You are on page 1of 9

MỘT SỐ VÍ DỤ XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ

Chương 1. Biến cố và xác suất của biến cố


Ví dụ 1.1. Một hộp đựng 8 quả cầu trắng và 4 quả cầu đen giống hệt nhau về hình dáng
và kích thước. Lấy cùng lúc từ hộp đó ra 3 quả cầu. Tính xác suất:
- Cả 3 quả cầu lấy ra đều màu trắng.
- Lấy được 2 quả cầu trắng và 1 quả cầu đen.
Ví dụ 1.2. Một người ra cây ATM rút tiền nhưng quên mất 2 chữ số cuối cùng của mã
PIN, chỉ nhớ chúng đều là số lẻ. Tính xác suất người đó rút được tiền sau một lần nhập
mã PIN.
Ví dụ 1.3. Có 4 người khách không quen biết nhau vào 1 cửa hàng có 3 quầy. Tính xác
suất để:
- Cả 4 người cùng vào 1 quầy.
- Cả 3 quầy đều có khách vào.
Ví dụ 1.4. Có 3 máy, mỗi máy sản xuất 1 sản phẩm. Khả năng sản xuất ra sản phẩm tốt
của máy 1, máy 2, máy 3 lần lượt là 0,8; 0,85 và 0,9. Tính xác suất:
a) Cả 3 máy đều sản xuất ra sản phẩm tốt.
b) Chỉ có máy thứ 2 sản xuất ra sản phẩm xấu.
Ví dụ 1.5. Một người đi mua hàng 3 lần. Xác suất lần đầu mua được hàng tốt là 0,7.
Nếu lần trước mua được hàng tốt thì khả năng lần tiếp theo mua được hàng tốt là 0,85;
còn nếu lần trước mua phải hàng xấu thì khả năng lần tiếp theo mua được hàng tốt là
0,6. Tính xác suất để:
a) Cả 3 lần người đó đều mua được hàng tốt.
b) Chỉ có lần thứ 2 người đó mua phải hàng xấu.
Ví dụ 1.6. Một người quên chữ số cuối cùng của số điện thoại cần gọi nên đã chọn ngẫu
nhiên chữ số để bấm. Tính xác suất để đến lần chọn thứ 3 người đó chọn được đúng số.
Ví dụ 1.7. Một công ty tuyển nhân viên vào làm bằng cách tổ chức 3 vòng thi. Vòng 1
chọn 90% thí sinh. Vòng 2 chọn 62% thí sinh đã đỗ vòng 1. Vòng 3 chọn 75% thí sinh
đã đỗ ở vòng 2. Giả sử khả năng của các thí sinh như nhau.
a) Tính xác suất để một thí sinh nào đó dự thi được nhận vào công ty.
b) Biết rằng thí sinh trên bị loại. Hỏi khả năng thí sinh đó bị loại ở vòng 2 là bao nhiêu?
Ví dụ 1.8. Một máy gồm 3 bộ phận hoạt động độc lập nhau. Xác suất bộ phận thứ nhất,
thứ 2, thứ 3 bị hỏng lần lượt là 0,12; 0,14 và 0,16. Tính xác suất:
a) Có ít nhất 1 bộ phận bị hỏng.
b) Có ít nhất 1 bộ phận không bị hỏng.
Ví dụ 1.9. Có 3 người, mỗi người bắn 1 viên đạn. Xác suất người thứ nhất, thứ 2, thứ 3
bắn trúng bia lần lượt là 0,7; 0,8 và 0,9.
a) Tính xác suất có đúng 1 người bắn trúng bia.
b) Nếu có đúng 1 người bắn trúng bia, hỏi khả năng đó là người thứ nhất bằng bao
nhiêu?
c) Tính xác suất để số người bắn trúng bia lớn hơn số người bắn trượt.

1
Ví dụ 1.10. Một máy gồm 2 bộ phận hoạt động độc lập nhau. Xác suất bộ phận 1 bị
hỏng là 0,1; bộ phận 2 bị hỏng là 0,2. Chỉ cần 1 bộ phận hỏng thì máy không hoạt động
được. Người ta quan sát và thấy máy không hoạt động được. Hỏi khả năng bộ phận 1 bị
hỏng là bao nhiêu?
Ví dụ 1.11. Có 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có: 5 sản phẩm loại 1, 6 sản phẩm loại 2 và 4 sản
phẩm loại 3. Hộp 2 có: 3 sản phẩm loại 1, 3 sản phẩm loại 2 và 4 sản phẩm loại 3. Từ
mỗi hộp lấy ra 1 sản phẩm. Tính xác suất:
a) Hai sản phẩm lấy ra cùng loại.
b) Hai sản phẩm lấy ra khác loại.
c) Lấy được 1 sản phẩm loại 1.
d) Nếu lấy được 1 sản phẩm loại 1, hỏi khả năng sản phẩm đó là sản phẩm của hộp 1 là
bao nhiêu?
Ví dụ 1.12. Có 2 lô hàng: lô 1 có 10 chính phẩm và 2 phế phẩm; lô 2 có 7 chính phẩm
và 3 phế phẩm. Từ mỗi lô hàng lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Tính xác suất:
a) Cả 4 sản phẩm lấy ra đều là chính phẩm.
b) Nếu các sản phẩm lấy ra không cùng 1 loại, hỏi khả năng trong 4 sản phẩm đó có 1
phế phẩm là bao nhiêu?
Ví dụ 1.13. Một sinh viên đi thi 2 môn với xác suất đỗ môn thứ nhất là 0,7; đỗ môn thứ
hai là 0,8; đỗ cả 2 môn là 0,6. Tính xác suất sinh viên đó:
a) Chỉ đỗ 1 môn.
b) Không đỗ môn nào.
Ví dụ 1.14. Người ta dự định đầu tư vào 2 dự án A và B. Xác suất dự án A gặp rủi ro là
0,07; dự án B gặp rủi ro là 0,08; chỉ dự án A gặp rủi ro là 0,05. Tính xác suất để người
đó khi đầu tư vào 2 dự án thì:
a) Không có dự án nào gặp rủi ro.
b) Có 1 dự án gặp rủi ro.
c) Nếu có 1 dự án gặp rủi ro, hỏi khả năng đó là dự án B bằng bao nhiêu?
Ví dụ 1.15. Một tập vé số có 100 vé trong đó có 15 vé trúng thưởng. Có 2 người rút liên
tiếp, mỗi người rút 1 vé. Tính xác suất rút được vé trúng thưởng của mỗi người.
Ví dụ 1.16. Cho 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có 8 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm xấu; hộp 2 có
7 sản phẩm tốt và 4 sản phẩm xấu. Chọn ngẫu nhiên 1 hộp rồi từ hộp đó lấy ra 2 sản
phẩm.
a) Tính xác suất để 2 sản phẩm lấy ra đều là sản phẩm tốt.
b) Nếu 2 sản phẩm lấy ra đều là sản phẩm tốt. Hỏi khả năng chúng là sản phẩm của hộp
1 bằng bao nhiêu?
Ví dụ 1.17. Cho 2 hộp sản phẩm như Ví dụ 1.16. Từ hộp 1 lấy 2 sản phẩm cho sang hộp
2, sau đó từ hộp 2 lấy ra 1 sản phẩm.
a) Tính xác suất sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt.
b) Nếu sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt, tính xác suất để 2 sản phẩm chuyển từ
hộp 1 sang hộp 2 cũng là các sản phẩm tốt.
Ví dụ 1.18. Cho 2 hộp sản phẩm như Ví dụ 1.16. Từ hộp 1 lấy ra 2 sản phẩm, từ hộp 2
lấy ra 3 sản phẩm, rồi từ 5 sản phẩm thu được lấy ra 1 sản phẩm.
2
a) Tính xác suất sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt.
b) Biết rằng sản phẩm lấy ra sau cùng là sản phẩm tốt, tính xác suất để đó là sản phẩm
của hộp 1.
Ví dụ 1.19. Cho 2 hộp sản phẩm như Ví dụ 1.16. Từ hộp 1 lấy 1 sản phẩm cho sang hộp
2, sau đó từ hộp 2 lấy ra 1 sản phẩm trả lại hộp 1. Cuối cùng, từ hộp 1 lấy ra 3 sản
phẩm. Tính xác suất để 3 sản phẩm lấy ra sau cùng đều là sản phẩm tốt.
Ví dụ 1.20. Một kho hàng chứa sản phẩm của 3 nhà máy 1, 2, 3 với tỷ lệ sản phẩm
tương ứng là 27%, 38% và 35%. Biết tỷ lệ phế phẩm của nhà máy 1, 2, 3 lần lượt là 2%;
1% và 1,5%. Lấy ra 1 sản phẩm từ kho hàng để kiểm tra.
a) Tính xác suất sản phẩm lấy ra là phế phẩm. Ý nghĩa của con số này?
b) Nếu sản phẩm lấy ra là phế phẩm. Hỏi khả năng nó do nhà máy nào sản xuất ra là lớn
nhất?
Ví dụ 1.21. Tỷ lệ người có thu nhập cao ở vùng A là 24%. Trong số những người có thu
nhập cao, tỷ lệ người có tiền gửi tiết kiệm là 85%, còn trong số những người không có
thu nhập cao, tỷ lệ này là 19%.
a) Tính tỷ lệ người có tiền gửi tiết kiệm ở vùng A.
b) Hỏi trong số những người có tiền gửi tiết kiệm ở vùng A, số người thu nhập cao
chiếm bao nhiêu %?
Ví dụ 1.22. Một tập gồm 100 tờ tiền thật. Một nhân viên ngân hàng đã gian lận tráo đổi
vào tập đó 5 tờ tiền giả. Người ta cho tập tiền này qua 1 máy kiểm tra tự động. Biết rằng
khả năng máy này nhận biết đúng tờ tiền thật là 97%, khả năng nhận biết đúng tờ tiền
giả là 99%.
a) Tính tỷ lệ tờ tiền của tập tiền đó được máy kết luận là tiền thật.
b) Một tờ tiền trong tập đó được kết luận là tiền giả. Hỏi khả năng tờ tiền đó là tờ tiền
thật bằng bao nhiêu?

Chương 2. Đại lượng ngẫu nhiên


Ví dụ 2.1. Có 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có 5 chính phẩm, 2 phế phẩm; hộp 2 có 8 chính
phẩm, 3 phế phẩm. Từ hộp 1 lấy 1 sản phẩm cho sang hộp 2, sau đó từ hộp 2 lấy ra 2
sản phẩm. Lập bảng phân phối xác suất của số chính phẩm trong 2 sản phẩm được lấy ra
từ hộp 2.
Ví dụ 2.2. Một người dùng 5 viên đạn để thử súng. Anh ta bắn lần lượt từng viên đạn
cho tới khi trúng bia thì dừng. Xác suất bắn trúng bia ở mỗi lần là 0,8. Lập bảng phân
phối xác suất của số viên đạn anh ta cần dùng.
Ví dụ 2.3. Một người dùng 5 viên đạn để thử súng. Anh ta bắn lần lượt từng viên đạn
cho tới khi có 2 viên trúng bia liên tiếp thì dừng. Xác suất bắn trúng bia ở mỗi lần là 0,7.
Lập bảng phân phối xác suất của số viên đạn còn thừa.
Ví dụ 2.4. Một công ty dự định đầu tư 200 triệu đồng để làm 1 phần mềm có thể bán
được cho 2 đối tác A và B một cách độc lập. Xác suất đối tác A chấp nhận mua là 0,8;
đối tác B chấp nhận mua là 0,9. Nếu đối tác A mua thì trả cho công ty 150 triệu đồng,
không mua thì đền bù hợp đồng 30 triệu đồng. Nếu đối tác B mua thì trả cho công ty
160 triệu đồng, không mua thì đền bù hợp đồng 35 triệu đồng.
3
a) Tính tiền lãi kì vọng mà công ty trên thu được khi làm phần mềm ấy.
b) Hỏi công ty có nên đầu tư làm phần mềm đó không?
Ví dụ 2.5. Có 2 lô hàng. Lô 1 có 8 chính phẩm, 3 phế phẩm; lô 2 có 10 chính phẩm, 4
phế phẩm. Từ mỗi lô 1 lấy ra 2 sản phẩm, lô 2 lấy ra 3 sản phẩm. Hỏi trong 5 sản phẩm
thu được trung bình có bao nhiêu chính phẩm?
Ví dụ 2.6. Với số liệu như ví dụ 1.9, hỏi trung bình có bao nhiêu người bắn trúng bia?
Ví dụ 2.7. Với số liệu như ví dụ 1.13, hỏi trung bình sinh viên đó thi đỗ bao nhiêu môn?
Ví dụ 2.8. Với số liệu như ví dụ 1.20, mỗi nhà máy người ta lấy ra 1 sản phẩm, hỏi
trung bình thu được nhiêu phế phẩm?
Ví dụ 2.9. Lãi suất (%) khi đầu tư vào dự án A và dự án B tương ứng là 2 đại lượng
ngẫu nhiên độc lập X và Y có bảng phân phối xác suất sau:
X 8 13 18 20 Y 9 14 17 21
P 0,05 0,15 0,6 0,2 P 0,03 0,1 0,57 0,3
a) Hỏi đầu tư vào dự án nào có lãi hơn? Đầu tư vào dự án nào ít rủi ro hơn?
b) Nên đầu tư vào 2 dự án trên với tỷ lệ vốn như thế nào để ít rủi ro nhất (rủi ro đo bằng
phương sai)?
Ví dụ 2.10. Thu nhập (triệu đồng/tháng) của một hộ gia đình và số tiền điện phải trả
(nghìn đồng/tháng) của hộ gia đình ở vùng A tương ứng là đại lượng ngẫu nhiên X, Y
có bảng phân phối đồng thời như sau:
X
15 20 25
Y
450 0,11 0,09 0,07
595 0,15 0,12 0,09
735 0,16 0,11 0,1
a) Hỏi tiền điện phải trả trong 1 tháng của hộ gia đình ở vùng A có phụ thuộc vào thu
nhập của hộ gia đình đó không?
b) Tính số tiền điện trung bình phải trả trong 1 tháng của các hộ gia đình có thu nhập 20
triệu đồng/tháng ở vùng đó.
c) So sánh tiền điện trung bình phải trả trong 1 tháng của các hộ gia đình có thu nhập 20
triệu đồng/tháng và các hộ gia đình thu nhập 25 triệu đồng/tháng ở vùng đó.
d) Tính hiệp phương sai, hệ số tương quan của X và Y. Nêu nhận xét.
Ví dụ 2.11. Lãi suất (%) khi đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của công ty A tương ứng
là đại lượng ngẫu nhiên X và Y có bảng phân phối xác suất đồng thời sau:

Y 15 20
X
13 0,12 0,16
18 0,14 0,15
25 0,2 0,23
a) Đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu của công ty A thì lãi suất kì vọng thu được cao
hơn?

4
b) Nên đầu tư vào cổ phiếu và trái phiếu của công ty A theo tỷ lệ vốn như thế nào để ít
rủi ro nhất (rủi ro đo bằng phương sai)? Khi đó lãi suất kì vọng là bao nhiêu?
Ví dụ 2.12. Một người bắn 4 viên đạn, các lần bắn độc lập nhau, xác suất bắn trúng bia
ở mỗi lần đều là 0,8. Lập bảng phân phối xác suất của số viên đạn trúng bia.
Ví dụ 2.13. Một máy tự động sản xuất 10 sản phẩm, xác suất được sản phẩm tốt ở mỗi
lần là 0,85.
a) Tính xác suất để thu được:
- Ít nhất 8 sản phẩm tốt.
- Cả sản phẩm tốt và sản phẩm xấu.
b) Hỏi trung bình có bao nhiêu sản phẩm tốt được sản xuất ra?
c) Khả năng lớn nhất có bao nhiêu sản phẩm tốt được sản xuất ra?
d) Mỗi sản phẩm tốt sẽ bán được và lãi 25 nghìn đồng, còn sản phẩm xấu không bán
được và lỗ 6 nghìn đồng. Tìm tiền lãi kì vọng thu được khi máy sản xuất 10 sản phẩm.
Ví dụ 2.14. Có 2 máy cùng chế tạo 1 loại sản phẩm, khả năng chế tạo ra chính phẩm của
máy 1 là 0,8; của máy 2 là 0,9. Cho máy 1 chế tạo 15 sản phẩm, máy 2 chế tạo 13 sản
phẩm.
a) Tính xác suất thu được ít nhất 27 chính phẩm.
b) Hỏi trung bình thu được bao nhiêu chính phẩm?
Ví dụ 2.15. Bắn 3 phát đạn vào 1 mục tiêu, xác suất trúng mục tiêu của mỗi phát đạn là
0,7. Khả năng mục tiêu bị tiêu diệt khi trúng 1, 2 phát đạn lần lượt là 0,5; 0,9 còn nếu
trúng 3 phát đạn thì chắc chắn mục tiêu bị tiêu diệt.
a) Tính xác suất mục tiêu bị tiêu diệt,
b) Biết rằng mục tiêu bị tiêu diệt, hỏi khả năng mục tiêu bị trúng 2 phát đạn là bao
nhiêu?
Ví dụ 2.16. Một lô hàng chứa 8 sản phẩm của máy 1, 10 sản phẩm của máy 2 và 11 sản
phẩm của máy 3. Xác suất chế tạo ra phế phẩm của máy 1, 2, 3 lần lượt là 0,02; 0,015
và 0,018. Người ta kiểm tra sản phẩm của lô hàng bằng cách lấy ra 5 lần, mỗi lần 1 sản
phẩm (lấy có hoàn lại) nếu có ít hơn 2 phế phẩm thì lô hàng được chấp nhận. Tính xác
suất để lô hàng được chấp nhận.
Ví dụ 2.17. Có 2 hộp sản phẩm. Tỷ lệ sản phẩm tốt ở hộp 1 là 82%, ở hộp 2 là 75%.
Chọn ngẫu nhiên 1 hộp rồi từ hộp đó lấy ra 3 sản phẩm để kiểm tra (lấy có hoàn lại).
a) Tính xác suất trong 3 sản phẩm được lấy ra có 2 sản phẩm tốt.
b) Nếu trong 3 sản phẩm được lấy ra có 2 sản phẩm tốt, hỏi khả năng chúng là sản phẩm
của hộp 1 bằng bao nhiêu?
Ví dụ 2.18. Người ta vận chuyển 1 lô hàng gồm 15 sản phẩm loại A và 20 sản phẩm
loại B. Xác suất sản phẩm loại A, loại B bị xây xước trong quá trình vận chuyển tương
ứng là 0,1 và 0,12. Sản phẩm loại A nếu bị xây xước thì lỗ 300 nghìn đồng, còn không
thì sẽ bán được và lãi 1,2 triệu đồng. Sản phẩm loại B nếu bị xây xước thì lỗ 400 nghìn
đồng, còn không thì sẽ bán được và lãi 1,5 triệu đồng. Tìm tiền lãi kì vọng thu được sau
khi vận chuyển lô hàng trên.

5
Ví dụ 2.19. Tuổi thọ của một thiết bị điện tử do một cửa hàng bán có phân phối chuẩn
với tuổi thọ trung bình là 6500 giờ, độ lệch tiêu chuẩn là 250 giờ. Thời gian bảo hành
miễn phí là 6000 giờ.
a) Tính tỷ lệ thiết bị điện tử mà cửa hàng đó phải bảo hành miễn phí.
b) Nếu cửa hàng muốn tỷ lệ thiết bị phải bảo hành miễn phí là 2% thì nên qui định thời
gian bảo hành miễn phí là bao nhiêu giờ?
c) Mỗi thiết bị loại đó khi bán ra cửa hàng lãi 500 nghìn đồng, song nếu hỏng trong thời
gian bảo hành thì chi phí sửa chữa mất 1,2 triệu đồng.
- Tìm tiền lãi kì vọng thu được khi cửa hàng bán 1 thiết bị loại đó.
- Tìm tiền lãi kì vọng thu được khi cửa hàng bán 100 thiết bị loại đó.
Ví dụ 2.20. Khối lượng của một loại sản phẩm do một máy sản xuất có phân phối chuẩn
với khối lượng trung bình là 30 kg, độ lệch tiêu chuẩn là 2 kg.
a) Tính tỷ lệ sản phẩm có khối lượng từ 29 kg đến 33 kg.
b) Tính tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn biết những sản phẩm có khối lượng sai khác khối
lượng trung bình không quá 3,2 kg thì được coi là đạt tiêu chuẩn.
c) Hỏi khi cho máy sản xuất 100 sản phẩm thì trung bình có bao nhiêu sản phẩm đạt tiêu
chuẩn được sản xuất ra? Khả năng lớn nhất có bao nhiêu sản phẩm đạt tiêu chuẩn được
sản xuất ra?
Ví dụ 2.21. Tuổi thọ của một loại côn trùng có phân phối chuẩn với 2 tham số 25 ngày
và 2 ngày. Tính xác suất để khi chọn ra 10 con côn trùng loại đó thì có ít nhất 9 con có
tuổi thọ trên 23 ngày.
Ví dụ 2.22. Thời gian từ lúc vay đến lúc trả của khách hàng ở ngân hàng AB có phân
phối chuẩn với trung bình là 19 tháng, độ lệch tiêu chuẩn là 3,8 tháng.
a) Tính tỷ lệ khách hàng ở ngân hàng AB có thời gian từ lúc vay đến lúc trả không quá 1
năm.
b) Hỏi trong số 20 khách hàng của ngân hàng AB được chọn ngẫu nhiên, khả năng lớn
nhất có bao nhiêu khách hàng có thời gian từ lúc vay đến lúc trả dưới 1,5 năm?
Ví dụ 2.23. Lãi suất (%) khi đầu tư vào dự án A có phân phối chuẩn. Biết khả năng lãi
suất thu được trên 20% là 15,6%; khả năng lãi suất thu được trên 25% là 2%.
a) Tìm lãi suất kì vọng thu được khi đầu tư vào dự án A.
b) Khả năng đầu tư vào dự án A không bị lỗ là bao nhiêu?
Ví dụ 2.24. Thời gian làm bài thi môn toán của sinh viên được qui định là 90 phút. Biết
rằng thời gian hoàn thành bài thi môn toán của sinh viên có phân phối chuẩn với độ lệch
tiêu chuẩn là 8 phút và có 12% sinh viên không hoàn thành bài thi trong thời gian qui
định. Hỏi khi chọn ngẫu nhiên 200 sinh viên:
a) Trung bình có bao nhiêu sinh viên có thời gian hoàn thành bài thi dưới 86 phút?
b) Khả năng lớn nhất có bao nhiêu sinh viên có thời gian hoàn thành bài thi dưới 86
phút?
Ví dụ 2.25. Một máy tự động sản xuất 400 sản phẩm, xác suất được sản phẩm tốt ở mỗi
lần là 0,85.
a) Tính xác suất thu được từ 300 đến 350 sản phẩm tốt.

6
b) Khả năng lớn nhất có bao nhiêu sản phẩm tốt được sản xuất ra, tính xác suất tương
ứng.
Ví dụ 2.26. Gieo thí nghiệm 600 hạt giống, xác suất mỗi hạt không nảy mầm là 0,001.
a) Tính xác suất có ít nhất 2 hạt không nảy mầm.
b) Khả năng lớn nhất có bao nhiêu hạt không nảy mầm, tính xác suất tương ứng.

Chương 3. Ước lượng khoảng một số tham số lý thuyết


Ví dụ 3.1. Khối lượng của sản phẩm do một máy sản xuất có phân phối chuẩn. Chọn
ngẫu nhiên 100 sản phẩm của máy đó để cân thấy khối lượng trung bình là 180 g, độ
lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 12 g.
a) Với độ tin cậy 0,95 hãy xác định khoảng tin cậy khi ước lượng khối lượng trung bình
của toàn bộ sản phẩm do máy đó sản xuất.
b) Lấy khối lượng trung bình của sản phẩm trong mẫu trên ước lượng cho khối lượng
trung bình của toàn bộ sản phẩm do máy đó sản xuất với sai số cho phép là 2,8 g thì độ
tin cậy của ước lượng là bao nhiêu?
Ví dụ 3.2. Điều tra chiều cao của 200 thanh niên ở một vùng, thu được kết quả sau:
Chiều cao (cm) 155 159 163 167 171 176
Số thanh niên 18 32 60 38 32 20
Với độ tin cậy 96% hãy ước lượng chiều cao trung bình của thanh niên vùng đó.
Ví dụ 3.3. Thu nhập của nhân viên công ty A có phân phối chuẩn. Lấy số liệu về thu
nhập của 28 nhân viên công ty A thấy trung bình là 8,7 triệu đồng/tháng, độ lệch tiêu
chuẩn mẫu điều chỉnh là 0,9 triệu đồng/tháng. Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng thu
nhập trung bình của nhân viên công ty A.
Ví dụ 3.4. Đo chiều dài của 27 chi tiết máy được chọn thấy chiều dài trung bình là 18,3
cm; độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 3,1 cm. Với độ tin cậy 90% hãy ước lượng chiều dài
trung bình của toàn bộ chi tiết máy loại đó. Biết rằng chiều dài của loại chi tiết máy đó
có phân phối chuẩn.
Ví dụ 3.5. Khối lượng của một loại sản phẩm trong một kho hàng có phân phối chuẩn.
Chọn ngẫu nhiên 56 sản phẩm trong kho để cân thấy khối lượng trung bình là 265 g, độ
lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 13 g. Với độ tin cậy 0,95 hãy xác định khoảng tin cậy
khi ước lượng phương sai của khối lượng sản phẩm trong kho hàng đó.
Ví dụ 3.6. Tuổi thọ của người dân ở một địa phương có phân phối chuẩn. Lấy số liệu về
tuổi thọ của 81 người ở địa phương đó thu được kết quả sau:
Tuổi thọ [62,69) [69,75) [75,79) [79,82) [82,87)
Số người 11 17 23 18 12
Với độ tin cậy 0,9 hãy ước lượng độ phân tán của tuổi thọ người dân vùng đó.
Ví dụ 3.7. Kiểm tra 150 sản phẩm của một kho hàng thấy có 30 phế phẩm. Với độ tin
cậy 95% hãy ước lượng tỷ lệ phế phẩm của kho hàng đó.
Ví dụ 3.8. Điều tra chiều cao của 200 thanh niên ở một vùng, thu được kết quả sau:
Chiều cao (cm) 155 159 163 167 171 176
Số thanh niên 18 32 60 38 32 20
Với độ tin cậy 97% hãy ước lượng:
7
a) Tỷ lệ thanh niên ở vùng đó có chiều cao từ 167 cm trở lên.
b) Số thanh niên có chiều cao từ 167 cm trở lên ở vùng đó biết trong vùng có 2560
thanh niên.
c) Nếu muốn ước lượng tỷ lệ thanh niên vùng đó có chiều cao từ 167 cm trở lên với sai
số cho phép là 0,07 thì độ tin cậy của ước lượng là bao nhiêu?
Ví dụ 3.9. Một ao nuôi toàn cá chép, người ta thả xuống ao 1000 con cá rô phi. Sau một
thời gian, cá rô phi đã phân tán khắp ao, người ta bắt lên 300 con cá thấy có 90 con cá rô
phi. Với độ tin cậy 92% hãy ước lượng số cá chép hiện có trong ao.

Chương 4. Kiểm định giả thuyết thống kê


Ví dụ 4.1. Chi phí để sản xuất 1 sản phẩm của công ty A có phân phối chuẩn và được
định mức 150 nghìn đồng/sản phẩm. Nghi ngờ chi phí sản xuất sản phẩm đã bị tăng lên,
người ta kiểm tra việc sản xuất 81 sản phẩm thấy chi phí trung bình là 155 nghìn đồng,
độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 20 nghìn đồng. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy xét xem
nghi ngờ trên có đúng không?
Ví dụ 4.2. Thời gian trung bình để sản xuất 1 sản phẩm của 1 máy trước đây là 18 phút.
Sau khi cải tiến máy đó, cho máy sản xuất thử 64 sản phẩm thấy thời gian sản xuất trung
bình là 17,5 phút; độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 2,5 phút. Vậy có thể cho rằng
sau khi cải tiến, thời gian sản xuất 1 sản phẩm của máy đó đã giảm đi hay không? Cho
mức ý nghĩa 0,04.
Ví dụ 4.3. Một máy đóng các gói đường với khối lượng qui định là 500 g. Nghi ngờ
việc đóng gói không đúng qui định đề ra, người ta chọn ra ngẫu nhiên 60 gói để cân
thấy khối lượng trung bình là 495 g, độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 11 g. Với mức ý nghĩa
0,04 hãy xem nghi ngờ trên có đúng không?
Ví dụ 4.4. Định mức thời gian sản xuất 1 sản phẩm của công nhân nhà máy Z là 20
phút. Có ý kiến cho rằng định mức này không sát thực tế, chọn ra 26 công nhân, cho
mỗi người sản xuất 1 sản phẩm thu được kết quả sau:
Thời gian (phút) 19,2 19,7 20,8 21,5
Số công nhân 6 8 7 5
Với mức ý nghĩa 0,05 hãy nhận xét ý kiến trên. Biết rằng thời gian sản xuất 1 sản phẩm
của công nhân nhà máy Z có phân phối chuẩn.
Ví dụ 4.5. Một công ty sản xuất một loại linh kiện điện tử có tuổi thọ tuân theo phân
phối chuẩn. Công ty quảng cáo tuổi thọ của loại linh kiện này là 8500 giờ. Nghi ngờ
quảng cáo này quá sự thật, người ta chọn 17 linh kiện loại đó làm thí nghiệm, thu được
kết quả về tuổi thọ như sau: 8100 giờ, 8100 giờ, 8600 giờ, 8400 giờ, 8100 giờ, 8100 giờ,
8500 giờ, 8200 giờ, 8200 giờ, 8200 giờ, 8600 giờ, 8400 giờ, 8200 giờ, 8400 giờ, 8500
giờ, 8400 giờ, 8500 giờ. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy xét xem nghi ngờ trên có đúng
không?
Ví dụ 4.6. Khối lượng của một loại sản phẩm được sản xuất ở một máy có phân phối
chuẩn. Có ý kiến cho rằng phương sai của khối lượng sản phẩm do máy đó sản xuất là
65 g2. Chọn ngẫu nhiên 36 sản phẩm của máy để cân thấy khối lượng trung bình là 125

8
g, độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 9,8 g. Với mức ý nghĩa 5% hãy xét xem ý kiến trên có đúng
không?
Ví dụ 4.7. Chiều dài của một loại chi tiết máy được chế tạo có phân phối chuẩn. Khi chế
tạo, người ta mong muốn độ lệch tiêu chuẩn của chiều dài chi tiết máy loại đó là 12 mm.
Nghi ngờ độ lệch tiêu chuẩn thực tế đã tăng lên, người ta lấy ra 61 chi tiết để đo thấy
chiều dài trung bình là 182 mm, độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 17 mm. Với mức
ý nghĩa 5% hãy xem nghi ngờ trên có đúng không?
Ví dụ 4.8. Chiều cao của thanh niên vùng A và thanh niên vùng B đều có phân phối
chuẩn. Biết độ lệch tiêu chuẩn của chiều cao thanh niên vùng A là 3,8 cm. Chọn 56
thanh niên vùng B thấy chiều cao trung bình là 165 cm, phương sai mẫu là 9,2 cm2. Với
mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng thanh niên vùng B có chiều cao đồng đều hơn thanh
niên vùng A không?
Ví dụ 4.9. Khối lượng của sản phẩm được sản xuất ở máy 1 và 2 đều có phân phối
chuẩn. Cân 55 sản phẩm của máy 1 thấy khối lượng trung bình là 175 g, độ lệch tiêu
chuẩn mẫu là 12 g. Cân 60 sản phẩm của máy 2 thấy khối lượng trung bình là 187 g, độ
lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh là 13 g. Với mức ý nghĩa 6% có thể cho rằng khối lượng
trung bình của sản phẩm ở máy 1 thấp hơn so với khối lượng trung bình của sản phẩm ở
máy 2 không?
Ví dụ 4.10. Doanh thu (triệu đồng/tháng) của các đại lý mặt hàng A ở tỉnh B và tỉnh C
là các đại lượng ngẫu nhiên. Từ mỗi tỉnh chọn ngẫu nhiên 50 đại lý thu được số liệu sau:
Trung bình mẫu Phương sai mẫu
Tỉnh B 35,6 5,9
Tỉnh C 37,9 7,3
Với mức ý nghĩa 0,06 hãy cho biết có sự khác biệt về doanh thu trung bình mặt hàng A
của các đại lý ở tỉnh B và tỉnh C không?
Ví dụ 4.11. Thu nhập của nhân viên công ty A và nhân viên công ty B đều có phân phối
chuẩn. Chọn ngẫu nhiên 25 nhân viên công ty A, 20 nhân viên công ty B thấy thu nhập
trung bình tương ứng là 9,3 triệu đồng/tháng và 10,2 triệu đồng/tháng; phương sai mẫu
tương ứng là 4,8 (triệu đồng/tháng)2 và 6,2 (triệu đồng/tháng)2. Với mức ý nghĩa 0,05 có
thể cho rằng độ phân tán của thu nhập của nhân viên công ty A và nhân viên công ty B
có sự khác biệt không?
Ví dụ 4.12. Chiều cao của thanh niên vùng A và thanh niên vùng B đều có phân phối
chuẩn. Chọn 30 thanh niên vùng A thấy chiều cao trung bình là 166,5 cm, độ lệch tiêu
chuẩn mẫu là 4,2 cm. Chọn 26 thanh niên vùng B thấy chiều cao trung bình là 165,2 cm,
độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 3,3 cm. Với mức ý nghĩa 0,05 có thể cho rằng thanh niên
vùng B có chiều cao đồng đều hơn thanh niên vùng A không?

You might also like