You are on page 1of 10

CHƢƠNG I.

ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CHƢƠNG I
ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
1. Đa giác
1.1. Các định nghĩa
1.1.1. Đƣờng gấp khúc. Đường gấp khúc n cạnh là hình hợp thành bởi n đoạn thẳng
A1 A2 , A2 A3 , . . ., An An1 , trong đó hai đoạn thẳng liên tiếp Ai 1 Ai và Ai Ai 1 không cùng nằm
trên một đƣờng thẳng (i  2, 3, . . ., n) .
Đƣờng gấp khúc nhƣ trên đƣợc ký hiệu là A1 A2 . . . An1 .
Các điểm Ai gọi là các đỉnh của đƣờng gấp khúc, các đoạn thẳng Ai Ai 1 gọi là cạnh của
đƣờng gấp khúc (i  1, 2, . . ., n) .
1.1.2. Đa giác. Đa giác n cạnh là đƣờng gấp khúc n cạnh (n ≥ 3) A1 A2 . . . An1 sao cho đỉnh
đầu A1 và đỉnh cuối An1 trùng nhau, cạnh đầu A1 A2 và cạnh cuối An An1 không nằm trên một
đƣờng thẳng.
Đa giác n cạnh nhƣ trên đƣợc ký hiệu là A1 A2 . . . An .
Đa giác n cạnh còn gọi là n – giác.
Các điểm Ai gọi là các đỉnh của đa giác, các đoạn thẳng Ai Ai 1 gọi là cạnh của đa giác,
góc Ai 1 Ai Ai 1 gọi là góc đa giác ở đỉnh Ai .
1.1.3. Đa giác đơn. Đa giác đơn là đa giác mà bất kỳ hai cạnh không liên tiếp nào cũng không
có điểm chung.
1.1.4. Đa giác lồi. Đa giác lồi là đa giác mà nó nằm về một phía đối với đƣờng thẳng chứa bất
kỳ một cạnh nào của đa giác đó.
1.2. Miền trong, điểm trong của đa giác
1.2.1. Định lý Jordan. Cho H là đa giác nằm trong mặt phẳng . Khi đó tập hợp  \ H là hợp
của hai tập hợp H 0 và H * , có các tính chất sau đây:
i) Bất kỳ hai điểm nào cùng thuộc vào một trong hai tập hợp đó đều có thể nối với nhau
bằng một đường gấp khúc không có điểm chung với H;
ii) Một đường gấp khúc bất kỳ nối hai điểm thuộc hai tập hợp H 0 và H * thì luôn có
điểm chung với H;
iii) Tập hợp H 0 không chứa đường thẳng nào, tập hợp H * có chứa những đường thẳng.
1.2.2. Định nghĩa. Tập hợp H 0 nói trong Định lý Jordan đƣợc gọi là miền trong của đa giác
H. Mỗi phần tử của H 0 đƣợc gọi là điểm trong của H;
Tập hợp H * đƣợc gọi là miền ngoài của đa giác H. Mỗi phần tử của H * đƣợc gọi là
điểm ngoài của H;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-1-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tập hợp H 0  H =  \ H * đƣợc gọi là miền đa giác H, thƣờng đƣợc ký hiệu là [H]
1.3. Các tính chất của đa giác
1.3.1 Định nghĩa. Trong mặt phẳng , cho điểm A và một số  > 0. Tập hợp tất cả những
điểm cách A một khoảng nhỏ hơn  đƣợc gọi là lân cận  của điểm A, ký hiệu là (A, ).
1.3.2 Tính chất
i) A  H 0    0, ( A,  )  H 0 ;
ii) A  H *    0, ( A,  )  H * ;
iii) Nếu A  H thì ( A,  )  H 0    ( A,  )  H *  ,   0
1.3.3 Định nghĩa. Cho A là một đỉnh nào đó của một đa giác đơn H, và hai cạnh của H có
chung đỉnh A là AB và AC. Khi đó lân cận ( A,  ) (không kể những điểm thuộc AB và AC)
đƣợc phân thành hai phần: một phần nằm trong góc BAC mà ta ký hiệu là phần I, và phần kia
nằm ngoài góc BAC mà ta ký hiệu là phần II.
Đỉnh A đƣợc gọi là đỉnh lồi nếu phần I đƣợc chứa trong H 0 , và đƣợc gọi là đỉnh lõm nếu
phần II đƣợc chứa trong H 0 .
1.3.4 Định lý. Mỗi đa giác đơn có ít nhất một đỉnh lồi.
1.4. Phân hoạch đa giác
1.4.1. Định nghĩa
i) Đa giác H gọi là được phân hoạch thành các đa giác H1, H 2 , . . ., H n nếu

 H i0  H 0j  , i  j

 n
 [ H ]  [Hi ]
 i 1

Nếu đa giác H đƣợc phân hoạch thành các tam giác thì cách phân hoạch đó đƣợc gọi là
tam giác phân;
ii) Mỗi đoạn thẳng nối hai đỉnh không kề nhau của một đa giác đƣợc gọi là một đường
chéo của đa giác đó.
1.4.2. Định lý. Bằng một đường chéo thích hợp, mọi n – giác đơn đều có thể phân hoạch
thành hai đa giác có số cạnh bé thua n.
1.4.3. Hệ quả. Mọi đa giác đơn đều có tam giác phân.
1.5. Sự đồng phân của các đa giác
1.5.1. Định nghĩa. Hai đa giác đơn H1 và H2 đƣợc gọi là đồng phân nếu chúng đƣợc phân
hoạch thành các đa giác đôi một tƣơng ứng bằng nhau.
(Chú ý: Hai đa giác đƣợc gọi là bằng nhau nếu có một phép đẳng cự biến đa giác này
thành đa giác kia).
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-2-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.5.2. Ví dụ. Một hình chữ nhật luôn có tam giác đồng phân với nó. Ngƣợc lại, mọi tam giác
luôn có hình chữ nhật đồng phân với nó.
1.6. Diện tích đa giác
1.6.1. Định nghĩa. Ký hiệu D là tập các đa giác đơn trong mặt phẳng. Ánh xạ S: D  *

gọi là hàm diện tích nếu nó thỏa các tính chất sau đây:
i) Nếu hai đa giác H1 và H2 bằng nhau thì S ( H1)  S ( H 2 ) ;
n
ii) Nếu đa giác đƣợc phân hoạch thành các đa giác H1, H 2 , . . ., H n thì S ( H )   S ( H i )
i 1
iii) Nếu V là hình vuông có cạnh bằng 1 thì S(V) = 1.
Nếu có ánh xạ S nhƣ thế thì giá trị S(H) đƣợc gọi là diện tích của đa giác H.
1.6.2. Định lý. Diện tích hình chữ nhật bằng tích hai kích thước của nó.
Chứng minh
+) Với N là số nguyên đƣơng, mỗi hình vuông có cạnh bằng 1 có thể phân hoạch thành
1
N 2 hình vuông có cạnh bằng . Theo tính chất của hàm diện tích, vì các hình vuông đó đều
N
1
bằng nhau và có tổng diện tích bằng 1 nên diện tích của mỗi hình vuông đó bằng 2 .
N
1
+) Giả sử hình chữ nhật ABCD có AB = a và AD = b. Ta ký hiệu q = . Theo Tiên đề
N
Archimedes, tồn tại các số nguyên dƣơng m và n sao cho
mq  a  (m  1)q, nq  b  (n  1)q
Suy ra
mnq2  ab < (m + 1)(n + 1)q2 (1.1)
Trên tia AB, dựng các điểm B1, B2 sao cho AB1 = mq, AB2 = (m + 1)q; trên tia AD, dựng
các điểm D1, D2 sao cho AD1 = nq, AD2 = (n + 1)q. Dựng các hình chữ nhật AB1C1D1 và
AB2C2D2. Ta có
S(AB1C1D1)  S(ABCD)  S(AB2C2D2)
S(AB1C1D1) = mnq2, S(AB2C2D2) = (m + 1)(n + 1)q2
Suy ra
mnq2  S(ABCD) < (m + 1)(n + 1)q2 (1.2)
Từ (1.1) và (1.2), ta có
S ( ABCD)  ab  (m  1)(n  1)q 2  mnq2  mq 2  nq2  q2
a b 1
 S ( ABCD)  ab  aq  bq  q 2    2
N N N
Lấy N đủ lớn thì từ bất đẳng thức cuối cùng, ta có
S(ABCD) = ab. º
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-3-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
1.6.3. Định lý. Diện tích của tam giác bằng nửa tích số của một cạnh và chiều cao ứng với
cạnh đó.
Chứng minh. Giả sử tam giác ABC có BC = a, CA = b, AB = c và các chiều cao tƣơng ứng là
ha, hb, hc.
+) Bằng cách xét các tam giác đồng dạng, dễ chứng minh đƣợc a. ha = b. hb = c. hc.
+) Giả sử BC là cạnh lớn nhất của tam giác ABC. Gọi M, N lần lƣợt là trung điểm của AB
và AC. Dựng hình chữ nhật BB’C’C, trong đó cạnh B’C’ chứa các điểm M, N. Khi đó ta có
hình chữ nhật BB’C’C đồng phân với tam giác ABC và
1
S(BB’C’C ) = BC. BB’ = a. ha
2
1
suy ra S(ABC) = S(BB’C’C ) = a. ha
2
1 1 1
Vậy, ta có S(ABC) = a. ha = b. hb = c. hc . º
2 2 2
1.6.4. Diện tích đa giác đơn. Ta đã biết mỗi đa giác đơn có ít nhất là một tam giác phân. Theo
tính chất của hàm diện tích thì diện tích của đa giác đơn bằng tổng diện tích các tam giác trong
tam giác phân đó.
1.6.5. Định lý. Hàm diện tích tồn tại và duy nhất.
1.7. Diện tích và tính đồng phân
1.7.1. Bổ đề. Nếu đa giác H1 đồng phân với đa giác H2, đa giác H2 đồng phân với đa giác H3
thì đa giác H1 đồng phân với đa giác H3.
Chứng minh. Giả sử các đa giác H1 và H2 cùng đƣợc phân hoạch thành các đa giác
Gi , i  1, 2, ..., n ; các đa giác H2 và H3 cùng đƣợc phân hoạch thành các đa giác
G ' j , j  1, 2, ..., m . Khi đó, các đa giác Gi  G ' j , i  1, 2, ..., n; j  1, 2, ..., m làm thành một
phân hoạch mới của đa giác H2.
Mặt khác, với mỗi i cố định, đa giác Gi đƣợc phân hoạch thành các đa giác
Gi  G ' j ( j  1, 2, ..., m) cho nên đa giác H1 cũng đƣợc phân hoạch thành các đa giác
Gi  G ' j , i  1, 2, ..., n; j  1, 2, ..., m ; với mỗi j cố định, đa giác G ' j đƣợc phân hoạch thành
các đa giác Gi  G ' j (i  1, 2, ..., n) cho nên đa giác H3 cũng đƣợc phân hoạch thành các đa
giác Gi  G ' j , i  1, 2, ..., n; j  1, 2, ..., m .

Vậy đa giác H1 đồng phân với đa giác H3. º


1.7.2. Định lý. Hai hình chữ nhật có cùng diện tích thì đồng phân.
Chứng minh. Giả sử hai hình chữ nhật OADB và OA’D’B’ có OA = a, OB = b, OA’ = a’ và
OB’ = b’ và chúng có cùng diện tích, nghĩa là ab = a’b’.
+) Dễ chứng minh A’B // AB’ // DD’;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-4-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
+) Trường hợp 1: Đoạn thẳng AB’ cắt hai cạnh BO’ và O’A’ của hình chữ nhật OBO’A’
lần lƣợt tại F và G (2a’ = BO’ + FD  BD = a). Khi đó, hình chữ nhật OADB đƣợc phân hoạch
thành hình thang OBFA và tam giác FAD; còn hình chữ nhật OA’D’B’ đƣợc phân hoạch thành
hình thang OA’GB’ và tam giác B’GD’, và rõ ràng là hai hình thang nói trên là đồng phân và
hai tam giác trên là bằng nhau. Do đó hai hình chữ nhật OADB và OA’D’B’ đồng phân
B’ D’

B F O’ D
G

O A’ A
+) Trường hợp 2: 2a’ < a. Suy ra có số nguyên dƣơng m sao cho 2m a '  a  2m1 a ' . Đặt
1
ai  2i a ', bi  i b ', i  1, 2, . . , m .
2
Khi đó ta có aibi  a ' b '  ab . Nếu gọi Ci là những hình chữ nhật có kích thƣớc là ai và
bi thì theo trƣờng hợp đã chứng minh trên ta có: hình chữ nhật OA’D’B’ đồng phân với C1, C1
đồng phân với C2, . . . , Cm đồng phân với hình chữ nhật OADB. Từ đó suy ra hai hình chữ nhật
đã cho là đồng phân. º
1.7.3. Định lý. Hai đa giác đơn có cùng diện tích thì đồng phân.
Chứng minh. Giả sử H là một đa giác đơn bất kỳ. Ta phân hoạch H thành các tam giác
i , i  1, 2, . . ., k . Gọi H i là hình chữ nhật đồng phân với tam giác  i .
Chọn một giá trị dƣơng a cố định và ký hiệu H’i là hình chữ nhật có một cạnh bằng a còn
cạnh kia bằng bi sao cho diện tích của nó bằng diện tích của H i với mọi i. Khi đó hai hình chữ
nhật H i và H’i là đồng phân và do đó tam giác  i đồng phân với H’i.
Vì các hình chữ nhật H’i đều có một cạnh bằng a nên ta có thể xếp chúng để đƣợc một
hình chữ nhật H’ có một cạnh bằng a còn cạnh kia là b = b1 + b2 + . . . + bk.
Hiển nhiên khi đó đa giác H đồng phân với hình chữ nhật H’.
Bây giờ nếu có đa giác đơn G thì lý luận tƣơng tự nhƣ trên, ta có hình chữ nhật G’ đồng
phân với G và một cạnh của G’ bằng a.
Nếu hai đa giác đơn H và G có diện tích bằng nhau thì hai hình chữ nhật H’ và G’ có
cùng diện tích và có một cạnh bằng a. Do đó H’ và G’ bằng nhau.
Vậy H và G đồng phân. º
2. Diện tích của các hình phẳng
2.1. Hình và diện tích của hình

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-5-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.1.1. Định nghĩa. Điểm A đƣợc gọi là điểm trong của hình X, nếu có một lân cận  của A
đƣợc chứa trong X. Tập hợp các điểm trong của X đƣợc ký hiệu là IntX;
Điểm B đƣợc gọi là điểm biên của hình X, nếu mọi lân cận  của điểm B đều có chứa các
điểm của X và các điểm không thuộc X. Tập hợp các điểm biên của X gọi là biên của hình X,
ký hiệu là  X .
Chú ý rằng điểm biên của X có thể thuộc X hoặc không thuộc X.
2.1.2. Hình đơn giản. Một hình H đƣợc gọi là hình đơn giản nếu nó là hợp của một số hữu
hạn miền tam giác đôi một không có điểm trong chung. Khi đó ta nói hình H đƣợc phân hoạch
thành các tam giác.
2.1.3. Định nghĩa. Nếu hình đơn giản H đƣợc phân hoạch thành các tam giác  i thì tổng diện
tích của các tam giác đó đƣợc gọi là diện tích của hình H. Ký hiệu S(H)
S ( H )   S (i ) ..
2.2. Hình khả diện
2.2.1. Định nghĩa. Một hình X đƣợc gọi là khả diện nếu với mọi  > 0 cho trƣớc, luôn có các
hình đơn giản G và H sao cho G  X  H và S(H) – S(G) < .
2.2.2. Diện tích của hình khả diện. Cho X là hình khả diện. Ta lấy tất cả các hình đơn giản
Gn mà Gn  X , và tất cả các hình đơn giản Hm mà X  H m . Hiển nhiên với mọi i, j ta đều có
Gi  H j và do đó S (Gi )  S ( H j ) . Nhƣ vậy tập các giá trị S (Gi ) bị chặn trên nên có cận trên
đúng, ký hiệu là S ( X ) ; tập các giá trị S ( H j ) bị chặn dƣới nên có cận dƣới đúng, ký hiệu là
S(X ) .
Ta chứng minh S ( X )  S ( X ) .
Thật vậy, nếu không nhƣ thế thì S ( X )  S ( X )    0 . Khi đó với mọi hình đơn giản G
và H sao cho G  X  H ta đều có S (G)  S ( X ), S ( X )  S ( H ) , nên
S ( H )  S (G)  S ( X )  S ( X )   , điều này trái giả thiết. º

2.2.3. Định nghĩa. Diện tích S(X) của hình X là giá trị S(X) = S ( X )  S ( X ) .
2.3. Các tính chất của diện tích
2.3.1. Tính chất 1. Hai hình bằng nhau thì có diện tích bằng nhau.
Thật vậy, giả sử X và Y là hai hình bằng nhau, tức là có phép đẳng cự f :    sao

cho f(X) = Y. Khi đó nếu có hình đơn giản G và H sao cho G  X  H thì f (G)  Y  f ( H ) .
Nhƣng vì G và f(G) có diện tích bằng nhau, H và f(H) cũng có diện tích bằng nhau nên
S(X) = S(Y). º

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-6-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
2.3.2. Tính chất 2. Nếu X, Y là các hình khả diện thì các hình X  Y , X  Y , X \ IntY là
những hình khả diện và
S ( X  Y )  S ( X )  S (Y )  S ( X  Y ) .
3. Đa diện
3.1. Định nghĩa. Hình đa diện, hay còn gọi là đa diện, là hình hợp bởi các miền đa giác
phẳng, thỏa mãn các tính chất sau đây:
i) Hai miền đa giác bất kỳ hoặc không có điểm chung, hoặc có một đỉnh chung, hoặc có
một cạnh chung;
ii) Mỗi cạnh của miền đa giác nào cũng là cạnh chung của đúng hai miền đa giác;
iii) Với bất kỳ hai miền đa giác Đ và Đ’ nào, bao giờ cũng có các dãy miền đa giác
Đ1, Đ2, . . . ., Đk sao cho Đ1 là Đ, Đk là Đ’ và bất kỳ hai miền đa giác Đi và Đi + 1 của dãy đó đều
có cạnh chung.
Mỗi miền đa giác nói trên đƣợc gọi là một mặt của đa diện; mỗi đỉnh, mỗi cạnh của miền
đa giác đó lần lƣợt gọi là đỉnh và cạnh của đa diện.
3.2. Định lý Jordan. Cho đa diện D nằm trong không gian . Khi đó tập hợp  \ D là hợp
của hai tập hợp không giao nhau D 0 và D* có tính chất
i) Bất kỳ hai điểm cùng thuộc D 0 (hoặc cùng thuộc D* ) đều có thể nối với nhau bằng
một đường gấp khúc không có điểm chung với D;
ii) Mọi đường gấp khúc nối hai điểm thuộc hai tập khác nhau D 0 và D* đều có điểm
chung với D;
iii) Tập D 0 không chứa đường thẳng nào, còn tập D* có chứa những đường thẳng.
Tập D 0 đƣợc gọi là miền trong của đa diện D. Mỗi phần tử của D 0 đƣợc gọi là một điểm
trong của D, hay điểm nằm trong D;
Tập hợp D* đƣợc gọi là miền ngoài của D. Mỗi phần tử của D* đƣợc gọi là một điểm
ngoài của D, hay là điểm nằm ngoài D;
Tập hợp D  D0 đƣợc gọi là khối đa diện tạo bởi D, và đƣợc ký hiệu là [D].
3.3. Đa diện lồi. Một đa diện đƣợc gọi là lồi nếu nó nằm về một phía đối với bất kỳ mặt
phẳng nào chứa mặt của đa diện đó.
3.4. Sơ đồ phẳng của hình đa diện
3.4.1. Định nghĩa. Cho một hình đa diện D. Bỏ đi một mặt H nào đó của D và đánh số các
mặt còn lại là M i , gọi các đỉnh của D là Đj , các cạnh của D là Ck .
Ta giả sử trên mặt phẳng nào đó có một hình D’ gồm các đa giác M 'i đôi một không có
điểm trong chung, các điểm Đ’j và các đoạn thẳng C 'k thỏa mãn các tính chất sau đây:
i) Nếu Ck là cạnh của mặt M i thì đoạn thẳng C 'k là cạnh của đa giác M 'i và ngƣợc lại;
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-7-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ii) Nếu đỉnh Đj là mút của cạnh Ck thì điểm Đ’j là mút của đoạn thẳng C 'k và ngƣợc lại.
Khi đó, hình D’ đƣợc gọi là sơ đồ phẳng của đa diện D (ứng với mặt H đã bỏ đi).
Một hình đa diện đƣợc gọi là đơn liên nếu nó có một sơ đồ phẳng.
3.4.2. Định lý. Hình đa diện lồi là đơn liên.
3.5. Đặc số Euler của đa diện đơn liên
3.5.1. Định nghĩa. Đối với mỗi đa diện, ta ký hiệu Đ, C, M lần lƣợt là số đỉnh, số cạnh và số
mặt của nó. Khi đó số  ( D) = Đ – C + M đƣợc gọi là đặc số Euler của đa diện D.
3.5.2. Định lý Euler. Đặc số Euler của đa diện đơn liên bằng 2.
Chứng minh. Ta lấy một sơ đồ phẳng D’ nào đó của D. Gọi Đ’, C’, M’ lần lƣợt là số đỉnh, số
cạnh và số đa giác của D’ và đặt  ( D ') = Đ’ – C’ + M’ (số  ( D ') cũng đƣợc gọi là đặc số của
sơ đồ D’). Ta chứng minh  ( D ') = 1 (vì số đỉnh và số cạnh của D và D’ bằng nhau, còn số
mặt của D lớn hơn số đa giác của D’ một đơn vị)
Sơ đồ D’ có thể xây dựng bằng cách xuất phát từ một sơ đồ đơn giản nhất chỉ gồm một
đỉnh nào đó của D’ và từng bƣớc bổ sung thêm các cạnh của D’ để tạo ra sơ đồ mới và cuối
cùng là đƣợc sơ đồ D’.
i) Nối một đỉnh cũ với một đỉnh mới. Khi đó ta đƣợc sơ đồ mới có đặc số không thay đổi
so với sơ đồ cũ, vì số đỉnh và số cạnh cùng tăng lên một đơn vị còn số mặt không thay đổi.
ii) Nối hai đỉnh cũ với nhau. Khi đó ta đƣợc sơ đồ mới có đặc số không thay đổi so với
sơ đồ cũ, vì số mặt và số cạnh cùng tăng lên một đơn vị còn số đỉnh không thay đổi.
Bằng cách bổ sung nhƣ trên, cuối cùng ta đƣợc sơ đồ D’ mà đặc số của nó bằng đặc số
của sơ đồ xuất phát, tức bằng 1.
Vậy  ( D) = 2. º
3.6. Đa diện đều
3.6.1. Định nghĩa. Đa diện đều là hình đa diện lồi có các tính chất sau:
i) Các mặt là các đa giác đều có số cạnh là p (p > 2);
ii) Mỗi đỉnh là đỉnh chung của q cạnh (q > 2).
Mỗi hình đa diện đều nhƣ vậy gọi là đa diện đều loại {p, q}.
Từ định nghĩa, ta có: tứ diện đều là đa diện đều loại {3, 3}; hình lập phƣơng là đa diện
đều loại {4, 3}.
3.6.2. Định lý. Có không quá 5 loại hình đa diện đều.
Chứng minh. Nếu ký hiệu Đ, C, M lần lƣợt là số đỉnh, số cạnh và số mặt của đa diện đều loại
{p, q} thì ta có
q. Đ = 2C = p. M (1.3)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-8-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thậy vậy, ta có Đ đỉnh, mỗi đỉnh là đỉnh chung của q cạnh, vậy có q.Đ cạnh nếu mỗi cạnh
đƣợc tính hai lần (vì mỗi cạnh có hai đỉnh), tức là q.Đ = 2C. Tƣơng tự, ta có M mặt, mỗi mặt
có p cạnh, vậy có p.M cạnh nếu mỗi cạnh đƣợc tính hai lần (vì mỗi cạnh là cạnh chung của hai
mặt), tức là p.M = 2C.
Từ (1.3) và với chú ý Đ – C + M = 2, ta có
D C M D C  M 2 4 pq
    
1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 p  2q  pq
   
q 2 p q 2 p q 2 p
Vậy
4p 2 pq 4q
Đ= ,C= ,M=
2 p  2q  pq 2 p  2q  pq 2 p  2q  pq
Vì Đ, C, M là các số dƣơng nên 2p + 2q – pq > 0, hay (p – 2)(q – 2) < 4.
Từ đó (p – 2, q – 2)  {(1, 1), (1, 2), (2, 1), (1, 3), (3, 1)}, nghĩa là có 5 loại đa diện đều
sau đây:
+) Loại {3, 3} gọi là hình tứ diện đều. Có 4 đỉnh, 6 cạnh, 4 mặt;
+) Loại {4, 3} gọi là hình lập phương. Có 8 đỉnh, 12 cạnh, 6 mặt;
+) Loại {3, 4} gọi là hình bát diện đều. Có 6 đỉnh, 12 cạnh, 8 mặt;
+) Loại {5, 3} gọi là hình thập nhị diện đều. Có 20 đỉnh, 30 cạnh, 12 mặt;
+) Loại {3, 5} gọi là hình nhị thập diện đều. Có 12 đỉnh, 30 cạnh, 20 mặt. º
4. Thể tích của các khối đa diện
4.1. Phân hoạch của khối đa diện
4.1.1. Định nghĩa. Hình đa diện D gọi là đƣợc phân hoạch thành các hình đa diện D1, D2, . . .,
Dn nếu:
i) Các đa diện Di không có điểm trong chung;
n
ii) [ D]  [ Di ] .
i 1
Hai hình đa diện đƣợc gọi là đồng phân nến chúng đƣợc phân hoạch thành các hình đa
diện đôi một bằng nhau.
4.1.2. Tính chất
i) Bất kỳ hình đa diện nào cũng được phân hoạch thành các hình tứ diện;
ii) Hai đa diện cùng đồng phân với đa diện thứ ba thì đồng phân với nhau.
4.2. Thể tích của khối đa diện
4.2.1. Hàm thể tích. Gọi  là tập hợp các đa diện trong không gian, hàm V :   *
 gọi là
hàm thể tích nếu V thỏa mãn các tính chất sau đây:
i) Nếu D và D’ là hai đa diện bằng nhau thì V(D) = V(D’);
------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-9-
CHƢƠNG I. ĐA GIÁC – ĐA DIỆN
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
ii) Nếu đa diện D đƣợc phân hoạch thành các đa diện D1, D2, . . ., Dn thì
n
V ( D)  V ( Di ) ;
i 1
iii) Nếu U là hình lập phƣơng có cạnh bằng 1 thì V(U) = 1.
Khi đó giá trị V(D) đƣợc gọi là thể tích của khối đa diện [D] .
Chú ý: Ngƣời ta cũng chứng minh đƣợc: “Hàm thể tích tồn tại và duy nhất.”.
4.2.2. Định lý
i) Thể tích của khối hộp chữ nhật bằng tích của ba kích thước.
ii) Thể tích của khối hộp đứng bằng tích của chiều cao và diện tích của đáy.
iii) Thể tích của khối hộp bằng tích diện tích một mặt đáy và chiều cao tương ứng.
iv) Thể tích của khối lăng trụ bằng tích của diện tích đáy và chiều cao.
v) Thể tích của khối chóp bằng một phần ba tích của diện tích đáy và chiều cao.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
- 10 -

You might also like