You are on page 1of 2

Lê Phương Thảo – 0965045601 Chuyên đề Hoá học 8

CHUYÊN ĐỀ MUỐI

Câu 1: Gọi tên các muối sau. Đâu là muối acid? Đâu là muối trung hòa?
1. Na2SO4 6. Ca(H2PO4)2 11. Ba(HSO4)2
2. KHCO3 7. Cu(NO3)2 12. NaHCO3
3. BaCl2 8. FeCl2 13. MgCO3
4. Mg(NO3)2 9. Al2(SO4)3 14. NaHSO4
5. Fe2(SO4)3 10. K2HPO4 15. Zn(NO3)2
Câu 2: Hoàn thành các PTHH sau:
1. Cu + AgNO3 → 7. ZnCl2 + HNO3 → 13. AgNO3 + NaCl →
2. Fe + CuCl2 → 8. K2SO3 + H2SO4 → 14. BaCl2 + Mg(NO3)2 →
3. Ag + ZnSO4 → 9. NH4Cl + Ca(OH)2 → 15. Ca(NO3)2 + K2CO3 →
4. Al + Fe(NO3)2 → 10. MgSO4 + Ba(OH)2 → 16. Na2SO4 + Ba(NO3)2 →
5. Na2CO3 + HCl → 11. Cu(NO3)2 + NaOH → 17. ZnCl2 + Fe(NO3)3 →
6. Ba(NO3)2 + H2SO4 → 12. Na3PO4 + KOH → 18. BaSO4 + Na2CO3 →
Câu 3: Viết PTHH của các phản ứng nhiệt phân sau
to to to
1. CaCO3 → 4. KClO3 → 7. KMnO4 →
to to to
2. BaCO3 → 5. KNO3 → 8. BaSO4 →
to to to
3. MgCO3 → 6. NaHCO3 → 9. Ba(HCO3)2 →
Câu 4: Hãy dẫn một dung dịch muối khi tác dụng với một dung dịch chất khác thì tạo ra
a) chất khí b) chất kết tủa c) vừa có chất khí vừa có chất kết tủa.
Viết các PTHH minh họa.
Câu 5: Có những dung dịch muối sau: Mg(NO3)2, CuCl2. Hãy cho biết muối nào có thể tác dụng với
a) dung dịch NaOH b) dung dịch HCl c) dung dịch AgNO3
Nếu có phản ứng, hãy viết các PTHH.
Câu 6: Có những dung dịch muối sau: MgSO4, NaHCO3, K2S, CaCl2. Hãy cho biết:
- Muối nào có thể tác dụng được với dung dịch Na2CO3?
- Muối nào có thể tác dụng được với dung dịch HCl?
Viết các PTHH của phản ứng xảy ra.
Câu 7: Dung dịch NaOH có thể dùng để phân biệt hai muối trong mỗi cặp chất sau hay không? Giải thích và
viết PTHH của các phản ứng xảy ra
a) Dung dịch K2SO4 và dung dịch Fe2(SO4)3. b) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch CuSO4.
c) Dung dịch NaCl và dung dịch BaCl2. d) Dung dịch FeCl2 và FeCl3.
Câu 8: Cho những dung dịch muối sau đây phản ứng với nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng,
ghi dấu (o) nếu không. Viết PTHH ở ô có dấu (x).
Na2CO3 KCl Na2SO4 NaNO3
Pb(NO3)2
BaCl2
Lê Phương Thảo – 0965045601 Chuyên đề Hoá học 8

Câu 9: Điền công thức hóa học của các chất thích hợp vào chỗ trống trong các sơ đồ phản ứng sau và hoàn
thành các phương trình hóa học:
1. Na2S + …… → H2S + …… 2. KOH + …… → K2SO4 + ……
3. Ba(NO3)2 + ……. → HNO3 + ……. 4. NaOH + …….. → NaCl + …….
5. MgSO4 + ……. → Mg(NO3)2 + ……. 6. AgNO3 + …….. → HNO3 + ……
Câu 10: Dùng một thuốc thử nào để nhận biết được hai dung dịch muối không màu Na2SO4 và Na2CO3? Giải
thích và viết PTHH của các phản ứng xảy ra.
Câu 11: Có 3 ống nghiệm, mỗi ống đựng một dung dịch các chất sau: Na2SO4, HCl, NaNO3. Hãy nhận biết
chúng bằng phương pháp hóa học. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 12: Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch muối sau: CuSO4, AgNO3, NaCl. Sử dụng những
thuốc thử cần thiết để nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết các PTHH xảy ra.
Câu 13: Có 6 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: KOH, Ba(OH)2, K2SO4, H2SO4, KCl,
HCl. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết đựng trong mỗi lọ.
Câu 14: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch copper (II) sulfate. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho
hiện tượng quan sát được?
a) Không có hiện tượng nào xảy ra.
b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban
đầu bị nhạt dần.
Câu 15: Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 20% (d = 1,137 g/ml) với 400 gam dung dịch BaCl2 5,2% thu được
kết tủa A và dung dịch B. Tính khối lượng kết tủa A và nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch B.
Câu 16: Trộn 10 ml dung dịch H2SO4 với 10 ml dung dịch HCl rồi chia dung dịch thu được thành hai phần
bằng nhau.
- Phần thứ nhất cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư được 6,99 gam kết tủa.
- Phần thứ hai cho tác dụng với Na2CO3 dư tạo ra 991,6 ml khí ở đkc.
Xác định nồng độ mol của mỗi acid trước khi trộn.
Câu 17: Cho 30 ml dung dịch NaCl 1M vào 100 gam dung dịch AgNO3 1,7% thì thu được bao nhiêu gam kết
tủa? Hai chất tác dụng với nhau vừa đủ hay còn dư? Tính khối lượng hay thể tích dung dịch của chất cần lấy
thêm để tác dụng hết với lượng chất dư.
Câu 18: Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3.
a) Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH.
b) Tính khối lượng chất rắn sinh ra.
c) Tính nồng độ mol của các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng. Cho rằng thể tích của dung dịch thay
đổi không đáng kể.
Câu 19: Trong phòng thí nghiệm có thể dùng những muối KClO3 hoặc KMnO4 để điều chế khí oxygen bằng
phản ứng phân hủy
a) Viết PTHH đối với mỗi chất
b) Nếu dùng 0,1 mol mỗi chất thì thể tích khí oxygen thu được có khác nhau không? Tính thể tích khí
oxygen thu được ở đkc.
c) Cần điều chế 1,2395 lít khí oxygen ở đkc. Hãy tính khối lượng mỗi chất cần dùng.

You might also like