loại bể lắng ngang.

Hình 2.13 Bể Lắng

Bể lắng ngang là bể có hình chữ nhật, có hai hay nhiều ngăn hoạt động đồng thời.
Nước chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bể.
Bể lắng có cấu tạo:
- Một cảm biến đo độ đục.
- Một máy khuấy để khuấy đều nhằm đẩy nhanh quá trình lắng khi cho PAC
vào bể.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
25
- Hai cảm biến đo mức bùn: một cảm biến đo mức thấp (V4.SB1) và một
cảm biến đo mức cao (V4.SB2).
- Một máy bơm bùn (V4.BB) để bơm bùn khi lượng bùn trong bể vượt mức
cho phép.

2.7.5.3 Nguyên lý làm việc


Nước từ bể trung hòa sẽ chảy xuống bể lắng. Trong lượng nước này sẽ có nhiều
tạp chất lơ lửng. Và để thu được các tạp chất này thì ta bơm thêm chất PAC để kết tủa các
chất này thành bùn.
Tùy theo độ đục của nước mà cảm biến đo độ đục (V4. DDUC) đo được để bơm
PAC thích hợp.
Độ đục V4.PAC1 V4.PAC2 V4.MK4 V4.MK5
DDUC < 100 0 0 0 0
100 ≤ DDUC < 500 1 0 1 1
500 ≤ DDUC < 1000 1 1 1 1
Bảng 2.2

Kí hiệu: 1 là hoạt động, 0 là không hoạt động.


Khi lượng bùn trong bể vượt quá mức cho phép (lượng bùn chạm cảm biến bùn
mức cao V4.SB2) thì khởi động máy bơm bùn V4.BB để bơm bùn sang bể chứa bùn. Khi
lượng bùn giảm xuống mức thấp V4.SB1 thì cho ngừng máy bơm V4.BB.
2.7.6 Bể chứa bùn
2.7.6.1 Khái niệm
Bể chứa bùn là nơi chứa bùn sau khi lắng và bùn được xử lý bằng cơ chế nén bùn.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
26 Hình 2.14
2.7.6.2 Nguyên lý làm việc
Bùn dư được bơm ra và tập trung tại bể chứa bùn. Tại đây nó sẽ bị phân hủy thành
nước dơ và xác bùn. Nước dơ sẽ được xử lý theo chu trình còn xác bùn và các cặn khác
sẽ được hút bỏ bằng xe chở bùn.
2.7.7 Bể vi sinh
2.7.7.1 Tổng quan
Bể vi sinh là bể xử lý các chất thải hữu cơ bằng hoạt động của các vi sinh vật, sử
dụng vi sinh vật để phân hủy chất thải. Các vi sinh vật có thể là vi khuẩn hiếu khí hoặc
yếm khí.
Đối với công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học thì hàm lượng và nồng độ nước
thải đầu vào gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nuôi cấy và sự phát triển của vi sinh
vật
Nước thải sinh hoạt hoặc sản xuất trước khi đưa qua hệ thống xử lý sinh học phải
đảm bảo các yếu tố sau :
- PH = 6.5 - 8.5
- Nhiệt độ : 10 - 40 độ C.
- Nồng độ oxy hòa tan : DO = 2 - 4 mg/l.
- Tổng hàm lượng muối hòa tan (TDS) không quá 15 g/l.
- Chỉ tiêu BOD5 không quá 500 mg/l, nếu bể xử lý sinh học cải tiến có thể
thiết kế hệ thống với chỉ tiêu BOD5 đạt mức từ 1000 - 1500 mg/l.
- Tổng chất rắn không vượt quá 150 mg/l.
- Không chưa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy
rửa và chất độc gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật...

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
27
2.7.7.2 Cấu tạo
Tùy theo khả năng tài chính và diện tích đất mà người ta có thể sử dụng ao hồ có
sẵn hoặc xây dụng các bể nhân tạo xử lý. Đối với bể nhân tạo thường bao gồm các thành
phần chính sau :
- 1 máy sục khí dưới đáy bể (V5. MSK2).
- 1 máy khuấy chìm (V5.MK6).
- 3 phao đo mức nước trong bể vi sinh : V5.P6H, V5.P6M, V5.P6L.

Hình 2.15 Bể vi sinh

2.7.7.3 Nguyên lý làm việc


Tổng quan : Tại pha sục khí của bể vi sinh, nước thải được trộn đều với không khí
được cấp từ ngoài vào qua dàn đĩa phân phối khí dưới đáy bể bằng máy sục khí
V5.MSK3, hỗn hợp khí và nước được trộn lẫn với bùn vi sinh nhờ máy khuấy chìm
V5.MK6 đồng thời quá trình xử lý BOD, nitơ, photpho và các chất trong nước thải diễn
ra mạnh mẽ. Sau một thời gian nhất định quá trình chuyển sang pha lắng, tại đây khí
được ngừng cung cấp vào bể tạo môi trường yên tĩnh và với khả năng lắng nhanh dựa vào
trọng lực, bùn vi sinh sẽ lắng xuống đáy bể để lại lớp nước trong phía trên. Lớp nước này
sau đó được xả xuống bể khử trùng thông qua thiết bị thu nước bề mặt có cấu tạo đặc thù.
Hoạt động cụ thể của từng thiết bị :

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
28
Phao P6 có nhiệm vụ đo mức nước trong bể để tiến hành điều khiển máy
khuấy V5.MK6 và máy sục khí V5.MSK3 cũng như điều khiển thiết bị lấy nước
bề mặt.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
29
Phao P6 có 3 mức:
- V5.P6L là cảm biến mức thấp. Khi mực nước tăng (Cảm biến V5.P6L tác
động), thì sẽ khởi động V5. MSK3, V5.MK6. Nếu như mực nước giảm
(Cảm biến V5.P5L ngưng tác động) thì V5. MSK3 và V5.MK6 ngưng hoạt
động.
- V5.P6H cảm biến mức cao. Khi mực nước dâng cao nhất (Cảm biến
V5.P6H tác động) thì ta ngừng V5.MK6 cũng như V5.MSK3 và V5.V3 ,
sau thời gian 5 phút cho nước trong bể lắng đi thì tiến hành cho thiết bị lấy
nước bề mặt V5.BNS hoạt động.
- V5.P6M cảm biến mức trung bình. Khi mực nước ở trong bể xuống dưới
mức trung bình (Cảm biến V5.P6M ngưng tác động), ta cho V5.BNS ngưng
hoạt động và cho V5.MSK3, V5.MK2 và V5.V3 hoạt động trở lại, cung cấp
lại nước cho bể vi sinh và tiến hành chu trình mới.
2.7.8 Bể khử trùng
Nước sau khi qua thiết bị lọc áp lực nước đã đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường
nhưng vẫn còn lại lượng vi khuẩn rất lớn còn tồn dư ở quá trình xử lý vi sinh, nên ở đây
được bố trí một hệ thống châm hóa chất khử trùng giúp loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn ra
khỏi nước. Nước sau khi qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn để xả ra ngoài môi trường.
2.7.8.1 Khái niệm
Bể khử trùng là bể mà nơi đó chúng ta làm giảm lượng vi sinh vật (các vi sinh vật
có hại) có trong nước bằng cách sử dụng các dung dịch hóa học trước khi nước được
kiểm tra để thải ra bên ngoài.
2.7.8.2 Cấu tạo
Bể khử trùng thường đơn giản là bể bình thường với hệ thống bơm nước từ công
đoạn trước vào và hệ thống thoát nước ra cùng với các cảm biến đo mức nước và nồng độ
các vi sinh vật trong nước.
Bể được đơn giản với các thiết bị như sau:
- 2 phao đo mức nước thấp và mức nước cao của bể (V6.P7 và V6.P8)
- 1 van tự động (V6.V4)
- Bồn chứa Clo: gồm 1 máy bơm Clo (V6.CLO) và 1 máy khuấy (V6.MK7)

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
30
Hình 2.16 Bể khử trùng

2.7.8.3 Nguyên lý làm việc


Tổng quan: Tại bể khử trùng nước sau khi xử lý vi sinh vẫn còn chứa một hàm
lượng vi khuẩn nhất định sẽ được hòa trộn với dung dịch nước clorine (nồng độ 6-9 ppm)
để khử trùng trong thời gian 4 phút (chủ yếu là vi khuẩn đường ruột coliform). Cuối cùng
nước thải đã xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của khu vực hoặc tập trung vào
bể chứa để tái sử dụng (tưới cây, rửa đường, nuôi cá…).
Hoạt động cụ thể của các thiết bị: tại bể khử trùng nước sẽ được ngâm với clo để
diệt một số vi khuẩn trong thời gian 4 phút. Khi phao V6.P7 không tác động thì tiến hành
cho bơm nước sạch từ bể vi sinh sang bể khử trùng. Khi phao V6.P8 tác động (bể đầy
nước) thì cho ngừng bơm. Sau đó cho tiến hành bơm Clo vào bể khử trùng trong thời
gian 1 phút (bơm Clo V6.CLO và máy khuấy V6.MK7 hoạt động). Sau đó ta ngâm Clo
trong bể trong thời gian 4 phút. Sau 4 phút, ta cho mở van V6.V4 để đưa nước qua bể lưu
lượng. Khi phao V6.P7 ngưng tác động thì đóng van V6.V4 lại và tiến hành bơm nước từ
bể lưu vi sinh qua bể khử trùng và bắt đầu lại một chu trình mới.
2.7.8.4 Nhiệm vụ yêu cầu điều khiển
Trong quy trình xử lý nước thải, bể khử trùng thường là công trình được đặt ở cuối
cùng trước khi đưa nước ra môi trường.
Khử trùng nước thải là nhằm mục đích phá hủy, tiêu diệt các loại vi khuẩn gây
bệnh nguy hiểm chưa được hoặc không thể khử bỏ trong quá trình xử lý nước thải.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
31
Các biện pháp khử trùng bao gồm sử dụng hóa chất, sử dụng các quá trình cơ lý,
sử dụng các bức xạ. Trong phần này chúng ta chỉ nghiên cứu đến việc khử trùng bằng
bằng Chlorine. Phương pháp này có ưu điểm là rẻ tiền, đơn giản, hiệu quả cao.
Clo có tính khử mạnh nên khi dùng Clo để khử trùng nước thải sẽ xảy ra rất nhiều
phản ứng giữa Clo với các thành phần hóa học có mặt trong nước thải. Bể khử trùng bằng
Chlorine đươc cấu tạo để nước thải và dung dịch clo (phân phối qua ống châm lổ, hoặc
suốt chiều ngang của bể trộn) được đưa vào bể trộn trang bị một máy khuấy vận tốc cao,
thời gian lưu tồn của nước thải và dung dịch chlorine trong bể trộn không ngắn hơn 30
giây. Sau đó nước thải đã trộn lẫn với dung dịch chlorine được cho chảy qua bể tiếp xúc
được chia thành những kênh dài và hẹp theo đường gấp khúc.
Phản ứng đặc trưng là sự thủy phân của clo tạo ra axit hypoclorit và axit
hydrocloric:
Cl2 + H2O  HClO + HCl
Hoặc có thể ở dạng phương trình phân li:
Cl2 + H2O  2H+ + OCl- + Cl-
Tuy nhiên, nếu trong NT chứa nhiều chất hữu cơ chúng sẽ kết hợp với clo tạo các
sản phẩm độc hại, ... dễ gây hại cho nguồn nước đặc biệt đối nguồn nước cấp cho mục
đích sinh hoạt.
Để định lượng clo, xáo trộn clo với hơi nước công tác, điều chế và vận chuyển đến
nơi sử dụng người ta thường dùng cloratơ.
Nồng độ HOCl phụ thuộcvào lượng ion H+ trong nước hay phụ thuộc vào pH của
nước. Khi:
- PH = 6 thì HOCl chiếm 99,5% còn OCl- chiếm 0.5%
- PH = 7 thì HOCl chiếm 79% còn OCl- chiếm 21%
- PH = 8 thì HOCl chiếm 25% còn OCl- chiếm 75%
Tác dụng khử trùng của HOCl cao hơn nhiều OCl-. Tức là PH càng cao hiệu quả
khử trùng càng giảm.
Khử trùng hóa chất nói chung và Clo nói riêng cần đảm bảo nồng độ hóa chất
trong nước theo QCVN, thông thường để đảm bảo hiệu quả của quá trình khử trùng, ta
điều chỉnh lượng clo cho vào sao cho hàm lượng clo dư còn lại trong nước thải sau khi
tiếp xúc không nhỏ hơn 1,5 mg/l.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
32
Khử clo dư trong nước: Khử dư lượng clo trong nước khi clo hóa với liều lượng
cao có thể dùng phương pháp hóa học. Khử clo bằng hóa chất như dùng SO 2, Na2SO3,
Na2S2O3 theo các phản ứng sau:
Cl2 + SO2 +2H2O→ 2HCl + H2SO4
Cl2 + Na2SO3 + H2O → 2HCl + Na2SO4
4Cl2 + Na2S2O3 + 5H2O → 2NaCl + 6HCl + 2H2SO4
Axit clohydric và axit sunfuric hình thành được trung hòa bằng độ kiềm dư của
nước. Để khử hết 1mg clo dư cần đến 0,9 mg SO2.
Sử dụng khí Clo trong hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả về kinh tế và kỹ
thuật, tuy nhiên quá trình lâu ngày có thể xảy ra một vài sự cố rò rỉ. Biện pháp phù hợp
nhất để xử lý sự cố rò rỉ vẫn là thiết bị trung hòa khí Clo. Do vậy để bảo đảm an toàn về
tính mạng con người, tài sản thiết bị, môi trường xung quanh thì cần lắp đặt hệ thống này
cho nhà trạm Clo.
2.8 Kết luận chương
Nên cho hệ thống trạm xử lý nước thải hoạt động liên tục sau khi đã đi vào ổn
định. Giai đoạn này nhân viên vận hành sẽ thực hiện dựa theo tài liệu nhật ký vận hành
hệ thống xử lý nước thải để vận hành hằng ngày. Ngoài ra, còn phải cập nhật thường
xuyên tình trạng máy móc, nước thải vào sổ nhật ký.
Kiểm tra tình trạng máy khi đang hoạt động như: thăm nhớt và tiếng kêu, dòng
điện làm việc của tất cả các máy.
Kiểm tra mức độ đồng đều của dàn phân phối khí bể cân bằng và bể sục khí.
Viết nhật ký vận hành mỗi ngày.
Khi công nhân thấy hệ thống có các vấn đề khác thường như: máy móc không hoạt
động, phát ra tiếng kêu lạ: cần liên hệ ngay với HANA để được kiểm tra, tránh việc để
quá lâu gây hư hỏng; Bùn có màu lạ, không lắng, có mùi khác thường, cần liên hệ ngay
với HANA để được kiểm tra vi sinh; Các thông số khác thường như COD (BOD) tăng,
SS tăng, pH tăng cao hoặc quá thấp cần đưa ra các phương án xử lý.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
33
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÍNH CHỌN THIẾT BỊ
3.1 Các cảm biến và cơ cấu chấp hành trong hệ thống
3.1.1 Cảm biến đo độ pH
a. Giới thiệu chung
Orbipac CPF81D là dòng cảm biến đo pH tích hợp nhiệt độ chuyên dùng cho môi
trường nước thải công nghiệp. CPF81D Sensor được gắn trong hệ thống trạm quan nước
thải công nghiệp có thể giao tiếp với máy chủ đặt tại phòng điều khiển trung tâm thông
qua mạng LAN, WIFI, Internet, 3G để truyền dữ liệu liên tục và có thể kiểm soát hệ
thống, cảnh báo cho người quản lý khi các chỉ số kiểm soát vượt mức cho phép hoặc có
sự cố bất thường xảy ra.

Hình 3.17

b. Thông số kỹ thuật
- Đầu đo pH loại kỹ thuật số, sử dụng công nghệ Memosens kết nối với các
thiết bị hiển thị, ghi nhận dữ liệu
- Phương pháp đo: điện cực thủy tinh, tích hợp đầu dò pH nhiệt độ
- Dãy đo: 0 – 14pH; 0 – 80oC
- Sai số: ±5% giá trị đo
- Điện cực thủy tinh loại 23mm, điện cực guard
- Chất liệu vỏ bảo vệ: PPS, phần điện cực tiếp xúc với nước thải: thủy tinh
với lớp màng không chất chì
- Cấp bảo vệ: IP68, có thể ngâm trực tiếp trong nước
- Tích hợp đầu từ làm sạch 6mm

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
34
- Kết nối cáp loại wire terminals, chiều dài kết nối từ đầu đo đến bộ hiển thị:
3 mét
- Điện áp đầu ra: 0-20V
c. Nguyên lý hoạt động
CPF81D Sensor sử dụng phương pháp đo điện cực thủy tinh sử dụng hai điện cực,
một điện cực thủy tinh và một điện cực so sánh, để xác định độ pH của dung dịch bằng
cách đo điện thế giữa chúng. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất để đo pH,
bởi thế điện cực rất nhanh đạt đến trạng thái cân bằng và thể hiện khả năng lặp lại cao.
Ngoài ra sự có mặt của các chất ôxy hóa và chất khử cũng rất ít ảnh hưởng đến kết quả
đo.
3.1.2 Cảm biến đo độ bùn
a. Giới thiệu chung
Đầu đo mức bùn, sensor SONATAX sc được thiết kế để sử dụng trong các bể lắng
sơ và thứ cấp, bể nén bùn trong xử lý nước thải, bể lắng lọc nước thô, bể lắng bùn trong
xử lý nước và nhiều công nghiệp. Việc đo đạc mức bùn đáy liên tục có thể làm tăng hiệu
suất xử lý bằng cách cung cấp sớm các tín hiệu cảnh báo về chất rắn cần phải xả bỏ tại

Hình 3.18 Cảm biến Sensor đo mức bùn SONATAX sc


các bể.

b. Thống số kỹ thuật
- Độ chuẩn xác: ± 0.1
- Nguyên lý đo: sóng siêu âm
- Kiểu gắn: cố định tại 1 vị trí hoặc trục quay  
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
35
- Điều kiện hoạt động (nhiệt độ): 0 đến 50 °C
- Nguồn điện: 2.4 W
- Giới hạn áp suất: ≤ 0.3 bar hay ≤ 3 m
- Độ lặp lại: 0.1 m
- Độ phân giải: 0.03 m (0.09 ft)
- Tự động bù trừ nhiệt độ
- Thang đo: 0 đến 12 m
c. Nguyên lý hoạt động
Sử dụng sóng siêu âm để đo đạc mức bùn một cách chính xác. Tín hiệu sóng siêu
âm được phát ra từ đầu đo thẳng tới lớp bùn đáy trong bể. Việc đo độ dày và độ sâu của
bùn được dựa vào thời gian để sóng siêu âm dội ngược trở lại đầu đo và kết quả đo được
sẽ hiển thị trên bộ điều khiển.
3.1.3 Máy bơm chìm
a. Giới thiệu chung
Máy bơm chìm nước thải là loại bơm có thể thả chìm được trong nước và bơm
nước bẩn, nước thải, chống chịu được môi trường ăn mòn cao trong nước thải. Với các
loại bơm chìm này, động cơ bơm được ngăn chặn việc tiếp xúc với nước bằng một
khoang dầu kín nước hoàn toàn. Ta chọn máy bơm xử lý nước thải chìm inox Pedrollo
BCm 10/50-ST được khuyên dùng để làm thông thoát chất bẩn và nước bẩn trong các
khu dân cư, dân dụng và công nghiệp. Máy được trang bị một cánh quạt đa tần
DOUBLE-CHANNEL và có khả năng bơm chất lỏng có chứa chất rắn dạng sợi ngắn lên
đến 50 mm. Máy lý tưởng để bơm nước bẩn, nước thải, nước bề mặt và nước trộn lẫn với
bùn ở các vị trí như các khu công nghiệp, các toà nhà và nhà ở.

Hình 3.19 Máy bơm chìm

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
36
b. Thông số kỹ thuật
- Kiểu: Pedrollo BCm 10/50- ST 
- Công suất: 0.75Kw
- Điện áp: 1 pha 220V/50Hz
- Cột áp max (m): 9.5
- Lưu lượng: 3 - 36m3/h
- Nhiệt độ chất lỏng tối đa: 40oC
- Họng xã (mm): 50 Hình 3.20 Máy bơm chìm

c. Nguyên lý hoạt động


Máy bơm chìm xử lý nước thải inox Pedrollo BCm 10/50-ST là loại máy bơm
hoạt động dựa trên lực ly tâm tạo ra bởi cánh quạt của máy bơm chìm nước (bánh công
tác) nhằm tạo ra áp suất cao để đẩy nước ra khỏi máy.
3.1.4 Cảm biến đo độ đục
a. Giới thiệu chung
Độ đục là một trong những thông số quan trọng nhất được sử dụng để xác định
chất lượng nước. Việc giám sát và xử lí nước thải dựa trên sự kiểm soát độ đục.
Ta sử dụng cảm biến đo độ đục Turbimax CUS51D là loại cảm biến thông minh
với thiết kế thép không gỉ và khả năng tự làm sạch nên được ứng dụng vào các hệ thống
xử lí nước với tuổi thọ cao. Nhờ công nghệ kĩ thuật số Memosens, Turbimax CUS51D
kết hợp thu thập và lưu trữ dữ liệu với thao tác đơn giản.

Hình 3.21 Cảm biến đo độ đục

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
37
b. Thông số kỹ thuật
- Đầu dò loại kỹ thuật số, sử dụng công nghệ Memosens kết nối với thiết bị
hiển thị, ghi nhận dữ liệu.
- Phương pháp đo: loại quang học với 2 nguồn phát LED và 4 nguồn thu tín
hiệu giúp gia tăng độ chính xác của giá trị đo.
- Cảm biến loại digital theo công nghệ Memosens, chức năng kiểm tra cảm
biến tự động (automatic sensorcheck)
- Dãy đo: 0 – 4000 mg/l
- Cáp loại cố định, chiều dài kết nối từ đầu đo đến bộ hiển thị: 7 mét
- Tích hợp đầu thổi khí nén làm sạch, 6 hoặc 8mm
- Nhiệt độ làm việc: -5 to 50 °C
- Áp suất làm việc: 0.5 to 10 bar
- Vật liệu cảm biến: thép không gỉ
- Cấp bảo vệ: IP68, có thể ngâm trực tiếp trong nước.
- Dòng điện đầu ra: 4-20mA
c. Nguyên lý hoạt động
Phương pháp đo dựa trên hai nguồn sáng và bốn nguồn thu sáng. Đèn led có tuổi
thọ cao được sử dụng làm nguồn sáng đơn sắc. Để loại bỏ nhiễu từ các nguồn sáng bên
ngoài các đèn led này được phát xung. Hai tín hiệu đo được phát hiện tại bốn nguồn thu
sáng. Tám tín hiệu đo được xử lý trong cảm biến và được chuyển đổi thành các đơn vị độ
đục và nồng độ chất rắn.
3.1.5 Công tắc phao
a. Giới thiệu chung
Công tắc phao kín nước KAWASAN được dùng để điều khiển máy bơm tự động
mở-tắt theo 2 chế độ bơm nước vào hoặc bơm nước ra.
Phao được thiết kế kín nước chuẩn theo IP68 rất an toàn và hiệu quả.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
38
Hình 3.22 Công tắc phao KAWASAN
b. Thông số kỹ thuật
- Công suất ra tải: 2 HP
- Điện áp hoạt động: AC 125-225V / 50-60 Hz
- Nhiệt độ hoạt động: 60ºC
c. Nguyên lý hoạt động
Điều khiên bơm cấp đầy: Sơ đồ đấu nối như hình 1(dùng dây Đen và Xanh)
- Khi cạn nước đến mức đã định bởi quả cân – dây phao thì bơm sẽ hoạt
động
- Khi đầy nước đến mức đã định bởi quả cân – dây phao thì bơm sẽ ngừng
hoạt động

Hình 3.23 Nguyên lý hoạt động của bơm cấp đầy

Điều khiển bơm hút cạn: Sơ đồ đấu nối như hình 2(dùng dây Đen và Nâu)

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
39
- Khi đầy nước đến mức đã định bởi quả cân – dây phao thì bơm sẽ hoạt
động
- Khi cạn nước đến mức đã định bởi quả cân – dây phao thì bơm sẽ ngừng
hoạt động

Hình 3.24 Nguyên lý hoạt đông của bơm hút cạn

3.1.6 Van
a. Giới thiệu chung
Van điện từ UNID – 25 là van điện từ thông dụng nhất thường được dùng cho dân
dụng hoặc công nghiệp, có kiểu bắt ren với dòng điện sử dụng là 220V hoặc 24V. Van
thường là loại van thường đóng, khi có điện van sẽ mở, muốn van mở bao nhiêu thời gian
thì giữ điện bấy nhiêu thời gian
b. Thông số kỹ thuật
- Đường kính ống ren trong 21mm Cuộn coil dạng đúc, kín nước giúp bạn an
toàn hơn khi sử dụng trong môi
- Nhiệt độ môi trường làm việc từ âm -5 ~ 80 C
- Áp suất chịu được tối đa 7kg/cm2

Hình 3.25 Van điện từ UNID – 25


Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
40
c. Nguyên lý hoạt động
Cuộn điện hay thường được gọi là cuộn coil. Lõi cuộn coil là 1 thanh kim loại và 1
lò so nén vào lõi sắt đó; 1 đầu của lõi sắt đó lại tỳ vào đầu 1 gioăng cao su (hay màng
van). Khi không có điện cấp cho cuộn coil, thì lò so ép vào lõi sắt, để đóng van (hoặc mở
tùy thuộc dòng van thường đóng hay thường mở). Khi có dòng điện vào, cuộn dây sinh từ
trường hút lõi sắt ra, từ trường này đủ mạnh thắng được lò so, khi đó van mở ra (Loại
Van điện từ thường đóng – NC).
3.1.7 Bơm định lượng hóa chất
a. Giới thiệu chung
Ta lựa chọn bơm định lượng BLUE WHITE C6125P
Bơm hóa chất blue white là bơm định lượng kiểu dạng màng được sản xuất và
nhập khẩu trực tiếp từ mỹ chuyên dùng để bơm các loại hóa chất ăn mòn cao, với mức
định lượng cố định. Cho phép điều chỉnh lưu lượng từ thấp đến cao tuỳ theo nhu cầu,
bơm có kết cấu kín không rò rỉ chất lỏng, cấu tạo bơm đơn giản, chỉ có vài bộ phận
chuyển động nên hạn chế được việc phải bảo trì thường xuyên.

Hình 3.26 Bơm đinh lượng BLUE WHITE C6125P

b. Thông số kỹ thuật
- Lưu lượng: 30 lít/h
- Cột áp: 2.1 bar
- Công suất 45W/220V/50Hz
c. Nguyên lý hoạt động
Máy bơm định lượng hoạt động dựa theo 2 công đoạn đó là công
đoạn hút và công đoạn đẩy.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
41
- Ở công đoạn hút, chất lỏng được kéo vào chỗ trống trong buồng bơm qua
van một chiều ống hút.
- Ở công đoạn đẩy, van một chiều tại ống hút bị đóng lại, van 1 chiều tại ống
đẩy mở ra, chất lỏng trong buồng bơm bị tống ra ngoài.
3.1.8 Máy khuấy chìm
a. Giới thiệu chung
Ta lựa chọn máy khuấy FAGGIOLATI GM17A1T 1.1 Kw.
Máy khuấy chìm FAGGIOLATI cho các hệ thống xử lí nước thải cơ bản là một
động cơ có đầu trục gắn một cánh trục để khuấy trộn chất lỏng, hòa tan các hạt lắng và
ngăn chặn sự phân tầng.

Hình 3.27 Máy khuấy chìm FAGGIOLATI GM17A1T

b. Thông số kỹ thuật
- Công suất máy : 1.1 Kw
- Công suất cánh khuấy : 0.42 kw
- Đường kính cánh khuấy : 176 mm
- Số cánh quạt : 2 cánh
- Điện áp : 380V (3phase) 50Hz
- Tốc độ : 1380 RPM
- Sức đẩy : 120 N
- Số cực : 4 poles

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
42
Cấu tạo: máy khuấy chìm FAGGIOLATI GM17A1T có 6 bộ phận cơ bản

Hình 3.28 Cấu tạo của máy khuấy chìm FAGGIOLATI GM17A1T

1. Trục chính của máy khuấy chìm vật liệu Inox AISI 420.
2. Động cơ đồng bộ 4 cực, lớp bảo vệ H (180 độ C).
3. Phốt cơ khí làm kín phía trên máy khuấy chìm Faggiolati.
4. Phốt làm kín phía dưới.
5. Housing: Cast Iron EN-GJL-250.
6. Cánh khuấy: Inox AISI 316.
c. Nguyên lý hoạt động
Máy khuấy chìm giúp khuấy trộn nước thải tạo một môi trường không gây lắng
đọng, đồng nhất các thành phần có trong nước thải, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để vi
sinh vật kỵ khí, thiếu khí hoặc hiếu khí sử dụng nguồn oxi nội tại để sinh sôi và phát
triển. Chính nhờ hệ thống vi sinh vật thiếu khí này mà nước thải có hàm lượng nitơ và
photpho cao sẽ được xử lý đến nồng độ thích hợp trước khi xả thải ra bên ngoài.
3.1.9 Máy thổi khí
a. Giới thiệu chung
Máy thổi khí FUJIMAC là một trong những thương hiệu nổi tiếng ở Nhật Bản
trong lĩnh vực máy thổi khí nói riêng và máy bơm nước nói chung.Với hơn 50 năm hoạt
động trong nghành công nghiệp máy bơm, FUJIMAC được biết đến bởi chất lượng vượt
trội, tuổi thọ lâu dài của máy với mức giá tốt hơn nhiều thương hiệu khác ở cùng dòng
sản phẩm tương tự.
b. Thông số kỹ thuật
- Model:                                    MAC40R
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
43
- Công suất  (kw):                    34W
- Điện áp (V/Hz):                     220/50        
- Lưu lượng max (L/Phút):  40 
- Áp xuất :                               12 kPa 
- Họng xã (mm):                     13

Hình 3.29 Máy thối khí FUJIMAX MAC40R

c. Đặc điểm máy thổi khí Fujimac


- Công suất nhỏ, máy hoạt động êm, tiết kiệm điện năng nhưng hiệu suất của
máy vẫn chưa cao
- Với thiết kế đặc biệt, máy có kích thước nhỏ gọn dễ dàng cho việc lắp đặt
cũng như bảo dưỡng máy
- Tuổi thọ của máy cao, hoạt động bền bỉ
3.1.10 Đèn báo
a. Chức năng của đèn báo:
Là một thiết bị có chức năng thông báo cho người lao động biết được sự cố hoặc
những tín hiệu cần thông báo trong quá trình hoạt động của các dây chuyền sản xuất, hệ
thống tự động hóa xảy ra vấn đề bất thường. Khi đó, đèn báo sẽ sáng và nháy cùng với
tiếng chuông báo động, người lao động sẽ biết và tìm cách khắc phục, lường trước được
vụ việc.
Ngoài ra, còn báo pha điện, báo tín hiệu ON, OFF của nguồn thiết bị (trạng thái
hoạt động của thiết bị màu xanh chạy, màu đỏ dừng....).

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
44
b. Các loại đèn báo công nghiệp :
Đèn báo pha : Đèn báo pha là loại đèn có 3 màu đỏ vàng xanh để báo nguồn khi có
điện đưa vào tủ điện hoặc các hệ thống máy móc. Đèn báo pha gồm có loại từ 24V đến
380V loại có bóng dây tóc hoặc bóng dạng LED.

Hình 3.30 Đèn báo pha Hình 3.31 Đèn báo tín hiệu

Đèn báo tín hiệu : Hay còn gọi là đèn tín hiệu, với nhiều màu sắc khác nhau như
đỏ, vàng, xanh lam, xanh lá. Dạng ánh sáng: sáng nhấp nháy có thể kèm theo âm thanh.
Ứng dụng: báo hiệu chỉ thị thay đổi màu, báo máy, báo trạng thái, báo sự cố.
3.2 Lựa chọn bộ điều khiển PLC và thiết kế trang bị điện cho hệ thống
3.2.1 Giới thiệu PLC
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình
được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua
một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các
sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào
PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. Một
khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được
gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong chương trình do
“người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm
đã lập trình.
Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển
bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau :
- Lập trình dể dàn, ngôn ngữ lập trình dể học.
- Gọn nhẹ, dể dàng bảo quản, sửa chữa.
- Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
45
- Hoàn toàn tin cậy trog môi trường công nghiệp.
- Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạn,
các module mở rộng;
- Giá cả cá thể cạnh tranh được.
Trong PLC, phần cứng CPU và chương trình là đơn vị cơ bản cho quá trình điều
khiển hoặc xử lý hệ thống. Chức năng mà bộ điều khiển cần thực hiện sẽ được xác định
bởi một chương trình. Chương trình này được nạp sẵn vào bộ nhớ của PLC, PLC sẽ thực
hiện việc điều khiể̉̉n̉ dựa vào chương trình này. Như vậy nếu muốn thay đổi hay mở rộng
chức năng của qui trình công nghệ, ta chỉ cần thay đổi chương trình bên trong bộ nhớ của
PLC. Việc thay đổi hay mở rộng chức năng sẽ được thực hiện một cách dể dàng mà
không cần một sự can thiệp vật lý nào so với các bộ dây nối hay Relay.
Những ưu điểm kỹ thuật của bộ điều khiển PLC:
Chỉ tiêu so sánh Role Mạch số Máy tính PLC
Giá thành từng Khá thấp Thấp Cao Thấp
chức năng
Kích thước vật lý Lớn Rất gọn Khá gọn Rất gọn
Tốc độ điều Chậm Rất nhanh Khá nhanh Nhanh
khiển
Khả năng chống Rất tốt Tốt Khá tốt Tốt
nhiễu
Mất thời gian Mất thời gian Lập trình Lập trình và lắp
Lắp đặt thiết kế và lắp để thiết kế. phức tạp và đặt đơn giản.
đặt. tốn thời gian.
Khả năng điều Không có Có Có Có
khiển các tác vụ
phức tạp
Thay đổi, nâng Rất khó Khó Khá đơn giản Rất đơn giản
cấp và điều khiển

Công tác bảo trì Kém Kém Kém Tốt

Theo bảng so sánh ta nhận thấy được bộ điều khiển lập trình PLC với những ưu
điểm về phần cứng và phần mềm có thể đáp ứng được hầu hết các yêu cầu chỉ tiêu trên.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
46
Mặt khác, PLC có khả năng kết nối mạng và kết nối các thiết bị ngoại vi rất cao giúp cho
việc điều khiển được dễ dàng.
3.2.1.1 Cấu trúc của PLC
Tất cả các PLC đều có các thành phần chính là:
- Module nguồn
- Bộ xử lý trung tâm
- Bộ nhớ
- Module vào, ra
- Thiết bị lập trình

Hình 3.32 Sơ đồ cấu trúc PLC

a. Khối xử lý trung tâm (CPU)


CPU điều khiển các hoạt động bên trong PLC. Bộ xử lý sẽ đọc và kiểm tra chương
trình được chứa trong bộ nhớ, sau đó sẽ thực hiện thứ tự từng lệnh trong chương trình, sẽ
đóng hay ngắt các đầu ra. Các trạng thái ngõ ra ấy được phát tới các thiết bị liên kết để
thực thi. Và toàn bộ các hoạt động thực thi đó đều phụ thuộc vào chương trình điều khiển
được giữ trong bộ nhớ.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
47
b. Khối đầu vào
Các ngõ vào của khối này sẽ được kết nối với các bộ chuyển đổi tín hiệu và biến
đổi các tín hiệu này thành tín hiệu phù hợp với tín hiệu xử lý của CPU.
Dựa vào loại tín hiệu vào sẽ có các khối ngõ vào tương ứng.
 Khối vào số (Digital Input)
Các ngõ vào của khối này được kết nối với bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu nhị phân
như nút nhấn, công tắc, cảm biến tạo tín hiệu nhị phân. Do tín hiệu tại ngõ vào có thể ở
mức logic tương ứng với các điện áp khác nhau, do đó khi sử dụng cẩn phải chú ý đến
điện áp cần thiết cung cấp, khối vào phải phù hợp với điện áp tương ứng mà bộ chuyển
đổi tín hiệu nhị phân tạo ra.
 Khối vào tương tự (Analog Input)
Khối vào này có nhiện vụ biến đổi tín hiệu tương tự thành tín hiệu số. Các ngõ vào
của khối này được kết nối với các bộ chuyển đổi tạo ra tín hiệu analog như cảm biến
nhiệt độ, cảm biến lưu lượng, ngõ ra analog của biến tần.
Khi sử dụng các khối vào analog cần phải chú ý đến loại tín hiệu analog được tạo
ra từ các bộ chuyển đổi.
c. Bộ nhớ
PLC thường yêu cầu bộ nhớ trong các trường hợp:
- Làm bộ định thời cho các kênh trạng thái I/O.
- Làm bộ đệm trạng thái các chức năng trong PLC như định thời, đếm, ghi
các Relay. Mỗi lệnh của chương trình có một vị trí riêng trong bộ nhớ, tất
cả mọi vị trí trong bộ nhớ đều được đánh số, những số này chính là địa chỉ
trong bộ nhớ.
Địa chỉ của từng ô nhớ sẽ được trỏ đến bởi một bộ đếm địa chỉ ở bên trong bộ vi
xử lý. Bộ vi xử lý sẽ giá trị trong bộ đếm này lên một trước khi xử lý lệnh tiếp theo. Với
một địa chỉ mới, nội dung của ô nhớ tương ứng sẽ xuất hiện ở đấu ra, quá trình này được
gọi là quá trình đọc.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
48
 Bộ nhớ đọc-ghi RAM (Random-Access Memory)
Bộ nhớ ghi-đọc có một số lượng các ô nhớ xác định. Mỗi ô nhớ có một dung
lượng nhớ cố định và nó chỉ tiếp nhận 1 lượng thông tin. Các ô nhớ được xác định bằng
các địa chỉ riêng của nó. Bộ nhớ này chứa các chương trình còn sửa đổi hoặc các dữ liệu,
kết quả tạm thời trong quá trình tình toán, lập trình.
Đặc điểm của loại này là dữ liệu sẽ mất đi khi hệ thống mất điện. RAM được hình
dung như một tủ chứa có nhiều ngăn kéo, mỗi ngăn kéo được đánh số một địa chỉ và
người ta có thể cất vào hoặc lấy ra các dữ liệu ra.
 Bộ nhớ ROM (Read-Only Memory)
Bộ nhớ cố định ROM chứa các thông tin không có khả năng xóa được và không có
khả năng thay đổi được. Các thông tin này do các nhà sản xuất viết ra và không thể thay
đổi được.
Chương trình trong bộ nhớ ROM có các nhiệm vụ sau:
- Điều hành và kiểm tra các chức năng hoạt động của CPU.
- Dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy.
 EPROM (Eraseable Read-Only Memory)
Là bộ nhớ mà người sử dụng bình thường chỉ có thể đọc chứ không ghi nội dung
vào được. Nội dung của EPROM không bị mất khi mất nguồn, nó được gắn sẵn trong
máy.
 EEPROM (Electrically Eraseable Read-Only Memory)
EEPROM là bộ nhớ cố định có thể lập trình và xóa bằng điện. Mỗi ô nhớ trong
EEPROM cho phép lập trình và xóa bằng điện.
d. Khối đầu ra
Khối này có nhiệm vụ khuếch đại các tín hiệu sau xử lý của CPU cung cấp cho đối
tượng điều khiển.
Tùy thuộc vào đối tượng điều khiển nhận tín hiệu dạng nào mà sẽ có các khối ra
tương ứng.
 Khối ra số (Digital Output)

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
49
Các ngõ ra của khối này được kết nối với đối tượng điều khiển nhận tín hiệu nhị
phân. Vì đối tượng điều khiển nhận tín hiệu nhị phân sử dụng nhiều cấp điện áp khác
nhau nên khi sử dụng các khối ra số cần phải chú ý đến điện áp cung cấp cho nó phù hợp
với điện áp cung cấp cho đối tượng điều khiển hay không.
Theo loại điện áp sử dụng, ngõ ra số được phân thành hai loại:
- Điện áp một chiều: Gồm có hai loại ngõ ra là Transistor và Relay. Thông
thường trong công nghiệp điện áp một chiều được sử dụng là 24V.
- Điệp áp xoay chiều: Gồm có hai loại ngõ ra là Relay và Triac.

 Khối ra tương tự (Analog Output)


Khối này có nhiệm vụ biến đổi tín hiệu số được gửi từ CPU đến đối tượng điều
khiển thành tín hiệu tương tự. Các ngõ ra của khối này được kết nối với các đối tượng
điều khiển nhận tín hiệu tương tự.
Khi sử dụng các ngõ ra tương tự cần chú ý đến loại tín hiệu tương tự cung cấp cho
đối tượng điều khiển có phù hợp với tín hiệu tương tự mà đối tượng điều khiển cần nhận
hay không.
e. Hệ thống Bus
Bộ nhớ chương trình, hệ điều hành và các module ngoại vi được kết nối với PLC
thông qua bus nối. Một bus bao gồm các dây dẫn mà các dữ liệu được trao đổi. Hệ điều
hành tổ chức việc truyền dữ liệu trên các dây dẫn.
- Address Bus: Bus địa chỉ dùng để truyền địa chỉ đến các modul khác nhau.
- Data Bus: Bus dùng để truyền dữ liệu.
- Control Bus: Bus điều khiển dùng để truyền các tín hiệu định thì và điều
khiển đồng bộ các hoạt động trong PLC.
3.2.1.2 Nguyên lý động bên trong PLC
PLC nhận thông tin từ các cảm biến và các thiết bị đầu vào được kết nối, xử lý dữ
liệu và kích hoạt đầu ra dựa trên các tham số đã được lập trình trước đó.
Các hoạt động bên trong PLC được điều khiển bởi CPU, nó sẽ đọc và kiểm tra
chương trình được chứa trong bộ nhớ và thực hiện lần lượt từng lệnh trong chương trình
đã được lập trình trước đó, nó sẽ đóng hay ngắt các đầu ra từ đó tự khởi động hay ngắt
thiết bị được liên kết.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
50
Tùy thuộc vào đầu vào và đầu ra, bộ điều khiển lập trình PLC có thể theo dõi và
ghi lại dữ liệu thời gian chạy như năng suất máy hoặc nhiệt độ vận hành, tự khởi động và
dừng quy trình, tạo báo thức nếu máy gặp trục trặc và hơn thế nữa.
Trong PLC các số liệu được trao đổi giữa bộ vi xử lý và các module vào ra thông
qua Data Bus. Address Bus và Data Bus gồm 8 đường, ở cùng thời điểm cho phép truyền
8bit của 1byte một cách đồng thời hay song song.
Nếu một module đầu vào nhận được địa chỉ của nó trên Address Bus, nó sẽ
chuyển tất cả trạng thái đầu vào của nó vào Data Bus. Nếu một địa chỉ byte của 8 đầu ra
xuất hiện trên Address Bus, module đầu ra tương ứng sẽ nhận được dữ liệu từ Data Bus.
Control Bus sẽ chuyển các tín hiệu điều khiển vào theo dõi chu trình hoạt động của PLC.
Các địa chỉ và số kiệu được chuyển lên các Bus tương ứng trong một thời gian hạn chế.
Hệ thống Bus sẽ làm nhiệm vụ trao đổi thông tin giữa CPU, bộ nhớ và I/O. Bên
cạnh đó, CPU được cung cấp một xung Clock có tần số từ 1,8 MHz. Xung này quyết địng
tốc độ hoạt động của PLC và cung cấp các yếu tố về định thời, đồng hồ của hệ thống.
 Chu kỳ vòng quét:
Một chu kỳ bao gồm đọc tín hiệu đầu vào, thực hiện chương trình, truyền thông
nội, tự kiểm tra lỗi, gửi cập nhật tín hiệu đầu ra được gọi là 1 chu kỳ quét hay 1 vòng quét
(Scan Cycle).
Thường thì việc thực hiện một vòng quét xảy ra trong thời gian rất ngắn (từ 1ms-
100ms). Thời gian thực hiện vòng quét này phụ thuộc vào tốc độ xử lý lệnh của PLC, độ
dài ngắn của chương trình, tốc độ giao tiếp giữa PLC và thiết bị ngoại vi.

3.2.1.3 Ngôn ngữ lập trình


Có 5 ngôn ngữ lập trình cho PLC

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
51
a. Ngôn ngữ lập trình ST (Structure text) hoặc STL (Statement List)
Là một ngôn ngữ lập trình cấp cao gần giống như Pascal, thực hiện các công việc
sau:
- Gán giá trị cho các biến
- Gọi hàm và các FunctionBlock
- Tạo và tính toán các biểu thức
- Thực hiện các biểu thức đi
b. Ngôn ngữ lập trình IL (Instruction List)
Là ngôn ngữ lập trình cấp thấp, gần giống như ngôn ngữ máy Assembler, thường
được dùng để lập trình cho vi xử lý. Cấu trúc của chương trình bao gồm một loạt các câu
lệnh, mỗi câu lệnh nằm trên một dòng và được kết thúc bằng ký tự xuống dòng. Mỗi câu
lệnh bao gồm một toán tử và nhiều toán hạng. Toán hạng là đối tượng của toán tử và là
các biến hoặc các hằng số
Ngôn ngữ IL phù hợp cho các ứng dụng nhỏ, giải quyết các vấn đề có thứ tự trước
sau.
Nếu được lập trình tốt, chương trình viết bằng IL sẽ có tốc độ tính toán nhanh
nhất.
c. Ngôn ngữ lập trình FBD
Là ngôn ngữ lập trình theo kiểu đồ họa, bằng cách mô tả quá trình dưới các dòng
chảy tín hiệu giữa các khối hàm với nhau. Nó giống như việc đi dây trong các mạch điện
tử.
d. Ngôn ngữ lập trình SFC (Sequence Function Charts)
Là ngôn ngữ lập trình theo kiểu tuần tự, chương trình SFC bao gồm một chuỗi các
bước được thể hiện dưới dạng các hình chữ nhật và được nối với nhau.
Mỗi bước đại diện cho một trạng thái cụ thể cần được điều khiển của hệ thống.
Mỗi bước có thể thực hiện một hoặc nhiều công việc đồng thời.
Mỗi một mối nối có một hình chữ nhật ở giữa, đại diện cho điều kiện chuyển đổi
giữa các trạng thái trong hệ thống. Khi điều kiện chuyển đổi đạt được “True “thì cho
phép chuyển sang trạng thái tiếp theo.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
52
e. Ngôn ngữ lập trình LD (Ladder Diagram)
Còn gọi là ngôn ngữ bậc thang là một kiểu ngôn ngữ lập trình đồ họa. Lập trình
theo LD gần giống như khi các kỹ sư điện thiết kế và đi dây các bảng mạch điện điều
khiển logic: Rơ- le, công-tắc-tơ, khởi đồng từ

Hình 3.33 Ngôn ngữ Ladder

Ở đồ án này, chúng ta sẽ sử dụng ngôn ngữ lập trình Ladder Diagram.


3.2.2 Lựa chọn thiết bị cho hệ thống:
MELSEC FX có nhiều loại phiên bản khác nhau phụ thuộc vào bộ nguồn hay công
nghệ của ngõ ra.
Bộ nguồn: ta có thể lựa chọn bộ nguồn cung cấp 100-200V AC, 24V DC hay 12-
24V DC.
Giao diện kênh ra số: relay (không vượt quá 500V, 2A, AC-DC), contactor (phụ
tải yêu cầu tần số đóng cắt cao, DC).
Với yêu cầu của hệ thống cần sử dụng:
- 18 đầu vào digital, 2 đầu vào analog.
- 28 đầu ra digital.
Nhóm quyết định lựa chọn bộ điều khiển FX3U-64MR/ES-A và dùng thêm
module mở rộng FX3U-4AD để có đầu vào là analog.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
53
3.2.3 Giới thiệu về bộ điều khiển dùng trong hệ thống
3.2.3.1 FX3U-64MR/ES-A
a. Bố trí của FX3U

Hình 3.34 Cấu tạo bộ điều khiển FX3U

b. Đặc tính kĩ thuật FX3U-64MT/ES-A:


- Bộ nhớ EEPROM dung lượng lớn, lên tới 64000 dòng lệnh(steps);
- Tốc độ xử lý cao;
- Sử dụng ngôn ngữ lập trình chuẩn (Ladder);
- Bộ CPU với 64 I/O: 32 đầu vào và 32 đầu ra transistor (Sink);
- Nguồn cấp: 100-240 VAC;
- Công suất: 45 W;
- Tích hợp đồng hồ thời gian thực.
- Bộ đếm: 235;
- Timer: 512;
- Tích hợp cổng thông RS232C, RS 485;
- Cáp kết nối: FX-USB-AW, USB-SC09, USB-SC09;
- Xuất xứ: Mitsubishi – Japan
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
54
c. Sơ đồ chân

Hình 3.35 Sơ đồ chân bộ điều khiển FX3U

Giải thích sơ đồ chân:


- S/S: chân này nối về 0V nếu ta dùng kiểu nối source và nối lên 24V nếu ta
dùng kiểu nối sink; L.N đầu vào ta cấp nguồn xoay chiều 220V/AC;
- 0V/24V: khi ta cấp nguồn 220V/AC thì trong PLC sẽ tạo ra nguồn 24V để
sử dụng;
- X0-X37 đầu vào digital ;
- Y0-Y37 đầu ra digital ;
- COM chân dùng để chọn số chân sử dụng, vi dụ ta chỉ sử dụng đầu ra từ Y0
đến Y3 thì ta nối COM1 xuống 0V nếu dung kiểu sink và nối lên 24V nếu
sử dụng kiểu nối source ; chân này bỏ trống.
Modul FX3U-64MR/ES-A dung nguồn nuôi 220VAC.Tín hiệu vào thì có thể chọn
: Source (PNP) cấp nguồn 24VDC vào 2 chân 24V và 0V, nối chân S/S với 0V, khi các
ngõ vào X nối với +24V thì on. Sink (NPN) nối chân S/S với chân 24V, khi các ngõ vào
X nối với 0V thì on.
Đầu ra là relay, tùy thuộc vào cơ cấu chấp hành mà bạn cấp nguồn 24VDC hoặc
220VAC cho cơ cấu chấp hành

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
55
3.2.3.2 FX3U-4AD-ADP

Hình 3.36 Modul FX3U-4AD-AD


Vì đầu vào ta sử dụng chân tín hiệu analog nên ta sử dụng thêm module kết nối
thêm, ta sử dụng modul FX3U-4AD-AD
a. Sơ đồ chân:
[1] DIN rail gắn rãnh (DIN rail: DIN46277)
[2] Tấm Name.
[3] Khóa trượt bộ chuyển đổi đặc biệt : được sử dụng để kết nối các bộ điều hợp
đặc biệt bổ sung vào phía bên trái của bộ chuyển đổi đặc biệt này.
[4] Bộ chuyển đổi đặc biệt kết nối. tháo nắp này để kết nối với bộ điều hợp đặc
biệt bổ sung về phía bên trái.
[5] Gắn lỗ trực tiếp : 2 lỗ φ4.5 (0.18 ") (lắp vít : M4 vít). Không được sử dụng khi
kết nối với FX3GC / FX3UC PLC.
[6] ĐIỆN LED (màu xanh lá cây) : Thắp sáng trong khi 24 V DC được cung cấp
đúng với thiết bị đầu cuối '24 + 'và '24 -'.
[7] Terminal block (loại châu Âu) : Kết nối điện áp analog / tín hiệu hiện tại, và 24
V cung cấp điện DC.
[8] Kết nối bộ chuyển đổi đặc biệt : Được sử dụng để kết nối bộ chuyển đổi đặc
biệt này để đơn vị chính PLC hoặc bộ chuyển đổi đặc biệt.
[9] DIN rail móc lắp.
[10] Bộ chuyển đổi đặc biệt ấn móc.
[11] Kết nối bộ chuyển đổi đặc biệt .

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
56
b. Đặc tính kỹ thuật của FX3U-4AD-ADP:
- Nguồn cấp : ±24V
- 4 kênh ngõ vào chuyển đổi tín hiệu analog sang giá trị số 12bit (với điện
áp) và 11bit (với dòng điện)
- Điện áp : dải đo từ 0-10V
- Dòng điện dải đo từ 4-20mA
- Tốc độ xử lí 200us
c. Sơ đồ kết nối modul ANALOG

Hình 3.38 Sơ đồ kết nối Modul ANALOG

* 1 Sử dụng cáp xoắn đôi được bảo vệ 2 lõi cho các đường đầu vào tương tự và
tách các đường đầu vào tương tự khỏi các đường dây điện hoặc đường dây cảm ứng khác.
* 2 Đảm bảo đoản mạch các thiết bị đầu cuối 'V+' và 'I+' khi có dòng điện vào.
(Khác: số kênh đầu vào)
*3 Cũng có thể sử dụng nguồn cung cấp dịch vụ 24 V DC của PLC Series FX3S /
FX3G / FX3U.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
57
3.2.4 Lựa chọn và tính toán thiết bị cho mạch động lực:
3.2.4.1 Relay
a. Định nghĩa:
Rơ le (relay) là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện. Nói là một công tắc
vì rơ le có 2 trạng thái ON và OFF. Rơ le ở trạng thái ON hay OFF phụ thuộc vào có
dòng điện chạy qua rơ le hay không.

Hình 3.39 Relay

b. Nguyên lí hoạt độn:


Khi có dòng điện chạy qua rơ le, dòng điện này sẽ chạy qua cuộn dây bên trong
và tạo ra một từ trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm
đóng hoặc mở các tiếp điểm điện và như thế sẽ làm thay đổi trạng thái của rơ le. Số tiếp
điểm điện bị thay đổi có thể là 1 hoặc nhiều, tùy vào thiết kế.
Relay có 2 mạch độc lập hoạt động:
- Mạch điều khiển cuộn dây của rơ le: Cho dòng chạy qua cuộn dây hay
không, hay có nghĩa là điều khiển rơ le ở trạng thái ON hay OFF.
- Mạch điều khiển dòng điện: ta cần kiểm soát có qua được rơ le hay không
dựa vào trạng thái ON hay OFF của rơ le.
Trên rơ le có 3 kí hiệu là: NO, NC và COM.
- COM (common): là chân chung, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân
còn lại. Còn việc nó kết nối chung với chân nào thì phụ thuộc vào trạng thái
hoạt động của relay

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
58
- NC (Normally Closed): Nghĩa là bình thường nó đóng. Nghĩa là khi rơ le ở
trạng thái OFF, chân COM sẽ nối với chân này;
- NO (Normally Open): Khi rơ le ở trạng thái ON (có dòng chạy qua cuộn
dây) thì chân COM sẽ được nối với chân này.
Kết nối COM và NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi rơ le ở
trạng thái OFF. Và khi rơ le ON thì dòng này bị ngắt; ngược lại thì nối COM và NO.
c. Lựa chọn relay phù hợp:
Cần phải quan tâm đến kích thước và kiểu chân để chọn một rơ le phù hợp với mạch
điện của mình. Trong hệ thống này ta lựa chọn Relay 24V DC ,1 A.
3.2.4.2 Contactor
a. Định nghĩa:
Contactor là một loại khí cụ điện. Nếu kết hợp thiết bị này với thiết bị khí cụ điện
khác như CB, nút nhấn,… thì có thể thực hiện việc đóng cắt thiết bị điện từ xa thao tác
bằng tay hay tự động.

Hình 3.40 Contactor

b. Nguyên lí hoạt động:


Việc đóng ngắt công tắc tơ có tiếp điểm có thể được thực hiện bằng điện từ, thủy
lực hay khí nén. Khi đưa dòng điện vào cuộn dây của nam châm điện sẽ tạo ra từ thông F
và sinh ra lực hút điện từ F đt . Do lực hút điện từ lớn hơn lực phản lực làm cho nắp của
nam châm điện bị hút về phía mạch từ tĩnh. Các tiếp điểm thường mở của công tắc tơ
được đóng lại.
c. Phân loại:
Theo nguyên lí hoạt động: kiểu điện từ, kiểu khí nén, kiểu thủy lực
Theo dòng điện: điện một chiều, điện xoay chiều

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
59
Theo tiếp điểm: tiếp điểm thường đóng, tiếp điểm thường mở
d. Các yêu cầu cơ bản của contactor:
- Điện áp định mức Uđm:
Là điện áp của mạch điện tương ứng mà tiếp điểm chính phải đóng/cắt, có các
cấp: + 110V, 220V, 440V một chiều và 127V, 220V, 380V, 500V xoay chiều. Cuộn hút
có thể làm việc bình thường ở điện áp trong giới hạn từ 85% đến 105%Uđm.
- Dòng điện định mức I đm:
Là dòng điện đi qua tiếp điểm chính trong chế độ làm việc gián đoạn - lâu dài,
nghĩa là ở chế độ này thời gian công tắc tơ ở trạng thái đóng không lâu quá 8 giờ. Công
tắc tơ hạ áp có các cấp dòng thông dụng: 10, 20, 25, 40, 60, 75, 100, 150, 250, 300,
600A). Nếu đặt công tắc tơ trong tủ điện thì dòng điện định mức phải lấy thấp hơn 10%
vì làm mát kém, khi làm việc dài hạn thì chọn dòng điện định mức nhỏ hơn nữa.
e. Tính chọn contactor sử dụng trong hệ thống
Pđm=¿¿ 30KW
U ¿ đm = 220V
Pđm 30000
¿> I đm = = = 136A
U đm 220

Ta chọn loại contactor có U ¿ đm = 220V và I đm = 150A

3.2.4.3 Aptomat :
a. Định nghĩa :
Aptomat là một khí cụ điện dùng để tự động cắt mạch điện, bảo vệ quá tải ngắn
mạch, sụt áp, …đôi khi trong kỹ thuật cũng sử dụng aptomat để đóng cắt không thường
xuyên các mạch làm việc ở chế độ bình thường.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
60
Hình 3.41 Aptomat

b. Nguyên lí hoạt động :

Hình 3.42 Nguyên lý hoạt động của Aptomat

Ở trạng thái bình thường sau khi đóng điện, Aptomat được giữ ở trạng thái đóng
tiếp điểm nhờ móc 2 khớp với móc 3 cùng một cụm tiếp điểm động. Bật Aptomat ở trạng
thái ON, với dòng điện định mức nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút.
Khi mạch điện quá tải hay ngắn mạch, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ hút
phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3, móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng, kết
quả các tiếp điểm của Aptomat được mở ra, mạch điện bị ngắt.
c. Phân loại
Trong thực tế hiện nay aptomat thường chỉ có ba loại đó là:
- Loại bảo vệ dòng (quá tải, ngắn mạch ….);
- Loại bảo vệ điện áp (mạng lưới có điện áp không ổn định hay sụt áp …);
- Loại thứ ba là kết hợp của hai loại trên.
d. Các yêu cầu của aptomat
Chế độ làm việc định mức của aptomat phải là chế độ làm việc dài hạn.
Aptomat phải ngắt được trị số dòng điện ngắn mạch lớn, có thể đến vài chục kilo
Ampere (kA). Sau khi ngắt dòng điện ngắn mạch, aptomat phải đảm bảo vẫn làm việc tốt
ở trị số dòng điện định mức (Idm).
Aptomat phải có thời gian cắt bé để nâng tính ổn định nhiệt và điện động của các
thiết bị điện.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
61
e. Tính chọn aptopmat sử dụng trong hệ thống:
Điều kiện để chọn Aptomat là: Iaptomat ≥ (1.25 ÷ 1.5). I đm , vì vậy tính toán chọn
lắp đặt trong thực tế phải dựa vào bất đẳng thức trên.
Chủ yếu dựa vào:
- Dòng điện tính toán đi trong mạch;
- Dòng điện quá tải;
- Tính thao tác có chọn lọc
Động cơ sử dụng trong hệ thống có các thông số sau:
Pđm=¿¿ 30KW

U ¿ đm = 220V
Pđm 30000
¿> I đm =U = 220 = 136A
đm

¿> I aptomat = 1,5.136 = 204A


Ta lựa chọn Aptomat có dòng là I aptomat = 204A.

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
62
CHƯƠNG 4: SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN TOÀN HỆ THỐNG 
4.1 Phân chia kênh vào\ra
Chân DIGITAL:
THIẾT BỊ VÀO : 18
T Kênh Kí hiệu Chú thích
T
1 X000 START Nút nhấn khởi động
2 X001 STOP Nút nhấn dừng
3 X002 V1.P1 Phao đo mức nước số 1
4 X003 V2.P2 Phao đo mức nước số 2
5 X004 V2.P3 Phao đo mức nước số 3
6 X005 V3.P4 Phao đo mức nước số 4
7 X006 V3.P5 Phao đo mức nước số 5
8 X007 V4.SB1 Sensor đo mức bùn thấp
9 X010 V4.SB2 Sensor đo mức bùn cao
10 X011 V5.P6L Phao đo mức nước thấp số 6
11 X012 V5.P6M Phao đo mức nước trung bình số 6
12 X013 V5.P6H Phao đo mức nước cao số 6
13 X014 V6.P7 Phao đo mức nước số 7
14 X015 V6.P8 Phao đo mức nước số 8
15 X016 P.AX Phao đo mức axit
16 X017 P.BZ Phao đo mức bazo
17 X020 P.PAC Phao đo mức PAC
18 X021 P.CLO Phao đo mức CLO
THIẾT BỊ RA : 28
1 Y000 V1.V1 Cuộn dây contactor van 1
2 Y001 V2.B1 Cuộn dây contactor máy bơm 1
3 Y002 V2.B2 Cuộn dây contactor máy bơm 2
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
63
4 Y003 V2.MSK1 Cuộn dây contactor máy sục khí 1
5 Y004 V3.V2 Cuộn dây contactor van 2
6 Y005 V3.MK1 Cuộn dây contactor máy khấy 1
7 Y006 V3.MK2 Cuộn dây contactor máy khuấy 2
8 Y007 V3.MK3 Cuộn dây contactor máy khuấy 3
9 Y010 V3.AX1 Cuộn dây contactor máy bơm axit 1
10 Y011 V3.AX2 Cuộn dây contactor máy bơm axit 2
11 Y012 V3.BZ1 Cuộn dây contactor máy bơm bazo 1
12 Y013 V3.BZ2 Cuộn dây contactor máy bơm bazo 2
13 Y014 V4.MK4 Cuộn dây contactor máy khuấy 4
14 Y015 V4.MK5 Cuộn dây contactor máy khuấy 5
15 Y016 V4.BB Cuộn dây contactor máy bơm bùn
16 Y017 V4.PAC1 Cuộn dây contactor máy bơm PAC 1
17 Y020 V4.PAC2 Cuộn dây contactor máy bơm PAC 2
18 Y021 V5.V3 Cuộn dây contactor van 3
19 Y022 V5.BNS Cuộn dây contactor máy bơm nước sạch
20 Y023 V5.MSK2 Cuộn dây contactor máy sục khí 2
21 Y024 V5.MK6 Cuộn dây contactor máy khuấy 6
22 Y025 V6.V4 Cuộn dây contactor van 6
23 Y026 V6.CLO Cuộn dây contactor máy bơm CLO
24 Y027 V6.MK7 Cuộn dây contactor máy khuấy 7
25 Y030 D.AX Cuộn dây contactor đèn AXIT
26 Y031 D.BZ Cuộn dây contactor đèn BAZO
27 Y032 D.PAC Cuộn dây contactor đèn PAC
28 Y033 D.CLO Cuộn dây contactor đèn CLO
Chân ANALOG:
THIẾT BỊ VÀO: 2
1 D8260 V3.DPH Đo độ pH
2 D8261 V4.DDUC Đo độ đục
Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
64
Bảng 3- 3 Bảng phân kênh thiết bị vào analog

4.2 Mạch điều khiển

4.3 Mạch trung gian

4.4 Mạch động lự

Sinh viên thực hiện:Nguyễn Cảnh Hoàng Anh Hướng dẫn: TS. Trần Thị Minh Dung
65

You might also like