You are on page 1of 8

Bài 7: CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ TRONG TẾ BÀO (P2)

Nucleic acid và Lipid

Câu 1: Một dung dịch chứa DNA và RNA tinh khiết. Dung dịch này có độ pH
A. lớn hơn 7. B. bằng 7. C. bé hơn 7. D. không xác định được.
Câu 1: Đáp án C.
DNA và RNA là các loại nucleic acid (một loại acid hữu cơ). Vì có tính acid nên dung dịch này
có độ pH bé hơn 7.
Câu 2. DNA có chức năng nào sau đây?
A. Cấu trúc nên enzyme, hormone và kháng thể.
B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan.
C. Cấu trúc nên tính trạng trên cơ thể sinh vật.
D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 2: Đáp án D.
DNA có chức năng lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền. Thông tin di truyền ở trên DNA
được mã hoá dưới dạng các bộ ba nucleotide, mỗi bộ ba quy định 1 amino acid trên chuỗi
polipeptide.
Câu 3: Nucleic acid gồm có các loại là:
A. DNA và RNA. C. DNA và Protein. B. DNA và ribosome. D. A, T, G và C.
Câu : Đáp án A.
Nucleic acid gồm có các loại là DNA và RNA.
Câu 4: Dựa vào cấu trúc người ta chia nitrogenous base ra 2 loại là bazơ lớn (purin) và base bé
(pirimidin). Loại base có kích thước lớn là:
A. T và A. B. A và C. C. A và G. D. G và C.
Câu 4: Đáp án C.
Loại nitrogenous base có kích thước lớn là A và G. Là dẫn xuất của purin, được cấu trúc gồm có
2 vòng; còn T và C là dẫn xuất của pirimidin, được cấu trúc chỉ có 1 vòng.
Câu 5. Trong tế bào, hàm lượng rRNA luôn cao hơn mRNA nhiều lần. Nguyên nhân chủ yếu là
vì:
A. rRNA có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn mRNA.
B. Số gene quy định tổng hợp rRNA nhiều hơn mRNA.
C. Số lượng rRNA được tổng hợp nhiều hơn mRNA.
D. rRNA có nhiều vai trò quan trọng hơn mRNA.
Câu 5: Đáp án A.
Loại rRNA có cấu trúc bền vững, tuổi thọ cao hơn các loại RNA khác nên nó có hàm lượng cao.
Câu 6. Khi nói về nguyên tắc bổ sung ở RNA, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các loại RNA đều có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
B. Trên t-RNA chỉ có một số đoạn liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
C. Ở tRNA có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung nên A bằng U và G bằng C.
D. Các cặp nitrogenous base liên kết bổ sung với nhau làm cho RNA dễ bị phân huỷ.
Câu 6: Đáp án B.
Trong các phát biểu nói trên, chỉ có phát biểu B đúng.
A sai. Vì mRNA không có cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
C sai vì không phải tất cả các nucleotide trên tRNA đều liên kết bổ sung với nhau nên A ≠
𝑈; 𝐺 ≠ 𝐶
D sai. Vì các liên kết giữa các nucleotide giúp RNA bền vững hơn.
Câu 7: Nguyên tố hoá học nào sau đây không tham gia cấu tạo nên nucleic acid?
A. C. B. N. C. S. D. P.
Câu 7: Đáp án C.
DNA, RNA được cấu tạo từ 5 nguyên tố: C, H, O, P, N.
Câu 8: Khi nói về chuỗi polynucleotide, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nhiều nucleotide liên kết lại với nhau theo một chiều nhất định.
B. Nhiều amino acid liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định.
C. Nhiều nitrogenous base liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định.
D. Nhiều phân tử nucleic acid liên kết lại với nhau theo một trình tự nhất định.
Câu 8: Đáp án A.
Mạch polynucleotide được tạo thành do các nucleotide liên kết với nhau bằng liên kết
phosphodiester (liên kết giữa C3’ của phân tử đường ở nucleotide này với gốc phosphoric của
nucleotide kế tiếp).
Câu 9: Khi nói về DNA và protein, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù.
B. Đơn phân có cấu trúc tương tự nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
C. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết phosphodiester.
D. Thành phần nguyên tố hoá học giống nhau.
Câu 9: Đáp án A.
A đúng. Vì cả DNA và protein đều được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc
thù cho loài.
B sai. Vì protein không liên kết theo nguyên tắc bổ sung; đơn phân của chúng khác nhau.
C sai. Vì đơn phân của protein liên kết với nhau bằng liên kết peptide.
D sai. Vì DNA được cấu tạo từ 5 nguyên tố: C, H, O, P, N; Còn protein được cấu tạo từ 4
nguyên tố cơ bản: C, H, O, N ngoài ra có thể có thêm S.
Câu 10: Ở trong phân tử DNA xoắn kép, các cặp nitrogenous base liên kết với nhau bằng liên
kết
A. ion. B. phosphodiester. C. hydrogen. D. peptide.
Câu 10: Đáp án C.
Các nucleotide đối diện nhau trên 2 mạch đơn của DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen; G liên kết với C bằng 3 liên kết hydrogen.
Câu 11: Khi nói về cấu trúc không gian của DNA, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hai mạch của DNA xếp song song và ngược chiều nhau.
B. Xoắn ngược chiều kim đồng hồ, đường kính vòng xoắn là 20A0 .
C. Chiều dài của một chu kì xoắn là 3,4A0 gồm 10 cặp nucleotide.
D. Các cặp nitrogenous base liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 11: Đáp án C.
Vì chiều dài của một chu kì xoắn là 34A0 gồm 10 cặp nucleotide.
Câu 12: Ở DNA mạch kép, số nucleotide loại A luôn bằng số nucleotide loại T, nguyên nhân là

A. hai mạch của DNA xoắn kép và A chỉ liên kết với T, T chỉ liên kết với A.
B. hai mạch của DNA xoắn kép và A với T có khối lượng bằng nhau.
C. hai mạch của DNA xoắn kép và A với T là 2 loại bazơ lớn.
D. DNA nằm ở vùng nhân hoặc nằm ở trong nhân tế bào.
Câu 12: Đáp án A.
Ở DNA mạch kép, số nucleotide loại A luôn bằng số nucleotide loại T. Đây là một hệ quả được
rút ra từ nguyên tắc bổ sung. Các nucleotide đối diện nhau trên 2 mạch đơn của DNA liên kết với
nhau theo nguyên tắc bổ sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen và ngược lại; G liên kết
với C bằng 3 liên kết hydrogen và ngược lại.
Câu 13: DNA có hai mạch xoắn kép, đoạn mạch thứ nhất có trình tự các đơn phân 5/-ATTGGC-
3/, đoạn mạch kia sẽ là:
A. 5/ -TAACCG-3/. C. 5/ -UAACCG-3/.
B. 3/ -TAACCG-5/. D. 3/ -UAACCG-5/.
Câu 13: Đáp án B.
Hai mạch polynucleotide của DNA có cấu trúc xoắn song song, liên kết bổ sung và ngược chiều
nhau. Đoạn mạch thứ nhất có trình tự các đơn phân 5/-ATTGGC-3/ thì đoạn mạch kia sẽ là: 3/ -
TAACCG-5/.
𝐴+𝑇 1
Câu 14. Trên một mạch của phân tử DNA có tỉ lệ các loại nucleotide là = 2. Tỉ lệ này ở
𝐺+𝐶
mạch bổ sung của phân tử DNA nói trên là bao nhiêu?
A. 0,2. B. 0,5. C. 2,0. D. 5,0.
Câu 14: Đáp án C.
Theo nguyên tắc bổ sung ta có:
A1 = T2 ; T1 = A2 ; G1 = C2 ; C1= G2
→ (A1 + G1)/ (A1 + C1) =(T2 + C2)/ (A2 + G2) = ½ => (A2 + G2)/(T2 + C2)= 2
Câu 15: Một gene ở sinh vật nhân thực có 3900 liên kết hydrogen và có 900 nuclêôit loại
guanine. Mạch 1 của gene có số nucleotide loại adenine chiếm 30% và số nucleotide loại
guanine chiếm 10% tổng số nucleotide của mạch. Số nucleotide mỗi loại ở mạch 1 của gene này
là:
A. A = 450; T = 150; G = 750; C = 150. B. A = 750; T = 150; G = 150 C = 150.
C. A = 150; T = 450; G = 750; C = 150. D. A = 450; T = 150; G = 150 ; C = 750.
Câu 15: Đáp án D.
+ Số liên kết hydrogen của gene = 2A + 3G = 3900 mà G = 900  A = 600.
+ Tổng số nucleotide của mạch 1 = 900 + 600 = 1500.
+ Trên mạch 1 có A chiếm 30%, G chiếm 10%  Số nucleotide mỗi loại trên mạch 1 là: A =
30% × 150 = 450; T = 600 - 450 = 150
G = 1% × 1500 = 150; C = 900 - 150 = 750
Câu 16: Cả ba loại RNA ở sinh vật, về mặt cấu tạo có bao nhiêu đặc điểm chung?
I. Chỉ gồm một chuỗi polynucleotide. II. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
III. Có bốn đơn phân. IV. Các đơn phân liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 16: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và III. → Đáp án C.
Cả 3 loại RNA: mRNA, tRNA, rRNA đều có đặc điểm cấu tạo chung là: Được cấu tạo theo
nguyên tắc đa phân, đơn phân là các loại nucleotide gồm 4 loại A, U, G, C. Các nucleotide liên
kết với nhau bằng liên kết hoá trị tạo thành chuỗi polynucleotide. Mỗi RNA được cấu tạo bằng 1
chuỗi polynucleotide.
Chuỗi polynucleotide có cấu trúc xoắn khác nhau tạo thành các loại RNA khác nhau: mRNA có
cấu trúc mạch thẳng; tRNA có cấu trúc xoắn thành hình lá 3 thuỳ tại các eo thắt các nucleotide
liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung; rRNA có cấu trúc xoắn không theo quy tắc cụ thể có
khoảng 70-80% số nucleotide liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung.
Câu 17: Một phân tử DNA có cấu trúc xoắn kép có tỉ lệ (A+T)(G+C) = 1/4 thì tỉ lệ số nucleotide
loại G của phân tử này là:
A. 20%. B. 30%. C. 40%. D. 10%.
Câu 17: Đáp án C.
Ta có:
(A+T)(G+C) = ¼ => A/G = ¼ => %G = G/(A+T+G+C) x 100 = 4/(1+1+4+4) x 100 = 40%
Vì DNA xoắn kép có A = T, G = C.
Câu 18: Một gene có tổng số nucleotide loại G với 1 loại nucleotide khác chiếm tỉ lệ 70% tổng
số nucleotide của gene. Trên mạch 1 của gene có số nucleotide T = 150 và bằng một nửa số
nucleotide loại A. Nhận xét nào sau đây đúng về gene nói trên?
A. Số nucleotide loại A, T trên mạch 2 của gene lần lượt là : 300, 150.
B. Gene có 4050 liên kết hydrogen.
C. Số liên kết hóa trị trong các nucleotide của gene là 2998.
D. Số nucleotide loại A chiếm 35% tổng số nucleotide của gene.
Câu 18: Đáp án B.
+ Tổng số nucleotide loại G với 1 loại nucleotide khác chiếm tỉ lệ 70% tổng số nucleotide của
gene  Đây là 2 loại nucleotide bổ sung G và C (Vì 2 loại nucleotide không bổ sung có tổng
bằng 50%)  G = C = 70/2 = 35%  A=T = 50 – 35 = 15%. → D sai.
+ Trên mạch 1 của gene có số nucleotide T = 150 và bằng một nửa số nucleotide loại A  A1 =
150 × 2 = 300.
+ Số nucleotide loại A, T trên mạch 2 của gene lần lượt là :
A2 = T1 = 150 ; T2 = A1 = 300. → A sai.
+ Số nucleotide mỗi loại của gene là : A = T = A1+T1 = 150+300 = 450.
450  35
G = C = 15 = 1050.
+ Số liên kết hóa trị trong các nucleotide của gene (mỗi nucleotide có 1 liên kết) là :
2A + 2G = 2 × (450+1050) = 3000. → C sai.
+ Số liên kết hydrogen của gene là : 2A + 3G = 4050. → B đúng.
Câu 19: Giả sử chỉ có 4 nucleotide là A, T, G, C thì sẽ có bao nhiêu kiểu sắp xếp để tạo ra một
chuỗi polynucleotide có 4 nucleotide?
A. 4. B. 24. C. 48. D. 16.
Câu 19: Đáp án B.
+ Có 4 nucleotide là A, T, G, C để sắp xếp tạo ra một chuỗi polynucleotide có 4 nucleotide, ta
đánh số thứ tự 1-2-3-4.
+ Có 4 cách chọn nucleotide cho vị trí thứ 1 là A, T, G hoặc C. Khi đó còn lại 3 nucleotide.
+ Có 3 cách chọn nucleotide cho vị trí thứ 2. Khi đó còn lại 2 nucleotide.
+ Có 2 cách chọn nucleotide cho vị trí thứ 3. Khi đó còn lại 1 nucleotide cho vị trí thứ 4.
Như vậy số kiểu sắp xếp để tạo ra một chuỗi polynucleotide có 4 nucleotide là: 4 × 3 × 2 × 1 =
24.
Câu 20: Gene có chiều dài 5100A0 và trên mạch 1 có tỉ lệ các loại nucleotide là: A:T:G:C =
1:2:3:4. Khi nói về gene nói trên, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Số nucleotide loại A của gene là 450.
B. Số nucleotide loại C của gene là 900.
C. Tỉ lệ các loại nucleotide trên mạch bổ sung của gene là C:G:T:A = 4:3:2:1.
D. Số chu kì xoắn của gene là 75.
Câu 20: Đáp án A.
5100
+ Số nucleotide trên 1 mạch của gene là: 3,4 = 1500.
1500  2
+ Số chu kì xoắn của gene là: 20 = 150. → D sai.
+ Mạch 1 có tỉ lệ các loại nucleotide là: A:T:G:C = 1:2:3:4. → Tỉ lệ các loại nucleotide trên
mạch bổ sung của gene là T2:A2:X2:G2 = 1:2:3:4. → C sai.
+ Ta có số nucleotide mỗi loại trên mạch 1 của gene là:
1500  1
A1 = 1 + 2 + 3 + 4 = 150; T1 = 2A1 = 300;
G1 = 3A1 = 450; C1= 4A1 = 600.
+ Vậy, số nucleotide mỗi loại của gene là: A = T = A1 + T1 = 450. → A đúng. G = C =
G1+C1=1050. → B sai.
Câu 21: Giả sử chỉ có 3 loại nucleotide A, T, G. Trong điều kiện nhân tạo người ta đã tổng hợp
được một đoạn phân tử DNA xoắn kép. Đoạn DNA này có bao nhiêu loại nucleotide?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 21: Đáp án C.
Các nucleotide đối diện nhau trên 2 mạch đơn của DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen và ngược lại; G liên kết với C bằng 3 liên kết
hydrogen và ngược lại.
Trong trường hợp này không có X để liên kết bổ sung với G, nên đoạn DNA này chỉ có 2 loại
nucleotide là A và T.
Câu 22. Một đoạn phân tử DNA có tổng số 3000 nucleotide và 3900 liên kết hydrogen. Khi nói
về đoạn DNA này, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đoạn DNA này có 150 chu kì xoắn. B. Đoạn DNA này có 900 Adenine.
C. Đoạn DNA này có 600 Guanine. D. Đoạn DNA này dài 0,408 μm.
Câu 22: Đáp án A.
Một đoạn phân tử DNA có tổng số 3000 nucleotide và 3900 liên kết hydrogen. Ta có hệ phương
trình:
2A + 2G = 3000
2A + 3G = 3900
+ Đoạn DNA này có: A = T = 600; G=C = 900.
3000
= 150
+ Số chu kì xoắn là: 20 (mỗi chu kỳ xoắn gồm 10 cặp nucleotide)
3000  3,4
= 5100
+ Chiều dài là: 2 A0 = 0,51μm.
+ Số chu kì xoắn = 3000 : 20 = 150.
Câu 23: Giả sử ở một đoạn phân tử DNA mạch kép có trình tự sắp xếp các nucleotide trên đoạn
mạch số 1 là 5’-ATTTGGGCCCGAGGC-3’. Tổng số liên kết hydrogen của đoạn DNA này là
bao nhiêu?
A. 50 B. 40. C. 30. D. 20.
Câu 23: Đáp án B.
Các nucleotide đối diện nhau trên 2 mạch đơn của DNA liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ
sung: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydrogen và ngược lại; G liên kết với C bằng 3 liên kết
hydrogen và ngược lại.
Trình tự sắp xếp các nucleotide trên đoạn mạch số 1 là -ATTTGGGCCCGAGGC - tức là có 2A,
3T, 6G và 4C.
Đoạn DNA này có tổng số liên kết hydrogen: (2 + 3)×2 + (6 + 4)×3 = 40.
Câu 24: Phân tử DNA của vi khuẩn không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hai đầu nối lại tạo thành DNA vòng. B. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
C. Cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung. D. Liên kết với protein histone.
Câu 24: Đáp án D.
DNA ở vi khuẩn là các phân tử DNA mạch vòng và không liên kết với protein histone. Tất cả
các loại DNA của sinh vật đều được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân và nguyên tắc bổ sung.
Câu 25. Trong các chất dưới đây, các chất có đặc tính kị nước là
A. tinh bột, glucose, mỡ, fructose. B. mỡ, cellulose, phospholipid, tinh bột.
C. sắc tố, vitamin, steroid, phospholipid, mỡ. D. Vitamin, steroid, glucose, carbohydrate.
Câu 25: Đáp án C.
Trong các chất trên đây, các chất có đặc tính chung kị nước là sắc tố, vitamin, steroid,
phospholipid, mỡ. Còn tinh bột, glucose, fructose, cellulose hay carbohydrate là nhóm ưa nước.
Câu 26: Khi tăng nhiệt độ môi trường lên cao thì chất nào sau đây sẽ bị biến đổi cấu trúc không
gian lớn nhất?
A. Pepsin. B. DNA. C. Glucose. D. Cellulose.
Câu 26: Đáp án A.
Khi bị tác động của nhiệt độ cao thì protein bị biến đổi không gian lớn nhất. Trong 4 loại phân tử
nói trên thì pepsin là một loại protein.
DNA cũng bị biến tính khi nhiệt độ lên cao làm cắt đứt các liên kết hydrogen giữa 2 mạch đơn
làm 2 mạch đơn tách nhau ra. Nhưng do tính đồng nhất cao nên khi nhiệt độ hạ thấp thì cấu trúc
DNA có thể quay trở lại bình thường.
Glucose là phân tử đường đơn có các liên kết hóa trị bền vững nên khi nhiệt độ tăng cao cấu trúc
vẫn không thay đổi.
Cellulose là phân tử đường đa có các liên kết hóa trị bền vững nên khi nhiệt độ tăng cao cấu trúc
vẫn không thay đổi.
Câu 27: Testosterone là hooc môn sinh dục có bản chất lipid. Loại lipid cấu tạo nên hooc môn
này là
A. steroid. B. phospholipid. C. dầu thực vật. D. mỡ động vật.
Câu 27: Đáp án A.
Hooc môn sinh dục được cấu tạo bằng loại lipid steroid.
Câu 28: Loại lipid nào sau đây là thành phần chủ yếu cấu trúc nên màng tế bào?
A. Sáp. B. Phospholipid. C. Cholesterol. D. Dầu mỡ.
Câu 28. Đáp án B.
Có 2 loại lipid là thành phần cấu tạo của màng sinh chất. Đó là Phospholipid và Cholesterol.
Trong đó Phospholipid gồm 2 lớp quay đầu kị nước vào nhau tạo thành bộ khung còn
Cholesterol nằm rải rác, xen kẽ giữa các phân tử Phospholipid. → Phospholipid là thành phần
chủ yếu của màng tế bào.
Câu 29. Tất cả các loại lipid đều có đặc điểm chung là
A. có cấu trúc đa phân. B. do 3 loại nguyên tố C, H, O tạo nên.
C. không tan trong nước. D. cung cấp năng lượng cho tế bào.
Câu 29: Đáp án C.
Tất cả các loại lipid đều có đặc điểm chung là không tan trong nước.
A sai. Vì lipid không có có cấu trúc đa phân.
B sai. Vì ngoài 3 loại nguyên tố C, H, O thì một số lipid còn có thêm nguyên tố P (ví dụ
phospholipid có nguyên tố P).
D sai. Vì lipid có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào.
Câu 30: Mỗi phân tử mỡ động vật có thành phần cấu tạo gồm:
I. Acid béo. II. Glixerol. III. Sterol. IV. H3PO4.
A. 1, 3. B. 1, 2. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 4.
Câu 30: Đáp án B.
Dầu mỡ: Cấu tạo gồm 1 phân tử Glixerol liên kết với 3 phân tử acid béo no hoặc không no.
Câu 31: Lipid không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên thành tế bào thực vật. B. Cấu tạo nên màng sinh chất.
C. Dự trữ năng lượng cho tế bào. D. Cấu tạo nên hooc môn steroid.
Câu 31: Đáp án A.
Lipid không có chức năng cấu tạo nên thành tế bào thực vật. Vì thành tế bào thực vật là
cellulose.
Câu 32: Khi nói về trạng thái tồn tại của các phân tử phospholipid ở trong môi trường nước, có
bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đầu ưa nước quay vào trong còn đuôi kị nước quay ra ngoài.
II. Đầu ưa nước quay ra ngoài còn đuôi kị nước quay vào trong.
III. Tạo ra các hạt mixen hoặc tạo ra màng kép có hai lớp phospholipid.
IV. Tạo ra màng tế bào bao bọc lấy các phân tử nước.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 32: Có 2 phát biểu đúng, đó là II và III. → Đáp án C.
Phân tử phospholipid có tính lưỡng cực nên khi ở môi trường nước thì đầu ưa nước quay ra
ngoài còn đuôi kị nước quay vào trong. Do đó có thể hình thành các hạt mixen liên kết với các
phân tử nước bên ngoài; hoặc có thể tạo thành lớp kép có hai lớp phospholipid có đuôi kị nước
quay vào nhau.
Câu 33: Ở điều kiện thường, dầu thực vật có dạng lỏng. Nguyên nhân chủ yếu là vì:
A. Dầu thực vật được chiết xuất từ các loài thực vật.
B. Dầu thực vật không gây bênh xơ cứng động mạch.
C. Dầu thực vật được cấu tạo bởi glixerol và 3 gốc acid béo.
D. Trong thành phần cấu tạo có chứa acid béo không no.
Câu 33: Đáp án D.
Dầu mỡ: Cấu tạo gồm 1 phân tử Glixerol liên kết với 3 phân tử acid béo no hoặc không no. Tỉ lệ
acid béo no hoặc không no trong lipid ảnh hưởng tới nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của lipid:
acid béo no có nhiệt độ nóng chảy cao và ngược lại.
+ Mỡ động vật : chứa nhiều acid béo no nên dễ bị đông đặc.
+ Mỡ thực vật : chứa nhiều acid béo không no nên khó đông đặc hơn.
Câu 34: Trong thí nghiệm tách chiết DNA, người ta đã sử dụng chất tẩy rửa để phá vỡ màng tế
bào và màng nhân. Chất tẩy rửa có thể phá vỡ được các loại màng này là vì
A. nó có tính lưỡng cực tương tự phospholipid.
B. nó làm chết tế bào nên màng tế bào bị phá hủy.
C. nó tạo môi trường ưu trương nên là vỡ tế bào.
D. nó tẩy các phân tử protein ra khỏi màng tế bào.
Câu 34: Đáp án A.
Chất tẩy rửa có thể phá vỡ được các loại màng sinh chất là vì chất tẩy rửa có tính lưỡng cực
tương tự các phân tử phospholipid. Khi màng sinh chất tiếp xúc với chất tẩy rửa thì các phân tử
chất tẩy rửa sẽ cài xen vào màng và làm tan màng. → Làm tan lớp màng Phosphorlpit.
Câu 35: Dạng hợp chất nào sau đây bao gồm hoặc chứa các hợp chất còn lại?
A. Acid béo. B. Nhóm photphat. C. Lipid. D. Phospholipid.
Câu 35: Đáp án C.
Lipid bao gồm hoặc chứa các hợp chất còn lại, vì: lipid có nhiều dạng trong đó có phospholipid.
Phospholipid được cấu tạo bởi acid béo, glixerol và nhóm photphat.
Câu 36: Trong các đặc điểm dưới đây, đặc điểm chung của các loại lipid là
A. có tính phân cực. B. cấu trúc theo nguyên tắc đa phân.
C. có tính kị nước. D. có tính acid.
Câu 36: Đáp án C.
Trong các đặc điểm trên, đặc điểm chung của các loại lipid là có tính kị nước. Còn các đặc điểm
còn lại không phải là đặc điểm của lipid.
Câu 37: Chất nào sau đây có nhiều trong trứng, trong cá và sữa?
A. Protein. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. DNA.
Câu 37: Đáp án A. Vì trứng, cá, sữa có nhiều protein.
Tinh bột có nhiều trong khoai, ngô, sắn.
Cellulose có nhiều ở thực vật.
DNA có ở trong tế bào.
Câu 38: Cho tình huống sau: Bạn A là một học sinh khỏe mạnh, nhưng có một ngày do ngủ dậy
muộn hơn bình thường nên bạn A đã không kịp ăn sáng trước khi đến trường. Sau khi học tiết
thể dục xong, bạn A cảm thấy đói lã, chóng mặt, da thì tái nhạt, không thể bước đi được nữa. Với
kiến thức đã học về thành phần hóa học của tế bào, bạn A cần được bổ sung phân tử sinh học nào
trước tiên để nhanh chóng hết các biểu hiện trên?
A. Carbohydrate. B. Lipid. C. Nucleic acid. D. Protein.
Câu 38: Đáp án A. Vì bạn A đã bị thiếu năng lượng (do không ăn sáng và vận động mạnh trong
buổi tập thể dục). Vì thiếu năng lượng (thiếu đường) nên cần bổ sung carbohydrate để cung cấp
năng lượng cho cơ thể.
Câu 39: Hình bên dưới mô tả 3 loại phân tử RNA có trong tế bào:
Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng?
I. Phân tử (c) tham gia cấu tạo vào cấu tạo của loại bào quan có ở cả tế bào nhân sơ và tế bào
nhân thực.
II. Phân tử (a) có vai trò vận chuyển amino acid đến ribosome để thực hiện quá trình dịch mã.
III. Số liên kết hydrogen trong phân tử (b) là nhiều nhất trong 3 phân tử trên.
IV. Phân tử (b) được dùng làm khuôn cho quá trình tổng hợp protein, truyền đạt thông tin di
truyền từ DNA đến peroxisome.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 39: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, II và IV. → Đáp án C.
III sai. Vì phân tử (b) là phân tử mARN. Ở phân tử mARN có cấu trúc mạch thẳng, không có
liên kết hidrogen.
Câu 40: Hình bên dưới mô phỏng ba chất A, B, C là các polysaccharide. Biết rằng A, B là các
hợp chất dự trữ năng lượng nổi bật ở thực vật và động vật.

Có bao nhiêu nhận định dưới đây đúng?


I. Đơn phân cấu tạo nên cả 3 hợp chất A, B, C là các phân tử glucose.
II. Hợp chất C là cellulose, có vai trò cấu tạo nên thành tế bào vi khuẩn.
III. Hợp chất B, A lần lượt là tinh bột và glycogen.
IV. Hợp chất B không có tính khử, không hoà tan trong nước.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 40: Có 3 phát biểu đúng, đó là I, III và IV. --> Đáp án C.
I đúng. Vì cả 3 hợp chất đều là các polysaccharide. Nên đây là tinh bột (B), glycogen (a) và
celulose (c). Cả 3 loại phân tử này đều được cấu tạo từ glucose.
II sai. Vì chất C là celulose nhưng celulose không phải là thành phần cấu tạo nên thành tế bào vi
khuẩn (thành tế bào vi khuẩn được cấu tạo bởi peptidoglucan).
III đúng. Vì nhìn vào cấu trúc không gian, chúng ta thấy chất B có cấu trúc phức tạp hơn nên đó
là tinh bột; còn glicogen thì có cấu trúc tương tự tinh bột nhưng cấu trúc đơn giản hơn.
IV đúng. Vì B là celulose nên nó không tan trong nước.

You might also like