You are on page 1of 10

ÔN TẬP ĐỊA 9 - HK1

I. GTVT, THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

Câu 1 Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 trang 15, quốc lộ 1 ở nước ta kéo dài từ
A. cửa khẩu Hữu Nghị đến Năm Căn.
B. cửa khẩu Thanh Thủy đến Cà Mau.
C. cửa khẩu Móng Cái đến Hà Tiên.
D. cửa khẩu Lào Cai đến thành phố CầnThơ.

Câu 2 Ngành vận tải đường sông của nước ta phát triển mạnh nhất ở lưu vực
A. sông Mã. B. sông Thái Bình.
C. sông Hồng. D. sông Cửu Long.

Câu 3 Hoạt động nội thương phát triển mạnh mẽ nhờ sự tham gia của thành phần
A. kinh tế tập thể. B. kinh tế tư nhân.
C. kinh tế Nhà nước. D. kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Câu 4 Thị trường buôn bán lớn nhất của nước ta hiện nay là
A. các nước Đông Á và ASEAN. B. các nước Nam Mĩ.
C. các nước châu Âu. D. các nước Bắc Mĩ.

Câu 5 Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào là tài nguyên du lịch tự nhiên?
A. Di tích lịch sử. B. Các lễ hội truyền thống.
C. Các bãi tắm đẹp. D. Làng nghề cổ truyền.

Câu 6 Di sản thiên nhiên thế giới được UNSESCO công nhận ở nước ta là
A. thành phố hoa Đà Lạt. B. vườn quốc gia Cúc Phương.
C. bãi biển Cửa Lò. D. vịnh Hạ Long.

Câu 7 Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các cơ sở kinh doanh thương mại và du lịch là
A. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên B. qui mô dân số và mức sống dân cư.
nhiên.
C. cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật. D sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp.
.

Câu 8 Vận tải biển quốc tế được đẩy mạnh chủ yếu do
A. mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. B. hàng hoá trong nước dư thừa.
C. nhu cầu sử dụng hàng ngoại nhập lớn. D hệ thống cảng biển được đầu tư xây dựng.
.

Câu 9 Ngành giao thông vận tải nào sau đây chịu ảnh hưởng lớn nhất của dịch bệnh Covid – 19?
A. Đường bộ. B. Đường sông.
C. Đường hàng không. D. Đường biển.
Câu Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 trang 15, tuyến đường sắt Thống Nhất nối liền tỉnh
10 thành nào sau đây?

A. Hà Nội - Lào Cai. B. Hà Nội – Huế.


C. Hà Nội – Tp. Hồ Chí Minh. D. Hà Nội – Hải Phòng.

Câu Ngành vận tải có khối lượng vận chuyển hàng hóa lớn nhất là
11
A. đường biển. B. đường sắt. C. đường bộ. D. đường sông.

Câu Hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn và đa dạng nhất nước ta là
12
A. Hà Nội và Đà Nẵng. B. Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh.
C. Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. D. Hải Phòng và Đà Nẵng.

Câu Trong các tài nguyên du lịch dưới đây, tài nguyên nào không phải là tài nguyên du lịch
13 nhân văn?
A. Các lễ hội truyền thống. B. Các vườn quốc gia.
C. Các làng nghề truyền thống. D. Các di tích lịch sử.

Câu Địa điểm du lịch nào sau đây không thuộc địa phận thành phố Hà Nội?
14
A. Chùa Hương. B. Làng gốm Bát Tràng.
C. Hoàng Thành Thăng Long. D Tam Đảo.
.

Câu Nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các cơ sở kinh doanh thương mại và du lịch là
15
A. qui mô dân số và mức sống dân cư. B. điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
C. cơ sở hạ tầng và vật chất kĩ thuật. D. sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp.

Câu Để phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, vấn đề quan trọng hàng đầu phải giải quyết là
16
A. cải thiện chất lượng y tế, giáo dục.
B. đảm bảo về lương thực thực phẩm.
C. phát triển mạng lưới giao thông vận tải.
D. đẩy mạnh việc giao đất, giao rừng cho nhân dân.

Câu Nếu em được thầy cô giáo giao nhiệm vụ lập kế hoạch đưa cả lớp đi tham quan quần thể
17 danh thắng Tràng An – Ninh Bình trong ngày chủ nhật bằng xe ô tô, xuất phát từ phố
Láng Hạ ( Quận Đống Đa, Hà Nội), em sẽ chọn tuyến đường nào dưới đây?
A. Quốc lộ 6, quốc lộ 12B. B. Quốc lộ 21, quốc lộ 5 và 1A.
C. Quốc lộ 5, quốc lộ 3 và 6. D. Quốc lộ 1A, đi qua Phủ Lý.

Câu Mặt hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn nhất nước ta là
18
A. Công nghiệp nhệ và tiểu thủ công nghiệp
B. Nông – lâm- thủy sản
C. Công nghiệp nặng và khoáng sản
D. Máy móc, thiết bị, hàng tiêu dùng

II. VÙNG TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ

Câu 1 Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 trang 18, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ của
nước ta giáp với các nước
A. Lào và Thái Lan. B. Campuchia và Lào.
C. Trung Quốc và Campuchia. D. Trung Quốc và Lào.

Câu 2 So với Tây Bắc, Đông Bắc có


A. ít tỉnh thành hơn. B. mùa đông lạnh hơn.
C. khoáng sản ít hơn. D. địa hình bị chia cắt mạnhhơn.

Câu 3 Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 trang 14, các nhà máy thủy điện lớn ở Trung du và
miền núi Bắc Bộ đang hòa vào điện lưới quốc gia là
A. Uông Bí, Bản Vẽ, Rào Quán.
B. Yaly, Xê xan 3, Đức Xuyên.
C. Thác Bà, Hòa Bình, Sơn La.
D. Đa Nhim, Trị An, Đại Ninh.

Câu 4 Trung du và miền núi Bắc Bộ dẫn đầu cả nước về số lượng


A. đàn gia cầm. B. đàn bò. C. đàn lợn. D. đàn trâu.

Câu 5 Ngành công nghiệp thế mạnh bậc nhất ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ là
A. chế biến thực phẩm. B. sản xuất vật liệu xây dựng.
C. khai thác khoáng sản. D. sản xuất hàng tiêu dùng.

Câu 6 Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của vùng Trung du và miền núi
phía Bắc là
A. khí hậu phân hoá phức tạp. B. địa hình núi cao hiểm trở.
C. cơ sở hạ tầng kém phát triển. D. nhiều dân tộc ít người tập trung ở vùng.

Câu 7 Việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ không có ý nghĩa về mặt
A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
B. phát triển ngành du lịch.
C. kiểm soát lũ cho Đồng bằng sông Hồng.
D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 8 Ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái khi phát triển nghề rừng theo hướng nông – lâm kết
hợp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. đem lại mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
B. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
C. hạn chế thiên tai lũ lụt, sạt lở đất; điều hòa khí hậu.
D. tạo việc làm, nâng cao đời sống người dân.
Câu 9 Tỉnh duy nhất của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có biển là
A. Lào Cai. B. Lạng Sơn. C. Bắc Giang. D. Quảng Ninh.

Câu 10 Chè Tân Cương là đặc sản của tỉnh nào dưới đây?
A. Sơn La. B. Thái Nguyên. C. Hà Giang. D. Cao Bằng.

Câu 11 Địa hình đặc trưng của tiểu vùng Đông Bắc nước ta là
A. các dãy núi cao đồ sộ. B. các cao nguyên xếp tầng.
C. núi trung bình và núi thấp. D. đồng bằng phù sa màu mỡ, bằng phẳng.

Câu 12 Căn cứ vào tập bản đồ Địa lí lớp 9 trang 20, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có các
trung tâm công nghiệp là
A. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả. B. Hải Phòng, Hạ Long, Thái Nguyên.
C. Hạ Long, Cẩm Phả, Phúc Yên. D. Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả.

Câu 13 Tai biến thiên nhiên thường xảy vào mùa đông ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. cháy rừng. B. thiếu nước tưới vào mùa khô.
C. sạt lở đất, lũ quét. D. sương muối, giá rét.

Câu 14 Nguyên nhân nào sau đây tạo nên thế mạnh trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược
liệu, rau quả cận nhiệt ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ? 
A. Khí hậu có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình.
B. Tác động của gió mùa Đông Bắc khác nhau giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
C. Sự phát triển mạnh mẽ của các trung tâm giống cây trồng, vật nuôi.
D. Sự đa dạng về các loại đất của vùng Tây Bắc và Đông Bắc.

Câu 15 Việc phát triển thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộkhông có ý nghĩa về mặt
A. góp phần phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
B. phát triển ngànhdu lịch.
C. kiểm soát lũ cho đồng bằng sông Hồng.
D. nuôi trồng thủy sản nước mặn.

Câu 16 Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm tỉ trọng lớn về diện tích và sản lượng cây chè do có
A. có một số cao nguyên rộng lớn.
B. nguồn nước dồi dào.
C. địa hình đồi núi và có một mùa đông lạnh nhất nước ta.
D. địa hình đồi núi, đất feralit trên đá badan giàu dinh dưỡng.

Câu 17 Địa danh du lịch nào dưới đây không thuộc vùng trung du miền núi Bắc Bộ
A. Tràng An B. Đền Hùng
C. Hang Pắc Bó D. Hồ Ba Bể
III. VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Câu 1 Căn cứ vào Tập bản đồ Địa lí lớp 9 trang 18, tỉnh nào sau đây không thuộc đồng bằng
sông Hồng?
A. Bắc Ninh. B. Vĩnh Phúc. C. Quảng Ninh. D. Hải Phòng.

Câu 2 So với các vùng khác về sản xuất nông nghiệp, đồng bằng sông Hồng là vùng có
A. xuất khẩu lúa nhiều nhất. B. diện tích trồng lúa lớn nhất.
C. năng suất lúa cao nhất. D bình quân lương thực cao nhất.
.

Câu 3 Tài nguyên khoáng sản có giá trị ở đồng bằng Sông Hồng là
A. đá vôi, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên. B. than nâu, bôxít, sắt, dầu mỏ.
C. apatit, mangan, than nâu, đồng. D thiếc, vàng, chì, kẽm.
.

Câu 4 Hiện nay, đồng bằng sông Hồng dẫn đầu cả nước về số lượng
A. đàn trâu. B. đàn bò. C. đàn lợn. D. đàn gia cầm.

Câu 5 Tam giác tăng trưởng kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là
A. Hà Nội – Bắc Ninh – Vĩnh Yên. B. Hà Nội – Hải Phòng – Cẩm Phả.
C. Hà Nội – Hải Dương– Hải Phòng. D Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long.
.

Câu 6 Nhận định nào sau đây không đúng với điều kiện sinh thái nông nghiệp của vùng Đồng
bằng sông Hồng?
A. Khí hậu và nguồn nước thuận lợi cho thâm canh, tăng vụ.
B. Có đất phù sa do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
C. Có nhiều vũng, vịnh biển thuận lợi nuôi trồng thủy sản.
D. Thời tiết mùa đông rất phù hợp với một số cây trồng ưa lạnh.

Câu 7 Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng
sông Hồng là 
A. khoáng sản khá nghèo nàn, phần lớn phải nhập từ vùng khác.
B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh.
C. nền đất phù sa yếu, gây trở ngại cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.
D. sông ngòi dày đặc, khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
Câu 8 Hiện nay, ở đồng bằng sông Hồng, vụ đông đang dần trở thành vụ sản xuất chính nhờ
những điều kiện chủ yếu nào sau đây?
A. đất phù sa màu mỡ, mùa đông lạnh, thị trường tiêu thụ lớn.
B. đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới, lao động nhiều kinh nghiệm.
C. nhu cầu thị trường lớn, lao động dồi dào, nguồn nước phong phú.
D. nhu cầu xuất khẩu, sản xuất hạt giống, trình độ thâm canh cao.

Câu 9 Các tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?
A. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh, Hưng Yên.
B. Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Thái Bình, Hưng Yên.
C. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên.
D. Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên.

Câu 10 Tài nguyên thiên nhiên có giá trị hàng đầu của vùng Đồng bằng sông Hồng là
A. khí hậu. B. đất phù sa. C. khoáng sản. D. nước.

Câu 11 Thế mạnh kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng là
A. chăn nuôi trâu, bò. B. trồng cây lương thực.
C. phát triển thủy điện. D. khai thác khoáng sản.

Câu 12 Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp của đồng bằng sông Hồng tập trung chủ yếu ở
A. Hà Nội, Nam Định. B. Hà Nội, Bắc Ninh.
C. Hà Nội, Hải Dương. D. Hà Nội, Hải Phòng.

Câu 13 Đặc điểm không đúng với ngành dịch vụ ở Đồng bằng sông Hồng là
A. chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.
B. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng.
C. tập trung chủ yếu ở các vùng ngoại ô.
D. các nhóm ngành dịch vụ khá đa dạng.

Câu 14 Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây dẫn đến trình độ thâm canh cao ở đồng bằng sông
Hồng?
A. Để làm nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi.
B. Do nhu cầu của ngành công nghiệp chế biến lương thực.
C. Để giải quyết vấn đề thiếu việc làm cho người dân.
D. Đất chật người đông, nhu cầu lương thực lớn.

Câu 15 Nhận định nào sau đây không đúng về tầm quan trọng của sản xuất lương thực ở đồng
bằng sông Hồng?
A. Tạo điều kiện để phát triển ngành công nghiệp với cơ cấu đa dạng.
B. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực cho vùng và cho cả nước.
C. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
D. Cung cấp nguồn thức ăn để phát triển chăn nuôi.
Câu 16 Tài nguyên có ý nghĩa quan trọng nhất ở đồng bằng Sông Hồng là
A. Đất phù sa B. Khí hậu
C. Khoáng sản D Sinh vật
.

IV. THỰC HÀNH:

Câu 1 Cho bảng số liệu:


ĐÀN TRÂU, BÒ PHÂN THEO VÙNG Ở NƯỚC TA NĂM 2016
( Đơn vị: nghìn con)

Các vùng Đàn trâu Đàn bò


Đồng bằng sông Hồng 128,0 493,1
Trung du và miền núi Bắc Bộ 1415,0 958,1
Bắc Trung Bộ 645,7 1003,2
Duyên hải Nam Trung Bộ 170,7 1335,2
Tây nguyên 86,3 717,7
Đông Nam Bộ 42,2 377,4
Đồng bằng sông Cửu Long 31,5 711,9
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên về số lượng đàn trâu, đàn bò nước
ta năm 2016?
A. Đàn trâu ở Bắc Trung Bộ nhiều hơn đàn bò.
B. Đàn trâu tập trung nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ.
C. Đàn bò tập trung nhiều nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ.
D. Phần lớn đàn trâu tập trung tại các tỉnh phía Bắc.

Câu 2 Cho bảng số liệu:


GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
(đơn vị: tỉ đồng)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc giai đoạn 2000 - 2013 là
A. biểu đồ B. biểu đồ miền. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ đường.
tròn.

Câu 3 Cho bảng số liệu sau:


TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SỐ KHÁCH DU LỊCH VÀ DOANH THU TỪ DU
LỊCH
CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000 – 2019
Năm 2000 2005 2010 2015 2019
Khách quốc tế
100 166.7 242.9 376.2 871.4
(triệu lượt người)
Khách nội địa
100 142.9 250.0 508.9 758.9
(triệu lượt người)
Doanh thu
100 174.1 448.3 2310.3 4396.6
(nghìn tỷ đồng)
Nhận xét nào sau đây không đúngvới bảng số liệu trên?

A. Số lượt khách nội địa có tốc độ tăng nhanh hơn số lượt khách quốc tế.
B. Doanh thu từ du lịch có tốc độ tăng rất nhanh.
C. Số lượt khách du lịch quốc tế và nội địa có xu hướng tăng nhanh.
D. Số lượt khách du lịch và doanh thu từ du lịch có xu hướng tăng nhanh, liên tục.

Câu 4 Cho bảng số liệu:


GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
(đơn vị: tỉ đồng)

Nhận xét nào sau đây đúng về giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc?

A. Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Đông Bắc năm 2013 tăng 22.8 lần so với năm 2000.
B. Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc luôn cao hơn tiểu vùng Đông Bắc.
C. Giá trị sản xuất công nghiệp của hai tiểu vùng có xu hướng thay đổi không ổn định.
D. Giá trị sản xuất công nghiệp của tiểu vùng Tây Bắc năm 2013 tăng 3.1 lần so với năm 2000.

Câu 5 Cho bảng số liệu:


GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU MIỀN NÚI BẮC BỘ
(đơn vị: tỉ đồng)
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp ở hai tiểu vùng Đông Bắc và
Tây Bắc là

A. biểu đồ cột. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ đường.

Câu 6 Cho bảng số liệu:


DIỆN TÍCH ĐẤT NÔNG NGHIỆP, DÂN SỐ CỦA CẢ NƯỚC VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG GIAI ĐOẠN 2002 - 2017

Bình quân đất nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng năm 2010 đạt
A. 4 ha/người. B. 0.4 ha/người. C. 0.04 ha/người. D. 40 ha/người.

Câu 7 Cho bảng số liệu:


NĂNG SUẤT LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG, ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 1995 - 2017 (đơn vị: tạ/ha)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về năng suất lúaở đồng bằng sông Hồng,
đồng bằng sông Cửu Long và cả nước giai đoạn 1995 - 2017 là
A. biểu đồ cột. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền.
Câu 8 Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG
THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (đơn vị: %)

Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về dân số, sản lượng lương thực và
bình quân lương thực theo đầu người ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1995 - 2017 là
A. biểu đồ cột. B. biểu đồ tròn. C. biểu đồ đường. D. biểu đồ miền.

Câu 9 BIỂU ĐỒ TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HOÁ VÀ DOANH THU DỊCH VỤ TIÊU
DÙNG PHÂN THEO VÙNG NĂM 2017

Nhận xét nào sau đây không đúng về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng của các vùng trong cả nước năm 2017?
A. Đồng bằng sông Hồng có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất.
B. Tây Nguyên có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thấp nhất.
C. Đông Nam Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cao nhất.
D. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng đứng đầu cả nước.

You might also like