You are on page 1of 19

ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH

Đại số tuyến tính 1 / 19


NỘI DUNG
Chương 4. Ánh xạ tuyến tính
4.1. Ánh xạ tuyến tính
4.1.1 Định nghĩa và các tính chất
4.1.2 Sự xác định một ánh xạ tuyến tính
4.1.3 Ma trận của ánh xạ tuyến tính
4.1.4 Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính
4.1.5 Ma trận của ánh xạ tuyến tính khi thay đổi cơ sở
4.1.6 Ma trận đồng dạng
4.2. Chéo hóa ma trận
4.2.1 Trị riêng và vectơ riêng
4.2.2 Đa thức đặc trưng - Cách tìm vectơ riêng
4.2.3 Chéo hóa ma trận

Đại số tuyến tính 2 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

4.1.3 Ma trận của ánh xạ tuyến tính


a. Định nghĩa: Cho f là ánh xạ tuyến tính đi từ không gian vectơ n
chiều E có cơ sở là (e) = {e1 , e2 , ..., en } vào không gian vectơ m chiều F
có cơ sở là (f ) = {f1 , f2 , ..., fm }. Ma trận A cỡ m × n với cột thứ j là tọa
độ của vectơ f (ej ) đối với cơ sở (f ) được gọi là ma trận của ánh xạ tuyến
tính f đối với cặp cơ sở (e) và (f ).
Ví dụ 1: Cho ánh xạ tuyến tính f : R2 −→ R3 xác định bởi
f (x, y ) = (x, 2x − y , x + y ). Tìm ma trận của f đối với cặp cơ sở chính
tắc.
Chú ý: Ma trận của ánh xạ đồng nhất theo một cơ sở nào đó của không
gian vectơ n chiều là ma trận đơn vị In .

Đại số tuyến tính 3 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Ví dụ 2: Ánh xạ f : M2 (R) −→ M2 (R) xác định bởi


 
2 1
f (X ) = · X , ∀X ∈ M2 (R).
3 5

a. Chứng minh rằng f là một phép biến đổi tuyến tính.


b. Tìm ma trận của f theo cơ sở
       
n 1 0 0 1 0 0 0 0 o
E1 = , E2 = , E3 = , E4 = .
0 0 0 0 1 0 0 1

Đại số tuyến tính 4 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

b. Định lý 1 (Mối liên hệ giữa tọa độ của ảnh và tạo ảnh của một
vectơ): Cho E là không gian vectơ n chiều, F là không gian vectơ m chiều
và f : E → F là ánh xạ tuyến tính. Giả sử (e) là cơ sở của E , (f ) là cơ sở
của F và A là ma trận của f đối với cặp cơ sở (e) và (f ). Nếu u ∈ E và
f (u) = v thì

[v ]/(f ) = A · [u]/(e) (1)

Trong đó [u]/(e), [v ]/(f ) lần lượt là ma trận cột biểu diễn tọa độ của u
đối với cơ sở (e) và của v đối với cơ sở (f ). Hơn nữa, A là ma trận duy
nhất thỏa mãn (1).

Đại số tuyến tính 5 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Vậy ta có dạng ma trận của ánh xạ tuyến tính f : E → F như sau:

f (x) = A · X

với A là ma trận của f đối với cặp cơ sở (e) của E và (f ) của F còn X là
ma trận cột biểu diễn tọa độ của x đối với cơ sở (e).

Đại số tuyến tính 6 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Định lý 2: Giả sử E , F là không gian vectơ n chiều, m chiều trên K và


(e), (f ) lần lượt là cơ sở cố định của E và F . Khi đó mỗi ma trận cỡ
m × n xác định duy nhất một ánh xạ tuyến tính f : E → F .
Nhận xét: Có một song ánh giữa tập HomR (E , F ) các ánh xạ tuyến tính
từ không gian vectơ n chiều E vào không gian vectơ m chiều F với tập
Mm×n (R) các ma trận cỡ m × n.

Đại số tuyến tính 7 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Bài tập 1: Cho ánh xạ tuyến tính f : M2 (R) −→ P2 xác định bởi
 a b  
f = (a − d) + (a + 2b)x + (b − 3c)x 2 .
c d

Tìm ma trận của f đối với cặp cơ sở chính tắc của M2 (R) và P2 .
Bài tập 2: Cho ánh xạ tuyến tính T : P2 −→ P3 xác định bởi
00 0
T (f ) = x 2 f − 2f + xf . Tìm ma trận của T đối với cặp cơ sở chính tắc
của P2 và P3 .

Đại số tuyến tính 8 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

4.1.4 Hạt nhân và ảnh của ánh xạ tuyến tính


a. Định nghĩa: Cho f là một ánh xạ tuyến tính đi từ không gian vectơ E
vào không gian vectơ F . Khi đó,
Tập hợp tất cả các phần tử của E có ảnh là phần tử OF ∈ F được gọi
là nhân của f , ký hiệu là Kerf . Vậy

Kerf = {u ∈ E | f (u) = OF } = f −1 (OF ).

Tập hợp tất cả các phần tử của F là ảnh của ít nhất một phần tử của
E gọi là ảnh của ánh xạ f . Ký hiệu là f (E ) hay Imf . Vậy

Imf = {v ∈ F | ∃u ∈ E : f (u) = v }.

Đại số tuyến tính 9 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Nhận xét 2:
u ∈ Kerf ⇔ f (u) = OV . Do đó tìm Kerf với f : E → F chẳng qua là
tìm tập nghiệm của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất
f (u) = OF .
v ∈ Imf ⇔ phương trình f (u) = v có nghiệm u ∈ E .
b. Các định lý:
Định lý 1: Cho f là một ánh xạ tuyến tính đi từ không gian vectơ E vào
không gian vectơ F . Khi đó
Kerf là một không gian vectơ con của E .
Imf là một không gian vectơ con của F .

Đại số tuyến tính 10 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Định lý 2: Cho f là một ánh xạ tuyến tính đi từ không gian vectơ E vào
không gian vectơ F . Khi đó
f là một đơn cấu nếu Kerf = {OE }.
f là một toàn cấu nếu Imf = F .
Định lý 3 Cho f là một ánh xạ tuyến tính đi từ không gian vectơ E vào
không gian vectơ F và hệ vectơ {u1 , u2 , . . . , un } là một cơ sở của E . Khi
đó
f đơn cấu khi và chỉ khi hệ {f (u1 ), f (u2 ), . . . , f (un )} độc lập tuyến
tính.
Imf = Span{f (u1 ), f (u2 ), . . . , f (un )}
Công thức liên hệ giữa số chiều của ảnh, hạt nhân và không gian
nguồn
dim Kerf + dim Imf = dimE .

Đại số tuyến tính 11 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Nhận xét 2 Từ định lý 2 và định lý 3 ta suy ra


Một cách khác để tìm ảnh của ánh xạ tuyến tính là ta tìm không gian
con sinh bởi ảnh của một cơ sở của E .
Muốn chứng tỏ f là một toàn cấu, ta chứng minh tập hợp các ảnh
của một cơ sở của E là một hệ sinh của F . Từ đó, muốn chứng tỏ f
là một đẳng cấu, ta chứng minh ảnh của một cơ sở của E là một cơ
sở của F .
Định lý 4 Hai không gian vectơ trên K đẳng cấu nhau khi và chỉ khi
chúng có cùng một số chiều.
Nhận xét 3 Theo định lý 4, nếu E là không gian vectơ n−chiều trên K
thì E ∼
= Rn . Vì thế, muốn nghiên cứu các tính chất chung của không gian
vectơ trên K, chỉ cần nghiên cứu trên Rn . Điều này cho thấy tầm quan
trọng của không gian vectơ Rn .

Đại số tuyến tính 12 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Ví dụ 1: Tìm Kerf , dimKerf , Imf , dimImf với f : R3 → R3 là phép


biến đổi tuyến tính xác định bởi

f (x, y , z) = (x − y , x + y , x − y + z).

Ví dụ 2: Cho T : P3 → M2 (R) là ánh xạ tuyến tính xác định bởi


 
2 3 a0 + a2 a0 + a3
T (a0 + a1 x + a2 x + a3 x ) = .
a1 + a2 a1 + a3

a. Tìm một cơ sở cho ImT và xác định ImT .


b. Xác định số chiều của ImT và số chiều của KerT .
c. Chứng tỏ rằng T không phải là một đơn cấu.

Đại số tuyến tính 13 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Bài tập 1: Cho ánh xạ tuyến tính f : R2 → R3 xác định bởi


f (x1 , x2 ) = (2x1 − x2 , 4x1 − 2x2 , 6x1 − 3x2 ) với mọi (x1 , x2 ) ∈ R2 .
a. Tìm ma trận của f đối với cặp cơ sở chính tắc của R2 và R3 .
b. Tìm Imf và số chiều của nó.
c. Tìm Kerf và số chiều của nó.
Bài tập 2: Cho ánh xạ f : R3 → R2 xác định bởi
f (x1 , x2 , x3 ) = (x1 − 2x2 − 3x3 , 2x2 − x3 ) với mọi (x1 , x2 , x3 ) ∈ R3 .
a. Chứng minh f là ánh xạ tuyến tính.
b. Tìm Imf và số chiều của nó.
c. Tìm Kerf và số chiều của nó.

Đại số tuyến tính 14 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Bài tập 3: Cho ánh xạ f : M2 (R) → M2 (R) xác định bởi


 a 
b 

a a+b

f =
c d a+b a+b+c +d

a. Chứng minh rằng f là toán tử tuyến tính.


b. Tìm Kerf , dimKerf , Imf , dimImf .
Bài tập 4: Cho ánh xạ f : P3 → P3 xác định bởi

f (p(x)) = 2p(x) − (x + 1)p 0 (x), ∀p(x) ∈ P3 .

a. Chứng minh rằng f là ánh xạ tuyến tính.


b. Tìm ma trận A của f trong cơ sở {1, x, x 2 , x 3 }.
c. Tìm Kerf , dimKerf , Imf , dimImf .

Đại số tuyến tính 15 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

4.1.5 Ma trận của ánh xạ tuyến tính khi thay đổi cơ sở:
Cho f : E → F là một ánh xạ tuyến tính đi từ không gian n chiều E vào
không gian m chiều F .
Cho (e) = {e1 , e2 , ..., en }, (e 0 ) = {e10 , e20 , ..., en0 } là hai cơ sở của E và
(f ) = {f1 , f2 , ..., fm }, (f 0 ) = {f10 , f20 , ..., fm0 } là hai cơ sở của F .
Gọi A = Am×n là ma trận của ánh xạ f đối với cặp cơ sở (e), (f ) và
B = Bm×n là ma trận của ánh xạ f đối với cặp cơ sở (e 0 ), (f 0 ).
Gọi P là ma trận chuyển cơ sở từ (e) sang (e 0 ) và S là ma trận chuyển
cơ sở từ (f ) sang (f 0 ).
Khi đó ta có
B = S −1 AP
Đặc biệt, nếu f là một ánh xạ tuyến tính từ không gian n chiều E vào
chính nó, ta có
B = P −1 AP

Đại số tuyến tính 16 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Ví dụ 1: Cho f : R3 → R2 là ánh xạ tuyến tính có ma trận trong cặp cơ


sở (e) = {(1, 1, 1); (1, 0, 1); (1, 1, 0)} và (f ) = {(1, 1); (2, 1)} là
 
2 1 −3
A=
0 3 4

a. Tìm ma trận của f trong cặp cơ sở chính tắc.


b. Tìm biểu thức của f (trong cặp cơ sở chính tắc).
Ví dụ 2: Cho T : P2 → P2 là ánh xạ tuyến tính xác định bởi

T (a0 + a1 x + a2 x 2 ) = (2a1 − 2a2 ) + (2a0 + 3a2 )x + 3a2 x 2 .

Cho B = {1, x, x 2 } và C = {1 + x, 1 − x, x + x 2 } là hai cơ sở của P2 .


a. Tìm ma trận của T trong cơ sở chính tắc B.
b. Tìm ma trận của T trong cơ sở C theo hai cách dùng định nghĩa và
dùng ma trận của T trong cơ sở chính tắc B.

Đại số tuyến tính 17 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

4.1.6 Ma trận đồng dạng:


a. Định nghĩa: Ta nói ma trận A vuông cấp n đồng dạng với ma trận B
vuông cấp n nếu tồn tại ma trận T vuông cấp n, không suy biến sao cho

B = T −1 AT .
Ký hiệu: A ∼ B.
Nhận xét: Cho f là một ánh xạ tuyến tính từ không gian n chiều E vào
chính nó. Nếu A là ma trận của f đối với cơ sở (e) và B là ma trận của nó
đối với cơ sở (f ) thì A ∼ B.
b. Tính chất:
A ∼ A.
Nếu A ∼ B thì B ∼ A.
Nếu A ∼ B và B ∼ C thì A ∼ C .

Đại số tuyến tính 18 / 19


Chương 4. Ánh xạ tuyến tính

Ví dụ 1: Hỏi hai ma trận của T trong hai cơ sở B và C ở ví dụ 2 slide


27 có đồng dạng nhau không?
Ví dụ 2: Cho ánh xạ tuyến tính f : R3 → R3 xác định bởi
f (x, y , z) = (2y + z, x − 4y , 3x).
a. Tìm ma trận A của f trong cơ sở chính tắc.
b. Tìm ma trận B của f trong cơ sở

(E ) = {(1, 1, 1), (1, 1, 0), (1, 0, 0)}.

c. Chứng tỏ A ∼ B.

Đại số tuyến tính 19 / 19

You might also like