You are on page 1of 36

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CÁC BỘ PHẬN THÁO RỜI CỦA HỆ THỐNG


KHỞI ĐỘNG VÀ ĐÁNH LỬA

“Quý khách hàng vui lòng đọc kỹ toàn bộ cuốn tài liệu hướng dẫn sử dụng này trước
khi vận hành thiết bị. Việc vận hành, sử dụng không đúng cách có thể gây tai nạn cho
người hoặc làm hư hỏng thiết bị. Vì vậy chỉ những người đã được đào tạo đầy đủ mới
được phép sử dụng, vận hành thiết bị.”
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

LỜI NÓI ĐẦU


Cảm ơn quý khách đã sử dụng sản phẩm
CÁC BỘ PHẤN THÁO RỜI CỦA HỆ THỐNG
KHỞI ĐỘNG VÀ ĐÁNH LỬA
Sản phẩm được sản xuất tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Phát theo tiêu chuẩn
Quản lý Chất lượng ISO9001:2008 và tiêu chuẩn Quản lý Môi trường ISO14001:2004
phục vụ công tác dạy nghề.
Công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát là một trong những công ty hàng đầu Việt Nam
về lĩnh vực cung cấp thiết bị dạy nghề, cung cấp dịch vụ trọn gói từ tư vấn và thiết kế giải
pháp đầu tư tổng thể đến cung cấp thiết bị cho các trường dạy nghề với các trình độ từ
trung tâm, trung cấp đến đại học cho đến các nghề ô tô, cơ khí, điện, tự động hóa, khí
nén, thủy lực...
Đến nay công ty Cổ phần thiết bị Tân Phát là nhà cung cấp uy tín của hàng trăm
trường dạy nghề từ trình độ trung cấp đến đại học trên toàn quốc, thuộc Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Bộ NN&PTNT, Bộ Quốc phòng… và các
gói thầu vốn ODA và Ngân hàng thế giới. 
Để có thể thu được hiệu quả cao nhất cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình sử
dụng, chúng tôi khuyến cáo quý khách hàng đọc kỹ cuốn hướng dẫn này.
Trong cuốn tài liệu này có trình bày hướng dẫn vận hành, bảo dưỡng bảo trì, sơ đồ
mạch điện của thiết bị cùng quy tắc an toàn trong các quá trình thao tác.
Xin quý khách lưu ý : Cuốn tài liệu được soạn cho nhiều sản phẩm cùng tính năng
trong một thời điểm nhất định, vì vậy có thể có những chi tiết không giống đối với sản
phẩm quý khách đang sử dụng. Tuy nhiên nội dung trong cuốn tài liệu này vẫn bao gồm
đầy đủ nội dung và đảm bảo sự chính xác để quý khách có thể sử dụng đối với sản phẩm
Xin chân thành cảm ơn !

2
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................5
I. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ..............................................................................................5

II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT..........................................................................................5

1. Thông số kỹ thuật của thiết bị.................................................................................5

2. Thông số kỹ thuật hệ thống.....................................................................................5

CHƯƠNG 2: CẢNH BÁO AN TOÀN VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG............................6


I. CẢNH BÁO AN TOÀN, TUÂN THỦ QUY TẮC AN TOÀN..................................6

1. Cảnh báo an toàn....................................................................................................6

2. Tuân thủ các quy tắc an toàn xưởng thực hành.......................................................7

II. TRÁCH NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG...................................................................8

III. THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ.............................................................8

3
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


I. GIỚI THIỆU THIẾT BỊ
Module hệ thống khởi động điện là mô hình sử dụng cho đào tạo nghề sản xuất năm
2020 theo tiêu chuẩn Quản lý chất lượng ISO 9001:2015 và tiêu chuẩn Quản lý môi
trường ISO 14001:2015. Thực hiện các bài giảng trong giảng dạy lý thuyết và thực hành
như:
- Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống.
- Thực hành đo kiểm trong hệ thống
- Tìm hiểu kết cấu, phân loại
II. THÔNG SỐ KỸ THUẬT
- Linh kiện chính là vật tư đã qua sử dụng, được làm mới đảm bảo thẩm mỹ và chất
lượng phục vụ cho công tác đào tạo nghề.
- Bộ linh kiện bao gồm:
+ Máy khởi động
+ Rơle điện
+ Bình ắc quy khởi động 12V
+ Bộ chia điện
+ Dây cao áp
+ Bugi
+ Cụm khóa điện

4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CHƯƠNG 2: CẢNH BÁO AN TOÀN

VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG


I. CẢNH BÁO AN TOÀN, TUÂN THỦ QUY TẮC AN TOÀN

1. Cảnh báo an toàn

Luôn mặc đồng phục sạch sẽ.


1 Trang phục
Phải đội mũ và đi giày bảo hộ.

Chuẩn bị
Trước khi bắt đầu làm việc, chuẩn bị giá để dụng cụ,
2 dụng cụ và
SST, đồng hồ đo, dầu và phụ tùng dùng để thay thế.
đồng hồ đo

Chẩn đoán khi đã hiểu kỹ triệu chứng của hư hỏng


và vấn đề được báo cáo.
Trước khi tháo các chi tiết, kiểm tra tình trạng lắp
Các tháo tác
ráp chung, tình trạng biến dạng và hư hỏng.
tháo và lắp,
2 Khi các bộ phận có cấu tạo phức tạp, hãy ghi chép
tháo rời và
lại. Ví dụ, hãy ghi tổng số dây nối điện. Hãy đánh dấu ghi nhớ để
lắp ráp
đảm bảo lắp lại các bộ phận giống như vị trí ban đầu.
Làm sạch và rửa các chi tiết được tháo ra nếu cần
thiết và lắp ráp sau khi kiểm tra.

Hãy để các bộ phận mới tháo ra trong một hộp riêng


để tránh lẫn với các chi tiết mới khác hoặc làm bẩn chi tiết mới.
Các chi tiết
4 Đối với các chi tiết không dùng lại như gioăng,
tháo ra
gioăng chữ O, và đai ốc tự hãm, thay chúng bằng chi tiết mới theo
hướng dẫn.

5
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

2. Tuân thủ các quy tắc an toàn xưởng thực hành

Đeo găng tay bảo hộ khi vận


hành hay sử dụng thiết bị

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng

Tuyệt đối không hút thuốc lá


hay để nguồn lửa, nguồn phát ra tia lửa
điện gần thiết bị

Mặc quần áo bảo hộ lao động

Mang giày bảo hộ

6
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

II. TRÁCH NHIỆM CỦA KHÁCH HÀNG


- Thực hiện bảo dưỡng định kỳ, đầy đủ và đúng hạn
- Cảnh báo gây nguy cơ thương tích cho người hoặc làm hư hỏng các thiết bị nếu không
tuân theo các chỉ dẫn này;
- Người sử dụng thiết bị cần đọc kỹ và hiểu toàn bộ cuốn hướng dẫn sử dụng này;
Nếu tự ý thay đổi kết cấu của mô hình thiết bị động cơ hoặc sửa chữa không tuân theo chỉ
dẫn của nhà sản xuất sẽ ảnh hưởng đến mức độ an toàn và tuổi thọ của thiết bị.
- Khi có bất kỳ sự cố hoặc hiện tượng lạ nào xảy ra đối với thiết bị, phải báo ngay cho
nhà cung cấp biết để có phương án xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được tự ý điều chỉnh
hoặc sửa chữa thiết bị khi chưa có hướng dẫn cụ thể.
III. THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG THIẾT BỊ
- Để đảm bảo sử dụng đúng và bảo trì, chúng ta cần xem các khuyến cáo, nó sẽ giúp tránh
thiệt hại cho thiết bị
- Chỉ thực hiện các kết nối được đề cập trong hướng dẫn thực hành
- Thao tác nhẹ nhàng với các bộ điều khiển của ứng dụng. Không được tác dụng lực lên
các vị trí chiết áp
- Không tác dụng lực lên đầu kết nối của thiết bị vào chân cắm
- Không sử dụng nguồn cấp bên ngoài . Không sử dụng nguồn cấp của thiết bị cho các yếu
tố ngoài khác
- Không sử dụng chất tẩy rửa gây ăn mòn để lau thiết bị

7
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

CHƯƠNG 3 : TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
I. KHÁI QUÁT VỀ MÁY KHỞI ĐỘNG
1. Công dụng máy khởi động
Vì động cơ đốt trong không thể tự khởi động nên cần phải có một ngoại lực để khởi
động nó. Để khởi động động cơ, máy khởi động làm quay trục khuỷu thông qua vành
răng. Máy khởi động cần phải tạo ra moment lớn từ nguồn điện hạn chế của accu đồng
thời phải gọn nhẹ. Vì lí do này người ta dùng motor điện một chiều trong máy khởi động.
Để khởi động động cơ thì trục khuỷu phải quay nhanh hơn tốc độ quay tối thiểu. Tốc độ
quay tối thiểu để khởi động động cơ khác nhau tuỳ theo cấu trúc động cơ và tình trạng
hoạt động, thường từ 40 - 60 vòng/ phút đối với động cơ xăng và từ 80 - 100 vòng/phút
đối với động cơ diesel.
2. Các loại máy khởi động
2.1 Loại giảm tốc
- Máy khởi động loại giảm tốc dùng motor tốc độ
cao.
- Máy khởi động loại giảm tốc làm tăng moment
xoắn bằng cách giảm tốc độ quay của phần ứng lõi
motor nhờ bộ truyền giảm tốc.
- Piston của công tắc từ đẩy trực tiếp bánh răng chủ
động đặt trên cùng một trục với nó vào ăn khớp với
vành răng.
Hình 2. Máy khởi động loại giảm tốc
2.2 Máy khởi động loại đồng trục
- Bánh răng bendix được đặt trên cùng một trục với
lõi motor (phần ứng) và quay cùng tốc độ với lõi.
- Cần dẫn động được nối với thanh đẩy của công tắc
từ đẩy bánh răng chủ động và làm cho nó ăn khớp với
vành răng.

Hình 3. Máy khởi động loại đồng trục

8
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

2.3 Máy khởi động loại bánh răng hành tinh


- Máy khởi động loại bánh răng hành tinh dùng
bộ truyền hành tinh để giảm tốc độ quay của lõi
(phần ứng) của motor.
- Bánh răng bendix ăn khớp với vành răng thông
qua cần dẫn động giống như trường hợp máy
khởi động đồng trục.

Hình 4. Máy khởi động loại bánh răng hành tinh


2.4 Máy khởi động PS (Motor giảm tốc hành tinh-rotor thanh dẫn)
- Máy khởi động này sử dụng các nam châm vĩnh cửu đặt trong cuộn cảm.
- Cơ cấu đóng ngắt hoạt động giống như máy khởi động loại bánh răng hành tinh.

Hình 5. Máy khởi động loại PS


3. Nguyên lý của máy khởi động
3.1 nguyên lý tạo ra moment
Đường sức từ sinh ra giữa cực bắc và cực nam của nam châm. Nó đi từ cực bắc đến cực
nam.
Khi đặt một nam châm khác ở giữa hai cực từ, sự hút và đẩy của hai nam châm làm cho
nam châm đặt giữa quay xung quanh tâm của nó. (Hình 6)

9
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 6. Lực sinh ra giữa các Hình 7. Khung dây trong từ trường
nam châm
Mỗi đường sức từ không thể cắt ngang qua đường sức từ khác. Nó dường như trở nên
ngắn hơn và cố đẩy những đường sức từ gần nó ra xa. Đó là nguyên nhân làm cho nam
châm ở giữa quay theo chiều kim đồng hồ.
Trong động cơ thực tế, phần giữa là khung dây. Giả sử, chúng ta có một khung dây quấn
như trên Hình 7. Khi dòng điện chạy xuyên qua khung dây, từ thông sẽ xuyên qua khung
dây.
Chiều của đường sức từ sinh ra trên khung dây được xác định bằng qui tắc vặn nút chai.
Khi chiều của từ trường trùng nhau, đường sức từ trở nên mạnh hơn (dày hơn). Khi chiều
của từ trường đối ngược, thì đường sức từ trở nên yếu đi (thưa hơn).

Hình 9. Đường sức của khung dây và nam châm


Bản chất của đường sức từ thường trở nên ngắn đi và cố đẩy những đường sức từ khác ra
xa nó tạo ra lực. Lực sinh ra trên khung dây cung cấp năng lượng làm quay động cơ điện.
Đặt hai đầu khung dây lên điểm tựa để nó có thể quay. Tuy nhiên, nó chỉ có thể tiếp tục
quay khi lực sinh ra theo chiều cũ.
Bằng cách gắn cổ góp và chổi than vào khung dây, dòng điện chạy qua dây dẫn từ sau
đến trước phía cực bắc, trong khi dòng điện chạy từ trước ra sau phía cực nam và duy trì
như vậy. Điều đó làm nam châm tiếp tục quay.

10
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 11. Lực từ sinh ra trên khung dây


3.2 Hoạt động trong thực tế
Để ứng dụng lý thuyết này trong thực tế, trước tiên, người ta phải quấn nhiều khung dây
để tăng từ thông từ đó sinh ra moment lớn. Tiếp theo, người ta đặt một lõi thép bên trong
các khung dây cũng nhằm tăng từ thông và tạo ra moment lớn.
Thay vì sử dụng nam châm vĩnh cửu, người ta có thể dùng nam châm điện làm phẩn cảm.
Quan hệ giữa cực từ của nam châm và dòng điện chạy qua nó có thể dùng qui tắc bàn tay
phải để giải thích. Hướng tất cả bốn ngón tay, trừ ngón tay cái của bàn tay phải theo
chiều của dòng điện đi qua cuộn dây. Khi đó, ngón cái sẽ chỉ chiều của cực bắc.
Để tốc độ động cơ quay cao và quay êm, người ta dùng nhiều khung dây.
Từ những lý thuyết trên, người ta thiết kế nên máy khởi động trong thực tế.

Hình 15. Cấu tạo thực tế của động cơ máy khởi động

Hình 16. Dây quấn trong rotor

11
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Cuộn dây phần ứng được quấn như Hình 16. Hai đầu của hai khung dây cạnh nhau được
hàn với cùng một phiến đồng trên cổ góp. Dòng điện chạy từ chổi than dương dến âm
qua các khung dâu mắc nối tiếp.
Nếu nhìn từ phía bánh răng bendix, thì dòng điện có chiều như Hình 17.
Khi đó, chiều của dòng điện chạy qua các khung dây trong cùng một phần tư rotor là như
nhau. Và nhờ thế chiều của từ trường sinh ra ở mỗi khung sẽ không đổi khi cổ góp quay.

Hình 17. Dòng điện trong rotor


Nhờ sự bố trí các khung dây trong phần cảm và phần ứng mà sinh ra lực từ làm quay
phần ứng.
Rotor quay theo chiều kim đồng hồ theo qui luật bàn tay trái.
Động cơ điện một chiều được chia làm 3 loại tùy theo phương pháp đấu dây.
- Loại mắc nối tiếp: Moment phát ra lớn nhất khi bắt đầu quay, được dùng chủ yếu trong
máy khởi động.
- Loại mắc song song: Ít dao động về tốc độ, giống như loại dùng nam châm vình cửu.
- Loại mắc hỗn hợp: Có cả đặc điểm của hai loại trên, thường dùng để khởi động động
cơ lớn.

Hình 19. Các kiểu đấu dây

12
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

4. Đặc tính của motor khởi động một chiều

Hình 20. Đặc tính của máy khởi động


4.1 Mối quan hệ giữa tốc độ, moment và cường độ dòng điện
Về cơ bản mạch điện của motor chỉ là các cuộn dây. Giá trị điện trở trong mạch rất
nhỏ vì chỉ có điện trở của các cuộn dây. Theo định luật Ohm giá trị dòng điện sẽ tăng rất
lớn khi điện áp accu (12 V) là không đổi và giá trị điện trở của mạch là rất nhỏ. Kết quả
là có dòng điện lớn đi tới máy khởi động và moment xoắn cực đại được tạo ra ngay khi
máy khởi động bắt đầu làm việc. Vì motor và máy phát điện có cấu tạo tương tự nhau,
nên điện áp theo chiều ngược lại (sức điện động đảo chiều) được tạo ra khi motor quay
làm giảm dòng một chiều. Vì sức điện động cảm ứng này tăng lên khi tốc độ máy khởi
động tăng lên do đó dòng điện chạy qua motor giảm đi làm cho moment xoắn và dòng
một chiều cũng giảm theo.
- Tỷ số truyền giữa bánh răng dẫn động và vành răng xấp xỉ từ 1 :10 tới 1:15.
- Công suất đầu ra của máy khởi động khi mới bắt đầu làm việc là rất thấp vì moment
xoắn lớn và tốc độ của máy khởi động thấp nhưng công suất này tăng lên tới giá trị cực
đại theo sự thay đổi của moment xoắn và tốc độ của máy khởi động và sau đó giảm đi.
Công suất máy khởi động được biểu diễn bằng đường cong trên hình vẽ theo sự thay đổi
của moment xoắn và tốc độ của máy khởi động.
4.2 Mối quan hệ giữa dòng điện và điện áp
Khi máy khởi động bắt đầu làm việc, điện áp ở cực của accu giảm xuống do cường độ
dòng điện trong mạch tăng lên. Khi cường độ dòng điện trong mạch lớn thì không thể bỏ
qua rơi áp ở điện trở trong của accu. Theo định luật Ohm sụt áp tăng lên khi giá trị dòng
điện trong mạch tăng lên. Sụt áp giảm xuống khi giá trị dòng điện trong mạch giảm

13
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

xuống và điện áp accu lại trở về giá trị bình thường.


II. CẤU TẠO MÁY KHỞI ĐỘNG

Hình 21. Các bộ phận của máy khởi động


1. Các bộ phận
Máy khởi động loại giảm tốc gồm có các bộ
phận sau đây:
1. Công tắc từ
2. Phần ứng (lõi của motor khởi động)
3. Vỏ máy khởi động
4. Chổi than và giá đỡ chổi than
5. Bộ truyền bánh răng giảm tốc
6. Li hợp khởi động
7. Bánh răng bendix và then xoắn. Hình 22. Công tắc từ
2. Cấu tạo
2.1 Công tắc từ
Công tắc từ hoạt động như là một công tắc chính của dòng điện chạy tới motor và
điều khiển bánh răng bendix bằng cách đẩy nó vào ăn khớp với vành răng khi bắt đầu
khởi động và kéo nó ra sau khi khởi động. Cuộn hút được quấn bằng dây có đường kính
lớn hơn cuộn giữ và lực điện từ của nó tạo ra lớn hơn lực điện từ được tạo ra bởi cuộn
giữ.
2.2 Phần ứng và ổ bi cầu
Phần ứng tạo ra lực làm quay motor và ổ bi cầu đỡ cho lõi (phần ứng) quay ở tốc độ cao.

14
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 23. Phần ứng và ổ bi cầu Hình 24. Vỏ máy khởi động
2.3.Vỏ máy khởi động
Vỏ máy khởi động này tạo ra từ trường cần thiết để cho motor hoạt động. Nó cũng có
chức năng như một vỏ bảo vệ các cuộn cảm, lõi cực và khép kín các đường sức từ. Cuộn
cảm được mắc nối tiếp với phần ứng.
2.4. Chổi than và giá đỡ chổi than
Chổi than được tì vào cổ góp của phần ứng bởi các lò xo để cho dòng điện đi từ
cuộn dây tới phần ứng theo một chiều nhất định. Chổi than được làm từ hỗn hợp đồng-
cácbon nên nó có tính dẫn điện tốt và khả năng chịu mài mòn lớn. Các lò xo chổi than
nén vào cổ góp phần ứng và làm cho phần ứng dừng lại ngay sau khi máy khởi động bị
ngắt.
Nếu các lò xo chổi than bị yếu đi hoặc các chổi than bị mòn có thể làm cho tiếp
điểm điện giữa chổi than và cổ góp không đủ để dẫn điện. Điều này làm cho điện trở ở
chỗ tiếp xúc tăng lên làm giảm dòng điện cung cấp cho motor và dẫn đến giảm moment.

Hình 25. Chổi than và giá đỡ chổi than Hình 26. Bộ truyền giảm tốc

15
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

2.5. Bộ truyền giảm tốc


Bộ truyền giảm tốc truyền lực quay của motor tới bánh răng bendix và làm tăng
moment xoắn bằng cách làm chậm tốc độ của motor.
Bộ truyền giảm tốc làm giảm tốc độ quay của motor với tỉ số là 1/3 -1/4 và nó có một li
hợp khởi động ở bên trong.
2.6. Li hợp khởi động

Hình 27. Li hợp khởi động Hình 28. Bánh răng khởi động chủ động và
rãnh xoắn
Li hợp khởi động truyền chuyển động quay của motor tới động cơ thông qua bánh răng
bendix.
Để bảo vệ máy khởi động khỏi bị hỏng bởi số vòng quay cao được tạo ra khi động cơ đã
được khởi động, người ta bố trí li hợp khởi động này. Đó là li hợp khởi động loại một
chiều có các con lăn.
2.7 Bánh răng khởi động chủ động và then xoắn
Bánh răng bendix và vành răng truyền lực quay từ máy khởi động tới động cơ nhờ sự ăn
khớp an toàn giữa chúng. Bánh răng bendix được vát mép để ăn khớp được dễ dàng.
Then xoắn chuyển lực quay vòng của motor thành lực đẩy bánh răng bendix, trợ giúp cho
việc ăn khớp và ngắt sự ăn khớp của bánh răng bendix với vành răng.
III. HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY KHỞI ĐỘNG
1. Công tắc từ
1.1 Khái quát
Công tắc từ có hai chức năng:
- Đóng ngắt motor

16
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Ăn khớp và ngắt bánh răng bendix với vành răng.


Công tắc từ này cũng hoạt động theo ba bước khi máy khởi động hoạt động: Hút vào,
Giữ, Hồi về (nhả về).
Một số hư hỏng:
- Nếu có hở mạch trong cuộn hút, thì nó không thể hút được piston và do đó máy khởi
động không thể khởi động được (không có tiếng kêu hoạt động của công tắc từ).
- Nếu công tắc chính tiếp xúc kém, thì dòng điện đi đến cuộn cảm và phần ứng rất khó
khăn và tốc độ của máy khởi động giảm xuống.
- Nếu có hở mạch trong cuộn giữ, thì nó không thể giữ được piston và có thể làm cho
piston đi vào nhảy ra một cách liên tục.
1.2 Nguyên lí hoạt động

Hình 29. Nguyên lý hoạt động

1.2.1 Kéo (Hút vào)


Khi bật khoá điện lên vị trí START, dòng điện của accu đi vào cuộn giữ và cuộn
hút. Sau đó dòng điện đi từ cuộn hút tới phần ứng qua cuộn cảm xuống mát. Việc tạo ra
lực điện từ trong các cuộn giữ và cuộn hút sẽ làm từ hoá các lõi cực và do vậy piston của
công tắc từ bị hút vào lõi cực của nam châm điện. Nhờ sự hút này mà bánh răng bendix
bị đẩy ra và ăn khớp với vành răng bánh đà đồng thời đĩa tiếp xúc sẽ bật công tắc chính
lên.
Để duy trì điện áp kích hoạt công tắc từ, một số xe có relay khởi động đặt giữa khoá điện
và công tắc từ.

17
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 30. Hút vào Hình 31. Giữ


1.2.2 Giữ
Khi công tắc chính được bật lên, thì không có dòng điện chạy qua cuộn hút vì hai
đầu cuộn hút bị đẳng áp, cuộn cảm và cuộn ứng nhận trực tiếp dòng điện từ accu. Cuộn
dây phần ứng sau đó bắt đầu quay với vận tốc cao và động cơ được khởi động. Ở thời
điểm này piston được giữ nguyên tại vị trí chỉ nhờ lực điện từ của cuộn giữ vì không có
dòng điện chạy qua cuộn hút.
1.2.3 Nhả (hồi về)

Hình 32. Hồi về


Khi khoá điện được xoay từ vị trí START sang vị trí ON, tại thời điểm này, tiếp điểm
chính vẫn còn đóng, dòng điện đi từ phía công tắc chính tới cuộn hút rồi qua cuộn giữ.
Đặc điểm cấu tạo của cuộn hút và cuộn giữ là có cùng số vòng dây quấn và quấn cùng
chiều. Ở thời điểm này, dòng điện qua cuộn hút bị đảo chiều, lực điện từ được tạo ra bởi
cuộn hút và cuộn giữ triệt tiêu lẫn nhau nên không giữ được piston. Do đó piston bị đẩy
trở lại nhờ lò xo hồi về và công tắc chính bị ngắt làm cho máy khởi động dừng lại.

18
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

2. Ly hợp máy khởi động

Hình 33. Cấu tạo ly hợp máy khởi động


2.1 Hoạt động
a. Khi khởi động
Khi bánh răng li hợp (bên ngoài) quay nhanh hơn trục then (bên trong) thì con lăn li
hợp bị đẩy vào chỗ hẹp của rãnh và do đó lực quay của bánh răng li hợp được truyền tới
trục then.

Hình 34. Hoạt động của ly hợp khởi động


(Khi khởi động)
b. Sau khi khởi động động cơ
Khi trục then (bên trong) quay nhanh hơn bánh răng li hợp (bên ngoài), thì con lăn li
hợp bị đẩy ra chỗ rộng của rãnh làm cho bánh răng li hợp quay không tải.

19
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 35. Hoạt động của ly hợp khởi động


(Sau khi khởi động)

2.2 Cơ cấu ăn khớp và nhả


a. Công dụng
Cơ cấu ăn khớp / nhả có hai chức năng.
- Ăn khớp bánh răng bendix với vành răng bánh đà.
- Ngắt sự ăn khớp giữa bánh răng bendix với vành răng bánh đà.
b. Cơ cấu ăn khớp

Hình 37. Hoạt động ăn khớp Hình 38. Hoạt động nhả khớp
Các mặt đầu của bánh răng bendix và vành răng đi vào ăn khớp với nhau nhờ tác
động hút của công tắc từ và ép lò xo dẫn động lại. Sau đó tiếp điểm chính được bật lên và
lực quay của phần ứng tăng lên. Một phần lực quay được chuyển thành lực đẩy bánh răng
bendix nhờ then xoắn. Nói cách khác bánh răng bendix được đưa vào ăn khớp với vành
răng bánh đà nhờ lực hút của công tắc từ, lực quay của phần ứng và lực đẩy của then
xoắn.
Bánh răng bendix và vành răng được vát mép để việc ăn khớp được dễ dàng.
c. Cơ cấu nhả khớp

20
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Khi bánh răng bendix làm quay vành răng thì xuất hiện áp lực cao trên bề mặt răng
của hai bánh răng. Khi tốc độ quay của động cơ (vành răng) trở nên cao hơn so với bánh
răng bendix khi khởi động động cơ, nên vành răng làm quay bánh răng bendix. Một phần
của lực quay này được chuyển thành lực đẩy dọc trục nhờ then xoắn để ngắt sự ăn khớp
giữa bánh răng bendix và vành răng.
Cơ cấu ly hợp máy khởi động ngăn không cho lực quay của động cơ truyền tới bánh
răng bendix từ vành răng bánh đà. Kết quả là áp lực giữa các bề mặt răng của hai bánh
răng giảm xuống và bánh răng bendix được kéo ra khỏi sự ăn khớp một cách dễ dàng. Vì
lực hút của công tắc từ bị mất đi nên lò xo hồi về đang bị nén sẽ đẩy bánh răng bendix về
vị trí cũ và hai bánh răng sẽ không còn ăn khớp nữa.
IV. MỘT SỐ LOẠI MÁY KHỞI ĐỘNG KHÁC
1. Máy khởi động đồng trục

Hình 40. Máy khởi động đồng trục Hình 41. Cơ cấu phanh
1.1 Công tắc từ
Cấu tạo của công tắc từ của máy khởi động loại đồng trục về cơ bản giống như công
tắc từ của máy khởi động loại giảm tốc. Tuy nhiên loại này kéo piston để đưa bánh răng
bendix vào ăn khớp và nhả khớp trong khi máy khởi động loại giảm tốc đẩy piston để
thực hiện thao tác này.
1.2 Cần đẩy dẫn động
Cần đẩy bendix truyền chuyển động của công tắc từ tới bánh răng bendix. Nhờ
chuyển động này bánh răng bendix được đưa vào ăn khớp và nhả khớp với vành răng.
1.3 Lò xo dẫn động
Lò xo dẫn động được đặt trong cần đẩy dẫn động hoặc trong công tắc từ. Lò xo dẫn
động của máy khởi động loại đồng trục hoạt động giống như lò xo hồi về của máy khởi
động loại giảm tốc.

21
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1.4 Cơ cấu giảm tốc


Vì máy khởi động loại đồng trục có thể tạo ra moment đủ lớn để có thể khởi động
động cơ nhờ phần ứng lớn, nên loại này không cần cơ cấu giảm tốc. Vì lí do này nên
phần ứng được nối trực tiếp với bánh răng bendix.
1.5 Cơ cấu phanh
Một số máy khởi động loại đồng trục được trang bị một cơ cấu phanh để dừng motor
lại nếu động cơ không khởi động được. Cơ cấu phanh cũng được dùng để điều khiển tốc
độ cao của motor ngay sau khi động cơ khởi động.
Một số máy khởi động loại đồng trục và loại giảm tốc khác không có cơ cấu phanh là vì
những lí do sau đây:
- Phần ứng có khối lượng nhỏ và lực quán
tính nhỏ.
- Lực ép của chổi than lớn.
- Bộ truyền giảm tốc tạo ra lực ma sát.
Hoạt động:
Lò xo phanh và và đĩa phanh hãm đẩy
phần ứng tỳ vào khung ở đầu cổ góp để
tạo ra lực hãm.
2. Máy khởi động loại hành tinh: Hình 42. Máy khởi động loại hành tinh
2.1 Sự ăn khớp / nhả khớp của bánh
răng chủ động
Lò xo dẫn động được đặt trong công tắc từ. Lò xo dẫn động hoạt động giống như lò
xo dẫn động của máy khởi động loại giảm tốc và máy khởi động loại đồng trục
Công tắc từ và cần đẩy dẫn động hoạt động giống như công tắc từ và cần đẩy dẫn
động của máy khởi động loại đồng trục.

2.2. Cơ cấu giảm tốc

22
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 43. Bộ bánh răng hành tinh


Cần dẫn của bộ truyền hành tinh có ba bánh răng hành tinh. Các bánh răng hành tinh
ăn khớp với bánh răng mặt trời ở phía trong và bánh răng hành tinh ăn khớp với bánh
răng bao ở phía ngoài. Thông thường bánh răng bao được cố định.
Tỉ số truyền giảm của bộ truyền hành tinh là 1:5, phần ứng nhỏ hơn và tốc độ của nó
nhanh hơn so với máy khởi động loại giảm tốc. Để bộ truyền hoạt động êm người ta
thường chế tạo bánh răng bao bằng chất dẻo. Máy khởi động loại hành tinh có thiết bị
hấp thụ moment thừa để tránh cho bánh răng bao bị hỏng.
Khi bánh răng mặt trời được phần ứng dẫn động, bánh răng hành tinh quay xung
quanh bánh răng bao và làm cho cần dẫn quay. Kết quả là tốc độ của cần dẫn cùng với
các bánh răng hành tinh giảm xuống làm cho moment xoắn truyền tới bánh răng bendix
tăng lên.
2.3 Thiết bị hấp thụ moment:
Bằng cách làm quay bánh răng bao, đĩa ly hợp ăn khớp với bánh răng bao bị trượt và
do đó hấp thụ moment thừa.

Hình 44. Thiết bị hấp thụ moment

3. Máy khởi động PS (Motor giảm tốc hành tinh- rotor thanh dẫn)

23
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

3.1. Phần cảm


Thay vì sử dụng các cuộn cảm như
trong máy khởi động đồng trục, máy
khởi động loại PS sử dụng hai loại nam
châm vĩnh cửu: Nam châm chính và nam
châm đặt giữa các cực. Nam châm chính
và nam châm đặt giữa các cực được xắp
xếp xen kẽ nhau trong vỏ máy khởi
động. Từ cách sắp đặt này làm cho từ
thông được tạo ra giữa các nam châm
Hình 45. Cuộn cảm - Máy khởi động PS
chính và nam châm đặt giữa các cực bổ
sung cho nhau tạo nên từ thông tổng lớn hơn. Ngoài việc tăng lượng từ thông, cấu trúc
này còn rút ngắn được chiều dài tổng cộng của vỏ máy khởi động.
3.2. Phần ứng
Thay vì sử dụng dây dẫn dạng tròn như trong máy khởi động loại đồng trục máy
khởi động loại PS sử dụng dây dẫn hình vuông.Ở cấu trúc này các dây dẫn hình vuông có
thể đạt được các điều kiện giống như khi quấn các dây dẫn hình tròn nhưng không làm
tăng khối lượng. Kết quả là moment xoắn cao lên đồng thời cuộn ứng cũng trở nên gọn
hơn. Vì bề mặt của dây dẫn hình vuông làm cổ góp nên chiều dài tổng cộng của loại PS
được rút ngắn.

Hình 46. Phần ứng - Máy khởi động PS

V. KIỂM TRA, SỬA CHỮA

24
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

1. Tháo rã máy khởi động


1.1 Tháo động cơ điện

Hình 47. Tháo rã động cơ điện


1.2 Tháo rã công tắc từ

Hình 48. Tháo rã công tắc từ

1.3 Tháo bánh răng bendix

25
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 41. Tháo rã bánh răng bendix


2 Kiểm tra từng chi tiết
2.1 Kiểm tra Rotor
2.1.1Kiểm tra chạm mạch các khung dây rotor
Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và quay rotor
bằng tay. Nếu khung dây bị chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút xuống.
Khung dây bị chạm là hiện tượng các lớp cách điện bị bong ra làm các khung dây
chạm nhau. điều này sẽ làm thành một mạch kín.
Trong một rotor, các khung dây được quấn ở rìa ngoài của rotor. Nhờ cấu tạo của
máy kiểm tra, số đường sức đi vào lõi rotor bằng số đường sức đi ra. Do vậy trên các
khung dây sinh ra sức điện động thuận và sức điện động ngược, tổng của chúng bằng
không nên không có dòng điện đi qua khung. Nếu có các khung bị chạm, một mạch kín
hình thành làm mất trạng thái cân bằng, tạo dòng điện chạy qua khung. Từ trường của
dòng này sẽ hút lưỡi cưa dính vào rotor.

Hình 42. Hiện tượng chạm mạch Hình 43. Kiểm tra chạm mạch
2.1.2 Kiểm tra thông mạch cuộn rotor

26
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Đo điện trở lớp cách điện từ cổ góp đến lõi rotor.

Hình 44. Kiểm tra thông mạch rotor Hình 45. Kiểm tra cổ góp

Hình 45. Kiểm tra cổ góp Hình 46. Kiểm tra ổ bi


2.1.3 Kiểm tra cổ góp
Sử dụng thước kẹp để đo đường kính ngoài của cổ góp. Mài nhẵn bề mặt ngoài của cổ
góp nếu có lồi lõm.
Kiểm tra độ mòn của cổ góp:
Đặt rotor lên khối chữ V, dùng tay quay rotor, đọc giá trị so kế.
2.1.4 Kiểm tra ổ bi
Dùng tay quay ổ bi, lắng nghe và cảm nhận tiếng kêu và sự đảo

27
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 47. Kiểm tra thông mạch stator Hình 48. Kiểm tra cách điện stator
2.2 Kiểm tra stator
2.2.1 Kiểm tra thông mạch cuộn Stator
Dùng VOM kiểm tra thông mạch cuộn stator.
2.2.2 Kiểm tra cách điện stator
Đo cách điện của stator bằng cách đo điện trở từ chổi than đến vỏ máy khởi động

Hình 49. Kiểm tra chổi than Hình 50. Kiểm tra giá giữ chổi than
2.3 Kiểm tra chổi than
Sử dụng thước kẹp đo chiều dài dọc tâm chổi than. Thay mới chổi than nếu kết quả đo
nhỏ hơn giới hạn, kiểm tra vị trí nứt, vỡ và thay thế nếu cần thiết.
Kiểm tra cách điện giá giữ chổi than:
Đo điện trở cách điện giữa chổi than dương và chổi than âm trên giá giữ chổi than
Kiểm tra lò xo của chổi than:

28
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Nhìn bằng mắt kiểm tra lò xo không bị yếu hoặc rỉ sét.


2.4 Kiểm tra ly hợp
Nhìn bằng mắt xem bánh răng có bị hỏng hoặc mòn. Quay bằng tay để kiểm tra ly hợp
chỉ quay theo một chiều.

Hình 50. Kiểm tra giá giữ chổi than Hình 51. Kiểm tra li hợp
2.5 Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ
2.5.1 Thử chế độ hút
Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix bật ra khi dây 3 được nối.

Hình 52. Kiểm tra cuộn hút, cuộn giữ


2.5.2 Thử chế độ giữ
Giữ nguyên tình trạng như khi thử chế độ hút. Công tắc từ còn tốt nếu bánh răng bendix
còn giữ còn được đẩy ra ngoài khi tháo dây thử số 1.
3. Ráp máy khởi động
Các điểm bôi mỡ và bảng giá trị lực siết của máy khởi động.

29
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hình 53. Ráp máy khởi động

4. Kiểm tra điện áp


4.1 Kiểm tra điện áp của accu
Khi máy khởi động hoạt động điện áp ở cực
của accu giảm xuống do cường độ dòng điện ở
trong mạch lớn. Thậm chí ngay cả khi điện áp accu
bình thường trước khi động cơ khởi động, mà máy
không thể khởi động bình thường trừ khi một lượng
điện áp accu nhất định tồn tại khi máy khởi động
bắt đầu làm việc. Do đó cần phải đo điện áp cực Hình 54. Kiểm tra điện áp accu

của accu sau đây khi động cơ đang quay khởi động.
Thực hiện theo các bước sau:
- Bật khoá điện đón vị trí START và tiến hành đo điện áp giữa các cực của accu.
- Điện áp tiêu chuẩn: 9.6 V hoặc cao hơn
- Nếu điện áp đo được thấp hơn 9.6 V thì phải thay thế accu.
- Nếu máy khởi động không hoạt động hoặc quay chậm, thì trước hết phải kiểm tra xem
accu có bình thường không.

30
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Thậm chí ngay cả khi điện áp ở cực của


accu đo được là bình thường, thì nếu các
cực của accu bị mòn hoặc rỉ cũng có thể
làm cho việc khởi động khó khăn vì điện
trở tăng lên làm giảm điện áp đặt vào
motor khởi động khi bật khoá điện đón vị
trí START.
4.2 Kiểm tra điện áp ở cực 30
Bật khoá điện đón vị trí START tiến hành
đo điện áp giữa cực 30 và điểm tiếp mát.
Điện áp tiêu chuẩn: 8.0 V hoặc cao hơn
Hình 55. Kiểm tra điện áp cực 30
Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V, thì phải sửa
chữa hoặc thay thế cáp của máy khởi động.
Vị trí và kiểu dáng của cực 30 có thể khác nhau tuỳ theo loại motor khởi động nên phải
kiểm tra và xác định đúng cực này theo tài liệu hướng dẫn sửa chữa.
4.3.Kiểm tra điện áp cực 50
Bật khoá điện đến vị trí START, tiến hành đo điện áp giữa cực 50 của máy khởi động với
điểm tiếp mát.
Điện áp tiêu chuẩn 8.0 V hoặc cao hơn.
Nếu điện áp thấp hơn 8.0 V phải kiểm tra
cầu chì , khoá điện, công tắc khởi động số
trung gian, relay máy khởi động, relay
khởi động ly hợp,...ngay lúc đó. Tham
khảo sơ đồ mạch điện, sửa chữa hoặc thay Hình 56. Kiểm tra điện áp cực 50
thế các chi tiết hỏng hóc.
- Máy khởi động của xe có công tắc khởi động ly hợp không hoạt động trừ khi bàn đạp ly
hợp được đạp hết hành trình.
- Trong các xe có hệ thống chống trộm, nếu hệ thống bị kích hoạt thì máy khởi động sẽ
không hoạt động, vì relay của máy khởi động ở trạng thái ngắt ngay cả khi khoá điện ở vị
trí START.

B. HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA

31
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU, PHÂN LOẠI HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA


1. Nhiệm vụ
Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến nguồn điện một chiều có hiệu điện thế thấp (12V
hoặc 24V) thành các xung hiệu điện thế cao (từ 12.000V đến  50.000V). Các xung hiệu
điện thế cao này sẽ được phân bố đến các buji của các xylanh đúng thời điểm để tạo tia
lửa điện cao thế đốt cháy hòa khí.
2. Yêu cầu

- Tia lửa mạnh: Trong hệ thống đánh lửa, tia lửa được phát ra giữa các điện cực của các
bugi để đốt cháy hỗn hợp hòa khí. Hòa khí bị nén có điện trở lớn, nên cần phải tạo ra điện
thế hàng chục ngàn vôn để đảm bảo phát ra tia lửa mạnh, có thể đốt cháy hỗn hợp hòa
khí.

- Thời điểm đánh lửa chính xác: Hệ thống đánh lửa phải luôn luôn có thời điểm đánh lửa
chính xác vào cuối kỳ nén của các xy lanh và góc đánh lửa sớm phù hợp với sự thay đổi
tốc độ và tải trọng của động cơ.

- Có đủ độ bền: Hệ thống đánh lửa phải có đủ độ tin cậy để chịu đựng được tác động của
rung động và nhiệt của động cơ. Hệ thống đánh lửa sử dụng điện cao áp do bô bin tạo ra
nhằm phát ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp hòa khí đã được nén ép. Hỗn hợp hòa khí
được nén ép và đốt cháy trong xi lanh. Sự bốc cháy này tạo ra động lực của động cơ. Nhờ
có hiện tượng tự cảm và cảm ứng tương hỗ, cuộn dây tạo ra điện áp cao cần thiết cho
đánh lửa. Cuộn sơ cấp tạo ra điện thế hàng trăm vôn còn cuộn thứ cấp thì tạo ra điện thế
hàng chục ngàn vôn.

3. Phân loại hệ thống đánh lửa


3.1. Hệ thống đánh lửa bằng vít

Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấu tạo cơ bản nhất. Trong kiểu hệ thống đánh lửa này,
dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng cơ. Dòng sơ cấp của bô bin
được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của vít lửa. Bộ điều chỉnh đánh lửa
sớm li tâm tốc và chân không điều khiển thời điểm đánh lửa. Bộ chia điện sẽ phân phối

điện cao áp từ cuộn thứ cấp đến các bugi.


 

32
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hệ thống đánh lửa bằng vít

Trong kiểu hệ thống đánh lửa này tiếp điểm của vít lửa cần được điều chỉnh thường
xuyên hoặc thay thế. Một điện trở phụ được sử dụng để giảm số vòng dây của cuộn sơ
cấp, cải thiện đặc tính tăng trưởng dòng của cuộn sơ cấp, và giảm đến mức thấp nhất sự
giảm áp của cuộn thứ cấp ở tốc độ cao.

3.2. Hề thống đánh lửa kiểu bán dẫn

Trong kiểu hệ thống đánh lửa này transistor điều khiển dòng sơ cấp, để nó chạy một cách
gián đoạn theo đúng các tín hiệu điện được phát ra từ bộ phát tín hiệu. Góc đánh lửa sớm
được điều khiển bằng cơ như trong kiểu hệ thống đánh lửa bằng vít hoặc có thể dùng các

cảm biến vị trí như loại quang, Hall.


 

Hệ thống đánh lửa bán dẫn


3.3. Hệ thống đánh lưa kiểu bán dẫn có ESA ( đánh lửa sớm bằng điện tử )

Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh lửa sớm chân không và li tâm.
Thay vào đó, chức năng ESA của Bộ điều khiển điện tử (ECU) sẽ điều khiển góc đánh

lửa sớm.
 

33
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Hệ thống ESA
3.4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp ( DSI )
Thay vì sử dụng bộ chia điện, hệ thống này sử dụng bô bin đơn hoặc đôi cung cấp điện
cao áp trực tiếp cho bugi. Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ESA của ECU động
cơ. Trong các động cơ gần đây, hệ thống đánh lửa này chiếm ưu thế.
 

Hệ thống đánh lửa trực tiếp


II. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
- Bugi: Là công cụ để nguồn điện phát ra tia lửa điện qua một khoảng trống. Nguồn điện
này phải có điện áp rất cao để tia lửa có thể phóng qua khoảng trống và tia lửa mạnh.
Thông thường, điện áp giữa hai cực của bugi khoảng từ 40.000 đến 100.000 vôn. Một số
xe đòi hỏi phải sử dụng loại bugi nóng. Loại bugi này được thiết kế có chất sứ bao bọc
tiếp xúc với kim loại ít hơn do vậy việc trao đổi nhiệt kém hơn và nến nóng hơn và làm
sạch bụi bẩn tốt hơn. Bugi lạnh thì ngược lại, thiết kế với vùng trao đổi nhiệt lớn hơn vì
vậy sẽ nguội hơn khi hoạt động. Động cơ hiệu suất cao sẽ sinh nhiều nhiệt hơn do vậy
phải sử dụng bugi nguội hơn. Nếu bugi quá nóng, nó sẽ làm cho hỗn hợp cháy trước khi
tia lửa phát ra.

34
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Bôbin: Là bộ phận sinh ra cao áp để tạo ra tia lửa. Điện thế cao được sinh ra do cảm
ứng giữa hai cuộn dây. Một cuộn có ít vòng được gọi là cuộn sơ cấp, cuốn xung quanh
cuộn sơ cấp nhưng nhiều vòng hơn là cuộn thứ cấp. Cuộn thứ cấp có số vòng lớn gấp
hàng trăm lần cuộn sơ cấp.
Dòng điện từ nguồn điện chạy qua cuộn sơ cấp của bôbin, dòng điện bị ngắt đi tại thời
điểm đánh lửa do má vít (đang đóng kín mạch điện thì đột ngột mở ra). Khi dòng điện ở
cuộn sơ cấp bị ngắt đi, từ trường điện do cuộn sơ cấp sinh ra giảm đột ngột. Theo nguyên
tắc cảm ứng điện từ, cuộn thứ cấp sinh ra một dòng điện để chống lại sự thay đổi từ
trường đó. Do số vòng của cuộn thứ cấp lớn gấp rất nhiều lần số vòng dây cuộn sơ cấp
nên dòng điện ở cuộn thứ cấp có điện áp rất lớn (có thể đến 100.000 vôn). Dòng điện cao
áp này được bộ chia điện đưa đến nến bugi qua dây cao áp.
- Bộ chia điện: Chia nguồn điện cao áp từ Bôbin đến các xi lanh. Điều này được thực
hiện bởi trục bộ chia điện và con quay gắn ở đầu. Cuộn thứ cấp được kết nối với con
quay, nắp bộ chia điện có các đầu nối với các dây cao áp đến các xi lanh. Khi con quay
quay vòng tròn nó sẽ chia nguồn điện cao áp cho các xi lanh theo một tứ tự nhất định.

35
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

Địa chỉ bảo hành tại Việt Nam:


CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ TÂN PHÁT
Trụ sở chính : 168 Phan Trọng Tuệ - Xã Thanh Liệt – Thanh Trì- Hà Nội
Chi nhánh TP. HCM : 1769/53 KP2, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, TP. HCM
Điện thoại : 043.6812037/ 08.62987987
Fax : 043.6812042/ 08.62591800
Email : tanphat@tanphat.com

Lưu ý:
- Cuốn tài liệu hướng dẫn sử dụng này đã được chúng tôi biên dịch chính xác và
đầy đủ nhất tại thời điểm in ấn. Vì đây là cuốn tài liệu sử dụng chung cho nhiều
biến thể của thiết bị nên có thể một số chức năng được mô tả trong cuốn tài liệu
này không có hoặc không bao gồm trên thiết bị của bạn.
- Nội dung và thông tin trong tài liệu này có thể thay đổi mà không cần báo trước.

36

You might also like