You are on page 1of 20

QUY ĐỊNH

NGHIỆM THU KỸ THUẬT CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN


 
 

QUY ĐỊNH CHUNG


 
         Điều 1. Mục đích
Quy định này quy định trình tự tổ chức nghiệm thu kỹ thuật các công trình điện thuộc Công ty
điện lực Sơn La trước khi đưa vào vận hành.
 
Điều 2. Phạm vi áp dụng
Quy định này áp dụng cho các công trình điện bao gồm các công trình: Xây dựng cơ bản, Chống
quá tải, Sửa chữa, Khắc phục bão lũ của ngành điện trên địa bàn tỉnh Sơn La và các công trình
điện có đấu nối vào lưới điện do Công ty điện lực Sơn La quản lý vận hành, có hiệu lực đối với
tất cả các đơn vị trực thuộc Công ty điện lực Sơn La. Các đơn vị thi công các công trình điện
trong phạm vi quản lý của Công ty điện lực Sơn La cũng phải tuân thủ Quy định này.
 
Điều 3. Định nghĩa các từ ngữ sử dụng trong Quy định
3.1. Nghiệm thu: Là việc kiểm tra xem xét, đánh giá, đưa ra kết luận về chất lượng thi công xây
dựng công trình sau khi đã hoàn thành so với thiết kế, tiêu chuẩn, qui phạm kỹ thuật có liên
quan.
3.1.1. Nghiệm thu nguội: Là kiểm tra không điện tổng thể công trình sau khi công trình đã được
thi công xong, việc tổ chức nghiệm thu nguội do đơn vị thi công (hoặc chủ đầu tư) đề xuất nhằm
phát hiện những thiếu sót về thi công, sai phạm về lắp ráp, những vi phạm về quy trình quy tắc,
những sơ hở về an toàn để đơn vị thi công sửa chữa hoàn chỉnh.
3.1.2. Nghiệm thu đóng điện (nghiệm thu nóng): Nghiệm thu nóng công trình là kiểm tra kỹ thuật
đóng điện cho công trình. Mục đích nhằm kiểm tra tổng hợp toàn diện công trình xem có đảm
bảo thông số kỹ thuật vận hành của công trình hay không, xem còn bộc lộ những thiếu sót, sai
phạm nào mà nghiệm thu nguội chưa phát hiện ra.
Khi nghiệm thu nóng chủ yếu là kiểm tra, quan sát thông số kỹ thuật của thiết bị, lưới điện thể
hiện trên hệ thống đồng hồ đo đếm và hệ thống rơle bảo vệ.
3.2. Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu/ Lệnh công tác: Là cơ sở để các cá nhân, đơn vị
có liên quan đến Dự án/ Công trình phối hợp thực hiện.
3.3. Biên bản nghiệm thu nguội: Là bản ghi chép lại toàn bộ thông số kỹ thuật của công trình,
trong đó chỉ rõ những mục còn tồn tại cần khắc phục trước khi tổ chức nghiệm thu đóng điện
đưa công trình mới vào vận hành.
3.4. Biên bản nghiệm thu đóng điện: là cơ sở để xác nhận công trình đã được đóng điện đưa
vào vận hành, đồng thời là biên bản xác nhận ngày, tháng, năm công trình được đưa vào vận
hành và coi là tài sản cố định.
3.5. Bản vẽ hoàn công: Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận Dự án, công trình xây dựng hoàn
thành, trong đó thể hiện kích thước (thông số) thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên
cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải
được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
3.6. Hồ sơ môi trường của công trình bao gồm:
- Bản Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) /Cam kết bảo vệ môi trường (BVMT): là văn bản lập
theo mẫu quy định tại Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ. Do chủ đầu
tư hoặc đại diện chủ đầu tư lập, được cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường xác
nhận bằng văn bản.
- Bản xác nhận hoàn thành nội dung Cam kết bảo vệ môi trường/ Đánh giá tác động môi trường:
là Văn bản xác nhận của đơn vị quản lý nhà nước (đơn vị đã xác nhận bản Cam kết BVMT/
ĐTM khi đăng ký) về việc đã hoàn thành các nội dung đã cam kết và chứng nhận công trình đủ
điều kiện đưa vào vận hành.
3.7. Hồ sơ PCCC: gồm Cam kết phòng cháy chữa cháy và/ hoặc Biên bản thẩm duyệt về PCCC:
là văn bản cam kết của chủ đầu tư về công tác PCCC với cơ quan quản lý nhà nước hoặc Biên
bản thẩm duyệt, nghiệm thu về công tác PCCC của Công an PCCC (thực hiện theo Nghị định
79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành một số điều của Luật
PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC).
3.8. Tồn tại, khiếm khuyết: Là những nội dung công việc thực tế thực hiện chưa đạt yêu cầu kỹ
thuật, chưa đúng theo hồ sơ thiết kế và các quy định về an toàn.
3.9. Lưới điện: Là hệ thống đường dây và trạm biến áp điện do Công ty điện lực Sơn La quản lý
vận hành.
3.10. Khách hàng: Là các Tổ chức, cá nhân có liên quan mua bán điện với Công ty điện lực Sơn
La hoặc các Tổ chức, cá nhân có công trình điện liên quan đến lưới điện của Công ty điện lực
Sơn La.
3.11. Đơn vị thi công: Là các Công ty, Doanh nghiệp, Nhà thầu xây dựng các công trình điện.
3.12. Theo qui định: Là thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước, của Ngành điện,
của Công ty điện lực Sơn La.
3.13. Điện lực: Là các Điện lực thành viên trực thuộc Công ty điện lực Sơn La.
3.14. QLXD: Quản lý xây dựng.
3.15. KTVH: Kỹ thuật vận hành.
3.16. KHVT: Kế hoạch vật tư.
3.17. QLVH: Quản lý vận hành.
 
 
 

Chương I.
ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH ĐIỆN MỚI
 
Điều 4. Yêu cầu chung về nghiệm thu
4.1. Công tác nghiệm thu công trình phải được tiến hành từng đợt ngay sau khi hoàn thành
những phần khuất của công trình, việc nghiệm thu chuyển giai đoạn xây lắp do cán bộ giám sát
kỹ thuật của Chủ đầu tư thực hiện.
4.2. Các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp, chuyển giai đoạn xây lắp, nghiệm thu thiết bị
chạy thử tổng hợp, nghiệm thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng được lập theo các mẫu
đã quy định. Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình là căn cứ pháp lý để làm thủ tục bàn
giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán công trình và thực hiện đăng ký tài sản.
 
Điều 5. Yêu cầu nghiệm thu:
Đối với các công trình do Công ty điện lực Sơn La làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu: Khi đã đầy đủ
hồ sơ theo qui định (Điều 7, Điều 8) của Quy định này thì yêu cầu nghiệm thu được thực hiện
bằng mệnh lệnh hành chính của Giám đốc Công ty (hoặc PGĐ được ủy quyền) giao nhiệm vụ
nghiệm thu công trình.
Đối với các công trình không do Công ty điện lực Sơn La làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu: Chủ
đầu tư hoặc đơn vị đại diện cho chủ đầu tư có văn bản đề nghị nghiệm thu công trình điện hay
nghiệm thu chuyển giai đoạn thi công xây lắp công trình điện.
 
Điều 6. Thành lập HĐNT:
6.1. Đối với các công trình do ngành điện làm chủ đầu tư:
6.1.1. Đối với các công trình xây dựng mới, chống quá tải: Phòng quản lý xây dựng là đầu mối
công việc, ra Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu  trình Giám đốc Công ty ký duyệt, viết
lệnh tổ chức nghiệm thu trình Giám đốc hoặc Phó giám đốc ký. Thành phần Hội đồng nghiệm
thu phải bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu;
- Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu;
- Các Phó giám đốc phụ trách chuyên môn của Công ty;
- Ủy viên thường trực Hội đồng nghiệm thu là Trưởng Phòng kỹ thuật (hoặc Phó trưởng phòng
được ủy quyền theo quy định).
- Các thành viên là lãnh đạo các phòng: Kỹ thuật, Điều độ, Kinh doanh, Quản lý xây dựng,
Thanh tra an toàn và lãnh đạo Điện lực sở tại.
 
6.1.2. Căn cứ theo kế hoạch đóng điện công trình/Dự án, trước ngày dự kiến đóng điện 03 ngày
làm việc, Phòng quản lý xây dựng lập Sơ đồ một sợi cho công trình mới thống nhất với lãnh đạo
phòng kỹ thuật và chuyển cho phòng Điều độ để cập nhật nhanh sơ đồ, ra quyết định đánh số/
đặt tên các thiết bị đóng/cắt để quản lý và thao tác đóng cắt điện trong quá trình tổ chức nghiệm
thu.
6.2. Đối với các công trình/Dự án không do ngành điện làm chủ đầu tư nhưng là tổng thầu tư
vấn + xây lắp, việc chuẩn bị cho công tác nghiệm thu thực hiện như sau:
Phân xưởng XD, SC&TNĐ là đơn vị đầu mối kết nối công việc giữa chủ đầu tư và Công ty điện
lực Sơn La, khi công trình được thi công xong thì làm văn bản thông qua chủ đầu tư gửi Công ty
điện lực Sơn La để bố trí lịch nghiệm thu.
Chủ đầu tư là người ra Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu công trình và có yêu cầu
nghiệm thu gửi đến Công ty điện lực Sơn La.
Phòng kỹ thuật chủ trì công tác nghiệm thu, viết Lệnh công tác trình Giám đốc hoặc Phó giám
đốc ký.
Thành phần Hội đồng nghiệm thu phải bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu – Trưởng Ban quản lý dự án;
- Phó chủ tịch Hội đồng nghiệm thu;
- Các Phó giám đốc phụ trách chuyên môn của PCSONLA;
- Các thành viên là lãnh đạo các phòng: Kỹ thuật, Điều độ, Kinh doanh, Thanh tra an toàn và
Điện lực sở tại.
- Thường trực HĐNT của Công ty điện lực Sơn La là Trưởng phòng kỹ thuật (hoặc Phó trưởng
phòng được ủy quyền).
 
6.3. Đối với các công trình/Dự án của các chủ đầu tư ngoài ngành điện (các Ban QLĐTXD các
huyện, các tổ chức, cá nhân khác) nhưng do Công ty điện lực Sơn La làm tư vấn giám sát thì
thực hiện theo mục 7.1.2 – Điều 7.
 
6.4. Đối với các công trình/ Dự án do các chủ đầu tư ngoài ngành điện đầu tư xây dựng và
không thuê tư vấn giám sát của Công ty điện lực Sơn La thì:
- Quyết định thành lập HĐNT do chủ đầu tư ban hành.
- Chủ đầu tư có văn bản đề nghị nghiệm thu nguội, nghiệm thu đóng điện công trình.
- Điện lực huyện là đầu mối liên hệ với chủ đầu tư trên địa bàn để hướng dẫn các thủ tục cần
thiết trong công tác nghiệm thu. Đối với những công trình / dự án này, Phòng kỹ thuật là đơn vị
chủ trì trong công tác nghiệm thu, thực hiện viết lệnh phối hợp giữa các đơn vị trình Ban Giám
đốc Công ty phê duyệt. Thành phần tham gia đoàn nghiệm thu bao gồm:
- Phòng kỹ thuật;
- Phòng Kinh doanh điện năng;
- Phòng Thanh tra an toàn;
- Phòng Điều độ.
Trường hợp các phòng chuyên môn không bố trí được nhân sự tham gia đi nghiệm thu thì phải
ủy quyền bằng văn bản cho Điện lực huyện thực hiện. Điện lực là người chịu trách nhiệm về
công tác nghiệm thu theo ủy quyền và phải lập đầy đủ các thủ tục nghiệm thu theo qui định tại
Điều 10.
 
Điều 7. Tiếp nhận hồ sơ
7.1. Đối với công trình do Công ty điện lực Sơn La làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu:
- Sau khi có quyết định thành lập HĐNT, Phòng QLXD có trách nhiệm tập hợp và chuyển giao
hồ sơ tài liệu của công trình có liên quan đến nghiệm thu theo quy định cho Ủy viên thường trực
HĐNT.
- Uỷ viên thường trực HĐNT tập hợp, xem xét hồ sơ nghiệm thu và giao các hồ sơ cần thiết cho
các thành viên HĐNT theo nhiệm vụ và chức năng công việc được phân công. Thời hạn giao hồ
sơ trước khi thực hiện nghiệm thu ít nhất là 3 ngày làm việc.
 
7.2. Đối với các công trình không do Công ty điện lực Sơn La làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu:
Chủ đầu tư hoặc đại diện cho chủ đầu tư/ đơn vị thi công có trách nhiệm tập hợp và chuyển giao
hồ sơ tài liệu công trình có liên quan đến công tác nghiệm thu cho Phòng kỹ thuật – Công ty điện
lực Sơn La và Điện lực huyện.
Thời gian giao hồ sơ: kèm theo văn bản mời nghiệm thu.
 
Điều 8. Xem xét hồ sơ
8.1. Đối với công trình do Công ty điện lực Sơn La làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu:
Sau khi nhận được hồ sơ các thành viên HĐNT tiến hành nghiên cứu và xem xét. Nếu thấy hồ
sơ không rõ ràng thì có thể yêu cầu Uỷ viên thường trực HĐNT làm việc với đơn vị thi công bổ
sung đảm bảo đủ hồ sơ phục vụ nghiệm thu.
8.2. Đối với các công trình không do Công ty điện lực Sơn La làm chủ đầu tư hoặc tổng thầu:
Phòng kỹ thuật phối hợp với các phòng liên quan nghiên cứu và xem xét hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ
còn thiếu hoặc chưa rõ ràng thì tùy theo mảng chuyên môn, các phòng chủ động liên hệ với đơn
vị chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư/ đơn vị thi công để bổ sung và làm rõ.
Thời gian xem xét hồ sơ không quá 7 ngày làm việc.
 
8.3. Các tài liệu hồ sơ bao gồm:
1) Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình và các Biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị, sản phẩm
chế tạo sẵn trước khi sử dụng; Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công
trình;
2) Các Biên bản thí nghiệm mẫu kiểm nghiệm có liên quan lấy tại hiện trường do đơn vị có đủ tư
cách pháp nhân, được nhà nước cấp giấy phép hoạt động thực hiện;
3) Các kết quả thử nghiệm, đo lường, đo đạc, quan trắc mà nhà thầu thi công xây lắp đã thực
hiện tại hiện trường để xác định chất lượng và khối lượng đối tượng cần nghiệm thu;
4) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền về Đánh giá tác động môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường và Hồ sơ Phòng cháy
và Chữa cháy.
Văn bản Xác nhận đã hoàn thành nội dung Cam kết BVMT/ĐTM của đơn vị quản lý nhà nước về
việc xác nhận công trình, dự án đó đã hoàn thành xong các hạng mục và đủ điều kiện chính
thức đưa vào vận hành.
5) Bản vẽ hoàn công;
6) Nhật ký thi công, nhật ký giám sát của chủ đầu tư và các tài liệu văn bản khác đã xác lập
trong khi xây lắp có liên quan đến đối tượng nghiệm thu.
7) Hồ sơ cấp đất, hành lang an toàn đường điện của cấp có thẩm quyền, các biên bản đền bù
hoa màu, cây cối, nhà ở .v.v. (nếu có) và có xác nhận của chính quyền địa phương.
- Tùy theo tính chất của dự án để phục vụ cấp điện các tài liệu như mục 5, 6, 7 nêu trên có thể
tập hợp và bàn giao sau nhưng thời gian không quá 6 tháng kể từ ngày nghiệm thu đóng điện kỹ
thuật.
 
Điều 9. Quy định về thủ tục nghiệm thu công trình điện
9.1. Đối với các công trình do Công ty điện lực Sơn La làm chủ đầu tư hoặc Tổng thầu.
9.1.1. Phòng QLXD hoàn tất các thủ tục, văn bản pháp lý về cấp đất, đền bù hoa màu, bản duyệt
mặt bằng tuyến dây (thoả thuận tuyến) giao cho Phòng KTVH 01 bộ trước khi tổ chức nghiệm
thu 03 ngày.
9.1.2. Phòng QLXD có trách nhiệm đôn đốc các đơn vị thi công hoàn tất các Biên bản thí nghiệm
bàn giao cho Phòng KTVH trước khi tổ chức nghiệm thu tối thiểu 03 ngày. Trường hợp cấp
bách cần đóng điện ngay phải có sự đồng ý của Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật của
Công ty và phải có Báo cáo công tác thí nghiệm.
9.1.3. 02 ngày ngay sau khi thí nghiệm xong, Phân xưởng XD SC&TNĐ phải có báo cáo đánh
giá vắn tắt chất lượng của các thiết bị thuộc công trình gửi phòng Kỹ thuật và phòng Quản lý xây
dựng, nếu các thông số thí nghiệm không đạt tiêu chuẩn vận hành thì phân xưởng thí nghiệm
phải ghi rõ trong báo cáo đồng thời báo ngay cho phòng QLXD biết để đốc thúc đơn vị thi công
xử lý .
9.1.4. Nếu việc thí nghiệm công trình điện do đơn vị ngoài Công ty điện lực Sơn La thực hiện thì
đơn vị đó phải có đủ tư cách pháp nhân làm công tác thí nghiệm và phải xuất trình giấy chứng
nhận kiểm định của các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm. Phòng kỹ thuật vận hành có trách nhiệm
kiểm tra, xác nhận các chứng chỉ kiểm định.
9.1.5. Phòng QLXD phối hợp cùng Đơn vị quản lý vận hành (nếu có) hoàn tất các Biên bản
nghiệm thu và hồ sơ chất lượng công trình theo qui định, trình trước Hội đồng nghiệm thu.
9.1.6. Các phòng: Kế hoạch vật tư, QLXD tập hợp các tài liệu hồ sơ lý lịch thiết bị, thông số kỹ
thuật, hướng dẫn sử dụng .vv.. của nhà chế tạo giao lại cho Phòng KTVH, Phòng QLXD có trách
nhiệm giao 01 bộ Hồ sơ, tài liệu liên quan của công trình (bản sao) cho các đơn vị QLVH trước
khi tổ chức nghiệm thu nguội theo quy định.
9.1.7. Phòng QLXD có trách nhiệm bàn giao hồ sơ công trình cho Phòng KTVH bao gồm: Báo
cáo kinh tế kỹ thuật, các bản vẽ thiết kế, các bản duyệt bổ xung, thay đổi thiết kế, Hồ sơ hoàn
công theo đúng thực tế lắp đặt.
9.1.8. Phòng QLXD có trách nhiệm phối hợp với Đơn vị QLVH, chỉ đạo Đơn vị thi công và các
đơn vị liên quan khác (nếu có) tổ chức nghiệm thu nguội cho công trình, đây là cơ sở để đơn vị
thi công khi trình duyệt Phương án tổ chức thi công đấu nối công trình mới vào lưới điện đang
vận hành.
9.1.9. Các hồ sơ trên phải được trình trước hội đồng nghiệm thu. Các hồ sơ, tài liệu, biên
bản .v.v. khi giao cho phòng kỹ thuật phải có ký nhận cụ thể, những tài liệu nào còn thiếu phải
ghi rõ thời hạn bổ sung, hoàn chỉnh.
9.2. Đối với các công trình do khách hàng tự đầu tư xây dựng và quản lý vận hành.
9.2.1. Thủ tục cấp điểm đấu nối điện phải tuân thủ theo Thông tư số: 32/209/TT-BCT ngày
30/7/2010 về Quy định hệ thống điện phân phối của Bộ Công Thương hoặc các Văn bản pháp
quy hiện hành.
9.2.2. Việc nghiệm thu các phần ngầm của công trình do Chủ đầu tư phối hợp với các đơn vị thi
công thực hiện.
9.2.3. Khi công trình đã thi công xong, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công phải thực hiện thủ tục thí
nghiệm cho tất cả các thiết bị thuộc công trình.
 
9.3. Đối với các công trình do Khách hàng tự đầu tư nhưng Tài sản sau khi nghiệm thu đóng
điện sẽ bàn giao cho Công ty Điện lực Sơn La quản lý và vận hành.
Ngoài các quy định tại 9.2 – Điều 9 thì Chủ đầu tư phải thực hiện thêm các quy định sau:
 
A. Khi Công ty điện lực Sơn La không làm tư vấn giám sát:
9.3.1. Chủ đầu tư công trình điện thành lập Hội đồng nghiệm thu khối lượng hoàn thành và mời
Công ty điện lực Sơn La tham gia thành phần Hội đồng nghiệm thu để đánh giá về chất lượng
của công trình, đồng thời chuyển 01 bộ Hồ sơ quản lý chất lượng công trình, công tác nghiệm
thu phần ngầm, nghiệm thu vật tư thiết bị đưa vào công trình, hồ sơ pháp lý, hồ sơ hoàn công.
Phòng Kế hoạch vật tư là đầu mối viết lệnh trình Giám đốc Công ty ký để tham gia nghiệm thu
khối lượng (đây là cơ sở chốt khối lượng về sau sẽ bàn giao cho ngành điện), thành phần tham
gia Hội đồng nghiệm thu của Công ty điện lực Sơn La phải bao gồm các phòng: Kế hoạch, Kỹ
thuật, QLXD, Điều độ, KDĐN, TTAT và Điện lực sở tại.
Trong quá trình nghiệm thu, Phòng kỹ thuật chủ trì về kiểm tra thiết bị, chất lượng vật tư; phòng
QLXD và phòng KHVT chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng công trình; phòng TTAT chịu
trách nhiệm về các mặt an toàn như hành lang, khoảng cách .v.v. Các thành viên tham gia phải
có đánh giá nội dung thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình chuyển cho chủ trì Hội đồng nghiệm
thu tổng hợp và đưa vào Biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình.
 
B. Khi Công ty điện lực Sơn La là tư vấn giám sát:
Phòng QLXD là đầu mối viết lệnh trình Giám đốc Công ty ký để tham gia nghiệm thu khối
lượng (đây là cơ sở chốt khối lượng về sau sẽ bàn giao cho ngành điện), thành phần tham gia
Hội đồng nghiệm thu của Công ty điện lực Sơn La phải bao gồm các phòng: Kế hoạch, Kỹ thuật,
QLXD, Điều độ, KDĐN, TTAT và Điện lực sở tại.
Nhiệm vụ của các phòng khi tham gia nghiệm thu thực hiện như mục A của Điều 9.
 
Điều 10. Nghiệm thu nguội
10.1. Tổ chức nghiệm thu:
Việc nghiệm thu nguội được tiến hành tại hiện trường công trình để kiểm tra chất lượng, khối
lượng công trình, nghiệm thu theo thời gian ghi trong lệnh nghiệm thu:
- Kiểm tra tại chỗ đối tượng nghiệm thu: công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt tĩnh tại hiện trường;
- Kiểm tra các hồ sơ ghi ở mục 8.3 – điều 8;
- Trong khi nghiệm thu, trường hợp cần thiết có thể tiến hành thêm các công việc kiểm định sau:
- Kiểm tra sự phù hợp giữa khối lượng, chất lượng các công việc hoàn thành với số liệu ghi
trong biên bản, tài liệu trình để nghiệm thu;
- Yêu cầu nhà thầu xây lắp lấy mẫu kiểm nghiệm từ đối tượng nghiệm thu ở công trình để thí
nghiệm bổ xung;
- Thử nghiệm lại đối tượng nghiệm thu;
- Kiểm tra mức độ đúng đắn của những kết luận ghi trong biên bản nghiệm thu vật liệu, thiết bị,
sản phẩm chế tạo sẵn trước khi sử dụng, và các kết quả thí nghiệm có liên quan đến chất lượng
đối tượng nghiệm thu do nhà thầu xây lắp thực hiện và cung cấp.
- Đối chiếu các kết quả kiểm tra với tài liệu thiết kế được duyệt, yêu cầu của các tiêu chuẩn kĩ
thuật chuyên môn khác có liên quan, các tài liệu hướng dẫn hoặc các tiêu chuẩn kĩ thuật vận
hành thiết bị máy móc để đánh giá chất lượng.
- Trong quá trình nghiệm thu phải lập các biên bản nghiệm thu theo quy định hiện hành.
- Trong biên bản nghiệm thu nguội phải xác định khối lượng công việc xây lắp đã thực hiện xong
theo thiết kế, đánh giá chất lượng công trình, ghi nhận các tồn tại của công trình và mốc thời
gian phải khắc phục xong các tồn tại đó.
Biên bản nghiệm thu nguội phải có đủ chữ ký của các thành viên trong đoàn nghiệm thu. Biên
bản nghiệm thu được làm đủ số bản và được gửi cho các thành phần trong đoàn nghiệm thu
ngay tại nơi tiến hành nghiệm thu.
Trong trường hợp các phòng chuyên môn của Công ty không bố trí được nhân sự tham gia
nghiệm thu nguội thì phải ủy quyền bằng văn bản cho Điện lực huyện để làm cơ sở thực hiện.
Điện lực tổ chức thực hiện đúng qui định và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, tính đúng đắn,
tính trung thực trong kiểm tra, nghiệm thu trước Ban Giám đốc Công ty. Các Biên bản nghiệm
thu nguội do Điện lực lập phải gửi về Công ty (phòng kỹ thuật) để theo dõi và làm cơ sở tiến
hành nghiệm thu đóng điện.
 

10.2. Khắc phục các tồn tại sau nghiệm thu nguội
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra nghiệm thu nguội của đoàn nghiệm thu đơn vị thi công xây lắp
phải tiến hành khắc phục các tồn tại mà các biên bản đã ghi nhận.
- Giám sát của chủ đầu tư phối hợp với Điện lực có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc khắc
phục các tồn tại đã ghi trong biên bản  nghiệm thu.
- Các tồn tại của lần nghiệm thu nguội phải được khắc phục triệt để, Điện lực có trách nhiệm
kiểm tra việc xóa các tồn tại trước khi duyệt Phương án thi công đấu nối.
- Phương án thi công đấu nối công trình điện mới phải được kẹp kèm theo Biên bản nghiệm thu
nguội, Biên bản xóa tồn tại có xác nhận của Điện lực, các Biên bản kiểm nghiệm vật tư thiết bị
của công trình.
Một số hướng dẫn kiểm tra nghiệm thu xem tại phần Phụ lục.
 
Điều 11. Nghiệm thu đóng điện hoàn thành
11.1. Tổ chức nghiệm thu đóng điện
11.1.1. Việc nghiệm thu đóng điện vào công trình được thực hiện khi:
- Đơn vị thi công đã hoàn tất việc xoá hết các tồn tại khi nghiệm thu nguội phát hiện và ghi nhận
bằng Biên bản giữa đơn vị QLVH và đơn vị thi công.
- Đáp ứng yêu cầu tại các điều: 6, 7, 8, 9 của Quy định này.
11.1.2. Khi tiến hành nghiệm thu, Đơn vị quản lý vận hành phối hợp với đoàn nghiệm thu, bố trí
cán bộ kỹ thuật và các công nhân vận hành có kinh nghiệm đi kiểm tra toàn tuyến, kiểm tra kỹ
từng vị trí, đầy đủ các hạng mục. Ghi chép  các tồn tại vào phiếu kiểm tra nghiệm thu, các hạng
mục kiểm tra theo Phụ lục 1. Quy định về kiểm tra trong công tác nghiệm thu của Quy định này.
11.1.3.  Đối chiếu với hồ sơ thiết kế, hồ sơ hoàn công, căn cứ vào quy phạm kỹ thuật lưới điện,
căn cứ vào các biên bản thí nghiệm, căn cứ vào vào các phiếu kiểm tra nghiệm thu - Nếu không
có tồn tại hoặc các tồn tại, khiếm khuyết nhỏ, vẫn đảm bảo điều kiện đóng điện, thì Hội đồng
nghiệm thu lập Biên bản  nghiệm thu kỹ thuật đóng điện, ghi rõ các tồn tại cần phải khắc phục và
thời gian khắc phục, kết luận: Công trình đã được thi công theo thiết kế, các tiêu chuẩn kỹ
thuật trong lắp đặt và các theo các văn bản bổ sung thiết kế hoặc thay đổi thiết kế đã
được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (trước thời điểm nghiệm thu này), đồng thời phải
ghi rõ những lưu ý về mặt an toàn điện đối với công trình, cho phép công trình mang điện không
tải. Báo Điều độ làm thủ tục thao tác đóng điện cho công trình. Trong thời gian đóng điện nghiệm
thu đơn vị thi công có trách nhiệm theo dõi tình trạng vận hành của thiết bị lưới điện thuộc công
trình, báo ngay cho đơn vị QLVH những hiện tượng bất thường để kịp thời xử lý.
- Lập Biên bản nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo qui định Xây dựng cơ bản của Nhà
nước.
- Biên bản nghiệm thu phải có đủ chữ ký của các thành viên của HĐNT và được lập đủ số bản
gửi các thành viên trong HĐNT ngay tại nơi tiến hành nghiệm thu công trình.
11.1.4. Trường hợp công trình được đóng điện theo từng giai đoạn của dự án, các thành phần
tham gia nghiệm thu phải thực hiện công tác kiểm tra phần công trình dự kiến đóng điện như
một công trình riêng biệt, đồng thời lập Biên bản nghiệm thu kỹ thuật đóng điện để thực hiện
đóng điện vào hạng mục công trình.
11.1.5. Trong các trường hợp yêu cầu cấp điện cấp bách, HĐNT tổ chức họp nhanh để thống
nhất điều kiện đóng điện với một số yêu cầu sau:
+ Kết quả thí nghiệm (có thể viết tay) của nhóm trực tiếp làm công tác thí nghiệm đối với máy
biến áp, máy cắt, hệ thống tiếp địa trạm phải có được các kết quả cơ bản sau:
1. Máy biến áp:      Kết quả đo điện trở cách điện cuộn dây R60/R15.
Đo điện trở một chiều cuộn dây.
Đo tổn hao không tải (P0) và tổn hao ngắn mạch (PK).
Đo và kiểm tra dung lượng thực của máy.
2. Kết quả kiểm tra hệ thống rơ le bảo vệ (nếu có).
3. Máy cắt: Kết quả đo điện trở cách điện, đo điện trở tiếp xúc các cực, thử nghiệm điện áp xoay
chiều tăng cao (nếu có).
4. Hệ thống tiếp địa trạm: kết quả đo.
5. Cam kết bằng văn bản của đơn vị thí nghiệm về kết quả kiểm tra đồng pha hệ thống cáp lực
đấu từ đầu cực máy biến áp đến các tủ tổng, cáp lực đấu truyền… Đảm bảo chất lượng thi công,
kết quả thí nghiệm đúng các yêu cầu kỹ thuật để đóng điện cho công trình.
6. Đường dây: Kết quả đo tiếp địa, điện trở dây dẫn.
Khi các yêu cầu trên được đáp ứng thì thực hiện theo qui định.
Các hồ sơ liên quan thực hiện theo mục 8.3 điều 8.
 
11.1.6. Biên bản nghiệm thu kỹ thuật đóng điện do Phòng kỹ thuật Công ty điện lực Sơn La lập.
Trường hợp Phòng kỹ thuật không tham gia nghiệm thu mà ủy quyền cho các Điện lực thực hiện
nghiệm thu thì Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – An toàn của Điện lực chủ trì lập Biên bản nghiệm
thu theo mẫu của Công ty ban hành sau đó phải gửi Biên bản nghiệm thu + Biên bản xóa tồn tại
về Phòng kỹ thuật Công ty để theo dõi.
 

11.2. Đưa công trình vào vận hành


- Sau khi có biên bản nghiệm thu hoàn thành để đóng điện công trình sẽ được tiến hành làm thủ
tục đưa vào vận hành.
- Bộ phận kinh doanh điện năng sẽ tiến hành lắp đặt công tơ đo đếm điện và chịu trách nhiệm
nghiệm thu đảm bảo tính chính xác của phần tử đo đếm điện năng.
- Công trình sẽ được đưa vào vận hành bằng mệnh lệnh đóng điện do Giám đốc hoặc Phó giám
đốc được ủy quyền ký. Sau khi có Lệnh đóng điện, phòng Điều độ thực hiện theo đúng Qui trình
Điều độ hệ thống điện.
- Lệnh đóng điện có thể được ghi bằng giấy theo mẫu hoặc lệnh qua điện thoại.
 
11.3. Hoàn thiện thủ tục nghiệm thu và vận hành thương mại
Thời gian đóng điện nghiệm thu và cho công trình mang điện thử không tải theo Quy phạm quản
lý kỹ thuật quy định là:
-        24h liên tục đối với đường dây truyền tải, phân phối.
-        72h liên tục đối với trạm biến áp và các thiết bị trạm.
Sau khi đã đủ thời gian mang điện thử không tải, tùy theo tính chất công trình mà thực hiện như
sau:
11.3.1. Đối với công trình không còn tồn tại trước khi đóng điện hoặc các tồn tại nhỏ lẻ, không
liên quan đến phần mang điện, có thể xử lý các tồn tại đó mà không cần cắt điện thì cho phép để
nguyên vận hành cấp điện.
11.3.2. Đối với các công trình do khách hàng đầu tư hoặc còn tồn tại nhỏ không nằm trong phần
mang điện nhưng khi xử lý cần phải cắt điện để đảm bảo an toàn thì sau thời gian mang thử
điện không tải, giao đơn vị QLVH cắt điện toàn công trình để:
- Khách hàng hoàn thiện các thủ tục về mua bán điện và vận hành thương mại bao gồm chuẩn
bị cho việc tự vận hành hoặc thuê vận hành. Trường hợp khách hàng tự vận hành thì đội vận
hành điện phải đáp ứng đủ các điều kiện vận hành lưới điện theo qui định, ngoài việc là người
đã được đào tạo chuyên ngành về điện cần phải được đào tạo, bồi huấn thêm về nghiệp vụ An
toàn điện, An toàn – vệ sinh lao động, kỹ thuật vận hành và điều độ lưới điện.
- Đơn vị thi công tổ chức khắc phục triệt để các tồn tại đã được Hội đồng nghiệm thu ghi nhận
trước khi đóng điện.
Sau khi tổ chức nghiệm thu xong, nhân viên Phòng kỹ thuật có trách nhiệm vẽ sơ đồ một sợi
công trình mới đóng điện trình lãnh đạo Phòng kỹ thuật ký duyệt và chuyển cho Phòng điều độ
để cập nhật sơ đồ vận hành.
 
Điều 12. Nghiệm thu bàn giao, bổ xung tài liệu và hồ sơ vào công tác quản lý
          Sau khi đóng điện nghiệm thu 24h (đối với đường dây truyền tải, phân phối) hoặc 72h (đối
với  trạm biến áp và thiết bị trạm) an toàn và sau khi xoá hết các tồn tại, đơn vị quản lý vận hành
nhận bàn giao công trình và đóng điện chính thức đồng thời tiến hành các thủ tục sau:
          12.1. Đối với các công trình thuộc vốn ngành điện:
- Bổ xung giá trị của công trình vào tài sản cố định của đơn vị (Phòng QLXD giao số liệu
cho Phòng kế toán, Phòng kỹ thuật và đơn vị QLVH).
- Bổ xung sơ đồ vận hành lưới điện của điều độ (Phòng kỹ thuật giao số liệu cho Phòng điều độ)
- Lập các hồ sơ, lý lịch của thiết bị (Phòng kỹ thuật giao hồ sơ cho đơn vị QLVH).
- Bàn giao đầy đủ các hồ sơ hoàn công, các tài liệu còn thiếu trong giai đoạn nghiệm thu đóng
điện (Phòng QLXD giao hồ sơ tài liệu cho Phòng kỹ thuật và đơn vị QLVH).
12.2. Đối với các công trình không thuộc vốn ngành điện:
Sau khi tổ chức nghiệm thu đóng điện vào công trình, Phòng kỹ thuật Công ty, Phòng kỹ thuật
của các Điện lực phải lập sơ đồ nghiệm thu công trình mới đồng thời cập nhật vào sơ đồ tổng
thể của từng Điện lực. Phòng KTVH Công ty có trách nhiệm chuyển sơ đồ công trình mới cho
Phòng điều độ để theo dõi, điều hành lưới điện.
Lưu trữ hồ sơ khách hàng theo quy định.
 
12.3. Đối với các công trình không thuộc vốn ngành điện nhưng sau khi đóng điện nghiệm thu sẽ
bàn giao tài sản cho Công ty điện lực Sơn La quản lý và vận hành:
Chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao toàn bộ Hồ sơ liên quan đến công trình cho Công ty điện
lực Sơn La.
Đối với công trình do Công ty điện lực Sơn La làm tư vấn giám sát: Khi đã có văn bản bàn giao
chính thức, tài sản được cập nhật vào hệ thống tài sản cố định của Công ty, các Phòng chức
năng thực hiện theo Mục 12.1 – Điều 12.
Đối với công trình không do Công ty điện lực Sơn La làm tư vấn giám sát: Phòng KHVT là đầu
mối tiếp nhận Hồ sơ và các thủ tục pháp lý liên quan, đồng thời có trách nhiệm bàn giao hồ sơ
và cung cấp số liệu cho các đơn vị: Phòng kỹ thuật, Phòng tài chính kế toán, Điện lực.
 
 

Phần thứ hai


ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA
 
Tất cả các công trình sửa chữa đều phải chịu giám sát kỹ thuật của đơn vị chủ quản, tuân thủ
các Qui định về nghiệm thu và bảo hành của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc. Giám sát kỹ thuật
tổ chức nghiệm thu từng giai đoạn, đánh giá chất lượng sửa chữa và trách nhiệm bảo hành theo
Qui định nghiệm thu và bảo hành sửa chữa Tài sản cố định.
Điều 13. Thành lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở.
Phòng Kế hoạch vật tư là đầu mối ra Quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu cơ sở trình
Giám đốc Công ty ký, thành phần tham gia Hội đồng nghiệm thu cơ sở bao gồm:
- Chủ tịch HĐNT cơ sở: Là phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Công ty.
- Ủy viên thường trực: Là Trưởng phòng kỹ thuật, Trưởng phòng kế hoạch hoặc Phó trưởng
phòng được ủy quyền.
- Các ủy viên khác gồm: Lãnh đạo các phòng có liên quan, lãnh đạo Điện lực chủ quản, đại diện
đơn vị thực hiện sửa chữa.
 
Điều 14. Kiểm soát hồ sơ công trình sửa chữa:
Phòng Kế hoạch là đầu mối thu thập hồ sơ công trình sửa chữa và bàn giao cho Phòng kỹ thuật
để kiểm soát trước khi tổ chức nghiệm thu. Hồ sơ bao gồm:
- Quyết định phê duyệt giao danh mục SCL của EVN (kèm theo danh mục) hoặc của cấp có
thẩm quyền (kèm theo danh mục);
- Quyết định phê duyệt Phương án kỹ thuật công trình sửa chữa của EVN hoặc cấp có thẩm
quyền;
- Quyết định phê duyệt dự toán công trình sửa chữa của EVN hoặc cấp có thẩm quyền;
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công, kèm theo bản vẽ thiết kế thi công của công trình đã được các
cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định;
- Bảng kê khối lượng, nội dung các công việc trích từ Hồ sơ gốc của công trình sửa chữa và đối
chiếu đã thực hiện hoặc không thực hiện được theo mẫu tại Quy trình sửa chữa Tài sản cố định
(QT.10);
- Bảng kê nội dung và khối lượng phát sinh, bổ sung được phê duyệt (có kèm theo các văn bản
phê duyệt điều chỉnh, bổ sung của cấp có thẩm quyền), theo mẫu tại QT.10;
- Văn bản nghiệm thu khối lượng và tiến độ, Biên bản nghiệm thu giai đoạn;
- Biên bản nghiệm thu chất lượng vật tư vật liệu trước khi đưa vào thực hiện lắp đặt tại công
trình;
- Hồ sơ hoàn công: Thí nghiệm, kiểm tra, gia công, lắp đặt, chỉnh định ...;
- Văn bản nghiệm thu chạy thử từng phần;
- Văn bản nghiệm thu chạy thử tổng hợp;
- Hồ sơ chất lượng của vật tư thiết bị thuộc công trình sửa chữa.
 
Điều 15. Thực hiện nghiệm thu:
Do tính chất cấp điện của các công trình sửa chữa lớn, việc đóng điện nghiệm thu chỉ được tiến
hành khi đã hoàn thiện toàn bộ các tồn tại khi kiểm tra nghiệm thu nguội đã phát hiện kể cả
những tồn tại nhỏ.
Việc kiểm tra nguội các công trình sửa chữa do Điện lực phối hợp với Giám sát, khi phát hiện có
tồn tại thì phải yêu cầu đơn vị thi công khắc phục ngay.
Giám đốc Điện lực là người chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc Công ty về chất lượng các
công trình sửa chữa tại địa bàn mình quản lý.
Hội đồng nghiệm thu tổ chức kiểm tra nghiệm thu kỹ thuật tại hiện trường công trình sửa chữa,
căn cứ hồ sơ thiế kế kỹ thuật thi công, bản vẽ thiết kế thi công, hồ sơ dự toán và các văn bản hồ
sơ pháp lý khác kèm theo hồ sơ (nếu có), để kiểm tra từng hạng mục thi công sửa chữa của
công trình;
- Kiểm tra chất lượng kỹ thuật thi công xây lắp của từng hạng mục công trình do đơn vị thi công
thực hiện phải đảm bảo theo đúng hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã được phê duyệt, đảm bảo
các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng thi công và đảm bảo được tính thẩm mỹ, mỹ quan, ngoài ra
phải tuân thủ theo đúng các quy trình, quy phạm, các văn bản quy định hiện hành;
- Kiểm tra về chủng loại vật tư, chất lượng vật tư, khối lượng vật tư đưa vào sửa chữa lắp đặt tại
công trình phải đúng, đủ theo hồ sơ đã được phê duyệt và đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng
theo quy định hiện hành, các vật tư, thiết bị đưa vào công trình sửa chữa chữa đều phải có lý
lịch, nguồn gốc xuất sứ rõ ràng;
- Các hạng mục sửa chữa thiết bị, lưới điện do tính chất và yêu cầu cấp điện của công trình, vì
vậy ngay sau khi đoàn kiểm tra nghiệm thu kết luận các hạng mục thi công đúng theo hồ sơ thiết
kế, đảm bảo yêu cầu chất lượng và yêu cầu kỹ thuật vận hành thì sẽ đóng điện đưa vào vận
hành khai thác cấp điện ngay cho phụ tải, không nhất thiết phải có thời gian vận hành nghiệm
thu vận hành không tải, như máy biến áp, lưới điện..vv.
- Nếu các hạng mục thi công sửa chữa hoặc các vật tư thiết bị đưa vào công trình không đảm
bảo tiêu chuẩn chất lượng và chưa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật thi công nhưng vẫn đảm bảo
vận hành cấp điện tạm thời thì vẫn có thể cho phép đóng điện đưa vào vận hành khai thác sử
dụng, việc này do đoàn nghiệm thu quyết định, nhưng sau đó phải lập biên bản nghiệm thu kỹ
thuật, đưa đầy đủ các nội dung đã nghiệm thu, các tồn tại cần phải xử lý khắc phục, thời gian
khắc phục và yêu cầu đơn vị thi công thực hiện khắc phục xử lý ngay các tồn tại theo đúng nội
dung biên bản.
(các hạng mục kiểm tra xem hướng dẫn tại phụ lục quả quy định này)
Sau khi đơn vị thi công xử lý khắc phục xong các tồn tại đơn vị nghiệm thu sẽ tổ chức kiểm tra
lại phần xử lý tồn tại của đơn vị thi công nếu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật vận hành và tiêu chuẩn
chất lượng vật tư thiết bị thì đoàn kiểm tra sẽ làm biên bản xóa tồn tại đính kèm vào biên bản
nghiệm thu kỹ thuật của hạng mục sửa chữa.
Biên bản nghiệm thu kỹ thuật đối với các hạng mục sửa chữa do đại diện phòng kỹ thuật có
trong thành phần hội đồng nghiệm thu hoặc đoàn nghiệm thu lập. Trường hợp phòng kỹ thuật
không bố trí được người tham gia nghiệm thu thì phải ủy quyền cho Điện lực sở tại, cán bộ kỹ
thuật của Điện lực là người lập Biên bản nghiệm thu và lãnh đạo Điện lực đó chịu trách nhiệm
trước Ban giám đốc Công ty và trước pháp luật về những kết luận trong Biên bản nghiệm thu đó.
 
 

Chương III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
 
Điều 13. Quy định này có hiệu lực từ ngày ban hành Quyết định.
 
Giám đốc Công ty điện lực Sơn La giao cho Giám đốc các Điện lực in sao để bàn giao bản Quy
định này cho các đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đến ngành điện trên địa bàn như: Ban QLDA
đầu tư xây dựng huyện, các doanh nghiệp tư vấn hoặc thi công xây lắp điện khi xin cấp điểm
đấu hoặc thỏa thuận đấu nối để khách hàng nắm được và thực hiện.
 
 
 

PHẦN PHỤ LỤC


MỘT SỐ NỘI DUNG KIỂM TRA THIẾT BỊ, LƯỚI ĐIỆN
TRONG CÔNG TÁC NGHIỆM THU
 
Ưu tiên kiểm tra toàn bộ các thiết bị khi chưa đóng điện để có thể kiểm tra chính xác các khoảng
cách, thông số kỹ thuật theo qui định.
Việc kiểm tra phải đảm bảo các thiết bị thực sự thực tế, nhìn tận mắt, sờ tận tay mọi chi tiết của
công trình đó, đối chiếu với thiết kế và quy phạm.
Việc kiểm tra mang tính chất thí nghiệm sẽ do đơn vị thí nghiệm chuyên trách thực hiện; các
công việc kiểm tra mang tính hoàn thiện và đảm bảo an toàn trong vận hành sẽ do đơn vị trực
tiếp QLVH thực hiện, thuộc phạm vi kiểm tra của đơn vị nào thì đơn vị đó lập Biên bản thí
nghiệm/ kiểm tra, đánh giá để làm cơ sở cho các bước nghiệm thu tiếp theo.
Tôn trọng số liệu đã kiểm tra về chất lượng vật tư thiết bị do đơn vị có đủ năng lực được Nhà
nước cấp phép đã kiểm tra và xuất bản thành văn bản. Trường hợp thấy cần thiết thì Công ty
điện lực Sơn La sẽ trực tiếp kiểm tra để xác minh lại.
 
1. Kiểm tra tiếp địa, tiếp xúc tiếp địa:
+ Phần chìm: Đào hở đầu cọc tiếp địa đối với tất cả các vị trí cột, đo độ chôn sâu của dây nối
tiếp địa, kiểm tra các mối hàn, mối nối giữa dây tiếp địa và cọc tiếp địa.
+ Phần nổi: Kiểm tra cờ tiếp địa gốc và ngọn cột xem có bị sơn phủ không, kiểm tra các bulông
bắt cờ tiếp địa vào thân cột, bulông có êcu và longđen chèn không.
+ Kiểm tra thông số: Sử dung Teromet đo trị số tiếp địa, tốt nhất là kẹp dây đo ở cờ tiếp địa ngọn
cột để đảm bảo thông suốt từ ngọn cột đến chân cột và đến tiếp địa, trường hợp không đạt giá
trị thì kiểm tra tiếp địa gốc cột riêng, nếu phát hiện do phần truyền dẫn trong thân cột không đạt
thì phải làm dây leo tiếp địa, tất cả các vị trí có dây leo tiếp địa từ ngọn cột xuống thì dây leo phải
được luồn trong ống nhựa bảo vệ từ mặt đất lên độ cao 03 mét để đảm bảo an toàn.
 
2. Kiểm tra phần lắp đặt:
- Kiểm tra các chi tiết xà, giá đỡ: Phải kiểm tra chi tiết và đảm bảo rằng các chi tiết xà được bắt
chặt vào cột hoặc điểm gá cố định theo thiết kế, không còn hiện tượng xoay xà hoặc xà bị lệch,
bập bênh.
- Kiểm tra các cái cách điện: Sử dụng Megomet đo cách điện đường dây. Phải đảm bảo rằng cái
cách điện tại tất cả các vị trí đều nguyên vẹn, không sứt, mẻ, nứt, vỡ, phụ kiện của cái cách điện
phải phù hợp với chức năng vị trí theo thiết kế và các quy định hiện hành.
- Kiểm tra cột: Tất cả các vị trí cột đều không có vết nứt, gãy, vở hở xương thép. Tại các vị trí cột
nối thì mặt bích phải được lắp đủ bulông. Cột phải đảm bảo thẳng đứng với độ nghiêng dưới
1/200 theo quy định.
- Kiểm tra móng cột, móng néo: xem có nằm ở vị trí dễ bị sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở không.
- Kiểm tra khóa dây tại các vị trí đỡ: xem kỹ việc buộc dây vào cổ sứ, đối với các vị trí đỡ vượt
phải xem xét kỹ việc khóa dây đúng thiết kế và đúng theo quy định về kỹ thuật (khóa số 8).
- Kiểm tra khóa dây tại các vị trí néo: xem xét khoảng cách các lèo với phần không mang điện
theo đúng quy định (tham khảo tại phần a, mục 5 của phụ lục này hoặc Qui phạm trang bị điện –
NXB Lao động – xã hội, 2006), kiểm tra nối dây tại lèo, đặc biệt phải xem kỹ có đặt nối dây tại
máng khóa dây hay không (đây là nguyên nhân dẫn đến việc tụt lèo, tụt lèo).
- Kiểm tra tiếp xúc và các mối nối: bao gồm tiếp xúc của cờ tiếp địa, các mối nối đầu cáp, tiếp
xúc của các thiết bị như áp tô mát, đầu cực máy biến áp v.v. đảm bảo chắc chắn, không mo ve,
không nghiêng lệch, đảm bảo tiết diện tiếp xúc.
- Kiểm tra các cầu dao (nếu có): khi nghiệm thu nguội, phải kiểm tra thao tác đóng/ cắt các cầu
dao nhiều lần (5-10 lần) đảm bảo độ chính xác, độ khép kín các má dao, hành trình thao tác nhẹ
nhàng và thuận tiện, khoảng cách các lèo đảm bảo theo quy định.
 
3. Kiểm tra thông số kỹ thuật:
- Kiểm tra dây dẫn và các mối nối: Dây dẫn được kiểm tra đầy đủ các mục được quy định tại văn
bản số 596/PCSL-P4+P8 ngày 23/11/2010 của Công ty điện lực Sơn La. Các mối nối dây phải
đảm bảo theo đúng Quy phạm hiện hành.
Đối với các thiết bị điện thuộc công trình nghiệm thu:
- Kiểm tra độ nguyên vẹn của thiết bị, thông số rõ ràng, có đầy đủ lý lịch và xuất xứ, có đầy đủ
biên bản thí nghiệm và kiểm tra khẳng định thiết bị đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành.
- Kiểm tra việc lắp đặt thiết bị có đúng với thiết kế và phù hợp với quy định, quy phạm hiện hành
chưa.
 
5. Một số qui định tra cứu cho công tác nghiệm thu:
Trích Qui phạm trang bị điện – NXB Lao động – xã hội, 2006.
 
a) Khoảng cách an toàn giữa phần mang điện và phần nối đất
- Đối với các khoảng các cách điện giữa phần mang điện và phần nối đất được coi là khoảng
cách tĩnh tuân theo bảng sau:
 

Khoảng trống cách điện (mm) tương


Stt Loại khoảng cách ứng theo cấp điện áp (kV)

Đến 15 20 35

I. Đối với các thiết bị điện ngoài trời

1 - Pha - đất (từ phần dẫn điện hoặc phần cách điện có mang 220 330 440
điện đến kết cấu nối đất hoặc hàng rào nội bộ cao từ 2m).
- Pha – pha (giữa dây dẫn của các pha khác nhau)

Từ phần mang điện đến mép hàng rào nội bộ:


2 - Rào kín, cao ≥ 1,8m. 220 330 440
- Rào lưới, cao ≥ 1,8m. 300 410 520

Từ phần mang điện đến mép trong rào quanh trạm:


3 - Rào kín, cao ≥ 1,8m. 1.220 1.330 1.440
- Rào lưới, cao ≥ 1,8m. 1.720 1.830 1.940

4 Từ phần mang điện đến mặt đường ô tô trong trạm 4.300 4.300 4.300

Từ phần mang điện đến mặt bằng đi lại (chỗ không có đường
5 2.500 2.580 2.690
ô tô)

6 Từ phần mang điện đến phương tiện và thiết bị vận chuyển 500 500 540

Từ phần mang điện của các mạch khách nhau khi sửa chữa
7 1.220 1.330 1.440
mạch này không cắt điện mạch kia

Từ phần dẫn điện không có che chắn đến mái nhà khi dây dẫn
8 2.900 3.000 3.100
có độ võng lớn nhất (áp dụng trong trạm)

Từ tiếp điểm và từ lưỡi dao cách ly + phụ tải ở vị trí cắt đến
9 240 365 485
dây dẫn nối vào má thứ 2 của dao

II. Đối với các thiết bị điện trong nhà

1 Từ phần mang điện đến rào chắn kín 120 150 150

2 Từ phần mang điện đến rào chắn lưới 190 220 220

Giữa các phần mang điện không rào chắn của các mạch khác
3 2.000 2.000 2.000
nhau

4 Từ phần mang điện không rào chắn đến sàn nhà 2.500 2.500 2.500

Từ đầu ra không rào chắn của nhà TBPP đến đất không thuộc
5 4.500 4.500 4.500
địa phận TBPP ngoài trời và không có đường đi

6 Từ má và lưỡi dao cách ly ở vị trí cắt đến dây nối vào má kia 110 150 150

(Trích Qui phạm trang bị điện phần III - 2006).


 
- Đối với những trạm biến áp xây và có rào chắn xung quanh, chiều cao của tường rào tối thiểu
là 2m (ngoài trời) và tối thiểu là 1,7m (trong nhà). Nếu là lưới mắt cáo thì kích thước lỗ không
nhỏ hơn 10x10 và không lớn hơn 25x25mm và rào phải có khóa, làm bằng vật liệu không cháy.
Mép lưới khi đặt ngoài nhà phải cách mặt sàn 0,1-0,2 mét, nếu đặt trong nhà thì cho phép đặt
sát mặt đất.
b) Khoảng cách cách điện nhỏ nhất tại cột giữa phần mang điện và phần được nối đất của
đường dây không (ĐDK)

Stt Điều kiện tính toán khi lựa chọn khoảng Khoảng cách cách điện nhỏ nhất (cm) tại cột theo cấp
cách cách điện điện áp của ĐDK (kV)
10 22 35

Khi quá điện áp khí quyển


1 - Cách điện đứng 15 25 35
- Cách điện treo 20 35 40

2 Khi quá điện áp nội bộ 10 15 30

3 Khi điện áp làm việc lớn nhất 7 10

(Trích Qui phạm trang bị điện phần II - 2006).


 
c) Khoảng cách nhỏ nhất theo chiều thẳng đứng từ dây dẫn của ĐDK đến dây dẫn của
đường cáp thông tin hoặc đường cáp tín hiệu

Khoảng cách (m) theo cấp điện áp của ĐDK (kV)


Stt Chế độ tính toán
10 22 35

1 Chế độ vận hành bình thường 2 3 3

(Trích Qui phạm trang bị điện phần II - 2006).


 
d) Khoảng cách nhỏ nhất giữa các pha của ĐDK tại cột

Khoảng cách cách điện nhỏ nhất giữa các pha (cm)
Stt Điều kiện tính toán theo cấp điện áp của ĐDK (kV)

Đến 10 22 35

1 Theo điều kiện quá điện áp khí quyển 20 45 50

(Trích Qui phạm trang bị điện phần II - 2006).


 
 
 
e) Khoảng cách thẳng đứng nhỏ nhất của giao chéo giữa các đường dây trên không với
nhau

Chiều dài khoảng cột Với khoảng cách nhỏ nhất từ chỗ giao chéo đến cột gần nhất của đường dây trên
(m) không (m)

30 50 70 100 120 150

Khi Đ DK 500kV giao chéo với các đường dây có điện áp thấp hơn

200 5 5 5 5,5 - -

300 5 5 5,5 6 6,5 7

450 5 5,5 6 7 7,5 8

Khi Đ DK 220kV giao chéo với các đường dây có điện áp thấp hơn

Đến 200 4 4 4 4 - -
300 4 4 4 4,5 5 5,5

450 4 4 5 6 6,5 7

Khi đường dây 22kV đến 110kV giao chéo với đường dây có điện áp thấp hơn

Đến 200 3 3 3 4 - -

300 3 3 4 4,5 5 -

Khi đường dây 6-10kV giao chéo với đường dây có điện áp thấp hơn

100 2 2 - - - -

150 2 2,5 2,5 - - -

(Trích Qui phạm trang bị điện phần II - 2006).


 
f) Hố thu dầu:
- Đối với những trạm biến áp mà máy biến áp có trọng lượng dầu ≥ 1.000kg phải có hố thu dầu,
kích thước hố thu dầu phải rộng hơn kích thước của từng thiết bị theo bảng sau:

Stt Trọng lượng dầu Kích thước hố thu dầu lớn hơn thiết bị ít nhất là

1 Đến 2.000kg 0,6m mỗi phía

2 Trên 2.000kg đến 10.000kg 1,0m mỗi phía

3 Trên 10.000kg đến 50.000kg 1,5m mỗi phía

Dung tích hố thu dầu được tính như sau:


- Bằng 100% lượng dầu chứa trong máy biến áp.
- Bằng 20% lượng dầu chứa trong máy biến áp nếu hố thu dầu là loại có hệ thống thoát dầu vào
Bể thu dầu chung.
(Các qui định cụ thể khác về hố thu dầu và hệ thống bơm, hút nước, cách rải đá răm chống cháy
xem Qui phạm trang bị điện – Phần III).
 
c) Đối với các thiết bị và trạm biến áp treo trên cột:
- Các bộ truyền động dao cách ly phải có khóa.
- Máy biến áp phải đặt cách mặt đất ít nhất là 4,0m tính từ phần dẫn điện đến mặt đất.
- Đối với những TBA có sàn thao tác, khoảng cách từ mặt đất đến mặt sàn thao tác không dưới
2,5m.
- Khi cắt dao cách ly hoặc cầu chảy tự rơi, các phần cao áp còn mang điện phải cách mặt sàn
thao tác tối thiểu là 2,5m đối với các TBA điện áp đến 22kV, và không nhỏ hơn 3,1m đối với các
trạm biến áp có điện áp 35kV. Vị trí đóng mở cảu Dao cách ly hoặc cầu chảy tự rơi phải nhìn
thấy rõ từ sàn thao tác.
- Dây dẫn điện giữa MBA và bảng điện trong tủ điện hạ áp phải được bảo vệ tránh hư hỏng về
cơ khí và cách điện.
- Khoảng cách từ đầu ra đến 1kV của các MBA đến mặt đất không nhỏ hơn 4,0m đối với dây
trần và 3,5m đối với dây bọc.
- Các trạm biến áp ngoài trời phải được bảo vệ chống sét đánh trực tiếp.
- Điện trở nối đất của trạm biến áp phân phối không được lớn hơn 10Ω đối với những TBA có
công suất từ 100kVA trở xuống, và không được lớn hơn 4Ω đối với những TBA có công suất
trên 100kVA.
- Điện trở tiếp địa của cột néo cuối trước khi vào trạm không được lớn hơn 10Ω.
- Dây tiếp địa thoát sét không được bắt chung vào dây tiếp địa làm việc của các thiết bị điện.
- Đối với TBA lắp đặt 01 máy biến áp có công suất từ 1.600kVA trở lên phải có thiết bị bảo vệ cắt
nhanh, quá tải ở cả 2 phía của máy biến áp.
- Đối với nhánh rẽ cấp điện cho khách hàng có tổng công suất các máy biến áp từ 1,6MVA trở
lên
 phải lắp đặt Máy cắt ở đầu nhánh rẽ, có đầy đủ chức năng bảo vệ theo quy định, thông số cài
đặt rơ le của máy cắt phải do Phòng điều độ Công ty Công ty Điện lực Sơn La tính toán.
- Khi lắp đặt thiết bị ngoài trời, thiết bị cần được bố trí trên bệ cao tối thiểu 0,3m so với mặt nền;
đối với tủ, bảng điện tối thiểu là 0,5m; ngoài ra có thể căn cứ mức nước ngập tối đa tại khu vực
đó để xác định độ cao tối thiểu lắp đặt thiết bị.
 
6. Hành lang an toàn điện của công trình:
Tư vấn giám sát phối hợp với đơn vị QLVH kiểm tra hành lang an toàn điện đối với toàn công
trình bao gồm các vấn đề chính:
- Khoảng cách pha đất: đảm bảo theo qui định, cần lưu ý những khoảng/ đoạn đường dây vượt
đường giao thông, vượt sườn đồi. Đối với những khoảng dây vượt đường giao thông phải xem
xét đến qui hoạch phát triển hệ thống đường giao thông của địa phương để đảm bảo khoảng
cách vận hành lâu dài.
- Khoảng cách an toàn đối với các công trình khác bao gồm nhà cửa, kiến trúc khác .v.v.
- Hành lang an toàn của công trình: đảm bảo toàn tuyến đường dây đi qua không có cây cối vi
phạm hoặc có nguy cơ vi phạm đến đường dây, cần chý ý đến cây nằm ngoài đường dây nhưng
có nguy cơ đổ đến đường dây./.
 
7. Qui định về kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị đưa vào công trình điện
 
7.1. Đối với dây dẫn: Dây dẫn phải được kiểm soát chất lượng trước khi đưa vào lắp đặt lên lưới
điện bởi đơn vị quản lý đo lường chất lượng nhà nước hoặc các cơ quan được nhà nước cấp
phép hoạt động trên lĩnh vực đo lường, kiểm định chất lượng. Các thông số yêu cầu phải kiểm
tra bao gồm:
1. Đối với cáp bọc cách điện:
- Đo điện trở cách điện, chiều dày lớp cách điện.
- Đo tiết diện cáp.
- Đo điện trở một chiều quy về tiêu chuẩn.
- Thử lực chịu kéo.
 
2. Đối với cáp trần:
- Đo tiết diện cáp, lõi cáp (nếu là dây có lõi thép tăng cường).
- Đo điện trở một chiều quy về tiêu chuẩn.
- Thử lực chịu kéo.
 
3. Đối với cáp ngầm:
- Đo điện trở cách điện, chiều dày lớp cách điện.
- Đo tiết diện cáp.
- Đo điện trở một chiều quy về tiêu chuẩn.
- Phóng thử điện áp tăng cao tần số công nghiệp.
Khi cung cấp các vật tư thiết bị đến hiện trường lắp đặt, nhà thầu xây lắp phải cung cấp đầy đủ lí
lịch vật tư thiết bị của nhà sản xuất cho Chủ đầu tư và các đơn vị quản lý liên quan.
Cáp đưa vào công trình phải đảm bảo theo TCVN 5934:1994; TCVN 5935-1+2+3+4:2013 IEC
60502-1+2+3+4:2009; TCVN 5936:1995 IEC 540-1982; TCVN 5064-1994 về dây dẫn, cáp điện
lực.
Việc thử nghiệm cách điện tuân thủ theo TCVN 6614:2000 và IEC 811:1993; IEC 811:1985.
 
7.2. Đối với Máy biến áp: đảm bảo theo Qui định lắp đặt điện của Công ty điện lực Sơn La và
phải thỏa mãn theo TCVN 6306-1+2+3+5:2006 và IEC 60076-1+2+3+5:2000 về máy biến áp
hoặc các văn bản pháp lý của Ngành, của Nhà nước có hiệu lực.
 
7.3. Đối với thiết bị đóng cắt
Việc bố trí thiết bị đóng cắt trung thế theo Qui định lắp đặt điện của Công ty điện lực Sơn La.
 
7.4. Đối với các thiết bị bảo vệ: phải tuân thủ theo qui định chung về bảo vệ. Đối với các rơle
bảo vệ phía trung thế thì Phiếu chỉnh định rơle phải do Phòng điều độ Công ty điện lực Sơn La
tính toán giá trị cài đặt và lập phiếu chỉnh định nhằm đảm bảo phù hợp với toàn hệ thống.
Đối với bảo vệ phía hạ áp, giá trị dòng làm việc của thiết bị bảo vệ phải phù hợp với thiết bị
được bảo vệ. Khả năng chịu dòng cắt ngắn mạch của các áp tô mát chọn theo Qui định lắp đặt
điện do Công ty điện lực Sơn La ban hành hoặc chọn theo điều kiện dòng tính toán ngắn mạch
thực tế.
Tất cả các trạm biến áp, các đầu cáp ngầm, các trạm đo đếm phải lắp đặt bảo vệ quá điện áp khi
quyển (chống sét van).
 
7.5. Việc kiểm tra, thí nghiệm phải được thực hiện đối với cáp đã mang đến hiện
trường, KHÔNG dùng mẫu cáp cắt rời riêng lẻ mà không có liên quan đến cáp sẽ lắp đặt lên
lưới điện. Điện lực chủ quản là đơn vị phối hợp thực hiện công việc kiểm tra việc lấy mẫu và
niêm phong các mẫu đối với các đơn vị đo lường.
 
7.6. Các chi phí về thí nghiệm nhằm kiểm tra xác định lại chất lượng cáp do nhà thầu chịu
trách nhiệm.
 
7.7. Khi trình duyệt Phương án thi công của công trình, bản Phương án phải được đính kèm
các tài liệu sau:
- Biên bản nghiệm thu nguội đối với công trình (theo điều 10).
- Các Biên bản kiểm định chất lượng vật tư thiết bị đối với công trình.
- Hồ sơ tại mục 4. Khoản 8.3, Điều 8 về công tác môi trường.
Khi nghiệm thu đóng điện, nếu thấy cần thiết thì Công ty điện lực Sơn La sẽ trực tiếp kiểm tra lại
chất lượng vật tư, thiết bị trên hiện trường nhằm đối chiếu với các thông số của vật tư đã cắt
mẫu trước đó./.

You might also like