You are on page 1of 5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN


MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: NGUYỄN VĂN SÁNG
Họ và Tên : Huỳnh Nguyễn Tuyết Hương
MSSV : 31201020348
Mã lớp học phần : 21D1POL51002525
Phòng học : B2-310 ( Sáng thứ 6 )
Bài làm
Câu 1 : Thế nào là chế độ hôn nhân tiến bộ ? Để xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở
Việt Nam, Anh (chị) cần đề xuất những giải pháp gì ?
Trả lời :
Chế độ hôn nhân tiến bộ phải đầy đủ ba yếu tố sau :
 Hôn nhân tự nguyện
- Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ - hôn nhân tự
nguyện. Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa
chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ.
- Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn. Nhưng, hôn nhân tiến bộ
không khuyến khích việc ly hôn, cần ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn vì
mục đích vụ lợi.
 Hôn nhân một vợ một chồng
- Bản chất của tình yêu là không chia sẻ. Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là
điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên,
phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội, thực hiện chế độ hôn nhân một vợ một chồng là sự giải phóng đối với người
phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng.
- Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha mẹ
với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau. Do vậy, giải quyết mâu thuẫn trong
gia đình là vấn đề cần được quan tâm của mọi người.
 Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý
- Quan hệ hôn nhân, gia đình thực chất không phải là vấn đề riêng tư của mỗi gia đình
mà là quan hệ xã hội. Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, nhưng
khi hai người đã thỏa thuận đi đến hôn nhân, tức là đã đưa quan hệ riêng bước vào
1
quan hệ xã hội, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được biểu hiện bằng thủ
tục pháp lý trong hôn nhân. Thực hiện thủ tục pháp lý trong hôn nhân, là thể hiện sự
tôn trọng trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia
đình và xã hội và ngược lại.
Giải pháp để xây dựng chế độ hôn nhân tiến bộ ở Việt Nam :
- Cần loại trừ những suy nghĩ bảo thủ, lạc hậu như “Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”, vì
hôn nhân là kết tinh từ tình yêu, là sự tự nguyện.
- Để có một cuộc hôn nhân hạnh phúc, gia đình ấm êm, mọi người cần phải bỏ đi
những suy nghĩ trọng nam khinh nữ, vợ chồng phải tôn trọng nhau, cùng chung tay
xây dựng mái ấm.
- Đâu đó ngoài xã hội vẫn còn những người phụ nữ bị chồng bạo hành nhưng không
dám phản kháng, không dám lên tiếng. Hội phụ nữ cần có những cuộc vận động tuyên
truyền, nâng cao hiểu biết về giá trị của người phụ nữ trong gia đình, sự bình đẳng
trong hôn nhân,… đến cho mọi phụ nữ.
- Vì hôn nhân được Pháp luật bảo vệ nên nếu cuộc hôn nhân không hạnh phúc, vợ
chồng có thể tự do ly hôn với nhau theo luật định. Nếu hai bên đều đồng ý ly hôn thì
đó là ly hôn thuận tính. Nhưng nếu một bên không đồng ý thì bên còn lại có thể ly hôn
đơn phương.
- Một vài dân tộc thiểu số ở Việt Nam còn giữ những hủ tục lạc hậu như tảo hôn, ép
gả, bắt vợ,…. Vì vậy, cần phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục với các
hình thức đa dạng, linh hoạt nhằm nâng cao nhận thức về pháp luật dân số, hôn nhân,
gia đình. Các cấp chính quyền cần vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong việc ngăn
chặn tình trạng tảo hôn ở địa phương. Tránh tình trạng bao che cho những người vi
phạm.
Câu 2 : Từ những dẫn chứng cụ thể (có nguồn trích dẫn rõ ràng, tin cậy) hãy phân tích
những biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH ? Cần phải làm
gì để xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến đổi đó ? (đề xuất cá nhân về cách
giải quyết)
Trả lời
Trong thời kỳ quá độ lên CNXH, gia đình Việt Nam có ba sự biến đổi chính :
 Biến đổi về quy mô, kết cấu của gia đình :
- Gia đình đơn (gia đình hạt nhân), thay thế cho kiểu gia đình truyền thống trở nên phổ
biến ở đô thị và cả nông thôn.
- Quy mô gia đình có xu hướng thu nhỏ hơn, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của
thời đại mới.
 Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình :
- Chức năng tái sản xuất con người
+ Các gia đình chủ động và tự giác trong việc xác định số lượng và thời điểm sinh con.

2
+ Việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi các chính sách xã hội của Nhà nước tùy
theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã hội.
+ Trong gia đình hiện đại, có sinh con hay không, sinh con gái hay con trai không còn
là yếu tố quyết định đến sự bền vững của hôn nhân, gia đình như truớc đây.
- Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
+ Kinh tế gia đình đã có những bước chuyển mang tính bước ngoặt : Một là, từ kinh tế
tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa. Hai là, từ đơn vị kinh tế mà đặc trưng là sản xuất
hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường quốc gia thành tổ chức kinh tế của nên kinh tế thị
trường hiện đại đáp ứg như cầu thị trường toàn cầu.
+ Kinh tế hộ gia đình là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân, là đơn vị
cung cấp hàng hóa cho xã hội vừa là đơn vị tiêu dùng của xã hội.
- Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
+ Đầu tư tài chính của gia đình cho việc giáo dục con cái ngày một tăng lên.
+ Nội dung giáo dục không chỉ chú trọng đến những giá trị truyền thống mà còn
hướng đến trang bị kiến thức khoa học hiện đại và công cụ để con cái hòa nhập với thế
giới.
- Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
+ Gia đình chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang đợn vị tình cảm, phản ánh xu
hướng nhu cầu tình cảm gia tăng.
+ Hiện nay các gia đình Việt Nam đang đối mặt với khó khăn và thách thức của sự
biến đổi nhu cầu này. Vì vậy nhà nước cần phải có những giải pháp củng cố chức năng
xã hội hóa của gia đình, xây dựng chuẩn mực và mô hình mới về giáo dục gia đình,
xây dựng nội dung và phương pháp giáo dục gia đình.
 Biến đổi trong các mối quan hệ gia đình :
- Biến đổi trong quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng
+ Mặt trái của của cơ chế thị trường tác động không nhỏ đến quan hệ hôn nhân như :
quan hệ vợ chồng – gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ly thân, ngoại tình, quan hệ
tình dục trước hôn nhân và ngoài hôn nhân, sống thử. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều bi
kịch, thảm án gia đình như bạo hành gia đình, người già cô đơn, trẻ em sống ích kỷ,….
+ Hiện nay trong gia đình Việt Nam cùng lúc tồn tại nhiều mô hình gia đình (đàn ông
– người chồng làm chủ, phụ nữ - người vợ làm chủ, cả hai cùng làm chủ)
- Biến đổi trong quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
+ Những quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa gia đình không
ngừng biến đổi.
+ Thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình Việt Nam hiện nay là mâu thuẫn giữa các thế
hệ.
Biện pháp để xây dựng gia đình Việt Nam trước những biến đổi trong thời kỷ quá độ :

3
- Mỗi một người cần có nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm, chia sẻ
trong đời sống gia đình. Đó là việc chia sẻ những mối quan tâm, lắng nghe tâm tư, suy
nghĩ của các thành viên trong gia đình.
- Bố mẹ cần xác định tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và lối sống trong gia
đình, quan tâm tạo dựng môi trường gia đình, xây dựng nề nếp, truyền thống đạo đức
gia đình, lối sống lành mạnh, tình cảm yêu thương, chia sẻ, quan tâm, lắng nghe và tôn
trọng con cái. Một môi trường gia đình tốt sẽ giúp trẻ em có nền tảng đạo đức, lối sống
tốt.
- Nhà nước nên có các biện pháp hỗ trợ, trang bị kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ trong
việc giáo dục, định hướng lối sống phù hợp cho trẻ vị thành niên cũng như trong ứng
xử giữa các thế hệ của gia đình nhằm giảm thiểu khoảng cách bất đồng giữa các thế
hệ.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về bình đẳng giới và hỗ trợ phụ nữ tự thoát khỏi
các định kiến xã hội từ cộng đồng và từ chính bản thân, hướng phụ nữ tới những giá trị
được tôn trọng, được hạnh phúc, được thể hiện bản thân, đồng thời đóng góp tốt cho
xã hội.
- Hưởng ứng tích cực các phong trào xây dựng gia đình văn hóa-một gia đình ấm no,
hòa thuận tiến bộ khỏe mạnh và hạnh phúc.
- Mỗi một thành viên trong gia đình phải biết gìn giữ và phát huy phong tục, tập quán
tốt đẹp của dân tộc, xóa bỏ những lạc hậu, những tàn tích của chế độ hôn nhân và gia
đình phong kiến, đồng thời tiếp thu những tiến bộ của văn hóa nhân loại. Vì xây dựng
gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội,
là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách con
người và nền văn hóa Việt Nam
- Công nghiệp hóa cần tạo cơ hội công bằng để tất cả các hộ gia đình ở mọi vùng,
miền, tất cả các dân tộc, khu vực thành thị và nông thôn, nhóm hộ giàu và hộ nghèo
đều có thể tham gia vào quá trình phát triển.
- Và đặc biệt mỗi gia đình cần phải thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, thực hiện kế
hoạch hóa gia đình một cách nghiêm túc, phải biết đoàn kết tương trợ trong cộng đồng
dân cư. Vì đó là những tiêu chí cần thiết để trở thành một gia đình văn hóa.
Tài liệu tham khảo :
- Tài liệu hướng dẫn ôn tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học
- Slide bài giảng môn CNXHKH chương 7
- https://bit.ly/3xg8fMg
- https://bit.ly/3pWJP8b

4
5

You might also like