You are on page 1of 8

Onthisinhvien Lý thuyết xác suất thống kê toán

Bài tập chương 1

Bài 1.1. Trong một thùng chứa 3 bi đỏ, 5 bi trắng. Lấy ngẫu nhiên ra 3 viên. Tìm xác suất để
trong ba viên lấy ra có ít nhất 1 bi đỏ?
Bài 1.2. Có hai hộp chứa bi. Hộp I ( 2 bi trắng, 4 bi đỏ), hộp II ( 3 bi trắng, 4 bi đỏ). Lấy ngẫu
nhiên ở mỗi hộp ra một bi. Tìm xác suất để:
a. Cả hai bi đều trắng?
b. Được 1 bi trắng và 1 bi đỏ?
c. Hai bi cùng màu?
Bài 1.3. Một hộp có 20 quả bóng tennis. Ngày thi đấu thứ nhất lấy ngẫu nhiên 8 quả ra sử dụng,
sau đó bỏ lại vào hộp. Ngày thi đấu thứ hai lấy ngẫu nhiên 5 quả ra sử dụng. Tính xác suất trong
5 quả sử dụng ở ngày thứ hai có ít nhất 1 quả đã sử dụng vào ngày thứ nhất.
Bài 1.4. Một chi tiết máy muốn xuất xưởng phải qua 3 lần kiểm tra. Xác suất để một phế phẩm
bị loại ở lần đầu kiểm tra là 0,8; nếu ở lần đầu không bị loại thì xác suất nó bị loại ở lần kiểm tra
thứ hai sẽ là 0,9; tương tự nếu lần thứ hai cũng không bị loại thì xác suất nó bị loại ở lần kiểm tra
thứ ba là 0,95. Tính xác suất để một phế phẩm bị loại qua 3 lần kiểm tra?
Bài 1.5. Tỷ lệ công nhân nghiện thuốc lá ở một công ty là 40%, biết rằng tỷ lệ người viêm họng
trong số công nhân nghiện thuốc là 60%, còn trong số người không nghiện thuốc là 40%.
a. Chọn ngẫu nhiên 1 công nhân, thấy công nhân này bị viêm họng. Tính xác suất để
công nhân đó nghiện thuốc?
b. Nếu công nhân đó không bị viêm họng, tính xác suất để công nhân đó nghiện
thuốc?
Bài 1.6. Hai công ty A và B cùng kinh doanh một mặt hàng. Xác suất công ty A thua lỗ là 0.2,
xác suất công ty B thua lỗ là 0.4. Khả năng để cả hai công ty cùng thua lỗ là 0.1. Tìm xác suất
của các biến cố sau:
a. Chỉ có một công ty thua lỗ.
b. Có ít nhất một công ty làm ăn không thua lỗ.
3
Bài 1.7. Có 2 lô sản phẩm, lô thứ nhất có tỷ lệ chính phẩm là , còn lô thứ 2 có tỷ lệ chính
4
2
phẩm là . Lấy ngẫu nhiên một lô và từ đó lấy ngẫu nhiên một sản phẩm thấy nó là chính phẩm.
3

Tài liệu & bí kíp học tập BUH


Onthisinhvien Lý thuyết xác suất thống kê toán

Sản phẩm được bỏ trở lại và từ lô đó lấy tiếp một sản phẩm. Tìm xác suất để lần thứ 2 cũng lấy
được chính phẩm.
Bài tập 1.8. Một thùng có 5 quả cầu có thể gồm hai loại màu đỏ và màu trắng. Lấy ngẫu nhiên
ra một quả. Tính xác suất để lấy được quả màu đỏ?
Bài tập 1.9. Tỷ lệ phế phẩm của máy 1 là 1%, của máy 2 là 2%. Một lô sản phẩm gồm 40% sản
phẩm của máy 1 và 60% sản phẩm của máy 2. Người ta lấy ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm để kiểm
tra. Tìm xác suất trong hai sản phẩm lấy ra có ít nhất 1 sản phẩm tốt ?
BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Bài 2.1. Một thiết bị gồm 3 bộ phận hoạt động độc lập với nhau. Xác suất trong thời gian t các
bộ phận bị hỏng tương ứng là 0,4; 0,2 và 0,3.
1. Tìm quy luật phân phối xác suất của số bộ phận bị hỏng X
2. Thiết lập hàm phận bố xác suất của X
3. Tính xác suất trong thời gian t có không quá 2 bộ phận bị hỏng
Bài 2.2. Trong một thùng có chứa 3 bi đỏ, 4 bi đen. Lấy ngẫu nhiên từng viên cho đến khi lấy
được bi đỏ thì dừng. Gọi X là số viên bi cần lấy. Tìm quy luật ppxs cho X.
Bài 2.3. Tuổi thọ X của một loại sản phẩm (đơn vị: giờ) là một biến ngẫu nhiên liên tục có hàm
mật độ xác suất:
100
nÕu x 100
f(x) x2
0 nÕu x 100
1. Tìm hàm phân phối xác suất của X
2. Sản phẩm được bảo hành nếu tuổi thọ của nó dưới 120 giờ. Tính tỷ lệ sản phẩm phải
bảo hành.
Bài 2.4. Tuổi thọ của 1 loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ xác suất như
sau:
a
nÕu x 400(h)
f(x) x2
0 nÕu x 400 (h)

1. Tìm hệ số a
2. Tìm xác suất để lấy ngẫu nhiên một sản phẩm thì tuổi thọ của nó kéo dài ít nhất là 600
giờ.

Tài liệu & bí kíp học tập BUH


Onthisinhvien Lý thuyết xác suất thống kê toán

Bài 2.5. Hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục X có dạng:
0 nÕu x 0
2
F(x) ax nÕu 0 x 1
1 nÕu x 1

1. Tìm hệ số a
2. Tìm hàm mật độ xác suất f(x)
3. Tìm xác suất để biến ngẫu nhiên X nhận giá trị trong khoảng (0,25; 0,75).
Bài 2.6. Biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất có dạng:
k nÕu a x b
f(x)
0 nÕu x (a, b)
1. Tìm hệ số k
2. Tìm E(X), V(X)
Bài 2.7. Cho phân phối xác suất của số máy hỏng X trong một ca làm việc:
X 0 1 2
P 0,9 0,09 0,01
1. Tìm số máy hỏng trung bình trong một ca làm việc.
2. Mỗi máy hỏng phải sửa chữa hết 2 triệu đồng, tính số tiền sữa chữa máy trung bình trong
một ca làm việc?
Bài 2.8. Cho X và Y tương ứng là các biến ngẫu nhiên độc lập chỉ lợi nhuận (tính theo %) hằng
năm khi đầu tư vào hai ngành A và B nào đó. Giả sử, E(X) =12; V(X) =25, E(Y) =14, V(Y) =
36. Một người đầu tư vào cả hai ngành A và B thì cần lựa chọn tỷ lệ đầu tư như thế nào để ít rủi
ro nhất ?
Bài 2.9. Thu nhập của dân cư tại một vùng là biến NN liên tục có hàm phân phối xác suất như
sau:
x0
1 nÕu x x0
F(x) x
0 nÕu x x0

Hãy tìm một mức thu nhập sao cho một nửa số dân của vùng đó có thu nhập cao hơn mức nói
trên.
Bài tập chương 3

Tài liệu & bí kíp học tập BUH


Onthisinhvien Lý thuyết xác suất thống kê toán

Bài 3.1. Hai cầu thủ bóng bàn thi đấu ngang sức với nhau. Hỏi thắng 2 trong 4 ván dễ hơn hay 3
trong 6 ván dễ hơn ?
Bài 3.2. Tỷ lệ phế phẩm của một máy là 15%.
a. Cho máy đó sản xuất 5 sản phẩm. Tìm xác suất để được không quá 1 phế phẩm.
b. Cho máy đó sản xuất 10 sản phẩm. Tìm xác suất để chính phẩm được sản xuất ra sai lệch so
với số chính phẩm trung bình được sản xuất ra không vượt quá 1?
c. Nếu mỗi đợt sản xuất trung bình muốn có được 12 chính phẩm thì phải cho máy sản bao nhiêu
sản phẩm?
Bài 3.3. Tỷ lệ chính phẩm của một xí nghiệp là 90%. Mỗi kiện hàng của xí nghiệp có 4 sản
phẩm:
a. Tìm xác suất để lấy ngẫu nhiên 1 kiện hàng thì trong đó có không quá 1 phế phẩm?
b. Tìm xác suất để lấy ngẫu nhiên 3 kiện hàng thì trong đó có 1 kiện có phế phẩm?
Bài 3.4. Một nhân viên bán hàng mỗi ngày đi chào hàng 5 nơi với xác suất bán được hàng ở mỗi
nơi 0,2. Nếu mỗi tháng người đó chào hàng 20 ngày thì hoa hồng trung bình mỗi tháng bằng bao
nhiêu, biết mỗi lần bán được hàng thì người đó được hưởng số tiền hoa hồng là 10.000 đồng?
Bài 3.5. Một trạm cho thuê xe taxi có 3 xe, hàng ngày trạm phải nộp thuế 80 nghìn/xe/ngày. Mỗi
chiếc xe được thuê với giá 200 nghìn/ngày. Giả sử yêu cầu thuê xe của trạm là biến ngẫu nhiên X
có phân phối Poisson với tham số 𝜆 = 3.
a. Tính xác suất để trong một ngày có 3 khách thuê xe (e ≈ 2,71)
b. Tính tiền lãi trung bình trạm thu được trong một ngày.
Bài 3.6. Tại sân bay cứ 15 phút lại có 1 một chuyến xe loại 6 chỗ ngồi chở khách vào trung tâm
thành phố. Biết rằng số khách chờ đi xe có mật độ trung bình 8 người/ giờ. Giả sử, vừa có một
chuyến xe rời bến. Tìm xác suất để trong chuyến tiếp theo:
a. Không có khách nào chờ xe đi?
b. Xe đã chật khách?
c. Người ta sẽ tăng thêm một xe chở khách nếu xác suất có hơn 1 khách phải chờ xe sau
lớn hơn 0,1. Vậy có nên tăng thêm một xe hay không?

Tài liệu & bí kíp học tập BUH


Onthisinhvien Lý thuyết xác suất thống kê toán

Bài 3.7. Trọng lượng X (g) của một sản phẩm do một máy tự động sản xuất ra là biến ngẫu
nhiên, X~ N(100,1). Sản phẩm gọi là đạt tiêu chuẩn nếu trọng lượng của nó gọi là đạt tiêu chuẩn
nếu trọng lượng của nó đạt từ 98,04g đến 101,96g.
a. Tính tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn
b. Lấy ngẫu nhiên 100 sản phẩm của máy. Tính xác suất để có ít nhất 95 sản phẩm đạt
tiêu chuẩn.
Bài 3.8. Trọng lượng của một loại sản phẩm là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung
bình 200gr và độ lệch chuẩn là 5gr.
a. Tìm xác suất để lấy ngẫu nhiên 5 sản phẩm thì có ít nhất một sản phẩm có trọng lượng nhỏ
hơn 190gr.
b. Mỗi hộp có 100 sản phẩm. Tìm xác suất để trong ba hộp có 1 hộp có trọng lượng nhỏ hơn
19,9kg.
Bài 3.9. Lãi suất đầu tư vào hai thị trường X và Y là các biến ngẫu nhiên độc lập và cùng phân
phối chuẩn với trung bình là 10% và 9%; độ lệch chuẩn là 4% và 3%.
a. Muốn có lãi suất trên 8% thì nên chọn phương án nào trong các phương án sau:
- Phương án 1: đầu tư toàn bộ vào X
- Phương án 2: đầu tư toàn bộ vào Y
- Phương án 3: chia đều vốn vào hai thị trường
b. Nếu muốn rủi ro về lãi suất là nhỏ nhất thì nên đầu tư như thế nào?
Bài 3.10. Một vận động viên bắn súng tập bắn một mục tiêu cố định trong phòng tập. Biết rằng
xác suất để vận động viên này bắn trúng mục tiêu ở mỗi lần bắn là 0,6.
a. Tính xác suất trong 10 lần bắn có nhiều nhất 9 lần bắn trúng.
b. Người này phải bắn tối thiểu bao nhiêu lần để xác suất có ít nhất một lần bắn trúng lớn hơn
90%
Bài 3.11. Cho trọng lượng của một loại trái cây (tính bằng kg) là biến ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn. Một mẫu khảo sát 650 trái cây loại này có 30 trái có trọng lượng dưới 1,8kg và 130 trái có
trọng lượng trên 2,4kg.
a. Tính trọng lượng trung bình và độ lệch chuẩn của trái cây loại này.
b. Những trái cây có trọng lượng dưới 1,8kg là thứ phẩm. Giả sử có một lô gồm rất nhiều
trái cây loại này. Người ta phân loại lô trái cây như sau: Lấy mẫu ngẫu nhiên 20 trái cây từ lô trái
cây để kiểm tra, nếu không có trái thứ phẩm nào thì xếp loại 1; nếu có 1 hoặc 2 trái thứ phẩm thì

Tài liệu & bí kíp học tập BUH


Onthisinhvien Lý thuyết xác suất thống kê toán

xếp loại 2; nếu có hơn 2 trái thứ phẩm thì xếp loại 3. Nhiều khả năng nhất lô trái cây được phân
loại mấy?
Bài 3.12. Một loại sản phẩm có chiều dài và chiều rộng là các biến ngẫu nhiên độc lập và cùng
phân phối chuẩn với trung bình là 10cm và 6cm. Biết rằng 10% số chi tiết có chiều dài lớn hơn
10,3 cm và 15% số chi tiết có chiều rộng nhỏ hơn 5,8cm. Chi tiết được coi là đạt tiêu chuẩn nếu
các kích thước của nó sai lệch so với kích thước trung bình không quá 0,3cm:
a. Tìm tỷ lệ các chi tiết không đạt tiêu chuẩn?
b. Một chi tiết không đạt tiêu chuẩn. Tìm xác suất để chi tiết đó có chiều dài đạt tiêu
chuẩn?

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Bài 4.1. Để kiểm tra về trọng lượng một loại quả (gr), người ta tiến hành cân thử một số quả lấy
ngẫu nhiên, được số liệu cho trong bảng dưới đây:
Trọng lượng (gr) 25-27 27-29 29-31 31-33 33-35 35-37
Số quả tương ứng 3 5 7 5 3 2

1. Hãy tính các thống kê đặc trưng mẫu gồm trung bình, phương sai, độ lệch chuẩn.
2. Giả sử biết trung bình tổng thể bằng 31 (gr), hãy tính phương sai s*2.
3. Hãy tính tần suất mẫu của số quả nặng trong khoảng từ 31 đến 35 gr.
Bài 4.2. Chiều cao của sinh viên ở một trường Đại học NH là biến ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn với  = 165cm ,  2 = 100cm2 . Người ta đo ngẫu nhiên chiều cao của 100 sinh viên.
i) Xác suất để chiều cao trung bình của 100 sinh viên đó sẽ sai lệch so với chiều cao trung
bình của sinh viên ở trường đó không vượt quá 2cm là bao nhiêu?
ii) Khả năng chiều cao trung bình của 100 sinh viên trên vượt quá 168cm là bao nhiêu?
iii) Nếu muốn chiều cao trung bình đo được sai lệch so với chiều cao trung bình của tổng
thể ( của tất cả sinh viên ) không vượt quá 1cm với xác suất (độ tin cậy ) là 0,99 thì chúng ta phải
tiến hành đo chiều cao của bao nhiêu sinh viên?
Bài tập 4.3. Xí nghiệp sử dụng một loại nguyên liệu với lượng tạp chất là biến ngẫu nhiên phân
phối chuẩn với phương sai 20( gam) 2 trong 1 kg nguyên liệu. Từ một lô nguyên liệu mới nhập về

Tài liệu & bí kíp học tập BUH


Onthisinhvien Lý thuyết xác suất thống kê toán

người ta lấy ngẫu nhiên ra 16kg. Tìm xác suất để độ phân tán ( phương sai) của lượng tạp chất
trong mẫu hàng nằm trong khoảng [9,68;33,33](gam)2 .
Bài tập 4.4. Nếu khẳng định tỷ lệ chính phẩm của lô hàng là 95% thì với xác suất 0,9 hãy cho
biết khi kiểm tra một mẫu 169 sản phẩm thì có ít nhất bao nhiêu phế phẩm.

Bài tập chương 6

Bài 6.1. Bột ngọt được đóng gói trên dây chuyền tự động với trọng lượng đóng gói theo quy định
là 453 gr. Biết trọng lượng đóng gói của bột ngọt là biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn với độ lệch
chuẩn 36 gr. Kiểm tra ngẫu nhiên trọng lượng của 81 gói tìm được trọng lượng đóng gói trung
bình là 448 gr:
1. Với mức ý nghĩa 5% có thể cho rằng bột ngọt bị đóng thiếu hay không?
2. Nếu trọng lượng đóng gói trung bình thực sự của bột ngọt là 450 gr thì xác suất mắc
sai lầm loại hai trong kết luận ở câu a bằng bao nhiêu?
Bài 6.2. Trước đây định mức tiêu dung điện cho 1 hộ gia đình trong 1 tháng là 140KW. Do đời
sống nâng cao, người ta theo dõi 100 hô gia đình thu được các số liệu sau:
Lượng tiêu dùng 100-120 120-140 140-160 160-180 180-200
Số hộ gia đình 14 25 30 20 11

a. Theo anh (chị) có cần nâng mức tiêu dùng không? Cho α=5%.
b. Nếu trước đây mức độ biến động của mức tiêu dung điện cho một gia đình là σ2 = 400. Vậy
hiện nay mức độ biến động trên tăng hay giảm? Cho kết luận với mức ý nghĩa α=5%.
Bài 6.3. Thời gian trước số tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ trung bình của mỗi khách hàng là 1000
USD. Để đánh giá xem hiện nay xu hướng này còn giữ nguyên hay không người ta kiểm tra ngẫu
nhiên 64 sổ tiết kiệm và tìm được số tiền gửi tiết kiệm trung bình là 990 USD và độ lệch chuẩn là
100 USD.
1. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy kiểm định xem số tiền gửi trung bình của khách hàng
có thay đổi hay không?
2. Tìm xác suất mắc sai lầm loại hai nếu số tiền gửi trung bình của khách hàng thực
sự là 1050 USD?
Tài liệu & bí kíp học tập BUH
Onthisinhvien Lý thuyết xác suất thống kê toán

Bài 6.4. Theo dõi giá cổ phiếu của hai công ty A và B trong vòng 45 ngày người ta tính được các giá
trị sau đây:
x s
Công ty A 37,58 1,50
Công ty B 38,24 2,20

Giả sử, giá cổ phiếu của hai công ty A và B là hai biến ngẫu nhiên phân phối chuẩn.
1. Cho biết ý nghĩa của kỳ vọng và phương sai các biến ngẫu nhiên nói trên?
2. Với mức ý nghĩa 5% cho biết ý kiến của bạn về:
a. Có sự khác biệt về giá cổ phiếu trung bình của hai công ty hay không?
b. Nếu như đặc trưng độ rủi ro của hai công ty bằng phương sai của giá cổ phiếu thì độ rủi
ro của công ty B có lớn hơn độ rủi ro của công ty A hay không?
Bài 6.5. Bệnh A có thể chữa bằng hai loại thuốc là H và K. Công ty sản xuất thuốc H tuyên bố tỷ lệ
bệnh nhân khỏi bệnh do dùng thuốc của họ là 85%. Người ta dùng thử thuốc H cho 169 bệnh nhân
thấy có 150 người khỏi bệnh và dùng thử thuốc K cho 169 bệnh nhân bị bệnh A thấy có 150 người
khỏi bệnh:
1. Hiệu quả chữa bệnh của thuốc H có đúng như công ty quảng cáo hay không? Cho ý kiến kết
luận với mức ý nghĩa 5%?
2. Với mức ý nghĩa 0,01 có thể kết luận thuốc K có khả năng chữa bệnh A tốt hơn hay không?

Tài liệu & bí kíp học tập BUH

You might also like