You are on page 1of 5

Trường THPT Hùng Vương Hoá học 11

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC: 2013 – 2014



Câu 1: Thực hiện các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện nếu có):
a. Canxi photphat  Photpho
b. Axit nitric 
 axit photphoric
c. Natri hidro photphat 
 natri photphat
d. Canxi hidrocacbonat 
 Canxi cacbonat
Câu 2: Nhận biết bằng phương pháp hóa học các lọ mất nhãn đựng riêng biệt từng dung dịch sau:
Na2CO3 ; Na2SiO3 ; NaNO3; NH4NO3; Na3PO4
Câu 3: Viết công thức phân tử của các chất sau : Ure , Supephotphat đơn ; quặng apatit ; đá phấn.
Câu 4:. Đốt hoàn toàn 1,2g hợp chất hữu cơ (A) .Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dd H2SO4 đặc
thấy khối lượng bình tăng 0,72g , dẫn tiếp vào bình đựng dd Ca(OH) 2 dư thu được 4g kết tủa.
a. Tìm công thức đơn giản của (A).
b. Cho d A khí hidro  30 . Tìm công thức phân tử.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 21,6g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 vào dung dịch HNO3 20% (phản ứng
đủ) thu được 2,24 lít NO, khí duy nhất (đktc).
a. Tính % của sắt theo mol. b. Tính C% dung dịch muối sau phản ứng.
Câu 6: Oxi hóa hoàn toàn 6,2g photpho, rồi hòa tan tất cả vào 125ml dung dịch NaOH 25% (d
=1,28 g/ml). Tính CM của từng chất trong dung dịch sau phản ứng.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - NĂM HỌC: 2014 – 2015

Câu 1: Viết các phương trình thực hiện chuỗi phản ứng sau:
H3PO4  Ca3(PO4)2  P  NO2  HNO3  NH4NO3  N2O
Câu 2: Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
Na3PO4, NH4NO3, Na2SiO3, K2CO3, (NH4)2SO4.
Câu 3: Viết các phương trình phản ứng chứng minh:
a. P có tính khử, tính oxi hóa.
b. CO có tính khử.
c. H2SiO3 có tính axit yếu hơn H2CO3.
d. Tính bazơ của dung dịch NH3 yếu hơn dung dịch NaOH.
Câu 4: Cho 3,584 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1,12M thu được dung dịch X. Tính
CM các chất trong dung dịch X.
Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 10,275g hỗn hợp Al, Cu tác dụng dung dịch HNO3 0,2M thu 2,8 lít
(đktc) khí không màu hóa nâu ngoài không khí và dung dịch A.
a. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu
b. Tính thể tích dung dịch HNO3 đem dùng, biết dùng dư 20% so với lượng cần phản ứng.
c. Đem hỗn hợp các muối trong dung dịch A nung đến khối lượng không đổi, tính thể tích các khí
thoát ra ở đktc.

44
Trường THPT Hùng Vương Hoá học 11
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2015 – 2016
Câu 1: Viết phương trình phản ứng chứng minh (mỗi trường hợp một phản ứng):
d. Cacbon có tính oxi hóa; Photpho có tính khử.
e. Khí CO khử được Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
f. Tính axit của H2SiO3 yếu hơn H2CO3
Câu 2: Thực hiện chuỗi phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
HNO3  Cu(NO3)2  O2  P2O5  NaH2PO4  Na3PO4  Ag3PO4
Câu 3: Nhận biết các dd mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
MgCl2 , NH4Cl , Na2CO3 , K2SiO3 , K3PO4
Câu 4: Hấp thụ hoàn toàn 4,48(l) khí CO2 (đktc) vào 200ml dung dịch NaOH 1,5M. Tính nồng độ
mol/lít dung dịch sau phản ứng
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 0,6g chất hữu cơ (X) thu được 0,448 lít khí (đktc) CO2 và 0,36g H2O.
a. Lập công thức đơn giản nhất của (X)
b. Đem hóa hơi 3 gam (X) thu được thể tích hơi bằng đúng thể tích của 1,6 gam oxi trong
cùng điều kiện. Tìm công thức phân tử của (X).
Câu 6: Hoà tan 27,2 g hỗn hợp gồm bột Cu và Fe trong dung dịch HNO 3 50% (đặc nóng, có dư)
thấy thoát ra 24,64 lít khí màu nâu đỏ (đktc) .
a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch sau phản ứng, biết người ta lấy dư 10% HNO 3 so với
lượng cần thiết.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 – 2018
Câu 1: (1,5 điểm) Viết phương trình phản ứng chứng minh (mỗi trường hợp một phản ứng):
g. Muối nitrat bị phân hủy khi nung nóng.
h. SiO2 tan trong NaOH nóng chảy.
i. Tính axit của H2SiO3 yếu hơn H2CO3
Câu 2: (1,5 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau: (ghi rõ điều kiện nếu có)
Ca3(PO4)2 → P → NO2 → HNO3 → CO2 → CaCO3 → Ca(HCO3)2
Câu 3: (2 điểm) Nhận biết các dd mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
FeCl3, NH4NO3 , K2CO3 , Na2SiO3 , Na3PO4.
Câu 4: (1,5 điểm) Dẫn V lít CO2 (đktc) vào 500 ml dd KOH 1,5M. Sau phản ứng thu được dung
dịch chứa 2 muối có nồng độ mol/l bằng nhau. Tính giá trị V.
Câu 5: (1,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam một chất hữu cơ (A); rồi dẫn sản phẩm cháy lần
lượt qua bình (1) chứa H2SO4 đậm đặc, bình (2) chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1)
tăng 3,6 gam và bình (2) thu được 30 gam kết tủa. Khi hóa hơi 5,2 gam (A) thu được một thể tích
đúng bằng thể tích 1,6 gam khí oxi đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Tìm CTPT của (A).
Câu 6: (2 điểm) Cho 1,4 gam kim loại R hóa trị III tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HNO3 x
(M) thì thu được 0,56 lít khí NO (đktc).
a. Xác định kim loại R.
b. Tính giá trị x.
45
Trường THPT Hùng Vương Hoá học 11
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 – 2019* Đề 01
Câu 1: (1,5 điểm) thực hiện chuỗi phản ứng sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có)
Mg(NO3)2  1
 NO2  2
 HNO3 3
 H3PO4  4
 CO2  5
 CO 
6
 Cu
Câu 2: (1 điểm) Viết phương trình phản ứng ( ghi rõ điều kiện nếu có)
a. Điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm
b. Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi
Câu 3 : (2 điểm) Nhận biết các dd sau bằng phương pháp hóa học:
Na3PO4 , NH4NO3 , NaHCO3 , Na2SiO3 , NaNO3
Câu 4 :(1,5 điểm) Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch KOH 1,5M .Tính
nồng độ mol/l của dung dịch sau phản ứng ?
Câu 5: (2 điểm) Hoà tan 23,2 g hỗn hợp gồm Cu và CuO trong dung dịch HNO3 1M vừa đủ. Thấy
thoát ra 4,48 lít khí NO (đktc) .
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b. Tính nồng độ mol dung dịch sau phản ứng.
Câu 6: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 1,35 gam một hợp chất hữu cơ X thì thu được 2,64 gam CO 2;
1,89 gam nước và 336 ml khí nitơ (đktc).
a. Lập CTĐGN của X
b. Xác định CTPT của X biết tỉ khối hơi của X so với khí metan (CH4) là 4,6875

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2018 – 2019* Đề 02


Câu 1: (1,5 điểm) thực hiện chuỗi phản ứng sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có)
CaCO3  1
 CO2  2
 Na2CO3  3
 NaNO3 4
 HNO3  5
 Cu(NO3)2  6
 CuO
Câu 2: (1 điểm) Viết 1 phương trình phản ứng ( ghi rõ điều kiện nếu có)
a. Giải thích tại sao người ta không dùng bình thủy tinh chứa dung dịch HF
b. Điều chế axit photphoric trong công nghiệp
Câu 3 : (2 điểm) Nhận biết các dd sau bằng phương pháp hóa học:
KCl, Na3PO4 , K2CO3 , Na2SiO3, KNO3
Câu 4 :(1,5 điểm) Cho hấp thụ hoàn toàn 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 300ml dung dịch NaOH
0,8M. Tính nồng độ mol/l dung dịch thu được
Câu 5: (2 điểm) Khi hoà tan 21,6 g hỗn hợp gồm Fe và Fe2O3 trong dung dịch HNO3 1M lấy dư
thấy thoát ra 2,24 lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) .
a. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu.
b. Tính V dd HNO3 đã dùng biết dd sau phản ứng trung hòa vừa đủ 100ml dd NaOH 1M .
Câu 6: (2 điểm) Oxi hóa hoàn toàn 14,4 g một hợp chất hữu cơ A (C, H,O). Sản phẩm thu được
dẫn qua bình I chứa H2SO4 đặc, sau đó qua bình II chứa nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình I
tăng 7,2g và bình II tăng 26,4 gam
a. Lập CT ĐGN của A
b.Xác định CT PT của A biết tỉ khối của A so với không khí là 2,483

46
Trường THPT Hùng Vương Hoá học 11
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020* Đề 01
Câu 1: (1,5 điểm)
a.Viết 1 phương trình phản ứng chứng minh C có tính oxi hóa ( xác định số oxi hóa).
b.Viết phản ứng xảy ra trong quá trình khắc thủy tinh.
c.Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng khi dẫn CO 2 từ từ đến dư vào dd Ca(OH)2
Câu 2: (1,5 điểm) thực hiện chuỗi phản ứng sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có)
Ca3(PO4)2  1
 H3PO4  2
 CO2  3
 CO 4
 Cu  5
 Cu(NO3)2 
6
 NO2
Câu 3 : (2 điểm) Nhận biết các dd sau bằng phương pháp hóa học:
Na3PO4 , Mg(NO3)2, K2CO3 , Na2SiO3 , NaNO3
Câu 4 :(1,5 điểm) Cho 448 ml khí CO2 (đkc) hấp thụ hoàn toàn vào bình chứa 100ml dung dịch
KOH 0,25M. Tính nồng độ mol/l dd sau phản ứng (xem thể tích dd thay đổi không đáng kể) ?
Câu 5: (1,5 điểm) Cho 4,05g một kim loại M hóa trị III tác dụng hoàn toàn với dd HNO3 đặc, đun
nóng thì thu được 10,08 lít khí màu nâu đỏ (đkc) duy nhất. Xác định tên kim loại M.
Câu 6: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 2,4 g một hợp chất hữu cơ X thì thu được 5,28g CO 2; 2,88 g
nước .
c. Lập CTĐGN của X
d. Xác định CTPT của X . Biết tỉ khối hơi của X so với khí không khí bằng 2,069

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2019 – 2020* Đề 02


Câu 1: (1,5 điểm)
a.Viết 1 PT phản ứng chứng minh Si có tính oxi hóa (xác định số oxi hóa)
b.Viết phương trình giải thích hiện tượng thạch nhũ trong hang động đá vôi
c.Viết phương trình giải thích tại sao không được dùng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy
có kim loại Mg.?
Câu 2: (1,5 điểm) Thực hiện chuỗi phản ứng sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có)
H2SO4  1
 HNO3  2
 Cu(NO3)2  3
 O2 
4
 CO2 5
 CaCO3  6
 CO2
Câu 3 : (2 điểm) Nhận biết các dd sau bằng phương pháp hóa học:
MgCl2, K2SO4 , Na2CO3 , K2SiO3, NaNO3
Câu 4 :(1,5 điểm) Dẫn 8,96 lít CO2 (đktc) vào 500ml dd KOH a M. Sau phản ứng thu được 2 muối
có tổng khối lượng 47,6 gam. Tìm a, tính CM dung dịch sau phản ứng.
Câu 5: (1,5 điểm) Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam một kim loại A (hóa trị II) vào dd HNO3 vừa đủ, sau
phản ứng thu được 1,68 lít khí không màu hóa nâu ngoài không khí, khí duy nhất (đktc). Xác định
kim loại A.
Câu 6: (2 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 14,5 g một hợp chất hữu cơ A thì thu được 33gam CO 2; 13,5 gam nước .
a. Lập CTĐGN của A
b. Xác định công thức phân tử của A . Biết tỉ khối hơi của A so với khí oxi bằng 1,8125

47
Trường THPT Hùng Vương Hoá học 11
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020 – 2021* Đề 01
Câu 1: Viết 1 phương trình phản ứng
a. Nhiệt phân muối đồng (II) nitrat
b. Thể hiện ứng dụng của dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.
Câu 2: Thực hiện chuỗi phản ứng sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có)
NaNO3 
1
 HNO3 
2
 NO2 
3
 HNO3 
4
 CO2 
5
 CO 
6
 CO2

Câu 3 : Nhận biết các dd mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
Na3PO4, NaCl, Na2SiO3, K2CO3, NaNO3.
Câu 4 : Viết phản ứng, nêu hiện tượng khi dẫn CO2 từ từ đến dư vào dung dịch Ca(OH)2.
Câu 5: Dẫn 6,72 lít CO2 (đktc) vào dung dịch kiềm chứa 16 gam NaOH. Sau phản ứng thu được
250 gam dung dịch muối X.
a. Tính C% các chất trong dung dịch X .
b. Cho Ca(OH)2 dư vào dung dịch X. Tính khối lượng kết tủa thu được
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 7,6g chất hữu cơ (X) thu được 6,72 lít khí (đktc) CO 2 và 7,2g H2O.
a. Lập công thức đơn giản nhất của (X)
b. Tìm công thức phân tử của (X). Biết tỉ khối hơi của (X) so với khí oxi là 2,375
.
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2020 – 2021* Đề 02
Câu 1: Viết phương trình phản ứng
a. Chứng minh silic có tính khử
b. Giải thích tại sao không được dùng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy có kim loại magie
Câu 2: thực hiện chuỗi phản ứng sau: ( ghi rõ điều kiện nếu có)
 Cu(NO3)2   NO2   HNO3   CO2   CO   Fe
2 3 4 5 6
HNO3 
1

Câu 3 : Nhận biết các dd mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
K3PO4, Mg(NO3)2, K2SiO3, Na2CO3, NaNO3.
Câu 4 : Dẫn CO2 vào dd Ca(OH)2 thu được kết tủa và dd X. Đun nóng dd X lại thu được kết tủa.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra
Câu 5: Dẫn 8,4 lít CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch KOH 1,5M thu được dung dịch X.
a. Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch X. Coi như thể tích dd không thay đổi.
b. Cho Ca(OH)2 dư vào dung dịch X. Tính khối lượng kết tủa thu được
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 9,4g chất hữu cơ (X) thu được 26,4 gam CO2 và 5,4 gam H2O.
a. Lập công thức đơn giản nhất của (X)
b. Tìm công thức phân tử của (X). Biết tỉ khối hơi của (X) so với khí oxi là 2,9375

48

You might also like