You are on page 1of 9

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI HKI SINH 9

Lựa chọn chữ cái A, B, C hoặc D cho phương án trả lời đúng
Câu 1 Các nguyên tố cấu tạo nên phân tử ADN là
A. C,H,O,N và P. B. C,H,O,N. C. C,H,O,P. D. C,H,O.

Câu 2 Đơn phân của ADN gồm bốn loại là


A. A,T,G,X. B. A,U,G,X. C. A,T,U,G. D. U,T,G,X.

Câu 3 Các nguyên tố cấu tạo nên phân tử ARN là


A. C,H,O,N và P. B. C,H,O,N. C. C,H,O,P. D. C,H,O.

Câu 4 Đơn phân của ARN gồm bốn loại là


A. A,U,G,X. B. A,T,G,X. C. A,T,U,G. D. U,T,G,X.

Câu 5 Theo nguyên tắc bổ sung trong ADN thì về mặt số lượng đơn phân nào sau đây là
đúng?
A. A = T; G = X. B. A = G; T = X.
C. A + T = G + X. D. A + X = G + X.

Câu 6 Các nucleotit giữa hai mạch của ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung
như sau
A. A-T, G-X và ngược lại. B. T-U, G-X và ngược lại.
C. A-U, G-X và ngược lại. D. A-G, T-X và ngược lại.

Câu 7 Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
-T–A–X–T–G–X-
Trình tự mạch bổ sung với nó là
A. -A–T–G–A–X–G- B. - X – G – T – X – A – T -
C. -A–T–G–A–X–X- D. - T – G – X – T – G – X -

Câu 8 Một đoạn mạch đơn của phân tử ADN có trình tự sắp xếp như sau:
-A–T–G–A–X–G–
Trình tự mạch bổ sung với nó là
A. -T–A–X–T–G–X- B. - X – G – T – X – A – T -
C. -A–T–G–A–X–G- D. - T – G – X – T – G – X -
Câu 9 Công thức tính số liên kết Hidro của gen là
A. H = 2.A + 3.G. B. H = 3.A + 2.G.
C. H = A + G. D. H = 2(A + G).

Câu 10 Một gen có số nucleotit loại A = T = 300; G = X = 200. Tổng số nucleotit của gen
đó là
A. N = 1000. B. N = 500. C. N = 300. D. N = 200.

Câu 11 Một gen có tổng số nucleotit bằng 3000, chiều dài của gen đó là
A. L = 5100 A0. B. L = 1500 A0. C. L = 3000 A0. D. L = 1000 A0.

Câu 12 Một gen có số nucleotit trên 1 mạch đơn là 1500. Tổng số nucleotit của gen đó là
A. N = 3000. B. N = 1500. C. N = 500. D. N = 1000.

Câu 13 Một gen có tổng số nucleotit bằng 4000, chiều dài của gen đó là
A. L = 6800 A0. B. L = 5100 A0. C. L = 3000 A0. D. L = 1000 A0.

Câu 14 ADN là tên viết tắt của


A. axit deoxiribonucleic. B. axit nucleic.
C. axit deoxinucleic. D. axit ribonucleic.

Câu 15 ARN là tên viết tắt của


A. axit ribonucleic. B. axit nucleic.
C. axit deoxinucleic. D. axit deoxiribonucleic.

Câu 16 Quá trình nhân đôi ADN diễn ra ở bộ phận nào sau đây của tế bào?
A. Nhân. B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Bào quan.

Câu 17 Quá trình nhân đôi ADN diễn ra kì nào sau đây của chu kì tế bào?
A. Kì trung gian. B. Kì đầu. C. Kì giữa. D. Kì sau.

Câu 18 Chức năng của ADN là


A. lưu trữ và truyền đạt thông tin. B. lưu trữ thông tin.
C. truyền đạt thông tin. D. tham gia cấu trúc NST.

Câu 19 Bản chất hóa học của gen là


A. ADN. B. ARN. C. Protein. D. axit nucleic.

Câu 20 Gen là
A. một đoạn của phân tử ADN có chức năng di truyền xác định.
B. một đoạn của phân tử ARN có chức năng di truyền xác định.
C. một đoạn của phân tử Protein có chức năng di truyền xác định.
D. một đoạn của phân tử axit nucleic có chức năng di truyền xác định.

Câu 21 Trong quá trình tự nhân đôi của ADN, nguyên tắc bán bảo toàn (giữ lại một nửa)
có nghĩa là
A. trong mỗi ADN con có một mạch ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
B. trong mỗi mạch của phân tử ADN con có 1 nửa là phân tử ADN mẹ.
C. trong mỗi phân tử ADN con cả 2 mạch đều là của phân tử ADN mẹ.
D. trong mỗi phân tử ADN con cả 2 mạch đều được tổng hợp mới.

Câu 22 Trong quá trình nhân đôi ADN, các nucleotit tự do liên kết với các nucleotit trên
mạch khuôn theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc bổ sung. B. Nguyên tắc bán bảo toàn.
C. Nguyên tắc khuôn mẫu. D. Nguyên tắc giữ lại một nửa.

Câu 23 Từ 1 phân tử ADN mẹ, sau quá trình nhân đôi tạo ra số phân tử ADN con là
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.

Câu 24 Sau quá trình nhân đôi, hai phân tử ADN con có đặc điểm
A. giống phân tử ADN mẹ ban đầu. B. khác nhau về nhiều chi tiết.
C. khác phân tử ADN mẹ ban đầu. D. giống nhau về số nucleotit.

Câu 25 Tùy vào chức năng mà các ARN được chia thành số loại là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 26 Chức năng của mARN là


A. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của phân tử protein cần tổng hợp.
B. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein.
C. thành phần cấu tạo nên riboxom.
D. lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 27 Chức năng của tARN là


A. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein.
B. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của phân tử protein cần tổng hợp.
C. thành phần cấu tạo nên riboxom.
D. lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 28 Chức năng của rARN là


A. thành phần cấu tạo nên riboxom.
B. truyền đạt thông tin quy định cấu trúc của phân tử protein cần tổng hợp.
C. vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp protein.
D. lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 29 Cấu trúc phân tử ADN là một chuỗi xoắn kép gồm
A. hai mạch song song xoắn đều quanh một trục từ trái sang phải.
B. hai mạch song song xoắn đều quanh một trục từ phải sang trái.
C. hai mạch vuông góc xoắn đều quanh một trục từ trái sang phải.
D. hai mạch vuông góc xoắn đều quanh một trục từ phải sang trái.

Câu 30 Cấu tạo phân tử ARN gồm bốn loại nucleotit liên kết tạo thành
A. một chuỗi xoắn đơn. B. hai chuỗi xoắn đơn.
C. một chuỗi thẳng đơn. D. hai chuỗi thẳng song song.

Câu 31 Quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên khuôn mẫu là
A. một mạch của phân tử ADN. B. hai mạch của phân tử ADN.
C. một chuỗi axit amin. D. mạch mARN.

Câu 32 Quá trình tổng hợp phân tử ARN, nguyên tắc bổ sung được thể hiện là
A. A-U;T-A; G-X; X-G. B. T-U; A-T; G-X; X-G.
C. A-T; G-X và ngược lại. D. A-U; G-X và ngược lại.

Câu 33 Cho trình tự mạch khuôn mẫu trên ADN như sau:
-G–A–T–X–A–T–
Trình tự các nucleotit trên phân tử ARN tạo thành là
A. -X–U–A–G–U–A- B. - G – A – T – X – A – T -
C. -X–T–A–G–T–A- D. - G – U – T – X – U – T -

Câu 34 Cho trình các nucleotit trên phân tử ARN như sau:
-X–U–A–G–U–A-
Trình tự mạch ADN làm khuôn mẫu là
A. -G–A–T–X–A–T– B. - G – A – T – X – A – T -
C. -X–T–A–G–T–A- D. - G – U – T – X – U – T -

Câu 35 Các nguyên tố hóa học cấu tạo nên phân tử protein là
A. C,H,O,N. B. C,H,O. C. C,H,O,P. D. C,H,O,S.

Câu 36 Đơn phân cấu tạo nên phân tử protein là


A. Axit amin. B. Nucleic. C. Nucleotit. D. Bazo Nitric.

Câu 37 Protein có số bậc cấu trúc là


A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

Câu 38 Bậc cấu trúc nào sau đây của protein có dạng chuỗi axit amin tạo thành các vòng
xoắn lò xo đều đặn?
A. Bậc 2. B. Bậc 3. C. Bậc 4. D. Bậc 1.

Câu 39 Protein thực hiện được chức năng của mình chủ yếu ở những bậc cấu trúc nào sau
đây?
A. Bậc 3 và bậc B. Bậc 2 và bậc 3. C. Bậc 1 và bậc 2. D. Bậc 1 và bậc 4.
4.

Câu 40 Tính đặc thù và đa dạng của protein còn được thể hiện qua bậc cấu trúc nào sau
đây?
A. Bậc 3 và bậc B. Bậc 2 và bậc 3. C. Bậc 1 và bậc 2. D. Bậc 1 và bậc 4.
4.

Câu 41 Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng nào dưới đây là đúng?
A. Gen  mARN  Protein  tính trạng.
B. Gen  mARN  tính trạng.
C. Gen  tARN  Protein  tính trạng.
D. Gen  Protein  tính trạng.

Câu 42 Gen và Protein có mối quan hệ với nhau thông qua cấu trúc trung gian nào sau
đây?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.

Câu 44 Protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào, từ đó biểu
hiện thành
A. tính trạng. B. kiểu gen. C. giống. D. nhân tố di truyền.

Câu 45 Bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN là


A. trình tự các nucleotit trên gen quy định trình tự các nucleotit trên ARN.
B. trình tự các nucleotit trên ARN quy định trình tự các axit amin trong protein.
C. trình tự các nucleotit trên gen quy định trình tự các axit amin trong protein.
D. trình tự các nucleotit trên ARN quy định trình tự các nucleotit trên gen.

Câu 46 Bản chất mối quan hệ giữa ARN và Protein là


A. trình tự các nucleotit trên ARN quy định trình tự các axit amin trong protein.
B. trình tự các nucleotit trên gen quy định trình tự các nucleotit trên ARN.
C. trình tự các nucleotit trên gen quy định trình tự các axit amin trong protein.
D. trình tự các nucleotit trên ARN quy định trình tự các nucleotit trên gen.

Câu 47 Sự hình thành chuỗi axit amin dựa trên khuôn mẫu nào sau đây?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. ADN.

Câu 48 Protein biểu hiện thành tính trạng do protein tham gia
A. cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào.
B. quá trình tổng hợp ADN.
C. xúc tác quá trình trao đổi chất.
D. dự trữ chất dinh dưỡng.
Câu 49 Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới
A. một hoặc một số cặp nucleotit. B. một hoặc một số nucleotit.
C. một cặp nucleotit. D. một nucleotit.

Câu 50 Đột biến NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST liên quan tới
A. một hoặc một số gen. B. một hoặc một số cặp gen.
C. một cặp gen. D. một gen.

Câu 51 Các loại đột biến cấu trúc NST là


A. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, B. mất đoạn, thêm đoạn, lặp đoạn.
chuyển đoạn.
C. mất đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn. D. thêm đoạn. đảo đoạn.

Câu 52 Tác nhân nào sau đây gây ra đột biến cấu trúc NST?
A. Tác nhân vật lí, hoá học của môi trường phá vỡ cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp
xếp lại các đoạn của chúng.
B. Sự phân li không đồng đều của NST.
C. NST bị tác động cơ học.
D. Sự phân li đồng đều của NST.

Câu 53 Đột biến gen là dạng biến dị di truyền được bởi vì


A. làm thay đổi cấu trúc của gen. B. làm thay đổi kiểu hình.
C. ảnh hưởng đến cấu tạo của tế bào. D. ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lí.

Câu 54 Tác nhân nào sau đây gây ra đột biến gen?
A. Tác nhân vật lí, hoá học của môi trường, do biến đổi các quá trình sinh lí, sinh hoá
bên trong tế bào.
B. Sự phân li không đồng đều của NST.
C. Gen bị tác động cơ học.
D. Sự phân li đồng đều của NST.

Câu 55 Các đặc điểm nào sau đây chung cho các đột biến?
A. Xuất hiện ngẫu nhiên, không định hướng, di truyền được.
B. Xuất hiện ngẫu nhiên, định hướng, không di truyền được.
C. Xuất hiện đồng loạt, định hướng, di truyền được.
D. Xuất hiện đồng loạt, không định hướng, không di truyền được.

Câu 56

Hình ảnh trên minh họa dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây?
A. Mất đoạn. B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn.

Câu 57

Hình ảnh trên minh họa dạng đột biến gen nào sau đây?
A. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 B. Lặp 1 cặp nucleotit.
cặp nucleotit khác.
C. Thêm 1 cặp nucleotit. D. Mất 1 cặp nucleotit.

Câu 58

Hình ảnh trên minh họa dạng đột biến gen nào sau đây?
A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Lặp 1 cặp nucleotit.
C. Thêm 1 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1
cặp nucleotit khác.
Câu 59 Vai trò của đột biến gen là
A. nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
B. tham gia quy định cấu trúc chuỗi axit amin.
C. lưu trữ thông tin di truyền.
D. truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 60 Ở lúa mạch, đột biến lặp đoạn NST trên gen tổng hợp enzim thủy phân tinh bột
gây ra hiện tượng
A. tăng hoạt tính enzim. B. giảm hoạt tính enzim.
C. giữ nguyên hoạt tính enzim . D. mất hoạt tính enzim.

You might also like