You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA MÔN: LÝ THUYẾT XÁC SUẤT VÀ THỐNG KÊ TOÁN

Thời gian làm bài: 18 giờ

Thay m là số thứ tự của sinh viên trong lớp vào các bài toán sau và giải:

Câu 1. Một hộp có (7+m) sản phẩm loại I, (3+m) sản phẩm loại II. Người bán hàng có hai
phương án bán hàng như sau:
Phương án 1: Khách hàng lấy ngẫu nhiên đồng thời 2 sản phẩm của hộp sản phẩm đó.
+ Nếu cả 2 sản phẩm đó đều là sản phẩm loại I thì khách hàng sẽ mua cả hộp sản
phẩm với giá 15 nghìn đồng/1 sản phẩm.
+ Nếu cả 2 sản phẩm đó đều là sản phẩm loại II thì khách hàng sẽ mua cả hộp sản
phẩm với giá 13 nghìn đồng/1 sản phẩm.
+ Nếu trong 2 sản phẩm đó có cả 2 loại sản phẩm thì khách hàng sẽ mua cả hộp sản
phẩm với giá 13,5 nghìn đồng/1 sản phẩm.
Phương án 2: Bán riêng lẻ từng sản phẩm, mỗi sản phẩm loại I được bán với giá 15 nghìn
đồng, mỗi sản phẩm loại II được bán với giá 13 nghìn đồng (Khách hàng mua hết cả 10
sản phẩm).
Hãy so sánh trung bình số tiền người bán hàng nhận được khi bán hàng theo phương án 1
với số tiền người bán hàng nhận được khi bán hàng theo phương án 2.
Câu 2. Có 3 kiện hàng, tỉ lệ sản phẩm đạt yêu cầu của mỗi kiện hàng lần lượt là (95-m)%,
(96-m)%, (97-m)%. Từ mỗi kiện hàng người ta lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm để kiểm tra.
Nếu sản phẩm được kiểm tra là sản phẩm đạt yêu cầu thì mua kiện hàng đó.
a) Tính xác suất để có ít nhất 1 kiện hàng được mua.
b) Tính xác suất để có đúng 2 kiện hàng được mua.
c) Nếu có đúng 2 kiện hàng được mua thì khả năng để kiện hàng thứ hai không được mua
là bao nhiêu?
d) Hỏi trung bình có bao nhiêu kiện hàng được mua?
Câu 3. Có hai máy cùng sản xuất một loại sản phẩm. Xác suất để sản phẩm do máy thứ
nhất và thứ hai sản xuất đạt yêu cầu lần lượt là 97% và 98%. Một lô sản phẩm gồm
(40+m)% sản phẩm do máy thứ nhất sản xuất và (60-m)% sản phẩm do máy thứ hai sản
xuất.
a) Lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm của lô sản phẩm đó. Tính xác suất để sản phẩm đó là sản
phẩm đạt yêu cầu.
b) Biết sản phẩm lấy ra không đạt yêu cầu. Tính khả năng sản phẩm đó do máy thứ hai sản
xuất.
c) Lấy ngẫu nhiên, lần lượt có hoàn lại 10 lần, mỗi lần lấy 1 sản phẩm từ lô sản phẩm đó.
Tính xác suất để trong 10 sản phẩm lấy ra có ít nhất 3 sản phẩm không đạt yêu cầu.
Câu 4. Trong điều kiện chăn nuôi bình thường, khối lượng một giống lợn nuôi lấy thịt khi
xuất chuồng là đại lượng ngẫu nhiên có phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn với khối lượng
trung bình là (85+m) kg và độ lệch tiêu chuẩn là 5 kg. Mỗi con lợn khi xuất chuồng sẽ được
phân loại thành lợn loại I, II, III theo khối lượng của nó và có tiền lãi tương ứng được cho
trong bảng số liệu như sau:
Khối lượng (kg) Tiền lãi (triệu đồng)
Lợn loại I  87  m 1,5
Lợn loại II Từ 80+m đến 87+m 0,8
Lợn loại III  80 +m 1, 2
a) Tính tiền lãi trung bình cho mỗi con lợn loại đó khi xuất chuồng.
b) Tính xác suất để trong 10 con lợn loại đó khi xuất chuồng có 3 con lợn có khối lượng
sai lệch so với khối lượng trung bình không quá 7 kg.
c) Hỏi trong 10000 con lợn loại đó khi xuất chuồng, khả năng cao nhất có bao nhiêu con
lợn loại III? Tính xác suất tương ứng.
Câu 5. Một công ty dự định mở một siêu thị tại khu dân cư H. Vì vậy, công ty đó đã điều
tra thu nhập của 200 người dân ở khu dân cư H và thu được số liệu như sau:
Thu nhập (triệu đồng/tháng) 5;7  7;9  9;11 11;13 13;15 
Số người 25+m 45 65-m 40 25
a) Với độ tin cậy 97% hãy ước lượng thu nhập trung bình của người dân ở khu dân cư H.
b) Với độ tin cậy 96%, hãy ước lượng tỷ lệ người dân có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng
trở lên ở khu dân cư H.
c) Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng độ đồng đều của thu nhập của người dân ở khu dân
cư H.
Câu 6. Lợi nhuận trong ngày của một cửa hàng bán sữa là đại lượng ngẫu nhiên có phân
phối xấp xỉ phân phối chuẩn. Điều tra lợi nhuận của cửa hàng đó trong (25+m) ngày thấy
lợi nhuận trung bình là 5,2 triệu đồng và độ lệch tiêu chuẩn mẫu là 0,4 triệu đồng.
a) Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng lợi nhuận trong ngày ở cửa hàng đó trung bình là
5 triệu đồng hay không?
b) Độ lệch tiêu chuẩn của lợi nhuận trong ngày ở cửa hàng đó được chủ cửa hàng nhận
định là 0,5 triệu đồng. Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng lợi nhuận trong ngày ở cửa
hàng đó ổn định hơn so với nhận định của chủ cửa hàng hay không?
Câu 7. Thời gian sử dụng (đơn vị tính: phút) của mỗi quả pin hãng A và B là các đại lượng
ngẫu nhiên có phân phối xấp xỉ phân phối chuẩn. Điều tra 121 quả pin của hãng A và 101
quả pin của hãng B ta được số liệu:

Hãng A Hãng B

Trung bình mẫu (1200 +m) phút (1180 +m) phút

Độ lệch tiêu chuẩn mẫu điều chỉnh (60 +m) phút (50 +m) phút

a) Với mức ý nghĩa 3%, có thể cho rằng thời gian sử dụng trung bình của pin hãng A cao
hơn thời gian sử dụng trung bình của pin hãng B hay không?
b) Với mức ý nghĩa 5%, có thể cho rằng thời gian sử dụng của pin hãng B biến động nhiều
hơn thời gian sử dụng của pin hãng A hay không?
--------------------Hết--------------------
Chú ý: Yêu cầu bài làm phải trình bày và kí hiệu theo giáo trình của Học viện Tài chính.

You might also like