You are on page 1of 9

Các câu hỏi ôn tập KTDT

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng với alkaline phosphatase? (2đ)
A. Có khả năng gắn thêm một nucleotide vào đầu 5’ của DNA hay RNA
nhằm đánh dấu các phân tử đó.
B. Thay nhóm phosphate ở đầu 5’ của phân tử DNA và RNA bằng nhóm
OH.
C. Loại bỏ nhóm phosphate khỏi đầu 5’ của phân tử DNA.
D. Chỉ loại bỏ nhóm phosphate khỏi đầu 5’ của phân tử DNA còn RNA thì
không.
Câu 2: Thành phần nào sau đây không cần trong kỹ thuật RT-PCR? (2đ)
A. RNA polymerase
B. Chất ức chế RNA polymerase
C. DNA polymerase
D. Enzyme phiên mã ngược
Câu 3: Phát biểu sau đây đúng hay sai? (2đ)
“Kỹ thuật PCR ngược, sử dụng phiên mã ngược để sinh tổng hợp cDNA”.
A. Đúng
B. Sai
Câu 4: Trình tự cos không có trên các vector nào sau đây? (2đ)
A. Bacteriophage lambda
B. Cosmid
C. Cả BAC và cosmid đều có
D. Cả BAC và bacteriophage lambda đều có
E. BAC
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng với kỹ thuật chọn lọc âm tính? (2đ)
A. Phải sử dụng một loại kháng sinh nào đó để chọn lọc
B. Ở lần cấy chuyển thứ 2, khuẩn lạc còn sống là khuẩn lạc mang vector tái
tổ hợp
C. Ở lần cấy chuyển thứ 2, khuẩn lạc bị chết là khuẩn lạc mang vector tái tổ
hợp
D. Cả ba đều sai
Câu 6: Vai trò của chloroform trong tách chiết DNA? (2đ)
A. Là chất gây kết tủa DNA
B. Là chất gây kết tủa protein
C. Là chất gây kết tủa RNA
D. Là chất gây kết tủa tinh bột
Câu 7: Enzyme nào sau đây để nối DNA? (2đ)
A. DNA polymerase
B. DNA ligase
C. Reverse trancriptase
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? (2đ)
A. Phân tích sự biểu hiện gene bằng mẫu dò Taqman đặc hiệu hơn SYBR
green.
B. Phân tích sự biểu hiện gene bằng mẫu dò Taqman không đặc hiệu bằng
SYBR green.
C. Phân tích sự biểu hiện gene bằng mẫu dò Taqman có mức độ đặc giệu
tương tự như SYBR green.
D. Phân tích sự biểu hiện gene bằng mẫu dò Taqman dễ dàng hơn SYBR
green.
Câu 9: Kỹ thuật PCR phức là kỹ thuật? (2đ)
A. Dùng nhiều cặp mồi khác nhau, để nhân các đoạn DNA ngẫu nhiên có
kích thước khác nhau.
B. Dùng một cặp mồi nhưng phân được phức hợp nhiều sản phẩm
C. Dùng nhiều cặp mồi khác nhau, để nhân các đoạn DNA đặc hiệu có kích
thước khác nhau.
D. Dùng nhiều cặp mồi khác nhau, để nhân các đoạn DNA đặc hiệu có kích
thước tương tự nhau.
Câu 10: DNA chiết tách cần đảm bảo: (2đ)
A. Tinh khiết
B. Nguyên vẹn
C. Cả hai đáp án trên
D. Không đáp án nào đúng
Câu 11: Các thành phần chính của một phản ứng PCR bao gồm? (2đ)
A. DNA khuôn, mồi xuôi và mồi ngược, dNTPs, RNA polymerase, Mg2+,
dung dịch đệm.
B. DNA khuôn, mồi xuôi và mồi ngược, dNTPs, DNA polymerase, Mg2+,
dung dịch đệm.
C. DNA khuôn, mồi xuôi và mồi ngược, dNTPs, DNA polymerase, dung
dịch đệm.
D. DNA khuôn, dNTPs, RNA polymerase, Mg2+, dung dịch đệm.
Câu 12: Kỹ thuật PCR ngược không cần thành phần nào sau đây? (2đ)
A. Enzyme giới hạn
B. Polynucleotide kinase
C. Terminal deoxynucleotidyl transferase
D. Cả enzyme giới hạn và enzyme Termial deoxynucleotidyl transferase
đều không cần cho PCR ngược.
Câu 13: Phát biểu sau đây đungs hay sai? (2đ)
“Mẫu dò FRET không bị thủy phân nhờ DNA polymerase trong phản ứng
realtime PCR”
A. Đúng
B. Sai
Câu 14: Người ta sẽ sử dụng enzyme giới hạn nào sau đây để nhân dòng một
đoạn DNA trong vector pBR322 được minh họa ở hình bên? (2đ)
A. BamHI
B. PvuII
C. Pst
D. SalI
E. Cả 3 enzyme BamHI, SalI, Pst

Câu 15: Mồi nào sau đây có thể bắt cặp


đặc hiệu vào đoạn trình tự in đậm và gạch chân 3’-ACTG-5’? (2đ)
A. 3’-ACTG-5’
B. 5’-ACTG-3’
C. 3’-TGAC-5’
D. 5’-TGAC-3’
Câu 16: Mẫu dò Taqman có đặc điểm nào sau đây? (2đ)
A. Có trình tự bổ sung vào trình tự của gene cần phân tích.
B. Có chất phát huỳnh quang (reporter fluorescent - R) ở đầu 5’ và một chất
ức chế sự phát huỳnh quang (quencher – Q) ở đầu 3’.
C. Chỉ Phát huỳnh quang khi R và Q cách xa nhau.
D. Cả ba đặc điểm trên.
E. Không có đáp án nào đúng.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng? (2đ)
A. cDNA là mạch đôi nhưng lại kém bền vững hơn so với mRNA.
B. mRNA là mạch đơn và bền vững hơn cDNA.
C. cDNA bền vững hơn mRNA.
D. mRNA và cDNA đều là mạch đơn và có độ bền vững như nhau.
Câu 18: Câu nào sau đây Không đúng với vector nhân dòng (Cloning vector)?
(2đ)
A. Sử dụng để tạo ra một số lượng lớn bản sao của một đoạn DNA.
B. Sử dụng để chuyển gene.
C. Phải có điểm khởi đầu sao chép.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 19: Phát biểu sau đây đúng hay sai? (2đ)
“Các thành phần cơ bản của kỹ thuật PCR mỏ neo bao gồm: DNA, dNTPs,
MgCl2, DNA polymerase, Polynucleotide kinase, mồi, dung dịch đệm.”
A. Đúng
B. Sai
Câu 20: Các yếu tố cơ bản cần thiết của một vector nhân dòng? (2đ)
A. Đoạn trình tự tái bản (ori).
B. Các gene chọn lọc.
C. Vùng đa nhân dòng (Multiple cloning site).
D. Cả ba yếu tố trên.
Câu 21: “Mẫu dò Molecular Beacon có khoảng cách từ 5’-(R) tới 3’-(Q) tối đa
là 30 nu” (2đ)
A. Đúng
B. Sai
Câu 22: Ba bước chính của PCR là gì? (2đ)
A. Biến tính, gắn mồi, cắt bằng enzyme giới hạn.
B. Biến tính, gắn mồi, bổ sung dNTPs.
C. Biến tính, gắn mồi, tổng hợp đoạn DNA (kéo dài mồi).
D. Biến tính, gắn mồi, đảo đoạn.
Câu 23: Kỹ thuật phân tích PCR định lượng (real-time PCR) nào sau đây không
cần thiết phải thiết kế mẫu dò? (2đ)
A. SYBR
B. Scorpions
C. FRET
D. Molecular Beacon
E. Taqman
Câu 24: Các enzyme sửa đổi DNA là? (2đ)
A. Alkaline phosphatase
B. Polynucleotide kinase
C. Terminal deoxynucleotidyl transferase
D. Cả 3 loại enzyme trên
Câu 25: Mồi nào sau đây có thể bắt cặp với trình tự DNA sau:5’-ACTG-3’ (2đ)
A. 3’-ACTG-5’
B. 5’-ACTG-3’
C. 3’-CAGT-5’
D. 5’-CAGT-3’
Câu 26: Bằng cách so sánh kích thước của các đoạn DNA được tạo ra sau khi
cắt một đoạn DNA bằng một tổ hợp các enzyme giới hạn, người ta có thể xác
định được: (2đ)
A. Các vị trí nhận biết của enzyme giới hạn trên đoạn DNA đó.
B. Trình tự đoạn DNA đó.
C. Kích thước của đoạn DNA đó.
D. Bản đồ enzyme giới hạn của đoạn DNA đó.
Câu 27: Vai trò của ethanol và isopropanol trong quy trình tách chiết DNA:
(2đ)
A. Là chất kết tủa protein
B. Là chất bảo quản DNA
C. Là chất khử trùng
D. Là tác nhân kết tủa DNA
Câu 28: Nhiệt độ gắn mồi có trình tự khoảng 18 nucleotide có thể là: (2đ)
A. 94℃
B. 72℃
C. 57℃
D. 83℃
Câu 29: Các thư viện mẫu chính là: (2đ)
A. Thư viện genome, RNA.
B. Thư viện genome, cDNA, RNA các loại.
C. Thư viện genome, cDNA.
D. Thư viện RNA, cDNA.
Câu 30: Một vector nhân dòng không bắt buộc phải có thành phần nào sau đây?
(2đ)
A. Trình tự promoter
B. Không bắt buộc phải có cả trình tự promoter lẫn gene chỉ thị
C. Gene chọn lọc
D. Gene chỉ thị
Câu 31: “Người ta có thể sử dụng Klenow fragment với mẫu dò Taqman”. (2đ)
A. Đúng
B. Sai
Câu 32: Có thể nối các đoạn DNA được cắt bởi các enzyme khác nhau sau đây
được hay không? (2đ)

A. Không thể
B. Có thể
Câu 33: Enzyme nào sau đây có khả năng bổ sung một hay nhiều nucleotide
vào các đầu 5’-PO4 của phân tử DNA? (2đ)
A. Alkaline phosphatase
B. Polynucleotide kinase
C. Terminal deoxynucleotidyl transferase
D. Không có đáp án nào đúng
Câu 34: Phản ứng phiên mã ngược sử dụng mồi nào sau đây? (2đ)
A. Mồi đặc hiệu
B. Mồi ngẫu nhiên
C. Mồi gồm nhiều nucleotide T (oligo dT)
D. Tất cả các mồi trên
Câu 35: DNA polymerase kéo dài mồi ở phía nào của mồi? (2đ)
A. 1’
B. 5’
C. 2’
D. 3’
Câu 36: Các loại vector thường được sử dụng trong nhân dòng DNA bao gồm?
(2đ)
A. Plasmid, YACs, BACs, cosmid, Bacteriophage, vi khuẩn E.coli.
B. Plasmid, cosmid, Bacteriophage, vi khuẩn E.coli.
C. Plasmid, YACs, BACs, cosmid, Bacteriophage.
D. Plasmid, YACs, BACs, cosmid, vi khuẩn E.coli.
E. Không có đáp án nào đúng.
Câu 37: Phương pháp hạn chế sự tự khép vòng, nối ngược chiều khi nhân dòng
plasmid vector? (2đ)
A. Xử lý plasmid vector với alkaline phosphatase.
B. Xử lý plasmid vector với polynucleotide kinase.
C. Phát biểu A và B là đúng.
D. Phát biểu A và B là sai.
Câu 38: Kỹ thuật PCR mỏ neo không cần enzyme nào sau đây? (2đ)
A. Terminal deoxynucleotidyl transferase
B. DNA polymerase
C. Polynucleotide kinase
D. Cả hai enzyme polynucleotide kinase và Terminal deoxynucleotidyl
transferase đều không cần
Câu 39: Các enzyme giới hạn thường được sử dụng trong lỹ thuật tách dòng.
Vậy trong tế bào, chức năng của chúng là gì? (2đ)
A. Cắt các đoạn DNA ở những vị trí nhất định tạo ra các đầu sole hay đầu
bằng.
B. Một phần của hệ thống sửa chữa chiếu xạ hoặc hư hại do chiếu xạ.
C. Một phần của cơ chế liên quan đến việc bảo vệ các tế bào khỏi sự xâm
nhập của các DNA ngoại bào.
Câu 40: Phát biểu sau đúng hay sai? (2đ)
“Bắt buộc phải sinh tổng hợp thành cDNA mạch kép trong kỹ thuật RT-PCR”
A. Đúng
B. Sai
Câu 41: Vector cosmid trên hình bên có thể dùng để nhân dòng được các đoạn
DNA nào sau đây? (2đ)
A. 5-10 kb
B. 20-25 kb
C. 30-35 kb
D. 40-45 kb
E. Tất cả đáp án trên

Câu 42: Mẫu dò ở hình bên là? (2đ)


A. FRET
B. Molecular
Beacon
C. Scorpions
D. Taqman

Câu 43: Vector pBR322 (2đ)


A. Sử dụng kháng sinh là chất chọn lọc.
B. Chọn lọc dựa trên nguyên lý xanh trắng.
C. Dùng cả hai phương pháp trên.
D. Không có đáp án nào đúng.
Câu 44: Chiều dài của mồi để nhân được các đoạn DNA đặc hiệu thường dài:
A. 25-40 nucleotide
B. 25-50 nucleotide
C. 18-25 nucleotide
D. 15-20 nucleotide
Câu 45: Trình tự nào dưới đây được gọi là palindrom? (2đ)
A. AGGTCC
B. GGATCC
C. GTATCC
D. GAATCC
Câu 46: Phát biểu nào sau đây về kỹ thuật PCR lồng tiêu chuẩn là sai? (2đ)
A. Cần thực hiện 2 lần PCR kế tiếp nhau
B. Cần hai cặp mồi.
C. Cần enzyme DNA polymerase.
D. Cần enzyme Terminal deoxynucleotidyl transferase
Câu 47: Phát biểu sau đây đúng hay sai? (2đ)
“Đoạn Klenow fragment có hoạt tính DNA polymerase nên nó có thể được sử
dụng trong phản ứng PCR”
A. Đúng
B. Sai
Câu 48: Vector pUC19: (2đ)
A. Sử dụng kháng sinh là chất chọn lọc.
B. Chọn lọc dựa trên nguyên lý xanh trắng.
C. Dùng cả hai phương pháp trên.
D. Không có phương án nào đúng.
Câu 49: Phát biểu sau đây đúng hay sai: (2đ)
“Các thành phần cơ bản của kỹ thuật RT-PCR bao gồm: mRNA, dNTPs,
MgCl2, DNA polymerase, mồi đặc hiệu, oligo T (pdT), dung dịch đệm.
A. Đúng
B. Sai
Câu 50: mRNA có thể tổng hợp thành cDNA nhờ enzyme nào sau đây? (2đ)
A. Uracil-N-Glycosylase
B. Taq DNA polymerase
C. RNA polymerase II
D. Reverse transcriptase

You might also like