You are on page 1of 17

GV.

NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

CHUYÊN ĐỀ 3: NHÔM VÀ HỢP CHẤT

KIẾN THỨC CẦN NHỚ


1. Nhôm
- Al (Z = 13): 1s22s22p63s23p1: Ô số 13, chu kì 3, nhóm IIIA.
- Nhôm dễ nhường 3e nên có tính khử mạnh và có SOH là +3 trong hợp chất.
- Nhôm có tính khử mạnh: Tác dụng với phi kim, axit, oxit bazơ và dung dịch kiềm.
- Điều chế bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3 được lấy từ quặng boxit (Al2O3.2H2O) với
xúc tác criolit (Na3AlF6).
2. Hợp chất của nhôm
Nhôm oxit (Al2O3) Nhôm hiđroxit Al(OH)3 Nhôm sunfat Al2(SO4)3
- Là chất rắn màu trắng, không - Là chất rắn, màu trắng, kết - Muối nhôm sunfat có ứng
tan trong nước, có tính lưỡng tủa dạng keo. dụng nhiều nhất là phèn chua
tính. - Có tính lưỡng tính. có công thức
- Rubi (màu đỏ): Al2O3 có lẫn K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hay
Cr2O3; Saphia (màu xanh): KAl(SO4)2.12H2O.
Al2O3 có lẫn TiO2 và Fe3O4.
3. Nhận biết ion Al3+ trong dung dịch
- Dùng dung dịch kiềm (OH-) để nhận biết muối nhôm (Al3+).
Hiện tượng: Phản ứng tạo kết tủa sau đó tan nếu kiềm dư.
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3 + OH- → AlO2- + 2H2O
4. Một số PTHH cần nhớ
(1) 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
(2) 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2↑
o
(3) 8Al + 3Fe3O4 ⎯⎯
t
→ 4Al2O3 + 9Fe
(4) Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
(5) Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
o
(6) 2Al(OH)3 ⎯⎯
t
→ Al2O3 + 3H2O
(7) NaAlO2 + CO2 + 2H2O → Al(OH)3↓ + NaHCO3
(8) NaAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3 ↓+ NaCl; Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

1
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN


Câu 1: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
⎯⎯⎯
Al 2O3 ⎯→ Al ⎯⎯
(1) (3)
→ AlCl 3 ⎯⎯
(4)
→ Al(NO3 )3 ⎯⎯
(5) ⎯⎯⎯
→ Al(OH)3 ⎯→ NaAlO2
(6)

(2) (7)

(1) …………………………………………… (5) …………………………………………


(2) …………………………………………… (6) …………………………………………
(3) …………………………………………… (7) …………………………………………
(4) ……………………………………………
Câu 2: Ghép các chất ở cột A và công thức ở cột B cho phù hợp:
Cột A Cột B
(1) Quặng boxit. (a) K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
(2) Rubi. (b) Al2O3 lẫn TiO2 và Fe3O4.
(3) Saphia. (c) Al2O3 lẫn Cr2O3.
(4) Phèn chua. (d) Al2O3.2H2O.
1 - …………; 2 - ………..; 3 - ………..; 4 - ………….; 5 - …………
Câu 3: Các phát biểu sau đúng hay sai? Giải thích?
(1) Nhôm là kim loại thuộc chu kì 2, nhóm IIIA trong bảng tuần hoàn.
…………………………………………………………………………………………………
(2) Ở điều kiện thường kim loại Al bền trong nước và không khí do có màng oxit bảo vệ.
………………………………………………………………………………………………
(3) Tất cả các nguyên tố nhóm IA, IIA, IIIA đều là kim loại.
………………………………………………………………………………………………
(4) Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò là chất khử?
………………………………………………………………………………………………
(5) Kim loại Al tan được trong dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
………………………………………………………………………………………………
(6) Kim loại Al có tính dẫn điện tốt hơn kim loại Cu.
…………………………………………………………………………………………………
(7) Cho các kim loại Na, Ca, Al, Fe, Cu có 2 kim loại tan tốt trong nước ở điều kiện thường
…………………………………………………………………………………………………
(8) Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
…………………………………………………………………………………………………
(9) Cho NH3 dư vào dung dịch AlCl3 thu được kết tủa trắng keo, sau đó kết tủa tan dần.
…………………………………………………………………………………………………
(10) Phèn chua được dùng để làm trong nước đục có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
…………………………………………………………………………………………………

2
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


1. Mức độ nhận biết (rất dễ và dễ)
Câu 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố Al (Z= 13) là
A. 3s23p3. B. 3s23p2. C. 3s23p1. D. 3s13p2.
Câu 2. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố thuộc nhóm IIIA, chu kì 3 là
A. Mg. B. Al. C. Na. D. Fe.
Câu 3. X là một kim loại nhẹ, màu trắng bạc, được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. X là
A. Fe. B. Ag. C. Cu. D. Al.
Câu 4. Kim loại Al không phản ứng với dung dịch
A. NaOH loãng. B. H2SO4 đặc, nguội. C. H2SO4 đặc nóng. D. H2SO4
loãng.
Câu 5. (QG - 2018): Kim loại Al không tan trong dung dịch
A. HNO3 loãng. B. HCl đặc.
C. NaOH đặc. D. HNO3 đặc, nguội.
Câu 6. Kim loại nào sau đây phản ứng với dung dịch NaOH?
A. Fe. B. Ag. C. Al. D. Cu.
Câu 7. [QG.21 - 201] Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch
nào sau đây?
A. HCl. B. NaNO3. C. NaCl. D. KCl.
Câu 8. [QG.21 - 202] Ở nhiệt độ thường, kim loại Al hòa tan trong lượng dư dung dịch nào
sau đây?
A. NaNO3. B. Na2SO4. C. KOH. D. KCl.
Câu 9. [QG.21 - 203] Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch
nào sau đây?
A. H2SO4 loãng. B. NaCl. C. NaNO3. D. Na2SO4.
Câu 10. [QG.21 - 204] Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tan hoàn toàn trong lượng dư dung dịch
nào sau đây?
A. KCl. B. NaCl. C. NaOH. D. NaNO3.
Câu 11. [MH - 2021] Sản phẩm của phản ứng giữa kim loại nhôm với khí oxi là
A. AlCl3. B. Al2O3. C. Al(OH)3. D.
AI(NO3)3.
Câu 12. Ở nhiệt độ thường, kim loại Al tác dụng được với dung dịch
A. Mg(NO3)2. B. Ca(NO3)2. C. KNO3. D.
Cu(NO3)2.
Câu 13. Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit.
A. K2O. B. Fe2O3. C. MgO. D. BaO

3
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

Câu 14. (MH.19): Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?
A. Na. B. Al. C. Ca. D. Fe.
Câu 15. (MH.19): Kim loại Al không tan được trong dung dịch nào sau đây?
A. NaOH. B. BaCl2. C. HCl. D. Ba(OH)2.
Câu 16. Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là:
A. quặng manhetit B. quặng boxit C. quặng đôlômit. D. quặng
pirit.
Câu 17. (Q.15): Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Cu. C. Na. D. Mg.
Câu 18. [MH - 2021] Trong công nghiệp, quặng boxit dùng để sản xuất kim loại nhôm. Thành
phần chính của quặng boxit là
A. Al2O3.2H2O. B. Al(OH)3.2H2O.
C. Al(OH)3.H2O. D. Al2(SO4)3.H2O.
Câu 19. (204 – Q.17). Kim loại nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch HCl, vừa phản
ứng được với dung dịch NaOH?
A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag.
Câu 20. (203 – Q.17). Ở nhiệt độ thường, kim loại X không tan trong nước nhưng tan trong
dung dịch kiềm. Kim loại X là
A. Al. B. Mg. C. Ca. D. Na.
Câu 21. (QG.19 - 202). Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. NaNO3. C. Al2O3. D. AlCl3.
Câu 22. [QG.21 - 201] Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Na2O. В. KОН. C. H2SO4. D. Al2O3.
Câu 23. [QG.21 - 204] Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. CaO. B. Al2O3. C. NaOH. D. HCl.
Câu 24. (QG.19 - 203). Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al2O3?
A. NaCl. B. KNO3. C. HCl. D. MgCl2.
Câu 25. Hợp chất Al2O3 phản ứng được với dung dịch
A. NaOH. B. KCl. C. NaNO3. D. KNO3.
Câu 26. (B.14): Các dung dịch nào sau đây đều tác dụng với Al2O3?
A. Na2SO4, HNO3. B. NaCl, NaOH. C. HNO3, KNO3. D. HCl,
NaOH.
Câu 27. [QG.21 - 202] Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. Al(OH)3. B. KCl. C. KOH. D. H2SO4.

Câu 28. [QG.21 - 203] Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?

4
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

A. AlCl3. B. Fe(OH)2. C. HCl. D. Al(OH)3.


Câu 29. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. Na2CO3. B. NaHCO3. C. Al2O3. D. Al(OH)3.
Câu 30. Chất không có tính chất lưỡng tính là
A. Al2O3. B. NaHCO3. C. AlCl3. D. Al(OH)3.
Câu 31. Chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. Al2O3. B. MgO. C. KOH. D. CuO.
Câu 32. Hợp chất Al(OH)3 tan được trong dung dịch
A. NaCl. B. NaOH. C. KNO3. D. KCl.
Câu 33. [MH2 - 2020] Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. NaNO3. B. MgCl2. C. Al(OH)3 D. Na2CO3.
Câu 34. [QG.20 - 201] Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. BaCl2. B. KCl. C. NaOH. D. KNO3.
Câu 35. [QG.20 - 202] Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al(OH)3?
A. NaNO3. B. CaCl2. C. KOH. D. NaCl.
Câu 36. [QG.20 - 203] Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al(OH)3?
A. KNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. K2SO4
Câu 37. [QG.20 - 204] Dung dịch nào sau đây tác dụng được với Al(OH)3?
A. KOH. B. KCl. C. NaNO3. D. Na2SO4.
Câu 38. (QG.19 - 201). Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3?
A. NaOH. B. KCl. C. MgCl2. D. NaNO3.
Câu 39. (QG - 2018): Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al(OH)3 ?
A. H2SO4. B. NaCl. C. Na2SO4. D. KCl.
Câu 40. (QG - 2018): Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl ?
A. MgCl2. B. BaCl2. C. Al(NO3)3. D. Al(OH)3.
Câu 41. [MH1 - 2020] Công thức của nhôm clorua là
A. AlCl3. B. Al2(SO4)3. C. Al(NO3)3. D. AlBr3.

Câu 42. (A.11): Phèn chua được dùng trong ngành công nghiệp thuộc da, công nghiệp giấy,
chất cầm màu trong ngành nhuộm vải, chất làm trong nước. Công thức hoá học của phèn chua

A. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. D. Li2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 43. (QG.19 - 204). Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử
dụng chất X (Có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là
A. Phèn chua. B. Vôi sống. C. Thạch cao. D. Muối ăn.

5
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

2. Mức độ thông hiểu (trung bình)


Câu 44. [MH2 - 2020] Phản ứng nào sau đây là phản ứng nhiệt nhôm?
o
A. 3FeO + 2Al ⎯⎯
t
→ 3Fe + Al2O3.
B. 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2.
C. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2.
D. 2Al + 3CuSO4 → Al2(SO4)3 + 3Cu.
Câu 45. (C.07): Phản ứng hoá học xảy ra trong trường hợp nào dưới đây không thuộc loại
phản ứng nhiệt nhôm?
A. Al tác dụng với Fe3O4 nung nóng. B. Al tác dụng với CuO nung nóng.
C. Al tác dụng với Fe2O3 nung nóng. D. Al tác dụng với axit H2SO4 đặc, nóng.
Câu 46. (C.11): Dãy gồm các oxit đều bị Al khử ở nhiệt độ cao là:
A. FeO, MgO, CuO. B. PbO, K2O, SnO.
C. Fe3O4, SnO, BaO. D. FeO, CuO, Cr2O3.
Câu 47. (A.12): Hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Al có tỉ lệ mol tương ứng 1: 3. Thực hiện phản ứng nhiệt
nhôm X (không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp gồm
A. Al, Fe, Fe3O4 và Al2O3. B. Al2O3, Fe và Fe3O4.
C. Al2O3 và Fe. D. Al, Fe và Al2O3.
Câu 48. Cho dãy các chất: Al, Al(OH)3, Al2O3, AlCl3. Số chất lưỡng tính trong dãy là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 49. Để phân biệt dung dịch AlCl3 và dung dịch KCl ta dùng dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. H2SO4. D. NaNO3.
Câu 50. (B.11): Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, nhiệt độ nóng chảy của kim loại kiềm giảm dần.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng được với nước.
C. Na2CO3 là nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp sản xuất thuỷ tinh.
D. Nhôm bền trong môi trường không khí và nước là do có màng oxit Al2O3 bền vững bảo vệ.

6
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

Câu 51. [MH1 - 2020] Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nhúng dây thép vào dung dịch HCl có xảy ra ăn mòn điện hóa học.
B. Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có lớp màng oxit bảo vệ.
C. Thạch cao nung có công thức CaSO4.2H2O.
D. Kim loại Na được bảo quản bằng cách ngâm chìm hoàn toàn trong dầu hỏa.
Câu 52. [MH2 - 2020] Phát biểu nào sau đây sai?
A. Cho viên kẽm vào dung dịch HCl thì kẽm bị ăn mòn hóa học.
B. Quặng boxit là nguyên liệu dùng để sản xuất nhôm.
C. Đốt Fe trong khí Cl2 dư thu được FeCl3
D. Tính khử của Ag mạnh hơn tính khử của Cu.
Câu 53. (A.07): Nhỏ từ từ cho đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan. B. chỉ có kết tủa keo trắng.
C. có kết tủa keo trắng và có khí bay lên. D. không có kết tủa, có khí bay lên.
Câu 54. (C.10): Nhỏ từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn chỉ thu được dung dịch trong suốt. Chất tan trong dung dịch X là
A. AlCl3. B. CuSO4. C. Ca(HCO3)2. D. Fe(NO3)3.
Câu 55. (C.13): Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong công nghiệp, kim loại Al được điều chế bằng phương pháp điện phân Al2O3 nóng chảy.
B. Al(OH)3 phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch KOH.
C. Kim loại Al tan được trong dung dịch HNO3 đặc, nguội.
D. Trong các phản ứng hóa học, kim loại Al chỉ đóng vai trò chất khử.
Câu 56. (A.07): Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu
được kết tủa thì cần có tỉ lệ
A. a: b = 1: 4. B. a: b < 1: 4. C. a: b = 1: 5. D. a: b > 1: 4.
Câu 57. (M.15): Trường hợp nào dưới đây thu được kết tủa sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn?
A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3.
B. Cho dung dịch AlCl3 dư vào dung dịch NaOH.
C. Cho CaCO3 vào lượng dư dung dịch HCl.
D. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Câu 58. (201 – Q.17). Trộn bột kim loại X với bột sắt oxit (gọi là hỗn hợp tecmit) để thực hiện
phản ứng nhiệt nhôm dùng để hàn đường ra tàu hỏa. Kim loại X là
A. Fe. B. Cu. C. Ag. D. Al.
Câu 59. Cho 5,40 gam Al phản ứng hết với khí Cl2 (dư), thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 53,40. B. 40,05. C. 26,70. D. 13,35.

7
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

Câu 60. [MH - 2021]Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với khí Cl2 dư, thu được 26,7 gam
muối. Giá trị của m là
A. 2,7. B. 7,4. C. 3,0. D. 5,4.
Câu 61. (QG.19 - 204). Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng
nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là
A. 1,68. B. 2,80. C. 3,36. D. 0,84.
Câu 62. [QG.21 - 201] Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,21 mol khí
H2. Giá trị của m là
A. 4,86. B. 5,67. C. 3,24. D. 3,78.
Câu 63. [QG.21 - 202] Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,24 mol khí
H2. Giá trị của m là
A. 3,24. B. 2,16. C. 4,32. D. 6,48.
Câu 64. [QG.21 - 203] Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,12 mol khí
H2. Giá trị của m là
A. 4,86. B. 3,24. C. 1,62. D. 2,16.
Câu 65. [QG.21 - 204] Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HCl dư, thu được 0,18 mol khí
H2. Giá trị của m là
A. 4,86. B. 2,16. C. 3,78. D. 3,24.
Câu 66. (203 – Q.17). Cho 2,7 gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được V
lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 4,48. B. 2,24. C. 3,36. D. 6,72.
Câu 67. Hoà tan 5,4 gam Al bằng một lương dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau phản ứng thu
được dung dịch X và V lít khí hidro ( ở đktc). Giá trị của V là:
A. 4,48 lít. B. 3,36 lít C. 2,24 lít. D. 6,72 lít.
Câu 68. Hòa tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí
NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 1,12.
Câu 69. Hòa tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Al và Mg trong dung dịch HCl dư, thu được
8,96 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 22,0. B. 28,4. C. 36,2. D. 22,4.
Câu 70. Cho m gam kim loại Al tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH, thu được 3,36 lít
khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,8. B. 8,1. C. 5,4. D. 2,7
Câu 71. [QG.20 - 201] Hòa tan hết 3,24 gam Al trong dung dịch NaOH thu được V lít khí H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 1,344. C. 4,032. D. 5,376.

8
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

Câu 72. [QG.20 - 202] Hòa tan hết 2,43 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 1008. B. 3024. C. 4032. D. 2016.
Câu 73. [QG.20 - 203] Hòa tan hết 0,81 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 448. B. 1344 C. 672. D. 1008.
Câu 74. [QG.20 - 204] Hoà tan hết 1,62 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 896. B. 672. C. 2016. D. 1344.
Câu 75. [MH2 - 2020] Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Al bằng dung dịch NaOH dư thu được V lít
H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 5,60. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 76. [MH1 - 2020] Để hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung
dịch NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 20. B. 10. C. 40. D. 5.
Câu 77. (QG - 2018): Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch
NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Al2O3 trong X là
A. 2,7 gam. B. 5,1 gam. C. 5,4 gam. D. 10,2 gam.
Câu 78. (QG - 2018): Cho 10,7 gam hỗn hợp X gồm Al và MgO vào dung dịch NaOH dư, sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc). Khối lượng MgO trong X là
A. 4,0 gam. B. 8,0 gam. C. 2,7 gam. D. 6,0 gam.
3. Mức độ vận dụng (khá)
Câu 79. (B.13): Cho sơ đồ phản ứng: Al2(SO4)3 → X → Y→ Al. Trong sơ đồ trên, mỗi mũi
tên là một phản ứng, các chất X, Y lần lượt là những chất nào sau đây?
A. NaAlO2 và Al(OH)3. B. Al(OH)3 và NaAlO2.
C. Al2O3 và Al(OH)3. D. Al(OH)3 và Al2O3.
Câu 80. (B.07): Để thu được Al2O3 từ hỗn hợp Al2O3 và Fe2O3, người ta lần lượt:
A. dùng khí H2 ở nhiệt độ cao, dung dịch NaOH (dư).
B. dùng khí CO ở nhiệt độ cao, dung dịch HCl (dư).
C. dùng dung dịch NaOH (dư), dung dịch HCl (dư), rồi nung nóng.
D. dùng dung dịch NaOH (dư), khí CO2 (dư), rồi nung nóng.

Câu 81. (B.09): Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung
9
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất
rắn Z là
A. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO. B. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3.
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3. D. Fe2O3.
Câu 82. (QG - 2018): Cho các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z
(b) X + Ba(OH)2 (dư) → Y + T + H2O
Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với dung dịch H2SO4
loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X ?
A. AlCl3, Al2(SO4)3. B. Al(NO3)3, Al2(SO4)3.
C. Al(NO3)3, Al(OH)3. D. AlCl3, Al(NO3)3.
Câu 83. (QG - 2018): Cho sơ đồ phản ứng sau:
CO2 d­ + H2 O o
X 1 ⎯⎯⎯⎯
ddNaOHd­
→ X 2 ⎯⎯⎯⎯⎯ → X 3 ⎯⎯⎯⎯
ddH2SO4
→ X 4 ⎯⎯⎯
ddNH3
→ X 3 ⎯⎯
t
→ X5

Biết X1, X2, X3, X4, X5 là các chất khác nhau của nguyên tố nhôm. Các chất X1 và X5 lần lượt

A. AlCl3 và Al2O3. B. Al(NO3)3 và Al.
C. Al2O3 và Al. D. Al2(SO4)3 và Al2O3.
Câu 84. (QG - 2018): Cho kim loại M và các hợp chất X, Y, Z thỏa mãn các phương trình hóa
học sau:
o
(a) 2M + 3Cl2 ⎯⎯
t
→ 2MCl3 (b) 2M + 6HCl ⎯⎯
→ 2MCl3 + 3H2
(c) 2M + 2X + 2H2O ⎯⎯
→ 2Y + 3H2 (d) Y + CO2 + 2H2O ⎯⎯
→ X + KHCO3
Các chất X, Y, Z lần lượt là:
A. KOH, KAlO2, Al(OH)3. C. NaOH, NaCrO2, Cr(OH)3.
B. NaOH, NaAlO2, Al(OH)3. D. KOH, KCrO2, Cr(OH)3.
Câu 85. (MH.19): Cho các phát biểu sau:
(a) Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch NaAlO2, thu được kết tủa trắng.
(b) Nhỏ dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4, thu được kết tủa trắng và có khí thoát ra.
(c) Dung dịch Na2CO3 làm mềm được nước cứng toàn phần.
(d) Thạch cao nung dùng để nặn tượng, bó bột khi gãy xương.
(e) Hợp kim liti – nhôm siêu nhẹ, được dùng trong kĩ thuật hàng không.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.

10
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

CĐ4: TỔNG ÔN KIM LOẠI KIỀM – KIM LOẠI KIỀM THỔ –NHÔM
1. Kim loại kiềm thuộc nhóm ………. Trong BTH, bao gồm: …………………………………
2. Kim loại kiềm thổ thuộc nhóm ………. Trong BTH, bao gồm: ……………………………..
3. Vị trí của nhôm trong bảng tuần hoàn là ……………………………………………….…….
4. Trong nhóm kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm thì kim loại không tác dụng với H2O ở điều
kiện thường là ………………; kim loại không tác dụng với H2O ở mọi điều kiện là
………………
5. Phương pháp điều chế kim loại kiềm, kiềm thổ và nhôm là …………………………………
6. Hãy viết công thức hoặc tên gọi của các hợp chất trong bảng sau:
Tên gọi Công thức Tên gọi Công thức
CaCO3. MgCO3 Thạch cao sống
Quặng Xivinit Thạch cao nung
Quặng Cacnalit Thạch cao khan
Quặng boxit CaCO3
Na3AlF6 Vôi sống
Xút Nabica
Xôđa Nước Gia – ven

7. Vai trò của criolit trong điều chế Al là


…………………………………………………………
.........................................................................................................................................................
8. Tại sai khi điều chế NaOH bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl phải có màng ngăn
xốp:
……………………………………………………………………………………………………
9. Phương trình giải thích câu tục ngữ “nước chảy đá mòn”:
…………………………………………………………………………………………………….
10. Phương trình giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động:
…………………………………………………………………………………………………….
11. Loại vật liệu dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là
…………………………………...
12. Nước cứng là nước chứa nhiều ion
…………………………………………………….……..
- Nước cứng tạm thời gồm các ion:
………………………………………….……………….…..
Làm mềm bằng cách:
…………………………………………………………………………..…
11
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

- Nước cứng vĩnh cửu gồm các ion:


……………………………………………………….…...…
Làm mềm bằng hóa chất:
……………………………………………………………………....…
- Nước cứng toàn phân gồm các ion:
…………………………………………………….…...…..
Làm mềm bằng hóa chất:
………………………………………………………………….……...
13. Hoàn thành các phương trình hóa học sau:
(1) ….Na + ….H2O → ……………………………………………………
(2) ….Mg + ….HNO3 → ………………+ …. N2O + ……………………
(3) ….Al + ….HNO3 loãng → ………………+ …. NH4NO3 + ……………
(4) ….Al + ….NaOH + ….. H2O → ………………………………………
(5) ….Al2O3 + ….NaOH → ………………………………………………
(6) ….Al(OH)3 + ….NaOH → ……………………………………………
(7) ….NaAlO2 + ….HCl + ….H2O → ……………………………………
(8) ….NaAlO2 + ….CO2+ ….H2O → ……………………………………
(9) ….Ca(HCO3)2 + ….NaOH dư → ……………………………………..
o
(10) ….Ca(HCO3)2 ⎯⎯
t
→ ……………………………………………..

DẠNG 1: BÀI TOÁN NHÔM TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH KIỀM
LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Nhôm tan trong dung dịch kiềm theo phản ứng:
3
2Al + 2OH- + 2H2O → 2AlO2- + 3H2↑ ⇒ nH2 = nAl
2
- Nếu cho hỗn hợp Al, Na cho vào nước thì phản ứng xảy ra theo thứ tự:

(1) Na + H2O → NaOH + 1 H2↑


2

(2) Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3 H2↑


2
+ Chất rắn nếu còn dư sau phản ứng là Al ⎯⎯
Bte
→ nH2 = 2nNa

+ Nếu Al hết ⎯⎯
Bte
→ nNa + 3nAl = 2nH2

12
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. Tính m hoặc V trong các trường hợp sau:
(a) Cho 5,4 gam Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được V lít H2
(đktc).
(b) [QG.20 - 201] Hòa tan hết 3,24 gam Al trong dung dịch NaOH thu được V lít khí H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 2,688. B. 1,344. C. 4,032. D. 5,376.
(c) Hòa tan m gam Ba vào nước dư thu được dung dịch X và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cho lượng
Al vừa đủ vào dung dịch X thì thu được V lít khí H2 (đktc).
(d) Hòa tan hỗn hợp X gồm Na, K, Ba vào nước dư thu được dung dịch Y và 3,36 lít khí H2
(đktc). Cho lượng Al vừa đủ vào dung dịch Y thu được V lít khí H2 (đktc).
Câu 2. (A.14): Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Na vào nước dư, sau khi các phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí H2 (đktc) và 2,35 gam chất rắn không tan. Giá trị của m là
A. 3,70. B. 4,85. C. 4,35. D. 6,95.
Câu 3. (A.08): Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ số mol tương ứng là 1: 2 vào nước (dư). Sau
khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (ở đktc) và m gam chất rắn không
tan. Giá trị của m là
A. 10,8. B. 5,4. C. 7,8. D. 43,2.
Câu 4. (B.07): Hỗn hợp X gồm Na và Al. Cho m gam X vào một lượng dư nước thì thoát ra V
lít khí. Nếu cũng cho m gam X vào dung dịch NaOH (dư) thì được 1,75V lít khí. Thành phần
phần trăm theo khối lượng của Na trong X là (biết các thể tích khí đo trong cùng điều kiện)
A. 39,87%. B. 77,31%. C. 49,87%. D. 29,87%.
Câu 5. (A.11): Chia hỗn hợp X gồm K, Al và Fe thành hai phần bằng nhau.
— Cho phần 1 vào dung dịch KOH (dư) thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).
— Cho phần 2 vào một lượng dư H2O, thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp
kim loại Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl (dư) thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).
Khối lượng (tính theo gam) của K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X lần lượt là:
A. 0,39; 0,54; 1,40. B. 0,78; 1,08; 0,56.
C. 0,39; 0,54; 0,56. D. 0,78; 0,54; 1,12.
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 6. [QG.20 - 202] Hòa tan hết 2,43 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 1008. B. 3024. C. 4032. D. 2016.
Câu 7. [QG.20 - 203] Hòa tan hết 0,81 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 448. B. 1344 C. 672. D. 1008.

13
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

Câu 8. [QG.20 - 204] Hoà tan hết 1,62 gam Al trong dung dịch NaOH, thu được V ml khí H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 896. B. 672. C. 2016. D. 1344.
Câu 9. [MH2 - 2020] Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol Al bằng dung dịch NaOH dư thu được V lít H2
(đktc). Giá trị của V là
A. 2,24. B. 5,60. C. 4,48. D. 3,36.
Câu 10. [MH1 - 2020] Để hòa tan hoàn toàn 1,02 gam Al2O3 cần dùng tối thiểu V ml dung dịch
NaOH 1M. Giá trị của V là
A. 20. B. 10. C. 40. D. 5.
Câu 11. Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol Na và 0,2 mol Al vào nước dư, sau phản ứng hoàn toàn
thấy thoát ra V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 7,84. B. 1,12. C. 6,72. D. 4,48.
Câu 12. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và Na có tỉ lệ mol 2:1 vào nước dư, thu được
4,48 lít khí (đktc). Giá trị của m là
A. 7,3. B. 5,84. C. 6,15. D. 3,65.
Câu 13. Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Al và K vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn
toàn thu được dung dịch Y, 6,72 lít H2 (đktc) và còn lại 0,12m gam chất rắn không tan. Giá trị
của m là
A. 22,50. B. 17,42. C. 11,25. D. 8,71.
Câu 14. Thể tích H2 (đktc) tạo ra khi cho một hỗn hợp gồm (0,5 mol K; 0,2 mol Na; 1,2 mol Al)
vào 2 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M đến phản ứng hoàn toàn là
A. 22,4 lít. B. 26,1 lít. C. 33,6 lít. D. 44,8 lít.
Câu 15. (C.13): Hỗn hợp X gồm Ba, Na và Al, trong đó số mol của Al bằng 6 lần số mol của
Ba. Cho m gam X vào nước dư đến phản ứng hoàn toàn, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và 0,54
gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 3,90. B. 5,27. C. 3,45. D. 3,81.
Câu 16. (A.13): Hỗn hợp X gồm Ba và Al. Cho m gam X vào nước dư, sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng
dung dịch NaOH, thu được 15,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
A. 16,4. B. 29,9. C. 24,5. D. 19,1.
Câu 17. Chia 39,9 gam hỗn hợp X ở dạng bột gồm Na, Al, Fe thành ba phần bằng nhau:
- Phần 1: Cho tác dụng với nước dư, giải phóng ra 4,48 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư, giải phóng ra 7,84 lít khí H2 (đktc).
- Phần 3: Cho vào dung dịch HCl dư, thấy giải phóng ra V lít khí H2 (các khí đo ở đktc). Giá
trị của V là
A. 7,84. B. 13,44. C. 10,08. D. 12,32.

14
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

DẠNG 6: BÀI TOÁN VỀ PHẢN ỨNG NHIỆT NHÔM


LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI
- Nhôm khử được các oxit kim loại (sau Al) ở nhiệt độ cao:
o
Al + Oxit KL (sau Al) ⎯⎯
t
→ KL + Al2O3
o
VD: 2Al + Fe2O3 ⎯⎯
t
→ 2Fe + Al2O3
o
8Al + 3Fe3O4 ⎯⎯
t
→ 9Fe + 4Al2O3
- Nếu hỗn hợp rắn sau phản ứng tác dụng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH, …) tạo khí thì
chứng tỏ có Al dư sau phản ứng.

❖ VÍ DỤ MINH HỌA
Câu 1. (QG.19 - 204). Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt
nhôm. Khối lượng Fe thu được là
A. 1,68. B. 2,80. C. 3,36. D. 0,84.
Câu 2. (C.11): Nung hỗn hợp gồm 10,8 gam Al và 16,0 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có
không khí), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Khối lượng kim loại trong
Y là
A. 16,6 gam. B. 11,2 gam. C. 5,6 gam. D. 22,4 gam.
Câu 3. (MH1.17): Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu
được hỗn hợp Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V

A. 375. B. 600. C. 300. D. 400.
Câu 4. (A.08): Nung nóng m gam hỗn hợp Al và Fe2O3 (trong môi trường không có không khí)
đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần bằng nhau:
- Phần 1 tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), sinh ra 3,08 lít khí H2 (ở đktc);
- Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sinh ra 0,84 lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của m là
A. 22,75 B. 21,40. C. 29,40. D. 29,43.
Câu 5. Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe; 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ cao trong
điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành 2 phần bằng nhau:
- Phần 1: Tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 4x mol H2.
- Phần 2: Phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được x mol H2. (Biết các phản ứng đều xảy
ra hoàn toàn). Giá trị của m là
A. 5,40. B. 3,51. C. 4,05. D. 7,02.

15
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

Câu 6. (B.10): Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm
trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung
dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80%. B. 90%. C. 70%. D. 60%.
Câu 7. (QG.17 - 202). Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn họp Al và Fe2O3 (trong điều kiện
không có không khí), thu được 36,15 gam hỗn hợp X. Nghiền nhỏ, trộn đều và chia X thành hai
phần. Cho phần một tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,68 lít khí H2 (đktc) và 5,6 gam
chất rắn không tan. Hòa tan hết phần hai trong 850 ml dung dịch HNO3 2M, thu được 3,36 lít
khí NO (đktc) và dung dịch chi chứa m gam hỗn hợp muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 113. B. 95. C. 110. B. 103.
Câu 8. (A.14): Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt trong khí
trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y, chất không
tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 7,8 gam kết tủa. Cho Z tan hết
vào dung dịch H2SO4, thu được dung dịch chứa 15,6 gam muối sunfat và 2,464 lít khí SO2 (ở
đktc, là sản phẩm khử duy nhất của H2SO4). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m

A. 6,48. B. 5,04. C. 6,96. D. 6,29.
❖ BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 9. Nung hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 10,8 gam FeO, sau một thời gian thu được hỗn hợp
Y. Để hòa tan hoàn toàn Y cần vừa đủ V ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của V là
A. 375. B. 600. C. 300. D. 400.
Câu 10. Nung bột Fe2O3 với a gam bột Al trong khí trơ, thu được 11,78 gam hỗn hợp rắn X. Cho
toàn bộ X vào lượng dư dung dịch NaOH, thu được 1,344 lít H2 (đktc). Biết các phản ứng đều
xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 1,95. B. 3,78. C. 2,43. D. 2,56.
Câu 11. (C.08): Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có
không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ
với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
A. 150. B. 100. C. 200. D. 300.
Câu 12. (B.14): Nung hỗn hợp gồm 0,12 mol Al và 0,04 mol Fe3O4 một thời gian, thu được hỗn
hợp rắn X. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl dư, thu được 0,15 mol khí H2 và m gam
muối. Giá trị của m là
A. 32,58. B. 33,39. C. 31,97. D. 34,10.

16
GV. NGUYỄN THU HIỀN THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN ĐT: 0974821516

Câu 13. (C.08): Đốt nóng một hỗn hợp gồm Al và 16 gam Fe2O3 (trong điều kiện không có
không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng vừa đủ
với V ml dung dịch NaOH 1M sinh ra 3,36 lít H2(ở đktc). Giá trị của V là
A. 150. B. 100. C. 200. D. 300.
Câu 14. (C.12): Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có oxi), thu được
hỗn hợp chất rắn X. Chia X thành 2 phần bằng nhau:
- Cho phần 1 vào dung dịch HCl (dư) thu được 7,84 lít khí H2 (đktc);
- Cho phần 2 vào dung dịch NaOH (dư) thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).
Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Fe trong X là
A. 42,32%. B. 46,47%. C. 66,39%. D. 33,61%.
Câu 15. (B.09): Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không
khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch
NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào
dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 57,0.
Câu 16. (A.13): Hỗn hợp X gồm 3,92 gam Fe, 16 gam Fe2O3 và m gam Al. Nung X ở nhiệt độ
cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Chia Y thành hai phần
bằng nhau. Phần một tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 4a mol khí H2. Phần
hai phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được a mol khí H2. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là
A. 3,51. B. 4,05. C. 5,40. D. 7,02.
Câu 17. (QG.15): Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối
lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa
3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư
vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản
ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần giá trị nào nhất
sau đây?
A. 2,5 B. 3,0 C. 1,0 D. 1,5
Câu 18. (QG.18 - 201): Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp gồm Al và m gam hai oxit sắt
trong khí trơ, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch
Y, chất không tan Z và 0,672 lít khí H2 (đktc). Sục khí CO2 dư vào Y, thu được 8,58 gam kết tủa.
Cho Z tan hết vào dung dịch H2SO4 (đặc, nóng), thu được dung dịch chứa 20,76 gam muối sunfat
và 3,472 lít khí SO2 (đktc). Biết SO2 là sản phẩm khử duy nhất của S+6, các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là
A. 7,28. B. 8,04. C. 6,96. D. 6,80.

17

You might also like