You are on page 1of 11

ĐỀ SỐ 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO… KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
Môn: Hóa Học – Lớp 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề thi có 02 trang)

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)


Câu 1. Dẫn từ từ CO2 vào dung dịch chỉ chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Đồ thị dưới đây biểu diễn
sự phụ thuộc của số mol kết tủa BaCO3 tạo thành theo số mol CO2.

Giá trị của x là


A. 0,020. B. 0,015. C. 0,025. D. 0,005.
Câu 2. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng gì?
A. Nitơ. B. Cacbon. C. Kali. D. Photpho.
Câu 3. Không nên bón phân urê cho cây trồng cùng lúc với
A. phân vi lượng. B. phân kali. C. vôi sống. D. phân lân.
Câu 4. Dung dịch HNO3 0,01M có pH bằng
A. 13. B. 1. C. 12. D. 2.
Câu 5. Dung dịch X gồm 0,05 mol Na , 0,04 mol Cl , 0,03 mol SO4 và Mg2+. Cô cạn dung
+ - 2-

dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,820. B. 5,690. C. 8,875. D. 6,050.
Câu 6. Một loại nước thải công nghiệp có pH = 3,5. Nước thải đó có môi trường
A. trung tính. B. axit. C. bazơ. D. lưỡng tính.
Câu 7. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch Y
chứa 8m gam muối và x mol một chất khí duy nhất là N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào Y,
kết thúc thí nghiệm có 25,84 gam NaOH đã phản ứng. Giá trị của x gần nhất với
A. 0,060. B. 0,050. C. 0,030. D. 0,055.
Câu 8. Trong công nghiệp, axit nitric được tổng hợp từ amoniac qua ba giai đoạn với hiệu
suất của toàn bộ quá trình đạt 96%. Theo quá trình trên, từ 4 tấn amoniac người ta thu được
m tấn dung dịch HNO3 60%. Giá trị của m là
A. 24,71. B. 23,72. C. 25,74. D. 14,82.
Câu 9. Silic tan được trong dung dịch của chất nào sau đây?
A. NaOH. B. HF. C. NaCl. D. HCl.
Câu 10. Chất nào sau đây là chất điện li?
A. C2H5OH. B. HNO3. C. C12H22O11. D. CO2.
Câu 11. Nhỏ từ từ dung dịch HCl đến dư vào dung dịch NaHCO3, hiện tượng xảy ra là
A. có kết tủa và sủi bọt khí. B. thoát ra khí không màu.
C. thoát ra khí mùi khai. D. xuất hiện kết tủa trắng.
Câu 12. Ứng dụng phổ biến nhất của amoni nitrat là làm phân bón, thuốc nổ quân sự.
Amoni nitrat có công thức hóa học là
A. NH4NO2. B. (NH4)2NO3. C. NH4NO3. D. (NH4)2NO2.
Câu 13. Phản ứng NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O có phương trình ion thu gọn là
A. H+ + OH-  H2O. B. Na+ + NO3-  NaNO3.
C. H2+ + OH2-  H2O. D. Na2+ + NO32-  NaNO3.
Câu 14. Chất bột X màu đen, có khả năng hấp phụ các khí độc nên được dùng trong nhiều
loại mặt nạ phòng độc. Chất X là
A. silicagen. B. than hoạt tính. C. thạch anh. D. đá vôi.
Câu 15. Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Bên trong bình, lúc đầu có chứa khí X. Hiện tượng xảy ra khi tiến hành thí nghiệm: nước
phun mạnh vào bình và chuyển thành màu hồng. Khí X là
A. NH3. B. HCl. C. CO2. D. N2.

II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (5,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm): Hoàn thành phương trình hóa học cho các phản ứng sau:
t 0
a. KNO3  b. Na2CO3 + HCl →
c. P + Ca → d. Si + O2 →
Câu 2 (1,5 điểm): Bảng dưới đây ghi lại kết quả quan sát khi nhỏ dung dịch Ca(OH)2 vào
các ống nghiệm (1), (2), (3), đun nóng đựng một trong các dung dịch NaNO3, (NH4)2CO3,
K3PO4 không theo thứ tự.

Ống nghiệm (1) (2) (3)

Xuất hiện kết tủa trắng và


Hiện tượng Xuất hiện kết tủa trắng Không hiện tượng
thoát ra khí mùi khai

a. Các ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt chứa dung dịch của chất nào?
b. Viết phương trình hóa học xảy ra.
Câu 3 (1,0 điểm): Hòa tan hoàn toàn m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được 336 ml
khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m.
Câu 4 (0,5 điểm): Một cái ao dùng để nuôi thủy sản chứa 5000 m3 nước có pH = 4,2. Trước
khi nuôi, người ta làm tăng độ pH trong ao lên 7,0 bằng cách hòa m gam vôi sống (nguyên
chất) vào nước trong ao. Tính giá trị m.
----------- HẾT ----------
Chú ý: Học sinh được phép sử dụng Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa Học.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI
I. TRẮC NGHIỆM
1B 9A
2A 10B
3C 11B
4D 12C
5D 13A
6B 14B
7D 15A
8B
II. TỰ LUẬN
CÂU NỘI DUNG ĐIỂM

1 Hoàn thành phương trình hóa học cho các phản ứng sau:
t
a. KNO3 
0
b. Na2CO3 + HCl → 2,0

c. P + Ca → d. Si + O2 →

- Mỗi PTHH đúng được 0,5 điểm.


- Nếu không cân bằng từ 2 - 3 PTHH thì trừ 0,25 điểm.
- Nếu không cân bằng 4 PTHH thì trừ 0,5 điểm.
- Nếu thiếu điều kiện của 2 phản ứng thì trừ 0,25 điểm.
- Nếu một phản ứng vừa thiếu điều kiện vừa không cân bằng thì trừ
0,25 điểm.
- Câu 1.b HS có thể viết theo một hướng bất kì.

Bảng dưới đây ghi lại kết quả quan sát khi nhỏ dung dịch Ca(OH)2 vào
2 các ống nghiệm (1), (2), (3), đun nóng đựng một trong các dung dịch
NaNO3, (NH4)2CO3, K3PO4 không theo thứ tự.

Ống nghiệm (1) (2) (3) 1,5


Hiện tượng Có kết tủa Không hiện Có kết tủa màu
màu trắng tượng trắng và thoát khí
mùi khai

a. Các ống nghiệm (1), (2), (3) lần lượt chứa dung dịch của chất
nào?
b. Viết phương trình hóa học xảy ra.

- Chỉ ra đúng cả 3 dung dịch trong 3 ống nghiệm được 1,0 điểm. Nếu
chỉ đúng 1 dung dịch thì được 0,25 điểm.
- Viết đúng mỗi PTHH được 0,25 điểm.
a/ Ống (1) chứa dung dịch K3PO4, ống (2) chứa dung dịch NaNO3, ống
(3) chứa dung dịch (NH4)2CO3.
b/ PTHH: 2K3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2↓ + 6KOH
(NH4)2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NH3 + 2H2O

Hòa tan hoàn toàn m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, thu được 336 ml
khí NO2 (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị của m. 1,0
3 Số mol NO2 = 0,336/22,4 = 0,015 mol (0,25 đ)
PTHH: Mg + 4HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 3H2O (0,25 đ)
0,0075 0,015
Tính được số mol Mg = 0,0075 mol (0,25 đ)
mMg = 0,0075.24 = 0,18 gam. (0,25 đ)
Lưu ý: HS giải cách khác nhưng kết quả đúng thì vẫn đạt điểm tối
đa.

4 Một cái ao dùng để nuôi thủy sản chứa 5000 m3 nước có pH = 4,2. 0,5
Trước khi nuôi, người ta làm tăng độ pH trong ao lên 7,0 bằng cách hòa
m gam vôi sống (nguyên chất) vào nước trong ao. Tính giá trị m.

Ta có: n H = 5000.103.10-4,2 = 315,48 mol


PTHH: CaO + 2H+ → Ca2+ + H2O


Hoặc CaO + H2O → Ca2+ + 2OH-
OH- + H+ → H2O
n H
=> n CaO   157,74 mol
2

mCaO = 157,74.56 = 8833,44 gam.


HS tính đúng giá trị của m (có thể xấp xỉ với 8833 gam) mới tính điểm:
0,5 điểm.
Lưu ý: HS giải cách khác nhưng kết quả đúng thì vẫn đạt điểm tối
đa.

Lưu ý: Đối với các bài toán, nếu HS lấy y giá trị nguyên tử khối của
các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tính ra các kết quả gần đúng với đáp án của
hướng dẫn chấm này thì vẫn tính điểm tối đa.
ĐỀ SỐ 2
THPT ………. KIỂM TRA HỌC KỲ I
TỔ KHTN - HÓA NĂM HỌC 2020 - 2021
Môn: HÓA - Lớp 11
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

(Biết: Li=7; Na=23; K=39; Ag=108; Al=27; Mg=24; Ca=40; Zn=65; Cu=64; Sn=118; Pb=207;
Fe=56; O=16; H=1; S=32; P=31; Cl=35,5; Br= 80; N=14; C=12; Si=28).

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Dung dịch các chất điện li có tính chất nào sau đây?
A. Không dẫn điện. B. Dễ bay hơi. C. Dẫn được điện. D. Hoà tan được
các chất.
Câu 2. Chất nào sau đây có tính lưỡng tính?
A. NaOH. B. Al(OH)3. C. Fe(OH)3. D. Ca(OH)2.
Câu 3. Đánh giá nào sau đây đúng khi nói về môi trường bazơ?
A. [H+] > [OH-]. B. Làm quỳ tím hóa đỏ. C. [H+] > 10-7 M. D. pH > 7.
Câu 4. Trong phân tử N2, hai nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng liên kết gì?
A. Liên kết đơn. B. Liên kết đôi. C. Liên kết ba. D. Liên kết ion.
Câu 5. Đâu là một trong những tính chất hóa học của NH3?
A. Tính khử. B. Tính oxi hóa. C. Tính axit. D. Tính phi kim.
Câu 6. Trong bảng tuần hoàn, phot pho có vị trí như thế nào so với Nitơ?
A. Cùng chu kì 2. B. Cùng nhóm VA. C. Cùng chu kì 3. D. Cùng nhóm
VIIA.
Câu 7. Phân kali cung cấp nguyên tố ………cho cây trồng dưới dạng…………. Tìm cặp từ thích
hợp.?
A. K2CO3 / ion K+. B. kali / K nguyên chất. C. N, P, K / K2O. D. Kali / ion K+.
Câu 8. Chọn câu trả lời đúng : Trong phản ứng hoá học, cacbon
A. chỉ thể hiện tính khử. B. vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi
hóa.
C. chỉ thể hiện tính oxi hoá. D. không thể hiện tính khử và tính oxi hoá.
Câu 9. Sođa là muối
A. Na2CO3. B. NH4HCO3. C. (NH4)2CO3. D. NaHCO3.
Câu 10. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và
khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là :
A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn.
Câu 11. Phương trình nào sau đây viết Sai?
A. HCl H+ + Cl- B. NaCl Na+ + Cl- C. H2O H+ + OH- D.
NaOH Na+ + OH-
Câu 12. Cho từ từ tới dư dung dịch NaOH vào dung dich AlCl3, ta sẽ quan sát được hiện tượng gì?
A. Xuất hiện kết tủa keo trắng sau đó tan dần. B. Xuất hiện kết tủa xanh lam.
C. Xuất hiện kết tủa đỏ nâu. D. Sủi bọt khí không màu.
Câu 13. Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch có [H+] =10-2 M, ta quan sát được hiện tượng gì?
A. Quỳ tím hóa hồng. B. Không hiện tượng. C. Quỳ tím hóa xanh. D. Quỳ tím hóa
đỏ.
Câu 14. Phản ứng nào sau đây thuộc loại phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li?
A. NaCl + H2SO4 đặc. B. H2O + Na. C. BaCl2 + Na2SO4. D. HNO3 + Zn.
Câu 15. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chỉ xảy ra khi các ion kết hợp với nhau tạo ra
A. cả (1) , (2) và (3) đều đúng. B. chất kết tủa (2).
C. chất khí (3). D. chất điện li yếu (1).
Câu 16. Nitơ tác dụng với chất nào sau đây ngay ở nhiệt độ thường?
A. Khí Oxi. B. kim loại liti. C. Kim loại nhôm. D. Khí hidro.
Câu 17. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về khí amoniac?
A. Nhẹ hơn không khí. B. Là chất khí không màu.
C. Là khí có mùi trứng thối. D. Dễ tan, tan rất nhiều trong nước.
Câu 18. Muối nitrat luôn chứa ion nào sau đây?
A. NO3-. B. NH4+. C. Cu2+. D. NO2-.
Câu 19. Dung dịch axit nitric để lâu ngày thường hóa vàng là do có hòa tan khí nào sau đây?
A. NO2. B. NO. C. N2. D. NH3.
Câu 20. Cho dung dịch NaOH dư tác dụng với dung dịch axit H3PO4, sau phản ứng thu được chất
nào?
A. NaH2PO4. B. NaH2PO4 và Na2HPO4 C. Na2HPO4 và Na3PO4 D. Na3PO4 và
NaOH dư
Câu 21. Nhóm những chất khí (hoặc hơi) nào dưới đây đều gây hiệu ứng nhà kính khi nồng độ của
chúng trong khí quyền vượt quá tiêu chuẩn cho phép ?
A. N2 và CO. B. CO2 và O2. C. CH4 và H2O. D. CO2 và CH4.
Câu 22. Người ta thường dùng cát (SiO2) làm khuôn đúc kim loại. Để làm sạch hoàn toàn những
hạt cát bám trên bề mặt vật dụng làm bằng kim loại có thể dùng dung dịch nào sau đây ?
A. Dung dịch HCl. B. Dung dịch HF. C. Dung dịch NaOH loãng. D. Dung dịch
H2SO4.
Câu 23. Cho natrihidroxit vào dung dịch amoni sunfat, đun nhẹ dung dịch sẽ thoát ra khí nào?
A. SO2. B. H2. C. NH3. D. N2.
Câu 24. Dẫn luồng khí CO dư đi qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3, ZnO nung nóng. Sau khi
phản ứng xảy ra hoàn toàn, chất rắn thu được là :
A. Al2O3, Fe2O3, CuO, MgO, Zn. B. Al2O3, Cu, MgO, Fe, Zn.
C. Al, Fe, Cu, Mg, Zn. D. Al2O3, Cu, Fe, Mg, Zn.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 25. Viết phương trình phản ứng chứng minh tính chất hóa học các chất sau:
a. Dung dịch Amoniac có tính bazơ.
b. Khí Nitơ có tính khử.
Câu 26. Dẫn toàn bộ 2,688 lít khí CO2 (đkc) vào 84 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,5M và KOH 1M.
a. Tính khối kết tủa thu được sau phản ứng.
b. Tính khối lượng muối khan sau phản ứng.
Câu 27. Cho 300 ml dung dịch NaOH 1,5M và KOH 1M tác dụng với 300 ml dung dịch H3PO4 1M.
Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng?

------------- HẾT -------------


ĐỀ SỐ 3
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020-2021
….…. Môn: HÓA HỌC – Lớp 11
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề gồm có 02 trang)

Họ tên : ............................................................... Lớp : ...................


Đối với những câu hỏi có sử dụng nguyên tử khối, học sinh phải dùng giá trị nguyên tử khối
cho sau đây: H = 1; O = 16; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64.

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5,0 điểm)


Câu 1: Một học sinh đề nghị sơ đồ thiết bị để điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm từ đá vôi
(CaCO3) và loại bỏ tạp chất (khí HCl, hơi H2O) như sau:

Cho các phát biểu:


(a) Để kiểm soát tốc độ khí thoát ra, nên điều chỉnh kẹp X thay vì điều chỉnh khóa K.
(b) Nên thay dung dịch HCl bằng dung dịch H2SO4 hoặc HNO3 vì các axit này không bay hơi.
(c) Bình 1 và bình 2 có thể lần lượt chứa lượng dư các dung dịch Na2CO3 bão hòa và H2SO4 đậm
đặc.
(d) Khí CO2 thoát ra có thể được thu vào bình tam giác bằng cách đẩy không khí để úp bình thu.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
to
Câu 2: Cho phương trình hóa học: 4M(NO 3 ) n   2M 2O n + 4nNO 2 + nO 2 . Kim loại M trong
phương trình hóa học trên là
A. K. B. Ag. C. Cu. D. Na.
Câu 3: Hình dưới đây là một mẫu bao bì phân bón hóa học được bán trên thị trường:

Số 5 (được khoanh tròn) trên mẫu bao bì đó biểu thị hàm lượng dinh dưỡng của
A. nguyên tố vi lượng. B. lân.
C. kali. D. đạm.
Câu 4: Một dung dịch có [H+] = 10-4 M thì có môi trường
A. axit. B. lưỡng tính. C. bazơ. D. trung tính.
Câu 5: Chất nào sau đây được dùng làm phân đạm?
A. Ca(H2PO4)2. B. K2CO3. C. CaSO4. D. NH4Cl.
Câu 6: Đơn chất N2 thể hiện tính khử trong phản ứng với chất nào dưới đây?
A. Al. B. Mg. C. H2. D. O2.
Câu 7: Để khử hết 8,0 gam Fe2O3 thành Fe, cần vừa đủ V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 3,36. C. 0,37. D. 2,24.
Câu 8: Cách nào sau đây không được dùng để điều chế H3PO4 trong công nghiệp?
A. Cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng apatit.
B. Đốt P trong O2 dư, cho sản phẩm tác dụng với H2O.
C. Cho axit sunfuric đặc tác dụng với quặng photphorit.
D. Cho axit sunfuric đặc tác dụng với photpho.
Câu 9: Khí X không màu, không mùi, rất độc, sinh ra trong quá trình đốt than không hoàn toàn. Khí
X là
A. CO. B. SO2. C. NO2. D. CO2.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây sai đối với NaHCO3?
A. Dùng làm thuốc giảm đau dạ dày do thừa axit. B. Có phản ứng với dung dịch natri hiđroxit.
C. Có phản ứng với dung dịch axit clohiđric. D. Tan nhiều trong nước và bền với nhiệt.
Câu 11: Theo thuyết A-rê-ni-ut, chất nào sau đây là axit?
A. NH3. B. NaOH. C. C2H5OH. D. HNO3.
Câu 12: Cho m gam Ca(OH)2 vào 200 ml dung dịch HCl 2,0 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được dung dịch có pH = 7. Giá trị của m là
A. 29,6. B. 59,2. C. 7,4. D. 14,8.
Câu 13: Với 30 ml dung dịch HNO3 2,0 M có thể hòa tan tối đa bao nhiêu gam kim loại Cu? Giả sử
phản ứng chỉ tạo thành sản phẩm khử duy nhất là khí NO.
A. 3,84. B. 0,36. C. 0,96. D. 1,44.
Câu 14: Một dung dịch có chứa: 0,05 mol Al3+, a mol K+ và 0,15 mol SO42-. Bỏ qua sự điện li của
nước và sự thủy phân của ion. Giá trị của a là
A. 0,15. B. 0,25. C. 0,10. D. 0,20.
Câu 15: Photpho trắng không có đặc điểm nào sau đây?
A. Màu trắng, mềm. B. Dễ nóng chảy.
C. Rất độc, dễ cháy. D. Dễ tan trong nước.
II/ PHẦN TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (5,0 điểm)
Câu 1: (2,0 điểm)
a/ Viết phương trình điện li của NaOH.
b/ Viết phương trình hóa học phản ứng nhiệt phân NH4NO3.
c/ Viết công thức hóa học của natri hiđrophotphat.
d/ Viết tên của CaCO3.
Câu 2 (1,5 điểm): Nêu hiện tượng và viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra khi lần lượt cho
dung dịch Ba(OH)2 vào các dung dịch Na2CO3, NH4Cl, NaNO3 và đun nóng nhẹ.
Câu 3 (1,0 điểm): Cho 11,2 gam KOH vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5 M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn, thu được 200 ml dung dịch X. Bỏ qua sự thủy phân của muối. Viết phương trình hóa học
xảy ra và tính nồng độ mol/l của muối có trong dung dịch X.
Câu 4 (0,5 điểm): Cho dung dịch phenolphtalein vào dung dịch HCl loãng, lắc đều rồi để yên một
thời gian, hiện tượng xảy ra như ở ống nghiệm (1), (2), (3) hay (4)? Vì sao?
======HẾT======
Chú ý: Học sinh được phép sử dụng Bảng tính tan và Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học.

You might also like