You are on page 1of 3

Tiếng việt 1

Vận dụng những hiểu biết về học phần “ Tiếng Việt 1” vào việc rèn luyện kỹ năng
sử dụng Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

Tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống cộng đồng và trong đời
sống mỗi con người. Đó là công cụ để giao tiếp và tư duy. Đối với trẻ em, tiếng mẹ
đẻ càng có vai trò quan trọng hơn cả. Trẻ em đi vào đời sống tinh thần của mọi
người xung quanh nó duy nhất thông qua tiếng mẹ đẻ, thế giới bao quanh đứa trẻ
được phản ánh qua nó chỉ thông qua công cụ này. Tiếng mẹ đẻ có tính chất hai
mặt: nó vừa là đối tượng học tập của học sinh, vừa tạo cho các em công cụ để học
các môn học khác, có nghĩa nó là công cụ tư duy và giao tiếp. Trong trường tiểu
học, học sinh được học tiếng mẹ đẻ một cách trực tiếp và khoa học qua môn Tiếng
Việt. Môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm nhiều phân môn như học vần, tập viết,
tập đọc, chính tả, kể chuyện, luyện từ và câu, tập làm văn.Tuy rằng mỗi phân môn
Tiếng Việt đều có một vị trí, nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều có quan hệ biện
chứng, thống nhất với nhau, bổ sung hỗ trợ cho nhau để đạt được mục tiêu cao nhất
của môn Tiếng việt đó là bốn kĩ năng: Nghe- nói- đọc- viết cho học sinh. Từ đó
học sinh có thể sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ để phục vụ vào việc học tập và
trong đời sống.Để có thể truyền đạt kiến thức giúp học sinh nhanh nắm được bài và
sử dụng thành thạo ngôn ngữ trong việc giao tiếp, người giáo viên cần trang bị kĩ
kiến thức về ngữ âm học và âm vị học.Ngữ âm là mặt hình thức có tính vật chất,
còn là cách gọi tắt của âm thanh ngôn ngữ - một loại âm thanh đặc biệt do con
người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy. Ngữ âm bao gồm các âm, các thanh, các
kết hợp âm thanh và giọng điệu trong một từ, một câu của một ngôn ngữ. Lâu nay,
trong nhiều tài liệu nghiên cứu về ngữ âm, các tác giả thường nhắc đến hai khái
niệm song hành: ngữ âm học và âm vị học. Ngữ âm học là phân môn nghiên cứu
mặt tự nhiên của ngữ âm, tức là phân tích , miêu tả âm thanh của ngôn ngữ theo
góc nhìn sinh lí học hoặc vật lí học hay theo sự tiếp nhận của người nghe.Môn này
còn nghiên cứu mối quan hệ giữa chữ viết và hình thức âm thanh của ngôn
ngữ.Âm vị học là phân ngành nghiên cứu mặt xã hội hay chức năng của ngữ âm
trong từng ngôn ngữ. Cơ sở của ngữ âm còn gọi là bản chất của ngữ âm, bao gồm
mặt tự nhiên và xã hội.Việc áp dụng ngữ âm học và âm vị học vào chương trình
dạy giúp các em học sinh học được các kĩ năng nghe- nói-đọc-viết.Do đó kiến thức
về ngữ âm học và âm vị học của một giáo viên phải vững để có thể truyền đạt cho
học sinh một cách dễ hiểu nhất. Khi dạy đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu
sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc, chương trình dạy và không ngừng phấn đấu
để nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm.Việc nắm vững ngữ
âm học và âm vị học , người giáo viên sẽ dạy cho học sinh cách đánh vần, phát âm
đúng chuẩn; biết diễn đạt ý kiến của mình, dùng từ theo đúng hoàn cảnh,…và giúp
học sinh tránh được những lỗi mắc phải khi giao tiếp, diễn đạt suy nghĩ của mình,
gây nhiều khó khăn trong học tập và sinh hoạt.Phân môn học vần là phân môn khởi
đầu giúp học sinh chiếm lĩnh và là chủ công cụ giao tiếp mới. Cùng với tập viết ,
học vần hướng dẫn học sinh biết cách sử dụng tiếng việt trong học tập và giao
tiếp.Phân môn tập viết cũng rất quan trọng, trang bị cho học sinh bộ chữ cái và
những yêu cầu kĩ thuật để sử dụng bộ chữ cái đó trong học tập, giúp các em thành
thạo chữ quốc ngữ. Tập đọc có nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu hình thành và phát triển
năng lực đọc chính xác cho học sinh.Chính tả dạy cho học sinh tri thức và kĩ năng
viết, phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ ở dạng viết. Luyện từ và câu nhằm mở
rộng, hệ thống hóa làm phong phú vốn từ của học sinh, cung cấp cho các em
những hiểu biết về từ và câu. Khi học môn Tiếng Việt, kĩ năng phát âm rất quan
trọng, giáo viên cần phải dạy thật kĩ cách phát âm dấu thanh hỏi và thanh ngã, cách
phát âm âm đầu vần và âm cuối. Nếu không rất dễ mắc phải nhiều lỗi sai khi phát
âm có thể do bẩm sinh, từ ngữ vùng miền.Hướng dẫn học sinh cách phát âm là
phương pháp quan trọng hàng đầu, đòi hỏi người giáo viên phải có hiểu biết, kinh
nghiệm và cả kĩ năng hướng dẫn tốt. Khi hướng dẫn học sinh phát âm, cần dùng lời
nói mạch lạc, đơn giản để học sinh dễ hiểu và có thể tự mình phát âm đúng. Đối
với những âm, vần, tiếng dễ nhầm lẫn, giáo viên cần phải so sánh, phân tích cụ thể
cách phát âm ( môi- răng- lưỡi, đường dẫn hơi, điểm thoát hơi,..) Khi phát âm cần
chú ý đến lỗi sai phụ âm đầu, cần hướng dẫn học sinh các động tác tập cơ miệng,
lưỡi uốn cong hay lưỡi ép sát lợi trên, môi mím chặt, bật môi, cách thoát hơi dứt
khoát ở môi,…Trường hợp thường gặp là sai dấu thanh, đối với dấu hỏi giáo viên
cần hướng dẫn cho học sinh phát âm trầm, hơi luyến giọng, lên cao, kéo hơi dài.
Đối với thanh nặng cần hướng dẫn học sinh phát âm thấp giọng và nặng, dứt khoái
không kéo hơi dài. Những tiếng có thanh ngã đọc nhấn mạnh, hơi kéo dài, lên cao
giọng và luyến giọng. Những tiếng có thanh sắc đọc nhẹ nhàng hơn tiếng có thanh
ngã, đọc nhanh, không kéo hơi dài. Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, các em luôn coi
thầy cô mình là thần tượng, là chuẩn mực. Đặc điểm tâm lí của học sinh ở lứa tuổi
này là hay bắt chước, hay làm theo. Vì vậy giáo viên cần cố gắng cho học sinh
nghe đúng, nghe hay thì việc học sinh đọc sai, viết sai từng bước được khắc phục.
Muốn học sinh phát âm tốt thì giáo viên phải phát âm chuẩn xác.Trước khi cho học
sinh đọc, giáo viên nên đọc mẫu và hướng dẫn kĩ cách phát âm chuẩn. Khi vận
dụng phương pháp đọc mẫu này, giáo viên cần rèn luyện cho các em biết kết hợp
kĩ năng nghe và nhìn ( nghe tiếng phát âm và quan sát môi, răng, miệng, lưỡi của
cô ) Bằng cách hướng dẫn này học sinh có thể dễ dàng ghi nhớ cách phát âm và đạt
hiệu quả cao. Người giáo viên khi đọc mẫu , không đơn giản là chỉ phát ra âm tiết
mà cần biết phối hợp với thuật hình môi, khuôn miệng nhằm giúp các em phát âm
chuẩn xác hơn. Đối với những âm, vần , tiếng dễ nhầm lẫn thì giáo viên cần so
sánh , phân tích cấu tạo tiếng, nhấn mạnh điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ cụ
thể là cách phát âm môi- răng- lưỡi, đường dẫn hơi cụ thể.Khi dạy học sinh viết,
giáo viên cần chú ý phân tích, giải nghĩa các từ ngữ , dạy cho học sinh các mẹo
luật chính tả và lỗi chính tả thường gặp giúp học sinh nhớ và khắc sâu hơn. Ngoài
ra khi dạy, giáo viên nên rèn cho học sinh tính kiên trì. Khi có được tính ấy, học
sinh sẽ vượt qua được những khó khăn để học tốt hơn. Trong dạy tiếng việt cũng
vậy, khi các em phát âm sai hay viết chưa đúng, giáo viên phải điều chỉnh nhiều
lần và nên kiên trì chỉ dẫn học sinh. Tầm quan trọng của Tiếng Việt ở bậc tiểu học
còn hướng đến việc hình thành các kỹ năng mềm, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Nội dung kỹ năng sống được thể hiên ở tất cả các nội dung của môn học. Những
kỹ năng đó chủ yếu là: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng suy nghĩ
sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng làm chủ bản thân,..Thông qua các kỹ năng
này sẽ giúp trẻ nhận biết được những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, biết tự nhìn
nhận đánh giá đúng về bản thân để tự tin, tự trọng và không ngừng vươn lên trong
học tập cũng như cuộc sống. Tiếng Việt sẽ dạy trẻ biết cách giao tiếp, ứng xử phù
hợp trong các mối quan hệ với người thân, với cộng đồng và với môi trường tự
nhiên, biết sống tích cực, chủ động trong mọi điều kiện, mọi hoàn cảnh.Nói tóm
lại, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước,
đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học – lứa tuổi đang trong giai đoạn
hình thành về nhân cách và tư duy. Vì vậy, Tiếng Việt không những là “công cụ
của tư duy” mà còn bước đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ.Để chuẩn
bị cho học sinh tiểu học có nền kiến thức vững để học lên bậc trung học cơ sở, mục
tiêu trọng tâm trong dạy học tiếng việt ở tiểu học là phát triển kĩ năng đọc- hiểu và
kĩ năng nghe- viết. Vì vậy trước hết người giáo viên nên trang bị cho mình một nền
tảng kiến thức vững vàng về ngữ âm học, âm vị học nói riêng và kiến thức tiếng
việt nói chung thật vững vàng, chắc chắn.

You might also like