You are on page 1of 8

Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH


Thí dụ 11: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch KOH vào dung dịch Fe2(SO4)3. Nêu hiện tượng và viết phương trình
hóa học.
Hướng dẫn
Hiện tượng: Thu được kết tủa nâu đỏ
Phương trình hóa học:
Fe2 (SO 4 )3  6KOH  2 Fe(OH)3   3K 2SO4
  
n©u ®á

Thí dụ 12: Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch natri aluminat (NaAlO2). Nêu hiện tượng và viết phương
trình hóa học.
Hướng dẫn
Hiện tượng: Thu được kết tủa keo trắng
Phương trình hóa học:
CO2  NaAlO2  2H 2 O  Al(OH)3   NaHCO3
Thí dụ 13: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch axit clohiđric vào dung dịch natri aluminat. Nêu hiện tượng và viết
phương trình hóa học.
Hướng dẫn
 Ban đầu thu được kết tủa keo trắng, kết tủa tăng dần đến cực đại:
NaAlO2  HCl  2H 2 O  Al(OH)3   NaCl
 Sau đó, kết tủa tan dần và đến hết khi HCl dư:
Al(OH)3  3HCl  AlCl3  3H 2O
Thí dụ 14: Nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học.
Hướng dẫn
 Nhỏ từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch gồm NaOH thì thu được kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan ngay vì
NaOH dư:
AlCl3  3NaOH  Al(OH)3   3NaCl
 
 keo tr¾ng
Al(OH)  NaOH  NaAlO  2H O
 3 2 2
HoÆc
AlCl3  4NaOH  NaAlO2  3NaCl  2H2 O
 Sau một thời gian khi AlCl3 dư thì thu được kết tủa keo trắng:
AlCl3  3NaAlO 2  6H 2 O  4 Al(OH)3   3NaCl

tr¾ng
Chú ý: Al, Zn là các kim loại có oxit, hiđroxit lưỡng tính nên tan trong dung dịch kiềm mạnh
2Al  2NaOH  2H 2 O  2NaAlO2  3H 2 
Zn  2KOH  K 2 ZnO2  H 2 
B. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong dung dịch (nếu có) giữa:
1. KOH và HCl. 11. NH3 và H2SO4.
2. NaNO3 và HCl. 12. Ca3(PO4)2 và HNO3 dư.

1
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
3. CH3COONa và H2SO4. 13. K3PO4 và AgNO3.
4. NaHS và KOH. 14. H3PO4 và AgNO3.
5. Ca(OH)2 và NaHCO3. 15. FeCl2 và H2S.
6. Mg(OH)2 và HCl. 16. CuCl2 và H2S.
7. K2CO3 và H2SO4. 17. FeS và HCl.
8. CaCO3 và HCl. 18. CuS và H2SO4 loãng.
9. NH4NO3 và Ba(OH)2. 19. Ca(NO3)2 và KHCO3.
10. KHSO3 và HCl. 20. Ba(NO3)2 và KHSO4.
Câu 2. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong dung dịch (nếu có) giữa:
1) NaOH và KHSO4. 7) NH3 và KHSO4.
2) KOH và NaHCO3. 8) Mg(OH)2 và KHSO4.
3) Ba(HCO3)2 + NaOH dư. 9) MgCO3 và NaHSO4.
4) Ba(HCO3)2 dư + KOH. 10) Fe3O4 và KHSO4.
5) Ca(OH)2 + NaHCO3 dư. 11) Fe(OH)3 và KHCO3.
6) Ca(OH)2 dư + KHCO3. 12) KHCO3 + NaHSO4.
Câu 3. Viết các phương trình hóa học xảy ra trong dung dịch (nếu có) giữa:
1) NH3 và K2SO4. 5) K2HPO4 và KOH.
2) KH2PO4 và HCl. 6) KH2PO4 và KOH.
3) K3PO4 và H3PO4. 7) H3PO4 và KOH.
4) K2HPO4 và H3PO4. 8) KH2PO4 và H3PO4.
Câu 4. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
a) Na2CO3 + Ca(NO3)2 b) FeSO4 + NaOH
c) KHSO3 + H2SO4 (loãng) d) KHSO3 + KOH
e) K2CO3 + NaCl g) Zn(OH)2 + HNO3
h) Zn(OH)2 + KOH i) CuSO4 + Na2S
Câu 5. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
a) NaCl + KNO3 b) Na2CO3 + Ba(NO3)2
c) Fe(NO3)3 + H2SO4 (loãng) d) K2CO3 + H2SO4
e) BaCO3 + HCl g) BaCO3 + H2SO4
Câu 6. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
a) Fe3O4 + HCl b) NaHCO3 + BaCl2
Câu 7. Cho các cặp chất sau đây hoà tan trong nước:
(1) NaHCO3 và CaCl2 (2) MgCl2 và NaOH
(3) Na2CO3 và AlCl3 (4) NH4Cl và KOH
Cặp nào tồn tại, cặp nào không tồn tại? Viết các phương trình phản ứng (nếu có).
Câu 8. Viết phương trình hóa học của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
a) FeCl3 + NH3 + H2O b) Al2(SO4)3 + NH3 + H2O
c) Fe(NO3)3 + NH3 + H2O d) Al(OH)3 + H2SO4 (loãng)
e) Al(OH)3 + Ca(OH)2 g) Cr(OH)3 + H2SO4 (loãng)
Câu 9. Viết phương trình phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :
a) Al(OH)3 + Ba(OH)2 b) Zn(OH)2 + HCl
c) Zn(OH)2 + NaOH d) Al + KOH

2
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
e) Al2O3 + Ba(OH)2 e) Zn + NaOH
Câu 10. Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra khi :
a) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch Al2(SO4)3
b) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3
c) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch NaAlO2
d) Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2
Câu 11. Cho một ít phenoltalein vào dung dịch amoniac có chứa a mol NH3 được dung dịch A có màu. Hỏi
màu của dung dịch biến đổi như thế nào khi thêm a mol HCl vào dung dịch A.
Câu 12. Tự chọn một hoá chất thích hợp để phân biệt các muối : NH4Cl, (NH4)2SO4, NaNO3, MgCl2, FeCl2,
FeCl3, Al(NO3)3.
Câu 13. Tiến hành thí nghiệm với dung dịch của từng muối X, Y, Z ta thấy các hiện tượng được ghi trong
bảng sau:
Mẫu thử Thí nghiệm Hiện tương
X hoặc Y Tác dụng với dung dịch HCl dư Đều có khí CO2
Y hoặc Z Tác dụng với dung dịch NaOH dư Đều có chất kết tủa
X Tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng Có chất khí thoát ra
Z Tác dụng với dung dịch HCl dư Có kết tủa
Biết: MX + MZ = 249; MX + MY = 225; MZ + MY = 316. Xác định công thức của các muối X, Y, Z và viết
phương trình hóa học minh họa.
Câu 14. Các dung dịch riêng biệt: Na2CO3, BaCl2, MgCl2, H2SO4, NaOH được đánh số ngẫu nhiên (1), (2),
(3), (4), (5). Tiến hành một số thí nghiệm, kết quả được ghi lại trong bảng sau:
Dung dịch (1) (2) (4) (5)
(1) khí thoát ra có kết tủa
(2) khí thoát ra có kết tủa có kết tủa
(4) có kết tủa có kết tủa
(5) có kết tủa
Xác định các dung dịch (1), (2), (3), (4), (5).
Câu 15. X, Y, Z là 3 trong số các muối sau: Na2SO4, Na2CO3, NaHCO3, NaHSO4, BaCl2, Ba(HCO3)2. Cho
dung dịch X tác dụng với dung dịch Y có khí bay ra. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch Z có kết tủa
trắng xuất hiện. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch Z vừa có kết tủa trắng vừa có khí bay ra. Chọn công
thức X, Y, Z phù hợp và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.
Câu 16. Cho các chất: KOH, Ca(NO3)2, SO2, SO3, NaHSO4, Na2SO3, K2SO4. Những chất nào trong dãy đã
cho tạo kết tủa khi phản ứng với dung dịch BaCl2? Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
Câu 17. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau với mỗi chữ cái biểu diễn 1 chất, mỗi mũi tên biểu diễn 1 phương
trình phản ứng hóa học:

3
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó

Biết rằng trong sơ đồ trên:


 C là muối có nhiều trong nước biển, E là thành phần chính của đá vôi.
 Dung dịch A làm quỳ tím hóa đỏ; dung dịch D và dung dịch G làm quỳ tím hóa xanh còn khí B làm
mất màu giấy quỳ tím ẩm.
Câu 18. Hãy nêu một muối(cho mỗi trường hợp sau) vừa tác dụng với với dung dịch NaOH vừa tác dụng với
dung dịch BaCl2 thõa mãn điều kiện:
a. Phản ứng với dung dịch NaOH tạo khí, phản ứng với dung dịch BaCl2 tạo kết tủa. Biết kết tủa này bị hòa
tan trong nước có sục khí CO2 dư.
b. Cả hai phản ứng đều tạo kết tủa và hai kết tủa này có màu sắc khác nhau. Viết các phương trình phản ứng
hóa học xảy ra.
Câu 19. Sục từ từ khí CO2 đến dư lần lượt vào từng dung dịch sau: Ba(NO3)2 (1); Ba(CH3COO)2 (2); BaCl2
(3) và Ba(OH)2 (4).
a. Hãy giải thích trường hợp nào có hoặc không có phản ứng hóa học xảy ra.
b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu 20. Có 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa một dung dịch muối tạo bởi một trong các gốc axit: clorua, sunfat,
nitrat, cacbonat với một trong các ion kim loại: bari, magie, kali, chì (không trùng ion kim loại và gốc axit).
Hỏi mỗi ống nghiệm chứa dung dịch của muối nào?
Câu 21. Nung nóng hỗn hợp gồm BaCO3, Cu, FeO trong điều kiện không có không khí), sau một thời gian
thu được chất rắn A và khí B. Hấp thụ khí B vào dung dịch KOH, thu được dung dịch C, biết rằng dung dịch
C tác dụng được với các dung dịch CaCl2 và NaOH. Cho A vào nước dư, thu được dung dịch D và chất rắn
E. Cho E tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được khí B, dung dịch F và chất rắn G. Nêu cho A vào dung
dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng thì thu được hỗn hợp khí H, dung dịch I và kết tủa K. Xác định các chất chứa
trong A, B, C, D, E, F, G, H, I, K và viết các phương trình phản ứng.
Câu 22. Chọn các chất phù hợp và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
a)
0
t
KMnO4   A1 + A2 + O2  (1)
0
t
A1 + HCl đặc   Cl2  + ....+……+.......(2)
0
t
A2 + HCl đặc   Cl2 + …+……. (3)
b)
B1 + B2  BaSO4  + CO2  + ….+…. (1)
B1 + BaCl2  BaSO4  +…+… (2)
B2 + H2SO4  BaSO4  + CO2  + ..... (3)

4
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
B2 + NaOH  B3  + ….+ …. (4)
Câu 23. Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển hóa sau và ghi rõ điều kiện nếu có (mỗi
múi tên chỉ ứng với một phương trình phản ứng).

Câu 24. Xác định các chất vô cơ A, B, C, D, E, F, G, H, I, L, M, N, O và viết phương trình hóa học phù hợp
với các phản ứng sau:
Muối (A) + axit (B)  muối (C) + muối (D) + nước (1)
Muối (D) + muối (E) + nước  muối (C) + hiđroxit (F) + oxit (G) (2)
Muối (A) + oxit (G) + nước  hiđroxit (F) + muối (H) (3)
Muối (H) + muối (I)  muối (C) + oxit (G) + nước (4)
0
t
Muối (L) + axit (B)   muối (M) + oxit (G) + oxit (N) + nước (5)
Muối (A) + muối (D) + nước  hiđroxit (F) + muối (C) (6)
Muối (M) + muối (E) + nước  muối (C) + hiđroxit (O) + oxit (G) (7)
Hiđroxit (O) + muối (I)  muối (C) + muối (M) + nước (8)
Biết muối (C) khi đốt phát ra ánh sáng màu vàng, (F) lưỡng tính, (O) có màu nâu.
Câu 25. Có các muối A, Y, Z chứa các gốc axit khác nhau. Cho biết:
X + dung dịch HCl (hoặc dung dịch NaOH)  có khí thoát ra.
Y + dung dịch HCl  có khí thoát ra.
Y + dung dịch NaOH  có kết tủa.
Ở dạng dung dịch:
Z + X  có khí thoát ra.
Z + Y  có kết tủa và có khí thoát ra.
Xác định công thức hóa học của X, Y, Z và viết phương trình hóa học minh họa.
Câu 26. Cho BaO tan hết vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng kết thúc, thu được kết tủa M và dung
dịch N. Cho Al dư vào dung dịch N thu được khí P và dung dịch Q. Lấy dung dịch Q cho tác dụng với
K2CO3 thu được kết tủa T. Xác định M, N, P, Q, T và viết phương trình phản ứng biết các phản ứng xảy ra
hoàn toàn.
Câu 27. Hãy nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a) Cho lần lượt CO2, Al(NO3)3, NH4NO3 vào 3 cốc chứa dung dịch NaAlO2.
b) Hòa tan FexOy vào dung dịch H2SO4 đặc nóng. Khí thu được sục vào dung dịch KMnO4.
Câu 28. Hãy chọn một bộ hóa chất (A), (B), (C), (D), (E) là các muối vô cơ có gốc axit khác nhau để các
phản ứng hóa học xảy ra theo hiện tượng sau và hoàn thành các phương trình phản ứng:
(A) + (B) + H2O  có kết tủa trắng keo và có khí thoát ra.
(C) + CO2 + H2O  có kết tủa trắng keo.
(D) + (B) + H2O  có kết tủa trắng keo và có khí thoát ra.
(A) + (E)  có kết tủa trắng.
(E) + (B)  có kết tủa trắng.
5
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
(D) + Cu(NO3)2  có kết tủa màu đen.
Câu 29. Sục khí (A) vào dung dịch (B) có màu vàng thu được chất rắn (C) màu vàng và dung dịch (D). Khí
(X) màu vàng lục tác dụng với khí (A) trong nước tạo ra (Y) và (F), rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết
tủa trắng. Khí (A) tác dụng với dung dịch chất (G) là muối nitrat của kim loại tạo ra kết tủa (H) màu đen. Đốt
cháy (H) bởi oxi ta được chất lỏng (I) màu trắng bạc. Xác định A, B, C, D, F, G, H, I, X, Y và viết phương
trình hóa học của các phương trình phản ứng?
Câu 30. A là nguyên tố kim loại có trong thành phần chính của muối ăn và X, Y, Z, T là các hợp chất của A.
Trong đó X tác dụng với cacbon đioxit tạo thành Y; X tác dụng với Y tạo thành Z. Nung Y ở nhiệt độ cao thu
được cacbon đioxit. Cacbon đioxit tác dụng với Z thành Y; Y tác dụng với T thu được cacbon đioxit. Xác
định X, Y, Z, T và viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
Câu 31. Có 6 ống nghiệm được đánh số đựng trong các dung dịch (không theo thứ tự): natri nitrat, đồng (II)
clorua, natri sunfat, kali cacbonat, bari nitrat và canxi clorua. Hãy xác định số của từng dung dịch. Biết rằng:
Khi trộn các dung dịch số 1 với số 3, số 1 với số 6, số 2 với số 3, số 2 với số 6, số 4 với số 6 thì cho kết tủa.
Nếu cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch số 2 cũng cho kết tủa. Viết các phương trình phản ứng
hóa học xảy ra.
Câu 32. A, B, C, D, E là các hợp chất vô cơ của natri. Dung dịch chất A tác dụng với dung dịch chất B thu
được khí X (X có mùi hắc và có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom). Dung dịch chất A tác dụng
với dung dịch chất C thu được khí Y. Cho D và E lần lượt tác dụng với nước thu được hai khí tương ứng Z
và T. Biết tỉ khối d X/Z  2 vµ d Y/T  2 .
a. Xác định công thức của A, B, C, D, E và X, Y, Z, T.
b. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở trên.
Câu 33. A là hợp chất của kali (88 < MA < 96). B là hợp chất của clo (MB < 38). Hòa tan m1 gam chất A vào
nước, thu được dung dịch X có khả năng làm quì tím chuyển sang màu xanh. Hòa tan m2 gam chất B vào
nước thu được dung dịch Y. Cho X tác dụng với Y, thu được dung dịch Z có khả năng hòa tan kẽm kim loại.
a. Xác định các hợp chất A, B và chất tan trong các dung dịch X, Y, Z.
b. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 34. Cho 3 muối A, B, C đều là muối của natri, thỏa mãn các điều kiện sau:
 A tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 tạo kết tủa.
 B và C tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo ra chất khí.
 A, B, C tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 đều cho kết tủa và sinh ra H2O.
 B làm nhạt màu dung dịch KMnO4 trong H2SO4.
Xác định 3 muối A, B, C và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 35. Cho hỗn hợp các chất rắn gồm K2O, Ca(NO3)2, NH4NO3, KHCO3 với số mol bằng nhau vào nước
dư. Sau khi phản ứng hoàn toàn, đun nóng để đuổi hết khí ra khỏi dung dịch thu được dung dịch B.
Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra.
Trình bày hiện tượng quan sát được khi cho quì tím vào dung dịch B.
Câu 36 (Tuyển sinh vào 10 sở TPHCM năm 2020).
Trên bàn thí nghiệm có những chất rắn riêng biệt màu trắng là: Na2CO3, KHCO3, Ba(HCO3)2, MgCO3,
BaSO4. Một học sinh đã lấy một trong những chất trên bàn để làm thí nghiệm và được kết quả như sau:
 Thí nghiệm 1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 (loãng, dư) thấy chất rắn tan hoàn toàn và đồng thời
thoát ra chất khí làm đục nước vôi trong.
 Thí nghiệm 2: Nung nóng cũng thấy thoát ra chất khí làm đục nước vôi trong.

6
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
 Thí nghiệm 3: Lấy chất rắn còn lại sau khi nung hoàn toàn ở thí nghiệm 2 cho tác dụng với dung dịch HCl
cũng thoát ra chất khí làm đục nước vôi trong.
Em hãy cho biết học sinh trên đã lấy chất nào trên bàn để làm thí nghiệm? Lập luận và viết các phương trình
hóa học xảy ra.
Câu 37 (Tuyển sinh vào 10 sở TPHCM năm 2020).
Các dung dịch: NH4Cl, Na2CO3, HNO3, BaCl2 và H2SO4 đều có nồng độ 1M được đánh số ngẫu nhiên từ 1
đến 5. Dung dịch 5 đều cho kết tủa trắng với dung dịch 3 và 4, nhưng không phản ứng với dung dịch 1 hoặc
dung dịch 2.
a) Xác định dung dịch 5.
b) Khi trộn cùng thể tích dung dịch 3 và dung dịch 4 thì có hiện tượng nào xuất hiện? Viết phương
trình hóa học minh họa.
Câu 38 (Tuyển sinh vào 10 sở Đà Nẵng năm 2020).
Muối vô cơ X có công thức CxHyO3N trong đó N chiếm 17,72% về khối lượng. Xác định tên gọi X, viết
phương trình hóa học khi cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư. Giải thích 2 ứng dụng của muối X?
Câu 39 (Tuyển sinh vào 10 sở Đà Nẵng năm 2020).
Cho dãy các chất rắn sau: Al2(SO4)3, AlCl3, FeCl2 và Fe2(SO4)3. Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn ngẫu nhiên
(có số mol bằng nhau) trong dãy các chất trên vào nước thu được dung dịch Z.
Tiến hành các thí nghiệm sau:
 Thí nghiệm 1: Cho dung dịch NaOH dư vào V mL dung dịch Z thu được n1 mol kết tủa.
 Thí nghiệm 2: Cho dung dịch KOH vào V mL dung dịch Z thu được lượng kết tủa cực đại là n2 mol.
 Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào V mL dung dịch Z thu được n3 mol kết tủa.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n1 < n2 < n3. Hãy lập luận tìm các cặp chất thỏa mãn điều kiện
trên.
Câu 40 (Tuyển sinh vào 10 sở Hải Dương năm 2020).
Chỉ dùng thêm quì tím hãy nhận biết các dung dịch riêng biệt bị mất nhãn sau:
Na2CO3, Na2SO4, CH3COONa, Ba(NO3)2, CH3COOH, H2SO4 loãng.
Câu 41 (Tuyển sinh vào 10 sở Hải Phòng năm 2020).
Nêu hiện tượng và giải thích bằng phương trình phản ứng khi thực hiện các thí nghiệm sau:
TN1: Nhỏ từ từ đến dư dung dịch HCl vào dung dịch Na2CO3.
TN2: Cho thanh kim loại Mg vào dung dịch NaHSO4.
Câu 42 (Tuyển sinh vào 10 sở Nghệ An năm 2020).
Chọn các chất A, B, D, E, G, H, I phù hợp và hoàn thành các phương trình hóa học sau:
(1) A + 2H2O   B
(2) B + 2NaOH 
 D + 2E + 2H2O
(3) B + 2HCl 
 2G + H + H2O
(4) B + H + H2O 
 2L
t0
(5) L  E + H + H2O.
Biết A là một hợp chất có trong phân bón hóa học.
Câu 43 (Tuyển sinh vào 10 sở Nghệ An năm 2020).
Nêu hiện tượng xảy ra và viết phương trình hóa học giải thích khi:
a) Sục từ từ đến dư khí CO2 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và Ba(OH)2.
b) Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch hỗn hợp gồm NaOH và NaAlO2.
c) Cho từ từ dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 và KHCO3 vào dung dịch HCl.
Câu 44. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch gồm
NaHCO3, Na2CO3.

7
Lưu Văn Dầu – Hạnh phúc không ở đâu xa mà ở chính sự vun đắp từng ngày của chúng ta cho nó
Câu 45. Nêu hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch
gồm HCl và AlCl3.
Câu 46 (Tuyển sinh vào 10 sở Bắc Giang năm 2020).
Có 5 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ một trong các dung dịch không màu sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2,
MgCl2, MgSO4. Chỉ dùng thêm phenolphtalein làm thuốc thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 lọ trên và viết
phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Câu 47 (Tuyển sinh vào 10 sở Đà Nẵng năm 2019).
Trên bàn chuẩn bị thí nghiệm có 5 dung dịch muối vô cơ riêng biệt mất nhãn sau: NaHSO4, BaCl2, Na2CO3,
FeCl2 và KNO3. Một giáo viên cần tìm 3 muối X, Y, Z trong số 5 muối trên thỏa mãn: X tác dụng với Y thì
có kết tủa xuất hiện. Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện. X tác dụng với Z thì có khí thoát ra. Xác định
công thức 3 muối X, Y, Z mà giáo viên cần tìm. Viết các phương trình hóa học minh họa cho các phản ứng.
Câu 48 (Tuyển sinh vào 10 sở Đà Nẵng năm 2019).
Xác định các chất tương ứng với các chữ cái A, B, D, E, G, H, J, M và hoàn thành các phương trình hóa học
trong chuỗi phản ứng dưới đây:
(A) + HCl  (B) + H2  (B) + NaOH dư  (D) + (E) + (H)
(D) + (B) + (E)  (G) + (H) (D) + (J) + (E)  (G) + (M)
(B) + (M)  (G) + (H) + (J)
Biết A là kim loại nhẹ, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt và có ứng dụng rất phổ biến trong cuộc sống.
Câu 49 (Tuyển sinh vào 10 sở Đà Nẵng năm 2019).
Cho 5 dung dịch có cùng nồng độ mol, mỗi dung dịch chứa một chất tan như sau: K2HPO4, H3PO4,
Na2HPO4, Na3PO4 và NaH2PO4. Tiến hành 2 thí nghiệm:
 Thí nghiệm 1: Trộn V lít dung dịch X với V lít dung dịch Y, thu được dung dịch T chứa một chất tan.
Cho dung dịch T tác dụng với 2V lít dung dịch Z, thu được dung dịch M chứa một chất tan.
 Thí nghiệm 2: Trộn V lít dung dịch X với V lít dung dịch Z, thu được dung dịch E chứa hai chất tan.
Các chất X, Y, Z là những chất nào trong số 5 chất trên và viết các phương trình hóa học minh họa cho
các phản ứng?
Câu 50 (Tuyển sinh vào 10 sở Nam Định năm 2019).
1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau:
a. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3, thu được kết tủa nâu đỏ và có khí thoát ra.
b. Cho dung dịch NaAlO2 vào dung dịch AlCl3, chỉ xuất hiện kết tủa trắng dạng keo.
2. Chất Z là muối của axit photphoric. Cho a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol muối Z, thu được dung
dịch E chứa hai muối có số mol bằng nhau. Mặt khác, cho a mol HCl vào dung dịch chứa a mol muối Z, thu
được dung dịch F chứa hai chất tan có số mol bằng nhau. Lập luận để xác định công thức phù hợp của Z và
viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Câu 51 (Đề chọn đội tuyển trường Amsterdam 2020 - 2021). Có 4 lọ dung dịch không dán nhãn, mỗi lọ
đựng riêng rẽ một trong các dung dịch không màu sau: HCl, Ba(OH)2, MgCl2, MgSO4. Nếu chỉ dùng thêm
phenolphtalein làm thuốc thử, hãy trình bày cách làm để phân biệt 4 lọ trên và viết phương trình hóa học của
các phản ứng xảy ra.
Câu 52 (Tuyển sinh vào 10 sở Bắc Giang 2020). Có 5 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng rẽ một trong các
dung dịch không màu sau: HCl, NaOH, Ba(OH)2, MgCl2, MgSO4. Chỉ dùng thêm phenolphtalein làm thuốc
thử, hãy trình bày cách phân biệt 5 lọ trên và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

You might also like