You are on page 1of 3

LỚP TRỢ LÝ GIẢNG DẠY – HK 2 2021 TRỢ LÝ GIẢNG DẠY: NGUYỄN ĐỨC TOẢN

BÀI TẬP BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC


BÀI 1: Lấy ngẫu nhiên 3 sản phẩm từ một lô hàng có 5 sản phẩm loại 1 và 4 sản phẩm loại 2. Gọi X là số
sản phẩm loại 2 trong 3 sản phẩm lấy ra.
a. Lập bảng phân phối xác suất của X.
b. Tính E(X), V(X), E(2X+3), V(2X-2)
c. Tính P(X<=1|X<3)
BÀI 2: Một xạ thủ có 4 viên đạn, anh ta sẽ bắn vào mục tiêu cho đến khi trúng hoặc hết đạn thì dừng.
Xác suất trúng mục tiêu của mỗi viên đạn độc lập nhau và bằng 0.7. Gọi X là số viên bắn ra, tính E(X).
BÀI 3: Lấy ngẫu nhiên lần lượt từng sản phẩm từ lô hàng có 7 sản phẩm loại 1 và 2 sản phẩm loại 2 cho
đến khi được 2 sản phẩm loại 1 thì dừng, gọi X là số sản phẩm loại 2 lấy ra. Tính E(X)
BÀI 4: Có 3 người đi thi một cách độc lập với nhau, xác xuất đậu của từng người lần lượt là 0.4, 0.7, 0.8.
Gọi X là số người đậu
a. Tìm hàm phân phối tích luỹ của X
b. Tính E(X), V(X), độ lệch chuẩn của X.
c. Tính P(1<=X|X<3)
BÀI 5: Có 4 người lên 3 toa tàu một cách ngẫu nhiên. Gọi X là số toa không có người lên. Tính E(X), V(X).
BÀI 6: Lấy ngẫu nhiên lần lượt từng sản phẩm từ lô hàng có 8 sản phẩm loại 1 và 2 sản phẩm loại 2 cho
đến khi được số sản phẩm loại 1 và loại 2 lấy ra bằng nhau thì dừng. Gọi X là số sản phẩm lấy ra. Tính
E(X).
BÀI TẬP PHÂN PHỐI SIÊU BỘI
BÀI 1: Lấy ngẫu nhiên 10 sản phẩm trong 100 sản phẩm (70 loại 1 và 30 loại 2). Gọi X là số sản phẩm
loại 1 trong 10 sản phẩm lấy ra.
a. Tính xác suất lấy được tối thiểu 6 sản phẩm loại 1.
b. Tính số sản phẩm loại 1 trung bình lấy ra.
c. Tính xác suất có ít nhất 3 sản phẩm loại 1 được lấy ra biết rằng có tối đa 8 sản phẩm loại 1 được lấy
ra.
BÀI 2: Một bộ bài có 52 lá (4 nước: cơ, rô, chuồn, bích). Lấy ngẫu nhiên 9 lá bài từ bộ bài này, gọi X là
số lá cơ lấy ra. Tính
a. E(X), V(X)
b. Xác suất lấy được từ 3 đến 5 lá cơ.
c. Xác suất lấy được tối thiểu 5 lá cơ khi đã lấy được tối thiểu 2 lá cơ.
LỚP TRỢ LÝ GIẢNG DẠY – HK 2 2021 TRỢ LÝ GIẢNG DẠY: NGUYỄN ĐỨC TOẢN

BÀI TẬP PHÂN PHỐI NHỊ THỨC


BÀI 1: 1-1819 ĐT Thống kê cho thấy rằng có 40% khách hàng tới cửa hàng S mua bột giặt chọn loại bột
giặt E và số còn lại chọn bột giặt H. Trên kệ của cửa hàng S lúc này còn 8 gói bột giặt E và 8 gói bột giặt
H. Tính xác suất số bột giặt này đáp ứng nhu cầu của 10 khách mua bột giặt tiếp theo.
BÀI 2: Một lô hàng có 10 sản phẩm trong đó có 1 sản phẩm không đạt chuẩn, người mua sẽ kiểm tra lô
hàng bằng cách lấy ngẫu nhiên 2 sản phẩm từ lô hàng, nếu được 2 sản phẩm đạt chuẩn thì mua lô hàng.
Nhà cung cấp có 20 lô hàng như nhau.
a. Tính xác suất nhà cung cấp bán được tối thiểu 5 lô hàng.
b. Tính số lô hàng bán được trung bình của nhà cung cấp.
BÀI 3: Xác suất mỗi sản phẩm của nhà máy M đạt chuẩn là 0.9.
a. Tính xác suất trong 10 sản phẩm của nhà máy M có sản phẩm đạt chuẩn và không đạt chuẩn.
b. Tính xác suất trong 10 sản phẩm của nhà máy M hơn 5 sản phẩm đạt chuẩn.
BÀI TẬP PHÂN PHỐI NHỊ THỨC ÂM
BÀI 1: Xác suất mỗi sản phẩm của nhà máy M đạt chuẩn là 0.9. Kiểm tra lần lượt từng sản phẩm của
nhà máy M cho đến khi được 5 sản phẩm đạt chuẩn thì dừng. Gọi X là số sản phẩm không đạt chuẩn
cần kiểm tra.
a. Tính E(X), V(X), độ lệch chuẩn của X.
b. Tính P(X=5), P(X<=5), P(X<=5|X<=8), P(X>=5|X<=8)
c. Tính xác suất cần kiểm tra ít nhất 10 sản phẩm.
d. Tính số sản phẩm trung bình cần kiểm tra.
BÀI 2: Xác suất mỗi sản phẩm của nhà máy M đạt chuẩn là 0.85, kiểm tra lần lượt từng sản phẩm của
nhà máy M cho đến khi được sản phẩm không đạt chuẩn thì dừng.
a. Tính số sản phẩm đạt chuẩn trung bình cần kiểm tra.
b. Tính số sản phẩm trung bình cần kiểm tra.
c. Tính xác suất cần kiểm tra nhiều hơn 5 sản phẩm.
d. Tính xác suất phải kiểm tra tối thiểu 5 sản phẩm biết rằng cần kiểm tra tối đa 10 sản phẩm.
BÀI 3: 1-1819 CLC Tại vùng Y có 75% hộ gia đình sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. Chọn ngẫu nhiên
từng hộ gia đình ở vùng Y cho đến khi được 10 hộ có sử dụng bóng đèn tiết kiệm điện. Tính xác suất
cần chọn ít nhất 15 hộ.
LỚP TRỢ LÝ GIẢNG DẠY – HK 2 2021 TRỢ LÝ GIẢNG DẠY: NGUYỄN ĐỨC TOẢN

BÀI TẬP PHÂN PHỐI POISSON


BÀI 1: Số khách đến mua hàng tại một quầy hàng trongmột phút là biến ngẫu nhiên có phân phối
Poisson với tham số 5,2.
a. Tính xác suất có đúng 10 khách đến mua hàng trong khoảng thời gian từ 7h15-7h16.
b. Tính xác suất có ít nhất 10 khách đến mua hàng trong khoảng thời gian từ 7h16-7h18.
c. Tính số khách đến mua hàng trung bình trong khoảng thời gian từ 7h18-7h25
BÀI 2: Số cuộc gọi đến trung tâm tư vấn H trong các khung giờ từ 8 giờ đến 9 giờ, 9 giờ đến 10 giờ, 10
giờ đến 11 giờ là các biến ngẫu nhiên có phân phối Poisson với tham số lần lượt là 8, 9 và 9.
a. Tính số cuộc gọi trung bình đến trung tâm tư vấn H trong khoảng thời gian từ 8 đến 11 giờ.
b. Tính xác suất trong khoảng thời gian từ 8 đến 11 giờ có không quá 30 cuộc gọi đến trung tâm tư vấn
H.
c. Tính xác suất trong khoảng thời gian từ 8 đến 9 giờ có ít nhất 10 cuộc gọi đến trung tâm H.
d. Tính xác suất trong khoảng thời gian từ 10 giờ đến 11 giờ có tối đa 20 cuộc gọi tới trung tâm H biết
rằng trong khoảng thời gian này đã có ít nhất 13 cuộc gọi tới trung tâm H
BÀI TẬP LIÊN HỆ GIỮA PHÂN PHỐI SIÊU BỘI VÀ PHÂN PHỐI NHỊ THỨC
BÀI 1: 3-1415 KHCB401 Một lô hàng chứa 10.000 sản phẩm, trong đó có 8.000 sản phẩm tốt và 2.000
sản phẩm xấu. Chọn ngẫu nhiên từ lô hàng ra 10 sản phẩm. Gọi X là số sản phẩm tốt trong 10 sản phẩm
được chọn. Tính kỳ vọng, phương sai của X và xác suất chọn được 7 sản phẩm tốt
BÀI 2: 3-1718 KHCB401 Lấy ngẫu nhiên 8 sản phẩm trong một lô hàng có 600 sản phẩm của xưởng I và
400 sản phẩm của xưởng II. Gọi X là số sản phẩm của xưởng I trong 8 sản phẩm lấy ra. Tính kỳ vọng,
phương sai của X. Tính xác suất có ít nhất 5 sản phẩm của xưởng I trong 8 sản phẩm được lấy ra.

You might also like