You are on page 1of 149

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực

tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam


SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: Đề kiểm tra kiến thức phần ADN và ARN

I. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ADN


Câu 1 [ ID:14197]: Các nuclêotit trên cùng một mạch đơn của phân tử ADN được nối với nhau bằng liên kết giữa
A. đường C5H10O4 của hai nuclêôtit đứng kế tiếp.
B. axit photphoric của nuclêotit này với đường C5H10O4 của nuclêôtit kế tiếp.
C. đường C5H10O4 của nuclêotit này với đường bazơ nitric của nuclêôtit kế tiếp.
D. axit photphoric của nuclêotit này với axit photphoric của nuclêôtit kế tiếp.
Câu 2 [ID:14231 ]: Trong quá trình hình thành chuỗi pôlynuclêôtit, nhóm phôtphat của nuclêôtit sau sẽ gắn vào nuclêôtit
trước ở vị trí
A. cacbon số 3' của đường. B. bất kì vị trí nào của đường.
C. cácbon số 5' của đường. D. cácbon số 1' của đường.
Câu 3 [ID:14301]: Một đoạn phân tử ADN có tỷ lệ các loại nucclêôtit như sau: A = 20%, T = 20%, G = 25% và X =
35%.
Kết luận nào sau đây về phân tử ADN trên là đúng?
A. Phân tử ADN có cấu trúc hai mạch các nuclêotit bổ sung cho nhau.
B. Phân tử ADN trên có cấu trúc một mạch, các nuclêôtit không bổ sung cho nhau.
C. Không có phân tử ADN nào có các thành phần nuclêôtit như tỷ lệ đã cho.
D. Phân tử ADN trên là cấu tạo đặc trưng của các loài vi khuẩn.
Câu 4 [ ID:14305]: Gọi A, T, G, X các loại Nuclêôtit trong ADN (hoặc gen). Tương quan nào sau đây không đúng?
A. (A + X)/(T + G) = 1. B. %(A + X) = %(T + G).
C. A + T = G + X. D. A + G = T + X.
Câu 5 [ ID:14312]: Liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN thể hiện giữa:
A. Các đơn phân trên hai mạch. B. Các đơn phân trên cùng một mạch.
C. Đường và axit trong đơn phân. D. Bazơ nitric và đường trong đơn phân.
Câu 6 [ID:14431 ]: Ba thành phần cấu tạo nên đơn phân của axit nuclêic liên kết với nhau theo trình tự
A. Axit phốtphoric – Đường 5 cacbon – Bazơ nitơ. B. Đường 5 cacbon – Axit phốtphoric – Bazơ nitơ.
C. Axit phốtphoric – Bazơ nitơ – Đường 5 cacbon. D. Bazơ nitơ – Axit phốtphoric – Đường 5 cacbon.
Câu 7 [ID:14457]: Nội dung chủ yếu của nguyên tắc bổ sung trong phân tử ADN là
A. các nuclêôtit ở mạch đơn này liên kết với các nuclêôtit ở mạch đơn kia.
B. tổng số nuclêôtit A và nuclêôtit T bằng tổng số nuclêôtit G và nuclêôtit X.
C. các nuclêôtit có kích thước lớn được bù bởi các nuclêôtit có kích thước bé và ngược lại.
D. tổng số nuclêôtit A và nuclêôtit G bằng tổng số nuclêôtit T và nuclêôtit X.
Câu 8 [ ID:14465]: ADN có chức năng
A. cấu trúc nên enzim, hoócmôn và kháng thể. B. cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật. D. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 9 [ ID:14630]: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 20% tổng số nuclêôtit. Tỉ lệ
số nuclêôtit loại Guanin trong phân tử ADN này là
A. 40%. B. 20%. C. 30%. D. 10%.
Câu 10 [ ID:14658 ]: Theo mô hình của J.Oatxơn và F.Cric, thì chiều cao mỗi vòng xoắn (chu kì xoắn) của phân tử ADN

A. 3,4 Å . B. 3,4 nm. C. 3,4 µm. D. 3,4 mm.
Câu 11 [ID:14670]: Các nuclêotit trên mạch đơn của ADN được kí hiệu,: A1,T1,G1,X1, và A2,T2,G2,X2. Biểu thức nào sau
đây là đúng:
A. A1+T1+G1+X2=N1. B. A1+T2+G1+X2= N1.
C. A1+A2+X1+G2=N1. D. A1+A2+G1+G2=N1.
Câu 12 [ ID:14679 ]: Phân tử ADN gồm 3000 nuclêôtít có số nuclêôtít T chiếm 20%. Số nuclêôtít mỗi loài trong phân tử
ADN này là
A. A = T = 600; G = X = 900. B. A = T = 900; G = X = 600.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. A = T = G = X = 750. D. A = T = G = X = 1500.
Câu 13 [ ID:14680]: Kết quả nào dưới đây được hình thành từ nguyên tắc bổ sung?
A. A + T = G + X. B. G – A = T – X.
C. A – X = G – T. D. A + G = T + X.
Câu 14 [ ID:14682]: Trong 4 loại đơn phân của ADN, 2 loại đơn phân có kích thước nhỏ là
A. timin và xitôzin. B. timin và ađênin.
C. ađênin và guanin. D. guanin và xitôzin.
Câu 15 ( ID:56288 ): Phân tích thành phần hoá học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:
A = 20%; G = 35% ; T = 20%; X = 25% Axit nuclêic này là
A. ARN có cấu trúc mạch đơn B. ARN có cấu trúc mạch kép
C. ADN có cấu trúc mạch đơn D. ADN có cấu trúc mạch kép
II. CẤU TRÚC VÀ CHỨC NĂNG CỦA ARN
Câu 16 [ ID:14688]: Trong 4 loại đơn phân của ARN, 2 loại đơn phân có kích thước lớn là
A. timin và xitôzin. B. timin và ađênin.
C. ađênin và guanin. D. guanin và uraxin.
Câu 17 [ID:14814]: Đơn phân chỉ có ở ARN mà không có ở ADN là:
A. guanin B. ađênin C. timin D. uraxin
Câu 18 [ ID:14815]: Chức năng của tARN là:
A. cấu tạo ribôxôm. B. vận chuyển axit amin.
C. truyền thông tin di truyền. D. lưu giữ thông tin di truyền.
Câu 19 [ID:14817]: Loại ARN có mang bộ ba đối mã (anticodon) là
A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển.
C. ARN riboxom. D. ADN có trong ti thể.
Câu 20 [ ID:14819 ]: Chức năng của ARN ribôxôm (rARN) là
A. mang axít amin đến ribôxôm trong quá trình dịch mã.
B. dùng làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
C. kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm là nơi tổng hợp prôtêin.
D. dùng làm khuôn mẫu cho quá trình tổng hợp tARN và rARN.
Câu 21 [ID:14321]: Liên kết hóa trị và liên kết hidro đồng thời có mặt trong cấu trúc của loại axit nucleic nào sau đây:
A. Có trong ADN, mARN và tARN. B. Có trong ADN, tARN và rARN.
C. Có trong ADN, rARN và mARN. D. Có trong mARN, tARN và rARN.
Câu 22 [ID:14326]: Nói đến chức năng của ARN, câu nào sau đây không đúng:
A. tARN có vai trò hoạt hóa axit amin tự do và vận chuyển đến riboxom.
B. rARN có vai trò cấu tạo bào quan riboxom.
C. rARN có vai trò hình thành nên cấu trúc màng sinh chất của tế bào.
D. mARN là bản mã sao từ mạch khuôn của gen.
Câu 23 [ ID:14383]: Những điểm khác nhau giữa ADN và ARN là:
(1) Số lượng mạch, số lượng đơn phân.
(2) Cấu trúc của 1 đơn phân.
(3) Liên kết hóa trị giữa H3PO4 với đường.
(4) Nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric.
A. (1), (2) và (3). B. (1), (2) và (4). C. (2), (3) và (4). D. (1), (3) và (4).
Câu 24 [ID:14392]: Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc giữa các loại ARN do các yếu tố nào sau đây quyết định:
A. số lượng, thành phần, trật tự xắp xếp các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN.
B. số lượng, thành phần các loại ribônuclêôtit trong cấu trúc.
C. trật tự xắp xếp các loại ribônuclêôtit và cấu trúc không gian của ARN.
D. thành phần, trật tự xắp xếp các loại ribônuclêôtit.
Câu 25 [ID:14400 )]: Cấu trúc không gian của ARN có dạng:
A. mạch thẳng.
B. xoắn đơn tạo bởi 2 mạch pôlyribônuclêôtit.
C. có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ theo mỗi loại ARN.
D. có thể có mạch thẳng hay xoắn đơn tuỳ theo giai đoạn phát triển của mỗi loại ARN.
Câu 26 [ ID:14419]: Đại phân tử đóng vai trò là vật chất mang và truyền đạt thông tin di truyền là
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. mARN và tARN. B. ADN và tARN.
C. ADN và mARN. D. tARN và rARN.
Câu 27 [ID:14422]: Loại đường cấu tạo nên đơn phân của ARN là
A. ribôzơ B. glucôzơ C. đeoxiribôzơ D. fructôzơ
Câu 28 [ID:14423]: Loại vật chất di truyền mà không có các nucleotit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung là
A. ARN thông tin. B. ARN vận chuyển.
C. ARN riboxom. D. ADN có trong ti thể.
Câu 29 [ ID:14813]: Điểm khác biệt cơ bản giữa mARN và tARN là:
(1) Chúng khác nhau về số lượng đơn phân và chức năng.
(2) mARN không có cấu trúc xoắn và nguyên tắc bổ sung còn tARN thì ngược lại.
(3) mARN có liên kết hidro còn tARN thì không.
(4) Khác nhau về thành phần các đơn phân tham gia.
A. (1) và (4). B. (2) và (3). C. (3) và (4). D. (1) và (2).

III. BÀI TẬP VỀ ADN, ARN


Câu 30 [14834]: Một gen dài 5100 Å có số nuclêôtit là
A. 3000. B. 1500. C. 6000. D. 4500.
Câu 31 [14835]: Phân tử ADN có chiều dài 408nm, thì số nucleotit của ADN này là:
A. 1800 B. 2400 C. 3000 D. 3600
Câu 32 [14839]47: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số liên kết hiđro là 3900. Có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và
nuclêôtit loại khác là 300. Tỉ lệ (A + T)/(G + X) của gen trên là:
A. 0,67. B. 0,60. C. 1,50. D. 0,50.
Câu 33 [14841]: Nếu như tỉ lệ A+G ở một sợi của chuỗi xoắn kép phân tử ADN là 0,2 thì tỉ lệ đó ở sợi bổ sung là.
T+X
A. 2 B. 0,2 C. 0,5 D. 5
Câu 34 [14842]: Trong một phân tử ADN, số nuclêotit loại T là 100 000 và chiếm 20% tổng số nuclêotit của ADN. Số
nuclêotit thuộc các loại G và X là
A. G = X = 100 000. B. G = X = 250 000.
C. G = X = 150 000. D. G = X = 50 000.
Câu 35 [14843]: Một phân tử ADN có 915 nuclêôtit Xytôzin và 4815 liên kết hiđrô. Phân tử ADN đó có chiều dài là
A. 6630 Å B. 5730 Å C. 4080 Å D. 5100 Å
Câu 36 [14924]: Một gen có chiều dài 469,2 namômet và có 483 cặp A – T. Tỷ lệ từng loại nuclêôtit của gen nói trên là :
A. A = T = 32,5%, G = X = 17,5%. B. A = T = 17,5%, G = X = 32,5%.
C. A = T = 15%, G = X = 35%. D. A = T = 35%, G = X = 15%.
Câu 37 [14925]: Một đoạn phân tử ADN có số lượng nuclêôtit loại A = 189 và có X = 35% tổng số nuclêôtit. Đoạn ADN
này có chiều dài tính ra đơn vị µm là:
A. 0,4284 µm. B. 0,02142 µm. C. 0,04284 µm. D. 0,2142 µm.
Câu 38 [14926]: Một ADN dài 3005,6 Å có hiệu số giữa nuclêôtit loại T với một loại nuclêôtit khác là 272. Số lượng
nuclêôtit mỗi loại của ADN trên là:
A. A = T = 289; G = X = 153. B. A = T = 153; G = X = 289.
C. A = T = 306; G = X = 578. D. A = T = 578; G = X = 306.
Câu 39 [14927]: Một ADN có số liên kết hiđrô giữa các cặp G và X bằng 1,5 số liên kết hiđrô giữa các cặp A và T. Tỉ lệ
% tương ứng nuclêôtit của ADN lần lượt là:
A. A = T = G = X = 25%. B. A = T = 15%; G = X = 35%.
C. A = T = 30%; G = X = 20%. D. A = T = 20%; G = X = 30%.
Câu 40 [14929]: Một ADN có tổng hai loại nuclêôtit chiếm 90% so với tổng số nuclêôtit của nó, trong đó số nuclêôtit
loại A nhiều hơn số nuclêôtit loại G. Tỉ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit của ADN trên là:
A. A = T = 10%; G = X = 90%. B. A = T = 5%; G = X = 45%.
C. A = T = 45%; G = X = 5%. D. A = T = 90%; G = X = 10%.
Câu 41 [14930]: Một ADN chứa 1755 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác là 10%.
Chiều dài của ADN trên là:
A. 4590 Å. B. 1147,5 Å. C. 2295 Å. D. 9180 Å.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
G+X 3
Câu 42 [14931]: Một ADN có tỉ lệ giữa các loại nuclêôtit là = . Tương quan và giá trị giữa các loại nuclêôtit
A+T 7
tính theo tỉ lệ phần trăm là:
A. A = T = 30%; G = X = 20%. B. A = T = 15%; G = X = 35%.
C. A = T = 35%; G = X = 15%. D. A = T = 20%; G = X = 30%.
Câu 43 [14933]: Một ADN có tổng số 2 loại nuclêôtít bằng 40% so với số nuclêotít của ADN. Số liên kết hiđrô của ADN
này bằng 3900. Số lượng từng loại nuclêôtit của ADN là
A. A = T = 750 . G = X = 800. B. A = T = 600. G = X = 900
C. A = T = 1200. G = X = 500. D. A = T = 900. G = X = 700.
Câu 44 [15060]: Một đoạn ADN có chiều dài là 4080Å và có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của cả
gen. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại G là 200 và số nuclêôtit loại A là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1
của gen đó sẽ là
A. A = T = 320, G = X = 200. B. A = 320, T = 200, G = 200, X = 480.
C. A = 320, T = 160, G = 200, X = 520. D. A = 320, T = 200, G = 200, X = 320.
Câu 45 [15070]: Trong một phân tử ADN, Tổng số nuclêotit loại G và loại X là 30 000 nuclêotit. Biết phần trăm
nuclêotit loại G trừ đi một loại nuclêotit khác bằng 10%. Chiều dài của ADN là
A. 85 µm. B. 8,5 µm. C. 85 Å . D. 8,5 Å.
Câu 46 [15076]: Một gen của sinh vật nhân sơ có guanin chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Trên mạch một của gen
này có 150 ađênin và 120 timin. Số liên kết hiđrô của gen là
A. 1120. B. 1080. C. 990. D. 1020.
T+X
Câu 47 [15099]: Người ta sử dụng một chuỗi pôlinuclêôtit có =1,5 làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một chuỗi
A+G
pôlinuclêôtit bổ sung có chiều dài bằng chiều dài của chuỗi khuôn đó. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại nuclêôtit tự do cần
cung cấp cho quá trình tổng hợp này là:
A. A + G = 30%; T + X = 20%. B. A + G = 40%; T + X = 60%.
C. A + G = 20%; T + X = 30%. D. A + G = 60%; T + X = 40%.
Câu 48 [ID:14719]: Một phân tử mARN có tỷ lệ giữa các loại ribônuclêôtit A = 2U = 3G = 4X. Tỷ lệ phần trăm mỗi loại
ribô nuclêôtit A, U, G, X lần lượt sẽ là:
A. 10%, 20%, 30%, 40%. B. 48%, 24%, 16%, 12%.
C. 48%, 16%, 24%, 12%. D. 24%, 48%, 12%, 16%.
Câu 49 [15175]: Một phân tử mARN có chiều dài 4080 Å, trên mARN có tỉ lệ các loại nucleotit: A = 2U = 3G = 4X. Số
nucleotit từng loại của mARN trên là:
A. A = 576; U = 288; G = 192; X = 144. B. A = 144; U = 192; G = 288; X = 576.
C. A = 480; U = 360; G = 240; X = 120. D. A = 120; U = 240; G = 360; X = 480.
Câu 50 [15242]: Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ để phá vỡ liên kết hidro và làm tách 2 mạch đơn của phân tử.
Hai phân tử ADN có chiều dài bằng nhau nhưng phân tử ADN thứ nhất có tỉ lệ giữa nucleotit loại A/G lớn hơn phân tử
ADN thứ hai. Có các kết luận được rút ra:
(1) Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất nhỏ hơn phân tử ADN thứ hai.
(2) Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất bằng phân tử ADN thứ hai.
(3) Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN không phụ thuộc vào tỉ lệ A/G.
(4) Nhiệt độ nóng chảy của phân tử ADN thứ nhất lớn hơn phân tử ADN thứ hai.
Số kết luận có nội dung đúng là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Đáp án B A B C A A C D C B D A D A C C D
Câu 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
Đáp án B B C B C B A C C A A D A B A D C
Câu 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
Đáp án A B D D A C C C B A B B D B A B
Xem lời giải chi tiết tại Hoc24h.vn => Khóa Super-Max: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: CÂU HỎI VDC PHẦN CƠ SỞ VCDT CẤP PHÂN TỬ

Câu 1 [V-ID: 12751]: Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm đúng với ADN ở sinh vật nhân thực?
(1) Có cấu trúc xoắn kép, gồm 2 chuỗi polinucleotit xoắn với nhau.
(2) Các bazo trên 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A – T, G – X và ngược lại.
(3) Có thể có mạch thẳng hoặc mạch vòng.
(4) Trên mỗi phân tử ADN chứa nhiều gen.
(5) Trực tiếp là khuôn cho quá trình phiên mã
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 2 [V-ID: 12689]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền
(1) Mã di truyền là mã bộ ba.
(2) Có tất cả 62 bộ ba.
(3) Có 3 mã di truyền là mã kết thúc.
(4) Có 60 mã di truyền mã hóa cho các axit amin
(5) Từ 4 loại A, U, G, X nucleotit, tạo ra tất cả 37 bộ ba không có nucleotit loại A.
(6) Tính đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền riêng.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 3 [V-ID: 12693]: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính của người, cho các kết luận sau:
(1) Chỉ có tế bào sinh dục mới có nhiễm sắc thể giới tính.
(2) Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ có các gen quy định giới tính của cơ thể.
(3) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể Y thường tồn tại theo cặp alen.
(4) Ở giới XY, gen nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể X không tồn tại theo cặp alen.
(5) Gen nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y tồn tại theo cặp alen.
(6) Nhiễm sắc thể giới tính X có ít gen hơn NST giới tính Y.
Số kết luận đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4 [V-ID: 12694]: Xét các trường hợp sau:
(1) Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên một cặp NST có nhiều cặp gen
(2) Gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen
(3) Gen nằm trên NST thường và trên một cặp NST có nhiều cặp gen
(4) Gen nằm trên NST thường và trên một cặp NST có ít cặp gen
(5) Gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có ít gen
(6) Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên một NST có nhiều gen Trong các
trường hợp trên, có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành cặp alen?
A. 3 trường hợp. B. 4 trường hợp. C. 5 trường hợp. D. 2 trường hợp
Câu 5(V-ID: 74232): Cho các phát biểu sau:
(1) Vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.
(2) Một codon có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
(3) Phân tử mARN và rARN đều có cấu trúc mạch kép.
(4) ADN có thể có cấu trúc một mạch hoặc hai mạch.
(5) Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu cho cho tổng hợp chuỗi polipeptit là metionin.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 6(V-ID: 74237): Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực
có các nhận xét sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(3) Có độ dài và số lượng các loại nuleotit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép xoắn thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Số nhận xét có nội dung đúng là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 7(V-ID: 74238): Số nhận xét đúng về plasmit:
(1) Là vật chất di truyền dạng mạch vòng kép.
(2) Tồn tại trong tế bào chất.
(3) Mỗi tế bào vi khuẩn chỉ có một plasmit.
(4) Trên plasmit không chứa gen.
(5) Plasmit có khả năng nhân đôi độc lập với hệ gen tế bào.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 8(V-ID: 74239): Cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có các đặc điểm chung:
(1) Chỉ gồm một chuỗi polinuclêôtit.
(2) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
(3) Có bốn loại đơn phân.
(4) Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Số phương án đúng:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 9(V-ID: 74240): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng cho phần lớn các gen?
(1) Gen là một đoạn phân tử ADN, mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
(2) Gen ở sinh vật nhân sơ là gen không phân mảnh
(3) Gen là một đoạn của phân tử ADN có thể điều khiển sự biểu hiện tính trạng của một sinh vật
(4) Một gen cấu trúc gồm có ba vùng theo trình tự: Vùng điều hóa – Vùng mã hóa – Vùng kết thúc.
(5) Gen là một đoạn của phân tử ADN, mà vùng điều hòa của gen luôn nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc.
(6) Gen là một đoạn của phân tử ARN, mà vùng điều hòa của gen nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án B A B A D A C C C

Lưu ý: Tất cả các câu hỏi trong đề này đều được thầy THỊNH NAM quay video chữa chi
tiết và trong đề 100% có lời giải chi tiết.
Để xem đáp án nhanh, các em có thể tra theo ID ngay trên APP Hoc24h.
APP Hoc24h có hệ thống câu hỏi được đầu tư công phu và sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: Kiểm tra kiến thức về nhân đôi ADN

Câu 1 [15249]: Trong quá trình nhân đôi của ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, mạch kia tổng hợp
gián đoạn. Hiện tượng này xảy ra do
A. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 3’ - 5’.
B. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều 5’ - 3’.
C. mạch mới luôn được tổng hợp theo chiều tháo xoắn của ADN.
D. mạch mới luôn được tổng hợp theo hướng ngược chiều tháo xoắn của ADN.
Câu 2 [15380]: Mục đích của tái bản ADN là
A. chuẩn bị cho tế bào bước vào giai đoạn phân chia tế bào.
B. chuẩn bị cho tế bào tổng hợp một lượng lớn prôtêin.
C. chuẩn bị tái tạo lại nhân con của tế bào.
D. chuẩn bị tái tạo lại toàn bộ các bào quan của tế bào.
Câu 3 [15382]: Trong quá trình tự nhân đôi ADN, enzim ligaza tác dụng nối các đoạn okazaki
A. ở mạch tổng hợp liên tục.
B. ở mạch được tổng hợp cùng chiều tháo xoắn.
C. ở mạch mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 3’ đến 5’.
D. ở mạch được tổng hợp ngược chiều tháo xoắn.
Câu 4 [15387]: Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN – pôlimeraza có vai trò
A. tháo xoắn phân tử ADN mẹ.
B. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa 2 mạch của ADN mẹ.
C. lắp ráp các nuclêôtit vào mạch mới của ADN con.
D. đóng xoắn phân tử ADN con
Câu 5 [15390]: Có bao nhiêu lí do sau đây được dung để giải thích cho hiện tượng từ một phân tử ADN mẹ có thể tạo ra
2 ADN con giống hệt ADN mẹ?
I. ADN có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bổ xung.
II. ADN được cấu tạo từ hai mạch theo nguyên tắc bổ sung.
III. ADN có khối lượng và kích thước lớn, bền vững tương đối.
IV. ADN có khả năng tự nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn.
Số nội dung giải thích đúng là:
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 6 [15392]: Yếu tố nào sau đây cần cho quá trình tái bản ADN?
A. mARN. B. tARN. C. Ribôxôm. D. Nuclêôtit.
Câu 7 [15393]: Quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục, mạch còn lại tổng hợp gián đoạn

A. enzyme xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn nucleotit vào đầu 3'OH của chuỗi polynucleotit con và
mạch polynucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 3' - 5'.
B. enzyme xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 5' của polynucleotit ADN mẹ và mạch
polynucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5 - 3'.
C. enzyme xúc tác quá trình tự nhân đôi của ADN chỉ gắn vào đầu 3' của polynucleotit ADN mẹ và mạch
polynucleotit chứa ADN con kéo dài theo chiều 5' - 3'.
D. hai mạch của phân tử ADN mẹ ngược chiều nhau và enzyme ADN polymerase chỉ có khả năng gắn nucleotit vào
đầu 3'OH của mạch mới tổng hợp hoặc đầu 3'OH của đoạn mồi theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 8 [15398]: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:
A. Trong 2 ADN mới hình thành, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
B. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN theo 2 hướng và ngược chiều nhau
C. 2 ADN mới được hình thành, 1 ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia có cấu trúc thay đổi
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
D. 2 ADN mới được hình thành hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
Câu 9 [15399]: Đoạn Ôkazaki tạo ra trong quá trình nhân đôi ADN là
A. các đoạn êxôn của gen không phân mảnh B. các đoạn intrôn của gen phân mảnh
C. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 5’=> 3 D. đoạn pôlinuclêôtit sinh từ mạch khuôn 3’ => 5’
Câu 10 [15400]: Một mạch đơn của phân tử ADN có trình tự các nuclêôtit như sau:
….A T G X A T G G X X G X ….
Trong quá trình nhân đôi ADN mới được hình thành từ đoạn mạch này sẽ có trình tự
A. ….T A X G T A X X G G X G…. B. ….A T G X A T G G X X G X…
C. ….U A X G U A X X G G X G…. D. ….A T G X G T A X X G G X T….
Câu 11 [15401]: Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN ở sinh vật nhân thực diễn ra ở :
A. nhân và ti thể. B. nhân tế bào.
C. nhân và các bào quan ở tế bào chất. D. nhân và một số bào quan.
Câu 12 [15402]: Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch đơn mới được tổng hợp liên tục trên mạch khuôn có chiều:
A. 3’ → 5’. B. 5’ → 3’.
C. cả 2 mạch của ADN. D. không có chiều nhất định.
Câu 13 [15403]: Nguyên tắc bán bảo tồn là:
A. Sau tự nhân đôi, số phân tử ADN con bằng một nửa số phân tử ADN mẹ
B. Sau tự nhân đôi, phân tử ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ
C. Sau tự nhân đôi, có sự sắp xếp lại các nuclêotit của ADN mẹ kết quả là số nuclêotit của ADN chỉ còn lại một nửa
D. Sau quá trình nhân đôi chỉ một nửa số phân tử ADN được bảo toàn
Câu 14 [15405]: Vì sao trong quá trình nhân đôi ADN, trên mỗi chạc chữ Y chỉ có một mạch được tổng hợp liên tục,
mạch còn lại tổng hợp gián đoạn?
(1) Vì ADN mẹ gồm hai mạch luôn song song và định hướng ngược chiều nhau
(2) Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’
(3) Vì ADN nhân đôi ADN theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn
A. (1), (2). B. (1), (3). C. (2), (3). D. (2).
Câu 15 [15406]: Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân
tử ADN mẹ là:
A. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN-pôli meraza.
B. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtít tự do.
C. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hiđrô trong cấu trúc.
D. Cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
Câu 16 [15407]: Sự linh hoạt trong các hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi
A. Tính yếu của các liên kết hiđrô. B. Tính bền vững của các liên kết phôphođieste.
C. Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN. D. Sự đóng và tháo xoắn của sợi NST.
Câu 17 [15408]: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu
trúc giống hệt với phân tử ADN ”mẹ”?
A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’.
B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ
sung.
C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau.
D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện.
Câu 18 [15418]: Nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ ở chỗ
A. cần năng lượng và các nuclêôtit tự do của môi trường.
B. có nhiều đơn vị tái bản và nhiều loại enzim tham gia.
C. diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
D. hai mạch đều được tổng hợp liên tục.
Câu 19 [15410]: Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây có nội dung đúng?
I. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
II. Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
III.
chiều 3’ => 5’.
IV. Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN
ban đầu.
V. Enzim ADN pôlimeraza tự tổng hợp 2 mạch mới bổ sung với 2 mạch khuôn
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 20 [15404]: Khi nói về quá trình tự nhân đôi của ADN có các nội dung:
I. Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào của tế bào nhân thực.
II. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
III. Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
IV. Mạch đơn mới được tổng hợp theo chiều 5'→ 3'.
V. Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ
Y
VI. Qua một lần nhân đôi tạo ra hai ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ.
Số nội dung nói đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 21 [15411]: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN –
pôlimeraza và enzim ADN – pôlimeraza?
I. Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
II. Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
III. Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
IV. Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
V. Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit
của mạch ADN khuôn.
Số phương án có nội dung đúng là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 22 [15421]: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép của ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là
I. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN.
II. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một
điểm.
III. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh
vật nhân chuẩn.
IV. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3’ – 5’.
Số phương án đúng là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 23 (ID: 74282): Khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực, có các phát biểu sau:
I. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN polimeraza không tham gia vào quá trình tháo xoắn phân tử ADN.
II. Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong 2 mạch đơn mới được tổng hợp từ 1 phân
tử ADN mẹ.
III. Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại.
IV. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi.
V. Sự nhân đôi của ADN ti thể diễn ra độc lập với sự nhân đôi của ADN trong nhân tế bào.
VI. Tính theo chiều tháo xoắn, ở mạch khuôn có chiều 5' → 3' mạch mới được tổng hợp gián đoạn.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 24 (ID: 74284): Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN – pôlimeraza
và enzim ADN – pôlimeraza?
I. Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
II. Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ – 3’ mà không cần đoạn mồi.
III. Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
IV. Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
V. Có khả năng lắp ráp các nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.
Số phương án đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
PHIÊN MÃ
Câu 1 [15818]: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế phiên mã là:
A. G liên kết với X, X liên kết với G, A liên kết với T, G liên kết với X
B. A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G
C. A liên kết với U, G liên kết với T
D. A liên kết với X, G liên kết với T
Câu 2 [15819]: Nơi enzim ARN – pôlimerase bám vào chuẩn bị cho phiên mã gọi là
A. Vùng mã hoá B. vùng điều hoà
C. một vị trí bất kì trên ADN D. vùng kết thúc
Câu 3 [15820]: Quá trình nhân đôi ADN và phiên mã giống nhau ở chỗ
A. đều diễn ra theo nguyên tắc bán bảo tồn.
B. đều diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. đều có sự tham gia của enzim ADN pôlimeraza.
D. mạch mới đều được tổng hợp theo chiều 3’ – 5’.
Câu 4 [15821]: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của enzim ARN-pôlimeraza tổng hợp ARN?
A. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
B. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’ → 5’.
C. Enzim ARN-pôlimeraza có thể tổng hợp mạch mới theo cả 2 chiều từ 5’→3’ và từ 3’ → 5’.
D. Enzim ARN-pôlimeraza chỉ có tác dụng làm cho 2 mạch đơn của gen tách ra
Câu 5 [15822]: Trong quá trình tổng hợp ARN không xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. G mạch gốc liên kết với X của môi trường nội bào.
B. X trên mạch gốc liên kết với G của môi trường.
C. A trên mạch gốc liên kết với T của môi trường.
D. T trên mạch gốc liên kết với A của môi trường.
Câu 6 [15823]: Một phân tử ARN chỉ chứa 3 loại ribonucleotit là adenin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba
nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử mARN nói trên?
A. ATX, TAG, GXA, GAA. B. TAG, GAA, ATA, ATG.
C. AAG, GTT, TXX, XAA. D. AAA, XXA, TAA, TXX.
Câu 7 [15824]: Sau khi tổng hợp xong ARN thì mạch gốc của gen có hiện tượng nào sau đây?
A. Bị enzim xúc tác phân giải. B. Xoắn lại với mạch bổ sung với nó trên ADN.
C. Liên kết với phân tử ARN. D. Rời nhân để di chuyển ra tế bào chất.
Câu 8 [15842]: Một đoạn mạch gốc của 1 gen ở một loài sinh vật nhân thực có trình tự các nucleotit là
5’GTAXTTAAAGGXTTX3’. Nếu đoạn mạch gốc này tham gia phiên mã thì đoạn phân tử mARN được tổng hợp từ
đoạn mạch gốc của gen trên có trình tự nucleotit tương ứng là:
A. 5’ GUAXUUAAAGGXUUX3’
B. 3’XAUGAATTTXXGAAG5’
C. 5’GAAGXXUUUAAGUAX3’
D. 3’GUAXUUAAAGGXUUX5’
Câu 9 [15845]: Trình tự nucleotit trên một đoạn của phân tử mARN là : 3’ AGUGUXXUAUA 5’
Trình tự nucleotit đoạn tương ứng trên mạch gốc của gen là :
A. 5’ AGUGUXXUAUA 3’ B. 3’ UXAXAGGAUAU 5’
C. 5’ TGAXAGGAUTA 3’ D. 5’ TXAXAGGATAT 3’
Câu 10 [15847]: Phiên mã là sự truyền thông tin di truyền từ phân tử
A. ADN mạch kép sang phân tử ADN mạch kép.
B. ARN mạch đơn sang phân tử ADN mạch kép.
C. ARN mạch đơn sang phân tử ARN mạch đơn.
D. ADN mạch kép sang phân tử ARN mạch đơn.
Câu 11 [15848]: Loại enzim nào sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã?
A. ARN pôlimeraza B. ADN pôlimeraza.
C. Enzim nối ligaza D. Enzim nối helicase.
Câu 12 [15862]: Trong quá trình phiên mã, mạch ARN được tổng hợp theo chiều từ
A. 3’ đến 5’.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
B. tuỳ vào điểm xuất phát của enzim ARN pôlimeraza.
C. tuỳ vào mạch được chọn làm khuôn mẫu.
D. 5’ đến 3’.
Câu 13 [15864]: Phân tử ARN thông tin được tổng hợp trên phân tử ADN theo nguyên tắc
A. bổ sung trên hai mạch của phân tử ADN. B. bán bảo toàn và nửa gián đoạn.
C. bổ sung chỉ trên một mạch của phân tử ADN. D. bổ sung, bán bảo toàn và nửa gián đoạn.
Câu 14 [15870]: Trong quá trình phiên mã enzim ARN polimeraza trượt dọc theo
A. mạch mang mã gốc trên gen có chiều 3’-5’ để tổng hợp nên phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung.
B. mạch mang mã gốc trên gen có chiều 5’- 3’ để tổng hợp nên phân tử ARN theo nguyên tắc bổ sung.
C. hai mạch của gen theo hướng cùng chiều nhau để tổng hợp nên hai phân tử ARN theo nguyên tắc bổ
sung.
D. hai mạch của gen theo hướng ngược chiều nhau để tổng hợp nên hai phân tử ARN theo nguyên tắc bổ
sung.
Câu 15 [15872]: Quá trình phiên mã
A. có ở tất cả virut có ADN sợi kép, vi khuẩn và các sinh vật nhân thực.
B. chỉ có ở các sinh vật nhân thực.
C. chỉ có ở virut có ADN sợi kép và các sinh vật nhân thực.
D. không có ở virút.
Câu 16 [15873]: Chức năng của mARN là
A. như “một người phiên dịch” tham gia dịch mã. B. kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm.
C. mang thông tin mã hóa một phân tử tARN. D. làm khuôn cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
Câu 17 [15874]: Đặc điểm có trong phiên mã mà không có trong nhân đôi của ADN trong nhân tế bào ở sinh
vật nhân thực là
A. có sự tham gia xúc tác của enzim pôlimeraza.
B. quá trình diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. trong một chu kì tế bào có thể thực hiện nhiều lần.
D. mạch mới được tổng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’.
Câu 18 [15875]: Các bộ ba kết thúc nằm trên mARN có thể là
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 19 [15876]: Một gen cấu trúc ở sinh vật nhân thực thực hiện quá trình phiên mã liên tiếp 5 lần sẽ tạo ra số
phân tử mARN sơ khai là
A. 15. B. 5. C. 10. D. 25.
Câu 20 [15877]: Điểm giống nhau giữa cơ chế tự nhân đôi ADN và cơ chế tổng hợp ARN là:
A. 2 mạch ADN tách dọc hoàn toàn từ đầu đến cuối.
B. Nuclêôtit trên mạch khuôn mẫu liên kết nuclêôtit tự do theo nguyên tắc bổ sung.
C. Sau khi được tổng hợp, phần lớn ở lại trong nhân.
D. Enzim tác động giống nhau.
Câu 21 [15878]: Một trong 2 mạch đơn của gen (mạch mã gốc) được phiên mã thành ARN theo nguyên tắc
A. bán bảo tồn. B. bổ sung. C. giữ lại một nửa. D. bảo tồn.
Câu 23 [15880]: Câu khẳng định nào dưới đây về quá trình phiên mã là đúng?
A. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 3’-5’ và tổng hợp mạch mới theo chiều
3’-5’ và dừng lại phiên mã khi gặp tín hiệu kết thúc.
B. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen và gặp bộ ba kết thúc thì nó dừng quá trình phiên
mã.
C. ARN polimeraza di chuyển trên mạch khuôn của gen theo chiều 5’-3’ và tổng hợp mạch 3’-5’ theo
nguyên tắc bắt đôi bổ sung và dừng quá trình phiên mã khi gặp bộ ba kết thúc .
D. ARN polimeraza bắt đầu phiên mã khi nó gặp trình tự nuclêôtit đặc biệt nằm ở vùng điều hoà của gen.
Câu 24 [15881]: Cả ba loại ARN ở sinh vật có cấu tạo tế bào đều có các đặc điểm chung:
1. Chỉ gồm một chuỗi polinuclêôtit. 2. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
3. Có bốn đơn phân. 4. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung
Số nội dung nói đúng là

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25 [15882]: Quá trình phiên mã tổng hợp ARN ở sinh vật nhân thực chủ yếu diễn ra ở
A. tế bào chất. B. ribôxôm. C. ti thể. D. nhân tế bào.
Câu 26 [15890]: Quá trình tổng hợp ARN dừng lại khi ARN pôlimeraza dịch chuyển đến
A. bộ ba UAA hoặc UAG hoặc UGA.
B. hết chiều dài phân tử ADN mang gen.
C. vùng khởi động của gen bên cạnh trên phân tử ADN.
D. cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc.
Câu 27 [15909]: Chức năng nào của ARN thông tin là không đúng?
A. được dùng làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm.
B. ở đầu 5’có trình tự nuclêôtit đặc hiệu nằm ở gần côđon mở đầu để ribôxôm nhận biết gắn vào.
C. sau khi tổng hợp xong prôtêin, ARN thông tin thường được các enzim phân huỷ.
D. sau khi tổng hợp xong prôtêin, ARN thông tin thường được giữ lại trong các bào quan của tế bào
Câu 28 [15923]: Quá trình phiên mã có tác dụng
A. truyền thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào kia trong quá phân bào.
B. tạo ra nguyên liệu để cấu tạo nên các bào quan trong và ngoài tế bào.
C. làm cho sinh giới ngày càng đa dạng, phong phú và bền vững.
D. truyền thông tin quy định cấu trúc của prôtêin từ gen cấu trúc sang phân tử mARN.
Câu 29 [15926]: Trong các phát biểu sau đây. Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
(1) Chỉ một trong hai mạch của gen làm mạch khuôn trong quá trình phiên mã.
(2) Mạch khuôn của gen có chiều 3'-5' còn mARN được tổng hợp thì có chiều ngược lại 5'-3'.
(3) Tuỳ theo loại enzim có lúc mạch thứ nhất, có lúc mạch thứ hai của gen được dùng làm mạch khuôn.
(4) Khi biết tỉ lệ % hay số lượng từng loại ribônuclêôtit trong phân tử mARN ta suy ra được tỉ lệ % hay số
lượng mỗi loại nuclêôtit của gen và ngược lại.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 30 [15927]: Sau khi phiên mã xong thì mạch gốc của gen trên phân tử ADN
A. xoắn lại với mạch bổ sung của nó trên ADN.
B. liên kết với các prôtêin đặc hiệu để tạo nên ribôxôm.
C. bị enzim ARN polimeraza phân huỷ.
D. từ nhân đi ra tế bào chất để tổng hợp prôtêin.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 6
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: LUYỆN TẬP TỔNG HỢP VỀ NHÂN ĐÔI VÀ PHIÊN MÃ

I. DẠNG BÀI: TÍNH SỐ MẠCH CŨ VÀ SỐ MẠCH MỚI


Câu 1 [15442]: Một phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E.coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn
E.coli này sang môi trường chỉ chứa N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E.coli này sau 7 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử
ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 125. B. 126. C. 128. D. 132.
Câu 2 [15443]: Một phân tử ADN tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp. Sau quá trình nhân đôi rạo ra một số phân tử
ADN mới gồm có 6 mạch được cấu tạo từ nguyên liệu hoàn toàn mới và 2 mạch được cấu tạo cũ. Số lần nhân đôi của
phân tử ADN trên là.
A. 4 B. 2 C. 1 D. 3
Câu 3 [15444]: Phân tử ADN của một vi khuẩn chỉ chứa N nếu chuyển nó sang môi trường chỉ có N14 thì sau 10 lần
15

phân đôi liên tiếp có tối đa bao nhiêu vi khuẩn con có chứa N14?
A. 1023 B. 2046 C. 1024 D. 1022
Câu 4 [15445]: Có 10 phân tử ADN nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 140 mạch pôlinuclêotit mới lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là :
A. 6 B. 5 C. 4 D. 3
Câu 5 [15446]: Giả sử dùng N đánh dấu phóng xạ để chứng minh ADN tái bản theo nguyên tắc bán bảo toàn. Đưa 1
15

phân tử ADN có mang N15 vào môi trường có chứa toàn N14 và cho ADN nhân đôi 4 lần liên tiếp, thì tỷ lệ các phân tử
ADN có chứa N15 trong các ADN được tạo ra là:
A. 1/8. B. 1/32 C. 1/16. D. 1/4.
Câu 6 [15492]: Một gen có chiều dài 0,51 μm. T chiếm 20%. Gen nhân đôi 2 lần liên tiếp, số nucleotit loại A môi trường
cung cấp là:
A. 1440 B. 1800 C. 1920 D. 960
Câu 7 [15494]: Một phân tử ADN nhân đôi x lần số mạch đơn mới trong tất cả các phân tử ADN con là:
A. 2x B. 2x – 1 C. 2.2x D. 2.2x - 2
Câu 8 [15495]: Một gen nhân đôi một số lần, tổng số mạch đơn chứa trong các gen con nhiều gấp 16 lần số mạch đơn có
trong gen lúc đầu. Số lần gen đã nhân đôi là
A. 2 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 5 lần.
Câu 9 [15500]: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 phóng xạ chưa nhân đôi
trong môi trường chỉ có N14, quá trình phân chia của vi khuẩn tạo ra 4 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các
E. coli có chứa N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 2 B. 3 C. 1 D. 4
Câu 10 [15716]: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển những vi khuẩn E.
coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5 lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử
ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N14?
A. 30. B. 8. C. 16. D. 32.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B C D A B D C A A

II. DẠNG BÀI: TÍNH SỐ NUCLEOTIT MÔI TRƯỜNG CUNG CẤP


Câu 1 [15423]: Một phân tử ADN có chiều dài 510 nm, khi tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào cần cung cấp
A. 3000 nuclêôtit. B. 15000 nuclêôtit.
C. 2000 nuclêôtit. D. 2500 nuclêôtit.
Câu 2 [15424]: Một gen dài 5100 A0 và có 3900 liên kết hiđrô, nhân đôi liên tiếp 3 lần. Số nulêôtit tự do mỗi loại cần
môi trường cung cấp là :
A. A = T = 4200, G = X = 6300 B. A = T = 5600, G = X = 1600
C. A = T = 2100, G = X = 600 D. A = T = 4200, G = X = 1200
Câu 3 [15425]: Phân tử ADN có 3000 nuclêôtit có G = 600. Khi gen nhân đôi liên tiếp 2 lần, cần môi trường nội bào
cung cấp số lượng nuclêôtit thuộc mỗi loại là

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. T = A = 2700; G = X = 1800. B. A = T = 1800; G = X = 2700.
C. A = T = 1200; G = X = 1800. D. A = T = 1200; G = X = 1800.
Câu 4 [15426]: Một gen ở sinh vật nhân sơ có tích số phần trăm giữa A và G bằng 6%. Biết số nucleotit loại A lớn hơn
loại G, Gen này nhân đôi 3 lần đã đòi hỏi môi trường cung cấp tổng số nu là 21000 nu, Số nu mỗi loại của gen trên là:
A. A = T = 600; G = X = 900 B. A = T = 900; G = X =600.
C. A = T = 450; G = X = 1050 D. A = T = 1050; G = X = 450.
Câu 5 [15427]: Một gen ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hiđrô và có khối lượng 900000 đ.v.C. Gen nhân đôi liên
tiếp 3 lần đã đòi hỏi môi trường cung cấp số nucleotit mỗi loại là:
A. A = T = 7200; G = X= 4800 B. A = T = 4200; G = X = 6300
C. A = T = 7300; G = X = 4200 D. A = T = 4200; G = X = 7200
Câu 6 [15428]: Trên một mạch của phân tử ADN có số nuclêôtit các loại: A=60; G=120; X=80; T=30. Phân tử ADN
nhân đôi 2 lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp từng loại nuclêôtit cho quá trình nhân đôi là là:
A. A = T = 90; G = X = 200. B. A = G = 180; T = X = 110.
C. A = T = 180; G = X = 110. D. A = T = 270; G = X = 600.
Câu 7 [15429]: Một gen có cấu trúc dạng B dài 5100 ăngstrong , khi tự nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do môi
trường nội bào cần cung cấp là
A. 21000. B. 24000 C. 16800. D. 19200
Câu 8 [15436]: Một gen có chiều dài bằng 3230 ăngstron, khi gen nhân đôi hai lần đã sử dụng 1140 nucleotit loại guanin
của môi trường. Số nucleotit loại X của gen nói trên bằng
A. 1140. B. 380. C. 579. D. 1900.
Câu 9 [15439]: Enzim tháo xoắn làm đứt 4050 liên kết hiđrô của một gen để tổng hợp nên hai gen con, đã đòi hỏi môi
trường nội bào cung cấp 3000 nuclêôtit tự do. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mẹ:
A. A = T = 450 Nu; G = X = 1050 Nu. B. A = T = 600 Nu; G = X = 900 Nu.
C. A = T = 1050 Nu; G = X = 450 Nu. D. A = T = 900 Nu; G = X = 600 Nu.
Câu 10 [15440]: Trên 1 mạch đơn của gen có có số nu loại A = 60, G =120, X= 80, T=30. Khi gen nhân đôi liên tiếp 3
lần, môi trường cung cấp số nuclêôtit mỗi loại là:
A. A = T = 90, G = X = 200. B. A = T= 630, G = X = 1400.
C. A= T = 180, G = X = 400. D. A =T = 270, G = X = 600.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A A A B D D A B A B

III. LUYỆN TẬP TỔNG HỢP PHẦN NHÂN ĐÔI ADN


Câu 1 [15726]: Nếu nuôi cấy một tế bào E. coli có một phân tử ADN ở vùng nhân chỉ chứa N15 , Đưa tế bào này vào môi
trường chỉ có N14, qua quá trình phân bào đã tạo ra 16 tế bào con. Số phân tử ADN ở vùng nhân của các E. coli có chứa
N15 phóng xạ được tạo ra trong quá trình trên là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 2 [15728]: Có 6 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 180 mạch pôlynucleotit mới lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Mỗi ADN ban đầu đã nhân đôi
A. 5 lần. B. 3 lần. C. 4 lần. D. 6 lần.
Câu 3 [15729]: Có 8 phân tử ADN tự nhân đôi một số lần bằng nhau đã tổng hợp được 112 mạch pôlinuclêôtit mới lấy
nguyên liệu hoàn toàn từ môi trường nội bào. Số lần tự nhân đôi của mỗi phân tử ADN trên là
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 4 [15732]: Phân tử ADN ở vi khuẩn E.coli chỉ chứa N phóng xạ.Nếu chuyển E.coli này sang môi trường chỉ có
15

N14 thì sau 3 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN chỉ chưa hoàn toàn N14
A. 6 B. 8 C. 4 D. 2
Câu 5 [15744]: Gen có chiều dài 2193Å, quá trình nhân đôi của gen đã tạo ra 64 mạch đơn trong các gen
con, trong đó chứa 8256 nu loại Timin. Số loại nu của gen ban đầu là
A. A=T= 129; G=X=516 B. A= T = 387; G=X =258
C. A= T =258; G = X 387 D. A= T = 516; G=X=129
Câu 6 [15752]: Có một phân tử ADN có khối lượng bằng 75.107 đơn vị cacbon và tỉ lệ A/G = 3/2 tự nhân đôi 3 lần. Số
lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là:
A. G = X = 3,5.106, A = T = 5,25.106. B. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.106.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.105. D. G = X = 3,5.105, A = T = 5,25.105.
Câu 7 [15755]: Một gen có tổng số nuclêôtit nằm trong đoạn [2100 - 2400] tiến hành nhân đôi một số lần liên tiếp đã
được môi trường nội bào cung cấp 15120 nuclêôtit tự do trong đó có 2268 xitôzin. Số nuclêôtit mỗi loại của gen là:
A. A = T = 648; G = X = 432. B. A = T = 756; G = X = 324.
C. A = T = 324; G = X = 756. D. A = T = 432; G = X = 648.
Câu 8 [15441]: Khi gen thực hiện 5 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội
bào cung cấp là:
A. 30 B. 32 C. 16 D. 31
Câu 9 [15758]: Gen 1 và gen 2 nhân đôi số lần bằng nhau đã lấy của môi trường 29400 nuclêôtit. gen 1 dài 0,408
Micrômet . Gen 2 có 90 vòng xoắn . Số lần nhân đôi của mỗi gen là :
A. 3 lần. B. 5 lần. C. 2 lần. D. 4 lần.
Câu 10 [15759]: Khi gen thực hiện 4 lần nhân đôi, số gen con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu do môi trường nội
bào cung cấp là :
A. 16 B. 15 C. 14 D. 8
Câu 11 [15762]: Phân tử ADN ở vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển E. coli này sang môi trường chỉ có
N14 thì sau 4 lần sao chép sẽ có bao nhiêu phân tử ADN không còn chứa N15?
A. Có 14 phân tử ADN B. Có 2 phân tử ADN
C. Có 8 phân tử ADN D. Có 16 phân tử ADN
Câu 12 [15781]: Xét quá trình nhân đôi của một ADN trong môi trường chứa đồng vị N14. Sau một lần nhân đôi người
ta chuyển sang môi trường có chứa đồng vị N15 để cho mỗi ADN nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các ADN đã được
tạo ra sang môi trường có đồng vị N14. Sau một thời gian quan sát thấy có 12 ADN chứa cả N14 và N15. Tổng số ADN
tại thời điểm đầu tiên mà số ADN chứa cả N14 và N15 là:
A. 12. B. 14. C. 16. D. 32.
Câu 13 [15783]: Số mạch đơn ban đầu của một phân tử ADN chiếm 6,25% số mạch đơn có trong tổng số các phân tử
ADN con được tái bản từ ADN ban đầu. Trong quá trình tái bản môi trường đã cung cấp nguyên liệu tương đương với
104160 nuclêôtit. Phân tử ADN này có chiều dài là :
A. 5712 Å B. 11804,8 Å C. 11067 Å D. 25296 Å
Câu 14 [15784]: Trong một đoạn phân tử ADN có khối lượng phân tử là 7,2.105 đ.v.C, ở mạch 1 có A1 + T1 = 60%,. Nếu
đoạn ADN nói trên tự nhân đôi 5 lần thì số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp là :
A. Amt = Tmt = 22320, Xmt = Gmt = 14880. B. Amt = Tmt = 14880, Xmt = Gmt = 22320.
C. Amt = Tmt = 18600, Xmt = Gmt = 27900. D. Amt = Tmt = 21700, Xmt = Gmt = 24800.
Câu 15 [15785]: Một gen có số liên kết hiđrô là 3450, có hiệu số giữa A với một loại Nu không bổ sung là 20%. Gen nói
trên tự nhân đôi liên tiếp 5 đợt thì số lượng từng loại Nu môi trường đã cung cấp cho quá trình tự nhân đôi trên của gen là
:
A. Amt = Tmt = 13950, Xmt = Gmt = 32550. B. Amt = Tmt = 35520, Xmt = Gmt = 13500.
C. Amt = Tmt = 32550, Xmt = Gmt = 13950. D. Amt = Tmt = 13500, Xmt = Gmt = 35520.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án A C B A C A B A A C A C B A A
BÀI TẬP VỀ PHIÊN MÃ
Câu 1 [15938]: Gen dài 5100 Å . Khi gen phiên mã cần môi trường cung cấp tất cả 4500 ribônuclêôtit tự do. Số lần
phiên mã của gen trên là:
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 2 [15947]: Một gen có tỉ lệ A/G = 2/3. Gen phiên mã hai lần đã lấy của môi trường 450 uraxin và 750 ađênin. Số
liên kết hiđrô của gen nói trên là
A. 4050. B. 2880. C. 2760 D. 3900.
Câu 3 [16962]: Một gen dài 0,408 micromet, có A = 840. Khi gen phiên mã môi trường nội bào cung cấp 4800
ribonuclêôtit tự do. Số liên kết hiđrô và số bản sao của gen:
A. 2760 và 2 bản sao B. 2760 và 4 bản sao C. 3240 và 4 bản sao D. 3240 và 2 bản sao
Câu 4 [16965]: Một gen thực hiện quá trình tổng hợp 1 phân tử ARN thông tin, môi trường nội bào cung cấp 350
Uraxin. Khi nghiên cứu cấu trúc ADN người ta xác định trên một mạch đơn phân tử ADN có hàm lượng Ađênin là 250.
Biết rằng tổng số nucleotit loại G của cả hai mạch phân tử ADN chiếm 30%. Kết luận nào sau đây là Không chính xác.
A. Từ các dẫn liệu trên có thể xác định được thành phần các loại ribonucleotit trên phân tử ARN thông tin.
B. Phân tử ARN thông tin trên sẽ mã hoá 499 axit amin trên phân tử protêin do chúng tổng hợp.
C. Phân tử ADN trên có tổng số bằng 3900 liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
D. Từ các dẫn liệu trên không thể xác định được thành phần các loại ribonucleotit trên phân tử ARN thông tin
Câu 5 [16968]: Một phân tử mARN có tỉ lệ A : U : G : X lần lượt là 1: 2 : 3 : 4. Gen bình thường tạo ra nó có chiều dài
4080Å . Số lượng từng loại nuclêôtit và số liên kết hiđrô của gen sau khi gen tổng hợp lên phân tử mARN trên là
A. A = T = 840 ; G = X = 360 ; H = 3240 B. A = T = 360 ; G = X = 840 ; H = 2760
C. A = T = 360 ; G = X = 840 ; H = 3240 D. A = T = 840 ; G = X = 360 ; H = 2760
Câu 6 [16971]: Một gen của E.coli dài 0,408 μm. Mạch mang mã gốc của gen có A = 240; T = 360; X = 300. Gen phiên
mã tạo ra mARN. Theo lý thuyết, số loại bộ ba tối đa có thể có trên một phân tử mARN là:
A. 27 loại. B. 62 loại. C. 9 loại. D. 64 loại.
Câu 7 [16973]: Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài bao nhiêu µm nếu gen tổng hợp được một mARN có U = 213
ribônuclêôtit, chiếm 20% so với tổng ribônuclêôtit của mARN?
A. 0,18105 µm. B. 0,39465 µm. C. 0,3621 µm. D. 0,7242 µm.
Câu 8 [16974]: Một phân tử mARN có tỉ lệ giữa các loại ribônuclêôtit A = 2U = 3G = 4X. Tỉ lệ phần trăm mỗi loại
nuclêôtit A, T, G, X trong gen tổng hợp lên phân tử mARN trên là:
A. A = T = 14%; G = X = 36%. B. A = T = 35%; G = X = 15%.
C. A = T = 36%; G = X = 14%. D. A = T = 15%; G = X = 35%.
Câu 9 [16975]: Phân tử mARN dài 2312 Å có A = U/3 = X/7 = G/9. Số lượng từng loại ribônuclêôtit A, U, G, X trên
mARN lần lượt là:
A. 34, 102, 306 và 238. B. 17, 51, 153 và 119.
C. 33, 101, 105 và 238. D. 68, 204, 612 và 472.
Câu 10 [16976]: Có hai loại ribônuclêôtit cấu trúc thành một phân tử mARN. Số bộ ba mã sao trên phân tử mARN là:
A. 6 B. 8 C. 4 D. 10
Câu 11 [16977]: Một phân tử mARN dài 2040Å được tách ra từ vi khuẩn E. coli có tỉ lệ các loại nuclêôtit A, G, U và X
lần lượt là 20%, 15%, 40% và 25%. Người ta sử dụng phân tử mARN này làm khuôn để tổng hợp nhân tạo một đoạn
ADN có chiều dài bằng chiều dài phân tử mARN. Tính theo lí thuyết, số lượng nuclêôtit mỗi loại cần phải cung cấp cho
quá trình tổng hợp một đoạn ADN trên là:
A. G = X = 320, A = T = 280. B. G = X = 280, A = T = 320.
C. G = X = 240, A = T = 360. D. G = X = 360, A = T = 240.
Câu 12 [16978]: Một gen dài 2448 Å có A = 15% tổng số nuclêôtit. Phân tử mARN do gen trên tổng hợp có U = 36
ribônuclêôtit và X = 30% số ribônuclêôtit của mạch. Số lượng các loại ribônuclêôtit A, U, G, X, trên mARN lần lượt là:
A. 180, 36, 288 và 216. B. 216, 288, 36 và 180.
C. 180, 288, 36 và 216. D. 216, 36, 288 và 180.
Câu 13 [16979]: Một gen ở sinh vật nhân sơ có 2700 liên kết hiđrô, khi tổng hợp phân tử mARN có tỉ lệ các loại
ribônuclêôtit A : U : G : X = 1 : 2 : 3 : 4. Mạch gốc của gen tổng hợp mARN có số nuclêôtit A, T, G, X mỗi loại lần lượt

A. 200, 100, 400 và 300. B. 400, 300, 200 và 100.
C. 100, 200, 300 và 400. D. 400, 100, 300 và 200.
Câu 14 [17043]: Gen có G=20% và 720 nu loại T. Mạch đơn thứ nhất của gen có X=276 nu và 21% A. Quá trình phiên
mã của gen cần môi trường cung cấp 1404 nu loại U. Mạch khuôn là mạch nào và gen phiên mã mấy lần?
A. Mạch 2: 2 lần B. Mạch 1: 3 lần C. Mạch 2: 3 lần D. Mạch 1: 4 lần
Câu 15 [17044]: Mạch bổ sung của gen cấu trúc của vi khuẩn E coli có tỉ lệ các loại nucleotit: A= 20%; T= 40%; X=
40%.Phân tử mARN được phiên mã từ gen có số lượng nucleotit loại A là 240. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trên mạch gốc của gen có số lượng nucleotit loại A là 480.
B. Gen phiên mã 3 lần đã lấy từ môi trường 1440 nucleotit loại G.
C. Gen có số lượng nucleotit các loại A=T= 720; G=X=480.
D. Số loại mã di truyền mã hóa aa tối đa có thể có trên mARN là 26.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D D B A C B C C A B C A A C B C C A A A
Biên soạn: Thầy THỊNH NAM
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: DỊCH MÃ VÀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN

Câu 1 [18276]: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng được biểu hiện qua sơ đồ:
A. Gen (ADN) → mARN → tARN → Prôtêin → Tính trạng.
B. Gen (ADN) → mARN → tARN → Pôlipeptit → Tính trạng.
C. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
D. Gen (ADN) → tARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng.
Câu 2 [18281]: Sự hình thành chuỗi polipeptit diễn ra theo chiều trên mARN là:
A. chiều 3’-5’ B. Chiều 5’-3'
C. Ngược chiều với chiều di chuyển của ribôxôm D. Chiều ngẫu nhiên
Câu 3 [18282]: Dịch mã là quá trình
A. tổng hợp prôtêin B. tổng hợp axit amin
C. tổng hợp ADN D. tổng hợp ARN
Câu 4 [18283]: Trong điều kiện phòng thí nghiệm, người ta sử dụng 3 loại ribonuclêôtit để tổng hợp một phân tử mARN
nhân tạo. Phân tử mARN này chỉ có thể được dịch mã khi 3 loại nucleotit được sử dụng là:
A. A, G, X B. U, A, X C. U, A , G D. U, G, X
Câu 5 [18284]: Giai đoạn hoạt hoá axít amin của quá trình dịch mã diễn ra ở:
A. Tế bào chất. B. Màng nhân. C. Nhân. D. Nhân con.
Câu 6 [18285]: Nguyên tắc bổ sung trong quá trình dịch mã là
A. nu môi trường bổ sung với nu mạch gốc ADN
B. nu của mARN bổ sung với Nu mạch gốc
C. nu của bộ ba đối mã trên tARN bổ sung với nu của bộ ba mã sao trên mARN
D. nu trên mARN bổ sung với axit amin trên tARN
Câu 7 [18286]: Quá trình dịch mã kết thúc khi
A. ribôxôm gắn axit amin mêtiônin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlipeptit
B. ribôxôm di chuyển đến bộ ba AUG trên mARN.
C. ribôxôm tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAA, AUG, UGA.
D. ribôxôm tiếp xúc với một trong các bộ ba: UAG, UAA, UGA.
Câu 8 [18287]: Trong quá trình dịch mã, giai đoạn tạo nên phức hệ axít amin-tARN (aa-tARN) là giai đoạn
A. hoạt hóa axít amin. B. mở đầu chuỗi pôlipéptít
C. kéo dài chuỗi pôlipéptít. D. kết thúc chuỗi pôlipéptít.
Câu 9 [18288]: Trong dịch mã, tARN mang axit amin mêtiônin tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã (anticôđôn) là
A. 5’XAU3’. B. 3’XAU5’. C. 3’AUG5’. D. 5’AUG3’.
Câu 10 [18289]: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực?
A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtionin.
B. mỗi phân tử mARN có thể tổng hợp được từ một đến nhiều chuỗi pôlipeptit cùng loại.
C. Khi ribôxôm tiếp xúc với mã UGA thì quá trình dịch mã dừng lại.
D. Khi dịch mã, ribôxôm dịch chuyển theo chiều 3’ → 5’ trên phân tử mARN.
Câu 11 [18290]: Bộ ba kế tiếp mã mở đầu trên mARN là AGX, bộ ba đối mã tương ứng bộ ba đó trên tARN là:
A. 5’XGU 3’ B. 5’GXU3’ C. 5’UGX 3’ D. 5’TGX3’
Câu 12 [18291]: Trình tự các giai đoạn nào sau đây đúng với quá trình sinh tổng hợp protein từ ADN?
A. Hoạt hóa aamin ,phiên mã, dịch mã, hình thành chuỗi polipeptit
B. Hoạt hóa aamin ,dịch mã, hình thành chuỗi polipeptit
C. Phiên mã, hoạt hóa aamin,dịch mã, hình thành chuỗi polipeptit
D. Dịch mã ,hoạt hóa aamin,hình thành polipeptit
Câu 13 [18292]: Sự hình thành chuỗi pôlipeptit luôn được diễn ra theo chiều nào của mARN?
A. 5' đến 3'. B. 5 đến 3. C. 3 đến 5. D. 3' đến 5'.
Câu 14 [18293]: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về quá trình dịch mã?
A. Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, ribôxôm tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá trình
dịch mã tiếp theo.
B. Ở tế bào nhân sơ, sau khi quá trình dịch mã kết thúc, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
C. Trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch
mã.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
D. Tất cả các prôtêin sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn để
trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
Câu 15 [18294]: Loại ARN nào sau đây ở đầu 5’ có một trình tự nuclêôtit đặc hiệu nằm ở gần côdon mở đầu để ribôxom
nhận biết và gắn vào?
A. mARN. B. tARN. C. rARN. D. tARN và rARN.
Câu 16 [18295]: Poliriboxôm có vai trò gì?
A. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra chính xác. B. Làm tăng năng suất tổng hợp Prôtêin khác loại.
C. Đảm bảo cho quá trình dịch mã diễn ra liên tục. D. Làm tăng năng suất tổng hợp Prôtêin cùng loại.
Câu 17 [18296]: Quá trình dịch mã kết thúc khi:
A. Ribôxôm dịch chuyển tới bộ ba AUG
B. Ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với 2 tiểu phần lớn và bé
C. Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA
D. Ribôxôm tiếp xúc với 1 trong các mã bộ ba UAG, UAX, UXG
Câu 18 [18648]: Ở sinh vật nhân thực, axit amin đầu tiên đưa đến Ribôxôm trong quá trình dịch mã là:
A. Mêtiônin B. Valin C. Alanin D. Foocmin mêtiônin
Câu 19 [18649]: Trong quá trình dịch mã không có sự tham gia của thành phần nào:
A. tARN B. Ribôxôm C. mARN D. ADN
Câu 20 [18650]: Ở sinh vật nhân sơ, axit amin mở đầu cho việc tổng hợp chuỗi pôlipeptit là :
A. foocmin mêtiônin B. mêtiônin C. valin D. glutamic
Câu 21 [26261]: Sự phân hoá về chức năng trong ADN như thế nào ?
A. Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà;
B. Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà hoặc không hoạt động;
C. Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận không hoạt động
D. Chỉ 1 phần nhỏ ADN không hoạt động còn đại bộ phận mã hoá các thông tin di truyền.
Câu 22 [26262]: Opêrôn Lac của E coli ở trạng thái hoạt động khi:
A. môi trường xuất hiện lactôzơ B. khi gen điều hòa (R) hoạt động
C. môi trường không có lactôzơ D. môi trường thừa prôtêin ức chế.
Câu 23 [26263]: Đối với hoạt động của Opêron - Lac ở vi khuẩn E.coli, chất cảm ứng (lactôzơ) có vai trò:
A. hoạt hóa ARN- pôlimêraza B. ức chế gen điều hòa
C. hoạt hóa vùng khởi động D. vô hiệu hóa prôtêin ức chế
Câu 24 [26264]: Cấu trúc của Ôpêrôn bao gồm những thành phần nào?
A. Gen điều hòa, vùng khởi động, vùng chỉ huy.
B. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy.
C. Vùng khởi động, nhóm gen cấu trúc, vùng chỉ huy.
D. Gen điều hòa, nhóm gen cấu trúc, vùng khởi động.
Câu 25 [26265]: Trâu, bò, ngựa, thỏ … đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do:
A. Có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nucletit. B. Do cơ chế tổng hợp protein khác nhau.
C. Bộ máy tiêu hoá của chúng khác nhau. D. Do có quá trình trao đổi chất khác nhau.
Câu 26 [26266]: Ở người, gen tổng hợp 1 loại mARN được lặp lại tới 200 lần, đó là biểu hiện điều hoà hoạt động ở cấp
độ:
A. Sau dịch mã B. Khi dịch mã C. Lúc phiên mã D. Trước phiên mã
Câu 27 [26267]: Ôpêron là
A. một nhóm gen ở trên 1 đoạn ADN có liên quan về chức năng, có chung một cơ chế điều hoà.
B. một đoạn phân tử AND có một chức năng nhất định trong quá trình điều hoà.
C. một đoạn phân tử axit nuclêic có chức năng điều hoà hoạt động của gen cấu trúc.
D. một tập hợp gồm các gen cấu trúc và gen điều hoà nằm cạnh nhau.
Câu 28 [26268]: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin
ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào gen điều hòa. B. liên kết vào vùng vận hành.
C. liên kết vào vùng khởi động. D. liên kết vào vùng mã hóa.
Câu 29 [26270]: Sự điều hòa biểu hiện gen ở sinh vật nhân sơ khác với sinh vật nhân thực ở:
A. Có sự tham gia của operon B. Có sự tham gia của gen tăng cường.
C. Có sự tham gia của gen điều hòa D. Chủ yếu điều hòa ở mức phiên mã
Câu 30 [26271]: Cơ chế điều hoà sinh tổng hợp protein ở mức trước phiên mã là trường hợp nào sau đây
A. Tổng hợp các loại ARN cần thiết
B. Enzim phiên mã tương tác với vùng khởi đầu
C. Phân giải các loại protein không cần thiết sau khi phiên mã
D. Nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại protein mà tế bào có nhu cầu lớn
Câu 31 [26272]: Ở sinh vật nhân sơ, Operon là:

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. Nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng phân bố thành từng cụm có chung một gen điều hoà
B. Nhóm gen cấu trúc phân bố liền nhau tập trung thành từng cụm
C. Nhóm các gen chỉ huy cùng chi phối các hoạt động của một gen cấu trúc
D. Nhóm các gen cấu trúc có chức năng khác nhau phân bố thành từng cụm có chung một gen điều hoà
Câu 32 [26273]: Ở sinh vật nhân thực tham gia điều hòa hoạt động của gen còn có các gen gây tăng cường và gen gây bất
hoạt. Các gen gây tăng cường tác động lên :
A. gen điều hòa làm tăng sự phiên mã B. gen cấu trúc làm tăng cường sự phiên mã
C. gen vận hành làm gen này hoạt động D. vùng khởi động làm khởi động quá trình phiên mã
Câu 33 [26274]: Cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac khi có lactôzơ là:
A. Bất hoạt prôtêin ức chế, hoạt hóa opêron phiên mã tổng hợp enzim phân giải lactôzơ.
B. Cùng prôtêin ức chế bất hoạt vùng chỉ huy, gây ức chế phiên mã.
C. Làm cho enzim chuyển hóa nó có hoạt tính tăng lên nhiều lần.
D. Là chất gây cảm ứng ức chế hoạt động của opêron, ức chế phiên mã.
Câu 34 [26275]: Khi nào thì cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong opêron Lac ở E. coli không hoạt động?
A. Khi trong tế bào không có lactôzơ. B. Khi môi trường có hoặc không có lactôzơ.
C. Khi môi trường có nhiều lactôzơ D. Khi trong tế bào có lactôzơ.
Câu 35 [26276]: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của Operon Lac ở vi khuẩn E.coli,gen điều hòa có vai trò:
A. Trực tiếp kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc B. Tổng hợp Protein ức chế
C. Tổng hợp Protein cấu tạo nên enzim phân giải Lactôzơ D. Hoạt hóa enzim phân giải Lactôzơ
Câu 36 [26277]: Cấu trúc opêron ở sinh vật nhân sơ gồm:
A. Vùng khởi động, vùng vận hành, các gen cấu trúc Z, Y, A
B. Gen điều hòa, gen vận hành, gen khởi động, các gen cấu trúc Z, Y, A
C. Các gen điều hòa, các gen vận hành và các gen cấu trúc Z, Y, A
D. Gen điều hòa, gen khởi động, các gen cấu trúc Z, Y, A
Câu 37 [26278]: Theo giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào:
A. Chỉ có một số ít gen trong tế bào hoạt động
B. Tất cả các gen trong tế bào đều hoạt động
C. Phần lớn các gen trong tế bào hoạt động
D. Tất cả các gen trong tế bào: lúc đồng loạt hoạt động, khi đồng loạt dừng
Câu 38 [26279]: Trong mô hình cấu trúc của Operon Lac, vùng khởi động là nơi :
A. prôtêin ức chế có thể liên kết vào để ngăn cản quá trình phiên mã.
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
C. ARN pôlymeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. mang thông tin quy định cấu trúc các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lăctôzơ.
Câu 39 [26317]: Trong cấu trúc của Operon Lac, vùng vận hành là nơi :
A. mang thông tin quy định cấu trúc protein ức chế.
B. ARN polimeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã.
C. protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
D. chứa thông tin mã hóa các axit amin.
Câu 40 [26321]: Điều hòa hoạt động của gen chính là
A. điều hòa lượng mARN, tARN, rARN tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
B. điều hòa lượng enzim tạo ra để tham gia tổng hợp protein.
C. điều hòa lượng sản phẩm của gen đó được tạo ra.
D. điều hòa lượng ATP cần thiết cho quá trình tổng hợp protein.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C B A C A C D A A D B C A A A D C A D A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án B A D C A D A B D D A A A A B A A C C C

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: CÂU HỎI VẬN DỤNG VỀ DỊCH MÃ VÀ ĐIỀU HÒA HĐ GEN

Câu 1 [18651]: Khi dịch mã bộ ba đối mã tiếp cận với các bộ ba mã sao theo chiều:
A. Luôn theo chiều 5’ → 3’ B. Luân phiên theo vị trí A và p của ribôxome
C. Luôn theo chiều 3’ → 5’ D. Di chuyển ngẫu nhiên
Câu 2 [18652]: Trong quá trình dịch mã, đầu tiên tiểu phần nhỏ của ribôxôm liên kết mARN ở vị trí
A. đặc hiệu gần côđon mở đầu B. côđon mở đầu AUG.
C. côđon kết thúc. D. sau côđon mở đầu.
Câu 3 [18653]: Mã di truyền được đọc:
A. từ 1 điểm bất kỳ trong phân tử mARN B. các bộ ba nuclêôtit chồng gối lên nhau
C. từ 1 điểm xác định và liên tục theo từng bộ ba D. từ 1 điểm xác đinh và không liên tục các bộ ba
Câu 4 [18654]: Các bộ ba không tham gia mã hoá cho các axít amin là:
A. AUG, UGA, UAG. B. AUG, UAA, UAG.
C. AUU, UAA, UAG. D. UAA, UAG, UGA.
Câu 5 [18655]: Cơ chế di truyền nào dưới đây chỉ xảy ra ở trong tế bào chất của tế bào nhân thực?
A. Tự sao B. Phiên mã C. Phiên mã và tự sao D. Dịch mã
Câu 6 [18656]: bộ ba mã sao 5' GXA 3' có bộ ba đối mã tương ứng là :
A. 5' XGU 3' B. 5' GXA 3' C. 3' XGT 5' D. 5' UGX 3'
Câu 7 [18657]: Axit amin Mêtionin được mã hóa bằng bộ ba:
A. AUG B. AUX C. AUU D. GUA
Câu 8 [18658]: Điểm giống nhau trong cơ chế của quá trình phiên mã và dịch mã là
A. đều có sự tham gia của các loại enzim ARN pôlimeraza.
B. đều diễn ra ở tế bào chất của sinh vật nhân thực.
C. đều dựa trên nguyên tắc bổ sung.
D. đều có sự tham gia của mạch gốc ADN.
Câu 9 [18659]: Trong quá trình dịch mã, hiện tượng poliriboxom có tác dụng:
A. định hướng lượng protein được sản xuất ra. B. giữ cho mARN lâu bị phân huỷ.
C. tăng hiệu suất tổng hợp protein khác loại. D. tăng hiệu suất tổng hợp protein cùng loại.
Câu 10 [18660]: Ở cấp độ phân tử nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế:
A. tự sao, tổng hợp ARN, dịch mã. B. tổng hợp ADN, ARN.
C. tổng hợp ADN, dịch mã. D. tự sao, tổng hợp ARN
Câu 11 [18662]: tARN mang axit amin mở đầu tiến vào ribôxôm có bộ ba đối mã là:
A. UAX B. AUA C. AUX D. XUA
Câu 12 [18663]: Quá trình dịch mã kết thúc khi:
A. ribôxôm rời khỏi mARN và trở lại dạng tự do với hai tiểu phần lớn và bé.
B. ribôxôm di chuyển đến mã bộ ba AUG
C. ribôxôm gắn axit amin vào vị trí cuối cùng của chuỗi pôlypeptit.
D. ribôxôm tiếp xúc với một trong các mã bộ ba UAA, UAG, UGA
Câu 13 [18665]: Cho dữ kiện về các diễn biến trong quá trình dịch mã:
(1) Sự hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu với axit amin thứ nhất.
(2) Tiểu phần bé của ribôxôm gắn với mARN tại mã mở đầu
(3) tARN có anticôđon là 3' UAX 5' rời khỏi ribôxôm.
(4) Tiểu phần lớn của ribôxôm gắn với tiểu phần bé.
(5) Phức hợp [fMet–tARN] đi vào vị trí mã mở đầu.
(6) Phức hợp [aa2 –tARN] đi vào ribôxôm.
7) Mêtiônin tách rời khỏi chuỗi pôlipeptit
(8) Hình thành liên kết peptit giữa aa1 và aa2 .
(9) Phức hợp [aa1 –tARN] đi vào ribôxôm.
Trình tự nào sau đay là đúng?
A. 2–4–1–5–3–6–8–7. B. 2–5–4–9–1–3–6–8–7.
C. 2–5–1–4–6–3–7–8. D. 2–4–5–1–3–6–7–8.
Câu 14 [18720]: Một đoạn mạch bổ sung của một gen ở vi khuẩn E.colicó trình tự các nuclêôtit như sau 5’ ATT GXG
XGA GXX 3’. Quá trình dịch mã trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên phiên mã có lần lượt các bộ ba đối mã tham gia
như sau
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’. B. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3’.
C. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’. D. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’.
Câu 15 [18744]: Cho các thành phần sau 1. Gen; 2. mARN; 3. Axitamin; 4. tARN; 5. Ribôxôm; 6. enzim. Có bao nhiêu
thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình tổng hợp chuỗi pôlypeptit?
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 16 [19130]: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa A-T; G-X và ngược lại thể hiện trong cấu trúc phân tử và
quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép. (4) Quá trình phiên mã.
(2) Phân tử mARN. (5) Quá trình dịch mã.
(3) phân tử tARN. (6) Quá trình tái bản ADN.
A. (1) và (4). B. (1) và (6). C. (2) và (6). D. (3) và (5).
Câu 17 [19132]: Khi nói về quá trình dịch mã, những phát biểu nào sau đây đúng?
(1) Dịch mã là quá trình tổng hợp protein, quá trình này chỉ diển ra trong nhân của tế bào nhân thực
(2) Quá trình dịch mã có thể chia thành hai giai đoạn là hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi pôlipeptit
(3) Trong quá trình dịch mã, trên mỗi phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động
(4) Quá trình dịch mã kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5’ UUG 3’ trên phân tử mARN
A. (1), (4). B. (2), (4) C. (1), (3) D. (2), (3)
Câu 18 [19133]: Ngoài chức năng vận chuyển axit amin, ARN vận chuyển còn có chức năng quan trọng là
A. nhân tố trung gian vận chuyển thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
B. cấu tạo nên riboxom là nơi xảy ra quá trình sinh tổng hợp protein.
C. truyền thông tin di truyền qua các thế hệ cơ thể và thế hệ tế bào.
D. nhận ra bộ ba mã sao tương ứng trên ARN thông tin theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 19 [19136]: Có bao nhiêu đăc điển khác nhau giữa nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực trong
số các đặc điểm sau:
(1) Số đơn vị tái bản. (2) Enzim.
(3) Sợi ADN mới có chiều 5’ – 3’. (4) Hai mạch ADN mẹ làm khuôn.
(5) Tốc độ gắn nucleotit tự do vào mạch khuôn. (6) Nguyên tắc.
A. 4. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 20 [13066]: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đúng khi nói về các cơ chế di truyền ở vi khuẩn?
(1) Mọi cơ chế di truyền đều diễn ra trong tế bào chất.
(2) Quá trình nhân đôi và phiên mã đều cần có sự tham gia của enzim ARN polimeraza.
(3) Mỗi gen tổng hợp ra một ARN luôn có chiều dài đúng bằng chiều dài của vùng mã hóa trên gen.
(4) Quá trình dịch mã có thể bắt đầu ngay khi đầu 5’ của phân tử mARN vừa tách khỏi sợi khuôn.
(5) Các gen trên ADN vùng nhân luôn có số lần phiên mã bằng nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21 [26322]: Trong có chế điều hoà hoạt động gen của opêron Lac ở E coli prôtêin ức chế do gen điều hoà tổng hợp
có chức năng
A. gắn vào vùng vận hành (O) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
B. gắn vào vùng vận hành (O) để ức chế quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
C. gắn vào vùng khởi động (P) để ức chế quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
D. gắn vào vùng khởi động (P) để khởi động quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
Câu 22 [26323]: Ở opêron Lac, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì lactôzơ gắn với:
A. chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt B. vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.
C. enzim ARN pôlimêraza làm kích hoạt enzim này. D. prôtêin điều hoà làm kích hoạt tổng hợp prôtêin.
Câu 23 [26338]: Chức năng của gen điều hoà là:
A. kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc
B. tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của gen cấu trúc
C. kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hoà tạo ra
D. luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp prôtêin của các gen cấu trúc
Câu 24 [26345]: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của vùng điều hoà trên gen cấu trúc?
A. Nằm ở đầu 3' của gen
B. Là nơi liên kết của enzim ARN- polymeraza.
C. Chứa trình tự nuclêôtit điều hoà quá trình phiên mã.
D. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
Câu 25 [26365]: Điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra chủ yếu ở giai đoạn :
A. phiên mã. B. dịch mã và biến đổi sau dịch mã.
C. phiên mã và biến đổi sau phiên mã. D. dịch mã.
Câu 26 [26367]: Trong tế bào khả năng hoạt động của các gen là khác nhau, sự khác nhau đó là do sự hoạt động của các
gen phụ thuộc vào
A. điều kiện sống của cá thể và khả năng tìm kiếm thức ăn của từng cá thể.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
B. chế độ dinh dưỡng và điều kiện môi trường sống xung quanh cá thể.
C. giai đoạn phát triển của cá thể và theo nhu cầu hoạt động sống của tế bào.
D. nhu cầu dinh dưỡng và điều kiện sức khoẻ của cá thể trước môi trường sống.
Câu 27 [26368]: Thực chất của quá trình điều hoà hoạt động gen là điều hoà
A. lượng sản phẩm của gen được tạo ra. B. lượng prôtêin ức chế được tạo ra từ gen điều hoà.
C. sự hoạt động của vùng khởi động và vùng vận hành. D. quá trình dịch mã tổng hợp nên prôtêin.
Câu 28 [26378]: Theo mô hình điều hoà hoạt động gen ở E.coli thì chức năng của vùng vận hành trong opêron lac là
A. là vị trí tương tác với prôtêin ức chế (chất cảm ứng).
B. là vị trí tương tác với enzim ARN pôlimeraza.
C. là vị trí tương tác với enzim ADN pôlimeraza.
D. là nơi tổng hợp nên prôtêin ức chế (chất cảm ứng).
Câu 29 [26420]: Trong cơ chế điều hòa hoạt động ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa là gì?
A. Nơi tiếp xúc với enzim ARN pôlimeraza. B. Mang thông tin quy định prôtein ức chế.
C. Mang thông tin quy định enzim ARN pôlimeraza. D. Nơi liên kết với prôtein điều hòa.
Câu 30 [26421]: Theo F.Jacôp và J.Mônô, trong mô hình cấu trúc của opêron Lac thì vùng khởi động (promotor) là
A. trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã tổng hợp nên ARN thông tin.
C. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế, prôtêin này có khả năng ức chế quá trình phiên mã.
D. vùng khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin, prôtêin này tham gia vào quá trình trao đổi chất của tế bào hình thành
nên tính trạng.
Câu 31 [26425]: Ở vi khuẩn E.coli, khi nói về hoạt động của các gen cấu trúc trong Operon Lac, kết luận nào sau đây
đúng?
A. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau và số lần phiên mã khác nhau.
B. Các gen này có số lần nhân đôi khác nhau nhưng số lần phiên mã bằng nhau.
C. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau và số lần phiên mã bằng nhau.
D. Các gen này có số lần nhân đôi bằng nhau nhưng số lần phiên mã khác nhau.
Câu 32( ID:56290 ): Thành phần và trình tự sắp xếp đúng của một operon là
A. gen điều hòa, vùng khởi động p, vùng vận hành O và các gen cấu trúc Z, Y, A
B. Vùng khởi động P, vùng vận hành O và các gen cấu trúc Z, Y và A
C. các gen cấu trúc Z. Y. A vùng khởi động P và vùng vận hành O
D. gen điều hòa, vùng vận hành O, vùng khởi động P và các gen cấu trúc Z,Y và A
Câu 33( ID:56028 ): Cơ chế điều hòa đối với operon Lac ở E.coli dựa vào tương tác của các yếu tố nào?
A. Dựa vào tương tác của protein ức chế với nhóm gen cấu trúc.
B. Dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng P.
C. Dựa vào tương tác của protein ức chế với vùng O.
D. Dựa vào tương tác của protein ức chế với sự thay đổi của môi trường.
Câu 34( ID:56056 ): Trình tự các gen trong 1 operon Lac như sau:
A. Gen điều hòa (R) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: Gen Z – gen Y – Gen A.
B. Vùng vận hành (O) → Vùng khởi động (P) → các gen cấu trúc: Gen Z – gen Y – Gen A.
C. Vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc: Gen Z – gen Y – Gen A.
D. Gen điều hòa (R) → vùng khởi động (P) → vùng vận hành (O) → các gen cấu trúc
Câu 35 (V-ID:74384 ): Trong các khẳng định dưới đây, có bao nhiêu khẳng định đúng về mô hình hoạt động của ôperôn
Lac ở E. Coli?
(1) Trong operon Lac có 3 gen cấu trúc và 1 gen điều hòa.
(2) Trong môi trường có lactose, gen điều hòa vẫn được phiên mã.
(3) Chất ức chế bám vào vùng vận hành khi trong môi trường không có lactose.
(4) Đột biến gen xảy ra tại gen Z có thể làm thay đổi cấu trúc của cả 3 chuỗi pôlipeptit do 3 gen Z, Y, A qui định.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Câu 36 (V-ID:74393 ): Khi nói về điều hòa hoạt động gen có các nội dung:
(1) Ở sinh vật nhân thực, phần lớn gen ở trạng thái hoạt động chỉ có một số ít gen đóng vai trò điều hòa hoặc không hoạt
động.
(2) Điều hòa phiên mã là điều hòa số lượng mARN được tạo ra.
(3) Operon Lac bao gồm nhóm gen cấu trúc, gen điều hòa, vùng khởi động và vùng vận hành.
(4) Vùng vận hành là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã.
(5) Khi môi trường có lactozo, các phân tử này liên kết với protein ức chế làm biến đổi cấu trúc không gian của protein,
tạo điều cho ARN polimeraza tiến hành dịch mã.
(6) Ứng dụng quá trình điều hòa hoạt động gen, con người có thể nghiên cứu chữa trị bệnh ung thư bằng cách đưa protein
ức chế ngăn cho khối u không phát triển.
Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng?
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A A C D D D A C D A A A B D B B D D B C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36
Đáp án B A C D A C A A B B C B C C C A
Biên soạn: Thầy THỊNH NAM
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: CÂU HỎI VDC PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN CẤP PHÂN TỬ

I. NHÂN ĐÔI ADN, PHIÊN MÃ, DỊCH MÃ


Câu 1 [V-ID: 12699]: Có bao nhiêu đặc điểm sau đây chỉ có ở quá trình nhân đôi ADN mà không có ở quá trình phiên
mã ở sinh vật nhân thực?
(1) Sự tháo xoắn đoạn ADN diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
(2) Mạch pôlinuclêôtit mới luôn được tồng hợp theo chiều từ 5’ đến 3’, ngược chiều với sợi ADN khuôn.
(3) Ađênin của môi trường liên kết với Timin của mạch ADN khuôn trong quá trình tổng hợp.
(4) Enzim nối ligaza xúc tác hình thành các liên kết hóa trị nối các đoạn mạch pôlinuclêôtit mới
(5) Điểm khởi đầu tổng hợp mạch mói nằm tại những điểm xác định ở giữa phân tử ADN.
(6) Khi enzim polimeraza trượt qua thì hai mạch của ADN khuôn đóng xoắn lại với nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2 [V-ID: 12707]: Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang môi
trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 480 phân tử ADN vùng nhân chỉ
chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp hai lần nữa. Có bao
nhiêu phát biêu sau đây là đúng?
(1) Số phân tử ADN ban đầu là 16.
(2) Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2880.
(3) Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1056.
(4) Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 992.
A. 1. B. 2. C.3. D.0.
Câu 3 [V-ID: 12739]: Các sự kiện nào sau đây đúng với quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ?
(1) Mỗi phân tử ADN chỉ có một khởi điểm tái bản.
(2) Các đoạn mồi chỉ được tồng hợp ở các phân đoạn okazaki.
(3) Liên kết hiđrô hình thành trước liên kết hóa trị.
(4) Chỉ diễn ra một lần trước khi tế bào phân chia.
(5) Sau nhân đôi tạo ra 2 ADN, một ADN có mạch mới gồm các đoạn okazaki nối vói nhau, ADN khác có mạch mới là
một mạch liên tục.
(6) Một đơn vị tái bản luôn bao gồm hai chạc chữ Y có hướng tháo xoắn ngược nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4 [V-ID: 12741]: Khi nói về đặc điểm của quá trình nhân đôi của ADN, có các phát biểu sau:
(1) Diễn ra ở trong nhân, tại kì trung gian của quá trình phân bào.
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
(3) Cả hai mạch đơn đều làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
(5) Khi một phân tử ADN tự nhân đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo dài liên tục với sự phát triển của chạc chữ
Y.
(6) Enzim nối chỉ tác động vào 1 mạch khuôn trong 1 đơn vị tái bản.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.
Câu 5 [V-ID: 12744]: Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh
vật nhân thực và có ở quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ?
(1) Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
(2) Nuclêôtit mới được tổng hợp sẽ liên kết vào đầu 3' của mạch mới.
(3) Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu tái bản.
(4) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
(5) Enzim ADN pôlimêraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
(6) Sử dụng các loại nuclêôtit A, T, G, X, U làm nguyên liệu. Phương án đúng là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 6 [V-ID: 12750]: Cho các thông tin sau:
(1) A bắt cặp với T bằng hai liên kết hidro và ngược lại
(2) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hidro; T bắt cặp với A bằng hai liên kết hidro
(3) G bắt cặp với X bằng ba liên kết hidro và ngược lại
(4) A bắt cặp với U bằng hai liên kết hidro và ngược lại
Có bao nhiêu thông tin đúng về nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit trong quá trình phiên mã là:

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 1. B. 0. C. 2. D. 3.
Câu 7 [V-ID: 12754]: Cho các thông tin về quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực
(1) Cả 2 mạch của ADN đều có thể làm khuôn cho quá trình phiên mã.
(2) Quá trình phiên mã chỉ xảy ra trong nhân tế bào.
(3) Quá trình phiên mã thường diễn ra đồng thời với quá trình dịch mã.
(4) Khi trượt đến mã kết thúc trên mạch gốc của gen thì quá trình phiên mã dừng lại.
Số thông tin đúng là:
A. 1. B. 0. C. 3. D. 2.
Câu 8 [V-ID: 12755]: Cho các phát biểu sau đây về sự nhân đôi ADN trong một tế bào của một loài thực vật:
(1) ADN chỉ nhân đôi một lần tại pha s của chu kỳ tế bào.
(2) Trên mỗi chạc chữ Y, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn.
(3) ARN polimeraza có chức năng xúc tác hình thành mạch ADN mới theo chiều 5’ - 3’.
(4) Xét trên một đơn vị tái bản, sự tháo xoắn luôn diễn ra theo hai hướng ngược nhau.
(5) Sự tổng hợp đoạn mồi có bản chất là ARN có sử dụng Ađênin của môi trường để bổ sung với Uraxin của mạch khuôn.
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 9 [V-ID: 12756]: Trong các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, đặc điểm nào sau đây có ở cả enzim ARN -
polimeraza và enzim ADN - polimeraza?
(1) Có khả năng tháo xoắn phân tử ADN.
(2) Có khả năng tổng hợp mạch pôlinuclêôtit mới theo chiều 5’ - 3’ mà không cần đoạn mồi.
(3) Có khả năng tách hai mạch của ADN mẹ.
(4) Có khả năng hoạt động trên cả hai mạch của phân tử ADN.
(5) Có khả năng lắp ráp cac nuclêôtit của mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với các nuclêôtit của mạch ADN khuôn.
Số phương án trả lời đúng là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 10 [V-ID: 12758]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN?
(1) Trên mỗi chạc tái bản có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn.
(2) Enzyme ADN polymerase chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’.
(3) Hai mạch được tổng hợp theo nguyên tắc bổ sung song song liên tục.
(4) Các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối ADN ligaza.
(5) Enzim ADN polimeraza có vai trò bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của ADN.
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

II. ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN


Câu 11(V-ID: 74293): Cho các phát biểu sau về điều hòa hoạt động của gen:
(1) Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ chủ yếu xảy ra ở cấp độ phiên mã.
(2) Gen điều hòa qui định tổng hợp protein ức chế. Protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã
làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Trật tự nucleotit đặc thù mà tại đó enzim ADN-polimeraza có thể nhận biết và khởi đầu phiên mã là vùng khởi động.
(4) Mô hình Operon không có gen điều hòa.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12 [V-ID: 13632]: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của operon Lac ở E. coli là đúng?
(1) Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã.
(2) Ba gen cấu trúc trong operon Lac đuợc dịch mã đồng thòi bởi một riboxom tạo ra một chuỗi polipeptit.
(3) Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa.
(4) Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactozo.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13(V-ID: 74291): Cho các nhận định sau:
(1) Điều hòa hoạt động của gen chính là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra
(2) Đối với operon Lac ở E.coli thì tín hiệu điều hòa hoạt động của gen là đường lactozo.
(3) Gen điều hòa (regulator R) là vị trúi tiếp xúc với enzim ARN polimeraza để xúc tác quá trình phiên mã.
(4) Sự nhắc lại nhiều lần các gen tổng hợp loại protein mà tế bào có nhu cầu lớn là điều hòa trước phiên mã.
(5) Các enzim phân giải các protein không cần thiết một cách chọn lọc là ví dụ về sự điều hòa gian đoạn dịch mã.
Số nhận định đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14 [V-ID: 13067]: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về mô hình hoạt động của opêron Lac ở E.
coli?
(1) Gen điều hòa tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactozo.
(2) Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac tính từ đầu 5’ trên mạch mã gốc của gen.
(3) Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ADN -

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
polimeraza.
(4) 3 gen cấu trúc Z, Y, A trong operon Lac luôn được phiên mã đồng thời tạo ra một phân tử mARN mang thông tin mã
hóa cho cả 3 gen.
(5) Lượng sản phẩm của gen có thể được tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15 [V-ID: 13070]: Bảng sau đây cho biết một số thông tin về quá trình điều hòa hoạt động của Operol Lac ở vi
khuẩn E.coli?
Cột A Cột B
(1) Khi môi trường có đường lactozo thì protein ức (a) môi trường trong tế bào không có đường lactzo.
chế
(2) Operol là (b) có hoặc không có chất cảm ứng
(3) Khi môi trường không có lactozo thì protein ức (c) liên kết với vùng vận hành
chế sẽ
(4) Gen điều hòa Operol hoạt động khi môi trường (d) cụm gồm một số gen cấu trúc do một gen điều
hòa nằm trước nó điều hành
(5) Cụm gen cấu trúc Z, Y, A trong Operol Lac ở vi (e) không gắn vào vùng vận hành
khuẩn E.coli không hoạt động khi
Trong các tổ hợp ghép đôi ở các phương án sau đây, phương án nào đúng?
A. 1-e, 2-d, 3-c, 4-b, 5-a. B. 1-d, 2c, 3-e, 4-b, 5-a.
C. 1-e, 2-d, 3-b, 4-c, 5-a. D. 1-d, 2-b, 3-a, 4-c, 5-e.
Câu 16 [V-ID: 14440]: Hình ảnh dưới đây mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực. Trong đó:
mục (a), (b), (c), (d), (e) là các mức điều hoà hoạt động của gen còn khuyết. Hãy quan sát hình ảnh và cho biết trong các
nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng.

(1) Mục (d) mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở giai đoạn dịch mã.
(2) Mục (a) mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở giai đoạn trước phiên mã.
(3) Mục (e) mô tả quá trình điều hoạt động của gen ở giai đoạn sau dịch mã.
(4) Mục (c) mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở giai đoạn sau phiên mã.
(5) Mục (b) mô tả quá trình điều hoà hoạt động của gen ở giai đoạn phiên mã.
(6) Điều hoà hoạt động gen là điều hoà lượng sản phẩm của gen (các ARN, prôtêin...) nhằm tạo điều kiện cho sự phai
triển bình thường của cơ thể.
A. 1. B. 2. C. 5. D. 6.
Câu 17 (V- ID:26318 ): Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hemoglobin trong tế bào
hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ hoặc
thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là gì?
(1) Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần.
(2) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các protein khác
(3) Chúng cho phép tế bào kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã một cách chính xác và
hiệu quả hơn

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(4) Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư
(5) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các axit nucleic khác
(6) Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN
Số nhận định đúng là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 18(V-ID: 74290): Trong cơ chế điều hoà sinh tổng hợp prôtêin ở vi khuẩn E.coli, khi môi trường không có lactôzơ
thì diễn ra các sự kiện nào?
(1) Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành.
(2) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế.
(3) Quá trình phiên mã của các gen cấu trúc bị ức chế, không tổng hợp được mARN.
(4) Vùng vận hành được khởi động, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN, từ đó tổng hợp các chuỗi pôlipeptit.
Số phương án đúng là:
A. 1. B. 0. C. 2. D. 3.
Câu 19 (V-ID: 74265): Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật gồm:
(1) Điều hòa phiên mã. (2) Điều hòa đóng tháo xoắn nhiễm sắc thể.
(3) Điều hòa sau dịch mã.
(4) Điều hòa qua Operon. (5) Điều hòa ở từng gen.
Có bao nhiêu cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 20(V-ID: 74289): Cho các sự kiện dưới đây về cơ chế hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn Ecoli:
(1) Khi môi trường có lactôzơ, lactôzơ sẽ hoạt động như chất cảm ứng làm thay đổi cấu trúc không gian prôtêin ức chế
làm chúng không gắn vào vùng vận hành được.
(2) Quá trình dịch mã tạo ra 1 chuỗi polipeptit, sau đó chuỗi polipeptit này được chia ra làm 3 chuỗi polipeptit tương ứng
của 3 gen X, Y, A rồi được chế biến lại để tạo prôtêin có chức năng sinh học.
(3) Các enzim được tạo ra từ các gen trên operon có vai trò phản ứng phân giải lactôzơ để cung cấp năng lượng cho tế
bào.
(4) Quá trình phiên mã xảy ra khi môi trường có lactôzơ, sản phẩm của quá trình phiên mã là 1 chuỗi poliribonucleotit
chứa các phân tử mARN của 3 gen trên operon.
Số sự kiện chưa chính xác là:
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B A C C C A B A C C C B C D A
Câu 16 17 18 19 20
Đáp án C A C C B

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: CÔNG THỨC GIẢI NHANH PHẦN DI TRUYỀN CẤP PHÂN TỬ

Câu 1( ID:91615 ): Cho các phát biểu sau:


1. Phân tử ARN vận chuyển có chức năng vận chuyển axit amin để dịch mã và vận chuyển các chất khác trong tế
bào.
2. Mỗi phân tử ARN vận chuyển có nhiều bộ ba đối mã, mỗi bộ ba đối mã khớp đặc hiệu với 1 bộ ba trên mARN.
3. Mỗi phân tử ARN chỉ gắn với 1 loại axit amin, axit amin được gắn vào đầu 3’ của chuỗi polipeptit.
4. Phân tử ARN vận chuyển có cấu trúc 2 mạch đơn cuộn xoắn lại với nhau như hình lá dâu xẻ 3 thùy.
5. Trên phân tử tARN có liên kết hidro theo nguyên tắc bổ sung.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 2( ID:91616 ): Tế bào vi khuẩn mang gen B có khối lượng phân tử là 720000 đvC (chỉ tính vùng mã hóa, vì
vậy từ đây trở đi nói gen B là chỉ nói vùng mã hóa), trong đó có hiệu của A với loại nucleotit khác là 30% số
nucleotit của gen. Mạch 1 của vùng mã hóa của gen có 360A và 140G. Khi gen B phiên mã đã lấy của môi trường
nội bào 1200U.
Cho các phát biểu sau:
1. Chiều dài vùng mã hóa của gen là 5100 Å
2. Quá trình tự sao của gen B đã diễn ra liên tiếp 3 đợt thì số nucleotit loại T môi trường cung cấp là 6720 nucleotit.
3. Môi trường đã cung cấp số nucleotit loại A cho quá trình phiên mã của gen B là: 720 nucleotit.
4. Môi trường đã cung cấp số nucleotit loại G cho quá trình phiên mã của gen B là: 280 nucleotit.
Số phát biểu sai là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3( ID:91617 ): Một gen có từ 1500 – 2000 Nucleotit, khi nhân đôi 1 số lần đã được môi trường nội bào cung
cấp 27000 nucleotit tự do trong đó có 9450 nucleotit tự do loại X.
Trong các phát biểu sau:
1. Chiều dài của gen là 3060 Å.
2. Số nucleotit loại G của gen ban đầu là 270 nucleotit.
3. Số nucleotit loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là 4050 Nu.
4. Tổng số nucleotit của gen là 1500 nucleotit.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4( ID:91618 ): Cho các phát biểu dưới đây:
(1) Ở sinh vật nhân thực, quá trình nhân đôi ADN chỉ diễn ra trong nhân tế bào.
(2) Mã di truyền luôn có tính thoái hóa
(3) Trong một lần nhân đôi ADN những gen khác nhau có số lần nhân đôi khác nhau.
(4) Nguyên tắc bổ sung không thể hiện trong quá trình dịch mã
Số phát biểu đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 5( ID:91619 ): Cho c|c ph|t biểu sau về qu| trình phiên m~ v{ dịch m~:
(1) Qu| trình phiên m~ ADN của sinh vật nh}n sơ chỉ xảy ra ở nh}n tế b{o.
(2) Mạch m~ gốc được dùng l{m khuôn cho qu| trình phiên m~ l{ mạch có chiều 3'-5'.
(3) Enzim chính tham gia v{o qu| trình phiên m~ l{ enzim ADN polimeraza.
(4) Vùng n{o trên gen vừa phiên m~ xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại.
(5) Dịch m~ l{ qu| trình tổng hợp protein, trong qu| trình protein được tổng hợp vẫn có sự tham gia trực tiếp
của ADN.
(6) Trong qu| trình dịch m~, mARN thường không gắn với từng riboxom riêng rẽ m{ đồng thời gắn với một
nhóm riborom, giúp tăng hiệu suất tổng hợp protein cùng loại.
(7) Riboxom được sử dụng qua v{i thế hệ tế b{o v{ có thể tham gia v{o tổng hợp bất cứ loại protein n{o.
Số ph|t biểu có nội dung đúng l{:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 6( ID:91620 ): Khi nói về ADN có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định dưới đây:

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(1) Enzim ligaza dùng để nối các đoạn okazaki trong quá trình nhân đôi ADN.
(2) Quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở quá trình nguyên phân và ở trong nhân tế bào.
(3) Các ADN cùng nằm trong nhân của một tế bào có số lần tự sao mã bằng nhau.
(4) Qua 8 đợt nhân đôi thì tổng ADN con được tạo thành là 27 ADN có mang nguyên liệu mới.
(5) Trong mỗi ADN con có 1 mạch có nguồn gốc từ mẹ, mạch còn lại được tổng hợp từ môi trường nội bào.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 7 ( ID:91621 ): Nhận định nào dưới đây là đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực:
(1) Nhân đôi gắn liền với quá trình tháo xoắn nhiễm sắc thể và nhiều quá trình sinh tổng hợp khác,diễn ra vào kỳ
trung gian.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN xảy ra ở một điểm trên 1 phân tử ADN.
(3) Ở mỗi đơn vị nhân đôi, sự tổng hợp có thể diễn ra ở cả 2 chạc chữ Y cùng lúc.
(4) Enzim ARN_polimeraza giúp tổng hợp các đoạn ARN mồi trong quá trình nhân đôi.
(5) Trong quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực ta luôn có trên mỗi phễu tái bản: Số đoạn mồi = số đoạn
okazaki + 2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8( ID:91622 ): Cho các khẳng định dưới đây về quá trình tái bản ADN ở sinh vật nhân sơ:
(1) Các ARN polimeraza chỉ tham gia vào quá trình phiên mã mà không có enzim ARN polimeraza nào tham gia
vào quá trình tái bản.
(2) Ở chạc tái bản, trên mạch 3’ → 5’ chuỗi polipeptit được tổng hợp liên tục và kết thúc trước do chiều của mạch
đơn ADN luôn là 5’ → 3’.
(3) Các đoạn okazaki được tạo thành sau đó chúng được nối nhờ enzim ligaza để tạo thành mạch kết thúc sau.
(4) Hầu hết các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân sơ có kích thước vào khoảng 30000 – 50000 nucleotit.
Số khẳng định đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 9 ( ID:91624 ): Từ 5 phân tử ADN được đánh dấu N ở cả 2 mạch đơn tiến hành quá trình nhân đôi trong môi
15

trường chỉ có N14, tổng hợp được 160 phân tử ADN mạch kép. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận
dưới đây:
(1) Có tất cả 150 phân tử ADN chứa N14.
(2) Có 5 phân tử ADN con có chứa N15.
(3) Có tất cả 310 mạch đơn chứa N14.
(4) Có 16 phân tử ADN chứa cả N14 và N15.
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 10( ID:91629 ): Hình vẽ dưới đ}y mô tả sự nh}n đôi ADN của sinh vật nh}n sơ v{ sinh vật nh}n thực. H~y
quan s|t hình v{ cho biết trong c|c nhận xét dưới đ}y, có bao nhiêu nhận xét đúng?

(1) Hình 1 mô tả sự nh}n đôi ADN của sinh vật nh}n sơ.
(2) Hình 2 mô tả sự nh}n đôi ADN của sinh vật nh}n thực.
(3) Ph}n tử ADN của sinh vật nh}n sơ có mạch thẳng.
(4) Ph}n tử ADN của sinh vật nh}n thực có mạch vòng.
(5) Qu| trình nh}n đôi ADN của sinh vật nh}n thực v{ nh}n sơ đều tạo nhiều đơn vị nh}n đôi.
(6) Qu| trình nh}n đôi ADN của sinh vật nh}n sơ có nhiều đơn vị nh}n đôi hơn sinh vật nh}n thực.
(7) Qu| trình nh}n đôi ADN của sinh vật nh}n thực thì cả 2 mạch tham gia l{m khuôn cho qu| trình nh}n đôi
ADN của sinh vật nh}n sơ chỉ 1 mạch l{m khuôn cho qu| trình nh}n đôi.
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 11( ID:91630 ): Hình bên dưới mô tả sơ lược về qu| trình phiên m~ v{ dịch m~, quan s|t hình v{
cho biết trong c|c ph|t biểu sau đ}y có bao nhiêu ph|t biểu đúng.

(1) Hình trên mô tả qu| trình phiên m~ v{ dịch m~ diễn ra ở sinh vật nh}n sơ.
(2) Vùng n{o trên gen vừa phiên m~ xong thì đóng xoắn ngay lại.
(3) Sau phiên m~, mARN được trực tiếp dùng l{m khuôn để dịch m~.
(4) Ở sinh vật nh}n sơ dịch m~ diễn ra trên mARN theo chiều 5’ → 3’, sinh vật nh}n thực thì dịch m~ diễn ra
theo chiều ngược lại.
(5) Nếu không có đột biến ph|t sinh, kết thúc qu| trình dịch m~ thu được 2 chuỗi pôlipeptit có th{nh
phần v{ trình tự axit amin giống nhau.
(6) Trong chuỗi pôlipeptit, tất cả c|c axit amin foocmin mêtiônin đều l{ axit amin mở đầu.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12( ID:91632 ): Cho c|c nhận định sau:
(1) Enzim tham gia qu| trình phiên m~ l{ ARN-polimeraza
(2) Qu| trình phiên m~ bắt đầu từ điểm khởi đầu v{ kết thúc ở điểm kết thúc trên gen
(3) mARN sau khi tổng hợp xong sẽ được dùng làm khuân cho quá trình dịch mã
(4) Qu| trình phiên m~ ở sinh vật nh}n thực chỉ có một loại enzim tham gia
(5) Ph}n tử mARN đuợc tổng hợp theo chiều 3’→5’
(6) Mạch l{m khuôn để tổng hợp ARN có chiều từ 3’→5’
(7) Qu| trình phiên m~ diễn ra trong tế b{o chất
Số c}u đúng l{:
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 13 ( ID:91634 ): Cho c|c nhận định sau.
(1)Trong qu| trình sinh tổng hợp prôtêin, ở giai đoạn hoạt ho| axit amin, ATP có vai trò cung cấp năng lượng
để axit amin được hoạt ho| v{ gắn với tARN.
(2)Trong qu| trình dịch m~, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin l{ mARN
(3) Trên mạch mang m~ gốc của gen có một bộ ba 3'AGX5'. Bộ ba tương ứng trên ph}n tử mARN được phiên
m~ từ gen n{y l{ 3'UXG5'.
(4) Ở sinh vật nh}n thực, qu| trình dịch m~ diễn ra trong nh}n tế b{o.
(5) Loại axit nuclêic mang bộ ba đối m~ l{ mARN.
(6) Trong qu| trình dịch m~, trên mỗi ph}n tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động.
(7) Qu| trình dịch m~ kết thúc khi ribôxôm tiếp xúc với côđon 5' UUG 3' trên ph}n tử mARN.
(8) Ph}n tử tARN v{ rARN có cấu trúc mạch đơn, ph}n tử mARN có cấu trúc mạch kép.
Số c}u đúng l{:
A. 4 B. 3 C. 2 D. 5
Câu 14 ( ID:91635 ): Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Enzim ADN pôlimeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
(2) Enzim ARN pôlimeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’.
(3) Enzim ADN pôlimeraza chỉ hoạt động khi đã có đoạn mồi ARN.
(4) Mạch mới được tổng hợp liên tục (sợi dẫn đầu) có chiều tổng hợp cùng chiều với sự phát triển của chạc nhân đôi.
(5) Enzim ligaza có nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki lại với nhau để hình thành mạch đơn hoàn chỉnh.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 15 ( ID:91637 ): Cho các kết luận sau về quá trình dịch mã
1. Liên kết bổ sung được hình thành trước liên kết peptit.
2. Trình tự các bộ ba trên mARN quy định trình tự axit amin trên chuỗi polipeptit.
3. Bộ ba kết thúc quy định tổng hợp axit amin cuối cùng trên chuỗi polipeptit.
4. Chiều dịch chuyển của riboxom ở trên mARN là 5’ → 3’.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Số phương án sai là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16( ID:91638 ): Xét các phát biểu sau đây:
(1) Tính thoái hóa của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại axit
amin.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3’ – 5’ so với chiều trượt của
ARN polimeraza trên mạch mã gốc.
(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại axit amin do nhiều bộ khác nhau quy định tổng hợp.
(4) Trong quá trình phiên mã, cả 2 mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
(5) Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’ – 5’ của mARN
Trong 5 phát biểu trên,có bao nhiêu phát biểu nào đúng?
A. 0. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 17( ID:91641 ): Trong các bộ ba nuclêôtit được liệt kê dưới đây, hãy cho biết những bộ ba nuclêôtit chắc chắn
không phải là bộ ba đối mã (anticôdon) trên các phân tử tARN.
(1) 5’AUU3’. (2) 5’UUA3’. (3) 5’AUX3’. (4) 5’UAA3’.
(5) 5’AXU3’. (6) 5’UAG3’. (7) 5’UXA3’. (8) 5’XUA3’. (9) 5’UGA3’.
Số đáp án đúng là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 6.
Câu 18 ( ID:91644 ): Qu| trình tự nh}n đôi của ADN có c|c đặc điểm:
(1) Ở sinh vật nh}n thực diễn ra ở trong nh}n, tại pha G1 của kỳ trung gian
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung v{ nguyên tắc b|n bảo to{n.
(3) Cả hai mạch đơn đều l{m khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn Okazaki được tổng hợp theo chiều 5' -> 3'.
(5) Khi một ph}n tử ADN tự nh}n đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo d{i liên tục với sự ph|t triển
của chạc chữ Y
(6) Ở sinh vật nh}n thực enzim nối ligaza thực hiện trên cả hai mạch mới
(7) Qu| trình tự nh}n đôi l{ cơ sở dẫn tới hiện tượng nh}n bản gen trong ống nghiệm
(8) Ở sinh vật nh}n thực có nhiều đơn vị t|i bản trong mỗi đơn vị lại có nhiều điểm sao chép
Số phương |n đúng l{:
A. 5 B. 6 C. 7 D. 4
Câu 19 ( ID:91646 ): Cho c|c nhận định về qu| trình nh}n đôi ADN như sau:
(1) Ở sinh vật nh}n thực diễn ra ở trong nh}n, tại pha G1 của kỳ trung gian
(2) Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung v{ nguyên tắc b|n bảo to{n.
(3) Cả hai mạch đơn đều l{m khuôn để tổng hợp mạch mới.
(4) Đoạn okazaki được tổng hợp theo chiều 5’→3’.
(5) Khi một ph}n tử ADN tự nh}n đôi 2 mạch mới được tổng hợp đều được kéo d{i liên tục với sự ph|t triển
của chạc chữ Y
Số nhận định đúng l{:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 20 ( ID:91647 ): Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15 sang
môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện tái bản 5 lần liên tiếp tạo được 480 phân tử ADN vùng
nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân đôi tiếp 2 lần
nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Số phân tử ADN ban đầu là 16.
(2) Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 2880.
(3) Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 1056.
(4) Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 992.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A A B A D A C B B D D C C D A A B A B C
Lưu ý: Để xem đáp án nhanh, các em có thể tra theo ID ngay trên APP Hoc24h.
APP Hoc24h có hệ thống câu hỏi được đầu tư công phu và sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: _Kiểm tra kiến thức phần nhiễm sắc thể, gen, mã di truyền

Câu 1 [ID:24954]: Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về
A. hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp. B. hình thái, số lượng và cấu trúc.
C. thành phần, số lượng và cấu trúc. D. số lượng, cấu trúc và cách sắp xếp.
Câu 2 [ID:24955]: Thứ tự cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể từ đơn giản đến phức tạp là
A. nuclêôxôm, sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, siêu xoắn, crômatit.
B. sợi chất nhiễm sắc, nuclêôxôm, sợi cơ bản, siêu xoắn, crômatit.
C. nuclêôxôm, sợi cơ bản, sợi chất nhiễm sắc, siêu xoắn, crômatit
D. sợi chất nhiễm sắc, sợi cơ bản, nuclêôxôm, siêu xoắn, crômatit.
Câu 3 [ID:24956]: Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là
A. ADN và prôtêin phi histon. B. ADN, ARN và prôtêin histon.
C. ADN và prôtêin histon. D. ADN, ARN và prôtêin phi histon.
Câu 4 [ID:24957]: Một nuclêôxôm được cấu tạo từ các thành phần cơ bản là
A. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.
B. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.
C. 8 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 146 cặp nuclêôtit.
D. 9 phân tử prôtêin histon và đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit.
Câu 5 [ID:24952]: Chọn câu phát biểu không đúng . Đối với nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực
A. số lượng NST trong tế bào càng nhiều sinh vật càng tiến hoá
B. bộ NST của mỗi loài đặc trưng về hình thái, số lượng và cấu trúc
C. giới tính của một loài phụ thuộc vào sự có mặt của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong tế bào.
D. hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kì phân bào.
Câu 6 (V-ID:25789 ): Mức xoắn 1 của NST là:
A. sợi cơ bản, đường kính 11nm B. sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30nm
C. siêu xoắn, đường kính 300nm D. crômatic, đường kính 700nm
Câu 7 [ID:24959]: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và
sợi nhiễm sắc có đường kính lần lượt là
A. 11 nm và 300 nm. B. 11 nm và 30 nm.
C. 30 nm và 11 nm. D. 30 nm và 300 nm
Câu 8 [ID:24961]: Nhiễm sắc thể( NST) kép được cấu tạo từ:
A. hai NST đơn dính nhau qua tâm động. B. hai crômatit dính nhau qua tâm động
C. hai sợi nhiễm sắc dính nhau qua tâm động. D. hai NST tương đồng.
Câu 9 [ID:24963]: NST ở sinh vật nhân sơ được cấu tạo gồm: một phân tử ADN vòng kép
A. liên kết với prôtêin phi histôn B. liên kết với prôtêin histôn
C. không liên kết với prôtêin histôn. D. không liên kết với prôtêin phi histôn
Câu 10 [ID:24967]: Hình thái của nhiễm sắc thể nhìn rõ nhất trong nguyên phân ở kỳ giữa vì chúng
A. đã tự nhân đôi. B. xoắn và co ngắn cực đại.
C. tập trung ở mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc. D. chưa phân ly về các cực tế bào.
Câu 11 [ID:24969]: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 12 [ID:24970]: Mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN dài gấp hàng ngàn lần so với đường kính của nhân tế bào
do
A. ADN có khả năng co xoắn khi không hoạt động.
B. ADN có thể tồn tại ở nhiều trạng thái.
C. ADN cùng với prôtêin hitstôn tạo nên cấu trúc xoắn nhiều bậc.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
D. có thể ở dạng sợi cực mảnh vì vậy nó nằm co gọn trong nhân tế bào.
Câu 13 [ID:24971]: Sự thu gọn cấu trúc không gian của nhiễm sắc thể
A. thuận lợi cho sự phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
B. thuận lợi cho sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
C. thuận lợi cho sự phân ly, sự tổ hợp các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. giúp tế bào chứa được nhiều nhiễm sắc thể.
Câu 14 [ID:24972]: Mỗi nhiễm sắc thể điển hình đều chứa các trình tự nuclêôtit đặc biệt gọi là tâm động. Tâm động có
chức năng
A. giúp duy trì cấu trúc đặc trưng và ổn định của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào nguyên phân.
B. là vị trí mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi, chuẩn bị cho nhiễm sắc thể nhân đôi trong quá trình phân bào.
C.là vị trí liên kết với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
D.làm cho các nhiễm sắc thể dính vào nhau trong quá trình phân bào.
Câu 15 [ID:24973]: Nhiễm sắc thể được coi là cơ sở vật chất di truyền của tính di truyền ở cấp độ tế bào vì chúng
A. nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gen, mà gen là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử
B. điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.
C. điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền ở phân bào.
D. tham gia vào mọi hoạt động sống của tế bào.
Câu 16 [ID:24974]: Số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài phản ánh
A. Mức độ tiến hóa của loài. B. Mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
C. Tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. D. Số lượng gen của mỗi loài.
Câu 17 [ID:24975]: Cặp NST tương đồng là cặp NST
A. Giống nhau về hình thái, khác nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
B. Giống nhau về hình thái, kích thước và có cùng nguồn gốc từ bố hoặc có nguồn gốc từ mẹ.
C. Khác nhau về hình thái, giống nhau về kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
D. Giống nhau về hình thái, kích thước và một có nguồn gốc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ.
Câu 18 [ID:24976]: Nhận định nào sau đây không phải là chức năng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. Lưu giữ, bảo quản, truyền đạt thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
B. Điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức cuộn xoắn của nhiễm sắc thể.
C. Khả năng tham gia tổng hợp prôtêin mạnh khi tế bào đang ở kỳ giữa của phân bào.
D. Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.
Câu 19 [ID:24977]: Điều nào sau đây không đúng với chức năng của NST?
A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
B. Tham gia vào cấu trúc nên enzim để xúc tác cho các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
C. Điều hoà hoạt động của các gen.
D. Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.
Câu 20 [ID:24980]: Một trong những chức năng của nhiễm sắc thể là
A. xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể.
B. điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
C. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
D. điều hòa trao đổi chất và bảo vệ cơ thể.
Câu 21 [ID:24981]: Đơn vị cấu trúc cơ bản của nhiễm sắc thể là
A. nuclêôxôm. B. nuclêôtit. C. ADN. D. prôtêin histôn.
Câu 22 [ID:24982]: Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ
A. chỉ là phân tử ADN hoặc ARN trần. B. là phân tử ADN dạng vòng.
C. là phân tử ADN liên kết với prôtêin. D. là phân tử ARN.
Câu 23 [ID:24984]: Một trong những chức năng của nhiễm sắc thể là
A. xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể.
B. điều hoà trao đổi chất, sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
C. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
D. điều hòa trao đổi chất và bảo vệ cơ thể.
Câu 24 [ID:67140]: Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Tâm động là trình tự nucleotid đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nucleotid
này.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của
tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 25 (ID: 77710) : Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 26 [ID:15808]: Vùng kết thúc của gen nằm ở:
A. Nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
B. Nằm ở đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C. Nằm ở đầu 3’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
D. Nằm ở đầu 5’ mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu 27 [ID:15809]: Vùng trình tự của gen nằm ở đầu 3 mạch mã gốc của gen là:
A. Vùng điều hòa, mang tín hiệu khởi động phiên mã. B. Vùng kết thúc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C. Vùng điều hòa, mang tín hiệu khởi động dịch mã. D. Vùng kết thúc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
Câu 28 [ID:15810]: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng điều hoà nằm ở
A. đầu 5' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
B. đầu 3' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
C. đầu 5' của mạch mã gốc, mang tín hiệu kết thúc dịch mã.
D. đầu 3' của mạch mã gốc, có chức năng khởi động và điều hoà phiên mã.
Câu 29 [ID:15815]: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêotit. Vùng trình tự nuclêotit nằm ở đầu 5’
trên mạch mã gốc của gen có chức năng?
A. mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã.
B. mang thông tin mã hoá các axit amin.
C. mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
D. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã.
Câu 30 (ID: ID:61300 ): Trên một mạch của gen có 150 ađênin và 120 timin. Gen nói trên có 20% guanin. Số lượng từng
loại nuclêôtit của gen là :
A. A = T = 180; G = X = 270 B. A = T = 270; G = X = 180
C. A = T = 360; G = X = 540 D. A = T = 540; G = X = 360
Câu 31 ( ID:61301 ): Gen là một đoạn của phân tử ADN
A. mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.
B. chứa các bộ 3 mã hoá các axit amin.
C. mang thông tin mã hoá chuỗi polipeptit hay phân tử ARN.
D. mang thông tin di truyền của các loài.
Câu 32 [ID:15816]: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của gen là:
A. 1798 B. 2250 C. 1125 D. 3060
Câu 33 [ID:15817]: Điểm khác nhau cơ bản nhất giữa gen cấu trúc và gen điều hoà là:
A. Về cấu trúc của gen. B. Về khả năng phiên mã của gen.
C. Chức năng của prôtêin do gen tổng hợp. D. Về vị trí phân bố của gen.
Câu 34 [ID:15806]: Một gen dài 5100 Å . Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A là 350. Trên mạch 2 của gen có số
nuclêôtit loại G là 400 và số nuclêôtit loại X là 320. Số nuclêôtit từng loại trên mạch 1 của đoạn gen đó là
A. A = T = 350, G = X = 400. B. A = 350, T = 430, G = 320, X = 400.
C. A = 350, T = 320, G = 400, X = 350. D. A = 350, T = 200, G = 320, X = 400.
Câu 35 [ID:15799]: Có bao nhiêu nhận định đúng về gen?
(1) Gen mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
(2) Dựa vào sản phẩm của gen người ta phân loại gen thành gen cấu trúc và gen điều hòa.
(3) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một tARN, rARN hay một polipeptit hoàn chỉnh.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(4) Xét về mặt cấu tạo, gen điều hòa có cấu tạo một mạch còn gen cấu trúc có cấu tạo hai mạch.
(5) Gen điều hòa mang thông tin mã hóa cho chuỗi polipeptit với chức năng điều hòa sự biểu hiện của gen cấu trúc.
(6) Trình tự các nucleotit trong gen là trình tự mang thông tin di truyền.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 36 [ID:15807]: Với 4 loại nuclêôtit A, T, G, X sẽ có bao nhiêu mã bộ 3 không có G?
A. 37 mã bộ ba. B. 27 mã bộ ba. C. 64 mã bộ ba. D. 16 mã bộ ba.
Câu 37 [ID:15792]: Tính thoái hóa mã của mã di truyền là hiện tượng
A. Một mã bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
B. Các mã bộ ba nằm nối tiếp nhau trên gen mà không gối lên nhau.
C. Nhiều mã bộ ba mã hóa cho một axit amin.
D. Các mã bộ ba có thể bị đột biến gen để hình thành nên bộ ba mã mới.
Câu 38 [ID:15793]: Đặc điểm nào không đúng với mã di truyền:
A. Mã di truyền có tính phổ biến tức là tất cả các loài sinh vật đều dùng chung bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.
B. Mã di truyền mang tính đặc hiệu tức là mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.
C. Mã di truyền mang tính thoái hóa tức mỗi bộ ba mã hóa cho nhiều axit amin.
D. Mã di truyền là mã bộ ba.
Câu 39 [ID:15811]: Một đoạn mạch gốc của gen chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A/G = 4. Để có đủ các loại mã di
truyền thì đoạn mạch đó ít nhất phải có bao nhiêu nu?
A. 60 B. 72 C. 90 D. 120
Câu 40 [ID:15812]: Phát biểu nào sau đây về mã di truyền là chưa chính xác?
A. Bộ ba có chức năng quy định điểm khởi đầu dịch mã trên mARN là 5’AUG3’
B. Các loài sinh vật dùng chung bảng mã di truyền trừ một vài ngoại lệ
C. Một mã di truyền luôn mã hóa 1 loại axít amin
D. Trên mạch mã gốc của gen các mã di truyền: 3’ATX5’; 3’ATT5’; 3’AXT5’ không mã hóa axit amin
Câu 41 [ID:15813]: Mã kết thúc của một gen nằm ở:
A. vùng kết thúc. B. đầu vùng mã hóa.
C. vùng điều hòa. D. cuối vùng mã hóa.
Câu 42 [ID:15814]: Giả sử có 3 loại nuclêôtit A, T, X cấu tạo nên một gen cấu trúc thì số bộ ba tối đa của gen trên là:
A. 61 B. 26 C. 27 D. 24
Câu 43 [ID:15794]: Đặc điểm thoái hóa của mã bộ ba có nghĩa là
A. một bộ ba mã hóa cho một loại axit amin duy nhất. B. một bộ ba mã hóa cho nhiều loại axit amin.
C. nhiều bộ ba cùng mã hóa cho một loại axit amin. D. các bộ ba đọc theo một chiều và liên tục.
Câu 44 [ID:15795]: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
A. Mã di truyền có tính thoái hóa. B. Mã di truyền đặc trưng cho từng loài sinh vật.
C. Mã di truyền có tính đặc hiệu. D. Mã di truyền có tính phổ biến.
Câu 45 [ID:15802]: Mã di truyền mang tính đặc hiệu là:
A. Tất cả sinh vật đều dùng chung bộ mã di truyền. B. Mỗi bộ ba chỉ mã hóa cho một axit amin.
C. Mỗi axit amin chỉ được mã hóa bởi một bộ ba. D. Một axit amin được mã hóa bởi nhiều bộ ba.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Lưu ý: Để xem video chữa và lời giải chi tiết từng câu các em xem tại website: Hoc24h.vn
Trong khóa SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B C C C A A B B C B D C C C A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D C B C A B C A D A A D C B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45
Đáp án C B C B A B C C C A A B B C B

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: Câu hỏi vận dụng cao phần cơ sở VCDT cấp tế bào

Câu 1 [V-ID: 12670]: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, có bao nhiêu kết luận đúng
(1) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại theo cặp alen
(2) Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo cặp alen
(3) Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen
(4) Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương đồng của NST Y
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 2 [V-ID: 12675]: Quan sát hình ảnh sau đây:

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?


(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử histon và được gọi là nuclêôxôm.
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính 11 nm.
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700 nm.
(5) Cấu trúc (4) xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá trình nguyên phân.
(6) Khi ở dạng cấu trúc 4, mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN mạch thẳng, kép.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 3 [V-ID: 12697]: Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các
cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4 [V-ID: 14545]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật
nhân thực?
(1) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với
thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(2) Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm
sắc thể không dính vào nhau.
(3) Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép, thẳng và prôtêin
loại histôn.
(4) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường kính lần
lượt là 30mn và 300nm.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 5(V-ID: 74233): Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây có nội dung đúng?
(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các
cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 6(V-ID: 74234): Khi nói về điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể điển hình của sinh vật nhân thực khác với
NST điển hình của sinh vật nhân sơ có các nội dung:
(1) Tâm động (2) Đường pentozo (3) Axit amin
(4) Tâm mút NST (5) Khung đường – photphat của ADN (6) Nucleotit
(7) Nucleoxom (8) Hình dạng nhiễm sắc thể
Số nội dung đúng là:
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 7(V-ID: 74235): Khi nói về vai trò cấu trúc xoắn nhiều bậc của nhiễm sắc thể, có các nội dung sau:
(1) Rút ngắn chiều dài,bảo vệ cấu trúc NST
(2) Tạo điều kiện cho các gen nhân đôi và phiên mã
(3) Thực hiện điều hòa hoạt động gen
(4) Tạo điều kiện phát sinh các đột biến NST
Số nội dung đúng là:
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 8(V-ID: 74236): Cho các phát biểu sau:
(1) Các loài đều có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
(2) NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà chủ yếu ở các gen trên đó.
(3) Số lượng NST là đặc trưng , tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
(4) Ở vi khuẩn đã có cấu trúc NST gần tương tự như ở tế bào nhân thực.
(5) NST có hình dạng, kích thước tương đối giống nhau ở các loài.
(6) Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST.
(7) Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là chức năng của NST.
(8) Trên NST giới tính, chỉ có các gen quy định giới tính.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 9 (V-ID: 74243): Cho các khẳng định sau về cấu trúc của nucleosome:
(1) Đoạn ADN cuốn vòng quanh lõi histon có chiều dài khoảng 146 nucleotide.
(2) Nhiều nucleosome liên kết tạo thành chuỗi polynucleosome, nhiều chuỗi polynucleosome tạo thành nhiễm
sắc thể.
(3) Có 4 phân tử H2A, H2B, H3 và H4 tham gia cấu tạo nên lõi histone.
(4) Đường kính của chuỗi polynucleosome vào khoảng 2nm.
Số khẳng định đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Đáp án A A C B D C B A A
Lưu ý: Tất cả các câu hỏi trong đề này đều được thầy THỊNH NAM quay video chữa chi
tiết và trong đề 100% có lời giải chi tiết.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: LUYỆN TẬP VỀ NGUYÊN PHÂN
Câu 1 ( ID:25156 ): C 5 2 8
l
A. 40. B. 80. C. 120. D. 160.
Câu 2 ( ID:25157 ): Từ ộ ử 4 l ộ
e l ?
A. 128. B. 256. C. 160. D. 64.
Câu 3 ( ID:25158 ): Mộ ớ v q á ộ ễ ắ ể ý ệ A B DdXY.
K q á . Hỏ á ắ x ặ ẳ xí ạ
A. 1 B. 16 C. 8 D. 32
Câu 4 ( ID:25159 ): Mộ ớ v q á ộ ễ ắ ể ý ệ A B XY. K
q á .N q á l dễ .S á ễ ắ ể
l về ự l
A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
Câu 5 ( ID:25195 ) Xé ộ l ỡ ộ ộ l vậ ứ l ADN 6 x 109 ặ l ô .K
ớ v ầ q á l ADN
A. 6 ×109 ặ l ô . B. 12 × 109 ặ l ô . C. 18 × 109 ặ l ô . D. 24 × 109 ặ l ô .
Câu 6 ( ID:25191 ) Ge D 3600 l d v le de l ạ A 30% le de e . Ge
D ị ộ ộ ặ A-T ạ le d. Mộ ặ e Dd ộ lầ le de ỗ l ạ
ô ộ ặ e ô l :
A. A =T =1800; G =X =1200. B. A= T = 899; G =X =600.
C. A=T =1199; G =X = 1800. D. A= T =1799; G=X=1200.
Câu 7 ( ID:25162 ): Q á ừ ộ ử ã ạ 8 ớ.S l NST ơ
e l :
A. 64. B. 256. C. 128. D. 512.
Câu 8 ( ID:25194 ) Ở lú ớ 2 24 1 ỳ l :
A. 0 B. 48 C. 24 D. 12
Câu 9 ( ID:25164 ): Ở ộ l 2 14 1 l 5 lầ ả á
lầ ù l
A. 896. B. 448. C. 224. D. 112.
Câu 10 ( ID:25165 ): Q á 5 1l vậ ộ NST 2 24 1 lầ
3840 NST ạ á é v x ắ ự ạ . Tạ ể q á v lầ ứ
?
A. K lầ ứ5 B. K lầ ứ5
C. K lầ ứ6 D. K ầ lầ ứ6
Câu 11 ( ID:25166 ): Mô lệ ơ ơ vớ 280 ễ ắ ể ơ ể ộ
2 8 vớ lầ . S lầ ỗ l
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 12 ( ID:25167 ): Ở ộ l ự vậ l l ỡ ộ vớ á ử F1. Mộ á ử
l 5 .Ở lầ ứ ả á
1536 ễ ắ ể ơ l về ự .S ễ ắ ể ử l
A. 48 B. 46 C. 96 D. 24
Câu 13 ( ID:25168 ): Ở ộ l l ơ ểl ỡ ộ vớ á ử F1. Mộ á ử
l 4 .Ở lầ ứ ả á 336 .
S ễ ắ ể ử l
A. 28. B. 14. C. 42. D. 21.
Câu 14 ( ID:25169 ): C 8 ử ù ộ l ộ lầ ằ v ã ử dụ ô ộ
ơ ơ vớ 1680 NST ơ . T á ạ NST ớ ạ ừ
lệ ô l 1568. Bộ ễ ắ ểl ỡ ộ l l
A. 2n = 24. B. 2n = 12. C. 2n = 8. D. 2n = 14.
Câu 15 ( ID:25170 ): Mô lệ ơ ơ vớ 4278 ễ ắ ể ơ ể ộ
vớ lầ . S lầ ỗ l
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 16 ( ID:25171 ): Mộ ộ ễ ắ ể2 20 l 4 lầ . N lệ ô
ầ á ẩ ị ớ v lầ ù ơ ơ vớ ễ ắ ể ơ l
A. 80. B. 160. C. 300. D. 320.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 17 ( ID:25172 ): Ở ộ l ự vậ l l ỡ ộ vớ á ử F1. Mộ á ử
l 5 .Ở lầ ứ ả á
1536 ô .S ễ ắ ể ử l
A. 48 B. 46 C. 96 D. 24
Câu 18 ( ID:25173 ): C 5 ử ù ộ l ộ lầ ằ v ã ử dụ ô ộ
ơ ơ vớ 3720 NST ơ . T á ạ NST ớ ạ ừ
lệ ô l 3600. S lầ ỗ ử l
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 19 ( ID:25174 ): Ở 1 l vậ ộ NST 2 48. Mộ dụ ơ
ộ lầ ằ ã ầ ô ộ 1680 ễ ắ ể ạ á ô.S
dụ ơ v lầ lầ l l
A. 5 v 3. B. 6 v 2. C. 3 v 4. D. 2 v 5.
Câu 20( ID:25193 ) Ge D 3600 l ôv l ô l ạ A 30% l ô e .
Ge D ị ộ ộ ặ A-T le d. Mộ ặ e Dd ộ lầ l ô ỗ l ạ
ô ộ ặ e ô l :
A. A = T = 1799; G = X = 1200. B. A = T = 1799; G = X = 1800.
C. A = T = 1800; G = X = 1200. D. A = T = 899; G = X = 600.
Câu 21 ( ID:25176 ) Ở ộ l l ơ ểl ỡ ộ vớ á ử F1. Mộ á ử
l 4 .Ở lầ ứ ả á 336 .
S ễ ắ ể ử l
A. 21 B. 28 C. 14 D. 42
C 22 ( ID:25177 ) B ử 1l vậ ỗ ử 78 NST lú ô . Cá ử
l ể ạ á .T NST ơ á ừ3 ử ằ 8112. Tỉ lệ
ừ ử 1 vớ ử 2 ằ 1/4. S ừ ử3 1 6 lầ ừ
ử1v ử 2. S l ừ ử3l
A. 8 B. 32 C. 16 D. 64
C 23 ( ID:25178 ) B A B C D ề ự ệ q á .T B lầ
lầ vớ Av ỉ ằ 1/2 lầ C. T lầ ả l 15.
N q á ầ 816 NST ơ ả4 NST ộl ỡ ộ l

A. 12 B. 6 C. 16 D. 8
C 24 ( ID:25179 ) T 2 30 ú I v II ề .T ộ II
ô vớ I. C q á ả l 72. S lầ I v II lầ l t
l
A. 4, 8. B. 2, 4. C. 6, 3. D. 3, 6.
C 25 ( ID:25192 ) Ale B d 221 v 1669 l ô le B ị ộ le . Từ ộ ứ ặ
e B q lầ ô ộ ã q á ô ặ e
1689 l ô l ạ v 2211 l ô l ạ x ôz . Dạ ộ ã xả vớ le B l
A. ộ ặ G-X ằ ộ ặ A-T. B. ộ ặ G-X.
C. ộ ặ A-T. D. ộ ặ A-T ằ ộ ặ G-X.
C 26 ( ID:25181 ) Ở ậ H L ộ ễ ắ ểl ỡ ộ 2 14. S ỳ l
A. 42 B. 28 C. 14 D. 7
C 27 ( ID:25182 ) Xé ộ l ỡ ộ ộ l vậ ứ l ADN 4 ×108 ặ le . K
ớ v q á l ADN
A. 2 × 108 ặ le . B. 4 × 108 ặ le C. 8 × 108 ặ le . D. 16 × 108 ặ le .
C 28 ( ID:25183 ) Ở ộ l 2 24 ễ ắ ể ơ 1 l
A. 12 B. 0 C. 48 D. 24
C 29 ( ID:25184 ) Ở ộ l 2 14 ễ ắ ể ơ 1 l
A. 28 B. 7 C. 0 D. 14
C 30 ( ID:25185 ) B l ADN ộ ử ểl ỡ ộ l x. T
l ADN l
A. 2x. B. 4x C. 0,5x D. 1x
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đá á B B A A B D C A B C B C D D A
C 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đá á B C C A A C D D D A B C C C A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC


CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA KIẾN THỨC PHẦN GIẢM PHÂN
Câu 1( ID:25202 ): Trong giảm phân , nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào :
A. Kỳ giữa I. B. Kỳ trung gian trước lần phân bào I.
C. Kỳ giữa II. D. Kỳ trung gian trước lần phân bào II.
Câu 2( ID:25203 ): Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điểm giống nhau là :
A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn. B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể. D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
Câu 3( ID:25204 ): Trình tự các giai đoạn mà tế bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp
được gọi là :
A. Quá trình phân bào. B. Phát triển tế bào. C. Chu kỳ tế bào. D. Phân chia tế bào.
Câu 4( ID:25205 ): Thời gian của một chu kỳ tế bào được xác định bằng :
A. Thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp.
B. Thời gian kì trung gian.
C. Thời gian của quá trình nguyên phân.
D. Thời gian của các quá trình chính thức trong một lần nguyên phân.
Câu 5( ID:25206 ): Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của
A. kỳ cuối. B. kỳ đầu. C. kỳ giữa. D. kỳ trung gian.
Câu 6( ID:25207 ): Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian?
A. Pha G1. B. Pha G2. C. Pha S. D. Pha G1 và pha G2.
Câu 7( ID:25208 ): Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây ?
A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào thực vật. C. Tế bào động vật. D. Tế bào nấm.
Câu 8( ID:25209 ): Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở :
A. Kỳ đầu. B. Kỳ sau. C. Kỳ giữa. D. Kỳ cuối.
Câu 9( ID:25210 ): Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau
đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể. D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.
Câu 10( ID:25211 ): Gà có 2n = 78. Vào kỳ trung gian, sau khi nhiễm sắc thể xảy ra tự nhân đôi ở pha S của kỳ trung
gian, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là
A. 78 nhiễm sắc thể đơn. B. 78 nhiễm sắc thể kép.
C. 156 nhiễm sắc thể đơn. D. 156 nhiễm sắc thể kép.
Câu 11( ID:25212 ): Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là
A. Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Nhiễm sắc thể dãn xoắn.
C. Thoi phân bào biến mất. D. Màng nhân xuất hiện trở lại.
Câu 12( ID:25213 ): Trong lần phân bào II của giảm phân, các nhiễm sắc thể có trạng thái kép ở các kỳ nào sau đây ?
A. Sau II, cuối II và giữa II. B. Đầu II, cuối II và sau II.
C. Đầu II, giữa II. D. Tất cả các kỳ
Câu 13( ID:25214 ): Trong quá trình giảm phân, các nhiễm sắc thể chuyển từ trạng thái kép trở về trạng thái đơn bắt đầu
từ kỳ nào sau đây ?
A. Kỳ đầu II. B. Kỳ sau II. C. Kỳ sau I. D. Kỳ cuối II.
Câu 14( ID:25215 ): Trong giảm phân, hoạt động nào dưới đây có thể làm cho cấu trúc của nhiễm sắc thể bị thay đổi?
A. Nhân đôi. B. Tiếp hợp. C. Trao đổi chéo. D. Co xoắn.
Câu 15( ID:25216 ): Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân
chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là
A. 1x B. 4x C. 0,5x D. 2x
Câu 16( ID:25217 ) : Một tế bào sinh dục bình thường đang ở kì sau của giảm phân II, người ta đếm được 22 nhiễm sắc
thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A. 2n = 11. B. 2n = 44. C. 2n = 22. D. 2n = 46.
Câu 17( ID:25218 ): Loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là
A. tinh tử. B. tinh trùng. C. trứng D. hợp tử.
Câu 18( ID:25219 ): Quá trình giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau. Đó là do các nhiễm sắc thể
A. tự nhân đôi trước khi giảm phân. B. phân ly độc lập, tổ hợp tự do.
C. đóng tháo xoắn có tính chu kỳ. D. tập trung về mặt phẳng xích đạo thành một hàng.
Câu 19( ID:25220 ): Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp
của các cơ chế
A. nguyên phân. B. nguyên phân, giảm phân và phân đôi.
C. giảm phân và thụ tinh. D. nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 20( ID:25221 ): Sau giảm phân I, hai tế bào được tạo ra có bộ NST là
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 21( ID:25272 ): Cơ chế dẫn đến sự hoán vị gen trong giảm phân là:
A. Sự nhân đôi của NST.
B. Sự phân li NST đơn ở dạng kép trong từng cặp tương đồng kép.
C. Sự tiếp hợp NST và sự tập trung NST ở kỳ giữa.
D. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatit ở kì đầu I.
Câu 22( ID:25273 ): Các cơ chế di truyền xảy ra với một cặp NST thường là:
(1) Tự nhân đôi NST trong nguyên phân, giảm phân. (2) Phân li NST trong giảm phân.
(3) Tổ hợp tự do của NST trong thụ tinh. (4) Liên kết hoặc trao đổi chéo trong giảm phân.
(5) Trao đổi chéo bắt buộc ở kì đầu trong phân bào.
Số nội dung trả lời đúng là:
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 23( ID:25274 ): Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và
thấy lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi. Tế bào đó đang ở
A. kì đầu hoặc kì sau của nguyên phân B. pha G1 hoặc pha G2 trong chu kỳ tế bào
C. pha G1 của chu kỳ tế bào. D. kì đầu I hoặc kì đầu II của giảm phân
Câu 24( ID:25275 ): Ở cải bắp 2n = 18, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của giảm phân 1 là
A. 36 B. 18 C. 9 D. 0
Câu 25( ID:25276 ): Nếu một tế bào cơ của châu chấu chứa 24 nhiễm sắc thể, thì trứng châu chấu sẽ chứa số nhiễm sắc
thể là
A. 48 B. 6 C. 12 D. 24
Câu 26( ID:25277 ): Sự phân ly của hai nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng về hai cực của tế bào xảy ra ở
A. kì đầu của giảm phân I. B. kì sau của giảm phân I.
C. kì sau của nguyên phân. D. kì sau của giảm phân II.
Câu 27( ID:25278 ): Sau giảm phân I, hai tế bào được tạo ra có bộ NST là
A. n NST đơn. B. n NST kép. C. 2n NST đơn. D. 2n NST kép.
Câu 28( ID:25279 ): Qua quá trình giảm phân trải qua hai lần phân bào, từ một tế bào mẹ tạo ra
A. 2 tế bào đơn bội. B. 2 tế bào lưỡng bội. C. 4 tế bào đơn bội. D. 4 tế bào lưỡng bội.
Câu 29( ID:25280 ): Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi bao nhiêu lần?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 30( ID:25281 ): Điểm giống nhau gữa nguyên phân và giảm phân là gì?
A. Gồm 2 lần phân bào B. Xảy ra ở tế bào hợp tử
C. Xảy ra ở tế bào sinh dục chín D. Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần
Câu 31( ID:25282 ): Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân là:
A. Giảm phân gồm 2 lần phân bào, nguyên phân gồm 1 lần phân bào.
B. Nguyên phân gồm 2 lần phân bào, giảm phân gồm 1 lần phân bào.
C. Giảm phân NST nhân đôi 1 lần, nguyên phân NST nhân đôi 2 lần.
D. Nguyên phân NST nhân đôi 1 lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần.
Câu 32( ID:25283 ): Khi quan sát quá trình phân bào ở 1 loài động vật người ta thấy các NST đơn đang phân ly về 2 cực
của tế bào. Các tế bào đó đang ở:
A. Kỳ cuối của ngyên phân. B. Kỳ cuối của giảm phân I.
C. Kỳ sau của giảm phân II. D. Kỳ cuối của giảm phân II.
Câu 33( ID:25284 ): Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AABb. Hai gen này nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau, được
minh họa trong một tế bào của sinh vật này như thể hiện ở hình dưới đây. Tế bào này đang trải qua giai đoạn nào của chu
kỳ tế bào (kí tự + là các cực của tế bào)?

A. giảm phân II B. nguyên phân C. giảm phân I D. có thể là nguyên phân hoặc giảm phân
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
Đáp án B D C A D C A A A B A C B C D C D
Câu 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33
Đáp án B D B D A A D C B B C A D A C C

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: LUYỆN TẬP PHẦN GIẢM PHÂN
Dạng bài: Xác định số giao tử tạo ra trong quá trình Giảm phân, số hợp tử tạo thành
Câu 1 ( ID:25338 ): Một học sinh khi quan sát quá trình phân bào ở các tế bào của một cơ thể lưỡng bội dưới kính
hiểm vi đã vẽ được sơ đồ mô tả các giai đoạn khác nhau như hình ảnh bên dưới. Bạn hãy giúp học sinh này sắp xếp
lại trật tự các hình ảnh theo trật tự tương ứng với các kì: đầu → giữa → sau → cuối.

A. a → b → c → d. B. d → a → c → b. C. c → d → b → a. D. b → d → a → c.
Câu 2 ( ID:25339 ): Ở một loài người ta thấy cơ thể sản sinh ra loại giao tử có ký hiệu AB DE h X. Loài này có số
nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là
A. 4 B. 8 C. 12 D. 10
Câu 3 ( ID:25406 ): Có 1 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là:
A. 4 B. 8 C. 12 D. 2
Câu 4 ( ID:25407 ): Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra số tế bào trứng là
A. 3 B. 6 C. 9 D. 12
Câu 5 ( ID:25408 ): Có 20 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra là
A. 20 B. 10 C. 40 D. 80
Câu 6 ( ID:25348 ): Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của một loài động vật là 6,6 pg. Trong
trường hợp phân bào bình thường, hàm lượng ADN nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là
A. 3,3pg B. 26,4 pg C. 13,2 pg D. 6,6pg
Câu 7 ( ID:25349 ): Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm
phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về
hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là
A. 8. B. 16. C. 32. D. 64.
Câu 8 ( ID:25409 ): Có 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần sau đó tất cả tế bào tạo ra đều
chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là.
A. 20 B. 128 C. 160 D. 640
Câu 9 ( ID:25409 ): Một tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi
chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng bằng:
A. 132 B. 64 C. 32 D. 16
Câu 10 ( ID:25411 ): Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n = 24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản
rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng trứng bằng:
A. 32 B. 64 C. 124 D. 16
Câu 11 ( ID:25412 ): Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình
thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái
đơn
A. 1200. B. 600. C. 2400. D. 1000.
Câu 12 ( ID:25413 ): Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số
tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là
A. 192. B. 1536. C. 768. D. 384.
Câu 13 ( ID:25414 : Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài có cặp NST giới tính XY, thực hiện nguyên phân liên
tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình
thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là
A. 4 B. 7 C. 6 D. 5
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 14 ( ID:25415 ): Có một số tế bào sinh tinh ở một loài thú giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa
NST giới tính Y. Các tế bào sinh tinh nói trên có số lượng bằng:
A. 16 B. 32 C. 64 D. 128
Câu 15 ( ID:25416 ): Một loài có bộ NST 2n=36. Một tế bào sinh dục chín tiến hành giảm phân bình thường. Nếu
các cặp NST đều phân li bình thường thì ở kì sau của giảm phân I, trong tế bào có bao nhiêu NST?
A. 38. B. 37. C. 35. D. 36.
Câu 16 ( ID:25417 ): Ở 1 loài ong mật, 2n = 32. Trứng khi được thụ tinh sẽ nở thành ong chúa hoặc ong thợ tuỳ
điều kiện về dinh dưỡng, còn trứng không được thụ tinh thì nở thành ong đực. Một ong chúa đẻ được một số trứng
gồm trứng được thụ tinh và trứng không được thụ tinh. Các trứng nói trên nở thành ong thợ và ong đực chứa tổng số
155136 NST, biết rằng số ong đực con bằng 2% số ong thợ con. Số ong thợ con là
A. 4800. B. 3600. C. 2400. D. 9600.
Câu 17 ( ID:62753 ): Một sinh vật lưỡng bội có kiểu gen AABb. Hai gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác
nhau, trong một tế bào của sinh vật (được minh họa hình dưới đây). Tế bào này trải qua giai đoạn nào của chu kỳ tế
bào (kí tự + là các cực của tế bào)?

A. giảm phân I. B. có thể là nguyên phân hoặc giảm phân.


C. nguyên phân. D. giảm phân II.
Câu 18( ID:62757 ): Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào?
A. Kì đầu giảm phân I và giảm phân II, nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
B. Kì giữa giảm phân II, nhiễm sắc thể kép xếp 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của tế bào.
C. Kì cuối giảm phân II, mỗi nhiễm sắc thể đơn tương đương với một crômatit ở kì giữa.
D. KÌ sau giảm phân II, hai crômatit trong mỗi nhiễm sắc thể kép tách nhau ở tâm động.
Câu 19 [69533]: Trong giảm phân, hai cromatit của nhiễm sắc thể kép tách nhau ra thành hai nhiễm sắc thể đơn xảy
ra ở
A. kì đầu của giảm phân I. B. kì sau của giảm phân I.
C. kì sau của nguyên phân. D. kì sau của giảm phân II.
Câu 20 ( ID:25361 ): Ở một loài sinh vật, khi quan sát các tế bào sinh dục đang giảm phân bình thường của một cá
thể dưới kính hiển vi người ta bắt gặp tế bào A được mô tả ở hình bên dưới.

Một số kết luận được rút ra như sau:


I. Tế bào A đang ở kì sau của quá trình giảm phân II với số lượng nhiễm sắc thể là 2n = 8.
II. Theo lí thuyết, cơ thể này tạo ra các giao tử bình thường có n = 4.
III. Mỗi gen trên nhiễm sắc thể của tế bào A trong giai đoạn này đều có 4 alen.
IV. Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.
Số kết luận đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Dạng bài : Xác định số loại giao tử tạo ra
Câu 21 ( ID:25340 ): Xét 1 tế bào sinh dục cái của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBb. Tế bào đó tạo ra số loại trứng là
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại.
Câu 22 ( ID:25341 ): Xét 1 tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBbDd. Tế bào đó tạo ra số loại tinh
trùng là
A. 1 loại. B. 2 loại. C. 4 loại. D. 8 loại.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 23 ( ID:25342 ): Tế bào xôma ruồi giấm chứa 8 nhiễm sắc thể. Điều này có nghĩa là nếu giảm phân hình thành giao
tử không có đột biến và trao đổi chéo thì có thể tạo ra số loại giao tử là
A. 4 B. 8 C. 16 D. 32
Câu 24 ( ID:25343 ): Ở ngô 2n = 20 NST, trong quá trình giảm phân có 5 cặp NST tương đồng, mỗi cặp xảy ra trao đổi
chéo 1 chỗ thì số loại giao tử được tạo ra là:
A. 210. B. 215. C. 212. D. 213.
Câu 25 ( ID:25344 ): Có 2 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình thường hình
thành tinh trùng. Biết trong giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2 B. 6 C. 4 D. 8
Câu 26 ( ID:25345 ): Bộ NST của ruồi giấm 2n = 8 NST, các NST trong mỗi cặp tương đồng đều khác nhau về cấu trúc.
Nếu trong quá trình giảm phân có 3 cặp NST tương đồng mà mỗi cặp NST xảy ra trao đổi chéo ở 1 chỗ thì số loại giao tử
được tạo ra là:
A. 24. B. 27. C. 25. D. 28.
Câu 27 ( ID:25346 ): Ở một loài khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử khác nhau
về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
A. 8 B. 24 C. 12 D. 48
Câu 28 ( ID:25347 ): Ở một loài lưỡng bội, khi không có sự trao đổi chéo và đột biến có thể tạo tối đa 4096 loại giao tử
khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể. Số nhiễm đơn có trong tế bào, khi tế bào đang ở kỳ sau của nguyên phân là
A. 24. B. 8. C. 12. D. 48.
Câu 29 ( ID:25350 ): Ở một cơ thể của một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, trong đó có 4 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng
có cấu trúc giống nhau, giảm phân hình thành giao tử có trao đổi chéo đơn xảy ra ở 2 cặp nhiễm sắc thể. Số loại giao tử
tối đa có thể tạo ra là
A. 256. B. 1024. C. 4096. D. 512.
Câu 30 ( ID:25353 ): Có 5 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbDdeeHh tiến hành giảm phân bình thường
hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 8. B. 16. C. 5. D. 10.
Câu 31 ( ID:25354 ): Loài ruồi giấm có 2n = 8, kí hiệu bộ NST là AaBbDdXY. Trong điều kiện bình thường, giảm phân
không xảy ra trao đổi chéo. Hai tế bào sinh tinh sẽ cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 4. B. 16. C. 8. D. 2.
Câu 32 ( ID:25419 ): Ở một loài côn trùng, con cái có cặp nhiễm sắc thể (NST) giới tính XX (2n = 32), con đực có cặp
NST giới tính XO (2n = 31). Khi côn trùng đực giảm phân có khả năng tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng trong trường
hợp không xảy ra đột biến và trao đổi chéo, các cặp NST tương đồng đều mang cặp gen dị hợp?
A. 215 loại. B. 215 + 1 loại. C. 216 + 1 loại. D. 216 loại.
Câu 33 ( ID:25355): Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào.

Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, phát biểu
nào sau đây đúng?
A. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào
đơn bội.
B. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8.
C. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân.
D. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Câu 34 ( ID:25356 ): Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào:

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Biết rằng không xảy ra đột biến; các chữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc thể. Xét các phát biểu sau:
I. Tế bào 1 đang ở kì sau của nguyên phân với bộ NST 2n = 4.
II. Tế bào 2 đang ở kì sau của giảm phân 2 với bộ NST 2n = 8.
III. Cơ thể mang tế bào 1 có thể có kiểu gen đồng hợp hoặc dị hợp.
IV. Cơ thể mang tế bào 2 có kiểu gen AaBb.
V. Tế bào 1 và tế bào 2 đều ở kì sau của quá trình nguyên phân với bộ NST 2n = 4.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 35 ( ID:25357 ): Hai tế bào sinh tinh đều có kiểu gen AaBb XDhXdH giảm phân bình thường nhưng xảy ra trao đổi
chéo (hoán vị gen) ở một trong hai tế bào, các giao tử tạo ra đều có sức sống, theo lý thuyết, số loại giao tử tối thiểu có
thể tạo ra là:
A. 1. B. 2. C. 8. D. 4.
AB
Câu 36 ( ID:25358 ): Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất dd; tế bào thứ
ab
AB
hai Dd. Khi cả hai tế bào giảm phân bình thường, trên thực tế.
aB
A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hon so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.
C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hon so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra.
D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
Câu 37 ( ID:25418 ): Ba tế bào sinh tinh của cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột
biến và không có trao đổi chéo, 3 tế bào này giảm phân tạo ra số loại giao tử tối đa. Theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử
được tạo ra là
A. 1:l:l:l:l:l. B. 2 : 2 :1:1. C. 1:1:1:1. D. 1:1:1:1:1:1:1:1.
Câu 38 ( ID:25359 ): Có 4 tế bào sinh tinh trong cá thể đực có kiểu gen AaBb trải qua giảm phân bình thường tạo tối đa
các loại giao tử. Biết không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo. Có bao nhiêu dãy tỉ lệ sau đây là có thể đúng với
các loại giao tử này:
(1) 1 : 1. (2) 1 :1 : 1 : 1. (3) 1 : 1 : 2 : 2.
(4) 1 : 1 : 3 : 3. (5) 1 :1 : 4 : 4. (6) 3 : 1
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Bd D
Câu 39 ( ID:25360): Ở ruồi giấm, cho 3 tế bào Aa X Y. Quá trình tạo giao tử diễn ra bình thường, số loại giao tử ít
bD
nhất và nhiều nhất
A. 2 và 6. B. 2 và 12. C. 1 và 3. D. 2 và 8.
Ab
Câu 40 ( ID:25362 ): Ba tế bào sinh giao tử có kiểu gen Dd thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết
aB
quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới
đây có tối đa bao nhiêu tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của ba tế bào trên?
(1) 1: 1. (2) 1: 1: 1: 1. (3) 1: 1: 1: 1: 1: 1.
(4) 1 : 1: 2 : 2. (5) 5 : 5: 1:1. (6) 3 : 3 : 1 : 1
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B B A A D D D D C A A C C C D
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A A B D C A B C B C B B D B D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A D D C D D A C A B

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA KIẾN THỨC PHẦN NGUYÊN PHÂN
Câu 1 [ID:25121]: Trong nguyên phân, hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất vào kỳ
A. trung gian B. kỳ đầu. C. kỳ giữa. D. kì cuối.
Câu 2 [ID:25122]: Nguyên phân là hình thức phân bào
A. có sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể. B. có sự tự nhân đôi của các nhiễm sắc thể.
C. có sự phân ly của các nhiễm sắc thể. D. mà tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống tế bào mẹ.
Câu 3 [ID:25123]: Nhiễm sắc thể kép là nhiễm sắc thể
A. gồm hai nhiễm sắc thể đơn giống nhau và tồn tại thành cặp tương đồng.
B. gồm hai nhiễm sắc thể đơn có nguồn gốc khác nhau, dính nhau ở tâm động.
C. gồm hai cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động.
D. gồm hai cromatit giống hệt nhau, dính nhau ở đầu mút nhiễm sắc thể.
Câu 4 [ID:25124]: Nguồn gốc của hai nhiễm sắc thể trong cặp tương đồng là
A. một chiếc có nguồn gốc từ bố, một chiếc có nguồn gốc từ mẹ. B. cả hai chiếc điều có nguồn gốc từ bố.
C. cả hai chiếc đều có nguồn gốc từ mẹ. D. được sinh ra từ một nhiễm sắc thể ban đầu.
Câu 5 [ID:25125]: Nhiễm sắc thể tự nhân đôi dựa trên cơ sở tự nhân đôi của
A. ADN. B. nhân. C. ty thể. D. tế bào chất.
Câu 6 [ID:25126]: Nguyên nhân làm cho số lượng nhiễm sắc thể được duy trì ổn định ở các tế bào con trong nguyên
phân là do
A. có sự tự nhân đôi ADN xảy ra hai lần và sự phân ly đồng đều của các nhiễm sắc thể.
B. có sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các nhiễm sắc thể.
C. xảy ra 1lần phân bào mà sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể cũng xảy ra một lần.
D. xảy ra sự phân chia của tế bào chất một cách đồng đều cho hai tế bào con.
Câu 7 [ID:25127]: Trong nguyên phân, nhiễm sắc thể có những hoạt động là
A. tự nhân đôi, tiếp hợp và tái tổ hợp, phân li tái tổ hợp. B. tự nhân đôi, phân ly và tái tổ hợp, tổng hợp ARN.
C. tự nhân đôi, đóng tháo xoắn, tiếp hợp và trao đổi chéo. D. tự nhân đôi, đóng tháo xoắn và phân ly.
Câu 8 [ID:25128]: Cơ chế tạo thành nhiễm sắc thể đơn từ nhiễm sắc thể kép là
A. tự nhân đôi. B. phân ly. C. trao đổi chéo. D. tái tổ hợp.
Câu 9 [ID:25129]: Có 5 tế bào đều nguyên phân liên tiếp 5 lần. Số tế bào con cuối cùng là
A. 25. B. 160. C. 32. D. 155.
Câu 10 (ID: 25130): Ở quá trình nguyên phân, NST không xuất hiện trạng thái kép ở các kì:
A. Kì đầu và kì sau. B. Kì sau và kì cuối.
C. Kì cuối và kì giữa. D. Kì giữa và kì đầu.
Câu 11 ( ID:25131 ): Kì trung gian gồm những pha nào?
A. Pha G1, G2 B. Pha S C. Pha G2 D. Pha G1, S, G2
Câu 12 ( ID:25132 ): Những diễn biến của pha G1?
A. Gia tăng chất tế bào và hình thành thêm các bào quan
B. Phân hoá về cấu trúc và chức năng của tế bào
C. Chuẩn bị các tiền chất, các điều kiện tổng hợp ADN
D. Gia tăng chất tế bào, hình thành bào quan và chuẩn bị các chất cho sự nhân đôi của AND
Câu 13 ( ID:25133 ): Hiện tượng dãn xoắn nhiễm sắc thể xảy ra vào:
A. Kì giữa B. Kì sau C. Kì đầu D. Kì cuối
Câu 14 ( ID:25134 ): Hiện tượng không xảy ra ở kì cuối là:
A. Thoi phân bào biến mất B. Các nhiễm sắc thể đơn dãn xoắn
C. Màng nhân và nhân con xuất hiện D. Nhiễm sắc thể tiếptục nhân đôi
Câu 15 ( ID:25135 ): Cơ chế tạo thành nhiễm sắc thể đơn từ nhiễm sắc thể kép là cơ chế
A. tự nhân đôi. B. phân ly. C. trao đổi chéo. D. tái tổ hợp.
Câu 16 ( ID:25136 ): Các tế bào xôma của một sinh vật thông thường
A. Đa dạng về mặt di truyền. B. Đồng nhất về mặt di truyền
C. Không có khả nguyên phân. D. Có khả năng sinh giao tử.
Câu 17 ( ID:25137 ): Ý nghĩa cơ bản nhất về mặt di truyền của nguyên phân xảy ra bình thường trong tế bào 2n là:
A. Sự chia đều chất nhân cho 2 tế bào con.
B. Sự tăng sinh khối tế bào sôma giúp cơ thể lớn lên.
C. Sự nhân đôi đồng loạt của các bào quan.
D. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con
Câu 18 ( ID:25138 ): Gà có 2n = 78. Vào kỳ trung gian, sau khi nhiễm sắc thể xảy ra tự nhân đôi ở pha S của kỳ trung
gian, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là
A. 78 nhiễm sắc thể đơn. B. 78 nhiễm sắc thể kép.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. 156 nhiễm sắc thể đơn. D. 156 nhiễm sắc thể kép.
Câu 19 ( ID:25139 ): Hiện tượng nào sau đây của nhiễm sắc thể chỉ xảy ra trong giảm phân và không xảy ra ở nguyên
phân?
A. Nhân đôi. B. Co xoắn. C. Tháo xoắn. D. Tiếp hợp và trao đổi chéo.
Câu 20 ( ID:25140 ): Ở người bộ nhiễm sắc thể 2n = 46. Vào kì sau của nguyên phân, trong mỗi tế bào của người có:
A. 46 nhiễm sắc thể đơn B. 92 nhiễm sắc thể kép C. 46 crômatit D. 92 tâm động
Câu 21 ( ID:25141 ): Sự sinh trưởng của tế bào diễn ra chủ yếu ở pha (hoặc kỳ) nào?
A. Kỳ đầu B. Pha S C. Pha G1 D. Pha G2
Câu 22 ( ID:25142 ): Trình tự các giai đoạn mà tế bào phải trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên
tiếp được gọi là:
A. Quá trình phân bào B. Chu kì tế bào C. Phát triển tế bào D. Phân chia tế bào
Câu 23 ( ID:25143 ): Nguyên phân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào vi khuẩn B. Tế bào động vật
C. Tế bào thực vật D. Tế bào nấm
Câu 24 ( ID:25144 ): Thứ tự nào sau đây được xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa B. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối
Câu 25 ( ID:25145 ): Trong kỳ đầu của nguyên phân, nhiễm sắc thể có hoạt động nào sau đây?
A. Tự nhân đôi tạo nhiễm sắc thể kép B. Bắt đầu co xoắn lại
C. Co xoắn tối đa D. Bắt đầu dãn xoắn
Câu 26 ( ID:25146 ): Thoi phân bào bắt đầu được hình thành ở:
A. Kỳ đầu B. Kỳ giữa C. Kỳ sau D. Kỳ cuối
Câu 27 ( ID:25147 ): Trong kỳ đầu, nhiệm sắc thể có đặc điểm nào sau đây?
A. Đều ở trạng thái đơn co xoắn B. Một số ở trạng thái đơn, một số ở trạng thái kép
C. Đều ở trạng thái kép D. Đều ở trạng thái đơn co xoắn
Câu 28 ( ID:25148 ): Thoi phân bào được hình thành theo nguyên tắc:
A. Từ giữa tế bào lan dần ra 2 cực B. Từ hai cực tế bào lan vào giữa
C. Chỉ hình thành ở 1 cực tế bào D. Chỉ xuất hiện ở vùng tâm tế bào
Câu 29 ( ID:25149 ): Trong kì giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm:
A. Ở trạng thái kép bắt đầu co xoắn B. Ở trạng thái kép co xoắn cực đại
C. Ở trạng thái đơn bắt đầu co xoắn D. Ở trạng thái đơn co xoắn cực đại
Câu 30 ( ID:25150 ): Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp
thành:
A. Một hàng B. Hai hàng C. Ba hàng D. Bốn hàng
Câu 31 ( ID:25151 ): Những kì nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?
A. Trung gian, đầu và cuối B. Đầu , giữa, cuối
C. Trung gian, đầu và giữa D. Đầu, giữa và cuối
Câu 32 ( ID:25152 ): Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kì giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau
đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể B. Nhân đôi nhiễm sắc thể
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể D. Trao đổi chéo niễm sắc thể
Câu 33 ( ID:25153 ): Các tế bào con tạo ra nguyên phân có số nhiễm sắc thể bằng với ở tế bào mẹ nhờ:
A. Nhân đôi và co xoắn nhiễm sắc thể B. Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể
C. Phân li và dãn xoắn nhiễm sắc thể D. Co xoắn và dãn xoắn nhiễm sắc thể
Câu 34 ( ID:25154 ): Hiện tượng sau đây xảy ra ở kì cuối là:
A. Nhiễm sắc thể phân li về cực tế bào B. Màng nhân và nhân con xuất hiện
C. Các nhiễm sắc thể bắt đầu co xoắn D. Các nhiễm sắc thể ở trạng thái kép
Câu 35 ( ID:25155 ): Gà có 2n=78 vào kì trung gian, sau khi xảy ra tự nhân đôi, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là:
A. 78 nhiễm sắc thể đơn B. 78 nhiễm sắc thể kép
C. 156 nhiễm sắc thể đơn D. 156 nhiễm sắc thể kép
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C D C A A C D B B B D D D D B
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B D B D D C B A C B A C B B A
Câu 31 32 33 34 35
Đáp án C A B B B

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: LUYỆN TẬP CÔNG THỨC TÍNH NHANH
PHẦN DI TRUYỀN CẤP TẾ BÀO

Câu 1( ID:90653 ): Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong các
hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm được trong tất cả
các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là
A. 14. B. 21. C. 15. D. 28.
Câu 2 ( ID:90654 ): Môi trường cung cấp nguyên liệu tương đương với 4278 nhiễm sắc thể đơn để một số tế
bào ở người nguyên phân với số lần như nhau. Số lần nguyên phân của mỗi tế bào là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
Câu 3( ID:90655 ): Có 8 hợp tử của cùng một loài nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi
trường nội bào tương đương với 1680 NST đơn. Trong các tế bào con được tạo thành, số NST mới hoàn toàn
được tạo thành từ nguyên liệu môi trường là 1568. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là
A. 2n = 24. B. 2n = 12. C. 2n = 8. D. 2n = 14.
Câu 4( ID:90656 ): Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình
thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng
thái đơn
A. 1200. B. 600. C. 2400. D. 1000.
Câu 5( ID:90657 ): Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa
số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm
phân 2 là
A. 192. B. 1536. C. 768. D. 384.
Câu 6( ID:90658 ): Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó
nguyên phân bình thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa
nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo
đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tạo ra trong quá trình
nguyên phân này là
A. 3n = 24. B. 3n = 36. C. 2n = 26. D. 2n = 16.
Câu 7( ID:90659 ): Từ một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của
đợt nguyên phân tiếp theo là bao nhiêu?
A. 128. B. 256. C. 160. D. 64.
Câu 8( ID:90660 ): Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, nguyên phân liên tiếp 4 lần. Nguyên liệu mà môi
trường cần cung cấp có các tế bào khi chuẩn bị bước vào lần nguyên phân cuối cùng tương đương với số nhiễm
sắc thể đơn là
A. 80. B. 160. C. 300. D. 320.
Câu 9 ( ID:90661 ): Gà có 2n=78. Vào kỳ trung gian, sau khi nhiễm sắc thể xảy ra tự nhân đôi ở pha S của kỳ
trung gian, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là
A. 78 nhiễm sắc thể đơn. B. 78 nhiễm sắc thể kép.
C. 156 nhiễm sắc thể đơn. D. 156 nhiễm sắc thể kép.
Câu 10 ( ID:90662 ): Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình
thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2. B. 8. C. 6. D. 4.
Câu 11 ( ID:90663 ): Cho các phát biểu sau về quá trình nguyên phân ?
I. Ở kì đầu của nguyên phân có sự tiếp hợp và trao đổi đoạn giữa các sợ cromatit trong cặp NST kép tương
đồng.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
II. Ở kì sau nguyên phân các NST xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
III. Ở kì sau nguyên phân 2 cromatit chị em của NST kép tách ở tâm động và phân li đồng đều.
IV. Ở kì đầu nguyên phân có sự phân lí của cặp NST kép tương đồng tạo sự đa dạng của các giao tử.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12( ID:90664 ): Số phát biểu sai trong các phát biểu sau khi nói về nguyên phân ? (1) Tế bào mẹ ban đầu
có 2n NST đơn nghĩa là sẽ có 4n cromatit và gồm có 2n tâm động.
(2) Ở kì đầu tế bào có 4n NST hay 2n NST kép gồm 4n cromatit với 2n tâm động .
(3) Ở kì sau mỗi tế bào chỉ còn lại 2n NST nhưng 4n cromatit với 2n tâm động .
(4) Khi 2 con đã hình thành thì mỗi tế bào chỉ có 2n cromatit như tế bào mẹ ban đầu.
(5) Chu kì tế bào là thời gian xảy ra 2 lần nguyên phân liên tiếp , tính từ kì trung gian đến cuối kì cuối.
(6) Trong một đơn vị thời gian , chu kì nguyên phân tỉ lệ nghịch với số đợt nguyên phân.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 13 (ID: 90665): Một số tế mầm sinh dục của hai cá thể đực và cái của 1 loài đang trải qua quá trình hình
thành giao tử. Tại vùng sinh sản, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 99750 NST đơn.Tại
vùng chín, tất cả số tế bào này đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương 100320 NST đơn để hình
thành trứng và tinh trùng.Biết số lần nguyên phân và số tế bào của cá thể đực đều gấp đôi cá thể cái. Cho biết
bộ NST của loài 2n ≤ 50
Cho các phát biểu sau:
(1) Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 24.
(2) Số tế bào tham gia tạo giao tử ở cá thể cái là 5.
(3) Số lần nguyên phân của cá thể cái là 3 lần
(4) Số lần nguyên phân của cá thể đực là 6 lần.
(5) Nếu trong quá trình giảm phân tạo giao tử có sự trao đổi chéo kép tại một cặp NST, các cặp khác giảm phân
không xảy ra trao đổi chéo, thì số loại giao tử có thể tạo ra là 221
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14( ID:90666 ): Cho 3 tế bào của 3loài sinh vật A, B, C có số NST của loài B hơn loài A và kém hơn loài
C là 8 NST. Biết tổng số NST trong 3 tế bào là 48 NST. Tại vùng sinh sản, loài A nguyên phân với số lần bằng
một nửa số NST trong bộ lưỡng bội của loài. Tế bào của loài B, C cũng thực hiện nguyên phân với tốc độ như
nhau với tổng số lần bằng số NST X trong tất cả các tế bào con của tế bào A. Tất cả các tế bào sinh ra tại vùng
sinh sản đều được chuyển đến vùng chín và thực hiện giảm phân tạo giao tử. Giả thiết rằng loài A, B thuộc giới
đực, loài C thuộc giới cái; giới đực của 3 loài đều có cặp NST giới tính là XY. Cho các phát biểu sau:
(1) Bộ NST lưỡng bội của A là 8, loài B là 24, loài C là 16.
(2) Loài B và loài C đều nguyên phân 6 lần.
(3) Loài A nguyên phân 4 lần.
(4) Giả sử loài A có 2 cặp NST trao đổi chéo tại 1 điểm và 1 cặp trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc. Biết
các NST trong loài A đều có cấu trúc khác nhau.số loại giao tử tối đa có thể có ở loài A là 192 loại.
(5) Tỉ lệ giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ ông nội ở loài A là 3/8 giao tử.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15 ( ID:90668 ): Có 5 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp nhiều đợt với số lần bằng nhau môi
trường cung cấp 930 NST đơn. Các tế bào sinh ra đều giảm phân tạo giao tử môi trường cung cấp thêm 960
NST đơn. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 2,5% hình thành 16 hợp tử.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong số các nhận định dưới đây:
(1) Bộ NST 2n của loài là 2n = 8.
(2) số lần nguyên phân của 5 tế bào sinh dục sơ khai là 5 lần.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(3) Các tế bào sinh dục sơ khai trên được tạo ra từ giới cái.
(4) Khi các hợp tử tạo ra nguyên phân 3 lần sẽ tạo ra 8 tế bào.
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 16 (ID: 90669): Khi nói về quá trình nguyên phân , giảm phân phát biểu nào sau đây là đúng ?
(1) Kì trung gian là thời gian tế bào nghỉ ngơi giữa 2 lần nguyên phân.
(2) Một tế bào sinh dưỡng ở người có khối lượng AND là 6,6.10-12 gam và có 46 NST. Xét ở chu kì tế bào thì
khối lượng 1 tế bào ở pha G2 sẽ là 13,2.10-12 gam , số lượng NST 1 tế bào là 46 NST kép.
(3) Xét 1 tế bào mẹ : nguyên phân 1 lần tạo ra 2 tế bào con còn giảm phân cho ra 4 tế bào con.
(4) Kết quả của QTNP , GP tạo ra tế bào con có bộ NST giống hệt nhau và giống hệt bộ NST của tế bào mẹ.
(5) Dù là nguyên phân hay giảm phân cũng chỉ có 2 lần phân bào liên tiếp nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần .
(6) Cả nguyên phân và giảm phân đều có hiện tượng sắp xếp NST , phân li , di chuyển NST về 2 cực tế bào.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 17 ( ID:90670 ): Khi nói về phân bào nguyên nhiễm cho các phát biểu sau, số phát biểu đúng là:
(1) Xảy ra tại cơ quan sinh dưỡng và vùng sinh sản của cơ quan sinh dục.
(2) AND nhân đôi ở kì trung gian dẫn đến NST nhân đôi ở kì này (Giai đoạn G1)
(3) NST đóng xoắn ở kì trước , đến tối đa ở kì giữa vào kì sau mỗi NST kép đều bị tách thành hai NST đơn ,
phân li về hai cực. Sau đó thóa xoắn ở kì cuối.
(4) NST tồn tại dạng kép vào các đầu kì trung gian trước khi AND nhân đôi ,ở kì sau kì cuối ; NST tồn tại ở
dạng đơn ở các kì trung gian trước , giữa.
(5) Kì trung gian là thời kì sinh trưởng của tế bào , chuẩn bị cho quá trình phân bào tiếp theo.
(6) Thoi vô sắc xuất hiện ở kì giữa và bị phá hủy hoàn toàn ở kì cuối.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18 ( ID:90672 ): Ba tế bào sinh tinh có kiểu gen AB/abXDeXdE giảm phân bình thường nhưng có 2 tế bào
chỉ xảy ra hoán vị gen giữa E và e, tế bào còn lại không xảy ra hoán vị gen. Theo lí thuyết số loại giao tử được
tạo ra tối đa từ quá trình giảm phân từ các tế bào trên là:
A. 12. B. 10. C. 6. D. 8.
Câu 19 ( ID:90673 ): Cho 5 tế bào sinh tinh của một loài động vật có kiểu gen AaBbXY, giảm phân bình
thường. Theo lý thuyết tối đa tạo ra số loại tinh trùng là:
A. 6 B. 10 C. 20 D. 8
Câu 20 (ID:90607): Khi nói về NST ở sinh vật nhân chuẩn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
II. NST được cấu tạo bởi 2 thành phần chính là: Prôtêin histôn và ADN.
III. Trong tế bào xôma của cơ thể lưỡng bội, NST tồn tại thành từng cặp nên được gọi là bộ 2n.
IV. Số lượng NST nhiều hay ít là tiêu chí quan trọng phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B A D A C A B B B C A B B C B B B B D C

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA LÍ THUYẾT VDC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 [V-ID: 12706]: Cho một số phát biểu sau đây về các gen trên ADN vùng nhân của tế bào nhân sơ?
(1) Một số gen không có vùng vận hành.
(2) Các gen đều đuợc nhân đôi và phiên mã cùng một lúc.
(3) Các gen đều có cấu trúc dạng vòng.
(4) Số lượng gen điều hòa thuờng ít hơn gen cấu trúc.
(5) Mỗi gen đều có nhiều alen trên mỗi phân tử ADN.
(6) Các gen đều có cấu trúc mạch kép.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 2 [V-ID: 14564]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu sai khi nói về các gen nằm trên các
nhiễm sắc thể khác nhau?
(1) Có số lần nhân đôi khác nhau. (2) Có số lần phiên mã bằng nhau.
(3) Nhân đôi ở các thời điểm khác nhau. (4) Chịu sự kiểm soát ở giai đoạn phiên mã giống nhau.
(5) Sản phẩm của chúng không thể tuơng tác với nhau. (6) Không thể cùng quy định một loại tính trạng.
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 3 ( V-ID:74342 ): Cho các nhận định sau về NST giới tính ở người:
(1) NST X không mang gen liên quan đến giới tính.
(2) Trên vùng tương đồng của NST X và Y, gen không tồn tại thành cặp alen.
(3) Trên NST Y mang cả gen quy định giới tính và gen quy định tính trạng khác.
(4) NST Y cũng tiến hành trao đổi chéo tại vùng không tương đồng với NST X ở kì đầu giảm phân I.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 4 (V-ID:74344 ): Cho các nhận định sau về vùng đầu mút của NST:
(1) Vùng đầu mút của NST là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
(2) Vùng đầu mút của NST có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm cho các NST không thể dính vào nhau.
(3) Vùng đầu mút của NST là nơi liên kết với thoi phân bào giúp NST di chuyển về các cực của tế bào trong
quá trình phân bào.
(4) Vùng đầu mút của NST là vị trí duy nhất có khả năng xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân I.
Số nhận định đúng là:
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 5 (V-ID:74379 ): Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình có sự thể hiện vai trò của nguyên tắc
bổ sung giữa các nucleotit?
(1) Nhân đôi ADN. (2) Hình thành mạch pôlinuclêôtit. (3) Phiên mã.
(4) Mở xoắn. (5) Dịch mã. (6) Đóng xoắn.
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 6 [V-ID: 12760]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi so sánh quá trình nhân đôi của
ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực?
(1) Tại mỗi đơn vị tái bản của quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều phát
triển theo hai huớng nguợc nhau.
(2) Trên một chạc tái bản của quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực đều có một
mạch mới tổng hợp liên tục, một mạch mới tồng hợp gián đoạn theo từng đoạn okazaki.
(3) Mạch mới đuợc tạo thành từ nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ đều có chiều 3’ đến 5’;
các mạch mới này không thể tạo ra nếu không có enzim ARN polimeraza.
(4) Quá trình nhân đôi ADN của sinh vật nhân sơ hình thành một đơn vị tái bản, quá trình nhân đôi ADN của
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
sinh vật nhân thực hình thành nhiều đơn vị tái bản.
(5) Hai chạc hình chữ Y trên mỗi đơn vị tái bản của quá trình nhân đôi AND của sinh vật nhân 8 và sinh vật
nhân thực đều có độ lớn bằng nhau.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 7 [V-ID: 13058]: Cho các thông tin sau, có bao nhiêu thông tin nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân
thực?
(1) Xảy ra trong tế bào chất (2) Cần axit deoxiribonucleic trực tiếp làm khuôn.
(3) Cần ATP và các axit amin tự do (4) Xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 8 [V-ID: 13059]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình dịch mã:
(1) Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp foocmin Metionin được cắt khỏi chuỗi polipeptit.
(2) Sau khi hoàn tất quá trình dịch mã, riboxom tách khỏi mARN và giữ nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo
(3) Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là Metionin đến riboxom để bắt đầu dịch
mã.
(4) Tất cả protein sau dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiêp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn
để trở thành protein có hoạt tính sinh h c.
(5) Quá trình dịch mã kết thúc khi riboxom tiếp xúc vói bộ ba kết thúc UAA.
A. 2. B. 3. C. 4. D.1
Câu 9 [V-ID: 13060]: Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:
(1) ADN có cấu trúc một mạch. (2) mARN. (3) tARN.
(4) ADN có cấu trúc hai mạch. (5) Prôtêin. (6) Phiên mã.
(7) Dịch mã. (8) Nhân đôi ADN.
Có bao nhiêu cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 10 [V-ID: 13061]: Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì có bao nhiêu nhận định sau đây là
đúng?
(1) Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN sẽ tổng hợp được nhiều loại polipeptit
khác nhau trong một thời gian ngắn, làm tăng hiệu suất tông hợp prôtêin.
(2) Trong quá trình dịch mã, các côđon và anticôđon cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là A - U,
G, X.
(3) Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã có thể xảy ra trong hoặc ngoài nhân tế bào còn quá trình dịch mã
xảy ra ở tế bào chất.
(4) ADN chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã mà không tham gia vào quá trình dịch mã.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11(V-ID:25852 ): Có bao nhiêu phát biểu có nội dung đúng khi nói về loài sinh sản hữu tính:
(1) Hàm lượng ADN càng lớn thì nguồn nguyên liệu thứ cấp cho ch n l c tự nhiên càng lớn.
(2) Số lượng nhiễm sắc thể đơn bội càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho CLTN càng phong phú.
(3) Bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con kiểu gen.
(4) Bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên
phân, giảm phân và thụ tinh.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 12 (V-ID:74346 ): Trong các phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng về cơ sở tế bào h c của sự di truyền
các gen trong tế bào nhân thực?
(1) Sự phân li đồng đều của 2 NST trong cặp tương đồng dẫn đến sự phân li đồng đều của 2 alen thuộc 1 locus
gen.
(2) Khi các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập với nhau trong
quá trình hình thành giao tử.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(3) Sự trao đổi chéo cân giữa 2 cromatit khác nguồn trong cặp NST kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của GPI là
nguyên nhân dẫn đến hoán vị gen.
(4) Sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá
trình thụ tinh là những cơ chế chính tạo nên các biến dị tổ hợp.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 13 (V-ID:74378 ): Trong các nội dung sau đây có bao nhiêu nội dung đúng?
(1) ADN kết hợp với prôtêin phihiston theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản.
(2) Các sợi cơ bản xoắn lại tạo thành sợi nhiễm sắc.
(3) Gen(ADN) mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong prôtêin.
(4) Enzim có vai trò quan tr ng trong quá trình tổng hợp ADN.
(5) Prôtêin là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống.
(6) Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong Nhân đôi ADN.
Có bao nhiêu mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 14 [V-ID: 13062]: Cho các sự kiện sau về mô hình hoạt động của operon Lac vi khuẩn E. coli:
(1) Gen điều hoà chỉ huy tổng hợp một loại prôtêin ức chế.
(2) Prôtêin ức chế gắn vào vùng vận hành của opêron
(3) Vùng vận hành đuợc giải phóng, các gen cấu trúc hoạt động tổng hợp mARN
(4) Các gen cấu trúc không đuợc phiên mã và dịch mã.
(5) Chất cảm ứng kết hợp với prôtêin ức chế, làm vô hiệu hoá chất ức chế
(6) mARN được dịch mã tạo ra các enzim phân giải lactozo
Khi môi trường có lactozo thì trình tự diễn ra của các sự kiện là
A. 1 → 2 → 4. B. 1 → 2 → 3 → 6. C. 1 → 2 → 3 → 5 → 6. D. 1 → 5 → 3 → 6.
Câu 15(V- ID:23271 ): Có mấy nhận định dưới đây đúng với các chuỗi pôlipeptit được tổng hợp trong tế bào
nhân thực?
(1) Luôn diễn ra trong tế bào chất của tế bào.
(2) Đều bắt đầu bằng axitamin mêtiônin.
(3) axitamin ở vị trí đầu tiên bị cắt bỏ sau khi chuỗi pôlipeptit tổng hợp xong.
(4) Chỉ được sử dụng trong nội bộ tế bào đã tổng hợp ra nó.
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 16(V-ID:25849 ): Khi nói về quá trình nhân đôi ADN, có mấy phát biểu đúng?
(1) Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn.
(2) Quá trình nhân đôi ADN bao giờ cũng diễn ra đồng thời với quá trình phiên mã.
(3) Trên cả hai mạch khuôn, ADN pôlimeraza đều di chuyển theo chiều 3' 5' để tổng hợp mạch mới theo
chiều 5' => 3'.
(4) Trong mỗi phân tử ADN được tạo thành thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN ban đầu.

(5) Enzim ADN - pôlimeraza có chức năng nhận biết vị trí khởi đầu của đoạn ADN cần nhân đôi.
(6) Enzim ligaza có vai trò nối các đoạn Okazaki với nhau.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 17 (ID: 99302): Khi nói về quá trình phiên mã và dịch mã thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Trong quá trình dịch mã, nhiều ribôxôm cùng trượt trên một mARN sẽ tổng hợp được nhiều loại polipeptit
khác nhau trong một thời gian ngắn, làm tăng hiệu suất tổng hợp prôtêin.
II. Trong quá trình dịch mã, các codon và anticodon cũng kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ sung là A – U, G
– X.
III. Ở sinh vật nhân thực, quá trình phiên mã có thể xảy ra trong hoặc ngoài nhân tế bào còn quá trình dịch mã
xảy ra ở tế bào chất.
IV. ADN chỉ tham gia trực tiếp vào quá trình phiên mã mà không tham gia vào quá trình dịch mã.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18 (ID: 99304): Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi cấu trúc của protein.
II. Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa.
III. Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một cặp nuclêôtit.
IV. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 19 (ID: 99307): Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.
II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
IV. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 20 (ID: 99309): Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Mất một đoạn NST mà đoạn bị mất không mang gen quy định tính trạng thì đột biến đó không gây hại.
II. Mất một đoạn NST có độ dài bằng nhau thì số lượng gen bị mất sẽ như nhau.
III. Mất một đoạn NST mà đoạn bị mất đều có 5 gen thì độ dài của đoạn bị mất sẽ bằng nhau.
IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21 (ID: 99311): Khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn luôn dẫn tới làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
II. Mất đoạn nhỏ được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống.
III. Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến mất đoạn thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu của tiến hóa.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 22 (ID: 99312): Khi nói về hoán vị gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xảy ra do sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng.
II. Có tần số không vượt quá 50%, tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
III. Làm thay đổi vị trí của các lôcut trên NST, tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho ch n giống.
IV. Tạo điều kiện cho các gen tốt tổ hợp với nhau, làm phát sinh nhiều biến dị mới cung cấp cho tiến hoá.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 23 (ID: 99316): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Có bao nhiêu dạng đột biến sau đây làm
thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào của thể đột biến?
I. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
II. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
III. Đột biến tứ bội.
IV. Đột biến lệch bội dạng thể ba.
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 24 (ID: 99323): Khi nói về quá trình dịch mã ở sinh vật nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Các ribôxôm trượt theo từng bộ ba ở trên mARN theo chiều từ 5’ đến 3’ từ bộ ba mở đầu cho đến khi gặp
bộ ba kết thúc.
II. Ở trên một phân tử mARN, các ribôxôm khác nhau tiến hành đ c mã từ các điểm khác nhau, mỗi điểm
đ c đặc hiệu với một loại ribôxôm.
III. Quá trình dịch mã không diễn ra theo nguyên tắc bổ sung thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen.
IV. Khi tổng hợp một chuỗi polipeptit thì quá trình phiên mã và quá trình dịch mã luôn diễn ra tách rời nhau.
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 25 (ID: 99325): Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.
III. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ không làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào của thể đột biến.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 26 (ID: 99327): Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH.
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.
III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng protein do gen B tổng hợp.
IV. Nếu đột biến mất một cặp nucleotit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.
Câu 27 (ID: 99330): Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm mất cân bằng gen trong hệ gen của tế bào.
II. Tất cả các đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đều làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
IV. Tất cả các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể đều làm thay đổi độ dài của ADN.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 28 (ID: 99331): Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến điểm có thể không làm thay đổi số lượng nucleotit mỗi loại của gen.
II. Nếu đột biến không làm thay đổi chiều dài của gen thì cũng không làm thay đổi tổng số axit amin của
chuỗi polipeptit.
III. Nếu đột biến điểm làm tăng chiều dài của gen thì chứng tỏ sẽ làm tăng liên kết hidro của gen.
IV. Đột biến mất một cặp nucleotit có thể không làm thay đổi cấu trúc của chuỗi polipeptit
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29 (ID: 99332): Khi nói về đột biến số lượng nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Tất cả các đột biến đa bội đều làm tăng hàm lượng ADN trong nhân tế bào.
II. Các đột biến thể một của cùng một loài đều có hàm lượng ADN ở trong các tế bào giống nhau.
III. Đột biến tam bội có thể được phát sinh trong nguyên phân, do tất cả các cặp nhiễm sắ thể không phân
li.
IV. Các thể đột biến lệch bội chỉ được phát sinh trong giảm phân.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 30 (ID: 99337): Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến chuyển đoạn không bao giờ làm thay đổi số lượng gen có trong tế bào.
II. Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
III. Đột biến thể ba làm tăng số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào.
IV. Ở các đột biến đa bội chẵn, số lượng nhiễm sắc thể luôn là số chẵn.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án A A A C D B B C C D B B C D A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A C C A A C D C C D A C C B A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 10_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 ( ID:25196 ) Từ một hợp tử của ruồi giấm nguyên phân 4 đợt liên tiếp thì số tâm động có ở kì sau của đợt nguyên
phân tiếp theo là bao nhiêu?
A. 64 B. 128 C. 256 D. 160
Câu 2 ( ID:25197 ) Ở một loài 2n = 24, cách sắp xếp của nhiễm sắc thể khi tế bào ở kỳ giữa của nguyên phân là
A. 1 B. 212 C. 211 D. 24
Câu 3 ( ID:25198 ) Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen D bị đột biến mất một cặp A-T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại
mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1800; G = X = 1200. B. A = T = 899; G = X = 600.
C. A = T = 1799; G = X = 1800. D. A = T = 1799; G = X = 1200.
Câu 4 ( ID:25199 ) Chu kì nguyên phân của tế bào Y bằng 1/3 thời gian so với chu kì nguyên phân của tế bào X. Quá
trình nguyên phân của cả hai tế bào cần được cung cấp 3108 NST đơn. Có bao nhiêu NST trong bộ lưỡng bội của loài?
A. 8 B. 6 C. 12 D. 4
Câu 5 ( ID:25200 ) Chu kì nguyên phân của tế bào Y bằng 1/3 thời gian so với chu kì nguyên phân của tế bào X. Quá
trình nguyên phân của cả hai tế bào cần được cung cấp 3108 NST đơn. Số đợt nguyên phân của tế bào X và Y lần lượt là
A. 9 và 3. B. 3 và 9 C. 6 và 2 D. 2 và 6
Câu 6 ( ID:25201 ) Ba hợp tử của 1 loài sinh vật, trong mỗi hợp tử có 48 NST lúc chưa nhân đôi. Các hợp tử nguyên
phân liên tiếp để tạo ra các tế bào con. Tổng số NST đơn trong các tế bào con sinh ra từ 3 hợp tử bằng 19968. Tỉ lệ số tế
bào con sinh ra từ hợp tử 1 với hợp tử 2 bằng 1/4. Số tế bào con sinh ra từ hợp tử 3 gấp 1,6 lần số tế bào con sinh ra từ
hợp tử 1 và hợp tử 2. Số lần nguyên phân của hợp tử 1 là
A. 3 B. 5 C. 4 D. 2
Câu 7 [160547]: Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen. Từ một tế bào chứa cặp gen
Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689
nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Dạng đột biến đã xảy ra với alen B là
A. thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T. B. thay thế một cặp A-T bằng một cặp G-X
C. mất một cặp A-T. D. mất một cặp G-X
Câu 8 [ID:24987]: Ở các loài sinh vật nhân thực, xét các trường hợp sau:
I. Gen nằm trên NST giới tính ở vùng tương đồng và trên 1 cặp NST có nhiều cặp gen.
II. Gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào quan có nhiều gen.
III. Gen nằm trên NST thường và trên 1 cặp NST có nhiều cặp gen.
IV. Gen nằm trên NST thường và trên 1 cặp NST có ít cặp gen.
V. Gen nằm ở tế bào chất (trong ti thể hoặc lục lạp) và trong mỗi bào qua có ít gen.
VI. Gen nằm trên NST giới tính Y ở vùng không tương đồng và trên 1 NST có nhiều gen.
Trong các trường hợp trên có bao nhiêu trường hợp gen không tồn tại thành từng cặp alen?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 9 [ID:24989]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
I. Loài tiến hóa càng cao thì có số lượng nhiễm sắc thể trong nhân càng lớn.
II. Số lượng nhiễm sắc thể đặc trưng cho từng loài.
III. Để biết được hình thái nhiễm sắc thể đặc trưng cho từng loài ta quan sát nhiễm sắc thể ở kì giữa của nguyên phân.
IV. Trên một nhiễm sắc thể ở kì đầu của quá trình nguyên phân có hai phân tử ADN con.
V. Trên một nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình nguyên phân có 2 crômatit cùng nguồn.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 10(ID: 77595): Xét một tế bào lưỡng bội của một loài sinh vật chứa hàm lượng ADN gồm 6  108 cặp nuclêotit. Khi
bước vào kì giữa của quá trình nguyên phân tế bào này có hàm lượng ADN gồm
A. 12  108 cặp nucleôtit. B. 24  108 cặp nucleôtit.
C. 6  108 cặp nucleôtit. D. 18  108 cặp nucleôtit.
Câu 11 ( ID:59868 ): Ở cà chua, gen A qui định màu quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định màu quả vàng. Cho cây
quả đỏ thuần chủng 2n giao phấn với cây quả vàng 2n thu được F1. Xử lí cônsixin ở tất cả các cây F1 được tạo ra. Phát
biểu nào sau đây có nội dung đúng khi nói về F1 nói trên?
A. Đều là các thể lưỡng bội. B. Đều là các thể dị hợp.
C. Đều là các thể tam bội. D. Đều là các thể dị bội.
Câu 12 ( ID:59869 ): Loại đột biến nào sau đây được phát sinh trong quá trình nguyên phân
A. Đột biến giao tử và đột biến xoma B. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi
C. Đột biến xoma và đột biến tiền phôi D. Chỉ có đột biến xoma

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 13 ( ID:59870 ): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về mã di truyền
I. Mã di truyền là mã bộ ba.
II. Có tất cả 62 bộ ba.
III. Có 3 mã di truyền là mã kết thúc.
IV.Có 60 mã di truyền mã hóa cho các axit amin
V. Từ 4 loại nuclêôtit A, U, G, X tạo ra tất cả 37 bộ ba không có nuclêôtit loại A.
VI. Tính đặc hiệu của mã di truyền có nghĩa là mỗi loài sử dụng một bộ mã di truyền riêng.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 14 ( ID:59871 ): Số bộ ba mã hoá không có ađênin là
A. 16. B. 32. C. 37. D. 27.
Câu 15 ( ID:59872 ): Cho các vai trò sau:
(1) Tổng hợp đoạn mồi.
(2) Tách hai mạch ADN thành hai mạch đơn.
(3) Nhận biết bộ ba mở đầu trên gen.
(4) Tháo xoắn phân tử ADN.
(5) Tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’-3’ dựa trên mạch khuôn có chiều từ 3’-5’.
Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là:
A. (2), (4), (5). B. (1), (4), (5). C. (2), (3), (4). D. (3), (4), (5).
Câu 16 ( ID:59878 ): Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất
hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
B. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến ở tất cả các
gen là bằng nhau.
C. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin
của chuỗi polypeptit do gen đó tổng hợp.
D. Tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến.
Câu 17 ( ID:59884 ): Trong các nhận xét dưới đây, có bao nhiêu nhận xét đúng?
I. Enzym ADN polymeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
II. Enzym ARN polymeraza di chuyển trên mạch khuôn theo chiều 3’→5’.
III. Enzym ADN polymeraza chỉ hoạt động khi đã có đoạn mồi ARN.
IV. Mạch mới được tổng hợp liên tục (sợi dẫn đầu) có chiều tổng hợp cùng chiều với sự phát triển của chạc nhân đôi.
V. Enzym ligaza có nhiệm vụ nối các đoạn Okazaki lại với nhau để hình thành mạch đơn hoàn chỉnh.
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 18 ( ID:59885 ): Trong các đặc điểm nêu dưới đây, có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở quá trình nhân đôi của ADN ở
sinh vật nhân thực mà không có ở quá trình nhân đôi của ADN ở sinh vật nhân sơ?
I. Có sự hình thành các đoạn Okazaki.
II. Nuclêôtit mới được tổng hợp được liên kết vào đầu 3' của mạch mới.
III. Trên mỗi phân tử ADN có nhiều điểm khởi đầu của quá trình tái bản.
IV. Diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn.
V. Enzym ADN polymeraza không làm nhiệm vụ tháo xoắn phân tử ADN.
VI. Sử sụng 8 loại nuclêôtit A, T, G, X, A, U, G, X làm nguyên liệu.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 19 ( ID:59887 ): Trong các quá trình sau đây, có bao nhiêu quá trình có sự thể hiện vai trò của nguyên tắc bổ sung
giữa các nuclêôtit?
I. Nhân đôi ADN. II. Hình thành mạch polypeptit III. Phiên mã.
IV. Mở xoắn. V. Dịch mã. VI. Đóng xoắn.
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 20 ( ID:59891 ): Một chủng vi khuẩn đột biến có khả năng tổng hợp enzym phân giải lactose ngay cả khi có hoặc
không có lactose trong môi trường. Câu khẳng định hoặc tổ hợp các khẳng định nào dưới đây có thể giải thích được
trường hợp này?
1. Vùng vận hành (operator) đã bị đột biến nên không còn nhận biết ra chất ức chế.
2. Gen mã hóa cho chất ức chế đã bị đột biến và chất ức chế không còn khả năng ức chế.
3. Gen hoặc các gen mã hóa cho các enzym phân giải lactose đã bị đột biến.
4. Vùng khởi động bị đột biến làm mất khả năng kiểm soát Operon.
A. 1, 2. B. 1, 3, 4. C. 2, 3. D. 1, 2, 3.
Câu 21 ( ID:59894 ): Một vi khuẩn bị đột biến gen nên có khả năng tổng hợp được enzym phân giải lactoza ngay cả khi
có hoặc không có lactose trong môi trường. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên ?
1. Đột biến đã xảy ra ở vùng vận hành làm cho prôtêin ức chế không bám được.
2. Đột biến đã xảy ra ở vùng khởi động làm cho enzym ARN polymeraza không bám vào được.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
3. Đột biến đã xảy ra ở gen điều hòa làm cho prôtêin ức chế mất chức năng.
4. Đột biến đã xảy ra ở nhóm gen cấu trúc.
A. 1, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 3, 4.
Câu 22 ( ID:59909 ): Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể dẫn tới bao nhiêu nhiêu hệ quả sau đây?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST.
III. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
V. Làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
VI. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5
Câu 23 ( ID:59912 ): Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa 2 cromatit thuộc cùng 1 cặp
NST tương đồng sẽ gây ra
1. đột biến lặp đoạn NST. 2. đột biến chuyển đoạn NST.
3. đột biến mất đoạn NST. 4. đột biến đảo đoạn NST.
Số phương án đúng là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 24 ( ID:59918 ): Một hợp tử trải qua 12 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có một tế bào bị đột biến
tứ bội. Sau đó có tế bào thứ hai lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối cùng đã sinh
ra 4024 tế bào con. Thứ đợt xảy ra đột biến lần thứ nhất và thứ hai lần lượt là
A. lần 7 và lần 10. B. lần 5 và lần 8. C. lần 8 và lần 11. D. lần 6 và lần 9.
Câu 25 (ID:59920 ): Cho các đặc điểm về quá trình tự nhân đôi ADN
I. thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
II. ADN polymeraza tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ – 3’
III. Từ 1 ADN mẹ tạo ra 2 ADN con giống nhau và giống mẹ.
IV. Có sự tham gia của nhiều loại ADN polymeraza giống nhau
V. Quá trình nhân đôi bắt đầu ở nhiều vị trí trên phân tử ADN.
Số đặc điểm giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực là:
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 26 ( ID:59930 ): Đột biến thay cặp nuclêôtit có thể làm phân tử prôtêin do gen đột biến mã hoá ngắn hơn so với
trước khi bị đột biến do:
A. Đột biến làm đổi một codon có nghĩa thành một codon vô nghĩa dẫn đến việc làm kết thúc quá trình giải mã sớm hơn
so với khi chưa đột biến.
B. Axit amin bị thay đổi trong cấu trúc của phân tử prôtêin sẽ bị cắt đi sau khi giải mã.
C. Đột biến làm thay đổi cấu trúc của một codon nhưng không làm thay đổi nghĩa do nhiều codon có thể cùng mã hoá cho
một axit amin.
D. Làm tái sắp xếp trật tự của các nuclêôtit trong cấu trúc của gen dẫn đến làm việc giảm số codon.
Câu 27 ( ID:59933 ): Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến
A. Đột biến ở trạng thái trội a thành A hoặc đột biến nguyên ở trạng thái lặn do môi trường thay đổi chuyển thành trội.
Đột biến nhiễm sắc thể.
B. Đột biến A thành a tồn tại trong trạng thái dị hợp.
C. Hai đột biến lặn cùng alen của 2 giao tử đực và cái gặp nhau trong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp.
D. Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, không có alen trên Y hoặc trên Y không có alen trên X đều trở
thành thể đột biến ở cơ thể XY.
Câu 28 ( ID:59934 ): Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Môi trường không có vai trò trong việc hình thành giới tính của sinh vật.
B. Ở hầu hết loài giao phối, giới tính được hình thành trong quá trình phát triển cá thể.
C. Gà mái có kiểu NST giới tính XX.
D. Đa số động vật bậc cao, giới tính thường quy định bởi các gen nằm trên NST X và Y.
Câu 29( ID:30451 ): Nhận định chính xác về quá trình đột biến gen:
A. Đột biến gen là sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc phân tử của gen về số lượng, thành phần và trình tự của các
nucleotide trong gen, tạo ra các alen mới.
B. Sự biến đổi đột ngột trong cấu trúc phân tử của gen làm thay đổi thành phần, số lượng và trình tự nucleotide của gen,
đồng thời có thể phát hiện ra bằng các phân tích tế bào học.
C. Đột biến gen tạo ra các alen mới, có thể kiểm chứng bằng các phân tích tế bào học và sự thay đổi tính trạng của cá thể.
D. Đột biến gen là sự thay đổi thành phần, số lượng, trình tự nucleotide tạo alen mới và có thể tìm ra bằng các phân tích
tế bào học.
Câu 30( ID:30454 : Nội dung nào sau đây sai?
A. Đảo đoạn xảy ra khi đoạn bên trong NST bị đứt, đoạn này quay ngược 180o rồi được nối lại.
B. Đảo đoạn ít ảnh hưởng đến sức sống vì không làm mất vật chất di truyền.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. Đảo đoạn làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST và không thay đổi nhóm gen liên kết.
D. Đoạn NST bị đảo phải nằm ở đầu hay giữa cánh của NST, không mang tâm động.
Câu 31( ID:30456 ): Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, các cây tứ bội đều tạo giao tử 2n có khả năng thụ
tinh. Tính theo lí thuyết, phép lai giữa hai cây tứ bội đều có kiểu gen AAAa cho đời con có kiểu gen dị hợp tử chiếm tỉ lệ
A. 1/2. B. 2/9. C. 4/9. D. 3/4.
Câu 32( ID:61681 ): Có 2 tế bào sinh tinh có kiểu gen giảm phân, giả sử hoán vị gen chỉ xảy ra ở 1 trong 2 tế bào.
Số loại giao tử tối đa và tối thiểu lần lượt là:
A. 8; 6. B. 6; 4. C. 6; 2. D. 8; 2.
Câu 33( ID:61724 ): Giả sử mạch gốc của một gen có 3 loại nuclêôtit: A, T, X thì trên mạch gốc của gen này có thể có tối
đa bao nhiêu loại mã bộ ba chứa ít nhất một nuclêôtit loại A mã hóa axit amin?
A. 19 B. 16. C. 17 D. 24
Câu 34( ID:61736 ): Dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong vùng mã hóa, không xảy ra ở bộ ba mở đầu và không
làm xuất hiện mã kết thúc có thể:
A. không hoặc làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
B. làm thay đổi toàn bộ axit amin trong chuỗi polipeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
C. làm thay đổi 1 số axit amin trong chuỗi polipeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
D. làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit do gen đó chỉ huy tổng hợp.
Câu 35 ( ID:61783 ): Nhận xét nào không đúng về các cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch mới tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 3’  5’ là liên tục còn mạch mới
tổng hợp trên mạch khuôn ADN chiều 5’  3’ là không liên tục (gián đoạn).
B. Trong quá trình dịch mã, sự bổ sung đặc hiệu giữa anticodon của tARN và codon trên mARN theo nguyên tắc A- U, T
– A, G – X, X – G.
C. Trong quá trình phiên mã tổng hợp ARN, mạch ARN được kéo dài theo chiều 5’  3’.
D. Trong quá trình nhân đôi ADN, phiên mã tổng hợp ARN, và dịch mã tổng hợp Protein đều theo nguyên tắc khuôn mẫu
và nguyên tắc bổ sung.
Câu 36( ID:62770 ): Phát biểu nào sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?
A. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc
ngoài nhân.
B. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
C. ARN polimeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’3’.
D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên tất cả các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Câu 37( ID:67211 ): Phát bểu nào sau đây không đúng khi nói về mô hình hoạt động của operon Lac ở E.coli.
A. Vùng khởi động nằm ở vị trí đầu tiên trong cấu trúc của opêron Lac.
B. Vùng vận hành là vị trí tương tác với prôtêin ức chế để ngăn cản hoạt động phiên mã của enzim ARN – polimeraza.
C. Gen điều hòa luôn tổng hợp ra prôtêin ức chế mà không phụ thuộc vào sự có mặt của chất cảm ứng lactozơ.
D. Lượng sản phẩm của nhóm gen sẽ tăng lên nếu có đột biến gen xảy ra tại vùng vận hành.
Câu 38( ID:67212 ): Một bộ ba mã hóa chỉ mã hóa cho một loại axit amin, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di
truyền?
A. Mã di truyền có tính đặc hiệu B. Mã di truyền có tính phổ biến.
C. Mã di truyền có tính thoái hóa. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba.
Câu 39 ( ID:67213 ): Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng
hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’  3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’  3’.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn theo chiều 5’  3’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’  5’.
Câu 40( ID:67214 ): Gen có chiều dài 2550 Ao và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A – T. Số lượng
từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự sau 4 lần là:
A. A = T = 5265 và G = X = 6015. B. A = T = 5265 và G = X = 6000.
C. A = T = 5250 và G = X = 6015. D. A = T = 5250 và G = X = 6000.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C A D B B B A A A A B C D D A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C D D B A A B C D C A B D A D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D B B A D C D A B B

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA KIẾN THỨC PHẦN ĐỘT BIẾN GEN

Câu 1 [20505]: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết hyđrô
sẽ:
A. tăng 1. B. tăng 2. C. giảm 1. D. giảm 2.
Câu 2 [20504]: Đột biến xôma chỉ được di truyền qua
A. sinh sản vô tính nếu nó là đột biến là lặn. B. sinh sản hữu tính nếu nó là đột biến là trội.
C. sinh sản vô tính. D. sinh sản hữu tính.
Câu 3 [20506]: Những dạng đột biến nào là đột biến dịch khung?
A. Thay thế và chuyển đổi vị trí một cặp Nuclêôtít B. Thêm và thay thế một cặp Nuclêôtít
C. Mất và thay thế một cặp Nuclêôtít D. Mất và thêm một cặp Nuclêôtít
Câu 4 [20507]: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. đột biến gen làm thay đổi một hoặc một số cặp nuclêotit trong cấu trúc của gen
B. đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể
C. đột biến gen có thể làm biến đổi đột ngột một hoặc số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật
D. đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST
Câu 5 [20508]: Biến đổi trong dãy nuclêôtit của gen cấu trúc dẫn tới sự biến đổi nào sau đây?
A. Gen đột biến → ARN thông tin đột biến → Prôtêin đột biến.
B. ARN thông tin đột biến → Gen đột biến → Prôtêin đột biến.
C. Prôtêin đột biến → Gen đột biến → ARN thông tin đột biến.
D. Gen đột biến → Prôtêin đột biến → ARN thông tin đột biến.
Câu 6 [20509]: Đột biến điểm dạng thay thế cặp nu này bằng cặp nu khác
A. làm tăng ít nhất 2 liên kết hiđrô. B. làm giảm tối đa 3 liên kết hiđrô.
C. làm tăng hoặc giảm tối đa 1 liên kết hiđrô. D. làm tăng hoặc giảm một số liên kết hiđrô
Câu 7 [20510]: Một đột biến điểm xảy ra không liên quan đến bộ ba mở đầu bộ ba kết thúc và không làm thay
đổi chiều dài của gen. Chu i pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp sẽ thay đổi thế nào so với gen ban đầu:
A. Mất hoặc thay 1 axitamin.
B. hông thay đổi hoặc làm thay đổi 1 axitamin hoặc mất toàn bộ axitamin t vị trí xảy ra đột biến trở về
sau
C. Thay đổi toàn bộ các axitamin kể t điểm bị đột biến tương ng trở về sau
D. hông thay đổi hoặc mất 1 axitamin.
Câu 8 [20511]: hi chiếu tia UV trong quá trình nhân đôi của ADN thì tia UV sẽ gây ra loại đột biến mất một
cặp A-T vì:
A. Hai bazơ Timin của hai mạch ADN liên kết với nhau hình thành cầu nối dimer Timin.
B. Cấu trúc nucleotit loại Timin bị biến đổi cấu trúc nên có kích thước lớn hơn..
C. hi có tia UV thì Timin có cấu trúc bị biến đổi và giống với Xitozin.
D. Hai bazơ Timin trên cùng một mạch ADN dính lại với nhau.
Câu 9 [20512]: Đột biến giao tử là đột biến phát sinh:
A. Trong quá trình nguyên phân ở một tế bào sinh dưỡng. B. Trong quá trình giảm phân ở một tế bào
sinh dục.
C. Ở giai đoạn phân hoá tế bào thành mô. D. Ở trong phôi.
Câu 10 [20513]: Thể đột biến là:
A. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình trội
B. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện ở kiểu hình trung gian
C. cá thể mang đột biến gen đã biểu hiện chỉ ở kiểu hình lặn
D. cá thể mang đột biến đã biểu hiện ở kiểu hình
Câu 11 [20514]: Nếu mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit xảy ra ở codon đầu tiên trong đoạn mã hoá thì:
A. thay một axitamin này bằng axitamin khác
B. thay đổi thành phần trật tự sắp xếp của các axitamin trong chu i polipeptit do gen đó tổng hợp
C. không ảnh hưởng gì tới qúa trình giải mã
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
D. mất hoặc thêm một axitamin mới
Câu 12 [20515]: hi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu?
A. 3 Å B. 3 4 Å C. 6 Å D. 6 8 Å
Câu 13 [20516]: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc prôtêin
A. Thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin th nhất
B. Thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin cuối
C. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit ở hai bộ ba mã hóa cuối
D. Mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin cuối
Câu 14 [20517]: Trong tự nhiên các alen khác nhau của cùng một gen thường được tạo ra qua quá trình
A. đột biến gen B. đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể
C. chọn lọc tự nhiên D. giao phối
Câu 15 [20518]: Một gen bị đột biến nhưng thành phần và số lượng nucleotit của gen không thay đổi. Dạng đốt
biến có thể xảy ra đối với gen trên là
A. thay thế 1 cặp A –T bằng một cặp T – A B. thay thế 1 cặp A–T bằng một cặp G–X
C. mất một cặp T –A D. thêm một cặp T –A
Câu 16 [20519]: Đột biến điểm có các dạng
A. mất thêm thay thế 1 cặp nuclêotit. B. mất thêm 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
C. mất thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit. D. thêm thay thế 1 hoặc vài cặp nuclêôtit.
Câu 17 [20520]: Sự phát sinh đột biến gen phụ thuộc vào
A. cường độ liều lượng loại tác nhân gây đột biến và cấu trúc của gen.
B. mối quan hệ giữa kiểu gen môi trường và kiểu hình.
C. s c đề kháng của t ng cơ thể.
D. điều kiện sống của sinh vật.
Câu 18 [20521]: Đột biến gen :
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.

B. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể..

D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Câu 19: [20522]: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen ngoài nhân?
A. Gen đột biến chỉ được biểu hiện ra kiểu hình ở thể đồng hợp.
B. Sẽ tạo nên thể khảm ở cơ thể mang đột biến.
C. Gen đột biến phân bố không đều cho các tế bào con.
D. Đột biến khi đã phát sinh sẽ được nhân lên qua quá trình tự sao.
Câu 20: [20523]: hẳng định nào sau đây đối với sự biểu hiện của gen đột biến là đúng?
A. Mọi tế bào của cơ thể bị đột biến ở giai đoạn tiền phôi đều ch a gen đột biến.
B. Đột biến gen ở vi khuẩn xuất hiện ngay trong đời cá thể bị đột biến.
C. Đột biến tế bào soma luôn tạo ra thể khảm.
D. Đột biến giao tử có khả năng thụ tinh cao.
Câu 21 [20528]: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi số lượng nuclênôtit của
gen nhưng làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô trong gen?
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclênôtit.
C. Thay cặp nuclênôtit A-T bằng cặp T-A D.Thay cặp nuclenôtit A-T bằng cặp G-X
Câu 22 [20529]: hi nói về đột biến điều nào sau đây không đúng?
A. đột biến là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hoá.
B. áp lực của quá trình đột biến biểu hiện ở tốc độ biến đổi tần số tương đối của alen.
C. phần lớn các đột biến tự nhiên có hại cho cơ thể sinh vật.
D. chỉ có những đột biến có lợi mới trở thành nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Câu 23 [20530]: Đột biến dạng thêm hoặc mất một nucleotit trong đoạn đầu vùng mã hoá của gen được xem là
một loại đột biến điểm nghiêm trọng nhất bởi vì:
A. chúng chỉ xuất hiện trong các tế bào sinh dục nên được di truyền và phát tán nhanh trong quần thể.
B. phần lớn những đột biến này là đột biến vô nghĩa (hình thành một trong các bộ ba mã kết thúc).
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. đột biến này thường gây ảnh hưởng đồng thời tới nhiều gen.
D. một số axit amin hoặc toàn bộ chu i polipeptit bị thay đổi và protein thường mất ch c năng.
Câu 24 [20531]: Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác ở trong gen nhưng không làm thay
đổi trình tự axit amin trong prôtêin được tổng hợp. Nguyên nhân là do
A. mã di truyền có tính đặc hiệu. B. mã di truyền có tính phổ biến.
C. mã di truyền là mã bộ ba. D. mã di truyền có tính thoái hoá.
Câu 25 [20532]: Giải thích nào sau đây liên quan đến đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen có thể làm xuất hiện alen mới trong quần thể
B. Đột biến gen luôn làm rối loạn quá trình tổng hợp prôtêin nên có hại
C. Đột biến gen làm mất cả bộ ba nuclêôtit thì gây hại nhiều hơn đột biến gen chỉ làm mất một cặp nuclêôtit
D. Hậu quả của đột biến gen không phụ thuộc vào vị trí xảy ra đột biến
Câu 26 [20534]: Đột biến gen là:
A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một
điểm nào đó của phân tử ADN.
C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST).
D. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh.
Câu 27 [20536]: Một gen có tỷ lệ A + T/G + X = 2/ 3. Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen
nhưng tỷ lệ A + T/G + X = 65 2 %. Đây là dạng đột biến
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế cặp G – X bằng cặp A – T.
C. Thêm 1 cặp G-X D. Thay thế cặp A –T bằng cặp G – X.
Câu 28 [20538]: Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là
A. Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
B. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây hại trầm trọng nhất.
C. Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
D. Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
Câu 29 [20539]: 5BU là một tác nhân gây đột biến phổ biến trong các nghiên c u nó gây ra đột biến nguyên
khung trên phân tử ADN. Để hoàn thành cơ chế gây đột biến của tác nhân này phải trải qua số lần tái bản tối
thiểu trên phân tử ADN chịu tác động là :
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 30 [20540]: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào :
A. Đột biến đó là trội hay lặn B. Tổ hợp gen mang đột biến đó.
C. Cá thể mang đột biến đó là đực hay cái. D. Thời điểm phát sinh đột biến.
Câu 31 [20542]: Muốn gây đột biến gen thì tác động vào pha S của chu kì phân bào là hiệu quá nhất bởi vì:
A. Tại pha này ADN nhân đôi nên cấu trúc ADN không bền vững và dễ lắp ráp nhầm.
B. Tại pha này các enzim hoạt động mạnh nhất nên dễ làm thay đổi cấu trúc ADN.
C. Tại pha này màng nhân mỏng nên các tác nhân đột biến dễ xâm nhập.
D. Tại pha này khi có tác nhân đột biến thì các ezim sẽ hoạt động không bình thường
Câu 32 [20543]: Cơ chế gây đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X của chất 5-BU là :
A. G – X → G – 5BU → A – 5BU → A – T. B. A- T → A – 5BU → G – 5 BU → G – X.
C. G – X → A – 5BU → G – 5BU → A – T. D. A – T → G – 5BU → A – 5BU → G – X.
Câu 33 [20548]: hi nói về đột biến gen phát biểu nào sau đây không đúng?
A. M c độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
B. Đột biến gen có thể có lợi có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
C. Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
D. Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
Câu 34 [20549]: hi nói về đột biến gen kết luận nào sau đây không đúng :
A. Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung thì sẽ dẫn tới đột biến gen
B. Đột biến gen trội ở dạng dị hợp cũng được gọi là thể đột biến
C. Đột biến chỉ được phát sinh khi trong môi trường có các tác nhân đột biến
D. ADN không nhân đôi thì không phát sinh đột biến gen
Câu 35 ( ID:56294 ): Loại đột biến nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính
A. Đột biến gen B. Đột biến xoma C. Đột biến tiền phôi D. Đột biến giao tử
Câu 36 [26424]: hi nghiên c u hoạt động của Opêron Lac ở một chủng E coli đột biến người ta thấy rằng

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
chủng vi khuẩn này có thể sản xuất enzim phân giải lactozơ ngay cả khi môi trường có hoặc không có
lactozơ. Các giả thuyết được đưa ra để giải thích kết quả trên là:
I–đột biến gen điều hòa. II–đột biến vùng promoter.
III–đột biến vùng vận hành O. IV–đột biến các gen cấu trúc của operon Lac.
Những khả năng có thể xảy ra là
A. I, II, IV. B. I, III. C. II, III. D. III, IV.
Câu 37 [62737]: Điều không đúng khi xét đến trường hợp đột biến trở thành thể đột biến
A. Hai đột biến lặn cùng alen của 2 giao tử đực và cái gặp nhau trong thụ tinh tạo thành kiểu gen đồng hợp.

B. Gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính không có alen trên Y hoặc trên Y không có alen trên X
đều trở thành thể đột biến ở cơ thể XY.
C. Đột biến ở trạng thái trội a thành A hoặc đột biến nguyên ở trạng thái lặ do môi trường thay đổi chuyển
thành trội. Đột biến nhiễm sắc thể.
D. Đột biến A thành a tồn tại trong trạng thái dị hợp.
Câu 38 [20550]: Ở vi khuẩn E.coli giả sử có 6 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc A làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất ch c năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất ch c năng.
Chủng III: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi ch c năng của protein.
Chủng IV: Đột biến ở gen điều hoà R làm cho phân tử protein do gen này quy định tổng hợp bị mất ch c năng.
Chủng V: Đột biến ở gen điều hoà R làm cho gen này mất khả năng phiên mã.
Chủng VI: Đột biến ở vùng khởi động (P) của operon làm cho vùng này bị mất ch c năng.
hi môi trường có đường lactozơ có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z Y A không phiên mã?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39 [20551]: Cho các hiện tượng sau:
(1) Gen điều hòa của operon Lac bị đột biến dẫn đến protein c chế bị biến đổi không gian và mất ch c năng
sinh học
(2) Đột biến mất phần khởi động (vùng P) của operon Lac
(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất ch c năng.
(4) Vùng vận hành (vùng O) của operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein c chế
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN polimeraza.
Trong các trường hợp trên khi không có đường lactozo có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện
phiên mã?
A. 2 B. 4 C. 5 D. 3
Câu 40 [62317]: Trong các đột biến sau ở người có bao nhiêu đột biến có khả năng di truyền cho thế hệ sau?
(1) Đột biến ở tế bào da.
(2) Đột biến ở tế bào vú.
(3) Đột biến ở hợp tử.
(4) Đột biến ở tế bào sinh tinh.
Chọn câu trả lời đúng:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A C D D A C B D B D B B B A A A A B A B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D D D D A B D C A B A B C C B B D A A C

Biên soạn: Thầy THỊNH NAM


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: LUYỆN TẬP PHẦN ĐỘT BIẾN GEN

Câu 1[21207]: Gen có A= 480 nucleôtit và có T= 20% tổng số nuclêôtit của gen. Sau đột biến gen có 120 chu
kì xoắn và hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô. Đột biến thuộc dạng nào?
A. Thay 1 cặp A-T bằng 1 cặp G- X B. Thêm 1 cặp G- X
C. Thay 1 cặp G-X bằng 1 cặp A-T D. Thêm 1 cặp A- T.
Câu 2[21208]: Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm cho
gen A biến thành alen a, alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của
gen A là:
A. A = T = 799; G = X = 401 B. A = T = 201; G = X = 399
C. A = T = 400; G = X = 200 D. A = T = 401; G = X = 199
Câu 3[21209]: Gen có chiều dài 2550Ao và có 1900 liên kết hyđrô. Gen bị đột biến thêm 1 cặp A-T. Số lượng
từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen đột biến tự nhân đôi 4 lần là:
A. A = T = 5265 và G = X = 6000. B. A = T = 5265 và G = X = 6015.
C. A = T = 5250 và G = X = 6000. D. A = T = 5250 và G = X = 6015.
Câu 4[21210]: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A
- T bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là :
A. A = T = 720 ; G = X = 480. B. A = T = 721 ; G = X = 479.
C. A = T = 419 ; G = X = 721. D. A = T = 719 ; G = X = 481.
Câu 5[21211]: Dạng đột biến điểm nào sau đây xảy ra trên gen không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng số
lượng liên kết hiđrô trong gen thay đổi?
A. Thêm 1 cặp Nu B. Mất 1 cặp Nu
C. Thay thế cặp Nu cùng loại D. Thay thế cặp Nu khác loại
Câu 6[21212]: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự
nhân đôi 3 lần và đã sử dụng của môi trường 4193 ađênin và 6300 guanin. Dạng đột biến nào sau đây đã
xảy ra?
A. Mất 1 cặp nuclêôtit loại G - X. B. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại A - T.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit loại A - T D. Thêm 1 cặp nuclêôtit loại G - X.
Câu 7( ID:56029 ): Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X thì số liên kết
hidro sẽ
A. giảm 2. B. tăng 2. C. tăng 1. D. giảm 1.
Câu 8[21214]: Hóa chất 5-BU thường gây đột biến gen dạng thay thế cặp A – T bằng cặp G – X. Đột biến gen
được phát sinh qua cơ chế nhân đôi ADN. Để xuất hiện dạng đột biến trên, gen phải trải qua mấy lần nhân đôi?
A. 4 lần. B. 1 lần.
C. 2 lần. D. 3 lần
Câu 9[21215]: Gen bình thường có 600A và 900G, đột biến gen dạng thay thế một cặp A - T bằng một cặp G -
X, số nuclêôtít từng loại của gen đột biến là:
A. 599A và 901G. B. 601A và 899G.
C. 600A và 901G. D. 599A và 900G.
Câu 10[21216]: Gen dài 3060 A0, có tỉ lệ A= 3/7 G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ: A/
G ≈ 42,18%. Số liên kết hiđrô của gen đột biến là:
A. 2427 B. 2430 C. 2433 D. 2070
Câu 11[21217]: Ở ruồi giấm, gen A quy định tính trạng mắt đỏ, gen a đột biến quy định tính trạng mắt trắng.
Khi 2 gen nói trên tự tái bản 4 lần thì số nuclêôtit trong các gen mắt đỏ ít hơn các gen mắt trắng 32 nuclêôtit
tự do và gen mắt trắng tăng lên 3 liên kết H. Hãy xác định kiểu biến đổi có thể xảy ra trong gen đột biến?

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. Mất 1 cặp G – X B. Thay thế 3 cặp A – T bằng 3 cặp G - X.
C. Thêm 1 cặp G – X. D. Thay thế 1 cặp G – X bằng 1 cặp A – T.
Câu 12[21218]: Một gen ở nhân sơ có chiều dài 4080A0 và có 3075 liên kết
hiđrô.Một đột biến điểm không làm thay đổi chiều dài của gen nhưng làm giảm đi
1 liênkết hiđrô.Khi gen đột biến này tự nhân đôi một lần thì số nucleotit mỗi loại
môi trường nội bào phải cung cấp là:
A. A = T = 524 ; G = X = 676. B. A = T = 526 ; G = X = 674.
C. A = T = 676 ; G = X = 524. D. A = T = 674; G = X = 526.
Câu 13[21219]: Một gen dài 3060A0 , 1 mạch của gen có250 nu loại A và 100 nu
loại T , gen bị đột biến mất một cặp G-X , số liên kết hidro của gen sau đột biến là:
A. 2352. B. 2347. C. 2374. D. 2350.
Câu 14[21220]: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 5100A0. Phân tử đó bị đột biến tạo ra ADN
đột biến có 3000 liên kết phopohodieste và số nucleotit loại A là 601 nucleotit. Kết luận nào không đúng?
A. ADN đột biến và ADN ban đầu có tổng số nucleotit bằng nhau
B. ADN đột biến có 3899 liên kết hidro
C. Kiểu đột biến thêm một cặp A-T
D. Số nucleotit loại G trong ADN đột biến 899
Câu 15[21221]: Có một trình tự mARN [5’ –AUG GGG UGX UXG UUU – 3’] mã hóa cho một đoạn
pôlipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp
từ trình tự mARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
A. Thay thế nuclêôtít thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng ađênin.
B. Thay thế nuclêôtít thứ 11 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin.
C. Thay thế nuclêôtít thứ 5 tính từ đầu 5’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin.
D. Thay thế nuclêôtít thứ 9 tính từ đầu 3’ trên mạch gốc của đoạn gen tương ứng bằng timin.
Câu 16[21222]: Một gen A có chiều dài 2805A0 và 2074 liên kết hiđrô.Gen A bị đột biến điểm làm giảm 2 liên
kết hiđrô tạo thành gen đột biến a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen đột biến a là?
A. A=T=400, G=X=424. B. A=T=401, G=X=424.
C. A= T=424 G= X=400 D. A= T=403, G=X=422.
Câu 17[21223]: Gen A có 90 vòng xoắn và có 20% Adenin. Một đột biến điểm xảy ra tạo ra alen a, alen bị đột
biến ngắn hơn gen ban đầu 0,34 nm và có số liên kết hidro ít hơn 2. Số lượng từng loại nucleotit của alen a là
A. A= T = 360, G = X = 537 B. A = T = 359, G = X = 540
C. A = T = 363. G = X = 540 D. A = T = 360, G = X = 543
Câu 18[21224]: Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến
dài 5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là:
A. Mất cặp A - T. B. Thêm cặp A - T.
C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.
Câu 19[21225]: Một prôtêin bình thường có 400 axit amin.Prôtêin đó bị biến đổi do axitamin thứ 350 bị thay
thế axitamin mới. Dạng đột biến gen gây ra sự biến đổi này là
A. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thay thế một cặp nucleotit.
C. Thêm một cặp nuclêôtit. D. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit
Câu 20[21226]: Tác nhân hoá học 5 - brôm uraxin (5 - BU) là chất đồng đẳng của timin gây đột biến dạng
A. mất cặp A - T. B. thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
C. thay thế cặp A – T bằng cặp G-X. D. mất cặp G - X.
Câu 21[21227]: Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng được gọi là gì?
A. Đột biến tiền phôi. B. Đột biến xôma.
C. Đột biến giao tử. D. Đột biến sinh dục.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 22[21228]: Một gen bình thường dài 0,4080 micrô mét, có 3120 liên kết hyđrô, bị đột biến thay thế một
cặp Nu nhưng không làm thay đổi số liên kết hyđrô của gen. Số Nu từng loại của gen đột biến có thể là:
A. A=T=270; G=X=840.
B. A=T=840; G=X=270.
C. A=T=479; G=X=721 hoặc A=T=481; G=X=719
D. A=T=480,G=X=720
Câu 23[21229]: một gen ở sinh vật nhân thực có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/X = 1/2, bị đột biến thành
alen mới có 4799 liên kết hiđrô. Số Nu mỗi loại của gen sau đột biến là
A. A = T = 601, G = X = 1199 B. A = T = 1199, G = X = 601
C. A = T = 599, G = X = 1201 D. A = T = 600, G = X = 1200
Câu 24[21230]: Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3 lần
và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A=T= 600; G=X=900 B. A=T=1050; G=X=450
C. A=T= 599; G=X = 900 D. A=T= 900; G=X = 600
Câu 25[21231]: Gen A mã hoá chuỗi polipeptit hoàn chỉnh có 298 aa, gen bị đột biến mất đi 6 cặp nucleotit.
Khi gen phiên mã đã đòi hỏi môi trường nôi bào cung cấp 3576 ribonucleotit. Số bản mã sao mà gen đột biến
đã tạo ra:
A. 6 B. 4 C. 3 D. 5
Câu 26[21232]: Có bao nhiêu nội dung đúng trong các câu sau đây khi nói vê đột biến điểm?
(1) Trong số các đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế một cặp nuclêôtit là gây hại ít nhất cho cơ thể sinh
vật
(2) Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen cấu trúc
(3) Trong bất cứ trường hợp nào, tuyệt đại đa số đột biến điểm là có hại.
(4) Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hóa
(5) Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm là trung tính.
(6) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen mà nó tồn tại.
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3
Câu 27[21233]: Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào pha S của chu kì tế bào thì sẽ gây đột biến gen với tần số cao hơn so với lúc
tác động vào pha G2.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 28[21234]: Một gen của sinh vật nhân sơ bị đột biến điểm, trong các khả năng sau đây:
(1) Số liên kết hidro của gen có thể tăng lên hoặc giảm đi nhưng thành phần và số lượng nuclêôtit không thay
đổi.
(2) Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp không thay đổi cấu trúc.
(3) Chuỗi pôlipeptit do gen này tổng hợp bị thay đổi cấu trúc.
(4) Số liên kết hidro của gen đột biến có thể tăng lên 3 hoặc 4.
Có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra?
A. 4 B. 1 C. 2 D. 3
Câu 29[21235]: Cho các phát biểu sau về gen
(1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là ARN hoặc
pôlipeptit.
(2) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là 5’UAA3’; 5’UAG3’ và 3’UGA5’.
(4) Đột biến gen tạo alen mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 30 (V-ID:74395 ): Có bao nhiêu nội dung sau đây đúng khi khi nói về đột biến gen?
(1) Vì đột biến gen làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen nên chắc chắn sẽ làm thay đổi trình tự axit amin của
chuỗi poolipeptit tương ứng.
(2) Đột biến gen, dạng đột biến trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể phát sinh đột biến.
(3) Đa số đột biến gen là có hại, vì nó là phá vỡ mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường.
(4) Không phải tất cả các đột biến gen đều được di truyền qua sinh sản hữu tính.
(5) Những đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A D A D D C C D A C C B B C D A B C B C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B D A C B D B C D A

Biên soạn: Thầy THỊNH NAM


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA LÍ THUYẾT VDC PHẦN BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ

Câu 1 [V-ID: 13073]: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?
(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.
(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
(3) Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
(4) Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới trong quần thể.
(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức phân tử.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 2 [V-ID: 13074]: Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng khi nói về sự biểu hiện của đột biến gen?
(1) Đột biến gen xảy ra trong những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử có thể di truyền cho thế hệ sau
bằng con đường sinh sản vô tính hoặc hữu tính.
(2) Đột biến trội phát sinh trong quá trình giảm phân tạo giao tử sẽ luôn biểu hiện ngay ở thế hệ sau và di
truyền được sinh sản hữu tinh.
(3) Đột biến gen lặn xảy ra trong tế bào chất của tế bào xoma sẽ không bao giờ được biểu hiện ra kiểu
hình và không có khả năng di truyền qua sinh sản hữu tính.
(4) Chỉ có các đột biến gen phát sinh trong quá trình nguyên phân mới có khả năng biểu hiện ra kiểu hình
của cơ thể bị xảy ra đột biến.
(5) Thể đột biến phải mang ít nhất là một alen đột biến.
A. 5. B.2. C. 3. D. 4.
Câu 3 [V-ID: 13077]: Khi nói về đột biến gen có các phát biểu sau:
(1) Trong tự nhiên tần số đột biến gen rất thấp và đa số đột biến gen là có hại cho thể đột biến.
(2) Không phải loài sinh vật nào cũng xảy ra đột biến gen, đột biến gen chỉ xảy ra ở một loài nhất định.
(3) Hầu hết đột biến gen là đột biến gen trội và xuất hiện vô hướng, riêng lẻ.
(4) Tần số đột biến phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng và cường độ của tác nhân gây đột biến.
(5) Đột biến xôma không được di truyền cho thế hệ sau và sẽ mất đi khi cơ thể chết.
(6) Đột biến gen đòi hỏi một số điều kiện mới biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể mang đột biến gen.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 4 [V-ID: 13078]: Trong các nội dung sau đây:
(1) Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.
(2) Đột biến gen thường ở trạng thái lặn.
(3) Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể.
(4) Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy tổ hợp gen.
(5) Đột biến gen thường có tính thuận nghịch.
Có bao nhiêu nội dung đúng khi nói về tính chất và vai trò của đột biến gen
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.
Câu 5 [V-ID: 13079]: Một đột biến điểm loại thay thế cặp nucleotit xảy ra ở khuẩn E.coli nhưng không được
biểu hiện ra kiểu hình. Cho các nguyên nhân sau:
(1) Do môi trường không phù hợp nên gen không được biểu hiện.
(2) Do đột biến xảy ra làm alen lặn trở thành alen trội.
(3) Do đột biến xảy ra làm alen trội trở thành alen lặn.
(4) Do tính thoái hóa của mã di truyền.
(5) Do NST ở khuẩn E.coli chứa lượng gen lớn.
Có bao nhiêu nguyên nhân đúng?
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6 [V-ID: 13092]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
(1) Đột biến gen có thể phát sinh ngay cả khi trong môi trường không có tác nhân đột biến.
(2) Đột biến gen tạo ra các lôcut gen mới, làm tăng tính đa dạng di truyền cho loài.
(3) Các đột biến gen gây chết vẫn có thể được truyền lại cho đời sau.
(4) Đột biến gen trội vẫn có thể không biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể bị đột biến.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7 [V-ID: 13080]: Cho các phát biểu sau về đột biến gen:
(1) Trong tự nhiên tần số đột biến của một gen bất kì thường rất thấp.
(2) Đột biến gen xảy ra trong giai đoạn từ 2 đến 8 phôi bào có khả năng truyền lại cho thế hệ sau qua sinh sản
hữu tính.
(3) Mọi đột biến gen chỉ có thể xảy ra nếu có tác động của tác nhân đột biến.
(4) Đột biến trong cấu trúc của gen đòi hỏi một số điều kiện nhất định mới biểu hiện trên kiểu hình cơ thể.
(5) Đột biến gen xảy ra ở mọi vị trí của gen đều không làm ảnh hưởng đến phiên mã.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8 [V-ID: 13081]: Trong các phát biểu về đột biến gen dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Tất cả các cơ thể mang gen đột biến đều được gọi là thể đột biến.
(3) Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau qua sinh
sản hữu tính.
(4) Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa, chọn giống.
(5) Tác nhân đột biến tác động vào quá trình nhân đôi của ADN có thể gây nên đột biến gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 9 [V-ID: 13082]: Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến?
(1) Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2) Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
(3) Guanin dạng hiếm có thể tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T.
(4) Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen.
(5) Dạng đột biến thay thế một cặp nucleotit xảy ra phổ biến hơn dạng đột biến mất hoặc thêm một cặp
nucleotit.
Có bao nhiêu ý đúng:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10 [V-ID: 13083]: Đột biến phát sinh trong quá trình nào sau đây có thể di truyền được cho thế hệ sau qua
sinh sản hữu tính?
(1) Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
(2) Giảm phân để sinh hạt phấn.
(3) Giảm phân để tạo noãn.
(4) Nguyên phân ở tế bào cánh hoa.
Số phương án đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11 [V-ID: 13084]: Cho các phát biểu sau về đột biến gen:
(1) Khi một gen bị đột biến điểm nhiều lần liên tiếp thì sẽ tạo ra nhiều alen khác nhau.
(2) Đột biến gen xảy ra với tần số rất thấp nên ít có ý nghĩa cho tiến hóa.
(3) Ở mức độ phân tử, phần lớn đột biến gen là trung tính.
(4) Một đột biến điểm xảy ra trong vùng mã hóa của gen có thể không ảnh hưởng gì đến chuỗi pôlypeptit do
gen mã hóa.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12 [V-ID: 13085]: Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng khi nói về đột biến gen?
(1) Đột biến gen gây biến đổi ít nhất là một cặp nuclêôtit trong gen.
(2) Đột biến gen luôn làm phát sinh một alen mới so với alen trước đột biến.
(3) Đột biến gen có thể làm biến đổi đồng thời một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
(4) Đột biến gen chỉ làm thay đổi cấu trúc mà không làm thay đổi lượng sản phẩm của gen.
(5) Đột biến gen không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào.
(6) Đột biến gen không làm thay đổi nguyên tắc bổ sung trong gen.
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 13 [V-ID: 13087]: Có bao nhiêu phát biểu sau đây về sự biểu hiện của đột biến gen là đúng?
(1) Một đột biến gen lặn gây chết xuất hiện ở giai đoạn tiền phôi thường không thể bị loại bỏ hoàn toàn ra khỏi
quần thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
(2) Đột biến gen lặn ở tế bào xôma thường biểu hiện ở một phần của cơ thể tạo nên thể khảm và không di
truyền được qua sinh sản hữu tính.
(3) Đột biến gen trội xảy ra ở giao tử cần phải trải qua ít nhất là hai thế hệ để tạo ra kiểu gen đồng hợp thì mới
có thể biễu hiện ra kiểu hình.
(4) Sự biểu hiện của đột biến gen không những phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ và liều lượng của từng
loại tác nhân mà còn phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc của gen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14 [V-ID: 13089] Trong các dạng đột biến gen sau có bao nhiêu dạng đột biến chắc chắn làm thay đổi
trình tự axit amin trong protein hoàn chỉnh?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thứ 2 của một bộ 3 nằm gần bộ 3 mở đầu.
(2) Mất ba nuclêôtit ở phần giữa gen.
(3) Mất một nuclêôtit trong một intron ở giữa gen.
(4) Thay thế 1 cặp nucleotit nằm gần bộ 3 kết thúc của trình tự mã hóa.
(5) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong bộ 3 mã hóa cho Tirozin.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 15 [V-ID: 13090]: Khi nghiên cứu về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, có các nhận xét sau:
(1) Chuỗi polypeptide do gen đột biến tổng hợp có thể tăng hoặc giảm 1 axit amine.
(2) Thông tin di truyền được truyền lại cho thế hệ sau nhờ quá trình nhân đôi DNA.
(3) Bố mẹ có thể di truyền nguyên vẹn cho con alen để quy định tính trạng.
(4) Thông tin di truyền được biểu hiện ra tính trạng nhờ quá trình nhân đôi DNA, phiên mã, dịch mã.
(5) Trong một đơn vị tái bản, một mạch đơn mới được tổng hợp liên tục và một mạch đơn mới được tổng hợp
gián đoạn.
Trong các thông tin trên, có bao nhiêu thông tin chính xác.
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 16 [V-ID: 13091]: Cho các kết luận sau:
(1) Trong điều kiện không có tác nhân đột biến thì vẫn có thể phát sinh đột biến gen.
(2) Cơ thể mang đột biến gen trội ở trạng thái dị hợp luôn được gọi là thể đột biến.
(3) Quá trình tự nhân đôi không theo nguyên tắc bổ sung có thể phát sinh đột biến gen.
(4) Gen ở tế bào chất bị đột biến thành gen lặn thì kiểu hình đột biến luôn được biểu hiện.
(5) Đột biến gen chỉ được phát sinh được ở pha S của chu kì tế bào.
(6) Đột biến gen là loại biến dị luôn được di truyền cho thế hệ sau.
Số kết luận đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 17 [V-ID: 13094]: Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Bazơ nitơ hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột bien gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Ở mức độ phân tử, đa số đột biến điểm thường có hại.
A. 2. B. 5. C. 3 D.4.
Câu 18 [V-ID: 13095]: Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến điểm không làm thay
(A+G)
đổi tỉ lệ của gen?
(T+X)
(1) Thay thế một cặp A-T bằng cặp G-X.
(2) Thay thế một cặp A-T bằng một cặp T-A.
(3) Thêm một cặp nuclêôtit
(4) Thay thế một cặp G-X bằng cặp X-G.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 19 [V-ID: 13097]: Giả sử phát sinh một đột biến lặn gây chết ở trước tuổi sinh sản. Xét các trường hợp
mang gen đột biến lặn sau đây:
(1) Thể đồng hợp lặn. (2) Thể dị hợp. (3) Thể bốn. (4) Gen lặn trên
X ở giới XY.
(5) Thể tứ bội. (6) Thể không. (7) Thể tam bội.
(8) Đột biến mất đoạn làm mất alen trội tương ứng.
Trong 8 trường hợp trên có bao nhiêu trường hợp sẽ loại bỏ đột biến gen lặn.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 3.
Câu 20 ( ID:47233 ): Một đoạn mạch gốc của gen cấu trúc có trật tự nuclêôtit như sau:
5 ’TAX - AAG - GAG - AAT - GTT-XXA - ATG -XGG - GXG - GXX - GAA - XAT3 ’
Nếu xảy ra một đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm cho số axit amin của chuỗi pôlipeptit trong phân
tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 5 axit amin. Có bao nhiêu trường hợp đột biến sau
đây có thể xảy ra?
(1) Mất một cặp nuclêôtit X-G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’.
(2) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 16 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A.
(3) Thay thế một cặp nuclêôtit X- G ở vị trí thứ 17 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit T-A
(4) Thay thế một cặp nuclêôtit G-X ở vị trí thứ 21 tính từ đầu 5’ bằng một cặp nuclêôtit X-G.
Số trường hợp có thể xảy ra là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C A B A B C C C D C C B B D A
Câu 16 17 18 19 20
Đáp án D D B A C
Lưu ý: Để xem đáp án nhanh, các em có thể tra theo ID ngay trên APP Hoc24h.
APP Hoc24h có hệ thống câu hỏi được đầu tư công phu và sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Các em nên cài vào điện thoại để tiện cho việc ôn luyện mọi lúc, mọi nơi!
Biên soạn: Thầy THỊNH NAM
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: LUYỆN TẬP CÂU HỎI VDC PHẦN BIẾN DỊ CẤP PHÂN TỬ

Câu 1 ( ID:91741 ): Tế bào của một loài sinh vật nhân sơ khi phân chia bị nhiễm tác nhân hóa học 5-BU, làm
cho gen A biến thành alen a có 60 chu kì xoắn và có 1400 liên kết hiđrô. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen A
là:
A. A = T = 799; G = X = 401. B. A = T = 201; G = X = 399.
C. A = T = 401; G = X = 799. D. A = T = 401; G = X = 199.
Câu 2 ( ID:91742 ): Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801
liên kết hiđrô và có khối lượng 108.104 đ.v.C. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T = A = 601, G = X = 1199. B. T = A = 598, G = X = 1202.
C. T = A = 599, G = X = 1201. D. A = T = 600, G = X = 1200.
Câu 3 ( ID:91743 : Cho các nội dung sau:
I. Đột biến mất đoạn NST thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của cơ thể sinh vật.
II. Đột biến đảo đoạn NST thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
III. Đột biến lặp đoạn thường làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.
IV. Đột biến chuyển đoạn nhỏ được ứng dụng để chuyển gen từ loài này sang loài khác.
Số phát biểu sai là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4 ( ID:91744 ): Tần số đột biến gen phụ thuộc vào
I. loại tác nhân gây đột biến II. đặc điểm cấu trúc của gen
III. cường độ, liều lượng của tác nhân IV. chức năng của gen
Số phương án đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5 ( ID:91745 ): Trong điều kiện mỗi gen quy định một tính trạng, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về
đột biến gen?
I. Khi ở dạng dị hợp, đột biến gen trội cũng được gọi là thể đột biến.
II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.
III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì tất cả các đột biến gen đều được di truyền cho đời sau.
IV. Trong cùng một tế bào, khi chịu tác động bởi một loại tác nhân thì tất cả các gen đều bị đột biến với tần số như
nhau.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 6 ( ID:91746 ): Đột biến gen có đặc điểm
(1) Có hại cho sinh vật. (2) Xuất hiện vô hướng và có tần số thấp.
(3) Là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. (4) Di truyền được. (5) Xuất hiện đồng loạt.
Số phương án đúng:
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 7 ( ID:91747 ): Khi nói về đột biến gen, có các phát biểu sau:
(1) Đột biến điểm có 3 loại là: thay thế một cặp nucleotit, mất hai cặp nucleotit, thêm hai cặp nucleotit .
(2) Phần lớn các đột biến thay thế cặp nucleotit thường không gây hại đối với thể đột biến vì liên quan đến tính
thoái hóa của mã di truyền.
(3) Đột biến gen có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính. Nhưng đa phần đột biến gen là trung tính.
(4) Đột biến gen xảy ra chủ yếu ở vi khuẩn, thực vật và ít gặp ở động vật.
(5) Đột biến thay cặp A-T bằng cặp G-X có thể do trong quá trình nhân đôi đã xuất hiện bazo nito hiếm loại
Guanin.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(6) Trong các loại đột biến điểm thì đột biến thay thế một cặp gây hậu quả hơn cả vì không làm thay đổi cấu
trúc của protein.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 8 ( ID:91748 ): Cho các phát biểu sau đây:
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit luôn dẫn đến kết thúc sớm quá trình dịch mã.
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen cho quần thể.
(3) Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể.
(4) Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
(5) Xét ở mức độ phân tử, phần nhiều đột biến điểm thường vô hại.
(6) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
Số phương án đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 9 ( ID:91763 ): Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau quá trình nhân đôi ADN có một cặp nucleotit bị thay thế.
(2) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 cặp nucleotit.
(3) Gen tạo ra sau quá trình nhân đôi ADN bị mất một cặp nucleotit.
(4) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin.
Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào đột biến gen?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 10 ( ID:91750 ): Một gen bình thường có số nucleôtit loại A chiếm 30%. Do xảy ra đột biến mất đoạn làm
cho nucleôtit loại A giảm đi 1/3, loại G giảm đi 1/5 so với khi chưa bị đột biến. Sau đột biến gen chỉ còn dài
2937,6Å. Cho các phát biểu sau:
(1) Tổng số nucleotit của gen trước khi đột biến là 3000 nucleotit.
(2) Tổng số nucleotit của gen còn lại sau khi đột biến là 1728 nucleotit.
(3) Số nucleotit loại A của gen trước khi đột biến là 720 nucleotit.
(4) Số nucleôtit loại X của gen sau đột biến là 384 nucleôtit.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11 ( ID:91752 ): Một gen có 3600 liên kết hidro, biết hiệu số giữa nucleotit loại A và 1 Nu khác là 10% số
nucleotit của gen. Trên một mạch đơn thứ nhất của gen có A = 300 Nu, G = 150 Nu. Khi gen phiên mã môi
trường nội bào cung cấp 900 nulêôtit loại A.
Cho các phát biểu sau:
(1) Gen trên có chiều dài 4080 Å. (2) Số nucleotit của gen là: A = T = 900 Nu, G = X = 600 Nu.
(3) Mạch thứ hai là mạch mã gốc. (4) Gen đã phiên mã 2 lần.
(5) Trên mỗi phân tử mARN đều cho 5 riboxom trượt qua không trở lại thì số phân tử protein được tạo thành là
15 phân tử.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12 ( ID:91754 ): Một gen mã hóa chuỗi pôlipeptit gồm 198 axit amin, có T/ X = 0,6. Một đột biến làm
thay đổi số nuclêôtit trong gen, làm cho tỉ lệ T/X ≈ 60,27%.
Cho các phát biểu sau:
(1) Gen ban đầu có số lượng từng loại nucleotit là: A = T = 225, G = X = 375.
(2) Gen bị đột biến có số lượng từng loại nucleotit là: A = T = 376, G = X = 224.
(3) Gen bị đột biến hơn gen bình thường 2 liên kết hidro.
(4) Nếu đột biến đó xảy ra ở codon thứ 2 trên mạch mang mã gốc của gen thì có thể có thể toàn bộ chuỗi
pôlipeptit sẽ bị biến đổi do đột biến.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 13 ( ID:91755 ): Một gen cấu trúc có 4050 liên kết hydro, hiệu số giữa nu loại G với loại nu khác chiếm
20%. Sau đột biến chiều dài gen không đổi.
Cho các phát biểu sau:
(1) Gen ban đầu có số lượng từng loại nucleotit là: A = T = 450, G = X = 1050.
(2) Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G của gen đột biến xấp xỉ 42,90% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp G-X bằng
1 cặp A-T.
(3) Nếu sau đột biến tỉ lệ A/G xấp xỉ 42,72% thì đây là dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.
(4) Dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X sẽ làm thay đổi 1 axit amin trong chuỗi polipeptit.
(5) Nếu sau đột biến tỉ lệ G/A xấp xỉ 2,340. Khi gen đột biến nhân đôi 4 lần thì nhu cầu về Nu tự do loại A
giảm 30 nucleotit.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14 ( ID:91756 ): Một gen có từ 1500 – 2000 Nucleotit, khi nhân đôi 1 số lần đã được môi trường nội bào
cung cấp 27000 nucleotit tự do trong đó có 9450 nucleotit tự do loại X.
Trong các phát biểu sau:
(1) Chiều dài của gen là 3060 Å.
(2) Số nucleotit loại G của gen ban đầu là 270 nucleotit.
(3) Số nucleotit loại A môi trường cần cung cấp cho quá trình nhân đôi là 4050 Nu.
(4) Tổng số nucleotit của gen là 1500 nucleotit.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 15 ( ID:91757 ): Một gen có chiều dài 5100 Å, có G = 22% số nucleotit của gen. Gen nhân đôi liên tiếp 6
đợt tạo ra các gen con. Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau:
(1) Số lượng từng loại nucleotit của gen ban đầu là: A = T = 840; G = X = 660.
(2) Số lượng nucleotit mỗi loại môi trường cần cung cấp cho gen nhân đôi là A = T = 52920; G = X = 41580.
(3) Số lượng nucleotit loại A trong các gen con mà 2 mạch đơn tạo ra có nguyên liệu hoàn toàn mới là 52080.
(4) Có 18876 liên kết hóa trị được hình thành giữa các nucleotit để cấu trúc nên các mạch đơn của các gen con.
(5) Số liên kết hidro giữa các cặp bazo nitric bị phá hủy sau các đợt nhân đôi của gen là 230580 liên kết.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16 (ID: 91758): Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nuclêôtit dạng hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường
(6) Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T. A.
A. 2 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 17 ( ID:91760 ): Giả sử 1 NST mang các gen có chiều dài bằng nhau. Do bị chiếu xạ, phân tử ADN trên
NST đó mất 1 đoạn tương ứng với 20 mARN và mất đi 5% tổng số gen NST đó. Khi ADN đã đột biến tự nhân
đôi nó đã sử dụng 38x103 nucleotit tự do. Cho các phát biểu sau:
(1) Số gen trên NST ban đầu là 400. (2) Số gen trên NST đột biến là 360.
(3) Đây là dạng đột biến số lượng NST. (4) Chiều dài trung bình của 1 gen là 34 nm.
Số phát biểu đúng là:

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 1. B. 2. C. 3. D. 0.
Câu 18 ( ID:91761 ): Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b; Từ một tế
bào chứa cặp gen Bb qua hai lần nguyên phân bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân
đôi của cặp gen này 1689 nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao
nhiêu kết luận đúng?
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
A. 4 B. 3 C. 1 D. 2
Câu 19 ( ID:47224 ): Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành alen a, gen b bị đột biến thành alen B,
gen D bị đột biến thành alen d.
Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn và các đột biến đều là đột biến nghịch.
Trong số các kiểu gen dưới đây, có bao nhiêu kiểu gen là của thể đột biến.
(1) AaBbDD. (2) AABBdd. (3) AAbbDd.
(4) AabbDd. (5) AaBBDd. (6) AABbDd.
(7) aabbdd. (8) aaBbdd.
A. 2. B. 4. C. 6. D. 5.
Câu 20 ( ID:47225 ): Gen M ở sinh vật nhân sơ có trình tự nuclêôtit như sau:

Biết rằng axit amin valin chỉ được mã hóa bởi 4 triplet là: 3’XAA5’; 3’XAG5’; 3’XAT5’; 3’XAX5’ và chuỗi
pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp có 31 axit amin.
Căn cứ vào các dữ liệu trên, hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
(1) Đột biến thay thế cặp nuclêôtit G - X ở vị trí 88 bằng cặp nuclêôtit A - T tạo ra alen mới quy định tổng hợp
chuỗi pôlipeptit ngắn hơn so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(2) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 63 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit giống với
chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(3) Đột biến mất một cặp nuclêôtit ở vị trí 64 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit có thành phần
axit amin thay đổi từ axit amin thứ 2 đến axit amin thứ 21 so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vị trí 91 tạo ra alen mới quy định tổng hợp chuỗi pôlipeptit thay đổi
một axit amin so với chuỗi pôlipeptit do gen M quy định tổng hợp.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 21 ( ID:47226 ): Một gen có A = 1,5G và có tổng số liên kết hidro là 3600. Gen bị đột biến dưới hình thức
bị thay thế 1 cặp nucleotit này bằng 1 cặp nu khác. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Nếu đột biến không làm thay đổi số liên kết hidro thì số nucleotit từng loại của gen đột biến là: A = T = 900;
G = X = 599.
(2) Nếu đột biến làm biến đổi số liên lết hidro thì số nucleotit từng loại của gen đột biến là: A = T = 901; G = X
= 599.
(3) Đột biến làm thay đổi trật tự sắp xếp tất cả các nucleotit từ vị trí xảy ra đột biến trở về phía sau.
(4) Đột biến không làm thay đổi trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi polipeptit do gen quy định.
(5) Dạng đột biến trên có thể có lợi, có thể có hại hoặc trung tính. Xét ở cấp độ cơ thể thì phần lớn dạng đột
biến trên là trung tính.
Số kết luận đúng là:
A. 0. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 22 ( ID:47227 ): Mỗi gen trong cặp gen dị hợp đều chứa 2998 liên kết hóa trị giữa các nucleotit. Gen trội
D chứa 17,5% số nuclotit loại T. Gen lặn d có A = G = 25%. Trong trường hợp chỉ xét riêng cặp gen này, các tế
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
bào mang kiểu gen Dd giảm phân hình thành giao tử có xảy ra rối loạn phân li nhiễm sắc thể ở một số tế bào.
Hỏi có bao nhiêu loại giao tử trong số các giao tử sau đây không thể tạo ra ?
(1) Giao tử có 1275 Timin. (2) Giao tử có 1275 Xitozin. (3) Giao tử có 1050 Ađênin.
(4) Giao tử có 1500 Guanin. (5) Giao tử có 1725 Guanin. (6) Giao tử có 1950 Guanin.
A. 1. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 23 ( ID:47228 ): Alen B dài 221 nm và có 1669 liên kết hiđrô, alen B bị đột biến thành alen b. Cặp gen Bb
qua hai lần nhân đôi bình thường, môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình nhân đôi của cặp gen này 1689
nuclêôtit loại timin và 2211 nuclêôtit loại xitôzin. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Dạng đột biến đã xảy ra với gen B là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T
(2) Tổng số liên kết hiđrô của gen b là 1669 liên kết.
(3) Số nuclêôtit từng loại của gen b là A = T = 282; G = X = 368.
(4) Tổng số nuclêôtit của gen b là 1300 nuclêôtit.
A. 0. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24 ( ID:47229 ): Xét cặp gen dị hợp Bb nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tường đồng. Mỗi gen đều có 60
vòng xoắn. Gen B chứa 35% Ađênin, gen b có 4 loại đơn phân bằng nhau. Một tế bào có 1080 Guanin trong
cặp gen nói trên. Cho các phát biểu sau:
(1) Tổng số Nucleotit của gen B và b là 1200 nucleotit.
(2) Gen B có A = T = 180 nucleotit; G = X = 420 nucleotit.
(3) Gen b có số nucleotit từng loại là: A = T = G = X = 300 nucleotit.
(4) Kiểu gen của tế bào này là BBbb.
(5) Tế bào này có chứa 1320 nucleotit loại A.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25 ( ID:47230 ): Ở một loài sinh vật, xét một locus 2 alen A và a trong đó alen A là một đoạn ADN dài
306nm và 2338 liên kết hydro, alen a là sản phẩm đột biến từ alen A. Trong một tế bào xoma chứa cặp alen Aa
tiến hành nguyên phân liên tiếp 3 lần, số nucleotide cần thiết cho các quá trình tái bản của các alen nói trên là
5061A và 7532G.
Cho các kết luận sau
(1) Gen A có chiều dài lớn hơn gen a.
(2) Gen A có G = X = 538; A = T = 362.
(3) Gen a có A = T = 360; G = X = 540.
(4) Đây là dạng đột biến thay thế một cặp A-T thành 1 cặp G-X.
Số kết luận đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 26 ( ID:47231 ): Gen A có tổng số 2850 liên kết hidrô và trên một mạch của gen có trình tự các nucleotit
như sau: A : T : X : G = 4 : 1 : 1 : 2. Gen A bị đột biến điểm nên giảm 2 liên kết hydro và chiều dài giảm
xuống, thì thành gen a. Cho các phát biểu sau:
(1) Tổng số nucleotit của gen A là 2400 nucleotit.
(2) Đây là dạng đột biến thay thế 2 cặp G - X bằng 2 cặp A - T.
(3) Đây là dạng đột biến mất 1 cặp A - T.
(4) Số nucleotit từng loại của gen a là G = X = 450; A = T = 749.
(5) Cặp gen Aa nhân đôi 2 lần, môi trường cung cấp là A = T = 4497, G = X = 2700 nucleotit.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
2
Câu 27 ( ID:47232 ): Gen D có tổng số 1560 liên kết hiđrô, trong đó số nuclêôtit loại A bằng số nucleotit
3
loại G. Gen D đột biến điểm thành gen d làm giảm đi hai liên kết hiđrô. Cho các phát biểu sau:
(1) Gen D có tổng số nucleotit là 1200 Nu.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(2) Gen D có A = T = 360; G = X = 240.
(3) Có thể gen D đã bị đột biến thay thế 2 cặp G-X bằng 2 cặp A-T.
(4) Gen D đã bị đột biến mất một cặp A-T.
(5) Gen d có A = T = 239.; G = X = 360.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28 ( ID:47234 ): Ở sinh vật nhân thực, xét gen B có 120 chu k xoắn. Biết trong gen có A = G. Trên mạch
1 của gen có A = 120 nucleotit, mạch 2 của gen có X = 20% tổng số nucleotit của mạch. Gen B bị đột biến
thành gen b. Khi gen b tự sao 2 lần liên tiếp cần môi trường nội bào cung cấp 7194 nucleotit tự do. Trong các
gen con thu được có 11988 liên kết hiđrô. Cho các kết luận sau:
(1) Đây là đột biến mất 1 cặp G – X.
(2) Tổng số nuclêôtit của gen B là 2400 nuclêôtit.
(3) Ở gen B, mạch 1 có A1 = 120; T1 = 360; G1 = 240; X1 = 480.
(4) Dạng đột biến trên chỉ ảnh hưởng đến một bộ ba.
Số kết luận không đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 29 ( ID:47235 ): Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A : G = 0,5. Gen này bị đột biến điểm tạo thành
alen mới có 4801 liên kết hiđrô. Số nhận xét đúng là
(1) Gen bình thường và gen đột biến có chiều dài khác nhau.
(2) Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nuclêôtit.
(3) Số nuclêôtit loại ađênin của gen đột biến là 599.
(4) Số nuclêôtit loại timin của gen bình thường là 1200.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30 ( ID:47236 ): Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit
của gen. Gen D bị đột biến thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi loại
mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là A = T = 1799; G = X = 1201.
Cho các phát biểu sau:
(1) Tổng số nucleotit của gen D và gen d bằng nhau.
(2) Gen D có số nucleotit từng loại là A = T = 600; G = X = 900.
(3) Số nucleotit môi trường cung cấp cho gen d là A = T = 899; G = X = 601.
(4) Dạng đột biến làm gen D thành alen d là đột biến thay thế 1 cặp G - X bằng 1 cặp A - T.
Số phát biểu đúng là
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án D C A C B A C C A C C C B B D
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B A B C C A A B B C D C C A C

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 6
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA KIẾN THỨC PHẦN ĐB CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1 ( ID:25296 ): Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?
A. Mất đoạn B. Lặp đoạn
C. Chuyển đoạn nhỏ D. Đảo đoạn
Câu 2 ( ID:25297 ): Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là
A. thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. B. chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và chuyển đoạn.
C. lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn. D. thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 3 ( ID:25298 ): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là
A. đột biến mất đoạn. B. đột biến đảo đoạn.
C. đột biến lặp đoạn. D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 4 ( ID:25299 ): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm sắc thể là
A. đột biến mất đoạn. B. đột biến đảo đoạn.
C. đột biến lặp đoạn. D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 5 ( ID:25300 ): Nguyên nhân gây nên đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do
A. rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN hoặc phân tử ADN bị đứt gãy.
B. do sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
C. nhiễm sắc thể đứt gãy hoặc rối loạn trong tự nhân đôi, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
D. rối loạn trong quá trình phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 6 ( ID:25301 ): Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường gây nên hậu quả là
A. thường làm thay đổi cường độ biểu hiện của tính trạng. B. thường làm giảm khả năng sinh sản.
C. thường gây chết đối với thể đột biến. D. thường không ảnh hưởng đến sức sống.
Câu 7 ( ID:25302 ): Đột biến nhiễm sắc thể có các dạng cơ bản là
A. đột biến cấu trúc, đột biến lệch bội và đột biến đa bội nhiễm sắc thể
B. đột biến cấu trúc, đột biến số lượng và đột biến hình thái nhiễm sắc thể.
C. đột biến hình thái, đột biến số lượng và đột biến lệch bội nhiễm sắc thể.
D. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 8 ( ID:25303 ): Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về
A. mặt hình thái, số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể, làm hỏng các gen có trên nhiễm sắc thể.
B. cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự sắp xếp lại các gen và làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể.
C. mặt số lượng nhiễm sắc thể, làm thay đổi thành phần và số lượng các gen trên nhiễm sắc thể.
D. cấu trúc nhiễm sắc thể nhưng không làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 9 ( ID:25304 ): Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH( dấu* biểu hiện cho tâm động).
Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại
A. đảo đoạn ngoài tâm động. B. đảo đoạn mang tâm động
C. chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. D. lặp đoạn.
Câu 10 ( ID:25305 ): Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây có thể dẫn đến làm thay đổi gen giữa các nhóm
gen liên kết:
A. mất đoạn. B. lặp đoạn.
C. đảo đoạn. D. chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể.
Câu 11 ( ID:25306 ): Một đột biến xảy ra trên nhiễm sắc thể làm tâm động chuyển sang vị trí khác thường nhưng kích
thước nhiễm sắc thể không thay đổi. Đột biến thuộc loại
A. Đảo đoạn không mang tâm động. B. Lặp đoạn.
C. Đảo đoạn mang tâm động D. mất đoạn.
Câu 12 ( ID:25307 ): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể để loại xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể là
A. đột biến mất đoạn. B. đột biến đảo đoạn.
C. đột biến lặp đoạn. D. đột biến chuyển đoạn.
Câu 13 ( ID:25308 ): Dạng đột biến được dùng để loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể là
A. Đột biến mất đoạn NST.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
B. Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêotit khác.
C. Đột biến thể đa bội lẻ.
D. Đột biến thể đa bội chẵn.
Câu 14 ( ID:25309 : Dạng đột biến làm cho NST có dạng tâm cân thành dạng có tâm động nằm ở đầu mút NST, nhưng
kích thước của NST không thay đổi so với bình thường. Đây là kết quả của dạng đột biến
A. Mất đoạn NST. B. Đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên một NST.
C. Lặp đoạn NST có mang tâm động. D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 15 ( ID:25310 ): Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên NST bất thường
này chỉ có thể là
A. Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST.
B. Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST
C. Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn NST.
D. Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST
Câu 16 ( ID:25311 ): Đột biến nào sau đây có vai trò tham gia vào cơ chế cách ly giữa các nòi trong loài, góp phần hình
thành nên loài mới?
A. Đột biến mất đoạn NST. B. Đột biến chuyển đoạn NST.
C. Đột biến lặp đoạn NST. D. Đảo đoạn NST.
Câu 17 ( ID:25312 : Loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng vật chất di truyền trên NST là:
A. Mất đoạn B. Chuyển đoạn không tương hỗ.
C. Lặp đoạn D. Đảo đoạn
Câu 18 ( ID:25313 ): Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X có thể làm biến đổi kiểu hình từ
A. mắt lồi thành mắt dẹt. B. mắt trắng thành mắt đỏ.
C. mắt dẹt thành mắt lồi D. mắt đỏ thành mắt trắng.
Câu 19 ( ID:25314 ): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là
A. mất một đoạn lớn NST. B. lặp đoạn NST.
C. đảo đoạn NST. D. chuyển đoạn nhỏ NST.
Câu 20 ( ID:25315 : Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột
biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
C. Lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Câu 21 ( ID:25316 ): Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?
A. Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
B. Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại vào vị trí cũ.
C. Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
D. Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
Câu 22 ( ID:25317 ): Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng
xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 23 ( ID:25318 ): Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta
thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau đây có thể là
nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?
A. Mất đoạn B. Đảo đoạn.
C. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể D. Lặp đoạn.
Câu 24 ( ID:25319 ): Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là
A. chuyển đoạn lớn và đảo đoạn B. mất đoạn lớn.
C. lặp đoạn và mất đoạn lớn. D. đảo đoạn.
Câu 25 ( ID:25320 ): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng hàm lượng ADN trong nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn và mất đoạn. B. đảo đoạn và lặp đoạn.
C. chuyển đoạn và mất đoạn. D. chuyển đoạn và lặp đoạn.
Câu 26 ( ID:25321 ): Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): ABCD*EFGH → ABGFE*DCH. (2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
B. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
C. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 27 ( ID:25322 ): Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này
A. thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
B. thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
C.thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
D.thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
Câu 28 ( ID:25323 ): Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. thay thế một cặp nucleotit. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể. D. Mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 29 ( ID:25324 ): Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và
số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử
không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
2 4 8 16
Câu 30 ( ID:25325 ): Điều nào dưới đây không đúng khi giải thích về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Làm sắp xếp lại các nhóm gen trên các nhiễm sắc thể.
B. Làm biến đổi hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
C. Làm biến đổi số lượng ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể.
D. Làm sắp xếp lại các nhóm gen giữa các nhiễm sắc thể.
Câu 31 ( ID:25326 ): Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể là
A. mất đoạn và lặp đoạn. B. lặp đoạn và đảo đoạn.
C. lặp đoạn và chuyển đạn không tương hỗ. D. lặp đoạn và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
Câu 32 ( ID:25327 ): Đột biến lặp đoạn được phát sinh do
A. đứt gãy nhiễm sắc thể.
B. tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng.
C. rối loạn nhân đôi của phân tử ADN.
D. rối loạn phân li nhễm sắc thể trong phân bào.
Câu 33 ( ID:25328 ): Đột biến làm cho một đoạn của NST hoặc cả NST này sáp nhập vào NST khác gọi là đột biến
A. lặp đoạn. B. đảo đoạn.
C. chuyển đoạn không tương hỗ. D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 34 ( ID:25329 ): Dạng đột biến nào sau đây gây ra sự sắp xếp lại các gen, góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ,
các nòi trong cùng một loài?
A. Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể
Câu 35 ( ID:25330 ): Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH,
do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là
1. ABCDEFGH. 2. AGCEFBDH 3. ABCGFEDH 4. AGCBFEDH
Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên:
A. 1 → 3 → 4 → 2 B. 1 → 4 → 3 → 2
C. 1 ← 3 ← 4 → 2 D. 1 → 2 → 3 → 4
Câu 36( ID:25331): Cho hai nhiễm sắc thể ban đầu có cấu trúc và trình tự các gen như sau

Trong các trường hợp đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dưới đây, có bao nhiêu trường hợp không làm thay đổi hình thái
nhiễm sắc thể?

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 37 ( ID:25332 ): Ở cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n=24, một thể đột biến có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể
số 1 bị mất một đoạn; có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 3 bị đảo một đoạn; có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số
4 bị lặp một đoạn; có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 6 bị chuyển một đoạn trên cùng NST này. Khi thể đột biến này
giảm phân hình thành giao tử, giả sử rằng các cặp nhiễm sắc thể phân li bình thường và không có trao đổi chéo xảy ra.
Theo lý thuyết, trong số các giao tử mang đột biến, tổng loại giao tử mang ít nhất 3 NST bị đột biến chiếm tỉ lệ:
A. 1/3. B. 15/16. C. 4/15. D. 5/16.
Câu 38 ( ID:25334 ): Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến.
Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về dạng
đột biến này?
I. Thường làm xuất hiện nhiều alen mới trong quần thể.
II. Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
III. Thường làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết của loài.
IV. Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng.
V. Thường tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.
A. 1. B. 2. C. 3 D4
Câu 39 ( ID:25335 ): Khi xét đến các dạng đột biến cấu trúc NST thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đồi số lượng gen.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.
IV. Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống cây trồng.
V. Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
A. l. B. 2. C. 3. D.4.
Câu 40 ( ID:25336 ): Cho các dạng đột biến sau:
I. Đột biến mất đoạn. II. đột biến lặp đoạn.
III. đột biến đảo đoạn ngoài tâm động. IV. đột biến đảo đoạn quanh tâm động.
V. đột biến chuyển đoạn trên một NST. VI. đột biến chuyển đoạn tuông hỗ.
Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái NST?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án A C C D C A D B B D C A A B D
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án D D A A B B C D D D A D A B C
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C B C B A A A B C C

Biên soạn: Thầy THỊNH NAM


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA KIẾN THỨC PHẦN ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

Câu 1 ( ID:25363 ): Đậu Hà Lan có bộ NST 2n = 14. Tế bào sinh dưỡng của đậu Hà Lan có chứa 16 NST có
thể được tìm thấy ở
A. thể một hoặc thể bốn kép. B. thể ba.
C. thể một hoặc thể ba. D. thể bốn hoặc thể ba kép.
Câu 2 ( ID:25364 ): Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là
Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong
các bộ nhiễm sắc thể sau đây?
A. AaBbEe. B. AaBbDddEe. C. AaaBbDdEe. D. AaBbDEe.
Câu 3 ( ID:25365 ): Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân
li
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
Câu 4 ( ID:25366 ): Đột biến số lượng nhiễm sắc thể gồm có các loại cơ bản là
A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng. B. đột biến cấu trúc và đột biến lệch bội.
C. đột biến lệch bội và đột biến đa bội. D. đột biến đa bội và đột biến số lượng.
Câu 5 ( ID:25367 ): Đột biến lệch bội là
A. đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào.
B. đột biến làm tăng số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào.
C. đột biến làm giảm số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong tế bào.
D. đột biến làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng.
Câu 6 ( ID:25368 ): Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là
A. do rối loạn phân bào làm cho tất cả các cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li.
B. do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li.
C. do rối loạn trong quá trình thụ tinh làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không kết hợp với nhau.
D. do rối loạn trong quá trình thụ tinh làm cho một cặp nhiễm sắc thể bị tiêu biến đi một chiếc.
Câu 7 ( ID:25369 ): Đột biến lệch bội gồm có các dạng cơ bản là
A. thể không (2n), thể một (2n + 1), thể ba (2n + 3), thể bốn (2n + 4).
B. thể không (2n – 2), thể một (2n), thể ba (2n + 1 + 1 + 1), thể bốn (2n + 1 + 1 + 1 + 1).
C. thể không (2n – 2), thể một (2n – 1), thể ba (2n + 1), thể bốn (2n + 2).
D. thể không (2n), thể một (2n + 1), thể ba (2n + 2), thể bốn (2n + 3).
Câu 8 ( ID:25370 ): Sự rối loạn phân li của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong một tế bào sinh tinh của
cơ thể lưỡng bội (2n) có thể làm xuất hiện các loại giao tử
A. n ; n + 1 ; n – 1. B. n + 1 ; n – 1. C. 2n + 1 ; 2n – 1. D. n ; 2n + 1.
Câu 9 ( ID:25371 ): Một phụ nữ trong quá trình phát triển của cơ thể có những biểu hiện sinh lí khác thường.
Khi tiến hành làm tiêu bản tế bào từ tế bào cơ thể người phụ nữ này người ta thấy cặp nhiễm sắc thể số 23 chỉ
có 1 chiếc, còn các cặp khác bình thường. Có thể kết luận, người phụ nữ trên bị đột biến lệch bội dạng
A. thể ba. B. thể một. C. thể không. D. thể bốn.
Câu 10 ( ID:25372 ): Thể không là
A. tế bào mất hẳn cặp nhiễm sắc thể giới tính. B. tế bào không còn nhiễm sắc thể thường.
C. tế bào mất đi một hoặc một vài nhiễm sắc thể. D. tế bào mất hẳn một cặp nhiễm sắc thể nào đó.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 11 ( ID:25373 ): Giả sử trong một tế bào sinh tinh có bộ nhiễm sắc thể được kí hiệu là 44A + XY. Khi tế
bào này giảm phân các cặp nhiễm sắc thể thường phân li bình thường, cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li
trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân
của tế bào trên là
A. 22A và 22A + XX. B. 22A + X và 22A + YY.
C. 22A + XX và 22A + YY. D. 22A + XY và 22A.
Câu 12 ( ID:25374 ): Sự kết hợp của 2 giao tử (n + 1) sẽ tạo ra:
A. Thể một kép. B. Thể 3.
C. Thể 4 hoặc thể 3 kép D. Thể song nhị bội
Câu 13 ( ID:25375 ): Nếu sản phẩm giảm phân của một tế bào sinh giao tử gồm 3 loại (n); (n + 1); (n - 1) và từ
đó sinh ra một người con bị hội chứng siêu nữ thì chứng tỏ đã xảy ra sự rối loạn phân ly của 1cặp NST ở :
A. giảm phân I của mẹ hoặc bố. B. giảm phân của mẹ hoặc giảm phân II của bố.
C. giảm phân I của bố hoặc giảm phân II của mẹ. D. giảm phân I của mẹ hoặc giảm phân I bố.
Câu 14 ( ID:25376 : Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện đột biến số lượng NST:
A. Do rối loạn phân li của NST trong các tế bào già.
B. Do tế bào già nên trong giảm phân, một số cặp không phân li.
C. Do rối loạn cơ chế phân li NST ở kỳ sau phân bào.
D. Do NST phân đôi không bình thường.
Câu 15 ( ID:25377 ): Một trong các cơ chế phát sinh của ĐB lệch bội là :
A. Lần NP đầu tiên của hợp tử tất cả các cặp NST không phân li tạo thể lêch bội.
B. 1 hay 1 số cặp NST không phân li trong GP tạo gtử thiếu hay thừa 1 vài NST, các gtử này kết hợp với gtử
bình thường tạo thể lệch bội.
C. 1 hay 1 số cặp NST không phân li trong GP tạo gtử thiếu hay thừa 1 vài NST, các gtử này kết hợp với
nhau tạo thể lệch bội.
D. 1 hay 1 Tất cả các cặp NST không phân li trong GP tạo gtử 2n, các gtử này kết hợp với gtử bình thường
tạo thể lệch bội.
Câu 16 ( ID:25378 ): Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n=12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần
nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển
thành
A. thể một B. thể ba C. thể không D. thể bốn
Câu 17 ( ID:25379 ): Cà chua có bộ NST 2n =24. Tế bào nào sau đây là thể đa bội lẻ?
A. Tế bào có 25 NST. B. Tế bào có 23 NST.
C. Tế bào có 36 NST. D. Tế bào có 48 NST.
Câu 18 ( ID:25380 ): Ở ngô bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20. Trong nguyên phân nếu thoi vô sắc không
được hình thành có thể tạo ra
A. thể ba, 2n + 1. B. thể không, 2n – 2.
C. thể bốn, 2n + 2. D. thể tứ bội, 4n = 40.
Câu 19 ( ID:25381 ): Cơ chế phát sinh thể đa bội là do bộ nhiễm sắc thể của tế bào không
A. phân li trong quá trình phân bào. B. phân li trong quá trình nguyên phân.
C. phân li trong quá trình giảm phân. D. nhân đôi trong quá trình phân bào.
Câu 20 ( ID:25382 ): Nếu trong nguyên phân nếu thoi phân bào trong tế bào lưỡng bội (2n) không hình thành
thì có thể tạo nên tế bào mang bộ nhiễm sắc thể.
A. lưỡng bội B. tứ bội. C. tam bội. D. đơn bội
Câu 21 ( ID:25383 ): Cơ thể đa bội thường có đặc điểm
A. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh sản nhanh, chống chịu tốt.
B. tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, sinh trưởng nhanh, chống chịu tốt.
C. sinh sản nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, năng suất cao.
D. sinh trưởng và phát triển chậm, chống chịu kém, năng suất thấp.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 22 ( ID:25384 ): Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá vì
A. nó góp phần làm tăng khả năng sinh sản. B. nó góp phần hình thành nên loài mới.
C. nó góp phần tạo ra những kiểu hình mới. D. nó góp phần tạo ra những cá thể mới.
Câu 23 ( ID:25385 ): Tế bào sinh dưỡng của thể tam bội có chứa bộ nhiễm sắc thể mà
A. có một cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc tương đồng.
B. có một số cặp nhiễm sắc thể có 3 chiếc tương đồng.
C.tất cả các cặp nhiễm sắc thể đều gồm có 3 chiếc tương đồng.
D. bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được tăng lên gấp 3 lần.
Câu 24 ( ID:25386 ): Những giống cây ăn quả không hạt thường là thể đột biến
A. tự đa bội lẻ. B. tự đa bội chẵn.
C. dị đa bội. D. song nhị bội.
Câu 25 ( ID:25387 ): Sự khác nhau cơ bản của thể dị đa bội (song nhị bội) so với thể tự đa bội là
A. bộ nhiễm sắc thể trong tế bào có số lượng gấp đôi.
B. tế bào mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau.
C. khả năng sinh trưởng, phát triển và tổng hợp chất hữu cơ kém hơn.
D. gặp ở động vật nhiều hơn so với thực vật.
Câu 26 ( ID:25388 ): Thể đa bội có kiểu gen AAAa được tạo ra từ
A. phép lai giữa cơ thể AA với Aa trong quá trình giảm phân cơ thể AA phát sinh giao tử bình thường, cơ
thể Aa tạo ra giao tử bất thường Aa.
B. cơ thể mang kiểu gen Aa trong quá trình nguyên phân bổ sung cônsixin ngăn cản sự hình thành các thoi
phân bào.
C. phép lai giữa cơ thể AA với Aa trong quá trình giảm phân cơ thể Aa phát sinh giao tử bình thường, cơ thể
AA tạo ra giao tử bất thường AA.
D. phép lai giữa cơ thể AA với Aa trong quá trình giảm phân cả hai cơ thể Aa và AA phát sinh giao tử bất
thường tạo giao tử Aa và AA.
Câu 27 ( ID:25389 ): Khi lai giữa cây cải củ (2n = 18) với cây cải bắp (2n = 18) con lai F1 bất thụ do
A. không ra hoa. B. thời gian sinh trưởng kéo dài.
C. cấu trúc bộ nhiễm sắc thể không tương đồng. D. ra hoa đơn tính.
Câu 28 ( ID:25390 ): Lai cải củ (2n = 18) với cải bắp (2n = 18), cải lai tạo ra (2n = 18) bất thụ. Tứ bội hóa cải
lai (4n = 36) thì cải lai tứ bội sinh sản hữu tính bình thường. Hiện tượng này được giải thích là: ở cải lai tứ bội
A. bộ nhiễm sắc thể tăng gấp đôi nên có khả năng sinh sản hữu tính.
B. họat động sinh lí không bị rối loạn nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
C. số lượng nhiễm sắc thể là số chẵn nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
D. các nhiễm sắc thể xếp thành cặp tương đồng nên quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
Câu 29 ( ID:25391 ): Tự đa bội là hiện tượng trong tế bào có chứa
A. số NST cùng một loài tăng lên một số nguyên lần và lớn hơn 2n.
B. hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội của hai loài.
C. hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài.
D. bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
Câu 30 ( ID:25392 ): Những thể đa bội nào sau đây có thể được hình thành khi đa bội hoá tế bào xôma có bộ
nhiễm sắc thể 2n?
A. 3n, 4n, 5n. B. 4n, 6n, 8n. C. 6n, 8n, 10n. D. 4n, 8n, 16n.
Câu 31 ( ID:25393 ): Thể đa bội thường gặp ở thực vật. Đặc điểm không đúng đối với thực vật đa bội là
A. tế bào có lượng ADN tăng gấp bội. B. cơ quan sinh dưỡng to, chống chịu khỏe.
C. hoàn toàn không có khả năng sinh sản. D. sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ.
Câu 32 ( ID:25394 ): Thế nào là đột biến dị đa bội?
A. Đột biến làm thay đổi số lượng NST ở một hay một số cặp NST hoặc toàn bộ NST.
B. Là đột biến về số lượng NST xảy ra ở một hay một số cặp NST tương đồng.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. Là khi cả 2 bộ NST của 2 loài khác nhau cùng tồn tại trong 1 tế bào do lai xa kèm đa bội hoá.
D. Là sự tăng một số nguyên lần số NST đơn bội của cùng một loài và lớn hơn 2n.
Câu 33 ( ID:25395 ): Cơ chế phát sinh thể đa bội chẵn là
A. tất cả các cặp nhiễm sắc thể (NST) tự nhân đôi nhưng có một số cặp NST không phân ly.
B. một số cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân.
C. một cặp NST nào đó tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân.
D. tất cả các cặp NST tự nhân đôi nhưng không phân ly trong nguyên phân.
Câu 34 ( ID:25396 : Hiện tượng nào sau đây là nói về thể đột biến?
A. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
Câu 35 ( ID:25397 ): Thể đa bội lẻ
A. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n+1.
B. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
C. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
D. thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
Câu 36 ( ID:25398 ): Trong thực tiễn chọn giống, để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể, người ta
thường sử dụng dạng đột biến
A. tam bội. B. lệch bội. C. dị đa bội. D. tứ bội.
Câu 37 ( ID:25399 ): Ở cà độc dược (2n = 24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp nhiễm
sắc thể. Các thể ba này có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào xôma
A. khác nhau và có kiểu hình khác nhau. B. giống nhau và có kiểu hình giống nhau.
C. khác nhau và có kiểu hình giống nhau. D. giống nhau và có kiểu hình khác nhau.
Câu 38 ( ID:25400 ): Ở một loài, xét một tế bào mang hai cặp nhiễm sắc thể có đột biến chuyển đoạn tương hỗ
giữa 2 nhiễm sắc thể của hai cặp, các cặp khác nhiễm sắc thể không mang đột biến. Khi một tế bào trên giảm
phân bình thường, số loại giao tử có NST bị đột biến chuyển đoạn và số loại giao tử bình thường là
A. 2 loại giao tử đột biến; 2 loại giao tử bình thường B. 3 loại giao tử đột biến; 1 loại giao tử bình thường
C. 1 loại giao tử đột biến; 3 loại giao tử bình thường D. 1 loại giao tử đột biến; 1 loại giao tử bình thường
Câu 39 ( ID:25401 ): Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về bệnh Đao?
A. Bệnh không có liên kết với yếu tố giới tính. B. Do đột biến gen tạo ra.
C. Do đột biến cấu trúc NST tạo ra. D. Do đột biến đa bội tạo ra.
Câu 40 ( ID:25402 ): Xét một tế bào có kiểu gen Aaa, kiểu gen này có thể được hình thành từ cơ thể lưỡng bội
do đột biến:
A. Đa bội và dị bội. B. ĐB gen và ĐB dị bội.
C. ĐB cấu trúc NST. D. ĐB đa bội

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án D D A C D B C A B D D C B C B
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B C D A B B B C A B D C D A D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C C D C D B D B A A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA LÍ THUYẾT VDC PHẦN BIẾN DỊ CẤP TẾ BÀO

Câu 1 [V-ID: 15250]: Cho các trường hợp sau:


(1) Gen tạo ra sau khi nhân đôi ADN bị mất một cặp nu
(2) Gen tạo ra sau khi nhân đôi ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit
(3) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế ở 1 axit amin
(4) mARN tạo ra sau quá trình phiên mã bị thay thế 1 nucleotit
(5) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin
Có bao nhiêu trường hợp có thể dẫn tới đột biến gen?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 2 [V-ID: 20817]: Trong một thí nghiệm ở ruồi giấm, thế hệ I đều có cánh dài thuần chủng (VV), trong đó
một con bị đột biến giao tử, xuất hiện gen lặn (v). Có thể thấy ruồi cánh ngắn xuất hiện sớm nhất ở:
A. Thế hệ II. B. Thế hệ IV.
C. Thế hệ III. D. Không thể dự doán được.
Câu 3 (V- ID:25860 ): Hầu hết các bệnh di truyền phân tử ở người là do đột biến gen gây nên. Có mấy lí do
dưới đây dùng để giải thích nguyên nhân gây bệnh của gen đột biến?
(1) gen đột biến hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin.
(2) gen đột biến tổng hợp ra prôtêin bị biến đổi về chức năng.
(3) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá nhiều.
(4) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá ít.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 4 (V- ID:25884 ): Cho các nhận định sau:
(1) Tác động tia UV tạo cấu trúc TT gây đột biến thêm 1 cặp nu
(2) Đột biến gen phụ thuộc vào loại tác nhân, cường độ, liều lượng, thời điểm tác động nhưng
không phụ thuộc vào đặc điểm cấu trúc gen
(3) Hóa chất 5-Brom Uraxin là tác nhân chỉ có thể gây đột biến mất một cặp nucleotit
(4) Đột biến gen xảy ra nếu một cặp nucleotit trên gen bị thay thế bằng một cặp nucleotit khác
Có bao nhiêu nhận định đúng
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 5 [V-ID: 15253]: Cho các phát biểu sau
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên NST.
(3) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
(4) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
(5) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
(6) Xảy ra cả ở thực vật và động vật.
Có bao nhiêu phát biểu nói về đặc điểm chung của thể đột biến đảo đoạn NST và đột biến lệch bội?
A. 2. B. 1. C. 0. D. 3.
Câu 6 [V-ID: 15255]: Quan sát quá trình phân bào của một tế bào sinh tinh và một tế bào sinh trứng ở một loài
động vật (2n = 4) dưới kính hiển vi với độ phóng đại như nhau, người ta ghi nhận được một số sự kiện xảy ra ở
hai tế bào này như sau:

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Biết rằng trên NST số 1 chứa alen A, trên NST số 1’ chứa alen a; trên NST số 2 chứa alen B, trên NST số 2’
chứa alen b và đột biến chỉ xảy ra ở một trong hai lần phân bào của giảm phân. Cho một số phát biểu sau đây:
(1) Tế bào X bị rối loạn giảm phân 1 và tế bào Y bị rối loạn giảm phân 2.
(2) Tế bào X không tạo được giao tử bình thường.
(3) Tế bào Y tạo ra giao tử mang đột biến với xác suất là 1/2.
(4) Tế bào X chỉ tạo ra được hai loại giao tử là ABb và a
(5) Nếu giao tử tạo ra từ hai tế bào này thụ tinh với nhau có thể hình thành nên 2 hợp tử với kiểu gen AaBbb và
aab.
Số phát biểu đúng là:
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 7 [V-ID: 15488]: Trong các nhận xét sau đây về thể đa bội, có bao nhiêu nhận xét đúng?
(1) Thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội, quá trình sinh tổng hợp diễn ra mạnh mẽ nên cơ quan sinh
dưỡng phát triển mạnh.
(2) Thể đa bội lẻ thường không có khả năng sinh giao tử bình thường, được ứng dụng tạo cây ăn quả không hạt.
(3) Thể đa bội chủ yếu gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật.
(4) Thể đa bội được hình thành do đột biến trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8 [V-ID: 15489]: Khi nói về đột biến NST, xét các kết luận sau đây:
(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không
(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống
(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa
(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
Câu 9 [V-ID: 15490]: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về nhiễm sắc thể (NST)
giới tính ở động vật?
(1) NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
(2) NST giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
(3) Hợp tử mang cặp NST giới tính XY sẽ cũng phát triển thành cơ thể đực.
(4) NST giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 10 [V-ID: 15491]: Bác sĩ lấy mẫu bệnh phẩm của 2 bệnh nhân A và B làm xét nghiệm tế bào thu được kết
quả: Tế bào của mẫu A đếm được của trong nhân tế bào có 47 chiếc nhiễm sắc thể, tế bào của mẫu B có 45
chiếc nhiễm sắc thể. Bác sĩ kết luận:
(1) Hai bệnh nhân bị đột biến NST dạng đa bội
(2) Bệnh nhân B có thể mắc hội chứng XO (tơcnơ)
(3) Hai bệnh nhân bị đột biến NST dạng dị bội
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(4) Bệnh nhân A bị đột biến cấu trúc NST ở dạng thừa 1 chiếc NST trong tế bào
(5) Bệnh nhân A có thể mắc hội chứng Đao hoặc claiphento hoặc siêu nữ
Số kết luận đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 11 [V-ID: 15934]: Ở một loài thực vật. Xét 1 cặp alen B và b quy định hình dạng quả. Do đột biến đã tạo
ra các thể ba, thể tứ bội. Loại cá thể tứ bội có kiểu gen BBbb được xuất hiện do sự chi phối của cơ chế nào sau
đây?
(1) Tự đa bội
(2) Dị đa bội
(3) Loại giao tử bất thường Bb gặp nhau qua thụ tinh.
(4) Loại giao tử bất thường BB thụ tinh với bb.
(5) Lai hữu tính giữa các cây tứ bội trong quần thể.
Số phương án có thể đúng là:
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 12 [V-ID: 15935]: So với đột biến nhiễm sắc thể thì đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của
tiến hoá. Sở dĩ như vậy là do:
(1) Mặc dù đột biến gen xảy ra với tần số rất thấp, nhưng trong mỗi tế bào số lượng gen là rất lớn. Vì vậy, đột
biến gen thường xuyên xảy ra.
(2) Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào
kiểu gen do đó tần số của gen lặn có hại không thay đổi qua các thế hệ.
(3) Đột biến gen dạng đột biến trội thường được biểu hiện ngay ra kiểu hình, nên là nguồn nguyên liệu chủ yếu
cho tiến hóa.
(4) Đa số đột biến gen là có hại, vì vậy chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại các đột biến
có lợi.
(5) Alen đột biến có lợi hay có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự
nhiên vẫn tích luỹ các gen đột biến qua các thế hệ.
(6) Đột biến gen phổ biến hơn đột biến nhiễm sắc thể và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh
vật.
Số nội dung đúng là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 13 [V-ID: 15967]: Cho các phát biểu sau:
(1) Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết và mất khả năng sinh sản.
(2) Nếu đảo đoạn trong đột biến đảo đoạn NST rơi vào các gen quan trọng sẽ ảnh hưởng đến sức sống và khả
năng sinh sản của cá thể.
(3) Trong đột biến mất đoạn, đoạn đột biến nếu không chứa tâm động sẽ bị tiêu biến.
(4) Lặp đoạn có ý nghĩa đối với tiến hóa vì tạo ra các vật chất di truyền bổ sung, nhờ đột biến và chọn lọc tự
nhiên có thể hình thành các gen mới.
(5) Cùng với đột biến chuyển đoạn, đột biến đảo đoạn cũng tham gia vào quá trình hình thành loài.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 14 [V-ID: 15971]: Cho các nguyên nhân sau đây:
(1) Do việc tập trung của các nhiễm sắc thể trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa của quá trình giảm phân I theo
nhiều cách khác nhau.
(2) Do NST đứt gãy, đoạn này kết hợp với một đoạn NST khác.
(3) Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân xảy ra ở kì đầu của giảm phân I giữa 2 cromatit khác nguồn gốc của
cặp NST đồng dạng.
(4) Sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào.
(5) Sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi phân bào trong phân bào.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Số nguyên nhân dẫn đến đột biến NST là:
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 15 [V-ID: 15972]: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng, alen
B quy định thân cao trội hoàn toàn so với a quy định thân thấp. Cho giao phối cây lưỡng bội thuần chủng khác
nhau về hai tính trạng trên thu được F1. Xử lí cônsixin với các cây F1, sau đó cho 2 cây F1 giao phấn với nhau
thu được đời con F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 121 : 11 : 11 : 1. Các phép lai có thể cho kết quả trên gồm:
(1) AAaaBBbb x AaBb. (2) AAaaBb x AaBBbb. (3) AaBbbb x AAaaBBbb.
(4) AAaaBBbb x AaaaBbbb. (5) AaaaBBbb x AAaaBb. (6) AaBBbb x AAaaBbbb.
Số cặp bố mẹ F1 phù hợp với kết quả F2 là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 16 [V-ID: 15973]: Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài
này được kí hiệu từ I đến VI có số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:
Thể đột biến I II III IV V VI
Số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 108
Cho biết số lượng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là bằng nhau. Trong các
thể đột biến trên, có bao nhiêu thể đột biến đa bội chẵn?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 17 [V-ID: 15974]: Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ
(1) đến (8) mà số nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến
là:
(1) 8 nhiễm sắc thể. (2) 12 nhiễm sắc thể. (3) 7 nhiễm sắc thể. (4) 5 nhiễm sắc thể.
(5) 20 nhiễm sắc thể. (6) 28 nhiễm sắc thể. (7) 10 nhiễm sắc thể. (8) 24 nhiễm sắc thể.
Trong 8 thể đột biến trên có bao nhiêu thể đột biến là đa bội lẻ?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 18 (V- ID:23285 ): Cho các thông tin sau:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài phân tử ADN.
(3) Không làm thay đổi thành phần và số lượng gen trên NST.
(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(5) Làm xuất hiện các gen mới trong quần thể.
Trong 5 đặc điểm nói trên, đột biến lệch bội có bao nhiêu đặc điểm?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 19 (V-ID:23287 ): Nhận định đúng về thể tam bội (3n)
(1) Cơ thể tam bội thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
(2) Trong mỗi tế bào sinh dưỡng của thể tam bội, NST tồn tại thành từng bộ 3 chiếc có hình dạng, kích thước
giống nhau.
(3) Thể tam bội thường không có hạt nên có lợi cho cây lấy quả.
(4) Thể tam bội có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là số lẻ.
(5) Thể tam bội là thể đa bội lẻ.
(6) Thể tam bội được tạo ra bằng giao phối cây tứ bội với cây lưỡng bội hoặc gây đột biến trong giảm phân ở
một cây.
Số đáp án đúng là :
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 20(V-ID:23288 ): Mẹ bị đột biến thể một cặp nhiễm sắc thể số 4, bố bị đột biến thể ba cặp nhiễm sắc thể
số 2. Cho rằng trong giảm phân của bố và mẹ, nhiễm sắc thể vẫn phân ly bình thường, không phát sinh đột biến
mới. Người con đầu của họ có số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bằng số lượng nhiễm sắc thể của
người bình thường. Khả năng người con đó của họ bị đột biến nhiễm sắc thể là:
A. 25%. B. 37,5%. C. 75%. D. 50%.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 21 [V-ID: 20823]: Một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) là:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc gia tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần các gen trong nhóm liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể bị bất hoạt.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(6) Luôn làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN trong cấu trúc của NST đó.
Trong các hệ quả nói trên, có bao nhiêu hệ quả là của đột biến đảo đoạn NST?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 22 ( V-ID:25879 ): Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu là điểm chung giữa đột biến gen và đột
biến nhiễm sắc thể?
(1) Xảy ra ở cả tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục.
(2) Luôn biểu hiện thành kiểu hình mang đột biến.
(3) Xảy ra ở nhiễm cả nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
(4) Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa và chọn giống.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23 (V-ID:25883 ): Khi nói về đột biến NST, xét các kết luận sau đây:
(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không
(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống
(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hóa
(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST
Có bao nhiêu kết luận đúng?
A. 3 B. 5 C. 2 D. 4
Câu 24 (V-ID:25901 ): Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến
(1) Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau
(2) Đột biến lặp đoạn làm cho 2 gen alen với nhau lại cùng ở 1 NST
(3) Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X bằng A-T
(4) Virut cũng là tác nhân gây nên đột biến gen
(5) Để tạo đột biến tam bội người ta xử lý hợp tử 2n bằng côxixin.
Có bao nhiêu ý đúng:
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 25 (V- ID:26319 ): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Ở mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có
hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 4 dạng thể ba tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lý
thuyết, có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen tương ứng với các dạng thể ba trên?
A. 81. B. 36. C. 432. D. 64.

Câu 26 (V-ID: 74242): Cho các loại tế bào sau:


(1) Tế bào đơn bội ở người.
(2) Tế bào tam bội ở đậu Hà Lan.
(3) Tế bào xôma ở châu chấu đực.
(4) Tế bào giao tử bình thường ở ruồi giấm.
(5) Thể ba ở ruồi giấm.
(6) Tế bào của người bị mắc hội chứng Tớc-nơ.
(7) Tế bào nội nhũ ở đậu Hà Lan.
(8) Tế bào tứ bội ở củ cải.
Có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể là một số lẻ?

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 27 (V-ID: 74266): Đột biến gen phụ thuộc vào:
(1) Liều lượng tác nhân đột biến. (2) Cường độ tác nhân đột biến.
(3) Loại tác nhân đột biến. (4) Cấu trúc của gen.
(5) Giới tính.
Số nội dung đúng là:
A. 4. B. 6. C. 3. D. 5.
Câu 28(V-ID: 74270): Cho các thông tin về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen:
(1) Đột biến gen xảy ra có thể do tác động lí, hóa, sinh hoặc do sự rối loạn trao đổi chất xảy ra trong tế bào.
(2) Các bazo nito trong tế bào tồn tại chỉ ở một trạng thái: dạng thường hoặc dạng hiếm.
(3) Bazo hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm phát sinh đột biến mất cặp nucleotit trong quá trình nhân
đôi ADN.
(4) Hóa chất 5BU là chất đồng đẳng của timin gây thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
(5) Tia phóng xạ có khảng năng gây ion hóa các phân tử vật chất nên có thể gây nên đột biến thay thế nucleotit.
Số phát biểu biểu có nội dung đúng là:
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 29(V-ID: 74271): Cho các hiện tượng sau
(1) gen điều hòa của Opern lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi cấu trúc không gian và mất chức
năng sinh học
(2) vùng khởi động của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với en zim
ARN polimeraza
(3) gen cấu trúc Z bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị biến đổi không gian và không trở
thành enzin xúc tác
(4) vùng vận hành của Operon Lac bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với protein
ức chế
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với
enzim ARN polimeraza
Trong các trường hợp trên , có bao nhiêu trường hợp mà không có đường Lactozơ nhưng Operon Lac vẫn thực
hiện phiên mã là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 30 (V-ID:74348 ): Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
(1) Có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể.
(2) Có thể làm giảm số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
(4) Thường có lợi cho thể đột biến.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 31 (V-ID:74351 ): Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
(2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.
(3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 32 (V-ID:74353 ): Vào kì đầu của giảm phân I, sự trao đổi đoạn không tương ứng giữa hai crômatit thuộc
cùng một cặp NST tương đồng sẽ gây ra:
(1) Đột biến lặp đoạn NST

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 6
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(2) Đột biến chuyển đoạn NST
(3) Đột biến mất đoạn NST
(4) Đột biến đảo đoạn NST
Số loại đột biến có thể xảy ra là:
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 33 (V-ID:74355 ): Cho các nhận định sau:
(1) Ở sinh vật nhân thực mỗi nhiễm sắc thể thường chứa nhiều phân tử ADN.
(2) Ở sinh vật nhân thực mỗi tế bào thường chứa nhiều nhiễm sắc thể.
(3) Ở sinh vật nhân sơ trong tế bào chưa có cấu trúc nhiễm sắc thể.
(4) Đột biến cấu trúc dạng đảo đoạn nhiễm sắc thể sẽ làm thay đổi kích thước nhiễm sắc thể.
(5) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường làm hỏng các gen, làm mất cân bằng gen và tái cấu trúc lại các gen
trên nhiễm sắc thể nên thường gây hại cho thể đột biến.
Số nhận định có nội dung đúng là:
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 34 (V-ID:74358 ): Cho các thông tin:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân.
(2) Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết.
(3) Làm thay đổi chiều dài của ADN.
(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(5) Được sử dụng để lập bản đồ gen.
(6) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động, hoặc làm một gen đang không hoạt động
lại chuyển sang hoạt động.
Đột biết mất đoạn NST có bao nhiêu đặc điểm:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35 (V-ID:74360 ): Cho biết một số hệ quả của các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể như sau:
(1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
(4) Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
(5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
(6) Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên nhiễm sắc thể đó. Trong các hệ quả nói trên thì
đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có bao nhiêu hệ quả?
Chọn câu trả lời đúng:
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 36 (V-ID:74373 ): Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như
sau:
(I) ABGEDCHI.
(II) BGEDCHIA.
(III): ABCDEGHI.
(IV): BGHCDEIA.
Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó và nòi III là nòi
gốc. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Nòi I đã phát sinh từ nòi III bằng đột biến đảo đoạn.
(2) Nòi II đã phát sinh từ nòi I bằng đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
(3) Nòi IV đã phát sinh từ nòi II bằng đột biến chuyển đoạn trên một NST.
(4) Các nòi I, II, IV đều bị giảm khả năng sinh sản.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 7
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 37 (V-ID:74374 ): Cho các thông tin:
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Không làm thay đổi thành phần, số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Xảy ra ở cả động vật và thực vật.
(4) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(5) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Trong 5 thông tin trên thì có bao nhiêu thông tin là đặc điểm chung của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể và đột
biến lệch bội dạng thể một?
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 38 (V-ID:74376 ): Trong các phát biểu sau về nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Ở sinh vật nhân thực, thành phần của nhiễm sắc thể gồm ADN và prôtêin chủ yếu là loại histon.
(2) Mỗi nuclêôxôm gồm một đoạn ADN có 146 nuclêôtit quấn quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.
(3) Nhiễm sắc thể bị đột biến thường gây hại cho sinh vật.
(4) Hình thái của nhiễm sắc thể là đặc trưng cho loài và không thay đổi trong quá trình phân bào.
(5) Lặp đoạn nhiễm sắc thể tạo điều kiện cho đột biến gen xảy ra.
(6) Nhiễm sắc thể là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử.
Chọn câu trả lời đúng:
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 39 (V-ID:74377 ): Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng, khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
(1) Có thể làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Có thể làm giảm hoặc tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
(4) Có thể có lợi cho thể đột biến.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 40 (V-ID:74381 ): Trong các phát biểu ra về NST:
(1) NST là cấu trúc di truyền ở cấp độ tế bào, quan sát NST dưới kính hiển vi rõ nhất ở kì giữa của nguyên
phân.
(2) NST điển hình bao gồm tâm động, đầu mút và trình tự khởi đầu phiên mã ADN.
(3) Ở sinh vật nhân sơ, NST chỉ chứa ADN mạch đơn, vòng và chưa có cấu trúc như ở tế bào nhân thực.
(4) Nucleoxom là đơn vị cơ sở cấu tạo NST.
(5) Nhiều loài động vật trong bộ NST không có NST giới tính.
(6) Đột biến NST bao gồm đột biến mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án D B C B B D D A C C D C C C D
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A B A D D B C A D C D A D B A
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D C A C C A D C A B

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 8
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG
NHIỄM SẮC THỂ - PHẦN 2

Câu 1 ( ID:25528 ) Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở thể ba của
loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 9 B. 17 C. 18 D. 24
Câu 2 ( ID:25529 ) Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại thể
bốn có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 36 B. 48 C. 24 D. 12
Câu 3 ( ID:25530 ) Một tế bào sinh dưỡng của thể ba kép đang ở kì sau nguyên phân, người ta đếm được 44 nhiễm sắc
thể. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A. 2n = 42. B. 2n = 20 C. 2n = 40. D. 2n = 22.
Câu 4 ( ID:25531 ) Cho Loài có 2n =14, một tế bào ở dạng thể một kép đang ở kì giữa có số lượng nhiễm sắc thể là bao
nhiêu
A. 15 B. 12 C. 16 D. 13
Câu 5 ( ID:25532 ) Ở cà độc dược có 12 cặp NST tương đồng.Có nhiều nhất bao nhiêu trường hợp thể một kép?
A. 66 B. 12 C. 132 D. 24
Câu 6 ( ID:25533 ) Một loài có 2n = 12. Một hợp tử của loài nguyên phân liên tiếp 3 đợt môi trường cung cấp nguyên liệu
tương đương 77 NST đơn. Hợp tử sẽ phát triển thành thể đột biến dạng
A. thể đa. B. thể một. C. thể khuyết. D. thể ba.
Câu 7 ( ID:25534 ) Ở thể đột biến của một loài, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần liên tiếp đã tạo ra
các tế bào con có tổng cộng 72 NST đơn. Bộ NST của loài có thể là
A. 2n = 12 hoặc 2n = 14.
B. 2n = 8 hoặc 2n = 16.
C. 2n = 8 hoặc 2n =10.
D. 2n = 6 hoặc 2n = 8.
Câu 8 ( ID:25535 ) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên
phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một. B. thể không. C. thể bốn. D. thể ba.
Câu 9 ( ID:25536 ) Một loài có 2n = 14. Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 3 đợt môi trường cung cấp nguyên liệu tương
đương 91 NST đơn. Thể đột biến thuộc dạng:
A. Thể ba. B. Thể đa. C. Thể một. D. Thể không.
Câu 10 ( ID:25537 ) Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên
phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 112. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể bốn. B. thể không. C. thể ba. D. Thể một.
Câu 11 ( ID:25538 ) Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra số tế
bào có tổng cộng là 208 NST. Bộ NST lưỡng bội của loài có thể là
A. 2n = 8 hoặc 2n = 7.
B. 2n = 8 hoặc 2n = 10.
C. 2n = 8 hoặc 2n = 9.
D. 2n = 12 hoặc 2n = 14.
Câu 12 ( ID:25539 ) Ở thể đột biến của một loài, sau khi một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã tạo ra
số tế bào có tổng cộng là 144 NST, đó là dạng đột biến
A. thể một (2n -1) hoặc thể đơn bội.

Để học tập hiệu quả Thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo khóa học trên hoc24h.vn 1
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc
B. thể tam bội (3n) hoặc thể ba
C. thể ba (2n + 1)hoặc thể một kép (2n – 2)
D. thể ba (2n + 1) hoặc thể một (2n – 1)
Câu 13 ( ID:25540 ) Ở một loài thực vật, từ các dạng lưỡng bội người ta tạo ra các thể tứ bội có kiểu gen sau: (1) AAaa;
(2) AAAa; (3) Aaaa; (4) aaaa. Trong điều kiện không phát sinh đột biến gen, những thể tứ bội có thể được tạo ra bằng
cách đa bội hoá bộ nhiễm sắc thể trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử lưỡng bội là
A. (1) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (3) và (4).
Câu 14 ( ID:25541 ) Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của
thể tứ bội khi đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
A. 20 B. 60 C. 80 D. 40
Câu 15 ( ID:25542 ) Một loài sinh vật có 2n = 24. Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt, đã tạo ra các tế bào con có tổng
số 576 nhiễm sắc thể đơn. Thể đột biến thuộc dạng
A. thể ba. B. thể tam bội. C. thể bốn. D. thể tứ bội.
Câu 16 ( ID:25543 ) Xét một tế bào có kiểu gen Aaa, kiểu gen này có thể được hình thành từ cơ thể lưỡng bội do đột
biến:
A. ĐB gen và ĐB dị bội.
B. ĐB cấu trúc NST.
C. Đa bội và dị bội.
D. ĐB đa bội
Câu 17 ( ID:25544 ) Hiện tượng nào sau đây không phải là biểu hiện của đột biến?
A. Lợn con mới sinh ra có vành tai bị xẻ thuỳ, chân dị dạng.
B. Sản lượng sữa của một giống bò giữa các kì vắt sữa thay đổi theo chế độ dinh dưỡng.
C. Một bé trai có ngón tay trỏ dài hơn ngón tay giữa, tai thấp, hàm bé.
D. Một cành hoa giấy màu trắng xuất hiện trên cây hoa giấy màu đỏ.
Câu 18 ( ID:25545 ) Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, kiểu gen
nào sau đây có thể tạo ra loại giao tử aa với tỉ lệ 50%?
A. AAaa. B. Aaaa. C. aaaa. D. AAAa.
Câu 19 ( ID:25546 ) Cơ thể tạo được các loại giao tử với tỉ lệ là 1Aa : 1aa có kiểu gen nào sau đây?
A. Aaaa. B. Aaa. C. AAa. D. AAaa.
Câu 20 ( ID:25547 ) Xác định tỉ lệ mỗi loại giao tử bình thường được sinh ra từ các cây đa bội :
Tỉ lệ giao tử: BBB, BBb, Bbb, bbb sinh ra từ kiểu gen BBBbbb là:
A. 3 : 7 : 7 : 3
B. 1 : 9 : 9 : 1
C. 1 : 4 : 4 : 1
D. 1 : 3 : 3 : 1
Câu 21 ( ID:25548 ) Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các
dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. Aaaa
A. 2, 4, 5 B. 1, 2, 3. C. 1, 3, 5. D. 1, 2, 4.
Câu 22 ( ID:25549 ) Khi xử lý các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các
dạng tứ bội nào sau đây: 1. AAAA. 2. AAAa. 3. Aaaa. 4. aaaa. 5. AAaa.
A. 1, 2, 3. B. 1, 3, 5. C. 2, 3, 4. D. 1, 4, 5.
Câu 23 ( ID:25550 ) Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù
hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó ?
1. Ngô. 2. Đậu tương. 3. Củ cải đường. 4. Lúa đại mạch. 5. Dưa hấu. 6. Nho.
A. 2, 4, 6. B. 3, 5, 6. C. 3, 4, 6. D. 1, 3, 5.
Câu 24 ( ID:25551 ) Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
B. sự phân ly không bình thường của nhiễm sắc thể ở kỳ sau của quá trình phân bào.

Để học tập hiệu quả Thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo khóa học trên hoc24h.vn 2
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc
C. cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
D. quá trình tự nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
Câu 25 ( ID:25552 ) Ở một loài thực vật, gen A; quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng. Dùng cônsixin để xử lí 2 hợp
tử lưỡng bội có kiểu gen Aa. Cho các cây sau khi xử lí ở trên giao phấn với nhau thu được đời con có tỉ lệ phân li: 11 hoa
đỏ : 1 hoa trắng. Biết các cây bố mẹ giảm phân bình thường. Kiểu gen của 2 cây đem lai ở trên (sau khi xử lí đột biến) là:
A. Aaaa x AAAa. B. AAaa x AAaa. C. AAaa x Aa. D. Aa x Aa.
Câu 26 ( ID:25553 ) Tỉ lệ kiểu gen dị hợp ở đời con trong phép lai AAaa (4n) x AAaa (4n) là
A. 18/36 B. 3/36 C. 34/36 D. 33/36
Câu 27 ( ID:25554 ) Thể đa bội lẻ
A. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n + 1.
B. có khả năng sinh sản hữu tính.
C. thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.
Câu 28 ( ID:25555 ) Một loài sinh vật có 2n = 20. Một hợp tử nguyên phân liên tiếp 3 đợt tạo ra các tế bào con với số
lượng NST là 240. Thể đột biến thuộc dạng
A. thể tam bội. B. thể ba. C. thể tứ bội. D. thể một.
Câu 29 ( ID:25556 ) Các cơ thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường vì
A. bộ NST có hình dạng thay đổi bất thường.
B. bộ NST có số lượng lớn hơn bình thường.
C. cơ thể đa bội lẻ có sức sống và sức sinh sản kém.
D. bộ NST bị lệch, trở ngại cho quá trình giảm phân.
Câu 30 ( ID:25557 ) Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit.
Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao
phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên
bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là
A. BBbb. B. Bbbb. C. BBb. D. Bbb.
Câu 31 ( ID:25558 ) Giao phấn cây cà chua lưỡng bội thuần chủng có quả đỏ với cây cà chua lưỡng bội quả vàng thu
F1 đều có quả đỏ. Xử lý côsixin để tứ bội hóa các cây F1 rồi chọn 2 cây F1 tùy ý giao phấn với nhau. Ở F2thu 253 cây quả
đỏ và 23 cây quả vàng. Phát biểu nào sau đây là đúng về 2 cây F1 này?
A. Cả 2 cây F1 đều là 4n do đa bội hóa thành công.
B. Một cây là 4n, cây còn lại là 2n.
C. Có 1 cây là 4n, 1 cây là 3n.
D. Cả 2 cây F1 đều là 2n do đa bội hóa không thành công.
Câu 32 ( ID:25559 ) Xét cặp gen dị hợp Bb đều dài bằng nhau và nằm trên 1 cặp NST tường đồng. Mỗi gen đều có 120
vòng xoắn. Gen trội chứa 30% Adenin, gen lặn có 4 loại đơn phân bằng nhau. Cho 2 cây có cùng kiểu gen nói trên giao
phấn, trong số các hợp tử F1 xuất hiện loại hợp tử chứa 1680 Guanin. Kiểu gen của loại hợp tử trên là:
A. Bbbb. B. BBbb. C. Bbb. D. BBb.
Câu 33 ( ID:25560 ) Một loài có 2n = 14. Quá trình nguyên phân liên tiếp 3 lần của một hợp tử của loài đòi hỏi môi
trường cung cấp nguyên liệu tương đương 147 nhiễm sắc thể đơn. Biết thế hệ tế bào cuối cùng nhiễm sắc thể chưa nhân
đôi. Thể đột biến thuộc dạng
A. thể đa. B. thể tam bội. C. thể tứ bội. D. thể một.
Câu 34 ( ID:25561 ) Trong các tế bào sinh dưỡng của một thể dị bội, bộ NST bị thừa 2 chiếc thuộc 2 cặp NST đồng dạng
khác nhau. Thể dị bội này được gọi là thể
A. ba kép. B. ba đơn. C. bốn đơn. D. một kép.
Câu 35 ( ID:25562 ) Ở một tế bào sinh dục của loài A xảy ra đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST. Tế bào này giảm
phân có thể tạo ra
A. bốn loại giao tử gồm 1 loại giao tử bình thường, 3 loại giao tử có chuyển đoạn.
B. một loại giao tử duy nhất.

Để học tập hiệu quả Thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo khóa học trên hoc24h.vn 3
Thầy THỊNH NAM – Giáo viên 3 năm liền có học sinh theo học đạt thủ khoa toàn quốc
C. hai loại giao tử bình thường với tỉ lệ bằng nhau.
D. bốn loại giao tử gồm 3 loại giao tử bình thường, 1 loại giao tử có chuyển đoạn.
Câu 36 ( ID:25563 ) Một tế bào sinh tinh của cá thể động vật bị đột biến thể bốn ở NST số 10 có kiểu gen là AAAa thực
hiện quá trình giảm phân tạo tinh trùng. Nếu lần giảm phân I ở mỗi tế bào đều diễn ra bình thường nhưng trong lần giảm
phân II, một nhiễm sắc thể số 10 của một trong hai tế bào con được tạo ra từ giảm phân I không phân li thì tế bào
này không thể tạo được các loại giao tử nào sau đây?
A. AAa, aO, AA.
B. Aaa, AO, AA.
C. AAA, AO, aa.
D. AAA, AO, Aa.
Câu 37 ( ID:25564 ) Để tăng năng suất cây trồng người ta có thể tạo ra các giống cây tam bội. Loài cây nào sau đây phù
hợp nhất cho việc tạo giống theo phương pháp đó?
(1) Ngô. (2) Đậu tương. (3) Củ cải đường.
(4) Lúa đại mạch. (5) Dưa hấu. (6) Nho.
A. (1), (3), (5). B. (3), (4), (6). C. (2), (4), (6). D. (3), (5), (6)
Câu 38 ( ID:25565 ) Ba tế bào sinh dục có kiểu gen AAaa (2n + 2) thực hiện quá trình giảm phân hình thành giao tử. Biết
không xảy ra đột biến mới.Theo lí thuyết, trong các tỉ lệ giao tử dưới đây, có bao nhiêu tỉ lệ giao tử được tạo ra từ quá
trình giảm phân của ba tế bào trên?
(1) 100% Aa. (4) 4 Aa: 1 AA: 1 aa.
(2) 1 AA: 2 aa: 1 Aa (5) 50% Aa: 50% aa.
(3) 50% AA: 50% aa. (6) 1 AA: 1 aa: 1 Aa.
A. 3 B. 4 C. 5 D. 1
Câu 39 ( ID:25566 ) Có 5 tế bào (2n) của một loài cùng tiến hành nguyên phân 6 lần. Ở kỳ giữa của lần nguyên phân thứ
4 có 2 tế bào không hình thành được thoi vô sắc.Ở các tế bào khác và trong những lần nguyên phân khác, thoi vô sắc vẫn
hình thành bình thường.Sau khi kết thúc 6 lần nguyên phân đó, tỉ lệ tế bào bị đột biến trong tổng số tế bào được tạo ra là
bao nhiêu?
A. 1/12. B. 1/39. C. 1/7. D. 3/20.
Câu 40 ( ID:25567 ) Từ 1 tế bào xôma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, nguyên phân liên tiếp 8 lần. Tuy nhiên, trong
một lần phân bào ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ
nhiễm sắc thể 4n, tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết
thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 224 tế bào con. Theo lý thuyết lần nguyên phân xảy ra đột biến và tỷ lệ tế bào 4n
so với tế bào 2n sinh ra ở lần cuối cùng lần lượt là
A. 3 và 1/6. B. 3 và 1/7. C. 5 và 1/6. D. 5 và 1

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B D B B A B C D C A D D A C B
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C B B A B C D B B C C C A D B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án B C B A A C D B B A

Biên soạn: Thầy THỊNH NAM


Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Để học tập hiệu quả Thầy Thịnh Nam khuyên em nên học theo khóa học trên hoc24h.vn 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung:
LUYỆN TẬP CÔNG THỨC TÍNH NHANH PHẦN BIẾN DỊ CẤP TẾ BÀO

Câu 1 ( ID:91932 ): Ở người, bệnh mù màu do một alen lặn nằm trên NST X gây ra. Ở một cặp vợ chồng bình thường
nhưng trong số các đứa con của họ có một đứa con trai bị clai phen tơ và mù màu. Giải thích nào dưới đây là chính xác
nhất khi nói về nguyên nhân của hiện tượng trên?
A. Rối loạn giảm phân I ở người mẹ, còn ở người bố bình thường.
B. Rối loạn giảm phân II ở người mẹ còn ở người bố thì bình thường.
C. Rối loạn giảm phân II ở người bố, ở người mẹ bình thường.
D. Rối loạn giảm phân ở cả bố lẫn mẹ dẫn đến tạo giao tử bất thường.
Câu 2 ( ID:91933 ): Cho 2 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và Aa lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu
gen AAaa. Phát biểu nào sau đây về cơ chế phát sinh đột biến tứ bội không đúng? (Biết rằng không xảy ra đột biến gen).
A. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và giảm phân 2 ở cây mẹ.
B. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và cây mẹ.
C. Đột biến có thể xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
D. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 2 của cây bố và cây mẹ.
Câu 3 ( ID:91934 ): Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử cái, cặp
nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân hình thành
giao tử đực, cặp nhiễm sắc thể số 5 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Sự thụ tinh giữa giao
tử đực và giao tử cái đều mang 11 nhiễm sắc thể được tạo ra từ quá trình trên sẽ tạo ra thể đột biến dạng
A. thể ba. B. thể một kép. C. thể một. D. thể không.
Câu 4 ( ID:91935 ): Xét 2 cặp gen: cặp gen Aa nằm trên cặp NST số 1 và Bb nằm trên cặp NST số 2. Một tế bào sinh tinh
trùng có kiểu gen AaBb khi giảm phân, cặp NST số 1 không phân li ở kì sau trong giảm phân I thì tế bào này có thể sinh
ra những loại giao tử nào?
A. AaB, Aab, O. B. AAB, b hoặc aaB,b C. AaBb, O. D. AaB, b hoặc Aab, B
Câu 5 ( ID:91936 ): Cho một tế bào sinh tinh trùng có kiểu gen AaBbDd, giảm phân bình thường sẽ tạo ra loại tinh trùng:
A. ABD và Abd
B. abD và Abd
C. ABD, ABd, AbD, Abd, abd, abD, aBD, aBd
D. Abd và aBD hoặc aBd và AbD hoặc abD và ABd hoặc ABD và abd
Câu 6 ( ID:91937 ): Ở một loài thực vật, cặp NST số 1 chứa cặp gen Aa; cặp NST số 3 chứa cặp gen Bb. Nếu ở một số tế
bào, cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân II, cặp NST số 3 phân li bình thường thì cơ thể có kiểu gen Aabb giảm
phân tạo ra các loại giao tử có kiểu gen.
A. Aab, aab, b B. Aabb, aabb, Ab, ab C. AAb, aab, b, Ab, ab D. Aab, aab, Ab, ab
Câu 7 ( ID:91938 ): Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, nếu có đột biến dị bội xảy ra thì số loại
thể ba có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 12. B. 36. C. 24. D. 48.
Câu 8 ( ID:91939 ): Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12. Một hợp tử của loài này sau 3 lần nguyên
phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 104. Hợp tử trên có thể phát triển thành
A. thể một. B. thể bốn. C. thể không. D. thể ba.
Câu 9 ( ID:91940 ): Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một
nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể
tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 1 – 1 và 2n – 2 – 1 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 1 + 1.
B. 2n + 1 + 1 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 và 2n – 1 – 1.
C. 2n + 2 và 2n – 2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n – 2 – 1.
D. 2n + 1 + 1 và 2n – 1 – 1 hoặc 2n + 1 – 1 và 2n – 1 + 1.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 10 ( ID:91941 : Một hợp tử lưỡng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào có cặp
nhiễm sắc thể số 1 không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường, những lần nguyên phân tiếp theo diễn
ra bình thường. Hợp tử này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác nhau về bộ nhiễm sắc thể?
A. Ba loại. B. Một loại. C. Bốn loại. D. Hai loại.
Câu 11 ( ID:91942 ): Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử mà có một cặp NST mang các gen này không phân li ở
giảm phân I, GP II vẫn bình thường thì có thể tạo ra các loại giao tử là
A. B, b và BB, Bb, bb, O B. B,b và BB, bb, O C. B, b và Bb, O D. BB và bb
Câu 12 ( ID:91943 ): Cơ thể có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử, một số tế bào đã xảy ra đột biến không
phân li của cặp NST chứa cặp gen Aa trong giảm phân 2, các cặp NST còn lại phân li bình thường. Các loại giao tử có thể
được tạo thành là:
A. AaB, aab, B,b B. AAB, aaB, aab, AAb,AB, Ab, aB, ab,B,b.
C. AAB, AAb, aaB, aab, B, b D. AaB, Aab,AAB, aab, B, b
Câu 13 ( ID:91944 ): Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này
giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các
loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. Abb và B hoặc ABB và b. B. ABb và A hoặc aBb và a.
C. ABB và abb hoặc AAB và aab. D. ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 14 ( ID:91945 ): Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit.
Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao
phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên
bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là
A. Bbbb. B. BBb. C. Bbb. D. BBbb.
Câu 15 ( ID:91946 ): Cho lai 2 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và aa với nhau, ở đời con thu được 1 cây tứ bội có kiểu gen
Aaaa. Đột biến tứ bội này xảy ra ở
A. lần giảm phân I hoạc giam phân II của cả bố và mẹ
B. lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử Aa
C. lần giẩm phân I của cơ thể Aa và giảm phân I hoạc giảm phân II của cơ thể aa
D. lần giảm phân II của cả bố và mẹ
Câu 16 ( ID:91947 ): Ở một loài thực vật (2n = 22), cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong số
các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt ở kì giữa của lần nguyên phân thứ 4, người ta đếm được trong các tế bào con
có 368 cromatít. Hợp tử này là dạng đột biến nào?
A. Thể một. B. Thể không. C. Thể ba. D. Thể bốn.
Câu 17 ( ID:91948 ): Mẹ có kiểu gen X X , bố có kiểu gen X Y, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá trình giảm
A a A

phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về quá trình giảm
phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 18 ( ID:91949 ): Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình thành
giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm phân I, giảm
phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
Câu 19 ( ID:91950 ): Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 28, nếu có đột biến lệch bội xảy ra thì số
loại thể ba có thể được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 24. B. 48. C. 36. D. 14.
Câu 20 ( ID:91951 ): Một cặp gen dị hợp, mỗi alen đều dài 510 nm. Gen A có số liên kết hidro là 3900, gen a có hiệu số
phần trăm giữa loại A với G là 20% số nu của gen. Do đột biến thể dị bội tạo ra tế bào có kiểu gen Aaa. Số lượng nu mỗi
loại trong kiểu gen sẽ là
A. A = T= 2700; G = X = 1800. B. A = T= 1800; G = X = 2700
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. A = T= 1500; G = X = 3000. D. A = T= 1650; G = X = 2850
Câu 21 ( ID:91952 ): Ở ngô, bộ nhiễm sắc thể 2n = 20. Có thể dự đoán số lượng nhiễm sắc thể đơn trong một tế bào của
thể bốn đang ở kì sau của quá trình nguyên phân là
A. 44. B. 20. C. 80. D. 22.
Câu 22 ( ID:91953 ): Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có 12% số tế bào có cặp NST mang cặp
gen Aa không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các tế bào khác giảm phân bình thường,
cơ thể cái giảm phân bình thường. Ở đời con của phép lai ♂Aabb × ♀AaBB, hợp tử đột biến dạng thể một chiếm tỉ
lệ
A. 12%. B. 6%. C. 38%. D. 3%.
Câu 23 ( ID:91954 ): Một tế bào sinh dục xét cặp NST tương đồng có 2 nhiễm sắc thể trong đó 1 NST có nguồn gốc từ
bố là A; 1 NST có nguồn gốc từ mẹ là a.
Cho các phát biểu sau:
(1) Nếu giảm phân bị rối loạn xảy ra trên cặp NST đó ở lần phân bào I có thể xuất hiện các giao tử Aa, O.
(2) Nếu giảm phân bị rối loạn xảy ra trên cặp NST đó ở lần phân bào II có thể xuất hiện các giao tử AA, aa, O.
(3) Tế bào giảm phân bình thường không có đột biến sẽ cho tối đa 2 loại giao tử.
(4) Các loại giao tử do rối loạn xảy ra ở lần phân bào I hoặc II kết hợp với các loại giao tử bình thường thì sẽ có tối đa 6
kiểu hợp tử dạng 2n - 1 và 2n + 1.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24 ( ID:91955 ): F1 chứa 1 cặp gen dị hợp Bb đều dài 0,51µm. Gen trội B có tỷ lệ hiệu số giữa nucleotit loại G với
một loại nucleotit khác là 10%. Gen lặn b có liên kết Hyđrô là 4050. Cho các phát biểu sau:
(1) Số lượng từng loại Nu trong giao tử B khi F1 giảm phân bình thường là: A = T = 900 Nu, G = X = 600 Nu.
(2) Số lượng từng loại Nu trong giao tử b khi F1 giảm phân bình thường là:A = T = 450 Nu, G = X = 1050 Nu.
(3) F1 xảy ra đột biến số lượng NST. Nếu đột biến xảy ra ở giảm phân I có thể tạo ra các giao tử: Bb, O.
(4) F1 xảy ra đột biến số lượng NST. Nếu đột biến xảy ra ở giảm phân II có thể tạo ra các giao tử: BB, bb, O.
(5) Hợp tử BBb chỉ có thể được tạo thành do bố hoặc mẹ rối loạn giảm phân I, cơ thể còn lại giảm phân bình thường.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25 ( ID:91956 ): Ở một loài thực vật lưỡng bội có 5 nhóm gen liên kết. Có 10 thể đột biến số lượng nhiễm sắc thể
được kí hiệu từ (1) đến (10). Bộ nhiễm sắc thể của mỗi thể đột biến như sau:
(1) Có 22 nhiễm sắc thể. (2) Có 25 nhiễm sắc thể.
(3) Có 12 nhiễm sắc thể. (4) Có 15 nhiễm sắc thể.
(5) Có 21 nhiễm sắc thể. (6) Có 9 nhiễm sắc thể.
(7) Có 11 nhiễm sắc thể. (8) Có 35 nhiễm sắc thể.
(9) Có 18 nhiễm sắc thể. (10) Có 5 nhiễm sắc thể.
Trong 10 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại lệch bội về 1 hoặc 2 cặp nhiễm sắc thể?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 26 ( ID:91957 ): Những phân tích di truyền cho biết ở cà chua gen A xác định tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn
toàn so với alen a xác tính trạng quả màu vàng. Lai cà chua tứ bội AAaa với tứ bội khác Aaaa. Cho các phát biểu sau:
(1) Tỉ lệ phân tính về kiểu gen ở F1 là: 1AAAa : 6AAaa : 4Aaaa : 1aaaa.
(2) Tỉ lệ phân tính về kiểu hình ở F1 là: 11 đỏ : 1 trắng.
(3) Cây cà chua có kiểu gen AAaa khi giảm phân có thể tạo ra các giao tử: 1AA : 4Aa : 1aa.
(4) Cây cà chua AAaa chỉ được tạo ra bằng cách tứ bội hóa cây lướng bội có kiểu gen Aa.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 27 ( ID:91958 ): Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được kí hiệu từ (1)
đến (6) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là
(1) 21 NST. (2) 18 NST. (3) 9 NST.
(4) 15 NST. (5) 42 NST. (6) 54 NST.
Có bai nhiêu thể đột biến thuộc đột biến đa bội lẻ?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 28 ( ID:91959 ): Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến được kí hiệu từ (1)
đến (8) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là
(1) 12 NST. (2) 8 NST. (3) 6 NST. (4) 16 NST.
(5) 24 NST. (6) 20 NST. (7) 9 NST. (8) 28 NST.
Trong 8 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến đa bội lẻ?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 29 ( ID:91960 ): Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được kí hiệu từ (1)
đến (6) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là
(1) 14 NST. (2) 16 NST. (3) 32 NST. (4) 18 NST. (5) 48 NST. (6) 24 NST.
Có bao nhiêu thể đột biến thuộc đột biến đa bội chẵn?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 30 ( ID:91961 ): Một hợp tử khi phân bào bình thường liên tiếp 3 đợt đã lấy từ môi trường tế bào nguyên liệu tạo ra
tương đương với 329 NST đơn.Gen B nằm trên NST trong hợp tử dài 0,51 micromet và có A=30% số lượng Nu của
gen.Môi trường tế bào đã cung cấp 63000 Nu cho quá trình tự sao của gen đó trong 3 đợt phân bào của hợp tử nói trên.
Cho các phát biểu sau:
(1) Có hiện tượng dị bội thể xảy ra ngay từ khi hợp tử được hình thành.
(2) Tổng số NST trong các tế bào được tạo ra từ hợp tử là 376 NST.
(3) Gen B nằm trên NST bình thường.
(4) Số lượng nucleotit trong một gen B là 3000 Nu.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 31 ( ID:91962 ): Xét một cặp gen Bb của 1 cá thể F1 tồn tại trên NST thường, mỗi alen đều dài 4080 A0, gen b có A
= 28%. Cặp gen đó nhân đôi tạo ra 4 cặp gen con, môi trường tế bào đã cung cấp 2664 nuclêôtit loại xitôzin. Cho các phát
biểu sau:
(1) Số Nucleotit từng loại của giao tử b là: A = T = 672, G = X = 528.
(2) Số Nucleotit từng loại của alen B là: A = T = 360, G = X = 840.
(3) Hợp tử Bb có chứa 1056 nucleotit loại G.
(4) Hợp tử BB có chứa 1680 nucleotit loại A.
(5) Nếu giảm phân lần 1 bị rối loạn ở 1 giới tính thì có thể tạo ra hợp tử chứa 2520 nucleotit loại A.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 32 ( ID:91963 ): Cho biết A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Cặp alen Aa đều dài 4080 Å. Alen A có G/T =
3/7; alen a có X > A và có X2 + A2 = 17%. Do đột biến tự đa bội đã làm xuất hiện kiểu gen Aaaa.
Cho các kết luận sau:
1. Số nucleotit loại X của gen A là 360 nucleotit.
2. Số nucleotit loại A của gen a là 960 nucleotit.
3. Số nucleotit loại A của kiểu gen Aaaa là 1560 nucleotit.
4. Đem giao phối giữa cây Aaaa với cây lưỡng bội Aa thì tỉ lệ xuất hiện kiểu gen AAa là 1/4.
5. Tỉ lệ xuất hiện kiểu hình quả vàng khi cho cây Aaaa tự thụ ở thế hệ sau là 1/6.
Số kết luận đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 33 ( ID:91964 ): Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1) AAaaBBbb x AAAABBBb (2)AaaaBBBB x AaaaBBbb
(3)AaaaBBbb x AAAaBbbb (4)AAAaBbbb x AAAABBBb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết,
trong các phép lai trên, số phép lai cho đời con có 9 loại kiểu gen?
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 34 ( ID:91965 ): Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có các kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1:2:1?
(1) AAAa × AAAa. (2) Aaaa × Aaaa. (3) AAaa × AAAa. (4) AAaa × Aaaa.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Số đáp án đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 35 ( ID:91966 ): Ở phép lai ♂Aabb × ♀aaBb. Nếu trong quá trình tạo giao tử đực, cặp NST mang cặp gen Aa không
phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân tạo giao tử cái diễn ra bình thường thì
qua thụ tinh sẽ tạo ra các loại hợp tử có kiểu gen
A. AaaBb, Aaabb, aBb, abb. B. AAaBb, AAabb, aBb, abb.
C. aaaBb, aaabb, aBb, abb. D. AaaBb, aaaBb, ABb, abb.
Câu 36 ( ID:91967 ): Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang
cặp gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li
bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 10% số tế bào không phân li trong
giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử đột biến
chiếm tỉ lệ
A. 28%. B. 2%. C. 0,2%. D. 88,2% .
Câu 37 ( ID:91968 ):Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AaBbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang
cặp gen Aa ở 30% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li
bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 10% số tế bào không phân li trong
giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời con, loại hợp tử không đột
biến chiếm tỉ lệ
A. 2%. B. 31%. C. 63%. D. 62% .
Câu 38 ( ID:91969 ): Ở phép lai ♂AaBbDd × ♀Aabbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST mang cặp
gen Aa ở 20% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li
bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen bb ở 10% số tế bào không phân li trong
giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Loại kiểu gen aabbdd ở đời con
chiếm tỉ lệ
A. 4,5%. B. 72%. C. 9%. D. 2,25%.
Câu 39 ( ID:91970 ): Ở phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AabbddEe. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp NST
mang cặp gen Aa ở 10% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST
khác phân li bình thường; Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Ee ở 4% số tế bào
không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Ở đời
con, loại hợp tử đột biến chiếm tỉ lệ
A. 13,6%. B. 2%. C. 0,2%. D. 11,8%.
Câu 40 ( ID:91971 ): Khi nói về đột biến NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng của NST
(2) Đột biến cấu trúc có 4 dạng là thể một, thể ba, thể bốn, thể không.
(3) Tất cả các đột biến NST đều gây chết hoặc làm cho sinh vật giảm sức sống.
(4) Đột biến NST là nguồn nguyên liệu của quá trình tiến hoá.
(5) Đột biến số lượng NST không làm thay đổi hình dạng của NST.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B A B D D C A D D A C B D A C C C A D A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A B C C B B A A B C B C C B A A C A A A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Nội dung: KIỂM TRA LÍ THUYẾT VDC CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 [V-ID: 14561]: Ở một loài, khi cơ thể đực giảm phân bình thường và có 1 cặp NST có trao đổi chéo tại
một điểm có thể tạo ra tối đa 64 loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST. Khi quan sát quá trình
phân bào của một tế bào có bộ NST bình thường (tế bào A) của loài này dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp
hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.

Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện một lần nhân đôi NST duy nhất. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Tế bào A đang thực hiện quá trình nguyên phân.
(2) Tế bào A có thể sinh ra các tế bào con thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể.
(3) Đột biến được biểu hiện ra kiểu hình dưới dạng thể khảm.
(4) Đột biến này chỉ được di truyền qua sinh sản vô tính.
(5) Tế bào A có thể là tế bào của 1 loài thực vật nhưng không có màng xenlulozo.
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 2(V-ID:25850 ): Hình bên dưới mô tả hiện tượng nhiều ribôxôm cùng trượt trên một phân tử
mARN khi tham gia dịch mã. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu nhận xét đúng.

(1) Mỗi phân tử mARN thường được dịch mã đồng thời bởi một số ribôxôm tập hợp thành cụm gọi là
pôliribôxôm (pôlixôm).
(2) Một ribôxôm tham gia vào quá trình dịch mã được cấu tạo từ một tiểu đơn vị bé và một tiểu đơn vị lớn.
(3) Có 4 loại chuỗi pôlipeptit khác nhau được hình thành vì mỗi ribôxôm chỉ tổng hợp được một
loại prôtêin.
(4) Có một loại chuỗi pôlipeptit duy nhất được tạo ra vì cả 4 ribôxôm có hình dạng giống nhau.
(5) Trước khi dịch mã thì 2 tiểu phần của ribôxôm ở trạng thái rời nhau.
(6) Hiện tượng pôliribôxôm làm tăng năng suất tổng hợp prôtêin cùng loại.
(7) Ở sinh vật nhân thực khi tham gia dịch mã các ribôxôm trượt trên mARN theo chiều 5’ – 3’, ở
sinh vật nhân sơ thì ngược lại.
(8) Trong quá trình dịch mã ở sinh vật nhân sơ, mỗi mARN chỉ có một ribôxôm trượt.
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 3(ID: 99300): Trong trường hợp bình thường không xảy ra đột biến, khi nói về nguồn gốc nhiễm sắc thể
(NST) trong tế bào sinh dưỡng ở mỗi người, có bao nhiêu khẳng định dưới đây là đúng?
I. Mỗi người con trai luôn nhận được ít nhất một NST có nguồn gốc từ "ông nội" của mình.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
II. Mỗi người con gái luôn nhận được ít nhất một NST có nguồn gốc từ "bà ngoại" của mình.
III. Mỗi người con luôn nhận được số lượng NST của bố và mẹ mình bằng nhau.
IV. Mỗi người không thể nhận được số lượng NST có nguồn gốc từ "ông nội" và "bà nội" của mình bằng nhau.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4 (ID: 99303): Cho biết trong quá trình giảm phân của cơ thể đực có một số tế bào có cặp NST mang cặp
gen Bb không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, ở cơ thể cái có một số tế bào có cặp
NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Thực hiện phép lai:
(P) ♂AaBbDd × ♀AabbDd. Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
I. hợp tử đột biến có thể có kiểu gen là AaBbbDdd
II. Số loại hợp tử tối đa có thể tạo ra 96
III. T lệ loại hợp tử mang đột biến lệch bội 66 84
IV. T lệ loại hợp tử lư ng bội là 18 96
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 5(ID: 99306): Có 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB//abDdEe giảm phân hình thành giao tử và không xảy
ra hiện tượng trao đổi chéo, t lệ các loại giao tử có thể được tạo ra là
(1) 6:6:1:1. (2) 2:2:1:1:1:1. (3) 2:2:1:1. (4) 3:3:1:1.
(5) 1:1:1:1. (6) 1:1. (7) 4: 4: 1: 1. (8) 1:1:1:1:1:1:1:1.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 6(ID: 99310): Cho biết bộ ba 5’GXU3’ quy định tổng hợp axit amin Ala; bộ ba 5’AXU3’ quy định tổng
hợp axit amin Thr. Một đột biến điểm xảy ra ở giữa alen làm cho alen A thành alen a, trong đó phân tử mARN
của alen a bị thay đổi cấu trúc ở một bộ ba dẫn tới axit amin Ala được thay bằng axit amin Thr. Theo lí thuyết,
có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Alen a có thể có chiều dài lớn hơn chiều dài của alen A.
II. Đột biến này có thể là dạng thay thế cặp A-T bằng cặp T-A.
III. Nếu alen A có 150 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 151 nuclêôtit loại A.
IV. Nếu alen A phiên mã một lần cần môi trường cung cấp 200 nuclêôtit loại X thì alen a phiên mã 2 lần cũng
cần môi trường cung cấp 400 nuclêôtit loại X.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 7(ID: 99313): Xét phép lai ♂AaBbDdEe × ♀AaBbDdee.Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở 10%
tế bào sinh tinh có hiện tượng NST kép mang D không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li
bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, ở 20% tế bào sinh trứng có hiện tượng NST kép mang d
không phân li trong giảm phân II, các cặp NST khác phân li bình thường. Biết rằng các giao tử đều có sức sống
và khả năng thụ tinh như nhau. Cho một số nhận xét sau:
(1) Số loại kiểu gen tối đa thu được ở đời con là 198.
(2) Theo lý thuyết, các thể ba có tối đa 36 kiểu gen.
(3) Theo lý thuyết, tỉ lệ của kiểu gen AABbDDEe ở đời con là 1,13%.
(4) Theo lý thuyết, tỉ lệ của các loại đột biến thể ba thu được ở đời con là 6,875%.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 8(ID: 99314): Trong tế bào của một loài thực vật, xét 5 gen A, B, C, D, E. Trong đó gen A và B cùng
nằm trên nhiễm sắc thể số 1, gen C nằm trên nhiễm sắc thể số 2, gen D nằm trong ti thể, gen E nằm trong lục
lạp. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen B phiên mã 10 lần thì gen C cũng phiên mã 10 lần.
III. Nếu tế bào phân bào 2 lần thì gen D nhân đôi 2.
IV. Khi gen E nhân đôi một số lần, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen
dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 9 (ID: 99315): Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên
kết hidro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a và alen A có số lượng nuclêôtit bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
II. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau và alen A có 500 nucleotit loại G thì alen a có 498
nucleotit loại X.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có trình tự axit amin giống
nhau.
IV. Nếu alen A có 400 nucleotit loại T và 500 nucleotit loại G thì alen a có thể có chiều dài 306,34nm.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 10(ID: 99317): Giả sử trên một đoạn của phân tử ADN vi khuẩn, xét 5 gen I, II, III, IV, V được phân bố ở
5 vị trí, c e g
Gen I Gen II Gen III Gen IV Gen V

trong đó các gen II, III, IV và V cùng thuộc một operon. Các điểm a, b, c, d, e, g là các điểm trên nhiễm sắc
thể. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu gen I nhân đôi 5 lần thì gen V cũng nhân đôi 5 lần.
II. Nếu gen III phiên mã 10 lần thì gen V cũng phiên mã 10 lần.
III. Nếu bị mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí c thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của 3 gen.
IV. Nếu có tác nhân 5BU tác động vào quá trình nhân đôi của gen IV thì sau 1 lần nhân đôi sẽ phát sinh gen
đột biến.
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 11(ID: 99318): Giả sử 3 tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen AB ab giảm phân tạo giao tử. Biết không có
đột biến, theo lí thuyết có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu không có tế bào nào xảy ra hoán vị gen thì tối đa sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1: 1: 1: 1.
II. Nếu chỉ có 1 tế bào xảy ra hoán vị thì tần số hoán vị là 1 3 ≈ 33,3%.
III. Nếu chỉ có 2 tế bào xảy ra hoán vị gen thì sẽ tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 2:2:1:1.
IV. Nếu dựa vào quá trình giảm phân của 3 tế bào này để xác định tần số hoán vị gen thì có thể sẽ xác định
được tần số 20%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 12 (ID: 99319): Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Thể ba của loài này có 51 nhiễm sắc thể.
II. Loài này có tối đa 25 dạng thể một.
III. Thể tứ bội có số lượng nhiễm sắc thể là 100.
IV. Thể tam bội có số lượng nhiễm sắc thể là 75.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 13 (ID: 99321): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Xét 4 cặp gen Aa, Bb, DD, EE nằm trên 4
cặp nhiễm sắc thể; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, trong đó alen trội là trội hoàn toàn. Do đột biến,
bên cạnh thể lưỡng bội có bộ nhiễm sắc thể 2n thì trong loài đã xuất hiện các dạng thể một tương ứng với các
cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về loài này?
I. Ở các cơ thể lưỡng bội có tối đa 9 loại kiểu gen.
II. Có 16 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 4 tính trạng.
III. Có 5 kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 tính trạng.
IV. Có 39 kiểu gen ở các đột biến thể một.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14(ID: 99329): Cho biết một đoạn mạch gốc của gen A mang thông tin quy định trình tự của 5 axit amin
có: 3’AXG GXA AXG TAA GGG5’. Các côđon mã hóa axit amin: 5’UGX3’, 5’UGU3’ quy định Cys;

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
5’XGU3’, 5’XGX3’ ; 5’XGA3’; 5’XGG3’ quy định Arg; 5’GGG3’, 5’GGA3’, 5’GGX3’, 5’GGU3’ quy định
Gly; 5’AUU3’, 5’AUX3’, 5’AUA3’ quy định Ile; 5’XXX3’, 5’XXU3’, 5’XXA3’, 5’XXG3’ quy
định Pro; 5’UXX3’ quy định Ser. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 12 bằng cặp G-X thì đó là đột biến trung tính.
II. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 bằng bất kì một cặp nuclêôtit nào cũng đều được gọi là đột biến
trung tính.
III. Đột biến thay thế cặp A-T ở vị trí thứ 6 của đoạn ADN nói trên bằng cặp G-X thì sẽ là đột biến trung
tính.
IV. Đột biến thay thế cặp G-X ở vị trí thứ 13 bằng cặp X-G thì sẽ làm cho chuỗi polipeptit bị thay đổi 1
axit amin.
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3
Câu 15(ID: 99334): Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 60. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Số lượng nhiễm sắc thể trong thể một là 59.
II. Loài này có tối đa 30 dạng thể ba.
III. Số lượng nhiễm sắc thể trong thể ngũ bội là 150.
IV. Tế bào tam bội có số lượng nhiễm sắc thể là 90.
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 16ID: 99335): Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa
N15 sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện nhân đôi 2 lần liên tiếp tạo được 20
phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho
chúng nhân đôi tiếp 3 lần nữa. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Ban đầu có 10 phân tử ADN.
II. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 580 mạch polinucleotit chỉ chứa N15.
III. Sau khi kết thúc quá trình trên đã tạo ra 156 phân tử ADN chỉ chứa N15.
IV. Sau khi kết thúc quá trình trên có 60 phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15.
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 17(ID: 99336): Cà độc dược có 2n = 24. Một thể đột biến có 25 nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến này là thể tam bội.
II. Thể đột biến này có thể được phát sinh do rối loạn nguyên phân.
III. Thể đột biến này thường sinh trưởng nhanh hơn dạng lưỡng bội.
IV. Thể đột biến này có thể trở thành loài mới.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 18 (ID: 99340): Ở vi khuẩn E.coli, xét một đoạn phân tử ADN có 5 gen A, B, D, E, G. Trong đó có 4 gen
A, B, D, E thuộc cùng một operon. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây
đúng?
I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen D cũng nhân đôi 3 lần.
II. Nếu gen B tạo ra được 20 phân tử mARN thì gen E cũng tạo ra được 20 phân tử mARN.
III. Nếu gen G tổng hợp ra 15 phân tử ARN thì gen D cũng tạo ra 15 phân tử ARN.
IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nucleotit ở gen A thì có thể sẽ làm thay đổi cấu trúc của mARN ở tất cả các gen.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 19(ID: 99338): Người ta chuyển một số vi khuẩn E.coli mang các phân tử ADN vùng nhân chỉ chứa N15
sang môi trường chỉ có N14. Các vi khuẩn nói trên đều thực hiện phân đôi 3 lần liên tiếp tạo ra 12 phân tử
ADN vùng nhân chỉ chứa N14. Sau đó chuyển các vi khuẩn này về môi trường chỉ chứa N15 và cho chúng nhân
đôi tiếp 2 lần nữa. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Số phân tử ADN ban đầu là 2.
II. Số mạch polinucleotit chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 100.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
III. Số phân tử ADN chỉ chứa N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 36.
IV. Số phân tử ADN chứa cả hai loại N14 và N15 sau khi kết thúc quá trình trên là 28.
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 20(ID: 99339): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24 và hàm lượng ADN trong nhân tế bào sinh
dưỡng là 4pg. Trong một quần thể của loài này có 4 thể đột biến được kí hiệu là A, B, C và D. Số lượng nhiễm
sắc thể và hàm lượng ADN có trong nhân của tế bào sinh dưỡng ở 4 thể đột biến này là:
Thể đột biến A B C D
Số lượng NST 24 24 36 24
Hàm lượng ADN 3,8pg 4,3pg 6pg 4pg
Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Thể đột biến A là đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
II. Thể đột biến B là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
III. Thể đột biến C là đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể hoặc đột biến tam bội.
IV. Thể đột biến D có thể là đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 21 (ID: 99341): Một loài động vật có kiểu gen aaBbDdEEHh giảm phân tạo tinh trùng. Biết không xảy ra
đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Cơ thể trên giảm phân cho tối đa 8 loại tinh trùng.
II. 5 tế bào của cơ thể trên giảm phân cho tối đa 10 loại tinh trùng.
III. Loại tinh trùng chứa 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 3/8.
IV. Loại tinh trùng chứa ít nhất 3 alen trội chiếm tỉ lệ là 1/2.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22(ID: 99343): Alen A ở vi khuẩn E.coli bị đột biến thành alen a. Biết rằng alen A ít hơn alen a 2 liên kết
hiđro. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nếu alen a và alen A có chiều dài bằng nhau thì đây là đột biến điểm.
II. Nếu đây là đột biến điểm và alen A có 500 nuclêôtit loại A thì alen a sẽ có 499 nuclêôtit loại T.
III. Chuỗi pôlipeptit do alen a và chuỗi pôlipeptit do alen A quy định có thể có tổng số axit amin bằng
nhau.
IV. Nếu alen a có 400 nuclêôtit loại X và 500 nuclêôtit loại T thì alen A có thể có chiều dài 306,34nm.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 23 (ID: 99344): Khi nói về cơ chế di truyền ở cấp phân tử, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Trên một phân tử ADN, nếu gen A nhân đôi 5 lần thì gen B cũng nhân đôi 5 lần.
II. Trên một nhiễm sắc thể, nếu gen C phiên mã 10 lần thì gen D cũng phiên mã 10 lần.
III. Trong một tế bào, nếu gen E ở tế bào chất nhân đôi 2 lần thì gen G cũng nhân đôi 2 lần.
IV. Trong quá trình dịch mã, nếu có chất 5BU thấm vào tế bào thì có thể sẽ làm phát sinh đột biến gen
dạng thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 24 (ID: 99349)Ở một loài động vật, xét một tế bào sinh dục chín có chứa một cặp NST tương đồng thực
hiện quá trình giảm phân tạo giao tử như hình bên dưới. Quan sát hình và cho biết có bao nhiêu câu đúng.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 5
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(1) Tế bào này là tế bào sinh tinh.
(2) Bộ nhiễm sắc thể của loài chứa tế bào trên có kiểu gen là: BV bv.
(3) Hiện tượng này không làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên NST.
(4) Tỉ lệ các loại giao tử tạo ra khi tế bào trên giảm phân là 1 : 1 : 1 : 1.
(5) Nếu trong cơ thể chứa tế bào này có 10% tế bào xảy ra hiện tượng như trên thì loại giao tử BV là 45%.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 25 (ID: 99350): Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể tạo được 4 loại giao tử với tỉ lệ 3 : 3: 1: 1 nếu quá
trình giảm phân ở các trường hợp đều xảy ra bình thường?
(1) 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB//ab trong giảm phân đều xảy ra hoán vị gen.
(2) Cơ thể đực có kiểu gen AB//ab xảy ra hoán vị gen với tần số 25%.
(3) 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AaBb.
(4) 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB//ab De//dE đều không xảy ra hoán vị gen.
(5) 4 tế bào sinh tinh có kiểu gen AB ab, trong đó chỉ có 3 tế bào liên kết hoàn toàn.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26(ID: 99308): Xét phép lai P: ♂AaBb × ♀AaBb. Trong quá trình giảm phân, ở cơ thể đực có 2% số tế
bào xảy ra sự không phân li của cặp Aa trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, các tế bào khác giảm
phân bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường; quá trình thụ tinh diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, tỉ
lệ hợp tử mang kiểu gen AAabb được tạo ra ở F1 là
A. 0,5%. B. 0,25%. C. 0,125%. D. 1,25%.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án D A C B A D A B A A A C C B A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26
Đáp án C C C C B C B A D C C

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 6
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 08_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 ( ID:25493 ): Một loài có 2n = 12. Một hợp tử của loài nguyên phân liên tiếp 3 đợt môi trường cung cấp
nguyên liệu tương đương 77 NST đơn. Hợp tử sẽ phát triển thành thể đột biến dạng
A. thể không. B. thể ba. C. thể một. D. thể đa bội.
Câu 2 ( ID:25494 ): Thể ba của một loài sinh vật (2n = 14) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử thừa 1
NST ?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 3 ( ID:25495 ): Hội chứng Đao ở người có nguyên nhân do
A. rối loạn phân ly cặp nhiễm sắc thể XX ở mẹ. B. rối loạn phân ly cặp NST số 21 ở bố
C. rối loạn phân ly cặp NST số 21 ở mẹ. D. rối loạn phân ly cặp NST số 21 ở mẹ hoặc bố
Câu 4 ( ID:25496 ): Ở thể đột biến của một loài, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần liên
tiếp đã tạo ra các tế bào con có tổng cộng 72 NST đơn. Bộ NST của loài có thể là
A. 2n = 6 hoặc 2n = 8. B. 2n = 8 hoặc 2n =10.
C. 2n = 12 hoặc 2n = 14. D. 2n = 8 hoặc 2n = 16.
Câu 5 ( ID:25497 ): Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở
thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 18 B. 9 C. 24 D. 17
Câu 6 ( ID:25498 ): Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B. Biết
các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây không phải của thể đột
biến?
A. AABb, aabb. B. aaBB, AABb.
C. AAbb, Aabb. D. AaBb, AABb.
Câu 7 ( ID:25499 ): Ruồi giấm có 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy 7 NST bình thường và 1 NST có
tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không thay đổi. NST khác thường này có thể được hình thành
do đột biến
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể không mang tâm động. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể mang tâm động. D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 8 ( ID:25500 ): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên NST là:
A. Đột biến lặp đoạn. B. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.
C. Đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn giữa 2 NST. D. Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn.
Câu 9 ( ID:25501 ): Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã
tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 NST. Bộ NST lưỡng bội của loài có thể là
A. 2n = 8 hoặc 2n = 10. B. 2n = 8 hoặc 2n = 7.
C. 2n = 10 hoặc 2n = 7 D. 2n = 8 hoặc 2n = 9.
Câu 10 ( ID:25502 ): Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
A. AaBbDdd. B. AaBbd. C. AaBb. D. AaaBb.
Câu 11 ( ID:25503 ): Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3
lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A=T= 600; G=X=900 B. A=T=1050; G=X=450
C. A=T= 599; G=X = 900 D. A=T= 900; G=X = 600
Câu 12 ( ID:25504 ): Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ?

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. Trung gian, đầu và cuối B. Đầu, giữa , cuối
C. Trung gian, đầu và giữa D. Đầu, giữa, sau và cuối
Câu 13 ( ID:25505 ): Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ?
A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào
chất
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
Câu 14 ( ID:25506 ): Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở :
A. Kỳ đầu và kì cuối B. Kỳ sau và kì giữa
C. Kỳ sau và kỳ cuối D. Kỳ cuối và kỳ giữa
Câu 15 ( ID:25507 ): Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là a. Trong
trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này ở kì sau của giảm phân II là:
1
A. 1a B. a C. 4a D. 2a
2
Câu 16 ( ID:25508 ): Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình
thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4
Câu 17 ( ID:25509 ): một tế bào sinh dục lưỡng bội 2n= 8, khi thực hiện giảm phân số NST ở mỗi tế bào ở kì
sau lần giảm phân II là bao nhiêu
A. 8 NST kép B. 8 NST đơn C. 4 NST kép D. 16 NST đơn
Câu 18 ( ID:25510 ): Trong quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể nhìn thấy rõ nhất ở kì:
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 19 ( ID:25511 ): Trong nguyên phân sự biến mất của màng nhân và nhân con xảy ra ở:
A. Kì cuối B. Kì đầu C. Kì sau D. Kì giữa
Câu 20 ( ID:25512 ): Bộ NST lưỡng bội bình thường của một loài có 12 NST, trong tế bào cá thể B chỉ có 1
NST ở cặp thứ 4, cá thể đó là thể
A. một B. tam bội C. đa bội lẻ D. đơn bội lệch
Câu 21 ( ID:25513 ): Bộ NST của một loài 2n = 24
A. Số NST ở thể đa bội chẵn là 24 hoặc 48 B. Số NST ở thể đơn bội là 12 hoặc 18
C. Số NST ở thể dị bội là 25 hoặc 36 D. Số NST ở thể đa bội là 36 hoặc 48
Câu 22 ( ID:25514 ): Sự khác bịêt chủ yếu trong quá trình nguyên phân của tế bào động vật và thực vật ở:
A. Tế bào thực vật không tạo thoi vô sắc khi thực hiện nguyên phân
B. Kì cuối của nguyên phân ở tế bào thực vật trong tế bào chất hình thành 1 vách ngăn chia tế bào mẹ thành
2 tế bào con
C. Tế bào thực vật không thực hiện phân đôi nhiễm sắc thể trong giai đoạn chuẩn bị mà ở kì đầu
D. Tế bào thực vật không phá vỡ màng nhân trong quá trình phân bào
Câu 23 ( ID:25515 ): Sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n của loài tạo thể:
A. bốn nhiễm. B. tứ bội. C. bốn nhiễm kép. D. dị bội lệch.
Câu 24 ( ID:25516): Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là:
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc . B. làm cho tế bào to hơn bình thường.
C. cản trở sự phân chia của tế bào. D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên.
Câu 25 ( ID:25517 ): Mô tả nào dưới đây là không đúng với điểm giống nhau và khác nhau giữa thể đa bội và
dị bội?
A. Đều thuộc dạng đột biến số lượng NST.
B. Đều do rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST trong qua trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân.
C. Đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
D. Đều có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục hoặc ở giai đoạn tiền phôi.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 26 ( ID:25518 ): Chất cônsinxin ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc nên thường dùng để gây đột biến:
A. Gen. B. Cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Thể đa bội. D. Thể dị bội.
Câu 27 ( ID:25519 ): Loại đột biến NST nào dưới đây làm tăng cường hoặc giảm thiếu sự biểu hiện của tính
trạng:
A. Mất đoạn B. Đảo đoạn C. Chuyển đoạn D. Lặp đoạn
Câu 28 ( ID:25520 ): Đột biến lặp đoạn thường xuất hiện kèm với đột biến :
A. mất đoạn B. chuyển đoạn không tương hỗ
C. chuyển đoạn tương hỗ D. đảo đoạn
Câu 29 ( ID:25521 ): Số NST môi trường cung cấp cho 4 tế bào của thỏ (2n = 44) nguyên phân 3 lần bằng nhau
là :
A. 1232 B. 1324 C. 176 D. 308
Câu 30 ( ID:25522 ): Có 30 tế bào xôma của một loài nguyên phân, ở kì sau người ta đếm được 1440 NST. Số
crômatit ở kì giữa và bộ NST ở kì cuối trong một tế bào là:
A. 96 và 48. B. 24 và 12. C. 96 và 24. D. 48 và 24.
Câu 31 ( ID:25523 ): Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện đột biến số lượng NST là do:
A. Tế bào chất phân chia không đều ở kì cuối của quá trình phân bào.
B. NST nhân đôi không bình thường.
C. Một số cặp NST không phân li ở kỳ sau của phân bào giảm phân.
D. Rối loạn cơ chế phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào.
Câu 32 ( ID:25524 ): Đột biến cấu trúc NST ở sinh vật thường dẫn đến hậu quả gì?
A. Ảnh hưởng tới hoạt động của NST trong tế bào
B. Rối loạn quá trình tự nhân đôi ADN
C. Làm NST bị đứt gãy dẫn đến thay đổi vật chất di truyền
D. Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện tính trạng
Câu 33 ( ID:25525 ): Một loài có 2n = 24. Quan sát một tế bào của loài thấy có 23 NST bình thường và 1 NST
có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do
đột biến NST dạng:
A. Chuyển đoạn không tương hỗ B. Lặp đoạn nhỏ
C. Đảo đoạn mang tâm động D. Đảo đoạn ngoài tâm động
Câu 34 ( ID:25526 ): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng của loài này
nguyên phân liên tiếp 5 lần. Ở kì giữa của lần phân bào thứ 5 trong tất cả tế bào con có
A. 768 NST đơn. B. 384 NST kép. C. 768 NST kép. D. 384 crômatit
Câu 35 ( ID:25527 ): Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng
A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể B. thêm đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể
C. lệch bội và đa bội D. đa bội chẳn và đa bội lẻ
Câu 36[66392]: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe không phân li 1
NST của 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe. B. ABDdEvà abe
C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. abDde và ABE.
Câu 37[65703]: Tế bào cánh hoa của một loài thực vật chứa 26 NST đơn. Ở loài này thường có sự đồng thời
xảy ra đột biến thể một kép và thể ba trong tế bào. Số loại tế bào mang đồng thời hai đột biến kia là bao nhiêu
tối đa? Biết không xét đến sự khác biệt về cấu trúc giữa NST trong cặp tương đồng.
A. 78. B. 89. C. 858. D. 1014.
Câu 38[66419]: Cho các thông tin
(1) Gen bị đột biến dẫn đến protein không tổng hợp được

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức
năng
của protein
(4) Gen bị đột biến dẫn đến protein được tổng hợp bị thay đổi chức năng
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là
A. (2);(3);(4) B. (1);(2);(4) C. (1);(3);(4) D. (1);(2);(3)
Câu 39[65755]: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình
thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về
nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1.
Câu 40[69426]: Sự đóng xoắn của NST trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự:
A. phân ly, tổ hợp của NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
B. nhân đôi, phân ly của NST của NST.
C. nhân đôi, tổ hợp của NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
D. nhân đôi, phân ly, tổ hợp của NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C C D B D C C C A B C C B C A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C B B B A D B B A B C D A A D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D D C B A A C B A A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 01_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1( ID:56075 ): Loại ARN nào mang bộ ba đối mã (anticodon)?


A. mARN. B. rARN. C. ARN của virut. D. tARN
Câu 2[21892 ]: Mã di truyền có tính thoái hóa là do:
A. số loại axitamin nhiều hơn số loại mã di truyền. B. số loại axitamin nhiều hơn số loại nuclêôtit.

C. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit. D. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin.
Câu 3[21893 ]: Ở sinh vật nhân thực, sự điều hòa sinh hoạt động gen diễn ra ở mức độ
1-Trước phiên mã. 2- Phiên mã. 3- Sau phiên mã. 4- Dịch mã.
A. 2,3,4 B. 1,2,3 C. 1,2,3,4 D. 1,3,4
Câu 4[21894 ]: Gen cấu trúc của sinh vật nhân thực gồm có:
A. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa không liên tục- vùng kết thúc.
B. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa liên tục- vùng kết thúc.
C. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa liên tục
D. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa không liên tục.
Câu 5[21895 ]: Một sợi của phân tử ADN xoắn kép có tỉ lệ (A + G)/(T + X) = 0,4 thì trên sợi bổ sung tỉ lệ đó là :
A. 0,52 B. 2,5 C. 0,32 D. 0,6
Câu 6[21896 ]: Đột biến điểm gồm các dạng:
A. mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit B. Mất hoặc thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit

C. mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit D. mất, thêm hoặc đảo một cặp nuclêôtit
Câu 7[21897 ]: Thể khảm được tạo nên do:
A. Đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô
B. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
C. Tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình
D. Đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một mô
Câu 8[21898 ]: Đột biến gen là:
A. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc của ADN.
B. Các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
C. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của NST.
D. Sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử.
Câu 9[21899 ]: Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có vai trò
A. mang thông tin di truyền mã hóa các axit amin
B. Mang tín hiệu khởi động quá trình dịch mã
C.ức chế quá trình phiên mã
D. Mang tín hiệu chấm dứt quá trình dịch mã.
Câu 10[21900 ]: Đột biến tiền phôi là:
A. Đột biến xảy ra trong giai đoạn đầu của sự phát triển của phôi.
B. Đột biến xảy ra trong phôi.
C. Đột biến xảy ra khi phôi có sự phân hóa thành các cơ quan.
D. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 → 8 tế bào.
Câu 11[21901 ]: Thể đột biến là:
A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến.
B. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình.
C. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.
D. Tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột biến.
Câu 12[21902 ]: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit
amin mở đầu).
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
A. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). B. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5).
C. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3). D. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).
Câu 13(ID: 77615): Trong quá trình dịch mã, thông tin di truyền dưới dạng trình tự các bộ ba ribonucleotit trên
phân tử mARN được truyền đạt chính xác sang dạng trình tự các axit amin trên chuỗi polypeptit là nhờ yếu tố nào
sau đây?
A. Sự dịch chuyển của riboxom trên mARN theo chiều 5’ – 3’ và theo từng nấc, mỗi nấc là một bộ ba.
B. Sự khớp bộ ba đối mã của các tARN với bộ ba mã sao trên mARN theo nguyên tắc bổ sung đã giúp xác định vị
trí đúng của từng axit amin do tARN mang tới để lắp ráp.
C. Các tARN mang các axit amin đã được hoạt hóa tới riboxom để lắp ráp.
D. Sự liên kết của các ribonucleotit tự do với các nucleotit trong mạch khuôn mẫu của gen theo nguyên tắc bổ
sung.
Câu 14[21904 ]: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là :
A. A liên kết X ; G liên kết T.
B. A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G.
C. A liên kết T ; G liên kết X.
D. A liên kết U ; G liên kết X.
Câu 15[21905 ]: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:
3’TAX AAG GAG AAT GTT TTA XXT XGG GXG GXX GAA ATT 5’
Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) trong chuỗi polipeptit do gen đột biến
tổng hợp là
A. 7 aa. B. 6 aa. C. 4 aa. D. 5 aa.
Câu 16[21906 ]: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ (A +T)/(G +X) = 1,5. Gen B bị đột biến dạng
thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3899. B. 3599. C. 3600. D. 3601.
Câu 17[21907 ]: Gen B dài 5100 A0 bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự nhân đôi 3 lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 21014 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm một cặp nuclêôtit. B. thay thế một cặp nuclêôtit.
C. mất một cặp nuclêôtit. D. mất hai cặp nuclêôtit.
Câu 18[21908 ]: Một gen có khối lượng 900 000 đ.v.C. Gen bị đột biến làm bộ ba thứ 301 chuyển thành bộ ba kết
thúc. Đoạn gen nằm trước vị trí đột biến có thể tổng hợp được chuỗi pôlipeptit có số axit amin là
A. 299. B. 301. C. 300. D. 298.
Câu 19[21909 ]: Dạng nào dưới đây không phải là đột biến điểm?
A. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác trên gen.
B. Thêm một cặp nuclêôtit trên gen.
C. Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen.
D. Mất một cặp nuclêôtit trên gen.
Câu 20[21910 ]: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học.
Câu 21[21911 ]: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
B. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
C. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
D. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
Câu 22[21912 ]: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất 1 cặp nuclêôtít. B. thêm 1 cặp nuclêôtít.
C. mất 2 cặp nuclêôtít. D. thêm 2 cặp nuclêôtít.
Câu 23[21913 ]: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5–Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp A–T bằng cặp T–A. B. thay thế cặp G–X bằng cặp X–G.
C. thay thế cặp G–X bằng cặp A–T. D. thay thế cặp A–T bằng cặp G–X.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 24[21914]: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay
đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
C. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
D. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
Câu 25[21915 ]: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo nguyên tắc bổ sung giúp axit amin tương ứng gắn chính
xác vào chuỗi pôlipeptit
B. Trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit phản ánh đúng trình tự của các mã bộ ba trên mã ARN

C. Khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc, quá trình sinh tổng hợp prôtêin sẽ dừng lại, chuỗi pôlipeptit sẽ được
giải phóng, tARN cuối cùng được giải phóng dưới dạng tự do và ribôxôm trở lại tế bào chất dưới dạng 2 tiểu phần
lớn và bé
D. Trong quá trình giải mã ribôxôm dịch chuyển trên mARN từ đầu 3’ đến 5’ và chuỗi pôlipeptit được hình
thành sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacbôxin
Câu 26[21916 ]: Quá trình phiên mã tạo ra ?
A. tARN B. tARN, mARN, rARN C. rARN D. mARN
Câu 27[21917 ]: Một đoạn mạch gốc của gen ở vi khuẩn E. coli có trình tự các bộ ba như sau:

Đột biến làm thay cặp nuclêôtit xảy ra ở bộ ba thứ 10 làm nuclêôtit trên mạch gốc là G bị thay đổi bởi T, khi đoạn
gen này tổng hợp nên phân tử mARN thì tại bộ ba thứ 10 tham gia giải mã thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Mã bộ ba thứ 10 không mã hoá axit amin.
B. Axit amin ở vị trí thứ 10 không bị thay đổi.
C. Quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí thứ 10.
D. Axit amin thứ 10 bị thay đổi bởi một axít amin khác.
Câu 28[21918 ]: Đột biến thay thế nuclêôtit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gây ra hậu quả
nghiêm trọng nhất?
A. 5’…XTA…3’. B. 5’…TTA…3’. C. 5’…XAT…3’. D. 5’…XAG…3’.
Câu 29[21919 ]: Gen A có 4800 liên kết hiđrô, có số nuclêôtít loại G = 2A. Gen A đột biến thành gen a có 4801 liên
kết hiđrô nhưng chiều dài không đổi. Số nuclêôtít từng loại của gen a là
A. A = T = 602; G = X = 1198. B. A = T = 600; G = X = 1200.
C.A = T = 599; G = X = 1201. D.A = T = 598; G = X = 1202.
Câu 30[21920 ]: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen có thể làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
D. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
Câu 31[21921 ]: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng
A. nhân lên trong mô sinh dưỡng. B. di truyền qua sinh sản vô tính.
C. di truyền qua sinh sản hữu tính. D. tạo thể khảm.
Câu 32[21922 ]: Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.

C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
D. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
Câu 33[21923 ]: Hoá chất gây đột biến 5–BU (5–brôm uraxin) khi thấm vào tế bào gây đột biến thay thế cặp A–T
thành cặp G–X. Quá trình thay thế được mô tả theo sơ đồ:
A. A–T → X–5BU → G–5BU → G–X. B. A–T → G–5BU → X–5BU → G–X.
C. A–T → G–5BU → G–5BU → G–X. D. A–T → A–5BU → G–5BU → G–X.
Câu 34[21924 ]: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen D bị đột biến mất một cặp A–T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi
loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 899; G = X = 600. B. A = T = 1799; G = X = 1200.
C. A = T = 1800; G = X = 1200. D. A = T = 1199; G = X = 1800.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 35[21925 ]: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không
làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?
A. Thay thế một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit. D. Thêm một cặp nuclêôtit.
Câu 36[21926 ]: Trong môi trường không có lactôzơ, các gen cấu trúc trong Opêrôn Lac không dịch mã vì gen điều
hoà quy định tổng hợp prôtêin ức chế, prôtêin này
A. liên kết với vùng khởi động, ngăn cản quá trình phiên mã nên các gen cấu trúc không hoạt động.
B. không thể liên kết với vùng khởi động, do đó ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên

C. liên kết với vùng vận hành, ngăn cản quá trình phiên mã nên các gen cấu trúc không hoạt động.
D. không thể liên kết với vùng vận hành, do đó ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên
mã.
Câu 37[21927 ]: Nhận định nào sau đây là đúng khi đề cập tới cấu trúc của gen?
A. Vùng điều hoà nằm ở đầu 5’của mạch mang mã gốc của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình
phiên mã.
B. Vùng điều hoà nằm ở đầu 3’ của mạch mang mã gốc của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình
phiên mã.
C. Vùng điều hoà nằm ở cuối gen mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã.
D. Vùng điều hoà nằm ở giữa gen mang thông tin mã hoá cho các axit amin quy định các tính trạng.
Câu 38[21928 ]: Trong quá trình điều hoà hoạt động của opêron lac gen điều hoà
A. chỉ phiên mã và giải mã khi có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
B. phiên mã và giải mã khi có mặt hoặc không có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
C. chỉ phiên mã, không giải mã khi có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
D. chỉ phiên mã và giải mã khi không có mặt của chất cảm ứng lactôzơ
Câu 39[21929 ]: Sự dịch chuyển của riboxom trên mARN xảy ra ngay sau khi
A. Một aa-tARN đi vào vị trí thứ nhất của riboxom. B. Một aa-tARN đi vào vị trí thứ hai của riboxom.
C. Một phân tử tARN được tách ra D. Một liên kết peptit được hình thành
Câu 40[21930 ]: Cho biết các bộ ba đối mã tương ứng với các loại axit amin như sau: AXX: triptôphan GAA: lơxin
UGG: thrêônin. XGG: alanin UUX: lizin.
Trật tự các axit amin của đoạn mở đầu của một chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp như sau:
...Lizin-alanin-thrêônin-lơxin-triptôphan...
Đoạn mở đầu của phân tử mARN đã dịch mã chuỗi pôlipeptit nói trên có trật tự các bộ ba ribônuclêotit là:
A. ...UUXXGGUGGGAAAXX.... B. ...UAAAAGGXXAXXXUU...
C. ...AUGAAGGXXAXXXUU... D. ...AAGGXXAXXXUUUGG...

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D D C B B C D A A D B B B D B B A C C C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C A D C D B A B C B C C D B A C B B D D

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 02_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 [21237]: Bốn loại Nuclêotit phân biệt nhau ở thành phần nào dưới đây:
A. Bazơ Nitric B. Đường C. Axitphotphoric D. Đường glucô
Câu 2 [21238]: Trong cấu trúc của một nucleotit, axitphotphoric liên kết với đường ở vị trí cacbon số (a) và bazơnitric
liên kết với đường ở vị trí cacbon số (b), a và b lần lượt là
A. 5’ và 1’ B. 1’ và 5’ C. 3’ và 5’ D. 5’ và 3’
Câu 3 [21240]: Một mạch đơn của ADN có tỉ lệ G + T/A + X = 1,5 thì tỉ lệ này trên mạch bổ sung của ADN này sẽ bằng
bao nhiêu?
A. 5/2. B. 3/2. C. 2/3. D. 1/3.
Câu 4 [21243]: Một đoạn phân tử ADN có số lượng nucleotit loại A = 20% và có X = 621nucleotit. Đoạn ADN này có
chiều dài tính ra đơn vị μm là:
A. 0,7038 B. 0,0017595 C. 0,3519 D. 0.03519
Câu 5 [21248]: Chuỗi ADN xoắn kép dạng vòng được tìm thấy ở
A. Toàn bộ vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể B. Chỉ có trong ti thể và lạp thể
C. Chỉ có ở vi khuẩn D. Một số vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể
Câu 6 [21253]: Nguyên tắc bổ sung được thực hiện trong cấu trúc của phân tử ADN như sau:
A. 1 bazơ nitric có kích thước lớn bổ sung với 1 bazơ nitric có kích thước bé qua các liên kết hydro
B. A của mách này bổ sung với T của mạch kia và ngược lại qua hai liên kết hydro
C. G của mạch này bổ sung với X của mạch kia và ngược lại qua ba liên kết hydrô
D. Nuclêôtit của mạch này gắn với nuclêôtit của mạch kia bằng các liên kết hoá trị
Câu 7 [21255]: Cấu trúc nào sau đây trong trong tế bào không chứa axit nuclêic :
A. Ti thể B. Lưới nội chất trơn C. Lạp thể D. Nhân
Câu 8 [21258]: Nhiệt độ làm tách hai mạch đơn của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây là nhiệt độ
nóng chảy của các ADN có chiều dài bằng nhau: ADN1 = 37oC, ADN2 = 70oC, ADN3 = 53oC, ADN4 = 87oC, ADN5 =
46oC. Trình tự sắp xếp các ADN nào dưới đây là đúng nhất khi nói đến liên quan đến tỉ lệ (A + T)/ tổng nuclêôtit của
ADN nói trên theo thứ tự tăng dần?
A. ADN4 → ADN2 → ADN3 → ADN5 → ADN1. B. ADN1 → ADN5 → ADN3 → ADN2 → ADN4.
C. ADN1 → ADN2 → ADN3 → ADN4 → ADN5. D. ADN5 → ADN4 → ADN3 → ADN2 → ADN1.
Câu 9 [21260]: Điểm giống nhau giữa ADN của nhiễm sắc thể và ADN của plasmit.
A. Nằm trong tế bào chất của tế bào.
B. Có thể làm thể truyền các gen từ tế bào cho đến tế bào nhận.
C. Có cấu trúc chuổi xoắn kép.
D. Cấu trúc từ các đơn phân là nuclêôtit và có khả năng tự nhân đôi đúng mẫu.
Câu 10 [21265]: Khi nghiên cứu cấu trúc của một đoạn phân tử ADN hai mạch người ta xác định được có 1800 phân tử
axit photphoric và 300 bazơ nitơ loại Ađenin(A). Kết luận nào sau đây là đúng.
A. loại bazơ nitơ Guanin(G) là 600. B. chiều dài phân tử ADN là 6120 Å.
C. số liên kết hoá trị giữa các nucleotit là 1799. D. khối lượng phân tử của đoạn ADN là 9. 105 đvc.
Câu 11 [21267]: Trong cấu trúc của 1 đơn phân nuclêôtit, axit phôtphoric liên kết với đường ở vị trí cac bon số (m) và
bazơ liên kết với đường ở vị trí cacbon số (n); m và n lần lượt là:
A. 5’ và 1’ B. 1’ và 5’ C. 3’ và 5’ D. 5’ và 3’.
Câu 12 [21269]: Trong các yếu tố cơ bản quyết định tính đa dạng của ADN, yếu tố nào là quan trọng nhất
A. trật tự xắp xếp của các nuclêôtit. B. thành phần các loại nuclêôtit.
C. cấu trúc không gian của ADN. D. số lượng các loại nuclêôtit.
Câu 13 [21271]: Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi:
A. liên kết hoá trị bền vững. B. cấu trúc xoắn kép của ADN.
C. tính bền vững của các liên kết phôphođieste. D. tính yếu của các liên kết hiđrô trong nguyên tắc bổ sung.
Câu 14 [21273]: Nhờ đặc điểm chủ yếu nào sau đây, ADN có tính linh hoạt và có thể đóng hay tháo xoắn lúc cần thiết:
A. liên kết hiđrô rất lớn nhưng lại là liên kết yếu. B. liên kết hoá trị rất bền.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. số liên kết phôphođieste giữa các nuclêôtit. D. nguyên tắc bổ sung tỏ ra lỏng lẻo.
Câu 15 [21276]: Trên mạch một của ADN có tỉ lệ (A+G)/(T+X) = 0,4 thì tỉ lệ đó trên mạch hai là
A. 4,0. B. 2,0. C. 2,5. D. 0,4.
Câu 16 [21281]: Vị trí các nguyên tử cacbon trong cấu trúc của đường đêôxiribô trong một nuclêôtit được đánh số:
A. 1', 2', 3', 4', 5' B. 1, 2, 3, 4 C. 1', 2', 3', 4' D. 1, 2, 3, 4, 5
Câu17 [21285]: Một gen có khối lượng 540000 đvC có 2320 liên kết hidrô. Số lượng từng loại nuclêôtit nói trên bằng:
A. A = T = 380, G = X = 520. B. A = T = 520, G = X = 380.
C. A = T = 360, G = X = 540. D. A = T = 540, G = X = 360.
Câu 18 [21286]: Một đoạn gen, trên đoạn mạch thứ nhất của gen có trình tự các đơn phân là 3´
ATTGXTAXGTXAAGX 5´. Số liên kết hóa trị giữa các nucleotit có trong đoạn gen này là:
A.60 B.28 C.58 D.30
Câu 19 [21287]: Thành phần cấu tạo của Operôn Lac bao gồm:
A. Một vùng khởi động (P), một vùng vận hành (O), và một nhóm gen cấu trúc.
B. Một vùng khởi động (P) một vùng vận hành (O), một nhóm gen cấu trúc và gen điều hoà (R).
C. Một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc.
D. Một vùng khởi động (P) và một nhóm gen cấu trúc.
Câu 20 [21288]: Loại đột biến không di truyền qua sinh sản hữu tính là:
A. Đột biến giao tử. B. Đột biến xôma. C. Đột biến tiền phôi. D. Đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 21 [21289]: Phát biểu nào sau đây là đúng về thể đột biến?
A. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình
B. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến nhưng chưa biểu hiện ra kiểu hình
C. Thể đột biến là cơ thể mang biến dị tổ hợp được biểu hiện ra kiểu hình
D. Thể đột biến là cơ thể mang đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể
Câu 22 [21290]: Trả lời phương án không đúng:
A. Mã DT có tính phổ biến chứng minh rằng tất cả sinh vật hiện nay trên Trái Đất có chung nguồn gốc
B. Trong quá trình phiên mã mạch làm khuôn là một mạch AND có chiều 3’→ 5’ theo chiều tác động của enzim
C. Mã DT được đọc liên tục từ một điểm xác định trên mARN từ 3’→ 5’
D. Mã DT được đọc liên tục từ một điểm xác định trên mARN từ 5’→ 3’
Câu 23 [21291]: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axit amin
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường C5H10O5 và các bazơ nitric A, T, G, X
C. Ở sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi pôlipeptit sẽ được tổng hợp là metiônin
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép
Câu 24 [21292]: Thể khảm được tạo nên do:
A. Đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô.
B. Tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình.
C. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
D. Đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một mô
Câu 25 [21293]: Khi xảy ra dạng đột biến mất 1 cặp nuclêôtit, số liên kết hyđrô của gen thay đổi theo hướng nào sau
đây:
A. Giảm xuống 2 liên kết. B. Giảm xuống 3 liên kết.
C. Giảm xuống 1 liên kết. D. Có thể giảm 2 hoặc 3 liên kết.
Câu 26 [21294]: Loại đột biến giao tử là đột biến:
A. Xảy ra trong quá trình giảm phân của tế bào sinh giao tử. B. Xảy ra trong quá trình nguyên phân của hợp tử.
C. Không di truyền. D. Xảy ra ở các mô sinh dưỡng.
Câu 27 [21295]: Đặc điểm mà phần lớn các gen cấu trúc của sinh vật nhân thực khác với gen cấu trúc của sinh vật nhân
sơ là:
A. không có vùng mở đầu
B. ở vùng mã hoá, xen kẻ với các đoạn mã hoá axit amin là các đoạn không mã hoá axit amin
C. tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã nằm ở vùng cuối cùng của gen
D. các đoạn mã hoá axit amin nằm ở phía trước vùng khởi đầu của gen
Hướng dẫn: B.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 28 [21298]: Một gen có 3600 liên kết hidro bị đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit tạo thành alen mới, alen mới
này có số nuclêôtit không đổi nhưng số liên kết hidro là 3601. Đột biến đó là:
A. mất một cặp A - T B. thay thế 1 cặp G - X băng A - T
C. thay thế 1 cặp A - T bằng 1 cặp G - X D. mất 1 cặp G - X
Câu 29 [21299]: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5’→3’ trên phân tử mARN.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3’→5’ trên phân tử mARN.
C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
Câu 30 [21300]: Ở tế bào nhân thực sau khi chuỗi pôlipeptit được tổng hợp để tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao
hơn, trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học, chuỗi pôlipeptit cần thực hiện thêm một bước là
A. cắt bỏ axit amin mở đầu (foocmin mêtiônin) khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
B. cắt bỏ axit amin mở đầu (Mêtiônin) khỏi chuỗi pôlipeptit vừa tổng hợp.
C. chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau để tạo nên cấu trúc bền vững hơn.
D. chuỗi pôlipeptit liên kết với các chất khác đặc trưng cho từng chức năng của prôtêin.
Câu 31 [21301]: Đột biến gen có ba dạng cơ bản là
A. mất một cặp nuclêôtit, thêm một cặp nuclêôtit và đảo vị trí hai cặp nuclêôtit.
B. thay thế một cặp nuclêôtit, thêm một căp nuclêôtit và mất một cặp nuclêôtit
C. thay thế một cặp nuclêôtit, chuyển một cặp nuclêôtit và thêm một cặp nuclêôtit
D. đảo một cặp nuclêôtit, thay thế một cặp nuclêôtit vận chuyển một cặp nuclêôtit.
Câu 32 [21302]: Khi mất một cặp nucleôtit trong gen thì sự biến đổi xảy ra trong gen sẽ là
A. thay đổi trật tự sắp xếp các nuclêôtit từ vị trí có nuclêôtit bị mất trở đến cuối gen.
B. thay đổi trật tự sắp xếp các nuclêôtit từ vị trí có nuclêôtit bị mất trở đến đầu gen.
C. chỉ thay đổi thành phần mà không thay đổi trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
D. chỉ thay đổi số lượng mà không thay đổi thành phần và trật tự sặp xếp các nuclêôtit.
Câu 33 [21303]: Thể đột biến là cá thể mang đột biến
A. đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. B. lặn đã được biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể.
C. trội đã được biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. D. đã được biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái dị hợp tử.
Câu 34 [21304]: Đột biến gen phát sinh do các tác tác động lí, hoá hay sinh học ở ngoại cảnh hoặc do những rối loạn
sinh lí, hoá sinh của tế bào đã gây ra
A. những sai sót trong quá trình nhân đôi của nhiễm sắc thể. B. những sai sót trong quá trình phiên mã.
C. những sai sót trong quá trình tnhân đôi ADN. D. những sai sót trong quá trình phân li của các gen.
Câu 35 [21307]: Trong một phân tử mARN ở E.coli có tỉ lệ % các loại nuclêôtit là U = 20%, X = 30%, G = 10%. Tỉ lệ
% từng loại nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen đã tổng hợp nên phân tử mARN trên là
A. G = X = 20% ; A = T = 30%. B. G = X =30% ; A = T = 20%.
C. G = X =25% ; A = T = 25%. D. G = X =10% ; A = T = 40%.
Câu 36 [21308]: Một gen cấu trúc dài 4080 ăngxtrông, có tỉ lệ A/G = 3/2, gen này bị đột biến thay thế một cặp A - T
bằng một cặp G - X. Số lượng nuclêôtit từng loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 720 ; G = X = 480 B. A = T = 419 ; G = X = 721.
C. A = T = 719 ; G = X = 481. D. A = T = 721 ; G = X = 479.
Câu 37[21327]: Khi nói về các phân tử ADN ở trong nhân của một tế bào sinh dưỡng ở sinh vật nhân thực có các nhận
xét sau:
(1) Các phân tử nhân đôi độc lập và diễn ra ở các thời điểm khác nhau.
(2) Thường mang các gen phân mảnh và tồn tại theo cặp alen.
(3) Có độ dài và số lượng các loại nuclêôtit bằng nhau.
(4) Có cấu trúc mạch kép thẳng.
(5) Có số lượng, hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 38[21330]: Trong tế bào ADN và prôtêin có những mối quan hệ sau:
(1) ADN kết hợp với prôtêin theo tỉ lệ tương đương tạo thành sợi cơ bản.
(2) Các sợi cơ bản lại kết hợp với prôtêin tạo thành sợi nhiễm sắc.
(3) Gen mang mã gốc quy định trình tự axit amin trong prôtêin.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(4) Prôtêin enzim có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp ADN.
(5) Enzim tham gia quá trình tổng hợp đoạn mồi trong tái bản ADN.
Có mấy mối quan hệ phản ánh đúng là những mối quan hệ giữa prôtêin và ADN trong cơ chế di truyền.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 39[21331]: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tính thoái hoá của mã di truyền là hiện tượng một bộ ba mang thông tin quy định cấu trúc của một loại aa.
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, mạch được tổng hợp gián đoạn là mạch có chiều 3‘-5‘ so với chiều trượt của enzim
tháo xoắn.
(3) Tính phổ biến của mã di truyền là hiện tượng một loại aa do nhiều bộ ba khác nhau quy định tổng hợp.
(4) Trong quá trình phiên mã, cả hai mạch của gen đều được sử dụng làm khuôn để tổng hợp phân tử mARN.
(5) Trong quá trình dịch mã, riboxom trượt trên phân tử mARN theo chiều từ đầu 3’của mARN đến đầu 5‘ của mARN.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 40 (V-ID:74396 ): Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, có
những phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong quá trinhg dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân tử
mARN.
(3) Trong quá trình tái bản ADN, sự kết hợp các cặp nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên
mỗi mạch đơn.
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc ở
vùng mã hóa của gen.
(5) Trong tái bản ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp.
(6) Có nhiều enzim ADN-pôlimeraza tham gia vào quá trình tái bản ADN.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án A A C C D A B A D A A A D A C A A B A B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A C C D D A B C B B B A A C A C A C D A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 03_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 [21708]: Số mã bộ ba trực tiếp mã hoá cho các axit amin


A. 24 B. 40 C. 61 D. 64
Câu 2 [21709]: Cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli không bao gồm
A. Vùng vận hành (operator). B. Các gen cấu trúc Z, Y, A.
C. Vùng khởi động (promoter). D. Gen điều hòa R
Câu 3 [21711]: Các axit amin trong chuỗi pôlypeptit được nối với nhau bằng liên kết:
A. phốtphodieste B. Peptit C. Hydro D. Ion
Câu 4 [21712]: trong số các dạng đột biến sau đây dạng nào thường gây hậu quả ít nhất?
A. mất 1 cặp nucleotit. B. thêm một cặp nucleotit.
C. thay thế một cặp nucleotit. D. đột biến mất đoạn NST.
Câu 5 [21713]: Đột biến gen là
A. sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong gen
B. sự biến đổi tạo ra những alen mới.
C. sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới.
D. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen.
Câu 6 [21715]: Loại hóa chất có tác dụng gây đột biến thay thế cặp nucleotit A - T bằng cặp G - X là:
A. Cônsixin B. Acriđin C. EMS D. 5 - BU
Câu 7 [21716]: Loại đột biến nào sau đây được phát sinh trong quá trình nguyên phân
A. Đột biến giao tử và đột biến xôma B. Đột biến giao tử và đột biến tiền phôi
C. Đột biến xoma và đột biến tiền phôi D. Chỉ có đột biến xôma
Câu 8 [21718]: Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit
A, T, G, X; trong đó A = T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là:
A. ARN mạch kép B. ARN mạch đơn C. ADN mạch kép D. ADN mạch đơn
Câu 9 [21719]: Mỗi gen mã hóa prôtêin điển hình có 3 vùng trình tự nuclêôtit. Vùng trình tự nuclêôtit nằm ở đầu 5'
trên mạch mã gốc của gen có chức năng:
A. mang tín hiệu mở đầu quá trình phiên mã B. mang tín hiệu mở đầu quá trình dịch mã
C. mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã D. mang tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã
Câu 10 [21720]: Axit amin mở đầu ở chuỗi pôlipeptit của sinh vật nhân sơ là:
A. valin B. mêtiônin C. alanin D. foocmin mêtiônin
Câu 11 [21722]: Cơ chế gây đột biến của 5-brôm uraxin (5BU) trên AND làm biến đổi cặp A-T thành cặp G-X là
do:
A. 5BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống X B. 5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống G
C. 5BU có cấu tạo vừa giống T vừa giống G D. 5BU có cấu tạo vừa giống A vừa giống X
Câu 12 [21723]: Phân tử ADN của một loài sinh vật có A = 10%, T = 20%, G = 30%, X = 40%. Phân tử ADN đó
là của :
A. Vi khuẩn B. Thực vật bậc cao C. Vi rút D. Động vật bậc cao
Câu 13 [21725]: Một gen dài 0,408 micrômet và có tỉ lệ từng loại nuclêôtit bằng nhau. Trên mạch thứ nhất của gen
có 12,5 xitôzin và 10% timin. Gen nói trên tự nhân đôi 5 lần. Số lượng từng loại nuclêôtit trong các gen con là:
A. A = T = G = X = 24000 B. A = T = G = X = 19200
C. A = T = 15360; G = X = 23040 D. A = T = 23040; G = X = 15360
Câu 14 [21729]: Phân tử ARN thông tin được tổng hợp từ một gen đột biến có số nuclêôtit loại guanin (G) giảm 1,
các loại còn lại không thay đổi so với gen không bị đột biến. Dạng đột biến nào sau đây đã xảy ra ở gen nói trên?
A. Thêm một cặp nuclêôtit G-X. B. Thay thế một cặp nuclêôtit G-X bằng một cặp nuclêôtit A-T.
C. Mất một cặp nuclêôtit G-X. D. Thay thế một cặp nuclêôtit A-T bằng một cặp nuclêôtit G-X.
Câu 15[21731]: Căn cứ để phân biệt đột biến gen là đột biến trội hay đột biến lặn là
A. nguồn gốc sinh ra đột biến. B. sự biểu hiện kiểu hình của đột biến ở thế hệ tiếp theo.
C. hướng của đột biến thuận hay nghịch. D. sự biểu hiện của đột biến có lợi hay có hại.
Câu 16 [21734]: Những dạng đột biến nào sau đây là đột biến dịch khung?
A. Mất và thay thế 1 cặp nuclêotit. B. mất và thêm 1 cặp nuclêotit.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
C. thay thế và chuyển đổi vị trí của 1 cặp nucleotit D. Thêm và thay thế 1 cặp nuclêotit.
Câu 17 [21735]: Đột biến gen xảy ra ở sinh vật nào?
A. sinh vật nhân sơ. B. Sinh vật nhân thực đơn bào.
C. sinh vật nhân thực đa bào. D. Tất cả các loài sinh vật.
Câu 18 [21737]: Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc chuỗi pôlipéptít do gen đó tổng hợp là đột
biến
A. thêm một cặp nuclêôtít ở đầu gen. B. thêm một cặp nuclêôtít ở giữa gen.
C. mất một cặp nuclêôtít ở đầu gen. D. thay thế một cặp nuclêôtít.
Câu 19 [21738]: Nội dung nào dưới đây là không đúng?
A. Ở tế bào nhân sơ, sau khi được tổng hợp, foocmin mêtiônin được cắt khỏi chuỗi pôlipeptit.
B. Sau khi quá trình dịch mã hoàn tất, ribôxôm tách khỏi mARN và giữa nguyên cấu trúc để chuẩn bị cho quá
trình dịch mã tiếp theo.
C. Trong dịch mã ở tế bào nhân thực, tARN mang axit amin mở đầu là mêtiônin đến ribôxôm để bắt đầu dịch mã.
D. Tất cả các prôtêin sau khi dịch mã đều được cắt bỏ axit amin mở đầu và tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc
cao hơn để trở thành prôtêin có hoạt tính sinh học.
Câu 20 [21739]: Đột biến gen xảy ra vào thời điểm khi ADN
A. đang đóng xoắn để hình thành cromatit. B. đang nhân đôi để tạo ra hai ADN con.
C. đang phiên mã để tạo ARN thông tin. D. tham gia vào quá trình sinh tổng hợp prôtêin.
Câu 21 [21740]: Một gen có 3600 liên kết hiđrô đột biến ở một cặp nuclêôtít thành alen mới có 3599 liên kết hiđrô.
Đây là dạng đột biến
A. mất một cặp A – T. B. thêm một cặp G – X.
C. thay cặp A – T bằng cặp G – X. D. thay cặp G – X bằng cặp A – T.
Câu 22 [21741]: Gen A có 4050 liên kết hiđrô và có hiệu số giữa nuclêôtít loại G với một loại nucleotit khác là
20%. Gen A bị đột biến thành gen a làm chiều dài gen đột biến tăng thêm 3,4Å và có liên kết hiđrô tăng thêm 3. Số
nuclêôtít mỗi loại trong gen a là
A. A = T = 450; G = X = 1051. B. A = T = 451; G = X = 1050.
C. A = T = 600; G = X = 901. D. A = T = 599; G = X = 901.
Câu 23 [21742]: Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit 3’TAX XXG GGA TAA TXG GGT GXA
TXA GTT...’5. Khi gen trên nhân đôi xảy ra đột biến thay thế nuclêôtit thứ 25 trên gen là guanin bằng ađênin. Phân
tử prôtêin hoàn chỉnh do gen đó mã hoá có số axit amin là
A. 4 B. 7 C. 8 D. 5
Câu 24 [21745]: Chiều dài của 1gen cấu trúc ở sinh vật nhân sơ là 1,02µm. Do đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit tại
vị trí thứ 1996 làm bộ 3 mã hoá tại đây trở thành bộ 3 không qui định axitamin nào. Loại đột này đã ảnh hưởng đến
bao nhiêu axitamin:
A. Mất 333 axitamin trong chuỗi pôlipeptit. B. Mất 334 axitamin trong chuỗi pôlipeptit
C. Mất 665 axitamin trong chuỗi pôlipeptit. D. Mất 665 axitamin trong chuỗi pôlipeptit.
Câu 25 [21747]: Một gen có 3000 nuclêôtit và 3900 liên kết hyđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nuclêôtit, gen tự nhân
đôi 3 lần và đó sử dụng của môi trường 4193 A và 6300 G. Số liên kết hiđrô của gen sau khi bị đột biến là :
A. 3902. B. 3898. C. 3903. D. 3897.
Câu 26 [21309]: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết
hiđrô và có khối lượng 108.104 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là:
A. T = A = 601, G = X = 1199. B. T = A = 598, G = X = 1202.
C. T = A = 599, G = X = 1201. D. A = T = 600, G = X = 1200.
Câu 27 [21310]: Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nuclêôtit tự
do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với cho gen S là 14 nuclêôtit. Dạng đột biến xảy ra với gen S

A. thêm 1 cặp nuclêôtit. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. thêm hoặc thay thế 1 cặp nuclêôtit. D. mất 1 cặp nuclêôtit.
Câu 28 [21311]: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit?
A. Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba. B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác.
C. Chỉ liên quan tới một bộ ba. D. Là một dạng đột biến điểm.
Câu 29 [21312]: Điều không đúng về đột biến gen là đột biến gen
A. làm biến đổi toàn bộ cấu trúc của gen.
B. có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
C. có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
D. làm nguyên liệu của quá trình chọn giống và tiến hoá.
Câu 30 [21313]: Các loại virut gây bệnh như virut viêm gan B, virut hecpet là loại tác nhân gây đột biến nào sau
đây?
A. Tác nhân sinh học. B. Tác nhân hóa học.
C. Tác nhân vật lí. D. Tác nhân môi trường.
Câu 31 [21314]: Cơ chế gây đột biến gen do tác động của tia tử ngoại (UV) là
A. cắt đứt các đoạn nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử ADN.
B. làm rối loạn quá trình bắt cặp bổ sung làm cho A mạch này liên kết với G của mạch kia.
C. cắt đứt các liên kết hoá trị giữa hai nuclêôtit trên cùng một mạch của phân tử ADN.
D. làm cho hai Timin trên cùng một mạch phân tử ADN liên kết lại với nhau.
Câu 32 [21315]: Tác nhân nào sau đây không gây nên đột biến gen?
A. Tác nhân vật lý như tia tử ngoại. B. Tác nhân hoá học như 5 brôm uraxin.
C. Tác nhân sinh học như virut. D. Hoạt động đóng, tháo xoắn nhiễm sắc thể.
Câu 33 [21317]: Trong các câu sau đây, câu nào có nội dung không đúng?
A. Tất cả đột biến gen đều có hại cho bản thân sinh vật.
B. Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hóa và chọn giống.
D. Cơ thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình gọi là thể đột biến.
Câu 34 [21318]: Khi sử dụng một loại tác nhân đột biến với một cùng một cường độ và liều lượng thì có thể khẳng
định là gen có nhiều liên kết
A. hiđrô hơn thì khả năng xảy ra đột biến sẽ cao hơn.
B. hoá trị hơn thì khả năng xảy ra đột biến sẽ ít hơn.
C. hiđrô hơn thì khả năng xảy ra đột biến sẽ ít hơn.
D. hoá trị hơn thì khả năng xảy ra đột biến sẽ cao hơn.
Câu 35[21325]: Cho biết các bộ ba AAA, XXX, GGG, UUU (trên mARN) xác định các axit amin lần lượt là : lizin
(Lys), prôlin (Pro), glicin (Gli) và phênylalanin (Phe). Một trình tự ADN sau khi bị đột biến thay thế nucleeootit A
bằng G đã mang thông tin mã hóa chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin: Pro-Gli-Lys- Phe. Trình tự nuclêôtit trên
mạch gốc của ADN trước khi đột biến là
A. 5’ GAGXXXUUUAAA 3’. B. 3’ GAGXXXTTTAAA 5’.
C. 3’ XXXGAGAAATTT 5’. D. 5’ GAGXXXTTTAAA 3’.
Câu 36(V-ID: 74267): Khi nói về đột biến gen có các nội dung:
(1) Thường làm giảm sức sống giảm khả năng sinh sản hoặc gây chết đối với thể đột biến
(2) Chỉ xảy ra ở vật chất di truyền trong nhân hoặc vùng nhân, không xảy ra với vật chất di truyền nằm ở tế bào chất.
(3) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch.
(4) Làm thay đổi số lượng gen trên NST.
(5) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN.
(6) Làm xuất hiện những alen trong quần thể mới.
Số nội dung nói đúng là:
A. 0. B. 2. C. 4. D. 5.
Câu 37(V-ID: 74268): Cho các phát biểu sau về đột biến gen
(1) Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
(2) Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên NST.
(3) Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
(4) Đột biến gen có thể gây lại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Số phát biểu đúng là:
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 38(V-ID: 74269): Khi nói về các yếu tố có thể làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen, có các nội
dung:
(1) Đột biến gen liên quan đến một hay nhiều cặp nucleotit. (2) Gen trong nhân hay ngoài nhân.
(3) Môi trường sống. (4) Tính trội lặn của đột biến.

(5) Tổ hợp gen. (6) Tần số đột biến.


(7) Dạng đột biến. (8) Vị trí của đột biến.
Số nội dung đúng là:
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 39(V-ID: 74272): Cho các trường hợp sau:
(1) Phân tử ADN bị mất một đoạn, đoạn mất chứa 5 cặp nucleotit
(2) Gen tạo ra sau khi nhân đôi ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit
(3) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thế ở 1 axit amin
(4) mARN tạo ra sau quá trình phiên mã bị thay thế 1 nucleotit
(5) Chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axit amin
(6) Gen tạo ra sau khi nhân đôi ADN bị mất một cặp nucleotit.
Có bao nhiêu trường hợp có thể dẫn tới đột biến gen?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 40(V-ID: 74273): Cho các hiện tượng sau:
(1) Gen điều hòa của Operon Lac bị đột biến dẫn tới protein ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh
học
(2) Đột biến làm mất vùng khởi động ( vùng P) của Operon Lac
(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới protein do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng
(4) Vùng vận hành( vùng O) của Operon Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với protein ức chế
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim
ARN polimeraza
Khi không có đường Lactozo, có bao nhiêu trường hợp operon Lac vẫn thực hiện phiên mã?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C D B C A D C D D D A C B C B B D D B B
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D A B B B C D A A A D D A C B B A D A B

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 04_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 [21754]: Một đoạn của phân tử ADN chứa 3000 nucleotit .Tổng hợp liên kết hoá trị giữa các gốc đường và
photphat trong đoạn ADN đó là bao nhiêu?
A. 2998 B. 3000 C. 5998 D. 6000
Câu 2 [21755]: Gen không phân mảnh khác gen phân mảnh là:
A. có vùng khởi đầu, vùng mã hoá, vùng kết thúc.
B. có đoạn mã hoá liên tục xen kẽ các đoạn mã hoá không liên tục.
C. có vùng mã hoá liên tục.
D. có vùng mã hoá liên tục, xen kẽ các đoạn không mã hoá .
Câu 3 [21756]: Mô tả nào dưới đây về các bộ phận của một gen là đúng?
A. Vùng khởi động là nơi liên kết với protein khởi động.
B. Vùng khởi động nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc
C. Vùng vận hành là nơi liên kết với ARN plymeraza
D. Vùng khởi động nằm ở đầu 3’ của mạch mã gốc.
Câu 4 [21757]: Thể đột biến là:
A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến. B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.
C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình. D. Tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột biến.
Câu 5 [21758]: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hóa cho một hoặc một số axit amin.
B. Sinh vật nhân chuẩn, axit amin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là mêtiônin.
C. Trong cùng một thời điểm chỉ có một ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
D. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
Câu 6 [21759]: Một gen bị đột biến không làm thay đổi chiều dài. Số liên kết hiđrô giảm đi 1 liên kết. Lọai đột biến đó

A. mất một cặp A-T B. thay thế 1 cặp A-T bằng cặp G-X
C. thêm một cặp A-T D. thay một cặp G-X bằng cặp A-T
Câu 7 [21760]: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi:
A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế
Câu 8 [21791]: Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở bộ phận nào trong tế bào nhân thực :
A. Nhân B. Tế bào chất. C. Màng tế bào. D. Thể Gongi.
Câu 9 [21762]: Một gen nhân đôi 3 lần, mỗi gen con tạo ra phiên mã 2 lần và trên mỗi bản sao có 10 ribôxôm trượt
không lặp lại. Số phân tử prôtêin bậc 1 được tổng hợp là
A. 120. B. 140. C. 160. D. 180.
Câu 10 [21763]: Số bộ ba mã hóa axít amin của một phân tử mARN dài 0,408 micromét là
A. 400. B. 399. C. 300. D. 299.
Câu 11 [21764]: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế một cặp nuclêôtit?
A. Làm thay đổi trình tự nuclêôtit của nhiều bộ ba. B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác.
C. Chỉ liên quan tới một bộ ba. D. Là một dạng đột biến điểm.
Câu 12 [21765]: Một gen có 3000 Nucleotit và T chiếm 30%. Đột biến điểm xảy ra làm cho gen sau đột biến dài
5100A0 và có 3599 liên kết Hidro. Loại đột biến đã xảy ra là:
A. Mất cặp A - T. B. Thêm cặp A - T.
C. Thay thế cặp G - X bằng cặp A - T. D. Thay thế cặp A - T bằng cặp G - X.
Câu 13 [21766]: Một gen dài 4080 Å trong quá trình nhân đôi xảy ra đột biến. Sau khi xảy ra đột biến gen đột biến có
vẫn có chiều dài là 4080 Å nhưng có số liên kết hiđrô ít hơn 1 liên kết. đột biến trên thuộc dạng đột biến thay thế một cặp
nuclêôtit
A. loại G – X bằng một cặp nuclêôtit loại A – T. B. loại A – T bằng một cặp nuclêôtit loại G – X.
C. loại A – T bằng một cặp nuclêôtit loại T – A. D. loại G – X bằng một cặp nuclêôtit loại X – G.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 14 [21767]: Một gen bình thường ở sinh vật nhân sơ điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh gồm 498
axit amin. Đột biến đã tác động đến 1 cặp nuclêôtit và sau đột biến tổng số nuclêôtit của gen bằng 3000. Dạng đột biến
gen đã xảy ra là
A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit. D. thêm hai cặp nuclêôtit
Câu 15 [21768]: Một gen dài 5100 Å, có số nuclêôtit loại ađênin gấp đôi số nuclêôtit loại guanin. Trong quá trình nhân
đôi gen xảy ra đột biến làm mất một cặp nuclêôtit loại A – T. Số liên kết hiđrô của gen sau khi đột biến xảy ra là
A. 3598 liên kết. B. 3498 liên kết. C. 4497 liên kết. D. 4498 liên kết.
Câu 16 [21769]: Một đột biến gen khi đã phát sinh sẽ
A. Nếu không được sửa chữa sẽ được tái bản qua cơ chế tự sao của ADN và di truyền cho thế hệ sau.
B. được biểu hiện ra kiểu hình nếu không được sửa chữa.
C. luôn được di truyền qua sinh sản hữu tính.
D. không được biểu hiện ra kiểu hình ở thế hệ thứ nhất.
Câu 17 [21770]: Cơ chế phát sinh đột biến gen là
1. sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN do bazo hiếm
2. sự rối loạn nhân đôi ADN do tác nhân lý, hóa hoặc sinh học
3. sự rối loạn phân ly các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào
4. sự rối loạn trao đổi chéo của các NST trong quá trình phân bào
A. 1, 2 B. 2, 3 C. 3, 4 D. 1, 4
Câu 18 [21771]: Nhận xét nào dưới đây không đúng về cơ chế phát sinh đột biến gen?
A. Đột biến gen không phụ thuộc đặc điểm cấu trúc của gen, các gen khác nhau có khả năng như nhau trong việc phát
sinh đột biến.
B. Các tác nhân đột biến gây rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN; hoặc làm đứt phân tử ADN rồi nối đoạn bị đứt
vào ADN ở vị trí mới.
C. Có những gen bền vững, ít bị đột biến nhưng có những gen dễ đột biến làm xuất hiện nhiều alen.
D. Đột biến gen phụ thuộc vào tác nhân, liều lượng, cường độ của tác nhân và đặc điểm cấu trúc của gen.
Câu 19 [21772]: Cho các thông tin về đột biến sau đây:
(1) Xảy ra ở cấp độ phân tử, thường có tính thuận nghịch. (2) Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
(3) Làm mất một hoặc nhiều phân tử ADN. (4) Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Các thông tin nói về đột biến gen là
A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (3) và (4). D. (1) và (4).
Câu 20 [21773]: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
B. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi AND.
C. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
D. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học.
Câu 21 [21774]: Loại đột biến gen nào sau đây không được di truyền bằng con đường sinh sản hữu tính?
A. Đột biến giao tử. B. Đột biến ở hợp tử.
C. Đột biến ở giai đoạn tiền phôi. D. Đột biến xôma.
Câu 22 [21775]: Sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen trong đời cá thể như thế nào?
A. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp và ở thể dị hợp.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện ở thể dị hợp.
D. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
Câu 23 [21776]: Những dạng đột biến gen nào thường gây nghiêm trọng cho sinh vật?
A. Thay thế 1 cặp nuclêotit. B. Thêm và thay thế 1 cặp nuclêôtit.
C. Mất và thay thế 1 cặp nuclêotit. D. Thêm và mất 1 cặp nuclêotit.
Câu 24 [21777]: Anticôdon có nhiệm vụ :
A. Xúc tác liên kết axitamin với tARN.
B. Xúc tác vận chuyển axitamin đến nơi tổng hợp
C. Xúc tác hình thành liên kết peptit.
D. Nhận biết côdon đặc hiệu trên mARN nhờ liên kết bổ sung trong quá trình tổng hợp protein.
Câu 25 [21778]: Sinh vật có ARN đóng vai trò vật chất di truyền là
A. một số loài vi khuẩn. B. một số loài vi khuẩn cổ.
C. một số loài vi sinh vật nhân thực. D. một số loài virut.
Câu 26 [21779]: Kết quả của giai đoạn hoạt hóa các axitamin là :

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. Tạo phức hợp aa-ATP. B. Tạo phức hợp aa-tARN.
C. Tạo phức hợp aa-tARN-Ribôxôm. D. Tạo phức hợp aa-tARN-mARN
Câu 27 [21780]: Đột biến ở vị trí nào sau đây trong gen làm cho quá trình dịch mã không thực hiện được?
A. Đột biến ở bộ ba ở giữa gen. B. Đột biến ở bộ ba giáp mã kết thúc.
C. Đột biến ở mã mở đầu. D. Đột biến ở mã kết thúc.
Câu 28 [21781]: Một gen dài 4080 Å và có 20% ađênin, gen bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit loại G – X. Số nuclêôtit từng
loại của gen sau đột biến là:
A. A = T = 720 nuclêôtit; G = X = 479 nuclêôtit. B. A = T = 600 nuclêôtit; G = X = 599 nuclêôtit.
C. A = T = 400 nuclêôtit; G = X = 799 nuclêôtit. D. A = T = 480 nuclêôtit ; G = X = 719 nuclêôtit.
Câu 29 [21782]: Sau khi xảy ra đột biến, gen còn A = T = 599 nuclêôtit; G = X = 900 nuclêôtit. Khi gen đột biến này tự
nhân đôi một lần, nguyên liệu môi trường đã cung cấp giảm đi A = T = 1 nuclêôtit so với gen ban đầu. Chiều dài của gen
ban đầu là
A. 5100 Å. B. 4080 Å. C. 2448 Å. D. 8160 Å.
Câu 30 [21783]: Phát biểu nào sau đây về sự biểu hiện kiểu hình của đột biến gen là đúng?
A. Đột biến gen lặn không biểu hiện được.
B. Đột biến gen trội biểu hiện khi ở thể đồng hợp hoặc dị hợp.
C. Đột biến gen lặn chỉ biểu hiện khi ở thể dị hợp.
D. Đột biến gen trội chỉ biểu hiện khi ở thể đồng hợp.
Câu 31 [21784]: Đột biến gen là những biến đổi
A. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN.
B. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hoặc cấp độ tế bào.
C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nuclêôtit tại một điểm nào đó trên ADN.
D. trong cấu trúc của nhiễm sắc thể, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
Câu 32 [21785]: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác nhưng số lượng
và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau đây là đúng?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 33 [21786]: Đặc điểm nào sau đây không có ở đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit?
A. Chỉ liên quan tới 1 bộ ba. B. Dễ xảy ra hơn so với các dạng đột biến gen khác.
C. Làm thay đổi trình tự nu của nhiều bộ ba. D. Dễ thấy thể đột biến so với các dạng đột biến gen
khác.
Câu 34 [21787]: Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần aa trong chuỗi
pôlipeptit ?
A. Mất 1 cặp nuclêotit. B. Thêm 1 cặp nuclêotit.
C. Chuyển đổi vị trí của 1 cặp nuclêotit. D. Thay thế 1 cặp nuclêotit.
Câu 35 [21788]: ARN polimeraza có thể được di chuyển trên những vùng nào của mạch mã gốc để thực hiện quá trình
phiên mã?
A. Vùng kết thúc B. Vùng điều hoà. C. Vùng mã hoá. D. Tất cả các vùng.
Câu 36(V-ID: 74275): Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN, gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit .
(2) Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể.
(3) Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit.
(4) Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa.
(5) Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.
(6) Hóa chất 5 - Brôm Uraxin gây đột biến thay thế một cặp G-X thành một cặp A-T.
A. 2. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 37(V-ID: 74276): Cho các nội dung sau:
(1) Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định, sản phẩm đó có thể là ARN hoặc
pôlypeptit.
(2) Nếu gen bị đột biến có thể làm cho sản phẩm của gen là mARN không dịch mã được.
(3) Có ba bộ ba làm tín hiệu kết thúc quá trình phiên mã là 5’UAA3’, 5’UAG3’ và 5’UGA3’.
(4) Gen bị đột biến thì cơ thể thường bị ảnh hưởng nghiêm trọng về sức sống, sức sinh sản.
Số nội dung đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 38(V-ID: 74277): Có bao nhiêu nội dung sau đây đúng khi khi nói về đột biến gen?

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(1) Vì đột biến gen làm biến đổi chuỗi nuclêôtit của gen nên chắc chắn sẽ làm thay đổi trình tự axit amin của chuỗi
poolipeptit tương ứng.
(2) Đột biến gen, dạng đột biến trội sẽ được biểu hiện ngay trên kiểu hình của cơ thể phát sinh đột biến.
(3) Đa số đột biến gen là có hại, vì nó là phá vỡ mối quan hệ giữa kiểu gen và môi trường.
(4) Không phải tất cả các đột biến gen đều được di truyền qua sinh sản hữu tính.
(5) Những đột biến gen làm thay đổi chức năng của prôtêin thì thường có hại cho thể đột biến.
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
Câu 39 [V-ID: 13064]: Cho các hiện tượng sau:
(1) Gen điều hòa của Opêron Lac bị đột biến dẫn tới prôtêin ức chế bị biến đổi không gian và mất chức năng sinh học.
(2) Đột biến làm mất vùng khởi động (vùng P) của Opêron Lac.
(3) Gen cấu trúc Y bị đột biến dẫn tới prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
(4) Vùng vận hành (vùng O) của Opêron Lac bị đột biến và không còn khả năng gắn kết với prôtêin ức chế.
(5) Vùng khởi động của gen điều hòa bị đột biến làm thay đổi cấu trúc và không còn khả năng gắn kết với enzim ARN
polimeraza.
Trong các trường hợp trên, khi không có đường lactôzơ có bao nhiêu trường họp Opêron Lac vẫn thực hiện phiên mã?
A. 3. B. 2 C. 5. D.4.
Câu 40 (V-ID: 74258): Xét một Operon Lac ở Ecoli, khi môi trường không có lactôzơ nhưng enzim chuyển hoá lactôzơ
vẫn được tạo ra? Có một số giải thích về hiện tượng trên như sau:
(1) Do vùng khởi động (P) bị bất hoạt nên enzim ARN pôlimeraza có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã.
(2) Do gen điều hoà (R) bị đột biến nên không tạo được prôtêin ức chế.
(3) Do vùng vận hành (O) bị đột biến nên không liên kết được với prôtêin ức chế.
(4) Do gen cấu trúc (gen Z, Y, A) bị đột biến làm tăng khả năng biểu hiện gen.
Số giải thích đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C C D C B D C B C B A C A C B A A A D C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D B D D D B C D A B C D C D D B B A A A
Biên soạn: Thầy THỊNH NAM
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: http://hoc24h.vn/

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 05_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 [21929]: Sự dịch chuyển của riboxom trên mARN xảy ra ngay sau khi
A. Một aa-tARN đi vào vị trí thứ nhất của riboxom. B. Một aa-tARN đi vào vị trí thứ hai của riboxom.
C. Một liên kết peptit được hình thành D. Một phân tử tARN được tách ra
Câu 2 [21892]: Mã di truyền có tính thoái hóa là do:
A. số loại axitamin nhiều hơn số loại mã di truyền. B. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại axitamin
C. số loại axitamin nhiều hơn số loại nuclêôtit D. số loại mã di truyền nhiều hơn số loại nuclêôtit
Câu 3 [21893]: Ở sinh vật nhân thực, sự điều hòa sinh hoạt động gen diễn ra ở mức độ
1-Trước phiên mã. 2- Phiên mã. 3- Sau phiên mã. 4- Dịch mã.
A. 2, 3, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 3, 4.
Câu 4 [21894]: Gen cấu trúc của sinh vật nhân thực gồm có:
A. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa liên tục
B. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa liên tục- vùng kết thúc.
C. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa không liên tục.
D. Vùng điều hòa đầu gen- vùng mã hóa không liên tục- vùng kết thúc.
Câu 5 [21930]: Cho biết các bộ ba đối mã tương ứng với các loại axit amin như sau: AXX: triptôphan GAA: lơxin
UGG: thrêônin. XGG: alanin UUX: lizin.
Trật tự các axit amin của đoạn mở đầu của một chuỗi pôlipeptit sau khi được tổng hợp như sau:
...Lizin-alanin-thrêônin-lơxin-triptôphan...
Đoạn mở đầu của phân tử mARN đã dịch mã chuỗi pôlipeptit nói trên có trật tự các bộ ba ribônuclêotit là:
A. ...UUXXGGUGGGAAAXX.... B. ...AAGGXXAXXXUUUGG...
C. ...UAAAAGGXXAXXXUU... D. ...AUGAAGGXXAXXXUU...
Câu 6 [21896]: Đột biến điểm gồm các dạng:
A. mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit B. mất, thêm hoặc thay thế một cặp nuclêôtit
C. mất, thêm hoặc đảo một cặp nuclêôtit D. Mất hoặc thêm một hoặc một số cặp nuclêôtit
Câu 7 [21897]: Thể khảm được tạo nên do:
A. Tổ hợp gen lặn tương tác với môi trường biểu hiện ra kiểu hình
B. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
C. Đột biến phát sinh trong giảm phân, rồi nhân lên trong một mô
D. Đột biến xảy ra trong nguyên phân, phát sinh trong một tế bào sinh dưỡng rồi nhân lên trong một mô
Câu 8 [21898]: Đột biến gen là:
A. Sự biến đổi vật chất di truyền xảy ra ở cấp độ tế bào hay cấp độ phân tử.
B. Các biến dị tổ hợp xuất hiện qua sinh sản hữu tính.
C. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc di truyền của NST.
D. Sự biến đổi đột ngột về cấu trúc của ADN.
Câu 9 [21899]: Vùng mã hóa của một gen cấu trúc có vai trò
A. ức chế quá trình phiên mã B. mang thông tin di truyền mã hóa các axit amin
C. Mang tín hiệu khởi động quá trình dịch mã D. Mang tín hiệu chấm dứt quá trình dịch mã.
Câu 10 [21900]: Đột biến tiền phôi là:
A. Đột biến xảy ra trong phôi.
B. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 → 8 tế bào.
C. Đột biến xảy ra trong giai đoạn đầu của sự phát triển của phôi.
D. Đột biến xảy ra khi phôi có sự phân hóa thành các cơ quan.
Câu 11 [21901]: Thể đột biến là:
A. Tập hợp các kiểu gen trong tế bào cơ thể bị đột biến. B. Tập hợp các dạng đột biến của cơ thể.
C. Những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình. D. Tập hợp các nhiễm sắc thể bị đột
biến.
Câu 12 [21902]: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau axit
amin mở đầu).

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).
C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).
Câu 13 [21903]: Diễn biến cơ bản trong quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit xảy ra trong 1 tế bào nhân thực là:
Trình tự đúng là :
A. 4- 1- 3- 2 - 5. B. 1- 3- 2- 5- 4. C. 1- 4- 3- 5- 2. D. 4- 1- 2- 3- 5.
Câu 14 [21904]: Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế dịch mã là :
A. A liên kết U ; T liên kết A ; G liên kết X ; X liên kết G. B. A liên kết X ; G liên kết T.
C. A liên kết U ; G liên kết X. D. A liên kết T ; G liên kết X.
Câu 15 [21905]: Một đoạn của gen cấu trúc có trật tự nucleotit trên mạch gốc như sau:
3’TAX AAG GAG AAT GTT TTA XXT XGG GXG GXX GAA ATT 5’
Nếu đột biến thay thế nuclêôtit thứ 19 là X thay bằng A, thì số axit amin (aa) trong chuỗi polipeptit do gen đột biến
tổng hợp là
A. 6 aa. B. 7 aa. C. 4 aa. D. 5 aa.
Câu 16 [21906]: Gen B có 900 nuclêôtit loại ađênin (A) và có tỉ lệ (A +T)/(G +X) = 1,5. Gen B bị đột biến dạng
thay thế một cặp G-X bằng một cặp A-T trở thành alen b. Tổng số liên kết hiđrô của alen b là
A. 3599. B. 3600. C. 3899. D. 3601.
Câu 17 [21907]: Gen B dài 5100 A0 bị đột biến thành gen b. Khi gen b tự nhân đôi 3 lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 21014 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. mất một cặp nuclêôtit. B. thêm một cặp nuclêôtit.
C. thay thế một cặp nuclêôtit. D. mất hai cặp nuclêôtit.
Câu 18 [21908]: Một gen có khối lượng 900 000 đ.v.C. Gen bị đột biến làm bộ ba thứ 301 chuyển thành bộ ba kết
thúc. Đoạn gen nằm trước vị trí đột biến có thể tổng hợp được chuỗi pôlipeptit có số axit amin là
A. 299. B. 298. C. 301. D. 300.
Câu 19 [21909]: Dạng nào dưới đây không phải là đột biến điểm?
A. Mất một cặp nuclêôtit trên gen. B. Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác trên gen.
C. Thêm một cặp nuclêôtit trên gen. D. Mất hoặc thêm một số cặp nuclêôtit trên gen.
Câu 20 [21910]: Khi nói về nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tần số phát sinh đột biến gen không phụ thuộc vào liều lượng, cường độ của tác nhân gây đột biến.
B. Trong quá trình nhân đôi ADN, sự có mặt của bazơ nitơ dạng hiếm có thể phát sinh đột biến gen.
C. Đột biến gen phát sinh do tác động của các tác nhân lí hoá ở môi trường hay do các tác nhân sinh học.
D. Đột biến gen được phát sinh chủ yếu trong quá trình nhân đôi ADN.
Câu 21 [21911]: Hiện tượng nào sau đây là đột biến?
A. Người bị bạch tạng có da trắng, tóc trắng, mắt hồng.
B. Cây sồi rụng lá vào cuối mùa thu và ra lá non vào mùa xuân.
C. Số lượng hồng cầu trong máu của người tăng khi đi lên núi cao.
D. Một số loài thú thay đổi màu sắc, độ dày của bộ lông theo mùa.
Câu 22 [21912]: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã
cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng
A. thêm 1 cặp nuclêôtít. B. mất 2 cặp nuclêôtít.
C. thêm 2 cặp nuclêôtít. D. mất 1 cặp nuclêôtít.
Câu 23 [21913]: Hoá chất gây đột biến nhân tạo 5–Brôm uraxin (5BU) thường gây đột biến gen dạng
A. thay thế cặp A–T bằng cặp G–X. B. thay thế cặp G–X bằng cặp X–G.
C. thay thế cặp A–T bằng cặp T–A. D. thay thế cặp G–X bằng cặp A–T.
Câu 24 [21914]: Dạng đột biến gen nào sau đây có thể làm thay đổi thành phần 1 axit amin nhưng không làm thay
đổi số lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit tương ứng?
A. Thêm 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
B. Mất 3 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
C. Mất 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
D. Thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác xảy ra ở bộ ba mã hoá thứ năm của gen.
Câu 25 [21915]: Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Trong quá trình giải mã ribôxôm dịch chuyển trên mARN từ đầu 3’ đến 5’ và chuỗi pôlipeptit được hình thành
sẽ bắt đầu bằng nhóm amin và kết thúc bằng nhóm cacbôxin
B. Trình tự của các axit amin trong chuỗi pôlipeptit phản ánh đúng trình tự của các mã bộ ba trên mã ARN
C. Sự kết hợp giữa bộ ba mã sao và bộ ba đối mã theo nguyên tắc bổ sung giúp axit amin tương ứng gắn chính
xác vào chuỗi pôlipeptit
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
D. Khi ribôxôm tiếp xúc với bộ ba kết thúc, quá trình sinh tổng hợp prôtêin sẽ dừng lại, chuỗi pôlipeptit sẽ được
giải phóng, tARN cuối cùng được giải phóng dưới dạng tự do và ribôxôm trở lại tế bào chất dưới dạng 2 tiểu phần
lớn và bé
Câu 26 [21916]: Quá trình phiên mã tạo ra ?
A. tARN B. mARN
C. rARN D. tARN, mARN, rARN
Câu 27 [21917]: Một đoạn mạch gốc của gen ở vi khuẩn E. coli có trình tự các bộ ba như sau:

Đột biến làm thay cặp nuclêôtit xảy ra ở bộ ba thứ 10 làm nuclêôtit trên mạch gốc là G bị thay đổi bởi T, khi đoạn
gen này tổng hợp nên phân tử mARN thì tại bộ ba thứ 10 tham gia giải mã thì sẽ xảy ra hiện tượng nào sau đây?
A. Axit amin thứ 10 bị thay đổi bởi một axít amin khác.
B. Axit amin ở vị trí thứ 10 không bị thay đổi.
C. Mã bộ ba thứ 10 không mã hoá axit amin.
D. Quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí thứ 10.
Câu 28 [21918]: Đột biến thay thế nuclêôtit tại vị trí thứ 3 ở bộ ba nào sau đây trên mạch mã gốc sẽ gây ra hậu quả
nghiêm trọng nhất?
A. 5’…XTA…3’. B. 5’…XAG…3’. C. 5’…XAT…3’. D. 5’…TTA…3’.
Câu 29 [21919]: Gen A có 4800 liên kết hiđrô, có số nuclêôtít loại G = 2A. Gen A đột biến thành gen a có 4801 liên
kết hiđrô nhưng chiều dài không đổi. Số nuclêôtít từng loại của gen a là
A. A = T = 602; G = X = 1198. B. A = T = 600; G = X = 1200.
C. A = T = 599; G = X = 1201. D. A = T = 598; G = X = 1202.
Câu 30 [21920]: Phát biểu không đúng về đột biến gen là:
A. Đột biến gen làm biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm phát sinh các alen mới trong quần thể.
C. Đột biến gen có thể làm biến đổi đột ngột một hoặc một số tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
D. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 31 [21921]: Đột biến gen trội phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng không có khả năng
A. di truyền qua sinh sản vô tính. B. nhân lên trong mô sinh dưỡng.
C. di truyền qua sinh sản hữu tính. D. tạo thể khảm.
Câu 32 [21922]: Đột biến gen
A. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính.
B. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống.
C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính.
D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể.
Câu 33 [21928]: Trong quá trình điều hoà hoạt động của opêron lac gen điều hoà
A. chỉ phiên mã và giải mã khi có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
B. chỉ phiên mã và giải mã khi không có mặt của chất cảm ứng lactôzơ
C. phiên mã và giải mã khi có mặt hoặc không có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
D. chỉ phiên mã, không giải mã khi có mặt của chất cảm ứng lactôzơ.
Câu 34 [21924]: Gen D có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen D bị đột biến mất một cặp A–T thành alen d. Một tế bào có cặp gen Dd nguyên phân một lần, số nuclêôtit mỗi
loại mà môi trường nội bào cung cấp cho cặp gen này nhân đôi là:
A. A = T = 1800; G = X = 1200. B. A = T = 899; G = X = 600.
C. A = T = 1799; G = X = 1200. D. A = T = 1199; G = X = 1800.
Câu 35 [21925]: Dạng đột biến gen nào sau đây khi xảy ra có thể làm thay đổi số liên kết hiđrô nhưng không làm
thay đổi số lượng nuclêôtit của gen?
A. Thêm một cặp nuclêôtit. B. Mất một cặp nuclêôtit.
C. Đảo vị trí một số cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Câu 36 (V-ID:74375 ): Trong các nội dung sau đây:
(1) Có kích thước lớn để lưu giữ được lượng lớn thông tin di truyền.
(2) Dễ dàng bị đột biến trong điều kiện sinh lí bình thường của tế bào.
(3) Có khả năng tự nhân đôi chính xác.
(4) Có khả năng tích lũy các đột biến qua các thế hệ.
Có bao nhiêu nội dung đúng khi nói về ADN?
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 37 (V-ID:74380 ): Khi nói về hoạt động của enzim ADN pôlimeraza trong quá trình nhân đôi có các nội dung:

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(1) enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3' đến 5' và tổng hợp từng mạch một,
hết mạch này đến mạch khác.
(2) enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5' đến 3' và tổng hợp một mạch liên tục
còn mạch kia tổng hợp gián đoạn thành các Okazaki.
(3) enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 3' đến 5' và tổng hợp hai mạch cùng
một lúc.
(4) enzim ADN pôlimeraza chỉ di chuyển trên mạch khuôn theo một chiều từ 5' đến 3' và tổng hợp hai mạch cùng
một lúc.
Số phát biểu có nội dung đúng là:
A. 0. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 38 (V-ID:74387 ): Cho các trường hợp sau:
(1) Gen tạo ra sau tái bản AND bị mất 1 cặp nucleotit
(2) Gen tạo ra sau tái bàn ADN bị thay thế ở 1 cặp nucleotit
(3) mARN tạo ra sau phiên mã bị mất 1 nucleotit
(4) mARN tạo ra sau phiên mã bị thay thế 1 nucleotit
(5) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị mất 1 axitamin
(6) chuỗi polipeptit tạo ra sau dịch mã bị thay thể 1 axitamin
Có mấy trường hợp được coi là đột biến gen?
A. 1. B. 6. C. 4. D. 2.
Câu 39 (V-ID:74388 ): Ở người, có nhiều loại protein có tuổi thọ tương đối dài. Ví dụ như Hemoglobin trong tế bào
hồng cầu có thể tồn tại hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nhiều protein có tuổi thọ rất ngắn, chỉ tồn tại vài ngày, vài giờ
hoặc thậm chí vài phút. Lợi ích của các protein có tuổi thọ ngắn là gì?
(1) Chúng là các protein chỉ được sử dụng một lần.
(2) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các protein khác. (3) Chúng cho phép tế bào
kiểm soát quá trình điều hòa hoạt động của gen ở mức sau phiên mã một cách chính xác và hiệu quả hơn.
(4) Các protein tồn tại quá lâu thường làm cho các tế bào bị ung thư.
(5) Chúng bị phân giải nhanh để cung cấp nguyên liệu cho tổng hợp các axit nucleic khác.
(6) Chúng giúp tế bào tổng hợp các chất tham gia tổng hợp ADN.
Số nhận định đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 40 (V-ID:74389 ): Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra,
có những phát biểu sau:
(1) Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị tái bản.
(2) Trong quá trình dịch mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên phân
tử mARN.
(3) Trong quá trình tái bản ADN, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên
mỗi mạch đơn.
(4) Trong phiên mã, sự kết cặp các nuclêôtit theo nguyên tắc bổ sung xảy ra ở tất cả các nuclêôtit trên mạch mã gốc
ở vùng mã hoá của gen.
(5) Trong tái bản ADN, tại mỗi đơn vị tái bản, enzim ligaza chỉ tác động vào một mạch mới được tổng hợp.
(6) Có nhiều enzim ADN – pôlimeraza tham gia vào quá trình tái bản ADN.
Có bao nhiêu phát biểu không đúng?
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C B D D B B D D B B C A C C A A B D D A
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A D A D A D C C C D C C C C D B D D A C

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 06_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 ( ID:25603 ): Đột biến nào sau đây thuộc đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
A. Đột biến gây bệnh máu khó đông. B. Đột biến gây ung thư máu.
C. Đột biến tạo nên triệu chứng Đao. D. Đột biến tạo nên triệu chứng Claifentơnơ.
Câu 2 ( ID:25604 ): Cơ chế ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài sinh sản vô tính là
A. nhân đôi nhiễm sắc thể B. nguyên phân.
C. giảm phân. D. thụ tinh.
Câu 3 ( ID:25605 ): Mô tả nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Ở đa số động vật, NST giới tính gồm có một cặp khác nhau ở hai giới.
B. NST giới tính chỉ gồm một cặp đồng dạng, giống nhau ở hai giới.
C.Ở động vật, con cái mang cặp NST giới tính XX, con đực mang cặp NST giới tính XY.
D.Cặp NST giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
Câu 4 ( ID:25606 ): Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của
quần thể?
A. Đột biến điểm. B. Đột biến dị đa bội.
C. Đột biến tự đa bội. D. Đột biến lệch bội.
Câu 5 ( ID:25607 ): Có một tế bào sinh dục sơ khai cái nguyên phân 6 lần. Tất cả tế bào con đều trở thành tế
bào sinh trứng. Các trứng tạo ra đều tham gia thụ tinh.
iết n , hiệu suất thụ tinh của trứng b ng , và của tinh tr ng là 6, . Số h p t đư c tạo thành và
số tế bào giao t đực tham gia thụ tinh là
A. 4, 64 B. 10, 192 C. 8, 128 D. 12, 192.
Câu 6 ( ID:25608 ): Một tế bào sinh dục của một loài côn tr ng tiến hành nguyên phân một số lần đ đ i môi
trư ng nội bào cung cấp NST đơn. Tất cả các tế bào sinh ra đều tham gia giảm phân tạo giao t . Tổng số
NST đơn trong các giao t là 6. Số lần nguyên phân và bộ NST lư ng bội của loài là
A. 5, 8 B. 4, 4. C. 4, 8. D. 3, 6.
Câu 7 ( ID:25609 ): tế bào sinh giao t đực của ruồi giấm giảm phân thực tế cho nhiều nhất bao nhiêu loại
tinh tr ng, biết r ng cấu trúc các cặp NST của các tế bào sinh giao t đực khác nhau và không có gì thay đổi
trong quá trình giảm phân?
A. 8 B. 12 C. 6 D. 2
Câu 8 ( ID:25610 ): Tế bào sinh no n của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đ sinh ra các tế bào con có tổng
cộng 4 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao t thiếu NST?
A. 7 B. 5 C. 3 D. 1
Câu 9 ( ID:25611 ): Một tế bào sinh dư ng của thể một kép đang ở kì sau nguyên phân, ngư i ta đếm đư c 44
nhiễm sắc thể. ộ nhiễm sắc thể lư ng bội bình thư ng của loài này là
A. 2n = 42. B. 2n = 22. C. 2n = 24. D. 2n = 46.
Câu 10 ( ID:25612 ): Một h p t lư ng bội tiến hành nguyên phân, trong lần nguyên phân thứ ba, ở một tế bào
có cặp nhiễm sắc thể số không phân li, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thư ng, những lần nguyên
phân tiếp theo diễn ra bình thư ng. H p t này phát triển thành phôi, phôi này có bao nhiêu loại tế bào khác
nhau về bộ nhiễm sắc thể?
A. Hai loại. B. a loại. C. ốn loại D. Một loại.
Câu 11 ( ID:25613 ): Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lư ng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số
và một nhiễm sắc thể của cặp số không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thư ng. Kết quả của
quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 2n + 1 – và n – 2 – hoặc n + + và n – 1 + 1.
B. n + + và n – hoặc n + và n – 1 – 1.
C. n + và n – hoặc n + + và n – 2 – 1.
D. n + + và n – 1 – hoặc n + – và n – 1 + 1.
Câu 12 ( ID:25614 ): Một loài có bộ NST lư ng bội kí hiệu là Aa b. Nếu một tế bào của loài tham gia giảm
phân mà cặp NST b không phân li ở giảm phân , bộ NST trong các giao t có thể là
A. A b và a hoặc a b và A. B. Aa b và b hoặc AA và b.
C. A và b hoặc a và b. D. Aa và b hoặc Aab và .
Câu 13 ( ID:25615 : Một loài có n . Một h p t của loài nguyên phân liên tiếp 4 đ t môi trư ng cung cấp
nguyên liệu tương đương NST đơn. H p t sẽ phát triển thành thể đột biến dạng
A. thể không. B. thể ba. C. thể một. D. thể đa.
Câu 14 ( ID:25616 ): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể n . Khi xét nghiệm tế bào của một cây, ngư i
ta thấy số nhiễm sắc thể là 4, trong đó cặp nhiễm sắc thể số và số đều có 4 nhiễm sắc thể. Đây là đột biến
lệch bội dạng
A. thể một kép. B. thể không. C. thể ba. D. thể bốn kép.
Câu 15 ( ID:25617 ): Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lư ng bội n 4. Một h p t của loài này sau 4
lần nguyên phân liên tiếp tạo ra các tế bào con có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 4 . H p t trên có thể phát
triển thành
A. thể một. B. thể bốn. C. thể không. D. thể ba.
Câu 16 ( ID:25618 ): Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên NST X làm mắt lồi biến thành mắt dẹt. Nguyên nhân
phát sinh dạng đột biến này có thể do rối loạn quá trình tiếp h p và trao đổi chéo xảy ra ở ở kì đầu
A. trong lần phân bào của giảm phân ở ruồi cái mắt lồi.
B. trong lần phân bào của giảm phân ở ruồi đực mắt lồi
C. trong lần phân bào của giảm phân ở ruồi cái mắt lồi.
D. trong lần phân bào của giảm phân ở ruồi đực mắt lồi.
Câu 17 ( ID:25619 ): D ng cônsixin để x lý các h p t lư ng bội có kiểu gen Aa thu đư c các thể tứ bội. Cho
các thể tứ bội trên giao phấn với nhau, trong trư ng h p các cây tứ bội giảm phân đều cho giao t n, tính theo
lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen Aaaa ở đ i con là
1 8 18 5
A. . B. . C. . D. .
36 36 36 36
Câu 18 ( ID:25620 ): Trong các tế bào sinh dư ng của một thể dị bội, bộ NST bị thiếu chiếc thuộc cặp NST
đồng dạng khác nhau. Thể dị bội này đư c gọi là thể
A. ba đơn. B. một kép. C. bốn đơn. D. ba kép.
Câu 19 ( ID:25621 ): Xét một tế bào có kiểu gen Aaa, kiểu gen này có thể đư c hình thành từ cơ thể lư ng bội
do đột biến
A. Đa bội và lệch bội. B. Đột biến gen và đột biến dị bội.
C. Đột biến cấu trúc NST. D. Đột biến đa bội.
Câu 20 ( ID:25622 ): Sự rối loạn một cặp NST trong quá trình phân bào đ tạo nên đột biến
A. thể ba hoặc thể một. B. Thể tam bội hoặc thể song nhị bội.
C. thể tứ bội hoặc thể ba. D. Thể không hoặc đơn bội.
Câu 21 ( ID:25623 ): Các loại giao t của cây tứ bội có kiểu gen Aaaa là
A. 1AA: 1Aa. B. 1Aa: 1aa. C. 1AA: 1aa. D. 1AA: 4Aa: 1aa.
Câu 22 ( ID:25624 ): Với hai gen alen ;b, tế bào tam bội có thể có những kiểu gen nào sau đây?
A. ,bb và b. B. bb, và bbb.
C. BBb, Bbb, BBB, bbb D. , b và bb.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 23 ( ID:25625 : Cho hai cây tứ bội Aaaa và AAAa giao phấn với nhau, con lai thu đư c tỷ lệ cơ thể có
kiểu gen Aaaa chiếm tỉ lệ là
1 1 8 1
A. . B. . C. . D. .
2 4 36 36
Câu 24 ( ID:25626 ): Các cơ thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao t bình thư ng vì
A. bộ NST có số lư ng lớn hơn bình thư ng. B. bộ NST có hình dạng thay đổi bất thư ng.
C. cơ thể đa bội lẻ có sức sống và sức sinh sản kém. D. bộ NST bị lệch, trở ngại cho quá trình giảm phân.
Câu 25 ( ID:25627) : Thể dị đa bội là
A. thể đa bội lẻ ( n) mang các cặp gen dị h p (AAa).
B. thể đa bội chẵn (4n) mang các cặp gen dị h p (AAaa).
C. thể mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai loài khác nhau trong một tế bào.
D. thể mang cả hai bộ nhiễm sắc thể của hai cá thể thuộc c ng một loài trong một tế bào.
Câu 26 ( ID:25628 ): Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Đột biến đa bội đóng một vai tr quan trọng trong quá trình tiến hoá và tạo giống mới.
B. Hiện tư ng đa bội hoá ở động vật phổ biến hơn thực vật.
C. Đa bội và lệch bội là do rối loạn quá trình phân li của các nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.
D. Tế bào đa bội có số lư ng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng h p các chất hữu cơ xảy ra mạnh
Câu 27 ( ID:25629 ): Một loài thực vật lư ng bội có nhóm gen liên kết. Giả s có 6 thể đột biến của loài
này đư c kí hiệu từ I đến VI có số lư ng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dư ng như sau

Cho biết số lư ng nhiễm sắc thể trong tất cả các cặp ở mỗi tế bào của mỗi thể đột biến là b ng nhau. Trong các
thể đột biến trên, các thể đột biến đa bội chẵn là
A. II, VI. B. I, III, IV, V. C. I, II, III, V. D. I, III.
Câu 28 ( ID:25630 ): Một tế bào sinh dư ng của một loài sinh vật nguyên phân lần liên tiếp đ nhận của môi
trư ng nhiễm sắc thể đơn. Loài sinh vật này là
A. ruồi giấm. B. đậu Hà Lan. C. ngư i. D. lúa nước.
Câu 29 ( ID:25631 ): Một loài sinh vật có n . Một h p t nguyên phân liên tiếp đ t tạo ra các tế bào con
với số lư ng NST là 4 . Thể đột biến thuộc dạng
A. thể tam bội. B. thể ba. C. thể tứ bội. D. thể đa.
Câu 30 ( ID:25632 ): Điểm khác nhau cơ bản giữa dạng tứ bội so với dạng lư ng bội không phải là ở điểm nào
sau đây?
A. Dạng tứ bội bị bất thụ, không có khả năng sinh sản hữu tính.
B. Dạng tứ bội có sức sống, khả năng sinh trưởng và chống chịu cao hơn dạng lư ng bội.
C. Dạng tứ bội có cơ quan sinh dư ng to hơn, năng suất cao hơn dạng lư ng bội.
D. Dạng tứ bội có số lư ng nhiễm sắc thể gấp đôi dạng lư ng bội.
Câu 31 ( ID:25633 ): Trong một quần thể, ngư i ta phát hiện thấy nhiễm sắc thể có các gen phân bố theo trình
tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể là
1. MNOPQRS. 2. MNORQPS. 3. MRONQPS. 4. MQNORPS.
Giả s nhiễm sắc thể là nhiễm sắc thể gốc, hướng phát sinh đột biến đảo đoạn là
A. ← ← → 4. B. ← → → 4. C. 4 → → → . D. → → → 4.
Câu 32 ( ID:25634 ): Để có thể tạo ra loại tinh tr ng mang cả hai nhiễm sắc thể giới tính XY, sự rối loạn trong
phân ly của nhiễm sắc thể phải xảy ra ở
A. kì giữa của lần phân bào I của giảm phân. B. kì sau của lần phân bào II của giảm phân.
C. kì sau của lần phân bào I của giảm phân. D. kì giữa của lần phân bào II của giảm phân.

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 33 ( ID:25635 ): Loài có n 44. Một h p t nguyên phân liên tiếp đ t, môi trư ng cung cấp nguyên
liệu tương đương NST. Thể đột biến trên thuộc dạng
A. thể tam bội. B. thể một. C. thể ba. D. thể không
Câu 34 ( ID:25636 ): Một phụ nữ có 4 nhiễm sắc thể trong đó có nhiễm sắc thể giới tính X. Ngư i đó bị hội
chứng
A. tớc nơ. B. đao C. siêu nữ. D. claiphentơ.
Câu 35 ( ID:25637 ): Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đ
tạo ra số tế bào con có tổng cộng là 44 NST. ộ NST lư ng bội của loài đó và dạng đột biến đ xảy ra là
A. n ; thể ba. B. n 9; thể không.
C. n ; thể một. D. n ; thể một kép.
Câu 36 ( ID:25638 ): Điểm khác nhau cơ bản giữa thể tự đa bội và thể dị đa bội là trong tế bào sinh dư ng thể
tự đa bội có vật chất di truyền
A. gấp đôi của loài khác nhau, c n tế bào của thể dị đa bội mang bộ nhiễm sắc thể lư ng bội của loài.
B. gấp đôi của loài, c n tế bào của thể dị đa bội mang bộ nhiễm sắc thể lư ng bội của loài khác nhau.
C. b ng của loài, c n tế bào của thể dị đa bội mang bộ nhiễm sắc thể lư ng bội của loài khác nhau.
D. gấp đôi của loài, c n tế bào của thể dị đa bội mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài khác nhau.
Câu 37 ( ID:25639 ): Thể song nhị bội là cơ thể có tế bào chứa
A. hai bộ nhiễm sắc thể lư ng bội thuộc hai loài khác nhau.
B. hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội thuộc loài khác nhau.
C.bộ nhiễm sắc thể lư ng bội của c ng một loài.
D.hai bộ nhiễm sắc thể đơn bội thuộc c ng một loài.
Câu 38 ( ID:25640 : Dạng đột biến thể lệch bội n – giảm phân bình thư ng, có thể tạo đư c tối đa
trong quần thể
A. loại giao t thiếu một nhiễm sắc thể. B. loại giao t thừa một nhiễm sắc thể.
C. 6 loại giao t thiếu một nhiễm sắc thể. D. 6 loại giao t thừa một nhiễm sắc thể.
Câu 39( ID:62387 ): Quan sát một loài thực vật, trong quá trình giảm phân hình thành hạt phấn không xảy ra
đột biến và trao đổi chéo đ tạo ra tối đa 8 loại giao t . Lấy hạt phấn của cây trên thụ phấn cho một cây c ng
loài thu đư c h p t . H p t này nguyên phân liên tiếp 4 đ t tạo ra các tế bào con với tổng số 4 nhiễm sắc
thể ở trạng thái chưa nhân đôi. H p t trên thuộc thể?
A. Lệch bội. B. Thể ba. C. Tứ bội. D. Tam bội.
Câu 40[65682]: Số lư ng NST của cặp NST tương đồng trong tế bào sinh dư ng sau khi xảy ra đột biến thể
tam bội là
A. Có một cặp NST tương đồng tăng thêm NST.
B. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng thêm NST.
C. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số NST lên gấp ba lần.
D. Mỗi cặp NST tương đồng đều tăng số NST lên gấp đôi.
ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B B A A D C C A C B D A A D D
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A B B A A B C B D C B D C A A
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A C C C A B A A D B

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 07_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 ( ID:25423 ): Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở ba nhiễm sắc thể thuộc ba cặp
tương đồng là các cặp số 1, số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi
chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang nhiễm sắc thể đột biến trong tổng số giao tử là
1 1 1 1
A. B. C. D.
2 4 8 16
Câu 2 ( ID:25424 ): Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình
thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về
nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n-2; 2n; 2n+2+1. D. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2.
Câu 3 ( ID:25425 ): Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào
này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình
thường. Các loại giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. ABb và A hoặc aBb và a. B. ABb và a hoặc aBb và A.
C. Abb và B hoặc ABB và b. D. ABB và abb hoặc AAB và aab.
Câu 4 ( ID:25426 ): Thể song nhị bội
A. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.
B. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.
C. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.
D. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.
Câu 5 ( ID:25427 ): Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của
tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao tử bình
thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. tự đa bội lẻ. B. tự đa bội chẵn.
C. dị đa bội. D. Thể ba.
Câu 6 ( ID:25428 ): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Số loại thể một kép (2n – 1 – 1) có thể có ở
loài này là
A. 21. B. 42. C. 7. D. 14.
Câu 7 ( ID:25429 ): Nhận định nào sau đây là sai?
A. Đột biến lệch bội do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp không phân li.
B. Lệch bội không thể xảy ra trong nguyên phân ở tế bào sinh dưỡng.
C. Đột biến lệch bội thường không sống được, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản của loài.
D. Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
Câu 8 ( ID:25430 ): Ở thể đột biến của một loài, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần liên
tiếp đã tạo ra các tế bào con có tổng cộng 104 NST đơn. Bộ NST của loài có thể là
A. 2n = 6 hoặc 2n = 8. B. 2n = 8 hoặc 2n =10.
C. 2n = 12 hoặc 2n = 14. D. 2n = 8 hoặc 2n = 16.
Câu 9 ( ID:25431 ): Ở một loài sinh vật, xét một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb.
Khi tế bào này giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li;
giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh trên là
A. 6 B. 4 C. 8 D. 2
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 10 ( ID:25432 : Một tế bào sinh dưỡng của thể bốn kép đang ở kì giữa nguyên phân, người ta đếm được 56
cromatit. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của loài này là
A. 2n = 42. B. 2n = 22. C. 2n = 24. D. 2n = 46.
Câu 11 ( ID:25433 ): Một NST mang các gen có chiều dài bằng nhau do chiếu xạ ADN đứt 1 đoạn ứng với 5
phân tử mARN và chiếm 10% tổng số gen có trên NST đó. ADN bị đột biến nhân đôi 3 lần đã sử dụng 756000
nucleotit tự do của môi trường nội bào. Chiều dài của mỗi gen theo nm là
A. 510. B. 408. C. 306. D. 255.
Câu 12 ( ID:25434 ): Một loài thực vật có 2n=16. Một thể đột biến xảy ra đột biến cấu trúc NST tại 4 NST
thuộc 4 cặp khác nhau. Khi thể đột biến này giảm phân nếu các cặp phân ly bình thường thì trong số các loại
giao tử tạo ra giao tử không mang đột biến chiếm tỷ lệ.
A. 93,75%. B. 6,25%. C. 12,5%. D. 25%.
Câu 13 ( ID:25435 ): Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương
đồng số 1 và số 3. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí
thuyết, tỉ lệ loại giao tử mang NST đột biến trong tổng số giao tử là
1 3 7 1
A. . B. . C. . D. .
2 4 8 16
Câu 14 ( ID:25436): Trong phân bào có sự trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong cặp NST kép tương
đồng dẫn đến đồng thời các dạng đột biến nào?
A. đảo đoạn và lặp đoạn NST B. lặp đoạn và mất đoạn NST
C. mất đoạn và chuyển đoạn NST D. chuyển đoạn và lặp đoạn NST
Câu 15 ( ID:25437 ): Mô tả nào dưới đây là không đúng với điểm giống nhau và khác nhau giữa thể đa bội và
dị bội?
A. Đều thuộc dạng đột biến số lượng NST.
B. Đều do rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST trong qua trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân.
C. Đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
D. Đều có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục hoặc ở giai đoạn tiền phôi.
Câu 16 ( ID:25438 ): Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau: + Trên cặp NST
tương đồng số 1 : NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde + Trên cặp NST tương đồng số 2 : NST
thứ nhất là FGHIKvà NST thứ hai là fghik. Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế:
A. Chuyển đoạn không tương hỗ. B. Chuyển đoạn tương hỗ.
C. Trao đổi chéo. D. Đảo đoạn.
Câu 17 ( ID:25439 ): Trong mô đang phân chia nguyên phân, xét hai nhóm tế bào trong đó hàm lượng ADN
trong mỗi tế bào thuộc nhóm một chỉ bằng một nửa hàm lượng ADN trong mỗi tế bào thuộc nhóm hai. Tế bào
thuộc nhóm một đang ở X, tế bào thuộc nhóm hai đang ở Y. X và Y lần lượt là:
A. pha G2 và pha G1 B. pha G1 và kì đầu
C. kì đầu và kì giữa. D. pha G2 và kì đầu
Câu 18 ( ID:25440 ): Vào kỳ sau của nguyên phân , trong mỗi tế bào của người có :
A. 46 nhiễm sắc thể đơn B. 92 nhiễm sắc thể kép
C. 46 crômatit D. 92 tâm động
Câu 19 ( ID:25441 ): Khi chiếu xạ với cường độ thích hợp lên hạt đang nẩy mầm, đỉnh sinh trưởng, chồi ngọn
người ta mong muốn tạo ra loại biến dị nào sau đây?
A. Đột biến giao tử. B. Đột biến tiền phôi.
C. Đột biến xôma. D. Đột biến đa bội.
Câu 20 ( ID:25442 ): Rối loạn cơ chế tự nhân đôi ADN làm phát sinh
A. đột biến gen B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể
C. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể D. đột biến nhiễm sắc thể

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 21 ( ID:25443 ): Lúa nước 2n = 24. Số NST ở kì sau mguyên phân:
A. 24 NST kép B. 48 NST kép C. 24 NST đơn D. 48 NST đơn
Câu 22 ( ID:25444 ): Một tế bào sinh dưỡng của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, Số
crômatit trong các tế bào con ở kì giữa của lần nguyên phân cuối cùng là :
A. 1536 B. 384 C. 768 D. 192
Câu 23 ( ID:25445 ): Cho hai nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R(
dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH
thuộc dạng đột biến
A. đảo đoạn ngoài tâm động. B. đảo đoạn có tâm động.
C. chuyển đoạn không tương hỗ. D. chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 24 ( ID:25446 ): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến 1 số gen của nhóm liên kết này chuyển
sang nhóm liên kết khác là:
A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. mất đoạn. D. đảo đoạn.
Câu 25 ( ID:25447 ): Trường hợp cơ thể sinh vật có một cặp nhiễm sắc thể tăng thêm một chiếc là thể
A. ba. B. tam bội. C. đa bội lẻ. D. ba kép.
Câu 26 ( ID:25448 ): Một đàn ông có 47 nhiễm sắc thể trong đó có 3 nhiễm sắc thể XXY. Người đó bị hội
chứng:
A. Tớc nơ. B. Đao. C. siêu nữ. D. Claiphentơ.
Câu 27 ( ID:25449 ): Trong trường hợp rối loạn phân bào 2, các loại giao tử được tạo ra từ cơ thể mang kiểu
gen XAXa là:
A. XAXA, XaXa và 0. B. XA và Xa. C. XAXA và 0. D. XaXa và 0.
Câu 28 ( ID:25450 ): Ở bắp cải 2n = 18. Một tế bào sinh dưỡng của thể một kép của loài đang thực hiện
nguyên phân. Số NST đang ở kì sau của nguyên phân là:
A. 32 B. 34 C. 17 D. 16
Câu 29 ( ID:25451 : Cơ thể có kiểu gen Bb khi phát sinh giao tử mà có một cặp NST mang các gen này không
phân li ở giảm phân I nhưng giảm phân II vẫn bình thường thì có thể tạo ra các loại giao tử là:
A. B, b và BB, B, bb, O. B. B,b và BB, bb, O
C. B,b và Bb, O D. BB và bb
Câu 30 ( ID:25452 ): Qua giảm phân thấy có 128 tinh trùng được tạo thành, số tế bào sinh tinh ban đầu là bao
nhiêu?
A. 128 B. 32 C. 64 D. 16
Câu 31 ( ID:25453 ): Đột biến lệnh bội là sự biến đổi số NST liên quan tới:
A. một số cặp NST; B. Một số hoặc toàn bộ các cặp NST
C. Một hoặc một số cặp NST D. Một một số cặp hoặc toàn bộ các cặp NST
Câu 32 ( ID:25454 ): Ở một loài thực vật, bộ NST là 2n = 14. Một tế bào của cá thể B nguyên phân liên tiếp 4
lần đã lấy từ môi trường nội bào nguyên liệu tạo ra với 240 NST đơn. Số lượng NST đơn trong mỗi tế bào trước
khi bước vào quá trình phân bào là :
A. 18 B. 16 C. 14 D. 15
Câu 33 ( ID:25455 ): Ở người, nếu đột biến làm cho cặp NST số 21 có 3 NST gây ra :
A. Bệnh ung thư máu B. Hội chứng Claiphentơr
C. Hội chứng Tơcnơ D. Hội chứng Đao (Down)
Câu 34 ( ID:25456 ): Ở một loài lưỡng bội (2n), sự rối loạn phân ly của toàn bộ NST trong lần phân bào 1 của
phân bào giảm nhiễm của một tế bào sinh dục sẽ tạo ra:
A. Giao tử n và 2n B. Giao tử 2n C. Giao tử n D. Giao tử 4n
Câu 35 ( ID:25457 ): Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST có vai trò
A. tạo thuận lợi cho các NST tương đồng tiếp hợp trong quá trình giảm phân

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
B. tạo thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình phân bào
C. tạo thuận lợi cho các NST giữ vững được cấu trúc trong quá trình phân bào
D. tạo thuận lợi cho các NST không bị đột biến trong quá trình phân bào
Câu 36 ( ID:25458 ): Dạng đột biến phát sinh do không hình thành thoi phân bào trong quá trình phân bào là
dạng đột biến nào?
A. Chuyển đoạn NST. B. Lệch bội.
C. Tự đa bội . D. Lặp đoạn NST.
Câu 37 ( ID:25459 ): Ở ruồi giấm 2n = 8, có 3 tế bào của thể ba nguyên phân một số lần cần môi trường nội
bào cung cấp 405NST đơn. Tìm số đợt nguyên phân của mỗi tế bào
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 38[65687]: Khi lai cơ thể có kiểu gen AaBb với cơ thể có kiểu gen DdEe, sau đó tiến hành đa bội hóa tạo
nên thể dị đa bội. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường. Đời con không thể thu được tập hợp các
kiểu gen dị đa bội nào sau đây?
A. AABBDDee; aabbDDee; AABBddEE; aabbddEE.
B. AABBDDEE; AABBddee; aabbDDEE; aabbddee.
C. AAbbDDee; AAbbddEE; aaBBDDee; aaBBddEE.
D. AabbDDee; aaBBddEE; AAbbDdee; AABBddee.
Câu 39[66391]: Những dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi chiều dài của nhiễm sắc thể?
(1) Chuyển đoạn không tương hỗ. (2) Mất đoạn nhiễm sắc thể
(3) Lặp đoạn nhiễm sắc thể (4) Đảo đoạn ngoài tâm động
Tổng số phương án đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
Câu 40[66248]: Một loài thực vật lưỡng bội có 4 nhóm gen liên kết. Giả sử có 8 thể đột biến kí hiệu từ
(1) đến (8) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là:
(1) 8 NST. (2) 12 NST. (3) 16 NST. (4) 5 NST.
(5) 20 NST. (6) 28 NST. (7) 32 NST. (8) 24 NST
Trong 8 thể đột biến trên có bao nhiêu thể đột biến là đa bội chẳn?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C A B A A A B C D C B B B B B
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C B D C A D C B A A D A A C B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án C B D B B C D D B A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 08_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 ( ID:25493 ): Một loài có 2n = 12. Một hợp tử của loài nguyên phân liên tiếp 3 đợt môi trường cung cấp
nguyên liệu tương đương 77 NST đơn. Hợp tử sẽ phát triển thành thể đột biến dạng
A. thể không. B. thể ba. C. thể một. D. thể đa bội.
Câu 2 ( ID:25494 ): Thể ba của một loài sinh vật (2n = 14) có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử thừa 1
NST ?
A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 3 ( ID:25495 ): Hội chứng Đao ở người có nguyên nhân do
A. rối loạn phân ly cặp nhiễm sắc thể XX ở mẹ. B. rối loạn phân ly cặp NST số 21 ở bố
C. rối loạn phân ly cặp NST số 21 ở mẹ. D. rối loạn phân ly cặp NST số 21 ở mẹ hoặc bố
Câu 4 ( ID:25496 ): Ở thể đột biến của một loài, một tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần liên
tiếp đã tạo ra các tế bào con có tổng cộng 72 NST đơn. Bộ NST của loài có thể là
A. 2n = 6 hoặc 2n = 8. B. 2n = 8 hoặc 2n =10.
C. 2n = 12 hoặc 2n = 14. D. 2n = 8 hoặc 2n = 16.
Câu 5 ( ID:25497 ): Một loài thực vật lưỡng bội có 8 nhóm gen liên kết. Số nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào ở
thể ba của loài này khi đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 18 B. 9 C. 24 D. 17
Câu 6 ( ID:25498 ): Một quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B. Biết
các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. Các kiểu gen nào sau đây không phải của thể đột
biến?
A. AABb, aabb. B. aaBB, AABb.
C. AAbb, Aabb. D. AaBb, AABb.
Câu 7 ( ID:25499 ): Ruồi giấm có 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy 7 NST bình thường và 1 NST có
tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không thay đổi. NST khác thường này có thể được hình thành
do đột biến
A. Đảo đoạn nhiễm sắc thể không mang tâm động. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C. Đảo đoạn nhiễm sắc thể mang tâm động. D. Chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 8 ( ID:25500 ): Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên NST là:
A. Đột biến lặp đoạn. B. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.
C. Đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn giữa 2 NST. D. Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn.
Câu 9 ( ID:25501 ): Ở thể đột biến của một loài, sau khi tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 4 lần đã
tạo ra số tế bào có tổng cộng là 144 NST. Bộ NST lưỡng bội của loài có thể là
A. 2n = 8 hoặc 2n = 10. B. 2n = 8 hoặc 2n = 7.
C. 2n = 10 hoặc 2n = 7 D. 2n = 8 hoặc 2n = 9.
Câu 10 ( ID:25502 ): Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
A. AaBbDdd. B. AaBbd. C. AaBb. D. AaaBb.
Câu 11 ( ID:25503 ): Một gen có 3000 nu và 3900 liên kết hiđrô. Sau khi đột biến ở 1 cặp nu, gen tự nhân đôi 3
lần và đã sử dụng của môi trường 4193A và 6300 guanin. Số lượng từng loại nu của gen sau đột biến là:
A. A=T= 600; G=X=900 B. A=T=1050; G=X=450
C. A=T= 599; G=X = 900 D. A=T= 900; G=X = 600
Câu 12 ( ID:25504 ): Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép ?

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. Trung gian, đầu và cuối B. Đầu, giữa , cuối
C. Trung gian, đầu và giữa D. Đầu, giữa, sau và cuối
Câu 13 ( ID:25505 ): Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân ?
A. Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào
chất
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không
Câu 14 ( ID:25506 ): Trong chu kỳ nguyên phân trạng thái đơn của nhiễm sắc thể tồn tại ở :
A. Kỳ đầu và kì cuối B. Kỳ sau và kì giữa
C. Kỳ sau và kỳ cuối D. Kỳ cuối và kỳ giữa
Câu 15 ( ID:25507 ): Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là a. Trong
trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này ở kì sau của giảm phân II là:
1
A. 1a B. a C. 4a D. 2a
2
Câu 16 ( ID:25508 ): Có 3 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen AaBbddEe tiến hành giảm phân bình
thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4
Câu 17 ( ID:25509 ): một tế bào sinh dục lưỡng bội 2n= 8, khi thực hiện giảm phân số NST ở mỗi tế bào ở kì
sau lần giảm phân II là bao nhiêu
A. 8 NST kép B. 8 NST đơn C. 4 NST kép D. 16 NST đơn
Câu 18 ( ID:25510 ): Trong quá trình nguyên phân nhiễm sắc thể nhìn thấy rõ nhất ở kì:
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
Câu 19 ( ID:25511 ): Trong nguyên phân sự biến mất của màng nhân và nhân con xảy ra ở:
A. Kì cuối B. Kì đầu C. Kì sau D. Kì giữa
Câu 20 ( ID:25512 ): Bộ NST lưỡng bội bình thường của một loài có 12 NST, trong tế bào cá thể B chỉ có 1
NST ở cặp thứ 4, cá thể đó là thể
A. một B. tam bội C. đa bội lẻ D. đơn bội lệch
Câu 21 ( ID:25513 ): Bộ NST của một loài 2n = 24
A. Số NST ở thể đa bội chẵn là 24 hoặc 48 B. Số NST ở thể đơn bội là 12 hoặc 18
C. Số NST ở thể dị bội là 25 hoặc 36 D. Số NST ở thể đa bội là 36 hoặc 48
Câu 22 ( ID:25514 ): Sự khác bịêt chủ yếu trong quá trình nguyên phân của tế bào động vật và thực vật ở:
A. Tế bào thực vật không tạo thoi vô sắc khi thực hiện nguyên phân
B. Kì cuối của nguyên phân ở tế bào thực vật trong tế bào chất hình thành 1 vách ngăn chia tế bào mẹ thành
2 tế bào con
C. Tế bào thực vật không thực hiện phân đôi nhiễm sắc thể trong giai đoạn chuẩn bị mà ở kì đầu
D. Tế bào thực vật không phá vỡ màng nhân trong quá trình phân bào
Câu 23 ( ID:25515 ): Sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n của loài tạo thể:
A. bốn nhiễm. B. tứ bội. C. bốn nhiễm kép. D. dị bội lệch.
Câu 24 ( ID:25516): Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là:
A. cản trở sự hình thành thoi vô sắc . B. làm cho tế bào to hơn bình thường.
C. cản trở sự phân chia của tế bào. D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên.
Câu 25 ( ID:25517 ): Mô tả nào dưới đây là không đúng với điểm giống nhau và khác nhau giữa thể đa bội và
dị bội?
A. Đều thuộc dạng đột biến số lượng NST.
B. Đều do rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST trong qua trình phân bào nguyên phân hoặc giảm phân.
C. Đều là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
D. Đều có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục hoặc ở giai đoạn tiền phôi.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 26 ( ID:25518 ): Chất cônsinxin ngăn cản sự hình thành thoi vô sắc nên thường dùng để gây đột biến:
A. Gen. B. Cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. Thể đa bội. D. Thể dị bội.
Câu 27 ( ID:25519 ): Loại đột biến NST nào dưới đây làm tăng cường hoặc giảm thiếu sự biểu hiện của tính
trạng:
A. Mất đoạn B. Đảo đoạn C. Chuyển đoạn D. Lặp đoạn
Câu 28 ( ID:25520 ): Đột biến lặp đoạn thường xuất hiện kèm với đột biến :
A. mất đoạn B. chuyển đoạn không tương hỗ
C. chuyển đoạn tương hỗ D. đảo đoạn
Câu 29 ( ID:25521 ): Số NST môi trường cung cấp cho 4 tế bào của thỏ (2n = 44) nguyên phân 3 lần bằng nhau
là :
A. 1232 B. 1324 C. 176 D. 308
Câu 30 ( ID:25522 ): Có 30 tế bào xôma của một loài nguyên phân, ở kì sau người ta đếm được 1440 NST. Số
crômatit ở kì giữa và bộ NST ở kì cuối trong một tế bào là:
A. 96 và 48. B. 24 và 12. C. 96 và 24. D. 48 và 24.
Câu 31 ( ID:25523 ): Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xuất hiện đột biến số lượng NST là do:
A. Tế bào chất phân chia không đều ở kì cuối của quá trình phân bào.
B. NST nhân đôi không bình thường.
C. Một số cặp NST không phân li ở kỳ sau của phân bào giảm phân.
D. Rối loạn cơ chế phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào.
Câu 32 ( ID:25524 ): Đột biến cấu trúc NST ở sinh vật thường dẫn đến hậu quả gì?
A. Ảnh hưởng tới hoạt động của NST trong tế bào
B. Rối loạn quá trình tự nhân đôi ADN
C. Làm NST bị đứt gãy dẫn đến thay đổi vật chất di truyền
D. Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện tính trạng
Câu 33 ( ID:25525 ): Một loài có 2n = 24. Quan sát một tế bào của loài thấy có 23 NST bình thường và 1 NST
có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do
đột biến NST dạng:
A. Chuyển đoạn không tương hỗ B. Lặp đoạn nhỏ
C. Đảo đoạn mang tâm động D. Đảo đoạn ngoài tâm động
Câu 34 ( ID:25526 ): Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng của loài này
nguyên phân liên tiếp 5 lần. Ở kì giữa của lần phân bào thứ 5 trong tất cả tế bào con có
A. 768 NST đơn. B. 384 NST kép. C. 768 NST kép. D. 384 crômatit
Câu 35 ( ID:25527 ): Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng
A. đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể B. thêm đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể
C. lệch bội và đa bội D. đa bội chẳn và đa bội lẻ
Câu 36[66392]: Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe không phân li 1
NST của 1 cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe. B. ABDdEvà abe
C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. abDde và ABE.
Câu 37[65703]: Tế bào cánh hoa của một loài thực vật chứa 26 NST đơn. Ở loài này thường có sự đồng thời
xảy ra đột biến thể một kép và thể ba trong tế bào. Số loại tế bào mang đồng thời hai đột biến kia là bao nhiêu
tối đa? Biết không xét đến sự khác biệt về cấu trúc giữa NST trong cặp tương đồng.
A. 78. B. 89. C. 858. D. 1014.
Câu 38[66419]: Cho các thông tin
(1) Gen bị đột biến dẫn đến protein không tổng hợp được

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein
(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức
năng
của protein
(4) Gen bị đột biến dẫn đến protein được tổng hợp bị thay đổi chức năng
Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là
A. (2);(3);(4) B. (1);(2);(4) C. (1);(3);(4) D. (1);(2);(3)
Câu 39[65755]: Khi các cá thể của một quần thể giao phối (quần thể lưỡng bội) tiến hành giảm phân hình
thành giao tử đực và cái, ở một số tế bào sinh giao tử, một cặp nhiễm sắc thể thường không phân li trong giảm
phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Sự giao phối tự do giữa các cá thể có thể tạo ra các kiểu tổ hợp về
nhiễm sắc thể là:
A. 2n; 2n-1; 2n+1; 2n-2; 2n+2. B. 2n+1; 2n-1-1-1; 2n.
C. 2n+1; 2n-2-2; 2n; 2n+2. D. 2n-2; 2n; 2n+2+1.
Câu 40[69426]: Sự đóng xoắn của NST trong quá trình phân bào tạo thuận lợi cho sự:
A. phân ly, tổ hợp của NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
B. nhân đôi, phân ly của NST của NST.
C. nhân đôi, tổ hợp của NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
D. nhân đôi, phân ly, tổ hợp của NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án C C D B D C C C A B C C B C A
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án C B B B A D B B A B C D A A D
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án D D C B A A C B A A

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 09_PHẦN CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Câu 1 ( ID:25568 ): Một tế bào có bộ NST lưỡng bội 2n tham gia nguyên phân, nếu một NST kép của cặp NST
đồng dạng không phân li ở kì sau, hai tế bào con tạo ra có công thức bộ nhiễm sắc thể
A. đều là 2n giống tế bào mẹ. B. 2n + 1 và 2n – 1.
C. 2n + 2 và 2n – 2. D. 2n + 1 và 2n.
Câu 2 ( ID:25569 ): Nguyên nhân có thể làm phát sinh thể đa bội là
A. do một hoặc một số cặp NST nào đó không phân ly. B. do tất cả các cặp NST không phân ly .
C. do trao đổi chéo không cân giữa các NST. D. do rối loạn nhân đôi của ADN.
Câu 3 ( ID:25570 ): Một tế bào sinh dưỡng của một loài sinh vật nguyên phân 3 lần liên tiếp đã nhận của môi
trường 322 nhiễm sắc thể đơn. Loài sinh vật này là
A. ruồi giấm. B. đậu Hà Lan. C. người. D. lúa nước.
Câu 4 ( ID:25571 ): Ở một loài, trong lần phân bào I của giảm phân một tế bào sinh tinh, nếu rối loạn phân ly ở
cặp NST số 21 sẽ tạo ra
A. 2 tinh trùng bình thường, 1 tinh trùng có 2 NST 21 và 1 tinh trùng không có NST 21.
B. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21.
C. 2 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường.
D. 2 tinh trùng thiếu 1 NST 21 và 2 tinh trùng bình thường.
Câu 5 ( ID:25572 ): một đột biến ảy ra làm thay thế a itamin thứ 3 trong phân t prôtêin hoàn ch nh do gen
đó mã hoá. Xác định kiểu đột biến gen và vị trí ảy ra đột biến trong gen đó?
A. đột biến làm mất 1 cặp nuclêôtit ứng với mã bộ ba thứ 3 của gen
B. đột biến gen làm thêm 1 cặp nuclêôtit của mã bộ ba thứ 3 của gen
C. đột biến làm thay thế 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 3 của gen.
D. đột biến làm thay thế 1 cặp nuclêôtit ứng với mã bộ ba thứ 4 của gen
Câu 6 ( ID:25573 ): Hoạt động của nhiễm sắc thể ảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là :
A. Tách tâm động và phân li về 2 cực của tế bào
B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép
C. Không tách tâm động và dãn oắn
D. Tiếp tục ếp trên mặt phẳng ích đạo của thoi phân bào
Câu 7 ( ID:25574 ): Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 16. Vậy số nhiễm sắc thể đơn ở kì đầu của giảm phân
một và kì đầu của giảm phân hai của một tế bào của loài này lần lượt là:
A. 32 và 16 B. 16 và 8 C. 0 và 16 D. 0 và 0
Câu 8 ( ID:25575 ): Để có thể cho ra tinh trùng người mang 2 NST giới tính YY, sự rối loạn phân ly của NST
giới tính phải ảy ra:
A. Ở kỳ đầu của lần phân bào 1 của giảm phân B. Ở kỳ sau của lần phân bào 1 của giảm phân
C. Ở kỳ đầu của lần phân bào 2 của giảm phân D. Ở kỳ sau của lần phân bào 2 của giảm phân
Câu 9 ( ID:25576 ): Một tế bào khi giảm phân bình thường, không ảy ra trao đổi chéo thực tế cho mấy loại
tinh trùng?
A. 2 B. 4 C. 1 D. 8
Câu 10 ( ID:25577 ): Tế bào sinh noãn của một cây nguyên phân 4 lần liên tiếp đã sinh ra các tế bào con có
tổng cộng 224 NST. Loài đó có thể có tối đa bao nhiêu loại giao t thiếu 1 NST?
A. 5 B. 3 C. 7 D. 1

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 1
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
Câu 11 ( ID:25578 : Cơ chế nào sau đây giúp bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con tạo ra từ nguyên phân giống
với bộ nhiễm sắc thể ở tế bào mẹ?
A. Nhân đôi và tái tổ hợp nhiễm sắc thể. B. Phân li và tái tổ hợp nhiễm sắc thể.
C. Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể. D. Tái tổ hợp nhiễm sắc thể.
Câu 12 ( ID:25579 ): Các NST kép không tách qua tâm động và mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân ly
ngẫu nhiên về mỗi cực tế bào dựa trên thoi vô sắc. Hoạt động trên của NST ảy ra ở:
A. Kì sau của nguyên phân B. Kì sau của giảm phân I
C. Kì sau của giảm phân II D. Kì giữa giảm phân I
Câu 13 ( ID:25580 ): Từ 1 hợp t để hình thành cơ thể đa bào đòi hỏi quá trình:
A. Giảm phân và thụ tinh B. Sinh sản hữu tính
C. Nguyên phân D. Sinh sản dinh dưỡng
Câu 14 ( ID:25581 ): Những dạng đột biến cấu trúc làm tăng số lượng gen trên 1 NST là :
A. lặp đoạn và đảo đoạn.
B. đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
C. mất đoạn và lặp đoạn.
D. lặp đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 15 ( ID:25582 ): Một NST ban đầu có trình tự sắp ếp gen: A CDEFGH. Sau đột biến có trình tự là
A EDCFGH. Đột biến trên là dạng đột biến:
A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. mất đoạn.
Câu 16 ( ID:25583 ): Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?
(1): A CDoEFGH → A GFEoDCH
(2): A CDo EFGH → ADoEFG CH
A. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
C. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
D. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
Câu 17 ( ID:25584 ): Nếu kí hiệu bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài thứ nhất là AA, loài thứ 2 là , tự đa
bội gồm:
A. AA và AAAA. B. AAAA và .
C. và AA . D. A và AA .
Câu 18 ( ID:25585 ): Một tế bào sinh dục lưỡng bội 2n = 8, khi thực hiện giảm phân số NST ở mỗi tế bào ở kì
sau lần giảm phân II là bao nhiêu:
A. 8 NST kép B. 8 NST đơn C. 4 NST kép D. 4 NST đơn
Câu 19 ( ID:25586 ): Một tế bào sinh tinh của một loài có số NST 2n = 8. Nếu ở kì sau của giảm phân I có một
cặp NST không phân li, thì tế bào sinh tinh đó có thể tạo ra những loại giao t bất thường nào sau đây?
A. n+1 = 5 và n – 1 = 3 B. n + 1 = 5 và 0
C. n - 1 = 3 và 0 D. 2n = 8 và 0
Câu 20 ( ID:25587 ): ằng phương pháp lai a và đa bội hoá có thể tạo ra thể nào sau đây:
A. Thể một. B. Thể ba.
C. Thể bốn. D. Thể dị đa bội.
Câu 21 ( ID:25588 ): Thể lệch bội là những biến đổi về số lượng NST ảy ra ở:
A. Một số cặp NST B. Một hay một số cặp NST
C. Tất cả các cặp NST D. Một cặp NST
Câu 22 ( ID:25589 ): Trong giảm phân hiện tượng trao đổi chéo ảy ra ở :
A. Kì sau I B. Kì đầu I C. Kì đầu II D. Kì giữa II
Câu 23 ( ID:25590 ): Các tế bào có bộ nhiễm sắc thể nào sau đây là đa bội lẻ?
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 2
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
A. 5n, 7n, 9n, 11n B. 3n, 5n, 6n, 9n, 11n
C. 4n, 6n, 8n, 10n D. 3n, 6n, 8n, 11n
Câu 24 ( ID:25591 ): Kiểu gen Aa bDD giảm phân bình thường cho các loại giao t :
A. ABD, AbD, aBD. B. ABD, AbD, aBD, abD.
C. ABD, AbD. D. ABD, abd.
Câu 25 ( ID:25592 ): Đột biến được ứng dụng để chuyển gen từ NST này sang NST khác :
A. Đột biến mất đoạn NST B. Đột biến chuyển đoạn NST
C. Đột biến đảo đoạn NST D. Đột biến lặp đoạn NST
Câu 26 ( ID:25593 ): Một cơ thể thực vật mang bộ NST đa bội có thể được hình thành từ cơ thể lưỡng bội có
thể khảm đa bội với điều kiện cơ thể lưỡng bội đó:
A. là loài sinh sản hữu tính B. là loài có khả năng sinh sản sinh dưỡng
C. quá trình giảm phân ảy ra bình thường D. là thực vật lưỡng tính.
Câu 27 ( ID:25594 ): Hậu quả di truyền học của đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là :
A. gây chết.
B. không có ảnh hưởng gì tới cơ thể.
C. tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
D. giảm khả năng sinh sản.
Câu 28 ( ID:25595 ): Tại vùng sinh sản ở 1 loài động vật, có 50 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân liên tiếp 1
số đợt bằng nhau, đã tạo được 3200 tế bào con. Trong lần nguyên phân cuối cùng trên, người ta đếm được trong
tất cả các tế bào có 249600 crômatit. ộ NST 2n của loài, số loại giao t và số loại hợp t ( khi không có trao
đổi chéo) lần lượt là là:
A. 36 NST 218 loại giao t , 236 loại hợp t .. B. 38 NST,219 loại giao t , 238 loại hợp t ..
C. 42 NST 221 loại giao t , 242 loại hợp t .. D. 78 NST, 239 loại giao t , 278 loại hợp t .
Câu 29 ( ID:25596 ): Đặc điểm nào dưới đây không đúng nói về cặp nhiễm sắc thể giới tính
A. Ch gồm 1 cặp NST
B. Khác nhau ở 2 giới
C. Một số trường hợp con đực ch có 1 NST giới tính X
D. Con đực luôn luôn mang cặp NST giới tính XY,Con cái mang cặp NST giớí tính XX
Câu 30 ( ID:25597 ): Một loài thực vật có 2n = 16. Tại một thể đột biến ảy ra đột biến cấu trúc NST tại 3 NST
thuộc ba cặp khác nhau. Khi giảm phân nếu các cặp phân li bình thường thì trong số các loại giao t tạo ra ,
giao t mang đột biến chiếm t lệ:
A. 25% B. 87,5% C. 75% D. 12,5%
Câu 31 ( ID:25598 ): Sự rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST trong nguyên phân sẽ làm uất hiện dòng tế bào?
A. 4n B. 3n C. 2n D. 2n + 2
Câu 32 ( ID:25599 ): Có 1 tế bào sinh tinh của một cá thể có kiểu gen Aa bddEe tiến hành giảm phân bình
thường hình thành tinh trùng. Số loại tinh trùng tối đa có thể tạo ra là:
A. 2 B. 8 C. 6 D. 4
Câu 33 ( ID:25600 ): Trong tự nhiên, thể đa bội ít gặp ở động vật vì :
A. động vật khó tạo thể đa bội vì có vật chất di truyền ổn định hơn.
B. đa bội thể dễ phát sinh ở nguyên phân mà thực vật sinh sản vô tính nhiều hơn động vật.
C. thực vật có nhiều loài đơn tính mà đa bội dễ phát sinh ở cơ thể đơn tính.
D. cơ chế ác định giới tính ở động vật bị rối loạn gây cản trở trong quá trình sinh sản.
Câu 34 ( ID:25601 ): Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc NST có hiệu quả hiện nay là :
A. Quan sát và nhận biết dựa vào kiểu hình thể đột biến.
B. làm tiêu bản tế bào.
C.nhuộm băng NST và quan sát.
Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 3
Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam
D.quan sát diễn biến NST trong giảm phân dưới kính hiển vi.
Câu 35 ( ID:25602 ): Mất đoạn lớn nhiễm sắc thể thường dẫn đến hậu quả:
A. Làm giảm cường độ biểu hiện các tính trạng. B. Gây chết và giảm sức sống.
C. Mất khả năng sinh sản. D. Làm tăng cường độ biểu hiện các tính trạng.
Câu 36[68760]: Hạt phấn của loài A có n = 9 nhiễm sắc thể thụ phấn cho loài trong tế bào rễ có 2n = 18
nhiễm sắc thể. Cây lai dạng song nhị bội có số nhiễm sắc thể là :
A. 19 B. 18 C. 36 D. 27
Câu 37 [69485]: Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY. Nếu quá trình giảm phân
tạo giao t của mẹ bị rối loạn trong giảm phân I, giảm phân II bình thường, còn quá trình giảm phân tạo giao t
của bố diễn ra bình thường thì có thể tạo thành các loại hợp t bị đột biến ở đời sau là
A. XAXAXa, XAXaY, XAO, YO. B. XAXAY, XAXAY, XAO, YO.
C. XAXaXa, XAXaY, XAO, YO. D. XAXAXa, XaXaY, XaO, YO.
Câu 38[69429]:
Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào không phân
li, tạo thành giao t chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao t 2n này với giao t bình thường (1n) sẽ tạo ra
hợp t có thể phát triển thành:
A. Thể lưỡng bội. B. Thể đơn bội.
C. Thể tam bội. D. Thể tứ bội.
Câu 39[69461]: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 7 nhóm gen liên kết. Có 8 thể đột biến số lượng NST được kí
hiệu từ (1) đến (8). ộ NST của mỗi thể đột biến như sau:
(1) có 21 NST; (2) có 15 NST; (3) có 16 NST; (4) có 18 NST;
(5) có 28 NST; (6) có 35 NST; (7) có 12 NST; (8) có 13 NST.
Trong 8 thể đột biến nói trên, có bao nhiêu thể đột biến thuộc loại đột biến đa bội?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 40[68632]: Cho 2 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và Aa lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có
kiểu gen AAaa. Phát biểu nào sau đây về cơ chế phát sinh đột biến tứ bội chưa đúng? ( iết rằng không ảy ra
đột biến gen)
A. Đột biến có thể ảy ra trong lần giảm phân 2 của cây bố và cây mẹ.
B. Đột biến có thể ảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và cây mẹ.
C. Đột biến có thể ảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp t .
D. Đột biến có thể ảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và giảm phân 2 ở cây mẹ.

ĐÁP ÁN ĐÚNG:
Xem lời giải chi tiết và video chữa từng câu tại Hoc24h.vn => Khóa học dành cho học sinh ôn thi lại:
SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA MÔN SINH HỌC
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15
Đáp án B B C B D A D D A C C B C D C
Câu 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án B B B A D B B A B B B C D D B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A A D C B C A C A D

Super-Max là khóa học biên soạn phù hợp cho học sinh ôn thi lại. Nội dung có đầy đủ cả kiến thức cơ bản và nâng cao Trang 4

You might also like