You are on page 1of 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN DANH SÁCH CÂU HỎI THI GIỮA KÌ HỌC PHẦN

Học phần: Xác Suất Thống Kê A

Học kỳ: III ............................................................ Năm học: 2020 – 2021 ..........................................


Trình độ đào tạo: Đại học/Cao đẳng ...................... Hình thức đào tạo: Chính quy ...............................

Câu 1. (0,50 điểm) Một đoàn nghệ thuật có 5 vũ công nam và 6 vũ công nữ. Họ cần chọn 3 cặp nhạy đôi,
mỗi cặp gồm 1 vũ công nam và 1 vũ công nữ, vào 3 vị trí biểu diễn. Hỏi có bao nhiêu cách chọn như trên?
Câu 2. (0,50 điểm) Một hộp có 7 chính phẩm, 3 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên hai sản phẩm từ hộp để kiểm
tra. Tính xác suất
a) Lấy được 2 phế phẩm (A);
b) Lấy được 1 phế phẩm (B);
c) Lấy được phế phẩm (C).
Câu 3. (0,50 điểm) Một lớp có 40 sinh viên (trong đó có 15 nam và 25 nữ). Chọn ngẫu
nhiên một nhóm gồm 4 sinh viên. Tính xác suất
a) Có 2 nữ trong số 4 sinh viên được chọn;
b) Có ít nhất 1 nữ trong số 4 sinh viên được chọn.
Câu 4. (0,50 điểm). Một cuộc điều tra cho thấy, ở một thành phố, có 20,7% dân số dùng loại
sản phẩm X, 50% dùng loại sản phẩm Y và trong số những người dùng Y, có 36,5% dùng X. Phỏng vấn ngẫu
nhiên một người dân trong thành phố đó, tính xác suất để người ấy
a) Dùng cả X và Y;
b) Không dùng X, cũng không dùng Y.
Câu 5. (0,50 điểm). Ba sinh viên cùng làm bài thi.
Xác suất làm được bài sinh viên A là 0,8; B là 0,7; C là 0,6. Tìm xác suất để:
a) Có 2 sinh viên làm được bài;
b) Nếu có 2 sinh viên làm được bài. Tìm xác suất để B không làm được bài.
Câu 6. (0,50 điểm) Một phân xưởng có 3 máy I, II, III cùng sản xuất một loại sản phẩm. Sản phẩm của các
máy này sản xuất ra chiếm tỉ lệ lần lượt là 35%; 40%; 25 % toàn bộ sản lượng của phân xưởng. Tỉ lệ phế
phẩm của các máy này tương ứng là 1%; 1.5%; 0.8%. Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm của phân xưởng để
kiểm tra:
a) Tính xác suất lấy được phế phẩm (H);
b) Giả sử sản phẩm lấy ra là phế phẩm. Tính xác suất sản phẩm đó do máy II sản xuất.
Câu 7. (0,50 điểm) Một phân xưởng có 60 công nhân. Trong đó có 35 nam và 25 nữ. Tỉ lệ nữ tốt nghiệp
trung học phổ thông là 16% và đối với nam là 20%. Gặp ngẫu nhiên một công nhân của phân xưởng.
a) Tìm xác suất để gặp người công nhân tốt nghiệp trung học phổ thông.
b) Biết rằng người công nhân được gặp là đã tốt nghiệp phổ thông. Tìm xác suât để đó là nữ (nam).
Câu 8. (0,50 điểm) Một hộp đựng 4 bi trắng và 6 bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên từ hộp ra một bi.
Nếu là bi trắng thì ta bỏ vào hộp 1 bi đỏ. Nếu là bi đỏ thì ta bỏ vào hộp 1 bi trắng. Sau đó ta tiếp tục lấy
ngẫu nhiên 1 bi từ hộp.
a) Tìm xác suất để bi lấy ra lần sau là màu trắng;
b) Nếu 2 bi lấy ra (2 lần) là cùng màu. Tìm xác suất để 2 bi cùng đỏ.
Câu 9. (0,50 điểm) Một dây chuyền lắp ráp nhận các chi tiết từ hai nhà máy khác nhau. Tỉ lệ chi tiết do nhà
máy thứ nhất cung cấp là 60%, do nhà máy thứ hai là 40%. Tỉ lệ chi tiết tốt của nhà máy thứ nhất là 90%,
của nhà máy thứ hai là 85%. Lấy ngẫu nhiên một chi tiết trên dây chuyền để kiểm tra.
a) Tính xác suất lấy được chi tiết tốt (H);
b) Giả sử lấy được chi tiết tốt. Tính xác suất để chi tiết đó do nhà máy thứ nhất cung cấp.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 1 / 3


Câu 10. (0,50 điểm) Cho biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ xác suất là:
 k
 x 2 , x [0,3]
f ( x)   2018 ;
0 , x  [0,3]
a) Tìm k và kì vọng của X;
b) Tìm hàm phân phối của X và tính P{ X  2} .
  
A.sin 2x x  0, 
 2 
Câu 11. (0,50 điểm) Xác định hằng số A để hàm f x    là hàm mật độ của biến
   
 0 
x  0, 
  2 

 
ngẫu nhiên X và tính P 0  X    .
 4 
Câu 12. (0,50 điểm) Một trạm được cung cấp ga một lần trong một tuần. Dung lượng ga bán trong một tuần
của trạm là biến ngẫu nhiên X (đơn vị: ngàn thùng) có hàm mật độ xác suất là
c (1  x ) 2 , x  [0,1]
f ( x)   .
 0 , x  [0,1]
a) Tìm c và dung lượng ga trung bình bán trong một tuần của trạm;
b) Tìm hàm phân phối của X và tính xác suất để trạm bán được hơn 500 thùng trong một tuần.
Câu 13. (0,50 điểm) Một xạ thủ có 4 viên đạn, anh ta bắn lần lượt từng viên cho đến khi trúng mục tiêu
hoặc hết cả 4 viên thì thôi. Tìm quy luật phân phối xác suất của số viên đạn đã bắn? Biết xác suất bắn trúng
mục tiêu của mỗi viên là 0,7.
Câu 14. (0,50 điểm) Một lô hàng gồm 10 sản phẩm trong đó có 3 sản phẩm xấu. Chọn ngẫu nhiên cùng lúc
4 sản phẩm để kiểm tra. Gọi X là số sản phẩm xấu gặp phải khi kiểm tra. Tìm phân phối xác suất của X.
Câu 15. (0,50 điểm) Tiến hành khảo sát số khách trên một chuyến xe buýt (SK/1C) tại một
chuyến giao thông, người ta thu được số liệu sau:
SK/1C 25 30 35 40 45
Xác suất 0,15 0,2 0,3 0,25 0,1
a/ Tính kỳ vọng và độ lệch chuẩn của SK/1C;
b/ Giả sử chi phí cho mỗi chuyến xe buýt là 200 ngàn đồng, không phụ thuộc vào số khách đi trên xe,
thì công ty phải quy định giá vé là bao nhiêu để có thể thu được số tiền lời trung bình cho mỗi
chuyến xe là 100 ngàn đồng?
Câu 16. (0,50 điểm) Số lỗi trên 1 mét vuông vải là một biến ngẫu nhiên tuân theo luật phân
phối poison. Kiểm tra lô vải, người ta thấy 98% có ít nhất 1 lỗi. Vậy trung bình mỗi mét vuông vải có bao
nhiêu lỗi?
Câu 17. (0,50 điểm) Một kiện hàng có 10 sản phẩm, trong ñó có 8 sản phẩm loại A. Lấy ngẫu nhiên 2 sản
phẩm. Đặt X là biến ngẫu nhiên chỉ số sản phẩm loại A có trong các sản phẩm lấy ra. Tìm luật phân phối
xác suất của X và tính E(X), Var(X).

Câu 18. (0,50 điểm) Trọng lượng của một sản phẩm X (đơn vị: gam) do một máy tự động sản xuất ra với
X ~ N (100 , 2) . Sản phẩm được coi là đạt kĩ thuật nếu trọng lượng của nó đạt từ 98 đến 103.
a. Tính tỉ lệ sản phẩm đạt kĩ thuật của máy;
b. Phải cho máy sản xuất ít nhất bao nhiêu sản phẩm để xác suất có ít nhất một sản phẩm đạt kĩ thuật
lớn hơn 99%?
Câu 19. (0,50 điểm) Khi gieo con súc sắc 1 lần xác suất để xuất hiện mặt 1 chấm là 1/6.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 2 / 3


a. Gieo con súc sắc 250 lần. Tính xác suất để trong 250 lần gieo đó mặt 1 chấm xuất hiện từ 45 đến 49 lần.
b. Phải gieo con súc sắc ít nhất bao nhiêu lần để xác suất xuất hiện mặt 1 chấm ít nhất một lần lớn hơn
99%?
Câu 20. (0,50 điểm) Tỉ lệ thuốc hỏng ở lô A là 0,1; ở lô B là 0, 08 và ở lô C là 0,15. Giả sử mỗi lô có rất
nhiều chai thuốc.
a) Lấy 3 chai ở lô A. Tìm luật phân phối xác suất của số chai hỏng có trong 3 chai. Tính xác suất để có 2
chai hỏng; có ít nhất 1 chai hỏng. Phải lấy bao nhiêu chai (ở lô A) để xác suất có ít nhất một chai hỏng
không nhỏ hơn 94%?
b) Một cửa hàng nhận về 500 chai ở lô A, 300 chai ở lô B và 200 chai ở lô C rồi để lẫn lộn. Một người ñến
mua 1 chai về dùng. Tính xác suất để được chai tốt.

 Hết 

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Trang 3 / 3

You might also like