You are on page 1of 32

LOGIC HỌC

Khoa Khoa học cơ bản

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


CHỨNG MINH

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Nội dung
I. Định nghĩa

II. Cấu trúc

III. Các phương pháp chứng minh

IV. Các yêu cầu đối với phép chứng minh

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Yêu cầu bài giảng
1. Sinh viên nắm được bản chất và cấu trúc của
chứng minh.
2. Sinh viên biết được cách phân loại chứng minh
trực tiếp và chứng minh gián tiếp.
3. Sinh viên nắm được các yêu cầu trong chứng
minh.
4. Sinh viên hiểu được đặc điểm và vai trò của chứng
minh trong khoa học tư pháp và các ngành khoa
học xã hội nhân văn.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Định nghĩa

Chứng minh một mệnh đề là chứng tỏ sự đúng đắn của


mệnh đề đó bằng cách dựa vào tri thức, sự kiện, chứng
cứ đã biết

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Ví dụ:
Tiếng Việt của chúng ta rất giàu; tiếng ta giàu bởi đời
sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm dồi dào
của dân tộc ta; bởi kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và
phong phú, kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã
hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh với giặc
ngoại xâm; bởi những kinh nghiệm sống của bốn nghìn
năm lịch sử dựng nước và giữ nước.
Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt,
NXB Giáo dục, Hà Nội, 1980

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Cấu trúc
CẤU TRÚC
CHỨNG MINH

LUẬN
LUẬN ĐỀ LUẬN CỨ
CHỨNG

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


 Luận đề
Là mệnh đề muốn chứng minh

Ví dụ:
 Tiếng Việt của chúng ta rất giàu

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


 Luận cứ:
Là các sự kiện, quy luật, lý thuyết… mà người ta dựa
vào để làm rõ tính đúng đắn của luận đề trong quá trình
chứng minh.
Ví dụ:
 đời sống muôn màu, đời sống tư tưởng và tình cảm
dồi dào của dân tộc ta;
 kinh nghiệm đấu tranh lâu đời và phong phú, kinh
nghiệm đấu tranh giai cấp, đấu tranh xã hội, đấu tranh
với thiên nhiên và đấu tranh với giặc ngoại xâm;
 kinh nghiệm sống của bốn nghìn năm lịch sử dựng
nước và giữ nước.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Luận chứng:
- Là việc sử dụng các quy tắc logic và trình tự sắp xếp
các luận cứ để chứng minh.
Lập luận là cách tiến hành chứng minh.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


CHỨNG
Sử dụng MINH
trong toán học, logic học ,–khoa
LOẠI
học chính xác

Chứng minh theo nghĩa hẹp


 Chỉ sử dụng suy luận diễn dịch
 Chỉ cần chứng minh một lần
 Không thể bác bỏ
Chứng minh theo nghĩa rộng
 Có thể sử dụng suy luận quy nạp hoặc tương tư
 Có thể bác bỏ
Sử dụng trong KHXH & NV, Tòa án…

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Các phương pháp chứng minh

Chứng minh Chứng minh


trực tiếp gián tiếp

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Chứng minh trực tiếp

 Là phép chứng minh từ tính chân thực của các luận


cứ rút ra tính chân thực của luận đề mà không dùng
đến phản luận đề.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Ví dụ:
Trong một vụ án, cơ quan điều tra xác định được nạn nhân chết
từ lúc 21h đến 22h. Tại hiện trường thu thập được các manh
mối quan trọng như dấu giày để lại hiện trường và hung thủ sát
hại thuận tay trái. A bị liệt vào danh sách tình nghi. Ta có thể
chứng minh A vô tội như sau:
 A có chứng cứ ngoại phạm trong thời gian xảy ra vụ án.
 Hung thủ được xác định thuận tay trái trong khi A thuận tay
phải.
 Dấu giày để lại hiện trường cho thấy hung thủ cao 1m80
nhưng A chỉ cao 1m65.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Chứng minh gián tiếp

 Là phép chứng minh trong đó từ các luận cứ rút ra


tính giả dối của phản luận đề, từ đây rút ra tính chân
thực của luận đề.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Ví dụ:

Hoặc Nam đang đi nghĩa vụ quân sự hoặc Nam đang


học đại học ở Việt Nam hoặc đang đi du học. Ta có thể
chứng minh Nam đi nghĩa vụ quân sự bằng cách chỉ ra
Nam không học đại học ở Việt Nam và cũng không đi
du học.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Yêu cầu đối với phép chứng minh

LUẬN CỨ

LUẬN
CHỨNG

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


 Luận đề phải rõ ràng, xác định

 Luận đề không được tự mâu thuẫn

 Luận đề phải giữ nguyên trong quá trình chứng minh

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Luận đề phải rõ ràng

Báo VN Express ngày 9/1/2020 đưa tin


“Người ngoài hành tinh đang tồn tại bên ngoài trái
đất”

- Luận đề không rõ ràng


- Lý do: khái niệm “Người ngoài hành tinh”
không rõ ràng, không xác định được

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Luận đề không được tự mâu thuẫn

Lời nói sau cùng, bị cáo X nhận sai nhưng không


nhận tội

Việc đưa danh sách 13 thí sinh cho A nhờ xem điểm, X
nhận sai và xin lỗi. X xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất
tới lãnh đạo Tỉnh ủy, nhân dân. Với nhận thức của X, X
tin mình không phạm tội.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Luận đề phải giữ nguyên trong quá trình
chứng minh

Có người nhận định nguyên nhân giá thịt heo tăng


trong cuối năm 2019 là do dịch tả lợn Châu Phi, vì
vậy dẫn đến thịt heo khan hiếm và giá thịt tăng.
Nhưng sau đó anh ta lại đi chứng minh giá thịt heo
tăng cho xuất phát từ người buôn thịt nhỏ lẻ và các hộ
chăn nuôi, tâm lý các hộ chăn nuôi thấy giá ngày một
lên cao nên đã “ghim hàng” và đẩy giá lên cao, từ đó
tâm lý người buôn thịt lại lại đẩy giá lên cao và dẫn
đến giá cao.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


 Luận cứ phải xác thực

 Không được dùng luận đề để làm luận cứ

 Luận cứ phải độc lập với luận đề

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Luận cứ phải xác thực

Harvard chứng minh virut Corona xuất phát từ Vũ Hán


thông qua nghiên cứu số xe hơi trong bãi đậu xe từ
tháng 8 đến tháng 12 (thông qua hình ảnh vệ tinh).

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Không được dùng luận đề để làm luận cứ

Có người đưa ra nhận định “Khi giá vàng tăng thì người
dân sẽ đổ xô đi mua vàng”, anh ta chứng minh rằng khi
giá vàng tăng thì nhu cầu mua vàng sẽ tăng theo, vì vậy
xuất hiện người dân sẽ đổ xô đi mua vàng.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Luận cứ phải liên quan đến luận đề.

Trong vụ án xét xử về sai phạm trong việc mua bán giữa


Mobilfone và AGV, luật sư THA đã bào chữa cho bị cáo
PNV. Theo luật sư A, thân chủ của ông không có chủ đích và
sắp đặt gì về khoản “tiền cảm ơn”, ông bào chữa như sau:
- Thân chủ tôi chủ quan, không ý thức được việc biếu xén là
hối lộ.
- Sau khi xảy ra sự việc, thân chủ tôi đã tận tâm khắc phục
hậu quả, vay tiền để khắc phục, hoàn toàn trong sáng và
nhận phần thiệt về mình…
9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
LUẬN CHỨNG

 Lập luận phải tuân thủ các quy tắc logic

 Không được chứng minh lòng vòng. Nghĩa là không


được dùng A để chứng minh cho B, rồi lại dùng B để
chứng minh cho A, rồi lại để chứng minh cho B.

 Lập luận phải rõ ràng, ngắn gọn.


Luật quy định: chỉ các chứng cứ có thật, có nguồn và
được thu thập theo đúng quy định của luật mới có thể
dùng để giải quyết vụ án
9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
Không được chứng minh lòng vòng. Nghĩa là
không được dùng A để chứng minh cho B, rồi lại
dùng B để chứng minh cho A, rồi lại để
chứng minh cho B.

Câu chuyện về người Anh Điêng kiếm củi


Thomas Cathcart và Daniel Klein kể lại trong tác phẩm
Plato và con thú mỏ vịt bước vào quán bar..

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


Xác định các phương pháp chứng minh

trong các ví dụ sau?

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015 (BLTTDS)
Điều 9. Bảo đảm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự
1. Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người
khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện
quyền bảo vệ của họ.
3. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho
các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện
quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.
4. Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.
9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM
BỘ LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ 2015 (BLTTDS)
Điều 16. Bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng
dân sự
1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm
tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm
sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định,
thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc
tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể
không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


BỘ LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2015 (BLTTHS):
Điều 250. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
1. Việc xét xử được tiến hành bằng lời nói.
Hội đồng xét xử phải trực tiếp xác định những tình tiết
của vụ án bằng cách hỏi, nghe ý kiến của bị cáo, bị hại,
đương sự hoặc người đại diện của họ, người làm chứng,
người giám định, người khác tham gia phiên tòa được
Tòa án triệu tập; xem xét, kiểm tra tài liệu, chứng cứ đã
thu thập; công bố biên bản, tài liệu và tiến hành hoạt
động tố tụng khác để kiểm tra chứng cứ; nghe ý kiến
của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự.

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM


BÀI HỌC KẾT THÚC

9/9/2020 ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM

You might also like