You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM


KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

---******---

BÁO CÁO CUỐI KÌ


NGHIÊN CỨU, THIẾT KẾ VÀ MÔ PHỎNG HỆ
THỐNG CÁC THIẾT BỊ TRONG NHÀ THÔNG MINH

Sinh viên - MSSV: Đàm Trung Nguyên - 21151292

Nguyễn Nam Huy - 21151244


Nguyễn Thanh Lâu - 21151268

Từ Công Nam - 21151289

Niên khóa: 2021 - 2025


Ngành: Công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa

Người hướng dẫn: Bùi Thị Tuyết Đan

Đăk Nông, January 2022


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Đăk Nông, ngày 14 tháng 1 năm 2022

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN


Sinh viên - MSSV - Lớp: Đàm Trung Nguyên - 21151291 - 211511A
Nguyễn Nam Huy - 21151244 - 211511B

Nguyễn Thanh Lâu - 21151268 - 211511A

Từ Công Nam - 21151289 - 211511A

Ngành: Công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa

Niên khóa: 2021 – 2025

Dự án: Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng hệ thống các thiết bị trong nhà thông minh
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Tuyết Đan

Tháng/Ngày Nội dung Xác nhận của giáo


viên hướng dẫn

12/10 – 12/16 ,2021 Tìm hiểu phần mềm mô phỏng

12/17 – 12/23 ,2021 Hoàn thành mô phỏng

12/24 – 12/30 ,2021 Hoàn thành bài thuyết trình

12/31 – 1/6 ,2022 Hoàn thành báo cáo

1/7 – 1/13 ,2022 Hoàn thành Poster

Đăk Nông, ngày 14 tháng 01 năm 2022

Giáo viên hướng dẫn

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Đăk Nông, ngày 14 tháng 1 năm 2022

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Sinh viên - MSSV - Lớp: Đàm Trung Nguyên - 21151291 - 211511A
Nguyễn Nam Huy - 21151244 - 211511B

Nguyễn Thanh Lâu - 21151268 - 211511A

Từ Công Nam - 21151289 - 211511A

Ngành: Công nghệ kĩ thuật điều khiển và tự động hóa


Niên khóa: 2021 – 2025
Dự án: Nghiên cứu, thiết kế và mô phỏng hệ thống các thiết bị trong nhà thông minh
Giáo viên hướng dẫn: Bùi Thị Tuyết Đan
NHẬN XÉT
1.Nội dung dự án:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.
2. Ưu điểm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
3.Nhược điểm:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..4.Đề nghị bảo vệ dự án?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
..5.Đánh giá:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.

ii

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


6. Điểm:.................(Bằng tay).....................................................................................
Đăk Nông, ngày 14 tháng 01 năm 2022
Giáo viên hướng dẫn

iii

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Đăk Nông, ngày 14 tháng 1 năm 2022

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới cô Bùi Thị Tuyết Đan, nhờ
sự hướng dẫn và góp ý của cô đã giúp chúng em hoàn thành công việc này. Cô không
nhưng giúp nhóm chúng em giải quyết các vấn đề mà còn truyền cảm hứng và khuyến
khích nhóm chúng em để có thể hoàn thành dự án nhỏ này.
Nhóm chúng em cũng rất cảm ơn anh Trần Thiện An nhờ sự góp ý cũng
như tư vấn về các phần mềm mô phỏng cũng như các kiến thức chuyên ngành. Nhóm
chúng em cũng rất cảm ơn tới ba mẹ, gia đình và bạn bè đã khuyến khích, hỗ trợ và sự
chú ý tới nhóm chúng em.

Đăk Nông, ngày 14 tháng 01 năm 2022

Nhóm thực hiện

iv

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Đăk Nông, ngày 14 tháng 1 năm 2022

TÓM TẮT DỰ ÁN

Trong luận án này, một chương trình mô phỏng hoạt động của hệ thống các
thiết bị trong ngôi nhà thông minh có thể hoạt động dựa trên các thông số cơ bản như
nhiệt độ, độ ẩm hay độ sáng xung quanh được theo dõi liên tục. Dự án gồm 3 phần:
Thiết kế bảng mạch phù hợp, ổn định; Xây dựng hệ thống điều khiển bằng tay hoặc tự
động và quản lý mô phỏng hoạt động cho bảng mạch; Xây dựng hệ thống điều khiển
trên web. Bảng mạch được thiết kế bằng cách tích hợp bo mạch Raspberry pi 3 để làm
bộ điều khiển cho hệ thống trong nhà và bo mạch Arduino uno r3 để làm bộ điều
khiển đóng mở cửa bằng mật khẩu. Hệ thống tự động điều khiển và quản lý mô phỏng
hoạt động cho mạch thông qua phần mềm hoạt động dựa trên nền tảng PCB kết hợp
cùng nền tảng IoT có tên là Proteus.
Chúng tôi sử một phương pháp theo dõi trạng thái của các thông số.
Phương pháp này thu thập thông số trạng thái của các thiết bị theo dõi và sau đó cập
nhật liên tục cho hệ thống điều khiển và quản lí.

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Đăk Nông, ngày 14 tháng 1 năm 2022

ABSTRACT
In this thesis, a program simulates the work of the system of devices in
smarthome which can run depend on basic statistics such as temperature, humidity or
the brightness of around environment which are continuously tracked. The project
includes three parts: Design a stable and rational circuit board; Build a manual or
automatical control system; Build a control system on Web. The circuit board is
designed by combining Raspberry pi 3 as the main controller for indoor system with
Arduino uno r3 to control the state of the door ( lock or unlock ) with password.
Automatical system controls and manages the simulation activities for circuit base on
PCB combine with Iot named Proteus.
We use a tracking parameter states method. This method collects
parameter states of tracking devices and updates continuously for controling and
managing system.

vi

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Mục lục
Trang

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ......................................... Error! Bookmark not defined.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN...............................................
....................................................................................... Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN................................................................................... ................. Error!
Bookmark not defined.v
TÓM TẮT DỰ ÁN...................................................................... .... Error! Bookmark
not defined.
ABSTRACT.............................................................................................................vi
MỤC LỤC...............................................................................................................vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................ix
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................x
DANH MỤC HÌNH..................................................................................................xi
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN................................................................1
1.1 NỘI DUNG ĐỀ TÀI.......................................................................................1

1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI........................................................................................1

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN.................................................................................1


1.4 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG NGÔI NHÀ THÔNG MINH........................1

1.5 CÁC TIÊU CHÍ KĨ THUẬT CỦA NGÔI NHÀ THÔNG MINH.................2

1.5.1 Chỉ tiêu về nhiệt độ...............................................................................2

1.5.2 Chỉ tiêu về độ ẩm..................................................................................2


1.5.3 Chỉ tiêu về ánh sáng..............................................................................2

1.6 CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH........3

1.7 NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG..........................................................................3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN...............................................................................4
2.1 GIỚI THIỆU VỀ IoT......................................................................................4
2.1.1 Khái niệm về Iot....................................................................................4
2.1.2 Cơ sở kĩ thuật của Iot............................................................................4
2.1.3 Xu thế phát triển của thế với với IoT....................................................4
vii

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


2.1.4 Ứng dụng của Iot...................................................................................6

CHƯƠNG 3: CÁC PHẦN MỀM, LINH KIỆN SỬ DỤNG..................................7


3.1 RASPBERRY PI 3.........................................................................................7
3.1.1 Tổng quan về Raspberry.......................................................................7
3.1.2 Tổng quan về Raspberry pi 3................................................................7

3.1.3 Ứng dụng của Raspberry.......................................................................7

3.2 PROTEUS......................................................................................................8
3.2.1 Tổng quan về Proteus............................................................................8

3.2.2 Ứng dụng của Proteus...........................................................................8


3.3 CẢM BIẾN ÁNH SÁNG...............................................................................9
3.3.1 Khái niệm và ứng dụng của cảm biến ánh sáng....................................9

3.4 CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ ..............................................................................10


3.4.1 Khái niệm và ứng dụng của cảm biến nhiệt độ...................................10

3.5 CẢM BIẾN ĐỘ ẨM.....................................................................................10

3.5.1 Khái niệm và ứng dụng của cảm biến độ ẩm......................................10

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH....................................................................12


4.1 YÊU CẦU THIẾT KẾ..................................................................................12

4.2 THIẾT KẾ PHẦN CỨNG............................................................................13


4.2.1 Khối cảm biến nhiệt độ và độ ẩm........................................................13
4.2.2 Khối cảm biến ánh sáng......................................................................14

4.2.3 Khối xử lý trung tâm...........................................................................16

4.3 THIẾT KẾ PHẦN MỀM..............................................................................16

4.3.1 Giao diện điều khiển hệ thống, các chế độ điều khiển........................16
CHƯƠNG 5: LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT..................................................................18
5.1 Lưu đồ giải thuật chương trình cảm biến nhiệt độ và độ ẩm........................18

5.2 Lưu đồ giải thuật chương trình cảm biến ánh sáng......................................18
5.3 Kết quả thực hiện..........................................................................................19

KẾT LUẬN..............................................................................................................21
viii

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................21

PHỤ LỤC.................................................................................................................22
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tiếng anh Tiếng việt

RFID Radio-Frequency Identification Nhận dạng qua tần số vô tuyến

NFC Near-Field Communications Công nghệ không dây chủ đạo

QR Quick response Mã phản hồi nhanh

PwC PricewaterhouseCoopers Một trong bốn công ty kiểm toán


hàng đầu thế giới hiện nay

SMA Simple moving avarage Đường trung bình trượt không có


trọng số

SMTP Simple mail transfer protocol Giao thức truyền tải thư tín đơn
giản hóa

POP Point of Purchase Điểm mua hàng

IMAP Internet Message Access Protocol Một giao thức cho phép bạn truy
cập email của mình mọi lúc mọi
nơi, từ bất kỳ thiết bị

FTP File Transfer Protocol Giao thức truyền tập tin

ATM Automatic Teller Machine Máy rút tiền tự động

CPU Central Processing Unit Bộ xử lý trung tâm của máy tính

GPU Graphics Processing Unit Bộ xử lý những tác vụ liên quan


đến đồ hoạ cho vi xử lý trung tâm
CPU

Ram Random access memory bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên

USB Universal Serial Bus Một thiết bị lưu trữ dữ liệu sử


dụng bộ nhớ flash

PIC Programmable Intelligent Máy tính thông minh khả trình


Computer

AVR Automatic Voltage Regulator Hệ thống tự động điều khiển điện


áp đầu cực máy phát điện

ix

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


RTD Resitance temperature detector Cảm biến nhiệt độ điện trở

IoTs Internet of things Internet vạn vật

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


DANH MỤC BẢNG

Bảng 4.2.1 Thông số của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm


Bảng 4.2.2 Thông số của cảm biến ánh sáng APDS 9002
Bảng 4.2.3 Kết nối module cảm biến ánh sáng
Bảng 4.2.4 Kết nối module hồng ngoại

Bảng 4.2.5 Thông số của cảm biến ánh sáng ADS 1015

xi

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.4.1 Điều khiển hệ thống đèn của Smarthome


Hình 1.4.2 Quan sát ngôi nhà qua điện thoại
Hình 1.4.3 Hiệu chỉnh điều hòa nhiệt độ từ xa

Hình 1.7.1 Sơ đồ khối của hệ thống

Hình 3.1.1 Hình ảnh thực tế của Raspberry Pi 3

Hình 3.3.1 Hình ảnh thực tế của cảm biến ánh sáng

Hình 3.4.1 Hình ảnh thực tế của cảm biến nhiệt độ loại RTD
Hình 3.5.1 Hình ảnh thực tế của cảm biến độ ẩm, nhiệt độ không khí HDC1080
Hình 4.1.1: Sơ đồ khối hệ thống

Hình 4.1.1: Sơ đồ khối hệ thống


Hình 4.2.1 Hình ảnh khối cảm biến nhiệt độ, độ ẩm

Hình 4.2.2 Hình ảnh khối cảm biến ánh sáng APDS 9002

Hình 4.2.3 Hình ảnh cảm biến ánh sáng ADS 1015

Hình 4.2.4 Hình ảnh bảng mạch khối xử lý trung tâm


Hình 4.3.1 Hình ảnh giao diện điều khiển hệ thống

Hình 5.1.1 Hình ảnh lưu đồ giải thuật chương trình cảm biến nhiệt độ và độ ẩm
Hình 5.2.1 Hình ảnh Lưu đồ giải thuật chương trình cảm biến ánh sáng
Hình 5.3.1 Hệ thống đèn điều khiển qua web

Hình 5.3.2 Hệ thống rèm điều khiển qua web

Hình 5.3.3 Hệ thống điều hòa điều khiển qua web

Hình 5.5.4 Hệ thống quạt điều khiển qua web

xii

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN

1.1 NỘI DUNG ĐỀ TÀI


Chương 1: Tổng quan về dự án
Chương 2: Cơ sở lí luận
Chương 3: Các phần mềm, linh kiện sử dụng

Chương 4: Thiết kế mô hình

Chương 5: Lưu đồ giải thuật

1.2 GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Trong phạm vi cho phép, nhóm chỉ thi công ngôi nhà thông minh trên mô phỏng.
Trong thời gian thực hiện đề tài là có hạn, nhóm thực hiện đề tài chỉ giải quyết những
vấn đề sau:

- Thiết kế hệ thống bật tắt điều hòa và quạt gió tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm.

- Thiết kệ hệ thống đóng mở rèm cửa và bật tắt đèn tùy thuộc vào độ sáng.

1.3 Ý NGHĨA THỰC TIỄN

Thiết kế hệ thống trên giúp người nghiên cứu có cái nhìn trực quan hơn về những
kiến thức đã tiếp thu, từ đó nâng cao hiệu quả nghiên cứu. Hệ thống được thiết kế
nhằm mục đích tạo sự thoải mái cũng như tăng sự hiện đại của ngôi nhà. Hệ thống có
thể điều khiển tự động hoặc bằng tay tùy thuộc vào ý muốn người sử dụng, giúp
người sử dụng kiểm soát được tình trạng về nhiệt độ cũng như độ sáng của ngôi nhà.
1.4 KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG NGÔI NHÀ THÔNG MINH

Ngôi nhà thông minh là ngôi nhà có các điều kiện kỹ thuật đảm bảo cuộc sống tốt
nhất của con người, được tự động đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo mong muốn của
người sử dụng. Ngôi nhà thông minh khác với ngôi nhà thông thường ở chỗ nó là một
quá trình tích hợp của các hệ thống như hệ thống điều khiển và giám sát môi trường:
hệ thống đảm bảo nhiệt độ, hệ thống đảm bảo ánh sáng,...

Nhiệm vụ của ngôi nhà thông minh:

+ Tự động bật đèn khi không đủ ánh sáng.


+ Điều khiển nhiệt độ môi trường theo mức đã đặt của chủ nhà.
+ Tự động phát hiện đám cháy v.v...

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Hình 1.4.1. Điều khiển hệ thống đèn bằng Smartphone

Hình 1.4.2 Quan sát ngôi nhà qua điện thoại

Hình 1.4.3 Hiệu chỉnh nhiệt độ điều hòa từ xa


1.5 CÁC TIÊU CHÍ KĨ THUẬT CỦA NGÔI NHÀ THÔNG MINH

1.5.1 Chỉ tiêu nhiệt độ

Nhiệt độ trong nhà cũng có thể thay đổi được tùy theo sở thích của mỗi người
thông qua hệ thống điều khiển từ xa. Phải có cảnh báo khi nhiệt độ quá cao hoặc
quá thấp.
1.5.2 Chỉ tiêu về độ ẩm

Độ ẩm trong nhà luôn phải đảm bảo ở mức thoải mái cho người sử dụng, chỉ
tiêu này bị ảnh hưởng tương đối lớn bởi nhiệt độ.

1.5.3 Chỉ tiêu ánh sáng

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Đảm bảo ánh sáng theo yêu cầu sử dụng như chất lượng ánh sáng và tiết kiệm
điện, ánh sáng tại mọi nơi là như nhau, không để chỗ nào quá sáng hoặc quá tối.
Ánh sáng có thể mở thông qua hệ thống tự động hoặc thiết bị điều khiển từ xa.

1.6 CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT HỆ THỐNG NHÀ THÔNG MINH
Một hệ thống nhà thông minh tiêu biểu gồm 3 thành phần sau:
- Bộ xử lý trung tâm: Được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: một
board Raspberry pi 3
- Thiết bị đầu vào: Cảm biến nhiệt, độ ẩm, ánh sáng

- Thiết bị đầu ra: Điều hòa, quạt, đèn, máy kéo rèm
1.7 NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG
- Bình thường hệ thống hoạt động một một cách tự động, ở chế độ này nhiệt độ,

độ ẩm và ánh sáng sẽ được hệ thống điềuchỉnh tự động.


- Khi các thông số trên tăng hoặc giảm một cách không bình thường thì hệ thống
sẽ gửi thông báo cho chủ nhà.

Hình 1.7.1. Sơ đồ khối của hệ thống

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1 GIỚI THIỆU VỀ IoT


2.1.1 Khái niệm về Iot

Mạng lưới vạn vật kết nối Internet hoặc là Mạng lưới thiết bị kết nối Internet
viết tắt là IoT là mạng kết nối các đồ vật và thiết bị thông qua cảm biến, phần
mềm và các công nghệ khác, cho phép các đồ vật và thiết bị thu thập và trao đổi
dữ liệu với nhau.

Internet vạn vật lan tỏa lợi ích của mạng internet tới mọi đồ vật được kết nối,
chứ không chỉ dừng lại ở phạm vi một chiếc máy tính. Khi một đồ vật được kết
nối với internet, nó sẽ trở nên thông minh hơn nhờ khả năng gửi và/hoặc nhận
thông tin và tự động hoạt động dựa trên các thông tin đó.

Các thiết bị IoT có thể là đồ vật được gắn thêm cảm biến để thu thập dữ liệu
về môi trường xung quanh (giống như các giác quan), các máy tính/bộ điều khiển
tiếp nhận dữ liệu và ra lệnh cho các thiết bị khác, hoặc cũng có thể là các đồ vật
được tích hợp cả hai tính năng trên.

Tiềm năng ứng dụng của internet vạn vật (IoT) trải rộng trên mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, mọi hệ thống IoT hoàn chỉnh đều có đủ 4 bước: thu thập dữ liệu, chia
sẻ dữ liệu, xử lý dữ liệu, và đưa ra quyết định.

2.1.2 Cơ sở kĩ thuật của Iot


Điểm quan trọng của loT đó là các đối tượng phải có thể được nhận biết và
định dạng (identifiable). Nếu mọi thứ được "đánh dấu" để phân biệt bản thân đối
tượng đó với những thử xung quanh thì chúng ta có thể hoàn toàn quản lí được nó
thông qua máy tính. Việc đánh dấu (tagging) có thể được thực hiện thông qua
nhiều công nghệ, chẳng hạn như RFID, NFC, mã vạch, mã QR, watermark kĩ
thuật số... Việc kết nối thì có thể thực hiện qua wifi, mạng viễn thông băng rộng
(3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại...
Ngoài những kĩ thuật nói trên, nếu nhìn từ thế giới web, chúng ta có thể sử
dụng các địa chỉ độc nhất để xác định từng vật, chẳng hạn như địa chỉ IP. Mỗi
thiết bị sẽ có một IP riêng biệt không nhầm lẫn. Sự xuất hiện của IPv6 với không
gian địa chỉ cực kì rộng lớn sẽ giúp mọi thứ có thể dễ dàng kết nối vào Internet
cũng như kết nối với nhau.

2.1.3 Xu thế phát triển của thế với với IoT


Mặc dù đã có từ lâu nhưng kỷ nguyên Internet of Things chỉ thực sự được chú
ý và bùng nổ trong những năm gần đây, sau sự phát triển của smartphone, tablet
và những kết nối không dây,... Và ngay sau khi nhận được sự chú ý của cộng
đồng, IoT đã cho thấy tiềm năng của mình với những số liệu đáng kinh ngạc.
4

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Là “một trong những phát kiến quan trọng và quyền lực nhất của loài người",
Cisco IBSG, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo:
Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, bao gồm hàng tỷ
thiết bị di động, tivi, máy giặt, Để thấy được sự phát triển của lĩnh vực này, họ
cũng đưa ra số liệu vào năm 1984, khi mà Cisco mới thành lập mới chỉ có khoảng
1.000 thiết bị được kết nối mạng toàn cầu, đến năm 2010, con số này đã lên mức
10 tỷ.
Intel, đơn vị mới tham gia vào thị trường sản xuất chip cho các thiết bị thông
minh phục vụ IoT cũng đã thu về hơn 2 tỷ USD trong năm 2014 từ lĩnh vực này,
tăng trưởng 19% so với năm 2013. Những con số khẳng định IoT là xu hướng của
tương l lai. Internet of Things. đến năm 2020 dự kiến sẽ đạt đến 4 tỷ người kết nối
với nhau, 4 ngàn tỷ USD doanh thu, hơn 25 triệu ứng dụng hơn 25 tỷ hệ thống
những thông minh và 50 ngàn tỷ Gigabytes dữ liệu.

Tác động của loT rất đa dạng, trên các lĩnh vực: quản lý hạ tầng, y tế, xây
dựng và tự động hồn, giao thông....

Cụ thể với lĩnh vực sản xuất - chế tạo, hiện theo thống kê của PwC, đã có 35%
nhà sản xuất sử dụng cảm biến thông minh, 10% dự kiến sẽ sử dụng và 8% có kế
hoạch sử dụng các thiết bị thông minh này trong 3 năm tới.

Trong lĩnh vực dầu khí, khai thác mỏ, dự kiến sẽ có 5,4 triệu thiết bị loT được
triển khai tại các cơ sở khai thác tới năm 2020. Chủ yếu sẽ là các bộ cảm biến kết
nối Internet giúp cung cấp thông tin về môi trường. Dầu khí là một trong những
ngành công nghiệp chủ chốt ứng dụng loT trên diện rộng tới năm 2020. Trong khi
đó, xe hơi kết nối đang là xu hướng nổi bật của thiết bị loT hiện nay. Dự tính tới
năm 2020, sẽ có hơn 220 triệu xe kết nối lưu thông trên đường.

Về bảo hiểm, 74% lãnh đạo trong ngành bảo hiểm tin rằng loT sẽ thay đổi cơ
bản chính sách bảo hiểm trong 5 năm tới, 74% có kế hoạch đầu tư phát triển và
thực hiện các chiến lược về loT - theo một nghiên cứu của SMA Research.

Còn với quốc phòng, chỉ tiêu cho các thiết bị bay không người lái dự kiến sẽ
đạt 8,7 tỉ USD vào năm 2020. Ngoài ra, theo dự báo của Frost & Sullivan, sẽ có
khoảng 126.000 robot quân sự sẽ được triển khai vào năm 2020.

Lĩnh vực nông nghiệp cũng không nằm ngoài vòng xoáy loT. Dự kiến sẽ có
75 triệu thiết bị IoT được triển khai trong lĩnh vực nảy vào năm 2020, với tỉ lệ
tăng hàng năm đạt 20%. Chủ yếu đó sẽ là những bộ cảm biến đặt trong lòng đất để
theo dõi độ axit, nhiệt độ và các thông số giúp canh tác vụ mùa hiệu quả hơn.
Vì thế, Internet of Things đang là chìa khóa của thành công trong tương lai.
Bên cạnh đó, công nghệ không dây đáp ứng đa tiêu chuẩn đang giúp giảm giá
5

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


thành các mặt hàng thiết bị kết nối không dây; và những giao thúc Internet mới đã
giúp hiện thực hóa việc kết nối hàng tỷ thiết bị vào mạng lưới Internet.

Hiện trên thị trường đang có ngày càng nhiều thiết bị di động giá rẻ, sự cải
thiện về điều kiện kinh tế của nhóm khách hàng Châu Á đã dẫn đến sự gia tăng
theo cấp số nhân về sử dụng thiết bị di động ở khu vực này.

2.1.4 Ứng dụng của Iot


loT có rất nhiều ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tự động
hóa ngôi nhà, mua sắm thông minh, quản lí các thiết bị cá nhân, đồng hồ đo
thông minh, phản hỏi i trong các tình huống khẩn cấp, quản lí môi trường.
Hiện nay nhiều hãng, công ty, tổ chức trên thế giới đang nghiên cứu các nền
tảng giúp xây dựng nhanh ứng dụng dành cho loT. Đại học British Columbia
ở Canada hiện đang tập trung vào một bộ toolkit cho phép phát triển phần
mềm loT chỉ bằng các công nghệ tiêu chuẩn Web cũng như giao thức phổ
biến. Công ty như ioBridge thì cung cấp giải pháp kết nối và điều khiển hầu
như bất kì thiết bị nào có khả năng kết nối Internet, kể cả đèn bàn, quạt máy…

IoT vẫn còn một số trở ngại như chưa có một ngôn ngữ chung. Ở mức cơ
bản nhất, Internet là một mạng dùng để nối thiết bị này với thiết bị khác. Nếu
chỉ riêng có kết nối không thôi thì không có gì đảm bảo rằng các thiết bị biết
cách nói chuyện nói nhau. Để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau, chúng sẽ
cần một hoặc nhiều giao thức (protocols), có thể xem là một thứ ngôn ngữ
chuyên biệt để giải quyết một tác vụ nào đó. Chắc chắn bạn đã ít nhiều sử
dụng một trong những giao thức phổ biến nhất thế giới, đó là HyperText
Transfer Protocol (HTIP) để tải web. Ngoài ra chúng ta còn có SMTP, POP,
IMAP dành cho email, FTP dùng để trao đổi file... Những giao thức như thế
này hoạt động ổn bởi các máy chủ web, mail và FTP thường không phải nói
với nhau nhiều, khi cần, một phần mềm phiên dịch đơn giản sẽ đứng ra làm
trung gian để hai bên hiểu nhau. Còn với các thiết bị IoT, chúng phải đảm
đương rất nhiều thứ, phải nói chuyện với nhiều loại máy móc thiết bị khác
nhau. Đáng tiếc rằng hiện người ta chưa có nhiều sự đồng thuận về các giao
thức để loT trao đổi dữ liệu.

CHƯƠNG 3: CÁC PHẦN MỀM, LINH KIỆN SỬ DỤNG

3.1 Raspberry pi 3

3.1.1 Tổng quan về Raspberry


Raspberry là một máy vi tính rất nhỏ gọn, kích thước hai cạnh chỉ cỡ một cái
thẻ ATM, trong đó đã tích hợp mọi thứ cần thiết để bạn sử dụng như một máy vi
6

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


tính. Bộ xử lý SoC Broadcom BCM2835 của nó bao gồm CPU, GPU, RAM, khe
cắm thẻ microSD, WiFi, Bluetooth và 4 cổng USB 2.0.

3.1.2 Tổng quan về Raspberry Pi 3


Raspberry Pi 3 là một máy tính nhỏ gọn, kích thước hai cạnh cỡ bằng một
chiếc thẻ ATM. Nó được tích hợp mọi thứ cần thiết để bạn sử dụng như một cái
máy vi tính. Trên bo mạch của Raspberry Pi 3 có các thành phần: CPU, GPU,
RAM, khe cắm thẻ microSD, Wifi, Bluetooth và 4 cổng USB.

Hình 3.1.1. Hình ảnh thực tế của Raspberry Pi 3

3.1.3 Ứng dụng của Raspberry


Ban đầu, tổ chức Raspberry Pi Foundation phát triển dự án Raspberry với
mục tiêu chính là giảng dạy máy tính cho trẻ em và tạo ra một công cụ giá rẻ (chỉ
vài chục USD) để sinh viên nghiên cứu học tập. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện,
Raspberry Pi được cộng đồng đánh giá cao về tính ứng dụng với phần cứng được
hỗ trợ tốt, Pi đã nhanh chóng phát triển một cách rộng rãi. Pi phù hợp cho những
ứng dụng cần khả năng xử lý mạnh mẽ, đa nhiệm hoặc giải trí và đặc biệt cần chi
phí thấp. Hiện nay đã có hàng ngàn ứng dụng đa dạng được cài đặt trên Rasberry
Pi.

3.2 Proteus

3.2.1 Tổng quan về Proteus


Phần mềm Proteus cho phép mô phỏng hoạt động của mạch điện tử bao gồm
phần thiết kế mạch và viết chương trình điều khiển cho các họ vi điều khiển như
MCS-51, PIC. AVR, . Proteus là phần mềm mô phỏng mạch điện tử của
Labcenter Electronics, mô phòng cho hầu hết các linh kiện điện tử thông dụng.

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Phần mềm bao gồm 2 chương trình: ISIS (Intelligent Schematic Input
System) cho phép mô phong mạch và ARES (Advanced Routing and Editing
Software) dùng để về mạch in

3.2.2 Các ứng dụng của Proteus


- Vẽ sơ đồ nguyên lý

Bạn có thể dễ dàng vẽ được các sơ đồ mạch điện tử trên Proteus một cách dễ
dàng và nhanh chóng. Bạn lấy linh kiện mong muốn từ thư viện của Proteus, sau
đó kết nối các linh kiện lại với nhau để tạo ra một mạch điện tử hoàn chỉnh.
- Mô phỏng

Khả năng ứng dụng chính của Proteus là mô phòng, phân tích các kết quả từ
các mạch nguyên lý. Proteus giúp người sử dụng có thể thấy trước được mạch
thiết kế chạy đúng hay sai trước khi thi công mạch.
Các công cụ phục vụ cho việc phân tích mạch có độ chính xác khá cao như
vôn kế đo điện áp, ampe kế đo dòng điện, máy đao động ký.

Đối với các bạn yêu thích điện tử thì đây là công cụ tuyệt vời. Nó giúp cho
các bạn tự học, tự nghiên cứu và thiết kế thứ các mạch điện tử và chạy mô phỏng
để kiểm tra kết quả từ đó rút ra được những bài học hữu ích. Điều này sẽ giúp bạn
tiết kiệm được thời gian và tiền bạc khi bạn không có điều kiện mà lại ham học và
nghiên cứu.
- Thiết kế mạch in PCB

Là tính năng dễ sử dụng trong Proteus. Bạn có thể tự tạo bản thiết kế hoặc bắt
Proteus làm hộ bạn. Tự tạo bản thiết kể rất dễ dàng chỉ cần bạn đặt những chi tiết
vào sơ đồ và vẽ đường mạch điện chạy qua. Đừng lo lắng về việc vi phạm bất kỳ
quy tắc thiết kế nào bởi vì nó sẽ tự động phát hiện ra lỗi. Còn nếu muốn Proteus
làm thay bạn thì chỉ cần đặt các chi tiết vào vị trí tương ứng rồi cho chạy tự động.
Nó sẽ về ra các cách đặt đường mạch và lựa bản tốt nhất. Và hiện nay còn có một
tùy chính nữa “Auto placer”, nó yêu cầu bạn xác lập kích thước bàng bằng cách
vẽ hình dáng và kích cỡ bàn mạch. Sau đó, nó tự động đặt các chi tiết vào trong
khuôn. Sau đó, tất cả việc bạn phải làm là lập sơ đồ mach.
Ngoài ra, trong quá trình thiết kế mạch in bạn cũng có thể xem hình 3D. Tinh
năng này rất hữu ích, nó cho phép bạn thiết ra những board mạch in đẹp theo
mong muốn của mình.

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


3.3 Cảm biến ánh sáng

3.3.1 Khái niệm và ứng dụng của cảm biến ánh sáng
- Cảm biến ánh sáng là các thiết bị quang điện chuyển đổi năng lượng ánh
sáng (photon) cho dù ánh sáng nhìn thấy được hay tia hồng ngoại thành tín hiệu
điện (electron).
- Ứng dụng trong các thiết bị chiếu sáng như đèn. Điều này đem đến rất nhiều
tiện lợi và an toàn khi sử dụng về đêm, đặc biệt với những gia đình có người cao
tuổi và trẻ nhỏ…
- Cảm biến thay đổi ánh sáng màn hình trong điện thoại thông minh và máy
tính bảng.

Hình 3.3.1 Hình ảnh thực tế của cảm biến ánh sáng

3.4 Cảm biến nhiệt độ

3.4.1 Khái niệm và ứng dụng của cảm biến nhiệt độ


Cảm biến nhiệt độ là thiết bị dùng để đo sự biến đổi về nhiệt độ của môi
trường xung quanh hoặc của các đại lượng cần đo.

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Cảm biến nhiệt độ được sử dụng với nhiều chứng năng và nhiều ứng dụng
khác nhau như: dùng đo nhiệt độ trong bồn đun nước, đun dầu, đo nhiệt độ lò
nung, lò sấy,… Một số cảm biến nhiệt được sử dụng cho các lĩnh vực cụ thể như:
Nhiêt kế điện tử, bán dẫn, can nhiệt loại T được sử dụng trong nghiên cứu về
nông nghiệp.

Hình 3.4.1 Hình ảnh thực tế của cảm biến nhiệt độ loại RTD

3.5 Cảm biến độ ẩm

3.5.1 khái niệm và ứng dụng của cảm biến độ ẩm


- Cảm biến độ ẩm là dòng cảm biến dùng để đo độ ẩm không khí hoặc đo độ
ẩm đất. Cảm biến đo độ ẩm được ứng dụng trong nhiều ngành và lắp đặt nhiều
ứng dụng khác nhau.
- Cảm biến đo độ ẩm thường được tìm thấy ở nơi cần kiểm soát độ ẩm. ...

- Tương tự trong nhà kính, phòng tắm hơi, bảo tàng và máy ấp trứng cũng sử
dụng máy đo độ ẩm để đảm bảo lượng ẩm không khí ở mức thích hợp cho cây,
người…

10

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Hình 3.5.1 Hình ảnh thực tế của cảm biến độ ẩm, nhiệt độ không khí HDC1080

11

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ MÔ HÌNH

4.1 YÊU CẦU THIẾT KẾ


Chúng ta đang sống trong một thời đại với rất nhiều công nghệ hiện đại khiến
cho cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn. Trong vài năm trở lại đây, các
bước tiến lớn về công nghệ đã khiến cho ngôi nhà của chúng ta ngập tràn các thiết
bị công nghệ cao. Nói một cách đơn giản thì các giải pháp công nghệ này cho
phép có thể điều hành căn nhà của mình thông qua các thiết bị điều khiển từ xa,
thường là điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Có thể kiểm soát các thiết bị
điện chiếu sáng đến các thiết bị đảm bảo an ninh..

Giới thiệu về bộ điều khiển: Cấu trúc đơn giản, dễ điều khiển
Mô hình nhà thông minh được thiết kế với các chức năng như sau:

- Tự động bật/tắt đèn, mở/đóng rèm khi ánh sáng đạt đến ngưỡng nhất
định.

- Tự động bật tắt điều hòa, quạt khi nhiệt độ đạt các ngưỡng nhất định.

Với các chức năng thiết kế nêu trên, sơ đồ khối của hệ thống được thiết kế
như hình

Hình 4.1.1: Sơ đồ khối hệ thống


- Khối nguồn là khối cung cấp nguồn cho bộ điều khiển hệ thống và các
khối mạch khác hoạt động. Yêu cầu đối với khối nguồn là tính ổn định và giá
trị điện áp cung cấp phải phù hợp với các khối chức năng khác của bộ điều
khiển. Ở đây sử dụng nguồn 5V-2A .

12

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


- Bộ điều khiển sử dụng Raspberry Pi 3 là khối xử lý trung tâm của hệ
thống, thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thông tin và giao tiếp với các thiết bị
bên ngoài . Các nhiệm vụ chính như nhận giá trị nhiệt độ, độ ẩm, cưởng độ
ánh sáng từ các cảm biến, xử lý dữ liệu, thực hiện các phép toán logic tạo tín
hiệu điều khiển tới Relay để điều khiển các thiết bị.

- Khối cám biến ánh sáng dùng cảm biến ánh sáng thực hiện việc đo giá
trị cường độ ánh sáng và truyền kết quả trực tiếp tới relay điều khiển thiết bị.
- Khối cảm biến nhiệt độ độ ẩm ở đây sử dụng cảm biến HDC1080 là
module tích hợp việc đo giá trị nhiệt độ và độ ẩm kết quả đo được được
chuyển về bộ xử lý trung tâm.

- Với sơ đồ khối hệ thống ở trên bài toán đặt ra là nghiên cứu chế tạo ngôi
nhà thông minh thực hiện được các chức năng như điều khiển bật tắt thiết bị
bằng công tắc, đo nhiệt độ độ ẩm trong nhà từ đó đưa ra các giải pháp điều
chỉnh nhiệt độ độ ẩm thích hợp cho ngôi nhà, hiển thị nhiệt độ, độ ẩm lên màn
hình LCD và màn hình diện thoại tự bật bóng đèn khi độ sáng không đủ, tự
động bật điều hòa, quạt khi nhiệt độ cao.
4.2 THIẾT KẾ PHẦN CỨNG

4.2.1 Khối cảm biến nhiệt độ và độ ẩm

Hấp thụ hơi nước thay đổi thanh phần trong cảm biến sẽ xuất tín hiệu về vi
điều khiển. Khi nhiệt độ tăng quá mức thì sẽ xuất tín hiệu về vi điều khiển.

Hình 4.2.1 Hình ảnh khối cảm biến nhiệt độ, độ ẩm

13

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Thông số cảm biến nhiệt độ, độ ẩm:

Bảng 4.2.1 Thông số của cảm biến nhiệt độ, độ ẩm

4.2.2 Khối cảm biến ánh sáng

Nhận biết ánh sáng và điều chỉnh độ sáng.

Hình 4.2.2 Hình ảnh khối cảm biến ánh sáng APDS 9002

Bảng 4.2.2 Thông số của cảm biến ánh sáng APDS 9002

14

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Bảng 4.2.3 Kết nối module cảm biến ánh sáng

Bảng 4.2.4 Kết nối module hồng ngoại

Hình 4.2.3 Hình ảnh cảm biến ánh sáng ADS 1015

Bảng 4.2.5 Thông số của cảm biến ánh sáng ADS 1015

15

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


4.2.3 Khối xử lý trung tâm

Kiểm soát toàn bộ hoạt động của của hệ thống.

Hình 4.2.4 Hình ảnh bảng mạch khối xử lý trung tâm


4.3 THIẾT KẾ PHẦN MỀM

4.3.1 Giao diện điều khiển hệ thống, các chế độ điều khiển

Giao diện điều khiển hệ thống gọn gàng và có mĩ thuật.

Hình 4.3.1 Hình ảnh giao diện điều khiển hệ thống

16

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Các chế độ điều khiển:
- Chế độ điều khiển thiết bị thông qua công tắc:
Khi ở nhà thì việc sử dụng các công tắc để điều khiển các thiết bị là
không thể thiếu bởi tính tiện lợi của nó, khi bước vào một căn phòng có
thể dùng điện thoại để bật-tắt bóng đèn nhưng cũng có một cách nhanh
hơn đó là sử dụng công tắc đèn gắn trên tường của phòng đó. Việc sử
dụng công tắc để bật tắt đèn phù hợp khi đang ở trong nhà của mình. Hiện
nay trên thị trường có rất nhiều loại công tắc với mẫu mã đẹp và an toàn
cao không những giúp điều khiển thiết bị mà còn giúp cho ngôi nhà trở
nên hiện đại hơn.
Chế độ điều khiển này sẽ điều khiển được bật tắt thiết bị đồng thời nó
cũng sẽ phản hồi lại để người dùng biết được thiết bị đang bật hay đang
tắt, người sử dụng có thể bật-tắt thiết bị bằng hệ thống hoặc công tắc đều
được.

- Chế độ điều khiển theo cảm biến ánh sáng:

Chế độ này sử dụng một khối cảm biến ánh sáng. Ưu điểm của cảm
biến ánh sáng là có thể chủ động hơn trong việc xác định độ sáng tối của
môi trường. Cảm biến ánh sáng sử dụng quang trở có khả năng thay đổi
điện trở theo cường độ ánh sáng chiếu vào. Tín hiệu xuất ra của cảm biến
là digital HIGH (5V) và LOW (0) tượng trưng cho các trạng thái bật, tắt
thiết bị điện tự động mà bạn không cần phải thao tác vào.

- Chế độ điều khiển theo nhiệt độ, độ ẩm:


Chế độ này sử dụng một khối cảm biến nhiệt độ, độ ẩm. Ưu điểm của
cảm biến nhiệt độ, độ ẩm là xác định được nhiệt độ, độ ẩm của môi
trường xung quanh để thay đổi nhiệt độ cho dễ chịu với chủ nhà.

17

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


CHƯƠNG 5: LƯU ĐỒ GIẢI THUẬT

5.1 Lưu đồ giải thuật chương trình cảm biến nhiệt độ và độ ẩm

Hình 5.1.1 Hình ảnh lưu đồ giải thuật chương trình cảm biến nhiệt độ và độ ẩm

5.2 Lưu đồ giải thuật chương trình cảm biến ánh sáng

Hình 5.2.1 Hình ảnh Lưu đồ giải thuật chương trình cảm biến ánh sáng
18

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


5.3 Kết quả thực hiện

Thi công hoàn tất mô phỏng hệ thống các thiết bị điện tử: đèn, quạt gió, điều hòa,
rèm cửa
Điều khiển các thiết bị qua trang Web:

Hình 5.3.1 Hệ thống đèn điều khiển qua web

Hình 5.3.2 Hệ thống rèm điều khiển qua web

19

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


Hình 5.3.3 Hệ thống điều hòa điều khiển qua web

Hình 5.5.4 Hệ thống quạt điều khiển qua web

20

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


KẾT LUẬN

Việc hoàn thành mô phỏng mô hình điều khiển và giám sát nhà thông minh góp
phần tạo nên cơ sở, nền tảng cho sự phát triển theo hướng hiện đại hóa cuộc sống nói
riêng và xã hội rộng lớn nói chung. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và tiến bộ kĩ
thuật vào đời sống hằng ngày giúp cho trải nghiệm của người dùng ngày càng được
cải thiện, thoải mái hơn, tiện nghi hơn. Ngoài ra hệ thống nhà thông minh còn giúp
cho ngôi nhà của bạn trở nên sang chảnh và tinh tế hơn, thu thút ánh nhìn của bạ bè
đến chơi nhà khi được chiêm ngưỡng hệ thống thông minh tự động hoàn toàn. Từ đó
lan truyền tầm hiểu biết về nhà thông minh đến mọi nơi hướng đến một xã hội hiện
đại và tự động.

Hướng phát triển:

Đề tài cơ bản đáp ứng được những yêu cầu đề ra tuy nhiên để sản phậm hoàn
thiện thêm thì đòi hỏi phải được cải tiến và nghiên cứu thêm. Từ những hạn chế trong
quá trình thực nghiệm và nhu cầu người dùng nhóm rút được một số kinh nghiệm cần
thiết đẻ khắc phục hạn chết từ đó hoàn thiện mô hình cũng như phát triển sản phẩm
toàn diện, hướng tới mục tiêu thương mại hóa sản phẩm:
- Sử dụng thêm hệ thống an ninh.

- Áp dụng cảm biến mưa để đóng/mở rèm hợp lý.

- Sử dụng thêm các loại cảm biến để có thể đa dạng hóa thông tin vè môi
trường như độ pH của nước, đất để tưới cây tự động cải thiện cảnh quan xung
quanh nhà.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] KAPA Khám phá công nghệ, "Bài 1. Lập trình mô phỏng nhà thông minh ứng
dụng IoT với Raspberry Pi | Proteus", năm 2021
https://youtu.be/zh5HGPgokqE
[2] KAPA Khám phá công nghệ, "Bài 2. Lập trình mô phỏng ứng dụng IoT với
Raspberry Pi - điều khiển và giám sát qua Web | Proteus", năm 2021
https://youtu.be/ASsWIG-5a38
[3]Https://arduino.vn/bai-viet/302-module-relay-cach-su-dung-ro-le-va-nhung-ung-
dung-hay-cua-no , truy cập lần cuối vào ngày 13/01/2022

[4] KAPA Khám phá công nghệ, "Bài 3. Lập trình mô phỏng ứng dụng IoT với
Raspberry Pi | Proteus", năm 2021
https://youtu.be/6CpwtKohKZo
21

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE


[5]Https://www.slideshare.net/trongthuy3/luan-van-che-tao-mo-hinh-nha-thong-min
h-su-dung-arduino-hay ,Truy cập lần cuối 13/01/2022

PHỤ LỤC

22

Khoa Điện - Điện tử - HCMUTE

You might also like